Chương Bốn: Thiền Phái Thảo Đường

29/05/20214:43 SA(Xem: 1627)
Chương Bốn: Thiền Phái Thảo Đường
Như Hùng
TƯ TƯỞNG THIỀN TÔNG VIỆT NAM
Văn Học Phật Việt 2020 | Thư Viện Hoa Sen 2021

Chương Bốn

 THIỀN PHÁI THẢO ĐƯỜNG

 

Sự có mặt của Thiền sư Thảo Đường (997 - ?) ở Việt Nam bắt nguồn từ cuộc chinh phạt Chiêm Thành của vua Lý Thánh Tông vào năm 1069 (Kỷ Dậu). Trong số những tù nhân Chiêm Thành bị bắtThiền sư Thảo Đường người Trung Hoa. Lúc đó không ai biết Ngài là một vị thiền sư, cho đến khi về triều vua ban cho bá quan để làm nô bộc, điều may mắn Sư được ban cho vị Tăng lục, một chức quan trông coi về Tăng sự. Một hôm nhân lúc vị Tăng lục đi vắng, Ngài lật xem những ngữ lục thiền chép tay để ở trên bàn, thấy có vài chỗ sai lầm ngài tự ý sửa chữa. Khi vị Tăng lục trở về khám phá ra, quá đỗi ngạc nhiên bèn dò hỏi mới biết ngài là thiền sư. Vị Tăng lục mới đem tự sự trình bày lên vua, vua cho mời Ngài đến hỏi mới biết thiền sư từ Trung Hoa sang truyền đạo ở Chiêm Thành bị bắt. Sau đó, vua đem kinh luậnthiền học ra hỏi, ngài đối đáp rõ ràng lanh lẹ chính xác, vua đem lòng khâm phục phong làm Quốc Sư, mời ngài trụ trì chùa Khai Quốc trong kinh thành Thăng Long. Từ đó một thiền phái được thành lập và mang tên Thảo Đường, đây là thiền phái thứ ba có mặt tại Việt Nam. Thiền phái này có những nét mới lạ, đồ chúng đến tham học đông đảo truyền xuống được sáu đời.

1. Sáu Đời Truyền Pháp của Thiền Phái Thảo Đường

 

Thế hệ thứ 1: Thảo Đường (997- ?)

Thế hệ thứ 2: Lý Thánh Tông (1054-1072), Bát Nhã, Ngô Xá

Thế hệ thứ 3: Ngô Ích, Thiệu Minh, Không Lộ, Định Giác

Thế hệ thứ 4: Đỗ Vũ, Pham Am, Lý Anh Tông (1136-1175), Đỗ Đô

Thế hệ thứ 5: Trương Tam Lang, Chân Huyền, Đỗ Thường

Thế hệ thứ 6: Hải Tịnh, Lý Cao Tông (1176-1210), Nguyễn Thức, Quảng Phạm, Phụng Ngữ.

 

Trong Thiền Uyển Tập Anh ghi “Thiền Sư Thảo Đường thuộc truyền thống thiền của ngài Tuyết Đậu Minh Giác ở Trung Hoa” Thiền sư Tuyết Đậu thuộc hệ thống truyền thừa của thiền phái Vân Môn và là người phục hưng môn phái này, ngài từng được vua Tống ban hiệu Minh Giác Đại Sư. Ngài rút tỉa những tinh yếu trong bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục làm ra một trăm bài tụng. Sau này Viên Ngộ Thiền sư thêm vào sách này tạo thành Bích Nham Lục, một trong những tác phẩm quan trọng trong thiền môn. Sau khi thiền sư mất các đệ tử thâu góp lại làm thành các tác phẩm như: Đông Đình Ngữ Lục, Tuyết Đậu Khai Đường Lục, Bóc Truyện Tập, Tô Anh Tập, Tụng Cô Tập, Niệm Hương TậpTuyết Đậu Hậu Lục.

Đặc điểm của phái Tuyết Đậu là dung hợp giữa Phật GiáoNho Giáo. Thiền sư Vân Môn (? - 949) và Tuyết Đậu đều là những thiền sư bác học, có khuynh hướng văn học thi ca, chú trọng đến việc khai dẫn thiền trong giới trí thức. Nhờ ảnh hưởng của chủ trương nầy, khi hành đạoViệt Nam Thiền sư Thảo Đường cũng đã áp dụngthực hành như thế. Thiền sư sử dụng đến bộ Tuyết Đậu Ngữ Lục, và cũng có thể Thiền sư Thảo Đường dự phần biên tập một trong những bộ ngữ lục đó.

2. Khuynh Hướng Thiền Học Của Phái Thảo Đường

 

Điều khó khăn nhất khi đề cập đến thiền phái này, hầu như chúng ta không có tư liệu để truy cứu. Tác phẩm duy nhất là sách Thiền Uyển Tập Anh cũng không đề cập nhiều đến thiền phái này, mặc dầu có ghi chép phần tiểu sử nhưng lại không ghi thêm điều gì khác. Dù vậy, điều chắc chắn là sức ảnh hưởng của thiền phái này, đã gây tác động không nhỏ đến những thiền sư ở thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và những thiền phái về sau này. Tư liệu quan yếu là bộ Tuyết Đậu Ngữ Lục đã được trọng vọng trong cả hai thiền phái. Lẽ ra khuynh hướng tư tưởng, học thuật, của phái Thảo Đường để lại rất dồi dào mới phải, bởi lẽ ngay từ đầu thiền phái này chủ trương thiên trọng về văn học, thi ca, gây được phong trào nghiên cứu rộng lớn trong giới trí thức. Có thể nói đây là tầng lớp có đầy đủ điều kiện để nhận định, truyền bá, ghi chép và viết lên khuynh hướng tư tưởng lúc bấy giờ, nhưng rất tiếc thiếu vắng một cách khó hiểu không có lời giải đáp.

 

Về phương diện truyền bá thiền phái Thảo Đường vẫn gây sự ảnh hưởng liên tục trong xã hội mà ta thấy rất thiết thực, dù sự thiên trọng ấy không cắm được gốc rễ lâu dài trong quảng đại quần chúng. Về phía quần chúng, ta thấy có hai thiền phái đã đi vào kho tàng văn học nhân gian, đó là thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu ChiVô Ngôn Thông. Dĩ nhiên ở hai thiền phái này không có nghĩa thiếu vắng sự ủng hộ của tầng lớp trí thức, bởi vì sự có mặt của những dòng thiền ở Việt Nam, là một sinh khí hấp dẫn tươi mát trong việc tìm tới đỉnh cao của trí tuệ giác ngộ. Dù tầng lớp này rất khó tiếp nhận, vì họ vốn gắn liền với những kiến thức, sở tri thức, tìm gặp trong kinh viện sách vở. Vì thế khi nào chưa rời bỏ chuyển hóa sở tri chướng, chưa cởi tung vứt bỏ ngăn ngại, chưa xuyên suốt quá trình tư duy chiêm nghiệm. Chắc chắn sẽ không bắt gặp được ý nghĩa vi diệu của thiền, chỉ làm kẻ đứng bên ngoài để ngắm nhìn vào bên trong. Hơn nữa thiền còn chủ trương “bất lập văn tự” nhằm gạt phăng lật nhào những thành trì đảo điên do tri thức xúi giục. Dấu hỏi lớn được đặt ra ở đây, bằng vào điều gì tư lương gì thiền phái Thảo Đường gây được sự ảnh hưởng sâu đậm trong tầng lớp trí thức? Điều hẳn nhiên, Thiền sư Thảo Đường đã nhiều lần giảng Tuyết Đậu Ngữ Lục tại chùa Khai Quốc.

 

Tuyết Đậu (? - 1052) là bậc thầy lớn của dòng thiền Vân Môn, thiền sư nổi danh nhờ tài năng văn hóa, lúc bài kinh tụng về 100 tắc rút tuyển từ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ra mắt, Sư được hầu hết giới văn học đương thời tán thưởng ngưỡng mộ.

Sau này Thiền sư Viên Ngộ (1068 - 1135) đáp ứng thỉnh cầu của đệ tử, Sư dùng tác phẩm của Tuyết Đậu làm khóa bản giảng thiền, sau đó những đệ tử của Ngài thu góp lại những ngữ cú, thi ca, kệ tụng … làm thành các tác phẩm.

Sự kết cấu hình thành của Bích Nham Lục đại lược như sau:

* Mỗi tắc mở đầu bằng lời dẫn của Thiền sư Viên Ngộ (Thùy thi)

* Tiếp đó nêu lên tắc xen kẽ những câu trình chú (cũ)

* Đến phần bình xướng về tắc.

* Tiếp theo là bình tụng của ngài Tuyết Đậu, xen kẽ những nhận định của Viên Ngộ Thiền sư.

* Cuối cùng những bình giải về bài tụng.

Dưới đây là một vài tắc tiêu biểu, để độc giả có dịp làm quen với văn học và ngữ khí của thiền.

 

Tắc Thứ 55 Đạo NgôTiệm Nguyên Điếu Tang

A, Lời Dẫn:

(Đối với thiền sư đã triệt ngộ). Toàn chân được giấu kín trong lòng, mà lại đương trường ấn chứng, lội ngang dòng nhưng vẫn xoay chuyển vật và nhìn thẳng vào bản tính như như của vạn hữu. Như ở giữa đá xẹt chớp nhoáng, ngài chặt đứt ngay những điều lếu láo. Cởi đầu cọp mà lại nắm lấy đuôi cọp. Sừng sững như vách cao nghìn trượng. Hãy thử xem ngài khai thi đạo lý cho kẻ khác bằng đường lối nào đây. Đây thử xem.

B, Trình Bày Tắc:

Đạo NgộTiệm Nguyên đến một nhà nọ điếu tang. Tiệm Nguyên vỗ vào hòm nói:

- Sống ư, chết ư? (Nói gì thế? Tốt lắm chẳng tỉnh táo. Gã này còn lò mò giữa hai đàng)

- Đạo Ngô bảo:

- Sống ư? Ta không nói. Chết ư? Ta không nói? (Rồng gầm thì sương mù dậy. Cọp gừ thì gió trổi lên. Nón đội vừa đầu. Lòng bà nội thiết tha thay)

Tiệm Nguyên:

- Tại sao không nói. (Nước đò đổ lên đầu. Mũi tên trước còn nhẹ. Mũi tên sau mới sâu)

Cả hai trên đường về. (rất tỉnh táo nhé)

Tiệm Nguyên nói:

- Bẩm Hòa Thượng nói cho con nghe đi! Nếu Hòa Thượng không nói, con quật ngã Hòa Thượng liền (có thể chứ! Ít gặp được kẻ khôn ngoan. Đa số là bọn ngu ngơ. Bọn này vào địa ngục lẹ như mũi tên)

Đạo Ngô:

- Quật thì cứ việc quật, còn nói thì không nói đa! (việc hệ trọng phải lập lại. Bị cướp mà không hay. Cái lão này bết bùn cùng mình. Sơ tâm vẫn không sửa)

Tiệm Nguyên bèn đánh cho (Hay lắm, đánh đi! Nhưng hãy nói đánh mà làm gì? Té ra có kẻ bị ăn đòn vô cớ)

Về sau khi Đạo Ngô đã tịch, Tiệm Nguyên đến với Thạch Sương và đem chuyện trước kia kể lại. (Biết mà cố phạm chẳng phải biết hay không phải. Nếu phải thì thiệt là quá kỳ)

Thạch Sương:

- Sống ư? Ta không nói. Chết ư? Ta không nói. (Mới mẻ quá chừng. Thứ cơm nước hằng bữa này mà lại có kẻ dùng).

Tiệm Nguyên:

- Tại sao không nói? (Lời tuy một mà ý lại hai. Thử hỏi giống hay khác câu hỏi trước kia?)

Thạch Sương:

- Không nói là không nói. (Trời đất! Sóng Tào Khê cũng như vậy. Biết bao kẻ phàm ngu bị chết đuối trên cạn).

Do lời này mà Tiệm Nguyên tỉnh ngộ. (Cái gã mù! Đừng mà mắt sơn tăng này nha!)

Một hôm Tiệm Nguyên vác xẻng vào pháp đường, đi qua đi lại. (Đó là gã sống lại trong cái chết. Tốt! Nhờ tiên sư mớm hỏi cho. Đừng hỏi ai hết. Hãy xem gã bén lẽn)

Thạch Sương hỏi:

- Làm gì vậy! (Nhắm mắt bước càng theo chân người)

Tiệm Nguyên:

- Tìm linh cốt tiên sư. (Trễ rồi, treo gói thuốc sau xe tang. Hối hận ban đầu không cẩn thận. Nhà ngươi bảo sao?)

Thạch Sương:

- Sóng sông nhấp nhô, sóng biển ồ ạt. Tìm linh cốt nào của tiên sư? (Cái này nên để cho ông thầy khác mới được. Thành bè thành bọn mà làm gì?)

Đây là lời của Tuyết Đậu:

Trời ơi! Trời ơi! (Trễ rồi. Giặc đã bỏ chạy rồi mới giương cung. Thiệt đáng chôn chung một chỗ).

Tiệm Nguyên nói:

- Chính là lúc ra sức. (Nói thử xem rồi ra sao? Tiên sư đã từng nói với nhà ngươi những gì? Thuỷ chung, gã này không làm sao dứt mình ra khỏi).

Đây là lời của Thái Nguyên Phù:

- Linh cốt của tiên sư còn đó. (Đại chúng có thấy không? Y như lằn chớp. Đây là đôi dép rách vẫn cứu lầm).

C, Bình Xướng:

“Đạo Ngô một hôm đến một nhà nọ điếu tang. Tiệm Nguyên vỗ vào hòm và nói: “Sống ư? Chết ư?” và Đạo Ngô bảo: “Sống ư? Ta không nói. Chết ư? Ta không nói.” Nếu được thẳng ngay vào những câu này thì sẽ tìm ra manh mối. Chính đây chứ không đâu khác là chìa khóa mở ra ngục tù của sinh tử. Nếu chưa được như vậy, hãy cứ tìm cách thoát ra bất cứ lúc nào. Hãy xem cổ nhân hăng hái biết bao! Dù đi đứng hay nằm ngồi, luôn luôn các ngài chuyên tâm vào đây. Ngay khi vừa đến tang gia. Tiệm Nguyên không chút chần chờ vỗ vào hòm mà hỏi Đạo Ngô: “Sống ư? Chết ư?” Đạo Ngô lập tức trả lời: “Sống ư? Ta không nói. Chết ư? Ta không nói” tức thì Tiệm Nguyên trợt ngay trên ngôn ngữ văn tự nên mới hỏi thêm: “Tại sao không nói?” Đạo Ngô trả lời rằng: “Không nói là không nói” Tấm lòng của ngài tha thiết là bao! Nhầm lẫn này nối theo nhầm lẫn khác.

Tiệm Nguyên chưa tỉnh táo. Trên đường trở về lại hỏi nữa: “Bẩm Hòa Thượng, nói cho con nghe đi! Nếu Hòa Thượng không nói con quật ngã Hòa Thượng liền. Gã này chẳng biết lành dữ gì hết. Cớ sự này chính là lòng tốt không được đền bù, nhưng Đạo Ngô vẫn đầy lòng tha thiết như bà nội đáp rằng: “Quật thì cứ quật, còn nói thì không nói”

Rồi thì Tiệm Nguyên đánh. Dù có việc chẳng may như vậy, Tiệm Nguyên cũng đã chiếm được một nước. Từ tâm để Đạo Ngô làm mọi điều khai ngộ cho đệ tử của mình. Nhưng quả tình đệ tử không nắm ngay ý nghĩa vào lúc đó. Nhưng khi bị đệ tử đánh như vậy, Đạo Ngô bảo: “Tốt hơn con hãy rời khỏi chùa trong một thời gian. Nếu thầy thư tòa của chúng ta hay được việc này thì sẽ làm khó dễ cho con”

Tiệm Nguyên bèn lặng lẽ bỏ đi. Tấm lòng của Đạo Ngô tha thiết làm sao! Về sau, Tiệm Nguyên đến tại một ngôi chùa nhỏ, tình cờ nghe một tục gia đệ tử tụng kinh Phổ Môn đến câu: “Ưng dĩ tỳ kheo thân đắc độ giả, tức hiện tỳ kheo thân nhi vị thuyết pháp” Nghe thế Tiệm Nguyên hốt nhiên đại ngộ và tự nhủ: “Quả ta đã lầm. Lúc ấy ta chẳng hiểu tiên sư làm gì hết. Sự tỉnh này thiết chẳng ở nơi lời”. Cổ nhân có nói: “Dù cho kẻ trí phi thường cũng còn sẩy chân vì lời nói” Có kẻ mong đem lý sựgiãi bày lời nói của Đạo Ngô, bảo rằng khi ngài không chịu nói rõ sự vụ, mà kỳ thực ngài có nói, và rằng thái độ như thế là một bước nhảy lùi khiến cho người ta không biết đâu mà mò. Nếu lời giải bày này đúng, ta sẽ bảo rằng: Làm sao chúng ta có thể luôn luôn thưởng thức được sự thanh bình của tâm trí? Chỉ khi nào chúng ta đặt chân lên đất thật, mới biết đạo lý không mảy may cách biệt.

Hãy xem này, khi bảy vị hiền nữ dạo chơi trong rừng thây chết, một nàng chỉ một xác chết và hỏi: “Xác chết nằm đây, còn người thì đâu” Nàng lớn nhất bảo: “Cái gì? Cái gì?” Rồi thì cả bọn thảy đều chứng được vô sinh pháp nhẫn: Chứng ngộ sự thật rằng vẫn hữu nguyên lai không sinh. Ngày nay trong chúng ta, được bao nhiêu người đến chỗ đó? Có lẽ trong trăm nghìn chỉ được một.

Về sau, Tiệm Nguyên đến với Thạch Sươngthỉnh cầu ngài soi sáng cho sự tình đã được kể trên đây. Nhưng Thạch Sương cũng láp lại Đạo Ngô, nói: “Sống ư? Ta không nói. Chết ư? Ta không nói” Khi Tiệm Nguyên nói: “Tại sao không nói?” Thạch Sương lập lại: “Không nói là không nói” Nhờ thế, tâm trí của Tiệm Nguyên bừng tỉnh.

Một hôm, Tiệm Nguyên vác xẻng bước vào pháp đường, đi qua đi lại. Bản ý là để giải bày sở kiến với thầy. Quả nhiên Thạch Sương hỏi: “Làm gì vậy?” Tiệm Nguyên nói: “Tìm linh cốt của tiên sư” Thạch Sương bèn muốn làm cho Tiệm Nguyên hỏng chân nên nói: “Sóng sông nhấp nhô, sóng biển ồ ạt. Linh cốt nào của tiên sư mà tìm ở đây?”

Tiệm Nguyên đã bày tỏ là muốn tìm linh cốt của tiên sư sao Thạch Sương lại nói thế? Nếu các người hiểu ra những ẩn tàng trong câu “Sống ư? Ta không nói. Chết ư? Ta không nói”. Các người sẽ hiểu rằng từ thủy chí chung Thạch Sương đã mở hết cõi lòng ra cho các người xem tỏ. Nhưng ngay khi các người bắt đầu lý sự, so đo và nghiền ngẫm, chẳng bao lâu thấy được sự tình.

Tiệm Nguyên đáp: “Chính là lúc ra sức” So với lúc chưa thâm nhập, thái độ của Tiệm Nguyên khác là biết bao. Xương sọ của Đạo Ngô sáng trưng như vàng ròng, khi gõ vào nó ngân lên như chuông đồng. Tuyết Đậu nhận xét: “Trời ơi! Trời ơi!” nhận xét này có hai ý: còn câu nói của Thái Nguyên: “linh cốt của tiên sư còn đó” Tự nhiên trúng đích và thỏa đáng.

Tóm thâu toàn thể cơ sự lại và phóng ra trước mắt các ngươi, bây giờ hãy nói cho ta hay điểm ách yếu của câu chuyện này nằm ở đâu? Và các ngươi phải ra sức tại điểm nào? Các ngươi há không biết rằng “một chỗ qua lọt thì muôn vạn chỗ nhất thời cũng qua lọt” Nếu các ngươi qua lọt chỗ Đạo Ngô nói: “Không nói là không nói” Các ngươi có thể khớp mở cả thiên hạ. Nếu không qua lọt, hãy rút lui vào tịnh thất và tận lực để tỏ ngộ đạo lý của thiền, đừng để cho ngày giờ luống những trôi qua”.

 

D, Bình Tụng Của Tuyết Đậu:

“Thố mã hữu giáp

Ngưu dương vô giác

Tuyệt hào tuyệt ly

Như sơn như nhạc

Huỳnh kim linh cốt kim do tại

Bạch lãng thao thiên hà xứ tước

Vô sức trước

Chích lý tây quy tằng thất ước

Thỏ, ngựa có sừng (cắt đứt ra, thiệt là lạ lùng, thiệt là mới mẻ)

Trâu, dê không sừng (cắt ra, thành hình thù gì? Mà mắt ai thì được, ta thì đừng hòng)

Không chút mảy may (Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn. Các người mò ở đâu?)

Bằng núi bằng non (ở chỗ nào? Đất bằng sóng dậy. Hãy vuốt mạnh cái mũi của ngươi đi)

Linh cốt vàng ròng này còn đây (cắt lưỡi, chặn họng. Để sang một bên, chỉ e không ai hiểu y)

Sóng biển ồ ạt, thôi hết đường (bỏ qua một chút, chân bước trật rồi. Mắt tai để không vô)

Thôi hết đường (quả nhiên lại chuyện đó. Quả nhiên chìm lĩm trong hố sâu)

Lê dép về Tây, bắc đấu luôn (cha ông làm không xong, để lụy đến con cháu. Khi đánh, phải nói: Tại sao lại ở đây)”.

E, Bình Giải Bài Tụng:

Đây là bài bình tụng của Tuyết Đậu, cho thấy ngài thấu suốt tắc này ra sao. Vốn là dòng Vân Môn, phàm trong một câu, ngài đặt búa rìu cả ba câu. Nhằm vào chỗ khó nói mà nói toạc ra. Nhắm vào chỗ khó khơi mở ra. Bài tụng đi ngay vào chỗ khẩn yếu. Tụng rằng:

“Thỏ ngựa có sừng

Dê trâu không sừng”

Thử hỏi, Thỏ và ngựa làm sao có sừng, mà trâu và dê lại không sừng? Nếu các người thấu triệt công án nêu trên, mới biết Tuyết Đậu vì sự ích lợi của kẻ khác ở chỗ nào. Có kẻ nhầm lẫn mà cho rằng, không nói tức là nói, không nói tức là lời. Như thỏ và ngựa vốn không sừng mà nói có sừng, trâu dê có sừng lại bảo không sừng.

Hiểu cớ sự như thế, chẳng ăn nhập gì đến đây. Há không biết rằng, cổ nhân thiên biến vạn hóa, hiện ra thần không như vậy, cốt là vì các ngươi để các ngươi phá tan hang tối của ma quái. Nếu các ngươi qua được đây, chả có gì đáng giá cả.

Thỏ ngựa có sừng

Trâu dê không sừng

Không chút mảy may

(Nhưng) Bằng núi bằng non.

Bốn câu này như một ma ni bửu châu mà Tuyết Đậu ném hết ra trước mắt các ngươi. Nhưng câu chót cứ theo khoản mà kết án:

Linh cốt vàng ròng nay còn đây

Sóng bể ồ ạt, thôi hết đường

Chỗ này nói tới những lời của Thạch Sương và Thái Nguyên Phù. Nhưng tại sao lại nói:

Thôi hết đường

Lê dép về Tây bắt đầu luôn

Như con Linh quy xóa dấu đi. Và đây là chỗ Tuyết Đậu xoay mình vì kẻ khác. Cổ nhân nói: “Hãy xét câu sống, đừng xét câu chết” Nếu dấu vết đã mất, tại sao cả một bọn người tranh nhau giành lấy”?

 

Qua những dẫn chứng từ Bích Nham Lục ta có thể thấy rõ phần nào khuynh hướng thiền học của phái Thảo Đường. Hầu như trong tất cả những vấn đáp thâm thúy đó, còn có sự bùng vỡ triệt tiêu chặn đứng mọi nguồn cơn. Một sự chứng ngôn xuất trần mở bung hiển hiện đánh sập thành trì tri thức, dập tắt mọi toan tính, một thứ công án cao thâm diệu vợi giác ngộ cao tột, vượt ra ngoài mọi phạm trù sai biệt, xóa nhòa chặng đường dấu vết, đẩy bung vòng suy luận lẩn quẩn của trí thức bay bỗng ra ngoài càn khôn, mất dấu bặt ngôn không nơi trụ bám. Nếu có suy luận thì lập tức khước từ suy luận để rồi vươn lên tóm lấy cái vi diệu thâm sâu chôn dấu trong từng đường tơ kẽ tóc, mà chặng đường tìm kiếm trước đó không thể vén mở được.

 

Tri thức vốn là cửa ngõ lao xao năng động, biến đổi sanh diệt không ngừng, đổi thay trong từng sát na biến hiện. tuỳ vào sự dịch chuyển của giai tầng tâm thức. Vì vậy một khi y cứ bám vào ý thức thì sẽ tạo nên những quan niệm, sai biệt, lầm chấp cố hữu. Những bắt gặp từ đó dù đứng từ góc độ nào, không khéo đều là những huyễn luận phù phiếm, xô đẩy ta rơi vào lỗ hổng bế tắc mà cả kiếp dài trôi qua, vẫn chưa nhận chân ra được đâu là mặt mũi thật sự, đâu là căn nguyên của vòng trói buộc. Nó khống chế liên tục, gieo rắt ảo tưởng bất an đẩy ta rơi vào mê lộ, nhốt ta trong những tư duy tháp ngà, khiến ta chết ngộp trong từng phút giây, chạy loanh quanh với huyễn mộng ba đào. Khi nào ta còn rong ruổi truy tìm hướng vọng cái gì điều gì không do suy tư thẩm tra, quán chiếu mang lại, những gì tựu nên ngay từ tiền đề ngầm chứa thuộc tính của đối tượng nhận thức, thì nó lại đẩy ta rơi vào vực sâu muôn trượng không lối thoát.

 

Vì thế, khi thiền phái này nghiêng vào tầng lớp trí thứctìm ra một lối thoát, bằng cuộc lên đường dùng trí thức để phá vỡ trí thức xuyên qua cửa ngõ đột biến trong thiền, vựt dây năng lực linh hiện nơi tâm thức bằng chính sự tư duy thẩm định do tri thức thấu hiểu mang lại. Cũng có thể đây là sự mâu thuẫnphi lý, nhưng tất cả những mâu thuẫn có khi lại mang kết quả bất ngờ, ít ra tháo gỡ những mắt xích vốn cột chặt ta trong đó. Nghĩa là dùng mâu thuẫn để phá vỡ mâu thuẫn và đạt sự mâu thuẫn trong sự cùng cực nhất cô liêu nhất. Một khi cửa ngõ kinh viện tri thức đổ sập cuốn hút biến mất, thì đâu đó sự trở về vắng lặng tròn đầy vượt thoát của yếu tính tánh giác tuyệt đối bật dậy tự nó bùng lên sáng soi cuộc lữ. Trong sự chừng mực, nếu đã là mâu thuẫn thì hẳn nhiên thiền nhắm đến việc tháo gỡ những hệ lụy bế tắc đàng sau tất cả những trói buộc, triền phược nghi ngờ lầm chấp. Nếu một con người không đại nghi, không cùng quẫn trong mâu thuẫn, kẻ ấy sẽ chẳng bao giờ phá tung được lưới nghi, nếu không chọc thủng được thành trì biên kiến ngăn ngại, thì sẽ không có cơ may thẩm định mọi giá trị hiện hữu. Chỗ cùng tột của đại nghiđại ngộ, ngộ cái nghi cái thực tại đang là, sự đánh động và dội mạnh vào tâm thức chất liệu cao thâm của tỉnh giác. Một khi chân trời này mở tung bùng vỡ ra tất cả sẽ trở nên thuần khiết lắng đọng, linh hiện phủ vây. Những biến đổi hoang tàn, màn đêm tối tăm bao phủ, bỗng chốc sáng rực càn khôn, quét sạch chướng ngại trì trệ ứ đọng, rộng mở thênh thang.

Thiền phái Thảo Đường còn chủ trương dung hợp Nho Giáo trong việc chuyển hóa và hướng dẫn quần chúng xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp. Sự ảnh hưởng đó về sau ta còn bắt gặp điển hình qua con người của Hương Hải thiền sư.

Lên tận nguồn Nho trông bát ngát

Vào sâu biển Pháp thấy mênh mông

(Nho nguyên đảng đảng đăng di khoát

Pháp hải trùng trùng nhập chuyển tâm).

 

Đạo Phật luôn yêu chuộng hòa bình nối kết tình yêu thương, đem tinh thần từ bi trí tuệ ban trãi, dung hòa mọi sinh hoạt tín ngưỡng nhân gian, tạo nên sự cảm thông hiểu biết mở ra hướng đi cao đẹp, mang lại những giá trị thiết thực cho con ngườixã hội. Chính sự dung hợp đầy ý nghĩa này đã tạo nên những thời đại Lý Trần, được mệnh xưng là thời vàng son của lịch sử Việt Nam. Không những ở Việt Nam mà ngay tại Trung Hoa khuynh hướng tổng hợp của thiền Vân Môn cũng đã thống trị tư tưởng Trung Hoa trong buổi đầu, trong việc kết hợp Nho Lão Phật còn gọi là Tam Giáo Đồng Nguyên. Vì thế Đạo Phật Việt đồng hành trong tất cả mọi sinh hoạt của xã hội, mang lý tưởng an lạc giải thoát đến với tất cả mọi con người, không hề có sự phân chia ngăn cách.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.