Bilingual. 263. Hue’s main pagodas are reported to have been largely destroyed inside by combat police. A problem in US-Vietnamese relations has been created by the escape of two Buddhist priests from Xa Loi Pagoda into the adjacent USOM building where they sought and obtained refuge.

29/08/20233:12 SA(Xem: 1154)
Bilingual. 263. Hue’s main pagodas are reported to have been largely destroyed inside by combat police. A problem in US-Vietnamese relations has been created by the escape of two Buddhist priests from Xa Loi Pagoda into the adjacent USOM building where they sought and obtained refuge.

 blank

Bilingual. 263. Hue’s main pagodas are reported to have been largely destroyed inside by  combat police. A problem in US-Vietnamese relations has been created by the escape of two Buddhist priests from Xa Loi Pagoda into the adjacent USOM building where they sought and obtained refuge./ CÁC NGÔI CHÙA CHÍNH Ở HUẾ ĐÃ BỊ CẢNH SÁT CHIẾN ĐẤU PHÁ HỦY PHẦN LỚN BÊN TRONG. MỘT VẤN ĐỀ TRONG QUAN HỆ MỸ-VIỆT GÂY RA DO VIỆC 2 NHÀ SƯ TRỐN THOÁT TỪ CHÙA XÁ LỢI VÀO TÒA NHÀ USOM GẦN BÊN, NƠI 2 NHÀ SƯ VÀO XIN TRÚ ẨN.

 

us-state-department263. Department of State Daily Staff Summary1

 

Washington, August 21, 1963.

Far East:

GVN Military Moves to Crush Buddhists2—Although the forcing of Saigon’s Xa Loi Pagoda was apparently not the basis for GVN declaration of martial law, the Pagoda was the scene of the first known action under the proclamation. Xa Loi has been cleared and it like other Saigon pagodas has been cordoned off by police and ARVN troops. Communications facilities are under heavy guard, military censorship on press cables has been imposed and the Saigon airport has been closed. Security forces are in the streets in number and are guarding the roads into Saigon.

The situation in Hue is reported to be very tense, but reasonably quiet. Hue’s main pagodas are reported to have been largely destroyed inside earlier in the day by Saigon combat police and there were ugly incidents between highly excited crowds and security forces. Our Consul in Hue reports that anti-US feeling there is at an all-time high in his experience.

A problem in US-Vietnamese relations has been created by the escape of two Buddhist priests from Xa Loi into the adjacent USOM building where they sought and obtained refuge. After the police were refused permission by US officials to enter the building, a cordon was thrown around the building and the police denied Americans permission to enter or leave it and demanded that all Vietnamese nationals leave the premises.

In the wake of police threats to enter the USOM building, our Chargé was called in by Foreign Minister Mau who demanded the priests be handed over. The Chargé demurred stating he would have to seek instructions first, meanwhile he noted his concern over possible violations of the diplomatic immunity of the USOM building. He reports the Foreign Minister implied the effort to enter the building would be dropped.

We have urgently responded to Trueheart’s request for guidance on the problem of the priests by saying that they should not, for the time being, be turned over to GVN authorities.

We expect to issue a statement on August 213 stating that the repressive measures against the Buddhists undertaken by the GVN represent a direct violation of its assurances that it was pursuing a policy of reconciliation with the Buddhists and consequently the actions of the GVN cannot be condoned by the United States. (Secret) CINCPAC 210030Z, August (S);4 Saigon 271, 8/20 (U); Saigon 274, 275 and 277, 8/20 (C); Saigon 276, 8/20 (LOU); to Saigon 224 and 225, 8/21 (C).5

[Here follow a section on the Near East, an Addendum on the Far East dealing with Malaysia, and Notes.]

NOTES

(1) Source: Department of State, Top Secret and Secret Summaries: Lot 65 D 142. Top Secret; Eyes Only for Designated Recipient. This summary was part of a daily series prepared in the Operations Center of the Department of State and made available to the Secretary of State and other principal officers in the Department.

(2) See Document 262.

(3) Text in American Foreign Policy: Current Document, 1963, p. 864.

(4) See footnote 2, Document 261.

(5) Telegram 271 is not found; telegrams 274 and 275 are in Department of State, Central Files, POL 25 S VIET; telegram 224 to Saigon is Ibid., DEF 6 S VIET; and 225 is Ibid., SOC 14-91 S VIET. None is printed.

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d263

 

.... o ....

 

263. BẢN TÓM TẮT SỰ KIỆN HÀNG NGÀY
DO BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ THỰC HIỆN (1)

 

Washington, ngày 21 tháng 8 năm 1963.

Viễn Đông:

Các hành động quân sự của Chính phủ Việt Nam nhằm đàn áp Phật tử (2)—

Mặc dù việc tấn công chùa Xá Lợi ở Sài Gòn rõ ràng không phải là cơ sở để Chính phủ Việt Nam tuyên bố thiết quân luật, nhưng chùa này là nơi bị tấn công đầu tiên ngay khi có tuyên bố [thiết quân luật]. Chùa Xá Lợi đã bị khám xét và sau đó, giống như các ngôi chùa khác ở Sài Gòn đã bị cảnh sát và quân đội QLVNCH phong tỏa. Các cơ sở thông tin liên lạc bị siết chặt nghiêm ngặt, quân đội kiểm duyệt các đường truyền cáp báo chí và phi trường Sài Gòn đã bị đóng cửa. Lực lượng an ninh có mặt đông đảo trên các tuyến phố và canh gác các tuyến đường vào Sài Gòn.

Tình hình ở Huế được cho là rất căng thẳng nhưng khá yên tĩnh. Các ngôi chùa chính của Huế được kể là đã bị cảnh sát chiến đấu Sài Gòn xông vào phá hủy phần lớn bên trong vào đầu ngày và đã có những sự kiện xấu xảy ra giữa đám đông nổi giận và lực lượng an ninh. Lãnh sự của chúng ta [Hoa Kỳ] tại Huế báo cáo rằng cảm giác chống Mỹ ở đây đang lên mức cao nhất từ trước đến nay.

Một vấn đề trong quan hệ Mỹ-Việt đã gây ra ra do việc 2 nhà sư Phật giáo trốn thoát từ Chùa Xá Lợi vào tòa nhà USOM gần đó, nơi 2 nhà sư tìm vào xin trú ẩn. Sau khi cảnh sát bị quan chức Mỹ từ chối, không cho vào khám xét tòa nhà USOM, một hàng rào đã được giăng vây quanh tòa nhà và cảnh sát đã không cho phép người Mỹ ra vào tòa nhà, và ra lệnh tất cả công dân Việt Nam phải rời khỏi tòa nhà.

Trước sự đe dọa của cảnh sát đòi vào tòa nhà USOM, Đại biện lâm thời của chúng ta (LND: cũng là Quyền Đại sứ Trueheart) đã được Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Văn Mẫu gọi đến và yêu cầu giao nộp các nhà sư [đang ẩn trốn trong tòa nhà USOM]. Đại biện [Trueheart] từ chối, và nói rằng ông sẽ phải xin hướng dẫn trước, đồng thời lưu ý mối lo ngại của mình về khả năng vi phạm quyền miễn trừ ngoại giao của tòa nhà USOM. Ông cho biết Bộ trưởng Ngoại giao [Mẫu] ám chỉ rằng nỗ lực vào tòa nhà sẽ bị hủy bỏ.

Chúng tôi (Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ) đã khẩn cấp đáp ứng yêu cầu hướng dẫn của Trueheart về vấn đề các nhà sư bằng cách nói rằng trong thời điểm hiện tại, họ không nên giao các sư tỵ nạn cho chính quyền Việt Nam.

Chúng tôi dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố vào ngày 21 tháng 8 (3) rằng các biện pháp đàn áp Phật tử do Chính phủ Việt Nam thực hiện thể hiện sự vi phạm trực tiếp những bảo đảm của Chính phủ VN rằng họ đang theo đuổi chính sách hòa giải với Phật tử và do đó hành động của Chính phủ Việt Nam không thể được chấp nhận bởi chính phủ Hoa Kỳ. (Bí mật) CINCPAC 210030Z, tháng 8 (S);(4) Sài Gòn 271, 20/8 (U); công điện từ Sài Gòn 274, 275 và 277, 20/8 (C); Sài Gòn 276, 20/8 (LOU); công điện gửi tới Sài Gòn 224 và 225, 21/8 (C).(5)

[Sau đây là phần về Cận Đông, Phụ lục về Viễn Đông liên quan đến Malaysia và Ghi chú.]

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao, Các bản tóm tắt Tối mật và Mật: Lô 65 D 142. Tối mật; Người nhận chỉ đọc thôi. Bản tóm tắt này là một phần trong loạt tài liệu hàng ngày được soạn thảo tại Trung tâm Điều hành của Bộ Ngoại giao và được cung cấp cho Bộ trưởng Ngoại giao và các quan chức chính khác trong Bộ.

(2) Xem Văn bản 262.

(3) Văn bản trong Chính sách đối ngoại của Mỹ: Tài liệu hiện hành, 1963, tr. 864.

(4) Xem chú thích 2, Văn bản 261.

(5) Không tìm thấy Telegram 271; Hai công điện 274 và 275 ở Bộ Ngoại giao, Hồ sơ Trung ương, POL 25 S viet; Công điện 224 gửi tới Sài Gòn là như đã dẫn Ibid., DEF 6 S viet; và Công điện 225 là như đã dẫn Ibid., SOC 14-91 S viet. Không có gì được in ra giấy.

 

.... o ....

 

THAM KHẢO

ĐÒN ÁC LIỆT CUỐI CÙNG CỦA CHÍNH QUYỀN

Nguyễn Lang (HT Thích Nhất Hạnh)
(Trích đoạn từ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận,
Tập III, Chương 39, trang 15 – Phiên bản Điện tử)

 

Chính quyền Ngô Đình Diệm không lùi bước. Ngày 21.8.1963 chính quyền này đánh một đòn ác liệt cuối cùng: tất cả các ngôi chùa làm căn cứ cho cuộc tranh đấu của Phật tử trên toàn quốc đều bị tấn công một lần và tất cả các vị lãnh đạo của cuộc tranh đấutăng ni cũng như cư sĩ, đều bị tống vào ngục tối.

Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo tại chùa Xá Lợi được mật báo về cuộc đánh úp này vào lúc 5 giờ chiều ngày 20.8.1963. Một buổi họp thu hẹp của Ủy Ban Liên Phái được tổ chức ngay sau đó để bàn định kế hoạch đối phó với cuộc tấn công này mà các vị lãnh đạo Phật giáo cho là lá bài chót của chế độ. Sau buổi lễ Phật vào tám giờ rưỡi tối, các phật tử đến hành lễ tại chùa Xá Lợi được yêu cầu ra về trước chín giờ thay vì ra về trước mười một giờ như thường nhật. Vào khoảng mười giờ đêm thì cảnh chùa đã trở lại yên tĩnh. Tam quan chùa và các cửa hông đều được đóng lại kỹ lưỡng. Đèn ngoài sân chùa được để sáng chứ không tắt như mọi hôm. Các tiểu ban của Ủy Ban Liên Phái vẫn im lặng làm việc. Một số thanh niên tăng ngồi canh gác sau các cổng chùa.


Vào lúc mười lăm phút sau nửa đêm, Ủy Ban Liên Phái nhận được một tin nữa bằng điện thoại do một người không xưng danh tin cho biết chùa Xá Lợi sắp bị tấn công và các vị lãnh đạo Phật giáo sẽ bị bắt cóc. Tất cả tăng ni trong chùa đều im lặng niệm Phật để chờ đợi. Đúng ba mươi phút sau nữa đêm, một hồi còi ré lên phía ngoài và xe cảnh sát đổ đến vây quanh chùa. Khoảng 200 người của Lực Lượng Đặc Biệt ào tới tấn công chùa. Giây điện thoại và dây đèn bị cắt đứt. Các vị lãnh đạo cao cấp của Phật giáo lúc này đã rút lên chánh điện, bao bọc bởi chư tăng ni. Một số thanh niên tăng trấn ở cầu thang để ngăn không cho bọn người hung dữ tiến lên xâm phạm vào các bậc trưởng thượng của họ. Những cuộc đập phá đã bắt đầu. Bàn thờ thiền sư Quảng Đức bị lật đổ, các cánh cửa và hương đài bị đập phá. Một số chư tăng đánh trống và dộng chuông để báo hiệu nguy cấp cho dân cư trong khu phố. Nhiều vị khác gõ vào bất cứ thứ gì có thể tạo nên âm thanh để góp phần báo hiệu.

Sau khi phá phách bên dưới xong xuôi, những người tấn công bắt đầu leo lên thượng điện. Tại đây, thanh niên tăng đã chất ghế và bàn đầy cầu thang khiến họ không tiến lên ngay được. Những người tấn công tung lựu đạn cay lên. Bị khói cay, các tăng ni ho sặc sụa, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Họ dùng khăn ướt bịt mặt lại và tiếp tục liệng thêm bàn ghế xuống để chặn đường cầu thang. Thanh niên tăng cầm cự được khoảng gần một giờ rưỡi thì kiệt lực. Nhiều vị ngã ra bất tỉnh. Lựu đạn cay ném lên chánh điện nhiều quá khiến không còn không khí để thở. Áo quần họ cháy sém. Những người tấn công đã lên tới chánh điện, dùng súng và lưỡi lê dồn tất cả tăng ni vào một góc. Họ còng tay từng người rồi dẫn ra trước sân thượng điện. Những ai kháng cự đều bị đánh đập không nương tay. Những người mệt mõi không đi nhanh đều bị họ tống báng súng vào lưng. Nhiều tăng ni mặt mày bị dập, máu tuôn ướt áo.

Trong khi đó, một số trong những người tấn công đi lùng soát các phòng ốc khác trong chùa. Họ phá cửa một căn phòng khóa kín trên tăng xá và tìm thấy gần mười vị thiền sư đang tĩnh tọa. Đại lão thiền sư Tịnh Khiết có mặt trong số người này. Ông bị những người tấn công xô ngã sấp và bị một vết thương nơi mắt trái.
Trong lúc cuộc đàn áp đang diễn ra trên thượng điện một số tăng sĩ ở bên dưới tìm cách leo lên bức tường sau chùa Xá Lợi để thoát ra bên ngoài. Bốn vị trong số đó bị bắn rơi lại dưới chân tường. Hai vị trèo thoát được sang địa phận của cơ quan USOM (193) của Hoa Kỳ và xin tỵ nạn ở đây.
Ngót hai trăm năm mươi vị tăng ni bị bắt. Những người tấn công được lệnh áp giải các thiền sư Tịnh Khiết, Tâm Châu, Thiện Minh, Quảng Độ, Giác Đức và các vị quan trọng khác trong Ủy Ban Liên Phái đi trước. Các vị tăng ni khác lần lượt áp giải ra xe. Năm chiếc xe cam nhông lớn chất đầy các vị tăng ni, người thì bị thương, người còn bất tỉnh, rời chùa Xá Lợi. Cuộc tấn công chùa chấm dứt vào lúc 2 giờ 15' sáng ngày 21.8.1963.


Chùa Xá Lợi bị phá tan hoang. Tượng Phật Thích Ca tại Chánh Điện cũng bị xâm phạm. Những người tấn công đã móc mắt tượng Phật để chiếm lấy hai hạt kim cương trong hai mắt tượng.
Trong khi chùa Xá Lợi ở Sài Gòn bị tấn công thì trong toàn lãnh thổ Việt Nam các chùa lớn làm căn cứ cho cuộc tranh đấu của Phật giáo cũng đều bị tấn công nhất loạt. Cuộc tấn công chùa Từ Đàm ở Huế gặp sức kháng cự của khoảng năm ngàn phật tử trong chùa, đã phải kéo dài từ một giờ khuya tới tám giờ sáng. Lực lượng tấn công là hai ngàn rưỡi, tất cả đều thuộc Lực Lượng Đặc Biệt. Các chùa Diệu ĐếLinh QuangẤn QuangGiác MinhTừ QuangBáo Quốc và các chùa hội quán các tỉnh hội Phật giáo trong nước đều bị đánh úp cùng một ngày một giờ, khắp nơi, các tăng sĩ đều bị đánh đập và bắt trói trước khi dẫn đi. Số lượng những vị tăng sĩ và cư sĩ toàn quốc bị bắt nhốt đêm đó, theo tài liệu của chính quyền là 1.400 vị, nhưng có thể cao hơn nhiều. Tài liệu mật của Ngũ Giác Đài (194) về cuộc chiến tại Việt Nam cũng nói đến 1.400 vị bị bắt trong đêm đó.

Theo sách Công Cuộc Tranh Đấu Của Phật giáo Việt Nam của Đuốc Tuệ, ngoài số tăng ni và cư sĩ lãnh đạo cuộc tranh đấu bắt vào đêm 20.8.1963, chính quyền đã cho người đi bắt thêm khoản hai ngàn người khác tại tư gia của họ trong đêm đó và những ngày kế tiếpBác sĩ Lê Khắc Quyến, khoa trưởng Y Khoa Huế và thi sĩ Vũ Hoàng Chương tác giả bài Lửa Từ Bi cũng bị bắt giam trong dịp này. Trong số những người bị bắt sau này, có nhiều giáo sư, luật sư và sinh viên nhất là ở Sài Gòn và Huế. Tất cả các nhân viên của Ban Chấp Hành Đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn và Huế cũng đều bị bắt tại tư gia của họ.

Sáng tinh sương ngày 21.8.1963 trên toàn lãnh thổ Việt Nam Công Hòa, sắc lệnh thiết quân luật đã được dán đầy trên thành phố. Xe phóng thanh của chính quyền chạy khắp phố phường và thôn xã để loan tin "chính phủ đã diệt xong bọn phản động". Truyền đơn và hiệu triệu của chính quyền bay đầy đường.

Các chùa chiền trong toàn quốc hoang tàn và vắng lạnh đến não nùng. Một sự im lặng nặng nề và tang tóc bao trùm lên đời sống của toàn dân chúng. Tất cả các vị lãnh đạo Phật giáo đều đã bị bắt. Sóng gió do phong trào phật tử gây ra hình như không còn nữa. Nhưng sóng gió bắt đầu nổi dậy trong lòng mọi người. Những đợt sóng ngầm vĩ đại trong lòng đại dương không còn ai ngăn chặn và không có cách nào ngăn chặn được nữa. Đêm 20.8.1963 chính quyền của tổng thống Diệm đã chọn cho chính mình một tuyệt lộ.
 
_____________________________________-
(183) Sách Phật Giáo Đấu Tranh do Quốc Oai biên soạn (Tấn Sanh, 1963) có in danh sách 21 vị tăng ni bị cảnh sát đã thương trầm trọng ngày 17.7.1963. Theo Quốc Oai, tất cả các vị tăng ni trong cuộc biểu tình ngày 17.7.1963 đều bị đánh đập, không nhiều thì ít. Cảnh sát xé nát áo nhiều người. Có vị bị thương máu me đầy người.
(184) Bản kê khai một số hành động vi phạm Thông Cáo ChungCông Cuộc Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam. Quốc Tuệ, trang 276-278.
(185) Phật Giáo Tranh Đấu. Quốc Oai, trang 135-140.
(186) Sách đã dẫn, trang 137-140
(187) Một tháng sau, trung tá Trần Thanh Chiêu được công khai tuyên dương công trạng và được gắn Trung Dũng Bội Tinh (Công Cuộc Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam. Quốc Tuệ, trang 231).
(188) Sách đã dẫn, trang 237-239.
(189) Sách vừa dẫn, trang 318-319. (190) Sách vừa dẫn, trang 278-291)
(191) Công Cuộc Tranh Đấu Của Phật giáo Việt Nam. Quốc Tuệ, trang 362.
(192) Bà Ngô Đình Nhu đã từng gọi hành động tự thiêu của các thiền sư là "nướng chả" và đã từng tuyên bố công khai với báo chí trong nước và ngoại quốc là các vị tăng càng tự thiêu càng nhiều thì bà càng vỗ tay hoan hô.
(193) U.S.O.M. là United State Operation Mission.
(194) The Pentagone Papers do nhật báo The New York Times xuất bản năm 1971, New York.
Nguồn: http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/tac-ph-m/102-vn-pht-giao-s-lun-iii/645-vnpgsl-iii-chng-39-pht-t-oi-thc-thi-thong-cao-chung?showall=&start=14

 

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/p60a18118/don-ac-liet-cuoi-cung-cua-chinh-quyen

 

.... o ....

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.