Phi

27/10/201012:00 SA(Xem: 32980)
Phi

Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
Thiện Phúc

PHI

Phi:

1) Bay: To fly.

2) Không phải—Chẳng phải—sai—Not—Without—Apart from—Wrong.

3) Thê thiếp của vua: An imperial concubine.

Phi An Lập: Không sai biệt không thiết lập bởi từ ngữ—The unestablished or undetermined; which is beyond terminology.

Phi An Lập Đế: Phi An Lập Chân Như hay cái lý của chân như thành thực, đối lại với chân như được diễn tả bằng lời nóitư tưởng, phân biệt trong Duy Thức Học—The doctrine of the bhutatathata, the absolute as it exists in itself, i.e. indefinable, contrasted with the absolute as expressible in words and thought, a distinction made by the Sastra of Consciousness Only.

Phi Bồ Tát: Không phải Bồ Tát, chỉ những người tu hành mà chưa phát nguyện Đại Thừa—Not Bodhisattvas—Those who have not yet inclined their heart to Mahayana.

Phi Diệt: Sự nhập diệt của Thế Tôn không phải là sự diệt mất—The Buddha’s extinction or death is not considered as real.

Phi Dụ: Một thí dụ tưởng tượng chứ không phải là những yếu tố cụ thể, một trong tám loại so sánh—An imaginary and not factual metaphor, one of the eight forms of comparision.

Phi Đạo: Tà Đạo—Wrong ways—Heterodox views or doctrines.

Phi Hành: Có khả năng bay đến bất cứ nơi nào tùy ý—Flying anywhere at will.

Phi Hành Dạ Xoa: Mội loại quỷ biết bay—Flying yaksas, or demons.

Phi Hành Hoàng Đế: Vị Chuyển Luân Thánh Vương cưỡi xe đi trong không trung—Flying ruler, synonym for a sovereign.

Phi Hành Tiên: Vị Tiên có thể phi thân từ nơi nầy đến nơi khác—Flying genii.

Phi Hắc Phi Bạch Nghiệp: Nghiệp Vô Lậu—Tính của nghiệp vô lậu là không nhiễm ô nên gọi là phi hắc, không đem lại cái thiện quả của hữu lậu nên gọi là phi bạch—Neither black nor white karma—Karma which does not affect metempsychosis either for evil or good.

Phi Hóa: Bay đi và thay đổi—Flying and changing.

Phi Học Giả: Những người không học Phật Pháp—Those who do not learn Buddha-truth.

Phi Học Thế Giả: Thế giới của những người không tu học Phật pháp—A world of those who do not learn Buddha-truth.

Phi Hữu: Abhava (skt)—Không hiện hữu, không có thật—Non-existence—Not real—Non-reality.

Phi Hữu Phi Không: Trung đạoDuy Thức Luận trình bày tất cả các pháp đều chẳng phải hiện hữu mà cũng chẳng phải không hiện hữu; chẳng phải vật chất mà cũng chẳng phải phi vật chất (đây là bản chất của Chân Như). Dù sự là phi hữu, lý cũng chẳng phải là phi không—Neither existing nor empty—Neither material nor immaterial (The characteristics of bhutatathata). In the light of this, though the phenomenal has no reality in itself, the noumenal is not void. 

Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Thiên: Naivasamjnanasamjnayatana (skt)—See Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên and Tứ Không Xứ.

Phi Khí: Theo Phẩm Đề Bà trong Kinh Pháp Hoa, “Phi Khí” là cái căn khí không đủ sức thọ trì Phật pháp, như thân của người nữ, không thanh tịnh—According to Chapter 12 (Deva) in the Lotus Sutra, a vessel unfit for Buddha or Budhism, i.e. a woman’s body, which is unclean.

Phi Không: Asunya (skt)—Non-empty.

Phi Lai: Tên một ngôi chùa tọa lạc trong xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh Châu Đốc, cách biên giới Việt Miên khoảng 4 dậm. Chùa được xây dựng năm 1877. Trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam vào thập niên 1920, chùa là một trong các trường Phật học ở miền Nam đã đào tạo nhiều vị Tăng lỗi lạc. Hòa Thượng Chí Thiền, vị trụ trì chùa, cũng là người sáng lập ra Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học—Name of a temple located in Ba Chúc village, Tri Tôn district, Châu Đốc province, about 4 miles from Vietnamese Cambodian border. It was built in 1877. During the movement of Buddhist development in Vietnam in the 1920s, the temple was one of the Buddhist schools in Southern Vietnam which formed many talented monks. Most Venerable Chí Thiền, Head of the temple, was the founder of the South Vietnam Buddhist Research Association. 

Phi Lậu Phi Vô Lậu Nghiệp: Karma of neither ordinary rebirth, nor Hinayana nirvana—Neither of both—Mahayana nirvana.

Phi Lễ: Rude—Impolite—Uncivil—Discourteous.

Phi Luật Nghi: Bất Thiện Luật Nghi—Unwholesome rules and ceremonies.

Phi Lục Sinh: Không phải phát sanh do thức thứ sáu, mà do các thức khác—Not arising directly from the mind, which is the sixth sense, but from other senses.

Phi Lý: Irrational—Illogical—Extravagant.

Phi Nghĩa: Ill-gotten.

Phi Nghiệp: Cái chết vì tai nạn bất ngờ không phải do nghiệp nhân của đời trước mà do tai họa của hiện đời. Đây là cái chết hoạnh tử—Death by accident said not to be determined by previous karma—A sudden, unnatural accidental death.

Phi Nhân:

1) Không phải người, ngoài loài người ra còn có những chúng sanh phi nhân như loài Trời, Rồng, Ma, và Dạ Xoa, cũng như tất cả các loài trong bóng tối (mắt thường không thể thấy được): Not men, not of the human race, i.e. devas, kinnaras, nagas, maras, raksas, and all beings of darkness.

2) Thỉnh thoảng còn được dùng ám chỉ một vị Tăng đã cắt ái ly gia làm du Tăng khất sĩ, sống khác với người thường: Sometimes applied to monks who have secluded themselves from the world and to beggars, i.e. not like ordinary men. 

Phi Nhị Tựu: Đứng riêng khỏi hai thứ thân và tâm—Apart from the two categories of matter and mind—See Phi Sắc Phi Tâm

Phi Nhơn: Non-humans—Not men—Not of the human race—See Phi Nhân.

Phi Phàm: Extraordinary—Out of the ordinary.

Phi Phạm Hạnh: See Bất Tịnh Hạnh.

Phi Pháp: Illegal—Unlawful.

Phi Phi Tưởng Thiên: Non-No-Thought Heaven—See Tứ Thiền Thiên.

Phi Sanh Phi Diệt: The doctrine that the Buddha was not really born and did not really die for he is eternal—See Phi Sinh Phi Diệt

Phi Sắc: Arupa (skt)—Những thứ không có hình tướng hay hình thể, không được thành lập bởi tứ đại (những thứ do tứ đại sinh ra và hình thành thì gọi là sắc)—Formless—Without rupa, form or shape—Not composed of the four elements.

Phi Sắc Phi Tâm: Chẳng phải sắc mà cũng chẳng phải tâm (đứng riêng khỏi hai thứ thân và tâm)—Entities neither of matter nor mind—Neither phenomenal nor noumenal—Apart from the two categories of matter and mind.

Phi Sắc Tứ Uẩn: Ngoại trừ sắc uẩn ra, bốn uẩn còn lại được gọi là “phi sắc tứ uẩn”—The four skandhas, excluding rupa or form.

Phi Sinh Phi Diệt:

1) Giáo pháp của Đức Phậtbất sanh bất diệt, vì đó là chân lý tuyệt đối thường hằng: The doctrine of the Buddha as not really born and did not really die for it is eternal, or the absolute truth.

2) Đức Phậtbất sanh bất diệtpháp thân của Ngài là vĩnh hằng: The Buddha as not really born and did not really die, for he is eternal (his dharmakaya is eternal).

Phi Sở Đoạn: Pháp vô lậu của hữu vô vi (pháp hữu lậu của kiến hoặckiến sở đoạn)—Not to be cut off, i.e. active or passive nirvana (discipline).

Phi Tam Phi Nhất: Không phải ba mà cũng không phải một, một từ của Tông Thiên Thai dùng để chỉ ba khía cạnh không, giả và trung, không phải ba mà cũng không phải một; tương tự ba thứ pháp thân, trí huệniết bàn không phải ba mà cũng chẳng phải một—Neither three nor one, a T’ien-T’ai phrase that noumenon, phenomenon, and madhya or mean, are three aspects of absolute truth, but are not merely three nor merely one; similarly, three powers of dharmakaya, wisdom, and nirvana are neither three nor one.

Phi Tang: To destroy evidence.

Phi Tâm: Acitta (skt)—Phi tâm hay vượt khỏi ngoài tâm thức. Các thuật ngữ trừu tượng như thế nầy thường được gặp trong các kinh thuộc loại Bát Nhã Ba La Mật trong văn học Đại Thừa—Apart form mind—Without mind—No-mind or beyond mentation. Such abstract terms as these are frequently met with in the sutras belonging to the Prajnaparamita class of Mahayana literature. 

Phi Tâm Phi Phật: Ngoài tâm ra không có Phật—Apart from mind there is no Buddha (Thị tâm thị Phật—This mind is Buddha)—No mind no Buddha.

Phi Thiên: A Tu La—Không phải là chư Thiên, mà phải chịu quả báo giống như chư Thiên, thí dụ như A Tu La—Not devas, i.e. asuras.

Phi Thiện Giới: Bất Thiện Giới—Unwholesome commandments.

Phi Thời: Không đúng lúc (sau giờ ngọ)—Untimely—Not at the proper or regulation time (from dawn to noon) for meals (after-noon).

Phi Thời Thực: Ăn sau giờ ngọ—To eat out of regulation hours (after-noon).

Phi Thực: See Phi Thời Thực.

Phi Thường:

1) Vô thường, bằng chứng bởi tuổi già, bệnh tật, và chết chóc—Anitya (skt)—Illusory—Impermanent—Transient—Illusory, as evidenced by old age, disease, and death—See Vô Thường.

2) Extraordinary—Exceptional—Abnormal.

Phi Thường Khổ Không Phi Ngã: See Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã.

Phi Tích: Du Tăng—Flying staff, synonym for a travelling monk.

Phi Tình: Các loại không có tình thức như cỏ cây, đá—Non-sentient objects such as grass, wood, or stone—See Vô Tình Chúng Sanh.

Phi Tình Thành Phật: Học thuyết của Viên Giáo lập ra cái nghĩa các loại cỏ cây đều trở thành Phật (Viên Giáo cho rằng Phật tính trung đạo có ở khắp pháp giới bất kể hữu tình hay phi tình, nhưng do mê muội mà thấy hai pháp phân biệt, nhưng sắc tâm chỉ là một đại giác)—The insentient becomes Buddha, a tenet of the Complete Teaching, i.e. the doctrine of pan-Buddha.

Phi Tư Lượng Để:

1) Theo chính thống giáo, “Phi Tư Lượng Để” có nghĩa là không phân biệt lý luận: According to the Orthodox or teaching sects, not to discriminate, or reason out.

2) Theo Thiền Tông, “Phi Tư Lượng Để” có nghĩa là dẹp bỏ tà kiến (giải phóng tâm thoát khỏi chư hành): According to the Ch’an sect, to get rid of wrong thoughts (by freeing the mind from active operation). 

Phi Tưởng: Vượt ra ngoài vòng suy nghĩ hay không suy nghĩ—Beyond the condition of thinking or not thinking, of active consciousness or unconsciousnes.

** For more information, please see Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên.

Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên: Naivasamjnanasamjnayatana (skt)—Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Thiên—Hữu Đỉnh Thiên—Trời Tứ Không Thiên hay trời vô sắc thứ tư (tầng cao nhất trong tam giới), nơi không còn suy nghĩ hay không suy nghĩ nhờ đi vào thiền định cực kỳ tĩnh diệu. Mức độ thiền định của Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ dẫn đến tái sanh vào cõi Trời vô sắc, vẫn chưa hoàn toàn giải thoát khỏi bát khổ—The heaven or place where is neither thinking nor not-thinking. It is beyond thinking, the fourth of the four Immaterial Heavens (Tứ Không Thiên). The samadhi or degree of meditation of this leads to rebirth in the rupa heaven; which is not entirely free from eight forms of distress. 

Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ: Thức tính bất động, diệt hẳn sự suy nghĩ hay không suy nghĩ—The state of neither thinking nor not thinking.

** For more information, please see Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên

Phí:

1) Lãng phí: To waste.

2) Phí tổn: Expense—To spend.

Phí Công: To waste one’s efforts.

Phí Của: To waste money.

Phí Lực: To waste one’s energy.

Phí phạm: See Phí.

Phì: Mập phì—Fat.

Phì Cười: To burst out laughing.

Phì Giả Da: Vajradhatri (skt)—Nữ lực của Đức Tỳ Lô Giá Na—The wife or female energy of Vairocana.

Phì Nị: Một loại cỏ làm tăng dinh dưỡng của sữa bò—A grass or herb said to enrich the milk of cattle.

Phỉ: Piti (p)—Zest—Hân hoan hay hứng thú—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), từ “Phỉ” được rút ra từ động từ “panayati” của Phạn ngữ có nghĩa là hoan hỷ hay thích thú. Danh từ “Piti” thường được dịch là Phỉ hay Hỷ, đóng đúng vai trò của nó như là một yếu tố trong thiền na. Phỉ tạm thời khắc phục triền cái “oán ghét sân hận.” Có năm loại “Phỉ.”—According to the Abhidharma, “Piti” derived from the verb “panayati” meaning “to refresh,” may be explained as delight or pleasurable interest in the object. The term is often translated as rapture, a rendering which fits its role as a jhana factor. “Piti” inhibits the hindrance of ill-will (vyapada). There are five grades of “piti.”

1) Khuddaka Piti (p): Cái vui làm mình rùng mình, rởn óc (nổi da gà)—Minor zest which is able to raise the hair on the body.

2) Khanika Piti (p): Cái vui thoáng qua mau lẹ như trời chớp—Momentary zest which is like flashes of lightning.

3) Okkantika Piti (p): Cái vui tràn ngập như sóng biển trườn lên bãi—Showering zest which breaks over the body again and again like waves on the sea shore.

4) Ubbega Piti (p): Cái vui thanh thoát đem lại cho hành giả cảm giác nhẹ nhàng như bông gòn lững lơ bay theo chiều gió—Uplifting zest which can cause the body to levitate.

5) Pharana Piti (p): Cái vui thấm nhuần toàn thể châu thân như bong bóng được thổi phồng hay trận lụt tràn lan làm ngập cả ao hồ—Pervading zest which pervades the whole body as a full-air balloon or as an inundation fills a cavern. 

Phỉ Báng: Apavada (skt).

(I) Nghĩa của Phỉ Báng—The meanings of Apavada:

1) Nói xấu—To speak ill of—To defame—To slander—To dispraise—To calumniate—To refute—To deny—To vilify.

2) Sự phỉ báng xãy ra khi bản chất bất khả hữu của một mệnh đề được đặt căn bản trên những kiến giải sai lầm không được hiểu rõ ràng: A refutation takes place when the impossible nature of a proposition based on wrong views is not clear comprehended.

(II) Cổ Đức dạy: “Thí như nhơn thóa thiên, hoàn tùng kỷ thân trụy.” Nghĩa là người phun nước miếng lên trời, nước miếng rơi trở xuống ngay nơi mặt chính họ. Hoặc là “Ngậm máu phun người nhơ miệng mình.”—Ancient virtues taught: “Those who spit at the sky, immediately the spit will fall back on their face.” Or To harbor blood to spit at someone, the mouth is the first to suffer from filth. 

(I) Lời Phật dạy về Phỉ Báng trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on Apavada: Chớ nên phỉ báng, đừng làm não hại, giữ giới luật tinh nghiêm, uống ăn có chừng mực, riêng ở chỗ tịch tịnh, siêng tu tập thiền định; ấy lời chư Phật dạy—Not to slander, not to harm, but to restrain oneself in accordance with the fundamental moral codes, to be moderate in eating, to dwell in secluded abode, to meditate on higher thoughts, this is the teaching of the Buddhas (Dharmapada 185).

Phỉ Báng Chánh Pháp: Phỉ báng Phật pháp (tội nầy nặng nhất vĩnh viễn đọa vào địa ngục)—To speak ill of the Buddhist doctrines—To slander or deny the truth, i.e. Buddhism.

Phỉ Nguyền: Satisfied.

Phía: Side—Direction.

Phích:

1) Lánh xa: To avoid.

2) Ngôi vua: Throne.

3) Quốc vương: Lord—King.

4) Vương quốc: Sovereign.

Phích Chi Ca: Pratyeka (skt)—Một mình—Each one—Individual—Oneself only.

Phích Chi Ca Phật Đà: See Chi Phật.

Phích Chi Phật Thừa: See Bích Chi Phật Thừa.

Phích Lịch Hỏa: Lửa sấm sét—A thunder fire.

Phích Lôi: To rend as thunder—To thunder.

Phích Quỷ: Diệt quỷ—To suppress demons.

Phích Trừ: Loại bỏ—To get rid of—To suppress.

Phiếm Đàm: To talk idly.

Phiên:

1) Man di: Babarian.

2) Ngoại quốc: Foreign.

3) Phiên: Turn.

4) Phiên dịch: To translate—To interpret.

5) Phướn: Pataka (skt)—A flag—Streamer. 

Phiên Dịch: To translate—To interpret. 

Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập: Bộ Từ Điển xếp loại theo ngôn ngữ dùng trong kinh điển theo cách gọi và duyên cách của các từ do Sư Pháp Vân đời Tống soạn vào khoảng năm 1150—A Dictionary of Buddhist Technical Terms compiled by Fa-Yun around 1150 A.D. during the Sung dynasty

Phiên Kinh: Dịch Kinh (từ Phạn ngữ)—To translate the scriptures.

Phiên Phạn: Dịch từ Phạn ngữ—To translate from Sanskrit.

Phiên Tăng:

1) Vị Tăng ngoại quốc, đặc biệt từ Thiên Trúc hay Tây Vực: A foreign monk, especially from India or the West.

2) Vị Tăng có nhiệm vụ canh gác tự viện: A temple warden, or watchman. 

Phiến:

1) Cây quạt: A fan.

2) Một miếng mỏng—A slice—A slip—A card.

Phiến Diện: Unilateral.

Phiến Đa La: Sandhila (skt)—See Đề La.

Phiến Để Ca: Santika (skt)—Còn gọi là Sán Để, một trong những phép Hộ Ma của Mật giáo, dịch là Tức Tái Pháp, một nghi thức cầu nguyện tiêu tai của Mật giáo—One of several different kinds of homa, propitiatory, or producing ease or quiet; a ceremony for causing calamities to cease—See Hộ Ma.

Phiến Quắc: Sandhaka (skt)—See Phiến Quắc Bán Trạch Ca.

Phiến Quắc Bán Để Ca: Sandhaka (skt)—See Phiến Quắc Bán Trạch Ca.

Phiến Quắc Bán Trạch Ca: Sandhaka (skt)—Dịch là Hoàng Môn, một trong ngũ chủng bất nam, người nam căn không đầy đủ—One of the five kinds of impotent males or eunuchs, a eunuch, sexually impotent—See Ngũ Chủng Bất Nam.

Phiến Thiền: Một cuộc hành thiền ngắn—A brief samadhi or meditation.

Phiền: Trouble—Annoyance—Perplexity—To bother—To annoy—To disturb—To trouble.

Phiền Hà: To bother.

Phiền Lòng: Bored—Annoyed.

Phiền Lung: Dục vọng được ví như cái lồng nhốt kẻ hay đi gây phiền chuốc não—The basket of the troublers, i.e. the passions.

Phiền Muộn: Sorrowful—Sad—Grieved

Phiền Não: Klesa or Sam-klesa (skt)—Affliction—Delusion—Distress or moral faults—Pain—Passions—Suffering—Wrong belief—Con đường của cám dỗdục vọng sanh ra ác nghiệp (đây chính là khổ đau và ảo tưởng của cuộc sống), là nhân cho chúng sanh lăn trôi trong luân hồi sanh tử, cũng như ngăn trở giác ngộ—The way of temptation or passion which produces bad karma (life’s distress and delusion), cause one to wander in the samsara and hinder one from reaching enlightenment. There are two kinds of delusions:

1) Căn bổn phiền não: Delusions arising from the six senses.

2) Tùy phiền não: Consequent delusions. 

Phiền Não Băng: Băng giá phiền não hay phiền não như băng giá đóng trên bồ đề—The ice of moral affliction, i.e. its congealing, chilling influence on bodhi.

Phiền Não Bịnh (Bệnh): The disease of moral affliction.

Phiền Não Chướng: Klesavarana (skt)—Affliction obstacles.

1) Những dục vọngảo ảnh tiếp sức cho tái sanh và làm chướng ngại Niết bàn. Phiền não chướng còn có nghĩa là những trở ngại của phiền não. Phiền não được chia làm hai nhóm, phiền não chính và phụ. Phiền não chính gồm những thúc đẩy xấu vốn nằm trong nền tảng của mọi tư tưởng và ước muốn gây đau khổ—The passions and delusion which aid rebirth and hinder entrance into nirvana.

2) Những rào cản của dục vọng và uế trược làm trở ngại sự thành đạt Niết bàn—The barrier of temptation, passion or defilement, which obstructs the attainment of the nirvana. Klesa is also means hindrance of the afflictions. Klesa is generally divided into two groups, primary and secondary. The primary comprises of such evil impulses that lie at the foundation of every tormenting thought and desire.

** For more information, please see Lục Chủng Phiền Não.

Phiền Não Chướng Cập Sở Tri Chướng: Klesavarana and jneyavarana (skt)—Những chướng ngại gây nên bởi phiền não và tri thức—Hindrances caused by evil passions and by intellection.

Phiềàn Não Dư: Những não phiền còn xót lại trong tam giới—The remnants of illusion after it has been cut off in the realm of desire, form and formlessness—See Nhị chướng.

Phiền Não Đạo: Con đường của dục vọng đưa đến ác nghiệp—The path of misery, illusion, mortality—The way of temptation or passion in producing bad karma.

Phiền Não Độc: Bản chất ô nhiễm bất tịnh của phiền não, một trong năm độc—The impurity or defiling nature of the passions, one of the five kinds of impurity.

** For more information, please see Ngũ Độc.

Phiền Não Gây Ra Bởi Ngã Mạn Và Ái Kỷ: Affliction of pride and self-love.

Phiền Não Gây Ra Bởi Si Mê: Afflictions of delusion.

Phiền Não Hà: Phiền não có thể làm trôi dạt người và trời trong ba cõi—The river of moral affliction which overwhelms all beings in the three realms.

Phiền Não Hải: Phiền não của chúng sanh sâu rộng như biển cả—The ocean of moral affliction which engulfs all beings.

Phiền Não Lâm: Rừng phiền não—The forest of moral affliction.

Phiền Não Ma: Một trong tứ ma, có thể làm rối loạn thân tâm, chướng ngại bồ đề—Demonic afflictions—The mara or the tempter of the passions who troubles mind and body, obstructs the entrance to bodhi, one of the four kinds of mara.

** For more information, please see Tứ Ma and Bát Ma.

Phiền Não Nê: Phiền não như bùn, từ nơi đó những cánh sen giác ngộ vươn lên—The soil or mud of moral affliction, out of which grows the lotus of enlightenment.

Phiền Não Ngại: Một trong hai trở ngại. Phiền não kiến tư làm rối loạn thân tâm, trở ngại che lấp đường vào niết bàn—The obstruction of temptation or defilement to entrance into nirvana peace by perturbing the mind, one of the two obstructions.

** For more information, please see Nhị Chướng.

Phiền Não Nghiệp Khổ: Hoặc Nghiệp Khổ—Do phiền não tham sân si mà tạo ra nghiệp thiện ác. Vì đã có các nghiệp thiện ác mà phải cảm nhận các quả khổ vui của ba cõi, rồi thân phải chịu cái khổ quả đó tiếp tục tạo ra nghiệp phiền não—The suffering arising out of the working of the passions, which produce good or evil karma, which in turns results in a happy or suffering lot in one of the three realms, and again from the lot of suffering (or mortality) arises the karma of the passions. 

** For more information, please see Nghiệp, Khổ, Tam Đạo, and Hoặc Nghiệp Khổ.

Phiền Não Quân: The army of temptations, tempters or allurements.

Phiền Não Rộn Ràng: Full of afflictions and disturbances.

Phiền Não Tạng: Chứa nhóm phiền não uế nhiễm—The store of moral affliction or defilement.

** For more information, please see Ngũ Trụ Địa and Ngũ Trược

Phiền Não Tặc: Giặc phiền não làm tổn hại túc mệnh, làm tổn thương pháp thân—Temptation or passion, as a thief injuring the spiritual nature. 

Phiền Não Tập: Tập khí của phiền não, dù đã đoạn tận phiền não nhưng tập khí của nó vẫn còn—The habit or influence of the passions after they have been cut off.

Phiền Não Tân: Củi phiền não, bị lửa trí tuệ đốt sạch—The faggots of passion, which are burnt up by the fire of wisdom.

Phiền Não Trận: Đạo quân phiền não và cám dỗ—The army of temptations, tempters, or allurements.

Phiền Não Tức Bồ Đề: Afflictions are bodhi—Theo Phật giáo Đại thừa, đặc biệttông Thiên Thai, phiền nãobồ đềhai mặt của đồng tiền, không thể tách rời cái nầy ra khỏi cái kia. Khi chúng ta nhận biết rằng phiền não không có tự tánh, chúng ta sẽ không vướng mắc vào bất cứ thứ gì và ngay tức khắc, phiền não đã biến thành Bồ đề (khi biết vô minh trần lao tức là bồ đề, thì không còn có tập để mà đoạn; sinh tử tức niết bàn, như thế không có diệt để mà chứng)—The passion or moral afflictions are bodhi. The one is included in the other. According to the Mahayana teaching, especially the T’ien-T’ai sect, afflictions are inseparable from Buddhahood. Affliction and Buddhahood are considered to be two sides of the same coin. When we realize that afflictions in themselves can have no real and independent existence, therefore, we don’t want to cling to anything, at that very moment, afflictions are bodhi without any difference.

Phiền Nhiễu: To disturb—To importune.

Phiền Phức: Compound—Complicated.

Phiền Toái: Complicated.

Phiền Trược: To be entangled in a tangle.

Phiết: Liếc mắt—A glance.

Phiết Địa: Một tít tắc hay nháy mắt—An instant—Quickly. 

Phiệt: Chiếc bè—A raft.

Phiệt Dụ: Thí dụ về chiếc bè. Pháp của Phật như chiếc bè, sang sông rồi thì bè nên bỏ, đến bờ của Niết Bàn thì chánh pháp còn nên bỏ hà huống phi pháp. Cho nên nói tất cả các pháp được nói ra đều gọi là phiệt dụ, chỉ là phương tiện giúp đáo bỉ ngạn mà thôi—Raft parable. Buddha’s teaching is like a raft, a means of crossing the river, the raft being left when the crossing has been made.

Phiệt Ta Tử: Vatsiputra (skt)—Sơ tổ của Mâu Tử Bộ—Founder of the Vatsiputra sect.

Phiệt Tô Bàn Đầu: See Vasubandhu in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Phiệt Tô Chỉ: Vasuki (skt)—Còn gọi là Hòa Tu Chỉ, hay Long Vương—Lord of snakes, or nagas.

Phiệt Tô Mật Đát La: Vasumitra (skt)—Còn gọi là Bà Tu Mật Đa, Bà Tu Mật Đa La, Hòa Tu Mật Đa, tên tiếng Phạn là Thế Hữu hay Thiên Hữu Bồ Tát. Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Phiệt Tô Mật Đát La được mô tả như là một Tăng sĩ thuộc phái Đại Chúng Bộ, người bắc Thiên Trúc. Trước kia theo ngoại đạo Micchaka sống đời phóng đãng, nhưng về sau quy-y Phật và trở thành vị Thượng Thủ trong lần kết tập kinh điển lần thứ tư dưới triều vua Kaniska, là tổ thứ bảy tại Ấn Độ—According to Eitel in the Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Vasumitra is described as a native of northern India, converted from riotous living by Micchaka, was a follower of the Sarvastivadah school, became president of the last synod for the revision of the Canon under Kaniska, was seventh patriarch, and wrote the Abhidharma-prakarana-pada sastra. 

Phiêu Bạt: To wander from place to place—To have no fixed home.

Phiêu Diêu: Lightly.

Phỉnh Nịnh: To flatter.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.