Mục Lục

02/06/201112:00 SA(Xem: 7161)
Mục Lục


Lê Mạnh Thát 

TOÀN TẬP CHÂN ĐẠO CHÁNH THỐNG
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam


Mục Lục
Lời tựa
Phàm lệ
Cuộc đời Thiền sư Chân Đạo Chánh Thống 
Giới thiệu Thủy Nguyệt tòng sao 
 Tình trạng văn bản
I. Về truyền bản hai tập
II. Về truyền bản ba tập
III. Khác biệt giữa hai truyền bản
 Phân tích nội dung
I. Về chí hướng thi ca 
II. Những quan hệ xã hội
 Mấy nhận xét
Thủy Nguyệt Tòng Sao 
Giới thiệu 23 bài thơ tiếng Việt 
 23 bài thơ tứ tuyệt 

Tứ niệm xứ 

LỜI TỰA

Toàn tập Chân Đạo Chánh Thống là một tập hợp toàn bộ các tác phẩm của thiền sư Chân Đạo Chánh Thống hiện biết, bao gồm bộ Thủy nguyệt tòng sao của truyền bản ba tập cùng bài giảng Tứ niệm xứ đăng ở báo Viên Âm 18 (1935) 26-39 và hai bài thơ cũng đăng ở báo ấy số 26 (1937) 62 và 27 (1937) 52 mà ta không tìm thấy trong bộ Thủy nguyệt tòng sao. Ngoài ra, một số bài có trong truyền bản hai tập, mà không có trong truyền bản ba tập, chúng tôi cũng cho sưu tập lại vào những nơi thích hợp, nhưng số lượng cũng không nhiều lắm, chỉ khoảng ba bài. Thêm vào đó, chúng tôi công bố luôn 23 bài thơ tứ tuyệt tiếng Việt La tinh hóa do chính thiền sư chép trên sáu trang tập học sinh. Những bài thơ này làm vào khoảng thời gian trước hoặc sau năm 1960. Đây là thời điểm chúng tôi đã theo thiền sư học chữ Hán tại chùa Quy Thiện và đã từng được nghe thiền sư đọc vào những dịp xuân về. Những bài thơ này chưa từng được xuất bản, nên giúp cho người đọc thấy một phần nào thái độquan điểm của Thiền sư về một số hoạt động Phật giáo thời mình.

Đây là nỗ lực tập hợp, phiên dịchnghiên cứu đầu tiên về tác phẩm của thiền sư Chân Đạo Chánh Thống. Do đó, tất nhiên thế nào cũng có mặt còn giới hạn, mà chúng tôi hi vọng sẽ có thể vượt qua trong những lần in sau. Đối với thiền sư Chân Đạo Chánh Thống, thuở thiếu thời, chúng tôi may mắn được học tập với Ôn trong một thời gian. Vì thế, việc sưu tập, phiên dịchnghiên cứu đã được chúng tôi quan tâm từ lâu, ngay lúc mới ở nước ngoài về vào cuối năm 1974. Vào thời điểm đó, khi đến thăm chùa Quy Thiện, nơi Ôn trụ trì 30 năm và nơi chúng tôi đã từng lui tới học tập, thì ngôi chùa vẫn còn nguyên, nhưng thư phòng Thủy nguyệt hiện của Ôn đã bị cháy. Chúng tôi được vị coi chùa hướng dẫn đến thăm đệ tử đầu tay của Ôn là thiền sư Trí Quảng lúc ấy đang trụ trì chùa Từ Ân.

Thế rồi, chính từ tay Ôn Trí Quảng chúng tôi nhận được bộ Thủy nguyệt tòng sao của truyền bản hai tập. Sau đó, chúng tôi đến thăm thiền sư Đức Tâm tại chùa Pháp Hải ở cồn Hến và được biết thiền sư đang có bộ Thủy nguyệt tòng sao của truyền bản ba tập, nhưng đã cho cụ Tôn Thất Hối mượn. Cụ Hối lúc ấy đang sống với gia đình tại Ban Mê Thuột. Đến khi chúng tôi trở lại Sài Gòn vào đầu năm 1975 thì tình hình chiến sự rất căng thẳng. Tiếp đó lại được tin cụ Hối mất. Thế là mọi hy vọng thấy được truyền bản ba tập hầu như bị tắt ngúm. Mùa mưa năm ngoái, thiền sư Thiện Hạnh bất ngờ từ Huế gởi vào cho chúng tôi bộ Thủy nguyệt tòng sao ba tập mà chúng tôi vừa nhắc tới. Thế là châu về Hợp Phố.

 Có thể sau khi cụ Hối mất vào năm 1975, gia đình đã đem bộ Thủy nguyệt tòng sao ba tập trả lại cho thiền sư Đức Tâm. Đến khi thiền sư Đức Tâm mất vào năm 1988, thiền sư Thiện Hạnh cùng môn đồ pháp quyến đứng ra chiếu liệu, từ đó có cơ hội tiếp cận với tủ sách của chùa Pháp Hải và phát hiện ra bộ Thủy nguyệt tòng sao ba tập ấy. Phải nói đây là một phát hiện may mắn giúp chúng ta có được văn bản tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ của bộ Thủy nguyệt tòng sao ngày hôm nay.

Chúng tôi nói tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ, là khi so với bộ Thủy nguyệt tòng sao của truyền bản hai tập. Chứ bản thân Thủy nguyệt tòng sao của truyền bản ba tập vẫn chưa phải đã đầy đủ hẳn, ngay cả đối với những tác phẩm viết bằng chữ Hán của thiền sư Chân Đạo Chánh Thống. Chẳng hạn, bài thơ Kính tống du học tăng Chánh Tín thiền huynh quy Bắc đăng trong hai số báo Viên Âm 25 (1937) 58 và 26 (1937) 62 đã không thấy được chép lại trong Thủy nguyệt tòng sao của truyền bản ba tập. Còn chùm thơ Thứ vận kính tặng du phương tăng Tố Liên thiền huynh quy Bắc gồm hai bài đăng báo Viên Âm 27 (1937) 51-52, Thủy nguyệt tòng sao của cả hai truyền bản hai tập và ba tập chỉ chép bài thứ nhất.

Cho nên, truyền bản ba tập dù lưu giữ được số thơ văn của thiền sư Chân Đạo Chánh Thống gần gấp một lần rưỡi của truyền bản hai tập, nhưng vẫn chưa sưu tập hết số thơ văn mà chính thiền sư đã sáng tác ra. Còn bao nhiêu nữa bị tán thất hoặc chưa tìm thấy, ngoài số đã đề cập ở trên, chúng ta ngày nay không biết được. Dẫu vậy, với số tác phẩm hiện có, chúng cũng có thể cho ta một cái nhìn khá rõ nét không những về chính bản thân thiền sư, mà còn về cả một giai đoạn Phật giáo của nửa đầu thế kỷ XX, trong thời kỳ đất nước đang trải qua những cuộc chuyển mình lớn tiến tới độc lập thống nhất.

 Do thế, việc tập hợp và công bố toàn bộ tác phẩm hiện biết của thiền sư Chân Đạo Chánh Thống là một yêu cầu cần đáp ứng không chỉ cho việc nghiên cứu một giai đoạn của Phật giáo Việt Nam, mà còn cho việc tìm hiểu lịch sử văn họctư tưởng của dân tộc trong thời kỳ vừa nói. Toàn tập Chân Đạo Chánh Thống là một thể hiện nổ lực đáp ứng ấy. Nhân đây, chúng tôi xin cảm ơn tất cả những thân hữu gần xa, đặc biệtmôn đồ pháp quyến của thiền sư đã giúp đỡ chúng tôi không biết mệt mỏi cả về vật chất lẫn tinh thần để hoàn thành Toàn tập này. 

Vạn Hạnh

Mùa thu năm Giáp Thân (2004)
Lê Mạnh Thát 

PHÀM LỆ

1. Toàn tập Chân Đạo Chánh Thống chủ yếu lấy truyền bản ba tập của Thủy nguyệt tòng sao làm văn bản chính để nghiên cứu, phiên dịchcông bố. Truyền bản này, giống như truyền bản hai tập, đều do chính thiền sư Chân Đạo Chánh Thống tự tay chép ra, giữ được thủ bút của chính tác giả.

2. Truyền bản này chỉ có một số hạn chế. Thứ nhất, nó không giữ được thủ bút của cụ Nguyễn Huy Nhu, người đã viết lời giới thiệu cùng lời bình cho Thủy nguyệt tòng sao. Thứ hai, nó có một số chữ chép sai, dù không nhiều, khoảng dưới mười chữ. Thứ ba, trong lời tựa của chính thiền sư Chân Đạo Chánh Thống, truyền bản ba tập có những đoạn khác với truyền bản hai tập và chúng tôi đã cho giới thiệu trong phần văn bản. 

3. Dù là ba tập, truyền bản này khi so với truyền bản hai tập cũng có một số xuất nhập. Thứ nhất, bài vịnh Trương Phi thì giữa hai bản hoàn toàn khác nhau. Thứ hai, hai câu đố có trong truyền bản hai tập đã không thấy xuất hiện trong truyền bản ba tập. Về những sai khác và thiếu sót này chúng tôi cho chép lại trong phần nghiên cứu văn bản của từng tập.

4. Có hai bài thơ chữ Hán mà cả hai truyền bản đều không có, chúng tôi cho chép lại trong phần nghiên cứu văn bản của truyền bản ba tập, phần dịch thơ của hai bài này do chính thiền sư Chân Đạo Chánh Thống thực hiện

5. Toàn bộ thơ văn của Thủy nguyệt tòng sao đều do chúng tôi dịch, trừ năm bài số 110, 164.1, 164.3, 166 và 175 là do thiền sư Chân Đạo Chánh Thống tự dịch. Bài số 110 thì đăng ở báo Viên Âm 27 (1937) 51. Các bài số 164.1, 164.3 và 175 thì đăng ở nguyệt san Liên Hoa số 1 (1960) 12-13, số 3-4 (1960) 28-29 và số 4 (1962) 24-25. Còn bài số 166 thì đăng ở Kỷ yếu Ngũ hành sơn. 

6. Hai mươi ba bài thơ tiếng Việt La tinh hóa do chính thủ bút của thiền sư chân ĐạoChánh Thống viết ra trên 6 trang giấy tập học sinh, chúng tôi cho đanh máy lại và in tiếp sau phần Thủy nguyệt tòng sao. Chúng tôi giữ nguyên lối viết chính tả của thiền sư, mà không thay đổ theo lối viết bây giờ. Chúng tôi cũng cho in lai 6 trang thủ bút ấy như một tài liệu kỷ niệm.

7. Bài giảng Tứ niệm xứ đăng ở báo Viên Âm số 18 (1935) 26-29, chúng tôi cho đánh lại và in vào cuối Toàn tập.

8. Về phương pháp dịch, chúng tôi cố gắng bám sát từng chữ, trừ những khi âm vận và niêm luật đòi hỏi mới có một số thay đổi. 

9. Trừ phần giới thiệu văn bản, tất cả chú thích có trong phần dịch đều là nguyên chú của chính thiền sư Chân Đạo Chánh Thống. Trong khi dịch, chúng tôi tránh không chú thích vì sợ dài dòng.
Nguồn: Phật Việt

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.