Bilingual. 248. Mrs. Nhu: Mr. Diem wants to reconcile with Buddhism because he wants the circle to have corners / Bà Nhu: Ông Diệm muốn hòa giải với Phật giáo là muốn vòng tròn có góc

19/08/20233:08 SA(Xem: 1067)
Bilingual. 248. Mrs. Nhu: Mr. Diem wants to reconcile with Buddhism because he wants the circle to have corners / Bà Nhu: Ông Diệm muốn hòa giải với Phật giáo là muốn vòng tròn có góc

 

 blankBilingual.
248. MRS. NHU: MR. DIEM WANTS TO RECONCILE WITH BUDDHISM
BECAUSE HE WANTS THE CIRCLE TO HAVE CORNERS /
BÀ NHU: ÔNG DIỆM MUỐN HÒA GIẢI VỚI PHẬT GIÁO
LÀ MUỐN VÒNG TRÒN CÓ GÓC

 

the Department of State 2248. Telegram From the Department of State to the Embassy in Vietnam 1

 

Washington, August 8, 1963, 8 p.m.

178. Just as report your interview with Ngo Dinh Nhu (Embtel 189)2 reassured us somewhat, Halberstam story carrying Mme Nhu’s latest outburst appeared this morning NY Times (see septel).3

You are accordingly to seek new interview with Diem and tell him again that while we recognize Mme Nhu is private citizen rather than GVN official it clear we cannot ignore such destructive and insulting statements by person so clearly identified with him. Diem cannot overlook effect this has of undercutting his authority and creating image abroad that he being led around by apron strings.

Contradictory statements on Buddhist policy by President and Mme Nhu leave us, and Vietnamese people as well, in dark as to actual policy GVN pursuing. Seems essential to us that GVN at this time and without any equivocation publicly reaffirm conciliatory posture on Buddhist issue. This will require at lease implied repudiation Mme Nhu’s remarks.

Tell Diem that since he has assured us he following policy of conciliation and since Nhu has reiterated his support this policy to you as late as August 7, USG now regards it as absolutely required that Nhu make public statement confirming he in fact supports this policy.

Public statement Nhu and further conciliatory statements by Diem would go some ways toward assuaging doubts in USG. Tell Diem frankly, however, that at this crucial juncture most convincing action vis-a-vis both Vietnamese and US opinion would be to remove Mme Nhu from scene. We have in mind action similar to that taken in early years Diem regime when she sent to Hong Kong convent.

You could note that in Halberstam’s story Mme Nhu claims Diem has no following his own right, and that he must depend on her and his brothers for popular support.4 In Time magazine cover story,5 Mme quoted as stating “scornfully,” connection Diem’s policy of conciliation: “President too often wants what French call ‘a circle with corners’. He would like to conciliate as the Americans desire, smooth, no bloodshed, everyone shaking hands.”

Ball

 

NOTES:

(1) Source: Department of State, Central Files, POL 15-1 S VIET Secret. Drafted by Heavner and Kattenburg, cleared in substance by Harriman and in draft by Forrestal, and approved by Hilsman. Repeated to CINCPAC for POLAD.

(2) Document 247.

(3) Reference is to telegram 175 to Saigon, August 8, in which the Department sent the Embassy summaries of two related front-page stories on Vietnam in The New York Times, August 8. The first was by David Halberstam in Saigon, entitled “Mrs. Nhu Denounces U.S. for ‘Blackmail’ in Vietnam”; the second was by Tad Szulc in Washington and reported on growing concern in the Kennedy administration that the Diem government would not survive unless it became more willing to compromise on Buddhist demands. (Department of State, Central Files, POL S VIET-US)

(4) In telegram 180 to Saigon, August 9, the Department of State informed the Embassy that The New York Times and The Washington Post of August 9 both contained editorials critical of Madame Nhu. The Department provided extracts and noted that they might also be useful to Nolting in his upcoming discussion with Diem. (Ibid.)

(5) Time, August 9, 1963, pp. 21-25.

 

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d248

 

.... o ....

 

248. CÔNG ĐIỆN CỦA BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ
GỬI ĐẠI SỨ QUÁN HOA KỲ TẠI VN (1)

 

Washington, ngày 8 tháng 8 năm 1963, lúc 8 giờ tối.

178. Như đã báo cáo cuộc phỏng vấn của ông với Ngô Đình Nhu (Embtel 189: xem công điện) (2) đã trấn an chúng tôi phần nào, bản tin của phóng viên Halberstam mang theo sự bùng nổ mới nhất về bà Nhu đã xuất hiện sáng nay trên báo NY Times (xem công điện rời).(3)

Theo đó, ông (Đại sứ Nolting) nên xin cuộc phỏng vấn mới với Tổng thống Ngô Đình Diệm và nói với ông Diệm một lần nữa rằng trong khi chúng ta [Hoa Kỳ] công nhận Bà Nhu là công dân tư nhân chứ không phải là quan chức Chính phủ Việt Nam, rõ ràng chúng ta không thể bỏ qua những tuyên bố mang tính phá hoạixúc phạm như vậy của người đã được xác định rõ ràngđồng hóa với quyền lực ông Diệm. Ông Diệm không thể bỏ qua tác động của việc này làm suy giảm quyền lực của ông Diệm và tạo ra hình ảnh ở nước ngoài rằng ông Diệm bị môt dây tạp dề đàn bá dắt đi khắp nơi.

Những tuyên bố mâu thuẫn về chính sách Phật giáo của Tổng thống và bà Nhu khiến chúng ta cũng như người dân Việt Nam mù mịt về chính sách thực tế mà Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi. Đối với chúng tôi (Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ), dường như điều cần thiết là Chính phủ Việt Nam vào lúc này và không có bất kỳ sự mập mờ nào cần phải công khai tái khẳng định quan điểm hòa giải về vấn đề Phật giáo. Điều này sẽ ngụ ý ít nhất là phải bác bỏ những tuyên bố của bà Nhu.

Ông (Đại sứ Nolting) hãy nói với ông Diệm rằng vì ông Diệm đã đảm bảo với chúng ta rằng ông Diệm đi theo chính sách hòa giải và vì ông Nhu đã nhắc lại sự ủng hộ của ông Nhu với chính sách này với ông (Nolting) vào cuối ngày 7 tháng 8, chính phủ Mỹ hiện coi việc ông Nhu đưa ra tuyên bố công khai xác nhận rằng ông Nhu thực sự ủng hộ chính sách hòa giải [với Phật giáo] là điều hoàn toàn cần thiết.

Tuyên bố công khai của Nhu và những tuyên bố mang tính hòa giải hơn nữa của ông Diệm sẽ phần nào hướng tới việc xoa dịu những nghi ngờ trong chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hãy thẳng thắn nói với ông Diệm rằng vào thời điểm quan trọng này, hành động thuyết phục nhất đối với cả dư luận Việt Nam và Hoa Kỳ là loại bỏ Bà Nhu ra khỏi hiện trường [chính trị]. Chúng tôi nhớ tới hành động tương tự như hành động đã thực hiện trong những năm đầu của chế độ Diệm khi gửi bà Nhu vào một tu viện Hồng Kông.

Ông (Nolting) có thể ghi nhận rằng trong bài báo của Halberstam, bà Nhu tuyên bố rằng ông Diệm không có quyền riêng của mình, và rằng ông Diệm phải phụ thuộc vào bà và các em trai của ông để có được sự ủng hộ của quần chúng. (4) Trong bài viết chính của tạp chí Time (5), bà Nhu được trích dẫn lời tuyên bố một cách “khinh bỉ,” liên quan đến chính sách hòa giải Phật giáo của ông Diệm: “Tổng thống quá thường xuyên muốn điều mà người Pháp gọi là 'một vòng tròn có góc'. Ông muốn hòa giải như người Mỹ mong muốn, êm thấm, không đổ máu, mọi người bắt tay nhau.”

George W. Ball (Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ)

 

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Department of State, Central Files, POL 15-1 S VIET Secret. Heavner và Kattenburg soạn thảo, được Harriman hoàn thiện về nội dung và rồi được Forrestal soạn thảo, và được Phụ tá Ngoại trưởng về Viễn Đông Roger Hilsman chấp thuận. Lặp lại CINCPAC cho POLAD.

(2) Tài liệu 247.

(3) Tham chiếu là bức điện 175 gửi Sài Gòn, ngày 8 tháng 8, trong đó Bộ đã gửi cho Đại sứ quán bản tóm tắt hai bài liên quan đến Việt Nam trên trang nhất của tờ The New York Times, ngày 8 tháng 8. Bài đầu tiên của phóng viên David Halberstam ở Sài Gòn, nhan đề "Bà Nhu Lên án Hoa Kỳ về ‘Bắt Chẹt’ ở Việt Nam”; bài thứ hai là của bình luận viên Tad Szulc ở Washington nội dung về mối lo ngại ngày càng tăng trong chính quyền Kennedy rằng chính phủ Diệm sẽ không thể tồn tại trừ khi Diệm sẵn sàng thỏa hiệp hơn đối với các yêu cầu của Phật giáo. (Bộ Ngoại giao, Hồ sơ Trung tâm, POL S VIỆT-Mỹ)

(4) Trong bức điện 180 gửi Sài Gòn, ngày 9 tháng 8, Bộ Ngoại giao thông báo cho Đại sứ quán rằng hai báo The New York Times và The Washington Post ngày 9 tháng 8 đều có những bài xã luận chỉ trích bà Nhu. Bộ đã cung cấp các đoạn trích và lưu ý rằng chúng cũng có thể hữu ích cho Nolting trong cuộc thảo luận sắp tới của ông Nolting với ông Diệm. (Sđd.)

(5) Time, 9-8-1963, tr 21-25.

 

.... o ....

 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.