Ký Ức Về Biến Cố 1963 Tại Việt Nam, Bs. Erich Wulff – Nhất Nguyên Việt Dịch

18/09/201012:00 SA(Xem: 42020)
Ký Ức Về Biến Cố 1963 Tại Việt Nam, Bs. Erich Wulff – Nhất Nguyên Việt Dịch

qd-title-2

KÝ ỨC VỀ BIẾN CỐ 1963 TẠI VIỆT NAM
Bác sĩ Erich Wulff
Nhất Nguyên dịch Việt

Ban Biên Tập: Trong biến cố 1963 tại Việt Nam, Bác Sĩ Eric Wulff vừa là một nhân chứng quan trọng, vừa là một ân nhân của phong trào tranh đấu Phật Giáo chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Ông là tác giả quyển hồi ký « Viêtnamesische Lehrejahre (Những năm dạy học ở Việt Nam), mà Minh Nguyện đã từng trích dịch trong phần tài liệu Khuông Việt từ nhiều số qua.Vì thế, Khuông Việt đã yêu cầu Ông ghi lại một số kỷ niệm trong khoảng thời gian ấy. Vì thì giờ eo hẹp, Ông chỉ có thể ghi lại cho chúng ta một vài ký ức còn đậm nét trong tâm thức Ông và yêu cầu chúng ta tra cứu lại quyển sách trên, nếu muốn biết thêm chi tiếtKhuông Việt xin chân thành cám ơn Ông, một ân nhân và là một người bạn lâu đời của chúng ta.

Thấm thoát bốn mươi năm đã trôi qua. Kỹ niệm về những tháng ngày này đã khá phai nhạt trong ký ức, tuy nhiên nhiều hình ảnh vẫn còn ghi đậm.

qd-wulff-triquang63

Bác Sĩ E. Wulff với Thượng Tọa Thích Trí Quang tạ i chùa Ấn Quang (tháng 11-1967)

Trước ngày hôm đó, chúng tôi được tin, Ngô Đình Diệm, nhà độc tài thiên chúa giáo thời đó, đã ra lệnh cấm treo cờ Phật giáo nhân ngày lễ Phật Đản và một bàn thờ treo cờ Phật ngoài đường đã bị phá huỷ.

Sáng ngày 8 tháng năm 1963 - nếu tôi nhớ không lầm thì đó là một ngày chúa nhật- Tôi đã hụt theo dõi một cuộc biểu tình phản đối lệnh cấm trên, cuộc biểu tình đầu tiên từ nhiều năm qua. Đồng nghiệp của tôi, Raimund Kaufmann và Hans Hoerderscheid kể lại rằng họ đã tham dự cuộc biểu tình đó, đã quay phim và thâu thanh được bài diển văn của nhà sư lãnh đạo Phật Giáo Huế, Thích Trí Quang. Tất cả đã diển ra một cách êm thắm.

Buổi tối, trên đường đi bộ đến rạp chiếu bóng, tôi gặp không biết cơ man nào là người, đang đổ về Đài Phát Thanh qua đường bờ sông Lê Lợi, con đường mà ngày thường không còn ai đi lại vào giờ này. Giữa đường, tôi gặp Tôn thất Kỳ, một trong những sinh viên của tôi. Anh cho tôi biết, TT Trí Quang sẽ thuyết giảng tại đó và khuyên tôi nên đi cùng, anh sẽ thông dịch cho tôi hiểu. Đêm ấy xảy ra như thế nào, tôi đã kể rõ trong quyển sách « Vietnamesishe Lehrejahren » (Những năm dạy học ở Việt Nam) [1].

Sau đó, Kaufmann, Hoelterscheid và tôi vào Sài Gòn để thông tin cho các đặc phái viên ngoại quốc, nhưng kết quả khá giới hạn. Tôi bèn đáp phi cơ đi Nam Vang, mang hình ảnh thu được và thư khẩn của TT Trí Quang thoát khỏi vòng kiểm duyệt của Sài Gòn để gửi đi các nước Tây Phương. Vài tin tức được đăng tải lúc bấy giờ trên các tờ báo lớn ở Pháp và ở Mỹ, nhưng nói chung không có tiếng vang nào đáng kể.

qd-wulff-saigon63

Ảnh Bác Sĩ Wulff, Kaufmann, Hoelterscheid và các bạn Mỹ, Ba Lan của ông trước ngày rời Sài Gòn (Cuối tháng 6, 1963)

Trong khi đó, các cuộc biểu tình phản đối liên tiếp xảy ra khắp nước. Những tu sĩ Phật Giáo Huế đã bắt đầu tuyệt thực, họ được nhóm Bác Sĩ Đức chúng tôi chăm sóc. Từ những ngày đầu tháng sáu, cảnh sát bắt đầu dùng lựu đạn cay chống lại những người biểu tình. Tôi yêu cầu đại diện của chính quyền cho biết các chất hóa học chứa trong loại vũ khí này để có thể chữa liệu đúng đắn cho những người trúng phải chất hơi này. Vì lý do đó, tôi bị bắt giữ vài giờ và bị gọi vào Sài Gòn cùng với Hoelterscheid và Kaufmann và bị buôc tội « âm mưu lật đổ ». Trong khi chúng tôi chờ đợi quyết định của Diệm về số phận của chúng tôi : Bắt giữ hay trục xuất, thì xảy ra vụ tự thiêu đầu tiên của HT Thích Quảng Đức tại một ngả tư đường Sài Gòn. Biến cố đó cuối cùng đã làm thức tỉnh dư luận thế giới. Cuối tháng sáu, chúng tôi mới được phép rời Việt Nam.

qd-wulff-triquangdonhau

E.Wulff, được tiếp đón nồng nhiệt khi trở lại Huế sau ngày đảo chánh (Với Thượng Tọa Thích Trí QuangHòa Thượng Thích Đôn Hậu, Huế 14.4.1964)

Vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, Diệm bị lật đổ. Đến tháng tư 1964, tôi trở lại Việt Nam.

Nhiều người bạn Việt Nam của chúng tôi, từng thuộc thành phần đối lập và thân Phật Giáo, bây giờ đã ở trong chính quyền mới. Thế nhưng những kế hoạch cải tổ từng được họ tuyên bố, đã không được tiến hành. Thay vì thực hiện những dự định hòa giải mà họ đã nhắm đến để tiến tới hòa bình với « Việt Cộng » trước đó, giờ đây họ lại chấp nhận đứng về phía Mỹ, và chịu hoàn toàn dưới quyền người Mỹ . Ngay trong hàng ngủ những tu sĩ Phật Giáo cũng không thống nhất về vấn đề này. TT Trí Quang im tiếng. Sau khi tôi trở lại Việt Nam, vài sinh viên và một số bạn quen biết của chúng tôi đã công nhận vớí tôi là họ đã đi theo hay hơn thế nữa, vào hẳn trong thành phần chiến đấu của «Việt Cộng ». Những lý do họ viện dẫn, và nhất là tình hình chuyển biến trong nước, càng lúc càng thuyết phục tôi hơn. 

Khoảng một năm sau đó, tự trong thâm tâm, tôi đã đứng về phía họ.
.
Từ ấy đến nay, hàng chục năm đã trôi qua trên đất nước Việt Nam cũng như đã qua đi trong cuộc sống chúng ta. Cho đến năm 1975, cuộc chiến đã làm hao tổn bao nhiêu xương máu, nhưng cuối cùng cuộc chiến đó đã chấm dứt bằng một chiến thắng Việt Nam và bằng sự thống nhất đất nước. Tôi đã vui mừng phấn khởi không ít khi ấy. Nhưng sau đó là những năm đớn đau, dằn vặt, với những sai lầm nghiêm trọng của giới lãnh đạo, bắt đầu bằng một chính sách tả khuynh tập thể vào khoảng năm 1978 để sau cùng chuyển hướng quá độ vào một nền kinh tế tư bản thị trường. Những thành phần tu sĩ Phật Giáo muốn độc lập với mọi chính sách của chính quyền, đã bị bóp nghẹt, theo ý tôi, một cách vô ích. Giờ đây có vẽ như những đàn áp, bóp nghẹt của những đầu óc thiển cận ấy đã qua đi, tôi được nghe từ mọi phía là ở Việt Nam, người ta được thở lại phần nào không khí tự do. Điều đó lại gieo cho tôi một số hy vọng rằng mọi hy sinh từ bao nhiêu năm nay đã không phải là hoàn toàn vô nghĩa.

Erich Wulff
Tháng tư 2003

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.