Bilingual. 262. Police and army personnel raided Buddhist pagodas in Saigon and Hue yesterday using arms, grenades and tear gas. A number of Buddhists were reported killed or wounded, and many others were arrested.

28/08/20233:13 SA(Xem: 1436)
Bilingual. 262. Police and army personnel raided Buddhist pagodas in Saigon and Hue yesterday using arms, grenades and tear gas. A number of Buddhists were reported killed or wounded, and many others were arrested.

  blank

Bilingual. 262. Police and army personnel raided Buddhist pagodas in Saigon and Hue yesterday using arms, grenades and tear gas. A number of Buddhists were reported killed or wounded, and many others were arrested. / CẢNH SÁT VÀ QUÂN ĐỘI ĐÃ ĐỘT KÍCH CÁC NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO Ở SÀI GÒN VÀ HUẾ NGÀY HÔM QUA BẰNG VŨ KHÍ, LỰU ĐẠN VÀ HƠI CAY. BÁO CÁO CHO BIẾT NHIỀU PHẬT TỬ CHẾT HOẶC BỊ THƯƠNG, VÀ NHIỀU NGƯỜI KHÁC ĐÃ BỊ BẮT.

 

Office-of-the-Historian-logo_500x168 (1)262. Editorial Note

The President’s Intelligence Checklist, August 21, 1963, which was read by the President, contains the following summary of events in Vietnam under an item entitled “South Vietnam”:

“a. Diem’s regime seems determined to repress forcefully the rising Buddhist agitation, despite strong advice from US representatives and an urgent plea from Saigon’s ambassador to Washington.

“b. Police and army personnel raided Buddhist pagodas in Saigon and Hue yesterday using arms, grenades and tear gas.

“c. A number of Buddhists were reported killed or wounded, and many others were arrested. The fate of key Buddhist leaders is not yet known.

“d. Martial law has been declared throughout the country, and all communications are in military hands.

“e. These harsh measures may only serve to further alienate the Vietnamese public and will further damage Diem’s image throughout the world.

“f. Some senior Vietnamese officers may have agreed with this action as necessary to prevent the spread of unrest. However, we know little of the attitude of junior officers and enlisted men, most of whom are Buddhists, or how they would react if ordered to quell popular disturbances.” (Kennedy Library, National Security Files Chester V. Clifton Series)

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d262

.... o ....

262. Ghi Chú của Ban biên tập [Sử liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ]

Danh sách các tin tình báo trình lên Tổng thống Kennedy, ngày 21 tháng 8 năm 1963, được Tổng thống Kennedy đọc, có phần tóm tắt sau đây về các sự kiệnViệt Nam dưới mục có tựa đề “Miền Nam Việt Nam”:

"a. Chế độ của Diệm dường như quyết tâm trấn áp mạnh mẽ phong trào dao động Phật giáo đang gia tăng, bất chấp lời khuyên mạnh mẽ từ các đại diện Hoa Kỳ và bất chấp lời kêu gọi khẩn cấp từ đại sứ Việt Nam tại Washington (LND: Trần Văn Chương là Đại sứ VN tại Hoa Kỳ, và là thân phụ của bà Ngô Đình Nhu).

“b. Cảnh sát và quân đội đã đột kích nhiều ngôi chùa Phật giáo ở Sài Gòn và Huế ngày hôm qua bằng vũ khí, lựu đạn và hơi cay.

"c. Báo cáo cho biết nhiều Phật tử chết hoặc bị thương, và nhiều người khác đã bị bắt. Số phận của các nhà lãnh đạo chủ chốt của Phật giáo vẫn chưa được biết.

“d. Thiết quân luật đã được ban bố trên khắp đất nước VN và mọi thông tin liên lạc đều nằm trong tay quân đội.

“e. Những biện pháp khắc nghiệt này có thể chỉ khiến công chúng Việt Nam xa lánh hơn nữa và sẽ làm tổn hại thêm đến hình ảnh của ông Diệm trên toàn thế giới.

“f. Một số sĩ quan cấp cao của Việt Nam có thể đã đồng ý với hành động này là cần thiết để ngăn chặn tình trạng bất ổn lan rộng. Tuy nhiên, chúng ta [Hoa Kỳ] biết rất ít về thái độ của các sĩ quan cấp dưới và quân nhân, hầu hết là Phật tử, hoặc họ sẽ phản ứng thế nào nếu được lệnh dập tắt những xáo trộn trong quần chúng.” (Thư viện Kennedy, Tập tin An ninh Quốc gia Chester V. Clifton Series)

... o ....

 

THAM KHẢO

THE PENTAGON PAPERS: BIẾN ĐỘNG PHẬT GIÁO

Từ Ngày 8-5 Tới 21-8-1963

 

Hồ Sơ Mật Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về Cuộc Chiến VN

Giải Mật Ngày 13-6-2011

Dịch theo bản văn từ trang nhà của Đại Học Mount Holyoke College:

https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon2/pent6.htm

(LỜI NGƯỜI DỊCH: The Pentagon Papers là tên gọi tắt một hồ sơ tối mật về Cuộc Chiến Việt Nam; theo Wikipedia, hồ sơ này tên chính thức là “United States – Vietnam Relations, 1945–1967: A Study Prepared by the Department of Defense” (Quan Hệ Mỹ-Việt, 1945--1967: Cuộc Nghiên Cứu Thực Hiện Bởi Bộ Quốc Phòng). Hồ sơ này được giải mật và phổ biến công khai năm 2011.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert McNamara thành lập Ban Đặc Nhiệm Nghiên Cứu Về Việt Nam ngày 17-6-1967, có nhiệm vụ viết một “tự điển bách khoa về Cuộc Chiến Việt Nam,” mà theo ông là để lưu hồ sơ cho các sử gia và để ngăn cản các sai lầm chính sách trong các chính phủ Hoa Kỳ tương lai.

Hồ sơ này thực hiện bởi 36 nhà phân tích – phân nửa là các sĩ quan đương nhiệm lúc đó, phần còn lại là các học giả và các viên chức dân sự liên bang -- phần lớn dựa vào các hồ sơ có sẵn trong Bộ Quốc Phòng. Hồ sơ gồm 3,000 trang phân tích lịch sử, và 4,000 trang tài liệu gốc của chính phủ, soạn thành 47 tập, và xếp loại “Top Secret – Sensitive” (“Tối Mật -- Nhạy Cảm.” Chữ “nhạy cảm” chỉ có nghĩa là việc phổ biến hồ sơ sẽ làm chính phủ Mỹ mất mặt.)

Ban Đặc Nhiệm in hồ sơ làm 15 ấn bản duy nhất. Ngày giải mật và phổ biến tới các thư viện Tổng Thống, và tới Trung Tâm Giải Mật Quốc Gia của Văn Khố Liên Bang là ngày 13-6-2011.

Sau đây là bản dịch về tình hình Phật Giáo Việt Nam thời gian từ ngày 8-5-1963 tới ngày 21-8-1963, nằm trong “Chapter 4, ‘The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May-November, 1963’ pp.201-276” thuộc Tập 2.

Một số ghi nhận về hồ sơ này trong bối cảnh từ ngày 8-5-1963 cho tới ngày 21-8-1963:

● Ông Diệm biệt đãi Thiên Chúa Giáo, kỳ thị Phật Giáo;

● Thảm sát ở Huế ngày 8-5-1963 xảy ra tình cờ, bất ngờ;

Trách nhiệm thảm sát ở Huế là do chính quyền Huế, nhưng ông Diệm đổ tội cho VC;

Biểu tình ngày 3-6-1963 bị đàn áp bằng hơi cay, Mỹ nghi có hơi độc mustard gas;

● Cuộc vị pháp thiêu thân của HT Thích Quảng Đức gây chấn động toàn cầu;

● Thông Cáo Chung 16-6-1963 không được ông Diệm thực thi, và bị ông Nhu phá;

● Cao điểm sự tráo trở của chính phủ ông Diệm là cuộc tổng bố ráp các chùa toàn quốc ngày 21-8-1963, bắt 1.400 nhà sư trong đó có Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết (Hội chủ của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam) và Thượng Tọa Thích Tâm Châu (Ủy ban Liên phái Phật Giáo).

Độc giả có thể đọc thêm nguyên bản Anh văn kèm dưới đây. Bản dịch thực hiện bởi Cư Sĩ Nguyên Giác.)

BẢN VIỆT DỊCH

Sự kiện tại Huế ngày 8 tháng 5-1963 -- một sự kiện dẫn tới những gì được gọi là cuộc khủng hoảng Phật giáo và khởi sự cho một chuỗi sự kiện đã tận cùng dẫn tới việc lật đổ chế độ ông Diệm và hạ sát anh em nhà Ngô – đã xảy ra một cách tình cờ và bất ngờ.

Không ai thấy trước rằng sự kiện Huế sẽ khởi lên một vận động đối lập toàn quốc có khả năng gần như tất cả những người dị biệt chính kiến và không Cộng sản tại Nam Việt Nam. Một cách quan trọng hơn, lúc đó chưa ai nhận ra đúng về mức độ bất mãn của dân Việt Nam đối với chính phủ ông Diệm, cũng như về mức độ mục nát chính trị trong chế độ, một chế độ không còn khả năng đối phó với sự bất mãn rộng lớn.

Cội nguồn tôn giáo của sự kiện này có thể dò tới cuộc di cư đông đảo của người tỵ nạn Thiên Chúa Giáo ra khỏi Bắc Việt Nam sau khi Pháp thua trận năm 1954. Khoảng một triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo rời bỏ Miền Bắc và định cư ở Miền Nam. Ông Diệm -- một cách hiển nhiên, vì động cơ tôn giáonhân đạo, và với ý định tuyển một hậu thuẫn chính trị từ đồng đạo của ông – đã biệt đãi những người tỵ nạn Thiên Chúa Giáo này qua việc cấp đất, cứu trợ và hỗ trợ, cấp giấy phép thương mại và xuất nhập cảng, ưu tiên tuyển làm công chức, và các biệt đãi khác từ chính phủ. Bởi vì ông Diệm có thể dựa vào sự trung thành của họ, họ được điền vào gần như tất cả các chức vụ quân sự và dân sự quan trọng.

Như một định chế, Giáo Hội Thiên Chúa Giáo hưởng một quy chế pháp lý đặc biệt. Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục là anh và là cố vấn của ông Diệm. Nhưng trước năm 1962, không có kỳ thị minh bạch chống người Phật Tử. Tuy nhiên, tại Nam Việt Nam nơi có từ 3 tới 4 triệu Phật Tử tu học và có 80% dân số là Phật Tử trên danh nghĩa, chính sách của ông Diệm – thiên vị Thiên Chúa Giáo, độc tài toàn trị, và kỳ thị tôn giáo – đã làm ngún cháy sự bất mãn.

Vào tháng 4-1963, chính phủ ra lệnh các quan cấp tỉnh thực hiện một lệnh cấm, nguyên đã có từ lâu nhưng thường bị bỏ lơ, về treo cờ tôn giáo. Lệnh này đưa ra vừa sau những lễ hội được khuyến khích chính thức tại Huế để kỷ niệm 25 năm ngày ông Ngô Đình Thục được tấn phong Tổng Giám Mục Huế, mà trong dịp đó cờ Vatican treo đầy khắp. Lệnh này cũng đưa ra, như đã xảy ra, vừa trước ngày Phật Đản (ngày 8 tháng 5-1963), một Đại Lễ Phật Giáo.

Huế, cố đô của Việt Nam, lúc đó là trung tâm thực sự duy nhất về học Phật và học bổng về tu học Phật Giáo tại Việt Nam, và đại học nơi đây (Huế) từ lâu là một trung tâm của những bất đồng khuynh tả. Không ngạc nhiên gì, lúc đó, Phật Tử Huế đã treo cờ của họ bất chấp lệnh cấm và, khi chính quyền địa phương ra vẻ như đã nhượng bộ về lệnh cấm treo cờ, Phật Tử biểu lộ cứng rắn hơn để sẽ tổ chức một cuộc tụ họp đông người theo lịch trình trước đó đã định vào ngày 8 tháng 5 để mừng Phật Đản.

Nhìn thấy cuộc tụ họp đông người đó như một thách thức đối với ảnh hưởng của gia đình họ Ngô (Huế cũng là thủ đô lãnh địa chính trị của Ngô Đình Cẩn, em của ông Diệm) và đối với chính quyền địa phương, các viên chức địa phương tìm cách giải tán đám đông. Khi các nỗ lực ban đầu không có kết quả, Phó Tỉnh Trưởng (cũng là giáo dân Thiên Chúa Giáo) ra lệnh cho lính của ông nổ súng. Thế là dẫn tới hỗn loạn, 9 người bị giết, trong đó có vài trẻ em, và 14 người bị thương. Xe bọc sắt được cho là đã cán lên một số nạn nhân. Chính quyền ông Diệm sau đó loan tin rằng một cán bộ Việt Cộng đã ném một quả lựu đạn vào đám đông và rằng các nạn nhân bị giẫm đạp bởi đám đông hỗn loạn. Chính phủ ông Diệm nhất quyết không chịu nhận trách nhiệm, ngay cả khi các quan sát viên độc lập đưa ra các đoạn phim cho thấy quân chính phủ bắn vào đám đông.

Cá tính quan lại của ông Diệm không cho phép ông xử lý cuộc khủng hoảng này với sự linh độngtế nhị cần thiết. Ông Diệm không có thể công khai nhận trách nhiệm về thảm kịch và tìm sự hòa giải với những Phật Tử giận dữ. Ông còn tin rằng sự mất mặt công khai như thế sẽ làm suy yếu thẩm quyền cai trị của ông, hiển nhiên đối với sự kiện rằng không nhà lãnh đạo thời hiện đại nào có thể từ lâu đã bỏ mặc sự bất mãn lớn lao như thế bất kể rằng đạo đức cá nhân riêng ông có thể tốt như thế nào. Do vậy chính phủ bám chặt vào cách giải thích riêng về chuyện đã xảy ra.

Ngày kế tiếp ở Huế, hơn 10,000 người biểu tình để phản đối cuộc thảm sát. Đó là cuộc biểu tình đầu tiên của một chuỗi dài những biểu tìnhPhật Tử dùng để áp lực chế độ ông Diệm trong 4 tháng kế tiếp. Phật Tử đã mau chóng tự tổ chức, và vào ngày 10 tháng 5-1963, bản Tuyên Ngôn của các chức sắc Phật Giáo trình lên chính phủ, yêu cầu được tự do treo cờcủa họ, được bình đẳng về pháp lý với Giáo Hội Thiên Chúa Giáo, xin ngưng việc bắt bớ, xin tự do trong việc hành đạo, và xin bồi thường các nạn nhân sự kiện ngày 8 tháng 5-1963 cùng với trừng phạt những kẻ trách nhiệm.

Năm nguyện vọng này chính thức trình lên Tổng Thống Diệm ngày 15 tháng 5-1963, và Phật Tử đã tổ chức buổi họp báo đầu tiên của họ sau buổi trao Tuyên Ngôn đó. Những cuộc tuyệt thực và những buổi họp liên tục cho hết tháng 5, nhưng ông Diệm tiếp tục trì trệ trong việc giải quyết vấn đề và gây bất mãn thêm.

Vào ngày 30-5-1963, khoảng 350 nhà sư Phật Giáo biểu tình trước tòa nhà Quốc Hội ở Sài Gòn, và cuộc tuyệt thực 48 giờ được loan báo. Vào ngày 3-6-1963, một cuộc biểu tình ở Huế bị giải tán bằng hơi cay và nhiều người bị phỏng, dẫn tới các cáo buộc rằng lính ông Diệm đã sử dụng hơi độc mustard gas (LND: mustard gas là chất lỏng gây phỏng da và cơ, có thể chết người, được dùng làm vũ khí hóa học từ Thế Chiến I). Vào ngày 4-6, chính phủ loan báo bổ nhiệm một ủy ban liên bộ chỉ huy bởi Phó Tổng Thống Thơ để giải quyết vấn đề tôn giáo, nhưng vào lúc này cử chỉ đó có lẽ đã quá trễ. Phần lớn dân số thành thị đã tham dự những cuộc biểu tình Phật Giáo, nhận ra trong họ sự khởi đầu của đối lập chính trị chân thực đối với ông Diệm. Vào ngày 8-6, bà Nhu làm tệ hại vấn đề thêm khi loan báo rằng Phật Tử đã bị trà trộn bởi Việt Cộng.

Trong suốt những ngày đầu của khủng hoảng, giới truyền thông Mỹ đã theo sát các sự kiện và gây sự chú ý với thế giới. Vào ngày 11-6, truyền thông được nhắn trước để tới một ngã tư một phố chính vào buổi trưa. Trong khi đoán là sẽ có cuộc biểu tình nữa, họ kinh hoàng chứng kiến cuộc tự thiêu đầu tiên thực hiện bởi một nhà sư. Cái chết phựt lửa của Hòa thượng Thích Quảng Đức gây chấn động thế giới và Nam Việt Nam.

Những cuộc thương thuyết trước đó đã diễn ra giữa ủy ban của Phó Tổng Thống Thơ và Phật Tử có từ ngày 5-6-1963, với những chất vấn cay đắng công khai về thiện chí của cả hai bên. Sau cuộc tự thiêu, chính phủ Mỹ tăng cường áp lực lên chính phủ ông Diệm để làm dịu lòng người Phật Tử, và để đưa tình hình chính trị đang suy sụp trở lại trong tầm kiểm soát.

Cuối cùng, vào ngày 16-6-1963, bản Thông Cáo Chung giữa Phật Giáo và chính phủ ông Diệm được phổ biến, liệt kê các đồng thuận thương thuyết, nhưng không quy trách nhiệm đối với sự kiện ngày 8-5-1963 (LND: không quy trách nhiệm cho chính phủ, chỉ hứa điều tra xem cá nhân viên chức nào có lỗi). Tuy nhiên, trận đàn áp biểu tình dữ dội ngày kế tiếp đã làm hỏng mất tinh thần của sự hòa giải. Trong phần của họ, vợ chồng Ngô Đình Nhu tức khắc phá hoại sự hòa giải bằng cách bí mật huy động các lực lượng thanh niên do chính phủ đỡ đầu đấu tố bản Thông Cáo Chung. Vào cuối tháng 6, thấy rõ rằng Thông Cáo Chung không phải là cử chỉ chân thực của sự hòa giải từ phía ông Diệm, nhưng chỉ là một nỗ lực để làm dịu Hoa Kỳ và là một tờ giấy về sự chia rẽ ngày càng lớn trong chính trị nội bộ.

Sự thiếu niềm tin có căn cứ về phía chính phủ trong Thông Cáo Chung Ngày 16-6-1963 đã làm mất uy tín chính sách trung dung để hòa giải mà giới lãnh đạo cao cấp Phật Giáo đã theo đuổi cho tới khi đó. Vào cuối tháng 6, quyền lãnh đạo phong trào Phật Giáo trao sang cho một nhóm vị sư trẻ hơn, quyết liệt hơn, với mục tiêu chính trị vươn xa hơn. Các vị sư này đã vận dụng chính trị khéo léo và thông minh một đợt thủy triêù đang dâng cao từ phía dân chúng ủng hộ.

Những cuộc biểu tìnhtụ tập đông người có kế hoạch kỹ lưỡng được kèm với cuộc vận động truyền thông từ giới đối lập của chế độ ông Diệm. Hiểu tầm quan trọng của truyền thông báo chí Hoa Kỳ, các vị sư này kết giao với phóng viên Mỹ, thông báo họ về những cuộc biểu tìnhtụ tập, và cẩn trọng tính thời điểm hoạt động sao cho được giới truyền thông tường thuật rộng rãi tối đa. Không ngạc nhiên gì, gia đình họ Ngô phản ứng bằng cách đàn áp dữ dội hơn đối với các nhà hoạt động Phật Giáo, và với chỉ trích cay đắng hơn và ngay cả hăm dọa các phóng viên Mỹ.

Đầu tháng 7-1963, ủy ban của Phó Tổng Thống Thơ loan báo rằng một cuộc điều tra sơ khởi về sự kiện ngày 8-5-1963 đã xác định rằng những cái chết là do hành động khủng bố của Việt Cộng. Phẫn nộ, những người Phật Tử lên án kết luận đó và tăng cường các hoạt động phản đối của họ. Vào ngày 19-7-1963, dưới áp lực Hoa Kỳ, ông Diệm đọc bài diễn văn trên đài phát thanh, ngắn chỉ 2 phút đồng hồ, mặt ngoài là bày tỏ hòa giải với Phật Tử, nhưng được viết sẵn và trình bày một cách lạnh lùng như để phá hủy trước bất kỳ ảnh hưởng nào mà các đồng thuận nhỏ nhoi đã loan báo có thể có.

Về phía trong chế độ, ông Nhu và vợ nặng nề chỉ trích ông Diệm đã nhượng bộ áp lực Phật Giáo. Bà Nhu công khai chế giễu cuộc tự thiêu là “nướng thịt,” tố cáo các lãnh đạo Phật Giáo bị trà trộn bởi người Cộng sản, và mô tả các cuộc biểu tình là do Việt Cộng kích động. Cả ông Nhu và vợ ra sức công khai, và riêng tư, làm suy yếu các nỗ lực vốn đã yếu của ông Diệm trong việc tương nhượng với Phật Tử, và có tin đồn khởi sự loan ra trong tháng 7 rằng ông Nhu đang xem xét một cú đảo chánh lật đổ ông anh.

Một Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt đề ngày 10-7-1963 kết luận với tiên đoán rằng nếu chế độ ông Diệm không làm gì để thực hiện bản Thông Cáo Chung 16-6-1963 và làm dịu người Phật Tử, nhiều phần là những cuộc biểu tình trong mùa hè sẽ lan rộng với nhiều khả năng sẽ có một nỗ lực đảo chánh từ người không cộng sản (LND: Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt này đã dịch ở Thư Viện Hoa Sen http://tinyurl.com/TVHS-TBDB).

(Hồ sơ 21) Vào giữa tháng 8-1963, một tuần trước khi ông Nhu tung ra cuộc tổng bố ráp nhắm vào các chùa ở Sài Gòn và nơi khác, Sở Tình Báo Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ CIA đã bắt đầu nhận thấybất mãn biểu lộ trong giới công chức và quân nhân:

“Từ khi những mâu thuẫn giữa Phật Tử và chố độ ông Diệm bùng phát ngày 8-5-1963, đã có một loạt các bản phúc trình cho thấy không chỉ sự mưu tính và bày tỏ bất mãn tăng dày đặc giữa những người không Cộng Sản trước giờ vẫn chỉ trích ông Diệm, mà sự bất ổn hiển lộ trở lại và sự căm ghét ngày càng tăng trong giới công chức và quân nhân về cách ông Diệm xử lý về mâu thuẫn này.”

Bản đánh giá này tiếp tục mô tả chi tiết nhiều tin đồn, xuất hiện ít nhất từ cuối tháng 6, về các âm mưu đảo chánh. Nhưng ông Nhu, trong một hành động táo bạo nhằm gây kinh hoảng những người âm mưu đảo chánh, và để làm họ bất ngờ, đã triệu tập các tướng lãnh cao cấp vào ngày 11-7-1963, nặng nề khiển trách họ đã không có hành động nào để đè bẹp sự nổi loạn, và chất vấn sự trung thành của họ đối với chế độ. Hành động của ông Nhu như dường đã tạm thời làm khựng lại tất cả các kế hoạch về một cuộc lật đổ. CIA cũng báo cáo về tin đồn rằng chính ông Nhu đang lên kế hoạch một “cuộc đảo chánh giả” để thu hút ra và rồi đàn áp người Phật Tử.

Trong tháng 8-1963, Phật Tử hoạt động tới mức căng thẳng mới; các vị sư tự thiêu vào ngày 5, ngày 15, và ngày 18. Không khí chính trị căng thẳng tại Sài Gòn vào giữa tháng 8-1963 cho các nhà quan sát Hoa Kỳ thấy rằng cuộc chạm trán đang diễn tiến. Tuy nhiên, khi cuộc chạm trán xảy ra, trong cuộc tổng bố ráp ngày 21-8-1963 nhắm vào các chùa, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ hoàn toàn bất ngờ.

Mời xem thêm chi tiết:

https://thuvienhoasen.org/a17490/the-pentagon-papers-bien-dong-phat-giao-tu-ngay-8-5-toi-21-8-1963

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.