Ba

27/10/201012:00 SA(Xem: 42793)
Ba

Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
Thiện Phúc

BA

Ba: Taranga (skt)—Sóng—A wave.

Ba Ba:

1) Chạy vòng vòng (trong vòng luân hồi sanh tử): To run hither and thither in the samsara.

2) Một địa danh gần thành Vương Xá: A place near Rajagrha. 

Ba Ba Kiếp Kiếp: Chạy vòng mãi trong vòng luân hồi sanh tử—Rushing about forever in the Samsara.

Ba Bà Lợi: See Ba Hòa Lợi.

Ba Cấp Độ Kiến Thức: Three degrees of knowledge—Theo ngài Long Thọ trong Trung Quán Luận, có ba cấp độ kiến thức—According to Nagarjuna in the Madhyamika-karika, there are three degrees of knowledge:

1) Huyền Ảo: Parikalpita (skt)—Illusory knowledge—Huyền ảo là sự gán ghép sai lầm một ý tưởng không có thực cho một đối tượng do nhân duyên tạo ra. Đối tượng nầy chỉ hiện hữu trong trí tưởng tượng và không tương ứng với thực tại—Illusory knowledge is the false attribution of an imaginary idea to an object produced by its cause and conditions. It exists only in one’s imagination and does not correspond to reality.

2) Thường Nghiệm: Paratantra (skt)—Empirical knowledge—Thường nghịm là sự hay biết về một đối tượng do nhân duyên mà có. Đây là kiến thức tương đối và dùng để phục vụ cho các mục đích của cuộc sống—Empirical knowledge is the knowledge of an object produced by its cause and conditions. This is relative knowledge and serves the practical purposes of life.

3) Tuyệt Đối: Parinispanna (skt)—Absolute knowledge—Tuyệt đối là chân lý cao nhất hay chân như, chân lý tuyệt đối. Huyền ảo và thường nghiệm tương ứng với chân lý tương đối, còn tuyệt đối thì tương ứng với chân lý cao nhất của Trung Luận tông—The absolute knowledge is the highest truth or tathata, the absolute. The illusory knowledge and empirical knowledge correspond to relative truth (samvrti-satya), and the absolute knowledge to the highest truth (paramartha-satya) of the Madhyamika system. 

Ba Chìm Bẩy Nổi: The ups and downs of life.

Ba Chướng:

1) Tham, sân, si (greed, hatred, delusion)—See Tam Độc.

2) Ba chướng ngại của người tu Phật—Three types of obstacles for any Buddhist cultivators:

a) Phiền não chướng: The obstacles of afflictions.

b) Nghiệp chướng: Đây là chướng nghiêm trọng nhất trong ba chướng—The obstacles of karma. This is the most serious obstacles in the three.

c) Quả báo chướng: The obstacles of retribution.

Ba Cửa Vào Niết Bàn: The three gates to the city of nirvana:

1) Không: The emptiness—The void—Immaterial.

2) Vô tướng: Formless.

3) Vô tác: Inactivity.

Ba Da: Payas (skt).

1) Nước: Water.

2) Sửa: Milk.

3) Nước trái cây: Juice.

Ba Dật Đề: Pataka (skt)-Ba Dật Để Dà—Ba Dược Chí—Ba La Dật Chi Kha—Ba La Dạ Chất Chi Ca—Ba Chất Chi Kha—Ba Da Đề—Đọa Tội—Những ai phạm giới luật trọng tội như ngũ nghịch, chẳng những bị trục xuất khỏi giáo đoàn, mà còn phải đọa vào a tỳ địa ngục—Those who commit one of the five grave sins, will not only be excommunicated from the order, but will also fall into avici forever. 

(A) Cửu Thập Giới Ba Dật Đề: Ninety offences in the Rules for Mendicant Bhiksus—See Cửu Thập Đọa Giới.

(B) Bách Thất Thập Bát Giới Ba Dật Đề: One hundred seventy-eight offences in the Rules for Mendicant Bhiksunis—See Bách Thất Thập Bát Giới Ba Dật Đề.

Ba Di La: Vajra (skt)—Kim Cang Thần, một trong mười hai vị thần tướng của Phật Dược Sư—One of the twelve generals of Bhaisajya (Yao-Shih), the Buddha of Healing.

Ba Diễn Na: Paryayana (skt)—Ba Nha Na—Một hành lang, sân, hay nơi có mái che để đi hành thiền trong tự viện—An ambulatory, courtyard, or a sheltered place for walking in a temple.

Ba Đà: Pada (skt).

1) Bước chân: Step.

2) Dấu chân: Footprint.

3) Vị trí: Position.

4) Một chữ đầy đủ: A complete word.

Ba Đà Kiếp: Bhadra-kalpa (skt)—Hiền Kiếp—The present kalpa.

Ba Đà La: Patali (skt)—Bát Đảm La.

1) Một loại cây có bông rất thơm—A tree with scented blossoms, the trumpet-flower.

2) Một vương quốc cổ ở Ấn Độ: An ancient kingdom in India.

Ba Đại A Tăng Kỳ: Three asankhyeya maha kalpas.

Ba Đạo Lý Tâm Duyên Quyết Định: Ba lý do khiến vãng sanh Tịnh Độ không tùy thuộc vào ác nghiệp, công hạnh hay thời gian tu tập lâu mau—Three reasons why rebirth in the Pure Land does not necessarily depend on the weight of bad karma, the amount of practice or the duration of cultivation—See Tam Lý Tâm Duyên Quyết Định.

Ba Đầu Ma: Padma (skt)—Bông sen đỏ—The red lotus.

Ba Đầu Ma Ba Ni: Padma-pani (skt)—Bồ tát Quán Âm đang cầm hoa sen, một trong những hình thức của Quán Thế Âm Bồ Tát—One of the forms of Kuan-Yin, holding a lotus.

Ba Đế: Pati (skt)—Ba Để—Bát Để.

1) Vị Thầy: Master.

2) Vị Chúa: Lord.

3) Người Chủ: Proprietor.

4) Quốc Vương: A king.

5) Người chồng hay gia chủ: Husband or householder.

Ba Đề Mộc Xoa: Pratimoksa (skt)—58 cụ túc giới Bồ Tát dành cho chư Tăng Ni—Cũng là 250 giới cụ túc cho chư Tăng trong giới luật giải thoát khỏi luân hồi sanh tử—The 58 Bodhisattva precepts—The full body of Bhiksu or Bhiksuni precepts. Also the 250 rules of the Vinaya for monks for their deliverance from the ground of mortality.

Ba Điều Như Lai Không Cần Gìn Giữ: Three things a Tathagata has no need to guard against—Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có ba điều mà Đức Như Lai không cần gìn giữ—According to The Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are three things a Tathagata has no need to guard against.

1) Nầy các hiền giả, Như Lai thanh tịnh thiện hành về thân. Như Lai không có ác hạnh về thân mà Như Lai phải gìn giữ: A Tathagata is perfectly pure in bodily conduct. There is no misdeed of body.

2) Như Lai thanh tịnh thiện hành về miệng. Như Lai không có ác hạnh về miệng mà Như Lai phải gìn giữ: A Tathagata is perfectly pure in speech. There is no misdeed of speech.

3) Như Lai thanh tịnh thiện hành về ý. Như Lai không có ác hạnh về ý mà Như Lai phải gìn giữ: A Tathagata is perfectly pure in thought. There is no misdeed of thought. 

Ba Điều Phật Có Thể Làm Được: Three things possible to a Buddha:

1) Khả năng hiểu biết vạn vật: He can have perfect knowledge of all things.

2) Khả năng hiểu biết bản chất thật của vạn hữu: He can have perfect knowledge about the natures of all beings.

3) Khả năng cứu độ vô lượng chúng sanh: He can save countless beings.

Ba Điều Phật Không Thể Làm Được: Three things impossible to a Buddha:

1) Không thể loại trừ nhơn quả nghiệp báo cho chúng sanh: He cannot annihilate causality karma.

2) Không thể cứu rỗi vô điều kiện: He cannot save unconditionally.

3) Không thể chấm dứt các đường dữ cho chúng sanh: He cannot end the realm of the living.

Ba Điều Thống Thiết Tự Trách Của Người Tu Pháp Môn Tịnh Độ: The Pure Land practitioners should always bitterly reproach themselves for three things—Tu theo Pháp môn Tịnh Độ, ai ai cũng muốn tu làm sao cho niệm niệm nối nhau không dứt. Tuy nhiên, vì định lực chưa thành nên niệm đầu không chủ, hoặc tri giác cũ khó quên, hoặc vọng tưởng nổi dậy, hoặc xúc đối cảnh duyên tự kềm giữ không vững, hoặc tâm tình rối loạn cố ngăn dẹp chẳng kham. Cứ ngồi vào lần chuỗi một lúc là tâm niệm đã chạy hết đông sang tây, bất giác nó đi xa cách mấy ngàn muôn dậm hồi nào cũng không biết. Có khi phải bận lo một việc nào đó nên tâm trí cứ vướng vít cả tháng trời chưa hết. Dẹp trừ tạp niệm còn chưa xong, huống là gián đoạn lúc niệm Phật. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, câu 26, đây là căn bệnh chung của hầu hết người tu. Vì thế nếu người tu không thống thiết tự trách thì khó mà thành tựu được pháp tu Tịnh Độ Vô Gián. Có ba điều thống thiết tự răn—To be a Pure Land practitioner, everyone always wants to cultivate in such a way that thought follows upon thought without interruption. However, having not yet achieved one-pointedness of Mind, we cannot even rein in the first thought, or else, the previous perception is difficult to forget, or deluded thoughts arise. We cannot keep our thoughts from being disturbed by circumstances and conditions. Our Minds and feelings are confused and cannot be stilled. Each time we sit down to finger the rosary for a moment, our thoughts have gone in all directions, suddenly travelling millions of miles without our knowledge or awareness. At times, when we are preoccupied with some problem, we turn it over and over our Minds for days and days, or even for months. It is impossible for us to rid ourselves of such tangled thoughts, not to mention doing away with interruptions in recitation. According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Treatise on The Ten Doubts, question number 26, this is the common disease of almost all Pure Land practitioners. If we do not earnestly restrain ourselves, it will be difficult to succeed in the practice of exclusive, uninterrupted cultivation. There are three things that practitioners would bitterly reproach themselves.

1) Báo Ân: Repaying one’s obligation—Người tu có rất nhiều trọng ân; hãy tạm gác qua ân Phật và ân Thầy Tổ. Dù là người xuất gia, công ân sanh dưỡng của cha mẹ há chẳng nặng sâu hay sao? Dù đã lìa tục xuất gia, và vì đi học đạo nên phải xa cách quê hương nhiều năm, cha mẹ nhọc nhằn cực khổ cũng không biết, khi già yếu bệnh hoạn lại cũng không hay biết để chăm sóc thuốc thang. Đến lúc cha mẹ mãn phần, cũng không biết, hoặc có nhận được tin cũng về trễ muộn. Khi còn nhỏ, có khi cha mẹ vì nuôi nấng thương lo cho con mà gây tội tạo nghiệp, nên lúc chết bị đọa vào nẻo khổ, hy vọng chúng ta cứu độ, như khát chờ uống, như hạn trông mưa. Nếu chúng ta tu hành chễnh mãng tất tịnh nghiệp không thành; đã không thành thì tự cứu còn chưa xong, làm sao cứu được mẹ cha? Đối với song thân đã lỗi về vật chất, mà còn không cứu độ được phần tâm linh, tức là phụ nghĩa quên ân, là người đại bất hiếu. Theo Phật, tội bất hiếu là một đại tội sẽ bị đọa vào địa ngục. Như thế tâm niệm gián đoạn không chuyên tu để cứu độ mẹ cha cũng chính là nghiệp địa ngục vậy. Lại nữa, chúng ta không biết dệt quần áo để mặc, không cày để ăn, phòng nhà, chăn gối, cơm áo, thuốc thang đều do đàn na tín thí cúng dường. Tổ sư từng dạy răng: “Hàng thiện nam tín nữsùng kính Tam Bảo, đã chia cắt bớt phần của gia đình đem đến cúng dường. Nếu người tu đạo hạnh không tròn, thì dù tấc vải hạt cơm , kiếp sau cũng phải đền trả.” Muốn báo ân đàn na tín thí, chúng ta phải lo chuyên tu tịnh nghiệp để độ mình độ người. Nếu chúng ta sanh một niệm gián đoạn không chuyên, tất đã có phần trong kiếp luân hồi vay trả. Và tam niệm nầy chính là niệm hạ tiện hoặc súc sanh—Cultivators have a number of important obligations. Let us put aside temporarily the debts to the Buddhas and our teachers. Even a monk or nun, do you not think that we owe a profound and heavy debt to our parents for giving our life and raising us? Having left home and all mundane activities, studying the Dharma far from our home for so many years, we were not aware of the hardships and sufferings of our parents. We did not know of our parents’ old age and illness, and so did not take proper care of them. When they died, we either had no knowledge, or, if we were aware of it, we probably returned home too late. When we were young, in order to raise and educate us, our parents, at times, committed numerous transgressions. After death, as they descended upon the path of suffering, they hoped that we would come to their rescue, just as a person might wait for a glass of water to assuage his thirst, or for the pouring rain to cease. If our cultivation is haphazard, our Pure Land karma will not bring results. Thus, we cannot even save ourselves, let alone our parents! In such circumstances, we have not only missed the opportunity to take care of their temporal needs, we are now remiss in our obligations to their souls. We are most unfilial sons indeed! The Buddha said: “To be unfilial is to sink into hell.” Thus, the Mind of interruption, of failure to cultivate assiduously, is indeed the karma of hell. Moreoever, we do not weave, yet we wear clothing; we do not plough, yet we eat our fill. Living quarters, bedding, food, clothing, medicine, etc. are all provided by Buddhist followers. The ancient masters have often admonished: “Buddhist followers, out of respect and veneration for the Triple Jewel, parcel out part of their meager family food budget as a donation to monks and nuns. If the latter are not blameless in their cultivation, even an inch of cloth or a grain of rice will have to be paid back in future lifetimes. To repay the favor of our disciples, we should follow the Pure Land path assiduously, to rescue ourselves and others. If we let even a single intrusive thought arise and fail to persevere, we have become enmeshed in Samsara endelessly ‘borrowing’ and ‘repaying.’ That very intrusive thought is vile karma or the karma of animality.

2) Chí Quyết Định: The Resolute Will—Người tu hành phải kiên quyết để đi đến kết quả. Một đời tham thiền đã chẳng ngộ thiền, khi học giáo lại chẳng tinh về giáo. Cho đến ngày nay tâm địa lại chưa lắng yên, niệm đầu còn sôi nổi, khi thì muốn làm thơ, lúc muốn tả cảnh, khi thì thuyết giáo, lúc lại đàm thiền, ý chí ly tán đi ba bốn nẻo. Tổ sư đã bảo: “Tâm niệm còn vướng mắc, đó là nghiệp luân hồi. Tình tưởng vừa sanh ra, muôn kiếp bị ràng buộc.” Sở dĩ chúng ta chưa được chánh niệm, là vì còn tình tưởng phân vân, và tình tưởng phân vân bởi nơi chưa quyết chí. Cho nên người tu mà ý chí chưa nhất quyết, đó chính là đầu mối của sự sa đọa vào tam đồ ác đạo vậy. Lại nữa, nếu người tu không có ý chí quyết định thì không thể giữ gìn giới căn. Do ý niệm phân vân nên không thể thâu nhiếp thân và khẩu. Phật dạy: “Thà lấy nước đồng sôi mà rót vào miệng, nguyện không để miệng phá giới khi đang thọ dụng các thức ăn uống của đàn na tín thí. Thà dùng lưới sắt nóng quấn thân thể mình, nguyện không để thân phá giới khi đang thọ dụng những y phục cúng dường của đàn na tín thí.” Huống là các giới không trang nghiêm , nên tâm càng vọng động; nhân sự vọng động ấy mà phần chuyên tu bị gián đoạn. Thế nên một niệm gián đoạn, đâu chỉ là nghiệp nhân của lưới sắt hay nước đồng sôi? Và nếu người tu ý chí không quyết định, tất không nhận rõ tướng đời huyễn giả, dễ chạy theo danh lợi hư phù. Khi danh lợi thuộc về mình thì sanh lòng mê đắm, khi danh lợi thuộc về kẻ khác lại sanh lònh ganh ghét hơn thua. Tổ sư xưa thường dạy: “Tham đắm danh lợi sẽ đi về đường quỷ hay nẻo súc sanh, buông lòng thương ghét đồng vào hầm lửa vạc dầu!” Thế nên một niệm gián đoạn chính là ngạ quỷ hay hầm lửa vậy—The practitioner should be resolute in order to achieve results. As monks and nuns, we have spent a lifetime practicing Zen but have not awakened to its meaning. Nor did we master the subtleties of the Buddhist Canon when we began studying the sutras. Even today, our Mind is not yet empty and calm; our thoughts are still in ferment. At times we want to write poetry, at other times we want to draft commentaries; at times we want to expound the Dharma, at other times we want to indulge in Zen talks. Our thoughts are scattered among three or four areas. The ancient masters have said: "A Mind which is still grasping is precisely the karma of Birth and Death. As soon as feelings and thoughts or attachments arise, we are chained for tens of thousands of eons.” The reason we have not yet achieved right thought is precisely that our felings and thoughts are still unfocussed, and such perplexed feelings and thoughts are due to lack of decisiveness. Thus, cultivating with an irresolute Mind is the beginning of rebirth in the Triple Realm. The Buddha reminded his disciples, as stated in the sutras: “I vow that I would rather pour boiling metal in my mouth than allow such a mouth ever to break the precepts and still partake of the food and drink offered by followers. I would rather wrap my body in a red hot metal net than allow such a body to break the precepts and still wear the clothing offered by disciples.” We need mention that because the precepts are not respected, the Mind grows ever more perturbed, and, because of this perturbation, earnest cultivation is interrupted. Therefore, a single thought of interrupting Buddha Recitation is much more than merely the causal karma of red hot nets and boiling metal. Moreover, if the practitioner’s determination is not strong, he cannot fully realize that all mundane dharmas are illusory, and so he easily chases after dreamlike, empty fame and fortune. When the fame and fortune are on his side, he grows deluded and attached. If such fame and fortune belong to others, he evelops hatred and envy. The ancient masters have said: “To be sunk in the pursuit of fame and fortune is to head for the realms of animals and hungry ghosts. To be given to delusive thoughts of love and hate is to be condemned to the firepit and the boiling cauldron. Thus, a thought of interrupting cultivation is precisely the karma of hungry ghosts and hell.” 

3) Cầu Sự Ứng Nghiệm: Seeking an Auspicious Response—Người tu Tịnh Độ nên cố gắng làm sao cho có sự ứng nghiệm. Kiếp người mong manh, vô thường chẳng hẹn. Như chúng ta nay tóc đã điểm sương, mặt nhăn. Tướng suy tàn rõ hiện, kỳ lâm chung còn được mấy ngày. Vậy chúng ta nên chuyên tu làm sao cho có triệu chứng vãng sanh chắc chắn. Như khi xưa Huệ Viễn Pháp SưLô Sơn, ba phen thấy Phật xoa đầu. Lại như Hoài Cảm Pháp Sư chí thành xưng danh hiệu Phật, liền thấy Đức A Di Đà phóng ánh quang minh, hiện ra tướng hảo. Và như Thiếu Khang Pháp Sư khi niệm Phật một câu đại chúng liền thấy một vị Phật từ nơi miệng ngài bay ra, cho đến trăm ngàn câu cũng như thế, tợ hồ các hạt chuỗi nối tiếp nhau. Những sự ứng nghiệm như thế có đến muôn ngàn. Nếu tâm ta không gián đoạn thì thấy Phật rất dễ, như còn gián đoạn tất khó thấy Phật. Đã không thấy Phật thì cùng với Phật không có duyên, và đã không có duyên quyết khó sanh Tịnh Độ. Khi không được sanh về Tịnh Độ, tất sớm muộn gì cũng bị đọa vào ác đạo. Như thế một niệm gián đoạn chính là nghiệp tam đồ, phải nên dè răn và suy nghĩ cho kỹ!—Pure Land followers should strive earnestly for a response. The lives of sentient beings are emphemeral and easily cut short; the ghost of impermanence waits for no one. Our hair is already streaked with white, our face has grown wrinkled. The marks of decay and old age are very clear, and death is but a short time away. Therefore, we should strive to cultivate in earnest, to ensure that some auspicious and reliable signs of rebirth appear. Thus, in ancient China, Elder Master Hui-Yuan of Lu-Shan saw the Buddha rub his crown three times. Another Elder Master earnestly recited the Buddha’s name and immediately saw Amitabha Buddha emit rays of light and display auspicious marks. In the case of still another Elder Master, each time he uttered the Buddha’s name, the Great Assembly would see a Buddha flying out of his mouth. This was true for hundreds of thousands of his utterances; hundreds of thousands of Buddhas escaped from his mouth, like so many rosary beads, one after another. Such responses are countless. If you recite Amitabha Buddha’s name in earnest, without interruption, it is very easy to see Him. Otherwise, it is very difficult. If you do not see the Buddha, you do not have affinities with Him. Without affinities, it is certainly difficult to achieve rebirth. If you are not reborn in the Pure Land, sooner or later you will descend into the evil realms. Thus, a single thought of interrupting recitation is precisely the karma of rebirth on the Three Evil Paths. Everyone should bear this in mind and ponder it carefully!  

Ba Đời: Ba đời bao gồm quá khứ, hiện tại và vị lai—Three generations—Three lifespans include past, present and future.

Ba Đường Dữ: See Tam đồ ác đạo.

Ba Già La: See Ba Lợi Già La.

Ba Họ: See Ba Đời.

Ba Hoa: To brag—To boast about.

Ba Hòa Lợi: Pravari or Pravara (skt).

1) Tên của một loại vải len có nhiều lông: Woollen or hairy cloth.

** Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển—According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms:

2) Tên của một tịnh xá vùng Bắc Ấn: Name of a monastery in northern India.

3) Ba Hòa Ly: Tên của một người dì của Phật Di Lặc—Name of a maternal aunt of Maitreya.

Ba Hồi: At one time—At another time.

Ba Hồn Chín Vía: Three souls and nine spirits.

Ba Kỳ: Parasi (skt)—Ba Tư—Ba Lặc Kỳ—Vùng đất Ba Tư ngày nay—Persian—Persia.

** For more information, please see Ba La Tức.

Ba La: Pala (skt)—See Bát La.

Ba La Di: Parajikas (skt)—Ba La Xà Dĩ Ca—Ba La Thị Ca—Phần đầu trong Luật Tạng, bao gồm luật lệ trục xuất ra khỏi Giáo Đoàn một vị Tăng phạm tội không thể tha thứ hay sám hối được—The first section of the Vinaya Pitaka containing rules of expulsion from the order for unpardonable sins—See Tứ Đọa.

Ba La Di Tứ Dụ: Bốn thí dụ về Ba La Di tội mà Phật đã dạy chư Tăng Ni về những kẻ phạm vào điều dâm—The four metaphors addressed by the Buddha to monks and nuns about he who breaks the vow of chasity:

1) Kẻ phạm vào điều dâm như chiếc kim mẻ mũi gẩy đích, không xài được nữa: He who breaks the vow of chasity is as a needle without an eye.

2) Như sinh mệnh của một người đã hết, không thể sống được nữa: As a dead man.

3) Chiết Thạch: Như đá vỡ không thể chấp lại—As a broken stone which cannot be united.

4) Như cây gẩy không thể sống lại: As a tree cut in two which cannot live any longer.

Ba La Đề Mộc Xoa: Pratimoksa (skt)—Biệt Giải Thoát—Xứ Xứ Giải Thoát—See Pratimoksa in Pali/Sanskrit Section.

Ba La Đề Xá Ni: Pratidesaniya (skt)—Hướng Bỉ Hối Tội—Bát Lặt Để Ba La Đề—Ba La Xá Ni—Đề Xá Ni—Một phần trong Luật Tạng nói về tội phải sám hối trước chúng—A section of the Vianyana concerning public confession of sins—See Nhị Bách Ngũ Thập Giới.

Ba La Già: Paraka (skt)—Đáo bỉ ngạn—Carrying over—Saving—The paramita boat.

Ba La Già La: Prakara (skt)—Một thứ rào cản—A containing wall—Fence.

Ba La Lợi Phất Đa La: See Ba Liên Phất.

Ba La Mạt Đà: Paramartha (skt).

1) Đệ nhất nghĩa—The highest truth—Ultimate truth.

2) Chân Đế: Reality—Fundamental meaning.

3) Chân Đế Tam Tạng, tên của một vị sư nổi tiếng người miền Tây Ấn Độ, đến Trung Quốc khoảng những năm 547 hay 548, nhưng thời đó nước Tàu quá loạn lạc nên ngài phải trở về Ấn bằng đường biển, tàu của ngài bị trôi dạt vào Quảng Châu. Tại đó ngài dịch hơn 50 bộ kinh—Name of a famous monk from West India, reached China around 547 or 548, but the country was so disturbed that he set off to return by sea; his ship was driven back to Canton, where he stayed and translated some fifty works.

Ba La Mật: Ba La Mật Đa—Paramita—Đáo bỉ ngạn—Thập Độ Ba La Mật

1) Bố thí: Charity—Giving.

2) Trì giới: Moral conduct.

3) Nhẫn nhục: Patience.

4) Tinh tấn: Correct Energy/Devotion.

5) Thiền định: Contemplation.

6) Trí huệ: Prajna—Knowledge.

7) Trạch pháp: Use of expedient or proper means.

8) Phát Bồ đề tâm: Vow for Bodhicittta and helpfulness.

9) Dũng mãnh: Strength.

10) Trí huệ: Wisdom. 

** For more information, please see Lục Độ

 Ba La Mật and Thập Ba La Mật.

Ba La Mật Đa: Paramita (skt)—Đáo bỉ ngạn hay vượt qua bờ sinh tử bên nầy để đến bờ bên kia, Niết Bàn. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật đưa ra ba loại Ba La Mật—To cross over from this shore of births and deaths to the other shore, or nirvana. In The Lankavatara Sutra, the Buddha gave three kinds of Paramitas (see Tam Chủng Ba La Mật). 

** For more information, please see Ba La 

 Mật and Lục Độ Ba La Mật.

Ba La Mật Tự: Tên của một ngôi chùa cổ ở Huế, Trung Việt. Lịch sử thành lập của chùa Ba La Mật gắn liền với quảng đời của một vị quan thuộc dòng họ Nguyễn Khoa, giữa lúc đất nước đang bị ngoại bang xâu xé. Khi vua Đồng Khánh ra lệnh cho quan quân triều đình tiêu trừ phong trào Cần Vương, ông bèn treo ấn từ quan, bỏ lên chùa Đại Bi ở Thanh Hóa ẩn dật. Được ít lâu, ông về quê, nhưng triều đình lại triệu ông ra giữ chức Thị Lang Binh Bộ, ông giả bệnh không ra nhậm chức. Từ đó ông phát nguyện tu hành, lên chùa Từ Hiếu làm lễ xuất gia với Hòa Thượng Hải Thiệu. Về sau, bà phu nhân của ông là Công Tôn Nữ Thị Tỳ, đã xây dựng xong ngôi chùa trong khuôn viên của gia tộc lấy tên là chùa Ba La Mật ông về trụ tại đây đến khi thị tịch năm 1900. Năm 1934, con cháu dòng họ Nguyễn Khoa trùng tu chùa. Năm 1943, Hòa Thượng Trí Thủ trùng tu lần nữa và kiến trúc chùa vẫn duy trì cho đến ngày nay—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. The history of the temple is closely attached to the life of a mandarin named Nguyễn Khoa Luận, while the country was being torn by the invaders. When king Đồng Khánh ordered his court soldiers to fight against Cần Vương movement, he resigned from the post, went to Đại Bi temple in Thanh Hóa and stayed there as a hermit. Sometime later, he got back to his native village. When being appointed a mandarin again by the court, he pretended to go crazy in order to refuse the appointment. Then, he resolved to leave home and join the Order. He went to Từ Hiếu temple to become a monk with the Buddha name Thanh Chơn. In autumn 1886, his wife, Tôn Nữ Thị Tỳ, built a temple within her mansion, and invited him back to be the headmonk there. He passed away in 1900. In 1934, the Nguyễn Khoa descendents rebuilt the temple. In 1943, Most Venerable Trí Thủ renovated the temple again and its construction has remained the same until now.

Ba La Môn: Brahmin (skt)—See Brahmana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Ba La Nại: Baranasi (skt)—Tên khác của thành Ba La Nại Tư (Varanasi), một thành phố nằm về phía Bắc Ấn Độ, kinh đô của vương quốc cổ Ca Thị nằm bên bờ sông Hằng, một trong mười sáu nước của Ấn Độ trong thời Đức Phật còn tại thế. Ba La Nại là một thành phố thiêng liêng cho cả Ấn giáo và Phật giáo. Lộc Uyển cách Ba La Nại chừng bảy dậm nơi Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên “Kinh Chuyển Pháp Luân” cho năm vị đệ tử đầu tiên của Ngài—Benares, another name for Baranasi, a city in northern India, an ancient kingdom and city on the Ganges River, the capital of the kingdom of Kasi which was one of the sixteen major countries during the Buddha’s time. Baranasi was a sacred city for both Hinduism and Buddhism. About seven miles from Baranasi was sarnath or the deer Park (the outskirt of Benares) where the Buddha preached his first discourse on the “Sermon on Setting in motion of the Wheel of the Law” to his first five disciples. Baranasi is also the most holy city in India and important in Buddhism.

Ba La Ni Mật Bà Xá Bạt Đề Thiên: Paranirmita-vasavartin (skt)—Tha Hóa Tự Tại Thiên—A deva who is obedient to the will of those who are transformed by others.

** For more information, please see Tha Hóa

 Tự Tại Thiên.

Ba La Phả Bà Để: Prabhavati (skt).

1) Em gái của A Tu La: Younger sister of Asura.

2) Em gái của vua A Dục: Younger sister of Asoka.

Ba La Phả Ca La Mật Đa La: Prabhakaramitra (skt)—Người giác ngộ—Enlightener.

Ba La Phó: Prabhu (skt).

1) Mạnh mẽ: Powerful—Surpassing.

** Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển—According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-Enlgish Buddhist Terms:

2) Danh hiệu của Tỳ Nữu Thiên (Tỳ Ni Thiên): A title of Visnu.

3) Nhân cách hóa của mặt trời, Phạm Thiên hay Đế Thích: Personification of the sun, Brahma, Indra, etc.

Ba La Thị Ca: Parajika (skt)—See Ba La Di and Tứ Đọa.

Ba La Tức: Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển thì Ba La Tức là kinh đô của nước Surasthana, nơi mà người ta cho rằng “bát khất thực” của Phật được mang đến lưu trữ vào khoảng năm 600 sau Tây Lịch—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms composed by Professor Soothill, in its capital of Surasthana the Buddha’s almsbowl was said to be in 600 A.D.

Ba La Việt: Paravata (skt)—Chim bồ câu—A dove.

Ba La Xa Hoa: Palasa (skt)—Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Palasa là tên của một loại hoa của một loại cây ở Tây Vực, lá xanh, hoa có ba sắc. Khi mặt trời chưa mọc thì màu đen, mặt trời trưa thì màu đỏ, mặt trời lặn thì màu vàng. Nước cây rất đỏ dùng làm thuốc nhuộm—According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, palasa is the name of a blossom of a tree with green leaves and red flowers, whose sap is used to dye fabric stuff. Its flowers are said to be black before sunrise, red during the day, and yellow after sunset.

Ba La Xa Thụ: Palasa tree—See Ba La Xa Hoa.

Ba La Xá Ni: Pratidesaniya (skt)—See Ba La Đề Xá Ni.

Ba La Xà Dĩ Ca: Parajika (skt)—See Ba La Di and Tứ Đọa.

Ba Lãng: Taranga (skt)—Lọn sóng—A wave—Waves.

Ba Lăng Nhăng: Undisciplned—Disordered—Unorganized.

Ba Lật Thấp Phược: Parsva (skt)—Hiếp Tôn Giả (Worship of the Ribs)—Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Hiếp Tôn Giả (thời Đường bên Trung Quốc gọi Ngài Parsva là Hiếp Tôn Giả) là vị Tổ thứ mười của Ấn Độ, là thầy của Tổ Mã Minh, người đã thệ nguyện không nằm cho đến khi nào thấu triệt chơn lý trong Tam Tạng Kinh Điển. Trong ba năm, Ngài đã cắt đứt mọi dục vọng trong Dục giới, sắc giới, và Vô sắc giới, đạt được lục thông và Bát Ba La Mật. Ngài thị tịch khoảng năm 36 trước Tây Lịch—According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Parsva was the tenth patriarch, the master of Avaghosa, previously a Brahman of Gandhara, who took a vow to not lie down until he had mastered the meaning of the Tripitaka, cut off all desire in the realms of sense, form, and non-form, and obtained the six supernatural powers and the eight paramitas. This he accomplished after three years. He died around 36 B.C.

Ba Lâu Na: Vatya (skt) ???—Một trận cuồng phong—A pierce wind—Hurricane.

Ba Lâu Sa Ca: Parusaka (skt)—Một công viên trên cõi trời Đao Lợi—A park in the Trayastrimsas heaven.

Ba-Li:

1) Phạn ngữ Pali, một trong những ngôn ngữ căn bản trong truyền thống Phật giáo, ngôn ngữ mà trường phái Theravada đã dùng để ghi lại những kinh điển Phật. Ba Li ngữ được Phật giáo phương Nam xem là ngôn ngữ Ma Kiệt ĐàĐức Phật đã nói trong thời Ngài còn tại thế. So với tiếng Phạn Bắc Ấn, thì âm điệu và văn pháp có phần biến tháiđơn giản hơn—Pali—One of the basic languages in which the Buddhist tradition is reserved—The language adopted by the Theraveda for the reservation of the Dharma—Considered by the Southern Buddhists to be the language of Magadha, such as Magadhi Prakrit spoken by Sakyamuni; their Tripitaka is written in it. It is closely allied to Sanskrit, but phonetically decayed and grammatically degenerate. 

2) Ưu Ba Li: See Upali in sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Ba Liên Phất: Pataliputra (skt)—Nguyên thủy là thành Kusumapura, đế đô của vua A Dục, nơi mà cuộc kiết tập kinh điển lần thứ ba được tổ chức—Originally Kusumapura, the modern Patna; capital of Asoka, where the third synod was held.

Ba Loại Ba La Mật: Three kinds of Paramita ideals or methods of perfection:

1) Thế gian Ba La Mật: The Paramitas of people in general relating to this world.

2) Xuất thế gian Ba La Mật: Paramitas of Sravakas and Pratyeka-buddhas relating to the future life for themselves.

3) Xuất thế gian thượng thượng Ba La Mật: The Paramitas of the supreme one of bodhisattvas, relating to the future life for all. 

Ba Loại Cúng Dường: Three modes of serving the Buddha:

1) Dâng hương, hoa, quả: Offerings of incense, flowers, and fruits.

2) Tỏ lòng tôn kính: Offerings of praise and reverence.

3) Hành trì tốt: Good (right) conduct. 

Ba Loại Người Có Thể Đi Theo Con Đường Đại Thừa: Theo Kinh Thắng Man, có ba loại người có thể bước theo nẻo Đại Thừa—According to the Shrimaladevi-Sutra, three are three types of beings who can tread the path of the Mahayana:

1) Những người tự mình hiểu được trí năng sâu sắc: Those who realize the most profound wisdom or Prajna.

2) Những người hiểu được trí năng bằng cách nghe học thuyết: Those who realize wisdom through hearing the teaching.

3) Những người tuy không hiểu được trí năng cao nhất, nhưng có một niềm tin hoàn toàn vào Đấng Như Lai: Those who cannot realize supreme wisdom, but have devout faith in the Tathagata. 

Ba Loại Nhẫn Nhục: Three kinds of patience or forebearance:

1) Thân nhẫn: The patience or forbearance of the body.

2) Khẩu nhẫn: The patience or forbearance of the mouth.

3) Tâm nhẫn: The patience or forbearance of the mind.

Ba Loại Thanh Tịnh Của Bồ Tát: Three purities of a bodhisattva:

1) Thân thanh tịnh: A pure body.

2) Tướng thanh tịnh: Perfectly pure and adorned appearance.

3) Tâm thanh tịnh: A mind free of impurity.

Ba Loại Thiện Căn: Three kinds of good roots:

1) Bố thí: Almsgiving.

2) Bi mẫn: Mercy.

3) Trí tuệ: Wisdom.

Ba Lợi: Pari (skt).

1) Viên: Round—Round about.

2) Tròn đầy: Complete.

3) Đều khắp: All.

Ba Lợi Bà Sa: Parivasa (skt)—Biệt Trụ, tên của một hình phạt trong Luật Tạng. Kẻ phạm giới phải ở một mình một phòng riêng, không được ở cùng với các vị Tăng khác—Sent to a separate abode, isolation for improper conduct.

Ba Lợi Ca La: See Ba Lợi Già La.

Ba Lợi Chất Đa La: Ba Lợi Chất La—Ba Nghi Chất Cấu—Ba Lợi Chất Đa La Câu Đà La—Ba Lợi Thụ.

1) Paricitra (skt)—Cây Hương Biến (từ cánh lá đến quả đều thơm) trên cõi trời Đao Lợi, tỏa ngát hương thơm cùng khắp cõi trời nầy: A tree in the Trayastrimsas heavens which fills the heavens with fragrance.

2) Parijata (skt)—Một loại san hô mọc trong vườn của vua Đế Thích, một trong năm loại cây trên cõi nước Cực Lạc (khi Phật còn tại thế, Ngài đã từng lên đây ngồi dưới gốc cây Ba Lợi Chất Đa La nầy mà thuyết pháp cho chư Thiên, người đầu tiên được ngài độ chính là mẹ của ngài là Hoàng Hậu Ma Da)—A tree in Indra’s heaven, one of the five trees of the paradise, the coral tree.

Ba Lợi Già La: Parikara (skt)—Ba Già La.

1) Một thứ khăn tắm—An auxiliary garment, loin cloth, towel.

2) Chiếc áo bảo vệ thân thể: A body-guarding shirt.

Ba Lợi Nặc Phược Nam: Parinirvana (skt)—See Niết Bàn in Vietnamese-English Section, Nirvana and Parinirvana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Ba Lý Do Hành Giả Niệm Phật Không Được Nhứt Tâm Bất Loạn: Three causes which practitioners of Buddha Recitation cannot achieve “one-pointedness of mind.”—Sao gọi là “Nhứt tâm bất loạn?” “Nhứt tâm” là duy có một tâm niệm Phật, không xen tạp niệm chi khác. “Bất loạn” là lòng không rối loạn duyên tưởng cảnh nào ngoài cảnh niệm Phật. Bậc thượng căn niệm Phật một ngày có thể được nhứt tâm, bậc trung căn hoặc ba bốn ngày có thể được nhứt tâm, còn bậc hạ căn phải đến bảy ngày. Cũng có ý nghĩa khác, bậc thượng căn trong bảy ngày hoàn toàn nhứt tâm, bậc trung căn chỉ nhứt tâm được ba bốn ngày, còn bậc hạ căn duy nhứt tâm được có một ngày. Nhưng tại sao Đức Thế Tôn ước hạn trong bảy ngày có thể được nhứt tâm, mà chúng ta nhiều kẻ niệm hai ba năm vẫn chưa được nhứt tâm? Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, có ba lý do khiến cho hành giả niệm Phật không được nhứt tâm—What does it mean to have “one-pointedness of mind?” It means to concentrate the mind on recitation without sundry thoughts. “One-pointedness” means the mind is devoid of all distractions, thinking about no other realm except the realm of Buddha Recitation. Individuals of high capacities may reach such a state in, perhaps, one day; those of moderate capacities in three or four days; those of limited capacities in seven days. There is still another point of view, individuals of high capacities, ideally, achieve one-pointedness of mind during the entire seven-day period; those of moderate capacities only do so for three or four days; while those of limited capacities may only do so for one day during the whole period of retreat. However, why did Sakyamuni Buddha estimate that we could achieve one-pointedness of mind within a week, when in fact, some of us may recite for two or three or even many years without ever reaching that state? According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, there are three causes which practitioners of Buddha Recitation cannot achieve “one-pointedness of mind.”

1) Về sự tướng, ta không y theo lời Phật dạy kiết kỳ tu hành, khi kiết thất lại tạp tu. Phải biết trong kỳ thất, muốn được nhứt tâm, nên chuyên giữ một câu niệm Phật, không được xen trì chú, tụng kinh hay tham thiền chi khác: From the viewpoint of “mark” or phenomena, we fail to follow Sakyamuni Buddha’s admonition to conduct periodic retreats for cultivation. When we do so, we engage in several practices at the same time (sundry practices). We should realize that if we would like to achieve one-pointedness of mind, we should practice oral recitation exclusively during the retreat period, and not engage in Mantra or Sutra Recitation or meditation as well.

2) Trong bảy ngày chưa tránh được tạp duyên, dứt được tạp niệm, chuyên chú tu hành. Bởi có vị kiết thất, vì thiếu sự ngoại hộ, phải tự lo việc cơm nước, chưa yên lòng về các chuyện lặt vặt bên ngoài, cho đến chưa có tâm cầu sự tất chứng: There are various reasons why some practitioners canot avoid sundry conditions and thoughts or concentration on cultivation for seven days. These reasons range from lack of external support, i.e., the need to prepare their own meals and attend to other miscellaneous activities, to lack of earnestness.

3) Ba căn như đã nói, chỉ là ước lược. Chẳng hạn như trong thượng căn có thượng-thượng căn, thượng-trung căn, thượng-hạ căn; trung và hạ căn cũng thế, thành ra chín căn. Trong chín căn nếu chia chẻ ra hãy còn rất nhiều căn nữa. Lại nên biết lời Phật nói chỉ là khái lược. Thí dụ như nói bậc thượng căn chỉ nói bảy ngày không loạn, mà chẳng nói tám chín ngày. Thật ra bậc ấy, chẳng những tám chín ngày không loạn, mà cho đến suốt đời cũng có thể không loạn. Ngược lại, kẻ độn căn nghiệp chướng nặng nhiều, chẳng những bảy ngày không được nhứt tâm, mà có thể niệm suốt đời cũng chưa được nhứt tâm. Cho nên đối với tất cả kinh nghĩa phải khéo hiểu, không nên chấp văn hại lời, và chấp lời hại ý: The three capacities mentioned above are a rough estimation. For example, within the category of high capacity cultivators, we have “supremely high,” “moderately high,” and “low high” capacities. Moderate and limited capacities may likewise be subdivided. There are thus a total of nine categories, which may in turn be divided into many more categories. We should also realize that Sakyamuni Buddha’s words are only generalities. For example, the sutras state that individuals of high capacities can achieve one-pointedness of mind for seven days, not eight or nine. In reality, these sages are not only undisturbed for eight or nine days, conceivably, their minds can remain empty and still during their entire lives. Conversely, those of limited capacities, weighed down bu heavy karmic obstructions, not only may fail to reach one-pointedness of mind after seven days, they may even recite during their whole lifetime without ever reaching that state. Thus we should interpret the words and meaning of the sutras flexibly, without being attached to the words and betraying the phrase, or grasping at the phrase and doing injustice to the meaning. 

Ba Lý Do Hành Giả Niệm Phật Không Nguyện Vãng Sanh Về Đâu Suất Thiên: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, có ba lý do khiến hành giả niệm Phật không nguyện vãng sanh về Đâu Suất Thiên—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, there are three reasons that practitioners do not vow to have rebirth in the Tushita Heaven.

1) Khó vãng sanh về Đâu Suất ThiênBồ Tát Di Lặc không có nguyện tiếp dẫn như Đức Phật A Di Đà, nên chúng sanh phải tự nương vào sức của chính mình để thành tựu vãng sanh về đây: It is difficult to be reborn in the Tushita Heaven, as Maitreya Bodhisattva does not have the “welcoming and escorting Vow of Amitabha Buddha.” Sentient benigs must rely solely on their own self-power to achieve rebirth there.

2) Đâu Suất Thiên vẫn còn là một phần của cõi trời Dục Giới nên chúng sanh trong cõi nầy vẫn còn bị thối chuyển: Tushita Heaven is still part of the World of Desire, of which the Shaha World is an infinitesimal part, not outside of it as is the Western Pure Land. Thus sentient beings in the Tushita Heaven remain subject to retrogression. 

3) Đâu Suất Thiên rất khó vãng sanh, như khi xưa 900 năm sau khi Phật nhập diệt, ở xứ Thiên Trúc có ba vị Bồ Tát huynh đệ với nhauVô Trước, Thế ThânSư Tử Giác, tu môn Nhật Quang Định đồng phát nguyện sanh về Đâu Suất nội viện. Ba người cùng ước hẹn, ai sanh lên trước phải trở xuống báo tin cho hay. Sau đó Sư Tử Giác mãn phần trước, trải qua ba năm tuyệt vô âm tín. Kế đó Ngài Thế Thân viên tịch rồi cũng bặt tin luôn. Ba năm sau đó vào một buổi chiều tối khi Ngài Vô Trước đang ngồi giảng kinh, bỗng thấy giữa hư không ánh sáng chói lòa, một vị thiên tử áo mão trang nghiêm hiện xuống, tự xưng mình là Thế Thân, bảo đã được sanh lên Đâu Suất nội viện. Ngài Vô Trước hỏi, “Tại sao đến bây giờ mới cho hay?” Thế Thân đáp: “Em vừa sanh lên được Đức Di Lặc xoa đảnh thuyết pháp, nghe pháp xong đi nhiễu ba vòng rồi xuống đây liền. Bởi thời gian tại Đâu Suất một ngày đêm, ở dưới nầy dến bốn trăm năm, nên thành ra làm cho anh nhọc lòng chờ đợi.” Vô Trước lại hỏi: “Còn Sư Tử Giác ở đâu?” Thế Thân đáp, “Trong khi em đi nhiễu, nhìn ra thấy Sư Tử Giác lạc vào ngoại viện, đang say mê theo thiên nhạcngũ dục, nên chẳng bao giờ diện kiến được Ngài Di Lặc. ”—It is difficult to achieve rebirth in the Tushita Heaven. It is said that some nine hundred years after Sakyamuni Buddha’s demise, there were three Indian Patriarchs who cultivated together, Asanga, Vasubandhu, and Simhabhadra. These three all had the same determination in being born in the Tushita Heaven and in desiring to see Maitreya. They vow that if one were to die first, and obtain a look at Maitreya, he would return and inform the others. Simhabhadra died, but once he had gone he did not return. Later, when Vasubandhu was nearing his death, Asanga said to him, “If you see Maitreya, come and tell me.” Vasubandhu , but returned only after a period of three years. Asanga asked him, “Why did it take you such a long time to return?” Vasubandhu said that he had arrived there, in the Tushita Heaven, had heard the Maitreya Bodhisattva preach but one sermon, had circumambulated him… and had come back immediately; but days are long there in Tushita, and here on earth, three years had already elapsed. Asanga asked him again, “Where is Simhabhadra now?” Vasubandhu replied that because Simhabhadra had received such heavenly pleasures, he was enjoying the five desires, and so… from that time to the present he has never seen Maitreya! 

Ba Lý Do Hành Giả Niệm Phật Nguyện Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, câu hỏi số 13, trong mười phươngvô số chư Phật, những chúng sanh hữu tâm đều có thể thân cận, chứ không riêng gì Đức Phật A Di Đà. Tuy nhiên, có ba lý do mà người tu nguyện vãng sanh về Tây Phương Cức Lạc—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in the Treatise on the Ten Doubts, question number 13, there are countless Buddhas in the ten directions. All right-minded sentient beings can approach and study with them, not necessarily Amitabha buddha alone. However, there are three reasons for reciting Amitabha Buddha:

1) Vì theo Kinh Vô Lượng Thọ thì trong nhiều kiếp tu nhân về trước, Đức Phật A Di Đà đã phát bốn mươi tám lời thệ nguyện rộng sâu. Tiêu biểu cho những lời nguyện nầy là lời nguyện thứ 18 và 11—Because according to the Longer Amitabha Sutra or the Infinite Life Sutra, in his previous lifetimes, Amitabha Buddha has made forty-eight profound, all-encompassing vows. The general tenor of these vows is best exemplified in the eighteenth and eleventh vows—See Tứ Thập Bát Nguyện (11) and (18). 

2) Theo Tổ của tông Thiên Thai là ngài Trí Giả, nên niệm Phật cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạcchúng sanh nơi cõi Ta Bànhân duyên với Đức Phật A Di Đà. Khi Đức Thế Tôn còn tại thế, rất nhiều chúng sanh nghe lời từ huấn của Ngài mà quy hướng về Đức Phật A Di Đà. Từ khi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn về sau nầy, không luận Tăng tục, nam nữ, giàu nghèo, sang hèn, kẻ đã nghe Chánh Pháp hay chưa biết gì về Phật giáo vẫn thường xưng niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Thế Tôn đã bảo: “’Trong đời tương lai, khi tam tạng giáo điển đã diệt hết, ta dùng nguyện lực từ bi, duy lưu kinh nầy trụ thế một trăm năm. Những chúng sanh nào có duyên được gặp, tùy ý mong cầu thảy đều đắc độ.’ Đức Phật lại nói tiếp, ‘Sau khi kinh nầy diệt rồi, Phật pháp hoàn toàn mất hẳn trong đời, chỉ còn lưu truyền lại bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sanh; kẻ nào không tin mà hủy báng, sẽ bị đọa vào địa ngục, chịu đủ các sự khổ.’”—According to the founder of the T’ien-T’ai School, the Patriarch Chih-I, the reason why we should beg to be reborn in the Western Bliss is that sentient beings in this world have great affinities (causes and conditions) with Amitabha Buddha. When Sakyamuni Buddha was still alive, a great many sentient beings, listening to His compassionate teaching, directed their Minds toward Amitabha Buddha. Since Sakyamuni Buddha entered Nirvana, many Buddhists, whether clergy or layman, man or woman, rich or poor, upper or lower class, familiar with the Dharma or not, have recited the name of Amitabha Buddha. In the Longer Amitabha Sutra, Sakyamuni Buddha stated: “’The the days to come, the paths of the sutras will come to extinction. I, with compassion and mercy, will purposely make this sutra survive for a hundred years. Anybody who encounters this sutra will, according to his wish, surely attain enlightenment.’ The Buddha added further, ‘After this sutra is no longer existence, the Buddha Dharma will entirely disappear from the world. Only the words Amitabha-Buddha will remain to rescue sentient beings. Those who disbelieve this and vilify the Buddha’s words will sink into the hells and endure all kinds of suffering.’”

3) Bởi vì giáo thuyết của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong cõi Ta Bà và giáo thuyết của Đức Phật A Di Đà nơi Tây Phương Cực Lạc quan hệ với nhau. Cổ đức bảo: “Đức Phật Thích Ca thị hiện nơi cõi uế, đem các duyên nhơ ác, khổ não, vô thường, chướng nạn mà chiết phục chúng sanh, khiến cho họ sanh lòng nhàm chán mà tu theo Chánh Đạo. Đức Phật A Di Đà thì hiện thân nơi cõi Tịnh, dùng các duyên trong sạch, an vui, lâu dài, không thối chuyển mà nhiếp hóa loài hữu tình, khiến họ khởi tâm ưa mến mà trở lại nguồn chân. Hai vị Phật đã dùng hai môn ‘Chiết’ và ‘Nhiếp’ làm cho giáo pháp lưu hành, nên sự hóa độliên quan với nhau. Lại Đức Phật Thích Ca ngoài sự chỉ dạy ba thừa để giáo hóa chúng sanh, đặc biệt nói thêm môn niệm Phật để nhờ Đức A Di Đà tiếp dẫn những kẻ còn chưa được độ. Vì thế trong các kinh Đại Thừa, Đức Thế Tôn đã ân cần dặn bảo, luôn luôn khen ngợi và khuyến khích sự vãng sanh.”—Because the teachings of Sakyamuni Buddha in the saha World those of Amitabha Buddha in the West are interrelated. Ancients have said: “Sakyamuni Buddha manifests himself in the impure world and subdues sentient beings through such conditions as filth, suffering, impermanence and obstacles, creating in them a sense of abhorrence so that they wil follow the right path. Amitabha Buddha, on the other hand, manifests himself in the Pure Land, gathers sentient beings in through such conditions as purity, happiness, permanence and non-retrogressions, creating in them the desire to return to the source of truth. In this way, the two Buddhas employ the dual method of ‘subduing’ and ‘gathering’ in to propagate the correct Dharma. Their activities of teaching and transformation are thus related. Moreover, while preaching the Three Vehicles, Sakyamuni Buddha specially added the Pure Land method, so that, through the help of Amitabha Buddha, those sentient beings who were still left out could be rescued. Therefore, in Mahayana Sutras, Sakyamuni Buddha compassionately recommended and constantly extolled rebirth in the Pure Land.”

Ba Lý Do Ma Sự Phát Sanh: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, niệm Phật cũng có ma sự vì bởi ba nguyên nhân sau đây—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, practicing Buddha Recitation also has the element of demonic obstructions, for the three reasons.

1) Không thông hiểu vững chắc về giáo lý: Not having a firm foundation and understanding of the Buddha’s teachings.

2) Không gặp minh sư hay thiện hữu tri thức: Not encountering a good knowledgeable advisor or having virtuous friends.

3) Không biết tự xét lấy mình, đây là điểm quan yếu nhất trong ba điểm trên: Not knowing how to practice mental reflection of one’s self, or lacking self-awareness. This is the most crucial point among the three (see Năm Điểm Phải Biết Tự Xét Lấy Mình Của Người Tu Tịnh Độ). 

Ba Lý Y Đa La: Pariyatra (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, đây là một vương quốc cổ, 800 dậm về phía tây nam của Satadru, trung tâm của các phái ngoại đạo. Bây giờ là thành phố Birat, phía tây của Mathura—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Pariyatra was an ancient kingdom, 800 miles south-west of Satadru, a center of heretical sects. The present city of Birat, west of Mathura. 

Ba Mặt Một Lời: Face-to-face.

Ba Mối Nghi Của Phật Tử Về Tịnh Độ: Three doubts of practitioners about the Pure Land—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, có nhiều người thật tâm muốn niệm Phật, hoặc đã từng hành trì rồi, nhưng vì sự học hiểu về giáo lý còn kém, nên khi nghe kẻ khác biện luận bài bác, liền khởi lòng nghi. Những mối nghi đó rất nhiều, nhưng chỉ nêu lên đây ba mối nghi chánh—According to Most Venerable in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, there are some people who truly want to recite the Buddha’s name or have engaged in the practice; however, because their study and understanding of the Dharma are still wanting, they develop doubts as soon as they hear criticisms of others. There are many such doubts; however, here we only mention three of the most common.

1) Tịnh Độ chỉ là một quyền thuyết—Pure Land is really just an expedient teaching:

a) Có kẻ thấy trong kinh điển tả cảnh Tịnh Độ quá trang nghiêm, bỗng sanh niệm nghi rằng: “Cõi Cực Lạc là quyền tiện của Phật nói ra để cho người hâm mộ gắng tu làm lành lánh dữ, đại khái như thuyết thiên đường, chứ làm gì có một thế giới từ đất đai đến cây cối, lầu các đều bằng thất bảo như vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, xích châu, mã não. Lại nữa, thân người bằng chất ngọc nhuyễn kim cương, hóa sanh từ hoa sen không có già, bệnh, chết. Các thức ăn mặc trân quý đều tùy ý niệm hiện ra. Như thế toàn là những chuyện đau đâu, xa với thực tế làm sao mà tin được?—Pure Land is really an expedient teaching—Seeing the Pure Land described in overly majestic terms in the sutras, some people suddenly develop the idea that the Pure Land is merely an expedient of the Buddhas. How can there exist a world in which everything, from the ground to the trees and towers, is made of seven jewels(see Thất Bảo). Moreover, the inhabitants radiate health and tranquility; they spring to life from lotus blossoms, free of old age, disease and death. Ethereal food and clothing appear before them according to their wishes. All these are far removed from the realities spread before our own eyes, how can we believe in them?

b) Để giải thích điều nầy Hòa Thượng Thích Thiền Tâm đã đáp rằng: “Những ý nghĩ trên phần (a) đó đều còn hạn cuộc theo sự nghe thấycủa tai mắt phàm tình. Người muốn học Phật không nên đem trí phàm phu mà suy lường Thánh cảnh. Đừng nói đâu xa, ngay ở Việt Nam ta khi cụ Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp trở về thuật lại, nói bên ấy đèn không đốt mà cháy, xe thuyền không ngựa hay người kéo mà tự chạy, trăm việc sánh bằng trời đất, duy có sự sống chết là còn thuộc quyền tạo hóa định đọa mà thôi. Vua và triều thần nghe nói đều không tin. Đến như chỗ bạn thân mà cũng mỉm cười cho là cụ Phan đi xa về nói khoác. Kỳ thật thì những điều cụ Phan vừa kể đều là sự thật—In reply to this I will say: “All these doubts derive from the limited sights and sounds perceived by the eyes and ears of common mortals. Those who wish to study the Dharma should not assess the realms of the saints with the limited faculties of sentient beings. Let us not talk of faraway things. In Asia, in the last century, when Mr. Phan Thanh Giản, a high-ranking official returned from Europe, reported that over there, lamps required no fire to light them, while carriages and barges moved on their own, without horses or men to pull them. He then praised Europeans for their intelligence and skills, which in hundreds of instances rivalled those of God, only life and death remaining within the purview of the Almighty. His words were met with disbelief from the king on down to his entire court. Even the official’s closest friends smiled and thought that returning from far away, he was just exaggerating. In reality, all issues mentioned by Mr. Phan were true. 

2) Có người nghe nói pháp môn Tịnh Độ hành trì giản dị mà kết quả rất mau chóng cao siêu nên nghi ngờ—Hearing that the Pure Land method is easy to practice but the results are speedy and lofty, some people develop doubts.

a) Đâu lại có phương pháp thành Phật quá dễ dàng như thế? Bởi đường lối thường thức của các môn tu là Chỉ và Quán. Khi hạ thủ công phu, trước tu “Chỉ,” kế tiếp tu “Quán;” hoặc trước tu Quán, kế tiếp tu Chỉ. Lần lần tiến đến “Trong Quán có Chỉ, trong Chỉ có Quán.” Khi tới trình độ “Chỉ Quán không hai, định huệ tịch chiếu” mới gọi là bước vào cảnh giới tự tâm. Rồi từ đó về sau, nếu mỗi đời đều tiếp tục tinh tấn tu hành, theo như trong kinh luận nói, phải trải qua một muôn đại kiếp mới lên ngôi “Bất Thối Chuyển.” Tại sao chỉ một câu niệm Phật, ngay trong đời nầy lại được vãng sanh lên ngôi Bất Thối, há chẳng phải là dễ dàng quá ư?—How can there be such an easy method leading to Buddhahod? The usual way of Buddhist cultivation centers around concentration and contemplation. When we start cultivating, we practice first concentration (samatha), then contemplation (vipasyana), or we can begin first with contemplation and follow up with concentration. We then progress to the stage where “in contemplation there is concentration, in concentration there is contemplation.” Upon reaching the level of “non-dual concentration and contemplation, still-but-illuminating samdhi and wisdom,” we have stepped into the realm of the Self-Nature. From then on, if we vigorously keep up with our cultivation life after life, it will take ten thousand eons before we reach the level of non-retrogression, according to the sutras and commentaries. How is it that after only a few singleminded utterances of the Buddha’s name, we can be reborn in the Pure Land in this very lifetime, at the stage of non-retrogression? Is it not really too easy?

b) Khi đề cập đến nghi vấn nầy, chúng ta nên biết tu các pháp môn khác chỉ hoàn toàn nương nơi tự lực, cho nên phải khó. Riêng đường lối tu Tịnh Độ có hai năng lực, là tự tâm lực và Phật lực tiếp dẫn, nên sự thành công rất dễ. Ví như một người chân yếu, muốn tự mình lên tận đỉnh núi cao là điều rất khó. Nhưng nếu kẻ ấy được một vị đại lực sĩ khoác cánh tay phăng phăng đưa bước tiến tới thì kết quả lên tới đỉnh nào có khó chi!—When responding to this doubt, we should realize that most other methods involve complete reliance on “self-power,” and are therefore bound to be difficult. The Pure Land method characteristically involves two factors, the power of one’s own mind and Amitabha Buddha’s power of “welcoming and escorting.” Therefore, obtaining results is extremely easy. For example, if someone with weak, hobbled feet wanted to climb a mountain unaided, it would be difficult indeed! However, if he were assisted by a great athlete who took him by the arm and climbed the mountain along with him, head held high, the result would not be that difficult to achieve.

c) Về môn Tịnh Độ cũng thế, khi ta chuyên tâm niệm Phật tức là lúc tâm lực phát triển. Niệm đến một lòng không loạn, là lúc tâm lực hoàn toàn hiện bày. Đang khi ấy nghiệp lực bị hàng phục không còn làm chướng ngại, lại được thêm Phật lực tiếp dẫn, nên tuy nghiệp chưa trừ dứt, mà được vãng sanh. Khi sanh về Tây Phương rồi, sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, sự không thối chuyển cho đến khi thành Phật là một điều hiển nhiên dễ hiểu—The same is true of Pure Land. As we earnestly recite the Buddha’s name, our mind-power keeps developing. When one-pointedness of mind is achieved, the mind-power manifests itself perfectly. At that point the power of our karma is subdued and is no longer a hindrance. If we add to that Amitabha Buddha’s power to “welcome and escort,” we will achieve rebirth in the Pure Land in spite of the fact that not all of our bad karma is extinguished. Once reborn, our lifespan extends over innumerable eons. Non-retrogression until complete Enlightenment and Buddhahood are attained is therefore an easily understandable occurrence. 

3) Chúng sanh ít nhân duyên phước đức không thể sanh về Tịnh Độ: Sentient beings lack conditions and merit and therefore cannot achieve rebirth in the Pure Land.

a) Cảnh Cực Lạc mầu đẹp trang nghiêm vô lượng, chẳng phải dùng ít nhân duyên căn lành phước đức mà được sanh về. Nhìn gẫm lại mình, căn lành phước đức còn sơ bạc, nghiệp chướng lại nhiều, mong gì đời nầy được duyên tốt vãng sanh?—The Land of Ultimate Bliss is so extremely lofty and beautifully adorned that we cannot rely merely on a few good roots, blessings, virtues, causes and conditions to achieve rebirth in that land. Reflecting upon ourselves, we see that our good roots, merits and virtues are indeed shallow, while our bad karma and obstructions are heavy; how can we expect to attain, in this very life, conditions favorable to rebirth in the Pure Land?

b) Xin kính khuyên quý vị muôn ngàn lần chớ nên nghĩ như thế. Bởi khi các vị lần chuỗi niệm Phật được, là căn lành phước đức của quý vị đã sâu dầy rồi. Thử nghĩ lại xem, trên thế gian nầy biết bao nhiêu kẻ không nghe được danh hiệu Phật? Biết bao nhiêu người tuy nghe hồng danh Đức A Di Đà, nhưng mãi tranh danh đoạt lợi, đeo đuổi theo các điều trần nhiễm, không chịu niệm Phật. Nay các vị đã nghe Phật phápchí tâm niệm Phật, há không phải là có căn lành phước đức lớn đó sao?—I respectfully beg of you, ten million times, not to have such doubts! For, if you can finger a rosary and recite the Buddha’s name, you already have deep roots of merit and virtue. Do think again. How many people are there on this very earth who lack the opportunity to hear the Buddha’s name? How many , even after hearing Amitabha Buddha’s name, continue to seek fame and profit, chasing after mundane dusts and refusing to recite the Buddha’s name? You have now heard the Dharma and recited the Buddha’s name in all sincerity. Is this not proof enough that you already have many good roots, merits and virtues?

c) Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật bảo ngài Di Lặc Bồ Tát: “Nếu có chúng sanh nào nghe danh hiệu Đức Phật kia, vui mừng khấp khởi, cho đến một niệm, nên biết kẻ ấy được lợi lớn, đã đầy đủ phước đức vô thượng.” Lời nầy đủ chứng minh rằng biết niệm Phật tức là đã có nhiều phước đức căn lành rồi. Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục có dẫn sự tích những người phạm tội cực ác (như Trương Thiện Hòa, Hùng Tuấn, Duy Cung, và các loài súc sanh như chim Bát Kha, Anh Võ, vân vân), chí tâm niệm Phật đều được vãng sanh. Phước đức căn lành của quý vị đã vượt xa hơn những người ác và loại súc sanh kia. Vậy cần chi phải e ngại là ngay trong đời nầy không được sanh về Cực Lạc?—In the Longer Amitabha Sutra, Sakyamuni Buddha said to Maitreya Bodhisattva: “If any sentient being hears the name of Amitabha Buddha and is transported with delight even for a moment, you should know that he has received great benefit and has perfected supreme merit and virtue.” This quote should be proof enough: the very fact that a person practices Buddha Recitation shows that he already has many good roots, merits and virtues. The book, Biographies of Pure Land Sages and Saints, records the life histories of individuals who committed extremely heavy transgressions, yet achieved rebirth in the Pure Land through singleminded recitation of the Buddha’s name at the time of death. Your good roots, merits and virtues far surpass those of the evil beings cited in these biographies. Therefore, why should you have doubts about being reborn in the Pure Land in this very lifetime? 

Ba Mục Tiêu Của Tọa Thiền: Theo Roshi Philip Kapleau, tác giả của quyển Ba Trụ Thiền, có ba mục tiêu của tọa thiền—According to Roshi Philip Kapleau, author of The Three Pillars of Zen, there are three aims of meditation:

1) Phát Triển Định Lực: Định lựcnăng lực hay sức mạnh phát sinh khi tâm được hợp nhất qua sự tập trung. Người đã phát triển định lực không còn nô lệ vào các đam mê, người ấy luôn làm chủ cả chính mình lẫn các hoàn cảnh bên ngoài, người ấy hành động với sự tự dobình tĩnh hoàn toàn. Tâm của người ấy như trạng thái nước đã lắng trong và tĩnh lặng—Development of the power of concentration, which is the power or strength that arises when the mind has been unified and brought to one-pointedness in meditation concentration. One who has developed the power of concentration is no longer a slave to his passions, he is always in command of both himself and the circumstances of his life, he is able to move with perfect freedom and equanimity. His mind becomes like clear and still water. 

2) Giác Ngộ: Kiến tánh ngộ đạo hay nhìn thấy tự tánh chân thật của mình và đồng thời nhìn thấy bản tánh tối thượng của vũ trụvạn vật. Ấy là sự hốt nhiên nhận ra rằng: “Xưa nay ta vốn đầy đủ và toàn hảo. Kỳ diệu thay, huyền diệu thay!” Nếu là thấy Phật tánh thì thực chất sẽ luôn luôn giống nhau đối với bất cứ ai kinh nghiệm nó, dẫu người ấy là Phật Thích Ca hay Phật A Di Đà hay bất cứ người nào trong các bạn. Nhưng nói thế không có nghĩa là tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm kiến tánh ở cùng một mức độ, vì trong cái rõ, cái sâu, cái đầy đủ của kinh nghiệm có những khác biệt lớn lao—Awakening or seeing into your True-nature and at the same time seeing into the ultimate nature of the universe and all things. It is the sudden realization that “I have been complete and perfect from the very beginning. How wonderful, hoe miraculous!” If it is true awakening, its substance will always be the same for whoever experiences it, whether he be the Sakyamuni Buddha, the Amitabha Buddha, or any one of you. But this does not mean that we can all experience awakening to the same degree, for in the clarity, the depth, and the completeness of the experience there are great difference. 

3) Vô Thượng Đạo Chi Thể Hiện: Thể hiện đạo vô thượng trong cuộc sống hằng ngày. Lúc nầy chúng ta không còn phân biệt cứu cánhphương tiện nữa. Giai đoạn nầy tương ứng với tối thượng thừa thiền. Khi các bạn ngồi một cách hăng say và không vị kỷ, cũng như hợp với sự dẫn đạo của một bậc chân sư, nghĩa là hợp với tâm mình, mặc dù có ý thức đầy đủ, vẫn hoàn toàn vô niệm như một tờ giấy trắng tinh không một vết bẩn, bây giờ dù các bạn đã ngộ hay chưa, Phật tánh thanh tịnh vốn có của mình vẫn khai mở. Nhưng đây phải nhấn mạnh chỉ với chân ngộ các bạn mới có thể trực nhận được chân thể tánh Phật của mình, và tối thượng thừa thiền là loại thuần khiết nhất, không khác gì loại thiền đã được chư Phật thực hành—Actualization of the Supreme Way in our daily lives. At this point we do not distinguish the end from the means. The highest type of Zen corresponds to this stage. When you sit earnestly and egolessly in accordance with the instructions of a competent teacher, with your mind fully conscious yet as free of thought as a pure white sheet of paper is unmarred by a blemish, there is an unfoldment of your intrinsically pure Buddha-nature whether you have had awakening or not. But what must be mephasized here is that only with true awakening do you directly apprehend the truth of your Buddha-nature and perceive that awakening, the purest type of Zen, is no different from that practiced by all Buddhas.

** For more information, please read The

 Three Pillar of Zen (Ba Trụ Thiền), Roshi 

 Philip Kapleau, from page 49 to page 52.

Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo: Ba mươi bảy phẩm dẫn tới giác ngộquả vị Phật—Thirty seven conditions leading to bodhi or Buddhahood (see Thirty Seven Aids to Enlightenment):

a) Tứ niệm xứ: Smrtyupasthana (skt)—The four subjects to be contemplated.

  • Bốn đối tượng quán chiếu hay bốn cơ sở chánh niệm: Four stages of memory or four subjects of reflection.
  • Tứ niệm xứgiáo lý căn bản trong phần Đạo đế, nó liên quan mật thiết với ngũ uẩn, cũng như cho chúng ta thấy sự thật về Thân, Thọ, Tâm, và Pháp: Four foundations of mindfulness are related to the five skandhas as well as to our body, feeling, mind, and dharma.
  • See Tứ Niệm Xứ.

b) Tứ chánh cần: Samyakprahana—Bốn cố gắng đúng hay bốn cố gắng toàn hảo—Four proper lines of exertion—Four perfect efforts—See Tứ Chánh Cần.

c) Tứ như ý túc: Rddhipada—Bốn bước tiến đến thần lực—Four steps towards supernatural power—Four roads to power—Four bases of miraculous powers—See Tứ Như Ý Túc.

d) Ngũ căn: Panca-indriyani—Five spiritual faculties (five good roots).

e) Ngũ lực: Panca-balani—The power of five faculties—Five strengths—See Ngũ Căn.

f) Thất bồ đề phần (Thất giác chi): Sapta-bodhyanga—Bảy yếu tố giác ngộ—Seven degrees (factors) of enlightenment or intelligence—See Thất Bồ Đề Phần.

g) Bát chánh đạo: Asta-marga—The eightfold noble path—See Bát Chánh Đạo.

*** For more information, please see Thirty-

 seven Aids to Enlightenment.

Ba Mươi Hai Tướng Tốt Của Phật: Thirty-two marks of perfection—See Tam Thập Nhị Hảo Tướng của Phật and Dvatrimshadvara-Lakshana. 

Ba Mươi Hai Ứng Thân: Thirty-two response bodies—See Tam Thập Nhị Ứng Thân. 

Ba Na Sa: Panasa (skt)—Bán Na Sa—Một loại cây như cây mít—The bread-fruit tree—Jaka or jack-fruit. 

Ba Nô: Vidhu (skt)—Mặt trăng—The moon.

Ba Nẻo Sáu Đường: Đức Phật so sánh chúng sanh với những khách lữ hành mù trong đêm tối và những khổ đau trong ba nẻo sáu đường—Three worlds and six realms of life—The Buddha compared sentient beings with travelers who blindly travel in the darkness and suffering of the three worlds and six realms of existence:

(A) Ba nẻo: Three worlds:

1) Dục giới: The world of passions (sensuous desires).

2) Sắc giới: The world of Beauty (form).

3) Vô sắc giới: The world of no Beauty (formless).

(B) Sáu đường:

1) Thiên: Six realm of Heaven.

2) Nhơn: The realm of human.

3) A-Tu-La: The realm of Asura (Angry spirits).

4) Ngạ quỷ: The realm of Pretas (hungry ghosts).

5) Súc sanh: The realm of animal.

6) Địa ngục: The realm of hell.

Ba Nễ Ni: Panini (skt)—Theo Tây Vực Ký thì đây là tên của một vị cổ tiên Salaturiya, cũng là nhà văn và nhà văn phạm (cú pháp chữ Phạn) nổi tiếng của Ấn Độ vào thế kỷ thứ tư trước Tây Lịch. Ông còn được biết đến với tên Salaturiya: Panini (skt)—According to the Record of the Western Lands, this was the great Indian grammarian and writer of the fourth century B.C. He was also known as Salaturiya.

Ba Ngàn Oai Nghi: Three thousand demeanors—Ba ngàn oai nghi bắt nguồn từ nơi Cụ Túc Giới Tỳ Kheo mà thành. Trong 250 giới cụ túc của Tỳ Kheo, mỗi giới đều có đầy đủ bốn oai nghi “Đi, Đứng, Nằm, Ngồi.” Như vậy 250 giới nhơn cho 4 thành 1.000. Một ngàn oai nghi nầy tương ứng với ba đời (quá khứ, hiện tạivị lai, tức là 1.000 nhơn cho 3 thành ra 3.000 oai nghi—Three thousand demeanors originate from the Complete Bhiksu Precepts. A Bhiksu maintains 250 Pratimoksa Precepts, each precept is complete with all four demeanors of Walking, Standing, Lying Down, and Sitting. Thus taking these 250 demeanors to multiple with 4 to make 1,000. These 1,000 demeanors transcend across all three periods of Past, Present, and Future. Thus 1,000 demeanors multiply 3 to make 3,000 demeanors—See Tứ Chủng Oai Nghi

Ba Nguyên Do Niệm Hồng Danh Phật A Di Đà Để Cầu Vãng Sanh Cực Lạc: Trong mười phương quốc độ, có vô số cõi Phật mầu đẹp tinh sạch trang nghiêm, chẳng hạn như thế giới Tịnh Lưu Ly trong Kinh Dược Sư, thế giới Chúng Hương và Diệu Hỷ trong Kinh Duy Ma Cật. Nhưng tại sao ta không niệm danh hiệu chư Phật để cầu sanh về các Tịnh Độ mười phương, lại chỉ phát nguyện sanh về Cực Lạc? Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, có ba nguyên do khiến người tu Phật niệm hồng danh Phật A Di Đà để cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc hơn là cầu về các cõi Tịnh Độ ở mười phương—In the realm of the ten directions, there are innumerable beautiful and purely adorned Buddha lands, such as the Pure Lapis Lazuli Land mentioned in the Medicine (Healing) Buddha Sutra, or the Land of Many Fragrances and Sublime Joy found in the Vimalakirti Sutra. Why should we restrict ourselves seeking rebirth in the Western Pure Land? According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, there are basically three reasons for Buddhists to recite Amitabha Buddha’s name to seek rebirth in the Land of Ultimate Bliss than in other pure lands of the ten directions:

1) Do sự giới thiệu khuyên dạy của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài bảo nên cầu sanh về cõi Cực Lạc. Theo lời cổ đức, thì ngoài sự kiện cõi Cực Lạc có nhiều duyên nhiệm mầu thích hợp cho việc nhiếp hóa chúng sanh căn cơ khác nhau ở các cõi uế độ, Đức Bổn Sư không muốn thuyết minh nhiều về những cõi Tịnh Độ khác, e sợ chúng sanh khởi niệm so sánh phân biệt, mà tâm không được quy nhứt. Do việc đủ duyên nhiệm mầu để nhiếp hóa, mà không những riêng ở tại cõi Ta Bà, các chúng sanhvô số thế giói trong mười phương đều cầu về Cực Lạc—Because of the teachings of Sakyamuni Buddha, who exhorted us to seek rebirth in the Land of Ultimate Bliss. Sakyamuni Buddha did not wish to expound at length on the other pure lands, lest sentient beings develop a mind of discrimination, become undecided and have no focal point for their aspirations. Moreover, thanks to the ideal conditions for teaching and transformation in the Western Pure Land, not only do sentient beings from the Saha World seek rebirth there, but sentient beings in countless other worlds do so as well. 

2) Do Đức A Di Đà Thế Tôn có 48 lời thệ rộng lớn trang nghiêm cõi Tịnh Độ, nguyện tiếp dẫn từ bậc Bồ Tát, cho đến hàng phàm phu nhiều tội ác—Because Amitabha Buddha has adorned the Western Pure Land with forty-eight lofty Vows. These vows (particularly the eighteenth Vow of “welcoming and escorting”) embrace all sentient beings, from Bodhisattvas to common beings full of evil transgressions. 

3) Do vì chúng sanhcõi nầynhân duyên lớn với Phật A Di Đàvà Bồ Tát Quán Thế Âm ở cõi Cực Lạc. Điều minh chứng là khi các Phật tử gặp nhau đều chào mừng bằng câu ‘A Di Đà Phật’ và lúc bị tai nạn thường niệm danh hiệu Đức ‘Quán Thế Âm.’—Because sentient beings in the Saha World have great affinities with Amitabha Buddha and the Bodhisattva Avalokitesvara. As proof, when Buddhists meet, they usually gret each other with the words “Amitabha Buddha” and when faced with accidents or disasters, they usually recite the secred name of Avalokitesvara.

Ba Nguyên Nhân Phát Sanh Chướng Nghiệp: Theo Duy Thức Học, ngoài những trở ngại của ngoại duyên, còn có ba nguyên nhân phát sanh chướng nghiệp cho người tu—According to The Mind-Only School, apart from the obstacles caused by external factors, there are three other causes of karmic obstructions.

1) Sức Phản Ứng Của Chủng Tử Nghiệp: Trong tạng thức của ta có chứa lẫn lộn những nghiệp chủng lành dữ. Khi niệm Phật hay tham thiền, ta huân tập hạt giống công đức vô lậu vào, tất cả nghiệp chủng kia phải phát hiện. Ví như một khu rừng rậm nhiều thú, nếu có cư dân khai hoang, tất cả cây cối bị đốn, các loài thú đều ra. Cảnh tướng và phiền não chướng duyên do nghiệp chủng phát hiện cũng thế—The reaction of evil karmic seeds—Various evil and wholesome karmic seeds are stored randomly in our Alaya consciousness. When we recite the Buddha’s name or meditate, we accumulate the seds of transcendental virtue, and therefore, evil karmic seeds have to emerge. For example, if a dense forest full of wild beasts is cleared for habitation, trees and shrubs are cut down, causing these beasts to flee out of the forest. The development of afflictions and obstacles from evil karmic seeds is similar.

2) Tự Gây Chướng Nạn vì không am tường giáo pháp: Có những vị tu hành chẳng am tường giáo lý, không hiểu những tướng của nội tâmngoại cảnh đều như huyễn, chưa phát minh thế nào là chân và vọng, nên nhận định sai lầm. Do đó đối với cảnh duyên trong ngoài sanh niệm tham chấp, vui mừng, thương lo, sợ hãi, mà tự gây chướng nạn cho mình—Creating obstacles for themselves due to lack of full understanding of the Dharma—There are cultivators who practice without fully understanding the Dharma, not realizing that the manifestations of the inner mind and the environment are illusory nor discovering what is true and what is false. They therefore have wrong views. Because of this, they develop thoughts of attachment, happiness, love, worry and fear, creating obstacles for themselves when they are faced with objects and conditions within themselves or in the outside world.

3) Không Vững Lòng Bền Chí Nên Thối Lui: Lại ví như người theo họa đồ đi tìm mỏ vàng, đường xá phải trải qua non cao, vực thẳm, đồng vắng, rừng sâu, bước hành trình tất phải nhiều công phu và gian lao khổ nhọc. Nếu người ấy không vững lòng, không biết tùy sức tùy hoàn cảnh mà nhẫn nại uyển chuyển, tất phải thối lui. Hoặc có khi bỏ cuộc ghé vào một cảnh tạm nào đó, hay chết giữa đường. Lộ trình tu tập cũng thế, hành giả tuy y theo kinh giáothực hành, song nếu không biết tùy sức tùy hoàn cảnh mà nhẫn nại uyển chuyển, sự lập chí không bền lâu, tất sẽ thất bại—Not flexible and patient—Take the case of a man who follows a map, hoping to find a gold mind. The path that he takes crosses high mountains, deep ravines, empty open stretches and dense forests, an itinerary naturally requiring much labor, hardship and adversity. If his mind is not steady, and he does not adapt himself to the circumstances and his own strength, he is bound to retrogress. Alternatively, he may abandon his search, stop at some temporary location, or even lose his life enroute. The path of cultivation is the same. Although the practitioner may follow the sutras, if he is not flexible and patient, ready to change according to his own strength and circumstances, and if his determination is weak, he will certainly fail. This obstacle, in the end, is created by himself alone. 

Ba Ni: Pana (skt)—Thức uống như nước—Beverage as water.

Ba Ni Bồn: Panila (skt)—Bình chứa nước uống—A drinking vessel.

Ba Phả: Prabha-kara-mitra (skt)—Tên của Pháp Sư Tam Tạng, một vị cao Tăng Ấn Độ, đến Trung Quốc khoảng năm 626 sau Tây Lịch—Name of a famous Indian monk, who came to China around 626 A.D.

Ba Phải: One who says “yes” to everything.

Ba Phẩm Chất Đặc Biệt Của Hoa Sen: The special qualities (characteristics) of the lotus:

1) Cánh hoa mang gương sen (trái) giống như pháp phương tiện được giảng giải để hiển bày chân lý: The petals are made to bear the fruit, in the same manner with expedient teachings are expounded in order to reveal the true teaching.

2) Khi hoa sen nở, thì gương sen cũng hiện ra ngay bên trong, như chân giáo ẩn tàng trong giáo pháp phương tiện: When the lotus flower opens, the fruit is seen therein, in the same manner we find the true teaching latent in the expedient teachings.

3) Khi gương sen (trái) khô thì cũng là lúc bông rụng, ý nói khi chân giáo đã được thiết lập thì pháp phương tiện không còn cần thiết nữa: When the fruit is ripened, at the same time the flower also falls. In the same manner, when the true teaching is established, the expedient teachings are no longer necessary. 

Ba Quân: The whole army.

Ba Sinh: Three lives (past, present and future).

Ba Tăng: License.

Ba Thâu Bát Đa: Pasupata (skt)—Phái ngoại đạo khổ hạnh, bôi tro lên khắp thân mình—A particular sect of Sivaites who smeared their bodies with ashes.

Ba Thí Dụ Về Sự Ngộ Đạo Còn Bị Thối Thất: Như lời Phật huyền ký: “Đời mạt pháp người tu thì nhiều nhưng khó có ai đắc đạo.” Khi chưa chứng đạo nếu còn nghiệp lực dù nhỏ như sợi tơ cũng bị luân hồi. Dù có một vài vị ngộ đạo, nhưng ngộ chưa phải là chứng, chỉ do sức định chế phục nghiệp thức khiến cho lắng đọng lại, nên tạm được khai tâm, lúc chuyển sanh vẫn còn bị hôn mê không được tự tại. Đến kiếp sau duyên tiến đạo thì ít, mà thối đạo thì nhiều, nguyện giải thoát đã thấy khó bảo toàn chắc chắn. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, về sự ngộ đạo còn bị thối thất cổ đức có ba thí dụ. Đời mạt pháp, người tu có mấy ai ngộ đạo? Ngộ đạo không phải là dễ. Như thuở xưa thiền sư Hương Lâm dụng tử công phu trong bốn mươi năm mới thành đạt. Ngài Trường Khánh Nhàn ngồi rách một lố bồ đoàn mới thấy tánh bản lai. Người đời nay, trừ một vài vị Thánh nhân ứng thân thị hiện để dạy dỗ chúng sanh, ngoài ra các vị khác tu thiền, chỉ tạm được thân tâm an tỉnh hoặc thấy thiện cảnh mà thôi. Dù đã ngộ đạo, khi chuyển sanh vẫn còn có thể bị chướng nạn như những điều đã kể trên. Đường sanh tử có nhiều nguy hiểm đáng e ngại với kẻ chưa đắc đạo là thế. Cho nên nếu bảo không sợ sanh tử, đó chỉ là lối suy tư của những kẻ thiển cận mà thôi. Hơn nữa, hiện tại chánh pháp đã lần lần ẩn diệt, trên thế giới nơi nào ngoại đạo phát triển, đạo Phật bị chỉ trích. Đã có nhiều chùa chiền bị hủy phá, kinh sách bị thiêu đốt, tăng ni phải hoàn tục, hàng thiện tín không được tu. Dù cho ngày kia có được phục hồi, cũng phải bị biến thể và tiêu hao một phần lớn. Mong chuyển sanh để tiếp tục tu hành với một nền đạo suy tàn, thiếu bậc cao tăng dìu dắt, lấy đâu làm duyên tốt tiến đạo để giải thoát trong tương lai? Cho nên bảo đảm tâm Bồ Đề không bị thối thất, phải tu Tịnh Độ. Dù tu các môn khác cũng nên niệm Phật phát nguyện vãng sanh về Cực Lạc. Đây là lời khuyến tấn chung của các bậc tiên đức như các ngài Liên Trì, Ngẫu Ích, Kiên Mật và Ấn Quang—As Sakyamuni Buddha predicted: “In the Dharma-Ending Age, cultivators are numerous, but those who can achieve Supreme Enlightenment are few.” And not having achieved it, even with bad karma as light as a fine silk thread, they are subject to Birth and Death. Although there may be a few cultivators who have awakened to the Way, being awakened is different from attaining Supreme Enlightenment. During rebirth, they are bound to be deluded and unfree. In subsequent lifetimes, there may be few conditions for progress and many opportunities for retrogression. According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in the Pure Land Buddhism in Theory and Practice, ancients have provided three analogies concerning retrogression of practitioners who have merely experienced Awakening. Furthermore, in the Dharma-Ending Age, how many cultivators can claim to be awakened to the Way? Awakening to the Way is not easy. Once Zen Master Hsiang-Lin, who practiced with all his might for forty years before he succeeded. Zen Master Tsang-Hsing sat for so long that he wore out more than a dozen of meditation cushions before he saw the Original Nature. As far as today’s Zen practitioners are concerned, with the exception of a few saints who have taken human form to teach sentient beings, the majority only manage to achieve a temporary calming of the mind and body; at most they may witness a few auspicious realms! Even if they have awakened the Way, they can still encounter dangerous obstacles during transmigration. The path of Birh and death, filled with fearful dangers for those who have not attained Enlightenment, is the same. Therefore, to claim that we should not fear Birth and Death is merely the viewpoint of shallow minds. Furthermore, in recent times, the Dharma has met with difficulties in some parts of the world, wherever heretics has spread, Buddhism has come under criticism. There are places where pagodas and temples are destroyed, sutras and commentaries burned, monks and nuns forcibly returned to lay life, and common citizens barred from practicing their faith. Even if Buddhism is revived later on, it will have undergone changes and possibly lost some of its vitality. For this reason, we should follow the Pure Land School, to ensure non-retrogression of the Bodhi-Mind. Even if we follow other schools we should, at the same time, practice Buddha Recitation seeking rebirth in the Land of Ultimate Bliss. This is the common exhortation of such eminent sages as Master Lien-Ch’ih, Ou-I, Chien-Mi and Yin-Kuang.

1) Thí dụ thứ nhất: The first analogy—Như dùng tảng đá đè lên cỏ dại, cỏ tuy không mọc được nhưng củ của nó chưa hư thúi; nếu gặp duyên khác tảng đá bị lật lên, cỏ vẫn mọc lại như cũ—When we crush prairie grass with a stone block, though the grass cannot grow, its roots are not yet rotten or destroyed. If conditions arise that cause the stone to be overturned, the grass will continue to grow as before.

2) Thí dụ thứ hai: The second analogy—Như nước lóng trong chum, bùn tuy lắng xuống nằm yên tận đáy, nhưng khi chưa gạn lọc ra được, gặp duyên khuấy động, bùn lại nổi lên—When we pour water into a jar, though the impurities are deposited at the very bottom, they are not yet filtered out. If conditions change and the water is stirred up, the impurities will rise. 

3) Thí dụ thứ ba: The third analogy—Như đồ gốm tuy nắn thành hình, nhưng chưa trải qua một phen nung lại cho chắc, gặp mưa xuống tất phải bị tan rã. Trạng huống ngộ đạo khi chuyển sanh dễ bị thối thất, cũng lại như thế—Take the case of clay which is molded into earthernware would certainly disintegrate. The strong probability that those who have merely experienced an Awakening will retrogress during transmigration is similar to the above examples. 

Ba Thu: Three autumns.

Ba Thú: Pasu (skt)—Loài súc sanh—Any animal.

Ba Thừa: See Tam Thừa.

Ba Tiêu Huệ Thanh Thiền Sư: Zen Master Ba-Jiao-Hui-Qing—See Huệ Thanh Ba Tiêu Thiền Sư.

Ba Trăng: Three months.

Ba Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Thượng Tọa Tỳ Kheo: Tôn giả Xá Lợi Phất thuyết giảng về “Ba Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Thượng Tọa Tỳ Kheo” (Ngài Xá Lợi Phất giảng và được Thế Tôn chấp thuận) trong kinh Thừa Tự Pháp trong Trung Bộ Kinh—“The Elder Bhikkhus are to be blamed for three reasons” expounded by Venerable Sariputta in the Dhammadayada Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha—Này chư hiền giả, các Thượng Tọa Tỳ Kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách—Friends, elder bhikkhus are to be blamed for three reasons:

1) Trường hợp đáng bị quở trách thứ nhất—The first reason to be blamed for: Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử lại không tùy học viễn ly—As disciples of a Teacher who lives secluded, they do not train in seclusion.

2) Trường hợp đáng bị quở trách thứ hai—The second reason to be blamed for: Những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ—They do not abandon what the Teacher tells them to abandon.

3) Trường hợp đáng bị quở trách thứ ba—The third reason to be blamed for: Những vị nầy sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly—They are luxurious and careless, leaders in backsliding, neglectful of seclusion.

Ba Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Trung Tọa Tỳ Kheo: Tôn giả Xá Lợi Phất đã giảng về “Ba Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách Của Một Vị Trung Tọa Tỳ Kheo” (các vị mới thọ Tỳ Kheo) trong Kinh Thừa Tự Pháp trong Trung Bộ Kinh—“Three reasons middle bhikkhus are to be blamed” expounded by Venerable Sariputta in the Dhammadayada Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha: Này chư hiền giả, các Trung Tọa Tỳ Kheo (các vị mới thọ Tỳ Kheo) có ba trường hợp đáng bị quở trách—Friends, middle bhikkhus are to be blamed for three reasons:

1) Trường hợp đáng bị quở trách thứ nhất—The first reason to be blamed for: Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử lại không tùy học viễn ly—As disciples of the Teacher who lives secluded they do not train in seclusion.

2) Trường hợp đáng bị quở trách thứ hai—The second reason to be blamed for: Những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ—They do not abandon what the Teacher tells them to abandon.

3) Trường hợp đáng bị quở trách thứ ba—The third reason to be blamed for: Họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly—They are luxurious and careless, leaders in backsliding. Neglectful of seclusion. 

Ba Trường Hợp Kẻ Nặng Nghiệp Vẫn Được Vãng Sanh: Theo Quán Kinh Sớ, thì người nghịch ác mà được vãng sanh, là do khi lâm chung, kẻ ấy chí tâm niệm Phật, nên tội chướng được tiêu trừ. Chính vì vậyKinh đề nghị niệm Phậtđiều kiện tối quan trọng để được vãng sanh. Có ba trường hợp kẻ nặng nghiệp vẫn được vãng sanh—According to the Treatise on the Meditation Sutra, the rebirth of depraved, evil beings is due to their recitation of the Buddha’s name with utmost sincerity at the time of death, as this leads to the dissipation of karmic obstructions. Therefore, the Treatise suggests that Buddha Recitation is the most important condition for rebirth. There are three conditions that evil beings may be reborn in the Pure Land.

1) Trường hợp thứ nhất: The first condition—Hành giả chỉ niệm Phật trong thời gian ngắn ngủi mà có thể thắng nổi nghiệp ác trọn đời, là do nhờ tâm lực rất mạnh mẽ, ý chí cực quyết định; đó gọi là đại tâm. Tình cảnh ấy ví như người bị quân giặc vây khổn, đang lúc nguy cấp, do liều chết không kể đến thân mạng, nên phát được sức dũng mãnh cùng cực, xông phá vượt ra khỏi nanh vuốt của vi trùng—Very strong mind-power and utterly determined will, which allow the practitioner to overcome the evil karma of an entire lifetime by reciting the Buddha’s name for only a short period of time. This is called the Great Mind. This situation can be compared to that of a soldier surrounded by enemies ready to harm him. In such dangerous circumstances, boldly risking his life, he musters his utmost power and strength and thus breaks out of encirclement. 

2) Trường hợp thứ hai: The second condition—Hành giả tuy có tạo ác, song hoặc hiện đời đã có tu tam muội, nên khi lâm chung nghe người nhắc bảo, định lực được dễ thành. Đây cũng thuộc về hạng người mà trong nhà Phật gọi là Thừa Cấp Giới Hưởn. Nếu hành giả hiện đời không tu tam muội, tất đời trước cũng đã có huân tu. Hạt giống lành ấy nay đến thời kỳ thuần thục, nên khi lâm chung gặp thiện tri thức khuyên bảo, kẻ đó nương nơi túc thiện nghiệp, trong mười niệm mà được thành công—Previous or current good karma. Although the person has created evil karma, he has also practiced samadhi during his curent lifetime. Thus, at the time of death, when he is reminded by others, he easily achieves concentration. If the dying person has not cultivated samadhi in this lifetime, he must have done so assiduously in a previous life. That good seed has now come to maturity. Therefore, thanks to his previous good karma , once he is counselled by a good spiritual advisor, he easily achieves rebirth with just ten thoughts of Amitabha Buddha at the time of death. 

3) Trường hợp thứ ba: The third condition—Nếu hành giả không do công tu trong hiện đời hay nghiệp lành về kiếp trước, tất khi lâm chung kẻ ấy đã niệm Phật với lòng sám hối tha thiết cùng cực. Nên Ngài Vĩnh Minh nói: “Vì thể nhân duyên vốn không, nên nghiệp thiện ác chẳng định; muốn rõ đường siêu đọa, phải nhìn nơi tâm niệm kém hơn. Cho nên một lượng vàng ròng thắng nổi bông gòn trăm lượng, chút lửa le lói đốt tiêu rơm cỏ muôn trùng.”—A mind of utterly sincere repentance. If rebirth is not due to efforts at cultivation in this life nor good karma from previous lives, the cultivator, at the time of death, must have recited the Buddha’s name with a mind of utterly sincere repentance. Thus, Elder Master Yung Ming has said: “Since the nature of causes and conditions is intrinsically empty, good or bad karma is not fixed. In determining the path of salvation or perdition, we should consider whether the state of mind is slowly transcendental at the time of death. This is analagous to an ounce of pure gold which is worth much more than a hundred times its weight in cotton wool, or a small, isolated flame, which can reduce a pile of straw, enormous beyond reckoning, to ashes. 

Ba Tuần: Papiyan or Papiman (skt)—Một thuật ngữ Phật giáo để chỉ những kẻ cố tình phạm tội—A Buddhist term for those who intentionally commit wrong doings:

  • Một kẻ cùng hung cực ác: A very wicked.
  • Ác giả: The evil one.
  • Sát giả: The murderer.
  • Ma quân: Ác ma cố gắng cắt đứt thiện căn nơi con người—Mara who strives to kill all goodness in human beings. 

Ba Tư Nặc: See Prasenajit in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Ba Xà Ba Đề: Prajapati (skt)—Dì và cũng là nhũ mẫu của Phật Thích Ca—Aunt and nurse of the Buddha—See Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

Ba Xoa: Virupaksa (skt)—Tên của vị Thiên Vương Tây Phương hay Xú Nhãn Thiên Vương, người có đôi mắt xấu xí, đây là một trong tứ Thiên Vương—Name of the West Heaven King who has irregular eyes (Irregular-Eyed Heaven King), one of the four heaven kings.

Ba Yếu Tố Khiến Cho Việc Tu Tập Thiền Được Thành Tựu: Theo Thiền Sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập II, có ba yếu tố khiến cho việc tu tập Thiền được thành tựu. Thiếu một trong ba cũng như cái đỉnh gẩy hết một chân, nó sẽ đổ—According to Zen Master D.T. Suzuki in Essays in Zen Buddhism, Book II, there are three factors making for success in the cultivation of Zen. When any one of the below factors is lacking it is like a caudron with a broken leg, it limps.  

1) Tin lớn: Great faith.

2) Chí nguyện lớn: Great resolution.

3) Nghi lớn: Great spirit of inquiry.

:

1) Một trăm: One hundred.

2) Bác: Uncle.

3) Cái rê (để quạt lúa): A winnowing fan.

4) Gieo giống (truyền bá): To sow—To publish. 

5) Quạt lúa: To winnow. 

Bá Âm: To broadcast.

Bá Cáo: To publish.

Bá Du Bát Đa: Pasupata (skt)—Ba Thâu Bát Đa—Ngoại đạo thờ Ma Hê Thủ La, mình trát đầy tro (tóc có thể cắt hay không cắt, quần áo rách tả tơi)—Followers of the lord of cattle, Siva, who smeared themselves with ashes.

Bá Lợi Bà La Xa Ca: Parivrajaka (skt)—Phái tu theo cách quán xác chết trong nghĩa trang—A Sivaitic sect.

Bá Ma: Upama (skt)—Tượng tự—A resemblance—Simile.

Bá Mẫu: Aunt (wife of father’s elder brother).

Bá Nạp Y: Y làm bằng những miếng vải cũ víu nạp lại với nhau—A robe of rags—Broken patched robe.

Bá Ni: Pani (skt)—Lòng bàn tay—The palm of the hand.

Bá Phụ: Uncle (brother of one’s father).

Bá Sá: Dây thòng lọng—A snooze.

Bá Tánh: The people.

Bá Thiên Bà La Môn: Half-Brahmans (hungry ghost).

Bá Xàm Bá Láp: To speak at random, without rhyme or reason. 

: A dame—A mother—A wife.

Bà Bà Già Lợi: Papakarin (skt).

1) Ác giả: Evil-doer.

2) Tên của một vị thái tử: Name of a prince.

Bà Bóng: Beldame.

Bà Chằng: Ogress.

Bà Con: Relatives—Kindred.

Bà Da: Payas (skt)—Nước hay chất lỏng—Water, liquid, or fluid—Juice.

Bà Đà: Baddha (skt)—See Phược Đà.

Bà Đàn Đà: Bhadanta (skt).

1) Đại Đức: Praised worthy—Blessed, of great virtue.

2) Một từ tôn kính để gọi Đức Phật hay các vị sư: A term of respect for a Buddha, or for monks.

Bà Đạt La Bát Đà: Purva and Uttara (skt)—Nguyệt Cung—Naksatras or lunar mansions.

Bà Đề: Bhadrika (skt)—Một trong những đệ tử đầu tiên của Đức Phật (một vị vua trong dòng họ Thích gọi là Bạt Đề Thích Vương)—One of the first disciples.

Bà Già: Bhaga (skt)—Một phần hay một phân chi—A portion, division, fraction.

Bà Già Bà: Bhagavat (skt)—Bà Già Phạm.

  • Tốt Lành: Fortunate.
  • Tôn Quý: Revered.
  • Thánh Thiện: Sacred.
  • Thế Tôn: World Honoured.
  • Danh Hiệu của Phật: An epithet of a Buddha.

** For more information, please see Bạt Già

 Phạm.

Bà Ha: Vaha (skt).

1) Mang: Bearing—Carying.

2) Cuộc sống siêu nhiên: A supernatural life.

3) Đấu (đong lường): A large grain-container of twenty bushels.

Bà Ha Ma: See Bà Ha.

Bà La:

1) Pala (skt)—Người bảo hộ—Keeper—Guardian—Warden.

2) Viharapala (skt)—Vị sư coi việc kiểm chúng trong tự viện—Warden of a monastery.

3) Bala (skt)—Lực—Power—Strength—See Ngũ Lực, Ngũ Căn, and Thập Lực.

4) Tên của em gái của Ngài A Nan Đa, người đã dâng sữa lên Đức Phật—Name of the sister of Ananda who offered milk to Sakyamuni.

Bà La Đề Mộc Xoa: Pratimoksa (skt)—See Ba La Đề Mộc Xoa and Pratimoksa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Bà La Ha: Balahaka (skt)—Vua về ngựa—A king of horses, or possessing horses.

Ba La Hạ Ma: Brahma (skt)—Tên cõi trời Phạm Thiên—Name of Brahma heaven.

Bà La Hấp Ma Bổ La: Brahmapura (skt)—Một vương quốc cổ nằm về phía bắc Ấn Độ, mà những danh hiệu triều đại đều là Nữ Vương, nên còn gọi là Nữ Quốc. Người ta nói bây giờ là vùng Garhwal—An ancient kingdom of Northern India, the dynastic title of which was entailed upon the female line exclusively. Said to be Garhwal. 

Bà La Môn: Brahmins (skt)—Brahmanism—Bà La Hạ Ma Nô—Một đạo giáo cổ truyền của Ấn Độ cách đây trên bốn ngàn năm, do ông Krishna sáng lập. Căn cứ trên Thánh kinh Vệ Đà thì thần Phạm Thiên là vị thần có quyền pháp sáng tạo ra muôn vật. Có bốn giai cấp trong xã hội theo Ấn Độ giáo. Theo đạo Bà La Môn, sống đây là sống gởi. Chết sẽ về với Phạm Thiên đời đời nếu tuân theo đúng chân lý của Phạm Thiên. Bà La Môn là những người thuộc giai cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ dưới thời Đức Phật—This is an age-old religion in India, dated 4,000 years ago, and founded by Krishna. According to the Vedas, Brahma has the power to create all sentient beings and things. There are four castes in Hindu society system. In Brahmanist concept, the present life is temporary while death is the return to Brahma to live an eternal happy life if one obeys Brahma’s tenets. Brahmins belong to the highest class in Indian society during the time of the Buddha—See Brahmana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, Tứ Giai Cấp Ấn Độ in Vietnamese-English Section, and Kinh Pháp Cú in Appendix B (Phẩm 16).

Bà La Môn Ba: Brahmanapura (skt)—Thành phố nằm về phía đông bắc kinh thành Malava—A city north-east of the capital Malava.

Bà La Môn Quốc: Brahmanarastra (skt)—Bà La Môn giới hay nước Ấn Độ (Bà La Môngiai cấp tôn quý lãnh đạoẤn Độ, nên gọi chung nước nầy là Bà La Môn Quốc)—The realm of Brahmans, India.

Bà La Môn Thành: Thành phố của cư dân Bà La Môn, từ thành phố nầy Đức Phật trở về tịnh xá với bát khất thực trống không—A city of Brahmans from which the Buddha returned with his begging bowl empty.

Bà La Môn Thư: Chữ viết hay mẫu tự Bà La Môn (chữ viết của Ấn Độđa số các xứ ở Tây Vực)—Brahman writing; the alphabet.

Bà La Na Đà: Varanada (skt)—Một loại Dạ Xoa có tiếng rống như bò rống—A bellowing yaksa which makes the loud deep hollow sound as that of a bull. 

Bà La Nại Tả: Varanasi (skt)—Một vương quốc cổ, tổng hành dinh của phái Sivaism vào khoảng năm 640 sau Tây Lịch; tên khác của thành Ba La Nại—An ancient kingdom and city, noted as a headquarters of Sivaism around 640 A.D.; another name for Benares.

Bà La Tất Lật Thác Ngật Na: Balaprthagjana (skt)—Bà La Tất Lý Tha Ngật Na—Bà La Tất Lỵ Tha Già Đồ Na.

1) Ngu Dị Sinh: Chỉ hạng phàm phu ngu si thấp hèn—Low, foolish people.

2) Tiểu Nhi Biệt Sinh: Trí óc tự nhiên như trẻ con—Natural-minded, as children, of common intelligence and ideas.

3) Người không giác ngộ: A man in his natural state, unilluminated, unenlightened.

Bà La Xa: Phalasa (skt)—Một loại cây có bông đỏ và trái có bột như bánh mì—The bread-fruit tree with red flowers.

Bà La Xả Khư: Prasakha (skt)—Bát La Xa Khư—Bào thai từ năm đến bảy ngày—A foetus of five to seven days.

Bà Lê: Vari (skt)—Chất lỏng (nước)—Water—Fluid—Fluidity.

Bà Lợi: Vadisa, Vakri, or Valisa (skt)—Móc câu: A hook.

Bà Lợi Chất Đa La: Parijata (skt)—Bà Lị Chất Đa La—Bà Nghi Chất Cấu—Bà Lị Chất La—Bà Li Da Đát La Câu Đà La—Một loại cây tên Hương Biến trên cõi trời Đế Thích (Đao Lợi)—A tree in Indra’s heaven.

Bà Lợi Xà Đa Ca: Parijataka (skt)—Một loại hoa của chư Thiên—A deve flower.

Bà Lô Chi Để Thấp Phạt La: See Avalokitesvara in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Quán Thế Âm in Vietnamese-English Section.

Bà Na: Vana (skt)—Một rừng cây hay lúm cây—A wood—A grove.

Bà Nại La Bà Nại Ma Tẩy: Bhadrapadamasa (skt)—See Thập Nhị Nguyệt (6).

Bà Nga: Bhanga (skt)—Phá vỡ—Breaking.

Bà Sa:

1) Vibhasa (skt)—See Tỳ Bà Thi.

2) Vatsa (skt)—Tên vị sáng lập ra phái Bà Sa Phú Đa La, một tông phái của Đại Chúng Bộ—The founder of the Vatsiputriyah school, a branch of Sarvastivadins.

Bà Sa Na Bà: Vatsanabha (skt)—Một loại độc dược làm từ một loại rễ cây—A strong poison, from the root of a tree (maybe aconite)

Bà Sa Phú Đa La: Vatsiputriyah (skt)—See Bà Sa (2). 

Bà Sa Ưu Bà Sa: Upasaka-Upasika (skt)—Phật tử tại gia gồm nam và nữ cư sĩ—Lay disciples include male and female disciples dwelling at home.

Bà San Bà Diễn Để: Vasanta-vayanti (skt)—Vị thần chủ về ban đêm dùng phương tiện để cứu giúp những người xấu lang thang về đêm—Spring-weaving, but the description is of a guardian of the night or of sleep.

Bà Sư Ba: Vaspa or Baspa (skt)—Một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Phật, được người ta coi như là Ngài Đại Ca Diếp—One of the first five disciples of the Buddha, Dasabala-Kasyapa, identified with Maha-Kasyapa.

Bà Sư Ca: Varsika (skt)—Bà Lợi Sư Ca—Bà Lợi Sứ Ca La—Bà Lợi Sư Ca—Bà Sứ Ca—Bà Lợi Sử Ca La—Bà Sư Ba Lợi—Vũ Thời Hoa—Hoa nở lúc trời mưa (hoa nầy rất thơm, mọc nhiều ở Thiên Trúc, người ta thường nấu hoa lấy dầu thắp đèn trên bàn thờ Phật)—The flower, the aloe, that blooms in the rains.

Bà Tẩu: Vasu (skt)—Theo Luận Trí Độ, Bà Tẩu là tên một vị cổ tiên Ấn Độ, người đầu tiên sát sanh để tế trời nên phải đọa xuống địa ngục, nhưng sau vô lượng kiếp trở thành đệ tử Phật—According to the Maha-Prajna-Paramita-Sastra, Vasu, name of an ancient Indian rsi, who was the first to offer slain sacrifices to Heaven, to have been cast into hell, but after countless kalpas to have become a disciple of Buddha.

Bà Thành:

1) Tòa thành Càn thát bà—A gandharva city.

2) Thành phố ảo tưởng: A mirage, an illusion city.

Bà Trí Ca: Sphatika (skt)—See Thủy Ngọc.

Bà Tư Tiên: Một trong sáu hỏa thiên trong Thai Tạng Giới, nằm về phía đông Kim Cang bộ—One of the six fire devas and his wife in the Garbhadhatu group, located in the east of Vajradhatu group.

Bà Tư Tra: Vasistha (skt).

1) Tên của một vị Bà La Môn, phủ nhận sự thường hằng của Niết Bàn, còn cho rằng cây cũng có đời sốngtrí thông minh: A Brahman who is said to have denied the eternity of nirvana, and maintained that plants had lives and intelligence.

2) Tên của một trong bảy vị cổ Tiên trong Kinh Niết Bàn (39)—Nirvana Sutra 39. One of the seven ancient rsis of Brahamanic mythology, one of the champions in the Rgveda of the priesthood.

3) Tên một vị Bà La Môn, bà mẹ của vị nầy vì chôn sáu người con mà phát điên, trần truồng chạy lang thang, nhờ gặp Đức Phậttrở về được với bản tâm, sau đó phát tâm quy-y và trở thành đệ tử của Phật—Name of a Brahman whose mother lost her six sons, she became mad, wandered naked, met the Buddha, was restored and became a disciple.

Bà Tỳ Phệ Già: Bhavaviveka (skt)—Theo Tây Vực Ký, Bà Tỳ Phệ Già là tên một vị Bồ Tát, xuất gia ẩn tu để chờ đợi nhân duyên ra đời của Đức Phật Di Lặc—According to the Records of Western Lands, Bhavaviveka, learned monk who retired from the world to await the coming of Maitreya.

Bà Xá Bạt Đề: Vasavartin (skt)—Bà La Ni Mật.

1) Cõi Trời Lục Dục Thiên: Nơi trú ngụ của Ma Vương—The sixth desire-heaven, the abode of Mara:

  • Ma Tham: The god of lust.
  • Ma tội lỗi: The god of sin.
  • Ma Tử: The god of death.

2) Tha Hóa Tự Tại Thiên: Its occupants avail themselves of the merits of others for their own pleasure.

3) Cõi của vị Hỏa Chủ Phạm Vương tên là Thi Khí: The abode of Sikhin (Brahma) as lord of fire.

Bà Xá Tư Đa: Basi-Asita or Nasasata (skt)—See Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ (25). 

Bà Xoa: Vaksu (skt)—Một nhánh nhỏ của sông Hằng—A small branch of the Ganges. 

Bác:

1) Lột vỏ: To peel—To flay.

2) Sát hại: To kill.

Bác Ái: Charitable--Philantropy.

Bác Bẻ: To criticize.

Bác Bì:

1) Theo Đại Trí Độ Luận, người ta nói Đức Thích Ca Mâu Ni Phật trong đời quá khứ, khi còn là vị Phạm Chí tên Lạc Pháp, đã lột da và dùng máu của chính mình mà viết lại một bài kệ Luật Phật (theo Luận Trí Độ: “Như Đức Thích Ca Văn Phật khi xưa còn là một vị Bồ Tát hiệuLạc Pháp. Thời ấy không có Phật, chẳng ai nghe được lời lành, cầu pháp khắp nơi, siêng năng chẳng hề biếng nhác mà cũng không gặp. Lúc đó ma quân hiện thành một vị Bà La Môn mà bảo rằng: ‘Ta có một bài kệ Phật dạy, nếu ngươi chịu lột da làm giấy, chẻ xương làm bút, lấy máu làm mực để chép thì ta sẽ đọc lại cho ngươi chép.” Vị Lạc Pháp nghĩ ngay là ta đã mất bao nhiêu đời hết thân mạng nầy đến thân mạng khác mà chẳng hề có cơ hội lợi lạc được nghe một bài kệ của Phật. Nói xong bèn tự lột da, chẻ xương, chích máu để chuẩn bị viết lại bài kệ. Khi ấy Phật dùng thiên nhãn biết được sự thành tâm của Bồ Tát Lạc Pháp nên thị hiện thuyết cho ngài nghe về pháp Vô Sinh Pháp Nhẫn.”): According to the Commentaries on the Maha-Prajna-Paramita Sutra, in one of the previous incarnations of Sakyamuni, he is said to have written a certain gatha containing the Holy Law on a piece of his own flayed skin with his blood instead of ink. 

2) See Bác (1).

Bác Bỏ: To reject.

Bác Đơn: To reject a request.

Bác Học: A learned man.

Bác Sĩ: Doctorate.

Bác Sự: See Bác Tướng.

Bác Tướng: To reject of form characteristics (deny the existence of appearance)—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ thì Lý chính thậtChân Không, Sự là phần diệu hữu. Diệu hữu tức chân không. Nếu chưa đạt được lẽ nầy thì thà rằng tu hành theo kiểu “Chấp Có,” chứ đừng cầu “Bác Tướng” hay “Chấp Không” trong khi vẫn còn có gia đình, vợ con, nhà cửa, và mong cầu khỏe mạnh. Vì làm như thế sẽ dễ bị lạc vào ngoan không hay cái “Không” sai lầm. Đây chính là hầm khổ đọa của tất cả những kẻ ỷ mình thông minh hôm nay. Bác Tướng tức là bài bác phần “Sự Tướng Hành Trì.” Kỳ thật, tất cả đều là giả tưởng. Bác tướng là chối bỏ sự tu hành theo hình tướng, thí dụ như những kẻ tu Thiền đời nay, luôn miệng nói “Nhất thiết duy tâm tạo” nên ta không “Chấp Tướng,” và do đó chê người tu theo Tịnh Độ chỉ là sự chấp trước ảo tưởng trong tâm. Tuy nhiên, điều mỉa mai là những kẻ nầy tự họ vẫn còn u mê chấp trước vào vợ, chồng, con cái, cửa nhà. Phật tử thuần thành nên luôn cẩn trọng!—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, Theory is truly emptiness, Practice belongs to existence. Existence is Emptiness. If this is not yet attained, it’s better to cultivate by being attached to “existence,” or “form,” or “appearance;” but do not claim “nothing exists” or “everything is within the mind” or any such deep theoretical teachings when one is still attached to existence, i.e., family, wife, children, house, or fond of health, etc., for doing these cultivators are easily trapped in the wrong road. Thus, do not say the Pureland is only an illusion manifested within the mind. In reality, in theory, everything is an illusion. To reject of form characteristics is to reject and disregard the “Conducts of form practices.” This practice is often observable with those who cultivate Zen Buddhism in present day. They claim themselves as people who are “unattached to form characteristics” and look down on those who cultivate Pureland as being attached to form characteristics. However, most ironically, they are still ignorantly attached with every part of existence, i.e., having wife, husband, children, house, jobs, etc. Sincere Buddhists should always be careful! 

Bạc:

1) Bạc hà: The herb mint.

2) Khinh bạc: To slight—To despite.

3) Mỏng: Thin.

4) Nghèo: Poor.

5) Rách rưới: Shabby.

Bạc Ca Phạm: Bạc Già Phạm—Thế Tôn—World-honoured—See Bhagavat in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Bạc Câu La: See Vakkula in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Bạc Chứng: Sự chứng đắc nông cạn—Shalow insight, weak in mystic experience.

Bạc Đãi: To ill-treat—To maltreat.

Bạc Đen: White and black—Changing

Bạc Địa: Quốc độ nghèo nàn và đầy trắc trở—Poor land, i.e. the world, as full of trouble. 

Bạc Già Phạm: Bhagavan or Bhagavat (skt)—Thế Tôn—World-honoured—See Bhagavat in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Bạc Hạnh: Bad luck—Ill luck.

Bạc Khư La: Bactria, Bukhara, or Kusana (skt)—Tên nước Nguyệt Chi, nằm về phía tây bắc của Ấn Độ, cũng như dãy Hy Mã Lạp Sơn—Name of Yueh-Chih, a country north-west of India and Himalayas.

Bạc Màu: Discoloured.

Bạc Mệnh: Bad destiny.

Bạc Nghĩa: Ungrateful—Thankless-Unthankful.

Bạc Phận: Unhapphy fate.

Bạc Phước: Unhappy lot—Unfortunate—Poor condition due to poor karma—Ill-luck. 

Bạc Tình: Faithless-Unfaithful.

Bách:

1) Cây bách: Cypress, or cedar, arbor-vitae.

2) Một trăm—Sata (skt)—One hundred.

Bách Bát: Một trăm lẽ tám.

Bách Bát Chung: Một trăm lẽ tám tiếng chuông chùa được dóng lên vào buổi sáng và buổi tối (để tán dương công đức của 108 tôn vị cũng như cảnh tỉnh 108 mê muội phiền não)—108 tolls or strokes of the monastery bell (temple bell) struck at dawn and dusk.

Bách Bát Kết Nghiệp: Bách Bát Phiền Não—108 karmaic bonds.

Bách Bát Ma Ni: 108 beads on a rosary.

Bách Bát Mâu Ni: Bách Bát Tôn—Một trăm lẽ tám vị Mâu Ni trong Kim Cang Giới—The one hundred and eight Honourable Ones in the Vajradhatu.

Bách Bát Phiền Não: Bách Bát Kết Nghiệp—108 passions and delusions.

Bách Bát Tôn: See Bách Bát Mâu NI.

Bách Bất Tri: Không biết gì cả—To know or perceive nothing—Insensible to surroundings.

Bách Bổn Luận Sư: See Bách Bổn Sớ Chủ.

Bách Bổn Sớ Chủ: Bách Bổn Luận Sư—Đại Khuy Cơ ở chùa Từ Ân viết sớ giải cho hàng trăm bộ kinh—Lord of the hundred commentaries, title of K’uei-Chi of the Tzu-Ên monastery, because of his work as a commentator.

Bách Chúng Học: Siksakaraniya (skt)—Một trăm giới tiêu biểuchư Tăng Ni phải tu niệm (vì giới nầy nghiêm ngặt khó giữ, dễ sai phạm)—One hundred typical rules which all monks and nuns learn, the offence against which is dustra.

Bách Dụ Kinh: The Sutra of the 100 parables—See Kinh Bách Dụ.

Bách Giới: Thuyết của Thiên Thai Tông nói thập giới từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật, mỗi giới nầy đều có đủ thập giới, nên làm thành “bách giới”—The ten realms of each of ten divisions, so called by the T’ien’T’ai school, i.e. hells, hungry ghosts, animals, asuras, men, devas, sravakas, pratyeka-buddha, bodhisattvas and Buddhas. Each of them has ten qualities, making one hundred qualities. 

Bách Giới Chúng Học Ni: See Hundred Rules of Conduct for Nuns.

Bách Giới Chúng Học Tăng: Sikkka-karaniya (skt)—Sekhiya (p)—Tiếng Phạn gọi là Thức Xoa Ca La Ni—Theo Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang trong Luật Nghi Khất Sĩ, Thức Xoa Ca La Ni là một trăm giới cần học trong sinh hoạt hằng ngày—According to Most Honorable Master Minh Đăng Quang in the Rules for Mendicant Bhiksus, Sikkka-karaniya includes one hundred rules of conduct which are connected with daily activities.

1) Cái chăn phải vận từ nịch lưng tới nửa ống chân, chứ không được xăn, để phủ trùm rún và hai đầu gối. Nếu ai để chăn xăn lên hay lòng thòng ra ngoài, dù phía trước hay phía sau, đều bị phạm tội Thức Xoa Ca La Ni: A monk should wear the inner robe all round for covering the circle of the navel and the circles of the knees. Whoever out of disrespect dresses with an inner robe hanging down in front or behind, there is an offence of wrong-doing. 

2) Bộ áo ba cái phải mặc cho có thứ lớp: A monk should wear the upper robe even al round (whoever out of disrespect puts on an upper robe hanging down in front or behind, there is an offence of wrong-doing).

3) Chẳng nên đi vào nhà cư sĩ mà xăn áo lên: A monk should not go into lay people’s houses with robes hitched up. He should go well covered in lay people’s houses (inhabited areas with). 

4) Chẳng nên ngồi trong nhà cư sĩ mà xăn áo lên: A monk should not sit down in lay people’s houses with robes hitched up. He should sit well covered in lay people’s houses.

5) Chẳng nên đi vào nhà cư sĩ mà lật áo lên tới vai: A monk should not go among the houses with robes lifted up to the shoulders, either on one side or on both (if out of disrespect having lifted up the robe on one side or on both, there is an offence of wrong-doing).

6) Chẳng nên ngồi trong nhà cư sĩ mà lật áo lên tới vai: A monk should not sit down amidst the houses with robes lifted up to the shoulders, either on one side or on both. 

7) Chẳng nên đi vào nhà cư sĩ mà đội khăn, đội mũ: A monk should not go into the houses of lay people with head covered, either with a towel, a hat, or a cap.

8) Chẳng nên ngồi trong nhà cư sĩ mà đội khăn, đội mũ: A monk should not sit down amidst the houses of lay people with head covered, either with a towel, a hat, or a cap. 

9) Chẳng nên đi vào nhà cư sĩ mà vừa đi vừa chạy: A monk should not enter into any lay people’s houses, going and running at the same time.

10) Chẳng nên ngồi trong nhà cư sĩ sau khi vừa đi vừa chạy: After going and running at the same time, a monk should not sit down in lay people’s houses.

11) Chẳng nên đi vào nhà cư sĩchắp tay sau lưng hay chống nạnh: A monk should not enter any lay people’s houses with the arms placed on the hips, or with the hands on both sides and the elbows turned outwards (akimbo). 

12) Chẳng nên ngồi trong nhà cư sĩchắp tay sau lưng hay chống nạnh: A monk should not sit down in lay people’s houses with the arms akimbo (arms place on the hips, or hands on both sides and elbows turned outwards).

13) Chẳng nên đi vào nhà cư sĩ mà lay chuyển thân mình: A monk should not go amidst the houses swaying the body. He should hold the body straight.

14) Chẳng nên ngồi trong nhà cư sĩ mà lay chuyển thân mình: A monk should not sit down amidst the houses sway the body. He should hold the body straight.

15) Chẳng nên đi vào nhà cư sĩ mà múa tay: A monk should not go fidgeting amidst the houses (making play with hand or foot).

16) Chẳng nên ngồi trong nhà cư sĩ mà múa tay: A monk should not sit fidgeting in inhabited areas (making play with hand or foot in the houses). 

17) Chẳng nên đi vào nhà cư sĩ mà không mặc áo che mình: A monk should not, out of disrespect, having uncovered the body, go among the houses.

18) Chẳng nên ngồi trong nhà cư sĩ mà không mặc áo che mình: A monk should not, out of disrespect, sit down among the house without proper clothes.

19) Chẳng nên đi vào nhà cư sĩ mà mắt trông bên nầy, bên kia. Mắt vị ấy chỉ nên nhìn xuống và xa về phía trước chỉ khoảng bề ngang một luống cày: A monk should not go among the houses with eyes glanced around. He should go amidst the houses with eyes cast down looking only a plough’s distance ahead.

20) Chẳng nên ngồi trong nhà cư sĩ mà mắt trông bên này, bên kia. Mắt vị ấy chỉ nên nhìn xuống và xa về phía trước khoảng bề ngang một luống cày: A monk should not sit down in the houses with eyes glanced around. He should sit down amidst the houses with eyes cast down looking only a plough’s distance ahead. 

21) Chẳng nên ngồi chồm hổm trong nhà cư sĩ: A monk should not crouch down on the heels (sit arms akimbo) in the lay people’s houses. 

22) Hãy điềm tĩnh khi đi vào nhà cư sĩ: A monk should always keep calm when entering the houses of lay people.

23) Hãy điềm tĩnh khi ngồi trong nhà cư sĩ: A monk should sit calmly in the houses of lay people.

24) Chẳng nên cười cợt khi đi vào nhà cư sĩ: A monk should not go into the houses of lay people with loud laughter.

25) Chẳng nên cười cợt khi ngồi trong nhà cư sĩ: A monk should not sit down in the houses of lay people with loud laughter.

26) Phải để ý khi lãnh cơm: A monk should accept almsfood attentively.

27) Khi lãnh cơm đưa bát ra cho ngay thẳng đừng để đổ: When accepting rice (from almsfood), a monk should accept in proportion not to overflowing from the capacity of the bowl.

28) Khi lãnh canh đưa bát cho ngay thẳng, đừng để đổ: When accepting almsfood with soup, a monk should accept in proportion not to overflowing the capacity of the bowl. 

29) Phải trộn cơm với đồ ăn đã lãnh: A monk should mix the rice with soup before eating. 

30) Món nào xúc trước thì ăn trước: A monk should the alms-food working down from the top without making exceptions (choosing or selecting foods). 

31) Chẳng nên lựa bên này bên kia, hay giữa bát: A monk should not choose alms-food to eat, i.e., choosing the alms-food in this side, that side, or in the middle of the bowl.

32) Chẳng nên hỏi canh ngon, hoặc món lạ, trừ khi đau yếu phải tùy món cần dùng: A monk should not ask for sauce and/or rice for his own appetizing unless he is sick. 

33) Chẳng nên xới cơm lên che khuất đồ ăn đặng lãnh thêm nữa: A monk should not hide (cover up) sauce and curries with rice out of dsire to get more.

34) Chẳng nên thấy vị khác lãnh đồ ăn mà sanh lòng thèm muốn: A monk should not look enviously at another’s bowl.

35) Lãnh cơm và đồ ăn đủ rồi, phủ cái bát lại, vừa ăn vừa quán tưởng: After accepting enough alms-food, a monk should cover the bowl; then he should sit straight up, eat and contemplate at the same time. 

36) Chẳng nên ăn miếng lớn: When eating alms-food, a monk should not make up too large a mouthful.

37) Chẳng nên há miệng lớn, mà đút đồ ăn (chẳng nên há miệng trước khi miếng đồ ăn được đưa đến miệng): A monk should not open the mouth till the mouthful is brought to it. 

38) Chẳng nên nói chuyện, khi ngậm một miệng đồ ăn: A monk should not talk with the mouth full (talk with a mouthful in the mouth).

39) Chẳng nên lấy cơm vò viên, mà thảy vào miệng: When eating alms-food, a monk should not make up a round mouthful (eat tossing up balls of food).

40) Chẳng nên ăn trám vàm đến nỗi rớt ra: A monk should not eat scattering rice or lumps of boiled rice about.

41) Chẳng nên đưa đồ ăn má bên này, qua má bên kia như khỉ: A monk should not eat stuffing out the cheeks like a monkey (stuffed the cheek on one side or on both).

42) Chẳng nên nhai lớn tiếng: A monk should not eat making loud sound or noise.

43) Chẳng nên nút mạnh trong khi ăn: A monk should not suck the alms-food loudly.

44) Chẳng nên lấy lưỡi liếm: A monk should not eat licking or wiping, either the hand or the bowl.

45) Chẳng nên quơ tay trong khi ăn: A monk should not eat shaking the hand about.

46) Chẳng nên lấy tay lượm cơm rớt mà bỏ vào miệng: A monk should not pick up dropping rice to put in his mouth. 

47) Chẳng nên cầm bình uống nước mà chẳng rữa tay: A monk should not accept a drinking-water pot or cup with the hands soiled with food.

48) Chẳng nên tạt nước rữa bát ra sân của thí chủ: A monk should not throw out amidst the houses, rinsings of the bowl with lumps of boiled rice (bowl washing water which has rice grains in it).

49) Chẳng nên đại, tiểu tiện, hỉ mũi, khạc nhổ trên rau cỏ: A monk should not go to stool, urinate, blow his nose, or spit saliva on vegetables.

50) Chẳng nên đại, tiểu tiện, hỉ mũi, khạc nhổ trên nước: A monk should not go to stool, urinate, blow his nose, or spit saliva in water.

51) Chẳng nên đứng mà đại, tiểu tiện: A monk should not urinate when standing. 

52) Chẳng nên ở và ngủ trong chỗ thờ Phật, trừ khi canh giữ: A monk should not reside and sleep at the Buddha altar.

53) Chẳng nên cất đồ vật tại chỗ thờ Phật, trừ khi bị cướp: A monk should not store anything at the Buddha altar, except in case of robbing.

54) Chẳng nên mang dép vào chỗ thờ Phật: A monk should not wear sandals to enter the place of Buddha altar.

55) Chẳng nên xách dép vào chỗ thờ Phật: A monk should not carry his sandals around the Buddha altar.

56) Chẳng nên mang dép đi chung quanh chỗ thờ Phật: A monk should not wear sandals when going around the Buddha altar.

57) Chẳng nên mang giày vào chỗ thờ Phật: A monk should not wear shoes to enter the place of Buddha altar. 

58) Chẳng nên xách giày vào chỗ thờ Phật: A monk should not carry his shoes around the Buddha altar.

59) Chẳng nên ngồi ăn và bỏ đồ dơ thúi dưới chỗ thờ Phật: A monk should not sit eating and leave left-over things at the Buddha altar.

60) Chẳng nên khiêng xác chết, đi dưới chỗ thờ Phật: A monk should not allow people to carry a corpse around the Buddha altar.

61) Chẳng nên chôn xác chết tại chỗ thờ Phật: A monk should not bury a dead body at the Buddha altar. 

62) Chẳng nên thiêu xác chết ngay chỗ thờ Phật: A monk should not allow people to cremate a corpse at the Buddha altar.

63) Chẳng nên thiêu xác chết gần chỗ thờ Phật để mùi hôi thúi bay tới: A monk should not allow people to cremate a corpse near the Buddha altar because it can emit the burnt smell at the Buddha altar. 

64) Chẳng nên thiêu xác chết tại chỗ thờ Phật: A monk should not allow people to cremate corpses at the Buddha altar.

65) Chẳng nên mang đồ của người chết mà đi dưới chỗ thờ Phật: A monk should not allow people to carry clothes of the dead around the Buddha altar.

66) Chẳng nên đại, tiểu tiện tại chỗ thờ Phật: A monk should not or should not allow people to go to stool or to urinate at the Buddha altar. 

67) Chẳng nên đi vào nhà tiêu mang theo tượng Phật: A monk should not carry the image or statue of the Buddha into the rest room.

68) Chẳng nên đại, tiểu tiện chỗ mà mùi hôi thúi có thể bay tới chỗ thờ Phật: A monk should not allow people to go to stool or to urinate near the Buddha altar where bad smell can fly over the Buddha altar.

69) Chẳng nên đại, tiểu tiện ngay phía chỗ thờ Phật: A monk should not or should not allow people to go to stool or to urinate at the side of the Buddha altar.

70) Chẳng nên cho phép ai xỉa răng, súc miệng dưới chỗ thờ Phật: A monk should not allow people to pick their teeth or rinse their mouth at the Buddha altar.

71) Chẳng nên tới trước tượng Phật mà xỉa răng hay súc miệng: A monk should not come in front of the Buddha altar to pick his teeth or to rinse his mouth. 

72) Chẳng nên đứng bốn phía chỗ thờ Phật mà xỉa răng hay súc miệng: A monk should not or should not allow people to stand around the Buddha altar to pick their teeth or to rinse their mouth.

73) Chẳng nên tại chỗ thờ Phật mà hỉ mũi hay khạc nhổ: A monk should not blow his nose or spit saliva at the Buddha altar.

74) Chẳng nên đứng trước chỗ thờ Phật mà hỉ mũi hay khạc nhổ: A monk should not stand in front of the Buddha altar to blow his nose or to spit saliva.

75) Chẳng nên đứng bốn phía chỗ thờ Phật mà hỉ mũi hay khạc nhổ: A monk should not stand at any sides of the Buddha altar to blow his nose or to spit saliva.

76) Chẳng nên ngồi đưa chân ngay chỗ thờ Phật: A monk should not sit pointing his legs at the Buddha altar.

77) Chẳng nên ở, đứng trên cao hơn chỗ thờ Phật: A monk should not reside or sleep at a place which is higher than the level of the Buddha altar.

78) Chẳng nên nắm tay người khác mà đi dạo: A monk should not promenade or to go for a walk hand in hand with anyone.

79) Chẳng nên leo cây cao khỏi đầu, trừ khi có việc: A monk should not climb high trees (higher than head level), except emergencies.

80) Chẳng nên bỏ bát vào bao mà quảy lên vai, chỗ đầu cây gậy: A monk should not put his bowl in a bag, tie it to one end of his staff and carry along the road. 

81) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ; lật áo (phanh cổ): A monk should not teach Dharma to someone with shirt hitched up.

82) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ quấn áo lên cổ: A monk should not teach the law to someone who hangs his shirt around the neck.

83) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ khỏa đầu: A monk should not teach Dharma to someone wearing a head wrapping who is not sick.

84) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ che đầu: A monk should not teach the law to someone with head covered (with a turban on his head) and who is not sick.

85) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, chắp tay sau lưng hay chống nạnh: A monk should not teach the law to someone with arms akimbo (arms placed on the hips, or hands on both sides and elbows turned outwards).

86) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, đi guốc: A monk should not teach Dharma to someone mounted on clogs (wooden shoes).

87) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, đi dép: A monk should not teach Dharma to someone wearing sandals who is not sick.

88) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, cỡi ngựa, đi kiệu: A monk should not teach the law to someone in a vehicle who is not sick.

89) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, ngồi trong khi mình đứng: A monk should not teach Dharma, standing, to someone who is sitting down, and who is not sick.

90) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, nằm trong khi mình ngồi: A monk should not teach Dharma, sitting, to someone on a bed and who is not ill. 

91) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, ngồi trên ghế trong khi mình ngồi dưới đất (ngồi chỗ tốt trong khi mình ngồi chỗ xấu): A monk should not sit down on the ground to teach Dharma to someone sitting on a seat and who is not ill. 

92) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, ngồi chỗ cao trong khi mình ngồi chỗ thấp: A monk should not teach Dharma, having sat down on a low seat, to someone sitting on a high seat and who is not ill. 

93) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, đi trước mà mình đi sau: A monk should not teach Dharma, going or walking behind, to someone going or walking in front and who is not ill.

94) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, đi trên mà mình đi dưới: A monk should not teach the law, going in a low road, to someone going in a high road.

95) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, đứng ở giữa đường mà mình đứng ở bên đường: A monk should not teach Dharma, standing beside (at the side of) a path, to someone standing on a path (in the middle of the path).

96) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, không đau bệnh mà cầm gậy: A monk should not teach Dharma to someone with a stick in his hand and who is not sick.

97) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, cầm gươm: A monk should not teach Dharma to someone with a sword (weapon) in his hand.

98) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, cầm giáo: A monk should not teach Dharma to someone with a spear (lance) in his hand.

99) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, cầm dao: A monk should not teach Dharma to someone with a knife in his hand.

100) Chẳng nên vị tình thuyết pháp cho kẻ vô lễ, cầm dù: A monk should not teach Dharma to someone with an umbrella in his hand who is not sick. 

Bách Giới Thiên Như: One thousand realms—Tính nội tại hay cảnh vực của mỗi trong mười thế giới được nhân lên thành 100 thế giới. Thêm nữa, mỗi cảnh vực có mười sắc thái khác nhau (mười hiện tượng của Như là tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả, báo, và bản mạt cứu cánh). Do khám phá ra mười hiện tượng nầy trong 100 thế giới. Vì thế, tông Thiên Thai đạt đến thuyết về 1000 cõi gọi là Bách Giới Thiên Như—The emmanence of each of the ten worlds in all of them accounts for 100 worlds. Further, each of these realms has ten different features (ten features of Thusness as form, nature, substance, force, action, cause, circumstance, effct, remuneration and the ultimate state). By discovering these ten features in the 100 worlds, the T’ien-T’ai School arrives at the doctrine of 1,000 realms. 

Bách Hội:

1) Phần thượng đỉnh trên đầu nơi mà mọi thứ hội tụ về đây, mọi thứ tinh yếu đều qui vào chỗ nầy—Where all things meet, i.e. the head or the place of centralization.

2) Còn chỉ Đức Phậttrung tâm của trí tuệ—It is applied also to the Buddha as the center of all wisdom.

Bách Luận: Sata-Sastra (skt)—Một trong ba bộ luận của trường phái Trung Luận, được gọi là Bách Luận vì gồm một trăm bài kệ, mỗi kệ 32 chữ, được Ngài Đề Bà Bồ Tát soạn (Đề Bàđệ tử của Ngài Long Thọ). Mục đích của bộ luận nầy là nhằm bác bỏ những tà kiến của Bà La Môn Giáo. Ngài Thiên Thân Bồ Tát giải thích, và được Ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa ngữ, nhưng bản phiên dịch có số câu tăng giảm khác nhau. Cũng có “Quảng Bách Luận Bổn,” là bản triển khai rộng ra của Bách Luận—One of the three sastras of the Madhyamika school, so called because of its 100 verses, each or 32 words; attributed to Deva Bodhisattva (a pupil of Nagarjuna). This treatise is mainly a refutation of the heretical views of Brahmanism. It was written in Sanskrit and explained by Vasubandhu and translated into Chinese by Kumarajiva, but the versions differ. The is also the Catuhsataka-sastrakarita (skt), and expension of the satasastra.

Bách Mục: Một thứ đèn lồng bằng đất với nhiều con mắt hay lỗ trống—An earthernware lantern with many eyes or holes.

Bách Nạp Y: Y bá nạp được làm bằng cách may nối nhiều mảnh lại với nhau—A monk’s robe made of patches. 

Bách Nhất: Một phần trăm (mỗi một trên một trăm)—One out of a hundred or every one of a hundred.

Bách Nhị Thập Bát Phiền Não: Một trăm hai mươi tám phiền não của tà kiếntà tư duy—The one hundred and twenty-eight delusions of views and thoughts.

Bách Niên Giai Lão: Lời chúc tụng những cặp vợ chồng mới cưới sống bên nhau đến trọn đời---To wish a newly-married couple to live together until both reach one hundred years old.

Bách Pháp: Theo Câu Xá Luận, tông Duy Thức dùng bách pháp để thuyết minh về muôn vạn hiện tượng thế gianxuất thế gian—According to the Kosa Sastra, there are one hundred divisions of all mental qualities and their agents of the Consciousness-Only School, or five groups of ine hundred modes or things:

1) Tâm pháp: Tám Thức—eight perceptions or forms of consciousness.

2) Tâm sở: Hữu pháp—Fifty-one mental ideas—See Năm Mươi Mốt Tâm Sở.

3) Sắc pháp: The five physical organs (eye, ear, nose, tongue, body) and their six modes of sense (matter, sound, smell, taste, touch, things).

4) Bất tương ưng hành (đắc, mệnh căn, chúng đồng phận, dị sinh tính, vô tưởng định, diệt tận định, vô tưởng sự, danh thân, cú thân, văn thân, sinh, lão, trụ, vô thường, lưu chuyển, định dị, tương ứng, thế tốc, thứ đệ, phương, thời, số, hòa hợp tính, bất hòa hợp tính): Twenty four indefinites or unconditioned elements.

5) Vô vi: Sáu vô vi (hư không, trạch diệt, phi trạch diệt, bất động, tưởng thọ diệt, chân như)—Six inactive or metaphysical concepts.

Bách Pháp Giới: Mười Pháp Giới từ địa ngục cho đến Phật, mỗi pháp giới lại có đủ mười như thị nên làm thành “Bách Pháp Giới”—The realm of the hundred qualities (phenomenal realm), the ten stages from Hades to Buddha, each has ten qualities which make up the hundred.

Bách Pháp Minh Môn: Cửa vào tri thức của thế giới hiện tượng, một trong những giai đoạn đầu tiên của Bồ tát (hay Trí Tuệ MônBồ Tát tu đắc ở Sơ Địa)—The door to the knowledge of universal phenomena, one of the first stages of bodhisattva.

Bách Pháp Minh Môn Luận: Bộ luận về Bách Pháp Minh Môn, được Ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ (1 quyển)—The sastra on the Hundred Divisions of all Mental Qualities, or the door to the knowledge of universal phenomena, translated into Chinese by Hsuan-Tsang (1 book).

Bách Pháp Pháp Tướng Tông: Theo tông Pháp Tướng, có một trăm pháp Đại Thừa—According to the Dharmalaksana School, there are one hundred Mahayana Dharmas.

(I) Tâm Pháp: Citta-dharma (skt)—Mind.

1) Nhãn thức: Caksur-vijnana (skt)—Eye-consciousness.

2) Nhĩ thức: Srotra-vijnana (skt)—Ear-consciousness.

3) Tỷ thức: Ghrana-vijnana (skt)—Nose-consciousness.

4) Thiệt thức: Jihva-vijnana (skt)—Tongue-consciousness.

5) Thân thức: Kaya-vijnana (skt)—Body-consciousness.

6) Ý thức: Mono-vijnana (skt)—Conscious mind.

7) Mạt Na thức: Manas (skt)—Subconscious mind.

8) A Lại Da thức: Alaya-vijnana (skt)—Ideation store.

(II) Tâm Sở Hữu Pháp: Caitasika-dharma (skt)—Mental Functions.

(A) Biến Hành: Sarvatraga (skt)—General.

9) Xúc: Sparsa (skt)—Touch.

10) Thọ: Vedana (skt)—Sensation.

11) Tư: Cetana (skt)—Thought.

12) Tưởng: Samjna (skt)—Idea.

13) Tác ý: Manaskara (skt)—Volition.

(B) Biệt Cảnh: Viniyata (skt)—Special.

14) Dục: Chanda (skt)—Desire.

15) Thắng giải: Adhimoksa (skt)—Resolve.

16) Niệm: Smrti (skt)—Remembrance.

17) Định: Samadhi (skt)—Concentration.

18) Tuệ: Prajna (skt)—Wisdom.

(C) Thiện: Kusala (skt)—Good.

19) Tín: Sraddha (skt)—Belief.

20) Tàm: Hri (skt)—Shame.

21) Quí: Apatrapya (skt)—Bashfulness.

22) Vô tham: Alobha (skt)—Absence of covetousness.

23) Vô sân: Advesa (skt)—Absence of hatred.

24) Vô si: Amoha (skt)—Absence of ignorance.

25) Tinh tấn: Virya (skt)—Energy.

26) Khinh an: Prasrabdhi (skt)—Repose of mind.

27) Bất phóng dật: Apramada (skt)—Vigilance.

28) Hành xả: Upeksa (skt)—Equanimity.

29) Bất hoại: Ahimsa (skt)—Non-injury.

(D) Phiền Não: Klesa (skt)—Evil or Affliction.

30) Tham: Raga (skt)—Covetousness.

31) Sân: Pratigha (skt)—Hatred.

32) Si: Mudhi (skt)—Ignorance.

33) Mạn: Mana (skt)—Arrogance.

34) Nghi: Vicikitsa (skt)—Doubt.

35) Tà kiến: Drsti (skt)—False view.

(E) Tùy Phiền Não: Upaklesa (skt)—Minor Evil or Minor Affliction.

36) Phẫn: Krodha (skt)—Anger.

37) Hận: Upanaha (skt)—Enmity.

38) Phú: Mraksa (skt)—Concealment.

39) Não: Pradasa (skt)—Affliction.

40) Tật: Irsya (skt)—Envy.

41) Xan: Matsarya (skt)—Parsimony.

42) Cuống: Maya (skt)—Deception.

43) Siễm: Sathya (skt)—Fraudulence.

44) Hại: Vihimsa (skt)—Injury.

45) Kiêu: Mada (skt)—Pride.

46) Vô tàm: Ahrikya (skt)—Shamelessness.

47) Vô quí: Anapatrapya (skt)—Non-bashfulness.

48) Trạo cử: Auddhatya (skt)—Restlessness.

49) Hôn trầm: Styana (skt)—Low-spiritedness.

50) Bất tín: Asraddhya (skt)—Unbelief.

51) Giải đãi: Kausidya (skt)—Sloth.

52) Phóng dật: Pramada (skt)—Negligence.

53) Thất niệm: Musitasmrtita (skt)—Forgetfulness.

54) Tán loạn: Viksepa (skt)—Distraction.

55) Bất chánh tri: Asamprajnaya (skt)—Non-discernment.

(F) Bất Định: Aniyata (skt)—Indeterminate.

56) Hối: Kaukrtya (skt)—Repentance.

57) Thụy miên: Middha (skt)—Drowsiness.

58) Tầm: Vitarka (skt)—Reflection.

59) Tứ: Vicara (skt)—Investigation.

(III) Sắc Pháp: Rupa-dharma (skt)—Form-element.

60) Nhãn: Caksus (skt)—Eye.

61) Nhĩ: Srota (skt)—Ear.

62) Tỷ: Ghrana (skt)—Nose.

63) Thiệt: jihva (skt)—Tongue.

64) Thân: Kaya (skt)—Body.

65) Sắc: Rupa (skt)—Form.

66) Thanh: Sabda (skt)—Sound.

67) Hương: Gandha (skt)—Smell.

68) Vị: Rasa (skt)—Taste.

69) Xúc: Sprastavya (skt)—Touch.

70) Pháp xứ sở nhiếp sắc: Dharmayata-nikani-rupani (skt)—Forms included in dharma-ayatana or elements as objects of consciousness.

a) Cực lược sắc:A substantial form analyzed to utmost , the smallest atom.

b) Cực huýnh sắc: An unsubstantial form as aerial space or color analyzed to utmost, the remotest atom.

c) Thọ sơ dãn sắc: A perceptive form conceived at ordination, the innermost impression.

d) Biến kế sở khởi sắc: A momentary illusive form. 

e) Định sở sanh tự sắc: A form produced by meditation.

(IV) Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp: Citta-viprayukta-samskara (skt)—Things Not Associated with Mind.

71) Đắc: Prapti (skt)—Acquisition.

72) Mạng căn: Jivitendriya (skt)—Life.

73) Chúng đồng phần: Nikaya-sabhaga (skt)—Nature of sharing similar species.

74) Di sanh pháp: Visabhaga (skt)—Nature of making different species.

75) Vô tưởng định: Asamjnisamapatti (skt)—Meditative concentration in thoughtless heaven.

76) Diệt tận định: Nirodhasamapatti (skt)—Meditative concentration in extinction.

77) Vô tưởng quả: Asamjnika (skt)—Facts obtained by thoughtless meditation.

78) Danh thân: Namakaya (skt)—Name.

79) Cú thân: Padakaya (skt)—Word.

80) Văn thân: Vyanjanakaya (skt)—Letter.

81) Sanh: Jati (skt)—Birth.

82) Trụ: Sthiti (skt)—Stability.

83) Lão: Jara (skt)—Age.

84) Vô thường: Anityata (skt)—Impermanence.

85) Lưu chuyển: Pravrtti (skt)—Becoming.

86) Định dị: Pratiniyama (skt)—Distinction.

87) Tương ứng: Yoga (skt)—Union.

88) Thế tốc: Java (skt)—Speed.

89) Thứ đệ: Anukrama (skt)—Succession.

90) Phương: Desa (skt)—Region.

91) Thời: Kala (skt)—Time.

92) Số: Samkhya (skt)—Number.

93) Hòa hợp tánh: Samagri (skt)—Totality.

94) Bất hòa hợp tánh: Anyathatva (skt)—Differentiation.

(V) Vô Vi Pháp: Asamskrta-dharma (skt)—Non-created Elements.

95) Hư không vô vi: Akasa (skt)—Space.

96) Trạch diệt vô vi: Pratisamkhya-nirodha (skt)—Extinction obtained by knowledge.

97) Phi trạch diệt vô vi: Apratisamkhya-nirodha (skt)—Extinction not by knowledge but by nature.

98) Bất động diệt vô vi: Aniinjya (skt)—Extinction by a motionless state of heavenly meditation.

99) Tưởng thọ diệt vô vi: Samjna-vedayita-nirodha (skt)—Extinction by the stoppage of idea and sensation by an arhat.

100) Chân như vô vi: Tathata (skt)—True

 suchness.

Bách Phúc: Trăm phước—The hundred blessings (every kind of happiness).

Bách Quan: Bá quan—All officials in the court.

Bách Quang Biến Chiếu Vương: Đức Đại Nhật Như Lai—The king of all light universally shining—Vairocana—See Đại Nhật Như Lai, Đại Uy Đức, and Đại Uy Đức Giả.

Bách Tánh: Bá tánh—The people.

Bách Thảo: Zoological—Hundreds of weeds.

Bách Thất Thập Bát Giới Ba Dật Đề: Pacittiya (skt)—One hundred seventy-eight rules for mendicant Bhiksunis—Pacittiya (skt)—Theo Luật Nghi Khất Sĩ được Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang soạn cho chư Tăng Ni hệ phái Khất Sĩ, 178 giới Ba Dật Đề dành cho Ni chúng, nếu phạm một trong những tội nầy mà chí thành phát lồ sám hối trước Tăng Ni chúng, thì tội được tiêu khiên. Nếu không chí thành phát lồ sám hối, chẳng những sẽ trở ngại cho việc khởi sanh thiện pháp, mà sẽ còn bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh—According to Most Honorable Minh Đăng Quang in the Rules for Mendicant Bhiksus and Bhiksunis, one hundred seventy-eight Pacittiya offences which require confession and repentance. If a nun committed any of them, makes a confession of it before the Sangha (Order of monks and nuns) with clear heart, she will become free from the offence. If she doesn’t, the offence itself will not only obstruct her development of wholesome acts, but it will also cause her rebirth in lower realms, i.e., hell, hungry ghosts, or animal.

1) Cấm cho rằng phải một việc sai trái:A nun should not tell a conscious lie (telling a conscious lie means the words, the utterance, the speech, the talk, the language, the intimation, the un-ariyan statement of one intent upon deceiving with words, saying: “I have not seen what I have seen, heard what I have not heard, sensed what I have not sensed, etc).

2) Cấm chê bai làm người rủn chí: A nun should not speak insulting speech to discourage people.

3) Cấm nói lưỡi hai chiều đâm thọc làm cho người ta giận nhau: A nun should not speak slandering speech to cause people to break their harmony.

4) Cấm ở chung nhà với đàn ông trong một đêm: A nun should not lie down in a sleeping place with a man.

5) Cấm ở quá hai đêm chung với người chưa thọ giới nhà sư: A nun should not lie down in a sleeping place with one who is not ordained for more than two nights.

6) Cấm tụng kinh chung và một lượt với người chưa thọ đại giới. Tuy nhiên, nếu cùng bậc thiện hữu tri thức tại gia đọc tụngnghiên cứu kinh điển thì không phạm giới Ba Dật Đề: A nun should not make one who is not ordained speak dharma line by line. However, if a monk recite in studying together with lay good advisors, there is no offence of Pacittiya. 

7) Cấm học tội một vị Tỳ Kheo Ni khác với người chưa thọ đại giới: A nun should not speak of another nun’s very bad offence to one who is not ordained.

8) Cấm khoe mình đắc đạo có phép thần thông với người chưa thọ đại giới: A nun should not speak of a condition of super powers to one who is not ordained.

9) Cấm một mình thuyết pháp cho đàn ông nghe, dù chỉ năm sáu câu mà không có đàn bà trí thức tham dự: A nun should not teach dharma to men in more than five or six sentences, except a learned woman is present. 

10) Cấm đào đất, cuốc đất, hay sai người đào cuốc: A nun should not dig the ground or have it dug. 

11) Cấm đốn cây: A nun should not destroy vegetable growth.

12) Cấm tranh cãi nhiều lời làm cho người ta phiền nhiễu: A nun should not argue to disturb other people.

13) Cấm chê bai, nói ác, chỉ tríchthề thốt: A nun should not defame (make derogative remarks) or bad mouth in criticizing other people, and swearing. 

14) Cấm dùng đồ của chùa mà bỏ ở ngoài, làm cho hư bể: A nun should not spread in the open air a chair or a mattress or a stool belonging to the Order, setting forth, but does not removed or have it removed, to cause it destroyed. 

15) Cấm dùng đồ của chùa, khi đi không dẹp cất: A nun should not spread a sleeping place or having it spread in a dwelling belonging to the Order, setting forth, but should neither remove it nor have it removed. 

16) Cấm khi đi lữ hành, giành chỗ nằm của một người khác: A nun should not lie down in a sleeping place in a dwelling belonging to the Order, knowing that she is encroaching upon the space intended for a nun arrived first.

17) Cấm đuổi hay sai đuổi một vị Tỳ Kheo Ni không hạp ý mình ra khỏi phòng: Out of angry and displeased, a nun should not throw out another nun or cause her to be thrown out from a dwelling place belonging to the Order.

18) Nếu ở phần trên gác, khi giăng mùng lót ván, cấm để cây rớt trúng người: A nun who dwells in a lofty cell with an upper part, in a dwelling place belonging to the Order. She should not cause any boards or removable feet of her couch to fall down to hurt other people. 

19) Cấm lấy nước dùng khi biết trong nước ấy có côn trùng: A nun should not sprinkle grass or clay, or should not have them sprinkled if he knows that the water contains life.

20) Khi lợp tịnh xá, cấm dùng đồ quá nhiều chất nặng khiến bị sập làm tổn hại người khác: A nun should not cover her dwelling place with heavy material that collapse to harm other people.

21) Cấm ăn nhiều bữa cơm trong một ngày, trừ khi đau yếu: A nun should not have so many meals a day, except when she is ill.

22) Cấm vắng mặt buổi cơm kỳ hội, trừ khi đau yếu, đi xa, trai Tăng, tởi áo, hay phải đi xa bằng tàu đò: A nun should no be absent during the assembly meal (group meal), except when she is ill, and at a right time, i.e., time of illness, time of giving robes, time of being embarked in a boat, etc.

23) Cấm lãnh đồ ăn nhiều mà không chia sớt cho các vị ấy (khi vị Ni đi hay được mời thỉnh đến nhà thí chủ và được cúng dường hai hay ba bát bột nhồi mật để mang về, vị Ni ấy có thể nhận. Nếu muốn nhiều hơn thế là phạm tội Ba Dật Đề. Nếu nhận về tự viện mà không chia lại cho Ni chúng trong tự viện cũng bị phạm tội Ba Dật Đề): When receiving a lot of almsfood, a nun must share them with other nuns in the Order. If not, there is an offence of Pacittiya (If a nun, going up to a family, and was invited to take cakes or barley-gruel, two or three bowlfuls may be accepted by the nun. Should she accept more than that, there is an offence of Pacittiya. Should she accept two or three bowlfuls, take these cakes back from there and would not share with other nuns in the monastery, there is an offence of Pacittiya).

24) Cấm ăn sái giờ từ quá ngọ tới ngọ hôm sau: A nun should not eat or partake solid or soft food at the wrong time (wrong time means afternoon has passed until sunrise).

25) Cấm để dành đồ ăn cách đêm đặng hôm sau khỏi đi khất thực: A nun should not eat or partake of solid food or soft food that was stored so that she doesn’t have to go begging for alms-food the next day.

26) Cấm dùng và để đồ ăn vào miệng, món chẳng phải của cúng dường: A nun should not convey to her mouth nutriment not given. 

27) Cấm cố ý làm cho mấy vị Tỳ Kheo Ni khác trễ quá giờ ăn: A nun should not cause other nuns to be tardy to the meal.

28) Cấm ăn rồi mà còn ngồi nán lại lâu trong nhà có đàn ông: After eating, a nun should not sit down in a house where there is a man.

29) Cấm lãnh đồ ăn rồi, mà còn ngồi lại chỗ kín, trong nhà có đàn ông: After receiving alms-food, a nun should not sit down in a private place on a secluded seat together with a man.

30) Cấm lãnh đồ ăn rồi, mà còn ngồi lại chỗ kín, trong nhà có đàn ông: After receiving alms-food, a nun should not sit down in a private place on a secluded seat together with a man.

31) Cấm oán ghét, kiếm cớ làm cho một vị ni khác bơ vơ nhịn đói: A nun should not find fault to dismiss another nun from going into a village for alms-food to cause that nun to starve.

32) Cấm lãnh để dành nhiều thuốc: A nun should not store so much medicines.

33) Cấm xem diễn binh tập trận: A nun should not go to see an army fighting. 

34) Nếu vì lý do gì đó mà phải đến viếng trại binh, cấm ở chung với quân binh hai ngày: If there is some reason for a nun to go to visit the army, that nun should not stay with the army for two nights. 

35) Nếu phải viếng trại binh, cấm đi xem sự tập tành ngựa voi, quân binh đấu võ: If a nun, staying with the army for less than two nights, she should not go see a sham-fight or to the troops in array or to the massing of the army or to see a review of the army.

36) Cấm uống rượu men, các thứ rượu, thuốc hút, á phiện, trầu cau: A nun should not drink fermented liquor and spirits, nor should she smoke opium, nor should she chew betel.

37) Cấm tắm rữa một cách quá tự do và giỡn cợt: A nun should not freely bathing and playing in the water.

38) Cấm lấy tay chân mà đánh đá người ta: A nun should not kick people with her legs or hands. 

39) Cấm bất tuân và khinh dễ lời quở trách cản ngăn: A nun should not disrespect any blame or warning from the elder monks or nuns.

40) Cấm dọa nạt làm cho người khác kinh sợ: A nun should not frighten other people.

41) Cấm tắm tới hai lần trong nửa tháng, trừ khi đau yếu, dơ hay nực vào trời hè: A nun should not bathe at intervals of less than half a month, except at a right time, i.e., the time of illness, the body is dirty, or too hot during the summer time.

42) Cấm vô cớ chụm lửa chỗ trống, trừ khi đau yếu, lạnh lẽo hay trong đêm tối: If he is not ill, a nun should not warm herself, kindle or cause a fire to be kindled.

43) Cấm giễu cợt mà giấu, hoặc xúi người dấu đồ của người khác (như bát, áo, vải, vân vân): A nun should not hide or cause to hide another nun’s bowl or robe or cloth, even in fun.

44) Cấm lấy lén lại đồ, áo đã cho người ta rồi: A nun should not get back things that she already offered to another nun.

45) Cấm mặc dùng chăn áo, màu vải trắng, mà phải nhuộm lại cho xấu trước khi dùng: A nun should not wear a robe (white) that has no disfigurement of black, dark green or muddy colors.

46) Cấm uống nước mà mình biết là có trùng: A nun should not knowingly make use of water that contains living things.

47) Cấm cố ý giết chết mạng thú vật: A nun should not intentionally deprive a living thing of life.

48) Cấm cố ý làm cho người ta buồn mà không khuyên giải: A nun should not cause sadness to other people without comforting them.

49) Cấm dấu tội thô tục, chọc ghẹo, giao dâm của một Tỳ Kheo Ni (tội thô tục nầy liên hệ đến Tứ Ba La Di hay Thập Thất Giới Tăng Tàn): A nun should not knowingly conceal another nun’s very bad offence (an offence that involves defeat and the seventeen entailing a formal meeting of the Order).

50) Cấm khiêu gợi sự rầy rà sau khi đã êm thuận: A nun should not knowingly open up for a further formal act a legal question already settled according to rule.

51) Cấm đi chung với gian nhân, dầu từ làng nầy tới làng kia cũng vậy: A nun should not have arranged together with a caravan set on theft, should not knowingly go along the same high road, even among villages.

52) Cấm nói lời dâm dục làm ngăn trở sự thành đạo: A nun should not speak lewd words to obstruct the cultivated path.

53) Cấm giao thiệp, đưa đồ, nói chuyện với kẻ nói sái quấy ấy, chẳng hạn như nói sái quấy về Phật PhápĐức Phật: A nun should not knowingly frequent, exchange things, speak, be in communion with, or lie down in a sleeping place with a nun who speaks uncorrectly about the Buddha-Dharma and misinterprets the Buddha. 

54) Cấm giữ tại chùa và để hầu mình, kẻ Sa Di Ni nói sái quấy: A nun should not knowingly allow the novice who speaks uncorrectly about the Buddha-Dharma and misinterprets the Buddha, should not encourage that novice, should not support, should not eat with that novice, nor should he lie down in a sleeping place with that novice .

55) Cấm chối tội nói rằng không biết để đi hỏi lại: A nun, being spoken to by nuns regarding a rule, should speak thus: “Your reverences, I will not train myself in this rule of training until I have inquired about it of another experienced monk who is expert in discipline.” There is an offence of Pacittiya. She should say: “Monks, it should be learnt, it should be inquired into, it should be investigated by a nun who is training.”

56) Cấm nói phá rằng đọc giới bổnphiền hà vô ích: When the Patimokkha is being recited, a nun should not disparaging the rule of training by sayng thus: “On what account are the lesser and minor rules of training recited? They only tend to remorse, to vexation, to perplexity.” 

57) Cấm chối tội nói rằng tại mình không thuộc giới bổn: A nun should not avoid being blamed by saying that she does not understand the Patimokkha (Whatever nun, while the Patimokkha is being recited every half-month, should speak thus: “Only now I do understand that this rule is, as is said, handed down in a clause, contained in a clause, and comes up for recitation every half-moth; if other nuns should know concerning this nun has sat down two or three times before, not to say oftener, while Patimokkha was being recited, there is not only no freedom for that nun on account of his ignorance, but he ought to be dealt with according to the rule for the offence into which she has fallen there, and further confusion should be put on her, saying: ‘Your reverence, this is bad for you, this is badly gotten by you, that you, while the Patimokkha is being recited, do not attend applying yourself properly.” 

58) Cấm nói Giáo Hội nghị xử chẳng công bình: A nun should not say that the Order’s decision is not fair.

59) Cấm phá khuấy làm gián đoạn buổi hội nghị, bằng cách đứng dậy hay bước ra ngoài: A nun should not break or interrupt the meeting, not giving the consent by rising up or departing from her seat when the Order is engaged in decisive talk. 

60) Cấm làm cản trở không cho thi hành điều mà giáo hội đã quyết nghị: A nun should not first consent for ligitimate acts, and afterwards engage in criticism. 

61) Cấm học đi học lại, chuyện cãi lẫy gây gổ, sau khi đã êm thuận: A nun should not stand overhearing other nuns when they are quarrelling, disputing.

62) Cấm giận mà đánh một vị Tỳ Kheo Ni khác: When angry and displeased, a nun should not give another nun a blow.

63) Cấm giận mà vả, hay vặn tay một vị Tỳ Kheo Ni khác: When angry and displeased, a nun should not raise the palm of the hand against another nun.

64) Cấm cáo gian rằng vị Tỳ Kheo Ni khác phạm giới Tổn Hại Tăng Tàn: A nun should not defame another nun with an unfounded charge of an offence entailing a formal meeting of the Order. 

65) Cấm vào cung vua thình lình, không chờ đợi được nghinh tiếp: A nun should not suddenly enter the threshold of the king palace without waiting to be welcome.

66) Cấm lượm, hay sai lượm của quấy vật bỏ rơi, trừ khi nào biết rõ chủ nhân mà muốn cất giùm: A nun should not pick up or cause another to pick up treasure or what is considered to be treasure, except when she knows the owner and picks to set aside for the owner to take it.

67) Cấm vào làng sái giờ, trừ ra có việc của Giáo Hội: A nun should not enter a village at the wrong time, unless the Order instructs her to go for some kind of urgent thing to be done.

68) Cấm ngồi ghế cao (cao hơn tám lóng tay), nằm giường rộng, chiếu lớn xinh đẹp: A nun should not sit on a couch or chair with the legs higher than eight finger-breadths

69) Cấm dồn ghế, nệm, gối bằng gòn tốt: A nun should not have a couch or a chair made covered with good cotton.

70) Cấm ăn ngũ tân như tỏi, hành, hẹ, nén, kiêu: A nun should not eat the five forbidden pungent roots, i.e., garlic, onion, leeks, etc.

71) Cấm bất tuân chẳng cạo chơn mày: A nun should not disobey the law by not shaving the eyebrows.

72) Cấm cười bậy: A nun should not joke or laugh at someone.

73) Cấm nói chuyện thế tục: A nun should not talk worldly affairs.

74) Cấm hai cô dùng tay bỡn cợt (trửng giỡn): Two nuns should not play or trifle with hands.

75) Cấm một Ni một Sư uống nước chung và quạt cho nhau: A nun should not stand with drinking water or with a fan close to a monk while he is eating or drinking.

76) Cấm để dành đồ ăn cách đêm đặng hôm sau khỏi đi khất thực: A nun should not eat or partake of solid food or soft food that was stored so that she doesn’t have to go begging for alms-food the next day. 

77) Cấm đại, tiểu tiện làm dơ cây cối: A nun should not go to stool or urinate to cause pollution in the area of vegetables, plants or trees.

78) Cấm quăng ra ngoài rào, đồ đại, tiểu tiện khi đêm: A nun should not throw out the excriment or urine or rubbish or remains of food over a wall or a fence.

79) Cấm đi xem hát: A nun should not go to see dancing, singing, or music.

80) Cấm nói chuyện với đàn ông chỗ vắng vẻ: A nun should not speak with a man in a secluded place (it is not proper for a nun to stand with a man or talk to him alone in a secluded place, i.e., in the dark of the night when there is no light). In doing so, she commits an offence which requires expiation.

81) Cấm gặp và nói chuyện với đàn ông chỗ chán chường: A nun should not meet and talk with a man in a private place.

82) Cấm bảo cô khác đi xa đặng mình tiện bề nói chuyện với đàn ông: A nun should not order another nun to leave so that she can be free to talk to a man.

83) Cấm ở nhà cư gia mà ra đi thình lình không cho chủ nhà hay: A nun should not leave a lay person’s house without asking the owner’s permision.

84) Cấm vào nhà cư gia mà chủ nhà chẳng hay biết rồi tự tiện ở lại đêm nơi đó: A nun should not enter the house of a lay person without informing the owner, then stay overnight without asking for permision of the owner.

85) Cấm vào nhà cư gia mà chủ nhà không hay biết rồi ngồi nằm nơi đó: A nun should not enter the house of a lay person without informing the householder, and sit or lie down at ease.

86) Cấm vô nhà người, vào phòng kín với đàn ông: A nun should not enter the house of a lay person, then enter a private place with a man.

87) Cấm đọc bậy với kẻ khác lời dạy của bà Thầy dạy học: A nun should not misinterpret the master’s instructions.

88) Cấm thề oán tức tối: A nun should not get angry, nor swear.

89) Cấm tranh hơn thua, đấm ngực kêu la: A nun should not argue, nor yell loudly at the same time beat her chest.

90) Cấm hai cô nằm chung, trừ khi đau yếu: Two nuns should not share one couch, except when they are ill. If not, they commit the offence of expiation.

91) Cấm hai cô nằm chung giường trừ khi cần kíp: Two nuns should not share one couch, except in case of emergency.

92) Cấm làm phiền hoặc làm trễ mấy cô khác trong cuộc tụng kinh, hộ niệm, làm lễ, và giảng đạo: A nun should not cause troubles for other nuns, nor should she cause others to be late to sutra-recitation, supportive recitation, ceremonies, or preaching.

93) Cấm chẳng săn sóc người ở gần mình trong cơn đau bệnh: A nun who should neither attend to an ailing woman who lives with her, nor should she make an effort to get her attended to, commits the offence of expiation.

94) Cấm trong mùa mưa đuổi một cô đi chỗ khác, sau khi mình đã tìm xong chỗ ngụ: Whaterver nun, having given quarters to a nun, should, angry, displeased, throw her out or have her thrown out, commits the offence of expiation.

95) Cấm đi xa lúc mùa mưa, vì có thể dẫm lên và giết hại sâu bọ: A nun should not walk on almstour duirng the rains, for she may tread on worms and other insects.

96) Cấm đã hết mùa mưa mà chẳng chịu đi: A nun should not stay at the retreat are after the rainy season.

97) Cấm đi quanh vùng nguy hiểm: A nun should not go on alms-tour within a dangerous region. Her disobeying the rule is the committing of an offence of expiation.

98) Cấm đi quanh xứ lộn xộn: A nun should not go on alms-tour within a chaotic region.

99) Cấm thân cận và ở chung nhà với đàn ông: A nun should not keep company with a man (whatever nun should keep company with a householder or with the householder’s son, that nun should be spoken to thus by the nuns: “Do not, lady, keep company with a householder and with a householder’s son. Let the lady desist, the Order praises such detachment in a sister.” But if that nun, being spoken to thus by the nuns, should persist as before, that nun should be admonished by the nuns up to the third time for giving up that course. If she should give up, while being admonished up to the third time, that is good. If she should not give up, there is an offence of expiation).

100) Cấm đi xem đền đài cung điện của vua: A nun should not go to see a king’s palace, including the king’s pleasure house, a picture gallery, a park, or a pleasure grove, or a lotus pond (it is said that if she goes to any of the above mentioned places, she commits the offence of expiation).

101) Cấm tắm dưới nước mà chẳng có choàng tắm: A nun should not bathe naked. It is not advisable for a nun to take a bath without clothes or having no dress at all. If she does so, she commits an offence of expiation. 

102) Cấm dùng choàng tắm rộng quá thước tất: A nun should not use a bathing cloth beyond the measure prescribed for the Nun. When a bathing cloth is being made for a nun, it must be made to a proper measure. This is the proper meausre: in length four spans, in width two spans. For her who exceeds this measure, should she make or arrange to make a bathing cloth beyond the measure prescribed for the Nun, there is an offence of expiation (The Book Of The Discipline, I.B. Horner, 1997).

103) Cấm may một cái áo để quá năm ngày: A nun should neither sew or make effort to have the robe sewn beyond the limit of five days. Whatever nun, having unsewn or having made another unsewn a nun’s robe, if she is not afterwards prevented should neither sew it nor should make an effort to get it sewn, except on the fourth and fifth days, there is an offence of expiation.

104) Cấm may áo rồi mà chẳng mặc liền: A nun should not store a ready-to-wear robe.

105) Cấm nhơn danh Giáo Hội, phát áo và vải rồi để dành lại một ít cho mình: A nun should not hold back a legally valid division of robe-material.

106) Cấm mặc đồ của một cô khác mà không hỏi trước: A nun should not wear a robe of someone else without permision.

107) Cấm lấy áo của một cô khác mà cho người: A nun should not give away other nuns’ robes.

108) Cấm có ý cản trở sự phát áo của Giáo Hội: A nun should not be an obstacle in the way of a group’s receiving robe or in legal distribution of robe material in the Sangha.

109) Cấm dùng lời nói cản trở sự phát áo của Giáo Hội: A nun should not use her speech as an obstacle in the way of a group’s receiving robe or in legal distribution of robe material in the Sangha.

110) Cấm làm cách chế cản trở sự phát áo của Giáo Hội: A nun should not use any means to obstruct the way of a group’s receiving robe or in legal distribution of robe material in the Sangha.

111) Cấm đã có người hòa giải mà không chịu hòa: There is some legal question to be settled by the Order. If a nun does not agree or does not make effort to get it settled, she commits Expiation offence.

112) Cấm trao tay thí đồ ăn cho kẻ ngoại đạo: A nun should not give with her own hand solid food or soft food to a heretics. According to The Book Of The Discipline, translated into English by I.B. Horner in 1997, if a nun gives with her own hand solid food or soft food to a householder, a male or female wanderer, she commits an offence of expiation. 

113) Cấm ra tay làm việc cho người cư gia: A nun should not do household work for a lay person. Leading the holy life, a nun should not do the household work. If she does so, she commits an offence of expiation.

114) Cấm tự mình kéo chỉ quay tơ: A nun should not spin yarn.

115) Cấm ngồi trên giường ván của cư gia: A nun should not make use of a sofa or a divan at the house of a lay person.

116) Cấm nghỉ đêm nơi nhà cư gia mà sáng sớm ra đi không cho chủ nhà hay biết: If a nun must stay overnight at the house of a lay person, the next morning when she leaves, she must inform the owner. If she does not, she commits an offence of expiation.

117) Cấm đọc chú như mấy kẻ pháp phù: A nun should not recite incantation the same way as the heretic magicians do.

118) Cấm dạy người ta đọc chú: A nun should not teach other people to recite incantation.

119) Cấm cho nhập đạo một cô có thai: A nun should not ordain a pregnant woman. In case of doing so, she commits the offence of expiation.

120) Cấm cho nhập đạo một cô còn có con nhỏ: A nun should not ordain a woman giving suck (it is forbidden for a nun to ordain a woman giving suck). In case of violation of the rule, she commits an offence of expiation.

121) Cấm cho nhập hàng Ni cô một người chưa đúng hai mươi tuổi trọn: A nun should not ordain a maiden under twenty years of age. In case of violation of the rule, she commits an offence of expiation.

122) Cấm cho nhập hàng Ni cô một người chưa tập sự hai năm: A nun should not ordain a probationer who has not trained for two years in the six rules. Even after reaching the age of twenty years, a married girl is not fit for ordination, if she is not trained for two years in six rules (see Thập Giới II B).

123) Cấm cho nhập hàng Ni cô một người phạm đại giới, mặc dầu đã đúng tuổi và đã tập sự hai năm: A nun should not ordain a woman who committed Parajikas, even though she is over twenty years of age and she is trained for two years.

124) Cấm không cho nhập đạo hàng Ni cô một người đã đủ điều kiện: A nun should not refuse to ordain a probationer who meets all required qualifications (over twenty years of age and two years of training in six rules).

125) Cấm vội vã cho nhập đạo sớm và chẳng tập sự: A nun should not hurry to ordain a woman and not to train her in six rules.

126) Cấm cho nhập đạo mà chẳng được Giáo Hội chư Tăng thị nhận: A nun should not ordain a married girl without obtaining the permision from the Order, even though the girl has completed twenty years of age and has trained for two years in the six rules. In case of doing so, she commits the offence of expiation.

127) Cấm giấu những sự sơ thất ấy: A nun should not conceal any of the information from 119 to 126.

128) Cấm đã thâu nhận học trò mà không lo dạy dỗ trong hai năm tập sự: After ordaining a woman, a nun should keep her under supervision and should help her for two years in training in six rules. It is a general rule for a nun to give ordained woman instructions for two years. In disobeying this she commits the offence of expiation.

129) Cấm mới nhập đạo chưa được hai năm mà thâu nhận học trò: Ordaining a maiden every year by a nun is committing the offence of expiation. 

130) Cấm một cô thiếu sức mà cho người nhập đạo: An unqualified nun should not admit a novice.

131) Cấm một cô thiếu sức mà truyền giới cụ túc cho người: An unqualified nun should not ordain a probationer.

132) Cấm một cô thiếu phép mà truyền giới cụ túc cho người: A nun who is not thorough in Vinaya, should not ordain a probationer.

133) Cấm phiền trách khi Giáo Hội chẳng cho phép truyền giới: A nun should not complain the Order for not allowing her the permision to ordain a probationer.

134) Cấm nhận một kẻ tu tập vào hàng Ni cô thiệt thọ, nếu người nhà kẻ ấy chẳng thuận: A nun should not ordain a probationer without the consent of the parents and husband. If a nun ordain a probationer without such consent, she commits an offence of expiation. 

135) Cấm làm cho một thiếu phụ buồn chán, sợ sệt đặng bỏ gia đình nhập đạo: A nun should not cause a woman to feel sad and worry, so that she will leave home to join the Order.

136) Cấm hứa nếu ai dễ dạy thì cho nhập đạo, kế không giữ lời: A nun should not first promise to ordain a trainable probationer, then later breaks her promise.

137) Cấm hứa nếu ai cúng áo thì cho nhập đạo, kế không giữ lời: A nun should not promise another nun for ordination, in a gain of a robe and afterwards breaks her promise, her such doing is an offence of expiation. Whatever nun, having said to a probationer: “If you, lady, will give me a robe, then will I ordain you.” If afterwards, she should neither ordain her nor should she make an effort to get her ordained, there is an offence of expiation.A nun should not promise to ordain a woman who seems to be trainable, and afterwards breaks her promise.

138) Cấm mới nhập đạo chưa được một năm mà thâu nhận người khác cho thọ giới cụ túc: A nun who joined the Order less than a year, should not ordain a probationer.

139) Cấm sau khi thâu nhận một Ni cô mà để qua đêm mới trình diện với Giáo Hội chư Tăng: A nun should not ordain a woman and wait until the next day to inform the Order of monks.

140) Cấm vắng mặt ngày đọc Giới luật, trừ khi đau yếu: A nun should not be absent on the Uposatha Day, except when she is ill.

141) Cấm quên hỏi Giáo Hội cầu thầy thuyết pháp và đọc giới bổn: A nun should not forget her general duty of asking the Order of the monks the dates of the observance day and preaching Dharma day. 

142) Cấm đến cuối mùa mưa quên đọc lại với Giáo Hội chư Tăng những điều nghe thấy: After the rainy season retreat, if a nun does not invite the Order of Monks and Nuns in respect of three matters that is what is seen or heard or suspected, she commits the offence of expiation.

143) Cấm họp nhau trong mùa mưa ở một xứ không có chư Tăng: A nun should not spend the rains in a residence where there is no monk. In case of violation of the instruction and staying during the rainy season in a monastery without monk, she commits the offence of expiation (the Buddha has made the rules for the nuns to enter into rainy season retreat in a monastery whre there are also monks. Probably this has been done with the consideration of providing them guardianship).

144) Cấm vào tịnh xá chư Tăng mà không xin phép trước: a nun should not enter a monastery without asking for advanced permision.

145) Cấm nhiếc mắng mấy Ni cô khác: A nun should not revile or abuse another nun. In doing so she commits the offence of expiation.

146) Cấm dùng lời thô bỉ khêu nên sự rầy ràGiáo Hội: A nun should not use coarse words to cause troubles in the Order.

147) Cấm khi bệnh không có Giáo Hội cho phép mà để người khác cắt hoặc bó cho mình: It is not proper for a nun to make a boil or scab that has formed on the lower part of her body to be operated by a man without the permision of the Order; she should not also get it washed or smeared, bound up or unbound by a man. Doing so, she commits the offence of expiation.

148) Cấm ăn no rồi mà còn ăn lại nữa: a nun should not eat or partake of solid food or soft food after her being satisfied. 

149) Cấm ganh ghét các Ni cô khác: A nun should not be envious with other nuns. It is not proper for her in her monastic life to harbor jealousy against anyone. If she does so, she commits the offence of expiation.

150) Cấm dồi mài trang điểm thân mình: A nun should not apply any cosmetic powder, nor should she wear ornaments.

151) Cấm dồi phấn xức dầu: A nun should not apply cosmetic powder, nor should she use perfumes. It is not proper for a nun to use perfumes and paints in water for bathing as well as she should not bathe in scented groundsesamum. In case of violation, she commits the offence of expiation.

152) Cấm xúi một Ni cô dồi phấn xức dầu: A nun should not induce another nun to apply cosmetic powder, nor should she induce another nun to use perfumes. 

153) Cấm xúi một kẻ tu tập dồi phấn xức dầu: A nun should not induce a cultivator to apply cosmetic powder or to use perfumes.

154) Cấm xúi học trò dồi phấn xức dầu: A nun should not induce a disciple to apply cosmetic powder or to use perfumes.

155) Cấm xúi người tại gia dồi phấn xức dầu: A nun should not induce a lay person to apply cosmetic powder or to use perfumes.

156) Cấm bận áo mỏng thấy mình: A nun should not wear thin robe through which one can see her skin.

157) Cấm lấy y phục của người tại gia mặc vào: A nun should not wear clothes of lay people.

158) Cấm mang giày, cầm dù đi ra đường: A nun should not use a sunshade and sandals. When she does so, she commits the offence of expiation.

159) Cấm đi kiệu, trừ khi đau yếu:A nun should not goes in a vehicle if she is not ill.

160) Cấm vào làng mà chẳng mặc áo Ni cô: A nun should not enter the village without wearing her vest (robe).

161) Cấm khi đêm vào nhà cư sĩ nếu không được mời thỉnh: A nun should not enter the house of a lay person at night without inviation.

162) Cấm vào buổi chiều, mở cổng chùa ra đi, không cho mấy cô khác hay: A nun should not open the gate of the temple and go out in the evening without informing other nuns in the temple.

163) Cấm sau khi mặt trời lặn, mở cổng chùa ra đi, không cho mấy cô khác hay: After the sun sets, a nun should not open the gate of the temple and go out without informing other nuns. 

164) Cấm vắng mặt ngày hội trong mùa an cư kiết hạ: A nun should not be absent in the assembly day of the rainy season retreat.

165) Cấm cho nhập đạo một cô có bệnh khó: A nun should not ordain a woman who has chronic disease.

166) Cấm cho nhập đạo một cô bán nam bán nữ: A nun should not ordain a bisexual person.

167) Cấm cho nhập đạo một cô có bệnh khác thường: A nun should not ordain a woman with unusual disease.

168) Cấm cho nhập đạo một cô mắc nợ hoặc tàn tật: A nun should not ordain a woman who is in debt or handicapped.

169) Cấm học cách bói đoán vận mạng, sanh nhai theo người thế tục: A nun should not learn divination or fortune-telling.

170) Cấm dạy người khác bói đoán vận mạng: A nun should not teach other people divination or fortune-telling.

171) Cấm đã có ai bảo đi mà chẳng chịu đi: A nun should not disobey not to leave when someone asks to leave.

172) Cấm chẳng xin phép mà thình lình hỏi lý một vị sư: A nun should not suddenly ask a monk without asking for advanced permision.

173) Cấm ngồi nằm chỗ đường đi làm khó và phiền kẻ khác: A nun should not sit or lie down in a place that blocks other people’s way and causes them troubles. 

174) Cấm cất tháp, xây mồ cho một Ni cô khác trong vòng chùa của chư Tăng: A nun should not build a stupa for another nun within the temple of monks.

175) Cấm một Ni cô già gặp một vị sư trẻ mà chẳng làm lễ theo luật. Dầu trăm tuổi hạ, tỳ kheo ni lúc nào cũng phải tôn kính một vị Tăng dù trẻ và phải nhường chỗ ngồi cho vị ấy, phải đảnh lễthực hành bổn phận đối với vị Tỳ kheo, mặc dầu vị nầy chỉ mới xuất gia ngày hôm ấy: Even though a hundred years’ standing by the higher ordination , a nun must always pay respect to a monk, no matter how young he is, offer her seat to him, reverence him, and perform all proper duties towards him though he has just received the Higher Ordination on that very day.

176) Cấm vừa đi vừa uốn éo thân mình: A nun should not walk and wriggle at the same time.

177) Cấm mặc đồ và trang điểm như mấy cô ở thế tục: A nun should not wear worldly clothes and ornaments.

178) Cấm xúi một cô gái ngoại đạo dồi phấn xức dầu: A nun should not instigate a heretic girl to apply cosmetic powder and use perfumes.

Bách Thú: Botanical.

Bách Trượng Dã Hồ: Pai-Chang and the fox—See Bách Trượng Hoài Hải.

Bách Trượng Hoài Hải: Pai-Chang-Huai-Hai—Bách Trượng Hoài Hải sanh năm 720 sau Tây Lịch. Ông là vị thiền sư đầu tiên thiết lập một cộng đồng tự việnTrung Quốc với những luật lệ quy củ rõ ràngnhấn mạnh đến việc lao động chân tay trong nhà thiền bao gồm trong quyển Bách Trượng Thanh Quy. Ông tịch vào năm 814 sau Tây Lịch—He was born in 720 A.D. He was an outstanding Zen master, the first to establish the Zen community in China with precise rules and regulations and the emphasis on manual labor. He died in 814 A.D.

  • Một hôm sư theo hầu Mã Tổ đi dạo, thấy một bầy vịt trời bay qua, Mã Tổ hỏi: “Đó là cái gì?” Sư thưa: “Vịt trời.” Mã Tổ hỏi: “Bay đi đâu?” Sư thưa: “Bay qua.” Mã Tổ bèn nắm lỗ mũi của sư mà vặn mạnh một cái, đau quá sư la thất thanh. Mã Tổ bảo: “Lại nói bay qua đi.” Ngay câu ấy sư tỉnh ngộ. Trở về phòng thị giả. Sư khóc lóc thảm thiết, những người chung phòng nghe được bèn hỏi: Huynh nhớ cha mẹ phải không?” Sư đáp: “Không.” Bị người ta mắng chữi phải không? Sư đáp: “Không.” Vị sư hỏi: Vậy tại sao lại khóc?” Sư đáp: “Lỗ mũi tôi bị Hòa Thượng kéo đau thấu xương.” Vị thị giả kia lại hỏi: “Có nhơn duyên gì không khế hội?” Sư đáp: “Đi hỏi Hòa Thượng đi.” Vị thị giả ấy tới hỏi Hòa Thượng rằng: “Thị giả Hoài Hảinhơn duyên gì chẳng khế hội, mà đang khóc ở trong phòng, xin Hòa Thượng vì chúng con mà nói.” Mã Tổ bảo: “Y đã khế hội, các ngươi tự hỏi lấy y.” Vị thị giả lại trở về phòng hỏi: “Hòa Thượng nói huynh đã hội, nên bào chúng tôi về hỏi huynh.” Sư bèn cười Hả! Hả! Các vị ấy bảo: “Vừa rồi khóc sao bây giờ lại cười.” Sư đáp: “Vừa rồi khóc bây giờ cười cũng vậy thôi.” Các vị ấy mờ mịt không hiểu gì cả. Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, có thể có liên hệ nào không giữa các câu chuyện rữa chén của chú tiểu, thổi tắt ngọn đèn và vặn tréo lổ mũi trên? Ta phải nói như Vân Môn Văn Yển: “Nếu không có gì hết, thì làm sao những người ấy đạt được lý Thiền? Nếu có thì mối thân thuộc ra sao? Cái ngộ ấy là gì? Cái nhãn quan mới thấy là gì? Hễ sự quan sát của ta còn bị giới hạn trong những điều kiện của trước thời mở con mắt đạo, có lẽ ta không bao giờ thấy được đâu là chỗ rốt ráo kết thành. Đó toàn là việc diễn ra hằng ngày, và nếu khách quan Thiền nằm ở chỗ thường nhật ấy thì mỗi chúng ta đều là Thiền sư hết mà không biết. Điều nầy rất đúng bởi lẽ không có cái gì giả tạo được xây dựng trong đạo Thiền, nhưng phải có cái vặn mũi, có cây đèn bị thổi tắt, thì mắt chúng ta mới lột hết vảy cá, và ta mới chú ý đến bên trong, và hướng đến sự động dụng của tâm thức; và chính tại đó tiềm ẩn mối liên hệ mật thiết giữa sự thổi tắt đèn hay cái vặn mũi cũng như vô số những việc khác dệt thành tấm màn thế sự của loài người chúng ta—One day Pai-Zhang accompanied Ma-Tzu on a walk. A flock of wild ducks flew past them. Ma-Tzu said: “What’s that?” Pai-Zhang said: “Wild ducks.” Ma-Tzu said: “Where’d they go?” Pai-Zhang said: “They flew away.” Ma-Tzu then twisted Pai-Zhang’s nose so hard that he cried out. Ma-Tzu said: “So you say they’ve flown away!” Upon hearing these words, Pai-Zhang attained enlightenment. Returning to the attendant’s room, Pai-Zhang cried out loudly. One of the other attendants asked Pai-Zhang: “Are you homesick?” Pai Zhang said: “No.” The attendant said: “Did someone curse at you?” Pai-Zhang said: “No.” The attendant said: “Then why are you crying?” Pai-Zhang said: “Master Ma twisted my nose so hard that the pain was unbearable.” The attendant said: “What di you do that offend him? Pai-Zhang said: “You go ask him.” The attendant went to Ma-Tzu and said: “What did the attendant Huai-Hai do to offend you? He is in his room crying. Please tell me.” The great teacher said: “He himself knows. Go ask him. The attendant returned to Pai-Zhang’s hut and said again: “The master says that you already know, so I shouls come here and ask you.” Thereupon Pai-Zhang laughed out loud. The attendant said: “A moment ago you were crying, so why are you laughing now?” Pai-Zhang said: “My crying moment ago is the same as my laughing now.” The attendant was bewildered by Pai-Zhang’s behavior. Is there any connection in any possible way between the washing of the dishes and the blowing out a candle and the twistinf of the nose? We must say with Yun-Men: “If there is none, how could they all come to the realization of the truth of Zen? If there is, what inner relationship is there? What is this enlightenment? What new point of viewing things is this? So long as our observation is limited to those conditions which preceded the opening of a disciple’s eye we cannot perhaps fully comprehend where lies the ultimate issue. They are matters of everyday occurrence, and if Zen lies objectively among them, every one of us is a master before we are told of it. This is partly true inasmuch as there is nothing artificially constructed in Zen, but if the nose is to be really twisted or the candle blown out in order to take scale off the eye, our attention must be directed inwardly to the working of our minds, and it will be there where we are flying geese and the washed dishes and the blown-out candle and any other happenings that weave out infinitely variegated patterns of human life. 
  • Hôm sau Mã Tổ vừa lên tòa, chúng nhóm họp xong. Sư bước ra cuốn chiếu, Mã Tổ xuống tòa, sư theo sau đến phương trượng. Mã Tổ hỏi: “Ta chưa nói câu nào, tại sao ngươi cuốn chiếu?” Sư thưa: Hôm qua bị Hòa Thượng kéo chót mũi đau.” Mã Tổ bảo: “Hôm qua ngươi để tâm chỗ nào?” Sư nói: “Chót mũi ngày nay lại chẳng đau.” Mã Tổ bảo: “Ngươi hiểu sâu việc hôm qua.” Sư làm lễ rồi lui ra—The next day Ma-Tzu went into the hall to address the monks just when the monks had finished assembling, bai-Zhang rolled up his siting mat. Ma-Tzu got down from his chair and Bai-Zhang followed him to the abot’s room. Ma-Tzu said: “Just now I hadn’t said a word. Why did you roll up your sitting mat?” Bai-Zhang said: “Yesterday the master painfully twisted my nose.” Ma-Tzu said: “Is there anything special about yesterday that you’ve noticed?” Bai-Zhang said: “Today, my nose doesn’t hurt anymore.” Ma-Tzu said: “Then you really understand what happened yesterday.” Bai-Zhang then bow and went out. 
    • Một hôm, sư thượng đường thuyết pháp. Nhưng sư chỉ bước tới vài bước, đứng yên, rồi mở rộng vòng tay ra, rồi trở về phương trượng. Sau đó đệ tử vào hỏi thì ngài trả lời: “Đó, đại nghĩa của pháp Phật chỉ là vậy.”—One day he entered the hall to preach the Buddha-Dharma. But he merely walked forward a few steps, stood still, and opened his arms, then returned to his room. His disciples came to ask for the reason, he said: “That’s all of the great principle of Buddhism.” 
  • Trong số những đại đệ tử của Bách Trượng có Hoàng Bá và Qui Sơn. Một hôm Bách Trượng bảo Tăng chúng: “Phật pháp không phải là việc nhỏ, lão Tăng xưa bị Mã Tổ nạt đến ba ngày lổ tai còn điếc.” Hoàng Bá nghe nói bất giác le lưỡi. Bách trượng bảo: “Con về sau nầy thừa kế Mã Tổ chăng?” Hoàng Bá thưa: “Không. Nay nhơn Hòa Thượng nhắc lại, con được thấy Mã Tổ đại cơ, đại dụng, nhưng vẫn không biết Mã Tổ. Nếu con thừa kế Mã Tổ, về sau mất hết con cháu của con.” Bách Trượng bảo: “Đúng thế, đúng thế, thấy bằng với thầy là kém thầy nửa đức, thấy vượt hơn thầy mới kham truyền trao. Con hẳn có cái thấy vượt hơn thầy.” Hoàng Bá liền lễ bái—Foremost among them Bai-Zhang’s students were Huang-Bo and Kui-Shan. One day Bai-Zhang said to the congregation: “The Buddhadharma is not a trifling matter. Formerly great Master Ma-Tzu shouted so loudly that I was deaf for three days.” When Huang-Bo heard this, he stuck out his tongue. Bai-Zhang said to him: “In the future, will you carry on Ma-Tzu’s Dharma?” Huang-Bo said: “There’s no way I could do so. Today, because of what you’ve said, I’ve seen Ma-Tzu’s great function, but I still haven’t glimpsed Ma-Tzu. If I carry on Ma-Tzu’s teaching by half, then our descendants will be cut off.” Bai-Zhang said: “Just so! Just so! The one who is his teacher’s equal has diminished his teacher by half. Only a student who surpasses his teacher can transmit his teacher’s teaching. So how does the student surpass the teacher?” Huang-Bo then bowed.
  • Mỗi ngày Bách Trượng thượng đường dạy chúng, có một ông già theo chúng nghe pháp. Hôm nọ, chúng ra hết chỉ còn ông già không đi, sư hỏi: “Ông là người gì?” Ông già thưa: “Con chẳng phải là người. Thời quá khứ thuở Đức Phật Ca Diếp, con làm Tăng ở núi nầy, nhơn học trò hỏi: “Người đại tu hành có còn rơi vào nhơn quả chăng?” Con đáp: “Không rơi vào nhơn quả.” Do đó đến năm trăm kiếp đọa làm thân chồn. Nay thỉnh Hòa Thượng chuyển một câu cho con thoát khỏi thân chồn. Bách Trượng bảo: “Ông hỏi đi.” Ông già hỏi: “Người đại tu hành có rơi vào nhân quả hay không?” Bách Trượng đáp: “Người đại tu hành không lầm (không mê mờ) nhơn quả.” Ngay câu nói ấy, ông già đại ngộ, làm lễ thưa: “Con đã thoát thân chồn. Con ở sau núi, dám xin Hòa Thượng lấy lễ mà an táng như một vị Tăng. Sư vào trong kêu duy na đánh kiểng bảo chúng ăn cơm xong đưa đám một vị Tăng, đại chúng nhóm nhau bàn tán “Đại chúng đều mạnh, nhà dưỡng bệnh không có người nào nằm, tại sao có việc nầy?” Sau khi cơm xong, sư dẫn chúng đến hang núi phía sau, lấy gậy khơi lên thấy xác một con chồn vừa chết, bèn làm lễ thiêu như một vị Tăng—Every day when Zen master Bai-Zhang spoke in the hall, there was an old man who would attend along with the assembly. One day when the congregation had departed, the old man remained. Bai-Zhang asked him: “Who are you?” The old man said: “I’m not a person. Formerly, during the age of Kasyapa Buddha, I was the abbot of a monastery on this mountain. At that time a student asked me: “Does a great adept fall into cause and effect?” I answered: “A great adept does not fall into cause and effect.” Thereafter, for five hundred lifetimes I’ve been reborn in the body of a fox. Now I ask that the master say a turning phrase in my behalf, so that I can shed the fox’s body. Bai-Zhang said: “Ask the question.” The old man said: “Does a great adept fall into cause and effect or not?” Bai-Zhang said: “A great adept is not blind to cause and effect.” Upon hearing these words, the old man experienced unsurpassed enlightenment. He then said: “Now I have shed the body of a fox. I lived behind the mountain. Please provide funeral services for a monk who has died.” Bai-Zhang then instructed the temple director to tell the monks to assemble after the next meal for funeral services. The monks were all mystified by this, because there was no one who was ill in the temple infirmary, so how could this be? After the meal, Bai-Zhang instructed the monks to assemble beneath a grotto behind the mountain. He then brought out the body of a dead fox on his staff, and proceeded to cremate it according to established ritual.
    • Thiền sư Bách Trượng thị tịch ngày mười bảy tháng giêng năm 814. Sau khi thị tịch sư được vua ban hiệu “Đại Trí Thiền Sư: và tháp hiệu “Đại Bảo Thắng Luân.”—The master died on the seventeenth day of the first month in 814. He received the posthumous title “Zen Master Great Wisdom.” His stupa was named “Great Treasure Victorious Wheel.”

Bách Tứ Thập Bát Bất Cộng Pháp: Một trăm bốn mươi tám pháp bất cộng của Đức Phật (gồm 32 tướng, 80 chủng hảo hay vẻ đẹp phụ, 4 tịnh, 10 lực, 4 vô úy, 3 niệm xứ, 3 bất hộ, Đại Bi, thường bất vong, đoạn phiền não tập, và 4 nhất thiết hạnh tịnh)—One hundred forty special, or uncommon, characteristics of a Buddha. 

Bách Tức Bách Sinh: Một trăm vị niệm Phật là trăm vị được cứu độ—Of one hundred who call on the Buddha, 100 will be saved.

Bách Vạn Biến: Niệm hồng danh A Di Đà Phật một triệu lần, không ngừng nghỉ trong bảy ngày để được vãng sanh Cực Lạc—To repeat Amitabha’s name a million times (to ensure rebirth in Amitabha’s paradise; for a seven days’ unbroken repetition Paradise may be gained). 

Bách Vị: All the good tastes or flavours.

Bạch:

1) Màu Trắng: White.

2) Thanh Khiết: Pure.

3) Trong Sạch: Clean.

4) Bộc Bạch: Làm cho rõ ràng—To make clear.

5) Tác Bạch: To inform to a higher authority or monk.

Bạch Ẩn Huệ Hạc: Hakuin 1686-1769.

  • Bạch Ẩn Huệ Hạc sanh năm 1686. Ông là một trong những vị thiền sư nhiều tài năng và sáng chói nhất của Nhật Bản. Bạch Ẩn thường được gọi là cha đẻ của phái Lâm Tế thời bấy giờ, lý do chỉ một tay ông đã làm sống lại giáo lý Lâm Tế đã tàn lụi dần, qua sự hệ thống hóa các công án của ông. Bạch Ẩn chẳng những là một thiền sư xuất chúng, mà ông còn là một nhà họa sĩ đại tài, một người viết chữ Hán như rồng bay phượng múa, và một nhà điêu khắc. Sekishu hay “tiếng vỗ của một bàn tay là cái gì?” Đây là một công án nổi tiếng do ông thiết lập. Bài “Tọa Thiền Ca” (Zazen Wasan) phổ biến của ông thường được tụng trong các chùa hay thiền viện. Bài ca bắt đầu: “Tất cả chúng sanh vốn là Phật” và kết thúc: “Chính chốn nầy là đất sen, chính thân nầy là Phật.”—Bai-In (Hakuin Ekaku) was born in 1686. He was one of the most versatile and brilliant of the Japanese Zen masters. Hakuin is often called the father of Linn-Chih Sect (Rinzai) at that time by reason of the fact that he single-handedly revitalized the Linn-Chih’s teachings, which had been steadily declining, through his systematization of the koans. Not only was Hakuin an outstanding master, he was a highly accomplished painter with great talents, calligrapher, and sculptor. Sekishu, or “What is the sound of one hand?” which he devised, is the best known koan by a Japanese master. His popular Chant in Praise of Zazen, frequently recited in Zem temples, begins: “From the beginning all beings are Buddha” and ends: “This earth where we stand is the pure lotus land, and this very body, the body of Buddha.” 
  • Nham Đầu Toàn Khoát là một cao Tăng đời Đường, bị bọn cướp giết, khi chết , tiếng rống của ngài nghe xa đến mấy dậm. Khi Bạch Ẩn mới học Thiền, bi kịch ấy diễn ra trong đời một cao Tăng Thiền đạo hạnh vượt ngoài tất cả tội lỗi của thế nhân khiến ngài bị chấn động cả tâm thần và tự hỏi: ‘Thiền có thật là bộ kinh cứu khổ không.’—Yen-T’ou was one of the great Zen teachers in the T’ang dynasty. But he was murdered by an outlaw, when his death-cry is said to have reached many miles around. When Pai-In first studied Zen, this tragic incident in the life of an eminent Zen master who is supposed to be above all human ailments, troubled him very much, and he wondered if Zen were really the gospel of salvation. 
  • Cũng như Cao Phong (see Cao Phong Diệu Tổ), Bạch Ẩn đã ôm chữ ‘Vô’ như một công án, cho đến chiều kia khi nghe tiếng chuông chùa từ xa vọng lại làm cho tất cả sụp đổ tan tành. Bạch Ẩn cho rằng đây chẳng khác nào như đập bể một bồn nước đá, hoặc xô ngã một ngôi nhà ngọc. Phút chốc ngài thức tỉnh, và thấy mình chính là Nham Đầu, vị tổ sư thuở trước. Mọi điều ngờ vực hoang mang từ trước bỗng tiêu tan như băng tuyết gặp vầng dương. Ngài reo to: “Kỳ thay! Kỳ thay! Không có sanh tử luân hồi nào phải thoát ra, cũng không có Bồ Đề nào phải dụng tâm cầu được. Tất cả cát đằng kim cổ một ngàn bảy trăm câu thật chẳng đáng bỏ công đề xướng.”—His situation was the same as that of Zen master Kao-Fen-Miao-Tsu’s. He had nothing in his mind but Chao-Chou’s Wu. Until one evening a temple-bell struck, which upset the whole thing. It was like smashing an ice-basin, or pulling down a house made of jade. When he suddenly awoke, he found himself was Yen-T’ou, an old master. Whatever doubts and indecisions he had before were completely dissolved like a piece of thawing ice. He called out loudly: “How wondrous! How wondrous! There is no birth and death from which one has to escape, nor is there any supreme knowledge (Bodhi) after which one has to strive. All the complications past and present, numbering one thousand seven hundred are not worth the trouble of even describing them.” 
  • Bạch Ẩn là một nhà canh tân lớn của Thiền phái Lâm Tế. Ông cũng tự coi mình thuộc dòng hậu duệ của Thiền sư Viên Ngộ. Người ta biết đến ông chủ yếu qua việc công bố hai bộ sưu tập nổi tiếng Bích Nham LụcVô Môn Quan. Những chú giảinhận xét của ông về khoảng 100 công án thiền do Thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển thu thập, trong đó mỗi công án đã có một lời ca ngợi, đã làm cho Bích Nham Lục trở thành một trong những tác phẩm chính của văn học Thiền và một trong những phương tiện đào tạohiệu quả nhất—Hakuin, the great renewer of Linn-Chih Zen in Japan, was in the lineage of transmission stemming from Yuan-Wu. Yuan-Wu himself is known primarily as the editor of the Pi-Yen-Lu, together with the Wu-Men-Kuan, one of the best known koan collections. His instructions, incidental remarks, and explanations on the hundred koans collected and provided with praises by Master Ch'ung-Hsien make the Pi-Yen-Lu one of the greatest works of Zen literature and one of the most helpful for training students. 
  • Ông thị tịch vào năm 1769—He died in 1769 A.D.

Bạch Báo: Quả báo của cuộc sống thiện lành—Pure reward or the reward of a good life.

Bạch Chân: Đưa ra những tin tức xác thực—To lay a true information.

Bạch Chiến: Cuộc chiến không có vũ khí—A fighting without weapons.

Bạch Chiết: Giết bằng tay không—Killing with bare hands.

Bạch Cốt: Xương trắng của người quá vãng—Bones of the dead.

Bạch Cung: The White House.

Bạch Diện Thư Sinh: Inexperienced student

Bạch Đàn: Loại gỗ chiên đàn trắng—White sandal wood.

Bạch Đạo: White path—Thiện đạo

Bạch Đinh: Commoner.

Bạch Đức Thế Tôn: World Honoured One !

Bạch Hạc: White cranes.

Bạch Hào: Theo kinh điển Đại Thừa, thì đây là ánh hào quang giữa đôi mày của Phật, từ nơi đó Phật phóng ra những hào quang chiếu rọi khắp các thế giới—According to the Mahayana sutras, this is the curl between Sakyamuni’s eyebrows, from where he sends out a ray of light which reveals all worlds.

Bạch Hào Chi Tứ: Như Lai để lại một phần công đức của tướng bạch hào để cúng dường các đệ tử ở thời Mạt Pháp—A gift from the White-curled One for his disciples in the Ending-Dharma Age.

Bạch Hắc: White and dark.

Bạch Hắc Bố Tát:

1) Light and dark uposatha.

2) The observing of the waxing and the waning moon. 

Bạch Hắc Nghiệp: Good and evil deeds or karma.

a) Bạch Nghiệp: Good karma.

b) Hắc Nghiệp: Evil karma.

Bạch Hắc Nhị Thử: Hai con chuột trong bài ngụ ngôn, ví với ngày và đêm, mặt trờimặt trăng (theo Tân Đầu Tư Đột La Xà Vị Ưu Đà Diên Vương Thuyết Pháp Kinh, ngày xưa có người đi trên khu đất rộng hoang vắng gặp một con voi dữ đuổi riết theo. Người ấy cuống cuồng chạy trốn, đang khi không biết ẩn nấp vào đâu bỗng gặp một cái giếng, anh ta liền bám vào rễ cây định tụt xuống để ẩn nấp, không ngờ có đôi chuột, một trắng, một đen, đang cắn gốc cây, bốn phía bên dưới có bốn con rắn độc phóng tới định cắn anh ta. Ở dưới đáy giếng lại có con rồng đang chờ đợi, xung quanh thì sợ bốn con rắn, dưới đáy thì sợ rồng dữ, cái cây đang bám lại bị hai con chuột gặm sắp đứt. Lúc đó từ trên cây có ba giọt mật ong rơi vào miệng anh ta. Vì cây lay động đến tổ ong nên bầy ong bay ra chích tới tấp vào anh ta, bỗng chốc có lửa ở đâu ào tới đốt cháy cành cây. Khu đất rộng ví với sanh tử, người đàn ông ví với phàm phu, con voi ví với vô thường, cái giếng ví với thân người, cái cây ví với mạng người, chuột đen trắng ví với đêm ngày, gốc cây bị cắn ví với thời gian vùn vụt bay đi, bốn con rắn ví với tứ đại, mật ong ví với ngũ dục, đàn ong ví với giác quan, lửa ví với già nua, và rồng dữ ví với sự chết)—The two mice in the parable , one white, the other black, gnawing at the rope of life, i.e. day and night, or sun and moon.

Bạch Kim: Platinum.

Bạch Lạc Thiên: Pai-Yueh-T’ien—Một nhà thơ lớn đời nhà Đường. Khi làm quan, trong huyện có một thiền sư nổi tiếng với biệt danh là Ô Sào Thiền Sư, vì sư thường hay tọa thiền trên các cành cây chi chít. Thấy vậy Bạch Lạc Thiên bèn bảo vị thiền sư: “Chỗ thầy ngồi trên cây thật là nguy hiểm.” Sư đáp: “Chỗ của ông còn nguy hiểm hơn nhiều.” Bạch Lạc Thiên đáp lại: “Tôi là quan tri huyện, tôi thấy chỗ ấy có gì là nguy hiểm?” Sư đáp: Vậy là tại ông không biết đó thôi. Khi lòng dục ông bừng lên và tâm ông không vững, thì còn gì nguy hiểm hơn?” Thế rồi Bạch Lạc Thiên lại hỏi tiếp: Phật giáo dạy điều gì?” Sư tụng bốn câu kệ nổi tiếng:

 “Không làm các điều ác,

 Làm các điều lành,

 Giữ tâm ý trong sạch,

 Ấy lời chư Phật dạy.”

Tuy nhiên, Bạch Lạc Thiên phản đối nói rằng: “Cái đó đứa trẻ lên ba cũng biết và nói được.” Thiền sư ngồi trên cây bèn đáp lại: “Ờ thì đứa trẻ lên ba cũng biết và nói được, nhưng ông lão tám mươi vẫn chưa làm được.”

 —Pai Yueh-T’ien was a great poet during the T’ang dynasty. When he was a governor in a district, there was a Zen master who was living within his jurisdiction popularily known as the “Bird’s Nest,” for he used to practice his meditation on a seat made of thickly growing branches of a tree. Seeing this Pai-Yueh-T’ien told the Zen master: “What a dangerous seat you have up in the tree!” Yours is far worse than mine, retorted the master. Pai-Yueh-T’ien responded: “I am the governor of this district and I don’t see what danger there is in it.” “Then you don’t know yourself! When your passions burn and your mind is unsteady, what is more dangerous than that?” Pai-Yueh-T’ien then asked: “What is the teaching of Buddhism?” The master recited this famous stanza:

“Not to commit evils,

 To practice all good,

 And to keep the heart pure,

This the teaching of the Buddhas.

Pai-Yueh-T’ien, however, protested: “Any child three years old can know and say that.” “Yes, any child three years old may know and say it, but even an old man of eighty years finds it difficult to practice.” So concluded the Zen master up in the tree. 

Bạch Liên: White Lotus.

Bạch Liên Giáo: Một giáo phái (có thể là tà giáo?), được thành lập vào cuối đời nhà Nguyên, nói rằng Phật Di Lặc sẽ hạ sanh với bông sen trắng nở, và ngày cứu đời. Giáo phái nầy phát triển thành một cuộc cách mạng ảnh hưởng đến sự đánh đuổi quân Mông Cổ ra khỏi Trung Hoa và sự thiết lập Minh Triều về sau nầy. Dưới thời nhà Thanh, giáo phái nầy sống lại dưới những tên khác nhau (Thanh Thủy, Bát Quái, Vinh Hoa, Hồng Dương, Bạch Dương, Thanh Liên, Hồng Liên) và đã gây ra những cuộc nổi dậy chống Thanh Triều—The White Lily Society, set up near the end of the Yuan dynasty, announcing the coming of Maitreya, the opening of his white lily, and the day of salvation at hand. It developed into a revolution which influenced the expulsion of the Mongols and establishment of the Ming dynasty. Under the Ch’ing dynasty it was resurrected under a variety of names, and caused various uprisings. 

Bạch Liên Hoa: Pundarika (skt)—Phân Đà Lợi—Bông sen trắng—The white lotus.

** For more information, please see

 Phân Đà Lợi. 

Bạch Liên Hoa Tọa: Tòa sen trong đệ nhất viện của Thai Tạng giới—The lotus throne in the first court of Garbhadhatu.

Bạch Liên Hoa Xã: Bạch Liên Chi Giao—Liên Xã—Bạch Liên Xã—Do Pháp Sư Huệ Viễn đời nhà Tấn thành lập vào khoảng đầu thế kỷ thứ tư sau Tây Lịch. Ông cùng 123 vị khác thề trước bàn thờ Phật để tu Tịnh Độ Tây Phương, và trồng sen trắng làm biểu tượng. Bạch Liên Xã quy tụ hơn 3.000 người, trong đó có 123 vị được tôn là bậc Hiền. Trong số 123 bậc Hiền lại có 18 bậc Thượng Thủ gọi là Đông Lâm Thập Bát Đại Hiền—A society formed early in the fourth century A.D. by Hui-Yuan, who with 123 notable, literati, swore to a life of purity before the image of Amitabha, and planted white lotuses in symbol. The White Lotus Congregation composed of more than 3,000 Buddhists. Among them, 123 were honored as the Vitruous and eighteen of them were considered as the Highest Virtues. They were often referred as Đông Lâm Temple’s Eighteen Greatly Virtuous Beings.

** For more information, please see Đông

 Lâm Thập Bát Đại Hiền

Bạch Liên Hội: White Lotus society.

Bạch Liên Thái: Một trường phái ăn chay vào đời nhà Tống của Mao Tử Nguyên—The Sung vegetarian school of Mao-Tzu-Yuan.

Bạch Lộ Trì: Ao Cò Trắng trong thành Vương Xá, một cảnh nổi tiếng khi Đức Thế Tôn giảng phần thứ 16 từ quyển 593 đến quyển 600 trong Kinh Bát Nhã, nên còn gọi là Bạch Lộ Trì Kinh—The White Heron Lake in Rajagrha, the scene of sakyamuni’s reputed delivery of part of the Mahaprajnaparamita-sutra, from book 593 to book 600, the last of the 16 assemblies of this sutra, which is also called The White Heron Lake Sutra.

Bạch Lộ Trì Kinh: The White Heron Lake Sutra—See Bạch Lộ Trì.

Bạch Mã Chủ: Svetavajin—Lord of white horses (drawn by white horses).

Bạch Mã Tự: Chùa Bạch Mã được vua Hán Minh Đế dựng lên và cho người sang Ấn Độ tìm hai vị sư nổi tiếng là Matanga và Gobharana về trụ trì vào khoảng năm 64 sau Tây Lịch thời Hậu Hán. Chùa tọa lạc trong thành Lạc Dương, tỉnh Hồ Nam, về phía tây của cổ thành, phía đông của thành mới bây giờ. Theo tương truyền thì vào cuối thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch, những kinh mang về từ Ấn Độ được chở trên những xe ngựa trắng nên từ đó chùa có tên là Bạch Mã. Đây cũng là nơi mà giáo đoàn truyền giáo đầu tiên của đạo Phật lưu trú. Cũng có truyền thuyết cho rằng chùa nầy được dựng lên để tưởng nhớ hai vị A La Hán Tỳ Kheo đã đến Trung Hoa hoằng Pháp bằng ngựa trắng—The White Horse Temple (Monastery) recorded as given to the Indian monks, Matanga and Gobharana, who are reputed to have been fetched from India to China in 64 A.D. The temple was in Honan, in Lo-Yang, the capital; it was west of the ancient city, east of the later city in Later Han dynasty. According to tradition, originating at the end of the second century A.D., the White Horse Temple was so called because of the white horse which carried the sutras they brought back from India. Also according to tradition, the first missionaries dwelt. Some said this temple was built in memory of the two Arhat Bhikshus who came to China on ‘white horses’ to propagate the Buddha-Dharma. 

Bạch Nguyệt: Suklapaksa (skt)—Bạch Phần—Trăng sáng, thường chỉ ánh trăng của nửa tháng đầu, đối lại với hắc phần hay ánh trăng tối của nửa tháng sau (từ ngày bắt đầu có trăng đến ngày trăng tròn)—The bright moon, usually the moon light during the first half of the month, in contrast with the krsnapaksa dark or latter half.

Bạch Ngưu: A white ox.

Bạch Ngưu Xa: Xe Trâu Trắng—Nhứt Thừa cứu độ chúng sanh—White bullock cart—The one universal vehicle of salvation.

** For more information, please see

 Hỏa Trạch.

Bạch Ngưu Vô Giác: A hornless white ox or a white horse.

Bạch Nhất Yết Ma: Jnaptidvitiya-karmavacana (skt)—Bạch Nhị Yết Ma.

1) Bạch Nhất: Một lần bạch—Mỗi khi trong tự việnpháp sự thì Tăng chúng họp lại để đệ trình đề nghị—To meet with the body (assembly) of monks to submit the proposal or work to be undertaken during a ceremony.

2) Yết Ma: Tăng chúng họp bàn, cân nhắcgiải thích xem coi đề nghị có nên được thực hành hay không—The assembly of monks discuss, consider and explain as to how the proposal or work would be undertaken. 

Bạch Nhị Yết Ma: See Bạch Nhất Yết Ma.

Bạch Nhựt: Daylight.

Bạch Phạn Vương: Suklodana-raja (skt)—Hoàng tử con thứ hai của vua Sư Tử Giáp Vương; em trai vua Tịnh Phạn; là cha của Đế Sa, Đề Bà Đạt Đa, và Nan Đề Ca—A prince of Kapilavastu, second son of Simhahanu; younger brother of King Suddhondana (father of Siddhartha); father of Tisya, Devadatta and Nandika.

Bạch Phần: Suklapaksa (skt)—See Bạch Nguyệt.

Bạch Phật: To tell the Buddha.

Bạch Sắc Bạch Quang: White colored white light.

Bạch Tán: Tán thán Đức Như Lai—To speak praises to the Buddha.

Bạch Tản Cái Phật Đảnh: Tàng lọng trắng trên đỉnh đầu của Phật mang ý nghĩa tịnh đức của Phật là vị chuyển luân vương che mát tất cả chúng sanh—The white umbrella or canopy over the head of Buddha, indicating him as a cakravarti, or wheel-king. 

Bạch Tặc: Cướp bằng tay không và không để lại dấu vết gì cả—Robbing with bare hands and without leaving a trace.

Bạch Tâm: Một cái tâm hay lương tâm trong sáng—A clear heart or conscience.

Bạch Thủy Thành: Isfijab—Thành phố nằm bên dòng Bạch Thủy, một phụ lưu của sông Jaxartes ở Turkestan—White-river town in Turkestan, situated on a small tributary of the Jaxartes.

Bạch Trùy: Kiền trùy để gõ mỗi khi muốn thưa việc hay muốn giữ sự im lặng trong tự viện—The informing baton or hammer, calling attention to a plaint, or for silence to give information in a monastery.

Bạch Túc Hòa Thượng: Vị hòa thượng chân trắng, đệ tử của ngài Cưu Ma La Thập—The white-foot monk, a disciple of Kumarajiva.

Bạch Tứ Yết (Kiết) Ma: Hội đồng tứ Tăng về những vấn đề nghiêm trọng (trong Tăng chúng khởi hành sự vụ hay thọ giới, trước hết báo cáo với Tăng chúng về sự việc ấy gọi là bạch; sau đó dò hỏi ba lần xem sự việc ấy nên chăng rồi mới làm gọi là tam yết ma)—To consult with an assembly of four monks on matters of grave moment and obtain their complete assent.

Bạch Tượng: Voi sáu ngà đã đưa Phật Thích Ca vào bụng Hoàng Hậu Ma Da từ cung trời Đâu Xuất. Tất cả chư Phật đều giáng trần bằng phương cách nầy—The six-tusked white elephan which bore the Buddha on his descent from the Tusita heaven into Maya’s womb, through her side. All Buddhas descend the world in similar fashion.

Bạch Vân Môn: See Bạch Vân Tông.

Bạch Vân Thủ Đoan: See Thủ Đoan Bạch Vân Thiền Sư.

Bạch Vân Tông: Một tông phái Phật giáo được thành lập tại Am Bạch Vân thuộc tỉnh Hàng Châu vào đời nhà Tống; môn đệ của tông phái nầy được gọi là Bạch Vân Thái (vì tất cả đệ tử trong am Bạch Vân đều trường chay)—A Buddhist school formed in the White Cloud monastery during the Sung dynasty; its folowers were known as the White Cloud vegetarians.

Bạch Xứ Quán Âm: See Đại Bạch Y.

Bạch Y:

1) Avadata-vasana (skt)—Hàng áo trắng (nói về Phạm thiên và những người thuộc giai cấp cao), nhưng bây giờ danh từ nầy là dành cho người thường, đặc biệt là những người Phật tử tại gia—White clothes (said to be that of Brahmans and other high-class people), but now the term is used for common people, especially laity or lay men. 

2) Bạch Y Quán Âm: See Đại Bạch Y.

Bạch Y Đại Sĩ: Pandaravasini (skt)—Bán Nã La Phạ Tất Ninh—Bạch Y Quán Âm trên Bạch Liên Hoa (thường mặc áo trắng ngự trên đóa sen trắng)—The white-robed form of Kuan-Yin on a white lotus—See Đại Bạch Y.

Bái:

1) Bái biệt: To say good-bye.

2) Lạy: To bow—To pay homage to—To pay respect with the hands.

Bái Ân: To thank for.

Bái Chào: To salute.

Bái Đáp: To answer respectfully.

Bái Kiến: To pay a visit to a superior.

Bái Nghênh: To welcome respectfully.

Bái Phật: To worship the Buddha—To pay homage to the Buddha’s image.

Bái Sư: To greet the new teacher respectfully.

Bái Từ: To leave respectfully.

Bái Yết: To visit respectfully.

Bài Bác: To criticize—To object.

Bài Bác Nhân Quả: To denigrate the rule of “Cause and Effect.”

Bài Kinh: Scripture.

Bài Luận: Essay—Composition—Theme.

Bài Pháp Đầu Tiên: Sau khi Phật đạt được đại giác tại Bồ Đề Đạo Tràng, Phật đã đi qua khắp nẻo Ấn Độ, khi Ngài đến vườn Lộc Uyển gần thành Ba La Nại, nơi đó Ngài đã thuyết thời pháp đầu tiên cho năm vị tu khổ hạnh. Bài pháp thuyết về Trung Đạo, Tứ Diệu ĐếBát Thánh Đạo—The first sermon—After the Buddha’s enlightenment at Buddha Gaya, he moved slowly across India until he reached the Deer Park near Benares, where he preached to five ascetics his First Sermon. The sermon preached about the Middle Way between all extremes, the Four Noble Truths and the eight Noble Paths. 

Bài Trừ: To get rid of.

Bài Vị: Ancestral tablet

Bài Xích: To boycott

Bãi: Ngừng—To cease—To stop—Mark of finality.

Bãi Bỏ: To abolish—To annul—To cease—To stop—Mark of finality. 

Bãi Tham: To dismiss the assembly.

Bại: Failure—Subvert—Defeat—Spoiled—Ruin—Destroy.

Bại Căn: Còn gọi là Bại Chủng. Rễ mục, có nghĩa là căn hay chủng tử xấu, chỉ những kẻ không tu hành Phật quả, mà chỉ an lòng với những quả báo khổ hạnh—Spoiled roots or seed, i.e. those who do not seek Buddhahood, but are content with the rewards of asceticism.

Bại Chủng: See Bại Căn

Bại Hoại: Corrupted—Spoiled.

Bại Hoại Bồ Tát: Bồ Tát không thành Phật mà lại sanh vào những cảnh giới thấp như vua, thái tử hay long vương—Bodhisattvas who defeat their proper end of becoming Buddha, and who are reborn in lower positions, e.g. as kings or princes, or as dragon-kings, etc.

Bại Luân: Immoral—Corrupted morals.

Bại Sự: Failed affair.

Bại Tục: Corrupted customs.

Bại Vong: Loss.

Bám Víu: Clinging—To cling to

Bám Víu Vào Cuộc Sống: Cling to our life

Bám Víu Vào Thân Xác: Cling to our body—To hold to

Ban:

1) Đốm: Spotted—Striped.

2) Nhóm: Band.

3) Thứ lớp: Class—Rank.

Ban Cho: To give—To award—To bestow—To endow—To grant.

Ban Đầu: At the beginning—At first.

Ban Hành: To enact—To enforce.

Ban Khen: To compliment.

Ban Quản Trị: See Ban trị sự.

Ban Phước: To bless

Ban Ơn: To grant a favor. 

Ban Sơ: See Ban đầu.

Ban Tặng: To gratify. 

Ban Thiền Lạt Ma: Chức Ban Thiền Lạt Ma là chức vị thứ hai sau Đức Đạt Lai Lạt Ma của Phật Giáo Tây Tạng. Vị Ban Thiền Lạt Ma ngự tại điện Tashilhumpo hay Luân Bố Miếu, trong thành Nhựt Cáp Tắc. Vào năm 1640 vị Đạt Lai Lạt Ma thứ năm, nhờ sự trợ lực của Mông Cổ, đã nắm trọn quyền hành chánhtôn giáo trong nước, ngài bèn tôn vinh vị Thầy của mình chức Ban Thiền Lạt Ma, và xây dựng điện Trát Thập Luân Bố cho ngài. Khi vị Ban Thiền Lạt Ma nầy thị tịch, một vị khác (một đứa trẻ) được tìm thay thế, giống như trường hợp của chức vị Đạt Lai Lạt Ma, nhưng vị Lạt Ma tương lai sẽ không được dân chúng thừa nhận cho đến khi nào vị nầy qua được những cuộc khảo nghiệm của các ủy viên hội đồng Phật Giáo Tây Tạng—The Tibetan Panchen-Lama ranks second only to the Dalai-Lama among the Grand Lamas of the Gelugpa School of Tibetan Buddhism. His seat is in the Tashilhumpo Monastery at Shigatse. In 1640, the fifth Dalai Lama, with the aid of the Mongols, having acquired temporal as well as spiritual control of the whole country, honoured his own tutor with the title of Panchen Lama (a learned Lama), and built the Tashilhumpo Monastery for him. On the death of the title-holder, the new Lama is found in the body of a small child, as in the case of the Dalai Lama, and no new Lama is recognized as such by the people until examined and appointed by a Tibetan commission appointed for the purpose. 

** For more information, please see Dalai-

 lama in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Ban Thưởng: To reward—To recompense.

Ban Trị Sự: Board of directors.

Ban Túc Vương: Kalmasapada (skt)—Còn gọi là Ca Ma Sa Ba Đà, dịch là Ban Túc Vương hay Lộc Túc Vương, là vị vua có đốm dưới chân, người ta nói ngài là tiền thân của Đức Phật (theo Kinh Hiền Ngu, vị vua nầy từng theo giáo lý của tà sư, muốn lấy được đầu của 1000 vị quốc vương khác để được đắc đạo. Khi đã lấy được 999 đầu, chỉ còn thiếu một đầu nữa thì gặp Phổ Minh Vương. Minh Vương xin gia hạn một ngày để đặc ra hội Bách Thiên Vương. Trong Bách Hội, Phổ Minh nghe được bốn bài kệ vô thường liền chứng được “Hư không đẳng định,” riêng Ban Túc Vương thì chứng “Không tam muội.” Ban Túc Vương chính là tiền thân của Ương Quật Ma La (Anguli-malya)—The king with the marks on his feet, Kalmasapada, said to be the name of a previous incarnation of the Buddha.

Bán: Pan (skt)—Pun (skt)—Half.

Bán Ca: Panthaka (skt)—Bàn Đà Già—Bàn Đặc—Người được sanh ra bên vệ đường, một trong những đại đệ tử của Phật—One who was born on the road, one of the great disciples of Sakyamuni Buddha.

Bán Chỉ Ca: Pancika (skt)—Dạ Xoa thứ ba trong Bát Đại Dạ Xoa, là chồng của Quỷ Tử Mẫu—The third of the eight great yaksas, husband of Hariti.

Bán Già Phu Tọa: Kiểu ngồi bán già, kiểu ngồi của chư Bồ Tát, bàn chân nầy để lên đùi chân kia, hay ngược lại (chân trái để bên trên đùi phải và chân phải bên dưới đùi trái, hai đầu gối chạm chiếu dưới đất, để giúp hai đầu gối chạm đất dễ dàng chúng ta có thể đặt một cái gối mỏng bên dưới hai đầu gối), khác với kiểu ngồi kiết già của chư Phật (hai bàn chân để lên hai bắp đùi)—A Bodhisattva’s form of sitting, one foot on the thigh of the other or vice versa (left foot over right thigh and right foot under left thigh, both knees touching mat, to facilitate the knees resting on the mat, it may be necessary to use a thin suport cushion under the regular round one), different from the completely cross-legged form of a Buddha (with right foot over left thigh and left foot over right thigh).

Bán Giả Bồ Thiện Ni: Pancabhojaniya (skt)—Bán Giả Bồ Xà Ni—Ngũ Hám Thực hay Ngũ Chính Thực hay năm loại thực phẩm chính—The five regular articles of food:

1) Cơm gạo trắng: Rice.

2) Lúa mì: Wheat 

3) Cá: Fish. 

4) Thịt: Flesh.

5) Bánh: Parched rice or Cakes.

Bán Giả Kha Đản Ni: Pancakhadaniya (skt)—Bán Già Khư Đản Ni—Bán Giả Khư Xà Ni—Ngũ tước thực hay năm món ăn phụ có thể dùng răng tước ra mà ăn—The five chewing foods, not regular foods:

1) Rễ: Roots.

2) Thân cây: Stems.

3) Lá: Leaves.

4) Hoa: Flowers.

5) Quả: Fruits.

Bán Giả Khư Đản Ni: See Bán Giả Kha Đản Ni.

Bán Giả Khư Xà Ni: See Bán Giả Kha Đản Ni.

Bán Khai: Semi-civilized.

Bán Mãn Giáo: Tiểu Thừa Đại Thừa Bán Mãn Giáo—The half and the complete doctrines—Hinayana and Mahayana.

Bán Nguyệt Kỳ Tụng Giới: Tụng giới mỗi nửa tháng cho chư Tăng Ni và Tại gia Bồ Tát giới. Theo luật tạng, lễ tụng giới bằng cách công khai nhận tộisám hối. Tuy nhiên, trên thực tế thì nghi thức nầy bị phế bỏ, và sự nhận tội cũng như sám hối thường được tổ chức riêng trước bàn thờ Phật—Semi-monthly service for recitation of precepts, for either the Bhiksu, Bhiksuni or Bodhisattva precepts. According to the Vinaya, the recitation should be preceded by a public confession of transgressions. However, in practice, this kind of service is often omitted, as confession is always done privately before the Buddha Altar. 

Bán Siêu: Một chúng sanh cõi trời bằng tinh tấn tu hành đã nhảy vọt từ cõi trời thứ nhứt qua cõi trời thứ mười ba trong mười sáu cõi trời sắc giới—A deva who by devotion advances by leaps, escaping from one to thirteen of the sixteen heavens of form.

Bán Thác Ca: Panthaka (skt)—See Bán Ca.

Bán Thiên Bà La Môn: Chủng loại ngạ quỷ—Half brahmans (a term for hungry ghosts).

Bán Tín Bán Nghi: To be doubtful—To be undecided.

Bán Trai: Nửa ngày thọ trai—Half a day’s fast (fasting all day but also eat something at night). 

Bán Tự:

1) Ám chỉ người chưa thọ giới tròn đầy, như Sa Di hay người tại gia chỉ giữ năm hay tám giới mà thôi: The term is used to indicate those who don’t receive full-ordination, i.e. lay people or sramaneras, keep only five or eight commandments.

2) Nửa chữ: Half a character, a letter of the alphabet—Half a word—Incomplete word.

3) Tiểu Thừa: Hinayana.

Bán Tự Giáo: Tiểu Thừa Giáo—The Hinayana.

Bán Tự Mãn Tự:

1) Tiểu Thừa Bán Tự: Hinayana is likened to “Half A Character.”

2) Đại Thừa Mãn Tự: Mahayana is likened to a complete word.

Bàn:

1) Cái dĩa: A dish—A plate.

2) Tảng đá lớn: A big rock.

Bàn Cãi: Diliberation—Discussion.

Bàn Đà Già: Panthaka (skt)—See Bán Ca.

Bàn Đà Vị: Vandani (skt)—Tán thán—To praise—To adore.

Bàn Đặc: Panthaka (skt)—See Bán Ca.

Bàn Đầu: Pandu (skt)—Cha của Vaipasyin, vị Phật thứ 998 của hiền kiếp—Father of Vipasyin, the 998th Buddha of the last kalpa.

Bàn Già: Vac (skt)—Lời nói—Speech—Talk.

Bàn Giao: To change over.

Bàn Giấy: Desk—Bureau.

Bàn Hương Án: Altar.

Bàn Luận: To discuss—To dispute.

Bàn Luận Xong: To have setled the issue.

Bàn Soạn: To discuss—To consult.

Bàn Tán: To discuss and comment.

Bàn Thạch Kiếp: Một kiếp rất dài, ví với ngọn núi đá lớn. Có một ngọn núi đá dài 40 dậm, cứ mỗi trăm năm lại lấy vải áo của chư Thiên (Thiên y hay áo trời) chà vào núi một lần rồi thôi, 100 năm sau mới đến chà vào một lần nữa, cứ chà như thế cho đến khi nào núi mòn hết là xong một Bàn Thạch Kiếp—The rock kalpa, a very long kalpa. Let a rock 40 miles in extent be brushed once in a hundred years by a deva garment, that’s all and then do it again exactly 100 years later. This practice is continue until the rock is completely worn down to nothing (when brushed away the kalpa is ended). A kalpa as measured by the time it would take to wear away an immense rock by rubbing it with a deva-garment (the time it takes to do this is called a ‘rock kalpa.’

Bàn Thờ Phật: The altar of the Buddha.

Bàn Tọa: Ngồi xếp bằng—To sit with folded legs.

Bản:

1) Một miếng ván: A board.

2) Miếng ván đánh để thông báo giờ cơm trong tự viện: A board struck for calling everybody to gather for meals in a monastery.

Bản Án: Judgment. 

Bản Chất: Nature—Essence.

Bản Chất Cuộc Đời: The nature of life

Bản Chất Thưc Sự: The true nature

Bản Chất Bất Hạnh Của Cuộc Sống: The unhappy nature of life

Bản Chất Bất Toại: Unsatisfied nature

Bản Chất Thường Còn: Permanent entity.

Bản Hoài: One’s intention.

Bản Kinh Phật: The Buddhist Canon book.

Bản Lai Diện Mục: Original face or Buddha-nature.

Bản Năng: Instinctive tendencies—Instinct—Instintive—Instinctively.

Bản Ngã: Sự tin tưởng vào bản ngã dẫn tới vị kỷdục vọng, do đó làm cản trở việc thực chứng về tính đồng nhứt của đời sống cũng như việc đạt được đại giác—Ourselves—Atman—Soul—Ego—The belief in ego creates and fosters egoism and desire, thus preventing the realization of the unity of life and the attainment of enlightenment. 

Bản Ngã Tương Hợp: Self-compatible.

Bản Sanh Ngã Chấp: The natural or instinctive cleaving to the idea of self or soul.

Bản Tánh: One’s own nature—The spirit one possesses by nature—The Buddha within.

Bản Tâm: Inner self.

Bản Tế: See Foundation of Earth in English-Vietnamse Section.

Bản Thân: Oneself.

Bản Thể: Substance.

Bản Thể Nội Tại: Intrinsic essence—See Chơn Ngã.

Bạn:

1) Bạn bè: Friends—Companion—Associate.

2) Bờ: A path between fields, or boundary.

Bạn Cố Tri: Old friend.

Bạn Cùng Tu: See Bạn đồng tu.

Bạn Dạ: Đêm trước lễ Trà Tỳ (hỏa táng) là đêm chư Tăng trong tự viện quan sát thần thức của vị Tăng mới tịch nầy (đêm dài không ngủ của chư Tăngkết bạn với thần linh)—To watch with the spirit of a departed monk the night before the cremation.

Bạn Đạo: Dharma friends.

Bạn Đi Đường: Fellow-traveller.

Bạn Điệp Bà: Vatya (skt)—Đại phong tai—A great calamitous wind.

Bạn Đồng Tu: Fellow cultivator.

Bạn Tăng: Các vị Tăng đồng tu—Associate or accompanying monks.

Bạn Thân: Intimate friend.

Bạn Xuất Gia: Dharma colleagues or friends.

Bang Giao: Relationship.

Bang Trợ: To aid—To help.

Báng: Phỉ báng—To speak ill of—To defame—To ridicule—To slander.

Báng Pháp: Phỉ báng giáo pháp (một trong hai loại xiển đề, còn gọi là “Đoạn Thiện Xiển Đề”)—To slander the Truth.

** For more information, please see Nhị

 Chủng Nhất Xiển Đề (1).

Báng Tam Bảo Giới: Một trong những giới luật cấm nói xấu Tam Bảo—One of the commandments against speaking falsely of the Three Precious Ones.

Bàng: Bên cạnh—Near—Adjoining—Side—Dependent—Beside.

Bàng Hoàng: Confused—Perplexed.

Bàng Long Uẩn: Bàng Long Uẩn, một cư sĩ nổi tiếng. Đây là những bài kệ nổi bậc của ông—Ban-Lung-Yun, a famous lay-follower. Here are his some outstanding verses:

  • “Thập phương đồng tụ hội

Cá cá học vô vi

 Thử thị tuyển Phật trường

 Tâm không cập đệ qui.”

 (Mười phương đồng tụ hội

 Mỗi người học vô vi

 Đây là trường thi Phật

 Tâm không thi đậu về).

 “We have gathered from ten directions 

 To learn the concept of non-birth and 

 non-annihilation.

 This life is a testing-to-become-Buddha

 center

 Those who have acquired the mind of

 emptiness will return home with glory 

 and joy.” 

  • “Hữu nam bất thú

Hữu nữ bất giá

Đại gia đoàn biến đầu

Cộng thuyết vô sanh thoại.”

(Có con trai không cưới vợ

Có con gái không gã chồng

Cả nhà cùng đoàn tụ

Đồng nói lời vô sanh).

“We have a single son,

And an unmarried daughter.

The whole family is gathering,

To talk about the unborn.”

Bàng Môn Tả Đạo: Belonging to external and false cults.

Bàng Nhân: Bystanders.

Bàng Quan: Spectator—Looker-on.

Bàng Sinh: Tiryagyoni (skt)—Một trong nhiều hình thức của sanh. Phật gọi súc sanhbàng sanh, là loại chúng sanh lúc đi thì đi ngang và bụng hướng về mặt đất, do quả báo của những tội lỗi đời quá khứ—One of many forms of birth, rebirth as an animal, born as an animals; born to walk on one side, i.e. belly downwards, because of sin in past existence.

Bàng Sanh Thú: Một trong lục thú, con đường của súc sanh—The animal path, that of rebirth as an animal, one of the six gati.

** For more information, please see Lục Đạo.

Bảng: A placard.

Bao:

1) Bâu áo: Lapel.

2) Posadha (skt)—Tán thán—Ngợi Khen—To Praise—Salutation.

Bao Dung: To tolerate.

Bao Gồm: To comprise.

Bao La: Vast—Immense.

Báo:

(A) Nghĩa của Báo—The meanings of Recompenses:

1) Đền bù hay Trả lại: Recompense—To give back—To acknowledge—To requite—Punishment.

2) Báo ân: To thank.

3) Báo cáo: To report.

4) Thông báo: To announce.

(B) Phân loại Báo—Có ba loại quả báo—Categories of Recompenses—There are three kinds of recompenses:

1) Hiện báo: Quả báo hiện đời cho những việc làm trong hiện kiếp—Recompense in the present life for deeds done now.

2) Đương báo: Quả báo trong kiếp tái sanh cho những việc làm trong hiện tại—Recompenses in the next rebirth for deeds done now.

3) Hậu báo: Quả báo cho hậu kiếp—Recompenses in subsequent life.

Báo Ân: Báo đáp công ân—To return thanks—To render thanks—Acknowledge or requite favours.

Báo Ân Điền: Một trong ba loại ruộng phước (phước điền), cha mẹ, sư trưởng, vân vân, những người có công nuôi nấng dạy dỗ chúng ta. Báo đáp được công ân nầy thì chúng ta sẽ có vô lượng công đức—One of the three sources of felicity, the field for requiting blessings received, i.e. parents, teacher, etc.

Báo Ân Thí: Bố thí để trả ân—Almsgiving out or gratitude.

Báo Cáo: Report.

Báo Cáo Hằng Ngày: Daily report.

Báo Chí: Newspapers—Press.

Báo Chương: See Báo chí.

Báo Chướng: Một trong ba chướng. Màn vô minh làm ngăn ngại thiên căn hay do phiền não hoặc nghiệp mà phải đọa vào ác đạo—The veil of delusion which accompanies retribution, one of the three hinderers.

Báo Cừu: Báo thù—To revenge.

Báo Đáp: To compensate—To recompense.

Báo Đắc Thiên Nhĩ: Một lối giải thích tương đương khác cho thiên nhĩ thông—Another equivalent interpretation for deva-ear.

Báo Đền: See Báo Đáp.

Báo Độ: Còn gọi là Phật độ hay Tịnh Độ là nơi chư Phật ngự trị, còn gọi là Hoa Tạng Thế Giới—The land in which a Buddha himself dwells—The land of reward—The Pure Land. Also called the Pure Land of all Buddhas in their Sambhogakaya. There are two kinds:

1) Tự Thọ Dụng Báo Độ: Một trong bốn “Báo Độ” của Phật, nơi chúng sanh có thể tự tìm cầu giải thoát lấy mình bằng các tuân thủ tu tập theo giáo pháp của Phật—Reward land of a Buddha in which all beings are able to seek salvation on their own, the third of the four Buddha-ksetra or Buddha-domains, that in which there is complete response to his teaching and powers.

2) Tha Thọ Dụng Độ: Reward land of a Buddha, in which all beings receive and obey his truth.

** For more information, please see Hoa

 Tạng Thế Giới, Phật Độ, và Tứ Độ.

Báo Động: To alert—To alarm.

Báo Hại: To do someone a disservice.

Báo Hiệu: To sign—To signal—To give a signal.

Báo Hỷ: Wedding announcement—To announce good news.

Báo Mệnh: Kiếp nầy nhận lãnh phước báo hay sự trừng phạt của những những nghiệp lực đời trước—The life of reward or punishment for former deeds.

Báo Nghĩa: To return thanks—To render thanks to someone.

Báo Nguy: See Báo Động.

Báo Nhân: Cảm thọ cái nhân thiện ác của quả báo sướng khổ—The cause of retribution.

Báo Ơn: See Báo Nghĩa.

Báo Phật:

1) Báo đáp Phật ân: To thank the Buddha.

2) See Báo Thân.

Báo Phục: To retaliate—To return like for like (good for good and evil for evil).

Báo Quả: Kết quả sướng khổ do nghiệp nhân thiện ác trong quá khứ báo đáp—The reward-fruit, or consequences of past deeds.

Báo Quốc: To fulfil one’s dutty towards one’s country.

Báo Sa: Pausa (skt)—Tháng đầu tiên trong ba tháng mùa đôngẤn Độ, từ 16th tháng mười của Trung Quốc—The first of the three Indian winter months, from 16th of the 10th Chinese month.

** For more information, please see Thập Nhị

 Nguyệt (10).

Báo Sanh Tam Muội: Mức độ của Bồ Tát Tam muội từ Bát Địa trở lên, trong đó Bồ Tát thành đạt những lực siêu việt, như người nhìn sắc tướng chứ không dùng tâm lực (hiện ra vô số hình tướng, sanh ra vô số công đức)—A degree of bodhisattva samadhi, in which transcendental powers are obtained. 

Báo Tạ: To acknowledge and thank.

Báo Tang: To announce a death.

Báo Thân:

1) Báo thân Phật hay thân tái sanh của Phật: The reward body, the sambhoga-kaya of a Buddha. The incarnation body of the Buddha, or retribution body in which he enjoys the reward of his labours.

2) Thân được lập thành do bởi nghiệp báo của chúng ta gọi là báo thân: Our physical body is called the retribution body because we are on this earth, the Saha World or World of Endurance, as a result of good and evil karma.

** For more information, please see Tam

 Thân Phật. 

Báo Thân Phật: See Báo Thân.

Báo Thân Phật A Di Đà: The reward body of Amitabha Buddha.

Báo Thông: See Nghiệp Thông.

Báo Thù: To give tit for tat—To take upon vengeance—To avenge. 

Báo Thức: To awake—To wake up.

Báo Tri: To inform.

Báo Trước: To foretell—To predict.

Báo Ứng: Báo Thân—Ứng Thân—Recompense, reward, punishment—See Tam Thân Phật.

Bào:

1) Thai cung hay tử cung—Womb. 

2) Y áo: A robe.

Bào Ảnh: Bong bóng—Bubble and shadow.

Bào Chữa Được: Justifiable.

Bào Hưu La Lan: Bahularatna or Prabhutaratna (skt).

1) Đa bảo: Abundance of precious things.

2) Tên Đức Phật Đa Bảo Như Lai được nói đến trong Kinh Pháp Hoa—Name of the Buddha mentioned in the Lotus Sutra. 

Bào Phục: Còn gọi là Báo Thường, quần áo thượng và hạ của chư Tăng Ni—Upper and lower garments.

Bào Thai: Fetus—Womb.

Bào Thường: See Bào Phục.

Bảo:

1) Ratna or mani (skt)—Bảo châu—Precious—Treasure—Gem—Pearl—Anything valuable.

** For more information, please see Thất

 Bảo.

2) Bảo Đảm: To guarantee.

3) Bảo Vệ: To protect—To ward—To guard.

4) Cái nồi: A pot.

5) Nấu: To heat—To cook.

6) No nê: Full—Replete.

7) Ôm: To embrace—To enfold.

8) Ôm ấp: To cherish. 

Bảo Ấn: Precious seal, or symbol.

1) Pháp Bảo trong Tam Bảo: Dharma, the second of the Triratna.

2) Tam Pháp Ấn: The three evidences of the genuineness of a sutra—See Tam Pháp Ấn.

3) Biểu tượng của chư Phật hay chư Bồ Tát: The symbols of Buddhas, or Bodhisattvas.

4) Chủng tử Phật Ấn: The magical seeds of the Buddhas, i.e. germ-letters, or sounds. 

Bảo Ấn Tam Muội: Thực tướng của một trong 108 tam muội—The ratnamudra samadhi, one of the 108 kinds of samadhi.

1) Chư Pháp Vô Ngã: The unreality of the ego.

2) Chư Hành Vô Thường: The impermanence of all things.

3) Niết Bàn Tịch Diệt: Nirvana.

Bảo Bình: Kundika (skt).

1) Bình quý (một thứ đồ dùng của Đức Phật) được dùng trong nghi thức lễ lạc: A pecious vase, vessels used in worship.

2) Bình quán đảnhMật giáo dùng để rưới tịnh thủy trên đầu khi làm lễ quán đảnh: A baptismal vase used by the esoteric sects for pouring water on the head. 

Bảo Cái: Lọng trời trang sức bằng ngọc quý, che trên chỗ ngồi của chư Phật—Banners or canopies, decorated with gems.

Bảo Cảnh Tướng Quân: The guardian general of the region.

Bảo Cát Tường Thiên: Nguyệt Thiên—Tên của Nguyệt Thiên gọi là Bảo Cát Tường, là ứng hiện của Bồ Tát Đại Thế Chí—Deva of the precious omen, i.e. Candradeva, deva of the moon, a manifestation of Mahasthamaprapta.

Bảo Châu:

1) Ngọc Mani: Mani, a precious pearl, or gem.

2) Một biểu tượng của ngài Xá Lợi Phất: A symbol of Sariputra.

3) Đại diệu địa của quả Phật—The precious continent, or wonderful land of a Buddha.

Bảo Chữ: Ratnadvipa (skt).

1) Một hòn đảo nhỏ chứa đầy bảo châu, đồng nghĩa với Niết Bàn—Precious islet, island of pearls or gems; synonym for perfect nirvana.

2) Tên cũ của đảo Tích Lan: An old name for Ceylon.

Bảo Đảm: To guarantee—To warranty—Security (n)—Insurance—Assurance.

Bảo Đạt: Chuông treo trên đỉnh tháp chùa—Bells hung on pagodas.

Bảo Điển: Kinh điển quý báu—The precious records, or scriptures.

Bảo Giám Thiền Sư: Zen Master Bảo Giám (?-1173)—Thiền sư Việt Nam, quê ở Trung Thụy, Bắc Việt. Ngài làm quan dưới triều vua Lý Anh Tông tới chức “Cung Hậu Xá.” Năm 30 tuổi, ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Đa Vân tại chùa Bảo Phước. Ngài trở thành pháp tử đời thứ 9 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Tại chùa Bảo Phước ngài đã sao chép tất cả kinh điển cho chùa. Khi thầy thị tịch, ngài tiếp tục trụ tại chùa Bảo Phước để hoằng pháp cho đến khi thị tịch vào năm 1173—A Vietnamese Zen master from Trung Thụy, North Vietnam. He was an official in the royal palace with the rank of “Cung Hậu Xá” during the reign of king Lý Anh Tông. When he was 30 years old, he lwft home and became a disciple of Zen master Đa Vân at Bảo Phước Temple. He spent time to copy all sutras for this temple. After his master passed away, he continued to stay at Bảo Phước temple to expand Buddhism until he passed away in 1173.

Bảo Giới: Saptaratna (skt)—Bảo giới hay cõi Tịnh Độ của mỗi vị Phật—The saptaratna realm of every Buddha, his Pure Land.

Bảo Hiệu: Danh hiệu tôn quý của chư Phật và chư Bồ Tát—Precious name or title, especially that of Buddhas and Bodhisattvas.

Bảo Hoa: Hoa quý hay hoa của chư Thiên—Precious flowers—Deva-flowers.

Bảo Học: Cái học đã đầy đủ (không cần phải học nữa)—Replete with learning—Fed full with study.

Bảo Hộ: To protect—To safeguard.

Bảo Hộ Chúng Sanh: To protect other sentient beings.

Bảo Khiếp: Ratna-pitaka or Ratna-karandaka (skt)—Rương đựng bảo châu—A precious box, or box of precious things.

Bảo Lãnh: To sponsor—To guarantee.

Bảo Lâm:

1) Lộ Bảo Thụ nơi cõi Tịnh Độ: The groves, or avenues of precious trees in the Pure Land.

2) Tự viện Bảo Lâm của Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Thiền thứ sáu của Trung Quốc: The monastery of Hui-Neng, sixth patriarch of the Ch’an Sect.

Bảo Ninh Nhân Dũng: Chinese Zen master Pao-Ning-Jen-Yang (?-1046)—Thiền sư Bảo Ninh Nhân Dũng vốn là môn đệ của Dương Kỳ Phương Hội. Trước khi theo Thiền, sư là một đại học giả của triết lý Thiên Thai tông. Khi sư đến tìm Tuyết Đậu, một thiền sư lỗi lạc của Vân Môn tông, được nhận ra ngay là có căn khí của thiền. Để phấn khích, Tuyết Đậu vừa kêu vừa diễu: “Này tòa chủ dềnh dàng!” Nhân Dũng vì thế mà phẩn chí, quyết vượt qua Thiền, vượt Tuyết Đậu, rồi về sau , sư chứng ngộ như dự đoán của Tuyết Đậu. Sư thường bảo môn nhân: “Nầy, bây giờ ta đang ở trong địa ngục rút lưỡi!” Vừa nói sư vừa làm như lấy tay rút lưỡi và la: “Ớ! Ớ! Ngục nầy dành cho những tên nói dối.” Một lần khác, nhân thấy thầy Tăng thị giả đang đốt hương cúng Phật, sửa soạn buổi thuyết pháp thường lệ, sư bảo: “Này chư Tăng, ông thị giả của tôi đã thuyết pháp cho rồi đó.” Rồi sư rời đám môn nhân, không nói thêm một lời. Ngài thị tịch năm 1046—Pao-Ning-Jen-Yang was a disciple of Yang-Ch’I-Fang-Hui. Before he became a Zen devotee he was a great scholar of T’ien-T’ai philosophy. When he came to Hsueh-Tou, who was a great figure in the Yun-Men school of Zen, the master at once recognized in him a future Zen master. To stimulate him, Hsueh-Tou addressed him sarcastically, “O, you great college professor!” The remark stung Jen-Yang to the quick, and he determined to surpass in Zen even this great master. When he finally became a master himself, as Hsueh-Tou had expected, he once appeared in the pulpit and said: “Behold, I am now in the tongue-pulling hell?” So saying, he was seen as if pulling out his tongue with his own hand and exclaimed: “Oh! Oh! This hell is meant for liars.” Another time, seeing his attendant monk offering incense to the Buddha, preparatory for a regular discourse to be given by the master, he said: “Monks, my attendant has already given you a sermon,” and without another word he came down from the pulpit. He passed away in 1046. 

Bảo Nữ: Kanya-ratna (skt)—Người con gái quý, một trong thất bảo của Tứ Thiên Vương—Precious maidens, one of the seven treasures of the Cakravartin.

Bảo Phật Cước: Khi gặp trở ngại Phật tử Trung Hoa hay có tục ôm chân Phật mà cầu nguyện—When in trouble, Chinese Buddhists have a custom to embrace the Buddha’s feet. 

Bảo Phiệt: Chiếc bè chân lý Phật pháp chuyên chở chúng sanh từ biển sanh tử đến Niết Bàn—The precious raft of Buddha-truth, which ferries over the sea of mortality to nirvana.

Bảo Phương: Tự viện, nơi thường trụ Tam Bảo—Precious place, or the abode of the triratna, a monastery.

Bảo Quang Minh Trì: Ao Bảo Quang Minh tại xứ Ma Kiệt Đà, nơi Phật thuyết giảng (kinh Bảo Giáp Ấn Đà La Ni)—A lake in Magadha, where the Buddha is said to have preached.

Bảo Quang Phật: See Bảo Quang Thiên Tử and Tam Quang Thiên Tử.

Bảo Quang Thiên Tử: Surya-deva (skt)—Một trong Tam Quang Thiên Tử, tức Nhật Thiên Tử, gọi là Bảo Ýứng hiện của Đức Quán Âm—Precious light deva, the sun-prince, a manifestation of Kuan-Yin, one of the three kings of precious light.

** For more information, please see Tam

 Quang Thiên Tử.

Bảo Quốc:

1) Tịnh Độ—Precious country—The Pure Land.

2) Tên của một ngôi chùa cổ ở Huế. Tổ đình Bảo Quốc nguyên thủy tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự do Hòa Thượng Pháp Hàm hiệu Giác Phong khai sơn vào cuối thế kỷ thứ 17. Năm 1747, chúa Nguyễn Phước Hoạt mở rộng qui mô của chùa, nâng lên hàng quốc tự và đặt tên lại là Bảo Quốc Tự. Năm 1808, Hiếu Khương Hoàng Hậu, mẹ vua Gia Long, đã cho trùng tu chùa và gọi tên chùa là Thiên Thọ. Năm 1824, vua Minh Mạng lên thăm chùa đặt tên lại là Bảo Quốc. Năm 1858, vua Tự Đức ban 700 quan tiền cho trùng tu chùa—Name of an old temple in Huế. Bảo Quốc Patriarchal Temple, with its original name Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, was founded by Most Venerable Pháp Hàm Giác Phong in the late seventeenth century. In 1747, Lord Nguyễn Phước Hoạt enlarged the temple, recognized it as a national temple, and renamed it Bảo Quốc Tự. In 1808, Queen Hiếu Khương, mother of king Gia Long, had the temple restored and renamed it Thiên Thọ. In 1824, king Minh Mạng visited it and renamed it Bảo Quốc. In 1858, king Tự Đức had it rebuilt with a grant of 700 kuan from the throne.

Bảo Sa Ma Tẩy: Pausamasa (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Pausamasa là tháng thứ mười của Ấn Độ, bắt đầu từ 16th tháng chạp của Trung Hoa—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Pausamasa is the tenth Indian month, beginning on the 16th of the 12th Chinese month.

** For more information, please see Thập Nhị

 Nguyệt.

Bảo Sanh: Ratnasambhava (skt).

1) Một trong năm vị Đức Trí Như Lai ở cõi Kim Cương Mạn Đà La, Đức Trung Tôn của Nguyệt LuânNam phương: One of the five dhyana Buddhas, the central figure in the southern “diamond” mandala.

2) Cõi thành Phật của ngài Tu Bồ Đề: The realm of Subhuti on his becoming Buddha.

Bảo Sát:

1) Phật Giới: The precious ksetra, or Buddha-realm.

2) Tự Viện: A monastery.

Bảo Sinh Như Lai: See Bảo Thắng Như Lai.

Bảo Sở: Bảo sở là nơi chứa những châu báu, như Niết Bàn Vô Dư—The place of precious things, i.e. the perfect Nirvana.

Bảo Tàng: Ratnadhvaja (skt).

1) Phướn được trang hoàng bởi bảo ngọc: A banner decorated, with gems.

2) Chư Thiên Âm Nhạc trên cõi Trời Đâu Suất: A deva in the Tusita heaven who presides over music.

Bảo Tạng:

1) Kho chứa châu báu tích lũy: The treasury of precious things.

2) Diệu pháp của Phật có thể cứu giúp chúng sanh thoát khỏi các khổ ách: The wonderful religion of Buddha.

Bảo Tạng Như Lai: Ratna-garbha (skt)—Vị Phật (Bảo Hải là con gái của Phạm Chí, xuất gia thành đạo hiệu là Bảo tạng Như Lai) mà Phật A Di Đà và Phật Thích Ca đều y vào để phát tâm thành đạo—A Buddha to whom Sakyamuni and Amitabha are said to have owed their awakening. 

Bảo Tánh Thiền Sư: Zen Master Bảo Tánh (?-1034)—Thiền sư Việt Nam, quê ở Chu Minh, Bắc Viêt. Ngài xuất gia làm đệ tử Thiền sư Định Hương lúc tuổi còn rất trẻ. Ngài trở thành Pháp tử đời thứ bảy dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sau khi Thầy mình thị tịch, ngài tiếp tục trụ tại chùa Cảm Ứng để hoằng pháp. Ngài cùng Thiền sư Minh Tâm cùng nhau tụng kinh Pháp Hoa trong 15 năm liền. Vào năm 1034, ngài muốn nhập hỏa quang tam muội. Khi nghe tin nầy, Vua Lý Thái Tông gửi sắc dụ triệu hồi ngài về kinh thuyết pháp cho hoàng gia lần cuối. Sau khi thuyết pháp xong, ngài bèn nhập vào hỏa quang tam muội—A Vietnamese Zen master from Chu Minh, North Vietnam. He left home and became a disciple of Định Hương when he was very young. He became the Dharma heir of the seventh generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. After the letter’s death, he stayed at Cảm Ứng Temple to expand Buddhism. He and Zen master Minh Tâm recited the Lotus Sutra for 15 years. In 1034, he wanted to self-immolate his body with the flame of samadhi to enter Nirvana. Upon hearing the news, King Lý Thái Tông sent an Imperial Order to summon him to the capital to preach the Buddha Dharma to the royal family the last time. Right after the surmon, he self-immolated his body by the flame of samadhi. 

Bảo Tất Để Ca: Chữ “Vạn” trên ngực của Đức Phật—The precious svastika, or sign on Buddha’ breast.

Bảo Tháp: Stupa (skt).

1) Tháp Bảo hay tháp chứa bảo vật, tháp chứa xá lợi: Precious stupa, or fane for precious things, or relics.

2) Tháp trang nghiêm bằng châu báu: A pagoda adorned with gems.

3) Tháp Đa Bảo trong Kinh Pháp Hoa: The shrine of Prabhutaratna in the Lotus.

Bảo Thành: Thành chứa đầy bảo vật, như Phật Pháp trong Kinh Niết Bàn—The city full of precious things, in the Nirvana Sutra, i.e. the teaching of the Buddha.

Bảo Thắng: See Bảo Thắng Như Lai.

Bảo Thắng Như Lai: Ratnaketu (skt)—Một trong bảy vị Như Lai (hay bố thí cho ngạ quỷ, ngài trụ tại phương nam)—One of the seven Tathagatas.

Bảo Thủ:

1) Khư khư giữ lấy những gì mình có: To conserve.

2) Tay quý, tay làm ra của cải quý báu—Precious hand, the hand which gives alms and precious things.

Bảo Thụ: Cây quý nơi cõi Tịnh Độ—The jewel-trees of the Pure Land.

Bảo Thừa:

1) Bảo Thừa Pháp Hoa Kinh: The precious vehicle of the Lotus Sutra.

2) Đại Thừa: The Mahayana.

Bảo Tích: Ratna-rasi or Ratna-kuta (skt)—Kinh Đại Bảo Tích: Gem-heap Sutra—Collection of gems; accumulated treasures.

Bảo Tích Phật: Vị Phật tụ tập các pháp bảo trang nghiêm như vô lậu căn lực—Buddha adorned with heaps of treasures, i.e. powers, truths.

Bảo Tích Trưởng Giả Tử: Con của một vị trưởng giả trong thành Vaisali, người đã dâng tràng phan thất bảo lên Phật Thích Ca, rồi tán thán Đức Phật—The son of the elders of Vaisali, who are said to have offered canopies of the seven precious things to Sakyamuni in praise of his teaching.

Bảo Tính: Tên khác của Như Lai Tạng, ở trong chúng sanh phiền não mà chẳng hề mất tính chân như thanh tịnh—The precious nature, or Tathagatagarbha, underlying all phenomena, always pure despite phenomenal conditions. 

Bảo Tồn: Maintenance—Preservation—Conservation.

Bảo Trì:

1) Gìn giữ: To maintain.

2) Ao Bát Công Đức Thủy nơi cõi Tịnh Độ: The precious lake of the eight virtuous characteristics in the Pure Land. 

Bảo Triệt Ma Cốc Thiền Sư: Zen master Ma-Yu-Bao-Che—Thiền Sư Bảo Triệt Ma Cốc là đệ tử của Thiền Sư Mã Tổ—Zen master Ma-Yu-Bao-Che was a disciple of Zen master Ma-tsu.

  • Một hôm, theo Mã Tổ đi dạo, sư hỏi Mã Tổ: “Thế nào là Đại Niết Bàn?” Mã Tổ đáp: “Gấp!” Sư hỏi: “Gấp cái gì?” Mã Tổ nói: “Xem nước.” Nghe những lời nầy sư giác ngộ—Once, while walking with Ma-Tsu, Bao-Che Ma-Yu asked: “What is the great nirvana?” Ma-tsu replied: “Hurried.” Bao-Che asked: “What is it that hurried?” Ma-Tsu said: “See the water!” At these words Bao-Che was awakened. 
  • Sư cùng Nam Tuyền, Qui Tông đến yết kiến Cảnh Sơn, đi đường gặp một bà già, sư hỏi: “Cảnh Sơn đi đường nào bà?” Bà già đáp: “Đi thẳng.” Sư hỏi: “Đầu trước nước sâu qua được chăng?” Bà già nói: “Chẳng ướt gót chân.” Sư nói: “Bờ trên lúa trúng tươi tốt, bờ dưới lúa thất ruộng khô.” Bà già nói: “Thảy bị cua ăn hết.” Sư nói: “Nếp thơm ngon.” Bà già nói: “Hết mùi hơi.” Sư hỏi: “Bà ở chỗ nào?” Bà già nói: “Ngay trong đây.” Ba người đồng vào quán ngồi. Bà già nấu một bình trà, bưng ba chén chung đến hỏi: “Hòa Thượng có thần thông thì uống trà?” Ba người nhìn nhau chưa nói câu nào. Bà già liền bảo: “Xem kẻ già nầy trình thần thông đây.” Nói xong bà cầm chung nghiêng bình rót trà, rồi đi—Bao-Che, Nan-Quan, and another monk went traveling to Mount Jing. On their way they encountered an old woman shopkeeper. They asked her: “What’s the way to Mount Jing?” She said: “Go straight ahead.” Bao-Che said: “Is there water ahead that is too deep to pass through?” The old woman said: “It won’t even soak your feet.” Bao-Che said: “The rice paddy on the upper terrace is good. The rice paddy on the lower terrace is withered.” The old woman said: “It all been eaten by crabs.” Bao-Che said: “The grain is fragrant.” The old woman said: “There’s no smell.” Bao-Che asked: “Where do you live?” The old woman said: “Right here.” The three monks went into the woman’s shop. She boiled a pot of tea and set out three cups. Then she said: “If you masters have a pervasive spiritual knowledge, then drink some tea.” The three monks looked at each other in surprise, and then the old woman said: “Look at this old crone show her pervasive spirit!” She then grabbed the cups, knocked over the tea pot, and went out. 
  • Sư cùng Đơn Hà đi dạo núi, thấy cá lội trong nước, sư lấy tay chỉ. Đơn Hà nói: “Thiên nhiên! Thiên nhiên!” Đến hôm sau, sư hỏi Đơn Hà: “Hôm qua ý thế nào?” Đơn Hà nhảy tới làm thế nằm. Sư nói: “Trời xanh!”—Once Bao-Che and T’ian-Ran-T’an-He were hiking in the mountains. Bao-Che pointed at some fish he saw in the stream. T’an-He said: “Natural! Natural!” Bao-Che waited until the following day, then asked T’an-He: “What did you mean yesterday?” T’an-He then lay down in a prone position. Bao-Che said: “Nlue heavens!”
  • Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý Phật pháp?” Sư lặng thinh—A monk asked Bao-Che: What is the great meaning of the Buddhadharma?” Bao-Che was silent. 

Bảo Trợ: To sponsor—To patronage.

Bảo Tụ: Đạo Phậttôn giáo tích tụ những gì quý báu nên gọi là Bảo Tụ—Jewel-collection; a collection of precious things, e.g. the Buddhist religion.

Bảo Tướng:

1) Tượng Phật trang nghiêm: The precious likeness, or image of Buddha.

2) Ratnaketu (skt)—Bảo Tướng Như Lai, một trong bảy Như Lai—One of the seven Tathagatas.

3) Phật Bảo Tướng Như Lai, tên của vị Phật mà ngài A Nan sẽ thành trong tương lai: A name of Ananda as a future Buddha.

4) Tên Phật mà 2000 vị đệ tử của Phật sẽ thành sau nầy: The name under which 2,000 of sakyamuni’s disciples are to be reborn as Buddhas.

Bảo Vân: Bảo Vân là tên của một nhà sư Trung Quốc, quê ở Lương Châu, đã du hành sang Ấn Độ vào khoảng năm 397 sau Tây Lịch, trở về Trường An, chết năm 449, ở tuổi 74—Pao-Yun, a monk of Liang-Chou, who travelled to India around 397 A.D., returned to Ch’ang-An, and died in 449, at the age of 74.

Bảo Vệ: To defend—To protect.

Bảo Võng: Indra-jala (skt)—Còn gọi là Đế Võng hay Đế Thích Võng. Lưới bảo châu của trời Đế Thích hay chiếc màn lưới báu treo ở cung Đế Thích, là nơi khởi sanh chư pháp (các vị sư tông Hoa Nghiêm ví nó với duyên khởi trùng trùng vô tận của chư pháp). Còn là tên lời chú của các nhà ảo thuật Thiên Trúc, vì cùng lời chú nầy mà tất cả sự việc hiện ra—The net of Indra, or Indra’s net of gems, hanging in Indra’s hall, out of which all things can be produced; also the name of an incantation of Indian magicians considered all-powerful.

Bảo Vương:

1) Vua của Kho Báu: The precious King or King of Treasures.

2) Một danh hiệu của Đức Phật: A title of Buddha.

3) Vị Từ Tôn ngự trị trên lục địa về phía tây của núi Tu Di: The ruler of the continent west of Sumeru.

4) Bảo Chủ: Jewel-lord, or Lord of jewels.

Bảo Vương Tam Muội: Đạt tới Bảo Vương Tam Muội do việc niệm Phật Tam Muội—The King of Treasures samadhi, achieved by fixing the mind on Buddha.

Bảo Xa: Xe quý (trâu trắng) mà Đức Phật đã nói đến trong Kinh Pháp Hoa, được ví với Nhất Thừa hay Đại Thừa—The precious cart (in the Lotus sutra), i.e. the one vehicle, the Mahayana.

Bảo Xứ Tam Muội: Tam muội của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Thế Tôn trụ vào tam muội nầy và từ đó Ngài bố thí tiền tài công đức cho chúng sanh—The samadhi of the precious place, the ecstatic trance of sakyamuni by which he dispensed powers and riches to all beings.

Bạo Bịnh: Fatal (grave) illness.

Bạo Bịnh Bạo Tử: Grave illness and sudden death.

Bạo Động: Violence—Riot.

Bạo Hành: Cruel acts.

Bạo Lực (a): Violent—Violence (n).

Bạo Tử: Sudden death.

Bát:

1) Bát khất thực: Patra Skt)—An almsbowl—See Bát Đa La.

2) Phổ quát: Universal.

3) Rộng lớn: Wide—Widely.

4) Tám: Asta (skt)—Eight.

5) Vạch ra: To spread—To open out—To disseminate—To scatter—To detach.

6) Tách ra: To detach.

7) Tháo rời ra: To disseminate.

8) Nhổ tận gốc (nói về nghiệp): To uproot.

Bát Âm: Tám âm thanh của Phật—The eight tones of a Buddha’s voice:

1) Cực hảo âm: beautiful voice.

2) Nhu nhuyễn âm: Flexible voice.

3) Hòa thích âm: Harmonious voice.

4) Tôn huệ âm: Respect-producing voice.

5) Bất nữ âm: Not effaminate voice.

6) Bất ngộ âm: Unerring voice.

7) Thâm viễn âm: Deep voice.

8) Bất kiệt âm: resonant voice.

Bát Ba La Di: Tám tội của chư Ni—Eight parajika, in relation to the sins of a nun:

(A) Bốn tội đầu xin xem Tứ Đọa—The first four sins, please see Tứ Đọa.

(B) Bốn tội sau—The last four sins:

5) Đem lòng dâm chạm vào thân thể người nam: Libidinous contact with a male.

6) Bất cứ hành động không thích hợp nào đưa đến tà dâm với người nam—Any sort of improper association which leads to adultery:

  • Sờ tay người nam: Touch the arms of a male.
  • Sờ áo người nam: Touch a male’s shirt.
  • Vào phòng người nam: Enter a male’s room.
  • Đứng một mình với người nam: Stand alone with a male.
  • Nói chuyện một mình với người nam ở nơi tư riêng: To converse with a male in a private place.
  • Cùng đi song đôi với người nam vì bất cứ lý do gì: To promenade with a male for whatever reason(s).
  • Dựa mình vào người nam: To lean one’s back on a male’s back.
  • Hẹn nhau với người nam để tính chuyện dâm đảng: To arrange to meet with a male for sexual conduct.

7) Phú tàng tha trọng tội giới: Biết đồng đạo phạm tội mà che dấu—Concealing the misbehaviour of an equal or inferior nun.

8) Tùy thuận bị cử Tỳ Kheo giới: Giao dịch đi lại với Tỳ Kheo không đúng phép—Improper dealings with a monk.

Bát Bảo Vô Giá: Eight priceless things.

Bát Băng Địa Ngục: See Bát Hàn Địa Ngục.

Bát Bất Khả Vượt: See Bát Kính Giáo.

Bát Bất Quá Pháp: See Bát Kính Giáo.

Bát Bất Sinh Pháp: Anutpattikadharma (skt)—Theo Kinh Lăng Già, có tám cách mà quan niệm vô sinh được thiết lập. Khi tám ý niệm về vô sinh nầy được thể chứng thì người ta đạt tới cái nhận biết về sự vô sanh của vạn hữu—According to Lankavatara Sutra, there are eight ways in which the conception of no-birth is established. When this eightfold notion of no-birth is realized, one attains the recognition of the birthlessness of all things.

1) Chư pháp hay các sự vật chưa từng được sinh ra vì ý niệm sinh và diệt không tồn tại trong thực tính: Things have never born because the idea of birth-and-death does not obtain in reality.

2) Từ cái đi trước mà có cái sau, và không có phân biệt nào giữa những cái trước và những cái sau, cũng như không có sự khởi đầu tuyệt đối nào có thể được quy cho sự vật: From that which precedes there is that which follows, and there is no difference between antecedents and consequents, and no absolute beginning can be assigned to anything.

3) Nếu bất cứ sự vật nào đã hiện hữu ở đây, thì không có cái gì có thể thay thế nó được trừ phi chúng ta tự cho rằng có sự phát nguồn độc lập, điều nầy không thể xãy ra được (theo 12 nhân duyên thì không có cái gì được gọi là sự phát nguồn độc lập cả): If anything is already here, nothing else can take its place unless we assume an independent origin, which is impossible.

4) Ý niệm về tự tính phát xuất từ sự tưởng tượng, là thứ không được đặt căn bản trên thực tính: The notion of self-substance which is not based on reality.

5) Do bởi sự tùy thuộc tương đối hay y tha khởi hay duyên khởi tính (paratantra) mà chúng ta tin là nguồn gốc tự nhiên, nhưng thực ra không có cái gì có thể được gọi là tự tính: Because of relative dependence or paratantra, we assume natural origin, but in reality there is nothing that can be called self-substance.

6) Sự nhất tính tuyệt đối của trí tuệ toàn hảo hay trí viên thành (parinishpanna) loại trừ cái ý niệm về dị biệt: The absolute oneness of perfect knowledge or parinishpanna excludes the idea of otherness.

7) Khi cái trí của sự đoạn diệt hoàn toàn (kshayajnana) được thể chứng thì sẽ không bao giờ còn sự xác định về các phiền não nữa: When the knowledge of complete destruction or kshayajnana is realized, there is never again the assertion of evil passions.

8) Trong Pháp thân của tất cả chư Phật có cái nhất thể toàn hảo và không có sự cá biệt nào phân khác cả: In the Dharmakaya of all Buddhas there is perfect unity, and no differentiating individuation. 

Bát Bất Tịnh: Tám điều bất tịnh cho chư Tăng Ni; tám thứ mà chư Tăng Ni không được sở hữu—The eight impure or unclean things for a monk or a nun; eight things that monks and nuns are not allowed to possess:

1) Giữ vàng: To keep gold.

2) Giữ bạc: To keep silver or money.

3) Giữ nô lệ nam: Mướn đầy tớ nam—To have male slaves, or manservant.

4) Giữ nô lệ nữ: Mướn đầy tớ nữ—To have female slaves, or maidservant.

5) Nuôi gia súc hay gia cầm: To raise cattles, birds, or domestic animals.

6) Dự trữ bất cứ thứ gì: To keep supplies of grain and silk or of anything—To store anything other than the eight appurtenances (tám món cần dùng).

7) Buôn bán trao đổi: To trade, or to do business.

8) Canh nông: To own and farm the land—To own and cultivate the land.

Bát Bất Chánh Kiến: The eight incorrect views—See Bát Tà Kiến.

Bát Bất Hiển Thực: The eight negations of the Madhyamika Doctrine—See Bát Bất Trung Đạo.

Bát Bất Trung Đạo: Tám phủ định của Ngài Long Thọ, người sáng lập ra Tam Luận Tông. Bát Bất Trung Đạo phủ nhận tất cả những sắc thái hiện hữu. Sự thực Bát Bất Trung Đạo không có một mục đích nào cả. Chúng ta có thể xem nó như một móc tréo càn quét tất cả tám thứ sai lầm gắn liền với thế giới hiện thể, hay sự đào thải hỗ tương của bốn cặp thiên kiến, hay một chuỗi dài biện luận nhằm gạt bỏ từ sai lầm nầy đến sai lầm khác. Theo cách nầy tất cả những biện biệt về ‘tự’ hay ‘tha,’ về ‘bỉ’ hay ‘thử’ đều đều bị tuyệt diệt—Middle School (the same as ten negations except the last pair). In the Eight Negations, all specific features of becoming are denied. The fact that there are just eight negations has no specific purport; this is meant to be a whole negation. It may be taken as a crosswise sweeping away of all eight errors attached to the world of becoming, or a reciprocal rejection of the four pairs of one-sided views, or a lengthwise general thrusting aside of the errors one after the other. In this way, all discriminations of oneself and another or this and that are done away with.

1) (2) Bất Sanh Bất Diệt: Neither birth nor death—Bất sanh diệc bất diệt (không sanh không diệt), nghĩa là không có khởi cũng không có diệt; phá hủy ý niệm khởi bằng ý niệm diệt—There nothing appears, nothing disappears, meaning there is neither origination nor cessation; refuting the idea of appearing or birth by the idea of disappearance.

2) (2) Bất Đoạn Bất Thường: Neither end nor permanence—Bất đoạn diệc bất thường (không đoạn không thường), nghĩa là không có trường cửu cũng không có bất trường cửu; phá hủy ý niệm về ‘thường’ bằng ‘đoạn.’—There nothing has an end, nothing is eternal, meaning neither permanence nor impermanence; refuting the idea of ‘permanence’ by the idea of ‘destruction.’

3) (2) Bất Nhất Bất Dị: Neither identity nor difference—Bất nhất diệc bất dị (không giống không khác), nghĩa là không có thống nhất cũng không có phân ly; phá hủy ý niệm về ‘nhất’ bằng ‘dị.’—Nothing is identical with itself, nor is there anything differentiated, meaning neither unity nor diversity; refuting the idea of ‘unity’ by the idea of ‘diversity.’

4) (2) Bất Lai Bất Khứ: Neither coming nor going—Bất lai diệc bất khứ (không đến không đi), phá hủy ý niệm về diệt bằng ý niệm ‘đến,’ nghĩa là không có đến mà cũng không có đi; phá hủy ý niệm ‘đến’ bằng ý niệm ‘đi.’—Nothing comes, nothing goes, refuting the idea of ‘disappearance’ by the idea of ‘come,’ meaning neither coming-in nor going-out; refuting the idea of ‘come’ by the idea of ‘go.’

** For more information, please see Thập 

 Bất Trung Đạo

Bát Bất Trung Đạo Quán: Thiền quán về tám phủ định—Meditation on the eight negations.

Bát Bất Tư Nghì: The eight inexpressibles or things surpassing thought—See Bát Kính Giới.

Bát Biến Hóa: Tám loại biến hóa hay tám thần thông biến hóa của chư Phật—Eight supernatural powers of transformation, characteristics of every Buddha:

1) Năng tiểu: Animan (skt)—Có khả năng làm cho nhỏ lại được—To shrink self or others (to make self or others smaller), or the world and all things to an atom.

2) Năng đại: Mahiman (skt)—Có khả năng làm cho lớn ra được—To enlarge self or others (to make self or others larger than anything in the world), or the world and all things to fill all space.

3) Năng khinh: Laghiman (skt)—Có khả năng làm cho nhẹ đi được—To make self or others, or the world and all things light as a feather (to make self or others lighter).

4) Năng tự tại: Vasitva (skt)—Có khả năng làm cho tự tại được—To make self or others any size or anywhere at will—To make everything depends upon oneself, all at will.

5) Năng hữu chủ: Isitva (skt)—Có khả năng làm cho có quyền vô hạn ở khắp mọi nơi và trên mọi vật—To make everywhere and everthing to be omnipotent—To be able to control all natural laws.

6) Năng viễn chí: Prapti (skt)—Có khả năng đến nơi xa được hay như ý thân—To be anywhere at will, either by self-transportation or by bringing the destination to himself—To reach any place at will.

7) Năng động: Có khả năng làm cho động được—The be able to shake all things.

8) Tùy ý: Prakamya (skt)—Có khả năng làm tùy theo ý mình—To be one or many and at will pass through the solid or through space, or through fire or water, or tranform the four elements at will, i.e. turn earth into water—To be able to assume any shape.

Bát Biện: Tám tài hùng biện của Đức Như Lai—Tám đặc tính của Phật trong lúc nói—Eight characteristics of a Buddha’s speaking:

1) Bất tê hát biện (không la ó hò hét): Never hectoring.

2) Bất mê loạn biện (không mê mờ loạn động): Never misleading or confused.

3) Bất bố biện (biện luận không tỏ vẻ khiếp sợ): Fearless.

4) Bất kiêu mạn biện: Biện luận không tỏ vẻ kiêu mạn—Never haughty.

5) Nghĩa cụ túc biện (biện luận với đầy đủ ý nghĩa): Perfect in meaning.

6) Vị cụ túc biện (biện luận với đầy đủ hương vị ý vị): Perfect in flavor.

7) Bất chuyết sáp biện (biện luận lưu loát, chẳng vụng về cứng nhắt): Free from harshness.

8) Ứng thì phân biệt (biện luận đúng lúc đúng thời): Seasonable or suited to the occasion.

Bát Bố Thí: Eight kinds of dana or charity—See Bát Chủng Bố Thí.

Bát Bố Thí Sự: Eight bases for giving—See Bát Chủng Bố Thí.

Bát Bồ Tát: See Bát Đại Minh Vương.

Bát Bộ: See Bát bộ Kim Cang hay Thiên Long Bát Bộ.

Bát Bộ Chúng: See Bát bộ Kim Cang.

Bát Bộ Kim Cang: Tám chúng sanh siêu nhân trong Kinh Liên Hoa—The eight classes of supernatural beings in the Lotus Sutra—The Eight Vajra Deities:

1) Thiên: Deva.

2) Long: Naga.

3) Dạ Xoa: Yaksa.

4) Càng Thát bà: Gandharva.

5) A-Tu-La: Asura.

6) Ca-Lâu-La: Gadura.

7) Khẩn-Na-La: Kinnara.

8) Ma-Hầu-La Già: Mahoraga.

** For more information, please see Thiên

 Long Bát Bộ.

Bát Bộ Quỷ Chúng: Tám bộ quỷ chúng—The eight groups of demon-followers of the four maharajas:

1) Càn Thát Bà: Gandharvas.

2) Tì-Xá-Xả: Pisacas.

3) Cưu Bàn Trà: Kumbhandas.

4) Tiết Lệ Đa (Ngạ quỷ): Pretas.

5) Chư Long: Nagas.

6) Phú Đan Na (Xú Ngạ Quỷ): Putanas.

7) Dạ Xoa (Dũng Kiện Quỷ): Yaksas.

8) Tiệp Tật Quỷ (La Sát): Raksasas. 

Bát Bối Xả Quán: See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Bát Bội Xả: See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Bát Bửu Phật Đài: Bát Bửu Phật Đài là một Phật Tháp nổi tiếng, tọa lạc giữa một cánh đồng thơm bát ngát mênh mông, trong quận Bình Chánh, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Phật Đài được kiến tạo vào năm 1955, nhưng đến năm 1965 bị hư hỏng hoàn toàn vì chiến tranh. Năm 1968, Bát Bửu Phật Đài được trùng tu và mở mang. Nay đã trở thành một khu văn hóa và du lịch nổi tiếng với tên “Phật Cô Đơn.” Trên đỉnh tháp là tượng Phật cao 5,5 mét, được đặt trên đế cao 1,2 mét. Bát Bửu Phật Đài được kiến trúc theo hình bát giác, tầng trên cùng tôn trí tượng Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, hướng ra cánh đồng. Bên dưới là điện Phật. Chánh điện thờ Tam Thế: Phật Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí. Mặt sau thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma (ngài là vị tổ thứ 28 bên Ấn Độ, và cũng là sơ tổ của dòng Thiền Trung Hoa). Hai bên chánh điện thờ Diệm Ma Vương, Hộ Pháp, kế tiếp là các điện thờ Phật Di Lặc, Bồ tát Chuẩn Đề, Bồ Tát Quán Thế Âm, và Bồ tát Địa Tạng—A famous Buddha Stupa, located within a vast field of pineapples in Bình Chánh district, Saigon City, South Vietnam. It was built in 1955; however, it was totally destroyed in 1965 due to the war. It was rebuilt and enlarged in 1968. Now it has become a famous cultural tourist spot called “Solitary Buddha.” On the top of the stupa, there is a Buddha statue cast at Xá Lợi Pagoda in 1961, the statue itself is 5.5 meters high, situated on a 1.2 meters pedestal. The Buddha Stupa of Eight Precious Objects is an octagonal building. On the upper floor is placed the statue of sakyamuni Buddha facing the field. The Buddha Shrine is situated on the lower floor. The Three Noble Ones are worshipped in the Main Hall: Amitabha Buddha, Avalokitesvara Bodhisattva, and Mahasthama Bodhisattva. In the back of the Main Hall, Patriarch Bodhidharma is enshrined (he was also the twenty-eighth Indian Patriarch and the founder of the Chinese Ch’an Buddhism). On both sides of the Main Hall are worshipped the statues of Yama of Hell and a Dharma Guardian, followed by those of Maitreya Buddha, Cundi Bodhisattva, Avalokitesvara Bodhisattva, and Ksitigarbha Bodhisattva adored in other shrines of the Main Hall. 

Bát Cát Đế: Prakrti (skt).

1) Đàn bà: Woman.

2) Tên người nàng Bát Cát Đế tại giếng nước đã dụ dỗ ngài A Nan, nhưng sau nầy trở thành một Ni Sư: Prakrti, name of the woman at the well who supplied water to Ananda, seduced him, but later became a nun.

Bát Cấm: See Bát Giới.

Bát Câu Nghĩa: Tám nguyên tắc căn bản, của trực giác hay liên hệ trực tiếp với tâm linh của trường phái Thiền Tông—The eight fundamental principles, intuitional or relating to direct mental vision of the Zen School.

1) Chánh Pháp Nhãn Tạng: Correct Law Eye-Treasury.

2) Niết Bàn Diệu Tâm: Nirvana of Wonderful and Profound Mind—See Diệu Tâm.

3) Thực Tướng Vô Tướng: Reality is nullity.

4) Vi Diệu Pháp Môn: The Door of Abhidharma.

5) Bất Lập Văn Tự: It is not relying on books, or not established on words.

6) Giáo Ngoại Biệt Truyền: It is a special transmission outside the teachings. 

7) Trực Chỉ Nhân Tâm: It points directly to the human mind.

8) Kiến Tánh Thành Phật: Through it one sees one’s own nature and becomes a Buddha.

Bát Chánh: Sammatta (p)—Eight right factors—See Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo: Astangika-marga (skt)—Ashtangika-Magga (p).

(I) Nghĩa của Bát Chánh Đạo—The Meanings of Astangika-marga: Bát Chánh đạo—Tám con đường đúng—Con đường dẫn tới sự chấm dứt đau khổ, mục đích của diệu đế thứ ba trong tứ diệu đế (Đạo đế). Bát Chánh Đạo là tám nẻo trong 37 nẻo bồ đề. Tu tập Bát Chánh Đạo sẽ đưa đến những lợi ích thực sự như tự cải tạo tự thân, vì tu bát chánh đạosửa đổi mọi bất chính, sửa đổi mọi tội lỗi trong đời sống hiện tại, đồng thời còn tạo cho thân mình có một đời sống chân chánh, lợi íchthiện mỹ; cải tạo hoàn cảnh vì nếu ai cũng tu bát chánh đạo thì cảnh thế gian sẽ an lành tịnh lạc, không còn cảnh khổ đau bất hạnh gây nên bởi hận thù, tranh chấp hay chiến tranh giữa người với người, giữa nước nầy với nước kia, hay chủng tộc nầy với chủng tộc khác, ngược lại lúc đó thanh bình sẽ vĩnh viễn ngự trị trên quả đất nầy; tu bát chánh đạo còn là căn bản đầu tiên cho sự giác ngộ, là nền tảng chánh giác, là căn bản giải thoát, ngày nay tu bát chánh đạo là gieo trồng cho mình những hạt giống Bồ Đề để ngày sau gặt hái quả Niết Bàn Vô Thượng—The noble Eightfold Path—The eight right (correct) ways. The path leading to release from suffering, the goal of the third in the four noble truths. These are eight in the 37 bodhi ways to enlightenment. Practicing the Noble Eight-fold Path can bring about real advantages such as improvement of personal conditions. It is due to the elimination of all evil thoughts, words, and actions that we may commit in our daily life, and to the continuing practice of charitable work; improvement of living conditions. If everyone practiced this noble path, the world we are living now would be devoid of all miseries and sufferings caused by hatred, struggle, and war between men and men, countries and countries, or peoples and peoples. Peace would reign forever on earth; attainment of enlightenment or Bodhi Awareness. The Noble Eigh-fold Path is the first basic condition for attaining Bodhi Consciousness that is untarnished while Alaya Consciousness is still defiled:

1) Chánh Kiến (hiểu đúng): Samyag-drsti (skt)—Samma-ditthi (p).

  • Chánh kiếnnhận thấy một cách khách quan ngay thẳng; thấy thế nào thì ghi đúng thế ấy, không bị thành kiến hoặc tình cảm ảnh hưởng mà làm cho sự nhận xét bị sai lệch; biết phân biệt cái thật cái giả; nhận thức đạo lý chân chánh để tiến tới tu hành giải thoát: Right view is viewing things objectively; seeing them and reporting them exactly as they are without being influenced by prejudice or emotion. Right view helps differentiate the true from the false, and determines the true religious path for attaining liberation. 
  • Không bị ảo giác. Hiểu biết đúng về tứ diệu đế về khổ, vì sao có khổ, làm cách nào diệt khổcon đường dẫn tới diệt khổ. Hiểu rõ về tính vô ngã của sự tồn tại—Correct or Right View or Perfect View—freedom from the common delusion. Understanding correctly of the four noble truths of suffering, of the origin of suffering, of the extinction of suffering, and of the path leading to the extinction of suffering. Understand correctly on the non-ego of existence (nonindividuality of existence).

2) Chánh Tư Duy (nghĩ đúng): Samyag-samkalpa (skt)—Samm-sakappa (p).

  • Chánh tư duysuy nghĩ đúng với lẽ phải, có lợi cho mình, và có lợi cho người khác. Suy nghĩ những hành vi lầm lỗi, những tâm niệm xấu xa cần phải cải sửa. Suy nghĩ giới định tuệ để tu tập giải thoát. Suy xét vô minhnguyên nhân của mọi sự đau khổ, là nguồn gốc của mọi tội ác; suy nghĩ tìm phương pháp đúng để tu hành giải thoát cho mình và cho người: Right thought means that our reflection must be consistent with common sense, useful both to others and ourselves. We must strive to correct our faults, or change our wicked opinions. While meditating on the noble formula of “Precept, Concentration, and Wisdom,” we must realize that ‘ignorance’ is the main cause of suffering, the root of all wicked acts; therefore, we must look for a way to get rid of suffering for us and for others. 
  • Nghĩ đúng là ý nghĩ từ bỏ mọi dục vọng tham sân si. Nghĩ đúng là luôn nghĩ về lòng khoan dungnhân từ với mọi loài—Correct or Right Thought or Perfect Resolve—A mind free from sensual lust, ill-will and cruelty. Right thought means resolve in favour of renunciation, goodwill and nonharming of sentient beings.

3) Chánh Ngữ (nói đúng): Samyag-vac (skt)—Samma-vaca (p)—Correct or Right Speech or Perfect Speech.

  • Chánh ngữ là nói lời thành thậtsáng suốt, nói hợp lý, nói không thiên vị, nói thẳng chứ không nói xéo hay xuyên tạc, nói lời thận trọnghòa nhã; nói lời không tổn hại và có lợi ích chung: Right speech implies sincere, sound, impartial, direct, not distorting, cautious, affable, harmless, useful words and discourses.
  • Nói đúng là không nói dối, không ba hoa, tán gẫu hay dèm pha—Avoidance of lying, slander and gossip (false and idle talk)—Abstaining from lying, tale-bearing, harsh words, and foolish babble.

4) Chánh Nghiệp (làm đúng): Samyag-karmanta (skt)—Samm-kammanta (p).

  • Chánh nghiệp là hành động chân chánh, đúng với lẽ phải, có ích lợi chung. Luôn luôn hành động trong sự tôn trọng hạnh phúc chung; tôn trọng lương tâm nghề nghiệp của mình; không làm tổn hại đến quyền lợi, nghề nghiệp, địa vị, danh dự, và tính mạng của người khác; giữ gìn thân khẩu ý bằng cách luôn tu tập mười nghiệp lành và nhổ dứt mười nghiệp dữ: Right action involves action beneficial to both others and ourselves. We must always act for the happiness of the community, conforming to our sense of duty, without any ulterior motive for damaging others’ interests, occupations, positions, honors, or lives. We must also keep strict control of our "“ction, speech, and mind," carrying out ten meritorious actions and avoiding ten evil ones. 
  • Chánh nghiệp còn có nghĩa là tránh những hành động tà vạy, sống thanh khiết, không làm gì tổn hại đến tha nhân, không trộm cắp, không tà dâm—Correct or Right Deed or Action (conduct)—Perfect conduct means getting rid of all improper action—To dwell in purity—Right action also means to abstain from injuring living beings, from stealing and from unlawful sexual intercourse. Perfect conduct also means avoidance of actions that conflict with moral discipline. 

5) Chánh Mạng (mưu sinh đúng): Samyag-ajiva (skt)—Samma-ajiva (p).

  • Chánh mạng có nghĩa là sinh sống chân chínhlương thiện; không làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người khác; không đối xử tệ bạc với người khác; không sống bám vào người khác; không mê tín dị đoan; không sống bằng miệng lưỡi mối lái để kiếm lợi: Right livelihood means to lead a decent and honest life. We must keep from exploiting or mistreating others or sponging on them. Do not be superstitious; do not act as a go-between to take profit. 
  • Chánh mạng còn có nghĩa là mưu sinh đúng là tránh những nghề gây phương hại cho những chúng sanh khác như đồ tể, đi săn, buôn bán vũ khí, buôn bán xì ke ma túy, v.v. Mưu sinh đúng còn có nghĩa là chối bỏ mọi lối sống tà vạy—Correct or Right Livelihood or perfect Livelihood— Correct occupation also means avoid professions that are harmful to sentient beings such as the five immoral occupations (slaughterer, hunter, dealer in weaponry, or narcotics, ect)—Perfect livelihood also means rejecting all wrong living.

6) Chánh Tinh Tấn (nỗ lực đúng): Samyag-vyayama (skt)—Samma-vayama (p).

  • Chánh tinh tấn có nghĩa là chuyên cần siêng năng làm lợi mình và lợi người; không làm những việc bất chính như sát hại, gian xảo, đàng điếm, cờ bạc, ác độcbỉ ổi, vân vân; ngược lại phải chú tâm làm những việc lành, tạo phước nghiệp: Right effort means we must be always hard-working, helpful to others and ourselves. Do not kill, cheat, or lead a wanton, gamble life. On the contrary, always try to perform good deeds for having good karma. 
  • Chánh tin tấn còn có nghĩa là nỗ lực đúng có nghĩa là cố gắng không cho phát khởi những điều tà vạy, cố gắng vượt qua những tà vạy đang mắc phải, cố gắng làm nẩy nở những điều thiện lành chưa nẩy nở, cố gắng phát huy những điều thiện lành đã phát khởi. Chánh tinh tấn còn có nghĩa là vun bồi thiện nghiệp cùng lúc nhổ bỏ ác nghiệp—Correct (Right or Perfect) Zeal or Effort or Energy also means to try to avoid the arising of evil, demeritorious things have not yet arisen. Try to overcome the evil, demeritorious things that have already arisen. At the same time, try to produce meritorious things that have not yet arisen and try to maintain the meritorious things that have already arisen and not let them disappear, but to bring them to growth, to maturity and to the full perfection of development. Right effort also means cultivation of what is karmically wholesome and avoidance of what is karmically unwholesome.

7) Chánh Niệm (chú tâm đúng): Samyag-smrti (skt)—Samma-sati (p).

  • Chánh niệm là nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình và cho người: Right mindfulness means to give heed to good deed for our own benefit and that of others.
  • Chánh niệm còn có nghĩa là ức niệm hay nghĩ nhớ tới cảnh quá khứ, nhớ đến lỗi lầm cũ để sửa đổi, nhớ ân cha mẹ thầy bạn để báo đáp, nhớ ân tổ quốc để phụng sự bảo vệ; nhớ ân chúng sanh để giúp đở trả đền; nhớ ân Phật Pháp Tăng để tinh tấn tu hành: Right mindfulness also means remembrance including old mistakes to repent of and deep gratitude towards parents, country, humankind, and Buddhist Triple Gems.
  • Chánh niệm còn có nghĩa là quán niệm hay quán sát cảnh hiện tại và tưởng tượng cảnh tương lai. Chúng ta nên quán tưởng đến cảnh đời đau khổ, bệnh tật, mê mờ của chúng sanh mà khuyến tu; tưởng niệm làm những điều lợi ích chung, không thối lui, không e ngại khó khăn nhọc nhằn: Right mindfulness also means the reflection on the present and future events or situations. We must meditate upon human sufferings that are caused by ignorance and decide to work for alleviating them, irrespective of possible difficulties and boredom.
  • Chánh niệm còn có nghĩa là chú tâm đúng là tưởng đến sự thật và chối bỏ tà vạy. Lúc nào cũng tỉnh táo dẹp bỏ tham lam và buồn khổ của thế tục. Chánh niệm còn có nghĩa là lúc nào cũng tỉnh giác về thân thể, cảm xúc, tư tưởng cũng như những đối tác bên ngoài—Correct (Right or Perfect) Remembrance or Mindfulness—Correct Memory which retains the true and excludes the false—Dwell in contemplation of corporeality. Be mindful and putting away worldly greed and grief. Correct mindfulness also means ongoing mindfulness of body, feelings, thinking, and objects of thought

8) Chánh Định (tập trung tư tưởng đúng): Samyag-samadhi (skt)—Samma-samadhi (p).

  • Chánh định là tập trung tư tưởng đúng là tập trung vào việc từ bỏ những điều bất thiện và tập trung tinh thần được hoàn tất trong bốn giai đoạn thiền định—Correct (Right or Perfect)—Meditation—Correct Concentration. Detached from sensual objects, detached from unwholesome things, and enters into the first, second, third and fourth absorption.
  • Chánh định còn có nghĩa là tập trung tư tưởng vào một vấn đề gì để thấy cho rõ ràng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và cho người: Right concentration means a strong concentration of our thoughts on a certain subject in order to set it clearly, consistent with Buddhist doctrine and for the benefit of others and ourselves.

(II) Những lời Phật dạy về “Bát Chánh Đạo” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on Astangika-marga in the Dharmapada Sutra:

1) Bát Chánh Đạo là đạo thù thắng hơn các đạo. Tứ đế là lý thù thắng hơn các lý. Ly dục là pháp thù thắng hơn các pháp. Cụ nhãn là bậc thù thắng hơn các bậc Thánh hiền—The best of paths is the Eightfold Path. The best of truths are the Four Noble Truths. Non-attachment is the best of states. The best of men is he who has eyes to see (Dharmapada 273).

2) Chỉ có con đường nầy, chẳng còn con đường nào khác có thể làm cho tri kiến các ngươi thanh tịnh. Các ngươi thuận làm theo, thì bọn ma bị rối loạn—This is the only way. There is no other way that leads to the purity of vision. You follow this way, Mara is helpless before it (Dharmapada 274).

3) Các ngươi thuận tu theo Chánh đạo trên này, thì khổ não sẽ dứt hết, và biết rằng Đạo ta nói có sức trừ diệt chông gay—Entering upon that path, you will end your suffering. The way was taught by me when I understood the removal of thorns (arrows of grief) (Dharmapada 275).

4) Thận trọng lời nói, kềm chế ý nghĩ, thân không làm ác, ba nghiệp thanh tịnh, là được Đạo Thánh Nhơn—Be watchful of speech, control the mind, don’t let the body do any evil. Let purify these three ways of action and achieve the path realized by the sages (Dharmapada 281).

Bát Chánh Đạo Kinh: Buddha-bhasita-astanga-samyan-marga-sutra (skt)—Kinh nói về Bát Chánh Đạo do ngài An Thế Cao dịch vào thời Đông Hán, một dịch phẩm sớm từ Kinh Tạp A Hàm—Composed by An-Shih-Kao of the Eastern Han Dynasty, an early translation of the Samyuktagama. 

Bát Châu: See Bát Chu.  

Bát Chi: See Bát Chánh Đạo.

Bát Chu: Pratyutpanna (skt)—Hiện tiền (chư Phật hiện tiền)—Present.

Bát Chu Tam Muội: Pratyutpanna-samadhi (skt)—Loại tam muội mà khi thực hành thì chư Phật hiện ra trước mặt. Còn được gọi là Thường Hành Đạo hay Thường Hành Tam Muội vì phải thực hành không gián đoạn từ 7 đến 90 ngày—The samadhi in which the Buddhas of the ten directions are seen as clearly as the stars at night. Also called as the prolonged samadhi, because of the length of time required, either seven or ninety days.

Bát Chu Tam Muội Kinh: Pratyutpanna-samadhi Sutra (skt)—The sutra explaining about the prolonged samadhi—See Bát Chu Tam Muội.

Bát Chúng: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám chúng—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight assemblies:

1) Chúng Sát Đế Lợi: The assembly of Khattiyas.

2) Chúng Bà La Môn: The assembly of Brahmains.

3) Chúng Gia Chủ: The assembly of Householders.

4) Chúng Sa Môn: The assembly of ascetics.

5) Chúng Tứ Đại Thiên Vương: The assembly of devas of the Realm of the Four Great Kings.

6) Chúng Tam Thập Tam Thiên: The assembly of the Thirty-Three Gods.

7) Chúng Thiên Ma: The assembly of maras.

8) Chúng Phạm Thiên: The assembly of Brahmas.

Bát Chủng Biệt Giải Thoát Giới: Tám loại biệt giải thoát giới—Differentiated rules of liberation for the eight orders:

1) Tỳ Khưu giới: Monks.

2) Tỳ Khưu Ni giới: Nuns.

3) Mendicants: Khất Sĩ giới.

4) Sa Di giới: Novice male.

5) Sa Di Ni giới: Novice female.

6) Ưu Bà Tắc giới: Upasaka or Male disciples.

7) Ưu Bà Di giới: Upasika or Female disciples.

8) Cận Trụ giới: The laity who observe the first eight commandments.

Bát Chủng Bố Thí:

(A) Theo Câu Xá Luận, có tám loại bố thí—According to the Kosa Sastra, there are eight causes of dana or giving:

1) Tùy chí thí: Có người đến nên bố thí—Chỉ bố thí được sự tiện ích ở chỗ gần—Giving of convenience or to those who come for aid—One gives as occasion offers.

2) Bố úy thí: Vì sợ mà bố thí (Vì sợ tai ách mà bố thí)—Giving out of fear—Giving for fear of evil—One gives from fear.

3) Báo ân thí: Bố thí để trả ân (vì người ấy đã cho tôi nên tôi bố thí lại)—Giving out of gratitude—Giving in return for kindness received—One gives, thinking: “He gave something.”

4) Cầu báo thí: Bố thí với ý mong cầu được báo đáp về sau nầy—Seeking-reward Giving or anticipating gifts in return—One gives, thinking: “I give him something now, he will give me back something in the future.”

5) Tập tục thí: Bố thí vì thể theo tập tục của tổ tiên cha ông (hay vì nghĩ rằng bố thí là tốt)—Giving because of tradition or custom—Continuing the parental example of giving (one gives, thinking: “It is good to give.”).

6) Hỷ Thiên thí: Vì mong được sanh lên cõi trời mà bố thí—Giving because of hoping to be reborn in a particular heaven.

7) Yếu danh thí: Vì danh tiếngbố thí (nghĩ rằng bố thí sẽ có tiếng đồn tốt)—Giving for gaining name and fame—Giving in hope of an honoured name (one gives, thinking: “If I make this gift I shall acquire a good reputation).

8) Công đức thí: Bố thí để giúp cho tâm được trang nghiêm, tập hạnh buông xảdọn đường cho công cuộc tu hành giải thoát—Giving for personal virtue or for the adornment of the heart and life. 

(B) Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám loại bố thí—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight bases for giving:

1) Tùy Chí Thí: One gives as occasion offer—See Bát Chủng Bố Thí (A) (1).

2) Bố Úy Thí: One gives from fear—See Bát Chủng Bố Thí (A) (2).

3) Báo Ân Thí: One gives, thinking: “He gave me something.”—See Bát Chủng Bố Thí (A) (3).

4) Cầu Báo Thí: One gives, thinking: “He will give me something.”

5) Bố Thí vì nghĩ rằng Bố Thí là tốt: One gives, thinking: “It is good to give.”

6) Bố thí vì nghĩ rằng: “Ta nấu, họ không nấu. Thật không phải, nếu ta nấu mà ta đem bố thí cho kẻ không nấu.”: One gives, thinking: “I am cooking something, they are not. It would not be right not to give something to those who are not cooking.”

7) Yếu Danh Thí: One gives, thinking: “If I make this gift I shall acquire a good reputation—See Bát Chủng Bố Thí (A) (7).

8) Bố Thí vì muốn trang nghiêm và tư trợ tâm: One gives, thinking to adorn and prepare one’s heart. 

Bát Chủng Chúc: Tám loại cháo mà người ta có thể cúng dường cho Phật và giáo đoàn khi các ngài đang an cưu kiết hạ trong tịnh xá Trúc Lâm—Eight kinds of congee, or gruel served by the citizens to the Buddha and his disciples when in retreat in the bamboo grove of Kasi:

1) Bơ: Butter.

2) Mở: Fats.

3) Hạt gai: Hempseed.

4) Sữa: Milk.

5) Đậu non: Peas.

6) Đậu hạt khô: Beans.

7) Hạt mè: Sesamum.

8) Cháo trắng: Plain gruel.

Bát Chủng Khổ: Eight kinds of sufferings—See Bát Khổ.

Bát Chủng Pháp: See Bát Giới.

Bát Chủng Phát Bồ Đề Tâm: See Tám Cách Phát Tâm Bồ Đề.

Bát Chủng Thắng Pháp: Tám loại thắng pháp. Những ai thọ trì bát trai giới sẽ được tám loại công đức thù thắng—The eight surpassing things. Those who keep the forst eight commandments receive eight kinds of reward:

1) Chẳng đọa địa ngục: They escape from falling into the hells.

2) Chẳng làm ngạ quỷ: They escape from becoming pretas.

3) Chẳng tái sanh vào cõi súc sanh: Not to be reborn in the realm of animals.

4) Chẳng rơi vào cõi A-Tu-La: They escape from falling into the realm of asuras.

5) Sanh vào cõi ngườixuất gia tu hành đắc đạo: They will be reborn among men, become monks, and obtain the truth.

6) Tái sanh vào cõi trời dục giới: To be reborn in the heavens of desire.

7) Hằng sanh vào cõi Phạm Thiên hay vào thời gặp Phật: To be reborn in the Brahma Heaven or meet a Buddha.

8) Chứng đạo quả Bồ Đề: To obtain perfect enlightenment. 

** For more information, please see Bát Giới.

Bát Chủng Thọ Ký: Tám loại thọ ký—Eight kinds of prediction:

1) Chỉ mình biết, người khác không biết: made known to self, not to others.

2) Mọi người đều biết, chỉ mình không biết: Made known to others, not to self.

3) Mọi người và mình đều biết: Made known to self and others.

4) Mình và mọi người đều chưa biết: Unknown to self or others.

5) Gần thì biết, xa không biết: The near made known, but the remote not.

6) Xa biết nhưng gần không biết: The remote made known, but not the intermediate.

7) Gần xa đều biết: Near and remote both made known.

8) Gần xa đều không biết: Near and remote both not made known. 

Bát Chuyển Thanh: Tám chuyển thanh trong Phạn ngữ (subanta)—Eight cases of nouns in Sanskrit:

1) Thể thanh: Chủ cách nói chung về vật thể—Nirdesa (skt).

2) Nghiệp thanh: Mục đích cách—Upadesana (skt).

3) Cụ thanh: Từ biểu thị công cụ của cái năng tác—Kartrkarana (skt).

4) Sở vi thanh: Từ biểu thị sở đối với cái năng tác—Sampradana (skt).

5) Sở tòng thanh: Từ biểu thị vật đó từ đâu tới—Apadana (skt).

6) Sở thuộc thanh: Từ biểu thị vật chủ cách—Svamivacana (skt).

7) Sở y thanh: Từ biểu thị chỗ sở y của vật—Samnidhanartha (skt).

8) Hô thanh: Từ biểu thị cách gọi vật thể—Amantrana (skt).

Bát Công Đức Thủy: Eight kinds of water of virtues, or eight virtues—Còn gọi là Bát Công Đức Trì, hay Bát Vị Thủy, tức là nước tám công đức. Người ta nói đây là tánh đặc thù của nước trong những ao hồ nơi cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà—Eight waters of merit and virtue. It is said that these are characteristics of water in the lakes and ponds in the Pure Land of Amitabha Buddha

1) Trừng Tịnh: Trong sạch hay lắng sạch—Clarity and cleanliness.

2) Thanh Lãnh: Trong trẻo và mát mẻ—Coolness.

3) Cam Mỹ: Ngọt ngào—Sweetness—Sweet.

4) Khinh Nhuyễn: Nhẹ dịu—Lightness.

5) Nhuận Trạch: Uy lực rưới mát mọi vật—Moisturing power.

6) An Hòa: Có khả năng làm an lạc và êm dịu mọi tình huống—Ability to give comfort.

7) Có khả năng làm dịu những khao khát: Ablity to quench thirst.

8) Có khả năng cải tiến sự khang kiện và bổ khỏe các căn: Ability to improve health and nourishing all roots.

** See Eight Virtues in English-Vietnamese

 Section.

Bát Diệp Ấn: Ấn hoa sen tám cánh—The eigh-petal lotus seal.

Bát Diệp Chi Trung Tôn: Thai Tạng pháp giới có hình như hoa sen tám cánh, với Đức Tỳ Lô Giá Na ở giữa (trung thai), còn trên mỗi cánh đều có một vị Bồ Tát—The Garbhadhatu (womb treasury) has the shape of an eight-petal lotus with Vairocana in the centre and eight bodhisattvas on each petal.

Bát Diệp Cửu Tôn: See Bát Diệp Liên Đài.

Bát Diệp Liên Đài: Đài sen tám cánh—Tên theo mật giáo để chỉ nhục tâm của chúng ta có hình giống như đóa sen tám cánh—An esoteric name for the heart is the eight-petal fleshly heart, and being the seat of meditation—Eight-leaf lotus meditation.

Bát Diệp Liên Hoa: Sen tám cánh, một tên khác của núi Tu Di—The eight lotus-petals, another name for Sumeru Mountain. 

Bát Diệp Liên Hoa Quán: Quán tưởng thành hình hoa sen tám cánh, khiến nó từ búp nở xòe ra—To contemplate that we become an eight-petal lotus from bud to blossoming. 

Bát Diệp Liên Tọa: See Bát Diệp Liên Đài.

Bát Diệp Nhục Đoàn Tâm: See Bát Diệp Liên Đài.

Bát Diệp Trung Đài: See Bát Diệp Liên Đài.

Bát Diệp Viện: Bát diệp trung đài của Thai Tạng giới với Phật Tỳ Lô Giá Na là nhân vật chính—The central court of the Womb Treasury (Garbhadhatu) with Vairocana as its central figure.

Bát Do Hạnh: See Bát Chánh Đạo.

Bát Du Hành: See Bát Chánh Đạo.

Bát Đa La: Patra (skt)—Bát là một loại vật dụng dùng đựng thức ăn cho chư Tăng Ni. Người ta nói Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã đem chiếc bát của Phật đến Trung Quốc vào khoảng năm 520 sau Tây Lịch—A bowl (a vessel, receptacle, an almsbowl). The almsbowl of the Buddha is said to have been brought by Bodhidharma to China in 520 A.D. 

Bát Đa La Thụ: Tám cây Ta La—Eight Tala trees (very high). 

Bát Đà: Pada (skt).

  • Bước chân: Pace.
  • Dấu chân: Footstep—Stride.

Bát Đạc Thương Na: Badakshan (skt)—Một vùng núi thuộc Tukhara—A mountain district of Tukhara.

Bát Đại Bồ tát: See Bát Đại Minh Vương.

Bát Đại Địa Ngục: Eight great naraka or hot hells—See Bát Đại Nhiệt Địa Ngục

Bát Đại Đồng Tử của Bất Động Tôn Minh Vương: Tám vị đại đồng tử hay Kim cang đồng tử hay sứ giả của Bất Động Tôn Minh Vương (Tuệ quang, Tuệ hỷ, A Nậu đạt đa, Chỉ đức, Ô câu bà ca, Thanh đức, Căng yết la, Chế tra ca)—The eight messengers of the Aryacalanatha Bodhisattva.

Bát Đại Đồng Tử của Văn Thù: Tám vị đồng tử hay sứ giả của ngài Văn Thù—The eight messengers of Manjusri.

Bát Đại Kim Cang Đồng Tử: See Bát Đại Đồng Tử của Bất Động Tôn Minh Vương.

Bát Đại Kim Cang Minh Vương: See Bát Đại Minh Vương.

Bát Đại Linh Tháp: Tám ngôi tháp thiêng lớn của Phật giáo—The Eight Great Spiritual or Sacred Stupas of Buddhism.

1) Vườn Lâm Tỳ Ni trong thành Ca Tỳ La Vệ là nơi đản sanh của Phật: Lumbini Garden, Buddha’s birthplace in Kapilavastu.

2) Sông Ni Liên Thiền là nơi Phật thành đạo tại xứ Ma Kiệt Đà: Magadha, where the Buddha first enlightened.

3) Vườn Lộc Uyển là nơi Phật chuyển Pháp Luân, tại thành Ba La Nại xứ Ca Thi: The deer Park, Benares, where the Buddha first preached.

4) Vườn Kỳ Đà thuộc nước Xá Vệ, nơi Phật hiện thần thông: Jetavana, where the Buddha revealed his supernatural powers.

5) Tại thành Khúc Nữ nước Tăng Già Thi, nơi Phật giáng trần từ cung trời Đao Lợi: Kanyakubja (Kanauj), where the Buddha descended from Indra’s Heavens.

6) Tại thành Vương Xá, nơi Đề Bà Đạt Đa phá hòa hợp Tăng, nhưng chư Tăng đã được Phật hóa độ khiến họ trở lại hòa hợp thanh tịnh: Rajargrha, where Dvadatta was destroyed and the Sangha purified again by the Buddha.

7) Tại thành Tỳ Xá Ly, nơi Phật tuyên bố là Ngài sẽ mau nhập Niết Bàn: Vaisali, where the Buddha announced his speedy nirvana.

8) Tại thành Câu Thi Na, nơi Phật nhập Niết Bàn: Kusinagara, where the Buddha entered nirvana. 

Bát Đại Minh Vương: Tám Kim Cang vương hay Kim Cang Hộ Bồ tát cho Phật Tỳ Lô Giá Na—The eight diamond-kings, or bodhisattvas as guardians of Vairocana (Đại Nhựt Như Lai):

1) Kim Cang Thủ Bồ Tát (hiện làm Giáng Tam Thế): Vajrapani (skt)—Holder or protector of a vajra.

2) Diệu Kiết Tường Bồ Tát (hiện làm Đại Uy Đức Kim Cương): Wonderful and auspicious.

3) Hư Không Tạng Bồ Tát ( hiện làm Đại Tiếu Kim Cương): Akasagarbha (skt).

4) Từ Thị Bồ Tát (hiện làm Đại Luân Kim Cương): Maitreya (skt).

5) Quán Tự Tại Bồ Tát (hiện làm Mã Đầu Kim Cương): Avalokitesvara (skt).

6) Địa Tạng Bồ Tát (hiện làm Vô Năng Thắng Minh Vương): Tsitigarbha (skt).

7) Trừ Cái chướng Bồ Tát (hiện làm Bất Động Tôn Minh Vương): Aryacalanatha (skt).

8) Phổ Hiền Bồ Tát (hiện làm Bộ Trịch Kim Cương Minh Vương): Samantabhadra (skt).

Bát Đại Nhân Giác: Eight Awakenings of Great People—Phật tử nên ngày đêm hết lòng đọc tụngthiền quán về tám điều giác ngộ lớn mà chư Đại Bồ Tát đã khám phá. Kinh do Sa Môn An Thế Cao dịch sang Hán văn khoảng năm 150 sau Tây Lịch, và Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch sang Việt ngữ vào khoảng thập niên 70—A disciple of the Buddha, day and night, should wholeheartedly recite and meditate on the eight awakenings discovered by the great beings. The sutra was translated from Sanskrit into Chinese by An-Shi-Kao in about 150 A.D., and Most Venerable Thích Thanh Từ translated into Vietnamese in 70s.

1) Điều Giác Ngộ Thứ Nhất—The First Awakening: Giác ngộ rằng cõi thế gianvô thường, đất nước nguy ngập, bốn đại khổ không, năm ấm không phải ta, luôn sinh luôn diệt thay đổi, hư ngụy vô chủ, tâm là nguồn ác, hình là rừng tội bất tịnh, hãy quán sát như thế mà lìa dần sanh tử—The awareness that the world is impermanent. All regimes are subject to fall; all things composed of the four elements that are empty and contain the seeds of suffering. Human beings are composed of five aggregates, and are without a separate self. They are always in the process of change, constantly being born and constantly dying. They are empty of self, without sovereignty. The mind is the source of all unwholesome deeds and confusion, and the body is the forest of all impure actions. If we meditate on these facts, we can gradually be released from the cycle of birth and death—For more information, please see Tứ Niệm Xứ.

2) Điều Giác Ngộ Thứ Hai—The Second Awakening: Giác ngộ rằng ham muốn nhiều là khổ nhiều. Tất cả những khổ nhọc trên đời đều do ham muốn mà ra. Những ai có ít ham muốn thì thân tâm được giải thoát tự tại—The awareness that more desire brings more suffering. All hardships in daily life arise from greed and desire. Those with little desire and ambition are able to relax, their bodies and minds are free from entanglement.

3) Điều Giác Ngộ Thứ Ba—The Third Awakening: Giác ngộ rằng tâm chúng sanh không bao giờ biết đủ, chỉ tham cầu nhiều nên tội ác luôn tăng. Bậc Bồ Tát không thế, mà ngược lại tâm luôn biết đủ, luôn thanh bần lạc đạo, luôn lấy trí huệ làm sự nghiệp tu hành—The awareness that the human mind is always searching for possessions and never feels fulfilled. This causes impure actions to ever increase. Bodhisattvas, however, always remember the principle of having few desires. They live a simple life in peace in order to practice the Way, and consider the realization of perfect undestanding as their only career.

4) Điều Giác Ngộ Thứ Tư—The Fourth Awakening: Giác ngộ rằng biếng lười là đọa lạc, nên thường phải tu hành tinh tấn để dẹp tắt tứ ma mà thoát ra ngục ngũ ấm và tam giới—The awareness of the extent to which laziness is an obstacle to practice. For this reason, we must practice diligently to destroy the unwholesome mental factors which bind us , and to conquer the four kinds of Mara, in order to free ourselves from the prison of the five aggregates and the three worlds.

5) Điều Giác Ngộ Thứ Năm—The Fifth Awakening: Giác ngộ rằng vì si mê nên phải sinh tử tử sinh không dứt. Vì thế Bồ Tát luôn học nhiều, nghe nhiều để phát triển trí huệ, thành tựu biện tài. Nhờ vậy mà có thể giáo hóa hết thảy chúng sanh vào cảnh giới hỷ lạc—The awareness that ignorance is the cause of the endless cycle of birth and death. Therefore, bodhisattvas always listen and learn in order to develop their understanding and eloquence. This enables them to educate living beings and bring them to the realm of great joy.

6) Điều Giác Ngộ Thứ Sáu—The Sixth Awakening: Giác ngộ rằng nghèo khổ sinh nhiều oán hận giận hờn, từ đó mà ác duyên kết tụ. Bồ Tát bình đẳng bố thí, không phân biệt kẻ oán người thân, chẳng nghĩ đến lỗi xưa, cũng không ghét người đương thời làm ác—The awareness that poverty creates hatred and anger, which creates a vicious cycle of negative thoughts and activity. When practicing generosity, bodhiattvas consider everyone, friends and enemies alike, as equal. They do not condemn anyone’s past wrongdoings, nor do they hate those who are presently causing harm.

7) Điều Giác Ngộ Thứ Bảy—The Seventh Awakening: Giác ngộ rằng ngũ dục dẫn đến lỗi vạ. Dù cùng người tục sinh sống mà không nhiễm thói trần tục. Như vị Tỳ Kheo xuất gia, thường chỉ tam y nhất bát, sống thanh bần lạc đạo, giới hạnh thanh cao, bình đẳngtừ bi với tất cả chúng sanh mọi loại—The awareness that the five categories of desire lead to difficulties. Although we are in the world, we should try not to be caught up in worldly matters. A monk, for example, has in his possession only three robes and one bowl. He lives simply in order to pratice the Way. His precepts keep him free of attachment to worldly things, and he treats everyone equally and with compassion.

8) Điều Giác Ngộ Thứ Tám—The Eighth Awakening: Giác ngộ lửa dữ sanh tử gây ra vô lượng khổ não khắp nơi. Bồ tát phát đại nguyện cứu giúp tất cả chúng sanh mọi loài, cùng chịu khổ với chúng sanh mọi loài, và dẫn dắt chúng sanh đến cảnh giới an lạc—The awareness that the fire of birth and death is raging, causing endless suffering everywhere. Bodhisattvas should take the Great Vow to help everyone, to suffer with everyone, and to guide all beings to the realm of great joy. 

** For more information, please see Kinh Bát

 Đại Nhân Giác.

Bát Đại Nhiệt Địa Ngục: The eight great naraka or hot hells (nhiệt địa ngục):

1) Đẳng hoạt địa ngục: Sanjiva—Sau khi bị hình phạt thì trở lại như cũ—The hell of rebirth.

2) Hắc thằng địa ngục: Kalasutra—Kẻ phạm tội bị căng dây thừng đen trước khi hành hình—The hell of black cords or chains.

3) Chúng hợp địa ngục: Sanghata—Phạm nhân cấu xé lẫn nhau thành một khối giữa hai núi rồi cùng rớt xuống vực với nhau—The hell in which all are squeezed into a mass between two mountains falling together.

4) Hiệu kiếu địa ngục: Raurava—Phạm nhân bị hành hình kêu la thảm thiết—The hell of crying and wailing.

5) Đại hiệu kiếu địa ngục: Maharaurava—Nơi tiếng kêu khóc càng to hơn khi bị hành hình—The hell of great crying.

6) Đàn nhiệt địa ngục: Tapana—Phạm nhân bị đốt cháy khi bị hành hình—The hell of burning.

7) Đại nhiệt địa ngục: Pratapana—Nơi đây sức nóng tăng lên gấp bội—The hell of fierce heat.

8) Vô gián địa ngục: Avici—Kẻ phạm tội bị hành hình chết đi sống lại không ngừng—Unintermitted rebirth into its sufferings with no respite.

Bát Đại Tân Khổ: See Bát khổ.

Bát Đại Tự Tại Ngã: Tám cái ngã tự tại lớn—The eight great powers of personality or sovereign independence:

1) Năng thị hiện một thân làm nhiều thân: Powers of self-manifolding.

2) Năng thị hiện một trần thân đầy cả đại thiên thế giới: Powers of infinite expansion.

3) Năng cất thân nhẹ nhàng tới khắp mọi nơi: Powers of levitation and transportation.

4) Thường ở một cõi năng hiện vô lượng loại: Powers of manifesting countless forms permanently in one and the same place.

5) Năng dùng các căn thay cho nhau: Powers of use of one physical organ in place of another.

6) Được mọi pháp mà tưởng chừng như không có pháp: Obtaining all things as if nothing.

7) Thuyết nghĩa một bài kệ trải qua vô lượng kiếp: Expounding a stanza through countless kalpas.

8) Thân khắp mọi chốn giống như cõi hư không: Ability to traverse the solid as space. 

Bát Đàm Ma La Ca: Padmaraga (skt)—See Bát Ma La Ca.

Bát Đảo: See Bát Điên Đảo.

Bát Đạo: See Bát Chánh Đạo.

Bát Đặc Ma: Padma or Raktapadma (skt)—Ba Đầu Ma—Bát Đàm Ma.

1) Hồng Liên Hoa, một trong những biểu tượng của chân Phật: The red lotus; one of the sign of the foot of a Buddha.

2) Địa ngục thứ bảy trong Bát Hàn Địa Ngục: The seventh of the eight cold hells—See Địa Ngục (A) (b) (7).

Bát Đầu Ma: Padma (skt)—See Lotus, and Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Bát Đế: Satya (skt)—Tám sự thật—The eight truths (postulates or judgments):

A. The first four abstract or philosophical:

1) Thế gian thế tục đế: Vô thật đế—Common postulates on reality, considering the nominal as real.

2) Đạo lý thế tục đế: Tùy sự sai biệt đế—Common doctrinal postulates (the five skandhas).

3) Chứng đắc thế tục đế: Phương tiện an lập đế—Abstract postulates (the four Noble Truths).

4) Thắng nghĩa thế tục đế: Giả danh phi an lập đế—Temporal postulates in regard to the spiritual in the material.

B. The second abstract or philosophical four:

5) Thế gian thắng nghĩa đế: Thể dụng hiển hiện đế—Postulates on constitution and function of the five skandhas.

6) Đạo lý thắng nghĩa đế: Nhơn quả sai biệt đế—Postulates on cause and efect.

7) Chứng đắc thắng nghĩa đế: Y môn hiển thật đế—Postulates o the void or the immaterial.

8) Thắng nghĩa thắng nghĩa đế: Phế thuyên đàm chỉ—Postulates on the pure inexpressible ultimate or absolute. 

Bát Điên Đảo: Tám điên đảo—The eight upside-down views:

A. Phàm phu Tứ Điên Đảo—Four upside-down views for ordinary people:

1) Thường điên đảo: Heretics believe in permanence.

2) Lạc điên đảo: Heretics believe in pleasure.

3) Ngã điên đảo: Heretics believe in personality.

4) Tịnh điên đảo: Heretics believe in purity.

B. Nhị Thừa Tứ Điên Đảo—Four upside-down views for both Hinayana and Mahayana:

5) Vô thường điên đảo: Niết bànthường hằng vĩnh cửu; tuy nhiên tà đạo lại cho rằng ngay cả Niết bàn cũng vô thường—Nirvana is permanent and eternal; however, heretics believe that everything including nirvana as impermanent.

6) Vô lạc điên đảo: Niết bàn là nơi của an lạc; tuy nhiên tà đạo lại cho rằng mọi nơi kể cả Niết bàn đều khổ chứ không vui—Nirvana is a permanent place of bliss; however, heretics believe that everywhere including nirvana as no pleasure, but suffering.

7) Vô ngã điên đảo: Niết bànchân Phật tánh; tuy nhiên tà đạo cho rằng làm gì có cái Phật tánh—Nirvana is a real Buddha-nature; however, heretics believe that there is no such Buddha-nature.

8) Vô tịnh điên đảo: Niết bànthanh tịnh; tuy nhiên, tà đạo cho rằng ngay cả Niết bàn cũng bất tịnh—Nirvana is pure; however, heretics believe that everything is impure.

** For more information, please see Tam

 Điên Đảo, Tứ Điên Đảo, and Thất Điên

 Đảo in Vietnamese-English Section.

Bát Định: Tám mức độ trừu tượng cố định, bốn thiền na tương ứng với “tứ thiền thiên;” bốn mức độ trừu tượng cố định tuyệt đối tương ứng với “tứ không xứ”—The eight degrees of fixed abstraction, four dhyanas corresponding to the four divisions in the heavens of form (Tứ Thiền thiên); four degrees of absolute fixed abstraction on the immaterial corresponding to the arupadhatu in the heavens of formless (Tứ Không xứ)—See Tứ Thiền thiên and Tứ Không Xứ.

Bát Đọa: Parajikas (skt)—Bát Ba La Di--Bát Cực Trọng Cảm Đọa Tội—Bát Trọng—Chữ Parajika được lấy từ gốc chữ Bắc Phạn Para và Jika có nghĩa là ĐỌA. Bát Đọa có nghĩa là tám tội Ba La Di thoái đọa pháp phải và bị khai trừ khỏi Ni Chúng. Theo quan điểm xuất gia của Phật giáo thì những vi phạm nầy được xem là có tính chất nghiêm trọng. Bất cứ vị Ni nào, bất kể thứ bậc và thâm niên trong Giáo Đoàn, hễ phạm phải một trong Bát Ba La Di nầy sẽ bị trục xuất khỏi Giáo Đoàn. Một khi bị trục xuất sẽ không bao giờ được phép trở lại Giáo Đoàn (bất cứ hệ phái nào trong Phật Giáo). Những vị nầy sẽ vĩnh viễn bị đọa lạc. Vì thế mà Đức Phật khuyến cáo chư Ni phải cẩn trọng đừng để vướng phải một trong Bát Ba La Di nầy—The eight grave prohibitions or sins—The word Parajika is derived from the Sanskrit root Para and Jika which means that makes DEFEAT. Eight parajikas for nuns mean eight causes of falling from grace and final excommunication or expulsion of a nun. According to the monastic point of view, these offences are regarded as very serious in nature. Any nuns, regardless of their ranks and years in the Order, violate any one of these offences, are subject to expulsion from the Order of the Nuns. Once they are expelled, they are never allowed to join the Order again. They are defeated forever. Therefore, the Buddha cautioned all nuns not to indulge in any one of them:

(A1)Theo Đại Thừa và Tiểu Thừa—According to the Mahayana and Hinayana:

1) Sát: Giết hại chúng sanh—Vadha-himsa (skt)—Killing—See Sát Sanh.

2) Đạo: Trộm Cắp—Adattadana (skt)—Stealing—See Trộm Cắp.

3) Dâm Dục: Phạm tội thông dâm—Abrahmacarya (skt)—Adultery—Sexual immorality or bestiality—See Dâm.

4) Vọng: Vọng ngữ hay nói dối—Uttaramanusyadharma-pralapa (skt)—False speaking—Falsity—See Nói Dối, and Nói Lời Đâm Thọc

(A2)Theo Mật Giáo—According to the Esoteric sect:

1) Xả Chánh Pháp: Phế bỏ Chánh Pháp—Discarding the truth.

2) Xả Bồ Đề Tâm: Phế bỏ Bồ Đề tâm—Discarding the Bodhi-mind.

3) Khan Lận Thắng Pháp: Ích kỷ trong việc truyền bá Chánh Pháp—Being mean or selfish in regard to the supreme law.

4) Não Hại Chúng Sanh: Làm tổn hại đến chúng sanh—Injuring the living.

(B)

5) Cấm rờ, đẩy, kéo một người đàn ông: A nun should not engage in the action of rubbing, touching, and pressing against a male person (she should never touch or press a male person below the collar-bone and above the circle of the knees).

6) Cấm đến gần, nói chuyện, hoặc hẹn hò với một người đàn ông: A nun should not approach a man, standing near him, holding a talk with him, or suggesting to go a rendez-vous (date) with him.

7) Cấm dấu tội nặng của một Ni cô khác:A nun should not conceal (hide) parajika offences of some other nuns.

8) Cấm a tòng theo một Ni cô khác phạm đại giới: A nun should not join in (following) another Bhikhuni who has committed a parajika offence.

Bát Đồng Tử: See Bát Đại Đồng Tử của Bất Động Tôn Minh Vương.

Bát Đức: Tám công đức làm cho Phật có khả năng ban phước hạnh cho con người—Eight virtues that enable Buddha to bestow blessings and happiness upon the people:

1) Khả năng làm lợi íchhạnh phúc cho chúng sanh qua thực hành giáo pháp của Ngài: Ability to bring immediate benefits and happiness in the world through practice of His teaching.

2) Khả năng phán đoán một cách chính xác thiện ác chánh tà: Ability to judge correctly between good and bad, right and wrong.

3) Khả năng giáo đạo chính đạo khiến chúng sanh giác ngộ: Ability to lead people to enlightenment by teach his right way. 

4) Khả năng dẫn đạo khiến chúng sanh nhập chánh đạo: Ability to lead and guide people to convert to the right way.

5) Khả năng tránh tâm kiêu mạn: Ability to avoid pride and boasting.

6) Khả năng y ngôn thực hành (Nói làm như nhứt): Ability to do what He has spoken.

7) Khả năng hướng dẫn chúng sanh một cách bình đẳng: Ability to lead all people by an equal way.

8) Khả năng hoàn thành mãn túc chư nguyện: Ability to fulfill the vows of his compassionate heart.

Bát Gia Cửu Tông: See Bát Tông Cửu Tông in Vietnamese-English Section.

Bát Già: The eight negations—See Bát Bất Trung Đạo.

Bát Già Tuần: Pancabhijnana (skt)—The five supernatural powers—See ngũ Thần Thông.

Bát Giác:

(A) Octagonal.

(B) Tám loại ác giác—The eight wrong perceptions of thought:

1) Dục giác: Desire.

2) Sân giác: Hatred.

3) Não giác: Vexation with others.

4) Thân lý giác: Nhớ nhà—Home-sickness.

5) Quốc độ giác: Ái quốc hay nghĩ đến sự lợi ích của quốc gia—Patriotism or thoughts of the country’s welfare.

6) Bất tử giác: Không thích cái chết—Dislike of death.

7) Tộc tính giác: Vì cao vọng cho dòng họ—Ambition for one’s clan or family.

8) Khinh vụ giác: Khi dễ hay thô lỗ với người khác—Slighting or being rude to others. 

Bát Giải Đãi Sự: Kusita-vatthuni (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám sự giải đãi—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight occasions of indolence:

1) Cơ hội giải đãi thứ nhất—The first occasion of indolence: Ở đây có việc vị Tỳ Kheo phải làm. Vị nầy nghĩ: “Có công việc ta sẽ phải làm. Nếu ta làm việc, thời thân ta sẽ mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy bèn nằm xuống, không tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ—Here a monk has a job to do. He thinks: “I’ve got this job to do, but it will make me tired. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up enough energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

2) Cơ hội giải đãi thứ hai—The second occasion of indolence: Ở đây một việc đã được vị Tỳ Kheo làm. Vị nầy nghĩ: “Ta đã làm một công việc. Do ta làm một công việc nên thân ta mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn đạt được điều chưa đạt được, thành tựu điều chưa thành tựuchứng ngộ điều chưa chứng ngộ—Here, a monk who has done some work, and thinks: “I’ve done this work, now I’m tired. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, and to realise the unrealised.

3) Cơ hội giải đãi thứ ba—The third occasion of indolence: Ở đây có con đường mà vị Tỳ Kheo phải đi. Vị nầy nghĩ: “Đây là con đường mà ta sẽ phải đi. Khi ta đi con đường ấy, thân ta sẽ mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt, thành tựu điều chưa thành tựuchứng ngộ điều chưa chứng ngộ—Here a monk who has to go on a journey, and thinks: “I have to go on this journey. It will make me tired. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, and to realise the unrealised.

4) Cơ hội giải đãi thứ tư—The fourth occasion of indolence: Ở đây con đường vị Tỳ Kheo đã đi. Vị nầy nghĩ: “Ta đã đi con đường, do ta đã đi con đường nên thân ta mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn đạt được điều chưa đạt, thành tựu điều chưa thành tựuchứng ngộ điều chưa chứng ngộ—Here a monk who has been on a journey, and thinks: “I’ve been on this journey. Now I’m tired. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplish, and to realise the unrealised.

5) Cơ hội giải đãi thứ năm—The fifth occasion of indolence: Ở đây vị Tỳ Kheo đi khất thực trong làng hay tại đô thị, không nhận được các đồ ăn loại cứng hay loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Vị ấy nghĩ: “Ta đi khất thực ở làng hay đô thị, không nhận được đồ ăn loại cứng hay loại mềm đầy đủ như ý muốn. Thân nầy của ta bị mệt mỏi, không lợi ích gì. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy nằm xuống, không tinh tấn đạt được điều chưa đạt, thành tựu điều chưa thành tựuchứng ngộ điều chưa chứng ngộ—Here a monk who goes on the alms-round in a village or town and does not get his fill of food, whether coarse or fine, and he thinks: “I’ve gone for alms-round in the village or town and don’t get my fill of food, whether coarse or fine. Now I’m tired. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomlished, and to realise the unrealised.

6) Cơ hội giải đãi thứ sáu—The sixth occasion of indolence: Ở đây vị Tỳ Kheo đi khất thực tại làng hay thị xã, nhận được các đồ ăn loại cứng và loại mềm đầy đủ như ý muốn. Vị ấy nghĩ: “Ta đi khất thực tại làng hay tại thị xã, nhận được các thức ăn, loại cứng và loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Thân ta nặng nề như thể đang mang bầu, không thể làm gì được. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy nằm xuống, không tinh tấn—Here a monk who goes on alms-round in a village or town and gets his fill of food, whether coarse or fine, and he thinks: “I’ve gone for alms-round in a village or town and get my fill of food, whether coarse or fine, and my body is heavy and useless as if I were pregnant. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

7) Cơ hội giải đãi thứ bảy—The seventh occasion of indolence: Ở đây vị Tỳ Kheo bị bệnh nhẹ. Vị nầy nghĩ: “Nay ta đau bệnh nhẹ, cần phải nằm nghỉ. Vậy ta nên nằm xuống.” Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt, thành tựu điều chưa thành tựu, và chứng ngộ điều chưa chứng ngộ—Here a monk who has developed some light indisposition, and he thinks: “I’d better have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

8) Cơ hội giải đãi thứ tám—The eighth occasion of indolence: Ở đây vị Tỳ Kheo mới khỏi bệnh không bao lâu. Vị ấy nghĩ: “Ta mới khỏi bệnh không bao lâu. Thân nầy của ta yếu đuối, không làm được việc gì, vậy ta hãy nằm xuống. Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt, để thành tựu điều chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được—Here a monk who is recuperating, having not long recovered from an illness, and he thinks: “My body is weak and useless. I’ll have a rest.” So he lies down and does not stir up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised. 

Bát Giải Thoát: Eight forms of liberation—See Bát Giải Thoát Tam Muội.

Bát Giải Thoát Tam Muội: Asta-vimoksa (skt)—Tám giải thoát, hay tám phép thiền định giải thoát khỏi sắc dục—Eightfold liberation—Eight liberations—Liberation, deliverance, freedom, emancipation, escape, release in eight forms. The eight types of meditation for removing various attachments to forms and desires.

1) Nội hữu sắc tưởng, ngoại quán sắc giải thoát Tam muội: Tự mình có sắc, thấy có sắc. Trong giai đoạn nầy hành giả tự mình quán thân bất tịnh—Possessing form, one sees forms—Liberation when subjective desire arises, by examination of the object, or of all things and realization of their filthiness. In this stage, cultivators remove passions by meditation on the impurity of one’s own body.

2) Nội vô sắc tưởng, ngoại quán sắc giải thoát Tam muội: Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc bất tịnh—Not perceiving material forms in oneself, one sees them outside—Liberation when no subjective desire arises by still meditating or contemplating of the object or of all things. First contemplating on impurity of external objects, then on purity.

3) Tịnh thân tác chứng cụ túc trụ giải thoát: Tịnh giải thoát thân chứng Tam muội—Quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy để đoạn diệt dục vọng. Thinking “It is pure,” one becomes intent on it, one enters. Liberation by concentration on the pure to remove passions, or to realize a permanent state of freedom from all desires.

4) Không vô biên xứ giải thoát (Không xứ giải thoát Tam muội): Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến những tưởng khác biệt, với suy tư: “Hư không là vô biên: chứng và trú Không Vô Biên Xứ, nơi mọi luyến chấp vào vật chất đều bị tận diệt bằng thiền quán—By completely transcending all perception of matter, by the vanishing of the perception of sense-reactions and by non-attention to the perception of variety, thinking: “Space is infinite,” one enters and abides in the Sphere of Infinite Space, where all attachments to material objects have been completely extinguished by meditation on boundless consciousness. Liberation on realization of the Sphere of Infinity of Space, or the immaterial.

5) Thức vô biên xứ giải thoát (Thức xứ giải thoát Tam muội): Vượt khỏi hoàn toàn Hư Không vô biên xứ, với suy tư “Thức là vô biên” chứng và trú Thức vô biên xứ, nơi mọi luyến chấp vào “không” đều bị tận diệt bằng thiền định—By transcending the Sphere of Infinite Space, thinking: “Consciousness is infinite,” one enters and abides in the Sphere of Infinite of Consciousness, where all attachments to void have been completely removed by meditation. Liberation in realization of infinite knowledge or the Sphere of Infinite Consciousness.

6) Vô sở hữu xứ giải thoát Tam muội: Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư “không có vật gì” chứng và trú Vô sở hữu xứ, nơi mọi luyến chấp vào thức hoàn toàn bị tận diệt bằng thiền định—By transcending the Sphere of Infinite Consciousness, thinking: “There is nothing,” one enters and abides in the Sphere of No-Thingness, where all attachments to consciousness have been completely removed by meditation. Liberation in realization of the Sphere of Nothingness, or nowhereness.

7) Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát Tam muội: Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nơi đây mọi luyến chấp vào hữu đối hoàn toàn bị đoạn tận bằng thiền định—By transcending the Sphere of No-Thingness, one reaches and abides in the Sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception (neither thought nor non-thought) where all attachments to non-existence have been completely extinguished by meditation. Liberation in the state of mind where there is neither thought nor absence of thought (the Sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception).

8) Diệt thọ tưởng định giải thoát (Diệt tận định xứ giải thóat Tam muội): Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng. Đây là giai đoạn hoàn toàn tịch diệt hay Niết Bàn—By transcending the Sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception, one enters and abides in the Cessation or extinguishing all thoughts (perceptions) and feelings—Liberation by means of a state of mind in which there is final or total extinction, nirvana.

Bát Giao Đạo: Tám con đường trong tám hướng, giao nhau bằng những viền vàng đã được nói đến trong Kinh Pháp Hoa—The eight roads in the eight directions, bounded with golden cords, mentioned in the Lotus Sutra as in certain Buddha-realms.

Bát Giáo: Tám giáo pháp do trường phái Thiên Thai đặt ra từ những lời giáo huấn của Phật từ lúc Ngài giảng Kinh Hoa Nghiêm, đến Pháp Hoa và Niết Bàn—The eight T’ien-T’ai classifications of Sakyamuni’s teaching, from the Avatamsaka to the Lotus and Nirvana Sutras.

(A) Hóa Pháp Tứ Giáo: Bốn giáo hóa pháp chứa đựng chân lý thích ứng tùy từng khả năng của đệ tử—The four kinds of teaching of the content of the Truth accommodated to the capacity of his disciples.

1) Tam Tạng Giáo: Tam Tạng kinh điển cho Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát—The Tripitaka or Hinayana teaching for Sravakas and Pratyekabuddhas, the Bodhisattva doctrine being subordinate; it also included the primitive sunya doctrine as developed in the Satyasiddhi sastra.

2) Thông Giáo: Đốn giáo chứa đựng trong các kinh điển Tiểu và Đại thừa dành cho các hàng Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát được ghi lại trong Du Già Luận của trường phái Trung Đạo—His later “Immediate” teaching which contained Hinayan and Mahayana doctrine for Sravakas, Pratyekabuddhas, and bodhisattvas, to which are attributed the doctrine of Dharmalaksana or Yogacara and Madhyamika schools.

3) Biệt Giáo: Dành riêng cho Bồ Tát của trường phái Đại thừa—The Buddha’s differential or separated, bodhisattva teaching, definitely Mahayana.

4) Viên Giáo: Giáo lý phổ cập và hoàn chỉnh cho hàng Bồ Tát được thuyết giảng trong các Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn—His final, perfect, bodhisattva, universal teaching as preached, i.e., the Lotus and Nirvana Sutras. 

(B) Hóa Nghi Tứ Pháp: Bốn giáo hóa nghi của Đức Phật—The Buddha’s four modes of instruction.

5) Đốn Giáo: Giáo lý trực tiếp giảng hết về chân lý như trong Kinh Hoa Nghiêm—Direct teaching without reserve of the whole truth, i.e., the Avatamsaka Sutra.

6) Tiệm Giáo: Tiệm giáo như trong Kinh A Hàm, Phương Dẳng và Niết Bàn—Gradual or or graded teaching, i.e., Agama and Nirvana Sutras.

7) Bí Mật Giáo: Những lời dạy bí mật mà chỉ có một vài vị đặc biệt mới hiểu được—Esoteric teaching, only understood by special members of the assembly.

8) Bất Định Giáo: Giáo lý chung, từ đó người nghe tùy theo khả năng của mình mà lãnh hội—General or Indeterminate teaching, from which each hearer would derive benefit according to his interpretation.

Bát Giới: Tám giới đầu trong Thập GiớiĐức Phật chế ra cho Phật tử tại gia cứ mỗi nửa tháng là phải giữ tám giới nầy trong 24 giờ—The first eight of the ten commandments which the Buddha set forth for lay Buddhists to observe 24 hours every fornight:

1) Không sát sanh: Not to kill.

2) Không trộm cắp: Not to steal or to take things not given.

3) Không tà dâm: Not to commit sexual misconduct (ignoble conduct).

4) Không vọng ngữ: Not to speak falsely.

5) Không uống rượu: Not to drink wine and beer.

6) Không xức nước hoa, trang điểm, nhảy múa hay ca hát, ngay cả không nghe nhạc—Not to indulge in cosmetics, personal adornments (not to use adornments of flowers, nor perfumes), dancing or music, even not to listen to music (not to perform as an actor, juggler, acrobat, or go to watch and hear them).

7) Không nằm giường cao giường đẹp, mà chỉ nằm chiếu trải trên đất: Not to sleep on high and fine beds (not to sit on elevated, broad, and large divans or beds), but on a mat on the ground.

8) Không ăn sái giờ: Not to eat out of regulation hours.

** Một vài người chia giới số 6 thành 6 và 7,

 giới thứ 7 trở thành giới thứ 8—Some

 split number 6 into 6 and 7, and number 7

 becomes 8.

** For more information, please see Thập

 (Bất) Hối Giới and Bát Quan Trai Giới.

Bát Giới Hối Quá: Patidesanniya (skt)—Theo Tôn Sư Minh Đăng Quang trong Luật Nghi Khất Sĩ, chữ Patidesaniya là gốc chữ Bắc Phạn, có nghĩa là phát lồ xưng ra sự vi phạm luật xuất gia trước Giáo Hội. Tám giới Ba La Đề Xá Ni là những vi phạm mà hình phạt phải được Giáo Hội quyết định. Nếu không đau, mà vị Ni nào đòi hỏi một trong những điều dưới đây đều phạm tội Ba La Đề Xá Ni, phải xưng ra rõ ràng. Xưng rõ ràng có nghĩa là trong kỳ Bố Tát, vị Ni ấy phải nói: “Thưa Ni chúng, tôi đã phạm phải một vấn đề đáng trách phải xưng tội xả đọa, và tôi xin xưng ra đây.”—According to Most Honorable Master Minh Đăng Quang in The Rules for Mendicant Bhiksus and Bhiksunis, the word Patidesaniya is a Sanskrit word means a confession of an offence or some sort of transgression of monastic rules which ought to be confessed before the Order, and the punishments for these offences are decided by the Order. Any nun who is not ill, but asking for any one of these below mentioned things, commits an offence which ought to be confessed with clear expression. By clear expression, it is meant that the nun should say: “I have fallen, sisters, into a blameworthy matter which ought to be confessed and I confessed it.”

1) Cấm nếu không đau, không được xin sữa hay đậu: It is not proper for a nun who is not ill to ask for milk or beans (curd). 

2) Cấm nếu không đau, không được xin dầu: It has been stated that it is not proper for a nun who is not ill to ask for oil.

3) Cấm nếu không đau, không được xin mật hoa: It is not proper for a nun who is not ill to ask for honey.

4) Cấm nếu không đau, không được xin đường: It is not proper for a nun who is not ill to ask for sugar.

5) Cấm nếu không đau, không được xin bột:

6) Cấm nếu không đau, không được xin cháo: It is not proper for a nun who is not ill to ask for ghee (rice soup).

7) Cấm nếu không đau, không được xin đồ ngon: It is not proper for a nun who is not ill to as for delicious food (for curing the illness).

8) Cấm nếu không đau, không được xin đồ quí (thường là thuốc men để trị bệnh): It is not proper for a nun who is not ill to ask for precious things (usually medications for healing the illness).

Bát Hải: Eight oceans—See Cửu Sơn Bát Hải.

Bát Hải Đức: The eight virtues of the ocean—See Hải Đức

Bát Hàn Bát Nhiệt: Tám địa ngục lạnh và tám địa ngục nóng—The eight cold and eight hot hells—See Bát Hàn Địa NgụcBát Nhiệt Địa Ngục

Bát Hàn Địa Ngục: Tám địa ngục lạnh—The eight cold narakas or hels:

1) Át Phù Đà Địa Ngục: Nghạch bộ đà—Địa ngục quá lạnh nên nổi gai ốc—Arbuda—Hell of tumours and blains.

2) Ni La Phù Đà Địa Ngục: Ni thích bộ đà—Lạnh quá nứt vỡ da thịt—Nirabuda—Enlarged Arbuda.

3) A Đa Đa Địa Ngục: Át Triết Tra—Nghạch chiết sá—Tiếng kêu rên do quá lạnh rét—Atata—Hell of chattering teeth.

4) A Bà Bà Địa Ngục: Hoắc hoắc bà—Tiếng kêu rít lên vì lạnh—Ababa—Hell of the only sound to possible to frozen tongues.

5) Ẩu Hầu Hầu Địa Ngục: Hổ hổ bà—Tiếng kêu rên hừ hừ từ trong cổ họng—Ahaha—Hahava—Hell of the only sound to frozen throats.

6) Ưu Bát La Địa Ngục: Ổn bát ma—Thanh liên hoa—Quá lạnh nên da nứt nở ra như hình cọng sen—Utpata—Hell of blue lotus flower, the flesh being covered with sore resmebling it.

7) Ba Đầu Ma Địa Ngục: Bát đặc ma—Hồng liên hoa—Phạm nhân phải chịu rét đến độ da thị đỏ lên như sen hồng—Padma—Red lotus flower, the flesh being covered with sore resembling it.

8) Phân Đà Lợi Địa Ngục: Maha Bát đặc ma—Đại hồng liên hoa—Phạm nhân bị lạnh đến độ da thịt đau đớn và có hình như những cánh sen lớn—Pundarika—The great lotus flower, the flesh being covered with sore resembling it.

Bát Hòa La: Pravarana (skt)—Bạt Hòa La—Bát Hòa Lan—Bát Lạt Bà Lạt Nã.

1) Đồ ăn cúng dường Tam Bảo trong ngày cuối cùng của mùa An Cư Kiết Hạ: A freewill offering made, or the rejoicings on the last day of the summer retreat.

2) Ngày phát lồ sám hối trước chúng của chư Tăng Ni: The day of mutual confession.

Bát Hội: Kinh Hoa Nghiêm được Phật thuyết giảng tại tám chúng hội—The Avatamsaka Sutra was delivered at eight assemblies. 

Bát Hương: Incense-burner—Incense bowl

Bát Khất Thực: Tỳ kheo ôm bình đi quanh xóm cho đến khi đầy bát thì quay trở về tịnh xá độ ngọ—Beggar-bowl—Begging bowl—Bhikhus go around the neighborhood getting their bowls filled with food and return to the monastery to eat before noon.

Bát Khổ: Chúng sanhvô số nỗi khổ. Tuy nhiên, trong “Khổ Đế” của Đức Thế Tôn có tám điều đau khổ căn bản—Human beings have countless sufferings; however, Sakyamuni Buddha explained the eight basic causes of suffering:

1) Sanh Khổ: Suffering of Birth—Ngay khi còn trong bụng mẹ, con người đã có ý thứccảm thọ. Thai nhi cũng cảm thấy sung sướngđau khổ. Khi mẹ ăn đồ lạnh thì thai nhi cảm như đang bị đóng băng. Khi mẹ ăn đồ nóng, thai nhi cảm như đang bị thiêu đốt, vân vân. Thai nhi sống trong chỗ chật hẹp tối tăm nhơ nhớp, vừa lọt lòng đã kêu khóc oa oa. Rồi từ đó khi lạnh, nóng, đói, khát, côn trùng cắn đốt, chỉ biết kêu khóc mà thôi. Huệ nhãn của Phật thấy rõ những chi tiết ấy, nên ngài xác nhận sanh đã là khổ. Chính vì thế cổ đức có nói:

 “Vừa khỏi bào thai lại nhập thai,

 Thánh nhân trông thấy động bi ai!

 Huyễn thân xét rõ toàn nhơ nhớp.

 Thoát phá mau về tánh bản lai.”

 (Niệm Phật Thập Yếu—Hòa Thượng

 Thích Thiền Tâm)

—Birth is suffering—While still in the womb, human beings already have feelings and consciousness. They also experience pleasure and pain. When the mother eats cold food, the embryo feels as though it were packed in ice. When hot food is ingested, it feels as though it were burning, and so on. The embryo, living as it is in a small, dark and dirty place, immediately lets out scream upon birth. From then on, all it can do is cry when it feels cold, hot, hungry, thirsty, or suffers insect bites. Sakyamuni Buddha in his wisdom saw all this clearly and in detail and therefore, described birth as suffering. The ancient sages had a saying in this regard:

“As soon as sentient beings escape one 

 womb, they enter another,

 Seeing this, sages and saints are deeply 

 moved to such compassion!

 The illusory body is really full of filth,

 Swiftly escaping from it, we return to our

 Original Nature.”

 (The Pure Land Buddhism in Theory and

 Practice—Most Ven. Thích Thiền Tâm).

2) Già Khổ: Suffering of old age.

a) Chúng ta khổ đau khi chúng ta đến tuổi già, đó là điều tự nhiên. Khi đến tuổi già, cảm quan con người thường hết nhạy bén; mắt không còn trông rõ nữa, tai không còn thính nữa, lưng đau, chân run, ăn không ngon, trí nhớ không còn linh mẫn, da mồi, tóc bạc, răng long. Dù cho bực thanh niên tuấn nhã, hay trang thiếu nữ tiên dung, khi đến tuổi nầy âu cũng:

“Bao vẻ hào hoa đâu thấy nữa.

 Một thân khô kiệt nghĩ buồn tênh!”

Lắm kẻ tuổi già lú lẩn, khi ăn mặc, lúc đại tiểu tiện đều nhơ nhớp, con cháu dù thân, cũng sanh nhàm chán. Kiếp người dường như kiếp hoa, luật vô thường chuyển biến khi đã đem đến cho hương sắc, nó cũng đem đến cho vẻ phai tàn. Xét ra cái già thật không vui chút nào, thân người thật không đáng luyến tiếc chút nào! Vì thế nên Đức Phật bảo già là khổ và Ngài khuyên Phật tử nên tu tập để có khả năng bình thản chịu đựng cái đau khổ của tuổi già—Old age is suffering—We suffer when we are subjected to old age, which is natural. As they reach old age, human beings have diminished their faculties; their eyes cannot see clearly anymore, their ears have lost their acuity, their backs ache easily, their legs tremble, eating is not easy and pleasurable as before, their memories fail, their skin dries out and wrinkles, hair becomes gray and white, their teeth ache, decay and fall out. In old age, many persons become confused and mixed up when eating or dressing or they become uncontrollable of themselves. Their children and other family members, however close to them, soon grow tired and fed up. The human condition is like that of a flower, ruled by the law of impermanence, which, if it can bring beauty and fragrance, also carries death and decayin its wake. In truth, old age is nothing but suffering and the human body has nothing worth cherishing. For this reason, Sakyamuni Buddha said: old age is suffering! Thus, he advised Buddhists to strive to cultivate so they can bear the sufferings of old age with equanimity.

3) Bệnh Khổ: Suffering of Disease (sickness).

a) Có thân là có bịnh vì thân nầy mở cửa cho mọi thứ bịnh tật. Vì vậy bịnh khổ là không tránh khỏi. Có những bệnh nhẹ thuộc ngoại cảm, đến các chứng bệnh nặng của nội thương. Có người vướng phải bệnh nan y như lao, cùi, ung thư, bại xụi. Trong cảnh ấy, tự thân đã đau đớn, lại tốn kém, hoặc không có tiền thuốc thang, chính mình bị khổ lụy, lại gây thêm khổ lụy cho quyến thuộc: Sickness is suffering—To have a body is to have disease for the body is open to all kinds of diseases. So the suffering of disease is inevitable. Those with small ailments which have an external source to those dreadful diseases coming from inside. Some people are afflicted with incurable diseases such as cancers or delibitating ailments, such as osteoporosis, etc. In such condition, they not only experience physical pain, they also have to spend large sums of money for treatment. Should they lack the required funds, not only do they suffer, they create additional suffering for their families.

b) Cái khổ về bệnh tật nầy nó đau đớn hơn cái đau khổ do tuổi già gây ra rất nhiều. Hãy suy gẫm, chỉ cần đau răng hay nhức đầu nhẹ thôi mà đôi khi cũng không chịu đựng nổi. Tuy nhiên, dù muốn hay không muốn, chúng ta cũng phải chịu đựng cái bệnh khổ nầy. Thậm chí Đức Phật là một bậc toàn hảo, người đã loại bỏ được tất cả mọi ô trược, mà Ngài vẫn phải chịu đựng khổ đau vật chất gây ra bởi bệnh tật. Đức Phật luôn bị đau đầu. Còn căn bệnh cuối cùng làm cho Ngài đau đớn nhiều về thể xác. Do kết quả của việc Đề Bà Đạt Đa lăn đá mong giết Ngài. Chân Ngài bị thương bởi một mảnh vụn cần phải mổ. Đôi khi các đệ tử không tuân lời giáo huấn của Ngài, Ngài đã rút vào rừng ba tháng, chịu nhịn đói, chỉ lấy lá làm nệm trên nền đất cứng, đối đầu với gió rét lạnh buốt. Thế mà Ngài vẫn bình thản. Giữ cái đau đớnhạnh phúc, Đức Phật sống với một cái tâm quân bình: The sufferings caused by diseases is more painful than the sufferings due to old age. Let imagine, even the slightest tootache or headache is sometimes unbearable. However, like or dislike, we have no choice but bearing the suffering of sickness. Even the Buddha, a perfect being, who had destroyed all defilements, had to endure physical suffering caused by disease. The Buddha was constantly subjectd to headaches. His last illness caused him much physical suffering was a wound in his foot. As a result of Devadatta’s hurling a rock to kill him, his foot was wounded by splinter which necessiated an operation. When his disciples disobeyed his teachings, he was compelled to retire to a forest for three months. In a foreston a couch of leaves on a rough ground, facing fiercing cold winds, he maintained perfect equnimity. In pain and happiness, He lived with a balanced mind.

4) Tử Khổ: Suffering of Death.

a) Sự khổ trong lúc chết. Tất cả nhân loại đều muốn sanh an nhiên chết tự tại; tuy nhiên, rất ít người đạt được thỏa nguyện. Khi chết phần nhiều sắc thân lại bị bệnh khổ hành hạ đau đớn. Thân đã như thế, tâm thì hãi hùng lo sợ, tham tiếc ruộng vườn của cải, buồn rầu phải lìa bỏ thân quyến, muôn mối dập dồn, quả thật là khổ. Đa phần chúng sanh sanh ra trong tiếng khóc khổ đau và chết đi trong khổ đau gấp bội—Death is suffering—All human beings desire an easy birth and a peaceful death; however, very few of us can fulfill these conditions. At the time of death, when the physical body is generally stricken by disease and in great pain. With the body in this state, the mind is panic-stricken, bemoaning the loss of wealth and property, and saddened by the impending separation from loved ones as well as a multitude of similar thoughts. This is indeed suffering. Sentient beings are born with a cry of pain and die with even more pain.

b) Cái chết chẳng ai mời mà nó vẫn đến, và không ai biết nó sẽ đến vào lúc nào. Như trái rơi từ trên cây, có trái non, trái chín hay trái già; cũng vậy, chúng ta chết non, chết lúc tuổi thanh xuân hay chết lúc già. Như mặt trời mọc ở phía Đông và chỉ lặn về phía Tây. Như hoa nở buổi sáng để rồi tàn vào buổi chiều. Đức Phật dạy: “Cái chết không thể tránh được, nó đến với tất cả mọi người chứ không chừa một ai. Chỉ còn cách tu tập để có thể đương đầu với nó bằng sự bình thản hoàn toàn: The death is unwanted, but it still comes, and nobody knows when it comes. As fruits fall from a tree, ripe or old even so we die in our infancy, prime of mankind, or old age. As the sun rises in the East only to set in the West. As Flowers bloom in the morning to fade in the evening. The Buddha taught: “Death is inevitable. It comes to all without exception; we have to cultivate so that we are able to face it with perfect equanimity.”

5) Ái Biệt Ly Khổ: Suffering due to separation from loved ones (parting with what we love).

a) Thương Yêu Xa Lìa Khổ—Không ai muốn xa lìa người thân thương; tuy nhiên, đây là điều không tránh được. Người thân chúng ta vẫn phải chết và chúng ta phải xa họ trong khổ đau tuyệt vọng. Cảnh sanh ly tử biệt với người thân yêu quả là khổ—Parting with what we love is suffering—No one wants to be separated from the loved ones; however, this is inevitable. We still lose our loved ones to the demon of death, leaving them helpless and forsaken. Separation from loved ones, whether in life or through death, is indeed suffering.

b) Nếu chúng ta chịu lắng nghe lời Phật dạy “Cảnh đời có hợp có tan” thì đây là dịp tốt cho chúng ta thực tập hạnh “bình thản”: If we listen to the Buddha’s teaching “All association in life must end with separation.” Here is a good opportunity for us to practice “equanimity.”

6) Oán Tắng Hội Khổ: Suffering due to meeting with the uncongennial (meeting with what we hate).

a) Phải chịu đựng người mà mình không ưa, người mình ghét, người thường hay chế nhạo phỉ bángxem thường mình quả là khó; tuy nhiên, chúng ta phải luôn chịu cảnh nầy trong cuộc sống hằng ngày. Lại có nhiều gia đình bà con họ hàng thường không đồng ý kiến, nên thường có sự tranh cãi giận ghét buồn phiền lẫn nhau. Đó khác nào sự gặp gỡ trong oan gia, thật là khổ!—Meeting with what we hate is suffering—To endure those to whom we are opposed, whom we hate, who always shadow and slander us and look for a way to harm us is very hard to tolerate; however, we must confront this almost daily in our life. There are many families in which relatives are not of the same mind, and which are constantly beset with disputes, anger and acrimony. This is no different from encountering enemies. This is indeed suffering!

b) Chính vì thế mà Đức Phật khuyên chúng ta nên cố gắng chịu đựng, và suy nghĩ rằng có lẽ chúng ta đang gặt hái hậu quả của nghiệp riêng của mình ở quá khứ hay hiện tại. Chúng ta nên cố gắng thích nghi với hoàn cảnh mới hoặc cố gắng vượt qua các trở ngại bằng một số phương tiện khác: Thus, the Buddha advised us to try to bear them, and think this way “perhaps we are reaping the effects of our karma, past or present.” We should try to accommodate ourselves to the new situation or try to overcome the obstacles by some other means.

7) Cầu Bất Đắc Khổ: Suffering due to unfulfilled wishes (unattained aims)—Lòng tham của chúng ta như thùng không đáy. Chúng ta có quá nhiều ham muốnhy vọng trong đời sống hằng ngày. Người nghèo thì mong được giàu; người giàu mong được giàu hơn; kẻ xấu mong đẹp; người đẹp mong đẹp hơn; người không con mong được có con. Những ước mong nầy là vô kể, chúng ta không thể nào mãn nguyện đâu. Thế nên cầu bất đắc là khổ—Unabling to obtain what we wish is suffering—Our greed is like a container without the bottom. We have so many desires and hopes in our lives. The poor hope to be rich; the rich hope to be richer; the ugly desire for beauty; the beauty desire for beautier; the childless pray for a son or daughter. Such wishes and hopes are innumerable that no way we can fulfill them. Thus, they are a source of suffering.

8) Ngũ Ấm Thạnh Suy Khổ: Suffering due to the raging aggregates (all the ills of the five skandhas)—Có thân là có bịnh đau hằng ngày. Năm ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc ấm thuộc về thân, còn bốn ấm kia thuộc về tâm. Nói một cách đơn giản đây là sự khổ về thân tâm hay sự khổ về sự thạnh suy của thân tâm—All the illnesses of the five skandhas is suffering—To have a body means to experience pain and diseases on a daily basis. Pain and disease also means suffering. The five skandas or aggregates are form, feeling, perception, volition and consciousness. The skandas of form relates to the physical body, while the remaining four concern the mind. Simply speaking, this is the suffering of the body and the mind.

  • Điều thứ tám nầy bao quát bảy điều khổ kể trên: thân chịu sanh, già, bệnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc nhằn: The suffering of the skandas encompasses the seven kinds of suffering mentioned above. Our physical bodies are subject to birth, old age, disease, death, hunger, thirst, heat, cold and weariness.
  • Tâm thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy. Ngày trước Thái Tử Tất Đạt Đa đã dạo chơi bốn cửa thành, thấy cảnh già, bệnh, chết. Ngài là bậc trí tuệ thâm sâu, cảm thương đến nỗi khổ của kiếp người, nên đã lìa bỏ hoàng cung tìm phương giải thoát: Our mind, on the other hand, are afflicted by sadness, anger, worry, love, hate and hundreds of other vexations. It once happened that Prince Siddhartha having strolled through the four gates of the city, witnessed the misfortunes of old age, disease and death. Endowed with profound wisdom, he was touched by the suffering of human condition and left the royal palace to find the way of liberation. 

Bát Kiện Đề: Pakhanda, Pasanda, or Pasandin (skt).

1) Kiên Cố: Stubborn—Firm.

2) Tên một trường phái ngoại đạo: Name of a heretic sect.

3) Tên của một loài chư Thiên: Name of a deva.

Bát Kiêu: Tám thứ kiêu mạn—The eight kinds of pride or arrogance:

1) Cậy mình mạnh hơn người nên kiêu mạn: Arrogance because of strength.

2) Cậy nơi gia thế hay tiếng tămkiêu mạn: Pride because of clan or name.

3) Cậy nơi nhiều tiền lắm bạc mà kiêu mạn: Arrogance because of wealth.

4) Cậy nơi tự tại hay quyền cao chức trọng mà kiêu mạn: Arrogance because of independence or high position.

5) Cậy nơi lớn tuổi mà kiêu mạn: Pride because of years of age.

6) Cậy nơi thông minh trí tuệkiêu mạn: Arrogance because of cleverness.

7) Cậy nơi phước đức bố thí thiện lành mà kiêu mạn: Pride because of good or charitable deeds.

8) Cậy nơi tướng hảokiêu mạn: Arrogance because of good looks. 

Bát Kính Giáo (Tám điều tôn kính của một tỳ kheo ni): Bát Kính Giới—Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, ngài A Nan đã đến gặp bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề để trao truyền lại tám giới kính trọngĐức Phật đã ban hành cho tỳ kheo ni trước khi gia nhập Ni đoàn—In the Anguttara Nikaya Sutta, Venerable Ananda told Maha Pajapati Gotami about the eight commands laid down by the Buddha, given to a nun before letting her entering the Bhiksuni Order:

1) Dầu trăm tuổi hạ, tỳ kheo ni lúc nào cũng phải tôn kính một vị Tăng dù trẻ và phải nhường chỗ ngồi cho vị ấy, phải đảnh lễthực hành bổn phận đối với vị Tỳ kheo, mặc dầu vị nầy chỉ mới xuất gia ngày hôm ấy: Even though a hundred years’ standing by the higher ordination , a nun must always pay respect to a monk, no matter how young he is, offer her seat to him, reverence him, and perform all proper duties towards him though he has just received the Higher Ordination on that very day.

2) Không bao giờ nặng lời, mắng chửi hay mạ lỵ một vị Tăng trong bất cứ trường hợp nào: Never scold (revile, rebuke, or abuse) a monk on no account.

3) Tỳ kheo không được sám hối với Tỳ Kheo Ni, nhưng Tỳ Kheo Ni phải sám hối với Tỳ Kheo (nghĩa là Tỳ Kheo Ni không được làm lễ sám hối cho Tỳ Kheo, nhưng Tỳ Kheo có thể làm lễ sám hối cho Tỳ Kheo Ni): Bhiksunis (she could never accuse or speak of a monk’s misdeeds) should not give admonition to Bhiksus, but Bhiksus should admonish Bhiksunis (he may speak of her misdeeds).

4) Một vị Thức Xoa Ma Na phải được cả Tăng đoàn và Ni đoàn thừa nhận vào giáo đoàn thì mới gọi là hợp pháp: At Bhiksus’ hands obtain reception into the order—A female probationer (sikkhamana), who is trained in the six commandments for two years, should receive both the Higher Ordination from the Order of both Bhikkhus and Bhikkhunis.

5) Mỗi nửa tháng phải hỏi Tăng đoàn của các Tỳ Kheo chừng nào có lễ Phát Lồ (sám hối điều sái phạm) và giờ nào các Ngài đến họp: Every fortnight a Bhiksuni should ask from the Order of Bhiksus the time when the Bhiksus assemble to recite their fundamental rules (uposatha), and when a Bhiksu would come to admonish them.

6) Thỉnh Tỳ kheo thuyết pháp: Ask the fraternity for a monk as preceptor.

7) Không bao giờ an cư kiết hạ nơi nào không có các vị Tăng: A Bhikkhuni should never spend a retreat (vassa) in a place where there is no Bhikkhu.

8) Sau kỳ an cư kiết hạ, mỗi Tỳ Kheo Ni phải hành lễ Tự Tứ (báo cáosám hối) và chánh thức xuất Hạ trước mặt chư Tăng. Tỳ Kheo Ni phải kiểm thảo xem trong ba điểm thấy, nghe, và hoài nghi, coi mình có phạm phải điều nào chăng: After the summer retreat, the ceremony of formal termination of the rainy season (pavarana) should be held by a Bhiksuni in the presence of Bhiksus. She must report and ask for a responsible confessor. A Bhikkhuni examine to see if she has ever committed any of the three ways, seeing, hearing, or suspicion.

** In some sutras, number 6 is replaced by: Một vị Tỳ Kheo Ni khi đã phạm tội, phải chịu hình phạt trước cả hai Giáo Hội Tỳ KheoTỳ Kheo Ni—A Bhikkhuni who committed a major offence should undergo punishment (manatta) in the presence og the Order of both Bhikkhus and Bhikkhunis. 

Bát Kính Giới: See Bát Kính Giáo.

Bát Kính Pháp: See Bát Kính Giáo.

Bát La: Pala (skt)—Ba La.

1) Một đơn vị đo lường tương đương với bốn lạng—A particular measure or weight, interpreted as four ounces.

2) Thịt sống: Flesh, meat.

3) Loài ăn thịt sống: Palada (skt)—A flesh-eater or a raksasa.

Bát La Cấp Bồ Đề: Pragbodhi (skt).

1) Tên núi nơi mà Đức Phật đã lên đây trước khi ngài đạt được giác ngộ Bồ Đề: A mountain in Magadha, which sakyamuni ascended “before entering upon Bodhi.”

2) Tiền Chánh Giác: Anterior to supreme enlightenment. 

Bát La Da Già: Prayaga (skt)—Bây giờ là Allahabad—Now Allahabad.

Bát La Để Dã: Pratyaya (skt)—Duyên hay nhân gây ra do hoàn cảnh bên ngoài—A concurrent or environment cause.

Bát La Ma Bồ Đề: Param-bodhi (skt)—Giác ngộ bồ đề hay giác ngộ tối thượng—Supreme enlightenment.

Bát La Nhã: Prajna (skt)—See Bát Nhã in Vietnamese-English Section, and Prajna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Bát La Nhạ: Prajapati (skt).

1) Trời: The lord of creatures, bestower of progeny.

2) Hóa công: Creator.

3) Sinh Vương: The lord of life, or production.

4) Phạm Thiên: Brahma.

5) Đại Bát La Nhạ: Ma Ha Ba Xà Ba Đề, tên của bà di mẫu của Phật—Mahaprajapati, name of the Buddha’s aunt and nurse—See Ma Ha Ba xà Ba Đề in Vietnamese-English Section. 

Bát La Nhĩ: Parama (skt)—Tối thượng—Highest, supreme, first.

Bát La Tát Tha: Prastha (skt)—Một đơn vị đo lường dịch ra tiếng Hoa là “cân”—A weight, translated as pound in Chinese.

Bát La Tư Na Đặc Đa: Prasenajit (skt)—See Prasenajit in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Bát La Xa Khư: Prasakha or Prasaka (skt)—Giai đoạn thứ năm trong quá trình hình thành của thai nhi, trong giai đoạn nầy chân tay được hình thành—The fifth stage of the foetus, the limbs being formed.

Bát Lạt Ca La: Prakarana (skt)—Chương của bộ kinh—A section or chapter of a sutra.

Bát Lạt Đặc Kỳ Nã: Pradaksina (skt)—Bát Lạt Đặc Kỳ Noa—Toàn Hữu hay đi nhiễu vòng tròn về hướng phải của bậc tôn kính—Circumambulation with the right shoulder towards the object of homage.

Bát Lạt Để Đề Xá Ni: Một phần của Luật Tạng—A section of Vinaya. 

1) Pratidesana (skt)—Sự phát lồ sám hối trước chúng—Public confession.

2) Pratidesaniya (skt)—Những tội lỗi phải được phát lồ sám hối trước chúng—Offences to be confessed

Bát Lạt Để Mộc Xoa: Pratimoksa (skt)—See Bát Xứ Giải Thoát in Vietnamese-English Section, and Pratimoksa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Bát Lạt Để Yết Lạn Đa: Pratikranta (skt)—Đi theo thứ tự—Following in order, or by degrees.

Bát Lạt Ế Ca Phật Đà: See Pratyeka-buddha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Bát Lạt Mật Đế: Pramiti or Paramiti (skt)—Một vị Tăng người Trung Ấn, đến Quảng Châu dưới thời nhà Đường. Ngài đã dịch bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm sang Hoa ngữ vào khoảng năm 705 sau Tây Lịch—A monk from Central India, came to Kuang-Chou, China during the T’ang dynasty. He translated the Surangama Sutra into Chinese around 705 A.D.

Bát Lợi Phạt La Cú Ca: Parivrajaka (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill, Bát Lợi Phạt La Cú Ca là một tông phái thờ Ma Hê Thủ La Thiên, mặc quần áo màu đất đỏ, đầu cạo gần hết chỉ chừa lại một chóp trên đỉnh đầu—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Parivrajaka is a sivaitic sect, worshippers of Mahesvara, who wear clothes of the colour of red soil and leave a little hair about the crown of the head, shaving off the rest.

Bát Lộ La: Polulo (skt)—Có lẽ là vùng Baltistan—Perhaps Baltistan.

Bát Lộ Nhi: Bolor (skt)—Theo Trung Anh Phật Học Từ Điển, Bát Lộ Nhi, tên của một vương quốc nằm về phía bắc của dòng Ấn Hà, đông nam của Pamir, có rất nhiều khoáng sản, nơi nầy khác với Bolor ở vùng Tikhara—According to The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Bolor, a kingdom north of the Indus, south-east of the Pamir, rich in minerals; it is to be distinguished from Bolor in Tukhara.

Bát Luân: The eight-spoke wheel—See Bát Chánh Đạo

Bát Luận: Tám bộ luận—The eight sastras.

Bát Lý Tát La Phạt Nã: Parisravana (skt)—Túi hay miếng vải lọc nước, để cứu những sinh vật nhỏ, đây là một trong tám món cần dùng của một nhà sư—A filtering bag, or cloth, for straining water to save the lives of insects, part of the equipment of a monk.

** For more information, please see Tám Món

 Cần Dùng Của Phật.

Bát Lý Tát La Phạt Noa: Parisravana (skt)—See Bát Lý Tát La Phạt Nã.

Bát Lý Thể Phệ: Prthivi (skt)—Đất—The earth, world, ground, soil.

Bát Ma: Tám loại ma—The eight Maras or destroyers:

(A)

1) Phiền não ma: The mara of the passions.

2) Ngũ ấm ma: The skandha-maras.

3) Tử ma: Death-mara.

4) Tha hóa tự tại thiên ma: The mara-king.

5) Vô thường ma: The mara of Impermanence.

6) Vô lạc ma: The mara of Joylessness.

7) Vô ngã ma: The mara of Impersonality.

8) Vô tịnh ma: The mara of Impurity.

(B)

1) Phiền não ma: The mara of the passions.

2) Thiện tri thức ma: The mara of good-knowing advisor.

3) Bồ đề tâm ma: The mara of wishing to attain Bodhicitta.

4) Tam Muội ma: The mara of wishing to achieve Samadhi.

5) Tha hóa tự tại thiên ma: The mara-king.

6) Ma Tử: The mara of death.

7) Thiên ma: Deva-king mara.

8) Âm ma: The mara of the hell or of the underworld.

Bát Ma La Ca: Padmaraga (skt)—Màu sen đỏ hay hồng ngọc—Lotus-hued, a ruby.

Bát Mạn: The eight kinds of pride, mana, arrogance or self-conceit:

1) Như mạn: Though inferior, to think oneself equal to others (in religion).

2) Mạn mạn: To think oneself superior among manifest superiors.

3) Bất như mạn: To think oneself not so much inferior among manifest superiors.

4) Tăng thượng mạn: To think one has attained more than is the fact.

5) Ngã mạn: self-superiority, or self-sufficiency.

6) Tà mạn: Pride in false views or doings.

7) Kiêu mạn: Arrogance.

8) Đại mạn: Extreme arrogance. 

Bát Mê: Tám thứ mê—The eight misleadings:

1) Sinh: Birth.

2) Diệt: Death.

3) Khứ: Past.

4) Lai: Future.

5) Nhứt: Identity.

6) Dị: Difference.

7) Đoạn: Annihilation.

8) Thường: Perpetuity or eternity.

Bát Môn: Tám pháp môn hay tám lý luận khôn ngoan trong lý luận Phật giáo—Eight kinds of syllogisms in Buddhist logic:

1) Năng lập môn: Có thể lập lên được—A valid proposition.

2) Năng phá môn: Có thể phá bỏ đi được—An invalid proposition.

3) Tự năng lập môn: Tựa như lập lên được—Doubtful or seemingly valid but faulty.

4) Tự năng phá môn: Tựa như phá được—Seemingly invalid, and assailable .

5) Hiện lượng môn: Lượng hiện thật—Manifest or evidential.

6) Tỷ lượng môn: Inferential.

7) Tự hiện lượng môn: Seemingly evidential.

8) Tự tỷ lượng môn: Seemingly inferential.

Bát Nan (tám điều khó gặp hay nghe được Phật pháp):

(A) Tám điều kiện hay hoàn cảnh khó gặp Phật pháp, hay tám chỗ chướng nạn, một khi sanh vào thì chẳng có thể tu học cho thành đạo được—The eight conditions or circumstances in which it is difficult to see a Buddha or hear his dharma; or eight special types of adversities that prevent the practice of the Dharma:

1) Địa ngục: Tái sanh nơi địa ngục, chúng sanh phải luôn chịu khổ đau—Rebirth in hells where beings undergo sufferings at all times.

2) Ngạ quỷ: Nơi chúng sanh chẳng bao giờ cảm thấy dễ chịu và luôn ham muốn—Rebirth as a hungry ghost, or the ghost-world, where beings never feel comfortable with non-stop greed.

3) Súc sanh: Nơi chúng sanh không có khả năng hiểu biết Phật pháp—Rebirth in an animal realm where beings has no ability and knowledge to practice dharma.

4) Bắc Cu lô châu: Uttarakuru—Nơi chúng sanh luôn vui sướng ngũ dục làm cho chúng sanh không còn thiết gì đến tu hành Phật pháp—Rebirth in Uttarakuru (Northern continent) where life is always pleasant and desires that beings have no motivation to practice the dharma.

5) Cung trời trường thọ: Nơi chúng sanh sống trường thọsung sướng đến nỗi không ai muốn tìm cầu Phật pháp—Rebirth in any long-life gods or heavens where life is long and easy so that beings have no motivation to seek the Buddha dharma.

6) Sanh làm thức giả hay triết giả phàm phu: Những chúng sanh tưởng mình là thế trí biện thông, biết hết mọi thứ nên không còn muốn tu tập theo Phật—Rebirth as worldly philosophers (intelligent and well educated in mundane sense) who think that they know everything and don’t want to study or practise anymore, especially practicing dharmas.

7) Sanh làm những người đui, điếc, câm, què: Rebirth with impaired, or deficient faculties such as the blind, the deaf, the dumb and the cripple.

8) Tái sanh trong thời không có Như Lai, hay trong buổi chuyển tiếp sau thời Phật nhập diệt và thời Đức Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật. Trong thời kỳ nầy, chúng sanh chỉ biết nhàn đàm hý luận về Phật pháp chứ không chịu tu tập: Life in a realm wherein there is no Tathagata, or in the intermediate period between a Buddha and his successor. During this period of time, people spent all the time to gossip or to argue for or their own views on what they heard about Buddha dharma, but not practicing. 

(B) Tám khổ nạn—Eight adversities:

1) Sanh: Birth.

2) Lão: Old-age.

3) Bịnh: Disease.

4) Tử: Death.

5) Xa lìa người yêu thương: Separation from loved ones.

6) Oán tắng hội (gặp kẻ không ưa): Meeting with uncongenial.

7) Cầu bất đắc: Unfulfilled wishes.

8) Ngũ ấm thạnh suy: Ups and downs of the five skandhas (Suffering associated with the five skandhas).

** For more information, please see Bát Khổ.

Bát Nạn: Eight adversities—See Bát Nan.

Bát Nê Hoàn: See Parinirvana (skt).

Bát Ngũ Tam Nhị: The four characteristics of the Dharmalaksana sect.

(A) Bát thức: Eight consciousnesses.

(B) Ngũ pháp: Five dharmas.

(C) Tam Tánh: Three Characteristics.

(D) Nhị vô ngã: Two kinds of non-self.

Bát Nhã: Prajna (skt)—Bát Lại Nhã—Ban Nhã—Bát La Nhã—Bát Thích Nhã—Bát La Tích Nang—Ba Lại Nhã—Bát Thận Nang—Ba La Nang.

(A) Nghĩa của Bát Nhã—The meanings of Prajna:

1) Trí Tuệ—Wisdom, knowing or understanding.

2) Minh: Clear—Intelligent.

3) Bát Nhã Ba La Mật Kinh diễn tả chữ “Bát Nhã” là đệ nhất trí tuệ trong hết thảy trí tuệ, không gì cao hơn, không gì so sánh bằng (vô thượng, vô tỷ, vô đẳng)—The Prajna-paramita-sutra describes “prajna” as supreme, highest, incomparable, unequalled, unsurpassed.

4) Bát Nhã có nghĩa là cái biết siêu việt—Prajna means a transcendental knowledge.

5) Tên của một nhà sư từ Kabul vào khoảng năm 810 sau Tây Lịch—Name of a monk from Kabul, around 810 A.D.

*** For more information, please see Prajna in

 Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

(B) Có ba loại Bát Nhã—There are three prajnas or perfect enlightements:

1) Thực tướng bát nhã: Trí huệ đạt được khi đã đáo bỉ ngạn—The first part of the prajnaparamita. The wisdom achieved once crossed the shore.

2) Quán chiếu bát nhã: Phần hai của trí huệ Bát Nhã. Đây là trí huệ cần thiết khi thật sự đáo bỉ ngạn—The second part of the prajnaparamita. The necessary wisdom for actual crossing the shore of births and deaths.

3) Phương tiện Bát Nhã (Văn tự Bát nhã): Trí huệ hiểu biết chư pháp giả tạm và luôn thay đổi. Đây là trí huệ cần thiết đưa đến ý hướng “Đáo Bỉ Ngạn”—The wisdom of knowing things in their temporary and changing condition. The necessary wisdom for vowing to cross the shore of births and deaths 

Bát Nhã Ba La Mật: Prajnaparamita (skt)—Trí tuệ khiến chúng sanh có khả năng đáo bỉ ngạn. Trí tuệ giải thoátba la mật cao nhất trong lục ba la mật, là phương tiện chánh để đạt tới niết bàn. Nó bao trùm sự thấy biết tất cả những huyễn hoặc của thế gian vạn hữu, nó phá tan bóng tối của si mê, tà kiến và sai lạc—Enlightened wisdom—The wisdom which enables one to reach the other shore, i.e. wisdom for salvation; the highest of the six paramitas, the virtue of wisdom as the principal means of attaining nirvana. It connotes a knowledge of the illusory character of everything earthly, and destroys error, ignorance, prejudice, and heresy.

Bát Nhã Ba La Mật Đa: See Bát Nhã Ba La Mật.

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh: Prajnaparamita-Sutra—See Bát Nhã Tâm Kinh and Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh in Appendix 1a.

Bát Nhã Bồ Tát: Prajna-bodhisattva (skt)—Trí Tuệ Kim Cang Bồ Tát—Vị Trung Tônhình dáng giống như thiên nữ trong Thai tạng Giới—Wisdom as a female bodhisattva in the Garbhadhatu group.

Bát Nhã Cúc Đa: Prajnagupta (skt)—Một vị sư thuộc trường phái Tiểu Thừa, người Nam Ấn, ông đã viết những bài chống lại trường phái Đại Thừa—A Hinayana monk of southern India, who wrote against the Mahayana.

Bát Nhã Đa La: Bát Nhã Đa La là tổ thứ 27 của Thiền Tông Ấn Độ, quê miền đông Ấn, ngài là thầy của Tổ Bồ Đề Đạt Ma—Prajantara, the 27th patriarch in India, native of eastern India, who laboured in southern India and consumed himself by the fire of transformation, 457 A.D., teacher of Bodhidharma.

Bát Nhã Đầu: Vị sư đặc trách về việc giảng hay dịch kinh Bát Nhã—The monk in charge of the Prajna-sutra.

Bát Nhã Kinh: Prajna-paramita sutra (skt)—The wisdom sutra—See Bát Nhã Tâm Kinh, Maha-Prajna-Paramita-Sutra, Prajna-Paramita-Sutra, Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. 

Bát Nhã Phật Mẫu: Trí tuệ giải thoát hay Bát Nhã Ba La Mật là mẹ của chư Phật—Wisdom for salvation, through wisdom is the mother or source of all Buddhas.

Bát Nhã Phong: Ngọn đao trí tuệ có khả năng cắt đứt phiền não và ác nghiệp—The spear of wisdom, which is able to cut off illusion and evil.

Bát Nhã Tâm Kinh: Prajnaparamita Hridaya Sutra (skt)—Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đại Minh Kinh—Phật Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh—Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh—Bát Nhã Tâm Kinh U Tán—Tâm Kinh Lược Sớ—Một trong những phần ngắn nhứt nhưng lại thiết yếu nhứt trong bộ Đại Bát Nhã Kinh—The sutra of the heart of prajna. One of the smallest, but the most vital portion in the Vast Prajnaparamita—Bát Nhã Tâm Kinh—The Heart of Prajna Paramita Sutra—See Bát Nhã Tâm Kinh in Appendix A (2).

Bát Nhã Thang: Canh trí tuệ, tên của một loại rượu—The soup of wisdom, a name for wine.

Bát Nhã Thời: Thời kỳ thứ tư trong năm thời kỳ thuyết giảng của Phật—The Prajna period, the fourth of the T’ien-T’ai five periods of the Buddha’s teaching.

** For more information, please see Thiên

 Thai Ngũ Thời Bát Giáo.

Bát Nhã Thuyền: Thuyền Bát Nhã hay thuyền trí tuệ chở chúng sanh vượt qua biển sanh tử sang bờ niết bàn—The boat of wisdom, the means of attaining nirvana.

Bát Nhẫn: Tám loại nhẫn nhục hay sức nhẫn nhục trong dục giới, sắc giớivô sắc giới. Bát nhẫn được dùng để đoạn trừ kiến hoặc trong tam giớiđạt đến tám loại trí huệ Bát Nhã—The eight ksanti or powers of patient endurance, in the desire realm and the two realms above it. The eight powers of endurance are used to cease false or perplexed views in trailokya and acquire eight kinds of prajna or wisdom

(A) Tứ pháp nhẫn trong cõi Dục Giới—The four axioms or truth in the sense of desire:

1) Khổ pháp nhẫn: Endurance or patience of suffering.

2) Tập pháp nhẫn: Endurance or patience of the cause of suffering.

3) Diệt pháp nhẫn: Endurance or patience of the elimination of suffering.

4) Đạo pháp nhẫn: Endurance or patience of cultivation of the Path of elimination of suffering.

(B) Tứ Loại Nhẫn trong cõi Vô Sắc Giới: Trong hai cõi sắc giớivô sắc giới thì Tứ Pháp Nhẫn được gọi là Tứ Loại Nhẫn—In the realm of form and formless, the above four axioms are called Four Kinds of Endurance (same as in A).

Bát Niệm: Tám niệm giúp hành giả chống lại ma quân và những cám dỗ xấu ác trong lúc hành thiền—Eight lines of thought for resisting Mara-attacks and evil-promptings during the meditation.

1) Niệm Phật: Thought of the Buddha.

2) Niệm Pháp: Thought of the Law.

3) Niệm Tăng: Thought of the fraternity.

4) Niệm Giới: Thought of the commandments.

5) Niệm Xả: Niệm Thí—Thought of almsgiving.

6) Niệm Thiên: Thought of Devas.

7) Niệm Tức: Niệm hơi thở—Thought of the breathing.

8) Niệm Tử: Niệm về cái chết—Thought of the death. 

Bát Niết Bàn: Parinirvana (skt).

1) Nhập Diệt: Quite extinguished, quite brought to an end; the final extinction of the individual.

2) Phật Niết Bàn: The death of the Buddha.

3) Niết Bànthể đạt được trong đời nầy, đại bát niết bàn đạt được sau đó: Nirvana may be attained in this life, parinirvana after it.

** For more information, please see Niết Bàn

Bát Pháp: Tám pháp, vật hay phương pháp—The eight dharmas, things or methods:

(A) Bát Phong: Eight winds—See Bát Phong.

(B) Tám Pháp môn cần thiết—The eight essential things:

1) Giáo: Instruction.

2) Lý: Doctrine.

3) Trí: Knowledge or wisdom attained through cultivation.

4) Đoạn: Cutting away delusion.

5) Hành: Practice of religious life.

6) Lập: Progressive status.

7) Nhân: Producing.

8) Quả: The fruit of saintliness. 

Bát Pháp Thành Tựu: Eight perfections—Theo Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Mười—According to the Vimalakirti, Chapter Tenth:

  • Các Bồ Tát nước Chúng Hương hỏi Ngài Duy Ma Cật: “Bồ Tát phải thành tựu mấy pháp ở nơi cõi nầy làm không lầm lỗi, được sanh về cõi Tịnh Độ?”: The visiting Bodhisattvas (from Fragrant Land) asked: “How many Dharmas should a Bodhisattva achieve in this world to stop its morbid growth (defilements) in order to be reborn in the Buddha’s pure land?”
  • Duy Ma Cật đáp: “Bồ Tát thành tựu tám pháp thời ở cõi nầy làm không lầm lỗi, được sanh về cõi Tịnh Độ—Vimalakirti replied: “A Bodhisattva should bring to perfection eight Dharmas to stop morbid growth in this world in order to be reborn in the Pure Land.”
  • Tám pháp là gì?: What are they?

1) Một là lợi ích chúng sanh không mong báo đáp: Benevolence towards all living beings with no expectation of reward.

2) Hai là thay thế tất cả chúng sanh chịu mọi điều khổ não: Endurance of sufferings for all living beings dedicating all merits to them.

3) Ba là bao nhiêu công đức đều ban cho tất cả chúng sanh: Impartiality towards them with all humility free from pride and arrogance.

4) Bốn là lòng bình đẳng đối với chúng sanh khiêm nhường không ngại, đối với Bồ Tát xem như Phật: Reverence to all Bodhisattvas with the same devotion as to all Buddhas (i.e. without discrimination between Bodhisattvas and Buddhas.

5) Năm là những kinh chưa nghe, nghe không nghi: Absence of doubt and suspicion when hearing (the expounding of) sutras which he has not heard before.

6) Sáu là không chống trái với hàng Thanh Văn: Abstention from opposition to the Sravaka Dharma.

7) Bảy là thấy người được cúng dường cũng không tật đố, không khoe những lợi lộc của mình, ở nơi đó mà điều phục tâm mình: Abstention from discrimination in regard to donations and offerings received with no thought of self-profit in order to subdue his mind.

8) Tám là thường xét lỗi mình, không nói đến lỗi người, hằng nhứt tâm cầu các công đức: Self-examination without contending with others. Thus, he should achieve singleness of mind bent on achieving all merits; these are the eight Dharmas.

Bát Pháp Thế Gian: The Eight Worldly Dharmas—See Bát Phong.

Bát Phạt Đa: Parvata (skt).

1) Tên của rặng núi: Name of a mountain range.

2) Tên của một vương quốc cổ hay một tỉnh vùng đông bắc Ấn Độ, 700 dậm về hướng đông bắc của Mulasthanapura, có lẽ bây giớ là vùng Futtihpoor giữa multan và Lahore: An ancient kingdom and province of Takka, 700 miles north-east of Mulasthanapura, perhaps the modern Futtihpoor between Multan and Lahore.

Bát Phật: Tám vị Phật bên đông độ—Eight Buddhas of the eastern quarter.

Bát Phệ Xa: Pravesa (skt)—Nhập—Entrance.

**For more information, please see Lục Nhập.

Bát Phiệt: Tám chiếc bè—The eight rafts—See Bát Chánh Đạo.

Bát Phong: Attha-vayubheda (p)—The eight kinds of wind or the eight winds—Còn gọi là Bát Pháp, hay Bát Thế Pháp. Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám ngọn gió khuấy lên dục vọng, làm cản trở hành giả trên bước đường tu tập giác ngộ. Chúng còn được gọi là Bát Pháp Thế Gian vì chúng cứ theo nhau tiếp diễn khi thế giới còn tồn tại. Sự vừa ý khi vinh, khi được…, và sự phẫn uất khi nhục thua. Sở dĩ gọi là “Bát Phong” vì chúng là tám ngọn gió làm ngăn trở sự phát triển của hành giả trên bước đường giác ngộ và giải thoát—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight winds or influences (or worldly conditions) which fan the passions and prevent cultivators from advancing along the right path to enlightenment. They are also called the Eight Worldly States. They are so called because they continually succeed each other as long as the world persists; the approval that has the gain, etc., and the resentment that has the loss, etc. They are so called “Eight Winds” because they prevent people from advancing along the right path to enlightenment and liberation. 

1) Đắc hay được lợi: Labho (p)—Người ta luôn có khuynh hướng bám víu lấy lợi lộc, danh thơm, tiếng khen, và vui sướng; ngược lại, ghét bỏ sự thua lỗ, tiếng xấu, sự chê trách, và khổ đau. Thật vậy, đời là một chuỗi được thua, nhưng con người chỉ thỏa mãn nếu được và khổ sở nếu thua, chính vì thế mà cứ mãi khổ sở. Cuộc đời nếu mãi được thì cười thua thì khóc, thì cuộc đời không đáng để sống nữa. Chính vì thế mà Đức Phật dạy: “Trong mọi ngang trái, ta phải tỏ ratinh thần mạnh và can đảm, duy trì tinh thần quân bình thích hợp. Cuộc đời của những người tại gia phải có lúc lên lúc xuống khi tranh đấu với đời, muốn ít bị thất vọng, con người phải sẵn sàng chấp nhận điều tốt cũng như điều xấu.” Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một mệnh phụ quý phái cúng dường thực vật cho ngài Xá Lợi Phấtchư Tăng. Trong khi đang dâng thực phẩm cúng dường, bà nhận được giấy báo tin bất hạnh đã xãy ra cho gia đình bà. Không chút rối loạn, bà bình tĩnh bỏ lá thư vào túi rồi vẫn tiếp tục dâng thức ăn đến chư Tăng làm như không có chuyện gì xãy ra. Một nô tỳ mang bình sữa để cúng dường, ngạc nhiên đến nỗi trợt té làm bể bình sữa vì ngỡ rằng khi nghe tin nầy chắc chắn bà nầy sẽ không khỏi khổ đau phiền não. Nghĩ rằng thế nào bà nầy cũng buồn vì cái bình bị vỡ, ngài Xá Lợi Phất liền khuyên giải bà và nói rằng tất cả những gì có thể vỡ được thì một ngày nào đó cũng sẽ bị vỡ. Bà nói: “Thế nào là cái mất không đáng kể? Tôi vừa nhận được tin bất hạnh đã xãy ra cho gia đình tôi. Tôi chấp nhận, tôi vẫn bình tĩnh. Tôi vẫn tiếp tục hầu hạ quý ngài mặc dù nhận được tin buồn.” Sự dũng cảm của người đàn bà nầy thật đáng được ca ngợi—Advantage—Gain—Prosperity—Benefit. People are often swayed either by their attachment to gain, fame, praise, and pleasure, or by their aversion to loss, disgrace, blame, and suffering. In fact, life is a process of gain and loss, but people only satisfy with gain and feel miserable with loss; therefore, people continue to suffer. If life is a continuous process of temporary happiness of gain and suffering of loss, life would not worth living any more. Thus, the Buddha taught: “It is under adverse circumstances one should remain high and moral courage and maintain proper equilibrium. Our life, especially that of lay people, has ups and downs while struggling in daily activities, in order for us to have less disappintment, we should be prepared to accept both the good and the bad.” In the time of the Buddha, a noble lady was offering food to the Venerable Sariputra and some other monks. While serving them, she received a note stating that certain misfortunes had affected her family. Without becoming upset, she calmly kept the note in her waist-pocket and continued to serve the monks as if nothing had happened. A maid who was carrying a pot of ghee to offer to the monks was so startled that she slipped and broke the pot of ghee. Thinking that the lady would naturally fell sorry at the loss, Venerable Sariputra consoled her, saying that all breakable things are bound to break. The wise lady remarked: “Bhante, what is this trivial loss? I have just received a note stating certain misfortunes have occurred in my family. I accepted without losing my balance. I am serving you all despite the bad news.” Such barve courage of the lady should be highly commended. 

2) Thất hay Bất Đắc thua kém: Alabho (p)—Loss—Decline—See Thất Đắc.

3) Vinh hay Danh Văn: Yaso (p)—Danh thơm hay vinh dự—Fame—Honor—See Vinh Nhục.

4) Nhục hay Ác Văn: Ayaso (p)—Tiếng nhơ hay sự hủy báng—Bad repute—Defame—Defamation—Disgrace—Shame—Malign—See Vinh Nhục.

5) Tán Thán hay tiếng khen: Pasamsa (p)—Praise or laudation—See Khen Chê.

6) Chê Trách: Ninda (p)—Blame—Censure—Disparagement—Ridicule—See Khen Chê.

7) Khổ (buồn khổ): Dukkha (p)—Misery—Sorrow—Suffering—Unsatisfying—See Khổ Lạc.

8) Lạc (vui sướng): Sukkha (p)—Bliss—Happiness—Joy—Pleasure—See Khổ Lạc.

Bát Phủ Định; Eight negations—See Bát Bất Trung Đạo.

Bát Phúc Điền: Tám ruộng phước điền—The eight fields for cultivating blessedness:

(I)

A. Kính Điền: reverence-field:

1) Phật: Buddhas.

2) Thánh nhân: Arhats or saints.

3) Hòa Thượng: Upadhyaya—Most Venerable—Preaching monks.

4) A Xà Lê: Asarya—Giáo thọ sư—Teacher.

5) Tăng: Monks and nuns in general (friars).

B. Ân Điền: Grace or Gratitude fields:

6) Cha: Father.

7) Mẹ: Mother.

C. Bi Điền: Compassion-fields:

8) Người bịnh: The sick.

(II) Theo Kinh Phạm Võng—According to the Brahma Net Sutra:

1) Làm đường rộng giếng tốt: To make wide roads and good wells.

2) Bắt cầu: To build bridges across rivers and canals.

3) Tu sửa những đường xá nguy hiểm: To repair dangerous roads.

4) Hiếu dưỡng cha mẹ: To be dutiful to parents.

5) Hộ trì Tăng Già: To support monks.

6) Chăm sóc người bệnh: To tend the sick.

7) Giúp đở người lâm nạn tai ương: Save and help people who are victims of disasters.

8) Thương xót không sát hại súc sanh: Love and not to kill animals.

(III)

1) Kính Phật: To revere the Buddha.

2) Hộ pháp: To protect the Law.

3) Trợ Tăng: To support the Sangha.

4) Hiếu kính cha mẹ: To be filial (pious) to one’s parents.

5) Hộ trì người biết pháp, hoặc giả xem chư Tăng như những vị Thầy: To support and assist those who understand the Truth and consider the monks as teachers.

6) Thương xótbố thí cho người nghèo: Love and give alms to the poor.

7) Chăm sóc người bệnh: Tend the sick.

8) Không sát sanh hại vật: Not to kill or harm animals. 

Bát Phúc Sinh Xứ: Tám điều kiện tái sanh hạnh phúc khi chúng ta trì giữ ngũ giới thập thiện—The eight happy conditions in which one may be reborn so that one can keep the five commandments and the ten good ways and bestows alms:

1) Tái sanh trong cõi người giàu sang phú quý: Rich and honorable among men.

2) Tái sanh trong cõi Tứ thiên vương: In the heavens of the four deva kings.

3) Tái sanh trong cõi trời Đao lợi: reborn in the Indra heavens.

4) Tái sanh trong cõi trời Dạ ma: Reborn in the Suyama-heavens.

5) Tái sanh trong cõi trời Đâu Suất: Reborn in the Tusita Heaven.

6) Tái sanh trong cõi trời Hóa Lạc: Reborn in the nirmanarati heaven (the fifth devaloka).

7) Tái sanh trong cõi trời Tha Hóa: Reborn in the paranirmita-vasavartin (the sixth devaloka heaven).

8) Tái sanh trong cõi trời Phạm thiên: Reborn in the Brahma-heavens.

Bát Phương (tám phương)ï: Tám phương vũ trụ—Eight directions in the universe.

(A) Bốn Phương chánh—The four quarters or main directions:

1) Đông: East.

2) Tây: West.

3) Nam: South.

4) Bắc: North.

(B) Tứ Duy hay bốn phương phụ—The four half-quarters:

5) Đông Nam: Southeast.

6) Tây Nam: Southwest.

7) Đông Bắc: Northeast.

8) Tây Bắc: Northwest.

Bát Phương Thiên: Chư Thiên tám hướng—Tám cõi Trờichư Thiên ở tám hướng—The eight heavens and devas at the eight points of the compass:

1) Đông phương với trời Đế Thích: East with Indra or Sakra heaven.

2) Nam phương với Trời Diệm Ma: South with the Yama heaven.

3) Tây phương với trời Phọc Lỗ Na hay Thủy Thiên: West with the Varuna or Water heaven.

4) Bắc phương với trời Tỳ Sa Môn: North with the Vaisramana or Pluto heaven.

5) Đông Nam với Trời Hộ Ma hay Hỏa Thiên: Southeast with Homa or Fire heaven.

6) Tây Nam với trời Niết Lý ĐểLa sát Thiên: Southwest with Nirrti and Raksah heaven.

7) Đông Bắc với Trời Y-Sá-Ni: Northeast with Isana and Siva heaven.

8) Tây Bắc với Trời Phọc Dũ và Phong Thiên: Northwest with the Vayu or wind heaven. 

Bát Quái: The Eight Diagrams.

Bát Quan Trai Giới: Bát giới đầu tiên trong thập giới—Bát Quan Trai Giới cho người Phật tử tại gia tu trì trong một ngày một đêm—The first eight Prohibitory Commandments of the ten commandments (abstinences)—Eight precepts are given to lay Buddhists to cultivate the way and must be observed and strictly followed for one day and night:

1) Không sát sanh: Not to kill—Not killing living beings.

2) Không trộm cắp: Not stealing—Not to take things not given.

3) Không tà dâm: Not to commit sexual misconduct—Not having sexual intercourse.

4) Không nói dối: Not to lie—Not to speak falsely—Not telling lies.

5) Không uống rượu hay những chất cay độc: Not to drink wine—Not consuming intoxicants.

6) Không son phấn: Not to indulge in cosmetics—Personal adornments—Not wearing personal decoration—Not to wear make-up, fragrance, and jewelry.

7) 

a. Không ca hát múa nhảy hoặc nghe 

nhạc: Not to dance, sing, play or listen to music.

 b. Không nằm giường cao: Not to

sleep on fine or raised (high) beds, but on a mat on the ground.

8) Không ăn sái giờ ngọ, mà chỉ ăn trong khoảng từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều: Not to eat out of regulation (appropriate) hours (after noon); eat only from 11 AM to 1 PM.

Bát Sắc Phan: Phướn tám sắc của Đức Phật A Di Đà, chỉ tám hướng trong không gian—The Amitabha eight pennons of various colours, indicating the eight directions of space:

1) Phương Đông phướn trắng: White pennon in the East.

2) Đông Nam phướn hồng: Pink pennon in the Southeast.

3) Chính Nam phướn đen: Black pennon in the South.

4) Tây Nam phướn xám: Gray pennon in the Southwest.

5) Phương Tây phướn đỏ: Red pennon in the West.

6) Tây Bắc phướn xanh: Blue pennon in the Northwest.

7) Chánh Bắc phướn vàng: Yellow pennon in the North.

8) Đông Bắc phướn đỏ trắng: Red and white pennon in the Northeast.

Bát Sư: Tám vị thầy—The eight teachers:

1) Sát: Kẻ sát nhân—Murder.

2) Đạo: Kẻ cướp—The Robbery.

3) Dâm: Kẻ tà dâm—The adultery.

4) Vọng: Kẻ láo khoét—The lying.

5) Ẩm Tửu: Kẻ say sưa—The drunkard.

6) Lão: Người già cả—The aged.

7) Bệnh: Người ốm đau—The sick.

8) Tử: Người chết—The death.

Bát Sư Kinh: The Sutra on the Eight Teachers.

Bát Sự Tùy Thân: The eight appurtenances of a monk or a nun:

1) Tam y: Three garments.

2) Nhứt bát: A bowl.

3) Ghế đẩu: A stool.

4) Đồ lọc nước: A filter.

5) Kim: A needle.

6) Chỉ: Thread.

7) Dao: Knife (chopper).

8) Bàn chảy: A brush.

Bát Tà: Micchatta (p)—Theo Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, có tám loại tà—According to the Long Discourses of the Buddha, Sangiti Sutra, there are eight wrong factors—The Eight Wrongnesses.

1) Tà Kiến: Wrong views.

2) Tà Tư Duy: Wrong thinking.

3) Tà Ngữ: Wrong speech.

4) Tà Nghiệp: Wrong action.

5) Tà Mạng: Wrong livelihood.

6) Tà Tinh Tấn: Wrong effort.

7) Tà Niệm: Wrong mindfulness.

8) Tà Định: Wrong concentration.

 ** For more information, please see Bát Tà

 Đạo and Bát Chánh Đạo.

Bát Tà Đạo: Tám thực hành theo tà đạo, đi ngược lại với Bát chánh đạo—The eight heterodox or improper practices, the opposite of the eight correct paths—See Bát Chánh Đạo.

Bát Tà Kiến: The eight incorrect views:

1) Ngã kiến: Cho rằng có một cái ngã thường hằng—Holding to the idea of the existence of a permanent ego.

2) Chúng sanh kiến: Cho rằng chúng sanh không lập thành bởi ngũ uẩn—Holding to the idea of the five skandhas as not the constituents of the living.

3) Thọ mệnh kiến: Cho rằng định mệnh quyết định trường thọ hay yểu mệnh—Holding to the idea of fate or determination of length of life.

4) Sĩ phu kiến: Tạo hóa kiến, cho rằng có một đấng tạo hóa—Holding to the idea of a creator.

5) Thường kiến: Cho rằng mọi sự mọi vật thường hằng—Holding to the idea of permanence.

6) Đoạn kiến: Cho rằng mọi thứ đều đoạn diệt—Holding to the idea of annihilation.

7) Hữu kiến: Cho rằng chư pháp là hiện thực—Holding to the idea of the reality of things.

8) Vô kiến: Cho rằng chư pháp là không thực—Holding to the idea of unreality of all things.

Bát Tam-Ma-Địa: Tám cách thiền định—Eight types of meditation for removing various attachments:

1) Quán thân bất tịnh để trừ dục vọng: Meditate on the impurity of one’s body to remove passions.

2) Làm lớn mạnh ý chí giải thoát bằng quán sự bất tịnh của vạn vật: Meditate on the impurity of external objects to strengthen emancipation.

3) Giải trừ dục vọng bằng quán những khía cạnh thanh tịnh của ngoại vật: Removing passions by meditating on pure aspects of external objects.

4) Giải trừ vướng mắc bằng quán vô biên thức: Removing attachment to material objects by meditating on boundless consciousness.

5) Giải trừ chấp không bằng quán vô biên thức: Removing attachment to void by meditating the boundless consciousness.

6) Giải trừ tri thức bằng quán vô ngã: Removing attachment to consciousness by meditating on non-existence.

7) Giải trừ chấp vô ngã bằng quán vô tưởng: Removing non-existence by meditating on the state of neither nor non-thought.

8) Giải trừ tất cả tư tưởng để trụ vào chỗ ngưng bặt hoàn toàn: Extinguishing all thoughts and perceptions and dwelling in the stage of total extinction. 

Bát Tánh Pháp Thân: See Tám Tánh Của Pháp Thân Như Lai.

Bát Tắc Mạc: Pasakamala (skt)—Tràng chuỗi—Dice-chain, i.e. a rosary.

Bát Tâm: Eight minds:

1) Tà: Erroneous.

2) Chánh: Correct.

3) Chân: True.

4) Ngụy: False.

5) Đại: Great.

6) Tiểu: Small.

7) Thiên: Imperfect.

8) Viên: Perfect.

Bát Tâm Siêu Thế: Eight kinds of Supermundane Mind—See Tám Tâm Siêu Thế.

Bát Thánh: See Bát Chánh Đạo.

Bát Thánh Đạo Phần: The eight sagely way shares—(see Bát Chánh Đạo).

Bát Tháp: Eight stupas.

Bát Thảo Chiêm Phong: Vén đám cỏ hoang tối tăm để chiêm vọng làn gió huyền diệu của Phật Tổ—To uproot the weeds of ignorance and look for the mystic Buddha-breeze.

Bát Thảo Tham Huyền: See Bát Thảo Chiêm Phong.

Bát Thắng Xứ:

(A) Tám giai đoạn chiến thắng trong thiền định nhằm giúp hành giả vượt thắng dục vọng và luyến chấp của thế giới giác quan—The eight victorious stages or degrees in meditation for overcoming desire, or attchment to the world of sense—See Bát Giải Thoát.

(B) Theo Kinh Phúng TụngKinh Đại Bát Niết Bàn trong Trường Bộ Kinh, có tám thắng xứ—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, and the Mahaparinibbana Sutta, there are eight stages of mastery:

1) Thắng Xứ Thứ Nhứt—The first stage of mastery: Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.”—Perceiving forms internally, one sees external forms, limited and beautiful or ugly, and in mastering these, one is aware that one knows and sees them.

2) Thắng Xứ Thứ Nhì—The second stage of mastery: Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.”—Perceiving forms internally, one sees external forms, unlimited and beautiful or ugly, and in mastering these, one is aware that one knows and sees them.

3) Thắng Xứ Thứ Ba—The third stage of mastery: Một vị quán tưởng vô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.”—Not perceiving forms internally, one sees external forms, limited and beautiful or ugly, and in mastering these, one is aware that one knows and sees them.

4) Thắng Xứ Thứ Tư—The fourth stage of mastery: Một vị quán tưởng vô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.”—Not perceiving forms internally, one sees external forms, unlimited and beautiful or ugly, and in mastering them, one is aware that one knows and sees them.

5) Thắng Xứ Thứ Năm—The fifth stage of mastery: Một vị quán tưởng vô sắcnội tâm thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh; như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh; như lụa Ba La Nại, cả hai mặt láng trơn, màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh. Như vậy vị nầy quán tưởng vô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy.”—Not perceiving forms internally, one sees external forms that are blue colour, of blue lustre. Just as a flax flower which is blue, of blue colour, of blue lustre, or a Benares cloth smoothed on both sides that is blue colour, of blue lustre, so one perceives external forms that are blue colour, of blue lustre; and in mastering these, one is aware that one knows and sees them.

6) Thắng Xứ Thứ Sáu—The sixth stage of mastery: Same as in Bát Thắng Xứ 5, replace “blue” with “yellow,” and “Flax flower” with “Kannikara Flower.”

7) Thắng Xứ Thứ Bảy—The seventh stage of mastery: Same as in Bát Thắng Xứ 5, replace “blue” with “red,” and “Flax flower” with “Hibiscus flower.”

8) Thắng Xứ Thứ Tám—The eighth stage of mastery: Same as in Bát Thắng Xứ 5, replace “bule” with “white,” and “Flax flower” with “Flax flower” with “morning-star Osadhi.” 

Bát Thần Biến: See Bát Biến Hóa.

Bát Thập: Asiti (skt)—Eighty.

Bát Thập Nhứt Pháp: Tám mươi mốt pháp môn được thuyết trong Kinh Đại Bát Nhã—Eighty-one divisions in the Maha-Prajna-Paramita Sutra:

1) Sắc: Form.

2) Tâm: Mind.

3) (5) Ngũ ấm: Năm ấm hay ngũ uẩn—The five aggregates or skandhas.

4) (12) Thập Nhị Nhập: Mười hai nhập xứ—Twelve means of sensation.

5) (18) Thập Bát Pháp Giới: Mười tám pháp giới—Eighteen realms.

6) (4) Tứ Đế: Tứ Diệu Đế—Four truths or four axioms.

7) (12) Thập Nhị Nhân Duyên: Mười hai nhân duyên—Twelve nidanas.

8) (8) Bát Không: Tám không—Eight Sunya.

9) (6) Lục Ba La Mật: Lục Độ—Six paramitas.

10) (4) Tứ Trí: Four Prajna or wisdoms.

Bát Thập Nhứt Phẩm Tư Hoặc: Tám mươi mốt tư hoặc khởi lên từ tham, sân, si, mạn… Có chín phẩm trong mỗi giới của chín cõi dục giới, sắc giớivô sắc giới; tổng cộng là 81—The eighty-one kinds of illusion, or misleading thoughts, arising out of desire, anger, foolishness, and pride. There are nine grades in each of the nine realms of desire, of form, and beyond form; the total is 81.

Bát Thập Tụng Luật: Luật Tạng căn bản được một đệ tử của Phật là Ngài Ưu Ba Li trì tụng tám mươi lần trong mùa an cư kiết hạ, trong khi Tam Tạng kinh điển thì được trùng tụng sau khi Phật nhập diệt—The original Vinaya recited by the Buddha’s disciple Upali eighty times during the summer retreat, while tripitaka was being composed after the Buddha’s death.

Bát Thập Tướng Hảo: Tám mươi tướng tốt của Phật—The eighty notable physical characteristics of Buddha.

Bát Thế Pháp: Eight worldly conditions—See Bát Phong.

Bát Thí Sanh: Eight kinds of rebirth due to generosity—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám thí sanh—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight kinds of rebirth due to generosity:

1) Tâm Nguyện của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Sát Đế Lợi, Bà La Môn Hay Gia Chủ Nhờ Sự Giữ Giới—The mental aspiration of a moral person which is to wish to become a rich Khattiya, Brahmin or Householder, is effective through its purity: Có người bố thí cho Sa Môn hay Bà La Môn, đồ ăn, đồ uống, vải, xe cộ, hoa man, hương thoa, sàng tọa, phòng xá, đèn sáng. Đồ vật vị nầy bố thí, vị nầy mong được bố thí trở lại. Người nầy thấy người Sát Đế Lợi có nhiều tài sản, người Bà La Môn có nhiều tài sản, hay người gia chủ có nhiều tài sản, được sung mãn, cụ túc, thụ hưởng năm món dục lạc. Vị nầy nghĩ: “Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh là một trong những người Sát Đế Lợi có nhiều tài sản, người Bà La Môn có nhiều tài sản hay người gia chủ có nhiều tài sản.” Vị nầy nắm vững tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Tâm nầy được giải thoát trong tầm hạ liệt, không tu tập cao hơn, nên đưa đến tái sanh trong tầm ấy. Và tôi xác nhận, đây là trường hợp của một vị đầy đủ giới luật, không phải vị phá giới—Here, someone gives an ascetic or Brahmin food, drink, clothes, transport, garlands, perfumes and ointments, sleeping accommodation, a dwelling, or lights, and he hopes to receive a return for his gifts. He sees a rich Khattiya or Brahmin or householder living in full enjoyment of the pleasures of the five senses, and he thinks: “If only when I die I may be reborn as one of these rich people!” He sets his heart on this thought, fixes it and develops it. And this thought, being launched at such a low level, and not developed to a higher level, leads to rebirth right there. But I say this of a moral person, not of an immoral one. The mental aspiration of a moral person to become a rich Khattiya, Brahmin, or Householder is effective through its purity.

2) Tâm Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Vị Tứ Đại Thiên Vương Thọ Mạng Lâu Dài, Đẹp Trai và Nhiều An Lạc Nhờ Sự Thanh Tịnh—The aspiration of a moral person which is to wish to become a deva in the realm of the Four Great Kings is effective through its purity: Ở đây có người bố thí cho Sa Môn hay Bà La Môn, đồ ăn, đồ uống, vải, xe cộ, hoa man, hương xông, hương thoa, sàng tọa, phòng xá, đèn sáng. Với những đồ vật bố thí nầy, vị nầy mong được trở lại tái sanh làm một trong những vị trời Tứ Đại Thiên Vương thọ mạng lâu dài, đẹp trai và nhiều an lạc. Phần sau giống như phần sau của Bát Thí sanh (1)—Here a person who gives such gifts and, having heard that the devas in the realm of the Four Great Kings live long, are good-looking and lead a happy life, he thinks: “If only I could be reborn there!” Or he simply aspires to rebirth in the heavens the Four Great Kings. The last part is similar to the last part of Eight kinds of rebirth due to generosity (1).

3) Tâm Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Trong Những Vị Chư Thiên Tam Thập Thiên, Sống Lâu, Đẹp Trai Và Nhiều An Lạc—The aspiration of a moral person which is to wish to be reborn as one of the devas in the heavens of the Thirty-Three God (same as in 1)

4) Tâm Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Trong Những Vị Trời Dạ Ma, Sống Lâu, Đẹp Trai Và Nhiều An Lạc—The aspiration of a moral person which is to wish to become one of the devas in the heavens of the Yama devas (same as in 1).

5) Tâm Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Trong Những Vị Trời Đâu Suất, Sống Lâu, Đẹp Trai và Nhiều An Lạc—The aspiration of a moral person which is to become one of the devas in the heavens of the Tusita devas (same as in 1).

6) Tâm Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Trong Những Vị Trời Hóa Lạc, Sống Lâu, Đẹp Trai và An Lạc—The aspiration of a moral person which is to become one of the devas in the heavens of the Nimmanarati devas (same as in 1).

7) Tâm Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Trong Những Vị Trời Tha Hóa Tự Tại, Sống Lâu, Đẹp Trai và An Lạc—The aspiration of a moral person which is to become one of the devas in the heavens of the Parammita-vasavatti devas (same as in 1).

8) Tâm Nguyện Của Một Vị Giữ Giới Được Thành Tựu Một Trong Phạm Chúng Thiên, Sống Lâu, Đẹp Trai và An Lạc—The aspiration of a moral person which is to be rebirth in the world of Brahma (same as in 1). 

Bát Thì: See Bát Thời.

Bát Thích Để Ba La Đề: Pratidesaniya (skt)—See Ba La Đề Xá Ni.

Bát Thiên: Tám cõi trời gồm Tứ thiền thiênTứ Không xứ—The eight devalokas, which is composed of four dhyana devalokas (Tứ Thiền thiên) of the region of form, and four arupalokas (Tứ không xứ)—See Tứ thiền thiên and Tứ không xứ

Bát Thời: Tám thời—Người Ấn chia ngày và đêm ra làm bát thời, bốn thời ban ngày và bốn thời ban đêm—An Indian division of the day into eight “periods), four during day time and four during night time. 

Bát Thủy: Tám sông lớn ở Ấn Độ vào thời Đức Phật—Eight big rivers of India at the time of the Buddha:

1) Sông Hằng: Ganges.

2) Sông Diệm Ma La: Jumna.

3) Sông Tát La: Sarasvati.

4) Sông A Di La Bạt Đề: Hiranyavati or Ajiravati.

5) Ma Hà: Mahi.

6) Sông Tân Đầu hay Ấn Hà: Indus.

7) Sông Bác Xoa: Oxus.

8) Sông Tất Đà: Sita.

Bát Thức: Tám thức—The eight parijnana, or kinds of cognition, perception, or consciousness:

(I) Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận—According to The Mahayana Awakening of Faith:

(A) Lục thức—The six-sense consciousnesses:

1) Nhãn thức: Caksur-vijnana (skt)—Seeing—Sight consciouness.

2) Nhĩ thức: Srotra-vijnana (skt)—Hearing—Hearing consciousness.

3) Tỷ thức: Ghrana-vijnana (skt)—Smelling—Scent consciousness.

4) Thiệt thức: Jihva-vijnana (skt)—Tasting—Taste consciousness.

5) Thân thức: Kaya-vijnana (skt)—Touch—Touch consciousness.

6) Ý thức: Mano-vijnana (skt)—Sự suy nghĩ phối hợp với các căn—Mind or mano consciousness—The mental sense or intellect—Mentality—Apprehension—The thinking consciousness that coordinates the perceptions of the sense organs.

(B)

7) Mạt-Na thức (Ý căn): Klista-mano-vijnana (skt)—Klistamanas consciousness—Đây là lý trí tạo ra mọi hư vọng. Nó chính là nguyên nhân gây ra bản ngã (tạo ra hư vọng về một cái “tôi” chủ thể đứng tách rời với thế giới khách thể). Mạt Na Thức cũng tác động như là cơ quan chuyển vận “hạt giống” hay “chủng tử” của các kinh nghiệm giác quan đến thức thứ tám (hay tàng thức)—The discriminating and constructive sense. It is more than the intellectually perceptive. It is the cause of all egoism (it creates the illusion of a subject “I” standing apart from the object world) and individualizing of men and things (all illusion arising from assuming the seeming as the real)—The self-conscious defiled mind, which thinks, wills, and is the principal factor in the generation of subjectivity. It is a conveyor of the seed-essence of sensory experiences to the eighth level of subconsciousness.

8) A Lại Da thức (Tàng thức): Alaya-vijnana (skt)—Alaya consciousness—Tàng thức nơi chứa đựng tất cả chủng tử của các thức, từ đây tương ứng với các nhân duyên, các hạt giống đặc biệt lại dược thức Mạt Na chuyển vận đến sáu thức kia, kết thành hành động mới đến lượt các hành động nầy lại sản xuất ra các hạt giống khác. Quá trình nầy có tính cách đồng thời và bất tận—The storehouse consciousness or basis from which come all seeds of consciousness or from which it responds to causes and conditions, specific seeds are reconveyed by Manas to the six senses, precipitating new actions, which in turn produce other seeds. This process is simultaneous and endless.

(II) Theo Kinh Lăng Già—According to The Lankavatara Sutra: Mạt Na Thức và năm tâm thức tập hợp lại với nhau như các triết gia đã vạch ra. Hệ thống năm căn thức nầy phân biệt cái gì thiện với cái gì không thiện. Mạt Na Thức phối hợp với năm căn thức thủ chấp các hình sắc và tướng trạng trong khía cạnh đa phức của chúng; và không có lúc nào ngưng hoạt động cả. Điều nầy ta gọi là đặc tính sát na chuyển (tạm bợ của các thức). Toàn bộ hệ thống các thức nầy bị quấy động không ngừng và vào mọi lúc giống như sóng của biển lớn—This system of the five sense-vijnanas is in union with Manovijnana and this muatuality makes the system distinguish between what is good and what is not good. Manovijnana in union with the five sense-vijnanas grasps forms and appearances in their multitudinous apsect; and there is not a moment’s cessation of activity. This is called the momentary character of the Vijnanas. This system of vijnanas is stirred uninterruptedly and all the time like the waves of the great ocean.

1) Từ một đến năm (giống như (I))—From One to Five (same as in (I)).

6) Như Lai Tạng: Tathatgata-garbha (skt).

  • Cũng gọi là A Lại Da Thức. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nói: “Nầy Mahamati! Như Lai Tạng chứa trong nó những nguyên nhân cả tốt lẫn xấu, và từ những nguyên nhân nầy mà tất cả lục đạo (sáu đường hiện hữu) được tạo thành. Nó cũng giống như những diễn viên đóng các vai khác nhau mà không nuôi dưỡng ý nghĩ nào về ‘tôi và của tôi.’”—Also known as Alayavijnana. In the Lankavatara Sutra, the Buddha told Mahamati: “Oh Mahamati! The Tathagata-garbha contains in itself causes alike good and not-good, and from which are generated all paths of existence. It is like an actor playing different characters without harboring any thought of ‘me and mine.’”
  • A Lại Da có nghĩa là chứa tất cả. Nó đi chung với bảy thức được sinh ra trong ngôi nhà vô minh—Alaya means all-conserving. It is in company with the seven Vijnanas which are generated in the dwelling-house of ignorance.
  • Chức năng của A Lại Da Thức là nhìn vào chính nó trong đó tất cả tập khí (vasana) từ thời vô thỉ được giữ lại theo một cách vượt ngoài tri thức (bất tư nghì—acintya) và sẳn sàng chuyển biến (parinama), nhưng nó không có hoạt năng trong tự nó, nó không bao giờ hoạt động, nó chỉ nhận thức, theo ý nghĩa nầy thì nó giống như một tấm kiếng; nó lại giống như biển, hoàn toàn phẳng lặng không có sóng xao động sự yên tĩnh của nó; và nó thanh tịnh không bị ô nhiễm, nghĩa là nó thoát khỏi cái nhị biên của chủ thể và đối tượng. Vì nó là cái hành động nhận thức đơn thuần, chưa có sự khác biệt giữa người biết và cái được biết—The function of Alayavijnana is to look into itself where all the memory (vasana) og the beginningless past is preserved in a way beyond consciousness (acintya) and ready for further evolution (parinama); but it has no active energy in itself; it never acts, it simply perceives, it is in this exactly like a mirror; it is again like the ocean, perfectly smooth with no waves disturbing its tranquillity; and it is pure and undefiled, which means that it is free from the dualismof subject and object. For it is the pure act of perceiving, with no differentiation yet of the knowing one and the known.

7) Mạt Na: Manas (skt)—Những cơn sóng làm gợn mặt biển A Lại Da thức khi cái nguyên lý của đặc thù gọi là vishaya hay cảnh giới thổi vào trên đó như gió. Những cơn sóng được khởi đầu như thế là thế giới của những đặc thù nầy đây trong đó tri thức phân biệt, tình cảm chấp thủ, và phiền não, dục vọng đấu tranh để được hiện hữu và được sự tối thắng. Cái nhân tố phân biệt nầy nằm bên trong hệ thống các thức và được gọi là mạt na (manas); thực ra, chính là khi mạt na khởi sự vận hành thì một hệ thống các thức hiển lộ ra. Do đó mà các thức được gọi là “cái thức phân biệt các đối tượng” (sự phân biệt thức—vastu-prativikalpa-vijnana). Chức năng của Mạt na chủ yếu là suy nghĩ về A Lại Da, sáng tạophân biệt chủ thể và đối tượng từ cái nhất thể thuần túy của A Lại Da. Tập khí tích tập trong A Lại Da giờ đây bị phân ra thành cái nhị biên tính của tất cả các hình thức và tất cả các loại. Điều nầy được so sánh với đa phức của sóng quấy động biển A Lại Da. Mạt na là một tinh linh xấu theo một nghĩa và là một tinh linh tốt theo nghĩa khác, vì sự phân biệt tự nó không phải là xấu, không nhất thiết luôn luôn là sự phán đoán lầm lạc hay hư vọng phân biệt (abhuta-parikalpa) hay lý luận sai trái (hý luận quá ác—prapanca-daushthulya). Nhưng nó trở thành nguồn gốc của tai họa lớn lao khi nó tạo ra những khát vọng được đặt căn bản trên những phán đoán lầm lạc, như là khi nó tin vào cái thực tính của một ngã thể rồi trở nên chấp vào ngã thể mà cho rằng đấy là chân lý tối hậu. Vì mạt na không những chỉ là cái tri thức phân biệt mà còn là một nhân tố ước vọng và do đó là một tác giả—The waves will be seen ruffling the surface of the ocean of Alayavijnana when the principle of individuation known as Vishaya blows over it like the wind. The waves thus started are this world of particulars where the intellect discriminates, the affection clings, and passions and desires struggle for existence and supremacy. This particularizing agency sits within the system of Vijnanas and is known as Manas; in fact it is when Manas begins to operate that a system of the Vijnanas manifests itself. They are thus called “object-discriminating-vijnana” (vastu-prativikalpa-vijnana). The function of Manas is essentially to reflect upon the Alaya and to creat and to discriminate subject and object from the pure oceans of the Alaya. The memory accumulated (ciyate) in the latter is now divided into dualities of all forms and all kinds. This is compared to the manifoldness of waves that stir up the ocean of Alaya. Manas is an evil spirit in one sense and a good one in another, for discrimination in itself is not evil, is not necessarily always false judgment (abhuta-parikalpa) or wrong reasoning (prapanca-daushthulya). But it grows to be the source of great calamity when it creates desires based upon its wrong judgments, such as when it believes in the reality of an ego-substance and becomes attached to it as the ultimate truth. For manas is not only a discriminating intelligence, but a willing agency, and consequently an actor. 

8) Mạt Na Thức: Manovijnana (skt)—Chức năng của mạt na thức theo giả thiếtsuy nghĩ về mạt na, như nhãn thức suy nghĩ về thế giới hình sắcnhĩ thức suy nghĩ về thế giới của âm thanh; nhưng thực ra, ngay khi mạt na thức phát sinh ra cái nhị biên của chủ thể và đối tượng do từ cái nhất thể tuyệt đối của A Lại Da thì mạt na thức và quả thực tất cả các thức khác cũng bắt đầu vận hành. Chính vì thế mà trong Kinh Lăng Già, Đức Phật bảo: “Niết Bàn của Phật giáo chính là sự tách xa cái mạt na thức phân biệt sai lầm. Vì mạt na thức làm nguyên nhânsở duyên thì sự phát sinh bảy thức còn lại xãy ra. Lại nữa, khi mạt na thức phân biệtchấp thủ vào thế giới của các đặc thù ở bên ngoài thì tất cả các loại tập khí (vasana) được sinh ra theo, và A Lại da được chúng nuôi dưỡng cùng với cái ý tưởng về “tôi và của tôi,” mạt na nắm giữ nó, bám vào nó, suy nghĩ về nó mà thành hình và phát triển. Tuy nhiên, trong bản chất, mạt namạt na thức không khác gì nhau, chúng nhờ A Lại Da làm nguyên nhânsở duyên. Và khi một thế giới bên ngoài thực vốn chỉ là sự biểu hiện của chính cái tâm mình bị chấp chặt mà cho là thực, thì cái hệ thống tâm thức (tâm tụ—citta-kalapa) liên hệ hỗ tương được sinh ra trong tổng thể của nó. Giống như nhưng con sóng biển, được vận hành bởi cơn gió của một thế giới bên ngoài là thế giới do chính cái tâm người ta biểu hiện ra, sinh khởi và biến diệt. Do đó bảy thức kia diệt theo với sự diệt của mạt na thức.”—The function of Manovijnana is by hypothesis to reflect on Manas, as the eye-vijnana reflects on the world of forms and the ear-vijnana on that of sounds; but in fact as soon as Manas evolves the dualism of subject and object out of the absolute unity of the Alaya, Manovijnana and indeed all the other Vijnanas begin to operate. Thus, in the Lankavatara Sutra, the Buddha said: “Buddhist Nirvana consists in turning away from the wrongfully discriminating Manovijnana. For with Manovijnana as cause (hetu) and support (alambana), there takes place the evolution of the seven Vijnanas. Further, when Manovijnana discerns and clings to an external world of particulars, all kinds of habit-energy (vasana) are generated therefrom, and by them the Alaya is nurtured. Together with the thought of “me and mine,” taking hold of it and clinging to it, and reflecting upon it, Manas thereby takes shape and is evolved. In substance (sarira), however, Manas and Manovijnana are not differentthe one from the other, they depend upon the Alaya as cause and support. And when an external world is tenaciously held as real which is no other than the presentation of one’s own mind, the mentation-system (citta-kalapa), mutually related, is evolved in its totality. Like the ocean waves, the Vijnanas set in motion by the wind of an external world which is the manifestation of one’s own mind, rise and cease. Therefore, the seven Vijnanas cease with the cessation of Manovijnana.”

Bát Thức Tâm Vương: Tâm vương của tám thức—Mỗi thức trong tám thức đều có tâm vươngtâm sở. Bản thể của thức là tâm vương còn tác dụng tương ứng với tâm vương mà khởi lên là tâm sở—The fundamental powers of the eight consciousnesses and the eight powers functioning or the concomitant sensations.

Bát Thức Thể Biệt: Duy Thức tông cho rằng tám thức đều có thể tính khác nhau—The school of Consciousness believe that the eight consciousnesses are fundamentally discrete.

Bát Thức Thể Nhứt: Trái với trường phái Duy Thức cho rằng Bát Thức Thể Biệt, thuyết nầy cho rằng thể tính của cả tám thức đều đồng nhứt—The eight perceptions are fundamentally a unity, opposed by the school of Consciousness with the doctrine that the eight consciousnesses are fundamentally discrete. 

Bát Tí Thiên: Trời tám tay, chỉ trời Na La Diên Thiên—The eight-arm deva, an epithet of Brahma as Narayanadeva, creator of men.

Bát Tinh Tấn Sự: Arabbha-vatthuni (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám sự tinh tấn—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are eight occasions for making an effort:

1) Cơ hội tinh tấn thứ nhất—The first occasion for making an effort: Ở đây có việc vị Tỳ Kheo phải làm, vị ấy nghĩ: “Có công việc ta sẽ phải làm, nếu ta làm việc thì không dễ gì ta suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Ta hãy tinh tấn.” Và vị ấy tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who has a job to do. He thinks: “I’ve got this job to do, but in doing it I won’t find easy to pay attention to the teaching of the Buddhas. I’ll have to stir up my energy.” And he stirs up sufficient energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

2) Cơ hội tinh tấn thứ nhì—The second occasion for making an effort: Ở đây có vị Tỳ Kheo đã làm xong công việc, vị ấy suy nghĩ: “Ta đã làm xong công việc. Khi ta làm xong công việc, ta không thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Ta hãy tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who has done some work, and thinks: “Well, I did the job, but because of it I wasn’t able to pay sufficient attention to the teaching of the Buddhas. So I will stir up sufficient energy.” And he stirs up sufficient energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

3) Cơ hội tinh tấn thứ ba—The third occasion for making an effort: Ở đây vị Tỳ Kheocon đường phải đi. Vị ấy nghĩ : “Đây là con đường mà ta sẽ phải đi. Khi ta đi con đường ấy, không dễ gì ta có thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn đạt được những gì chưa đạt được, để thành tựu những gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who has to go on a journey, and thinks: “I have to go on this journey, but in doing it I won’t find easy to pay attention to the teaching of the Buddhas. I’ll have to stir up energy.” And he stirs up sufficient energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

4) Cơ hội tinh tấn thứ tư—The fourth occasion for making an effort: Ở đây vị Tỳ Kheo đã đi con đường. Vị nầy nghĩ: “Ta đã đi con đường ấy. Khi ta đi con đường, ta không có thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh cần.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who has been on a journey, and he thinks: “I have been on a journey, but because of it I wasn’t able to pay sufficient attention to the teaching of the Buddhas. I’ll have to stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

5) Cơ hội tinh tấn thứ năm—The fifth occasion for making an effort: Ở đây vị Tỳ Kheo trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị, không nhận được các loại đồ ăn cứng hay đồ ăn mềm đầy đủ như ý muốn. Vị nầy nghĩ: “Ta trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị, không nhận được các loại đồ ăn mềm hay cứng đầy đủ như ý muốn. Thân ta như vậy nhẹ nhàng có thể làm việc. Vậy ta hãy cố gắng tinh cần.” Và vị ấy cố gắng tinh cần đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ—Here a monk who goes for alms-round in a village or town and does not get his fill of food, whether coarse or fine, and he thinks: “I’ve gone for alms-round without getting my fill of food. So my body is light and fit. I’ll stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

6) Cơ hội tinh tấn thứ sáu—The sixth occasion for making an effort: Ở đây vị Tỳ Kheo trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị được các loại đồ ăn cứng hay mềm đầy đủ như ý muốn. Vị nầy nghĩ: “Ta trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị được các loại đồ ăn cứng hay mềm, đầy đủ như ý muốn. Như vậy thân ta mạnh, có thể làm việc. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who goes for alms-round in a village or town and gets his fill of food, whether coarse or fine, and he thinks: “I’e gone for alms-round and get my fill of food. So my body is strong anf fit. I’ll stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

7) Cơ hội tinh tấn thứ bảy—The seventh occasion for making an effort: Ở đây vị Tỳ Kheo bị đau bệnh nhẹ. Vị ấy nghĩ: “Ta nay đau bệnh nhẹ, sự kiện nầy có thể xãy ra, bệnh nầy có thể trầm trọng hơn. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who has some slight indisposition, and he thinks: “I get some slight indisposition, and this indisposition might get worse, so I’ll stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

8) Cơ hội tinh tấn thứ tám—The eighth occasion for making an effort: Ở đây vị Tỳ Kheo mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Vị ấy nghĩ: “Ta mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Sự kiện nầy có thể xãy ra, bệnh của ta có thể trở lại. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn.” Và vị ấy cố gắng tinh tấn để đạt điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được—Here a monk who is recuperating from an illness, and he thinks: “I am just recuperating from an illness. It might be that the illness will recur. So I’ll stir up energy.” And he stirs up energy to complete the uncompleted, to accomplish the unaccomplished, to realise the unrealised.

Bát Tổ Tương Thừa: Tám vị tổ tương tục của trường phái Chân Ngôn—The succession of the eight founders of the esoteric sect:

1) Đại Nhựt: Great Sun.

2) Kim Cang: Vajra.

3) Long Mãnh: Powerful Dragon.

4) Trí Long: Wisdom Dragon.

5) Kim Cang Trí: Vajra Wisdom.

6) Bất Không: Amoghavajra.

7) Huệ Quả: Hui-Kuo.

8) Hoằng Pháp (Japanese): Hung-Fa.

Bát Tôn Trọng Pháp: See Bát Kính giáo.

Bát Tông: Các tông phái của Phật giáo Nhật Bản thời phôi thai—Eight of the early Japanese Buddhist sects:

1) Câu Xá Tông: Kusha.

2) Thành Thực Tông: Jojitsu.

3) Luật Tông: Ritsu.

4) Pháp Tướng Tông: Hosso.

5) Tam Luận Tông: Sanron.

6) Hoa nghiêm Tông: Kegon.

7) Thiên Thai Tông: Tendai.

8) Chân Ngôn Tông: Shingon Sect.

Bát Tông Cửu Tông: Tám tông phái cộng thêm Thiền Tông—The eight sects with the Zen school added.

Bát Trai: See Bát Quan Trai.

Bát Trai Giới: The eight fasting commands—See Bát Giới and Bát Quan Trai.

Bát Trí: Tám trí Bát Nhã hiểu biết tường tận về Tứ Pháp Nhẫn và Tứ Loại Nhẫn trong dục giới, sắc giớivô sắc giới—The eight kinds of prajna or wisdom which help practitioners understand clearly on the four noble truths in both the desire realm, and the realms of form and formless.

Bát Triền: Tám thứ trói buộc—The eight entanglements or evils:

1) Vô Tàm: To be without shame.

2) Vô quí: To be without a blush.

3) Tật đố: To be envious.

4) Xan: Mean.

5) Bất hối: To be ungrateful.

6) Thụy miên: To be sleepy or indolent.

7) Trạo cử: Restlessness.

8) Hôn trầm: Torpor.

Bát Trọng Tội: Eight parajika—See Bát Ba La Di.

Bát Trung Châu: Tám châu ở giữa—Each of the four continents has two other continents:

1) Nam Thiệm Bộ Châu có Camara và Varacamara—Jambudvipa has Camara and Varacamara.

2) Đông Thắng Thần Châu có Deha và Videha—Purvavideha has Deha and Videha.

3) Tây Ngưu Hóa châu có Satha và Uttaramantrinah—Aparagodaniya has Satha and Uttaramantrinah.

4) Bắc Cu Lô châu có Kuravah và Kaurava—Uttarakuru has Kuravah and Kaurava.

Bát Trùng Chân Bảo: Tám lớp chân bảo. Tám loại kim khí tùy thuộc vào vàng để định giá. Ví như vàng là của báu vô giá, nếu không có vàng thì bạc lại là của báu vô giá. Nếu không có bạc thì đồng, thau, chì, vân vân lại lần lượtcủa báu vô giá. Trong thế gian thì Phật là vô thượng, tất cả các thứ lớp khác đều sắp ở hạng dưới—The eight weighty and truly precious things. The eight metals, which depend for evaluation on gold, the highest and greatest, used to illustrate the Buddha as supreme and the other classes in grades beneath him.

Bát Trực Hạnh: See Bát Chánh Đạo.

Bát Tự: Tám chữ trong phẩm Thánh Hạnh của Kinh Niết Bàn—The eight leading characters in the Nirvana Sutra—Sinh Diệt Diệt Dĩ, Tịch Diệt Vi Lạc (sinh diệt diệt rồi, niết bàn là vui)—The teaching of the sutra is death, or nirvana, as entry into joy.

Bát Tự Bố Thân: Tám chữ phân bố trên thân—The eight magic words to be placed on eight parts of the body:

1) Chữ “A” (thuần bạch) ở giữa tâm: The letter “A” for purification is placed in the middle of the mind.

2) Chữ “Sa” (Phật bộ) ở dưới ngực: The Letter “Sa” for Buddhism is placed right under the chest.

3) Chữ “Hồng” (Liên Hoa bộ) ở giữa lông mày: The leter “Hung” for Lotus is placed between the two eye brows.

4) Chữ “A” (Kim Cang bộ) ở dưới thắt lưng: The letter “A” for Vajra is placed under the waist.

5) Chữ “Phọc” (Địa luân đệ nhất mệnh) ở ngay rốn: The letter “Phu” for the supreme earth wheel is placed at the navel.

6) Chữ “La” (Thủy luân) ở ngay tâm: The letter “Loa” for the water wheel is placed in the centre of the mind.

7) Chữ “Hồng” (Hỏa luân) ở trán: The letter “Hung” for Fire wheel is placed in the middle of the front.

8) Chữ “Khư” (Phong luân phẩn nộ hay Không luân) ở trên đỉnh đầu: The letter “Suy” for the wind of hatred is placed right on top of the head. 

Bát Tự Đà La Ni: See Bát Tự Văn Thù.

Bát Tự Tại: See Bát Biến Hóa.

Bát Tự Văn Thù: Bát Tự Đà La Ni, Mật giáo liên hệ giữa Phật Tỳ Lô Giá NaVăn Thù Sư Lợi Bồ Tát—The eight-word Dharani, esoteric methods connected with Vairocana and Manjusri. 

Bát Tướng: See Tám Thời Kỳ Trong Cuộc Đời Đức Phật, and Tám Tướng.

Bát Tướng Phật: See Tám Thời Kỳ trong Cuộc Đời Đức Phật.

Bát Tướng Thành Đạo: See Tám Thời Kỳ Trong Cuộc Đời Đức Phật in Vietnamese-English Section.

Bát Tỳ Phệ Già: See Tỳ Phệ Già (2).

Bát Uế: Tám thứ uế hạnh—Eight things unclean to a monk:

1) Mua đất mua nhà cho bản thân hay gia đình, chứ không phải cho Tăng đoàn để hoằng dương chánh pháp: To buy land and homes for self or family, not for the Sangha to develop Buddhism.

2) Trồng trọt: Cultivating.

3) Tích trữ thóc lúa: Storing up cereals.

4) Nuôi nấng nô tì: Keeping servants.

5) Chăn nuôi gia súc để bán thịt: Keeping animals for slaughter.

6) Cất giữ tiền bạc, vàng và châu báu: Treasuring up money, gold and jewels.

7) Cất giữ những thứ đồ khắc chạm trang sức: Treasuring up ivory and ornaments.

8) Cất giữ nồi nêu làm của riêng: Storing up utensils for private use. 

Bát Ức Tứ Thiên Vạn Niệm: Tám vạn bốn ngàn niệm—Vô số niệm tưởng trong một ngày một đêm, mỗi niệm đều có quả thiện ác của chính nó—The myriads of thoughts or moments in a single day and night, each with its consequences of good and evil.

Bát Vạn: An abbreviation for Bát Vạn Tứ Thiên—Tổng số nguyên tử trong thân thể được coi là 84.000. Từ nầy cũng có nghĩa là số lớn—The number of atoms in the human body is supposed to be 84,000. This also means a great number. 

Bát Vạn Tứ Thiên A Dục Tháp: Tám vạn bốn ngàn tháp được dựng lên bởi vua A Dục—Eighty-four thousand stupas errected by King Asoka.

Bát Vạn Tứ Thiên Pháp Môn: Tám vạn bốn ngàn pháp môn—Eighty-four thousand methods.

Bát Vạn Tứ Thiên Pháp Tạng: Tám mươi bốn ngàn giáo pháp của Đức Phậtcông năng trị dứt phiền não chứa đựng trong 12 bộ kinh Phật—The 84,000 teachings or lessons credited to the Buddha for the cure of all sufferings and the 12 sets of sutras in wich they are contained.

Bát Vạn Tứ Thiên Phiền Não: Tám vạn bốn ngàn phiền não—84,000 distresses or afflictions.

Bát Vạn Tứ Thiên Quang Minh: Theo Kinh Vô Lượng Thọ, Đức A Di Đà có tám vạn bốn ngàn ánh hào quang—According to the Infinite Life Sutra, Amitabha Buddha has 84,000 forms of illumination.

Bát Vạn Tứ Thiên Trần Lao: See Bát Vạn Tứ Thiên Phiền Não.

Bát Vạn Tứ Thiên Tướng Hảo: Theo Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật có tám vạn bốn ngàn tướng hảo—According to the Infinite Life Sutra, the Buddha has 84,000 excellent physical signs. 

Bát Vạn Tứ Thiên Xá Lợi: Tám vạn bốn ngàn xá lợi Phật—84,000 relics of the Buddha’s body. 

Bát Vạn Uy Nghi: Tám vạn uy nghi—The Bodhisatva’s 80,000 duties.

Bát Vật Tùy Thân: See Tám Món Cần Dùng Của Phật.

Bát Vị:

(A) Thứ vị của một vị sư nơi bàn ăn: Bowl seat, the place each monk occupies at table.

(B) Thứ hạng của đệ tử theo Thiên Thai Viên Giáo—The classification or grades of disciples according to the T’ien-T’ai Perfect Teaching:

1) Quán Hạnh Tức: Ngũ phẫm vị đệ tử tại gia—Grade of the five classes or stages of lay disciples.

2) Tương Tự Tức: Thập tín vị đệ tử hay phàm Tăng phàm Ni—Grade of the ten classes of ordinary monks and nuns.

3) Thập Trụ: Ten States of Bidhisattvas.

4) Thập Hạnh: Ten practices.

5) Thập Hồi Hướng: Ten dedications.

6) Thập Địa: Ten Stages.

7) Đẳng Giác: The fifty-first stage in the 52 stages or Bodhisattva’s stage. 

8) Cứu Cánh Tức: The perfect or Buddha stage.

Bát Vị Niết Bàn: Tám pháp vị trong Niết bàn của Phật—The eight savours (pleasures) of the Buddha’s nirvana:

1) Thường trụ: Eternity or perpetual abode.

2) Tịch diệt: Tranquility or extinction.

3) Bất lão: Agelessness or eternal youth.

4) Bất tử: Immortality.

5) Thanh tịnh: Purenes or purity.

6) Hư không: Absolute freedom of space.

7) Bất động: Firmness or imperturbility.

8) Khoái lạc: Happiness or joy.

** Có người thay thế “Đồng điệu” cho “Hư

 Không”—Some replaces Harmony for

 Absolute freedom of space. 

Bát Vị Thai Tạng: Tám thời kỳ của thai nhi trong bụng mẹ—The eight stages of the human foetus:

1) Yết La Lam: Kalala (skt)—Thời kỳ ban sơ đến lúc được bảy ngày—The appearance after the first week of conception.

2) Ngạch Bộ Đàm: Arbuda (skt)—Ngày cuối của tuần thứ hai—At the end of the second week.

3) Bế Thi: Pesi (skt)—Ngày cuối của tuần thứ ba, đã thành một khối nhỏ của thai nhi—At the end of the third week. There formed a piece, or a mass, of flesh; a foetus.

4) Kiện Nam: Ghana (skt)—Ngày cuối của tuần thứ tư—At the end of the fourth week.

5) Bát La Xa Khư: Prasakha (skt)—Tứ chi thành hình vào tuần thứ năm—Limbs formed during the fifth week.

6) Mao Phát Trảo Xỉ: Lông, tóc, móng, răng thành hình vào tuần thứ sáu—Hair, nails, and teeth formed during the sixth week.

7) Tứ Căn Thành Hình: The organs of sense, eyes, ears, nose, and tongue formed during the seventh week.

8) Hình Tướng Hoàn Bị: Complete formation during the eighth week. 

Bát Viên: Tám thứ viên dung hay tám món tròn đầy trong Viên giáo—Eight fundamental characteristic of a complete or perfect school of teaching:

1) Giáo viên (phép dạy tròn đầy): Complete perfect teaching.

2) Lý viên (Lý tròn đầy mầu nhiệm): Complete or perfect theory.

3) Trí viên (Trí tròn đầy thông hiểu vạn sự): Complete or perfect knowledge or wisdom.

4) Đoạn viên (Dứt trừ mọi phiền não): Complete or perfect extinction of passion and delusion.

5) Hạnh viên (Hạnh tu hành tròn đầy): Complete or perfect practicing or cultivating.

6) Vị viên (Công đức đủ đầy, quả vị viên mãn): Complete or perfect achievement or attainment.

7) Nhơn viên (Nhơn duyên tròn đầy góp phần đưa tới quả vị Phật): Complete or perfect cause.

8) Quả viên (quả vị tròn đầy): Complete or pefect Buddhahood. 

Bát Vô Hạ: Khi bị tám nạn thì không còn thì giờ nhàn hạ để nghe Phật hay Phật pháp nữa—The eight conditions of no leisure or time to hear a Buddha or his truth.

Bát Vô Ngại: Tám pháp vô ngại—The eight universal powers:

(A) Lục thức—The universal powers of the six senses:

1) Nhãn thức: The power of the eye consciousness.

2) Nhĩ thức: The power of the ear consciousness.

3) Tỷ thức: The power of the nose consciousness.

4) Thiệt thức: The power of the tongue consciousness.

5) Thân thức: The power of the body consciousness.

6) Ý thức: The power of the mind consciousness.

(B)

7) Ý Căn: The power of the Mana consciousness.

8) Pháp giới: The power of dharmadhatu. 

Bát Vô Nhân Quả: Phủ nhận đạo lý nhân quả, đó là một trong năm tà kiến—To dispense with, or deny the law of karma, one of the five heresies.

Bát Vương Nhật: Tám ngày vương nhật—The eight royal days:

1) Lập Xuân: Beginning of Spring (first term).

2) Xuân Phân: Equinoxes—Equinoctial point—Spring equinox.

3) Lập Hạ: Beginning of summer.

4) Hạ Chí: Summer Solstice.

5) Lập Thu: Beginning of Autumn.

6) Thu Phân: Autumn Equinox.

7) Lập Đông: Beginning of winter.

8) Đông Chí: Winter Solstice.

Bát Vương Tử: Theo phẩm đầu của Kinh Pháp Hoa, có tám vị vương tử của Đăng Minh Phật, sanh ra trước khi ngài xuất gia trở thành Tăng sĩ.—According to the first chapter of the Lotus Sutra, there wer eight sons of the last shining Buddha, borns before he left home to become a monk.

Bát Xúc: Tám loại cảm xúc hay cảm giác gây trở ngại trong giai đoạn sơ thiền—Eight physical sensations which hinder meditation in its early stages:

1) Động xúc: Trạo cử hay loạn động—Restlessness.

2) Trọng xúc: Hôn trầm hay thấy thân thể nặng nề—Heaviness.

3) Trạo xúc: Ngứa ngái—Itching.

4) Khinh xúc: Nhẹ nhàng êm ái—Buoyancy.

5) Sáp xúc: Thấy thân thể gồ ghề—Roughness.

6) Hoạt xúc: Thấy thân thể êm ái hoặc trơn nhờn—Smoothness.

7) Noãn xúc: Thấy thân thể nóng như lửa—Heat.

8) Lãnh xúc: Thấy thân thể lạnh như nước—Coldness.

Bạt:

1) Nhổ lên—To pull up—To pull out—To raise.

2) Nao bạt: Chập chỏa (nguyên là nhạc khí của dân vùng Tây Vực, sau nầy Tăng Già dùng làm nhạc khí trong các pháp hội)—Cymbals. 

Bạt Bà: Vatsa (skt)—Bạt Ba.

1) Bò con—A calf.

2) Đứa trẻ: A young child.

Bạt Cừ: Varga (skt).

1) Chương hay phẩm: Chapter.

2) Loại: A class.

3) Nhóm: A group.

Bạt Đà: Bhadra (skt)—See Bạt Đạt La.

Bạt Đà: See Bhadrapala in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Bạt Đà Ca Tỳ La: Bhadrakapila (skt)—Một vị nữ đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni—A female disciple of Sakyamuni Buddha.

Bạt Đà La: Bhadrapada (skt).

1) Tên của chòm sao Bích Tú: The constellation in Pegasus and Andromeda.

2) Tên của loại cây Hiền Thụ: Name of Bhadra-tree.

3) Tên của vị Long Vương Gunabhadra: Name of a naga-king.

4) Tên của vị Tỳ Kheo Ni tự biết cái mệnh quá khứ của mình nên khi gặp Phật là thành đạo: Name of a bhiksuni, a female disciple of Sakyamuni Buddha, who knows her past lives, and becomes enlightened after meeting the Buddha. 

Bạt Đà La Da Ni: Bhadrayaniya (skt)—Một trong 18 bộ Tiểu Thừa—One of the eighteen Hinayana sects.

Bạt Đà La Da Ni Bộ: See Bạt Đà La Da Ni.

Bạt Đà La Lâu Chi: Bhadraruci (skt)—See Bạt La Lâu Chi.

Bạt Đạt La: Bhadra (skt).

1) Danh hiệu của Phật: An epithet for every Buddha.

2) Đức hạnh: Virtuous.

3) Hiền: Good.

4) Hiền kiếp: Bhadrakalpa (skt)—The present kalpa—See Hiền Kiếp.

5) Kiết tường: Auspicious.

6) Thượng thặng: Excelent.

Bạt Đề:

1) Bhadrika (skt)—Người nghèo khổ, nhờ cúng dường cho Phật một khúc gỗ cháy, được Phật thọ ký thành Bích Chi Phật: A poor person who made an offering of a burning wood to the Buddha. He was predicted to become a Pratyeka-buddha.

2) Tỳ Kheo Bà Đề, người Ấn: Bhiksu Vati from India.

3) Tên dòng sông Thi Lai Nô Bạt Để, gần nơi Đức Phật nhập Niết Bàn: Name of the Hiranyavati River, near the place where the Buddha entered nirvana.

4) Tên sông A Di La Bạt Đề gần thành Xá Vệ: Name of the Ajiravati River, near Sravasti—See Xá Vệ Quốc

Bạt Đề Đạt Đa: Bhadradatta (skt)—Tên của một vị vua Ấn Độ—Name of an Indian king.

Bạt Đề Lê Ca: Bhadrika, or Bhaddiya (skt)—Bà Đề—Bà Đề Lợi Ca—Một trong năm Tỳ Kheo đệ tử đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người ta nói ông là con của vua Cam Lộ Vương (cũng là cha của A Nậu Lâu Đà)—One of the first five disciples of Sakyamuni, said to be a son of king Amrtodana (also father of Anuruddha).

Bạt Để Da: Upadhyaya (skt)—Hòa Thượng—A spiritual teacher, or monk—See Hòa Thượng (6).

Bạt Già (Dà) Phạm: Bhagavan (skt)—

A. Là một tên khác của Phật. Nguyên văn chữ Phạn là Bhagavan—Another name for the Buddha from the Sanskrit “Bhagavan.”

B. Đấng Thế Tôn cả trong lẫn ngoài thế giới nầy—The World Honored One—The honored within and outside of this world which has six meanings:

1) Tự tại: At ease and comfortable.

2) Xí thạnh: Radiant.

3) Đoan nghiêm: Upright and adorned.

4) Danh xưng: Renowned.

5) Cát tường: Auspicious.

6) Tôn quí: Honored and noble.

Bạt Già Tiên: Bhargava, Bhagava, or Bhaga (skt)—Vị Tiên làm thầy Đức Phật khi ngài mới xuất gia cầu đạo—The ascetic under whom Sakyamuni practised the austere life.

Bạt Khổ Dữ Lạc: Cứu khổ ban vui—To save from suffering and to give joy.

Bạt La Lâu Chi: Bhadraruci (skt)—Vị Tăng vùng tây Thiên Trúc, người có tài lý luận tinh tế, người đã đánh bại người Bà La Môn ngạo mạn (vì quá ngạo mạn mà vị Bà La Môn nầy lúc còn sống mà khổ não như đã bị rơi vào địa ngục vậy)—A monk of west India, of great subtlety and reasoning power; he opposed an arrogant Brahman, who, defeated, sank alive into hell. 

Bạt La Ma La: Bhramara (skt)—Một loại ong đen—A kind of black bee.

Bạt La Sa Đà: Prasada (skt)—Điện—Sảnh đường của tứ chúng—An assembly hall—A temple—A palace. 

Bạt Lạc Bà Đà: Prasada (skt)—See Bạt La Sa Đà.

Bạt Lam: Bala or Mudrabala (skt)—Số lượng một triệu tỷ tỷ tỷ tỷ—Ten septillions (1042 ). 

Bạt Lạm Ma: Brahmana, or Brahman (skt)—Bà La Môn, giai cấp thanh tịnh cao nhất ở Ấn Độ vào thời Đức Phật còn tại thế—The highest caste, the pure caste, at the time of the Buddha.

Bạt Lợi Sa: Varsas (skt)—Mưa—The rains.

Bạt Lợi Sa Kiền Nã: Varsagana (skt)—Vũ Chúng ngoại đạo, một trong những phái ngoại đạo trong thời Đức Phật còn tại thế—The “Rains” sect, one of the heretic sects at the time of Sakyamuni. 

Bạt Lộc Ca: Tên một vương quốc cổ nằm về phía đông Turkestan, bây giờ là Aksu—Name of an ancient state in east Turkestan, the present Aksu.

Bạt Lộc Yết Tiêm Bà: Bharukaccha (skt)—Một vương quốc cổ trong thành Gujara, gần Baruch, bên bờ sông Narbudda—An ancient state in Gujara, near Baruch, on the Narbudda.

Bạt Ma: Harivarman (skt)—Ha Ly Bạt Ma—Tên của Luận Chủ tông Thành Thực Luận—Name of the founder of the Satyasiddhi Sect—See Thành Thực Luận, and Thành Thực Tông in Vietnamese-English Section. 

Bạt Mạng: To risk one’s life.

Bạt Na: Varana (skt)—Một tỉnh trong thành Kapisa—A province of Kapisa. 

Bạt Nại La Bà: Bhadrapada (skt)—Tháng thứ sáu bên Ấn Độ—The sixth Indian month—See Thập Nhị Nguyệt (6) in Vietnamese-English Section.

Bạt Nan Đà: Upananda (skt).

1) Thiện Hỷ Tỳ Kheo, còn gọi là Ác Tỳ Kheo, người đã reo vui khi Đức Phật nhập diệt vì từ đó ông ta không còn bị giới luật Phật trói buộc nữa (theo Kinh Trường A Hàm, có vị Tỳ Kheo tên Bạt Nan Đà, đã ngăn các Tỳ Kheo khác và bảo họ đừng lo, bảo rằng Thế Tôn diệt độ rồi, ta sẽ được tự tại. Ông già ấy thường nói nên làm việc nầy, không nên làm việc kia…Từ nay về sau ta được làm mọi việc tùy ý)—A disciple who rejoiced over the Buddha’s death because it freed the disciples from restraint.

2) Tên của một vị Long Vương: Name of a Naga-king.

Bạt Nhật La: Vajra (skt)—Kim Cang—The diamond.

Bạt Pha: Bhadrapala (skt)—Tên của Bồ Tát Hiền Hộ—Name of Bhadrapala Bodhisattva—See Hiền Hộ in Vietnamese-English Section.

Bạt Tế: Cứu vớt khỏi tai nạn—To rescue, or to save from trouble.

Bạt Thiệt Địa Ngục: Địa ngục rút lưỡi, nơi mà tội nhân mang khẩu nghiệp bị đọa vào—The hell where the tongue is pulled out, as punishment for oral sins.

Bạt Triết La: Vajra (skt)—Phược Triết La.

1) Kim Cang—The diamond. 

2) Kim Cang chữ: Thunderbolt.

Bạt Triết La Tra Ha Sa: Vajrattahasa (skt)—Thần Ma Hê Thủ La, Tiếu Thiên Vương, một trong những hộ pháp Thiên vương—Siva, the laughing Maharaja, one of the guardians. 

Bạt Tư Phát: Baschpa (skt)—Bạt Hợp Tư Ba—Bát Tư Ba—Tên của một Phật tử Tây Tạng, mà cũng là một vị cố vấn của Kha Hản Mông Cổ Kublai Khan—Name of a Tibetan Buddhist and advisor of Kublai Khan.

Bạt Tư Phất Đa La: Vatsiputra (skt)—Bà Ta Phú Đa La, tên của vị sáng lập ra Độc Tử Bộ—Name of the founder of the Vatsiputra sect (the sect bears his name), one of the Vaibhasika schools—See Vaibhasika in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Bạt Xà: Vrji (skt).

1) Thành Bạt Xà, bây giờ Vraja hay Braj, nằm về phía tây của Đề Ly và Agra: The modern Vraja or Braj, west of Delhi and Agra.

2) Tên đất thuộc Tỳ Xá Ly, nơi mà phái Bạt Xà Tử Tỳ Kheo đã đưa ra 10 điều phi pháp, nên Da Xá Đà Tỳ Kheo nhân đó đã khuyến khích vua A Dục triệu tập hội nghị kết tập kinh điển lần thứ hai: Vaisali, where the ten unlawful acts permitted by the Vrjiputra monks were condemned by Yasoja, who encourage king Asoka to convene the second assembly here—See Da Xá (2).

Bạt Xà La: Vajra (skt)-Kim Cang—The diamond.

Bạt Xà La Ba Nị: Vajrapani (skt)—Kim cang thủ—Thunderbolt handed.

Bạt Xà Tử Tỳ Kheo: Vrjiputra monks—See Bạt Xà (2).

Báu Vật: Precious things.

Bảy Báu: Seven Treasures—Seven precious things:

1) Vàng: Gold.

2) Bạc: Silver.

3) Lưu ly: Crystal.

4) Sa cừ: Mother of pearl.

5) San hô: Coral—Cornelian.

6) Xích châu: Red pearl (hổ phách: amber).

7) Mã não: Agate or (moonstones, kim cương: diamond).

Bảy Điều Khó Tránh: The seven unavoidables:

1) Tái sanh: Rebirth.

2) Lão: Old age.

3) Bệnh: Sickness.

4) Tử: Death.

5) Hình Phạt: Punishment for sins.

6) Hạnh phúc thế gian: Worldly Happiness.

7) Nhân quả: Consequences (Cause and effect).

Bảy Hàng Cây Báu: Seven rows of precious trees.

Bảy Khuynh Hướng Ngủ Ngầm: Theo Kinh Trường A Hàm và Kinh Tăng Nhất A Hàm, có bảy sự nhiễm ô tiềm ẩn trong tâm chúng ta—According to the Digha Nikaya Sutra and Angutara Nikaya Sutra, there are seven defilements that lie dormant in the recesses of man’s mind.

1) Tham dục: Kama-raga (p)—Lust—Desire.

2) Ác ý: Patigha (p)—Evil thoughts.

3) Tà kiến: Ditthi (p)—Wrong views.

4) Hoài nghi: Vicikiccha (p)—Doubt.

5) Ngã Mạn: Mana (p)—Pride.

6) Luyến ái: Bhava-raga (p)—Attachment.

7) Vô minh: Avijja (p)—Ignorance.

Bảy Loại Cúng Dường Cho Tăng Chúng: Theo Trung Bộ, Kinh Phân Biệt Cúng Dường, có bảy loại cúng dường cho Tăng Chúng—According to The Middle Length Discourses of the Buddha, Dakkhinavibhanga Sutra, there are seven kinds of offerings made to the Sangha.

1) Cúng dường cho cả hai Tăng Chúng với Đức Phật là vị cầm đầu khi Ngài còn tại thế: One gives offering to a Sangha of both Bhikkhus and Bhikkhnis headed by the Buddha.

2) Cúng dường cho cả hai Tăng Chúng sau khi Đức Phật nhập diệt: One gives offering to a Sangha of both Bhikkhus and Bhikkhunis after the Tathagata has attained final Nirvana.

3) Cúng dường cho Tỳ Kheo Tăng: One gives offering to a Sangha of Bhikkhus.

4) Cúng dường cho Tỳ Kheo Ni: One gives offering to a Sangha of Bhikkhunis.

5) Cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỳ KheoTỳ Kheo Ni như vậy” để tôi cúng dường các vị ấy: One gives offering and saying: “Appoint so many bhikkhus and Bhikkhunis for me from the Sangha.

6) Cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định một số Tỳ Kheo như vậy” để tôi cúng dường các vị ấy: One gives offering, saying: “Appoint so many Bhikkhus for me from the Sangha.”

7) Cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định một số Tỳ Kheo Ni như vậy” để tôi cúng dường các vị ấy: One gives offering, saying: “Appoint so many Bhikkhunis for me from the Sangha.”

Bảy Loại Không: Seven sorts of emptiness—See Thất Chủng Không.

Bảy Loại Người Đáng Kính Trọng: Theo Kinh Tự Hoan HỷKinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bảy loại người đáng kính trọng—According to the Sampasadaniya Sutta and Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are seven persons worthy of offerings:

1) Câu Phần Giải Thoát: The Both-Ways-Liberated.

2) Tuệ Giải Thoát: The Wisdom-Liberated.

3) Thân Chứng: The Body-Witness.

4) Kiến Chí: The Vision-Attainer.

5) Tín Giải Thoát: The Faith-Liberated.

6) Tùy Pháp Hành: The Dhamma-Devotee.

7) Tùy Tín Hành: The Faith-Devotee. 

Bảy Loại Phu Nhân (Vợ): Seven kinds of wives—See Thất Chủng Phu Nhân.

Bảy Mươi Lăm Pháp Câu Xá Tông: Theo A Tỳ Đàm Luận, 75 pháp được Câu Xá Tông phân chia làm năm cấp trong hai loại hữu vi và vô vi—In the Abhidharma, 75 dharmas mentioned by the Kosa school are arranged in five categories and classified into two categories, created and uncreated.

(A) Hữu Vi Tứ Chủng Pháp—Four kinds of created dharmas:

(I) Sắc Pháp: Rupani (skt)—Forms—Có 11 pháp, gồm 5 căn (giác quan), 5 cảnh hay những đối tượng tri giác, và vô biểu sắc:

a) Năm căn—Five sense organs:

1) Nhãn: Caksus (skt)—Eye.

2) Nhĩ: Srotra (skt)—Ear.

3) Tỷ: Ghrana (skt)—Nose.

4) Thiệt: Jihva (skt)—Tongue.

5) Thân: Kaya (skt)—Body. 

b) Năm cảnh—Five sense objects:

6) Sắc: Rupa (skt)—Form.

7) Thanh: Sabda (skt)—Sound.

8) Hương: Gandha (skt)—Smell.

9) Vị: Rasa (skt)—Taste.

10) Xúc: Sparsa (skt)—Touch.

c)

11) Vô biểu sắc: Avijnapti-rupa (skt)—Element with no manifestation.

(II) Tâm Pháp: Citta (skt).

12) Một pháp, đôi khi được chia thành năm pháp tương ứng với năm căn—Consciousness or Mind. This is consciousness itself. Though one, it naturally functions in five ways corresponding to the five sense-organs.

(III) Tâm Sở Pháp: Citta-samprayukta-sanskara or Caitasika (skt)—có 46 pháp, được chia thành 6 cấp—The concomitant mental functions, 46 dharmas. This category of mental faculties is grouped into six classes:

a) Biến Đại Địa Pháp (nhiệm vụ tổng quát): Mahabhumika (skt)—10 pháp—General functions or universals, 10 dharmas:

1) Thọ: Vedana (skt—Perception.

2) Tưởng: Samjna (skt)—Idea.

3) Tư: Cetana (skt)—Will.

4) Xúc: Sparsa (skt)—Touch.

5) Dục: Chanda (skt)—Wish.

6) Huệ: Mati (skt)—Intellect.

7) Niệm: Smrti (skt)—Remembrance.

8) Tác ý: Manaskara (skt)—Attention.

9) Thắng giải: Adhimoksa (skt)—Decision.

10) Định: Samadhi (skt)—Concentration.

b) Đại thiện địa pháp: Kusala-mahabhumika (skt)—General functions of good.

11) Tín: Sraddha (skt)—Belief.

12) Tấn: Virya (skt)—Energy.

13) Xả: Upeksa (skt)—Indifference.

14) Tàm: Hri (skt)—Shame.

15) Quý: Apatrapya (skt)—Bashfulness.

16) Vô tham: Alobha (skt)—Non-greediness.

17) Vô sân: Advesa (skt)—Non-malevolence.

18) Bất Hại: Ahimsa (skt)—Non-injury.

19) Khinh an: Prasrabdhi (skt)—Confidence.

20) Bất phóng dật: Apramada (skt)—Exertion.

c) Đại phiền não địa pháp: General functions of defilement.

21) Vô minh: Moha (skt)—Ignorance.

22) Phóng dật: Pramada (skt)—Idleness.

23) Giải đãi: Kausidya (skt)—Indolence.

24) Bất tín: Asraddhya (skt)—Non-belief.

25) Hôn trầm: Styana (skt)—Low-mindedness.

26) Trạo cử: Auddhatya (skt)—High-mindedness.

d) Đại bất thiện địa pháp: Akusala-mahabhumika (skt)—General functions of evil.

27) Vô tàm: Ahrikya (skt)—Shamelessness.

28) Vô quý: Anapatrapya (skt)—Non-bashfulness.

e) Tiểu phiền não địa pháp: Upaklesa-bhumika (skt)—Minor functions of defilement.

29) Phẫn: Krodha (skt)—Anger.

30) Phú: Mraksa (skt)—Concealment.

31) Xan: Matsarya (skt)—Parsimony.

32) Tật: Irsya (skt)—Envy.

33) Não: Pradasa (skt)—Affliction.

34) Hại: Vihimsa (skt)—Injury.

35) Hận: Upanaha (skt)—Enmity.

36) Huyễn: Maya (skt)—Deceit.

37) Cuống: Saihya (skt)—Fraudulence.

38) Kiêu: Mada (skt)—Arrogance.

f) Bất định địa pháp: Aniyata-bhumika (skt)—Indeterminate functions.

39) Ố tác: Kaukrtya (skt)—Repentance.

40) Thụy miên: Middha (skt)—Drowsiness.

41) Tầm: Vitarka (skt)—Reflection.

42) Tư: Vikara (skt)—Investigation.

43) Tham: Raga (skt)—Covetousness.

44) Sân: Pratigha (skt)—Hatred.

45) Mạn: Mana (skt)—Pride.

46) Nghi: Vicikitsa (skt)—Doubt.

(IV) Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp: Citta-viprayukta-sanskara (skt)—Pháp không thuộc sắc, cũng không thuộc tâm—Elements neither substantial forms nor mental functions:

47) Đắc: Prapti (skt)—Acquisition.

48) Phi đắc: Aprapti (skt)—Non-acquisition.

49) Đồng phần: Sabhagata (skt)—Communionship.

50) Vô tưởng quả: Asamjnika (skt)—Fruition of thoughtless heaven.

51) Vô tưởng định: Asamjnika-samapatti (skt)—Thoughtless ecstacy.

52) Diệt tận định: Nirodha-samapatti (skt)—Annihilation trance.

53) Mạng căn: Jivita (skt)—Life.

54) Sinh: Jati (skt)—Birth.

55) Trụ: Sthiti (skt)—Stability.

56) Dị: Jara (skt)—Decay.

57) Diệt: Anityata (skt)—Impermanence.

58) Danh thân: Nama-kaya (skt)—Name.

59) Cú thân: Pada-kaya (skt)—Sentence.

60) Văn thân: Vyanjana-kaya (skt)—Letter.

(V) Vô Vi Pháp: Asankrta-dharma (skt)—Non-created elements or negative becoming—See Tam Vô Vi Pháp.

61) Hư không: Akasa (skt)—Space.

62) Trạch diệt: Pratisamkhya-nirodha (skt)—Extinction through intellectual power.

63) Phi trạch diệt: Apratisamkhya-nirodha (skt)—Extinction due to lack of productive cause.

Bảy Tài Sản: Seven Ariyan treasures—See Thất Thánh Tài.

Bảy Thức: Ý thức xãy ra khi giác quan tiếp xúc với đối tượng bên ngoài—Seven consciousness—Consciousness refers to the perception or discernment which occurs when our sense organs make contact with their respective objects:

1) Nhãn thức: Sight consciousness—See Nhãn thức.

2) Nhĩ thức: Hearing consciousness—See Nhĩ thức.

3) Tỷ thức: Scent consciousness—See Tỷ thức.

4) Thiệt thức: Taste consciousness—See Thiệt thức.

5) Thân thức Touch consciousness—See Thân thức.

6) Ý thức: Mạt na thức—Mind (mano) consciousness—See Ý thức.

7) Ý căn: Klistamano consciousenss (Alaya)—See A Lại Da thức.

Bảy Trường Hợp Khó Niệm Phật: Theo hai Đại Sư Trí Giả và Thiên Như trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, có bảy trường hợp khó niệm Phật—According to Masters Chih-I and T’ien-Ju in The Pure Land Buddhism, there are seven circumstances that are difficult for Pure Land practitioners to practice Buddha Recitation.

1) Giả sử bạn không bị những ác duyênchỉ bệnh sơ sái rồi mãn phần, thì lúc sắp chết tứ đại đất, nước, lửa, gió phân ly, gân xương rút chuyển, thân tâm đau đớn kinh hoàng, như con đồi mồi bị lột vảy, con cua rớt vào nước sôi, làm sao mà niệm Phật?: Even if you do not meet with evil conditions, but simply expire after a mild illness, at that time the four elements (earth, water, fire, air) separate, your ligaments and bones jerk and retract, Mind and body are aching and in a state of panic, not unlike a turtle being skinned alive or a crab thrown alive into a boiling pot. How can you then recite the Buddha’s name?

2) Dù cho bạn không bệnh, mà chết một cách yên ổn, khi lâm chung e duyên đời chưa dứt, niệm tục còn vương, nỗi tham sống sợ chết làm cho tâm ý rối loạn phân vân cũng không niệm Phật được: Even if you die peacefully, without illness, you may not have severed all worldly ties, or you may still be caught up in defiled thoughts. The desire to survive, coupled with the fear of death, disturb your Mind, rendering it perplexed and undecided. In such circumstances as well, you cannot recite the Buddha’s name.

3) Nếu là người tại gia, thì lại thêm gia vụ chưa xong xuôi, việc sau chưa sắp đặc, vợ kêu con khóc, trăm mối ưu tư cũng không rỗi rảnh để niệm Phật: Moreover, if you are a layman, you have, in addition, unfinished family obligations, unsettled projects and plans, wailing wife and weeping children, along with hundreds of other worries and apprehensions. How can you have the leisure to recite the Buddha’s name?

4) Chẳng đợi lúc lâm chung, giả sử trước khi bạn chưa chết mà có chút bệnh nơi thân, phải gắng chịu sự dau khổ, rên rỉ không yên, tìm thuốc hỏi thầy, nhờ người cầu an sám hối, tạp niệm rối ren, chưa dễ nhiếp tâm niệm Phật: Let us not even talk about the time of death. Even in daily life, if you are afflicted with some mild illness, you suffer, moaning and groaning endlessly. As you search for a physician or a cure or seek out monks and nuns to recite verses of repentance, hoping for a quick recovery, your sundry thoughts are legion. It is not easy, then, to concentrate the Mind and recite the Buddha’s name.

5) Dù bạn chưa có bệnh, nhưng bị tuổi cao sức yếu, đủ sự suy kém, áo não buồn than, chỉ lo sự việc trên cái thân già còn chưa xong, chắc chi đã niệm Phật?: Even under normal circumstances, when you are in good health, you may be afflicted with old age and declining strength, beset by all kinds of worries and sorrows. Keeping the aging body together is a never-ending task; how can you have time for Buddha Recitation?

6) Ví như lúc bạn chưa già, thân lực đang cường tráng, mà còn đeo việc thế tục, chưa dứt niệm đời, bôn tẩu đông tây, âu lo đủ việc, biển thức mênh mông, làm sao có thể niệm Phật được?: Even when you have not reached old age and your body is still vigorous, you are still weighed down by mundane preoccupations and have not yet severed worldly thoughts. You run hither and yon, worrying about ten thousand things. With your sea of consciousness so vast, how can you recite the Budda’s name?

7) Dù bạn được muôn duyên rảnh rỗi, có chí tu hành, nhưng đối với tướng thế gian, nếu nhìn không thấu, nắm không vững, dứt không xong, khi xúc đối với ngoại duyên không thể tự chủ, tâm tùy theo cảnh mà điên đảo làm sao yên trí để niệm Phật?: Even if you are free of all conditions and entangelments and are determined to cultivate the Dharma, unless you can see through mundane marks, understand them thoroughly, and sever them completely, you will not be in control of yourself when faced with external conditions. Your Mind, then, will move erratically, following the environment. How can you have the peace of Mind to recite the Buddha’s name?

Bắc: Uttara (skt)—North.

Bắc Bổn Niết Bàn Kinh: Bản Kinh Niết Bàn của Phật Giáo Bắc Phương, 40 quyển—The northern version of the Nirvana sutra, 40 books. 

Bắc Câu Lư Châu: Uttarakuru (skt)—Châu nằm về phương Bắc, là một trong bốn châu nằm quanh núi Tu Di—The northern of the four continents surrounding Sumeru—See Uttarakuru in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Bắc Chẩm: Gối Phương Bắc—Phật Thích Ca Mâu Ni, khi Ngài nhập diệt, gối hướng về phương Bắc, có nghĩa là giáo pháp của Ngài sẽ được phát triển về phương Bắc—The northern pillow, i.e. Sakyamuni, when dying, pillowed his head to the north, pointing the way for the extension of his doctrine.

Bắc Cu Lô Châu: Uttarakuru (skt)—The northern continent, one of the four continents surrounding the Sumeru.

Bắc Đài: Núi Bắc Đài, như Ngũ Đài Sơn ở Sơn Tây, ngọn núi nằm về phía cực Bắc trong bốn ngọn núi nổi tiếng của Trung Quốc—The northern T’ai, i.e. Wu-T’ai-Shan in Shansi, the northernmost of the four famous Buddhist Mountains.

Bắc Đẩu: Chòm sao gồm sao Bắc Đẩu và bảy ngôi sao quanh nó—Ursa major, the Northern Bushel with its seven stars.

Bắc Đẩu Đường: Sảnh đường nơi thờ phượng trong tự viện—The hall for its worship.

Bắc Đẩu Thất Tinh: See Bắc Đẩu.

Bắc Độ: Vị thế của người đệ tử tôn kính Thầy bằng cách nhìn về phương Bắc, nơi thầy ngồi—The pupils’ position in paying respect to his master by facing north where the master sits.

Bắc Hành: Uttarayana (skt)—The northern ascension of the sun between the winter and summer soltices.

Bắc La: Valabhi (skt)—Northern Lata, an ancient kingdom and city on the eastern coast of Gujerat.

Bắc Phương Thất Diệu Chúng: Chòm sao bảy cái nằm về phương Bắc, đại diện cho bảy vị chư thiên trong Thai tạng Giới—The seven northern constellations representing seven devas in the Garbhadhatu.

Bắc Phương Phật Giáo: Mahayana (skt)—Phật giáo phương Bắc, đối lại với Phật giáo Nam phương hay Phật giáo Nguyên Thủy hay Tiểu Thừa—Northern Buddhism, in contrast with Southern Buddhism (Nam phương Phật giáo—Hinayana).

Bắc Sơn Trụ Bộ: Uttarasailah (skt)—Một trong hai mươi bộ phái của Tiểu Thừa, được thành lập khoảng ba thế kỷ sau ngày Phật nhập diệt—One of the sect organized in the third century after the Nirvana. 

Bắc Tạng: Toàn bộ kinh điển Bắc Tông, khoảng 1.621 quyển được in ấn tại Bắc Kinh lần đầu tiên vào khoảng những năm tứ 1403 đến 1424. Về sau nầy bộ Bắc tạng được Ngài Thiết Nhãn in lại tại Nhật Bản trong khoảng 1678-1681—The northern collection or edition of 1,621 works (Buddhist sutras) first published in Peking around 1403-1424. Later this edition was published in Japan in 1678-1681 by Tetsugen. 

Bắc Thần Bồ Tát: Diệu Kiến Bồ Tát (Miao Chien of Ursa Major)—The Bodhisattva of Ursa Major.

Bắc Tông: Thiền Tông—The Northern school of the Zen sect:

1) Từ Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến ngũ Tổ Hoằng Nhẫn không bị phân chia: From Bodhidharma to the fifth patriarch Hung-Jen, the school was undivided.

2) Từ Lục Tổ Huệ Năng bắt đầu có sự phân chia—From the sixth patriarch Hui-Neng, began a division:

  • Huệ Năng sáng lập Nam Phái, vẫn còn tồn tại đến bây giờ: Hui-Neng founded the southern school, which prevailed.
  • Thần Tú sáng lập Bắc phái: Shen-Hsiu established the northern.

Bắc Tông Ngũ Đạo Pháp Môn:

(A) Hoằng Nhẫn là một đại Thiền sư và ngài có nhiều đệ tử ưu tú, nhưng Huệ NăngThần Tú vượt hẳn tất cả những đệ tử khác. Đây chính là thời điểm mà Thiền chia thành hai tông Nam và Bắc. Hiểu được Thần Túgiáo pháp của ông khiến chúng ta nhận định rõ ràng hơn về giáo pháp của Huệ Năng. Nhưng không may, chúng ta có rất ít tài liệugiáo pháp của Thần Tú, vì sự suy tàn của tông phái nầy kéo theo sự thất tán văn học của ngài. Ngày nay chỉ còn lưu lại thủ bản “Bắc Tông Ngũ Đạo,” không hoàn chỉnh, cũng không phải do chính Thần Tú viết, cốt yếu viết lại những yếu chỉ do môn đệ của Thần Tú nắm được với sự tham khảo ý kiến của thầy họ. Ở đây chữ “Đạo” hay “Đường” hay “Phương tiện” trong tiếng Phạn, không được dùng theo một nghĩa đặc biệt nào, năm đường là năm cách quy kết giáo pháp của Bắc Tông với kinh điển Đại Thừa. Bắc Tông dạy rằng tất cả chúng sanh đều có tính Bồ Đề, giống như bản tánh của cái gương phản chiếu ánh sáng. Khi phiền não dấy lên, gương không thấy được, giống như bị bụi phủ. Theo lời dạy của Thần Tú là phải chế ngự và diệt được vọng niệm thì chúng sẽ ngừng tác động. Khi ấy tâm nhân được sự chiếu sáng của tự tánh không còn bị che mờ nữa. Đây giống như người ta lau cái guơng. Khi không còn bụi, gương chiếu sáng và không còn gì ngoài ánh sáng của nó. Thần Tú đã viết rõ trong bài kệ trình Tổ như sau:

 “Thân thị Bồ Đề thọ

 Tâm như minh cảnh đài

 Thời thời thường phất thức

 Vật sử nhạ trần ai.”

 (Thân là cây Bồ Đề,

 Tâm như đài gương sáng

 Luôn luôn siêng lau chùi

 Chớ để bụi trần bám).

Thái độ của Thần Tú và các môn đệ của ngài tất nhiên dẫn đến phương pháp tĩnh tọa. Họ dạy cách nhập định qua sự tập trung và làm sạch tâm bằng cách trụ nó trên một ý niệm duy nhất. Họ còn tuyên bố rằng nếu khởi sự niệm quán chiếu ngoại cảnh thì sự diệt niệm sẽ cho phép nhận thức nội giới—Hung-Jen was a great Zen Master, and had many capable followers, but Hui-Neng and Shen-Hsiu stood far above the rest. During that time Zen came to be divided into two schools, the Northern and Southern. When we understand Shen-Hsiu and what was taught by him, it will be easier to understand Hui-Neng. Unfortunately, however, we are not in possession of much of the teaching of Shen-Hsiu, for the fact that this School failed to prosper against its competitor led to the disappearance of its literature. The Teaching of the Five Means by the Northern School, one of the preserved writings of the Northern School, which is incomplete and imperfect in meaning, and not written by Shen-Hsiu. They were notes taken by his disciples of the Master’s lectures. Here the word “Means” or method, upaya in Sanskrit, is not apparently used in any special sense, and the five means are five heads of reference to the Mahayana Sutras as to the teaching in the Northern School. The Northern School teaches that all beings are originally endowed with Enlightenment, just as it is the nature of a mirror to iluminate. When the passions veil the mirror it is invisible, as thought obscured with dust. If, according to the instructions of Shen-Hsiu, erroneous thoughts are subdued and annihilated, they cease to rise. The the mind is enlightened as to its own nature, leaving nothing unknown. It is like brushing the mirror. When there is no more dust the mirror shines out, leaving nothing unillumined. Therefore, Shen-Hsiu, the great Master of the Northern School, writes, in his gatha presented to the Fifth Patriarch:

 “This body is the Bodhi tree

 The mind is like a mirror bright; 

 Take heed to keep it always clean

 And let not dust collect upon it.”

This dust-wiping attitude of Shen-Hsiu and his followers inevitably leads to the quietistic method of meditation, and it was indeed the method which they recommended. They taught the entering into a samadhi by means of concentration, and the purifying of the mind by making it dwell on one thought. They further taught that by awakening of thoughts an objective world was illumined, and that when they were folded up an inner world was perceived.

(B) Đây là Bắc Tông Ngũ Đạo—This teaching is:

1) Thành Phậtgiác ngộ cốt yếu là không khởi tâm: Buddhahood is enlightenment, and enlightenment is not awakening the mind.

2) Khi tâm được duy trì trong bất động, các thức yên tĩnh và trong trạng thái ấy, cánh cửa tri thức tối thượng khai mở: When the mind is kept immovable, the senses are quietened, and in this state the gate of supreme knowledge opens.

3) Sự khai mở tri thức tối thượng nầy dẫn đến sự giải thoát kỳ diệu của thân và tâm. Tuy nhiên, đây không phải là cảnh Niết Bàn tịch diệt của Tiểu Thừatri thức tối thượng do chư Bồ tát thành tựu đem lại hoạt tính không dính mắc của các thức: This opening of supreme knowledge leads to a mystical emancipation of mind and body. This, however, does not mean the absolute quietism of the Nirvana of the Hinayanists, for the supreme knowledge attained by Bodhisaatvas involved unattached activity of the senses.

4) Hoạt tính không dính mắc nầy có nghĩa là sự giải hoát hai tướng thân tâm, sự giải thoát trong đó chân tướng các pháp được nhận thức: This unattached activity means being free from the dualism of mind and body, wherein the true character of things is grasped .

5) Cuối cùng đó là con đường Nhất Thể, dẫn đến cảnh giới Chơn Như không biết, không ngại, không khác. Đó là giác ngộ: Finally, there is the path of Oneness, leading to a world of Suchness which knows no obstructions, no differences. This is Enlightenment.

Băn Khoăn: Anxious—Worried—Uneasy—Restless—Disquiet.

Băng: Ice—Chaste.

Băng Dương: Glacial ocean.

Băng Già La: Pingala (skt)—Hung hung (xám)—Ngăm ngăm đen—Tawny—Azure—Grey.

Bằng:

1) Equal—On an equality.

2) Diploma.

3) Made of (làm bằng).

4) By (bằng phương tiện).

Bằng An: Safe—Well.

Bằng Bụng: To be content—To be satisfied.

Bằng Cấp: Diploma.

Bằng chế tạo: Patent.

Bằng Chứng: Evidence—Proof.

Bằng Cớ: See Bằng Chứng.

Bằng Đường Bộ: By land.

Bằng Gỗ: Made of wood.

Bằng Hữu: Friend.

Bằng Lòng: To be content—To content—To agree—To consent. 

Bằng Mọi Cách: By all means.

Bằng Phương Cách Đáng Kính: In a respectable way.

Bằng Vai: Of the same rank (monks).

Bẵng: Absolutely—Completely.

Bẵng Tin: To have no more news of someone.

Bắt: To seize—To arrest—To catch.

Bắt Bẻ: To criticize—To find fault with.

Bắt Bí: To force someone to do something.

Bắt Buộc: To constrain—To compel—To oblige—To force.

Bắt Cá Hai Tay: To play a double game.

Bắt Chẹt: To take advantage of someone’s difficult circumstances.

Bắt Chước: To imitate—To copy—To mimic.

Bắt Đầu: To commence—To begin—To initiate.

Bắt Đền: To demand a compensation (restitution).

Bắt Gặp: To catch someone in the act.

Bắt Giam: To incarcerate—To confine—To take into custody.

Bắt Giữ: See Bắt.

Bắt Hụt: To fail to catch.

Bắt Kịp: To catch up with—To keep up with.

Bắt Lại: To recapture.

Bắt Mạch: To feel someone’s pulse.

Bắt Nạt: To bully.

Bắt Phạt: To punish—To fine—To penalize.

Bắt Quả Tang: To catch red-handed—To catch in the act

Bắt Thăm: To draw lots.

 

Bắt Thường: See Bắt đền.

 

Bặt Đường Ngôn Ngữ: Sarva-vada (skt)—Stopping of all speech—No longer saying anything—No longer thinking anything.

 

Bặt Tăm: Without any news from someone.

 

Bặt Thiệp: Courteous—Mannerly.

 

Bặt Tiếng: Soundless.

 

Bặt Tin: See Bặt Tăm.

 

Bấc:

 

1) Bấc đèn: Wick.

 

2) Gió Bấc: North wind.

 

Bậc:

 

1) Degree.

 

2) Step.

 

Bậc Cao Tăng: High-ranking monk (master).

 

Bậc Đại Giác: The Enlightened One.

Bậc Đại Nhân: A great being.

Bậc Giác Ngộ: Enlightened one.

Bậc Hiền Triết: The sages

Bậc Hiền Thánh: The sages and saints.

Bậc Ngộ Đạo: See Bậc giác ngộ.

Bậc Thức Giả: Learned men.

Bậc Thượng Căn Thượng Trí: Those of highest capacity and wisdom—Those with sharp or keen faculties and endowed wisdom.

Bậc Thượng Thiện Nhân: Morally superior beings.

Bậc Thượng Thượng Căn Trí: Beings with supremely high capacities and wisdom.

Bậc Thượng Trung Căn Trí: Beings with moderately capacities and wisdom. 

Bậc Trí Tuệ: Beings with profound wisdom—Those endowed with profound wisdom.

Bấm: To press one’s finger on.

Bấm Bụng: To hold oneself in.

Bấm Bụng Cười: To hold back one’s laugh.

Bấm Chân: To grip one’s feet when walking on slippery ground.

Bẩm:

1) Thọ nhận: To receive (commandments).

2) Trình việc lên thượng cấp—To report to a superior—To petition.

Bẩm Bạch: To report clearly.

Bẩm Cụ: Thọ cụ túc giới—To be fully ordained, i.e. receive all the commandments.

Bẩm Giáo: Thọ nhận giáo pháp phụng thờ Đức Như Lai—To receive the Buddha’s teaching.

Bẩm Sinh: Prakrtja (skt)—Congenital—Inborn—Natural—Innate—Springing from nature.

Bẩm Tính: Nature—Disposition.

Bân: Một tỉnh xưa của Trung Quốc nằm về phía tây nam tỉnh Sơn Tây bây giờ—An ancient state of Pin, southwest of Shensi.

Bần: See Bần Cùng.

Bần Cùng: Destitute—Poor—Poverty—In poverty.

Bần Đạo:

1) Cuộc sống thanh bần của chư Tăng Ni: Poverty—The way of poverty of a monk and nun.

2) Thiếu thốn Thánh Đạo như thiếu Phật: A poor religion, i.e. without the Buddha-truth.

Bần Hàn: Por and miserable.

Bần Nhân: Poor man.

Bần Nữ: Người con gái nghèo—A poor woman.

Bần Nữ Bảo Tạng Dụ: Dụ về một người con gái nghèo có nhiều châu báo ở nhà mà không biết trong Kinh Niết Bàn—According to the Nirvana Sutra, there was a poor woman in whose dwelling was a treasure of gold of which she was unaware.

Bần Tăng: Humble monk.

Bần Thần: Uncomfortable.

Bần Tiện: Despicable—Mean—Lợi dụng ai một cách bần tiện: To take a mean advantage of someone.

Bẩn: Dirty—To defile.

Bẩn Chật: To be in want.

Bẩn Thỉu: To be filthy.

Bận Bịu: See Bận rộn.

Bận Lòng: Worried.

Bận Rộn: To be busy—Occupied—Preoccupied with something in mind. 

Bận Việc: See Bận rộn.

Bận Việc Đời: Preoccupied or involved in many worldly affairs.

Bâng Khuâng: Melancholy—Gloomy.

Bâng Quơ: Indefinite—Vague.

Bấp Bênh: Uncertain—Insecured—Unstable.

Bất: a (skt)—Không—No—Not—None.

Bất Ác Thừa: See Đại Thừa.

Bất An: Asanki (p)—Asanta (skt)—Discomfort—Want of tranquility—Anxious—Apprehensive.

Bất Ẩm Tửu: Sura-maireya-madrya-pramadasthanad-vairamani (skt)—Không uống rượu, giới thứ năm trong thập giới—The fifth of the ten commandments—Against alcohol.

Bất Bái:

1) Người Phật tử tại gia không nên bái lạy quỷ thần ngoại đạo: Lay Buddhists may not pay homage to the gods or demons of other religions.

2) Chư Tăng Ni không nên bái lạy quốc vương hay cha mẹ: Monks and nuns may not pay homage to kings ot parents.

Bất Biến Dịch (Dị) Tính: Tính chất không biến dị hay thay đổi—Unchanging nature—Immutable—The bhutatathata.

Bất Biến Chân Như: Tính chân như bất biến, thể của chân như rốt ráo tuyệt đối không biến dịch, so với tùy duyên chân như hay những điều kiện hiện tượng tương đối—Chân tâm bản tánh hay Phật tánh thường trụ—The immutable bhutatathata in the absolute, as compared with the conditioned bhutatathata, such as in relative or phenomenal conditions. 

Bất Biến Tùy Duyên: Tùy duyên không biến—Tuy xúc sở duyên mà hiện vạn hữu nhưng bản thể vẫn bất biến—The conditioned immutable, immutable as a whole, but not in its parts, its phenomenal activity.

Bất Bình: To be discontented—To be displeased. 

Bất Bình Đẳng: Unequal—Unfair.

Bất Ca Vũ Xướng Kỷ-Bất Vãng Quán Thính: Natya-gita-vaditra-visukadarsanad-vairamani (skt)—Giới thứ bảy trong thập giới, không tham dự vào việc ca hát, nhảy múa, đờn địch, cũng không đi thưởng lãm hay nghe những thứ nầy—The seventh commandment against taking part in singing, dancing, plays, or go to watch and hear them.

Bất Cánh Ác Thú Nguyện: Lời nguyện thứ hai trong bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà, rằng “ai sanh trong nước ta sẽ không bao giờ luân hồi sanh tử trong ác đạo.”—The second of Amitabha’s forty-eight vows, that those born in his kingdom should never again enter the three evil lower paths of transmigration.

Bất Cấu: Amalo (p)—Akalanka (skt)—Không dơ hay không có dấu vết—Without stains or spots—Spotless.

Bất Chánh Thực: Không ăn những thứ không phải là thực phẩm cho bữa ăn, chẳng hạn như trái cây hay các thứ hạt—Do not eat not strict food, or not exact food, or things that do not count as meal, such as fruit and nuts

Bất Chánh Tri: Improper knowledge.

Bất Chấp: Regardless.

Bất Chính: Unrighteous.

Bất Chuyển: Immovable.

Bất Cố Luận Tông: Một trong bốn tông của Nhân Minh, mà điều lệ là chỉ lo cho mình chứ không cần biết đến kẻ khác—One of the four Philosoplical schools, whose rule was self-gratification, not caring for others.

Bất Công: Unjust—Unfair—Injustice (n).

Bất Cộng: Không cùng một thứ loại hay không giống nhau—Not in the same class—Dissimilar—Distinctive.

Bất Cộng Bát Nhã: Những pháp chỉ dành riêng cho chư Bồ Tát—Things special to Bodhisattvas.

** For more information, please see

 Nhị Cộng Bát Nhã (2).

Bất Cộng Bất Định: Một trong sáu loại Bất Định Nhân của Nhân Minh. Lập nhân mà nhân ấy chẳng thông với đồng dụ, cũng chẳng thông với dị dụ—One of the six indefinite statements of syllogism, where proposition and example do not agree.

Bất Cộng Biến: Vì nghiệp bất cộng của từng người mà biến hiện ra cảnh bất cộng của riêng mỗi người—Varied or individual conditions resulting from karma of his own—Every one is his own transmigration.

Bất Cộng Đái Thiên: To be deadly enemy.

Bất Cộng Nghiệp: Nghiệp riêng của mỗi người dẫn tới nghiệp quả riêng của từng người ấy—Varied or individual karma—Each causing and receiving his own recompense.

Bất Cộng Pháp: Avenika-buddhadharma (skt)—Công đức, sự thành tựugiáo pháp của Như Lai chẳng giống với người khác—The characteristics, achievements, and doctrine of Buddha which distinguish him from all others.

** For more information, please see

 Thập Bát Bất Cộng.

Bất Cộng Tác: Non-cooperation.

Bất Cộng Tam Muội: Asakrt-samadhi (skt)—A samadhi in more than one formula or mode.

Bất Cộng Trung Cộng: Cái tổng quát trong cái đặc thù hay cái toàn thể trong cái từng phần—The general among the particulars, the whole in the parts.

Bất Cộng Tướng: Sự khác biệt—Dissimilarity—Singularity.

Bất Cộng Vô Minh: Độc Đầu Vô Minh—Một trong hai loại vô minh—Distinctive kinds of unenlightenment, results arise from particular evils, one of the two kinds of ignorance

** For more information, please Avidya and

 Vô Minh.

Bất Cứ: Any.

Bất Cứ Lúc Nào: Any time.

Bất Cứ Nơi Đâu: Any where.

Bất Cửu: Not long (in time). 

Bất Cửu Nghệ Đạo Tràng: Not long before he visits the place of enlightenment or of truth, he soon will become a Buddha.

Bất Dâm Dục: Abrahamacarya-veramani (skt)—Giới thứ ba cho Phật tử tại gia là không tà dâm—The third commandment of not to commit adultery for the lay and against all unchastity for the clerics—See Không Tà Dâm.

Bất Di Bất Dịch: Irremovable.

Bất Diệt: Anirodha or Anishthita (skt & p).

  • Bất diệt hay không bị tiêu hủy—Eternal—Everlasting—Immortal—Undying (not dying)—Not destroyed—Not subject to annihilation—No disappearance—Not extinguished—Unextinguished.
  • Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật bảo Mahamati: “Này Mahamati! Bất diệtThế Tôn nói không giống với học thuyết của các triết gia khác. Tại sao? Vì theo họ, có một cái tự tính mà họ khẳng định là sự bất tử và sự bất khả biến. Lập trường của ta không phải thế, vì sự bất diệt mà Ta nói không rơi vào các phạm trù hữu và phi hữu, nó vượt khỏi các phạm trù hữu và phi hữu của sinh và diệt; nó không phải hiện hữu cũng không phải phi hiện hữu. Nó không hiện hữu thế nào? Vì tự tính của các hình tướng không thể được khẳng định là hiện hữu. Chúng ta nhìn thấy chúng như là các hình tướng vốn không phải là những thức tính, chúng ta chấp chúng mà cho là chúng đang ở trước chúng ta, tuy thế chúng thực sự không thể bị chấp. Vì lý do nầy nên mọi hiện hữu cần phải được xem là không hiện hữu cũng không phi hiện hửu. Nếu chúng ta biết rằng những gì chúng ta nhìn thấy ở trước chỉ là sự biểu hiện của chính cái tâm của chúng ta và nếu chúng ta trú ở bên trong chúng ta, trong đó không có sự phân biệttính cách nhị biên xãy ra, thì chúng ta thấy rằng không có gì loạn động trên thế giới. Phàm phu tin chắc vào những hành động của họ và phân biêt trong đó chứ người trí thì không như thế. Này Mahamati! Chính nơi phân biệt những cái không thực mà theo đó phàm phu bị lẫn lộn hoàn toàn trong những phán đoán của họ. Họ lầm lẫn trong sự phán đoán về sinh và bất sinh, về cái được tạo ra và cái không được tạo ra; thực ra không có sự xuất hiện, cũng không có sự biến mất của những hình tượng, do ảo thuậtchúng ta khẳng định là được sinh ra hay biến diệt. Này Mahamati! Sự không đúng thực có nghĩa rằng tính của các sự vật không được nhìn ra một cách đúng thực như nó trong tự nó. Tuy nhiên, một khi ta có kiến giải không đúng thì ta sẽ có sự chấp vào tự tính của các sự vật mà không nhìn thấy chúng nó trong sự tịch tịnh của chúng; và hễ chừng nào không nhìn thấy sự tịch tịnh nầy, thì sự phân biệt sai lầm sẽ không bị mất đi. Do đó Mahamati! Một kiến giải được đặt trên căn bản phi sắc tướng thì cao hơn kiến giải đặt trên căn bản sắc tướng, vì sắc tướngnguyên nhân của sự sinh. Khi có sự phi sắc tướng thì sự sinh khởi của phân biệt bị chấm dứt, và có một trạng thái bất tử tức Niết Bàn. Này Mahamati! Người ta tìm thấy Niết Bàn tại chỗ ở của thực tính trong ý nghĩa chân thực của nó và từ bỏ sự phân biệt tất cả những gì là tâm và tất cả những gì thuộc về tâm.”—In the Lankavatara Sutra, the Buddha told Mahamati: “Oh Mahamati! The doctrine of immortality advocated by the Blessed One is not the same as that of other philosophers, not only as rards immortality, but as regards birth and impermanence. Why? According to them, there is a self-substance about which they assert immortality and unchangeability. My position is not that, for it does not fall into the categories of being and non-being. It goes beyond the categories of being and non-being, of birth and disappearance; it is not existence nor is it non-existence. How is it not non-existent? Because it is like unto a diversity of forms appearing in a dream or maya. How is it not existent? Because the self-substance of forms is not to be asserted as existent. We see them as appearances which are not realities, we grasp (grahana) them as before us yet they are not really graspable. For this reason, all existences are to be regarded neither as existent nor as non-existent. If we know that we see before us is no more than the manifestation of our own mind and abide within ourselves where no dualistic discrimination takes place, we see that there is nothing astir in the world. The ignorant assert themselves in their doings, discriminate therein, but the wise do not. Oh Mahamati! This is due to the discrimination of unrealities whereby the ignorant get altogether confused in their judgments. The ignorant are confused in the judgment of birth and no-birth, and of the crated and of the uncreated; there is really no appearance, no disappearance of the magical figures, of which we can assert either as born or as passed. Oh Mahamati! By being untruthful it is meant that the self-nature of things is not truthfully discerned as it is in itself. When however an untrue view prevails, there is an attachment to the self-substance of things, failing to see them in their solitary quietude, and as long as this quietude fails to be seen, there will be no disappearance of wrongful discrimination. Therefore, Mahamati, a view based on formlessness of things is superior to that based on form, because form is the cause of birth. When there is formlessness, it puts a stop to the rise of discrimination, and there is a state of immortality, which is nirvana. Oh Mahamati! One finds Nirvana where one sees the abode of reality in its truthful signification and abandons the discrimination of all that is mind and all that belongs to mind.”

Bất Diệt Bất Sinh: Anirodhanutpada (skt)—Vượt khỏi sự sinh và sự diệt—Neither dying or being reborn—Immortal—No disappearance nor appearance.

Bất Diệt Kim Cang: Ucchusma—A bodhisattva connected with Arya-Acalanatha-Raja (Bất Động Tôn Minh Vương) who controls unclean demons.

Bất Dục Hạnh Chướng: No desire to act for the salvation of others.

Bất Dung: Intolerant—Inexcusable—Unpardonable.

Bất Duyệt: Không vui sướng hạnh phúc do bởi những khuấy động của dục vọng—Unhappy—Uneasy—The disturbing influence of desire.

Bất Dữ Thủ: Adattadana (skt)—Chẳng cho mà cứ lấy, đó là trộm cắp. Điều nầy đi ngược lại với giới cấm thứ hai—Taking that which is not given—Theft—This is against the second commandment.

Bất Đãn Không: Thanh VănDuyên Giác thấy chư pháp đều không, Bồ Tát chẳng những thấy “không,” mà còn thấy cả “bất không.”—Not only the void, or non-void—Sravakas and pratyeka-buddhas see only the “void,” Bodhisattvas see also the “non-void.”

Bất Đắc Dĩ: Reluctantly—Unwillingly.

Bất Đắc Kỳ Tử: To die suddenly due to unknown cause.

Bất Đẳng: Unequal.

Bất Điên Đảo: Without inversion.

Bất Định:

1) Không quyết định: Undeterminate.

2) Không cố định: Unfixed.

3) Không ổn định: Unsettled.

4) Không chắc chắn: Uncertain.

Bất Định Chỉ Quán: Trí tuệ bỗng nhiên khai ngộ chứ không phải qua tiến trình tiệm tiến—Direct insight without any gradual process of samadhi.

Bất Định Chủng Tính: Indeterminate nature.

Bất Định Địa Pháp: Một trong sáu tâm sở, tính chất của nó là phi thiện phi ác—One of the six mental conditions, that of undetermined character, open to any influence good or evil.

Bất Định Giáo: Indeterminate teaching—Thiên Thai chia giáo pháp của Như Lai ra làm bốn. Bất Định Giáo hay phương tiệnĐức Như Lai dùng thần lực bất tư nghì để có thể khiến chúng sanh được lợi ích Đại Thừa khi Ngài thuyết về Tiểu Thừa, và ngược lại được lợi ích Tiểu Thừa khi Ngài thuyết về Đại Thừa, tức “đồng thính dị văn, đắc ích bất đồng.” (cùng nghe như nhau, nghe hiểu khác nhau, và lợi ích thu được khác nhau)—T’ien-T’ai divides the Buddha’s mode of teaching into four. Indeterminate teaching means that Buddha, by his extraordinary powers of Upaya-kausalya, or adaptability, could confer Mahayana benefits on his hearers out of his Hinayana teaching and vice-versa, dependent on the capacity of his hearers.

Bất Định Thọ Nghiệp: Một trong bốn loại nghiệp—Aniyata or infinite karma, one of the four kinds of karma.

Bất Đoạn: Không ngừng nghỉ—Without ceasing—Unceasing.

Bất Đoạn Đọc Kinh: Tụng đọc kinh điển không ngừng nghỉ—Unceasing reading of the sutras.

Bất Đoạn Luân: Bất đoạn chuyển luân trong các tự viện bằng cách ngày ngày phúng tụng, cầu nguyện và thiện tập—Unceasing turning of the wheel, as in the monastery by relays of prayer and meditation.

Bất Đoạn Niệm Phật: Niệm Phật liên tục không ngừng nghỉ—Unceasing remembrance or invocation of the Buddha.

Bất Đoạn Quang: Ánh sáng quang minh không ngừng chiếu của Phật A Di Đà—The Unceasing light or glory of Amitabha.

Bất Đoạn Quang Như Lai: Ánh quang minh của Đức Phật, một trong mười hai quang minh của Đức A Di Đà, vì chiếu sáng mãi không ngừng nên gọi là Bất Đoạn Quang—The Unceasing Light Buddha, one of the twelve Shinning Buddhas.

Bất Đoạn Thường: Liên tục không bị gián đoạn—Uninterrupted continuity.

Bất Đoạn Tương Ứng Nhiễm: Một trong sáu tâm ô nhiễm—One of the six mental taints—See Lục Nhiễm Tâm (2). 

Bất Đồng: Disagreement.

Bất Đồng Ý Kiến: To disagree—To have different opinion.

Bất Động: Vô động—Akuppa (p)—Acala (skt)—Unmoved—Immobile—Motionless—Unvarying—Unchanging—Unmoving—Unshakeable—Not moving.

Bất Động An Trấn Pháp: Nguyện cầu Ngài Bất Động Minh Vương hồ trì cửa nhà an ổn—Prayers to Araya-Acalanatha to protect the house.

Bất Động Địa: Acala (skt)—Địa thứ tám trong Thập Địa tiến về Phật Quả toàn thiện—The eighth of the ten stages in a Buddha’s advance to perfection.

** For more information, please see Thập Địa

 Bồ Tát.

Bất Động Định: Định mà Đức Bất Động Minh Vương trụ trong ấy—The samadhi or abstract meditation in which Araya-Acalanatha abides.

Bất Động Giải Thoát: Bất Động A La Hán—Vị A La Hán đã đạt đến trạng thái bất động hay giải thoát khỏi sự trói buộc của phiền não trên đời—An Arhat who has attained to the state of being unmoved or liberation from being disturbed by the illusion of life.

Bất Động Giảng: Chúng hội giảng dạy và tán thán công đức của Bất Động Tôn—An assembly for preaching and praising the virtues of Arya-calanatha.

Bất Động Kim Cang Minh Vương: Bất Động Tôn như một đại biểu của Kim Cang, hiện thân của Phật Đại Nhựt Như Lai để cứu độ chúng sanh—The Arya-calanatha as the vajra representative , or embodiment, of Vairocana for saving all sentient beings.

Bất Động Minh Vương: Arya-Acalanatha–Raja—A Xa La Nãng—A Xa La Thệ Tra.

1) Vô Động Tôn, vị tôn chế ngự ma quỷ: Subduer of demons.

2) Vị Tôn thừa hành mệnh lệnh của Đức Tỳ Lô Giá Na: The one who executes the orders of Vairocana.

3) Địa thứ tám trong Thập Địa Phật Thừa: A stage in Bodhisattva development, the eighth in the ten stages towards Buddhahood—See Thập Địa Phật Thừa (8). 

Bất Động Nghĩa: Bất Động, một trong mười nghĩa của “không.”—Immobility, one of the ten meanings of the “void.”

Bất Động Như Lai: See Bất Động Tôn Như Lai.

Bất Động Pháp: Pháp nguyện cầu sự trợ giúp của Bất Động Minh Vương hộ trì cho tai qua nạn khỏi và luôn được phồn thịnh—Prayer for the aid of Arya-Acalanatha to end calamity and cause prosperity. 

Bất Động Phật: See Bất Động Tôn Như Lai.

Bất Động Sinh Tử: Immortality—Nirvana.

Bất Động Sứ Giả: Sứ giả, hóa thân của Bất Động Tôn Minh Vương—The messenger, a transformation of Arya-Acalanatha—See Bất Động Minh Vương.

Bất Động Tâm Giải Thoát: Akuppa-ceto-vimutti (p)—Tâm giải thoát là tâm ở trạng thái bất động—Unshakeable deliverance of mind—Trong Trường Bộ Kinh, Đức Phật dạy: “Thế nào là một pháp cần được tác chứng? Bất động tâm giải thóat. Đó là một pháp cần được tác chứng.”—In the Long Discourses of the Buddha, the Buddha taught: “Which one thing to be realized? Unshakeable deliverance of mind is one thing which needs be realized.”

Bất Động Tôn: Aryacalanatha (skt)—See Bất Động Minh Vương.

Bất Động Tôn Như Lai: A Súc Bệ Phật, vị Phật đang ngự trị nơi Thiên đường Đông độ, một trong năm vị cổ Phật (Tỳ lô giá Na, A Súc Bệ Phật, Đa Bảo Như Lai, A Di Đà Phật, và Vô Bố Úy Như Lai)—Aksobhya Buddha—The Immovable Buddha—The Buddha in the Eastern Heaven of Abhirati, the realm of joy—One of the five Wisdom or Dhyana Buddhas (Vairocana, Aksobhya, Ratnasambhava, Amitabha, and Amoghasiddhi).

Bất Động Trí: Akuppam-nanam (p)—Immovable knowledge—Tri kiến không phân biệt và không lời, đối lại với động trí được diễn tả bằng lời—Non-distinguished and nonverbal knowledge, in contrast with movable and verbal knowledge. 

Bất Động Vô Vi: Một trong sáu thứ vô vi, trạng thái bất động khi lìa được cả hai thái cực khổ và lạc—One of the six kinds of inaction, or laissez-aller, the state of being unmoved by pleasure or pain.

Bất Giác: Anavabodha (skt)—Not knowing.

  • Không giác ngộ hay không hiểu mà cho rằng thế giới hiện tượnghiện thật và vì si mê mà gây tội tạo nghiệp, cũng như chất chồng nghiệp báo trong vòng tử sanh luân hồi: Unconsciously, unknowingly, unenlightened or Uncomprehending, without “spiritual” insight, the condition of people in general, who mistake the phenomenal for the real, and by ignorance beget karma, reaping its results, in the mortal round of transmigration.
  • Sự chấp trước của người ta vào tự tính của các thực tính xãy ra do bởi người ta không biết chân lý về những gì được hiển bày ra thế giới bên ngoài chỉ là chính cái tâm của mình mà thôi: One’s attachment to the self-nature of realities takes place owing to one’s not knowing hat the truth that what is presented as an external world is no more than the mind itself.

Bất Giác Hiện Hành Vị: Hai địa đầu tiên trong thập địa. Tuy là địa của các bậc Thánh, nhưng trong đó phiền não vẫn còn khởi lên từ sai lầm cho rằng hiện tượng là có thật—The first two of the ten stages of the saint, in which the illusion of mistaking the phenomenal for the real still arises.

Bất Giảm: Anirodha (skt)—Không bị hoại diệt—Not destroyed, not subject to annihilation.

Bất Giảm Bất Sanh: Anirodhanupada (skt)—Chẳng tử chẳng sanh (Bất tử)—Neither dying nor being reborn—Immortal.

Bất Hại: Ahimsa (skt)—Không tổn hại hay không làm hại đến ai—Harmlessness—Not injury—Doing harm to none.

Bất Hành Nhi Hành: Không làm mà làm—Without doing yet to do.

Bất Hạnh: Unhappy—Unfortunate.

Bất Hảo: Undesirable—Bad.

Bất Hòa: Discord—Disharmony—Discordant—Not in agreement—Not in harmony.

Bất Hòa Hợp Tính: Unharmonizing natures.

Bất Hoại: Avinasya (skt)—Indestructible—Never decaying—Eternal.

Bất Hoại Cú: Từ ngữ mà phái Chân Ngôn dùng để nói về chữ “A,” hóa thân bất hoại của Phật Tỳ Lô Giá Na—A term in Shingon for the magic word “A,” the indestructible embodiment of Vairocana.

Bất Hoại Hồi Hướng: Indestructible Dedication—The second dedication in the ten dedications in The Flower Adornment Sutra—Hồi hướng thứ nhì trong Thập Hồi hướng trong Kinh Hoa Nghiêm.

1) Đại Bồ Tát được đức tin bất hoại đối với tam thế chư Phật ví—Great enlightening beings attain indestructible faith in the Enlightened Ones of past, future and present because:

a. Hay trọn phụng thờ tất cả chư Phật: They serve all Buddhas.

b. Được đức tin bất hoại đối với tất cả chư Bồ Tát, nhẫn đến đối với các Bồ Tát sơ phát tâm cầu vô thượng đạo, vì thệ tu tất cả Bồ Tát thiện căn không mỏi nhàm: They attain indestructible faith in enlightening beings, even those who have just resolved on the search for omniscience for the first time, because they vow to tirelessly cultivate all foundations of goodness of enlightening beings.

c. Được đức tin bất hoại đối với tất cả Phật pháp, vì phát chí nguyện sâu: They attain indestructible faith in all the Buddha qualities, because they conceive profound aspiration.

d. Được đức tin bất hoại đối với tất cả Phật giáo, vì thủ hộ trụ trì: They attain indestructible faith in all Buddha teachings, because they abide by them and maintain them.

e. Được đức tin bất hoại đối với tất cả chúng sanh, vì lòng từ bình đẳng xem chúng sanh đem lòng thiện căn hồi hướng khắp lợi ích: They attain indestructible faith in all sentient beings, because they look upon all sentient beings impartially with the eye of compassion and dedicate roots of goodness to their universal benefit.

f. Được đức tin bất hoại đối với tất cả pháp lành thanh tịnh, vì khắp họp vô biên thiện căn: They attain indestructible faith in all pure ways, because everywhere they amass boundless roots of goodness.

g. Được đức tin bất hoại đối với đạo hồi hướng của tất cả Bồ Tát vì đầy đủ những thắng nguyện: They attain indestructible faith of dedication of enlightening beings, because they fulfill their noble aspiration.

h. Được đức tin bất hoại đối với các Bồ Tát pháp sư, vì đối với các Bồ Tát tưởng là Phật vậy: They attain indestructible faith in all teachers of the ways of enlightening beings, because they think of the enlightening beings as Buddhas.

i. Được đức tin bất hoại đối với thần thông tự tại của tất cả Phật, vì thâm tín chư Phật khó nghĩ bàn: They attain indestructible faith in the spiritual powers of all Buddhas, because they deeply believe in the inconceivability of the Buddhas.

j. Được đức tin bất hoại đối với phương tiện thiện xảo của tất cả Bồ Tát, vì nhiếp thủ vô lượng vô số công hạnh: They attainindestructible faith in the practice of skill in expedient means exercised by all enlightening beings, because they include countless various realms of activity.

2) Đại Bồ Tát lúc an trụ đức tin bất hoại như vậy đối với Phật, Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn, Phật pháp, Phật giáo, chúng sanh—Great enlightening beings abide in indestructible faith in various realms such as those of Buddhas, enlightening beings, disciples of Buddhas, individual illuminates, of Buddhist doctrines, and of sentient beings:

a. Trong đó khéo vun trồng thiện căn: They plant roots of goodness.

b. Khiến thêm tâm Bồ Đề: Causing the determination for enlightenment to grow more and more.

c. Khiến lớn lòng từ bi: Causing their kindness and compassion to become broad and great.

d. Quán sát bình đẳng: They observe impartially.

e. Tùy thuận tu học chỗ làm của chư Phật: They accord with and practice the deeds of the Buddhas.

f. Nhiếp thủ tất cả thiện căn thanh tịnh: Embracing all pure foundations of goodness .

g. Vào nghĩa chơn thật: Entering the truth.

h. Nhóm công hạnh phước đức: They assembled virtuous practices.

i. Thực hành bố thí lớn: They carry out great works of charity.

j. Tu các công đức: They cultivate meritorious qualities.

k. Xem tam thế bình đẳng: Look upon the past, present and future as equal.

3) Bồ Tát dùng thiện căn công đức như vậy hồi hướng—Great enlightening beings dedicate such virtues to:

a. Cultivating Omniscience: Tu Nhứt thiết trí.

b. Nguyện thường thấy Phật: Aspiring to always see the Buddhas.

c. Nguyện gần các bạn lành: Aspiring to associate with companions.

d. Nguyện cùng ở với chư Bồ Tát: Aspiring to live among enlightening beings.

e. Nguyện nhớ Nhứt thiết trí không rời: Aspiring to constantly keep their minds on omniscience.

f. Nguyện thọ trì Phật giáo siêng thủ hộ: Vowing to accept and hold the Buddhist teachings.

g. Nguyện bảo hộgiáo hóa thành thục tất cả chúng sanh: Vowing to conscientiously protect, educate and develop all sentient beings.

h. Tâm thường hồi hướng đạo xuất thế: Their minds always dedicated to the path of emancipation from the world.

i. Nguyện cúng dường hầu hạ tất cả pháp sư: Vowing to provide for and serve all teachers of truth.

j. Hiểu rõ các pháp, ghi nhớ chẳng quên: Understanding the principles of the teachings and retain them in memory.

k. Nguyện tu hành đại nguyện, đều khiến đầy đủ: Vowing to cultivate and practice great vows and cause them to be fulfilled.

4) Bồ Tát tu hồi hướng như vậy—Enlightening beings cultivate dedications in this way:

a. Chứa nhóm thiện căn. Khi đã chứa nhóm thiện căn như vậy rồi, dùng những y báo của thiện căn nầy mà tu Bồ Tát hạnh, trong mỗi niệm thấy vô lượng Phật và phụng thờ cúng dường: To amass roots of goodness.

b. Thành tựu thiện căn: To accomplish roots of goodness. Once they have amassed various roots of goodness, they cultivate the practices of enlightening beingsby means of the results of these roots of goodness. In every sucessive moment they see innumerable Buddhas, and serve and provide for them in accordance with their needs.

c. Tăng trưởng thiện căn: To develop roots of goodness.

d. Tư duy thiện căn: Contemplate roots of goodness.

e. Hệ niệm (định) thiện căn: To concentrate roots of goodness.

f. Phân biệt thiện căn: To analyze roots of goodness.

g. Mến thích thiện căn: To delight in roots of goodness.

h. Tu tập thiện căn: To cultivate roots of goodness.

i. An trụ thiện căn: To abide in roots of goodness.

5) Chư Bồ Tát tôn kính cúng dường chư Phật trải qua vô lượng vô số bất khả thuyết kiếp, cúng dường luôn, không thối chuyển, không thôi nghỉ với những thứ quý báu—Enlightening beings reverently present the following offerings with pure-minded respect to all Buddhas for countless, incalculable eons, never retreating, never ceasing:

a. Vô số châu báu, hoa, tràng hoa, y phục, lọng, tràng, phan, đồ trang nghiêm: They provide innumerable jewels, flowers, garlands, garments, parasols, banners, pennants, adornments.

b. Vô số hương thoa, hương bột, hương hòa trộn, hương đốt: They provide innumerable perfumes, powdered incenses, mixed scents, burning incenses. 

c. Vô số sự hầu hạ, thâm tín, mến ưa, tâm thanh tịnh, tôn trọng, ca ngợi, lễ kính: They provide innumerable services, profound faith, aspiration, pure mind, respect, praise, honor.

d. Vô số bửu tòa, hoa tòa, hương tòa, man tòa, chiên đàn tòa, y tòa, kim cang tòa, ma-ni tòa, bửu tắng tòa, bửu sắc tòa: They provide innumerable jewel seats, flower seats, incense seats, seats of garlands, sandlewood seats, cloth seats, diamond seats, crystal seats, precious streamer seats, Jewel-colored seats.

e. Vô số chỗ kinh hành trải hoa, trải báu,trải hương, trải tràng hoa, trải y phục, trải lụa màu: They provide innumerable flowered parks, bejeweled parks, perfumed parks, parks hung with garlands, parks spread with robes, jewel-studded parks.

f. Vô số chỗ kinh hành trồng cây bửu-đa-la, lan can báu, lưới linh báu giăng che: They provide innumerable parks with trees of all precious substances, parks with balustrades of all precious substances, parks covered with nets of chimes of all jewels.

g. Vô số cung điện báu, cung điện hoa, cung điện tràng hoa, cung điện hương, cung điện chiên đàn, cung điện diệu hương tạng, cung điện kim cang, cung điện ma ni, tất cả đều quý đẹp hơn ở cõi trời: They provide innumerable palaces of all precious substance, palaces with all kinds of flowers, palaces with all kinds of garlands, palaces with all kinds of incenses, palaces with all kinds of sandalwood, palaces with stores of all kinds of aromatic resinspalaces of all kinds of diamonds, palaces with all kinds of crystal, all extraordinary fine, surpassing those of the heavens.

h. Vô số cây báu, cây hương, cây bửu y, cây âm nhạc, cây diệu âm thinh, cây đồ trang nghiêm, cây hàng lụa báu, cây vòng báu: They provide innumerable trees of mixed jewels, trees of various fragrances, trees of precious raiments, trees of music, trees of fascinating jewels, trees of gem-studded streamers, trees of precious rings.

i. Vô số cây hoa hương tràng phan lọng trang nghiêm che mát các cung điện: They provide innumerable trees adorned with banners, pennants, and canopies with the fragrances of all flowers.

j. Cung điện được trang nghiêm—The palaces are also adorned with:

  • Vô số mái hiên trang nghiêm:

 Innumerable lattices.

  • Cửa chính cửa hông trang nghiêm: Innumerable windows, doors. 
  • Vô số lâu các trang nghiêm:

 Innumerable balconies. 

  • Vô số hình bán nguyệt trang

 nghiêm: Innumerable crescents.

  • Vô số màn trang nghiêm:

 Innumerable drapes.

  • Vô số lưới vàng giăng che:

 Covered with countless nets of

 gold.

  • Vô số hương thơm tỏa khắp:

 Countless perfumes wafting

 throughout them scenting

 everywhere.

  • Vô số thảm báu trải đất: Countless robes spread on the ground.

6) Sau khi mỗi Đức Như Lai diệt độ, Bồ Tát cũng cúng dường xá lợi như đã cúng dường chư Phật, vì muốn khiến chúng sanh—After each Buddha dies, enlightening beings also respectfully make similar offerings to all their relics, in order to:

a. Muốn khiến chúng sanh khởi lòng tin thanh tịnh: To induce all sentient beings to develop pure faith.

b. Nhiếp thiện căn: To embody all foundations of goodness.

c. Lìa các khổ: To be red from all suffering.

d. Hiểu biết rộng: To have broad understanding.

e. Dùng đại trang nghiêm để tự trang nghiêm: To be arayed with great adornments.

f. Chỗ tu hành được rốt ráo: To consummate all their undertakings.

g. Biết chư Phật xuất thế rất khó gặp: To know how rare it is to meet a Buddha.

h. Được đủ vô lượng trí lực của Như Lai: To fulfill the immeasurable power of the enlightened.

i. Trang nghiêm cúng dường tháp miếu của chư Phật: To adorn and make offerings to the tombs and shrines of Buddhas.

j. Trụ trì Phật pháp: To Maintain the teachings of all Buddhas.

k. Bồ Tát cúng dường hiện tại chư Phật và xá lợi của Phật như vậy, dầu cả vô số kiếp nói cũng không thể hết: Their offerings to living Buddhas and to their relics after death could never be fully told of even in an incalculable period of time.

7) Bồ Tát tu tập vô lượng công đức vì muốn thành thục tất cả chúng sanh: Enlightening beings cultivate and accumulate immeasurable virtue is all to develop and mature sentient beings:

a. Không thối chuyển: Without retreating.

b. Không dứt nghỉ: Without ceasing.

c. Không nhàm: Without wearying.

d. Không chấp: Without clinging.

e. Lìa tâm tưởng: Free from all mental images.

f. Không y chỉ: Without stopping anywhere.

g. Tuyệt hẳn sở y: Forever beyond all dependence.

h. Xa lìa ngã, ngã sở: Detached from self and anything pertaining to a self.

i. Dùng pháp ấn như thật ấn chứng các nghiệp môn: They seal all aspects of their activities with the stamp of truth.

j. Được pháp vô sanh: Realize the birthlessness of things.

k. Trụ chỗ trụ của Phật: Abide in the abode of Budhahood.

l. Quán tánh vô sanh: Observe the nature of birthlessness.

8) Chư Phật hộ niệm, phát tâm hồi hướng—In the care of the Budhas, they set their minds on dedication:

a. Hồi hướng tương ưng với pháp tánh: Dedication in accord with the nature of all things.

b. Hồi hướng phương tiện nhập pháp vô tác chỗ làm được thành tựu: Dedication entering into the uncreated truth, yet perfecting created expedient methods.

c. Hồi hướng phương tiện bỏ lìa chấp trước: Dedication of techniques discarding attachments to concepts of phenomena.

d. Hồi hướng an trụ nơi vô lượng thiện xảo: Dedication abiding in countlessenlightening skills.

e. Hồi hướng ra khỏi hẳn tất cả cõi hữu lậu: Dedication forever departing from all realms of existence.

f. Hồi hướng khéo tu hành chẳng trụ nơi tướng: Dedication of expedient application of practices without sticking to forms.

g. Hồi hướng nhiếp khắp tất cả thiện căn: Dedication embracing all foundations of goodness.

h. Hồi hướng thanh tịnh khắp tất cả bồ tát hạnh rộng lớn: Great dedicationpurifying the act s of all enlightening beings.

i. Hồi hướng phát tâm vô thượng bồ đề: Dedication rousing the will for enlightenment.

j. Hồi hướng đồng trụ tất cả thiện căn: Dedication living with all bases of goodness.

k. Hồi hướng đầy đủ tâm tín giải vô thượng: Dedication fulfilling supreme faith.

9) Đại Bồ Tát lúc đem thiện căn hồi hướng như vậy, nghĩ rằng:—When enlightening beings dedicate such roots of goodness, thought:

a. Dầu theo sanh tử mà chẳng biến đổi: Though they go along with birth and death, they are not changed.

b. Cầu nhứt thiết trí chưa từng thối chuyển: They seek omniscience without ever retreating.

c. Ở trong tam giớitâm không loạn động: While being in the various realms of existence, their minds are undisturbed.

d. Trọn có thể độ thoát tất cả chúng sanh: They are able to liberate all sentient beings.

e. Chẳng nhiễm pháp hữu vi: They are not stained by compounded things.

f. Chẳng mất trí vô ngại: They do not lose unimpeded knowledge.

g. Bồ Tát hàng vị nhơn duyên vô tận: Their fulfillment of causes and conditions of enlightening beings’ practices and stages is inexhaustible.

h. Các bị các pháp thế gian làm biến động: Worldly things cannot change or move them.

i. Thanh tịnh đầy đủ các Ba-La-Mật: They fulfill the pure ways of transcendence.

j. Trọn có thể thành tựu nhứt thiết trí lực: They are able to accomplish all knowledge and power.

k. Lìa các si ám: They get rid of the darkness of ignorance and folly.

l. Thành tâm Bồ Đề: They develop the will for enlightenment.

m. Khai thị quang minh: They reveal the light of enlightenment.

n. Tăng trưởng tịnh pháp: They increase pure ways.

o. Hồi hướng thắng đạo: The dedicate to the supreme Way.

p. Đầy đủ các hạnh: They fulfill all practices. 

10) Bồ Tát lại tu tập hồi hướng bằng cách—Enlightening beings also cultivate dedication by means of:

a. Dùng ý thanh tịnh khéo hay phân biệt: With clear, pure intellect they are able to skillfully analyze things.

b. Rõ biết chư pháp đều tùy tâm hiện: They comprehend all things as appearing according to the mind.

c. Rõ biết—They know clearly:

  • Chư nghiệp như huyễn: They know deeds are like illusions.
  • Báo như tượng: Results of deeds are like paintings. 
  • Hành như hóa: All activities are like magic tricks.
  • Pháp nhơn duyên sanh đều như vang: Things born of causes and conditions are all like echoes.
  • Tất cả Bồ Tát hạnh như bóng: The practices of enlightening beings are like reflections.
  • Xuất sanh pháp nhãn thanh tịnh vô trước: They produce the clear, pure eye of reality.
  • Thấy cảnh giới vô tác rộng lớn: They see the vast realm of the uncreated.
  • Chứng tánh tịch diệt: They realize their null essence.
  • Rõ pháp bất nhị, được pháp thiệt tướng: They understand the nonduality of things and discover the true aspect of things.
  • Đủ Bồ Tát hạnh, nơi các pháp không chấp sắc tướng: They ulfill the practices of enlightening beings without attachment to any forms.
  • Khéo hay thực hành những việc đồng sự mà không rời bỏ các pháp lành thanh tịnh: They are able to carry out all commonplace acts without ever abadoning pure principles and practices.
  • Lìa tất cả chấp trước mà trụ hạnh vô trước: Free from all attachments, they remain unattached in action.

11) Bồ Tát khéo léo tư duy không mê hoặc, chẳng trái các pháp, chẳng hoại nghiệp nhơn: Enlightening beings think flexibly, without confusion or delusion, without contradicting facts, without destroying active causes.

12) Khéo hồi hướng và thấy rõ chơn thiệt: Dedicating as is appropriate with clear perception of real truth.

13) Biết pháp tánh, dùng sức phương tiện thành tựu nghiệp báo đến bờ kia: They know the inherent nature of things, yet by the power of skill in means they accomplish results of action and reach the other shore.

14) Dùng trí huệ quán sát tất cả các pháp và được trí thần thông: With knowledge and wisdom they examine all things and attain knowledge of spiritual faculties.

15) Vô tácthực hành các nghiệp thiện căn tùy tâm tự tại: The virtues of their deeds are carried out without striving, in accordance with their free will.

16) Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy vì—Enlightening beings dedicate roots of goodness in this way because:

a. Muốn độ thoát tất cả chúng sanh: They want to liberate all sentient beings.

b. Muốn chẳng dứt Phật chủng: They want o keep the lineage of Buddhas unbroken.

c. Lìa hẳn nghiệp ma: Be forever rid of demonic activity.

d. Thấy nhứt thiết trí: See omniscience.

e. Ước nguyện không ngằn mé, không nhàm bỏ : Their aspiration is never discarded. 

f. Lìa các cảnh giới, dứt những tạp nhiễm: They detach from mundane objects and cut off all mixup and defilement.

17) Bồ Tát nguyện—Enlightening beings wish:

a. Nguyện tất cả chúng sanh được trí thanh tịnh: They wish all sentient beings to attain pure knowledge.

b. Nguyện tất cả chúng sanh vào phương tiện giải thoát sâu: They wish all sentient beings enter deeply into techniques of liberation.

c. Nguyện tất cả chúng sanh ra khỏi pháp sanh tử: They wish all sentient beings depart from the state of birth and death.

d. Nguyện tất cả chúng sanh được thiện căn của Phật: They wish all sentient beings to attain the bases of virtues of Buddhahood.

e. Nguyện tất cả chúng sanh dứt hẳn tất cả ma nghiệp: They wish all sentient beings forever end all delusive activities.

f. Nguyện tất cả chúng sanh dùng ấn bình đẳng ấn khắp các nghiệp: They wish all sentient beings stamp all actions with the seal of equanimity.

g. Nguyện tất cả chúng sanh phát tâm vào thẳng nhứt thiết chủng tríthành tựu tất cả pháp xuất thế gian: They wish all sentient beings to determine to enter knowledge of all ways of libertion, and accomplish all transmundane qualities.

Bất Hoại Kim Cang: Đại Nhựt Như Lai, kim cang bất hoại—Vairocana, the indestructible, or eternal.

Bất Hoại Kim Cang Minh Vương Tâm Điện: Tâm điện rực rở của Đức Tỳ Lô Giá Na, một nơi trong Kim Cang Giới—The luminous mind-temple of the eternal Vairocana, the place in the Vajradhatu, or Diamond realm, of Vairocana as teacher.

Bất Hoại Kim Cang Quang Minh Tâm Điện: See Kim Cang Tâm Điện.

Bất Hoại: Avinasa (skt)—Not to be destroyed—Chánh Trí và Như Như không thể bị hủy hoại, nên cả hai được xem là viên thành trí—As right knowledge and Suchness are indestructible, for they are regarded as Perfect Knowledge. 

Bất Hoại Pháp: A La Hán thành tựu bạch cốt quán có hai loại—Two kinds of Arhats practise the skull meditation.

1) Hoại Pháp: Loại độn căn chấp trước ở xương trắng mà quán rằng hễ chết là thành tro bụi—The dull who consider the dead as ashes.

2) Bất Hoại Pháp: Loại lợi căn chẳng quán người chết thành tro, ngược lại cố gắng tu tập thiền định để đạt được định lực siêu việt—The intelligent who do not consider the dead as ashes, but derive supernatural powers from the meditation.

Bất Hoại Tứ Thiền: Tứ thiền thiên nơi mà trong thì tâm giác quán hay tâm Tam ma địa chẳng bị hư hoại, ngoài thì khí giới chẳng bị hoại bởi tam tai—The four dhyana heavens, where the samadhi mind of meditation is indestructible, and the external is indestructible by the three final catastrophes.

Bất Hoàn: A Na Hàm hay Bất Lai, người không trở lại trong dục giới, mà vượt lên trên cõi trời sắc giớivô sắc giới—Anagami—Not to return—Never return—Not to return to the desire world, but rising above it to form-realm (sắc giới) or even the formless realm (vô sắc giới).

Bất Hoàn Quả: The fruits, fruition, or rewards of the last—See Tứ Thánh Quả (3).

Bất Hoàn Tứ Hướng: Hướng thứ ba trong bốn hướng hay bốn mục tiêu, không còn trở lại dục giới mà còn tiến lên sắc giới hay vô sắc giới—The third of the four directions or aims, nọ to return to the desire-world, but rising above it to the form-realm, or even to the formless realm.

** For more information, please see Tứ Thánh

 Quả.

Bất Hoạt Úy: Một trong năm nổi lo âu sợ hãi—The fear of giving all and having nothing to keep one alive; one of the five fear—See Ngũ Úy.

Bất Học: Asaika—No longer studying—Graduated—One who has attained—See Vô học.

Bất Hợp: Not suitable—Unfit.

Bất Hợp Lý: Unreasonable—Illogical—Illegitimate.

Bất Hợp Pháp: Illegal—Illegitimate—Unlawful—Illicit.

Bất Hợp Tác: Non-cooperation.

Bất Hồi: A Na hàm, người không còn trở lại trong luân hồi sanh tử—Anagamin—One who does not return—One exempt from transmigration—See Bất Hoàn.

Bất Hư Vọng Tính: Tánh không hư vọng hay là chân tánh—Not of false or untrue nature.

Bất Khả:

1) Cannot—May not—Unpermissible—Beyond laying hold of—Unobtainable—Unknowable.

2) Bất Khả, tên của một Danh Tăng chùa Linh Diệu, đời nhà Đường, đệ tử của Subhakarasimha, một trong những người sáng lập nên trường phái Chân Ngôn—Pu-K’o, the name of a famous monk of the Ling-Miao monastery in the T’ang dynasty, a disciple of Subhakarasimha, one of the founders of the Shingon Sect. 

Bất Khả Đắc: Anupalabdhya (skt).

  • Ngoài tầm nắm bắt—Một tên khác của “Không”—Beyond laying hold of—Unobtainable—Unknowable—Another name for “Void.”
  • Tất cả các sự vật đều bất khả đắc hay ở ngoài tầm hiểu biết, vì không có sự vật nào như tự tính và những tướng vẻ bên ngoài của nó cả: All things are beyond the reach of knowledge because there are no such things as self-substance and its outward signs.
  • Ngoài “Tâm” ra thì những ý niệm như Phạm Thiên, vân vân đều bất khả đắc hay không thể biết được: Apart from “Mind-Only” such notions as Brahma, etc, are not to be known.
  • Chân thực, thực tánh, tự tánh, vân vânbất khả đắc và không thể hiểu được, vì đây là những tướng trạng của “như như.”—Truth, or reality, or self-nature are unattainable and incomprehensible, for they are the marks of Suchness.

Bất Khả Đắc Không: Ngôn Vong Lự Tuyệt Chi Không—Một trong mười tám thứ “Không.” Tức là cái “không” của sự dứt khỏi đường ngôn ngữ tư duy—One of the eighteen “Void,” the void that is beyond words or thought. 

Bất Khả Hữu: Sự hiện hữu của những chúng sanh trọng tội, như những chúng sanh địa ngục—The existence of those who do the forbidden, such as living beings in the hells.

Bất Khả Kháng: Absolute necessity.

Bất Khả Khí:

1) Chẳng bỏ đi được: Not to be cast away.

2) Tên của một nhà sáng lập ra trường phái Hóa Địa. Người ta kể lại rằng lúc mới sanh, ông bị bà mẹ ném xuống giếng, được cha cứu. Lúc đầu ông theo đạo Bà La Môn, nhưng sau trở thành một Phật tử—Said to be the name of the founder of the Mahisasikah school, cast into a well at birth, by his mother, save by his father. He was at first a Brahman, afterwards a Buddhist. 

Bất Khả Kiến Hữu Đối Sắc: Chẳng phải những thứ mà mắt có thể trông thấy được. Pháp do những thứ cực nhỏ tạo thành như âm thanh hay mùi vị—The invisible, perceptible or material things, such as sound, smell, etc. 

Bất Khả Kiến Vô Đối Sắc: Chẳng phải những thứ mà mắt có thể trông thấy được. Pháp do những thứ cực nhỏ sanh ra—The invisible, imperceptible or immaterial things.

Bất Khả Lượng: Immeasurable.

Bất Khả Nghị: Inconceivable.

Bất Khả Thuyết: Chân lý không thể nói ra, không thể nào diễn tả được—Unutterable—Unmentionable—Indefinable—Truth that can be thought but not expressed.

Bất Khả Thuyết Phật: Ganendra (skt)—Vị Phật thứ 733 trong 1000 vị Phật trong Hiền Kiếp, trong đó bốn vị đã xuất hiện—The 733rd of the Buddhas of the present kalpa, in which 1,000 Buddhas are to appear, of whom four have appeared.

Bất Khả Tri Giác Tính: Non-perceptibility.

Bất Khả Tri Luận: Agnoticism.

Bất Khả Tư: Inconceivable.

Bất Khả Tư Nghì: Acintya (skt)—Không thể nào suy nghĩ được—Không thể nào hiểu được, vượt ra ngoài tư tưởngbiện luận hay tư tưởng và văn tự—Unthinkable—Surpassing thought—Beyond conception—Beyond comprehension—Inexpressible—Beyond thought or discussion—Inconceivable—Beyond thought or description—Beyond conception—Beyond thought and words.

** For more information, please see Tứ Bất

 Khả Tư Nghì and Ngũ Bất Khả Tư Nghì.

Bất Khả Tư Nghì Công Đức Chi Lợi: Inconceivable (Unthinkable) benefit from the merit and virtue.

Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Kinh:

1) Tên khác của Kinh Hoa Nghiêm—Another name for Hua-Yen Sutra.

2) Tên đầy đủ của Kinh Duy Ma—The full title is also a name for the Vimalakirti Sutra.

Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Pháp Môn: Pháp môn tam muội hay giải thoát tâm—The samadhi or liberation of mind, that ensures a vision of the effable.

Bất Khả Tư Nghì Quang Như Lai: Nan Tư Quang Như Lai—Vô Xưng Quang Như Lai—Danh hiệu của Đức A Di Đà Như Lai—The ineffable Honoured One—The Tathagata of ineffable light—Title of Amitabha

Bất Khả Tư Nghì Tam Quán: See Nhứt Tâm Tam Quán in Vietnamese-English Section.

Bất Khả Tư Nghì Trí: Acintyajnana (skt)—Cái biết hay cái trí vượt ngoài sự hiểu biết bình thường hay là cảnh giới trí tuệ bất tư nghì của chư Như Lai (bất tư nghì chư Như Lai trí tuệ cảnh giới)—The knowledge or wisdom that is beyond the ordinary understanding. 

Bất Khả Việt Thủ Hộ: Hai vị hộ pháp tên Nan Trì và Nan Thắng, đứng bên phải Ngài Văn Thù trong Pháp Giới Mạn Đà La—Two guardians of the Law on the right of Manjusri in the Garbhadhatu Mandala.

Bất Khả Xâm Phạm: Inviolable—Inviolability.

Bất Khả Xưng Trí: Trí huệ Như Lai trên mọi khía cạnh không thể nghĩ bàn—The Buddha-wisdom that in its variety is beyond description. 

Bất Kham: Unbearable—Unendurable.

Bất Khinh: Không khinh thường—Not despite.

Bất Khinh Bồ Tát: Not-Despite Bodhisattva—See Thường Bất Khinh Bồ Tát

Bất Khinh Hạnh: Hạnh tu “Chẳng Dám Khinh Ai”—The practice of “Never Despite.”

Bất Khởi Pháp Nhẫn: Anutpattikadharmakshanti (skt)—Vô sinh khởi pháp nhẫn—Giai đoạn thiền định kham nhẫn, trong giai đoạn nầy sự trổi dậy về ảo tưởng hiện tượng đều chấm dứt nhờ bước được vào thực chứng tánh không của vạn pháp. Đây là nhận ra rằng không có cái gì đã được sinh ra hay được tạo ra trong thế giới nầy, rằng khi các sự vật được thấy đúng như thực từ quan điểm của cái trí tuyệt đối, thì chúng chính là Niết Bàn, là không bị ảnh hưởng bởi sinh diệt chút nào cả. Khi người ta đạt đến “Bất Khởi Pháp Nhẫn” thì người ta thể chứng cái chân lý tối hậu của Phật giáo—The stage of endurance, or patient meditation, that has reached the state where phenomenal illusion ceases to arise, through entry into the realization of the Void, or noumenal of all things. This is the recognition that nothing has been born or created in this world, that when things are seen from the point of view of absolute knowledge, they are Nirvana themselves, are not at all subject to birth and death. When one gains “Anutpattikadharmakshanti”, one has realized the ultimate truth of Buddhism—See Vô sanh pháp nhẫn.

Bất Khổ Bất Lạc Thọ: Xả Thọ—Một trong ba thứ thọ, không khổ không lạc—One of the three kinds of sensation, the state of experiencing neither pain nor pleasure—See Xả Thọ.

Bất Không:

1) Amogha (skt)—Không, trống rỗng hay vô dụng—Not empty—Not in vain.

2) Bất Không: Amoghavajra (skt).

  • A Mục-Khư-Bạt-Triết-La, người thuộc dòng Bà La Môn ở Bắc Ấn Độ, cha mất sớm, thuở nhỏ theo chú tới đông hải, năm 15 tuổi, tức khoảng năm 718, ông tòng học với Thầy Kim Cang Trí. Đến năm 723 thì Kim Cang Trí thị tịch, Bất Không vâng lời di chúc trở về Ấn ĐộTích Lan tìm cầu Mật Tạng. Vào khoảng năm 746 ông trở lại Trung Quốc, vào cung lập đàn quy-y cho vua Thiên Bảo Huyền Tống. Ông có biệt tài cầu mưa ngưng bão. Đến năm 749 ông được phép về nước, nhưng vừa tới quận Nam Hải thì có sắc chỉ giữ ông lại. Năm 756 ông được triệu hồi về kinh và ở đây ông dùng hết thời gian còn lại đến năm 771 dịch và in ấn kinh Mật Tông được cả thảy 120 quyển. Vào thời ông Mật Giáo cực thịnh. Ông mất năm 70 tuổi, được vua ban cho thụy hiệu Tam Tạng Đại Biện Chánh Quảng Trí—The famous head of Yogacara School in China. A Singhalese of northern brahmanic descent, having lost his father, he came at the age of 15 with his uncle to the eastern sea, or China, where in 718 he became a disciple of Vajrabodhi. After the latter’s death in 732, and at his wish, he went back to India and Ceylon in 741 in search of esoteric or tantric writings, and returned to China in 746, when he baptized the emperor Hsuan-Tsung. He was especially noted for rain-making and stilling storms. In 749 he received permission to return home, but was stopped by imperial orders when in the south of China. In 756 under Su Tsung he was recalled to the capital. His time until 771 was spent translating and editing tantric books in 120 volumes, and the Yogacara rose to its peak of prosperity. He died greatly honoured at 70 years of age in 774, twelve years of Tai-Tsung, the third emperor under whom he had served. The festival of feeding the hungry spirits is attributed to him. His titles of Thesaurus of Wisdom and Amogha Tripitaka. 
  • Bất Không (Amoghavajra 705-774): Ông là đệ tử xuất sắc của Kim Cương Trí, người Bắc Ấn, thọ Sa Di năm 15 tuổi và đến Quảng Đông cùng với thầy, là người mà ông theo hầu đến tận Lạc Dương, và thọ đại giới năm 20 tuổi. Trong 12 năm, ông thâm hiểu cả giáo tướngsự tướng của Mật Giáo. Khi thầy mất, ông cùng các đệ tử cả thảy 37 người sang Tích Lan, và tìm đến Pháp sư Phổ Hiền (Samantabhadra) để nghiên cứu về giáo lý của kinh Kim Cang Đảnh Du Già (Vajra-sekhara-yoga) và Đại Nhật Thai Tạng (Maha-vairocana-garbha-kosa). Ông trở về Tràng An năm 746 với một số kinh điển phong phú đó. Bất Khôngquốc sư của ba triều vua: Huyền Tông, Túc Tông, và Đại Tông. Ông dịch cả thảy 110 bộ kinh, gồm 143 quyển trong đó có bộ quan trọng nhất là Kim Cang Đảnh: Amoghavajra (705-774), an able pupil of Vajrabodhi, was from North India. He became a novice at the age of fifteen and arrived in Kuang-Tung together with his teacher whom he followed as far as Lo-Yang, and received ordination at twenty. In twelve years he mastered all the mystical doctrines and practices. When his teacher died he went to ceylon together with his fellow pupils, thirty-seven in all, and visited a teacher, Samantabhadra, from whom he learned the doctrines of the Vajra-sekhara-yoga and Maha-vairocana-garbhakosa. With his rich collections he returned to Ch’ang-An in 746. Amoghavajra was an instructor of Hsuan-Tsung, Su-Tsung and Tai-Tsung, the three successive Emperors. He translated 110 different texts, in 143 Chinese volumes. Among them was the most important text “Diamond Head” (Rita-sangraha or Tattvasabgraha). 

Bất Không Chân Như: Bất Không Như Lai Tạng—Thế giới hiện tượng, đối lại với phổ chân như hay pháp thân, không thể pha lẫn với phiền não và hiện tượng—The realm of phenomena, in contrast with the universal bhutatathata or dharmakaya, which is unmingled with the illusion of phenomena.

Bất Không Cúng Dường Bồ Tát: Aryamogha-purnamani (skt)—Như Ý Kim Cang ở về phía nam trong Pháp Giới mạn đà la—At wiil Vajra in the Garbhadhatu mandala, the fifth on the south of the court.

Bất Không Kiến Bồ Tát: Amoghadarsin—Vị Bồ tát đứng hàng thứ hai trong sân Địa Tạng trên Thai Tạng Giới—The unerring seeing bodhisattva, shown in the second place of Ti-Tsang’s court in the Garbhadhatu.

Bất Không Kim Cang Bồ Tát: Amoghavajra (skt)—A Mục Cát Bạt Chiết La, một vị Bồ Tát trong Thai tạng Giới—A Bodhisattva in the court of Garbhadhatu.

Bất Không Như Lai Tạng: See Bất Không Chân Như.

Bất Không Quyên Sách Quan Âm: Một trong sáu Quan Âm trong Quan Âm Viện của Thai Tạng Giới. Tay cầm vợt bất không để vớt lấy cá của trời người bên bờ Bồ Đề. Hình ngài có ba mặt, mỗi mặt có ba mắt sáu tay—One of the six forms of Kuan-Yin in the Garbhadhatu group. Catching deva and human fish for the bodhi-shore. The image has three faces, each with three eyes and six arms. The hands hold a net, lotus, trident, halberd, the gift of courage, and a plenipotentiary staff; sometimes accompanied by “the green Tara, Suddhana-Kumara, Hayagriva and Bhrkuti.” 

Bất Không Tam Tạng: Đại Biện Chính Đại Quảng Trí Bất Không Tam Tạng Hòa Thượng (người nước Chấp Sư Tử Nam Thiên Trúc, sống vào khoảng 458-522 A.D., pháp húy là Trí Tạng, hiệu là Bất Không Kim Cương)—Thesaurus of Wisdom (Amogha Tripitaka)—Amogha Tripitaka Dharma Master.

Bất Không Thành Tựu Như Lai: Amogha-siddhi (skt)—Một trong năm vị Phật trong Phật gia trong Kim Cang Giới. Ngài là giáo chủ của Bắc Phương Tịnh Độ, hình vàng rực rỡ, tay trái vung ra, tay phải Ngài bắt ấn “vô úy.” Ngài ngồi trên Kim Cang Tòa, hai chân kiết già, dấp dáng uy nghi, tay trái đặt trong lòng, lòng bàn tay hướng lên; đây là dấu hiệu của hai kim cang chùy hay hai lưỡi gươm; tay phải đưa thẳng lên trong dấu hiệu ban phúc, ngón tay thẳng. Dấu hiệu là đôi Kim Cang màu xanh lá cây, chữ “ah,” bông sen xanh; bên dưới tòa sen có hai Kim Sí Điểu hay Ca Lâu La (loài thần điểu nửa người nửa chim)—The Tathagata of unerring performance, the fifth of the five wisdom of dhyani-buddhas of the diamond realm. He is placed in the north, his image is gold-coloured, left hand clenched, right fingers extended pointing to breast. Also he is seated in “Adamantine” pose, legs closely locked, sole apparent, left hand in lap, palms upwards, may balance a double vajra, or sword; right hand erect in blessing, fingers extended. Symbol double vajra; colour green; word, ah!; blue green lotus; element, earth; animal, garuda; Sakti (female personification), Tara; Manusi-Buddha (human or savior Buddha), Maitreya. 

Bất Khuất: Unyielding.

Bất khứ bất lai: Neither going nor coming.

Bất Kính: Disrespectful.

Bất Kỳ: Unexpected.

Bất Lạc: Không rơi vào—Not fall down into. 

Bất Lạc Nhân Quả: Không bị rơi vào quả báo nhân quả—No falling subject to karmic retribution. 

Bất Lạc Nhân QuảBất Muội Nhân Quả: Not falling to karmic retribution and without ambiguity in the law of cause and effect.

  • Theo truyện Bách Trượng Dã Hồ, “Bất Lạc” là một hành vi luân lý, trong khi “Bất Muội” là một thái độ tri thức. “Bất Lạc” đặt người ta đứng hẳn ra ngoài vòng nhân quả vốn là thế giới vạn biệt nầy và đấy là cái vòng hiện hữu của chúng ta. “Bất Muội” hay không mê mờ, việc xãy ra là sự chuyển hướng của thái độ tinh thần chúng ta hướng về một thế giới ở trên nhân quả. Và do sự chuyển hướng nầy toàn thể viễn quan về đời sống đón nhận một sắc thái mới mẻ đáng được gọi là “Bất Lạc Nhân Quả.”—According to the story of Pai-Chang and the Fox, “not to fall to the karmic retribution” is a moral deed, and “not to obscure or without ambiguity the law of cause and effect” is an intellectual attitude. “Not to fall to the karmic retribution” makes one stand altogether outside the realm of causation, which is the world of particulars and where we have our being. In the case of “Without ambiguity in the law of cause and effect,” what happens is the shifting of our mental attitude towards a world above cause and effect. An because of this shifting the whole outlook of life assumes a new tone which may be called spiritual “not to obscure.” 
  • Qua câu chuyện Bách Trượng Dã Hồ, chúng ta thấy vấn đề bất lạc nhân quảbất muội nhân quả là một vấn đề trọng đại không riêng cho các Phật tử của mọi tông phái mà cho cả các triết gia và những người có đạo tâm. Nói cách khác, đây là vấn đề ý chí tự do, là vấn đề ân sủng, thần thánh, là vấn đề nghiệp báo siêu việt; nó là vấn đề của luận lý và tâm linh của khoa học và tôn giáo, của nhiên giới và siêu nhiên giới, của đạo đứctín ngưỡng. Nếu bất lạc nhân quả, tức là làm hư toàn bộ kế hoạch của vũ trụ; bởi vì chính luật nhân quả ràng buộc hiện hữu, và nếu khôngthực tại của trách nhiệm đạo đức thì căn cơ cốt yếu của xã hội sẽ bị đỗ nhào. Phật tử chúng ta nên hiểu chữ “bất muội” ở đây không phải là không mê mờ về nhân quả, mà là không biết hay không chối bỏ, hoặc xóa bỏ—Through the story of Pai-Chang and The Fox, we see that the question of “Not falling to karmic retribution and without ambiguity in the law of cause and effect” is a big issue, not only for Buddhists of all schools, but also for philosophers and religiously minded people. In other words, it is the question of freedom of the will, it is the question of transcending karma, it is the question of logic and spirit , of science and religion, of nature and super-nature, of moral discipline and faith. Indeed, it is the most fundamental of all religious questions. If “not falling to karmic retribution,” then this will jeopardizes the whole plan of the universe, for “cause and effect” or the law of causation that binds existence together, and without the reality of moral responsibility the very basis of society is pulled down. Buddhists should be careful with the meaning of “bất muội.” Although it is the literal meaning of “not to be obscured,” here the sense is rather “not to negate,” or “not to ignore,” or “not to obliterate.”
  • For more information, please see Bách Trượng Hoài Hải.

Bất Lai: Anagamin (skt)—A Na Hàm—Not coming back to mortality.

Bất Lai Bất Khứ: Anagamana-nirgama—Neither coming into nor going out of existence. The orginal constituents of all things are eternal.

Bất Lai Nghinh: Không gọi mà Ngài vẫn đến rước—Without being called he comes to welcome—Tịnh Độ tông tin tưởng rằng Đức Phật A Di Đà đến rước những linh hồn của đệ tử Ngài nếu những người nầy gọi đến Ngài lúc lâm chung, nhưng Tịnh Độ Chân tông bên Nhật lại dạy rằng những ai tin tưởng tu trì theo Ngài thì chắc chắn được vãng sanh, không nhứt thiết (không đợi) phải gọi ngài lúc lâm chung—The Pure Land sect believes that Amitabha himself comes to welcome departing souls of his followers on their calling upon him, but the Jodo Shin-Shu sect in Japan teaches that belief in him at any time ensures rebirth in the Pure Land, independently of calling on him at death.

Bất Lan Ca Diếp: Purana-kasyapa (skt)—Bồ Lạt Na Ca Diếp—Bố Lạt Na Già Diếp—Bố Lạt Nô Ca Diếp Ba—Phô Lạt Nô Ca Diếp Ba Tử—Phú Lan Na Ca Diếp, một trong sáu lục sư ngoại đạo kình chống lại Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông chủ trương “Không Kiến,” cho rằng không có cái gì hiện hữu, tất cả chỉ là ảo tưởng, chứ làm gì có sanh tử, làm gì có thái tử hay đại thần, làm gì có cha mẹ con cái hay bổn phận—One of the six heretics, or Thirthyas, opposed by Sakyamuni. He taught the non-existence of all things, that all was illusion, and that there was neither birth nor death, neither prince nor subject, neither parents nor child, nor their duties. 

Bất Lạp Thứ: Ngồi không theo đúng thứ tự tuổi hạ lạp—Not in order of age (clerical age)—Disorderly sitting—Taking a seat to which one is not entitled.

Bất Lão: To remain ever young.

Bất Lập Văn Tự: Theo lời Phật dạy trong Kinh Lăng Già, nhà Thiền dựa vào thực tập hơn là văn tự sách vở—According to the Buddha’s teachings in the Lankavatara Sutra, the Zen or intuitive school does “not set up scriptures.” It lays stress on meditation and intuition rather than on books and other external aids. 

Bất Lập Văn Tự Giáo: The Ch’an or Intuitive School—See Bất Lập Văn Tự.

Bất Ly Vụ Thị Giả: Một người thị giả không có trách nhiệm—A nominal assistant or attendant, an attendant who has no responsibilities.

Bất Lịch Sự: Discourteous.

Bất Liễu:

1) Không mang đến tận cùng—Not to bring to a finish.

2) Không hiểu: Not to understand--Incomprehensible.

Bất Liễu Nghĩa: Không am hiểu toàn nghĩa—Not understanding the whole meaning or truth—Incomplete understanding—Incomprehensible—Partial revelation which adapted expidient means to adjust to the capacity of the hearers.

Bất Liễu Nghĩa Kinh: Kinh sách không chuyên chở hết chân lý mà Phật đã giảng dạy—Texts that do not make plain the Buddha’s whole truth.

Bất Liễu Phật Trí: Phật trí bất khả liễu tri—The incomprehensible wisdom of Buddha.

Bất Lợi: Adverse—Disadvantageous—Unfavorable—Disadvantage (n).

Bất Luật Nghi: Thực tập không dựa theo chân lý, làm điều ác, không làm điều thiện, đó là lối thực tập của tà giáo—Practices not in accord with the rule; immoral or subverted rules—To do evil or to prevent good—Heretical rules and practices.

Bất Lực: Inability to work—Powerless—Impotent—Disabled—Unqualified.

Bất Lương: Dishonest---Người bất lương: Wrong-doer.

Bất Mãn: Discontented—Dissatisfied—Displeased—Disagreeable—Disgruntled

Bất Muội: Không mê mờ—Not being unclear.

Bất Muội Nhân Duyên, Bất Lạc Nhân Duyên: Không bị mê mờ vì nhân duyên, cũng không để đọa lạcnhân duyên. Khi xưa lúc Tổ Bách Trượng, tức Ngài Hoài Hải Thiền Sư, một bậc tu thiền ngộ đạo, thăng tòa thuyết pháp. Sau khi thời pháp đã xong rồi, thính chúng đều giải tán hết, chỉ còn lại một ông già tóc râu bạc trắng. Tổ thấy vậy bèn hỏi nguyên do, thì ông lão thưa rằng: “Bạch Tổ Sư, khi xưa tôi nguyên là một sa môn tu ở tại núi nầy, lúc tôi thăng tòa thuyết pháp, có một người thơ sinh học Phật pháp hỏi tôi rằng: “Người tu pháp Đại Thừa có còn bị lạc vào nhân quả hay không?” Tôi trả lời rằng: “Bất lạc nhân quả. Ý nói người tu theo pháp Đại Thừa, không còn nằm trong vòng nhân quả nữa.” Bởi vì tôi trả lời không rõ ràng như vậy nên người nghe pháp kia hiểu lầm là không có nhân quả. Vì làm pháp sư giảng kinh pháp Đại Thừagiải đáp không rõ ràng khiến cho người nghe hiểu lầm như thế, nên sau khi chết tôi không được siêu thăng chi cả, trái lại phải bị đọa làm thân chồn ở tại núi nầy trong năm trăm kiếp. Kính xin ngài từ bi vì tôi mà giảng nói rõ ra sai lầm kia cho đúng nghĩa, cứu tôi thoát khỏi kiếp súc sanh khổ lụy nầy. Tổ Bách Trượng mới nói: “Vậy thì bây giờ ông hãy lấy lời của người học trò kia mà hỏi lại ta đi.” Ông già quỳ xuống như người học trò hỏi pháp khi xưa, chắp tay cung kính hỏi rằng: “Bạch ngài! Người tu pháp Đại Thừa có còn bị lạc nhơn quả hay không?” Tổ sư đáp: “Bất muội nhân quả.” Nghĩa là người tu pháp Đại Thừa không bao giờ nghi ngờ vào nơi lý nhân quả, nhưng cũng vẫn nằm trong vòng nhân quả. Tổ vừa dứt lời thì ông già kia liền thức tỉnh, cung kính lạy tạ mà thưa rằng: “Tôi bị đọa làm chồn đã hơn 500 đời rồi, ngày nay do nhờ một câu nói của Ngài mà được thoát kiếp, Nay tôi sẽ bỏ thân chồn nầy tại nơi hang ở dưới chân núi phía sau chùa, xin Hòa Thương từ bi chôn cất dùm. Hôm sau Tổ Bách Trượng sai thỉnh chuông nhóm họp đồ chúng lại để đưa đám cho một ông Tăng vừa mới thị tịch, làm cho chư Tăng ai nấy đều ngạc nhiên, bởi vì đâu thấy có ông Tăng nào trong chùa thị tịch. Tổ dẫn đại chúng ra nơi hang núi ở phía sau chùa, lấy gậy khều vào trong hang, hồi lâu mới kéo ra được một cái thây chồn, lông trắng tinh vừa mới chết, truyền cho chúng Tăng tụng kinh cầu siêu một hồi rồi nổi lửa thiêu đốt thân chồn ấy, lấy tro đem chôn. Thế mới biết, một lời nói sai lầm không đúng pháp, hay một lời dạy mù mờ không rõ nghĩa, mà còn bị đọa lạc như thế, huống là đem tà pháp tà kiến ra dạy làm tổn hại hay làm trì trệ con đường tu tập dẫn đến sự giác ngộ của chúng sanh?—Not being unclear about cause and effect, not falling subject to cause and effect. Patriarch Pai-Chang-Huai-Hai, an awakened Zen Practitioner, was on a throne speaking the dharma. After the dharma session ended, everyone departed except for an elderly man with white hair and beard. Seeing this, Patriarch Pai-Chang asked why, so the elderly man recounted the following story: Dear Patriarch, originally, in the past, I was a Buddhist Monk cultivating in this mountain. At that time, I was on the throne teaching the dharma and a young student studying the Buddha Dharma asked me: “For those who cultivate Mahayana Buddhism, do they remain a part of the Law of Cause-and-Effect?” I replied: “Outside of the law of cause-and-effect.” Because my answer was unclear in that way, the Dharma listener misinterpreted it as “There is no cause-and-effect.” Although I was a Dharma Master who taught the Mahayana Dharma Sutra teachings, yet I answered in such an ambiguous manner, causing the listener to misinterpret my answer; therefore, I was not able to achieve any spiritual fulfillment. In contrast, I was condemned to be a paranormal fox and I have lived in this mountain for the past 500 reincarnations. Today I asked the Great Master to have compassion to help me change that mistake, and help me escape this suffering existence of being an animal. Pai-Chang said to the old man: “If that is the case, at this time, you should use the same words of that student and ask me.” The old man knelt down, put his palms together and asked respectfully: “For those who cultivate Mahayana Buddhism, do they remain as part of the Law of Cause-and-Effect?" The Patriarch replied: "Do “ot doubt the law of cause-and-effect." Me”ning those who cultivate Mahayana Buddhism should never doubt the law of cause-and-effect. They must know the theory of cause-and-effect is inherent clear and inseparable like a shadow is to a body. As soon as the Patriarch finished, the elderly man was awakened suddenly. He prostrated respectfully and said: “I have been condemned as a fox for over 500 reincarnations, but, today, relying on just one line of your teaching, I will be able to find liberation. I will now abandon my body as a fox in my den at the base of the mountain, behind this temple, I ask the Great Master to please make funeral arrangements on my behalf. The next day, Pai-Chang ordered the ringing of bells to gather the community of monks in order to give a funeral service to a monk who had just passed away. This came as a great surprise to the Bhikshus in the temple because they had not noticed any monk in the temple who was gravely ill or had died recently. Pai-Chang then led the great following to the cave behind the temple and used his rod to poke into the cave. After a while, they were able to recover a body of a fox with white fur who had died recently. He had everyone chant a sutra for the liberation of the spirit for a period of time before lighting a fire to cremate the body. The ashes were collected and buried. Sincere Buddhists should always remember ‘with a false saying contrary to the proper dharma, with a blind teaching without a clear meaning,’ that former monk was condemned to be an animal for 500 reincarnations, let alone teaching of wrong teaching or wrong views that is not appropriate to the time and level to guide and teach Buddhists, and in the process of harming, delaying and impeding sentient beings’ cultivated path toward achieving enlightenment. 

Bất Muội Nhân Quả: Without ambiguity in the law of cause and effect.

Bất Nghi: Not in doubt.

Bất Nghi Sát: Không nghi là con vật bị sát hại để làm thực phẩm nuôi mình—Not in doubt that the creature has been killed to feed me—See Bất Tịnh Nhục.

Bất Nghĩa: Faithless—Ungrateful.

Bất Ngờ: Unexpected—Accidental.

Bất Nhã: Discourteous.

Bất Nhân: Inhuman.

Bất Nhập: Apravishtam (skt)—Not entered—Như trăng trong nước, không phải ở trong mà cũng không phải ở ngoài—Like the moon in water, which is neither in it nor out of it. 

Bất Nhất: Inconsistent—Inconstant.

Bất Nhất Bất Dị: Không phải một mà cũng không khác, tỷ như nước với sóng—Neither unity or diversity, as water and the wave—See Bất Tức Bất Ly. 

Bất Nhị: Advita (p)—Advaita or Advaya (skt)—Advaya (p).

1) Tánh đồng nhất của vạn pháp—Như như bình đẳng, không có sự khác biệt giữa cái nầy với cái kia—Non-duality—The unity of all things—No second—The one and undivided truth, the Buddha-truth—The unity of Buddha-nature—The universal Buddha-nature—Unique in its kind.

2) Chân lý Bất Nhị biểu thị vô ngã và vô pháp—The Non-dual Truth represents No-Self and No-Dharma.

a) Vô Ngã: No-Self—See Vô Ngã.

b) Vô Pháp: No-Dharma—See Vô Pháp.

Bất Nhị Bất Dị: Neither plural nor diverse—Neither two kinds of nature nor difference in form. 

Bất Nhị Pháp: Chân lý không phân chia sai khác—The one undivided truth—The Buddha-truth—The unity of the Buddha-nature—The Buddha-dharma is no second nor difference.

Bất Nhị Pháp Môn: The cult of the monistic doctrine and the immediacy of entering into the truth.

Bất Nhiễm Ô Vô Tri: Vô tri hay không biết không do nơi ô nhiễm của sự vật, mà do bởi sự không học từ vô thỉ—Uncontaminated ignorance.

Bất Nhiễm Thế Gian Pháp:

1) Không bị ô nhiễm bởi những pháp của thế gian—Unsullied by the things of the world.

2) Hoa sen: The lotus.

Bất Nhiễm Trước Chư Pháp Tam Muội:

1) Tam muội không bị nhiễm trước hay tam muội thanh tịnh: The samadhi which is uncontaminated by any evil things—The samadhi of purity.

2) Đức Văn Thù Sư Lợi trong khi nhập tam muội với biểu tượng bông sen xanh cầm nơi tay trái: Manjusri in samadhi holding as symbol of it a blue lotus in his left hand. 

Bất Nhiên: Is not true—Is not so.

Bất Như: Is not like—Does not equal—Is inferior to.

Bất Như Mật Đa: Puryamitra (skt)—Tổ thứ 26 của Thiền Tông Ấn Độ. Người ta nói ông là con trai của một vị vua miền Nam Ấn—The twenty-sixth patriarch. Said to be son of a king in Southern India.

Bất Như Tam Giới, Kiến Ư Tam Giới: Tốt nhất là hãy xem tam giới như là tam giới—It is best to see the triple world as the triple world.

Bất Pháp: Không theo đúng giáo lý nhà Phật—Not in accordance with the Buddha-law—Wrong—Improper—Unlawful.

Bất Phân: Without distinction.

Bất Phân Biệt: The indivisible—The Middle way.

Bất Phi Thời Thực: Vikala-bhojanad-viramani—Một phần của giới luật thứ sáu trong thập giới, chống lại việc ăn sái thời—Part of the sixth of the ten commandments, against eating out of regulation hours. 

Bất Phóng Dật: Appamado (p)—Không tự tiện phóng túng, mà phải tập trung tư tưởng vào những điều thiện lành—No slackness—No looseness—Concentration of mind and will on the good.

Bất Phục: Unsubmissive.

Bất Quá: At most—Only.

Bất Sám Cử: Một trong tam cử, ác Tỳ Kheo phá giới chẳng chịu sám hối—The excommunication of an unrepentant monk.

Bất Sanh: Anutpatti or Anutapada or Anutpanna (skt).

  • Chẳng sanh hay chẳng tái sanh—Unborn—Non-birth (not being born)—Not to be reborn—Exempt from rebirth—Uncreated—Non-appearance—See Bất Giảm Bất Sanh.
  • Theo Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy: “Sự vô minh đã câu thúc phàm phu tạo ra sự phân biệt sai lầm về tự tính. Tức là, vì quá mê đắm vào các phạm trù hữu và phi hữu, sinh và diệt, sự tạo lập và sự hủy hoại, vân vân, vốn là những sản phẩm của phân biệt, nên chúng ta không thể nhìn suốt vào chân lýthực tính của các sự vật, chúng ta phải thoát ra khỏi sự câu thúc của cái gọi là sự cần thiết thuộc luận lý về những đối lập và quay trở về với kinh nghiệm cơ bản nếu như chúng ta có được mà nhìn thấy và diễn dịch các sự vật bằng cái trí huệ được hiển lộ ở trong kinh nghiệm cơ bản nầy, vốn không thuộc luận lý mà phát sinh do tu tập, mà ta thủ đắc được sự hiện hữu trong ý nghĩa chân thật của nó, tất cả mọi giàn giá và kiến trúc của tri thức do đó mà bị phá vỡ, và điều được gọi là cái trí vô phân biệt sẽ tỏa sáng, và kết quả là chúng ta thấy rằng tất cả các sự vật là không sinh ra, không được tạo lập và không bao giờ tiêu diệt; và thấy rằng mọi tướng trạng đều giống như những hình tượng được tạo ra bằng ảo thuật, hay giống như một giấc mộng, những cái bóng được phản chiếu trên mặt tấm màn của sự tịch tĩnh miên trường. Điều nầy cũng chưa phải là sự thủ đắc toàn hảo. Muốn được toàn hảo thì ngay cả tấm màn thường hằng cũng phải bị loại bỏ, và chỉ có như thế thì vô minh mới bị xua tan vĩnh viễn để cho chúng ta hoàn toàn tự tại, không còn bị trở ngại trong cái thấy và hành động của chúng ta.”—In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “Ignorance always binds the ignorant to wrong discriminations concerning the self-nature of existence. That is to say, because we are so addicted to the categories of being and non-being, birth and disapearance, creation and destruction, etc., which are the products of discrimination, we cannot look into the truth and reality of things; we must disentangle ourselves from this bondage of the so-called logical necessity of opposites and return to the primary experience if there be any such and see and interpret things from the knowledge revealed therein and thereby. By this primary experience which is not logical but issues from a discipline, existence is taken in its truthful signification, all the intellectual scaffoldings and constructions are thus done away with, and what is known as non-discriminative knowledge (avikalpajnana) shines out, and as a result we see that all things are unborn, uncreated, and never pass away, and that all appearances are like magically created figures, or like a dream, like shadows reflected on a screen of eternal solitude and tranquillity. This is not yet perfect attainment. To be able to perfectly attain, the screen of eternity too must be abolished, for it is only thus that ignorance is forever dispelled, leaving us perfectly free and unhamperedin all our seeings and doings.” 

** For more information, please see Vô Sanh,

 and Tứ Bất Sanh.

Bất Sanh Bất Diệt: Neither to be born nor ended—No appearance nor disappearance.

Bất Sanh Bất Giảm: Thường trụ—Neither to be reborn nor ended—Permanent—Eternal—Nothing having been created, nothing can be destroyed—See Thường Trụ

Bất Sanh Đoạn: Một trong Tam Đoạn, khi phiền não không còn khởi lên thì những khổ đau sanh tử trong các đường dữ cũng chấm dứt—One of the three cutting off or excisions, when illusion no longer arises the sufferings of being reborn in the evil paths are ended—See Tam Đoạn (B) (3).

Bất Sát Sanh: Pranatipatad vairamani (virati)—Không sát sanh, giới thứ nhất trong thập giới—The first of the ten commandments, not to kill the living—See Không Sát Sanh

Bất Tà Dâm: See Không Tà Dâm.

Bất Tác, Bất Thực: Một ngày không làm việc là một ngày không ăn—One day without work, one day without food.

Bất Tài Tịnh: Không khôn mà cũng chẳng tịnh—Neither clever nor pure.

Bất Tăng Bất Giảm: Bất tăng bất giảm là một trong mười chân như. Nói về chân lý thực tướng, không tăng không giảm, không thêm không bớt—The Unvarying Bhutatathata, one of the ten Bhutatathata. In reference to the absolute reality, neither adding nor subtracting or nothing can be added or taken away.

Bất Tăng Giảm Chân Như: Một trong mười chân như, cũng là địa thứ tám trong thập địa—The unvarying bhutatathata, one of the ten bhutatathata, also the eighth of the ten grounds.

Bất Tận: Boundless—Boundless joy: Niềm vui bất tận.

Bất Tất: Không cần thiết—Not necessary.

Bất Thẩm: A term of greeting between monks means “I do not take the liberty of inquiring into your condition.”

Bất Thần: Unexpectedly.

Bất Thâu Đạo: Adinnadana-veramani (skt)—Không trộm đạo, giới thứ nhì trong thập giới—Not to steal, the second of the ten commandments—See Không Trộm Cắp.

Bất Thị: Not right.

Bất Thích Nghi: Not suitable.

Bất Thiện: Akusala (p & skt).

(I) Nghĩa của Bất Thiện—The meanings of “Akusala: Không thiện lành, trái lý và có hại đến đời hiện tại cũng như vị lai—Unwholesome—Negative—Evil—Not good—Contrary to the right and harmful to present and future life.

(II) Những lời Phật dạy về “Bất Thiện” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Akusala” in the Dharmapada Sutra:

1) Những người gây điều bất thiện, làm xong ăn năn khóc lóc, nhỏ lệ dầm dề, vì biết mình sẽ phải thọ lấy quả báo tương lai—The deed is not well done of which a man must repent, and the reward of which he receives, weeping, with tearful face; one reaps the fruit thereof (Dharmapada 67).

2) Những kẻ bị tư tưởng xấu ác làm tao loạn, thường cầu mong dục lạc thật nhiều. Mong dục lạc tăng nhiều là tự trói mình càng thêm chắc chắn—Men who are disturbed by evil thoughts, swayed by strong passions and yearned only for pleasure; his craving grows more and more. Surely he strengthens his own fetters (Dharmapada 349).

3) Muốn lìa xa ác tưởng hãy thường nghĩ tới bất tịnh. Hãy trừ hết ái dục, đừng để ác ma buộc ràng—He who wants to subdue evil thoughts, should meditate on the impurities of the body. Be mindful to make an end of craving, and to stop Mara’s bond (Dharmapada 350).

Bất Thiện Luật Nghi: Unwholesome rules and ceremonies—See Luật Nghi.

Bất Thiện Nghiệp:

(A) Bất thiện nghiệp sanh ra những hậu quả đau khổ—Akusala karma—Negative karma—Black path—Unskillful action—Unwholesome deeds will produce painful results—Unprofitable courses of action—Unwholesome deeds include the following, but not limited to:

1) Tham: Greed.

2) Sân: Anger.

3) Si: Stupidity.

4) Mạn: Arrogance.

5) Nghi: Doubt.

6) Tà kiến: Improper views.

7) Sát: Killing living things.

8) Đạo: Stealing, or taking what is not given.

9) Dâm: Sexual misconduct.

10) Vọng: Wandering thoughts.

(B) Theo Thanh Tịnh Đạo, được gọi là bất thiện nghiệp vì chúng vừa là bất thiện mà vừa là con đường dẫn đến ác đạo—According to The Path of Purification, ten unwholesome deeds are both unprofitable action and courses that lead to unhappy destinies:

1) Sát sanh: Killing living things.

2) Trộm cắp: Taking what is not given.

3) Tà hạnh trong dục vọng: Sexual misconduct.

4) Vọng ngữ: False speech.

5) Ác ngữ: Malicious speech.

6) Thô ngữ: Harsh speech.

7) Phù phiếm ngữ: Gossip.

8) Tham: Covetousness.

9) Sân: Ill-will.

10) Tà kiến: Wrong view.

Bất Thiện Tâm: Akusala cittam (p)—Unwholesome mind—See Tâm Bất Thiện.

Bất Thình Lình: Suddenly—Abruptly—Unexpectedly.

Bất Thỉnh: Tự nguyện—Không được mời—Uninvited—Not to request—Voluntary.

Bất Thỉnh Hữu:

1) Những ân nhân không đợi nài xin: Unsolicited benefactors.

2) Bạn không được mời thỉnh: Uninvited friend.

3) Bồ Tát: Bodhisattva.

Bất Thỉnh Pháp: Thuyết pháp một cách tự nguyện vì lợi ích của chúng sanh—Uninvited preaching or offering of the law, voluntarily bestowing its benefits.

Bất Thọ Nhứt Thiết Pháp: Giải thoát khỏi sự thọ dụng chư pháp, giải thoát khỏi mọi dục vọng—Free from the receptivity or sensation of things, emancipated from desire

Bất Thọ Tam Muội: Trong phẩm 25 Kinh Pháp Hoa, Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát thừa mệnh Phật trao cho Ngài Quán Âm một tràng bửu hoa, nhưng Ngài Quán Âm không dám nhận, nói rằng chưa có mệnh Phật. Thái độ nầy góp phần cho việc “Bất Thọ Tam Muội” hay “Tất Cánh Không” của Ngài—In the Lotus Sutra, Chapter 25, the Infinite Resolve Bodhisattva obeying the Buddha’s commands, offered Kuan-Yin a jewel-garland, which the latter refused saying he had not received the Buddha’s command to accept it. This attitude is attributed to his free from receptivity of samadhi, the samadhi of utter “voidness” or spirituality. 

Bất Thoái Chuyển: See Bất thối chuyển.

Bất Thời Giải Thoát: Bậc có thể nhập định bất cứ lúc nào chứ không phải đợi đến lúc duyên lành nhân tốt. Đây là quả vị A La Hán cao nhất—One who can enter samadhi at any time—The sixth, the highest of the six types of Arhats.

** For more information, please see Nhị Giải

 Thoát.

Bất Thối (Thoái) Chuyển: Avaivartika (skt).

1) Không lùi mà đi thẳng vào Niết bàn, người đã đạt tới thực chứng tánh không, sẽ không bao giờ đi lùi trên đường đi đến Bồ Tát hay Phật quả—Avaivartika (avinivartaniya)—Never receding—Non-retrogression—Not losing ground or backsliding—Always progressing—Never retreat but going straight to Nirvana—Never receding or turning back, always progressing and certainly reaching Nirvana—Non-Retrogression—Non-regression—One who has reached the realization of emptiness (tolerance and non-birth) will never regress from the Buddha or Bodhisattva Paths—Never retreating but going straight to nirvana.

2) Đôi khi người ta định nghĩa “Bất Thối Chuyển” đơn thuần là các bậc tu hành đã tiến đến giai đoạn cao không bao giờ còn thối chuyển trở lại nữa—Non-regression sometimes simply denotes an advanced stage of aspiration and practice from which one will never retreat.

3) Theo Kinh A Di Đà, chúng sanh phước mỏng nghiệp dầy tích tụ từ vô thỉ, khó lòng tự tu tự độ về cõi Niết Bàn trong một đời kiếp, mà ngược lại rất dễ dàng bị thối chuyển trong luân hồi sanh tử, nên Đức Phật khuyên Phật tử về sau nầy nên nhất tâm niệm Phật để được sanh về cõi Cực Lạc, hầu tiếp tục tu tập để đạt thành Phật quả—According to the Amitabha Sutra, living beings burdened with heavy karma accumulated from time immemorial. They cannot escape Birth and Death in one lifetime, and are in danger of retrogression during. Thus the Buddha offered and recommended the Pure Land teachings, an easy method to escape Birth and Death in one lifetime through rebirth in the Pure Land, where practitioners can continue cultivating without fear of retrogression—See Kinh A Di Đà in Appendix A.

4) Danh hiệu của Đức Phật: An epithet of every Buddha.

** See Tam Bất Thối

Bất Thối (Thoái) Chuyển Bồ Tát: Bồ Tát luôn hướng về hướng toàn giác—A Never Receding Bodhisattva, who aims at perfect enlightenment. 

Bất Thối (Thoái) Chuyển Pháp Luân: Bánh xe pháp chẳng bao giờ quay ngược—The Never-Receding Buddha Vehicle of universal salvation.

Bất Thối (Thoái) Địa: Địa vị chẳng lui, địa thứ nhứt trong thập địa Bồ Tát—A bệ bạt trí—The first of a bodhisattva’s ten grounds. It is also interpreted by right action and right thought.

Bất Thối (Thoái) Độ: Tịnh Độ, nơi không còn bị sa đọa vào các đường ác—The Pure Land, from which there is no falling away.

Bất Thối Tâm: Non-Retrogression Mind—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, sao gọi là Bất Thối Tâm? Phải nên biết rằng tuy đã có sám nguyện và tu hành rồi—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, what is a Non-Retrogression Mind? It is necessary to know that even if repentance-vow has been made and the cultivated path has been taken.

(A) Hành giả vẫn còn vướng nhiều chướng ngại—Cultivators still encounter the following obstructions:

1) Nghiệp hoặc, phiền não, cùng các thứ ma chướng khác không dễ gì dứt trừ được: Binding karma, afflictions as well as other demonic obstructions are not easy to eliminate and destroy.

2) Tu lục độ, vạn hạnh của Bồ Tát cũng không dễ gì thành tựu được: Cultivating for the six Paramitas and ten thousand conducts of Bodhisattvas are not easy to attain. 

3) Con đường đi đến quả vị vô thượng Bồ Đề lại rất dài xa, không dễ gì chứng đắc được: The path toward achieving the Ultimate Bodhi is an extremely long process; it is not easy to accomplish either.

(B) Hành giả phải phát lời thề nguyền kiên cố, bất thối chuyển, dù cho thân nầy có bị vô lượng nhục nhằn, khổ nhọc, hay bị thiêu đốt nát tan—Cultivators must develop firm vows of non-retrogression, even if this body has to endure infinite degradations, pains, and sufferings; or even if this body is burned to ashes:

1) Quyết không vì thế mà phạm vào điều ác: I am determined not to commit wicked transgressions.

2) Quyết không vì thế mà thối thất trên bước đường tu: I am determined not to regress on my cultivated path.

3) Quyết luôn dùng tâm “Bất Thối Chuyển” như vậy mà hành đạo: I am determined to use this “Non-Retrogression Mind” to practice for enlightenment and to save other sentient beings. 

Bất Thối (Thoái) Truï: Trụ thứ bảy trong thập trụ là “Bất Thối Chuyển.”—The seven of the ten stages of never receding or continuous progress.

Bất Thối (Thoái) Tướng: Một trong chín tướng “vô học,” nơi chỉ có trực giác mà thôi—One of the nine stages beyond study (asaiksa), where intuition rules.

Bất Thời Giải Thoát: Người thông minh nhanh nhẹn, không mất nhiều thì giờ vượt thoát khỏi chướng ngại—The quick or clever who take no time to deliver from hindrances.

Bất Thủ Chánh Giác Nguyện: Nguyện Chẳng Thành Phật (thường đặt ở đầu mỗi lời nguyện)—Lời nguyện không thành Phật của Phật A Di Đà (khi Ngài còn là Tỳ Khưu Pháp Tạng) cho đến khi nào bốn mươi tám lời nguyện của Ngài đã thực hiện xong—Amitabha’s vow of not taking up his Buddhahood until each of his 48 vows is fulfilled.

Bất Thuyết Nhất Tự: Bất thuyết nhất tự, lời được Đức Phật nói khi Ngài nhấn mạnh về sự nguy hiểm của lạm dụng ngôn từ. Ngài nói: “Trong bốn mươi chín năm, ta không nói một lời.” Về sau câu nầy trở thành thông dụng khi các Thiền Sư dùng câu nầy để dạy đệ tử tu thiền—Not a word has been said nor declared. This statement was said by the Buddha when he emphasized the danger of abusing words. He said: “In forty-nine years, I haven’t said a word.” Later, this statement has become popular when Zen Masters using the statement to teach their disciples.

Bất Thuyết Tứ Chúng Tội Quá: Không nói lỗi của tứ chúng—The prohibition of mentioning the errors and sins of other disciples, cleric or lay.

Bất Thực Nhục: Vikalabhojana (skt)—Không ăn thịt, một phần của giới thứ sáu trong thập giới—Part of the sixth of the ten commandments—Against eating flesh.

Bất Thường: Abnormal—Extraordinary—Irregular.

Bất Tiếc Thân Mệnh: Vị Bồ Tát không tiếc thân mệnh mình trên đường tu tập đạo quả Bồ đề—The bodhisattva virtue of not sparing one’s life for the sake of bodhi—Not be grudging body and life.

Bất Tiện: Inconvenient.

Bất Tín: To disbelieve—To refuse to believe or unable to believe.

Bất Tỉnh: Unconscious—To lose consciousness.

Bất Tỉnh Nhân Sự: To faint away—To fall down in a faint.

Bất Tịnh: Asubham (p)—Không thanh tịnh—Không trong sạch—Impurity—Uncleanness—Common—Vile.

Bất Tịnh Hạnh: Phi phạm hạnh, gồm những việc hèn hạ bất tịnh hay dâm ô—Ignoble or impure deeds, or sexual immorality.

Bất Tịnh Kim Cang: See Bất Tịnh Phẫn Nộ.

Bất Tịnh Luân: Một trong ba điều bất tịnh—One of the three impurities (impermanence—Vô thường, impurity—Bất tịnh, distress—khổ).

** For more information, please see Tam

 Luân.

Bất Tịnh Nhục:

1) Trong giáo lý Tiểu Thừa, thịt động vật mà thấy giết, nghe giết, nghi ngờ con vật bị giết vì mình. Tiểu Thừa cấm dùng những loại thịt nầy: According to the Hinayana, unclean flesh means flesh of animals, fishes, etc., seen being killed, heard being killed, or suspected being killed. Hinayana forbids these.

2) Trong giáo lý Đại Thừa, bất kể tịnh hay bất tịnh, các loại thịt đều bị cấm: In the Mahayana doctrine, all flesh, pure or impure, is prohibited (Mahayana forbids all flesh).

Bất Tịnh Phẫn Nộ: Ucchusma (skt)—Vị Bồ Tát có quan hệ với Bất Động Minh Vương, vị kiểm soát tất cả những loài quỷ bất tịnh—A Bodhisattva connected with Arya-acalanatha-raja, who controls unclean demons.

Bất Tịnh Quán: Thiền quán về sự bất tịnh của thân thể mình và của người khác, đây là giai đoạn cuối cùng trong chín giai đoạn quán tưởng về thân xác, nhằm diệt trừ tham dục—The meditation on the uncleanness of the human body of self or others, the nine stages of disintegration of the dead body. It is a meditation to destroy desire.

** For more information, please see Cửu

 Tưởng Quán

Bất Tịnh Quán Kinh: Tên khác của Kinh Đạt Ma Đa La Thiền—A Sutra of Dharmatrata.

Bất Tịnh Thí: Cho mà mong đòi báo đáp trong kiếp nầy hay kiếp tới thì gọi là bất tịnh thí—Impure charity in which the giver expects something in return for his or her almsgiving—Unclean almsgiving, looking for its reward in this or the next life.

Bất Tịnh Thuyết Pháp (Tà mệnh thuyết pháp): Hoặc thuyết pháp, hoặc thuyết chánh pháp từ ý muốn kiếm tiền để sống là thuyết pháp bất tịnh—Unclean preaching, to preach, whether rightly or wrongly, from an impure motive for making a living. 

Bất Tọa Cao Quảng Đại Sàng: Anuccasayanamaha-sayana (skt)—Không ngồi giường cao rộng, giới thứ chín trong thập giới—Not to sit on a high, broad, large bed, the ninth of the ten commandments.

Bất Toàn: Imperfection.

Bất Trắc: Uncertainty—Emergency.

Bất Tri: Ajnana (skt)—Không hiểu biết—Không có nhận thức—Ngu si về tâm linh—Non-cognizance—Spiritual ignorance.

Bất Trị: Incurable—Incorrigible. 

Bất Tróc Trì Sinh Tượng Kim Ngân Bảo Vật: Jatarupa-rajata-pratigrahanad-vairamani (skt)—Giới luật thứ mười trong thập giới là không được cầm nắm cất giữ tiền, vàng bạc, hay châu báu—The tenth commandment, not to take or possess uncoined or coined gold and silver, or jewels.

Bất Trung: Unfaithful—Disloyal—Faithless.

Bất Trước Hương Hoa Phát-Bất Hương Đồ Thân: Mala-gandha-vilepana-dharana-mandala-vibhusana-sthanad-vairamani (skt)—Giới thứ tám—Không trang điểm tràng hoa hay dùng nước hoa—The eight commandment against adorning the body with wreaths of fragrant flowers, or using frgrant unguents.

Bất Tu Ngoại Đạo: Một trong mười loại ngoại đạo, sáng lập bởi San-Xà-Dạ-Tỳ-La-Đê-Tử, cho rằng chẳng cần tu đạo, một khi đã trải hết kiếp sanh tử thì hết khổ và tự đắc niết bàn—One of the ten kinds of “heresies” founded by Sanjayan Vairatiputra, who taught that there is no need to seek any other truth (the right path), as when the necessary kalpas have passed, mortality ends and nirvana naturally follows.

Bất Tuân: Disobey—Non-observance.

Bất Túc: Insufficient—Not enough.

Bất Tùng Nghiệp Sinh: Nakarmaprabhva (skt)—Không phải được sinh ra do nghiệp hay hành động—Not karma-created.

Bất Tuyệt: Endless—Interminable

Bất Tư Nghì: Acintya (skt)—Beyond thought and words—Beyond conception—See Bất Khả Tư Nghì.

Bất Tư Nghì Âm: Inconceivable sounds.

Bất Tư Nghì Biến: Diệu lý chân như chuyển biếnthành sự tướng của muôn pháp—The indescribable changes of the bhutatathata in the multitudinous forms of all things.

Bất Tư Nghì Biến Dịch Sanh Tử: Do bi nguyện vô lậuchuyển biến hướng thượng thân sinh tử lên trên Tam giới (xuất quá tam giới thân)—Ineffable changes and transmigrations to the higher stages of mortality above the traidhatuka or trailokya. The inconceivable transformation of life in the Pure Land.

Bất Tư Nghì Biến Dịch Tử: Acintyaparinamacyuti (skt)—Cái chết thuộc về sự biến hóa kỳ diệu của chư Bồ Tát, hay cái chết thuộc sự sự biến hóa không thể quan niệm được xãy ra bên trong tâm, làm cho tâm hiểu được các sự vật đặc thù bên ngoài—The death of mysterious transformation or inconceivable transformation-death. This has nothing to do with corporeal existence. It happens only to such spiritual beings as Bodhisattvas. A mysterious transformation that takes place within the mind, making it comprehend an external world of particular objects.

Bất Tư Nghì Chân Ngôn Tướng Đạo Pháp: The practice of the presence of the invisible Dharmakaya in the esoteric word.

Bất Tư Nghì Giải Thoát Kinh: The Hua-Yen Sutra—See Kinh Hoa Nghiêm.

Bất Tư Nghì Giới: Acintyadhatu—Tên khác của chân như—Chân như vượt trên tư tưởng và văn tự—The realm beyond thought and words, another name for Bhutatathata (Chân Như).

Bất Tư Nghì Huân: Theo Khởi Tín Luận thì Bất Tư Nghì Huân là ảnh hưởng huân tập của căn bản vô minh trên chân như tạo thành phiền não—According to the Awakening of Faith, the indescribable vasana or the influence of primal ignorance on the bhutatathata, producing all illusions.

Bất Tư Nghì Huệ Đồng Tử: Một trong tám đồng tử của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát—The youth of ineffable wisdom, one of the eight youths in the Manjusri court of the Garbhadhatu.

Bất Tư Nghì Không: Đệ nhứt nghĩa không—Cái “không” mà chư Phật và chư Bồ Tát chứng được là cái “không” đã dứt hẳn Hữu Vô, vượt ngoài vòng vật chất—The void beyond thought or discussion—A conception of the void, or that which is beyond the material, only attained by Buddhas and bodhisattvas.

Bất Tư Nghì Không Trí: Trí tuệ mà khi đạt được thì mọi ưu phiền ảo ảnh đều tan biến—The wisdom thus attained which removes all distresses and illusions.

Bất Tư Nghì Nghiệp Tướng: Nghiệp tướng làm lợi cho chúng sanh không thể nghĩ bàn, nghiệp tướng dụng bất khả tư nghì ứng với cơ loại của chúng sanh mà khiến họ được đủ thứ lợi ích—Inexpressible karma merit always working for the benefit of the living. 

Bất Tư Nghì Thừa: The ineffable vehicle—Buddhism.

Bất Tư Nghì Trí: Acintya-jnana (skt)—Trí huệ bất khả tư nghì, Trí huệ bất khả tư nghì của Phật, một khi đạt được thì mọi ảo ảnh khó chịu liền tan biến—Inconceivable wisdom, the indescribable Buddha-wisdom—The wisdom thus attained which removes all distresses and illusions. 

Bất Tư Nghì Trí Tướng: Trí tướng không thể nghĩ bàn—Inconceivable, beneficial functions and uses.

Bất Tử: Pháp giới bất tử không chỉ đạt được sau khi lâm chung, mà kết quả của việc thanh lọc thân tâm ngay trong đời nầy kiếp nầy—Undying—Immortal—Immortality (n)—Deathless—Undying—Imperishable—The state of deathlessness—The deathless realm is considered to be gained not at the end of one’s individual life, but as a result of spiritual refinement which may be continued along the life span..

Bất Tử Cam Lộ: Một thứ nước dùng trong lễ quán đảnh của trường phái Chân Ngôn—Sweet dew of immortality—A baptism water of Shingon.

Bất Tử Dược: Thuốc bất tử, còn gọi là Sa ha, mọc trên dãy Tuyết Sơn (Hi Mã Lạp Sơn), ban cho bất cứ ai thấy được nó một cuộc sống bất tận và không đau khổ—Medicine of immortality, called So-ho, which grows on the Himalayas and bestows on anyone seeing it endless and painless life.

Bất Tử Giác: Muốn sống đời trường thọ, một trong tám loại ác giác—One of the eight wrong perceptions of thought, the desire for long life.

** For more information, please see Bát Giác.

Bất Tử Môn: Cửa vào chỗ Bất Tử hay Niết Bàn—The gate of immortality or nirvana.

Bất Tự Tại: Không được như như tự tại—Not independent—Not one’s own master—Under governance.

Bất Tức Bất Ly: Neither the thing itself, nor something apart, as water and the wave—See Bất Nhất Bất Dị.

Bất Tương Ứng Hành: Hành động và tâm không tương ứng với nhau—Action non-interrelated with mind.

Bất Tương Ứng Tâm: The non-interrelated mind—See Tam Tướng Vi Tế.

Bất Tường: Bad—Unlucky.

Bất Văn Ác Danh Nguyện: Lời nguyện thứ mười sáu trong bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà, rằng Ngài sẽ không thành Phật nếu trời người hãy còn nghe tiếng chẳng lành—The sixteenth of Amitabha’s forty-eight vows, that he would not enter final Buddhahood as long as anyone of evil repute existed—See Tứ Thập Bát Nguyện.

Bất Vi Nhi Vi: Không làm mà làm—Without doing yet to do.

Bất Vọng Ngữ: Mrsavadaviratih (skt)—Musavada-veramani (p)—Không nói dối hay nói lời bịa đặt, giới thứ tư trong ngũ giới (Lời nói không thành thật gọi là nói dối, nói sai sự thật. Đó là việc phải nói quấy, việc quấy nói phải, không nghe nói nghe, nghe nói không nghe, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, vân vân, cho đến chưa chứng quảtuyên bố mình đã chứng quả, chưa thành công mà nói thành công)—No false speaking—Not lying, the fourth commandment in the five commandments.

Bất Vọng Thiền: Thiền quán để chế ngự vọng tưởng—The meditation against forgetfulness.

Bất Vô: not nonexistence.

Bất Xả Thệ Ước: Lời nguyện không bỏ xót một chúng sanh nào không sanh vào cõi nước của Ngài—Amitabha’s vow of non-abandonment, not to enter Buddhahood till all were born into his Paradise.

Bất Xứng: Dis-symetry.

Bất Ý: By accident.

Bất Ỷ Ngữ:

1) Không nói lời thiếu tao nhã: Not to speak unrefined speech.

2) Không nói lời không đúng đắn: Not to speak indecent speech.

3) Không nói lời không thích hợp: Not to speak improper speech.

4) Không nói lời sáo ngữ: Not to speak smart speech. 

Bật: To fly back.

Bật Cười: To burst into laughter

Bật Gốc: Uprooted. 

Bật Khóc: To burst into tears. 

Bật Sô: Bức Sô.

1) Tên khác của Tỳ Kheo: Another name for Bhiksu.

2) Một loại cỏ thơm, biểu tượng của cuộc sống nơi tự viện—A fragrant plant, emblem of the monastic life.

** For more information, please see Tỳ Kheo.

Bật Sô Ni: A Buddhist nun—See Tỳ Kheo Ni.

Bây Giờ: At present—Now.

Bẫy: Trap—Pitfall

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.