Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: 40 Năm Hình Thành và Phát Triển

11/06/20211:00 SA(Xem: 4388)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: 40 Năm Hình Thành và Phát Triển
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM:
40 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Hòa thượng Thích Huệ Thông

logo GHPGVNNỘI DUNG:
- Bước Khởi Đầu Công Cuộc Vận Động Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam
- Sự Ra Đời Của Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước Tp. Hcm
- Sự Ra Đời Của Ban Vận Động Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam
- Hội Nghị Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam

I
BƯỚC KHỞI ĐẦU CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG
THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM
_____________________________________________

1. KHÁI LƯỢC TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO MIỀN NAM
SAU NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước hòa bình thống nhất, giang sơn nối liền một dải. Toàn dân tộc tập trung nguồn lực vào công cuộc tái thiết đất nước, hòa theo nhịp sống chung trong thời đại mới, chư Tăng Ni và quần chúng Phật tử tham gia lao động sản xuất, cải thiện môi trường, trồng cây gây rừng và tích cực tham gia công tác an sinh xã hội. Trong giai đoạn này, các bậc tôn Đức Tăng Ni tiếp tục đóng góp cho sự ổn định và duy trì các hoạt động Phật sự tại các tự viện trên cơ sở tuân thủ theo những quy định pháp luật hiện hành.

Khi nói đến bối cảnh Phật giáo Việt Nam sau ngày miền Nam giải phóng, thiết nghĩ chúng ta không thể không nhắc đến những hệ lụy do chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã để lại trong lòng Phật giáo Việt Nam (giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975). Cùng với các chính sách cai trị tại miền Nam Việt Nam, ngay từ năm 1954, quân đội Mỹ đã tìm mọi cách đưa gần một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam, trong đó có hàng chục vạn tín đồ Phật giáo. Đồng thời lợi dụng, lôi kéo một bộ phận Tăng Ni làm hậu thuẫn cho ý đồ chính trị hòng lèo lái phong trào Phật giáo di cư, theo định hướng có lợi cho chánh quyền Sài Gòn. Đây cũng chính là một trong những tồn tại của chế độ Việt Nam Cộng hòa trong lòng Phật giáo sau ngày đất nước hòa bình thống nhất.

Mặt khác, tại miền Nam thời bấy giờ có rất nhiều Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái sinh hoạt một cách rời rạc, riêng lẻ. Đồng thời một số ít cá nhân trong các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái đã từng tham gia các tổ chức, đảng phái của chế độ Việt Nam Cộng hòa chẳng hạn như tham gia đảng Dân Chủ hay tổ chức Nha Tuyên Úy. Có những nhận thức dị biệt về công cuộc tái thiết xây dựng đất nước sau ngày giải phóng, nên vẫn còn mang tâm lý co cụm, lẩn tránh và nguy hiểm hơn, ẩn chứa trong đó là thái độ bất mãn, bất hợp tác, dù thành phần này không đáng kể nhưng cũng là vật cản nhất định trên bước đường Phật giáo Việt Nam tiến đến công cuộc thống nhất thành một mối.

Theo tài liệu lưu trữ tại Tổ đình Giác Lâm1 thì tại Sài Gòn thời bấy giờ có đến hàng chục hệ phái tôn giáoVăn phòng Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Sài gòn. Trong đó có Giáo hội Tăng già Nguyên thủy của Hòa thượng Thích Giới Nghiêm; Giáo hội Tăng già Nam Việt của Hòa thượng Trí Tịnh, Hòa thượng Thiện Hòa; Giáo hội Lục Hòa Phật Tử của Hòa thượng Minh Thành, Hòa thượng Thiện Hào; Giáo hội Lục Hòa Tăng của Hòa thượng Thiện Tòng và Hòa thượng Thành Đạo; Giáo hội Thiền Tịnh Đạo Tràng của Hòa thượng Pháp Triều và Hòa thượng Minh Trực; Thiên Thai Thiền Tông Giáo Thiên Hữu Hội của Tổ Huệ Đăng; Hội Phật học Nam Việt của cư sĩ Chánh trí – Mai Thọ Truyền; Phật giáo Nguyên Thủy của Hòa thượng Bửu Chơn và cư sĩ Nguyễn Văn Điêu; Hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam do ngài Minh Đăng Quang sáng lập.

Từ Hội Tăng già khất sĩ Việt Nam đã phát sinh thêm: Hệ phái Khất sĩ chùa Lộc Uyển (Quận 6); Hệ phái Khất sĩ Giác Nhiên tịnh xá Trung Tâm (Bình Thạnh); Hệ phái Ni giới Khất sĩ của Ni sư Huỳnh Liên ở tịnh xá Ngọc Phương; Giáo hội Cổ Sơn Môn của Sư Trí Hưng; Thiên Thai Giáo Quán Tông của Hòa thượng Đạt Pháp; Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam của cư sĩ Đoàn Trung Còn ở số 145 đường Đề Thám; Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội của Sư cụ Minh Trí; Giáo hội Hồng Môn Minh Đạo của bà Hồng Tâm Trúc Lâm Nương và Thanh Quang; Giáo hội Phật giáo Hoa Tông của Hòa thượng Siêu Trần và Phước Quang; Giáo hội Tăng già Trung Việt của Hòa thượng Trí Thủ chùa Quảng Hương Già Lam; Giáo hội Tăng già Bắc Việt của Hòa thượng Tâm Giác chùa Vĩnh Nghiêm; Giáo hội Phật giáo Xã hội của Hòa thượng Trí Dũng chùa Nam Thiên Nhất Trụ (Thủ Đức); Giáo hội Phật giáo Việt Nam Trung phần của Thượng tọa Đức Tân; Hội Việt Nam Phật giáo Bắc Việt của cư sĩ Vũ Bảo Ninh; Ủy ban Liên hiệp thuần túy Phật giáo của Hòa thượng Nhựt Minh; Phật giáo Nam Tông của bà con Campuchia ở miền Nam có 500 ngôi chùa và trên 3 triệu tín đồ gồm các hệ phái: phái Maranikay của Thạch In, chùa Bồ Đề (288/34A Dương Bá Trạc); phái Thérévada của Kim Cang, trụ sở Trung ương đặt tại chùa Thérévada Trương Minh Giảng; phái Khemaranykay của Lâm Em, trụ sở Trung ương đặt tại chùa Chantaranikay số 164/235; Giáo phái Thérévada của Sơn Thái Nguyên; Môn đồ Phật Thầy Tây An thành lập các hệ phái: Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của Nguyễn Long Châu và Nguyễn Long Giao (Núi Tượng); Giáo hội Bửu Sơn Kỳ Hương của Nguyễn Tất Đắc; Phật giáo Hòa Hảo của Huỳnh Phú Sổ; Đạo Cao Đài cũng phân thành các phái: Mười hai phái của cụ Cao Triều Phát; phái Tây Ninh của Phạm Công Tắc; phái ông Ca ở Mỹ Tho; phái ông Tương ở Bến tre; Phái ông Trung ở Tân An; Phái ông Chiêu ở Cần Thơ; Tôn giáo Hoàn Cầu của Lê Lộc Ba; Giáo hội Tin Lành Việt Nam, Giáo hội Thiên Chúa giáo; giáo phái người Ấn ĐộViệt Nam; Ấn giáo chùa Ô Đê đường Tôn Thất Hiệp; Hồi giáo đường Thái Lập Thành; Phật giáo chùa Bà Đen đường Trương Định, đó là chưa kể đến các mối đạo phát sinh đặc biệt lạ thường như đạo Khoai, đạo Nằm, đạo Dừa…

Ngoài những Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo được liệt kê trên đây, thời bấy giờ còn có các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái khác cần phải kể đến, đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam Bộ, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Thiên Thai Giáo Quán Tông, Hội Phật học Nam Việt… Ở đây, người viết liệt kê những hệ phái mối đạo khá đầy đủ như vậy nhằm cho thấy tình hình tôn giáo hoạt động trong thời kỳ này đan xen dày đặt, quả là vô cùng phức tạp… Trước tình hình này, ngay sau ngày giải phóng miền Nam, nhằm mục đích cùng với chính quyền, nhân dân ổn định trật tự kỷ cương để chung tay xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh, chư Tôn đức giáo phẩm nặng lòng vì đạo pháp và dân tộc trong hệ thống Tăng già đã hướng đến việc thống nhất các Giáo hội, các tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo thành một Giáo hội duy nhất mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhìn chung tình hình Phật giáo trong nước dần dần trở lại ổn định. Tuy nhiên trước những tồn tại như đã nêu, nếu mong muốn Phật giáo có được sự ổn định và phát triển bền vững, cũng như góp phần hiệu quả vào công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước, thì điều kiện đầu tiên là cần phải thống nhất các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo trong cả nước lại thành một mối duy nhất trên tinh thần lục hòa cộng trụ, thượng tôn pháp luật và nhất là được sự đồng thuận nhất trí cao của chư Tôn đức lãnh đạo các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo trong cả nước. Trên đây là bối cảnh chung của đất nước và của Phật giáo sau ngày miền Nam giải phóng, từ những yêu cầu thực tế, từ trách nhiệm thiêng liêng cao cả của Tăng già giao phó, chư Tôn đức có tâm huyết với đạo pháp và dân tộc đã gấp rút tiến hành các hoạt động thiết thực để thống nhất các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo trong cả nước, hình thành nên một Giáo hội duy nhất của Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới.

2. NHỮNG NỖ LỰC TIÊN KHỞI TRONG CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG
THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Bước khởi đầu công cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đó chính là công tác vận động hiệp thương, đi đến Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam, nhằm mục đích hưng thịnh Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới và góp phần xây dựng phát triển đất nước Việt Nam thân yêu. Có thể nói, đây là điều mà chư Tôn đức vốn nặng lòng vì đạo pháp và dân tộc luôn canh cánh trong lòng, cũng là điều mà toàn thể Tăng, Ni và Phật giáo đồ Việt Nam hằng mơ ước, hơn nữa đây không chỉ là điều băn khoăn, trăn trở của hầu hết các bậc tôn túc trong các Giáo hội, tổ chức Hội, các hệ phái Phật giáo thời bấy giờ, mà đây còn là tầm nhìn chiến lược, là trách nhiệm thiêng liêng của Phật giáo Việt Nam trước đạo pháp và dân tộc trong thời đại. Và điều kỳ diệu là hoài bão, ước mơ này đã được trở thành hiện thực khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức ra đời tại Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội, vào ngày 7/11/1981.

Tuy nhiên, sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào ngày 7/11/1981, là cả một quá trình tích cực dấn thân trong chuỗi hoạt động vận động hiệp thương rất trí tuệ và nhiều công sức của chư Tôn đức giáo phẩm trong các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo trong cả nước. Trước khi nói đến công cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, trước hết chúng ta cần quay lại bối cảnh Phật giáo miền Bắc.

Tại miền Bắc, từ năm 1954 đến năm 1975, nhân dân và đồng bào Phật tử được sống trong cảnh tự do độc lập, tích cực tăng gia sản xuất, thanh niên tham gia chiến đấu góp phần giải phóng miền Nam, Bên cạnh đó, Tăng, Ni và Phật tử tại miền Bắc cũng tích cực tham gia lao động, một bộ phận thanh niên Tăng lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của non sông, các hoạt động tại cơ sở tự viện vẫn hoạt động bình thường theo truyền thống sơn môn pháp phái. Nhân đây chúng tôi khái quát toàn cảnh tình hình Phật giáo miền Bắc, khoảng thời gian trước và sau năm 1945, tại miền Bắc, Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã thành lập được các Ban Đồng ấu, Ban Thanh niên, Ban Phụ nữ, mãi đến tháng 10/1950, Hội Phật giáo Việt Nam Bắc Việt mới quyết định thành lập tổ chức Gia đình Phật hóa phổ Bắc Việt. Về các hoạt động yêu nước của Phật giáo miền Bắc trong khoảng thời gian này đã diễn ra một số sự kiện quan trọng, đó là sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công đúng 9 ngày, vào ngày 28/8/1945, tại trụ sở Hội Khai Trí Tiến Đức (gần chùa Bà Đá) đã diễn ra một cuộc họp trọng thể với sự tham dự của trên 100 đại biểu Tăng, Ni, cư sĩ đại diện cho các sơn môn ở Hà Nội, Hà Đông, Hưng Yên, Hải Phòng… do Hòa thượng Thích Thanh Thao chủ trì, có các ông Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt đại diện cho Mặt trận Việt Minh tham dự. Hội nghị Phật giáo đã nhiệt liệt hoan nghênh ủng hộ Việt Minh và đi đến quyết định thành lập một tổ chức Phật giáo yêu nước lấy tên là Hội Phật giáo cứu quốc, Ban Chấp hành được bầu gồm 9 người do Hòa thượng Thích Thanh Thao làm Chủ tịch, Thượng tọa Thích Thanh Đặc và bác sĩ Nguyễn Hữu Thuyết là Phó Chủ tịch…

Sau đó hai ngày, vào ngày 30/8/1945, một tổ chức yêu nước của Phật giáo tại miền Bắc nữa cũng đã lần lượt ra đời, đó là Ủy ban nhân dân cách mạng Tăng già cứu quốc đoàn phủ bộ Thủy Nguyên, thuộc Đệ tứ chiến khu, trụ sở đặt tại chùa Phương Mỹ, cách phủ lỵ Thủy Nguyên hai cây số. Các tổ chức Phật giáo yêu nước tại miền Bắc lúc bấy giờ ra đời đều cùng chung mục đích, đó là tham gia vào công cuộc cách mạng để củng cố nền độc lập nước nhà, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, tham gia công tác hồng thập tự, làm công tác cứu tế và từ thiện… Từ những tổ chức yêu nước này, Phật giáo tại miền Bắc đã phát triển một đội ngũ Tăng sĩ yêu nước có tinh thầntrách nhiệm cao cả đối với đạo pháp và dân tộc, họ là những hạt nhân lãnh đạo các tổ chức Phật giáo tại miền Bắc được hình thành sau ngày Cách mạng tháng Tám…

Về mặt tổ chức, các cấp Giáo hội cơ sở trực thuộc Trung ương Giáo hội của Hội Phật giáo Bắc Kỳ, ban đầu gồm cấp tỉnh (thành), phủ (huyện), gọi chung là Ban Đại lý Hội Phật giáo. Từ năm 1950 đến năm 1951, các tổ chức Giáo hội cơ sở của Phật giáo ở miền Bắc, bên cạnh cấp tỉnh, thành, phủ, huyện, còn phát triển xuống đến cấp xã, phường, đều gọi chung là Chi hội Việt Nam Phật giáo. Thời bấy giờ, các tổ chức Giáo hội cơ sở tại miền Bắc thường sử dụng các ngôi chùa để làm trụ sở (hội quán) sinh hoạt cho các chi hội Phật giáo tại địa phương, những ngôi chùa này thường ổn định về kiến trúc cảnh quan, không gian thờ tự và đối tượng thờ tự.

Đến năm 1958, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam được thành lập ở miền Bắc, do Hòa thượng Thích Trí Độ làm Hội trưởng (1958-1979), trong khoảng thời gian từ năm 1958 đến năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Thích Trí Độ, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ổn định và phát triển Phật giáo tại miền Bắc, phát huy vai trò hộ quốc an dân của Phật giáo và đóng góp đáng kể vào đời sống văn hóa và an sinh xã hội. Như vậy, tại miền Bắc từ năm 1958 đến năm 1975, toàn miền Bắc chỉ có một tổ chức Giáo hội duy nhất, đó là Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, chính vì vậyvấn đề vận động hiệp thương để đi đến đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam tại miền Bắc diễn ra rất thuận lợi khi được sự hưởng ứng, đồng thuận, nhất trí cao của chư Tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam.

Tại miền Nam, tình hình Phật giáo chúng tôi đã khái quát trong mục “Bối cảnh Phật giáo Việt Nam sau ngày miền Nam giải phóng” trong đoạn này không đề cập chi tiết, mà chỉ xin trích dẫn lời của Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh để tóm gọn những gian nan khó khăn ban đầu mà Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh và Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước của một số tỉnh lúc bấy giờ phải đối mặt trong quá trình công tác vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, đó là “đầy khó khăn và nhiều nghi ngại” bởi vì theo Ngài: “Một số vị ngờ vực các thành viên của Ban Liên lạc, có những nơi mà khi đoàn đến, các vị đó đóng cửa không tiếp hay cố tình lánh mặt làm cho nhiệm vụ của Ban chậm đi một bước so với yêu cầu đề ra”2.

Như vậy để thấy rằng, nếu công cuộc vận động hiệp thương nhằm mục đích thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra khá thuận lợi tại miền Bắc, thì tại miền Nam, bước đầu cuộc vận động đã gặp không ít trở ngại, nếu như không có sự nỗ lực và tâm huyết của chư Tôn đức trong Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM và nhất là được sự đồng thuận nhất trí cao của chư Tôn đức trong hàng giáo phẩm của các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái khu vực phía Nam, đặc biệt là sự hưởng ứng ủng hộ của Tăng, Ni, Phật tử trong ngôi nhà Phật giáo Việt Nam.

 

(Tiếp theo kỳ 2: Sự ra đời của Ban liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh).

 

Chú thích:

* Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

1. Lược sử đấu tranh của Phật giáo Nam kỳ – Sài Gòn Gia Định 1862-1975.
2. Trích lời phát biểu của Hòa thượng Thích Hiển Pháp – Phó Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh, đăng trong bài viết “Kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2015) – Bài 1: Phật giáo Sài Sòn – thành phố Hồ Chí Minh: Giai đoạn chuyển giao” trên báo Giác Ngộ Online do tác giả Bảo Thiên thực hiện.

(Bản gốc: TC Văn Hóa Phật Giáo số 362)

II
SỰ RA ĐỜI
CỦA BAN LIÊN LẠC PHẬT GIÁO YÊU NƯỚC TP. HCM


Để chuẩn bị cho công tác vận động hiệp thương nhằm mục đích thống nhất Phật giáo Việt Nam, chư Tôn đức trong hàng giáo phẩm Tăng già đã bàn bạc đi đến nhất trí thành lập Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh.

DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP
BAN LIÊN LẠC PHẬT GIÁO YÊU NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 

Vào ngày 7/8/1975, tại chùa Xá Lợi, một Hội nghị Phật giáo với sự tham gia của chư Tôn đức từ 10 Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái đã tiến hành thành lập Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM do Hòa thượng Thích Minh Nguyệt – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng TP.HCM làm Chủ tịch; Hòa thượng Thích Thiện Hào và Hòa thượng Bửu Ý, Viện trưởng Viện Hoằng đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đồng làm Phó Chủ tịch; Hòa thượng Thích Hiển Pháp làm Tổng Thư ký Ban Liên lạc; thành phần trong Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM lúc bấy giờ gồm có quý Ngài như Hòa thượng Pháp Dõng, Thượng tọa Từ Thông, Đại đức Huệ Xướng, Đại đức Thiện Đức, Đại đức Thiện Xuân… Trụ sở ban đầu đặt tại chùa Xá Lợi, một năm sau được dời về chùa Vĩnh Nghiêm.
chua xa loiVào ngày 7/8/1975, tại chùa Xá Lợi, một Hội nghị Phật giáo với sự tham gia của chư tôn đức từ 10 Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái đã tiến hành thành lập Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM. Nguồn: @julienintheworld

Gánh trên vai sứ mạng lịch sử giai đoạn đầu miền Nam vừa mới giải phóng, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM ra đời nhằm mục đích đoàn kết rộng rãi các tổ chức Phật giáo để tiến đến một chương trình hành động thống nhất Phật giáo thành một mối duy nhất. Ngoài ra, do yêu cầu thực tế, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM còn tập trung vào nhiệm vụ phát huy truyền thống yêu nước của Phật tử Việt Nam, xóa bỏ tàn tích văn hóa độc hại, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên nhiệm vụ tập trung và trước mắt của Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM vẫn là tạo mối liên lạc, siết chặt tình đoàn kết trong các Giáo hội Phật giáo và giữa các Giáo hội, tổ chức Hội, hệ phái với chính quyền cách mạng, từ đó đi đến những nhiệm vụ cụ thể hơn trong công tác vận động hiệp thương thống nhất Phật giáo.
chua vinh nghiemTrụ sở ban đầu của Ban liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM đặt tại chùa Xá Lợi, một năm sau được dời về chùa Vĩnh Nghiêm. Nguồn: Dulichso.vn

Chuỗi ngày các bậc tôn túc tích cực hoạt động trong Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM, là giai đoạn bận rộn và gian khổ nhất. Ngoài công việc liên tục đi lại khắp các tỉnh miền Nam để tạo mối liên lạc, động viên thăm hỏi chư Tôn đức các Tổ đình, các Hệ phái, các ngài còn phải di chuyển từ miền Nam ra miền Trung, ra miền Bắc. Mỗi chuyến đi đều phải mất nhiều thời gian, đều phải có sự chuẩn bị kỹ càng, đều phải mang cả một tấm lòng yêu nước chân thành và cái tâm tha thiết vì một Giáo hội thống nhất sum họp một nhà để trang trải chan hòa tại các buổi tọa đàm, hội nghị… Nói như vậy cũng chưa diễn tả hết được những khó khăn mà các Ngài đã gánh vác trong suốt khoảng thời gian dài từ ngày thành lập Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM vào năm 1975 cho đến ngày thành lập Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam vào ngày 12 tháng 2 năm 1980, tính ra phải tốn hết hơn 5 năm liên tục, kiên trì, vận động, thuyết phục và cả sự khiêm tốn, nhẫn nại cao độ mới có thể đạt được kết quả như mong đợi.

Nhờ tâm huyết và nỗ lực không ngừng nghỉ, sau 5 năm hình thành và hoạt động, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM đã làm tròn vai trò lịch sử của mình khi tạo được mối liên thông đồng cảm sâu sắc giữa chư Tôn đức các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo trong cả nước. Đặc biệt là kết nối được những tư tưởng lớn của chư vị tôn túcvai trò lãnh đạo cao nhất thời bấy giờ, như Hòa thượng Thích Trí Thủ – Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; Hòa thượng Thích Minh Nguyệt – Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM; Hòa thượng Thích Thế Long – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (miền Bắc). Đây được xem là 3 vị Hòa thượng giáo phẩm tôn túc đầu tiên trong số các Hòa thượng đại diện các hệ phái đặt nền móng cho công cuộc thống nhất Phật giáo cả nước, bên cạnh đó phải kể đến quý Hòa thượng Thích Trí Độ, Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Hòa thượng Thích Thiện Hào, Hòa thượng Thích Huệ Thành, Hòa thượng Thích Bửu Ý… cũng chính nhờ vậy mà trong hai ngày 12 và 13 tháng 2 năm 1980, đã diễn ra một cuộc họp mặt lịch sử của Phật giáo Việt Nam tính từ sau ngày miền Nam giải phóng đến thời điểm đó.

Những chuyến công tác Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM

Chư vị tôn túc giáo phẩm trong vai trò lãnh đạo Ban Liên lạc yêu nước TP.HCM dù tuổi cao sức yếu nhưng luôn tận tâm với công việc tạo mối liên lạc, thường xuyên lui tới ân cần thăm hỏi chư Tôn đức trụ trì các Tổ đình, lãnh đạo các Giáo hội, tổ chức Hội và Hệ phái Phật giáo. Qua đó, các Ngài tạo mối đồng cảm, hiểu biếtnhất trí cùng hướng về mục tiêu thống nhất Phật giáo nước nhà. Tại các tỉnh thành khu vực phía Nam, nơi nào có điều kiện thuận duyên, các Ngài liền đến vận động. Từ các Tổ đình, chùa, viện ở các tỉnh thành miền Đông và Tây Nam Bộ cho đến các tỉnh thành khu vực Tây Nguyên và miền Trung Trung Bộ, các Ngài đều chẳng quản ngại tuổi già sức yếu mặc dù đường sá xa xôi cách trở. Song, khi nói đến những chuyến công tác của Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM, có thể nói rằng những chuyến công tác đặc biệt ra miền Bắc là những chuyến đi để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm những bậc giáo phẩm cùng toàn thể thành viên trong đoàn vào những ngày đầu tiên Phật giáo miền Nam ra thăm đất Bắc.

Trong phái đoàn Phật giáo miền Nam ra thăm miền Bắc và Thủ đô Hà Nội vào tháng 10 năm 1979 gồm có Hòa thượng Bửu Ý lúc đó là Trưởng đoàn, Hòa thượng Pháp Dõng là Phó đoàn, Hòa thượng Pháp LanThư ký đoàn; tháp tùng đoàn còn có chư Tôn đức như quý Thượng tọa Từ Nhơn, Thượng tọa Huệ Thới, Thượng tọa Từ Thông, Đại đức Thiện Đức (chùa Pháp Vân), Thượng tọa Trí Quảng, Đại đức Minh Thành (chùa Ấn Quang), Đại đức Huệ Xướng, Đại đức Thiện Xuân, cư sĩ Tăng Quang…

Trước đây người ta cứ nghĩ, chư Tôn đức và Tăng sĩ miền Nam là những người chuyên tổ chức đấu tranh, biểu tình, nuôi giấu cán bộ, hoạt động cơ sở nội thành và nhất là chuyên môn tán tụng nghi lễ Phật giáo, nhưng có ai ngờ, các Ngài đều là những bậc cao Tăng thạc đức, tâm hồn bao dung độ lượng, lòng từ lân mẫn, trí tuệ sáng ngời, mà khi có dịp tiếp xúc, người đối diện mới có thể cảm nhận. Nhân đây chúng tôi muốn nói đến một câu chuyện ngắn về tình cảm và trí tuệ của các bậc tôn túc trong Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM xoay quanh những chuyến công tác tại miền Bắc trong những ngày vận động thống nhất Phật giáo.

Khi đến thăm chùa Cổ Lễ, Hòa thượng Bửu Ý cùng các thành viên trong đoàn đang xem hình ảnh chư Tăng miền Bắc cùng toàn dân tham gia kháng chiến, khi đó Hòa thượng Thích Thế Long (thành viên lãnh đạo Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam) đã hỏi Ngài: “Hòa thượng suy nghĩ gì về chư Tăng miền Bắc?”, Hòa thượng Bửu Ý ung dung trả lời rất ngắn gọn: “Phật giáo ta từ thời Lý – Trần đã có lòng yêu nước, nay vì đất nước thuận theo lòng dân mà cầm quân đánh giặc, trong Khế Kinh cũng có nói: Hộ quốc tùy dân hưng binh đấu giả đắc phước vô tội”…. Nghe xong, Hòa thượng Thế Long rất tâm đắc, kính nể và cảm mến Hòa thượng Bửu Ý từ đó [1]. Qua đó, theo chúng tôi, nếu như Hòa thượng Bửu Ý không thấu lý đạt tình, không nhạy bén và định tĩnh thì khó có thể trả lời một câu hỏi mang tính thăm dò rất đột xuất của một vị giáo phẩm Phật giáotrải qua bao cuộc chiến, hai tổ chức Phật giáo hai miền lần đầu tiên mới có cơ hội tiếp xúc tìm hiểu lẫn nhau… Cũng từ tình cảm chân thành, trung thực và cả sự thông minh trí tuệ của các bậc tôn túc trong vai trò sứ giả Phật giáo miền Nam ra thăm miền Bắc đã tạo được sự tin tưởng, nể nang và kính trọng lẫn nhau, điều này đã tạo nhiều thuận duyên trong quá trình đi đến việc thành lập Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, một bước ngoặc rất quan trọng trong tiến trình đi đến hiệp thương và thống nhất Phật giáo nước nhà.

Đối với các bậc tôn túc trong Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM, thì những ngày ra thăm miền Bắc để đặt nền móng xây dựng ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam là những kỷ niệm khó phai trong ký ức.
Hòa thượng Thích Thanh TứBức tượng cố Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ đang được thờ tại chùa Quán Sứ được làm từ sáp nhưng giống y như người thật. Nguồn: dantri.com.vn

Thượng tọa Thích Huệ Xướng kể lại: “Vào lúc 11 giờ ngày 18 tháng 10 năm 1979, tại chùa Vĩnh Nghiêm, 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP.HCM, Hòa thượng Minh Nguyệt, Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM, cùng chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa trong Ban Thường trực, tiễn đoàn có ông Châu Quốc Tuấn, Phó ban Dân vận Thành ủy TP.HCM; ông Mười Thanh, ông Ung Ngọc Kỳ – Mặt trận thành phố; bà Nguyễn Thị Thanh Uyên – Tiểu ban Tôn giáo thành phố… đã gặp gỡ, trao đổi và đưa tiễn đoàn Phật giáo miền Nam đi tham quan miền Bắc lần đầu tiên sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng”.

Trước buổi lên đường, Hòa thượng Minh Nguyệt đã nói rõ mục đích yêu cầu quan trọng của đoàn là mang tâm tư tình cảm của người con Phật miền Nam ra thăm miền Bắc, tạo mối thiện cảm bước đầu cho việc thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Vào lúc 12 giờ 30 phút, toàn đoàn được tiễn đưa ra sân bay Tân Sơn Nhất. Sau 2 giờ bay, máy bay đáp xuống phi trường Gia Lâm. Tại đây thật cảm động, chư Tôn đức Phật giáo miền Bắc gồm quý Hòa thượng Thích Thế Long, Hòa thượng Nguyên Sinh, Hòa thượng Tâm Tịch, Thượng tọa Tâm Thông, Thượng tọa Thanh Tứ, đông đảo Tăng sinh như Đại đức Quảng Tùng, Đại đức Viên Hạnh, Đại đức Thanh Phương, quý Ni sư và khoảng 50 Phật tử đã chờ đợi đón đoàn. Sau giây phút chào hỏi tay bắt mặt mừng, toàn đoàn được chư Tôn đức đưa về chùa Quán Sứ. Tại dãy phòng phía hữu chánh điện chùa Quán Sứ, sau khi an tọa, Thượng tọa Thanh Tứ đứng lên giới thiệu Hòa thượng Thích Trí Độ – Hội trưởng Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Đức Nhuận – Phó Hội trưởng Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Quán Sứ; quý Hòa thượng Nguyên Sinh, Hòa thượng Thanh Khái, Hòa thượng Tâm Tịch, Thượng tọa Tâm Thông, Thượng tọa Kim Cương, Thượng tọa Thanh Tứ; về phía chính quyền còn có ông Nguyễn Quang Huy – Ban Tôn giáo Chính phủ và ông Chủ tịch Mặt trận TP. Hà Nội. Tiếp theo cư sĩ Tăng Quang đứng lên giới thiệu các thành viên trong đoàn Phật giáo miền Nam. Ngay sau đó, Hòa thượng Trưởng đoàn Thích Bửu Ý thay mặt đoàn Phật giáo miền Nam phát biểu: “Nguyện vọng từ lâu của chúng tôi muốn trở về thăm chốn Tổ (thủ đô Hà Nội) cái nôi của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam. Nay được sự giúp đỡ tạo điều kiện của Đảng, chính quyền và Mặt trận, ước mơ đó đã thành hiện thực, thay mặt đoàn, chúng tôi gởi lời chào mừng và chúc sức khỏe đến quý Hòa thượng giáo phẩm, quý Tăng, Ni, Phật tử Hội thống nhất Phật giáo Việt Nam và chính quyền, Mặt trận hiện diện. Trong chuyến đi này, đoàn của chúng tôi được sự gởi gắm những tình cảm thiết tha của chư Tôn Hòa thượng trong Nam mong muốn Phật giáo chúng ta được thống nhất tạo điều kiện phát huy chánh phápxây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Khi mới vừa đặt chân đến phi trường, những tình cảm mà chư Tôn Hòa thượng, Tăng, Ni, Phật tử và chính quyền đã dành cho chúng tôi trong buổi sơ ngộ hôm nay làm cho chúng tôi có cảm nghĩ rằng sự mong muốn hòa hợp Phật giáo Việt Nam là sự mong muốn chung của tất cả chúng ta và ngày ấy chắc sẽ không xa. Một lần nữa đoàn kính chúc sức khỏe chư Tôn đức và quý liệt vị được vô lượng an lạc”.

Tiếp theo, Hòa thượng Thích Thế Long đã thay mặt chư Tôn đức trong Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam tỏ lời chào mừng đoàn và báo cáo cho đoàn biết Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua đã sát cánh cùng toàn dân xây dựng chủ nghĩa xã hội, rất được chính quyền tin tưởng giúp đỡ xây dựng trường lớp đào tạo Tăng tài… Sau khi chính quyền và Mặt trận phát biểu chào mừng, toàn đoàn được bố trí nghỉ lại tại chùa Quán Sứ.

Trong những ngày tiếp theo, toàn đoàn đã được Thượng tọa Thanh Tứ hướng dẫn tham quan Trường Phật học, viếng tháp Bồ tát Thích Quảng Đức tại chùa Hòe Nhai, sau đó thăm chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất và thăm chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Sơn Bình. Trong buổi chiều, đoàn được hướng dẫn đến thăm cụ Hoàng Quốc Việt – Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thăm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội, thăm Nhà bảo tàng cách mạng. Đến tối, Hòa thượng Bửu Ý đã cùng với Hòa thượng Thích Đức Nhuận và Hòa thượng Thích Thế Long đàm đạo cho đến khuya thể hiện tinh thần toàn tâm toàn ý trong công cuộc thống nhất Phật giáo hai miền…

Vào sáng ngày 20 tháng 10 năm 1979, chư Tôn đức Hòa thượng cùng Thượng tọa Thích Thanh Tứ và tập thể Tăng sinh đưa đoàn viếng thăm lăng Hồ Chủ Tịch. Sau đó đoàn được thông báo là sẽ đi tham quan tỉnh Hà Nam Ninh. Tại đất Ninh Bình, toàn đoàn được chư Tôn đức Hòa thượng và chính quyền Mặt trận đón tiếp niềm nở, và được hướng dẫn thăm động Hoa Lư, kinh đô của nhà Đinh và nhà Tiền Lê. Tiếp tục chuyến tham quan từ đó cho đến 16 giờ 30 chiều ngày 24 tháng 10 năm 1979, toàn đoàn đi thăm cụ Xuân Thủy, Bí thư Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước. Tại buổi thăm, Hòa thượng Bửu Ý được vinh dự gặp gỡ cùng các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, Hòa thượng Bửu Ý đã trình bày tóm tắt và nói luôn nguyện vọng, mục đích chuyến ra thăm miền Bắc và thủ đô Hà Nội của toàn đoàn. Khi đang mạn đàm thì Thượng tọa Thanh Tứ cho hayHòa thượng Thích Trí Độ vừa mới viên tịch. Theo chương trình, đáng lý là ngày mai toàn đoàn ra về, nhưng do được tin buồn này, nên khi về đến chùa Quán Sứ, Hòa thượng Bửu Ý đã họp đoàn lại nói chuyện: “Đúng lý ra ngày mai chúng ta về nhưng giờ đây Hòa thượng Hội trưởng đã viên tịch, ta nên ở lại dự tang, chú Tuyền đánh điện khẩn về thành phố báo tin cho chư Tôn Hòa thượng ở nhà biết”. Ngay trong chiều hôm đó, Hòa thượng Bửu Ý đã phân công Hòa thượng Pháp Lan viết điếu văn tưởng niệm.

Lúc 15 giờ chiều ngày 25 tháng 10 năm 1979, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đến chùa Quán Sứ viếng tang. Khi nhìn thấy cụ với chiếc áo bình dân giản dị, chư Tăng trong đoàn càng thấm thía sự gần gũi đáng kính của vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Vào lúc 17 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Trí Thủ – Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã cùng với Hòa thượng Thích Minh Nguyệt – Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM, ra đến chùa Quán Sứ, mang theo tràng hoa cườm kính viếng và tấm hoành phi ghi dòng chữ “Bất nhập nhị môn”. Vào lúc 8 giờ sáng ngày 26 tháng 10 năm 1979, đoàn Phật giáo miền Nam và Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM đến kính viếng giác linh Hòa thượng Thích Trí Độ, Hội trưởng Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Ngày 1 tháng 11 năm 1979, lúc 6 giờ sáng, chư Tôn Hòa thượng và Tăng sinh đã có mặt để đưa tiễn đoàn ra sân bay Nội Bài đáp chuyến phi cơ trở về TP.HCM sau gần nửa tháng thực hiện công tác tiền trạm cho công cuộc thống nhất Phật giáo diễn ra trong vòng hai năm sau đó. Thành quả của chuyến đi đầy ý nghĩa này đã không phụ kỳ vọng của chư Tôn đức Hòa thượngchư Tăng, Ni, Phật tử miền Nam đã gởi gắm…

 

(Đón xem tiếp kỳ 3: Sự ra đời của Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam)

Chú thích:

* HT. Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

[1] Theo lời kể của Hòa thượng Thích Huệ Xướng (Nguyên Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM) trong dịp thầy cùng phái đoàn Phật giáo miền Nam ra thăm miền Bắc và Thủ đô Hà Nội vào tháng 10/1979, để trao đổi ý kiến tạo tiền đề thành lập Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam.

(Bản gốc: TC Văn Hóa Phật Giáo số 363)

III
SỰ RA ĐỜI CỦA BAN VẬN ĐỘNG
THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

____________________________


DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP
BAN VẬN ĐỘNG THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Vào ngày 12/2/1980, chư Tôn đức Giáo phẩm lãnh đạo các tổ chức hệ phái Phật giáo trong cả nước đã có cuộc gặp gỡ tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện diện trong cuộc gặp lịch sử này có các vị cao Tăng như Hòa thượng Thích Đức Nhuận – Quyền Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam; Hòa thượng Thích Đôn Hậu – Chánh Thư ký Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; Hòa thượng Thích Trí Thủ – Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; Hòa thượng Thích Minh Nguyệt – Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh; Hòa thượng Thích Thế Long – Phó Hội trưởng kiêm Tổng Thư ký Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam; Hòa thượng Thích Giác Tánh, Hòa thượng Thích Trí Nghiêm, thành viên Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; Hòa thượng Thích Thiện Hào – Phó Chủ tịch Thường trực Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh; Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; Hòa thượng Thích Bửu Ý – Viện trưởng Viện Hoằng đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; Hòa thượng Thích Giới Nghiêm – Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam; Thượng tọa Thích Minh Châu – Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh; Thượng tọa Thích Từ Hạnh – Tổng Thư ký Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM; Thượng tọa Thích Thanh Tứ – Chánh Văn phòng Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam; Thượng tọa Thích Giác Toàn – Thường trực Trung ương Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam; Ni sư Huỳnh Liên – Ni trưởng Ni giới Khất sĩ Việt Nam; Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện, Cư sĩ Võ Đình Cường và Cư sĩ Tống Hồ Cầm.

Đúng 8 giờ sáng ngày 12/2/1980, trước lúc khai mạc phiên họp, các ông Nguyễn Văn Linh – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; ông Trần Bạch Đằng – Phó Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương và ông Phạm Quang Hiệu – Ban Tôn giáo Chính phủ đến thăm và nói chuyện. Trong cuộc trao đổi, ông Nguyễn Văn Linh đã dành phần lớn thời gian để trình bày về quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Phật giáo và nói về nhiệm vụ của Phật giáo đối với dân tộc.

Tại cuộc họp, ông nói rằng: “Người cộng sản Việt Nam, người đầu tiên là Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì lòng yêu nước, vì mục đích giải phóng dân tộc đã tìm ra con đường cộng sản chủ nghĩa. Người cộng sản Việt Nam quan niệm Đạo Phật cũng là con đường cứu khổ cứu nạn dân tộc. Tuy đường lối và phương tiện có khác, nhưng vẫn có mục đích chung là mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Đạo Phật hiện diện trên đất nước ta gần 2.000 năm, lớn lên trong lòng dân tộc, gắn bó với sự tồn vong của dân tộc. Người cộng sản Việt Nam xem Đạo Phật là một tôn giáo của dân tộc, trong khi đấu tranh cho hạnh phúc của dân tộc, người cộng sản Việt Nam xem người Phật tử Việt Nam như là những người bạn đường, đồng chí trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước”.

Phát biểu về nhiệm vụ của Phật giáo đối với dân tộc, ông nói: “Lịch sử giao phó cho Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo dân tộc, với sứ mạng đó, chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng các vị lãnh đạo Phật giáo Việt Nam và đồng bào Phật tử sẽ phát huy truyền thống yêu nước của mình, tiếp tục đi theo con đường cách mạng, để góp phần vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”.

Tại buổi nói chuyện, ông nhấn mạnh: “Đây là buổi gặp mặt đầu tiên của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam với giới lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, cùng hướng đến một tương lại tươi sáng của Tổ quốc Việt NamPhật giáo Việt Nam” [1]. Sau đó, Hòa thượng Thích Trí Thủ thay mặt toàn thể các vị trong buổi họp mặt có lời phát biểu cảm ơn, bày tỏ niềm xúc động trước quan điểmthái độ chân thành của các vị đại diện Đảng và Nhà nước, Hòa thượng nói: “Đạo Phật và dân tộc gắn liền nhau trong lịch sử. Từ khi du nhập đến nay, Đạo Phật xem dân tộc Việt Nam là quê hương. Tôi rất xúc động trước những lời phát biểu các vị đại diện Đảng và Chính phủ, và hy vọng những điều đó sẽ được thực hiện tốt đẹp” [2]. Sau lời đáp từ cảm ơn, tập trung vào vấn đề quan trọng của buổi họp mặt, Hòa thượng Thích Trí Thủ khẳng định: “Hôm nay nước nhà đã độc lập thống nhất, Phật giáo không có lý do gì lại duy trì sự phân hóa về mặt tổ chức và sự chia cắt Bắc Nam” [3]. Tiếp đó, Hòa thượng Thích Đôn Hậu phát biểu quan điểm: “Thực hiện đại đoàn kết là việc cần thiết đối với Phật giáo cũng như đối với dân tộc. Nguyện vọng của tôi trước sau như một là cần thực hiện thống nhất Phật giáo”.

Trước nguyện vọng thống nhất của Phật giáo Việt Nam thời đại mới, ông Trần Bạch Đằng đã phát biểu quan điểm của Đảng và Nhà nước, ông nói: “Việc thống nhất Phật giáo nên hay không nên trong lúc này, và cần phải thống nhất như thế nào, quý vị hoàn toàn tự định đoạt lấy. Đảng và Nhà nước sẵn sàng quan tâm giúp đỡ khi được yêu cầu” [4].
htthichtrithuHòa thượng Thích Trí Thủ thay mặt toàn thể các vị trong buổi họp mặt có lời phát biểu cảm ơn, bày tỏ niềm xúc động trước quan điểmthái độ chân thành của các vị đại diện Đảng và Nhà nước, Hòa thượng nói: “Đạo Phật và dân tộc gắn liền nhau trong lịch sử. Từ khi du nhập đến nay, đạo Phật xem dân tộc Việt Nam là quê hương. Tôi rất xúc động trước những lời phát biểu các vị đại diện Đảng và Chính phủ, và hy vọng những điều đó sẽ được thực hiện tốt đẹp”

Vào buổi chiều ngày 12/2/1980, phiên họp diễn ra hoàn toàntính cách nội bộ Phật giáo, toàn thể buổi họp đồng tâm suy cử Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận và Hòa thượng Thích Đôn Hậu, chứng minh buổi họp; Hòa thượng Thích Trí ThủHòa thượng Thích Minh Nguyệt chủ tọa điều hành buổi họp. Thượng tọa Thích Minh Châu, Thượng tọa Thích Từ Hạnh và Thượng tọa Thích Thanh Tứ làm Thư ký phiên họp. Nội dung phiên họp đã đưa ra một quyết định quan trọng, đó là thành lập “Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam” (gọi tắt là Ban Vận động) có nhiệm vụ vận độngnghiên cứu thực hiện công cuộc thống nhất Phật giáo nước nhà. Chư Tôn đức khẳng định Ban Vận độngtiêu biểu cho tiếng nói chung của Phật giáo Việt Nam với thành phần Ban Vận động bao gồm các vị giáo phẩm lãnh đạo các Giáo hội, tổ chức Hội, hệ phái Phật giáo và nhân sĩ Phật giáo hiện diện trong buổi họp mặt, sau đó Ban Vận động sẽ tiếp tục mời bổ sung, sau cuộc họp lịch sử này, Ban Vận động sẽ chính thức ra mắt tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và cố đô Huế.

Nhân đây chúng tôi xin nói thêm, trong công cuộc vận động thống nhất Phật giáo thời bấy giờ, ngoài hai tổ chức là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất do Hòa thượng Thích Trí Thủ – Viện trưởng Viện Hóa đạo đứng đầu, và Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức được thành lập sau ngày 30/4/1975, do Hòa thượng Thích Minh Nguyệt đứng đầu, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam do đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận là người tiêu biểu cao nhất cho Phật giáo cả nước, nhất là có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo miền Bắc, đây là tổ chức Phật giáo đóng góp công sức rất lớn cho công cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, nhất là sự hiện diện của Hòa thượng Thích Thế Long, đương nhiệm Phó Hội trưởng kiêm Tổng Thư ký Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam là rất quan trọng. Lúc ấy Hòa thượng Thích Thế Long đang giữ chức Phó Chủ tịch Tổ chức Phật giáo châu Á vì hòa bình (ABCP) nên uy tín của Hòa thượng rất lớn, là người có khả năng đại diện cho Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam giữ vai trò chủ chốt tham gia trong cuộc vận động thống nhất này. Chính vì vậy, khi thành lập Ban Vận động thống nhất, Hòa thượng Thích Thế Long được bầu làm Phó Trưởng ban thứ nhất của Ban Vận động.

Suốt gần 2 năm (tháng 2/1980 đến tháng 11/1981) xúc tiến, cuộc vận động trải qua nhiều cam go thử thách nhưng bằng tâm huyết và ý chí nỗ lực của chư Tôn đức, nhất là tinh thần tích cực dấn thân vì Giáo hội thống nhất và duy nhất của cả ba miền sẽ ra đời, Hòa thượng Thích Thế Long luôn tâm nguyệnđạo pháp và dân tộc trong bối cảnh đất nước hòa bình, thống nhất.

Trong vai trò lãnh đạo Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt đã nhiều lần phát biểu: “Phật giáo có thống nhất thì Phật giáo mới hưng thịnh. Phật giáo có thống nhất thì Phật giáo mới có cơ hội và điều kiện để đồng lòng chung sức đóng góp cho dân tộc, xây dựng đất nước, cho nên thống nhất Phật giáo trong giai đoạn này mới là biểu hiện của lòng yêu nước. Tôi cho rằng, yêu nước là động cơ thúc đẩy cho sự thống nhất Phật giáo, tôi nghĩ ngày nay cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam cũng phải xây dựng trên cơ sở đó. Chính vì vậy mà Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đã ra đời” [5]…

Trong bài diễn văn góp ý về cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Bửu Ý đã thay mặt Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Lục Hòa Tăng và Lục Hòa Phật tử bày tỏ sự vui mừng phấn khởi trước sự kiện lịch sử Phật giáo Việt Nam đang bước đi trên con đường thống nhất. Trong bài phát biểu có đoạn: “Tôi quan niệm Phật giáo chỉ có một, nhưng từ lâu phân ra nhiều hệ phái, vì thời cuộc, vì chế độ thực dân cũ và với âm mưu chia rẽ để lợi dụng bằng cách này cách nọ nhằm phục vụ ý đồ thống trị của chúng. Nay đất nước hoàn toàn giải phóng và thống nhất là một cơ duyên thuận lợi rất tốt để thống nhất Phật giáo thành một mối trên tinh thần hòa hợp Tăng già, chung sức chung lòng vì đạo pháp và dân tộc” [6]…

Tiếp đến, vào sáng ngày 13/02/1980, nội dung buổi họp tiếp tục bàn những vấn đề chung quanh nhiệm vụ Ban Vận động, bổ sung nhân sự và quyết định đặt trụ sở và văn phòng thường trực Ban Vận động tại chùa Quán Sứ – Hà Nội và chùa Xá Lợi – thành phố Hồ Chí Minh. Chư Tôn đức tham gia phiên họp đã làm việc, trao đổi, bàn bạc, góp ý sửa chữa nội dung dự thảo thông bạch và kiến nghị gởi Chính phủ và Mặt trận. Trong phiên họp chiều ngày 13/02/1980, chư Tôn đức lãnh đạo Phật giáo vinh hạnh đón tiếp Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Phó Thủ tướng Chính phủ; Giáo sư Nguyễn Văn Chi, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận thành phố Hồ Chí Minh, đến thăm viếng các vị lãnh đạo Phật giáo.

Ban Vận động được thành lập gồm các giáo phẩm chức sắc như: Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Trưởng ban; Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Mật Hiển, Hòa thượng Thích Bửu Ý, Hòa thượng Thích Giới Nghiêm, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Hòa thượng Thích Thế Long đồng Phó Trưởng ban; Hòa thượng Thích Thiện Hào là Ủy viên Thường trực; Thượng tọa Thích Minh Châu làm Chánh Thư ký; Thượng tọa Thích Từ Hạnh và Thích Thanh Tứ đồng Phó Thư ký; cùng với các Ủy viên như: Hòa thượng Thích Giác Tánh, Hòa thượng Thích Trí Nghiêm, Hòa thượng Thích Đạt Hảo, Hòa thượng Châu Mum, Thượng tọa Thích Thanh Trí, Thượng tọa Thích Chánh Trực, Thượng tọa Thích Giác Toàn, Ni sư Huỳnh Liên, Cư sĩ Nguyễn Văn Chế, Cư sĩ Võ Đình Cường và Cư sĩ Tống Hồ Cầm.
thichminhchau-122Việc thống nhất Phật giáo Việt Nam quy về một mối không chỉ là nguyện vọng của toàn thể Phật giáo đồ, mà hơn thế nữa, đó là chân lý tất yếu của Phật giáo Việt Nam, như theo nội dung báo cáo của Thượng tọa Thích Minh Châu khi nói về sứ mệnh của Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, ghi rõ: “Có thống nhất Phật giáo mới đoàn kết được toàn thể Tăng, Ni, Phật tử cả nước, nhờ đó chúng ta mới có thể thực hiện những Phật sự trọng đại của Phật giáo Việt Nam”.

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN VẬN ĐỘNG SAU KHI RA ĐỜI 

Sau khi được chính thức thành lập, Ban Vận động đã ra mắt tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) vào ngày 09/4/1980. Tại buổi lễ ra mắt, Hòa thượng Thích Trí Thủ đã tuyên đọc thông bạch của Ban Vận động gởi Tăng Ni, Phật tử cả nước và sau đó toàn Ban Vận động đã ra mắt với trên 200 đại biểu các vị Tăng Ni, Phật tử thủ đô.

Tại buổi ra mắt, ông Hoàng Tùng – Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương đến thăm và nói chuyện về tình hình đất nước với Ban Vận động tại chùa Quán Sứ. Đến ngày 15/5/1980, Ban Vận động đã làm lễ ra mắt trước 600 chư Tăng, Ni, Phật tử thành phố Hồ Chí Minh tại chùa Xá Lợi. Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt đã đọc diễn văn khai mạc và Hòa thượng Thích Trí Thủ đã tuyên đọc thông bạch của Ban Vận động, khẳng định bối cảnh nước nhà đã thống nhất là vận hội mới mở đường cho thống nhất Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng Thích Giới Nghiêm, Thượng tọa Thích Giác Toàn đại diện các tổ chức, hệ phái đã phát biểu bày tỏ hoan hỷcảm xúc, nhất trí hoàn toàn với việc thống nhất Phật giáo Việt Nam. Tiếp đến, vào hai ngày 23 và 24 tháng 5 năm 1980, Ban Vận động đã tổ chức ra mắt tại giảng đường chùa Từ Đàm (Huế) trước hơn 400 Tăng Ni, Phật tử cố đô.

Sau khi lễ ra mắt thành công tốt đẹp, tại Hà Nội, TP.HCM và Huế, giữa tháng 8 năm 1980, Ban Vận động đã có cuộc mạn đàm thân mật với 140 đại biểu nhân sĩ, trí thức, Phật tử thuộc nhiều tổ chức Giáo hội, hệ phái tại chùa Vĩnh Nghiêm (thành phố Hồ Chí Minh ) do Hòa thượng Thích Trí Thủ chủ trì. Nội dung cuộc mạn đàm xoay quanh vấn đề thống nhất Phật giáo Việt Nam, ghi nhận những tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp, các hệ phái đa số khi họ nói lên những suy nghĩ chân tình trước tình hình thống nhất Phật giáo, cùng những băn khoăn như chương trình tu học của Tăng Ni, tính biệt truyền của hệ phái; vấn đề hệ thống và cơ cấu tổ chức của Phật giáo Việt Nam sau khi thống nhất, vấn đề quản lý chùa chiền, quản lý Tăng, Ni…

Vào ngày 16/1/1981, Hội nghị kỳ II của Ban Vận động đã tiến hành tại Hà Nội, Hòa thượng Thích Trí Thủ trong diễn văn khai mạc, nêu rõ quyết tâm tiến hành sớm việc thống nhất Phật giáo Việt Nam trong năm 1981, Hội nghị đã thảo luận chương trình hoạt động của Ban trong năm 1981 và gấp rút chuẩn bị cho việc hình thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tiếp đến, từ ngày 15 đến 24/3/1981, Ban Vận động lần lượt đến thăm và tiếp xúc 9 hệ phái gồm: Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Hội Phật học Nam Việt, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, Thiên Thai Giáo Quán Tông; Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh ; Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam và Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước miền Tây Nam Bộ. Các cuộc tiếp xúc đã diễn ra giữa Ban Vận động và các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái trong bầu không khí cởi mở, chân tìnhthẳng thắn. Mọi tâm trạng, tư tưởng của quý vị đều nhìn về một hướng chung, đó là thống nhất Phật giáo Việt Nam, đó là lựa chọn duy nhấtphù hợp nhất trong bối cảnh nước nhà thống nhất, có còn chăng là những ưu tư thứ yếu mà trong quá trình thống nhất sẽ được đồng nhất hoặc cởi bỏ cho phù hợp với tình hình chung và trên tinh thần thống nhất ý chí.

Vào ngày 5/8/1981, tại chùa Xá Lợi (quận 3, thành phố Hồ Chí Minh ), Hội nghị kỳ III của Ban Vận động đã họp phiên toàn thể, có thể nói đây là hội nghị cuối cùng của Ban Vận động trước khi tiến hành hội nghị thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam diễn ra vào đầu tháng 11 năm 1981. Hội nghị đặt dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Đức Nhuận và chủ trì của Hòa thượng Thích Trí Thủ, cùng các vị giáo phẩm trong Ban Thường trực, phía khách mời có các ông Nguyễn Quang Huy – Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ; ông Ung Ngọc Ky – Ủy viên Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh . Mục đích của Hội nghị kỳ III là để các vị trong Ban Vận động, lãnh đạo các hệ phái góp ý kiến, thảo luận các phương thức và đường lối thống nhất Phật giáo Việt Nam, Hội nghị cũng đã thảo luận góp ý kiến về bản dự thảo văn kiện thống nhất Phật giáo cùng nội dung tổ chức Hội nghị đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam. Qua 4 ngày làm việc trong tình đoàn kết, cảm thôngxây dựng, Hội nghị kỳ III đã thành công viên mãn trong niềm tin mãnh liệt vào tiền đồ rạng rỡ của Phật giáo Việt Nam.

Vào sáng ngày 9/10/1981, Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đã phối hợp với Ban Vận động thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi họp mặt Tăng Ni, Phật tử thành phố Hồ Chí Minh tại chùa Xá Lợi nhằm chuẩn bị tiến tới Hội nghị đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 11 năm 1981, cuộc họp mặt quy tụ trên 1.000 Tăng, Ni, Phật tử tiêu biểu của các hệ phái, tổ chức Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh . Tại cuộc họp, Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Trưởng ban Nội dung đọc lời đúc kết các ý kiến đóng góp trong cuộc họp, nói lên được tính nhất quán cao độ và sâu sắc của toàn thể Tăng Ni, Phật tử hiện diện đối với công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Như vậy, sau gần hai năm tích cực làm tốt vai trò của mình, thu thập ý kiến của Ban Lãnh đạo các tổ chức, hệ phái Phật giáo trên cả nước để soạn thảo văn kiện căn bản cho sự thống nhất; đồng thời tổ chức hội nghị đại biểu các hệ phái, thảo luận, biểu quyết các văn kiệnthành lập Ban Lãnh đạo Trung ương lâm thời để triển khai thành lập cơ cấu tổ chức các tỉnh thành. Trong trả lời phỏng vấn Báo Giác Ngộ trước thềm Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Trí Thủ cho biết, con đường đó dù có nhiều thuận lợi vì có cùng một điểm chung, đó là nguyện vọng thống nhất Phật giáo trong bối cảnh đất nước thống nhất, độc lập, một sự thống nhất thực sự với trọn vẹn ý nghĩa của nó, nhưng không phải là không gặp một vài sự khó khăn, song Ngài cho rằng “Chân lý bao giờ cũng thắng”. Thật vậy, việc thống nhất Phật giáo Việt Nam quy về một mối không chỉ là nguyện vọng của toàn thể Phật giáo đồ, mà hơn thế nữa, đó là chân lý tất yếu của Phật giáo Việt Nam, như theo nội dung báo cáo của Thượng tọa Thích Minh Châu khi nói về sứ mệnh của Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, ghi rõ: “Có thống nhất Phật giáo mới đoàn kết được toàn thể Tăng Ni, Phật tử cả nước, nhờ đó chúng ta mới có thể thực hiện những Phật sự trọng đại của Phật giáo Việt Nam”.

(Tiếp theo Kỳ 4: Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam)

 

Chú thích:

* HT. Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

[1], [2], [3], [4], [5]: Hoàng Hạ (tổng hợp) (11/2017), “Tiến trình vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam”, Giác Ngộ Online, www.giacngo.vn/tien-trinh-van-dong-thong-nhat-phat-giao-viet-nam-post36463.html, truy cập 17/3/2021.
[6] Trích từ diễn văn góp ý về cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam của Hòa thượng Thích Bửu Ý, đăng trong tập “Kỷ yếu Hòa thượng Thích Bửu Ý” lưu hành nội bộ, năm 1998.


IV
HỘI NGHỊ THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM
___________________________


DUYÊN KHỞI

Phật giáo Việt Nam với nguyện vọng hợp nhất các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo trong cả nước thành một khối thống nhất, trong khoảng thời gian này, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM và một số tỉnh thành ra đời nhằm kết nối, gắn bó giữa các tổ chức Giáo hội và hệ phái.

Tiếp đến, vào năm 1980, một Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam được hình thành, sau gần hai năm tích cực làm tốt vai trò vận động, chư Tôn đức trong Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đã thu thập ý kiến của chư Tôn đức lãnh đạo các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo trên cả nước để soạn thảo văn kiện căn bản cho sự thống nhất. Đồng thời, chư Tôn đức tổ chức Hội nghị Đại biểu các hệ phái, thảo luận, biểu quyết các văn kiệnthành lập Ban Lãnh đạo Trung ương lâm thời để triển khai thành lập cơ cấu tổ chức các tỉnh thành. Từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu toàn này, Ban vận độngchư Tôn đức đã tạo tiền đề tốt đẹp và rất thuận lợi để tiến tới Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam hướng đến thành lập một tổ chức Giáo hội Phật giáo duy nhất không chỉ là nguyện vọng của toàn thể Phật giáo đồ, mà hơn thế nữa, đó là chân lý tất yếu của Phật giáo Việt Nam.

Được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nhất là sự tích cực làm việc không ngừng nghỉ của chư Tôn đức trong Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, tâm huyết và sự nỗ lực của chư Tôn đức trong 9 Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo đương thời đã dẫn đến một sự kiện quan trọng, đó là Hội nghị thống nhất Phật giáo toàn quốc được tổ chức trọng thể tại chùa Quán Sứ – Thủ đô Hà Nội từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 11 năm 1981. Đây là duyên khởi của sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

hoi nghi 2hoi nghi 1Chư Tôn giáo phẩm cùng nhất tâm đảnh lễ Tam bảo trước phiên khai mạc Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam.Nguồn: vanhoaphatgiaovietnam.net

Khởi sự vào ngày 4 tháng 11 năm 1981, Hội nghị thống nhất Phật giáo cả nước được khai mạc tại chùa Quán Sứ – thủ đô Hà Nội, mở ra trang sử mới của Phật giáo nước nhà khi tất cả Tăng Ni, tín đồ đều hội tụ dưới một mái nhà của tinh thần đoàn kết, hòa hợp, đánh dấu một giai đoạn mới vô cùng quan trọng, vừa tiếp nối truyền thống vẻ vang của 2000 năm truyền bá giáo lý của Đức Bổn Sư trên đất nước Việt Nam thân yêu, vừa viết những trang sử mới của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại. Đại hội đã quy tụ 165 Đại biểu của 9 tổ chức Giáo hội, hệ phái Phật giáo trong cả nước, gồm có:

1/ Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam

2/ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

3/ Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam.

4/ Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM.

5/ Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam.

6/ Giáo hội Thiên Thai Giáo Quán Tông.

7/ Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam.

8/ Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước miền Tây Nam Bộ.

9/ Hội Phật học Nam Việt.

Trong quá trình diễn ra Đại hội, để tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, với người thầy của cách mạng Việt Nam, toàn thể Đại biểu Đại hội, thay mặt cho Tăng Ni, Phật tử cả nước đã vào lăng kính viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã đến chào cụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Trong buổi lễ khai mạc, Đại hội đã được cụ Hoàng Quốc Việt – Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cụ Xuân Thủy – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước đến dự, phát biểu ý kiến và nhiệt liệt hoan nghênh 9 Giáo hội, tổ chức Hội và Hệ phái Phật giáo trong cả nước đã tụ hội về Thủ đô Hà Nội tiến hành Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Trong bài phát biểu của mình, cụ Hoàng Quốc Việt đã khẳng định: “Việc thống nhất Phật giáo cả nước là nguyện vọng chánh đáng và tha thiết của đông đảo Tăng Ni và đồng bào Phật tử đã ấp ủ từ lâu, nhưng trước đây chưa thể thực hiện được vì đất nước bị chia cắt; kẻ thù lại tìm mọi cách ngăn cản, gây chia rẽ trong nội bộ Phật giáo hòng thao túnglợi dụng. Ngày nay, nhân dân ta đã đuổi hết quân xâm lược, giang sơn gấm vóc của ta đã qui về một mối, Tổ quốc ta đã hoàn toàn độc lập và thống nhất. Đó là điều kiện thuận lợi để cho Tăng Ni và đồng bào Phật tử thực hiện trọn vẹn nguyện vọng thống nhất Phật giáo cả nước của mình…”, “…Hội nghị này sẽ là dịp để đồng bào Phật giáo phát huy được truyền thống yêu nước tốt đẹp của mình, và quyết tâm xứng đáng hơn nữa với những anh hùng, liệt sĩ, của những Tăng Ni và đồng bào Phật tử đã xả thân cho sự nghiệp thống nhất và độc lập của Tổ quốc, cho tiền đồ của dân tộc”.

Theo trình tự Đại hội, sau diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Thích Trí Thủ – Trưởng ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đọc tại Hội nghị, tiếp đến Thượng tọa Thích Minh Châu – Chánh Thư ký Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đã đọc báo cáo về quá trình hoạt động của các cuộc vận động từ trước đến nay, kế đến quý Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Thượng tọa Thích Minh Châu, Thượng tọa Thích Thanh Tứ, Thượng tọa Thích Từ Hạnh thuyết trình dự thảo Hiến chươngdự thảo chương trình hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trong diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Trí Thủ – Trưởng ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đã nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của Đại hội: “Hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử 2000 năm Phật giáo Việt Nam, chúng ta có được một Đại hội gồm đủ Đại biểu của các tổ chức, giáo hội, hệ phái Phật giáo trong cả nước:

Bắc tông, Nam tông, Khất sĩPhật giáo Khmer, Tăng, Ni và nam nữ cư sĩ, già và trẻ, từ mọi miền đất nước Việt Nam đã vân tập về đây, trong hội trường trang nghiêmrực rỡ này, với một quyết tâm sắt đá: xây dựng hoàn thành ngôi nhà thống nhất Phật giáo Việt Nam… Quý vị là biểu tượng của những đóa hoa sen nhiều màu nhiều vẻ, về đây kết thành lẵng hoa vĩ đại, dâng lên Đức Phật để tỏ lòng sùng bái của hàng đệ tử suốt đời trung hiếu với Đức Bổn Sư… Quý vị cũng là những viên đá tảng, đúc kết bằng những ước nguyện thiết tha và mãnh liệt của toàn thể Tăng, Ni và Phật tử cả nước, về đây làm nền móng vững chắc cho ngôi nhà thống nhất Phật giáo được xây lên”[1].

chua quan su

Mục đích thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo toàn quốc lần này cũng được Hòa thượng Thích Trí Thủ nêu lên rất rõ, đó là: “Mở ra một hướng phát triển mới trong lịch sử Phật giáo nước nhà, làm lợi ích cho Tổ quốc và nhân dân, làm sáng chói tinh thần Phật giáo trong thời đại nước Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát huy cao hơn nữa truyền thống gắn bó hài hòa giữa Đạo Phật với dân tộc, đảm bảo truyền thống tín ngưỡngphương pháp tu hành của Tăng, Ni và đồng bào Phật tử theo lời Phật dạy. Chúng ta quyết tâm củng cố hàng ngũ trong nội bộ Phật giáo chúng ta, đoàn kết với các giới đồng bào các dân tộc trong mặt trận đoàn kết toàn dân. Với sức mạnh đoàn kết đó, chúng ta tin chắc rằng sứ mệnh phụng sự đạo pháp và dân tộc, công cuộc đóng góp cho Hòa bình thế giớihạnh phúc nhân loại sẽ được nhiều hiệu quả hơn”[2].

Trong bài diễn văn khai mạc, Hòa thượng Thích Trí Thủ nói lên nhiệm vụ thiêng liêngtrọng tâm của Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới: “Nhiệm vụ của chúng ta vô cùng lớn lao, không những đối với hoài bão, nguyện vọng chính đáng của Tăng Ni, Phật tử trong hiện tại, mà còn đối với công đức của chư Tổ và tiền nhân trong quá khứ đã để lại cho chúng ta một nền văn hóa Phật giáo rạng rỡ, trong nền văn hóa dân tộc bốn ngàn năm. Những quyết định của chúng ta trong Đại hội lịch sử lần này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vận mạng và tiền đồ Phật giáo Việt Nam, góp phần tích cực trong bước đi lên của dân tộc, đồng thời góp phần đem lại hòa bình an lạc cho Tổ quốc và nhân loại”[3].

Cũng trong diễn văn khai mạc, đại diện cho 9 Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo trong cả nước, Hòa thượng Thích Trí Thủ, Trưởng ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, nêu bật lên phương châm, định hướng của sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam: “Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam đặt trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên, các truyền thống hệ phái và phương tiện tu hành đúng chính pháp đều được tôn trọng, duy trì. Đây là một sự thống nhất thật sự, trọn vẹn và dân chủ”[4]. Đồng thời cũng nói lên tính ưu việt của sự nghiệp thống nhất Phật giáo cả nước mà toàn thể Hội nghị trong từng phút từng giây đang hướng đến: “Trong quá khứ, đáp lại nguyện vọng thiết tha của Tăng, Ni và tín đồ, nhiều tổ chức, giáo hội cũng đã cố gắng tập hợp Tăng tín đồ của nhiều hệ phái, đoàn thể Phật giáo dưới danh nghĩa thống nhất. Nhưng vì cơ duyên chưa hội đủ, hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, âm mưu chia để trị của thực dân cũ và mới, chưa có một tổ chức Phật giáo nào thực sự được thống nhất trọn vẹn, toàn diện, đúng với danh xưng. Ngày nay đất nước đã độc lập thống nhất thực sự, với sự khuyến khích giúp đỡ của Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với kinh nghiệm đã qua và sự quyết tâm của toàn thể Tăng, Ni, Phật tử cả nước, chúng ta có đủ yếu tố để tin tưởng rằng chúng ta sẽ xây dựng thành công một nền Phật giáo Việt Nam thống nhất thực sự, đúng với danh nghĩa của nó, nền thống nhất này sẽ dựa trên tinh thần dân chủ, lấy tứ chúng đồng tu làm cơ sở, chứ không dựa trên giáo quyền, phong kiến hay quyền lực cá nhân, tổ chức này sẽ là tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước”[5].

Sau bài diễn văn khai mạc của Hòa thượng Trưởng ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam trình bày trước Đại hội, toàn thể 165 Đại biểu đại diện cho 9 Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo trong cả nước, đã tập trung trí tuệ thảo luậnbiểu quyết thông qua bản Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà Ban Vận động đã soạn thảo trước; thảo luận và thông qua chương trình hoạt động đại cương của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tiến hành việc giới thiệu và suy tôn Hội đồng Chứng minh, giới thiệu và suy cử Hội đồng Trị sự… Có thể nói rằng đây là những công việc cực kỳ quan trọng trước thời khắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam sắp ra mắt, thời khắc quan trọng này đang nhích dần theo từng diễn biến tại Đại hội.

Ý thức sâu sắc trách nhiệm lớn lao đối với lịch sử truyền bá giáo lý Phật Đà trên mảnh đất Việt Nam từ 2000 năm nay, nhất là đối với vận mệnhtiền đồ của Phật giáo Việt Nam, cũng như đối với công cuộc xây dựngbảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu, toàn thể 165 Đại biểu đều thành tâm đem hết trí tuệ nhiệt tình đóng góp cho đại hội, qua thái độ cởi mở và cảm thông với tinh thần đoàn kết và xây dựng chân tình, nhờ đó, đại hội đã diễn tiến hài hòa trong tinh thần đồng đạo, thắm tình ruột thịt và đã thu hoạch được những thành quả vô cùng lớn lao như sau:

Hoàn thành việc xây dựngbiểu quyết thông qua một bản Hiến chương cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nội dung đoàn kết và thống nhất thực sự, thể hiện tinh thần dân chủ, vô ngã, vị thalục hòa của Phật giáo.

– Suy tôn Hội đồng Chứng minh và suy cử Hội đồng Trị sự Trung ương.

Thảo luậnbiểu quyết thông qua bản Đại cương chương trình hoạt động của Giáo hội, gồm 6 điểm:

1/ Thực hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần hòa hợp đại chúng giữa các giáo pháiTăng Ni, tín đồ.

2/ Hoằng dương chính pháp, chấn hưng tư tưởng trong sángtích cực của giáo lý Đức Phật.

3/ Đào tạo Tăng, Ni và hướng dẫn việc tu hành của Phật tử.

4/ Phát huy truyền thống yêu nước và gắn bó với dân tộc, tích cực tham gia xây dựngbảo vệ Tổ quốc.

5/ Xây dựng kinh tế nhà chùa, nhằm giải quyết đời sống của Tăng, Ni và góp phần lợi ích cho xã hội.

6/ Phát triển quan hệ hữu nghị với Phật tử trên thế giới, góp phần vào việc xây dựng hòa bình và an lạc cho nhân loại.

(Tiếp theo kỳ 5: Sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

 

Chú thích:

* HT. Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

[1], [2], [3], [4], [5]: Trích diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Thích Trí Thủ, Trưởng ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đọc tại Hội nghị.

(Bản gốc: TC. Văn Hóa Phật Giáo số 365)


______________________________________
Xem thêm những góc khuất của vấn đề:
Tâm và tầm, tiêu chuẩn người lãnh đạo của giáo hội (Bài tham luận của ĐĐ. Thích Thiện Thuận)
Thế Sự Nhiễu Nhương ! (Minh Mẫn)
Thống Nhất Phật Giáo Đỗ-trung-hiếu
Thượng Toạ Thích Tuệ Sỹ Kể Lại Một Vài Chi Tiết Về Giai Đoạn Thành Lập GHPGVN Và HT. Thích Trí Thủ









.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.