Thư Viện Hoa Sen

Chương Iv. Tôn Phái Truyền Vào Việt Nam

31/12/201012:00 SA(Xem: 15357)
Chương Iv. Tôn Phái Truyền Vào Việt Nam

VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LƯỢC
Tác giả: Thích Mật Thể
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo

Chương tư

IV. TÔN PHÁI TRUYỀN VÀO VIỆT NAM


Như chương trước đã nói, sau khi Phật Niết-bàn, Phật giáoấn Độ lần lượt chia thành 20 bộ phái, đến khi truyền qua Trung Hoa, vì chỗ xu hướng của lòng người và sự phát triển của dân trí về mỗi thời đại có khác, nên các ngài cũng tùy theo đó mà lập thành các tôn.

Xét Phật giáoViệt Nam ta sau thời đại du nhập, rất chịu ảnh hưởng Phật giáo của Trung Hoa, nên những kinh điển, tôn phái đều do ở Trung Hoa truyền sang. Nhưng trong các tôn Phật giáo ở Trung Hoa, Việt Nam ta chỉ đắc truyền có một Thiền tôn, tuy kinh điển vẫn truyền đủ. Nói vậy chừng có hơi nghiêm khắc quá. Nghĩa là tôi muốn nói thêm : ngoài ra trong các thời đại cũng có người tu về Tịnh độ tôn, Mật tôn chứ không phải không không, nhưng thiết tưởng đó chỉ là học thấy trong kinh điển rồi làm theo, đâu có truyền thống rõ rệt.

Nói về khởi điểm của Thiền tôn : Bắt đầu Phật ở trong hội Linh Sơn, cầm Hoa sen khai thị cho trong chúng, bấy giờ chỉ có ngài Ca Diếp ngộ được chân lý của Phật, mĩm cười, Phật liền bảo : “Ta có Chánh pháp, Nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, pháp môn vi diệu, thật tướng vô tướng, nay đem phú chúc cho Ma- ha Ca Diếp”[1] 

Ấy là nguồn gốc phát khởi của Thiền Tôn. Sau ngài Ca Diếp truyền cho ngài A-nan, rồi lần lượt truyền đến đời Tổ thứ 28 là Bồ-đề Đạt-ma tôn giả. Về đời vua Lương Võ Đế (TL. 528), ngài Đạt-ma từ Tây Trúc qua Trung Hoa truyền pháp. Ấy là vị Tổ đầu tiên về phái Thiền Tôn ở Trung Hoa. Ngài Huệ Khả kế thừa làm Tổ thứ hai, ngài Tăng Xáng là Tổ thứ ba, ngài Đạo Tín là Tổ thứ tư. Đồng thời với ngài Đạo Tín có ngài Tỳ-ni-đa-lưu-chi, sau qua truyền pháp làm Tổ thứ nhất về phái Thiền Tôn ở Việt Nam. Ngài Tỳ-ni-đa-lưu-chi truyền cho ngài Pháp Hiền lập thành một phái Thiền Tôn. 

Đến đời thuộc Đường (820) lại có ngài Vô Ngôn Thông người Trung Hoa qua truyền pháp, lập thành phái Thiền Tôn thứ hai. Rồi lần hồi đến phái Thảo Đường, Tào Động, Lâm Tế v.v . . . truớc sau nước ta chỉ thấy có một tôn phái Thiền Tôn. 

Gần đây, nhơn phong trào Phật giáo chấn hưng, và dân trí Việt Nam ngày nay đã có chiều hướng muốn tham bác về các học thuật, nên đối với các tôn Phật giáo ở Trung Hoa, Tăng đồ Phật giáo Việt Nam ta đã có người lưu tâm nghiên cứu, chắc rằng tương lai tinh thần giáo nghĩa của Phật giáo sẽ được mở mang ở ta nhiều.
 
 
 

[1] Trong kinh Phạn vương vấn Phật quyết nghi
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: