Phụ Lục F: Kinh Pháp Bảo Đàn

01/10/201012:00 SA(Xem: 27507)
Phụ Lục F: Kinh Pháp Bảo Đàn

Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
PHỤ LỤC (APPENDICES)
Thiện Phúc

PHỤ LỤC F - Appendix F
Kinh Pháp Bảo Đàn
The Jewel Platform Sutra

 

Phẩm Thứ Nhất—Hành Do

The First Chapter—Action & Intention 

 

·Khi ấy Đại Sư đến chùa Bảo Lâm tại Thiều Châu. Thứ sử Vi Cừ cùng với quan liêu vào trong núi thỉnh Sư đến trong thành, ở chùa Đại Phạm, tại giảng đường vì chúng khai duyên nói pháp. Sư đăng tòa, thứ sử cùng quan liêu hơn 30 người, nho tông học sĩ hơn 30 người, Tăng Ni đạo tục hơn một ngàn người, đồng làm lễ nguyện được nghe pháp yếu. Lục Tổ bảo chúng rằng: “Nầy thiện tri thức, Bồ Đề tự tánh xưa naythanh tịnh, chỉ dùng tâm nầy thẳng đó trọn được thành Phật. Này thiện tri thức, hãy lắng nghe Huệ Năng nói về hành do được pháp. Nghiêm phụ của Huệ Năng bổn quán ở Phạm Dương, bị giáng đày ra Lãnh Nam, làm thường dân ở Tân Châu. Thân nầy bất hạnh, cha lại mất sớm, mẹ góa con côi dời đến Nam Hải, gian nan nghèo khổ, thường ra chợ bán củi. Khi ấy có một người khách mua củi, bảo gánh củi đến nhà khách, khách nhận củi xong, Huệ Năng lãnh tiền, lui ra khỏi cửa, thấy một người khách tụng kinh, Huệ Năng một phen nghe lời kinh, tâm liền khai ngộ, bèn hỏi khách tụng kinh gì? Khách bảo: “Kinh Kim Cang.” Huệ Năng lại hỏi: “Ở từ đâu đến thọ trì kinh nầy?” Khách bảo: “Tôi từ chùa Đông Thiền, huyện Huỳnh Mai đến. Chùa ấy do Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư làm chủ giáo hóa, đệ tử có hơn một ngàn người.” Tôi đến đó lễ bái để thọ trì kinh nầy. Đại Sư Hoằng Nhẫn thường khuyên: “Kẻ Tăng người tục chỉ trì kinh Kim Cang liền được thấy tánh, thẳng đó thành Phật.” Huệ Năng nghe nói, do đời trước có duyên, mới được một người khách cho Huệ Năng một số bạc 10 lượng để giúp nuôi dưỡng mẹ già và bảo đến Huỳnh Mai tham vấn Ngũ Tổ—At one time the Great Master arrived at Pao-Lin. Magistrate Wei Ch’u of Shao Chou and other local officials climbed the mountain and invited the Master to come into the city to the lecture hall of the Ta Fan Temple to speak the Dharma to the assembly. When the Master had taken his seat, the Magistrate and over thirty other officials including more than thirty Confucian scholars, and more than one thousand Bhikshus, Bhikshunis, Taoists, and laypeople, all made obeisance, at the same time, wishing to hear the essentials (essence) of Dharma. The Great Master said to the assembly, “Good Knowing Advisors, the self-nature of Bodhi is originally clear and pure. Simply use that mind, and you will directly accomplish Buddhahood. Good Knowing Advisors, listen while I tell you about the actions and intentions by which Hui-Neng obtained the Dharma. Hui-Neng’s stern father was originally from Fan Yang. He was banished to Hsin Chou in Ling Nan, where he became a commoner. Unfortunately, his father soon died, and his aging mother was left alone. They moved to Nan Hai and, poor and in bitter straits, Hui Neng sold wood in the market place. Once a customer bought firewood and ordered it delivered to his shop. When the delivery was made, and Hui Neng received the money, he went outside the gate and he noticed a customer reciting a Sutra. Upon once hearing the words of this Sutra: “One should produce that thought which is nowhere supported,” Hui Neng’s mind immediately opened to enlightenment. Thereupon he asked the customer what Sutra he was reciting. The customer replied, “The Diamond Sutra.” Then again he asked, “Where do you come from and why do you recite this Sutra?” The customer said, “I come from Tung Ch’an Monastery in Ch’i Chou, Huang Mei Province. There, the fifth Patriarch, the Great Master Hung Jen, dwells and teaches over one thousand disciples. I went there to make obeisance and I heard and received this Sutra." The Great Master constantly exhorts the Sangha and laypeople only to uphold the Diamond Sutra. Then, they may see their own nature and directly achieve Buddhahood. Hui Neng heard this and desired to go to seek the Dharma but he recalled that his mother had no support. Karmic conditions originating from past lives led another man to give Hui Neng a pound of silver, so that he could provide clothing and food for his aging mother. The man furhter instructed him to go to Huang Mei to call upon and bow to the Fifth Patriarch.

·Huệ Năng an trí mẹ xong liền từ giả ra đi, không hơn 30 ngày liền đến Huỳnh Mai lễ bái Ngũ Tổ. Tổ hỏi rằng: “Ngươi từ phương nào đến, muốn cầu vật gì?” Huệ Năng đáp rằng: “Đệ tử là dân Tân Châu thuộc Lãnh Nam, từ xa đến lễ thầy, chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác!” Tổ bảo rằng: “Ông là người Lãnh Nam, lại là người quê mùa, làm sao kham làm Phật?” Huệ Năng liền đáp: “Người tuy có Nam Bắc nhưng Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Thân quê mùa nầy cùng với Hòa Thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác.” Ngũ Tổ lại muốn cùng tôi nói chuyện, nhưng thấy đồ chúng chung quanh đông quá, mới bảo theo chúng làm công tác. Huệ Năng thưa: “Huệ Năng xin bạch Hòa Thượng, tự tâm đệ tử thường sanh trí huệ, không lìa tự tánh tức phước điền, chưa biết Hòa Thượng dạy con làm việc gì?” Tổ bảo: “Kẻ nhà quê nầy, căn tánh rất lanh lợi, ông chớ có nói nữa, đi xuống nhà trù đi.” Huệ Năng lui lại nhà sau, có một người cư sĩ sai Huệ Năng bửa củi, giã gạo, trải hơn tám tháng. Một hôm, Tổ chợt thấy Huệ Năng, mới bảo: “Ta nghĩ chỗ thấy của ngươi có thể dùng, nhưng sợ có người ác hại ngươi, nên không cùng ngươi nói chuyện, ngươi có biết chăng?” Huệ Năng thưa: “Đệ tử cũng biết ý của Thầy nên không dám đến nhà trên, để người không biết.”—After Hui Neng had made arrangements for his mother’s welfare, he took his leave. In less than thirty days, he arrived at Huang Mei and made obeisance to the Fifth Patriarch, who asked him, “Where are you from and what do you seek?” Hui Neng replied, “Your disciple is a commoner from Hsin Chou in Ling Nan and comes from afar to bow to the Master, seeking only to be a Buddha, and nothing else.” The Patriarch said, “You are from Ling Nan and therefore are a barbarian, so how can you become a Buddha?” Hui Neng said, “Although there are people from the north and people from the south, there is ultimately no north or south in the Buddha nature. The body of the barbarian and that of the High Master are not the same, but what distinction is there in the Buddha nature?” The Fifth Patriarch wished to continue the conversation, but seeing his disciples gathering on all sides, he ordered his visitor to follow the group off to work. Hui Neng said, “Hui Neng informs the High Master that this disciple’s mind constantly produces wisdom and is not separate from the self nature. That, itself, is the field of blessing. It has not yet been decided what work the High Master will instruct me to do.” The Fifth Patriarch said, “Barbarian, your faculties are too sharp. Do not speak further but go to the back courtyard.” Hui Neng withdrew to the back courtyard where a cultivator ordered him to split firewood and thresh rice. More than eight months had passed when the Patriarch one day suddenly saw Hui Neng and said, “I think these views of yours can be of use, but I feared that evil people could harm you. For that reason, I have not spoken with you. Did you understand the situation?” Hui Neng replied, “Your disciple knew the Master’s intention and stayed out of the front hall, so that others might not notice him.” 

·Một hôm Ngũ Tổ bảo các đệ tử: “Tất cả hãy đến, ta nói với các ông người đời sanh tử là việc lớn, các ông trọn ngày chỉ cầu phước điền, chẳng cầu ra khỏi biển khổ sanh tử. Tự tánh nếu mê thì phước nào có thể cứu? Các ông mỗi người hãy đi, tự xem trí huệ của mình, nhận thấy tánh Bát Nhã nơi bản tâm mình, mỗi người làm một bài kệ rồi đến trình cho ta xem, nếu ngộ được đại ý thì ta trao y pháp làm Tổ thứ sáu. Phải nhanh đi, không được chậm trể, suy nghĩ tức là không trúng. Người kiến tánh ngay lời nói phải thấy, nếu như người nầy dù khi múa đao giữa trận cũng được thấy tánh—One day the Patriarch summoned his disciples together and said, “I have something to say to you: for people in the world, the matter of birth and death is a great one. All day long you seek fields of blessings only; you do not try to get out of the biter sea of birth and death. If you are confused about your self-nature, how can blessings save you?” The Patriarch continued, “Each of you go back and look into your own wisdom and use the Prajna-nature of your own original mind to compose a verse. Submit it to me so that I may look at it. If you understand the great meaning, the robe and Dharma will be passed on to you and you will become the Sixth Patriarch. Hurry off! Do not delay! Time spent thinking and considering is of no use in this matter. When seeing your own nature it is necessary to see it at the very moment of speaking. One who does that perceives as does one who wields a sword in the height of battle.” 

·Chúng được chỉ dạy, trở về họp bàn với nhau rằng: “Tất cả chúng ta không cần phải lắng lòng dụng ý làm kệ để trình với Hòa Thượng, đâu có lợi ích gì? Thượng Tọa Thần Tú, hiện làm Giáo Thọ Sư, ắt là người được, chúng ta cố gắng làm kệ tụng chỉ uổng dụng tâm lực.” Mọi người nghe lời nầy, thảy đều nhứt tâm nói rằng: “Chúng ta về sau y chỉ Thượng Tọa Thần Tú, nhọc gì phải làm kệ.”—The assembly received this order and withdrew, saying to one another, “We of the assembly do not need to clear our minds and use our intellect to compose a verse to submit to the High Master. What use would there be in this? Shen Hsiu is our senior instructor and Dharma teacher, certainly he should be the one to obtain it. It would be not only improper for us to compose a verse but a waste of effort as well.” Hearing this, everyone put his mind to rest and said, “Henceforth, we will rely on Master Shen Hsiu. Why vex ourselves writing verses?”

·Thần Tú suy nghĩ: “Các người đều không trình kệ vì ta làm giáo thọ sư cho họ, ta cần phải làm kệ trình lên Hòa Thượng. Nếu không trình kệ thì Hòa Thượng làm sao biết được kiến giải trong tâm ta cạn hay sâu? Ta trình ý kệ, cầu pháp thì tốt, cầu làm Tổ thì xấu, vì như vậy là đồng với tâm của kẻ phàm, muốn cướp được ngôi vị Thánh không khác. Nếu chẳng trình kệ thì trọn không được pháp, rất khó! Rất khó!”—Shen Hsiu then thought, “The others are not submitting verses because I am their teacher. I must compose a verse and submit it to the Higher Master. If I do not submit a verse, how will the High Master know whether the views and understanding in my mind are deep or shallow? My intention in submitting the verse is to seek the Dharma and that is good. But if it is to grasp the patriarchate, then that is bad, for how would that be different from the mind of a common person coveting the holy position? But, if I do not submit a verse, in the end I will not obtain Dharma. This is a terrible dilemma!”

·Trước nhà của Ngũ Tổ có một hành lang ba gian, Ngũ Tổ nghĩ mời ông Cung Phụng Lư Trân đến vẽ ‘Lăng Già Biến TướngNgũ Tổ Huyết Mạch Đồ’ để lại lưu truyền cúng dường. Ngài Thần Tú làm kệ rồi, mấy phen muốn trình, đi đến nhà trước thì trong tâm hoảng hốt, khắp thân đổ mồ hôi, nghĩ trình chẳng được. Trước sau trải qua bốn ngày, đến 13 lần, trình kệ không được. Thần Tú mới suy nghĩ: “Chẳng bằng đến dưới hành lang viết kệ, Hòa Thượng đi qua xem thấy, nếu chợt bảo rằng hay thì mình ra lễ bái thưa của Thần Tú làm, nếu nói không kham, thật uổng công ở núi mấy năm, thọ người lễ bái, lại tu đạo gì?” Canh ba đêm ấy, không cho người biết, Thần Tú tự cầm đèn viết bài kệ trên vách phương Nam để trình chỗ tâm mình thấy được. Bài kệ viết rằng:

 Thân là cội Bồ Đề

 Tâm như đài gương sáng

 Luôn luôn phải lau chùi

 Chớ để dính bụi bặm.

Thần Tú viết kệ xong, liền trở về phòng, mọi người đều chẳng biết. Thần Tú lại suy nghĩ: “Ngày mai Ngũ Tổ thấy bài kệ, nếu hoan hỷ tức ta cùng pháp có duyên, nếu nói không kham, tự là ta mê, nghiệp duyên đời trước nặng nề, không hợp được pháp, thật là Thánh ý khó lường.” Trong phòng suy nghĩ, ngồi nằm chẳng yên cho đến canh năm—In front of the Fifth Patriarch’s hall were three corridors. Their walls were to be frescoed by Court Artist Lu Chen with stories from the Lankavatara Sutra and with pictures portraying in detail the lives of the five patriarchs in order to the patriarchs might be venerated by future generations. After composing his verse, Shen Hsiu made several attempts to submit it. But whenever he reached the front hall, his mind became agitated and distraught and his entire body became covered with perspiration. Though he made thirteen attempts in four days, he did not dare submit it. Then he thought, “This is not as good as writing it on the wall for the Higher Master to see it suddenly. If he says it is good, I will step forward, bow, and say, ‘Hsiu did it.” If it is not good enough, then I have spent my years on this mountain in vain, receiving veneration from others. And as to further development, what can I say?” That night in the third watch, while holding a candle, he secretly wrote the verse on the wall of South corridor to show what his mind had seen.

 Verse said:

 “The body is a Bodhi tree,

 The mind like a bright mirror stand.

 Time and again brush it clean,

 And let no dust alight.”

After writing this verse, Shen Hsiu returned to his room, and the others did not know what he had done. Then he thought, “If the Fith Patriarch sees the verse tomorrow and is pleased, it will mean that I have an affinity with the Dharma. If he says that it does not pass, it will mean that I am confused by heavy karmic obstacles from past lives and thereafter that I am not fit to obtain the Dharma. It is difficult to fathom the sage’s intentions.” In his room he continued to think and could not sit or sleep peacefully through to the fifth watch. 

·Ngũ Tổ đã biết Thần Tú vào cửa chưa được, không thấy tự tánh. Sáng hôm sau, Tổ gọi ông Lư Cung Phụng đến hành lang phía nam để vẽ đồ trướng trên vách, chợt thấy bài kệ. Ngài bảo Cung Phụng rằng: “Thôi chẳng cần phải vẽ, nhọc công ông từ xa đến. Trong Kinh có nói ‘Phàm những gì có tướng đều là hư vọng.’ Chỉ để lại cho người bài kệ nầy tụng đọc thọ trì, y theo bài kệ nầy mà tu hành thì khỏi đọa trong ác đạo, y theo bài kệ nầy tu thì được lợi ích lớn, khiến đồ đệ thắp hương lễ bái, cung kính và tụng đọc bài kệ nầy tức được thấy tánh.” Môn nhân tụng bài kệ đều khen: “Hay thay! Hay thay!”—The Patriarch already knew that Shen Hsiu had not yet entered the gate and seen his own nature. At daybreak, the Patriarch called Court Artist Lu Chen to paint the wall of the south corridor. Suddenly, he saw the verse and said to the court artist, “There is no need to paint. I am sorry that you have been troubled by coming so far, but the Diamond Sutra says, ‘Whatever has marks is empty and false.’ Instead leave this verse for people to recite and uphold. Those who cultivate in accordance with this verse will not fall into the evil destinies and will attain great merit.” He then ordered the disciples to light incense and bow before it and to recite it, thus enabling them to see their own nature. The disciples all recited it and exclaimed, “Excellent!" 

·Đến canh ba, Tổ mới gọi Thần Tú vào trong thất hỏi: “Kệ đó, phải ông làm chăng?” Ngài Thần Tú thưa: “Thật là con làm, chẳng dám vọng cầu Tổ vị, chỉ mong Hòa Thượng từ bi xem đệ tử có được chút ít trí huệ chăng?” Tổ bảo: “Ông làm bài kệ nầy là chưa thấy được tự tánh, chỉ đến được ngoài cửa, chứ chưa vào được trong cửa, kiến giải như thế tìm Vô Thượng Bồ Đề, trọn không thể được.Vô Thượng Bồ Đề phải được ngay nơi lời nói đó mà biết bản tâm bản tánh của mình, chẳng sanh chẳng diệt, đối trong tất cả thời mỗi niệm mỗi niệm tự thấy, muôn pháp đều không kẹt, một chơn tất cả đều chơn, muôn cảnh tự như như, tâm như như đó tức là chơn thật. Nếu thấy được như thế tức là tự tánh Vô Thượng Bồ Đề. Ông hãy đi, một hai ngày sau, suy nghĩ làm một bài kệ khác đem lại tôi xem, bài kệ của ông nếu vào được cửa, sẽ trao y pháp cho ông.”—At the third watch, the Patriarch called Shen Hsiu into the hall and asked him, “Did you write this verse?” Shen Hsiu said, “Yes, in fact, Hsiu did it. He does not dare to claim to the position of Patriarch but hopes the High Master will compassionately see whether or not this disciple has a little bit of wisdom.” The Patriarch said, “The verse which you wrote shows that you have not yet seen your original nature but are still outside the gate. With such views and understanding, you may seek supreme Bodhi but in the end will not obtain it. Supreme Bodhi must be obtained at the very moment of speaking. In recognizing the original mind at all times in every thought, you yourself will see that the ten thousand Dharmas are unblocked; in one truth is all truth and the ten thousand states are of themselves “thus”; as they are. The ‘thusness’ of the mind; that is true reality. If seen in this way, it is indeed the self nature of Supreme Bodhi.” The Patriarch continued, “Go and think it over for a day or two. Compose another verse and bring it to me to see. If you have been able to enter the gate, I will transmit the robe and Dharma to you.” 

·Thần Tú làm lễ lui ra, trải qua mấy ngày, làm kệ cũng không thành, trong tâm hoảng hốt, thần trí bất an, ví như trong mộng, đứng ngồi chẳng vui. Lại hai ngày sau, có một chú bé đi qua chỗ giã gạo, đọc bài kệ nầy. Huệ Năng vừa nghe, liền biết bài kệ nầy chưa thấy được bổn tánh. Huệ Năng bèn hỏi chú bé rằng: “Tụng đó là kệ gì?” Chú bé đáp: “Cái ông nhà quê không biết, Đại Sư nói người đời sanh tử là việc lớn, muốn được truyền y pháp, khiến đệ tử làm kệ trình. Ngài xem nếu ngộ được đại ý, liền trao y pháp cho làm Tổ thứ sáu. Thượng Tọa Thần Tú viết bài kệ Vô Tướng ở vách hành lang phía nam, Đại Sư khiến đồ chúng đều nên đọc, y kệ nầy tu, sẽ khỏi đọa đường ác, y kệ nầy tu sẽ có lợi ích lớn.”—Shen Hsiu made obeisance and left. Several days passed but he was unable to compose a verse. His mind was agitated and confused; his thoughts and moods were uneasy. He was as if in a dream; whether walking or sitting down, he could not be happy. Two days later, a young boy chanting that verse passed by the threshing room. Hearing it for the first time, Hui Neng knew that the writer had not yet seen his original nature. Although he had not yet received a transmission of the teaching, he already understood its profound meaning. He asked the boy, “What verse are you reciting?” “Barbarian, you know nothing,” replied the boy. The Great Master said that birth and death are profound concerns for people in the world. Wishing to transmit the robe and Dharma, he ordered his disciples to compose verses and bring them to him to see. The person who has awakened to the profound meaning will inherit the robe and Dharma and become the Sixth Patriarch. Our senior, Shen Hsiu, wrote this ‘verse without marks’ on the wall of the south corridor. The Great Master ordered everyone to recite it, for to cultivate in accordance with this verse is to avoid falling into the evil destinies and is of great merit. 

·Huệ Năng thưa rằng: “Thượng nhơn, đã hơn tám tháng, tôi ở nhà trù giã gạo, chưa từng đến nhà trên, mong thượng nhơn dẫn tôi đến trước bài kệ lễ bái.” Chú bé dẫn Huệ Năng đến trước bài kệ lễ bái. Huệ Năng bảo: “Huệ Năng không biết chữ, nhờ thượng nhơn vì tôi đọc.” Khi ấy có quan Biệt Giá họ Trương tên Nhựt Dụng ở Giang Châu liền to tiếng đọc. Huệ Năng nghe rồi bèn nói: “Tôi cũng có một bài kệ, mong quan Biệt Giá vì tôi viết lại.” Quan Biệt Giá nói: “Ông cũng làm kệ nữa sao? Việc nầy thật ít có!” Huệ Năng nói với quan Biệt Giá rằng: “Muốn học đạo Vô Thượng Bồ Đề, không được khinh người mới học. Kẻ hạ cũng có cái trí thượng thượng, còn người thượng thượng cũng không có ý trí.” Quan Biệt Giá nói: “Ông chỉ tụng kệ, tôi vì ông viết, nếu ông được pháp, trước phải độ tôi, chớ quên lời nầy.” Huệ Năng đọc bài kệ:

“Bồ Đề vốn không cây

Gương sáng cũng chẳng đài

Xưa nay không một vật

Chỗ nào dính bụi bặm?”

Hui Neng said, “I, too, would like to recite it to create an affinity. Superior One, I have been pounding rice here for over eight months and have not yet been to the front hall. I hope that the Superior One will lead me before the verse to pay homage.” The boy then led him to the verse to bow. Hui Neng said, “Hui Neng cannot read. Please, Superior One, read it to me.” Then an official from Chiang Chou, named Chang Jih Yung, read it loudly. After hearing it, Hui Neng said, “I, too, have a verse. Will the official please write it for me?” The official replied, “You, too, can write a verse? That is strange!” Hui Neng said to the official, “If you wish to study the Supreme Bodhi, do not slight the beginner. The lowest people may have the highest wisdom; the highest people may have the least wisdom. If you slight others, you create limitless, unbounded offenses.” The official said, “Recite your verse and I will write it out for you. If you obtain the Dharma you must take me across first. Do not forget these words.”

 Hui Neng’s verse read:

 “Originally Bodhi has no tree,

 The bright mirror has no stand.

 Originally there is not a single thing,

 Where can dust alight?” 

·Khi viết bài kệ rồi, đồ chúng thảy đều kinh hoàng, không ai mà chẳng xuýt xoa, mọi người bảo nhau rằng: “Lạ thay! Không thể do tướng mạo mà đoán được người, đã bao lâu nay sai nhục thân Bồ Tát làm việc.” Tổ thấy cả chúng đều kinh ngạc, sợ có người làm hại Huệ Năng, mới lấy giày xóa hết bài kệ, nói: “Cũng chưa thấy tánh.” Chúng cho là đúng. Ngày kế Tổ lén đến chỗ giã gạo thấy Huệ Năng đeo đá giã gạo, mới bảo rằng: “Người cầu đạo vì pháp quên mình đến thế ư?” Tổ lại hỏi: “Gạo trắng hay chưa?” Huệ Năng thưa: “Gạo trắng đã lâu, còn thiếu giần sàng.” Tổ lấy gậy gõ vào cối ba tiếng rồi đi. Huệ Năng liền hội được ý Tổ, đến khi trống đổ canh ba liền vào thất. Tổ lấy áo cà sa che chung quanh không để người thấy, vì Huệ Năng mà nói kinh Kim Cang, đến câu ‘Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.’—After this verse was written, the followers all were startled and without exception cried out to one another, “Strange indeed! One cannot judge a person by his appearance. How can it be that, after so little time, he has become a Bodhisattva in the flesh?” The Fifth Patriarch saw the astonished assembly and feared that they might become dangerous. Accordingly, he erased the verse with his shoe saying, “This one, too, has not yet seen his nature.” The assembly agreed. The next day the Patriarch secretly came to the threshing floor where he saw Hui Neng pounding rice with a stone tied around his waist and he said, “A seeker of the Way would forget his very life for the Dharma. Is this not the case?” Then the Fifth Patriarch asked, “Is the rice ready?” Hui Neng replied, “The rice has long been ready. It is now waiting only for the sieve.”The Patriarch rapped the pestle three times with his staff and left. Hui Neng then knew the Patriarch’s intention and, at the third watch, he went into the Patriarch’s room. The Patriarch covered them with his precept sash in order to hide and he explained the Diamond Sutra for him, “One should produce a thought that is nowhere supported.” 

·Huệ Năng ngay lời đó đại ngộ, thấy tất cả muôn pháp chẳng lìa tự tánh, mới thưa với Tổ rằng:

 “Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh

 Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt

 Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ

 Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động

 Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp!”

Ngũ Tổ biết Huệ Năng đã ngộ được bản tánh mới bảo rằng: “Chẳng biết bổn tâm, học pháp vô ích, nếu biết được bổn tâm mình, thấy được bổn tánh mình, tức gọi là trượng phu, là thầy của trời người, là Phật.” Canh ba thọ pháp, người trọn không biết, Tổ liền truyền pháp đốn giáoy bát, nói rằng: “Ngươi là vị Tổ đời thứ sáu, khéo tự hộ niệm, rộng độ chúng hữu tình, truyền khắp đời sau, không khiến cho đoạn tuyệt.” Tổ lại bảo Huệ Năng hãy nghe Ngài nói kệ:

 “Người có tình đến nên gieo giống

 Nhơn nơi đất quả lại sanh

 Vô tình cũng không có giống

 Không tánh cũng không sanh.”

At the moment he heard those words, Hui Neng experienced the great enlightenment and he knew that all the ten thousand dharmas are not separate from the self-nature. He said to the Patriarch:

“How unexpected! The self-nature is

 originally pure in itself.

 How unexpected! The self-nature is 

 originally neither produced nor

 destroyed.

 How unexpected! The self-nature is

 originally complete in itself.

 How unexpected! The self-nature is

 originally without movement.

How unexpected! The self-nature can

 produce the ten thousand dharmas.”

The Fifth Patriarch knew of Hui Neng’s enlightenment to his original nature and said to him, “Studying the Dharma without recognizing the original mind is of no benefit. If one recognizes one’s own original mind and sees one’s original nature, then one is called a great hero, a teacher of gods and humans, a Buddha.”He received the Dharma in the third watch and no one knew about it. The Fifth Patriarch also transmitted the Sudden Teaching, the robe and bowl saying, “You are the Sixth Patriarch. Protect yourself carefully. Take living beings across by every method and spread the teaching for the sake of those who will live in the future. Do not let it be cut off.”

 Listen to my verse:

 “With feeling comes,

 The planting of the seed.

 Because of the ground,

 The fruit is born again 

 Without feeling,

 There is no seed at all.

 Without that nature,

 There is no birth either.” 

·Tổ lại bảo: “Xưa Đại Sư Đạt Ma ban đầu đến cõi nầy, người chưa có tin nên mới truyền y nầy để làm tín thể, đời đời truyền nhau, pháp thì dùng tâm truyền tâm, đều khiến cho tự ngộ tự giải. Từ xưa Phật, Phật chỉ truyền bản thể, thầy thầy thầm trao bản tâm, y là đầu mối của sự tranh giành, nên dừng ngay nơi ngươi, chớ nên truyền nữa, nếu truyền y nầy thì mạng của người nhận y cũng như sợi chỉ mành. Ông phải đi nhanh e có người muốn hãm hại ông.” Huệ Năng thưa: “Bây giờ con phải đi đâu?” Tổ bảo: “Gặp Ấp Hoài thì dừng, gặp Ấp Hội thì ẩn.” Huệ Năng canh ba lãnh được y bát, thưa: “Huệ Năng vốn là người Nam Trung, không biết được đường đi, làm sao ra được bến đò?” Ngũ Tổ bảo: “Ông chẳng phải lo, tôi tự đưa ông đi.” Tổ liền đưa Huệ Năng đến bến đò Cửu Giang, Tổ bảo Huệ Năng lên thuyền, Ngũ Tổ bèn cầm chèo tự chèo. Huệ Năng thưa: “Thỉnh Hòa Thượng ngồi, nên để đệ tử chèo.” Tổ bảo: “Phải là ta độ ông.” Huệ Năng thưa: “Khi mê thầy độ, ngộ rồi thì tự độ, độ tha, tên tuy là một nhưng chỗ dùng không đồng. Huệ Năng sanh nơi biên địa, tiếng nói không đúng, nhờ thầy truyền pháp, nay đã được ngộ, chỉ nên tự tánh tự độ.” Tổ bảo: “Như thế! Như thế! Về sau Phật pháp do ông mà được thạnh hành, ông đi ba năm, tôi sẽ thệ thế. Nay ông đi an vui, nỗ lực hướng về Nam, không nên nói pháp sớm, Phật pháp sẽ gặp tai nạn.” Huệ Năng từ giã Ngũ Tổ rồi cất bước đi về phương Nam, trong khoảng hai tháng đến núi Đại Hữu—The Patriarch further said, “In the past, when the First Patriarch Great Master Bodhidharma first came to this land and people did not believe in him yet, he transmitted this robe as a symbol of faith to be handed down from generation to generation. The Dharma is transmitted from mind to mind, leading everyone to self-awakening and self-enlightenment. From ancient time, Buddha only transmits the original substance to Buddha; master secretly transmits the original mind to master. Since the robe is a source of contention, it should stop with you. Do not transmit it, for if you do, your life will hang by a thread. You must go quickly for I fear that people might harm you.” Hui Neng asked, “Where shall I go?” The Patriarch replied, “Stop at Huai and hide at Hui.” Hui Neng received the robe and bowl in the third watch. He said, “”Hui Neng is a Southerner and does not knowthese mountain roads. How does one reach the mouth of the river?” The Fifth Patriarch said, “You need not worry. I will accompany you.” The Fifth Patriarch escorted him to the Chiu Chiang courier station and ordered him to board a boat. The Fifth Patriarch took up the oars and rowed. Hui Neng said, “Please, High Master, sit down. It is fitting that your disciple take the oars.” The Patriarch replied, “It is fitting that I take you across.” Hui Neng said, “When someone is deluded, his master takes him across, but when he is enlightened, he takes himself across. Although the term ‘taking across’ is the same in each case, the function is not the same. Hui Neng was born in the frontier regions and his pronounciation is incorrect, yet he has received the Dharma transmission from the Master. Now that enlightenment has been attained, it is only fitting that he takes his own nature across.” The Patriarch replied, “So it is, so it is. Hereafter, because of you, the Buddhadharma will be widely practiced. Three years after your departure, I will leave this world. Start on your journey now and go south as fast as possible. Do not speak too soon, for the Buddhadharma arises from difficulty.” After Hui Neng took leave of the Patriarch, he set out on foot for the South. After two months, he reached the Ta Yu Mountain. 

·Ngũ Tổ trở về, mấy ngày không thượng đường, chúng nghi bèn đến hỏi: “Hòa Thượng có ít bệnh, ít não chăng?” Ngài đáp: “Bệnh thì không, mà y pháp đã về phương Nam rồi.” Chúng hỏi: “Ai là người được truyền?” Tổ bảo: “Năng đó thì được.” Chúng liền biết được. Khi đó vài trăm người mới đuổi theo, muốn cướp y bát.Một vị Tăng họ Trần, tên Huệ Minh, trước là tướng quân bậc Tứ phẩm, tánh hạnh thô tháo, hết lòng theo tìm, chạy trước mọi người, đuổi kịp Huệ Năng. Huệ Năng ném y bát trên bàn thạch nói: “Y nầy là biểu tín, có thể dùng sức mà tranh sao!” Huệ Năng liền ẩn trong đám cỏ, Huệ Minh cố cầm y lên, nhưng không thể nào nhất lên được, mới kêu rằng: “Cư sĩ, Cư sĩ! Tôi vì pháp mà đến chớ không phải vì y.” Huệ Năng bèn bước ra ngồi trên bàn thạch. Huệ Minh liền làm lễ thưa: “Mong Cư sĩ vì tôi nói pháp.” Huệ Năng bảo: “Ông đã vì pháp mà đến thì nên dứt sạch các duyên, chớ sanh một niệm, tôi sẽ vì ông mà nói.” Huệ Minh im lặng giây lâu. Huệ Năng bảo: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi ấy cái gì là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh?”—The Fifth Patriarch returned to the monastery but for several days he did not enter the hall. The assembly was concerned and went on to ask: “Has the Master some slight illness or problem?” “There is no illness,” came the reply, “but the robe and Dharma have already gone south.” “Who received the transmission?” they asked. “The Able One obtained it,” said the Patriarch. The assembly then understood and soon, several hundred people took up pursuit, all hoping to steal the robe and bowl. One Bhikshu, Hui Ming, a coarse-natured man whose lay name had been Ch’en, had formerly been a fourth class military official. He was intent in his search and ahead of the others. When he had almost caught up with Hui Neng, the latter tossed the robed and bowl onto a rock, saying, “This robe and bowl are tokens of faith. How can they be taken by force?” Hui Neng then hid in a thicket. When Hui Ming arrived, he tried to pick them up but found he could not move them. He cried out, “Cultivator, Cultivator, I have come for the Dharma, not for the robe!” Hui Neng then came out and sat cross-leged on a rock. Hui Ming made obeisance and said, “I hope that the Cultivator will teach the Dharma for my sake.” Hui Neng said, “Since you have come for the Dharma, you may put aside all conditions. Do not give rise to a single thought and I will teach it to you clearly.” After a time, Hui Neng aid, “With no thoughts of good and with no thoughts of evil, at just this moment, what is Superior One Hui Ming’s original face?”

·Huệ Minh ngay câu nói đó liền đại ngộ. Lại hỏi: “Ngoài mật ngữ, mật ý trên, còn có mật ý khác chăng?”

Huệ Năng bảo: “Vì ông mà nói tức không phải mật vậy, ông nếu phản chiếu thì mật ở bên ông.”

Huệ Minh thưa: “Huệ Minh tuy ở Huỳnh Mai, thật chưa có tỉnh diện mục của chính mình, nay nhờ chỉ dạy như người uống nước lạnh nóng tự biết. Nay cư sĩ tức là thầy của Huệ Minh.”

Huệ Năng bảo: “Ông nếu như thế thì tôi cùng ông đồng thờ thầy Huỳnh Mai, khéo tự hộ trì.”

Huệ Minh lại thưa: “Huệ Minh từ nay về sau nhằm chỗ nào đi?” Huệ Năng bảo: “Gặp Viên thì dừng, gặp Mông thì ở.”

Huệ Minh liền lễ từ. Huệ Minh trở về, xuống núi bảo những người đuổi theo rằng: “Đi trên những đồi núi nầy trọn không tìm ra tung tích, phải đi qua đường khác tìm.” Cả chúng đuổi theo đều cho là đúng. Huệ Minh về sau đổi tên là Đạo Minh, đó là tránh chữ đầu của tên thầy—At these words, Hui Ming was greatly enlightened. Hui Ming asked further, “Apart from the secret speech and secret meanings just spoken, is there yet another secret meaning?”

Hui Neng said, “What has been spoken to you is not secret. If you turn the illumination inward, the secret is with you.” Hui Ming said, “Although Hui Ming was at Huang Mei, he has not yet awakened to his original face. Now that he has been favored with this instruction he is like one who drinks water and knows for himself whether it is cold or warm.”

 The cultivator is now Hui Ming’s master.”

“If you feel that way,” said Hui Neng, “then you and I have the same master, Huang Mei. Protect yourself well.”

Hui Ming asked further, “Where should I go now?”

Hui Neng said, “Stop at Yuan and dwell at Meng.”

Hui Ming bowed and left. Reaching the foot of the mountain, he said to the pursuers. “Up above there is only a rocky, trackless height. He must find another path.” The pursuers all agreed. Afterward, Hui Ming changed his name to Tao Ming to avoid using Hui Neng’s first name. 

·Huệ Năng sau đến Tào Khê lại bị bọn người ác tìm đuổi mới ở nơi Tứ Hội tị nạn trong đám thợ săn, trải qua 15 năm, khi đó cùng những người thợ săn tùy nghi nói pháp. Những người thợ săn thường bảo giữ giềng lưới; khi Huệ Năng thấy những con vật mắc lưới đều thả đi. Mỗi khi đến bữa ăn, hái rau gởi luộc trong nồi thịt, hoặc có người hỏi thì đáp: “Chỉ ăn rau ở bên thịt.” Một hôm, mới suy nghĩ: “Thời hoằng pháp đã đến, không nên trọn trốn lánh, bèn đến chùa Pháp Tánh ở Quảng Châu, gặp Pháp Sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết Bàn. Khi ấy có gió thổi, lá phướn động, một vị Tăng nói: “gió động,” một vị Tăng nói “phướn động.” Hai người cãi nhau không thôi. Huệ Năng bèn tiến tới nói: “Không phải gió động, không phải phướn động, tâm nhơn giả động.” Cả chúng đều ngạc nhiên. Ấn Tông mời Huệ Năng đến trên chiếu gạn hỏi áo nghĩa, thấy Huệ Năng đối đáp, lời nói giản dị mà nghĩa lý rất đúng, không theo văn tự. Ấn Tông nói: “Cư sĩ quyết định không phải là người thường, đã lâu nghe y pháp của Huỳnh Mai đã đi về phương Nam, đâu chẳng phải là cư sĩ?” Huệ Năng nói: “Chẳng dám.” Ấn Tông liền làm lễ xin đưa y bát đã được truyền cho đại chúng xem. Ấn Tông lại thưa Huỳnh Mai phó chúc: “Việc chỉ dạy như thế nào?” Huệ Năng bảo: “Chỉ dạy không chỉ luận về kiến tánh, chẳng luận thiền định giải thoát.” Ấn Tông thưa: “Sao chẳng luận thiền định giải thoát?” Huệ Năng bảo: “Vì ấy là hai pháp, không phải là Phật pháp. Phật pháp là pháp chẳng hai.” Ấn Tông lại hỏi: “Thế nào Phật pháp là pháp chẳng hai?” Huệ Năng bảo: “Pháp Sư giảng kinh Niết Bàn, rõ được Phật tánh, ấy là pháp chẳng hai, như Cao Quí Đức Vương Bồ Tát bạch Phật rằng: “Phạm tứ trọng cấm, tạo tội ngũ nghịch và chúng xiển đề, vân vân... sẽ đoạn thiện căn Phật tánh chăng?” Phật bảo: “Thiện căn có hai, một là thường, hai là vô thường. Phật tánh chẳng phải thường, mà cũng chẳng phải vô thường, thế nên chẳng đoạn, gọi là chẳng hai; một là thiện, hai là chẳng thiện. Phật tánh chẳng phải thiện, chẳng phải chẳng thiện, ấy là chẳng hai, uẩn cùng với phàm phu thấy hai, người trí rõ thấu tánh nó không hai, tánh không hai tức là Phật tánh.” Ấn Tông nghe nói hoan hỷ chấp tay thưa: “Tôi giảng kinh ví như ngói gạch, nhân giả luận nghĩa ví như vàng ròng.” Khi ấy vì Huệ Năng cạo tóc, nguyện thờ làm thầy. Huệ Năng bèn ở dưới cây Bồ Đề khai pháp môn Động Sơn. Huệ Năng được pháp ở Đông Sơn, chịu tất cả những điều cay đắng, mạng giống như sợi chỉ mành. Ngày nay được cùng với Sử quân, quan liêu, Tăng Ni, đạo tục đồng ở trong hội nầy đâu không phải là cái duyên của nhiều kiếp, cũng là ở trong đời quá khứ cúng dường chư Phật, đồng gieo trồng căn lành mới nghe cái nhơn được pháp môn đốn giáo nầy. Giáo ấy là các vị Thánh trước đã truyền, không phải tự trí Huệ Năng được, mong những người nghe các vị Thánh trước dạy, mỗi người khiến cho tâm được thanh tịnh, nghe rồi mỗi người tự trừ nghi, như những vị Thánh đời trước không khác. Cả chúng nghe pháp đều hoan hỷ làm lễ rồi lui ra—Hui Neng arrived at Ts’ao His where he was again pursued by men with evil intentions. To avoid difficulty, he went to Szu Hui and lived among hunters for fifteen years, at times teaching the Dharma to them in an appropriate manner. The hunters often told him to watch their nets but whenever he saw beings who were still living he released them. At mealtimes, he cooked vegetables in the pot alongside the meat. When he was questioned about it, he would answer “I only eat vegetables alongside the meat.” One day Hui Neng thought, “The time has come to spread the Dharma. I cannot stay in hiding forever.” Accordingly, he went to Fa Hsing Monastery in Kuang Cou where Dharma Master Yin Tsung was giving lectures on The Nirvana Sutra. At that time there were two bhikshus who were discussing the topic of the wind and a flag. One said, “The wind is moving.” The other said, “The flag is moving.” They argued incessantly. Hui Neng stepped forward and said, “The wind is not moving, nor is the flag. Your minds, Kind Sirs, are moving.” Everyone was startled. Dharma Master Yin Tsung invited him to take a seat of honor and sought to ask him about the hidden meaning. Seeing that Hui Neng’s demonstration of the true principles was concise and not based on written words, Yin Tsung said, “The cultivator is certainly no ordinary man. I heard long ago that Huang Mei’s robe and bowl had come south. Cultivator, is it not you?” Hui Neng said, “I dare not presume such a thing.” Yin Tsung then made obeisance and requested that the transmitted robe and bowl be brought forth and shown to the assembly. He further asked, “How was Huang Mei’s doctrine transmitted?” “There was no transmission,” replied Hui Neng. “We merely discussed seeing the nature. There was no discussion of Dhyana samadhi or liberation.” Yin Tsung asked, “Why was there no discussion of Dhyana samadhi or liberation?” Hui Neng said, “There are dualistic dharmas. They are not the Budhadharma. The Buddhadharma is a dharma of non-dualism.” Yin Tsung asked further, “What is this Buddhadharma, which is the dharma of non-dualism?” Hui Neng said, “The Dharma Master has been lecturing The Nirvana Sutra says that to understand the Buddha-nature is the Buddhadharma, which is the Dharma of non-dualism. As Kao Kuei Te Wang Bodhisattva said to the Buddha, ‘Does violating the four serious prohibitions, committing the five rebellious acts or being an icchantika and the like cut off the good roots and the Buddha-nature?” The Buddha replied, “There are two kinds of good roots: the first, permanent; the second impermanent. The Buddha-nature is neither permanent nor impermanent. Therefore it is not cut off.” “That is what is meant by non-dualistic. The first is good and the second is not good. The Buddha-nature is neither good nor bad. That is what is meant by non-dualistic. Common people think of the heaps and realms as dualistic. The wise man comprehends that they are non-dualistic in nature. The non-dualistic nature is the Buddha-nature.” Hearing this explanation, Yin Tsung was delighted. He joined his palms and said, “My explanation of Sutra is like broken tile; whereas your discussion of the meaning, Kind Sir, is like pure gold.” He then shaved Hui Neng’s head and asked Hui Neng to be his master. Accordingly, under that Bodhi tree, Hui Neng explained the Tung Shan Dharma-door. Hui Neng obtained the Dharma at Tung Shan and has undergone much suffering, as if his life was hanging by a thread. “Today, in this gathering of magistrate and officials, of Bhikshus, Bhikshunis, Taoists, and laymen, there is not one of you who is not here because of accumulated ages of karmic conditions. Because in past lives you have made offerings to the Buddhas and planted good roots in common ground, you now have the opportunity to hear Sudden Teaching, which is an opportunity to obtain the Dharma. This teaching has been handed down by former sages; it is not Hui Neng’s own wisdom. You, who wish to hear the teaching of the former sages, should first purify your minds. After hearing it, cast aside your doubts, and that way you will be no different from the sages of the past.” Hearing this Dharma, the entire assembly was delighted, made obeisance and withdrew. 

 

 

Phẩm thứ hai—The second chapter—Bát Nhã—Prajna

Ngày khác, Vi Sứ Quân thưa thỉnh, Tổ đăng tòa bảo đại chúng rằng: “Tất cả nên tịnh tâm niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa.” Lại bảo: “Nầy thiện tri thức, trí Bát Nhã Bồ Đề, người đời vốn tự có, chỉ nhân vì tâm mê không thể tự ngộ, phải nhờ đến đại thiện tri thức chỉ đường mới thấy được tánh. Phải biết người ngu người trí, Phật tánh vốn không khác, chỉ duyên mê ngộ không đồng, do đó nên có ngu trí. Nay tôi vì nói pháp Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, khiến cho các ông, mỗi người được trí tuệ, nên chí tâm lắng nghe, tôi vì các ông mà nói. Này thiện tri thức, có người trọn ngày miệng tụng Bát Nhã nhưng không biết tự tánh Bát Nhã, ví như nói ăn mà không no, miệng chỉ nói không, muôn kiếp chẳng được thấy tánh, trọn không có ích gì. Này thiện tri thức, “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật” là tiếng Phạn, dịch là đại trí tuệ đến bờ kia, nó phải là hành nơi tâm, không phải tụng ở miệng. Miệng tụng mà tâm chẳng hành như huyễn như hóa, như sương, như điển. Miệng niệm mà tâm hành ắt tâm và miệng hợp nhau, bản tánh là Phật, lìa tánh không riêng có Phật—The following day, at the invitation of Magistrate Wei, the Master took his seat and said to the great assembly, “All of you purify your minds and think about Maha Prajna Paramita.” He then said, “All-Knowing Advisors, the wisdom of Bodhi and Prajna is originally possessed by worldly people themselves. It is only because their minds are confused that they are unable to enlighten themselves and must rely on a great Good Knowing Advisor who can lead them to see their Buddha-nature. You should know that the Buddha-nature of stupid and wise people is basically not different. It is only because confusion and enlightenment are different that some are stupid and some are wise. I will now explain for you the Maha Prajna Paramita Dharma in order that each of you may become wise. Pay careful attention and I will explain it to you.” Good Knowing Advisors, worldly people recite ‘Prajna’ with their mouths all day long and yet do not recognize the Prajna of their self-nature. Just as talking about food will not make you full, so, too, if you speak of emptiness you will not see your own nature in ten thousand ages. In the end, you will not have obtained any benefit. Good Knowing Advisors, Maha Prajna Paramita is a Sanskrit word which means ‘great wisdom which has arrived at the other shore.’ It must be practiced in the mind, and not just recited in words. When the mouth recites and the mind does not practice, it is like an illusion, a transformation, dew drops, or lightning. However, when the mouth recites and the mind practices, then mind and mouth are in mutual accord. One’s own original nature is Buddha; apart from the nature there is no other Buddha.

 

 Sao gọi là Ma Ha? Ma Ha là lớn, tâm lượng rộng lớn ví như hư không, không có bờ mé, cũng không có vuông tròn, lớn nhỏ, cũng không phải xanh, vàng, đỏ, trắng, cũng không có trên dưới, dài ngắn, cũng không sân, không hỷ, không phải, không quấy, không thiện không ác, không có đầu, không có đuôi, cõi nước chư Phật, trọn đồng với hư không, diệu tánh của người đời vốn không, không có một pháp có thể được, tự tánh chơn không cũng lại như thế. Này thiện tri thức, chớ nghe tôi nói “không” liền chấp không, thứ nhất là không nên chấp “không,” nếu để tâm “không” mà ngồi tịnh tọa, đó tức là chấp “vô ký không.” Này thiện tri thức, thế giới hư không hay bao hàm vạn vật sắc tượng, mặt trời, mặt trăng, sao, núi, sông, đất liền, khe suối, cỏ cây, rừng rậm, người lành người dữ, pháp lành pháp dữ, thiên đường địa ngục, tất cả biển lớn, các núi Tu Di, thảy ở trong hư không. Tánh của người đời lại cũng như thế. Này thiện tri thức, tự tánh hay bao hàm muôn pháp ấy là đại. Muôn pháp ở trong tự tánh của mọi người, nếu thấy tất cả người ác cùng với lành, trọn đều không có chấp, không có bỏ, cũng không nhiễm trước, tâm cũng như hư không, gọi đó là đại, nên gọi là Ma Ha—What is meant by Maha? Maha means ‘great.’ The capacity of the mind is vast and great like empty space, and has no boundaries. It is not square or round, great or small. Neither is it blue, yellow, red, white. It is not above or below, or long or short. It is without anger, without joy, without right, without wrong, without good, without evil, and it has no head or tail. All Buddha-lands are ultimately the same as empty space. The wonderful nature of worldly people is originally empty, and there is not a single dharma which can be obtained. The true emptiness of the self-nature is also like this. Good Knowing Advisors, do not listen to my explanation of emptiness and then become attached to emptiness. The most important thing is to avoid becoming attached to emptiness. If you sit still with an empty mind you will become attached to undifferentiated emptiness. Good Knowing Advisors, The emptiness of the universe is able to contain the forms and shapes of the ten thousand things: the sun, moon, and stars; the mountains, rivers, and the great earth; the fountains, springs, streams, torrents, grasses, trees, thickets, and forests; good and bad people, good and bad dharmas, the heavens and the hells, all the great seas, Sumeru and all moutains; all are contained within emptiness. The emptiness of the nature of worldly men is also like this. Good Knowing Advisors, the ability of one’s own nature to contain the ten thousand dharmas is what is meant by ‘great.’ The myriad dharmas are within the nature of all people. If you regard all people, the bad as well as the good, without grasping or rejecting, without producing a defiling attachment, your mind will be like empty space. Therefore, it is said to be ‘great,’ or ‘Maha.’

 

·Này thiện tri thức, người mê miệng nói, người trí tâm hành. Lại có người mê, để tâm rỗng không, ngồi tịnh tọa, trăm việc không cho nghĩ tự gọi là đại, bọn người nầy không nên cùng họ nói chuyện, vì họ là tà kiến. Này thiện tri thức, tâm lượng rộng lớn khắp giáp cả pháp giới, dụng tức rõ ràng phân minh, ứng dụng liền biết tất cả, tất cả tức một, một tức tất cả, đi lại tự do, tâm thể không bị ngăn ngại tức là Bát Nhã. Này thiện tri thức, tất cả trí Bát Nhã đều từ tự tánh sanh, chẳng từ bên ngoài vào, chớ lầm dụng ý nên gọi là chơn chánh tự dụng. Một chơn thì tất cả chơn, tâm lượng rộng lớn không đi theo con đường nhỏ, miệng chớ trọn ngày nói không mà trong tâm chẳng tu hạnh nầy, giống như người phàm tự xưng là quốc vương trọn không thể được, không phải là đệ tử của ta—Good Knowing Advisors, the mouth of the confused person speaks, but the mind of the wise person practices. There are deluded men who sit still with empty minds, vainly thinking of nothing and declaring that to be something great. One should not speak with these people because of their deviant views. GoodKnowing Advisors, the capacity of the mind is vast and great, encompassing the Dharma realm. Its function is to understand clearly and distinctly. Its correct function is to know all. All is one; one is all. Coming and going freely, the mind’s substance is unobstructed. That is Prajna. Good Knowing Advisors, all Prajna wisdom is produced from one’s own nature; it does not enter from outside. Using the intellect correctly is called the natural function of one’s true nature. One truth is all truth. The mind has the capacity for great things, and is not meant for practicing petty ways. Do not talk about emptiness with your mouth all day and in your mind fail to cultivate the conduct that you talk of. That would be like a common person calling himself the king of a country, which cannot be. People like that are not my disciples. 

·Này thiện tri thức, sao gọi là Bát Nhã? Bát Nhã nghĩa là “trí tuệ.” Tất cả chỗ, tất cả thời, mỗi niệm không ngu, thường hành trí huệ tức là Bát Nhã hạnh. Một niệm ngu khởi lên, tức là Bát Nhã bặt. Một niệm trí khởi lên, tức là Bát Nhã sanh. Người đời ngu mê không thấy Bát Nhã, miệng nói Bát Nhã mà trong tâm thường ngu, thường tự nói ta tu Bát Nhã, niệm niệm nói không nhưng không biết được chơn không. Bát Nhã không có hình tướng, tâm trí tuệ ấy vậy. Nếu khởi hiểu như thế tức gọi là Bát Nhã trí—Good Knowing Advisors, what is meant by ‘Prajna?’ Prajna in our language means wisdom. Everywhere and at all times, in thought after thought, remain undeluded and practice wisdom constantly; that is Prajna conduct. Prajna is cut off by a single deluded thought. By one wise thought, Prajna is produced. Worldly men, deluded and confused, do not see Prajna. They speak of it with their mouths, but their minds are always deluded. They constantly say of themselves, ‘I cultivate Prajna!’ And though they continually speak of emptiness, they are unaware of true emptiness. Prajna, without form or mark, is just the wisdom of the mind. If thus explained, this is Prajna wisdom.

 

 Sao gọi là Ba La Mật? Đây là tiếng Phạn, có nghĩa là “đến bờ kia,” giải nghĩa là “lìa sanh diệt.” Chấp cảnh thì sanh diệt khởi như nước có sóng mồi, tức là bờ bên nầy, lìa cảnh thì không sanh diệt như nước thường thông lưu, ấy gọi là bờ kia, nên gọi là Ba La Mật—What is meant by Paramita? It is a Sanskrit word which in our language means ‘arrived at the other shore,’ and is explained as ‘apart from production and extinction.’ When one is attached to states of being, production and extinction arise like waves. States of being, with no production or extinction, is like free flowing water. That is what is meant by ‘the other shore.’ Therefore, it is called ‘Paramita.’

 

Này thiện tri thức, người mê miệng tụng, chính khi đang tụng mà có vọng, có quấy; niệm niệm nếu hành Bát Nhã, ấy gọi là chơn tánh. Người ngộ được pháp nầy, ấy là pháp Bát Nhã, người tu hạnh nầy, ấy là hạnh Bát Nhã. Không tu tức là phàm, một niệm tu hành, tự thân đồng với Phật—Good Knowing Advisors, deluded people recite with their mouths, but while they recite they live in falsehood and in error. When there is practice in every thought, that is the true nature. You should understand this dharma, which is the Prajna dharma; and cultivate this conduct, which is the Prajna conduct. Not to cultivate is to be a common person, but in a single thought of cultivation, you are equal to the Buddhas.

 

 Này thiện tri thức, phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ Đề. Niệm trước mê tức phàm phu, niệm sau ngộ tức Phật; niệm trước chấp cảnh tức phiền não, niệm sau lìa cảnh tức Bồ Đề—Good Knowing Advisors, common people are Buddhas and affliction is Bodhi. The deluded thoughts of the past are thoughts of a common person. Enlightened future thoughts are the thoughts of a Buddha. Past thoughts attached to states of being are afflictions. And, future thoughts separate from states of being are Bodhi.

 

 Này thiện tri thức, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật tối tôn, tối thượng, tối đệ nhất, không trụ, không qua cũng không lại, chư Phật ba đời thảy đều từ trong đó mà ra. Phải dùng đại trí huệ này đập phá ngũ uẩn, phiền não, trần lao, tu hành như đây quyết định thành Phật đạo, biến tam độc thành giới định huệ—Good Knowing Advisors, Maha Prajna Paramita is the most honored, the most supreme, the foremost. It does not stay; it does not come or go. All Buddhas of the three periods of time emerge from it. You should use great wisdom to destroy affliction, defilement and the five skandhic heaps. With such cultivation as that, you will certainly realize the Buddha Way, transforming the three poisons into morality, concentration, and wisdom.

 

 Này thiện tri thức, pháp môn của tôi đây từ một Bát Nhã phát sanh ra tám muôn bốn ngàn trí tuệ. Vì cớ sao? Vì người đời có tám muôn bốn ngàn trần lao, nếu khôngtrần lao thì trí huệ thường hiện, chẳng lìa tự tánh. Người ngộ pháp nầy tức là vô niệm, vô ức, vô trước, chẳng khởi cuống vọng, dùng tánh chơn như của mình, lấy trí huệ quán chiếu, đối với tất cả pháp không thủ không xả, tức là thấy tánh thành Phật đạo—Good Knowing Advisors, my Dharma-door produces 84,000 wisdom from the one Prajna. Why? Because worldly people have 84,000 kinds of defilement. In the absence of defilement, wisdom is always present since it is not separate from the self-nature. Understand this dharma is simply no-thought, no-remembrance, non-attachment and the non-production of falsehood and error. Use your own true-suchness nature and, by means of wisdom, contemplate and illuminate all dharmas without grasping or rejecting them. That is to see one’s own nature and realize the Buddha Way.

 

Này thiện tri thức, nếu muốn vào pháp giới thậm thâmBát Nhã Tam Muội thì phải tu Bát Nhã hạnh, phải trì tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã, tức được thấy tánh. Nên biết kinh nầy công đức vô lượng vô biên, trong kinh đã khen ngợi rõ ràng, không thể nói đầy đủ được. Pháp môn nầy là tối thượng thừa, vì những người đại trí mà nói, vì những người thượng căn mà nói. Những người tiểu căn tiểu trí nghe pháp nầy, tâm sanh ra không tin. Vì cớ sao? Ví như có một trận mưa lớn, cả cõi nước, thành ấp, chợ búa đều bị trôi giạt cũng như trôi giạt những lá táo. Nếu trận mưa lớn đó mưa nơi biển cả thì không tăng không giảm. Như người đại thừa, hoặc người tối thượng thừa nghe Kinh Kim Cang thì khai ngộ, thế nên biết bản tánh họ tự có trí Bát Nhã, tự dùng trí huệ thường quán chiếu, nên không nhờ văn tự, thí dụ như nước mưa không phải từ trời mà có, nguyên là từ rồng mà dấy lên, khiến cho tất cả chúng sanh, tất cả cỏ cây, hữu tình vô tình thảy đều được đượm nhuần. Trăm sông các dòng đều chảy vào biển cả, hợp thành một thể, trí huệ Bát Nhã nơi bản tánh chúng sanh lại cũng như thế—Good Knowing Advisors, if you wish to enter the extremely deep Dharma realm and the Prajna samadhi, you must cultivate the practice of Prajna. Hold and recite the ‘Diamond Prajna Paramita Sutra’ and that way you will see your own nature. You should know that the merit and virtue of this sutra is immeasurable, unbounded, and indescribable, as the Sutra text itself clearly states. This Dharma-door is the Superior Vehicle, that is taught to the people of great wisdom and superior faculties. When people of limited faculties and wisdom hear it, their minds give rise to doubt. Why is that? Take this example, the rains which the heavenly dragons shower on Jambudvipa. Cities and villages drift about in the flood like thorns and leaves. But if the rain falls on the great sea, its water neither increases nor decreases. If people of the Great Vehicle, the Most Superior Vehicle, hear the Diamond Sutra, their minds open up, awaken and understand. Then they know that their original nature itself possesses the wisdom of Prajna. Because they themselves use this wisdom constantly to contemplate and illuminate. And they do not rely on written words. Take for example, the rain does not come from the sky. The truth is that the dragons cause it to fall in order that all living beings, all plants and trees, all those with feeling and those without feeling may receive its moisture. In a hundred streams, it flows into the great sea and there unites in one substance. The wisdom of the Prajna of the original nature of living beings acts the same way.

Này thiện tri thức, người tiểu căn nghe pháp môn đốn giáo nầy ví như là cỏ cây, cội gốc của nó vốn nhỏ, nếu bị mưa to thì đều ngã nghiêng không thể nào tăng trưởng được, người tiểu căn lại cũng như vậy, vốn không có trí huệ Bát Nhã cùng với người đại trí không sai biệt, nhơn sao nghe pháp họ không thể khai ngộ? Vì do tà kiến chướng nặng, cội gốc phiền não sâu, ví như đám mây lớn che kín mặt trời, nếu không có gió thổi mạnh thì ánh sáng mặt trời không hiện. Trí Bát Nhã cũng không có lớn nhỏ, vì tất cả chúng sanh tự tâm mê ngộ không đồng, tâm thể bên ngoài thấy có tu hành tìm Phật, chưa ngộ được tự tánh tức là tiểu căn. Nếu khai ngộ đốn giáo không thể tu ở bên ngoài, chỉ nơi tâm mình thường khởi chánh kiến, phiền não trần lao thường không bị nhiễm tức là thấy tánh—

 

·Good Knowing Advisors, when people of limited faculties hear this Sudden Teaching, they are like the plants and trees with shallow roots which, washed away by the great rain, are unable to grow. But at the same time, the Prajna wisdom which people of limited faculties possess is fundamentally no different from the Prajna that men of great wisdom possess. Hearing this Dharma, why do they not become enlightened? It is because the obstacle of their deviant views is a formidable one and the root of their afflictions is deep. It is like when thick clouds cover the sun. If the wind does not blow, the sunlight will not be visible. ‘Prajna’ wisdom is itself neither great nor small. Living beings differ because their own minds are either confused or enlightened. Those of confused minds look outwardly to cultivate in search of the Buddha. Not having awakened to their self-nature yet, they have small roots. When you become enlightened to the Sudden Teaching, you do not grasp onto the cultivation of external things. When your own mind constantly gives rise to right views, afflictions and defilement can never stain you. That is what is meant by seeing your own nature.

 

 Này thiện tri thức, trong ngoài không trụ, đi lại tự do, hay trừ tâm chấp, thông đạt không ngại, hay tu hạnh nầy cùng kinh Bát Nhã vốn không sai biệt—Good Knowing Advisors, the ability to cultivate the conduct of not dwelling inwardly or outwardly, of coming and going freely, of casting away the grasping mind, and of unobstructed penetration, is basically no different from the Prajna Sutra.

 

 Nầy thiện tri thức, tất cả kinh điển và các văn tự, đại thừa, tiểu thừa, 12 bộ kinh đều nhơn người mà an trí, nhơn tánh trí tuệ mới hay dựng lập. Nếu không có người đời thì tất cả muôn pháp vốn tự chẳng có, thế nên biết muôn pháp vốn tự nhơn nơi người mà dựng lập, tất cả kinh điển nhơn người mà nói có, nhơn vì trong người kia có ngu và có trí, người ngu là tiểu nhơn, người trí là đại nhơn, người ngu hỏi nơi người trí, người trí vì người ngu mà nói pháp, người ngu bỗng nhiên ngộ hiểu, tâm được khai tức cùng với người trí không sai khác—Good Knowing Advisors, all sutras and writings of the Great and Small Vehicles, the twelve divisions of sutras, have been devised for people and established based on the nature of wisdom. If there were no people, the ten thousand dharmas would not exist. Therefore you should know that all dharmas are originally postulated for people and all sutras are spoken for their sake. Some people are deluded and some are wise; the deluded are small people and the wise are great people. The deluded people question the wise and the wise people teach Dharma to the deluded people. When the deluded people suddenly awaken and understand, their minds open to enlightenment and, therefore they are no longer different from the wise. 

 Nầy thiện tri thức, chẳng ngộ tức Phật là chúng sanh, khi một niệm ngộ chúng sanh là Phật. Thế nên biết muôn pháp trọn ở nơi tự tâm, sao chẳng từ trong tâm liền thấy được chân như bản tánh? Kinh Bồ Tát Giới nói rằng: “Bản tánh của ta nguyên tự thanh tịnh, nếu biết được tự tâm thấy tánh đều thành Phật đạo. Kinh Tịnh Danh nói: “Liền khi đó bỗng hoát nhiên được bản tâm.”—Good knowing Advisors, unenlightened, the Buddha is a living being. At the time of a single enlightened thought, the living being is a Buddha. Therefore, you should know that the ten thousand dharmas exist totally within your own mind. Why don’t you, from within your own mind, suddenly see the truth (true suchness) of your original nature. The Bodhisattva-Sila-Sutra says, ‘Our fundamental self-nature is clear and pure.’ If we recognize our own mind and see the nature, we shall perfect the Buddha Way. The Vimalakirti Nirdesha Sutra says, ‘Just then, you suddenly regain your original mind.’ 

 Nầy thiện tri thức, khi xưa ta ở nơi Ngũ Tổ Nhẫn, một phen liền được ngộ, chóng thấy chơn như bản tánh, khi ấy đem giáo pháp nầy lưu hành khiến cho người học đạo chóng ngộ được Bồ Đề, mỗi người tự quán nơi tâm, tự thấy bản tánh, nếu tự chẳng ngộ phải tìm những bậc đại thiện tri thức, người hiểu được giáo pháp tối thượng thừa, chỉ thẳng con đường, ấy là thiện tri thức, có nhơn duyên lớn, chỗ gọi là hóa đạo khiến được thấy tánh. Tất cả pháp lành nhơn nơi thiện tri thức mà hay phát khởi. Ba đời chư Phật, 12 bộ kinh, ở trong tánh của người vốn tự có đủ, không có thể tự ngộ thì phải nhờ thiện tri thức chỉ dạy mới thấy. Nếu tự mình ngộ thì không nhờ bên ngoài, nếu một bề chấp bảo rằng phải nhờ thiện tri thức khác mong được giải thoát thì không có lẽ ấy. Vì cớ sao? Trong tự tâmtri thức tự ngộ, nếu khởi tà mê vọng niệm điên đảo thì thiện tri thức bên ngoài, tuy có giáo hóa chỉ dạy, cũng không thể cứu được. Nếu khởi chánh chơn Bát Nhã quán chiếu thì trong khoảng một sát na vọng niệm đều diệt, nếu biết tự tánh một phen ngộ tức đến quả vị Phật— Good Knowing Advisors, when I was with the High Master Jen, I was enlightened as soon as I heard his words and suddenly saw the true suchness (truth) of my own original nature. That is why I am spreading this method of teaching which leads students of the Way to become enlightened suddenly to Bodhi, as each contemplates his own mind and sees his own original nature. If you are unable to enlighten youself, you must seek out a great Good Knowing Advisor, one who understands the Dharma of the Most Superior Vehicle and who will direct you to the right road. Such a Good Knowing Advisor possesses great karmic conditions, which is to say that he will transform you, guide you and lead you to see your own nature. It is because of the Good Knowing Advisor that all wholesome Dharmas can arise. All the Buddhas of the three eras (periods of time), and the twelve divisions of Sutra texts as well, exist within the nature of people, that is originally complete within them. If you are unable to enlighten yourself, you should seek out the instruction of a Good Knowing Advisor who will lead you to see your nature. If you are one who is able to achieve self-enlightenment, you need not seek a teacher outside. If you insist that it is necessary to seek a Good Knowing Advisor in the hope of obtaining liberation, you are mistaken. Why? Within your own mind, there is self-enlightenment, which is a Good Knowing Advisor itself. But if you give rise to deviant confusion, false thoughts and perversions, though a Good Knowing Advisor outside of you instructs you, he cannot save you. If you give rise to genuine Prajna contemplation and illumination, in the space of an instant, all false thoughts are eliminated. If you recognize your self-nature, in a single moment of enlightenment, you will arrive at the level of Buddha. 

 Nầy thiện tri thức! Trí tuệ quán chiếu, trong ngoài sáng suốt, biết bổn tâm mình, nếu biết bổn tâm tức là gốc của sự giải thoát. Nếu được giải thoát tức là Bát Nhã Tam Muội, tức là vô niệm. Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp mà tâm không nhiễm trước ấy là vô niệm, dụng tức khắp tất cả chỗ, cũng không dính mắc tất cả chỗ, chỉ thanh tịnh nơi bổn tâm khiến sáu thức ra sáu cửa đối trong sáu trần không nhiễm, không tạp, đi lại tự do, thông dụng không kẹt, tức là Bát Nhã Tam Muội, tự tại giải thoát gọi là vô niệm hạnh. Nếu trăm vật chẳng nghĩ, chính khi đó khiến cho niệm bặt đi, ấy là pháp phược, ấy gọi là biên kiến—Good Knowing Advisor, when you contemplate and illuminate with the wisdom, which brightly penetrates within and without, you recognize your original mind. The recognition of your original mind is the original liberation. The attainment of liberation is the Prajna Samadhi, thus no-thought. What is meant by ‘no-thought?’ No-thought means to view all dharmas with a mind undefiled by attachment. The function of the mind pervades all places but is nowhere attached. Merely purify your original mind to cause the six consciousnesses to go out the six gates, to be undefiled and unmixed among the six objects, to come and go freely and to penetrate without obstruction. That is the Prajna Samadhi, freedom and liberation, and it is called the practice of no-thought. Not thinking of the hundred things and constantly causing your thought to be cut off is called Dharma-bondage and is an extremist view.

 Nầy thiện tri thức, người ngộ được pháp vô niệm thì muôn pháp đều không, người ngộ được pháp vô niệm thì thấy cảnh giới của chư Phật, người ngộ được pháp vô niệm thì đến địa vị Phật—Good Knowing Advisors, one who awakens to the no-thought dharma completely penetrates the ten thousand dharmas; one who awakens to the no-thought dharma sees all Buddha realms; one who awakens to the no-thought dharma arrives at the Buddha position.

·Nầy thiện tri thức, đời sau người được pháp của ta, đem pháp môn đốn giáo nầy, đối với hàng người đồng kiến đồng hành phát nguyện thọ trì như là thờ Phật, cố gắng tu thân không dám lui sụt thì quyết định vào quả vị Thánh, nhưng phải truyền trao, từ trước đến giờ, thầm truyền trao phó chớ không được dấu kín chánh pháp. Nếu không phải là hàng đồng kiến đồng hành, ở trong pháp môn khác thì không được truyền trao, e tổn tiền nhơn kia, cứu cánh vô ích, sợ người ngu không hiểu, chê bai pháp môn nầy rồi trăm kiếp ngàn đời đoạn chủng tánh Phật—Good Knowing Advisors, those of future generations who obtain my Dharma, should take up this Sudden Teaching. The Dharma door including those of like views and like practice should vow to receive and uphold it as if serving the Buddhas. To the end of their lives they should not retreat, and they will certainly enter the holy position. In this way, it should be transmitted from generation to generation. It is silently transmitted. Do not hide away the orthodox Dharma and do not transmit it to those of different views and different practice, who believe in other teachings, since it may harm them and ultimately be of no benefit. I fear that deluded people may misunderstand and slander this Dharma-door and, therefore will cut off their own nature, which possesses the seed of Buddhahood for hundreds of ages and thousands of lifetimes.

Nầy thiện tri thức, tôi có một bài tụng Vô Tướng, mỗi người phải tụng lấy, người tại gia, người xuất gia chỉ y đây mà tu, nếu không tự tu, chỉ ghi nhớ lời của tôi thì cũng không có ích gì. Nghe tôi tụng đây:

Thông cả thuyết và tâm,

Như mặt trời giữa hư không,

Chỉ truyền pháp kiến tánh,

Ra đời phá tà tông.

Pháp thì không đốn tiệm,

Mê ngộ có mau chậm,

Chỉ pháp kiến tánh nầy,

Người ngu không thể hiểu,

Nói tuy có muôn thứ,

 Trở về lý chỉ một,

Phiền não trong nhà tối,

Thường phải sanh mặt trời huệ,

Tà đến phiền não sanh,

Chánh đến phiền não dứt,

Tà chánh đều không dùng,

 Thanh tịnh mới hoàn toàn.

 Bồ Đề vốn tự tánh,

 Khởi tâm tức tà vọng,

 Tâm tịnh ở trong vọng,

 Chỉ chánh không ba chướng.

 Người đời nếu tu hành,

 Tất cả chẳng trọn ngại,

 Thường tự thấy lỗi mình,

 Cùng đạo đức tương đương.

 Sắc loại tự có đạo,

 Đều chẳng chướng ngại nhau,

 Lìa đạo riêng tìm đạo,

 Trọn đời không thấy đạo.

 Lăng xăng qua một đời,

 Kết cuộc cũng tự phiền, 

 Muốn thấy đạo chơn thật,

 Hạnh chánh tức là đạo.

 Nếu khôngtâm đạo,

 Hạnh tối không thấy đạo.

 Người chơn chánh tu hành,

 Không thấy lỗi thế gian,

 Nếu thấy lỗi người khác,

 Lỗi mình đã đến bên,

 Người quấy ta chẳng quấy,

 Ta quấy tự có lỗi.

 Chỉ dẹp lỗi nơi tâm,

 Phá trừ các phiền não,

 Yêu ghét chẳng bận lòng,

 Duỗi thẳng hai chân ngủ.

 Như mặt trời giữa hư không,

 Muốn nghĩ giáo hóa người,

 Tự phải có phương tiện,

 Chớ khiến người nghi ngờ,

 Tức là tự tánh hiện.

 Phật pháp nơi thế gian,

 Không lìa thế gian giác,

 Lìa thế tìm Bồ Đề,

 Giống như tìm sừng thỏ.

 Chánh kiến gọi xuất thế,

 Tà kiếnthế gian,

 Tà chánh đều dẹp sạch,

 Tánh Bồ Đề hiện rõ.

 Tụng nầy là đốn giáo,

 Cũng gọi thuyền đại pháp,

 Mê nghe trải nhiều kiếp,

 Ngộ trong khoảng sát na.

Tổ lại bảo: “Nay ở chùa Đại Phạm nói pháp đốn giáo nầy, khắp nguyện cả pháp giới chúng sanh ngay lời nói nầy đều được thấy tánh thành Phật.” Khi ấy Vi Sử Quân cùng quan liêu đạo tục nghe Tổ nói, không ai mà chẳng tỉnh ngộ, đồng thời làm lễ đều tán thán: “Lành thay! Đâu ngờ ở Lãnh Nam có Phật ra đời!”—Good Knowing Advisors, I have a verse of no-mark, which you should all recite. Those at home and those who have left home should cultivate accordingly. If you do not cultivate it, memorizing it will be of no use. Listen to my verse:

“With speech and mind both understood,

Like the sun whose place is in space,

Just spread the ‘seeing-the-nature way’

 Appear in the world to destroy false doctrines.

 

 Dharma is neither sudden nor gradual,

 Delusion and awakening are slow and

 quick

 But deluded people cannot comprehend

 This Dharma-door of seeing-the-nature.

 Although it is said in ten thousand ways,

 United, the principles return to one;

 In the dark dwelling of defilements,

 Always produce the sunlight of wisdom.

 

 The deviant comes and affliction arrives,

 The right comes and affliction goes.

 The false and true both cast aside,

 In clear purity the state of no residue is attained.

 

 Bodhi is the original self-nature;

 Giving rise to a thought is wrong;

 The pure mind is within the false:

 Only the right is without the three

 obstructions.

 

 If people in the world practice the Way,

 They are not hindered by anything.

 By constantly seeing their own transgressions,

 They are in accord with the Way.

 

 Each kind of form has its own way

 Without hindering one another;

 Leaving the Way to seek another way

 To the end of life is not to see the Way.

 

 A frantic passage through a life,

 Will bring regret when it comes to its end.

 Should you wish for a vision of the true Way,

 Right practice is the Way.

 

 If you don’t have a mind for the Way,

 You walk in darkness blind to the Way;

 If you truly walk the Way,

 You are blind to the faults of the world.

 

 If you attend to others’ faults,

 Your fault-finding itself is wrong;

 Others’ faults I do not treat as wrong;

 My faults are my own transgressions.

 

 Simply cast out the mind that finds fault,

 Once cast away, troubles are gone;

 When hate and love don’t block the mind,

 Stretch out both legs and then lie down.

 

 If you hope and intend to transform others, 

 You must perfect expedient means.

 Don’t cause them to have doubts, and then

 Their self-nature will apear.

 

 The Buddhadharma is here in the world;

 Enlightenment is not apart from the world.

 To search for Bodhi apart from the world

 Is like looking for a hare with horns.

 

 Right views are transcendental;

 Deviant views are all mundane.

 Deviant and right completely destroyed:

 The Bodhi nature appears spontaneously.

 

 This verse is the Sudden Teaching,

 Also called the great Dharma boat.

 Hear in confusion, pass through ages,

 In an instant’s space, enlightenment.

 The Master said further, “In the Ta Fan Temple I have just now spoken the Sudden Teaching, making the universal vow that all living beings of the Dharma realm will see their nature and realize Buddhahood as they hear these words.” Then among Magistrate Wei and the officials, Taoists and lay people who heard what the Master said, there were none who did not awaken. Together they made obeisance and exclaimed with delight, “Good indeed! Who would have thought that in Ling Nan a Buddha would appear in the world.” 


Phẩm thứ ba—Chapter three

Nghi Vấn—Doubts & Questions

 

Một hôm Vi Thứ Sử vì Tổ thiết đại hội trai; trai xong, thứ sử thỉnh Tổ đăng tòa, quan liêu sĩ thứ đều thành kính lễ bái, hỏi rằng: “Đệ tử nghe Hòa Thượng thuyết pháp, thật không thể nghĩ bàn, nay có một ít nghi, cúi mong Hòa Thượng đại từ đại bi đặc biệt giải nói.”—One day, Magistrate Wei arranged a great vegetarian feast on behalf of the Master. After the meal, the Magistrate asked the Master to take his seat. Together with officials, scholars, and the assmebly, he bowed reverently and asked, “Your disciple has heard the High Master explain the Dharma. It is truly inconceivable. I now have a few doubts and hope you will be compassionate and resolve them for me.”

 

 Tổ bảo rằng: “Có nghi liền hỏi, tôi sẽ vì các ông mà nói.”

Thứ sử thưa rằng: “Hòa Thượng nói pháp đâu không phải là tông chỉ của Tổ Đạt Ma ư?”

 Tổ bảo: “Đúng vậy!”

The Master said, “If you have any doubts, please ask me and I will explain.”

 The Honorable Wei said, “Is not what the Master speaks the same as the doctrine of Bodhidharma?”

 The Master replied, “It is.”

 Thứ sử thưa: “Đệ tử nghe Tổ Đạt Ma khi mới đến vua Lương Võ Đế, Võ Đế hỏi rằng: “Trẩm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?” Tổ Đạt Ma bảo: “Thật không có công đức.” Đệ tử chưa thấu được lẽ nầy, cúi mong Hòa Thượng từ bi giảng giải—The Magistrate asked, “Your disciple has heard that when Bodhidharma first instructed the Emperor Wu of Liang, the Emperor asked him, “All my life I have built temples, given sanction to the Sangha, practiced giving, and arranged vegetarian feasts. What merit and virtue have I gained?” Bodhidharma said, “There was actually no merit and virtue.” I, your disciple, have not yet understood this principle and hope that the High Master will explain it.

 

 Tổ bảo: “Thật không có công đức, chớ nghi lời của bậc Tiên Thánh. Võ Đế tâm tà, không biết chánh pháp, cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai, đó gọi là cầu phước, chớ không thể đem phước đổi làm công đức được. Công đức là ở trong pháp thân, không phải do tu phước mà được.” Tổ lại nói: “Thấy tánh ấy là công, bình đẳng ấy là đức. Mỗi niệm không ngưng trệ, thường thấy bản tánh, chân thật diệu dụng, gọi là công đức. Trong tâm khiêm hạ ấy là công, bên ngoài hành lễ phép ấy là đức. Tự tánh dựng lập muôn pháp là công, tâm thể lìa niệm ấy là đức. Không lìa tự tánh ấy là công, ứng dụng không nhiễm là đức. Nếu tìm công đức pháp thân, chỉ y nơi đây mà tạo, ấy là chơn công đức. Nếu người tu công đức, tâm tức không có khinh, mà thường hành khắp kỉnh. Tâm thường khinh người, ngô ngã không dứt tức là không công, tự tánh hư vọng không thật tức tự không có đức, vì ngô ngã tự đại thường khinh tất cả. Này thiện tri thức, mỗi niệm không có gián đoạn ấy là công, tâm hành ngay thẳng ấy là đức; tự tu tánh, ấy là công, tự tu thân ấy là đức. Này thiện tri thức, công đức phải là nơi tự tánh mà thấy, không phải do bố thí cúng dường mà cầu được. Ấy là phước đức cùng với công đức khác nhau. Võ Đế không biết chân lý, không phải Tổ Sư ta có lỗi.”— The Master said, “There actually was no merit and virtue, though not doubt the words of the sage. Emperor Wu of Liang’s mind was wrong; he did not know the right Dharma. Building temples and giving sanction to the Sangha, practicing giving and arranging vegetarian feasts is called ‘seeking blessings.’ Do not mistake blessings for merit and virtue. Merit and virtue are in the Dharma body, not in the cultivation of blessings.” The Master further said, “Seeing your own nature is merit, and equanimity is virtue. To be unobstructed in every thought, constantly seeing the true, real, wonderful function of your original nature is called merit and virtue. Inner humility is merit and the outer practice of reverence is virtue. Your self-nature establishing the ten thousand dharmas is merit and the mind-substance separate from thought is virtue. Not being separate from the self-nature is merit, and the correct use of the undefiled self-nature is virtue. If you seek the merit and virtue of the Dharma body, simply act according to these principles, for this is true merit and virtue. Those who cultivate merit in their thoughts, do not slight others but always respect them. Those who slight others and do not cut off the ‘me and mine’ are without merit. The vain and unreal self-nature is without virtue, because of the ‘me and mine,’ because of the greatness of the ‘self,’ and because of the constant slighting of others. Good Knowing Advisors, continuity of thought is merit; the mind practicing equality and directness is virtue. Self-cultivation of one’s nature is merit and self-cultivation of the body is virtue. Good Knowing Advisors, merit and virtue should be seen within one’s own nature, not sought through giving and making offerings. That is the difference between blessings and merit and virtue. Emperor Wu did not know the true principle. Our Patriarch was not in error.”

 

 Thứ sử lại hỏi rằng: “Đệ tử thường thấy Tăng tục niệm Phật A Di Đà, nguyện sanh Tây Phương, thỉnh Hòa Thượng nói, được sanh nơi cõi kia chăng? Nguyện vì phá cái nghi nầy.”—The Magistrate asked further, “Your disciple has often seen the Sangha and laity reciting ‘Amitabha Buddha,’ vowing to be reborn in the West. Will the High Master please tell me if they will obtain rebirth there and, so, dispel my doubts?”

 

 Tổ bảo: “Sử quân khéo lắng nghe, Huệ Năng sẽ vì nói. Thế Tôn ở trong thành Xá Vệ nói kinh văn Tây Phương dẫn hóa, rõ ràng cách đây không xa. Nếu luận về tướng mà nói, lý số có mười muôn tám ngàn, tức là trong thân có mười ác tám tà, liền là nói xa, nói xa là vì kẻ hạ căn, nói gần là vì những người thượng trí. Người có hai hạng, nhưng pháp không có hai thứ. Mê ngộ có khác, thấy có mau chậm. Người mê niệm Phật cầu sanh về cõi kia, người ngộ tự tịnh tâm mình. Sở dĩ Phật nói ‘tùy tâm tịnh liền được cõi Phật tịnh. Sử quân người phương Đông, chỉ tâm mình tịnh liền không có tội, tuy người phương Tây tâm không tịnh cũng có lỗi. Người phương Đông tạo tội niệm Phật cầu sanh về phương Tây, còn người phương Tây tạo tội, niệm Phật thì cầu sanh về cõi nào? Phàm ngu không rõ tự tánh, không biết trong thân Tịnh độ, nguyện Đông nguyện Tây, người ngộ thì ở chỗ nào cũng vậy. Sở dĩ Phật nói ‘tùy chỗ mình ở hằng được an lạc. Sử quân, tâm địa chỉ không có cái bất thiện thì Tây phương cách đây không xa. Nếu ôm lòng chẳng thiện, niệm Phật vãng sanh khó đến. Nay khuyên thiện tri thức trước nên dẹp trừ thập ác tức là được mười muôn, sau trừ tám cái tà bèn qua được tám ngàn, mỗi niệm thấy tánh thường hành bình đẳng, đến như trong khảy móng tay, liền thấy Đức Phật A Di Đà. Sử quân chỉ hành mười điều thiện, đâu cần lại nguyện vãng sanh, không đoạn cái tâm thập ác thì có Phật nào đón tiếp. Nếu ngộ được đốn pháp vô sanh, thấy Tây phương chỉ trong khoảng sát na. Còn chẳng ngộ, niệm Phật cầu vãng sanh, thì con đường xa làm sao đến được? Huệ Năngmọi người mà khiến cho quý vị thấy trong sát na cõi Tây phương ở ngay trước mắt, quý vị có muốn thấy hay chăng?”—The Master said, “Magistrate, listen well. Hui Neng will explain it for you. When the World Honored One was in Shravasti City, he spoke of being led to rebirth in the West. The Sutra text clearly states, '‘it is not far from here.’ If we discuss its appearance, it is 108,000 miles away but in immediate terms, it is explained as far distant for those of inferior roots and as nearby for those of superior wisdom. There are two kinds of people, not two kinds of Dharma. Enlightenment and confusion differ, and seeing can be quick or slow. The deluded person recites the Buddha’s name, seeking rebirth there, while the enlightened person purifies his own mind. Therefore, the Buddha said, ‘As the mind is purified, the Buddhaland is purified.’ Magistrate, if the person of the East merely purifies his mind, he is without offense. Even though one may be of the West, if his mind is impure, he is at fault. The person of the East commits offenses and recites the Buddha's name, seeking rebirth in the West. When the person of the West commits offenses and recites the Buddha’s name, in what country does he seek rebirth? Common, deluded people do not understand their self-nature and do not know that the Pure Land is within themselves. Therefore, they make vows for the East and vows for the West. To enlightened people, all places are the same. As the Buddha said, ‘In whatever place one dwells, there is constant peace and happiness.’ Magistrate, if the mind-ground is only without unwholesomeness, the West is not far from here. If one harbors unwholesome thoughts, one may recite the Buddha’s name but it will be difficult to attain that rebirth. Good Knowing Advisors, I now exhort you all to get rid of the ten evils first and you will have walked one hundred thousand miles. Next get rid of the eight deviations and you will have gone eight thousand miles. If in every thought you see your own nature, always practice impartiality and straightforwardness, you will arrive in a finger-snap and see Amitabha. Magistrate, merely practice the ten wholesome acts; then what need will there be for you to vow to be reborn there? But if you do not rid the mind of the ten evils, what Buddha will come to welcome you? If you become enlightened to the sudden dharma of the unproduced, you will see the West in an instant. Unenlightened, you may recite the Buddha’s name seeking rebirth but since the road is so long, how can you traverse it? Hui-Neng will move to the West here in the space of an instant so that you may see it right before your eyes. Do you wish to see it? ”

 

 Chúng đều đảnh lễ thưa rằng: “Nếu ở cõi nầy mà thấy được thì đâu cần phải nguyện vãng sanh, nguyện Hòa Thượng từ bi liền hiện Tây phương khiến cho tất cả được thấy.”—The entire assembly bowed and said, “If we could see it here, what need would there be to vow to be reborn there? Please, High Master, be compassionate and make the West appear so that we might see it.”

 

 Tổ bảo rằng: “Nầy đại chúng! Người đời tự sắc thân là thành, mắt tai mũi lưỡi là cửa, ngoài có năm cửa, trong có cửa ý. Tâm là đất, tánh là vua, vua ở trên đất tâm, tánh còn thì vua còn, tánh mất đi thì vua cũng mất. Tánh ở thì thân tâm còn, tánh đi thì thân tâm hoại. Phật nhằm ở trong tánh mà tạo, chớ hướng ra ngoài mà cầu. Tự tánh mê, tức là chúng sanh, tự tánh giác tức là Phật. Từ bi tức là Quán Thế AÂm, hỷ xả gọi là Đại Thế Chí, hay tịnh tức là Đức Thích Ca, bình trực tức là Phật A Di Đà. Nhơn ngã ấy là Tu Di, tà tâm là biển độc, phiền não là sóng mói, độc hại là rồng dữ, hư vọngquỷ thần, trần lao là rùa trạnh, tham sân là địa ngục, ngu sisúc sanh. Nầy thiện tri thức! Thường làm mười điều lành thì thiên đường liền đến, trừ nhơn ngã thì núi Tu Di ngã, dẹp được tham dục thì biển nước độc khô, phiền não không thì sóng mói mất, độc hại trừ thì rồng cá đều dứt. Ở trên tâm địa mình là giác tánh Như Lai phóng đại quang minh, ngoài chiếu sáu cửa thanh tịnh hay phá sáu cõi trời dục, tự tánh trong chiếu ba độc tức liền trừ địa ngục, vân vân., các tội một lúc đều tiêu diệt, trong ngoài sáng tột, chẳng khác với cõi Tây phương, không chịu tu như thế nầy làm sao đến được cõi kia?”—The Master said, “Great assembly, the worldly person’s own physical body is the city, and the eye, ear, nose, tongue, and body are the gates. Outside there are five gates and inside there is a gate of the mind. The mind is the ‘ground’ and one’s nature is the ‘king.’ The ‘king’ dwells on the mind ‘ground.’ When the nature is present, the king is present but when the nature is absent, there is no king. When the nature is present, the body and mind remain, but when the nature is absent, the body and mind are destroyed. The Buddha is made within the self-nature. Do not seek outside the body. Confused, the self-nature is a living being: enlightened, it is a Buddha. ‘Kindness and compassion’ are Avalokitesvara and ‘sympathetic joy and giving’ are Mahasthamaprapta. ‘Purification’ is Sakyamuni, and ‘equanimity and directness’ are Amitabha. ‘Others and self’ are Mount Sumeru and ‘deviant thoughts’ are the ocean water. ‘Afflictions’ are the waves. ‘Cruelty’ is an evil dragon. ‘Empty falseness’ is ghosts and spirits. ‘Defilement’ is fish and turtles, ‘greed and hatred’ are hell, and ‘delusion’ is animals.Good Knowing Advisors, always practice the ten good practices and the heavens can easily be reached. Get rid of others and self, and Mount Sumeru topples. Do away with deviant thought, and the ocean waters dry up. Without defilements, the waves cease. End cruelty and there are no fish or dragons. The Tathagata of the enlightened nature is on your own mind-ground, emitting a great bright light which outwardly illuminates and purifies the six gates and breaks through the six desire-heavens Inwardly, it illuminates the self-nature and casts out the three poisons. The hells and all such offenses are destroyed at once. Inwardly and outwardly, there is a bright penetration. This is no different from the West. But if you do not cultivate, how can you go there?"

 

 Đại chúng nghe nói đều rõ ràng thấy được tự tánh, thảy đều lễ bái, đều tán thán: “Lành thay!” Thưa rằng: “Khắp nguyện pháp giới chúng sanh nghe đó một thời liền ngộ hiểu.”—On hearing this speech, the members of the great assembly clearly saw their own natures. They bowed together and exclaimed, “This is indeed good! May all living beings of the Dharma Realm who have heard this awaken at once and understand.”

 

 Tổ bảo: “Nầy thiện tri thức! Nếu muốn tu hành, tại gia cũng được, không cần ở chùa, người ở tại gia mà hay hành như người ở phương Đông mà tâm được thiện, còn người ở chùa mà không tu cũng như người ở phương Tây mà tâm ác vậy. Chỉ tâm thanh tịnh tức là tự tánh Tây phương.”—The Master said, “Good Knowing Advisors, if you wish to cultivate, you may do so at home. You need not be in a monastery. If you live at home and practice, you are like the person of the East, whose mind is good. If you dwell in a monastery but do not cultivate, you are like the person of the West, whose mind is evil. Merely purify your mind; that is the ‘West’ of your self-nature.”

 

 Thứ sử Vi Cừ lại hỏi rằng: “Người tại gia làm sao tu hành? Cúi xin Hòa Thượng từ bi chỉ dạy.”—The Honorable Wei asked further, “How should those at home cultivate? Please instruct us.”

 

 Tổ bảo: “Tôi vì đại chúng làm một bài tụng Vô Tướng, chỉ y đây mà tu, thường cùng tôi đồng ở không khác, nếu không tu như thế nầy dù có cạo tóc xuất gia đối với đạo cũng không có ích gì. Tụng rằng:

 Tâm bình không nhọc giữ giới,

 Hạnh thẳng không cần tu thiền,

 AÂn thì nuôi dưỡng cha mẹ,

 Nghĩa thì trên dưới thương nhau,

 Nhường thì trên dưới hòa mục,

 Nhẫn thì các ác không ổn,

 Nếu hay dùi cây ra lửa,

 Trong bùn quyết mọc sen hồng,

 Đắng miệng tức là thuốc hay,

 Nghịch tai là lời ngay thẳng,

 Sửa lỗi ắt sanh trí huệ,

 Giữ quấy trong tâm không hiền,

 Mỗi ngày thường làm lợi ích,

 Thành đạo không do thí tiền,

 Bồ Đề chí hướng tâm tìm,

 Đâu nhọc hướng ngoại cầu huyền,

 Nghe nói y đây tu hành,

 Cực lạc chỉ ngay trước mắt.

 Tổ lại bảo: “Nầy thiện tri thức! Thảy phải y kệ đây mà tu hành, nhận lấy tự tánh, thẳng đó thành đạo. Pháp không đợi nhau, mọi người hãy giải tán, tôi trở về Tào Khê, chúng nếu có nghi, lại đến hỏi nhau.” Khi ấy Thứ sử, quan liêu ở trong hội, kẻ thiện nam tín nữ mỗi người đều được khai ngộ, tín thọ phụng hành—The Master said, “I have composed a markless verse for the great assembly. Merely rely on it to cultivate and you will be as if always by my side. If you cut your hair and leave home but do not cultivate, it will be of no benefit in pursuing the Way. The verse runs:

“The mind made straight, why toil following rules? 

 The practice sure, of what use is Dhyana meditation?

 Filial deeds support the father and mother.

 Right conduct is in harmony with those

 above and below.

 Deference: the honored and lowly in

 accord with each other.

 Patience: no rumors of the evils of the

 crowd.

 If drilling wood can spin smoke into fire,

 A red-petalled lotus can surely spring from mud.

 Good medicine is bitter to the taste.

 Words hard against the ear must be good advice.

 Correcting failings gives borth to wisdom.

 Guarded errors expose a petty mind.

 Persist daily in just, benevolent deeds.

 Charity is not the means to attain the way.

 Search out Bodhi only in the mind.

 Why toil outside in search of the profound?

 Just as you hear these words, so practice:

 Heavens then appears, right before your eyes.

The Master continued, “Good Knowing Advisors, you in this assembly should cultivate according to this verse to see and make contact with your self-nature and to realize the Buddha Way directly. The Dharma does not wait. The assembly may now disperse. I shall now return to Ts’ao-His. If you have questions, come quickly and ask.” 

 At that time, Magistrate Wei, the officials, the good men and faithful women of the assembly all attained understanding, faithfully accepted and honored the teaching and, therefore, practiced it.

 

 

Phẩm thứ tư—Định Tuệ—The Fourth Chapter—Concentration & Wisdom

 

·Tổ dạy chúng rằng: Nầy thiện tri thức! Pháp môn của ta đây lấy định tuệ làm gốc, đại chúng chớ lầm nói định tuệ riêng. Định tuệ một thể không hai. Định là thể của tuệ, tuệ là dụng của định. Ngay khi tuệ, định ở tại tuệ; ngay khi định, tuệ ở tại định. Nếu biết được nghĩa nầy tức là cái học định tuệ bình đẳng. Những người học đạo chớ nói trước định rồi sau mới phát tuệ, hay trước tuệ rồi sau mới phát định, mỗi cái riêng khác. Khởi cái thấy như thế ấy, thì pháp có hai tướng. Miệng nói lời thiện, mà trong tâm không thiện thì không có định tuệ, định tuệ không bình đẳng. Nếu tâm miệng đều là thiện, trong ngoài một thứ, định tuệ tức là bình đẳng. Tự ngộ tu hành không ở chỗ tranh cãi, nếu tranh trước sau tức là đồng với người mê, không dứt sự hơn thua, trở lại tăng ngã và pháp, không lìa bốn tướng—The Master instructed the assembly: “Good Knowing Advisors, this Dharma-door of mine has concentration and wisdom as its foundation. Great assembly, do not be confused and say that concentration and wisdom are different. Concentration and wisdom are one substance, not two. Concentration is the substance of wisdom, and wisdom is the function of concentration. Where there is wisdom, concentration is in the wisdom. Where there is concentration, wisdom is in the concentration. If you understand this principle, you understand the balanced study of concentration and wisdom. Students of the Way, do not say that first there is concentration, which produces wisdom, or that first there is wisdom, which produces concentration: do not say that the two are different. To hold this view implies a duality of dharma. If your speech is good, but your mind is not, then concentration and wisdom are useless because they are not equal. If mind and speech are both good, the inner and outer are alike, and concentration and wisdom are equal. Self-enlightenment, cultivation, and practice are not a matter for debate. If you debate which comes first, then you are similar to a confused man who does not cut off ideas of victory and defeat, but magnifies the notion of self and dharmas, and does not disassociate himself from the four makrs.

 

Nầy thiện tri thức! Định tuệ ví như cái gì? Ví như ngọn đèn và ánh sáng. Có ngọn đèn tức có ánh sáng, không đèn tức là tối, đèn là thể của ánh sáng, ánh sáng là dụng của đèn; tên tuy có hai mà thể vốn đồng một. Pháp định tuệ nầy lại cũng như thế.”—Good Knowing Advisors, what are concentration and wisdom like? They are like a lamp and its light. With the lamp, there is light. Without the lamp, there is darkness. The lamp is the substance of the light and the light is the function of the lamp. Although there are two names, there is one fundamental substance. The dharma of concentration and wisdom is also thus.”

 

Tổ dạy chúng rằng: “Nầy thiện tri thức! Nhất hạnh tam muội là đối với tất cả chỗ, đi đứng nằm ngồi thường hành một trực tâm ấy vậy.” Kinh Tịnh Danh nói: “Trực tâm là đạo tràng, trực tâmTịnh độ. Tâm đừng làm những chuyện siểm khúc, miệng nói trực, miệng nói nhất hạnh tam muội mà không hành trực tâm, còn hành trực tâm, đối với tất cả các pháp chớ có chấp trước. Người mê chấp pháp tướng, chấp nhất hạnh tam muội, chỉ nói ngồi không động, tâm vọng không khởi tức là nhất hạnh tam muội, người khởi hiểu thế nầy tức là đồng với vô tình, trở lạinhơn duyên chướng đạo—The Master instructed the assembly: “Good Knowing Advisors, the Single Conduct Samadhi is the constant practice of maintaining a direct, straightforward mind in all places, whether one is walking, standing, sitting or lying down. As the Vimalakirti Sutra says, ‘The straight mind is the Bodhimandala; the straight mind is the Pure Land.’ Do not speak of straightness with the mouth only, while the mind and practice are crooked nor speak of the Single Conduct Samadhi without maintaining a straight mind. Simply practice keeping a straight mind and have no attachment to any dharma. The confused person is attached to the marks of dharmas, while holding to the Single Conduct Samadhi and saying, ‘I sit unmoving and falseness does not arise in my mind. That is the Single Conduct Samadhi.’ Such an interpretation serves to make him insensate and obstructs the causes and conditions for attaining the Way.

 

Nầy thiện tri thức! Đạo phải thông lưu, do đâu trở lại ngưng trệ, tâm không trụ nơi pháp, đạo tức là thông lưu. Tâm nếu trụ pháp gọi là tự phược, nếu nói thường ngồi không động, ấy chỉ như Ngài Xá Lợi Phất ngồi yên trong rừng lại bị Ngài Duy Ma Cật quở trách. Nầy thiện tri thức! Lại có người dạy ngồi khán tâm quán tịnh, không động không khởi, từ đây mà lập công khóa, người mê không hiểu liền chấp thành ra điên cuồng, những người như thế nầy thật là đông, dạy nhau như thế, nên biết đó là lầm lớn.”—Good Knowing Advisors, the Way must penetrate and flow. How can it be impeded? If the mind does not dwell in dharmas, the way will penetrate and flow. The mind that dwells in dharmas is in self-bondage. To say that sitting unmoving is correct is to be like Sariputra who sat quietly in the forest but was scolded by Vimalakirti. Good Knowing Advisors, there are those who teach people to sit looking at the mind and contemplating stillness, without moving or arising. They claimed that it has merit. Confused men, not understanding, easily become attached and go insane. There are many such people. Therefore, you should know that teaching of this kind is a greater error.”

 

·Tổ dạy chúng rằng: “Nầy thiện tri thức! Xưa nay chánh giáo không có đốn tiệm, tánh người tự có lợi độn, người mê thì lần lần khế hợp, người ngộ thời chóng tu, tự biết bổn tâm, tự thấy bổn tánh, tức là không có sai biệt, do đó nên lập ra giả danh đốn tiệm. Nầy thiện tri thức! Pháp môn của ta đây từ trước đến nay, trước lập vô niệm làm tông, vô tướng làm thể, vô trụ làm bổn. Vô tướng là đối với tướng mà lìa tướng; vô niệm là đối với niệm mà không niệm; vô trụbản tánh của người. Ở thế gian nào là thiện ác, tốt xấu, cho đến những việc oán cùng với thân, ngôn ngữ xúc chạm, hư dối tranh đua, vân vân, thảy đều đem về không; không nghĩ trả thù hại lại, trong mỗi niệm không nghĩ cảnh trước, nếu niệm trước, niệm hiện tại, niệm sau, trong mỗi niệm tương tục không dứt gọi là hệ phược. Đối trên các pháp mỗi niệm không trụ, tức là không phược, đây là lấy vô trụ làm gốc. Nầy thiện tri thức! Ngoài lìa tất cả tướng gọi là vô tướng, hay lìa nơi tướng, tức là pháp thể thanh tịnh, đây là lấy vô tướng làm thể. Nầy thiện tri thức! Đối trên các cảnh, tâm không nhiễm, gọi là vô niệm. Đối trên niệm thường lìa cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm. Nếu chỉ trăm vật chẳng nghĩ, niệm phải trừ hết, một niệm dứt tức là chết, rồi sẽ sanh nơi khác, ấy là lầm to. Người học đạo suy nghĩ đó, nếu không biết cái ý của pháp thì tự tâm lầm còn có thể, lại dạy người khác, tự mê không thấy lại còn chê bai kinh Phật, vì thế nên lập vô niệm làm tông. Nầy thiện tri thức! Thế nào là lập vô niệm làm tông? Chỉ vì miệng nói thấy tánh, người mê ở trên cảnh có niệm, trên niệm lại khởi tà kiến, tất cả trần lao vọng tưởng từ đây mà sanh. Tự tánh vốn không một pháp có thể được, nếu có sở đắc, vọng nói họa phước tức là trần lao tà kiến, nên pháp môn nầy lập vô niệm làm tông. Nầy thiện tri thức! Vô là vô việc gì? Niệm là niệm vật nào? Vô đó là không có hai tướng, không có các tâm trần lao; niệm là niệm chân như bản tánh. Chân tức là thể của niệm, niệm tức là dụng của chân như, chân như tự tánh khởi niệm, không phải mắt tai mũi lưỡi hay khởi niệm, chân như có tánh cho nên khởi niệm, chân như nếu không có tánh thì mắt tai sắc thanh chính khi ấy liền hoại. Nầy thiện tri thức! Chân như tự tánh khởi niệm, sáu căn tuy có thấy nghe hiểu biết mà không nhiễm muôn cảnh, mà chơn tánh thường tự tại nên kinh nói: “Hay khéo phân biệt các pháp tướng mà đối với nghĩa đệ nhất không có động.”— The Master instructed the assembly: “Good Knowing Advisors, the right teaching is basically without a division into ‘sudden’ and ‘gradual.’ People’s natures themselves are sharp or dull. When the confused person who gradually cultivates and the enlightened person who suddenly connects each recognize the original mind and see the original nature, they are no different. Therefore, the terms sudden and gradual are shown to be false names. Good Knowing Advisors, this Dharma-door of mine, from the past onwards, has been established the first with no-thought as its doctrine, no-mark as its substance, and no-dwelling as its basis. No-mark means to be apart from marks while in the midst of marks. No-thought means to be without thought while in the midst of thought. No-dwelling is the basic nature of human beings. In the world of good and evil, attractiveness and ugliness, friendliness and hostility, when faced with language which is offensive, critical, or argumentative, you should treat it all as empty and have no thought of revenge. In every thought, do not think of former states. If past, present, and future thoughts succeed one another without interruption, it is bondage. Not to dwell in dharmas from thought to thought is to be free from bondage. That is to take no-dwelling as the basis. Good Knowing Advisors, to be separate from all outward marks is called ‘no-mark.’ The ability to be separate from marks is the purity of the Dharma’s substance. It is to take no-mark as the substance. Good Knowing Advisors, the non-defilement of the mind in all states is called ‘no-thought.’ In your thoughts you should always be separate from states; do not give rise to thought about them. If you merely do not think of hundred things, and so completely rid yourself of thought, then as the last thought ceases, you die and undergo rebirth in another place. That is a great mistake, of which students of the Way should take heed. To misinterpret the Dharma and make a mistake yourself might be acceptable but to exhort others to do the same is unacceptable. In your own confusion you do not see, and, moreover, you slander the Buddha's Sutras. Therefore, no-thought is to be established as the doctrine. Good Knowing Advisors, why is no-thought established as the doctrine? Because there are confused people who speak of seeing their own nature, and yet they produce thought with regard to states. Their thoughts cause deviant views to arise, and from that, all defilement and false thinking are created. Originally, not one single dharma can be obtained in the self-nature. If there is something to attain, or false talk of misfortune and blessing, that is just defilement and deviant views. Therefore, this Dharma-door establishes no-thought as its doctrine. Good Knowing Advisors, ‘No’ means no what? ‘Thought’ means thought of what? ‘No’ means two marks, no thought of defilement. ‘Thought’ means thought of the original nature of True Suchness. True Suchness is the substance of thought and thought is the function of True Suchness. The True Suchness self-nature gives rise to thought. It is not the eye, ear, nose, or tongue which can think. The True Suchness possesses a nature and therefore gives rise to thought. Without True Suchness, the eye, ear, forms, and sounds immediately go bad. Good Knowing Advisors, the True Suchness self-nature gives rise to thought, and the six faculties, although they see, hear, feel, and know, are not defiled by the ten thousand states. Your true nature is eternally independent. Therefore, the Vimalakirti Sutra says, '‘If one is well able to discriminate all dharma marks, then, in the primary meaning, one does not move.’” 


Phẩm Thứ Năm—Tọa Thiền—The Fifth Chapter—Sitting in Meditation

 

Tổ dạy chúng rằng: “Pháp môn tọa thiền nầy vốn không chấp nơi tâm, cũng không chấp nơi tịnh, cũng chẳng phải chẳng động. Nếu nói chấp tâm, tâm vốn là vọng; biết tâm như huyễn nên không có chỗ để chấp vậy. Nếu nói chấp tịnh, tánh người vốn là tịnh, bởi vì vọng niệm che đậy chơn như, chỉ cần không có vọng tưởng thì tánh tự thanh tịnh. Khởi tâm chấp tịnh trở lại sanh ra cái tịnh vọng. Vọng không có chỗ nơi, chấp ấy là vọng; tịnh khônghình tướng trở lại lập tướng tịnh, nói là công phu, người khởi kiến giải nầy là chướng tự bản tánh trở lại bị tịnh trói.”—The Master instructed the assembly: “The door of sitting in Ch’an consists fundamentally of attaching oneself neither to the mind nor to purity; it is not non-movement. One might speak of becoming attached to the mind, and yet the mind is fundamentally false. You should know that the mind is like an illusion and, therefore, there is nothing to which you can become attached. One might say that to practice Ch’an is to attach oneself to purity, yet the nature of people is basically pure. It is because of false thinking that the True Suchness is obscured. Simply have no false thinking, and the nature will be pure of itself. If attachment to purity arises in your mind, a deluded idea of purity will result. What is delusory does not exist, and the attachment is false. Purity has no form or mark and yet there are those who set up the mark of purity as an achievement. Those with this view obstruct their own original nature and become bound by purity.”

 

 Nầy thiện tri thức! Nếu người tu hạnh bất động, chỉ khi thấy tất cả người, không thấy việc phải quấy, tốt xấu, lỗi lầm của người tức là tự tánh bất động. Nầy thiện tri thức! Người mê thân tuy bất động, mở miệng liền nói việc phải quấy, hay dở, tốt xấu của người, tức là cùng đạo đã trái nhau, chấp tâm, chấp tịnh tức là chướng đạo—Good Knowing Advisors, one who cultivates non-movement does not notice whether other people are right or wrong, good or bad, or whether they have other faults. That is the non-movement of the self-nature. Good Knowing Advisors, although the body of the confused person may not move, as soon as he opens his mouth he speaks of what is right and wrong about others, of their good points and shortcomings and so, he turns his back on the way. Attachment to the mind and attachment to purity are obstructions to the Way.”

 

 Tổ dạy chúng rằng: “Nầy thiện tri thức! Sao gọi là tọa thiền? Trong pháp môn nầy không chướng không ngại, ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi là tọa, trong thấy tự tánh chẳng động gọi là thiền. Nầy thiện tri thức, sao gọi là thiền định? Ngoài lìa tướng là thiền, trong chẳng loạn là định. Ngoài nếu chấp tướng, trong tâm tức loạn; ngoài nếu lìa tướng, tâm tức chẳng loạn. Bản tánh tự tịnh tự định, chỉ vì thấy cảnh, suy nghĩ cảnh tức là loạn; nếu thấy các cảnh mà tâm chẳng loạn ấy là chơn định vậy. Nầy thiện tri thức! Ngoài lìa tướng tức là thiền, trong chẳng loạn tức là định, ngoài thiền trong định, ấy gọi là thiền định. Kinh Bồ Tát Giới nói: “Bản tánh của ta vốn tự thanh tịnh. Nầy thiện tri thức! Trong mỗi niệm tự thấy được bản tánh thanh tịnh, tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo.”— The Master instructed the assembly, “Good Knowing Advisors, what is meant by ‘sitting in Ch’an?’ In this obstructed and unimpeded Dharma-door, the mind’s thoughts do not arise with respect to any good or evil external state. That is what 'sitting' is. To see the unmoving self-nature inwardly is Ch’an. Good Knowing Advisors, what is meant by Ch’an concentration? Being separate from external mark is ‘Ch’an.’ Not being confused inwardly is ‘concentration.’ If you become attached to external marks, your mind will be confused inwardly. If you are separate from external marks, inwardly your mind will be unconfused. The original nature is naturally pure, in a natural state of concentration. Confusion arises merely because states are seen and attended to. If the mind remains unconfused when any state is encountered, that is true concentration. Good Knowing Advisors, being separate from all external marks is Ch’an and being inwardly unconfused is concentration. External Ch’an and inward concentration are Ch’an concentration. The Vimalakirti Sutra says, ‘Just then, suddenly return and regain the original mind.’ The Bodhisattva-Sila Sutra says, ‘Our basic nature is pure of itself.’ Good Knowing Advisors, in every thought, see your own clear and pure original nature. Cultivate, practice, realize the Buddha Way.” 


 

Phẩm Thứ Sáu—Sám Hối—The Sixth Chapter—Repentance and Reform

 

 Khi ấy Tổ thấy sĩ thứ bốn phương từ Quảng Châu , Thiều Châu đua nhau đến trong núi nghe pháp, Tổ mới đăng tòa bảo chúng rằng: “Đến đây, các thiện tri thức! Tánh nầy phải từ trong tự tánh mà khởi, trong tất cả thời, mỗi niệm tự tịnh tâm kia, tự tu, tự hành, thấy pháp thân của mình, thấy tâm Phật của mình, tự độ, tự giới mới được, không nhờ đến đây. Đã từ xa đến, một hội ở đây đều cùng có duyên, nay có thể mỗi vị quỳ gối, trước tôi vì truyền cho Tự Tánh Ngũ Phần Pháp Thân Hương, kế đó là trao Vô Tướng Sám Hối—Seeing the scholars and common people of Kuang-Chou and Shao-Kuan and the four directions assembled on the mountain to hear the Dharma, the Great Master took his seat and spoke to the assembly saying: “Come, each of you, Good Knowing Advisors! This work must begin within your self-nature. At all times, in every thought, purify your mind, cultivate your own conduct, see your own Dharm-body and the Buddha of your own mind. Take yourself across; discipline yourself. Only then will your coming here have not been in vain. You have come from afar to attend this gathering because we have karmic affinities in common. Now all of you kneel and I will first transmit to you the fivefold Dharma-body refuge of the self-nature, and then the markless repentance and reform.”

 

 Chúng đều quỳ gối, Tổ bảo: “Một là giới hương, tức là trong tâm mình không có quấy, không có ác, không tật đố, không tham sân, không cướp hại, gọi là giới hương. Hai là định hương, tức là thấy các cảnh tướng thiện áctự tâm chẳng loạn gọi là định hương. Ba là huệ hương, tức là tâm mình không ngại, thường dùng trí huệ quán chiếu tự tánh, chẳng tạo các ác, tuy tu các hạnh lànhtâm không chấp trước, kính bậc trên thương kẻ dưới, cứu giúp người cô bần, gọi là huệ hương. Bốn là giải thoát hương, tức là tự tâm mình không có chỗ phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại gọi là giải thoát hương. Năm là giải thoát tri kiến hương, tức là tự tâm đã không có chỗ phan duyên thiện ác, không thể trầm, không trệ tịch, tức phải học rộng nghe nhiều, biết bản tâm mình, đạt được lý của chư Phật, hòa quang tiếp vật, không ngã không nhơn, thẳng đến Bồ Đề, chơn tánh không đổi, gọi là giải thoát tri kiến hương. Nầy thiện tri thức! Hương nầy mỗi người tự huân ở trong, chớ hướng ra ngoài tìm cầu, nay tôi vì các ông mà trao ‘Vô Tướng Sám Hối’ để diệt tội trong ba đời, khiến được ba nghiệp thanh tịnh. Nầy thiện tri thức! Mỗi người đồng thời nói theo lời tôi: “Đệ tử chúng con, từ niệm trước, niệm hiện tại và niệm sau, mỗi niệm không bị ngu mê làm nhiễm, từ trước có những nghiệp ác, ngu mê, vân vân, các tội thảy đều sám hối, nguyện một lúc tiêu diệt, hằng không khởi lại. Đệ tử chúng con, từ niệm trước, niệm hiện nay và niệm sau, mỗi niệm không bị kiêu cuống làm nhiễm, từ trước có những nghiệp ác, kiêu cuống, vân vân, các tội thảy đều sám hối, nguyện một thời tiêu diệt, hằng không khởi lại. Đệ tử chúng con, từ niệm trước, niệm hiện nay và niệm sau, mỗi niệm không bị tật đố làm nhiễm, từ trước đó có những nghiệp ác, tật đố, vân vân, các tội thảy đều sám hối, nguyện một lúc tiêu diệt, hằng không khởi lại. Nầy thiện tri thức! Về trước là ‘Vô Tướng Sám Hối.’ Thế nào gọi là sám? Thế nào gọi là hối? Sám là sám những lỗi về trước, từ trước có những nghiệp ác ngu mê, kiêu cuống, tật đố, vân vân, các tội thảy đều sám hết, hằng không khởi lại, gọi đó là sám. Hối là hối những lỗi về sau, từ nay về sau có những nghiệp ác ngu mê, kiêu cuống, tật đố, vân vân, các tội nay đã giác ngộ, thảy đều hằng đoạn, lại không tạo lại, ấy gọi là hối, nên gọi là sám hối. Người phàm phu ngu mê, chỉ biết sám lỗi trước, chẳng biết hối lỗi sau, do vì không hối nên tội trước chẳng diệt, lỗi sau lại sanh. Tội trước đã chẳng diệt, lỗi sau lại sanh, sao gọi là sám hối được—The assembly knelt and the Master said, “The first is the morality-refuge, which is simply your own mind when free from error, evil, jealousy, greed, hatred and hostility. The second is the concentration-refuge, which is just your own mind and does not become confused when seeing the marks of all good and evil conditions. The third is the wisdom-refuge, which is simply your own mind when it is unobstructed and when it constantly uses wisdom to contemplate and illuminate the self-nature, when it does no evil, does good without becoming attached and, is respectful of superior, considerate of inferiors, and sympathetic towards orphans and widows. The fourth is the liberation-refuge, which is simply your own mind independent of conditions, not thinking of good or evil, free and unobstructed. The fifth is the refuge of knowledge and views, which is simply your own mind when it is independent of good and evil conditions and when it does not dwell in emptiness or cling to stillness. You should then study this in detail, listen a great deal, recognize your original mind and penetrate the true principle of all the Buddhas. You should welcome and be in harmony with living creatures; the unchanging true nature. Good Knowing Advisors, the incense of these refuges perfumes each of you within. Do not seek outside. I will now transmit to you the markless repentance and reform to destroy the offensive actions done within the three periods of time and to purify the three karmas. Good Knowing Advisors, repeat after me: “May this disciple be, in past, present, and future thought, in every thought, unstained by stupidity and confusion. May it be wiped away at once and never arise again. May this disciple be, in past, present, and future thought, in every thought, unstained by ignorance and deceit. Now I Completely repent of and reform all bad actions done in the past out of arrogance and deceit and other such offenses. May their effects be wiped away at once and may never be perpetrated again. May this disciple be in past, present, and future thought, in every thought unstained by jealousy. Now I completely repent and reform all bad actions done in the past out of jealousy and other such offenses. May they be wiped away at once and never arise again. Good Knowing Advisors, the above has been the markless repentance and reform. What is repentance and what is reform? Repentance is to repent of past errors, to repent so completely of all bad actions done in the past out of stupidity, confusion, arrogance, deceit, jealousy, and other such offenses, that they never arise again. Reform is to refrain from such transgressions in the future. Awakening and cutting off such offenses completely and never committing them again is called repentance and reform. Common people, stupid and confused, know only how to repent of former errors and do not know how to reform and refrain from transgressions in the future. Because they do not reform, their former errors are not wiped away, and they will occur in the future. If former errors are not wiped away and transgressions are again committed, how can that be called repentance and reform?”

 

 Nầy thiện tri thức! Đã sám hối xong, vì thiện tri thức, phát tứ hoằng thệ nguyện, mỗi người phải dụng tâm chánh lắng nghe: “Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, tự tâm phiền não vô biên thệ nguyện đoạn, tự tánh pháp môn vô tận thệ nguyện học, tự tánh Vô Thượng Phật đạo thệ nguyện thành.” Nầy thiện tri thức! Cả thảy đâu chẳng nói: “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, nói thế ấy, vả lại không phải là Huệ Năng độ.” Nầy thiện tri thức! Chúng sanh trong tâm, chỗ gọi rằng tâm tà mê, tâm cuống vọng, tâm bất thiện, tâm tật đố, tâm ác độc, những tâm như thế trọn là chúng sanh, mỗi người nên tự tánh tự độ, ấy gọi là chơn độ. Sao gọi là tự tánh tự độ? Tức là trong tâm những chúng sanh tà kiến, phiền não, ngu si, mê vọng, đem chánh kiến mà độ. Đã có chánh kiến bèn sử dụng trí Bát Nhã đánh phá những chúng sanh ngu si mê vọng, mỗi mỗi tự độ, tà đến thì chánh độ, mê đến thì ngộ độ, ngu đến thì trí độ, ác đến thì thiện độ, độ như thế gọi là chơn độ. Lại phiền não vô biên thệ nguyện đoạn, đem tự tánh Bát Nhã trí trừ hư vọng tư tưởng tâm ấy vậy. Lại pháp môn vô tận thệ nguyện học, phải tự thấy tánh của mình, thường hành chánh pháp, ấy gọi là chơn học. Lại vô thượng Phật đạo thệ nguyện thành, đã thường hay hạ tâm hành nơi chơn chánh, lìa mê, lìa giác, thường sanh Bát Nhã trừ chơn trừ vọng, tức thấy được Phật tánh, liền ngay nơi lời nói, liền thành Phật đạo, thường nhớ tu hành, ấy là pháp nguyện lực—Good Knowing Advisors, as you have repented and reformed, I will now teach you to make the four all-encompassing vows:

I vow to take across the limitless living beings of my own mind.

I vow to cut off the inexhaustible afflictions of my own mind.

I vow to study the immeasurable Dharma-doors of my own nature.

I vow to realize the supreme Buddha Way of my own nature.

Good Knowing Advisors, did all of you not just say, “I vow to take across the limitless beings? What does it mean? You should remember that it is not Hui-Neng who takes them across. Good Knowing Advisors, the ‘living beings’ within your mind are deviant and confused thoughts, deceitful and false thoughts, unwholesome thoughts, jealous thoughts, vicious thoughts: and these thoughts are ‘living beings’ The self-nature of each one of them must take itself across. That is true crossing over. What is meant by ‘the self-nature taking across?’ It is to take across by means of right views the living beings of deviant views, affliction, and delusion within your own mind. Once you have right views, use Prajna Wisdom to destroy the living beings of delusion, confusion, and falsehood. Each one takes itself across. Enlightenment takes confusion across, wisdom takes delusion across, goodness takes evil across. Such crossing over is a true crossing. Further, ‘I vow to cut off the inexhaustible afflictions.’ That is to use the Prajna Wisdom of your own self-nature to cast out the vain and false thoughts in your mind. Further, ‘I vow to study the immeasurable Dharma-door.’ You must see your own nature and always practice the right Dharma. That is true study. Further, ‘I vow to realize the supreme Buddha Way,’ and with humble mind to always practice the true and proper way. Separate yourself from both confusion and enlightenment, and always give rise to Prajna. When you cast out the true and the false, you see your nature and realize the Buddha-way at the very moment it is spoken of. Always be mindful; cultivate the Dharma that possesses the power of this vow.”

 

 Nầy thiện tri thức! Nay phát tứ hoằng thệ nguyện rồi, tôi lại vì thiện tri thức mà trao ‘Vô Tướng Tam Quy Y Giới.’ Nầy thiện tri thức! Quy y giác lưỡng túc tôn, quy y chánh ly dục tôn, quy y tịnh chúng trung tôn. Từ ngày nay trở đi xưng ‘Giác’ làm thầy, lại chẳng quy y tà ma ngoại đạo, dùng tự tánh Tam Bảo thường tự chứng minh, khuyên thiện tri thức quy y tự tánh Tam Bảo. Phật là ‘Giác’ vậy, Pháp là ‘Chánh’ vậy, Tăng là ‘Tịnh’ vậy. Tự tâm quy y Giác, tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc hay lìa tài sắc, gọi là Lưỡng Túc Tôn. Tự tâm quy y Chánh, niệm niệm không tà kiến, vì không tà kiến tức là không nhơn ngã cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là Ly Dục Tôn. Tự tâm quy y Tịnh, tất cả cảnh giới trần lao ái dục, tự tánh đều không nhiễm trước, gọi là Chúng Trung Tôn. Nếu tu hạnh nầy, ấy là tự quy y. Phàm phu không hiểu, từ sáng đến tối, thọ tam quy giới, nếu nói quy y Phật, Phật ở chỗ nào? Nếu chẳng thấy Phật thì nương vào chỗ nào mà quy, nói lại thành vọng. Nầy thiện tri thức! Mỗi người tự quan sát, chớ lầm dụng tâm, kinh văn rõ ràng, nói tự quy y Phật, chẳng nói quy y với Phật khác, tự Phật mà chẳng quy, thì không có chỗ nào mà y được. Nay đã tự ngộ, mỗi người phải quy y tự tâm Tam Bảo, trong thì điều hòa tâm tánh, ngoài thì cung kính mọi người, ấy là tự quy y vậy—Good Knowing Advisors, now that you have made the four all-encompassing vows, I will transmit the precepts of the triple refuge that has no mark. Good Knowing Advisors, take refuge with the enlightened, the honored, the doubly complete. Take refuge with the right, the honored, that is apart from desire. Take refuge with the pure, the honored among the multitudes. ‘From this day forward, we call enlightenment our master and will never again take refuge with deviant demons or outside religions. We constantly enlighten ourselves by means of the Triple Jewel of our own self-nature.’ Good Knowing Advisors, I exhort you all to take refuge with the Triple Jewel of your own nature: the Buddha, which is enlightenment; the Dharma, which is right; and the Sangha, which is pure. When your mind takes refuge with enlightenment, deviant confusion does not arise. Desire decreases, so that you know contentment and are able to keep away from wealth and from the opposite sex. That is called the honored, the doubly complete. When your mind takes refuge with what is right, there are no deviant views in any of your thoughts because there are no deviant views; there is no self, other, arrogance, greed, love or attachment. That is called the honored that is apart from desire. When your own mind takes refuge with the pure, your self-nature is not stained by attachment to any state of defilement, desire or love. That is called the honored among the multitudes. If you cultivate this practice, you take refuge with yourself. Common people do not understand that, and so, from morning to night, they take the triple-refuge precepts. They say they take refuge with the Buddha, but where is the Buddha? If they cannot see the Buddha, how can they return to him? Their talk is absurd. Good Knowing Advisors, each of you examine yourselves. Do not make wrong use of the mind. The Avatamsaka Sutra clearly states that you should take refuge with your own Buddha, not with some other Buddha. If you do not take refuge with the Buddha in yourself, there is no one you can rely on. Now that you are self-awakened, you should each take refuge with the Triple Jewel of your own mind. Within yourself, regulate your mind and nature; outside yourself, respect others. That is to take refuge with yourself.”

 

 Nầy thiện tri thức! Đã quy y tự Tam Bảo xong, mỗi người phải chí tâm, tôi vì nói một thể ba thân tự tánh Phật, khiến các ông thấy được ba thân rõ ràng tự ngộ tự tánh. Phải theo lời tôi nói: “Nơi tự sắc thân quy y thanh tịnh pháp thân Phật, nơi tự sắc thân quy y viên mãn báo thân Phật, nơi tự sắc thân quy y thiên bá ức hóa thân Phật. Nầy thiện tri thức! Sắc thân là nhà cửa không thể quy y hướng đó, ba thân Phật ở trong tự tánh người đời thảy vì đều có, vì tự tâm mê không thấy tánh ở trong nên chạy ra ngoài tìm ba thân Như Lai, chẳng thấy ở trong thân có ba thân Phật. Các ông lắng nghe tôi nói khiến các ông ở trong tự thân thấy được tự tánhba thân Phật. Ba thân Phật nầy từ nơi tự tánh sanh, chẳng phải từ ngoài mà được. Sao gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật? Người đời bản tánhthanh tịnh, muôn pháp từ nơi tánh mà sanh, suy nghĩ tất cả việc ác tức sanh hạnh ác, suy nghĩ tất cả việc lành tức sanh hạnh lành. Như thế các pháp ở trong tự tánh như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng, vì mây che phủ nên ở trên sáng, ở dưới tối, chợt gặp gió thổi mây tan, trên dưới đều sáng, vạn tượng đều hiện. Tánh của người đời thường phù du như là mây trên trời kia. Nầy thiện tri thức! Trí như mặt trời, huệ như mặt trăng, trí huệ thường sáng, do bên ngoài chấp cảnh nên bi mây nổi vọng niệm che phủ tự tánh không được sáng suốt. Nếu gặp thiện tri thức, nghe được pháp chơn chánh, tự trừ mê vọng, trong ngoài đều sáng suốt, nơi tự tánh muôn pháp đều hiện. Người thấy tánh cũng lại như thế, ấy gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật—Good Knowing Advisors, now that you have taken refuge with the Triple Jewel, you should listen carefully while I explain to you the three bodies of a single substance, the self-nature of the Buddha, so that you may see the three bodies and become completely enlightened to your own self-nature. Repeat after me:

 

 I take refuge with the clear, pure Dharma-body of the Budha within my own body.

 I take refuge with the hundred thousand myriad Transformation-bodies of the Buddha within my own body.

 I take refuge with the complete and full Reward-body of the Buddha within my own body.

Good Knowing Advisors, the form-body is an inn; it cannot be returned to. The three bodies of the Buddha exist within the self-nature of worldly people but, because they are confused, they do not see the nature within them and so, seek the three bodies of the Tathagata outside themselves. They do not see that the three bodies of the Buddha are within their own bodies. Listen to what I say, for it can cause you to see the three bodies of your own self-nature within your own body. The three bodies of the Buddha arise from your own self-nature and are not obtained from outside. What is the clear pure Dharma-body Buddha? The worldly person’s nature is basically clear and pure and, the ten thousand dharmas are produced from it. The thought of evil produces evil actions and the thought of good produces good actions. Thus, all dharmas exist within self-nature. This is like the sky which is always clear, and the sun and moon which are always bright, so that if they are obscured by floating clouds, it is bright above the clouds and dark below them. But if the wind suddenly blows and scatters the clouds, there is brightness above and below, and the myriad forms appear. The worldly peson’s nature constantly drifts like those clouds in the sky. Good Knowing Advisors, intelligence is like the sun and wisdom is like the moon. Intelligence and wisdom are constantly bright but, if you are attached to external states, the floating clouds of false thought cover the self-nature so that it cannot shine. If you meet a Good Knowing Advisor, if you listen to the true and right Dharma and cast out your own confusion and falseness, then inside and out there will be penetrating brightness, and within the self-nature all the ten thousand dharmas will appear. That is how it is with those who see their own nature. It is called the clear, pure Dharma-body of the Buddha.”

 

 

 Nầy thiện tri thức! Tự tâm quy y tự tánhquy y chơn Phật. Tự quy y là trừ bỏ trong tự tánh tâm bất thiện, tâm tật đố, tâm siểm khúc, tâm ngô ngã, tâm cuống vọng, tâm khinh người, tâm lấn người, tâm tà kiến, tâm cống cao, và hạnh bất thiện trong tất cả thời, thường tự thấy lỗi mình, chẳng nói tốt xấu của người khác, ấy là tự quy y. Thường tự hạ tâm, khắp hành cung kính tức là thấy tánh thông đạt lại không bị ngăn trệ, ấy là tự quy y—Good Knowing Advisors, when your own mind takes refuge with your self-nature, it takes refuge with the true Buddha. To take refuge is to rid your self-nature of ego-centered and unwholesome thoughts as well as jealousy. obsequiousness, deceitfulness, contempt, pride, conceit, and deviant views, and all other unwholesome tendencies whenever they arise. To take refuge is to be always aware of your own transgressions and never to speak of other people’s good or bad traits. Always to be humble and polite is to have penetrated to the self-nature without any obstacle. That is taking refuge.”

 

 Sao gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật? Thí như trong một ngọn đèn hay trừ ngàn năm tối, một trí huệ hay diệt muôn năm ngu. Chớ suy nghĩ về trước, đã qua không thể được. Thường phải nghĩ về sau, mỗi niệm mỗi niệm tròn sáng, tự thấy bản tánh. Thiện ác tuy là khác mà bản tánh không có hai, tánh không có hai đó gọi là tánh Phật. Ở trong thật tánh không nhiễm thiện ác, đây gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật. Tự tánh khởi một niệm ác thì diệt muôn kiếp nhơn lành, tự tánh khởi một niệm thiện thì được hằng sa ác hết, thẳng đến Vô Thượng Bồ Đề, niệm niệm tự thấy chẳng mất bổn niệm gọi là Báo Thân—What is the perfect, full Reward-body of the Buddha? Just as one lamp can disperse the darkness of a thousand years, one thought of wisdom can destroy ten thousand years of delusion. Do not think of the past; it is gone and can never be recovered. Instead think always of the future and in every thought, perfect and clear, see your own original nature. Although good and evil differ, the original nature is non-dual. That non-dual nature is the real nature. Undefiled by either good or evil, it is the perfect, full Reward-body of the Buddha. One evil thought arising from the self-nature destroys ten thousand aeons’ worth of good karma. One good thought arising from the self-nature ends evils as numerous as the sand-grains in the Ganges River. To reach the unsurpassed Bodhi directly, see it for yourself in every thought and do not lose the original thought. That is the Reward-body of the Buddha.”

 

 Sao gọi là Thiên Bách Ức Hóa Thân? Nếu chẳng nghĩ muôn pháp thì tánh vốn như không, một niệm suy nghĩ gọi là biến hóa. Suy nghĩ việc ác là hóa làm địa ngục, suy nghĩ việc thiện thì hóa làm thiên đường, độc hại thì hóa làm rồng rắn, từ bi thì hóa làm Bồ Tát, trí huệ thì hóa làm thượng giới, ngu si thì hóa làm hạ giới. Tự tánh biến hóa rất là nhiều, người mê không hay tỉnh giác, mỗi niệm khởi ác thường đi trong con đường ác, xoay về một niệm thiện, trí huệ liền sanh, đây gọi là Tự Tánh Hóa Thân Phật—

 

·Này thiện tri thức! Từ Pháp thân suy nghĩ tứ là Hóa thân Phật, niệm niệm tự tánh tự kiến tức là Báo Thân Phật, tự ngộ tự tu, tự tánh công đức, ấy là chơn thật quy y. Da thịtsắc thân, sắc thân đó là nhà cửa, không nói lá uy y vậy. Chỉ ngộ tự tánh ba thân tức là biết được tự tánh Phật. Tôi có một bài tụng Vô Tướng, nếu người hay trì tụng, ngay nơi lời nói liền khiến cho ông, tội mê từ nhiều kiếp, một lúc liền tiêu diệt. Tụng rằng:

 Người mê tu phước chẳng tu đạo,

 Chỉ nói tu phước liền là đạo,

 Bố thí cúng dường phước vô biên,

 Trong tâm ba ác xưa nay tạo.

 Nghĩ muốn tu phước để diệt tội,

 Đời sau được phước, tội vẫn còn,

 Chỉ hướng trong tâm trừ tội duyên,

 Mỗi người tự tánh chơn sám hối.

 Chợt gặp Đại Thừa chơn sám hối,

 Trừ tà hành chánh tứ không tội,

 Học đạo thường nơi tự tánh quán,

 Tức cùng chư Phật đồng một loại.

 Tổ ta chỉ truyền pháp đốn giáo,

 Khắp nguyện kiến tánh đồng một thể.

 Nếu muốn đời sau tìm Pháp thân,

 Lìa các pháp tướng trong tâm rửa 

 sạch.

 Nỗ lực tự thấy chớ lơ là,

 Một niệm chợt dứt một đời thôi.

 Nếu gặp Đại Thừa được thấy tánh,

 Thành tâm cung kính chấp tay cầu.

Good Knowing Advisors, the Dharma body of the Buddha is basically complete. To see your own nature in every thought is the Reward body of the Buddha. When the Reward body thinks and calculates, it is the Transformation body of the Buddha. Awaken and cultivate by your own efforts the merit and virtue of your self-nature. That is truly taking refuge. The skin and flesh of the physical body are like an inn to which you cannot return. Simply awaken to the three bodies of your self-nature and you will understand the self-nature Buddha. I have a verse without marks. If you can recite and memorize it, it will wipe away accumulated aeons of confusion and offenses as soon as the words are spoken. The verse runs:

A confused person will foster blessings, but not cultivate the Way

And say, “To practice for the blessings is practice of the way.”

 

 While giving and making offerings

bring blessings without limit,

It is in the mind that the three evils

 have their origins.

 

 By seeking blessings you may wish

 To obliterate offenses

 But in the future, though you are 

 blessed, offenses still remain.

 

 You ought to simply strike the evil

 Conditions from your mind

 By true repentance and reform

 Within your own self-nature.

 

A sudden awakening: the true repentance and reform of the Great Vehicle;

You must cast out the deviant, and 

practice the right, to be without offense.

 

To study the Way, always look within your own self-nature;

You are then the same in kind

And lineage as all Buddhas.

 

Our Patriarch passed along only

This Sudden Teaching,

Wishing that all might see the nature

And be of one substance.

 

In the future if you wish

To find the Dharma-body,

Detach yourself from Dharma marks

And inwardly wash the mind.

 

Strive to see it for yourself

And do not waste your time,

For when the final thought has stopped

Your life comes to an end.

 

Enlightenment to the Great Vehicle

You can see your nature;

So reverently join your palms

And seek it with all your heart.

 

Tổ nói: “Nầy thiện tri thức! Phải tụng lấy, y đây tu hành, ngay nơi lời nói mà thấy tánh, tuy cách tôi ngàn dặm như thường ở bên cạnh tôi; một lời nói nầy mà chẳng ngộ tức là đối diện với tôi mà cách xa ngàn dặm, đâu cần từ xa đến đây. Trân trọng đi được an vui.”

Cả chúng nghe pháp rồi không ai mà không khai ngộ, đều hoan hỷ phụng hành—The Master said, “Good Knowing Advisors, all of you should take up this verse and cultivate according to it. If you see your nature at the moment these words are spoken, even if we are a thousand miles apart you will always be by my side. If you do not awaken at the moment of speaking, then, though face to face, we are a thousand miles apart, so why did you bother to come from so far? Take care of yourselves and go well.”

The united assembly heard this Dharma and there were none who did not awaken. They received it with delight and practiced in accord with it.

 


Phẩm Thứ Bảy—Cơ Duyên—The Seventh Chapter—Opportunities & Conditions

 

Tổ từ được pháp ở Huỳnh Mai, về đến Thiều Châu, thôn Táo Hầu, mọi người đều không biết. Có một nho sĩ là Lưu Chí Lược kính trọng ngài lắm. Chí Lược có người cô làm Ni tên là Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Đại Niết Bàn, Tổ nghe qua liền biết được diệu nghĩa, mới vì Ni Cô giải nói. Ni cô mới cầm quyển kinh hỏi chữ. Tổ bảo: Chữ thì không biết, nghĩa tức mời hỏi.”—The Master obtained the Dharma at Huang-Mei and returned to Ts’ao-Hou Village in Shao-Chou, where no one knew him. But Liu-Chih-Liao, a scholar, received him with great courtesy. Chih-Liao’s aunt, Bhikshuni Wu-Chin-Tsang, constantly recited the Mahaparinirvana Sutra. When the Master heard it, he instantly grasped its wonderful principle and explained it to her. The bhikshuni then held out a scroll and asked about some characters. The Master said, “I cannot read; please ask about the meaning.”

 Ni Cô nói: “Chữ còn không biết, sao có thể hiểu nghĩa?”—“If you cannot even read, how can you understand the meaning?” asked the Bhikshuni.

 

Tổ bảo: “Diệu lý của chư Phật chẳng có quan hệ đến văn tự.”—The Master replied, “The subtle meaning of all Buddhas is not based on language.”

 

Cô Ni kinh lạ mới bảo khắp hàng kỳ đức trong thôn rằng: “Đây là hàng tu sĩ có đạo, nên thỉnh cúng dường.” Khi ấy có cháu bốn đời của Ngụy Võ Hầu tên là Tào Thúc Lương và dân cư trong làng đua nhau đến chiêm lễ Tổ. Khi ấy chùa cổ Bảo Lâm, từ cuối đời Tùy bị binh lửa làm thành phế tích, mới y nền cũ dựng lại ngôi chùa, mời Tổ trụ trì nơi đó, không bao lâu thành một ngôi chùa rất trang nghiêm. Tổ ở đó hơn chín tháng lại bị bọn ác đuổi theo, Tổ bèn trốn đến trước núi, bị họ phóng hỏa, đốt cỏ cây, Tổ ẩn thân vào trong kẹt đá được khỏi, trên đá ngày nay dấu Tổ ngồi kiết già và vết nếp y của Tổ vẫn còn, nhơn đó gọi là hòn đá tỵ nạn. Tổ nhớ Ngũ Tổ dạy đến Hoài và Hội dừng ẩn, nên ngài mới ẩn ở hai ấp ấy—The Bhikshuni was startled, and she announced to all the elders and virtuous ones in the village: “Here is a gentleman who possesses the way. We should ask him to stay and receive our offerings.” Ts’ao-Shu-Liang, great-grandson of the Marquis Wu of the Wei dynasty, came rushing to pay homage, along with the people of the village. At that time, the pure dwellings of the ancient Pao-Lin Temple, which had been destroyed by war and fire at the end of the Sui dynasty, were rebuilt on their old foundation. The Master was invited to stay and soon the temple became a revered place. He dwelt there a little over nine months when he was once again pursued by evil men. The Master hid in the mountain in the front of the temple, and when they set fire to the brush and trees, he escaped by crawling into a cave to hide. The rock still bears the imprints of the Master’s knees and of his robe where he sat in lotus posture. Because of this it is called ‘The Rock of Refuge.’ Remembering the Fifth Patriarch’s instructions to stop at Huai and hide at Hui, he went to conceal himself in those two cities.

 

 Tăng Pháp Hải, người quê ở Khúc Giang, Thiều Châu, ban đầu đến tham vấn Tổ, hỏi rằng: “Tức tâm tức Phật, cúi xin ngài chỉ dạy.”—When Bhikshu Fa-Hai of Ch’u-Ch’iang city in Shao-Chou first called on the Patriarch, he asked, “Will you please instruct me on the sentence, ‘Mind is Buddha’?”

 

Tổ bảo: “Niệm trước chẳng sanh tức tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật; thành tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức Phật. Nếu nói cho đủ, cùng kiếp cũng không không hết, hãy lắng nghe tôi nói kệ:

 “Tức tâm là huệ, tức Phật là định,

 Định huệ bình đẳng, trong ý thanh tịnh.

 Ngộ pháp môn này, do ông tập tánh,

 Dụng vốn không sanh, song tu là chánh.” 

 Ngài Pháp Hải ngay lời đó liền đại ngộ, làm bài kệ tán thán:

 “Tức tâm nguyên là Phật,

Chẳng ngộ mà tự khinh,

Con biết nhơn định huệ,

Đồng tu lìa các vật.”

The Master said, “When one preceding thoughts are not produced, this is mind; when one’s subsequent thoughts are not extinguished, this is Buddha. The setting up of marks is mind, and separation from them is Buddha. Were I to explain it fully, I would not finish before the end of the present age.” Listen to my verse:

 “When the mind is called wisdom,

 Then the Buddha is called concentration.

 When concentration and wisdom are equal.

 The intellect is pure.

 

 Understand this Dharma teaching

 By practicing with your own nature.

 The function is basically unproduced;

 It is right to cultivate both.”

 At these words, Fa-Hai was enlightened 

 and spoke a verse in praise:

 “This mind is basically Buddha;

 By not understanding I disgrace myself.

 I know the cause of concentration and wisdom

 Is to cultivate both and separate myself

 From all things.”

 

 Tăng tên là Pháp Đạt, người ở Hồng Châu, xuất gia lúc bảy tuổi, thường tụng kinh Pháp Hoa, đến lễ Tổ mà đầu không sát đất. Tổ mới quở rằng: “Lễ mà đầu không sát đất, chi bằng đừng lễ, trong tâm ông ắt có một vật, vậy ông chứa chất sự nghiệp gì?”—Bhikshu Fa-Ta of Hung-Chou left home at age seven and constantly recited the Dharma Flower Sutra, but when he came to bow before the Patriarch, his head did not touch the ground. The Master scolded him, saying, “If you do not touch the ground, isn’t it better not to bow? There must be something on your mind. What do you practice?”

 

Pháp Đạt thưa: “Tôi tụng kinh Pháp Hoa đã đến ba ngàn bộ.”—“I have recited the Dharma Flower Sutra over three thousand times,” he replied.

Tổ bảo: “Nếu ông tụng đến muôn bộ, được cái ý kinh mà chẳng cho là hơn, ắt cùng với ta sánh vai, nay ông mang sự nghiệp này, trọn không biết lỗi, nghe ta nói kệ:

 “Lễ cốt chặt cờ mạn,

Sao đầu không sát đất,

Có ngã tội liền sanh,

Quên công phước vô tỷ.”

 Tổ lại hỏi rằng: “Ông tên gì?”

 Pháp Đạt thưa: “Tên Pháp Đạt.”

The Master said, “I don’t care if you have recited it ten thousand times. If you understood the Sutra’s meaning, you would not be so overbearing, and you could walk along with me. You have failed in your work and do not recognize your error. Listen to my verse:

“As bowing is basically to cut off arrogance,

Why don’t you touch your head to the ground?

When you possess an ego, offenses arise, but forgetting merit brings supreme blessings.”

The Master asked further, “What is your name?”

 “Fa-Ta,” he replied.

 

Tổ bảo: “Ông tên Pháp Đạt mà đâu từng đạt pháp.” Lại nói bài kệ:

“Nay ông tên Pháp Đạt,

 Chuyên tụng chưa từng thôi,

 Tụng rỗng chỉ theo tiếng,

 Sáng tâm hiệu Bồ Tát,

 Nay ông vì có duyên,

 Nay tôi vì ông nói,

 Chỉ tin Phật không lời,

 Hoa sen từ miệng Phật.”

The Master said, “Your name means ‘Dharma Penetration,’ but what dharma have you penetrated?” The Master then spoke a verse:

 “Your name means Dharma Penetration,

 And you earnestly recite without pause to rest. Recitation is merely sound, but one who understands his mind is called a Bodhisattva.

 Now, because of your karmic conditions, I will explain it to you:

 Believe only that the Buddha is without words,

 And the lotus blossom will bloom from your mouth.”

 

Ngài Pháp Đạt nghe kệ hối hận, tạ lỗi thưa rằng: “Từ nay về sau con sẽ khiêm cung đối với tất cả. Đệ tử tụng kinh Pháp Hoa mà chưa hiểu được nghĩa kinh, tâm thường có nghi, Hòa Thượng là bậc trí tuệ rộng lớn, cúi mong lược nói nghĩa lý trong kinh.”—Hearing the verse, Fa-Ta was remorseful and he said, “From now on I will respect everyone. Your disciple recites the Dharma Flower Sutra but, has not yet understood its meaning. His mind often has doubts. High Master, your wisdom is vast and great. Will you please explain the general meaning of the Sutra for me?”

 

Tổ bảo: “Pháp Đạt, pháp tức rất thâm đạt mà tâm ông chẳng đạt, kinh vốn không nghi mà tâm ông khởi nghi. Ông tụng kinh nầy, lấy cái gì làm tông?”— The Master said, “Dharma Penetration, the Dharma is extremely penetrating but, your mind does not penetrate it. There is basically nothing doubtful in the Sutra. The doubts are in your own mind. You recite this Sutra but what do you think its teaching is?”

 

 Pháp Đạt thưa: “Học nhơn căn tánh ám độn, từ trước đến nay chỉ y văn mà tụng niệm, đâu có biết tông thú.”—Fa-Ta said, “This student’s faculties are dull and dim. Since I have only recited it by heart, how could I understand its doctrine?”

 

Tổ bảo: “Tôi không biết chữ, ông thử lấy kinh tụng một biến, tôi sẽ vì ông giải nói.”—The Master said, “I cannot read, but if you take the Sutra and read it once, I will explain it to you.”

 

Pháp Đạt liền to tiếng tụng kinh, đến phẩm Thí Dụ, Tổ bảo: “Dừng! Kinh nầy nguyên lai lấy nhơn duyên ra đời làm tông, dù nói nhiều thứ thí dụ cũng không vượt qua chỗ này. Sao là nhơn duyên? Kinh nói chư Phật Thế Tôn chỉ có một đại sự nhơn duyênxuất hiện ở đời, một đại sự đó là Tri Kiến Phật. Người đời do mê bên ngoài nên chấp tướng, mê bên trong nên chấp không—Fa-Ta recited loudly until he came to the ‘Analogies Chapter.” The Master said, “Stop! This Sutra fundamentally is based on the principle underlying the causes and conditions of the Buddha’s appearance in the world. None of the analogies spoken go beyond that. What are the causes and conditions? The Sutra says, ‘All Buddhas, the World-Honored Ones, appear in the world for the causes and conditions of the One Important Matter.’ The One Important Matter is the knowledge and vision of the Buddha. Worldly people, deluded by external world, attach themselves to marks, and deluded by their inner world, they attach themselves to emptiness.

 

Nếu hay nơi tướng mà lìa tướng, nơi không mà lìa không thì trong ngoài chẳng mê. Nếu ngộ được pháp nầy, một niệm tâm khai, ấy là khai Tri Kiến Phật. Phật tức là giác, phân làm bốn môn: Khai giác tri kiến, thị giác tri kiến, ngộ giác tri kiến, nhập giác tri kiến. Nếu nghe khai thị liền hay ngộ nhập tức là giác tri kiến, chơn chánh xưa nay mà được xuất hiện. Ông dè dặt chớ hiểu lầm ý kinh, nghe trong kinh nói khai thị ngộ nhập rồi tự cho là Tri Kiến của Phật, chúng ta thì vô phần. Nếu khởi cái hiểu nầy tức là chê bai kinh, hủy báng Phật vậy. Phật kia đã là Phật rồi, đã đầy đủ tri kiến, cần gì phải khai nữa. Nay ông phải tin Phật tri kiến đó chỉ là tự tâm của ông, lại không có Phật nào khác; vì tất cả chúng sanh tự che phủ cái quang minh, tham ái trần cảnh, ngoài thì duyên với ngoại cảnh, trong tâm thì lăng xăng, cam chịu lôi cuốn, liền nhọc Đức Thế Tôn kia từ trong tam muội mà dậy, dùng bao nhiêu phương tiện nói đến đắng miệng, khuyên bảo khiến các ông buông dứt chớ hướng ra ngoài tìm cầu thì cùng Phật không hai, nên nói khai Phật tri kiến. Tôi cũng khuyên tất cả các người nên thường khai tri kiến Phật ở trong tâm của mình. Người đời do tâm tà, ngu mê tạo tội, miệng thì lành tâm thì ác, tham sân tật đố, siểm nịnh, ngã mạn, xâm phạm người hại vật, tự khai tri kiến chúng sanh. Nếu ngay chánh tâm, thường sanh trí huệ, quán chiếu tâm mình, dừng ác làm lành, ấy là tự khai tri kiến Phật. Ông phải mỗi niệm khai tri kiến Phật, chớ khai tri kiến chúng sanh. Khai tri kiến Phật tức là xuất thế, khai tri kiến chúng sanh tức là thế gian. Nếu ông chỉ nhọc nhằn chấp việc tụng niệm làm công khóa thì nào khác con trâu ly mến cái đuôi của nó!”—If you can live among marks and yet be separate from it, then you will be confused by neither the internal nor the external. If you awaken to this Dharma, in one moment your mind will open to enlightenment. The knowledge and vision of the Buddha is simply that. The Buddha is enlightenment. There are four divisions:

·Opening to the enlightened knowledge and vision;

·Demonstrating the enlightened knowledge and vision;

·Awakening to the enlightened knowledge and vision; and

·Entering the enlightened knowledge and vision.

If you listen to the opening and demonstrating of the Dharma, you can easily awaken and enter. That is the enlightened knowledge and vision, the original true nature becoming manifested. Be careful not to misinterpret the Sutra by thinking that the opening, demonstrating, awakening, and entering of which it speaks is the Buddha’s knowledge and vision and that we have no share in it. To explain it that way would be to slander the Sutra and defame the Buddha. Since he is already a Buddha, perfect in knowledge and vision, what is the use of his opening to it again? You should now believe that the Buddha’s knowledge and vision is simply your own mind, for there is no other Buddha. But, because living beings cover their brilliance with greed, and their love with states of defilement; external conditions and inner disturbance make slaves of them. That troubles the World-Honored One to rise from Samadhi, and with various reproaches and expedients, he exhorts living beings to stop and rest, not to seek outside themselves, and to make themselves the same as he is. That is called ‘Opening the knowledge and vision of the Buddha.’ I, too, am always exhorting all people to open to the knowledge and vision of the Buddha within their own minds. The mind of worldly people are deviant. Confused and deluded, they commit offenses. Their speech may be good, but their minds are evil. They are greedy, hateful, envious, given to flattery, deceit and arrogance. They oppress one another and harm living creatures, thus, they open not the knowledge and vision of Buddha but that of living beings. If you can with an upright mind constantly bring forth wisdom, contemplating and illuminating your own mind, and if you can practice the good and refrain from evil, you, yourself will open to the knowledge and vision of the Buddha. In every thought you should open up to the knowledge and vision of the Buddha; do not open up to the knowledge and vision of living beings. To be open to the knowledge and vision of the Buddha is transcendental; to be open to the knowledge and vision of living beings is mundane. If you exert yourself in recitation, clinging to it as a meritorious exercise, how does that make you different from a yak who loves his own tail?”

 

 Pháp Đạt thưa: “Nếu vậy thì chỉ được hiểu nghĩa, chẳng cần tụng kinh chăng?”—Fa-Ta said, “If this is so, then I need only to understand the meaning and need not to exert myself in reciting the Sutra. Isn’t that correct?”

 

Tổ bảo: Kinh có lỗi gì? Đâu có chướng ngại ông tụng, chỉ vì mê ngộ là tại người, tổn giảm hay lợi ích là do mình, miệng tụng tâm hành tức là chuyển được kinh, còn miệng tụng mà tâm không hành tức là bị kinh chuyển.” Hãy nghe ta nói kệ đây:

 “Tâm mê Pháp Hoa chuyển,

 Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa,

 Tụng lâu không rõ nghĩa,

 Cùng nghĩa trở thành thù.

 Không niệm niệm là chánh,

 Có niệm niệm là tà,

 Có không đều chẳng chấp,

 Hằng ngồi xe Bạch Ngưu.”

The Master replied, “What fault does the Sutra have that would stop you from reciting it? Confusion and enlightenment are in you. Loss or gain comes from yourself. If your mouth recites and your mind practices, you ‘turn’ the Sutra, but if your mouth recites and your mind does not practice, the Sutra ‘turns’ you. Listen to my verse:

 “When the mind is confused,

 the Dharma Flower turns it.

 The enlightened mind

 will turn the Dharma Flower.

 

 Reciting the Sutra so long

 without understanding

 Has made you an enemy

 of its meaning.

 

 Without a thought

 your recitation is right.

 With thought,

 your recitation is wrong.

 

 With no ‘with’

 and no ‘without’

 You may ride forever

 in the White Ox Cart.”

 

 Pháp Đạt nghe kệ rồi bất giác rơi lệ dầm dề, ngay lời nói liền đại ngộ và thưa với Tổ rằng: “Pháp Đạt từ xưa đến nay thật chưa từng chuyển Pháp Hoa, mà bị Pháp Hoa chuyển.” Lại thưa rằng: “Kinh nói ‘các vị Đại Thanh Văn cho đến Bồ Tát đều đem hết khả năng suy nghĩ cùng chung nghĩ lường cũng không thể nào đo được trí của Phật, ngày nay khiến kẻ phàm phu chỉ ngộ được tự tâm liền gọi là tri kiến Phật, tự chẳng phải là hàng thượng căn nên chưa khỏi nghi báng.’ Lại kinh nói ba xe ‘se dê, xe nai, xe trâu cùng với xe trâu trắng khác nhau như thế nào? Cúi xin Hòa Thượnglòng từ bi khai thị cho?”—Fa-Ta heard this verse and wept without knowing it. At the moment the words were spoken, he achieved a great enlightenment and said to the Master, “Until today I have never actually turned the Dharma Flower; instead it has turned me.” Fa-Ta asked further, “The Lotus Sutra says, ‘If everyone from Sravakas up to the Bodhisattvas were to exhaust all their thought in order to measure the Buddha’s wisdom, they still could not fathom it.’ Now, you cause common people merely to understand their own minds, and you call that the knowledge and vision of the Buddha. Because of this, I am afraid that those without superior faculties will not be able to avoid doubting and slandering the Sutra. The Sutra also speaks of three carts. How do the sheep, deer, and ox carts differ from the White Ox Cart? I pray the High Master will once again instruct me.”

 

 Tổ bảo: “Ý kinh rõ ràng, ông tự mê trái. Các hạng người tam thừa không thể đo lường được trí tuệ Phật, đó là lỗi tại chỗ đo lường. Dù ông đem tất cả sự suy nghĩsuy xét lại càng thêm xa vời. Phật vốn vì phàm phu mà nói, chẳng phải vì Phật mà nói, lý nầy nếu chẳng tin chắc thì sẽ như những vị Thanh Văn trong hội Pháp Hoa thối tịch vậy, đâu chẳng biết đã ngồi trên bạch ngưu lại tìm ba xe ngoài cửa; huống là kinh văn rõ ràng nhằm ông mà nói, chỉ một Phật thừa, không có thừa nào khác; hoặc là hai, hoặc là ba cho đến vô số phương tiện, bao nhiêu nhơn duyên thí dụ, ngôn từ nói về pháp ấy đều vì một Phật thừa. Ông sao chẳng tỉnh, ba xe là giả, là việc thuở xưa, một xe là thật, là việc hiện nay, chỉ dạy ông dẹp giả trở về thật, sau khi trở về thật, thật cũng không tên; nên biết có những của báu trọn thuộc về ông, do ông thọ dụng, lại không khởi tưởng của cha, cũng không khởi tưởng của con, cũng không khởi tưởng dùng, ấy gọi là trì kinh Pháp Hoa, từ kiếp này đến kiếp khác, tay không rời quyển kinh, từ sáng đến tối không lúc nào chẳng tụng kinh.”—The Master said, “The Sutra’s meaning is clear. You yourself are confused. Disciples of all three vehicles are unable to fathom the Buddha’s wisdom; the fault is in their thinking and measuring. The more they think, the further they go. From the start, the Buddha speaks for the sake of common people, not for the sake of other Buddhas. Those who chose not to believe were free to leave the assembly. Not knowing that they were sitting in the White Ox Cart, they sought three vehicles outside the gate. What is more, the Sutra text clearly tells you ‘There is only the one Buddha Vehicle, no other vehicle, whether two or three, and the same is true for countless expedients, for various causes and conditions, and for analogies and rhetoric. All these Dharma are for the sake of the One Buddha Vehicle. Why don’ you wake up? The three carts are false because they are preliminary. The one vehicle is real because it is the immediate present. You are merely taught to go from the false and return to the real. Once you have returned to reality, the real is also nameless. You should know that all the treasure and wealth is ultimately your own, for your own use. That is called maintaining the Dharma Flower Sutra. Then from aeon to aeon, your hands will never let go of the scrolls; from morning to night you will recite it unceasingly.”

Pháp Đạt nhờ chỉ dạy, vui mừng nhảy nhót, liền nói kệ tán thán:

 “Kinh tụng ba ngàn bộ,

 Tào Khê một câu quên,

 Chưa rõ ý xuất thế,

 Đâu hết cuồng nhiều đời.

 Dê, nai, trâu quyền lập,

 Trước, giữa, sau khéo bày,

 Ai biết trong nhà lửa,

 Nguyên là vị vua Pháp.”

Fa-Ta received this instruction and, overwhelmed with joy, he spoke a verse:

“Three thousand Sutra recitations:

 At Ts’ao-Hsi not one single world.

 Before I knew why he appeared in the

 world,

 How could I stop the madness of

 accumulated births?

 Sheep, deer, and ox provisionally set up;

 Beginning, middle, end, well set forth.

 Who would have thought that within the

 Burning house

 Originally the king of Dharma dwelt?”

·Tổ bảo rằng: “Từ nay về sau ông mới đáng gọi là Tăng tụng kinh.” Pháp Đạt từ đây lãnh hội huyền chỉ, cũng không ngừng tụng kinh—The Master said, “From now on you may be called the monk mindful of the Sutra.” From then on, although Fa-Ta understood the profound meaning, he continued to recite the Sutra unceasingly.

 

·Tăng Trí Thông, người quê ở An Phong thuộc Thọ Châu, ban đầu xem kinh Lăng Già đến hơn một ngàn lần nhưng không hiểu được Tam Thân Tứ Trí, đến lễ Tổ cầu giải nghĩa nầy. Tổ bảo: “Ba thân là Thanh Tịnh Pháp Thân, đó là tánh của ông, Viên Mãn Báo Thân là trí của ông, Thiên Bá Ức Hóa Thân là hạnh của ông vậy. Nếu lìa bổn tánh riêng nói ba thân, tức gọi có thân mà không trí, nếu ngộ được ba thân không có tự tánh tức là rõ ba trí Bồ Đề.” Hãy lắng nghe tôi nói kệ:

 “Tự tánh đủ ba thân,

 Phát minh thành tứ trí,

 Chẳng lìa duyên thấy nghe,

 Siêu nhiên lên quả Phật.

 Nay tôi vì ông nói,

 Tin chắc hằng không mê,

 Chớ nhọc người tìm cầu,

 Trọn ngày nói Bồ Đề.”

Bhikshu Chih-T’ung, a native of An-feng in Shao-Chou, had read the Lankavatara Sutra over a thousand times but still did not understand the three bodies and the four wisdoms. He made obeisance to the Master, seeking an explanation of the meaning. The Master said, “The three bodies are: the clear, pure Dharma-body, which is your nature; the perfect, full Reward-body, which is your wisdom; and the hundred thousand myriad Transformation-bodies, which are your conduct. To speak of the three bodies as separate from your nature is to have the bodies but not the wisdom. To remember that the three bodies have no self-nature is to understand the four wisdom of Bodhi. Listen to my verse:

Three bodies complete in your own self-nature

When understood become four wisdoms.

While not apart from seeing and hearing

Transcend them and ascend to the Buddha realm.

 

I will now explain it for you.

If you are attentive and faithful, you will never be deluded.

Don’t run outside in search of them,

By saying ‘Bodhi’ to the end of your days.

 

Ngài Trí Thông lại thưa rằng: “Về nghĩa Tứ Trí có thể nghe được chăng?”—Chih-T’ung asked further, “May I hear about the meaning of the four wisdoms?”

 

Tổ bảo: “Đã hiểu ba thân liền rõ tứ trí, sao lại hỏi ư? Nếu lìa ba thân riêng nói tứ trí, đây gọi là có trí mà không thân, tức đây có trí lại thành vô trí.” Tổ bèn nói kệ:

 “Đại viên cảnh trí tánh thanh tịnh,

 Bình đẳng tánh trí tâm không bệnh,

 Diệu quán sát trí thấy không công,

 Thành sở tác trí đồng Viên Cảnh.

 Ngũ bát lục thất quả nhơn chuyển,

 Chỉ dùng danh ngôn không thật tánh,

 Nếu ngay chỗ chuyển không dấy niệm,

 Ngay nơi ồn náo hằng đại định.”

The Master said, “Since you understand the three bodies, you should also understand the four wisdom. Why do you ask again? To speak of the four wisdoms as separate from the three bodies is to have the wisdoms but not the bodies, in which case the wisdom becomes non-wisdom.” He then spoke the verse:

The wisdom of the great, perfect mirror

 Is your clear, pure nature.

 The wisdom of equal nature

 Is the mind without disease.

 Wonderfully observing wisdom

 Is seeing without effort.

 Perfecting wisdom is

 The same as the perfect mirror.

 

 Five, eight, six, seven,

 Effect and cause both turn;

 Merely useful names:

 They are without real nature.

 If, in the place of turning,

 Emotion is not kept,

 You always and forever dwell

 In Naga concentration.

 

Như trên nói chuyển thức thành trí, trong kinh nói: “Chuyển năm thức trước làm thành Sở Tác Trí, chuyển thức thứ sáu làm Diệu Quán Sát Trí, chuyển thức thứ bảy làm Bình Đẳng Tánh Trí, chuyển thức thứ tám làm Đại Viên Cảnh Trí. Tuy thức thứ sáu, thức thứ bảy là ở trong nhơn chuyển, còn năm thức trước và thức thứ tám là trên quả chuyển, chỉ chuyển tên mà không chuyển thể.”

 Trí Thông liền đốn ngộ được tánh trí 

nên trình kệ rằng:

 “Ba thân nguyên thể ta,

Tứ trí vốn tâm sáng,

Thân trí dung không ngại,

 Ứng vật mặc tùy hình,

Khởi tu đều vọng động,

Giữ trụ trái chơn tình.

Diệu chỉ nhơn thấy rõ,

Trọn quên tên nhiễm ô.”

Note: The transformation of consciousness into wisdom has been described. The teaching says, “The first five consciousnesses turned become the perfecting wisdom; the sixth consciousness turned becomes the wonderfully observing wisdom; the seventh consciousness turned becomes the wisdom of equal nature; the eighth consciousness turned becomes the wisdom of great perfect mirror. Although the sixth and seventh are turned in the cause and the first five and the eighth in the effect, it is merely the names which turn. Their substance does not turn.”

Instantly enlightened to the nature of wisdom, Chih-T'’ng submitted the following verse:

Three bodies are my basic substance,

 Four wisdoms my original bright mind.

 Body and wisdom in unobstructed 

 fusion

 In response to beings I accordingly

 take form.

 Arising to cultivate them is false

 movement.

 Holding to or pondering over them a

 waste of effort.

 Through the Master I know the

 wonderful principle,

 And, in the end, I lose the stain of names.

 

·Tăng Trí Thường, người ở Quí Khê, Tín Châu, thuở nhỏ xuất gia, chí cầu thấy tánh, một hôm đến tham lễ, Tổ hỏi: “Ông từ đâu đến, muốn cầu việc gì?”—Bhikshu Chih-Ch’ang, a native of Kuei-Hsi in Hsin-Chou, left home when he was a child and resolutely sought to see his own nature. One day he called on the Master, who asked him, “Where are you from and what do you want?”

 

Sư thưa: “Học nhân gần đây đến núi Bạch Phong ở Hồng Châu lễ Hòa Thượng Đại Tông nhờ chỉ nghĩa kiến tánh thành Phật, nhưng chưa giải quyết được hồ nghi, nên từ xa đến đây lễ Hòa Thượng, mong Hòa Thượng từ bi chỉ dạy.”—Chih-Ch’ang replied, “Your student has recently been to Pai-Feng Mountain in Hung-Chou to call on the High Master Ta-T’ung and received his instruction on the principle of seeing one’s nature and realizing Buddhahood. As I have not yet resolved my doubts, I have come from a great distance to bow reverently and request the Master’s compassionate instruction.”

 

·Tổ bảo: “Kia có ngôn cú gì ông thử nhắc lại xem.”—The Master said, “What instruction did he give you? Try to repeat it to me.”

 

Trí Thường thưa: “Trí Thường đến nơi kia, trải qua ba tháng, chưa được chỉ dạy, vì lòng tha thiết vì pháp nên một hôm riêng vào trượng thất thưa hỏi: ‘Thế nào là bản tâm, bản tánh của con?’”—Chih-Ch’ang said, “After arriving there, three months passed and still I had received no instruction. Being eager for the Dharma, one evening I went alone into the Abbot’s room and asked him, ‘What is my original mind and original substance?’

 

Ngài Đại Thông nói rằng: “Ông thấy hư không?”—But Ta-T’ung then said to me, ‘Do you see empty space?’

 

·Trí Thường đáp: “Thấy!”—‘Yes,’ I said, ‘I see it.’

 

Hòa Thượng Đại Thông hỏi: “Ông thấy hư khôngtướng mạo chăng?”—Ta-T’ung said, ‘Do you know what appearance it has?’

 

Trí Thường đáp: “Hư không vô hình mà có tướng mạo gì?”—Chih-Ch’ang replied, ‘Empty space has no form. How could it have an appearance?’

 

·Ngài Đại Thông bảo: “Bản tánh của ông ví như hư không, trọn không một vật có thể thấy, ấy gọi là chánh kiến, không một vật có thể biết, ấy gọi là chơn tri, không có xanh, vàng, dài, ngắn, chỉ thấy bản nguyên thanh tịnh, giác thể tròn sáng tức gọi là thấy tánh thành Phật, cũng gọi là Như Lai Tri Kiến. Học nhơn tuy nghe lời nầy vẫn chưa giải quyết xong điều nghi, cúi xin Hòa Thượng chỉ dạy—Ta-T’ung said, “Your original mind is just like empty space. To understand that nothing can be seen is called right seeing; to know that nothing can be known is called true knowing. There is nothing blue or yellow, long or short. Simply seeing the clear, pure original source, the perfect bright enlightened substance, this is what is called ‘seeing one’s nature and realizing Buddhahood.’ It is also called ‘the knowledge and vision of the Tathagata.’ Although I heard this instruction, I still do not understand and beg you, O Master to instruct me.”

 

 Tổ bảo: “Lời thầy kia nói vẫn còn kiến tri nên khiến ông chưa rõ.” Nay tôi chỉ ông một bài kệ:

 “Chẳng thấy một pháp còn thấy không,

 Giống như mây nổi che mặt nhựt,

 Chẳng biết một pháp giữ biết không,

 Lại như hư không sanh điện chớp,

 Tri kiến nầy bỗng nhiên dấy lên,

 Lầm nhận đâu từng hiểu phương tiện,

 Ông phải một niệm tự biết lỗi,

 Tự kỷ linh quang thường hiển hiện.”

The Master said, “Your former master’s explanation still retains the concepts of knowing and seeing; and that is why you have not understood. Now, I will teach you with a verse:

 Not to see a single dharma

 still retains no-seeing,

 Greatly resembling floating clouds

 covering the sun.

 Not to know a single dharma

 holds to empty knowing,

 Even as a lightning flash

 comes out of empty space. 

 This knowing and seeing

 arise in an instant.

 When seen wrongly,

 can expedients being understood?

 If, in the space of a thought,

 you can know your own error,

 Your own spiritual light

 will always be manifested.

 

 Trí Thường nghe bài kệ rồi tâm trí hoát nhiên đại ngộ, bèn nói kệ:

“Vô cớ khởi tri kiến,

Chấp tướng cầu Bồ Đề,

Tình còn một niệm ngộ,

Đâu vượt mê ngàn xưa.

Tự tánh giác nguyên thể,

Tùy chiếu luống đổi dời,

Chẳng vào thất Tổ Sư,

Mờ mịt chạy hai đầu.”

Hearing the verse, Chih-Ch’ang understood it with his heart and mind, and he composed this verse:

 Without beginning,

 knowing and seeing arise.

 When one is attached to marks

 Bodhi is sought out.

 Clinging to a thought of

 enlightenment,

 Do I rise above my former confusion?

 The inherently enlightened

 substance of my nature

 Illuminates the turning twisting flow.

 But had I not entered

 the Patriarch’s room,

 I’d still be running, lost

 between the two extremes.

Trí Thường một hôm hỏi Tổ rằng: “Phật nói pháp ba thừa, lại nói Tối thượng thừa, đệ tử chưa hiểu, mong ngài chỉ dạy.”—One day Chih-Ch’ang asked the Master, “The Buddha taught the dharma of the three vehicles and also the Supreme Vehicle. Your disciple has not yet understood that and would like to be instructed.” 

Tổ bảo: “Ông xem nơi bản tâm mình, chớ có chấp tướng bên ngoài. Pháp không có bốn thừa, tâm người tự có những sai biệt. Thấy nghe tụng đọc ấy là Tiểu thừa, ngộ pháp hiểu nghĩa ấy là Trung thừa, y pháp tu hành ấy là Đại thừa, muôn pháp trọn thông, muôn pháp đầy đủ, tất cả không nhiễm, lìa các pháp tướng, một cũng không được gọi là Tối thượng thừa. Thừa là nghĩa hành, không phải ở miệng tranh, ông phải tự tu chớ có hỏi tôi, trong tất cả thời, tự tánh tự như.”—The Master said, “Contemplate only your own original mind and do not be attached to the marks of external dharmas. The Dharma doesn’t have four vehicles; it is people’s minds that differ. Cultivating by seeing, hearing, and reciting is the small vehicle. Cultivating by awakening to the Dharma and understanding the meaning is the middle vehicle. Cultivating in accord with Dharma is the great vehicle. To penetrate the ten thousand dharmas entirely and completely while remaining without defilement, and to sever attachment to the marks of all the dharmas with nothing whatsoever gained in return: that is the Supreme Vehicle. Vehicles are methods of practice, not subjects for debate. Cultivate on your own and do not ask me, for at all times your own self-nature is itself ‘thus.’” 

 Trí Thường liền lễ tạ và hầu Tổ đến trọn đời—Chih-Ch’ang bowed and thanked the Master and served him to the end of the Master’s life. 

 Tăng Chí Đạo, người quê ở Nam Hải Quảng Châu, đến tham vấn Tổ: “Học nhơn từ xuất gia, xem Kinh Niết Bàn hơn mười năm chưa rõ được đại ý, cúi mong Hòa Thượng xót thương chỉ dạy.”—Bhikshu Chih-Tao, a native of Nan-Hai in Kuang-Chou, asked a favor: “Since leaving home, your student has studied the NirvanaSutra for over ten years and has still not understood its great purporse. I hope that the High Master will bestow his instruction.”

Tổ bảo: “Chỗ nào ông chưa rõ?”—The Master said, “What point haven’t you understood?” 

 Chí Đạo thưa: “Chư hạnh vô thường, là pháp sanh diệt, sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui,” nơi đây con nghi ngờ—Chih-Tao replied: 

 “All activities are impermanent,

 Characterized by production and

 extinction;

 When production and extinction are

 extinguished,

 That still extinction is bliss.

My doubts are with respect to this passage.” 

Tổ hỏi: “Ông nghi như thế nào?”—The Master said, “What are your doubts?” 

Chí Đạo thưa: “Tất cả chúng sanh đều có hai thân gọi là sắc thânpháp thân. Sắc thân vô thường có sanh có diệt, pháp thân có thường không tri giác không giác. Kinh nói ‘Sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui, chẳng biết thân nào tịch diệt, thân nào thọ vui?’ Nếu là sắc thân, khi sắc thân tịch diệt, bốn đại phân tán, toàn là khổ, khổ không thể nói vui; nếu pháp thân tịch diệt tức đồng cỏ cây gạch đá, ai sẽ thọ vui? Lại pháp tánh là thể của sanh diệt, năm uẩn là dụng của sanh diệt, một thể năm dụng, sanh diệt là thường, sanh thì từ thể khởi dụng, diệt thì từ dụng nhiếp về thể, nếu cho lại sanh tức là loài hữu tình không đoạn không diệt, nếu chẳng cho lại sanh tức là hằng trở về tịch diệt thì đồng với vật vô tình, như thế ắt tất cả pháp bị sự ngăn cấm của Niết Bàn, còn chẳng được sanh, có gì là vui?”—Chih-Tao replied, “All living beings have two bodies, the physical body and Dharma-body. The physical body is impermanent and is produced and destroyed. The Dharma-body is permanent and is without knowing or awareness. The Sutra says that the extinction of production and extinction is bliss, but I do not know which body is in tranquil extinction and which receives the bliss. How could it be the physical body which receives the bliss? When this physical body is extinguished, the four elements scatter. That is total suffering cannot be called bliss. If the Dharma-body were extinguished it would become like grass, trees, tiles, or stones; then what would receive the bliss? Moreover, the Dharma-nature is the substance of production and extinction and the five heaps are the function of production and extinction. With one body having five functions, production and extinction are permanent; at the time of production, the functions arise from the substance, and at the time of extinction, the functions return to the substance. If there were rebirth then sentient beings would not cease to exist or be extinguished. If there were not rebirth, they would return to tranquil extinction and be just like insentient objects. Thus, all dharmas would be suppressed by nirvana and there would not even be production. How could there be bliss?” 

Tổ quở: “Ông là Thích tử sao lại tập theo ngoại đạo về đoạn kiếnthường kiếnluận nghị về Tối thượng thừa. Cứ theo lời ông nói, tức là ngoài sắc thân riêng có pháp thân, lìa sanh diệt để cầu tịch diệt, lại suy luận Niết Bàn thường lạc nói có thân thọ dụng, đây là chấp lẫn về sanh tử, đắm mê cái vui thế gian; nay ông nên biết, Phật vì tất cả người mê mà nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét chết, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả, luống luân hồi, lấy thường lạc Niết Bàn đổi thành tướng khổ, trọn ngày tìm cầu. Phật vì thương những người nầy, mới chỉ dạy Niết Bàn chơn lạc, trong sát na không có tướng sanh, trong sát na không có tướng diệt, lại không có sanh diệtthể diệt, ấy là tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi hiện tiền cũng không có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thường lạc. Vui nầy không có người thọ, cũng không có người chẳng thọ, há có tên một thể năm dụng, huống là nói Niết Bàn ngăn cấm các pháp khiến hằng chẳng sanh. Đây là ông chê Phật hủy pháp. Hãy nghe tôi nói kệ:

“Đại Niết Bàn vô thượng,

 Tròn sáng thường lặng soi,

 Phàm phu gọi là chết,

 Ngoại đạo chấp là đoạn,

 Những người cầu nhị thừa,

 Cho đó là vô tác,

 Trọn thuộc chỗ tình chấp,

 Gốc sáu mươi hai chấp.

 Dối lập tên hư giả,

 Sao đạt nghĩa chơn thật,

 Chỉ có người vượt qua,

 Thông suốt không thủ xả,

 Do biết pháp năm uẩn,

 Vô ngã ở trong uẩn,

 Ngoài hiện các sắc tượng,

 Mỗi mỗi tướng âm thanh,

 Bình đẳng như mộng huyễn,

 Không khởi chấp phàm Thánh,

 Không khởi hiểu Niết Bàn,

 Hai bên ba mé dứt.

 Thường hiện dụng các căn,

 Mà chẳng khởi tưởng dụng,

 Phân biệt tất cả pháp,

 Không khởi tưởng phân biệt.

 Kiếp hỏa đốt biển cả,

 Gió thổi núi chạm nhau.

 Chơn thường tịch diệt vui,

 Tướng Niết Bàn như thế.

 Nay tôi gắng gượng nói,

 Khiến ông bỏ tà kiến,

 Ông chớ theo lời hiểu,

 Nhận ông biết ít phần.”

The Master said, “You are a son of Sakya! How can you hold the deviant views of annihilationism and permanence which belongs to other religions and criticise the Supreme Vehicle Dharma! According to what you say, there is a Dharma-body that exists apart from physical form a tranquil extinction to be sought apart from production and extinction. Moreover, you propose that there is a body which enjoys the permanence and bliss of Nirvana. But, that is to grasp tightly onto birth and death and to indulge in worldly bliss. You should now know that deluded people mistook the union of five heaps for their own bodies and determined the dharmas as external to themselves. They loved life, dreaded death and drifted from thought to thought, not knowing that this illusory dream is empty and false. They turned vainly around on the wheel of birth and death and mistook the permanence and bliss of Nirvana for a form of suffering. All day long they sought after something else. Taking pity on them, the Buddha made manifest in the space of an instant the true bliss of Nirvana, which has no mark of production or extinction; it has no production or extinction to be extinguished. That, then, is the manifestation of tranquil extinction. Its manifestation cannot be reckoned; it is permanent and blissful. The bliss has neither an enjoyer nor a non-enjoyer. How can you call it ‘one substance with five functions?’ Worse, how can you say that Nirvana suppresses all dharmas, causing them to be forever unproduced? That is to slander the Buddha and defame the Dharma. Listen to my verse:

 Supreme. Great Nirvana is bright

 Perfect, permanent, still, and shining.

 Deluded commonpeople call it death,

 Other teachings hold it to be annihilation.

 All those who seek two vehicles

 Regard it as non-action.

 Ultimately these notions arise from

 feeling,

 And form the basis for sixty-two views,

 Wrongly establishing unreal names.

 What is the true, real principle?

 Only one who has gone beyond measuring

 Penetrates without grasping or rejecting,

 And knows that the dharma of the five

 heaps

 And the self within the heaps,

 The outward appearances—a mass of

 images—the mark of every sound,

 Are equally like the illusion of dreams,

 For him, views of common and holy do not arise

 Nor are explanations of Nirvana made.

 The two boundaries, the three limits are cut off.

 All organs have their function,

 But there never arises the thought of the function.

 All dharmas are discriminated

 Without a thought of discrimination arising.

 When the fire at the aeon’s end burns the

 bottom of the sea

 And the winds blow the mountain against each other,

 The true, permanent, still extinct bliss,

 The mark of Nirvana is ‘thus.’

 I have struggled to explain it,

 To cause you to reject your false views.

 Don’t understand it by words alone

 And maybe you’ll understand a bit of this.”

 Chí Đạo nghe kệ đại ngộ, vui mừng nhảy nhót, làm lễ rồi lui—After hearing this verse, Chih-Tao was greatly enlightened. Overwhelmed with joy, he made obeisance and with drew. 

Thiền sư Hành Tư, sanh tại An Thành, Kiết Châu, họ Lưu, nghe pháp tịch Tào Khê giáo hóa thạnh hành, bèn thẳng đến tham lễ Tổ: “Phải làm việc gì mà không rơi vào giai cấp?”—Dhyana Master Hsing Szu was born into the Liu Family, which lived in An-Cha’ng district in Chih-Chou. Hearing of the flourishing influence of the Ts’ao-His Dharma Assembly, Hsing-Szu went directly there to pay homage and asked, “What is required to avoid falling into successive stages?” 

Tổ hỏi: “Ông từng làm việc gì đến?”— The Master said, “What did you do before coming here?” 

Hành Tư thưa: “Thánh đế cũng không làm.”—He replied, “I did not even practice the Holy truths.” 

Tổ bảo: “Rơi vào giai cấp nào?”—The Master said, “Then into what successive states could you fall?” 

Hành Tư thưa: “Thánh đế còn chẳng làm thì giai cấp nào mà có?”—He replied, “If one isn’t practicing the Four Holy Truths, what successive stages are there? 

Tổ thầm nhận đó, khiến Hành Tư thủ chúng. Một hôm Tổ bảo Hành Tư: “Ông nên phân hóa một nơi, không khiến cho đoạn dứt.”—The Master greatly admired his capacity and made him the leader of the assembly. One day the Master said, “You should go elsewhere to teach. Do not allow the teaching to be cut off.” 

Hành Tư đã được pháp bèn trở về Kiết Châu, trên núi Thanh Nguyên, hoằng pháp, nối tiếp giáo hóa. Sau khi thị tịch, thụy là Hoàng Tế Thiền Sư—Having obtained the Dharma, Hsing-Szu returned to Ch’ing Yuan Mountain in Chi-Chou, to propagate the Dharma and transform living beings. After his death he was given the posthumous title “Dhyana Master Hung-Chi.” 

·Thiền Sư Hoài Nhượng, quê ở Kim Châu, con nhà họ Đỗ, ban đầu đến yết kiến Quốc sư An Tung Sơn. Quốc sư An mới khuyến khích Sư đến Tào Khê tham vấn. Khi đến lễ bái Tổ, Tổ hỏi: “Ở đâu lại?”—Dhyana Master Huai-Jang was the son of the Tu family in Chin-Chou. He first visited National Master An of Sung Mountain, who told him to go to Ts’ao-His to pay homage. When he arrived, he bowed, and the Master asked him, “What has come?” 

Hoài Nhượng thưa: “Ở Tung Sơn.”— He replied, “Sung-Shan.” 

Tổ bảo: “Đem được vật gì lại?”—The Master said, “What is it and how does it come?”

Hoài Nhượng thưa: “Nói giống một vật tức chẳng trúng.”—He replied, “To say that it is like a thing is to miss the point.” 

Tổ bảo: “Lại có tu chứng chăng?”— The Master said, “Then can there still be that which is cultivated and certified?” 

Hoài Nhượng thưa: “Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được.”—He replied, “Cultivation and certification are not absent, but there can be no defilement.”

 

Tổ bảo: “Chỉ cái chẳng nhiễm ô nầy là chỗ chư Phật hộ niệm; ông đã như thế, ta cũng như thế. Tây Thiên Tổ Bát Nhã Đa La sấm rằng, ‘Dưới chân ông có một con ngựa tơ đạp chết người trong thiên hạ, ứng ở nơi tâm ông, không cần phải nói ra.’”—The Master said, “It is just the lack of defilement of which all Buddhas are mindful and protective. You are like that, and I am like that too. In the West, Prajnatara predicted that a colt would run from under your feet, trampling and killing people under heaven. You should keep that in mind, but do not speak of it too soon.” 

·Nghe xong Hoài Nhượng hoát nhiên khế ngộ, liền hầu hạ Tổ mười lăm năm, mỗi ngày càng thâm được sự huyền áo. Sau khi đến núi Nam Nhạc, xiển dương Thiền tông; khi thị tịch được sắc ban hiệu Đại Huệ Thiền Sư—Huai-Jang suddenly understood. Accordingly he waited upon the Master for fifteen years, daily penetrating more deeply into the profound and mysterious. He later went to Nan-Yao where he spread the Dhyana School. The title “Dhyana Master Ta Hui” was bestowed upon him posthumously.

Thiền Sư Huyền GiácVĩnh Gia, họ Đới, quê ở Ôn Châu, thuở nhỏ tập kinh luận, chuyên về pháp môn chỉ quán của Tông Thiên Thai, nhơn xem kinh Duy Ma Cật phát minh được tâm địa; chợt gặp đệ tử của Tổ là Huyền Sách thăm hỏi, cùng bàn chuyện sôi nổi mà mỗi lời nói ra đều thầm hợp với chư Tổ. Huyền Sách mới hỏi: “Nhơn giả được pháp nơi Thầy nào?”—Dhyana Master Hsuan-Chiao of Yung-Chia was the son of a family called Tai in Wen-Chou. When he was young he studied the Sutras and commentaries and was skilled in the T’ien-T’ai Dharma-door of “Stop and Look.” Upon reading the Vimalakirti Sutra, he understood the mind-ground. One day he happened to meet the Master’s disciple Hsuan-Ch’e and they had a pleasant talk. As Hsuan-Chiao’s words were consonant with the words of all the Patriarchs, Hsuan-Ch'e asked him, “Kind Sir, from whom did you obtain the Dharma?”

·Huyền Giác đáp: “Tôi nghe kinh luận Phương đẳng mỗi vị đều có thầy truyền thừa, sau nơi kinh Duy Ma Cật ngộ được Phật tâm tông mà chưa có người chứng minh.”—He replied, “I have heard the Vaipulya Sutras and Sastras, receiving each from a master. Later, upon reading the Vimalakirti Sutra, I awakened to the doctrine of the Buddha-mind, but as yet no one has certified me.” 

·Huyền Sách bảo: “Từ Đức Phật Oai AÂm Vương về trước tức được, từ Phật Oai AÂm Vương về sau, không thầy mà tự ngộ trọn vẹnthiên nhiên ngoại đạo.”—Hsuan-Ch’e said, “That was acceptable before the time of the Buddha called The Awesome-Voiced King. But since the coming of that Buddha, all those who ‘self-enlightened’ without a master belong to other religions which hold to the tenet of spontaneity.”

·Huyền Giác nói: “Xin nhơn giả vì tôi chứng minh.”—“Then will you please certify me, Kind Sir?” said Hsuan-Chiao. 

Huyền Sách bảo: “Lời tôi nhẹ, ở Tào KhêLục Tổ Đại Sư, bốn phương nhóm họp về đều là những người thọ pháp. Nếu ông chịu đi thì cùng tôi đồng đi.”—Hsuan-Ch’e said, “My words are of little worth, but the Great Master, the Sixth Patriarch, is at Ts’ao-His, where people gather like clouds from the four directions. He is one who has received the Dharma. If you wish to go, I will accompany you.” 

Huyền Giác bèn đồng với Huyền Sách đến tham vấn. Khi đến Huyền Giác nhiễu Tổ ba vòng, chống tích trượng mà đứng. Tổ bảo: “Phàm là sa môn, phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại Đức từ phương nào đến, lại sanh đại ngã mạn?”— Thereupon Hsuan-Chiao went with Hsuan-Ch’e to call upon the Master. On arriving, he circumambulated the Master three times, shook his staff, and stood in front of him. The Master said, “Inasuch as a Sramana has perfected the three thousand awesome deportments and the eighty thousand fine practices, where does the virtuous One come from and what makes him so arrogant?” 

Huyền Giác thưa: “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng.”—Hsuan-Chiao said, “The affair of birth and death is great and impermanence comes quickly.”

Tổ bảo: “Sao chẳng thể nhận cái vô sanh, liễu không mau ư?”—The Master said, “Why not embody non-production and understand that which is not quick?” 

·Huyền Giác thưa: “Thể tức là vô sanh, liễu vốn không có mau.”—He replied, “The body itself is not produced and fundamentally there is no quickness.” 

·Tổ bảo: “Như thế, như thế!”—The Master said, “So it is; so it is.” 

Huyền Giác mới đầy đủ oai nghi lễ bái, trong chốc lát liền cáo từ. Tổ bảo: “Trở về chóng vậy?”—Hsuan-Chiao then made obeisance with perfect awesome deportment. A short while, later he announced that he was leaving and the Master said, “Aren’t you leaving too quickly?” 

Huyền Giác thưa: “Vốn tự không động, há có mau ư?”—He replied, “Fundamentally, I don’t move; how can I be quick?” 

Tổ bảo: “Ai biết chẳng động?”—The Master said, “Who knows you don’t move?” 

Huyền Giác thưa: “Nhơn giả tự sanh phân biệt.”—He replied, “Kind Sir, you yourself make this discrimination.” 

Tổ bảo: “Ông rất được cái ý vô sanh.”—The Master said, “You have truly got the idea of non-production.” 

Huyền Giác thưa: “Vô sanh há có ý sao?”—“But does non-production possess an ‘idea’?” asked Hsuan-Chiao.

·Tổ bảo: “Nếu không ý thì ai biết phân biệt?”—“If it is without ideas, then who discriminates it?” said the Master. 

 Huyền Giác thưa: “Phân biệt cũng không phải ý.”—“What discriminates is not an idea either,” he replied. 

 Tổ bảo: “Lành thay! Hãy dừng lại một đêm.”—The Master exclaimed, “Good indeed! Please stay for a night.” 

 Thời nhơn gọi là “Nhất Túc Giác.” Sau ngài có trước tác bộ “Chứng Đạo Ca,” thịnh hành ở đời. Thụy là Vô Tướng Đại Sư, người đương thời xưng là Chân Giác—During his time, he was called “The One Enlightened Overnight” and later he wrote the “Song of Certifying to the Way,” which circulated widely in the world. His posthumous title is “Great Master Wu-Hsiang,” and during his lifetime he was called “Chen-Chiao.” 

 Thiền Giả Trí Hoàng, ban đầu tham học nơi Ngũ Tổ, tự cho đã được chánh thọ, mới cất am ngồi thiền mãi, trải qua 20 năm. Đệ tử của Tổ là Huyền Sách du phương đến Hà Sóc nghe danh Ngài Trí Hoàng, liền đến am hỏi rằng: “Ông ở đây làm gì?”—Dhyana cultivator Chih-Huang had formerly studied under the Fifth Patriarch and said of himself that he had attained to the ‘right reception.’ He lived in a hut, constantly sitting for twenty years. In his travels, the Master’s disciple Hsuan-Ch’e reached Ho-Shuo, where he head of Chih-Huang’s reputation. He paid a visit to his hut and asked him, “What are you doing here?”

·Trí Hoàng nói: “Nhập định.”— “Entering concentration,” replied Chih-Huang. 

·Huyền Sách hỏi: “Ông nói nhập định là có tâm nhập hay không tâm nhập? Nếu không tâm nhập thì tất cả vô tình cỏ cây ngói đá nên được định; nếu có tâm nhập thì tất cả loài hữu tình hàm thức cũng nên được định.”—Hsuan-Ch’e said, “You say you are entering concentration. Do you enter with thought or without thought. If you enter without thought, then all insentient things, such as grass, trees, tiles, and stones, should likewise attain concentration. If you enter with thought, then all sentient things which have consciousness should also attain concentration.” 

Trí Hoàng bảo: “Tôi chính khi nhập định chẳng thấy có cái tâm và không tâm.”—Chih-Huang said, “When I properly enter concentration I do not notice whether I have thought or not. 

Huyền Sách nói: “Chẳng thấy có tâm và không tâm tức là thường định, sao lại nói có xuất nhập, nếu có xuất nhập tức là không phải đại định.”—Hsuan-Ch’e said, “Not to notice whether or not you have thought is eternal concentration. How can you enter it or come out of it? If you come out of it or enter it, it is not the great concentration.” 

Trí Hoàng không trả lời được. Giây lâu mới hỏi: “Thầy kế thừa ai?”—Chih-Huang was speechless. After a long while, he finally asked, “Who is your teacher?” 

·Huyền Sách nói: “Thầy tôi là Lục Tổ Huệ NăngTào Khê.”—Hsuan-Ch’e said, “My Master is the Sixth Patriarch at Ts’ao-His.” 

Trí Hoàng hỏi: “Lục Tổ lấy gì làm Thiền định?”—Chih-Huang said, “What does your master take to be Dhyana Concentration?” 

 Huyền Sách đáp: “Thầy tôi nói ‘Diệu trạm viên tịch, thể dụng như như, năm ấm vốn không, sáu trần chẳng phải có, chẳng ra chẳng vào, chẳng định chẳng loạn, tánh thiền không trụ, lìa trụ thì được thiền tịch, tánh thiền không sanh, lìa sanh cái tưởng thiền, tâm như hư không cũng không có cái lượng của hư không.’”—Hsuan-Ch’e said, “My teacher speaks of the wonderful, clear, perfect stillness, the suchness of the substance and function, the fundamental emptiness of the five skandhas, and the non-existence of the six organs. There is neither emerging nor entering, neither concentration nor confusion. The nature of Dhyana is non-dwelling and is beyond the act of dwelling in Dhyana stillness. The nature of Dhyana is unproduced and beyond the production of the thought of Dhyana. The mind is like empty space and is without the measure of empty space.” 

Trí Hoàng nghe lời ấy bèn đi thẳng đến yết kiến Lục Tổ—Hearing this explanation, Chih-Huang went directly to visit the Master. 

Lục Tổ hỏi: “Nhơn giả từ đâu đến?”— The Master asked him, “Kind Sir, where are you from?” 

·Trí Hoàng liền thuật lại đầy đủ duyên trước—Chih-Huang related the above incident in details. 

·Lục Tổ bảo: “Thật như lời đã nói. Ông chỉ tâm như hư không mà chẳng có kiến chấp không, ứng dụng không ngăn ngại, động tịnh đều không tâm, tình phàm Thánh đều quên, năng sở đều dứt, tánh tướng như như, không có lúc nào mà chẳng định.”— The Master said, “It is truly just as he said. Simply let your mind be like empty space without being attached to the idea of emptiness and the correct function of the self-nature will no longer be obstructed. Have no thought, whether in motion or stillness; forget any feeling of being common or holy, put an end to both subject and object. The nature and mark will be ‘thus, thus,’ and at no time will you be out of the state of concentration.” 

 Trí Hoàng ngay nơi đây liền đại ngộ, hai mươi năm đã được tâm, trọn không ảnh hưởng. Đêm ấy ở Hà Bắc, dân chúng nghe trong hư không có tiếng nói: “Thiền sư Hoàng ngày nay được đạo.” Trí Hoàng sau đó lễ từ trở về Hà Bắc, khai hóa bốn chúng—Just then Chih-Huang attained the great enlightenment. What he had gained in twenty years vanished from his mind without a trace. That night, the people of Hopei heard a voice in space announcing, ‘Today, Dhyana Master Chih-Huang has attained the Way.’ Later, he made obeisance and left, returning to Hopei to teach and convert the four assemblies there.” 

 Có vị Tăng hỏi Tổ rằng: “Ý chỉ Huỳnh Mai người nào được?”—One of the Sangha asked the Master, “Who got the principle of Huang-Mei?” 

 Tổ đáp: “Người hiểu Phật pháp được.”—The Master replied, “The one who understands the Buddhadharma.” 

Tăng thưa: “Hòa Thượng lại được chăng?” Tổ bảo: “Ta chẳng hiểu Phật pháp.”—The sangha member said, “High Master, have you obtained it?”

 “I do not understand the

 Buddhadharma,” the Master replied. 

Một hôm Tổ muốn giặt lá y đã được truyền trao, nhưng không có suối tốt để giặt, nhơn Ngài đến sau chùa khoảng năm dặm, thấy trên núi cây cối um tùm, khí tốt xoay quanh, Ngài liền cắm cây tích trượng sâu xuống đất, nước liền phún lên theo tay Ngài, chứa lại thành cái ao, Ngài liền quỳ gối giặt y trên đá. Chợt có một vị Tăng đến lễ bái, thưa rằng: “Phương Biện là người Tây Thục, vừa rồi ở nước Nam Thiên Trúc, thấy Ngài Đạt Ma Đại Sư dạy Phương Biện phải chóng đến nước Đường là nơi tôi truyền chánh pháp nhãn tạng của Tổ Ca Diếpy Tăng Già Lê, thấy truyền đến đời thứ sáu nơi Thiều Châu ở Tào Khê, ông nên đến đó chiêm lễ, Phương Biện từ xa đến, cúi mong được thấy y bát đã được truyền.” Tổ bèn đưa ra cho ông xem, liền hỏi: “Thượng nhơn làm nghề gì?”—One day the Master wanted to wash the robe which he had inherited, but there was no clear stream nearby. He walked about two miles behind the temple where he saw good energies revolving in a dense grove of trees. He shook his staff, stuck it in the ground, and a spring bubbled up and formed a pool. As he knelt to wash his robe on a rock, suddenly a monk came up and bowed before him saying, “I am Fang-Pien, a native of His-Shu. A while ago I was in India, where I visited the Great Master Bodhidharma. He told me to return to China immediately, saying, ‘The orthodox Dharma Eye Treasury and the Samghati robe which I inherited from Mahakasyapa has been transmitted to the six generation at Ts’ao-His, Shao-Chou. Go there and pray reverence.’ Fang Pien has come from afar, hoping to see the robe abd bowl that his Master transmitted.” The Master showed them to him and asked, “Superior One, what work do you do?” 

 Phương Biện đáp: “Chuyên nghề đắp tượng.”—“I am good at sculpting,” he replied. 

 Tổ nghiêm sắc mặt lại bảo: “Ông thử đắp xem.”—Keeping straight face, the Master said, “Then sculpt something for me to see.” 

 Phương Biện mờ mịt không biết. Qua mấy ngày ông đắp được tượng Tổ, cao bảy tất, rất đẹp đẽ—Fang-Pien was bewildered but, after several days, he completed a lifelike image of the Patriarch, seven inches high and wonderful in every detail. 

 Tổ cười bảo: “Ông chỉ giỏi tánh đắp mà chẳng giỏi tánh Phật. Tổ đưa tay xoa đầu Phương Biện nói rằng: “Ông hằng vì người, Trời làm phước điền.” Tổ liền lấy y đền công, Phương Biện lấy y chia làm ba phần, một phần đắp vào tượng, một phần thì ông lưu lại, còn một phần thì gói chôn xuống đất, thề rằng: “Sau nầy người nào đào được y nầy là tôi tái sanh để trụ trì nơi đây dựng lập lại chùa chiền.” Đến đời Tống, niên hiệu Gia Hựu năm thứ tám, có vị Tăng tên là Duy Tiên, khi sửa chùa, đào đất được y như còn mới, còn tượng của Phương Biện đắp thì để ở chùa Cao Tuyền, cúng kính cầu nguyện đều được như ý— The Master laughed and said, “You only understand the nature of sculpture; you do not understand the nature of the Buddha.” Then the Master stretched out his hand and rubbed the crown of Fang-Pien’s head, saying, “You will forever be a field of blessing for gods and humans.” The Master rewarded him with a robe, which Fang-Pien divided into three parts: one he used to wrap the sculpture, one he kept for himself and, the third, he wrapped in palm leaves and buried in the ground, vowing, “In the future, when this robe is found again, I will appear in the world to be abbot here and restore these buildings.” During the Sung dynasty in the eighth year of the Chia-Yu reign period (1063 A.D.), while Bhikshu Wei Hsien was repairing the hall, he excavated the earth and found the robe which was like new. The image is at Kao-Ch’uan Temple and those who pray before it obtain a quick response. 

 Có vị Tăng đọc bài kệ của Thiền Sư Ngọa Luân rằng:

 “Ngọa Luân có tài năng,

 Hay đoạn trăm tư tưởng,

 Đối cảnh tâm chẳng khởi,

 Bồ Đề ngày ngày lớn.”

Tổ nghe qua liền nói: “Bài kệ nầy chưa rõ được tâm địa, nếu y đây mà tu, ấy là thêm trói buộc,” nhơn đó Tổ liền đọc một bài kệ:

 “Huệ Năng không có tài,

 Chẳng đoạn trăm tư tưởng,

 Đối cảnh tâm thường khởi,

 Bồ Đề làm gì lớn.”

One Bhikshu was reciting Dhyana Master Wo-Lun’s verse:

 Wo-Lun has the talent

 To stop the hundred thoughts:

 Facing situations his mind won’t move;

 Bodhi grows day by day.

 When the Master heard it he said, “This verse shows no understanding of the mind-ground, and to cultivate according to it will increase one’s bondage. Then he spoke this verse:

 Hui-Neng has no talent

 To stop the hundred thoughts.

 Facing situations his mind often moves;

 How can Bodhi grow?”

 

Phẩm Thứ Tám—Đốn Tiệm—The Eighth Chapter—Sudden And Gradual

 Khi ấy Tổ ở chùa Bảo Lâm tại Tào Khê, còn Thần Tú Đại Sư ở chùa Ngọc Tuyền tại Kinh Nam. Bấy giờ hai Tông thạnh hóa, người đương thời đều gọi là Nam Năng Bắc Tú nên có hai tông Nam Bắc, chia ra đốn tiệm, mà người học không biết tông thú. Tổ bảo chúng rằng: “Pháp vốn một tông, người có Nam Bắc, pháp tức là một thứ, thấy có mau và có chậm. Sao gọi là đốn tiệm? Pháp khôngđốn tiệm, người có lợi căn, độn căn, nên gọi là đốn tiệm.” Nhưng đồ đệ của ngài Thần Tú thường chê Tổ sư Nam Tông là không biết một chữ, có cái gì hay. Thần Tú nói rằng: “Tổ Huệ Năng được trí vô sư, thâm ngộ được pháp thượng thừa, tôi không bằng vậy. Vả lại Thầy tôi là Ngũ Tổ, chính Ngài truyền y pháp, há lại suông ư? Tôi hận không có thể đi xa để mà thân cận, luống thọ ân Quốc Vương, vậy những người các ông không nên kẹt ở đây, nên đến Tào Khê tham hỏi.” Một hôm Thần Tú sai đệ tửChí Thành rằng: “Ông thông minh nhiều trí, nên vì tôi mà đến Tào Khê nghe pháp, nếu nghe được điều gì, hết lòng ghi lấy, trở về nói cho tôi nghe.”—While the Patriarch was staying at Pao-Lin Temple in Ts’ao-His, the Great Master Shen Hsiu was at Yu Ch’uan Temple in Ching-Nan. At that time the two schools flourished and everyone called them, ‘Southern Neng and Northern Hsiu.’ So it was that the two schools, northern and southern, were divided into ‘Sudden’ and ‘Gradual.’ As the students did not understand the doctrine, the Master said to them, “The Dharma is originally of one school. It is people who think of North and South. The Dharma is of one kind, but people understand it slowly or quickly. Dharma is not sudden or gradual, rather it is people who are sharp or dull. Hence the terms sudden and gradual.” Nonetheless, Shen-Hsiu’s followers continually ridiculed the southern Patriarch, saying that he couldn’t read a single word and had nothing in his favor. But Shen Hsiu said, “He has obtained wisdom without the aid of a teacher and understands the Supreme Vehicle deeply. I am inferior to him. Furthermore, my Master, the Fifth Patriarch, personally transmitted the robe and Dharma to him and not without good reason. I regret that I am unable to make the long journey to visit him, as I unworthily receive state patronage here. But do not let me stop you. Go to Ts’ao-Hsi and call on him.” One day Shen Hsiu told his disciple Chih-Ch’eng, “You are intelligent and very wise. You may go to Ts’ao-Hsi on my behalf and listen to the Dharma. Remember it all and take careful notes to read to me when you return.” 

 Chí Thành vâng mệnh đến Tào Khê, theo chúng tham thỉnh, không nói từ đâu đến. Khi ấy Lục Tổ bảo chúng rằng: “Ngày nay có người trộm pháp đang ẩn trong hội nầy.” Chí Thành liền ra lễ bái và thưa đầy đủ việc của ông. Tổ bảo: “Ông từ Ngọc Tuyền lại nên là kẻ do thám.”—As ordered, Chih-Ch’eng proceeded to Ts’ao-Hsi and joined the assembly without saying where he had come from. The Patriarch told the assembly, “Today there is a Dharma thief hidden in this assembly.” Chih-Ch’eng immediately stepped forward, bowed and explained his mission. The Master said, “You are from Yu-Ch’uan; you must be a spy.”

 Chí Thành đáp: “Không phải.”—“No,” he replied, “I am not.” 

 Tổ hỏi: “Sao được không phải?”—The Master said, “What do you mean?” 

 Chí Thành thưa: “Chưa nói là phải, đã thưa rồi là không phải.”—He replied, “Before I confessed, I was; but now that I have confessed, I am not.” 

 Tổ bảo: “Thầy ông dùng cái gì chỉ dạy chúng?”—The Master said, “How does your Master instruct his followers?” 

 Chí Thành thưa: “Thường chỉ dạy đại chúng trụ tâm quán tịnh, thường ngồi chẳng nằm.”—Chih-Ch’eng replied, “He always instructs us to dwell with the mind contemplating stillness and to sit up all the time without lying down.”

 Tổ bảo: “Trụ tâm quán tịnh là bệnh chớ không phải thiền, thường ngồi là câu chấp nơi thân, đối với lý có lợi ích gì?” Hãy lắng nghe bài kệ của tôi đây:

 “Khi sống ngồi không nằm,

 Khi chết nằm không ngồi,

 Vốn là đầu xương thúi,

 Vì sao lập công khóa.”

The Master said, “To dwell with the mind contemplating stillness is sickness, not Dhyana. Constant sitting restrains the body. How can it be beneficial? Listen to my verse:

 When living, sit, don’t lie.

 When dead, lie down, don’t sit.

 How can a set of stinking bones

 Be used for training?” 

 Chí Thành lễ bái thưa rằng: “Đệ tử ở chỗ đại sư Thần Tú, học đạo chín năm mà không được khế ngộ. Ngày nay nghe Hòa Thượng nói một bài kệ liền khế ngộ được bổn tâm. Sanh tử là việc lớn, đệ tử xin Hòa Thượng vì lòng đại bi chỉ dạy thêm.” Tổ bảo: “Tôi nghe thầy ông dạy học nhơn pháp giới định huệ, hành tướng như thế nào, ông vì tôi nói xem?”—Chih-Ch’eng bowed again and said, “Your disciple studied the way for nine years at the place of great Master Hsiu but obtained no enlightenment. Now, hearing one speech from the High Master, I am united with my original mind. Your disciple’s birth and death is a serious matter. Will the High Master be compassionate enough to instruct me further?” The Master said, “I have heard that your Master instructs his students in the dharmas of morality, concentration, and wisdom. Please tell me how he defines the terms.”

 Chí Thành thưa: “Đại sư Thần Tú nói các điều ác chớ làm gọi là giới, các điều thiện vâng làm gọi là huệ, tự tịnh ý mình gọi là định, chưa biết Hòa Thượng lấy pháp gì dạy người?”—Chih-Ch’eng said, “The great Master Shen-Hsiu says that morality is abstaining from doing evil, wisdom is offering up all good conduct, and concentration is purifying one’s own mind. This is how he explains them, but I do not know, High Master, what dharma of instruction you use.” 

 Tổ bảo: “Nếu tôi nói có pháp cho người tức là nói dối, ông chỉ tùy phương mở trói, giả danhtam muội. Như thầy ông nói giới định huệ, thật là không thể nghĩ bàn, nhưng chỗ thấy giới định huệ của tôi lại khác.”—The Master said, “If I said that I had a dharma to give to others, I would be lying to you. I merely use expedients to untie bonds and falsely call that samadhi. Your master’s explanation of morality, concentration, and wisdom is truly inconceivably good but my conception of morality, concentration and wisdom is different from his.” 

 Chí Thành thưa: “Giới định huệ chỉ là một thứ vì sao lại có khác?”—Chih-Ch’eng said, “There can only be one kind of morality, concentration, and wisdom. How can there be a difference?”

 Tổ bảo: “Thầy ông nói giới định huệ là tiếp người Đại thừa, còn tôi nói giới định huệ là tiếp người tối thượng thừa, ngộ hiểu chẳng đồng, thấy có mau chậm; ông nghe tôi nói cùng với kia đồng hay chăng? Tôi nói pháp chẳng lìa tự tánh, lìa thể nói pháp thì gọi là nói tướng, tự tánh thường mê, phải biết tất cả muôn pháp đều từ nơi tự tánh khởi dụng, ấy là pháp chơn giới, chơn định, chơn huệ.” Hãy lắng nghe tôi nói kệ đây:

 “Đất tâm không lỗi tự tánh giới,

 Đất tâm không si tự tánh huệ,

 Đất tâm không loạn tự tánh định.

 Chẳng tăng chẳng giảm tự kim cang,

 Thân đến thân đi vốn tam muội.”

The Master said, “Your master’s morality, concentration, and wisdom guide those of the Great Vehicle, whereas my morality, concentration, and wisdom guide those of the Supreme Vehicle. Enlightenment is not the same as understanding; seeing may take place slowly or quickly. Listen to my explanation. Is it the same as Shen-Hsiu’s? The Dharma which I speak does not depart from the self-nature, for to depart from the self-nature in explaining the Dharma is to speak of marks and continually confuse the self-nature. You should know that the functions of the ten thousand dharmas all arise from the self-nature and that this is the true morality, concentration, and wisdom. Listen to my verse:

 Mind-ground without wrong:

 Self-nature morality.

 Mind-ground without delusion:

 Self-nature wisdom.

 Mind-ground without confusion:

 Self-nature concentration.

 Neither increasing nor decreasing:

 You are vajra.

 Body comes, body goes:

 The original samadhi.” 

 Chí Thành nghe kệ rồi hối tạ, mới trình một bài kệ:

 “Năm uẩn thân huyễn hóa,

 Huyễn làm sao cứu cánh,

 Xoay lại tìm chân như,

 Pháp trở thành bất tịnh.”

Hearing this verse, Chih-Ch’eng regretted his former mistakes and he expressed his gratitude by saying this verse:

 These five heaps are

 A body of illusion.

 And what is illusion?

 Ultimately?

 If you tend toward

 True suchness

 The Dharma is

 Not yet pure. 

 Tổ liền ấn khả đó, lại bảo Chí Thành rằng: “Giới định huệ của Thầy ông là khuyên dạy người tiểu căn tiểu trí, còn giới định huệ của tôi đây là dạy người đại căn đại trí. Nếu ngộ được tự tánh cũng chẳng lập Bồ Đề, Niết Bàn, cũng chẳng lập giải thoát tri kiến, không một pháp có thể được mới hay dựng lập muôn pháp. Nếu hiểu được ý nầy cũng gọi là thân Phật, cũng gọi là Bồ Đề Niết Bàn, cũng gọi là giải thoát tri kiến. Người thấy tánh lập cũng được, không lập cũng được, đi lại tự do, không bị trệ ngại, ứng dụng tùy việc làm, nói năng tùy đáp, khắp hiện hóa thân, chẳng lìa tự tánh, liền được tự tại thần thông, du hý tam muội, ấy gọi là kiến tánh.”—The Master approved, and he said further to Chih-Ch’eng, “Your Master’s morality, concentration and wisdom exhort those of lesser faculties and lesser wisdom, while my morality, concentration, and wisdom exhort those of great faculties and great wisdom. If you are enlightened to your self-nature, you do not set up in your mind the notion of Bodhi or of Nirvana or of the liberation of knowledge and vision. When not a single dharma is established in the mind, then the ten thousand dharmas can be established there. To understand this principle is to achieve the Buddha’s body which is also called Bodhi, Nirvana, and the liberation of knowledge and vision as well. Those who see their own nature can establish dharmas in their minds or not establish them as they choose. They come and go freely, without impediments or obstacles. They function correctly and speak appropriately, seeing all transformation bodies as intregral with the self-nature. That is precisely the way they obtain independence, spiritual powers and the samadhi of playfulness. This is what is called seeing the nature."

 Chí Thành lại thưa: “Thế nào là nghĩa chẳng lập?”—Chih Ch’eng asked the Master further, “What is meant by ‘not establishing?’”

 Tổ bảo: “Tự tánh không lỗi, không si, không loạn, niệm niệm Bát Nhã quán chiếu, thường lìa pháp tướng, tự do tự tại, dọc ngang trọn được, có gì nên lập? Tự tánh tự ngộ, đốn ngộ, đốn tu cũng không thứ lớp, cho nên chẳng lập tất cả pháp. Các pháp là lặng lẽ, có thứ lớp gì?”—The Master replied, “When your self-nature is free from error, obstruction and confusion when Prajna is present in every thought, contemplating and shedding illumination and when you are constantly apart from the dharma marks and are free and independent, both horizontally and vertically, then what is there to be established? In the self-nature, in self-enlightenment, in sudden enlightenment, and in sudden cultivation there are no degrees. Therefore, not a single dharma is established. All dharmas are still and extinct. How can there be stages?” 

 Chí Thành liền lễ bái, nguyện làm người hầu hạ, sớm chiều không lười mõi. Chí Thành là người Thái Hòa Cát Châu—Chih-Ch’eng made obeisance and attended on the Master day and night without laziness. He was a native of T’ai Ho in Chi Chou.

 Bhikshu Chih-Ch’e 

Tăng Chí Triệt, quê ở Giang Tây, họ Trương tên Hành Xương, thuở nhỏ là một hiệp khách. Từ khi chia ra hai tông Nam Bắc, hai vị Tông chủ tuy quên bỉ ngã, nhưng đồ chúng tranh nhau khởi yêu ghét. Khi ấy đệ tử của Bắc Tông tự lập Ngài Thần Tú làm Tổ thứ sáu, mà kỵ vì Lục Tổ được truyền y, mọi người đều nghe nên mới dạy Hành Xương đến ám sát Lục Tổ. Tổ tâm thông dự biết việc ấy nên liền để mười lạng vàng ở dưới tòa. Khi ấy ban đêm Hành Xương vào trong thất Tổ, toan muốn hại Tổ, Tổ đưa cổ cho chém, Hành Xương liền hươi kiếm ba lần, thảy đều không thương tổn. Tổ bảo: “Kiếm chánh chẳng tà, kiếm tà chẳng chánh, chỉ nợ vàng của ông.” Hành Xương hoảng hốt té xỉu, giây lâu mới tỉnh, cầu xin sám hối, liền nguyện xuất gia. Tổ liền cho vàng bảo: “Ông hãy đi, e đồ chúng trở lại hại ông, một ngày khác ông có thể thay hình đổi dạng mà trở lại, tôi sẽ nhận ông.” Hành Xương vâng lời dạy, giữa đêm trốn đi, sau theo Tăng xuất gia, thọ giới cụ túc, tinh cần tu hành. Một hôm ông nhớ lại lời Tổ, từ xa đến lễ ra mắt Tổ. Tổ bảo: “Tôi nhớ ông đã lâu, sao ông đến muộn vậy?”—Bhikshu Chih-Ch’e, a native of Chiang Hsi, had the family name Chang and the personal name Hsing-Ch’ang. As a youth, he was an itinerant warrior. When the schools split into the Northern and Southern, although the two leaders had lost the notion of self and other, the disciples stirred up love and hate. The disciples of the Northern School secretly set up Shen-Hsiu as the Sixth Patriarch. Fearing that the country would hear of the transmission of the robe, they hired Hsing-Ch’ang to assassinate the Master. But the Master had the power of knowing the thoughts of others. He knew of this matter in advance and set ten ounces of gold in his chair. That night, Hsing-Ch’ang entered his room intending to kill him. The Master stretched out his neck. Hsing-Ch’ang swung the blade three times but could not harm him. The Master said, “A straight sword is not bent, a bent sword is not straight, I merely owe you gold, I do not owe you life.” Hsing-Ch’ang fell to the ground in fright. After a while he came to and begged for mercy, repenting of his error and vowing to leave home. The Master gave him the gold and said, “Go. I fear that my followers will come and take revenge. Change your appearance and return another day and I will accept you.” Hsing Ch’ang received his orders and disappeared into the night. Later, he left home under another Bhikshu, received complete precepts and was vigorous in practice. One day, remembering the Master’s words, he made the long journey to have an audience. The Master said, “I have thought of you for a long time. What took you so long?” 

 Hành Xương thưa: “Trước nhờ ơn Hòa Thượng xá tội, ngày nay tuy xuất gia khổ hạnh, trọn khó đền đáp ân đức, đâu mong truyền pháp độ sanh ư? Đệ tử thường xem kinh Niết Bàn, chưa hiểu nghĩa thường và vô thường, cúi xin Hòa Thượng từ bi chỉ dạy.”—He replied, “The High Master once favored me by pardoning my crime. Although I have left home and although I practice austerities, I shall never be able to repay his kindness. May I try to repay you by transmitting the Dharma and taking living beings across? Your disciple often studies the Mahaparinirvana Sutra, but he has not yet understood the principles of permanence and impermanence. I beg the High Master to be compassionate and explain them for me.” 

 Tổ bảo: “Vô thường tức là Phật tánh, hữu thường tức là tâm phân biệt tất cả pháp thiện ác vậy.”—The Master said, “Impermanence is just the Buddha nature and permanence is just the mind discriminating good and evil dharmas.” 

 Hành Xương thưa rằng: “Hòa Thượng nói pháp rất trái với văn kinh.”— Hsing-Ch’ang replied, “High Master, your explanation contradicts the Sutra text!” 

 Tổ bảo: “Ta được truyền tâm ấn của Phật, đâu dám trái với kinh Phật.”—The Master said, “I transmit the Buddha’s mind-seal. How could I dare to contradict the Buddhas’ Sutras?” 

 Hành Xương thưa: “Kinh nói Phật tánh là thường, Hòa Thượng lại nói là vô thường, các pháp thiện ác cho đến tâm Bồ Đề đều là vô thườngHòa Thượng lại nói là hữu thường, đây tức là trái nhau, khiến cho học nhơn càng thêm nghi ngờ.”—Hsing-Ch’ang replied, “The Sutra says that the Buddha nature is permanent and the High Master has just said that it is impermanent; it says that good and evil dharmas, reaching even to the Bodhi Mind, are impermanent and the High Master has just said that they are permanent. This contradiction has merely intensified your student’s doubt and delusion.”

 Tổ nói: “Kinh Niết Bàn thuở xưa tôi có nghe Ni Vô Tận Tạng đọc một lần liền vì bà giảng nói, không có một chữ, một nghĩa nào không hiệp với văn kinh, cho đến vì ông nói cũng trọn không có hai thuyết.”— The Master said, “Formerly, I heard Bhikshuni Wu Chin Tsang recite the Nirvana Sutra. When I comented on it, there was not one word or principle which did not accord with the sutra text. My explanation to you now is not different.”

 Hành Xương thưa: “Học nhơn thức lượng cạn tối, cúi mong Hòa Thượng lượng theo mà từ bi khai thị.”—Hsing-Ch’ang replied, “Your student’s capacity for understanding is superficial. Will the High Master please explain further?” 

 Tổ bảo: “Ông biết chăng, Phật tánh nếu thường lại nói gì là các pháp thiện ác, cho đến cùng kiếp không có một người phát tâm Bồ Đề, nên tôi nói là vô thường, mà chính là đạo chơn thường của Phật nói. Lại tất cả pháp nếu là vô thường, tức là mỗi vật đều có tự tánh, dung thọ sanh tử mà tánh chơn thường có chỗ bất biến, nên tôi nói thường chính là Phật nói nghĩa chân vô thường. Phật xưa vì phàm phu ngoại đạo chấp tà thường, còn các hàng nhị thừa thường mà chấp là vô thường, cộng thành tám thứ điên đảo, nên trong giáo lý liễu nghĩa kinh Niết Bàn phá thiên kiến kia mà hiển bày chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh. Nay ông y theo lời nóitrái với nghĩa, dùng đoạn diệt vô thường và xác định cái tử thường mà lầm hiểu lời nói mầu nhiệm viên diệu tối hậu của Phật, dù có xem một ngàn biến kinh thì có lợi ích gì?”—The Master said, “Don’t you understand? If the Buddha nature were permanent, what use would there be in speaking of good and evil dharmas? To the end of an aeon not one person would produce the Bodhi Mind. Therefore, I explain it as impermanent. That is exactly what the Buddha explained as the meaning of true permanence. Furthermore, if all dharmas were permanent, all things would have a self-nature subject to birth and death and the true permanent nature would not pervade all places. Therefore, I explain it as impermanent. That is exactly what the Buddha explained as the meaning of the true permanence. It was for the sake of common people and those who belong to other religions who cling to deviant views of permanence, and for all those who follow the two-vehicle way, mistaking permanence for impermanence formulating the eight perverted views, that the Buddha in the ultimate Nirvana teaching destroyed their prejudiced views. He explained true permanence, true bliss, true selfhood and true purity. You now contradict this meaning by relying on the words, taking annihilation to be impermanence and fixing on a lifeless permanence. In this way you misinterpret the last, subtle, complete and wonderful words of the Buddha. Even if you read it a thousand times, what benefit could you derive from it?” 

 Hành Xương bỗng nhiên đại ngộ, liền nói kệ rằng:

 “Vì giữ tâm vô thường,

 Phật nói có tánh thường,

 Không biết được phương tiện,

 Như ao xuân mò gạch,

 Nay tôi chẳng thi công,

 Mà Phật tánh hiện tiền,

 Không phải thầy trao cho,

 Tôi cũng không sở đắc.”

Hsing-Ch’ang suddenly achieved the great enlightenment and spoke this verse:

To those who hold impermanence in mind 

The Buddha speaks of the permanent nature; 

Not knowing expedients is like

Picking up pebbles from a spring pond. 

But now without an effort

The Buddha nature manifests;

The Master did not transmit it,

And I did not obtain a thing.” 

 Tổ bảo: “Nay ông mới triệt vậy, nên đặt tên ông là Chí Triệt.” Chí Triệt lễ tạ mà lui—The Master said, “Now you understand! You should be called Chih-Ch’e (breadth of understanding).” Chih-Ch’e thanked the Master, bowed and withdrew. 

 Có một chú bé tên là Thần Hội ở Tương Dương, con nhà họ Cao, mười ba tuổi từ chùa Ngọc Tuyền đến tham lễ—A young boy thirteen years old named Shen-Hui, who was from a Kao family in Hsiang-Yang, came from Yu-Ch’uan to pay homage.

 Tổ hỏi: “Tri thức từ xa nhọc nhằn đến lại đem được cái gốc đến chăng? Nếu có gốc thì nên biết được ông chủ, thử nói xem?”—The master said, “The Knowing One’s journey must have been difficult. Did you bring the original with you? If you have the original, you should know the owner. Try to explain it to me." 

 Thần Hội thưa: “Lấy vô trụ làm gốc, thấy tức là chủ.”—Shen-Hui said, “I take non-dwelling as the original and seeing as the owner.” 

 Tổ bảo: Ông sa di nầy đâu nên nói như thế.”—The Master said, “This Sramanera imitates the talk of others.” 

 Thần Hội liền hỏi: “Hòa Thượng tọa thiền lại thấy hay chẳng thấy?”— Shen-Hui then asked, “When you sit in Ch’an, High Master, do you see or not?” 

 Tổ cầm gậy đánh ba gậy hỏi: “Tôi đánh ông đau hay chẳng đau?”—The Master hit him three times with his staff and said, “When I hit you, does it hurt or not?”

 Thần Hội đáp: “Cũng đau cũng không đau.”—Shen-Hui replied, “It both hurts and does not hurt.” 

 Tổ bảo: “Tôi cũng thấy cũng chẳng thấy.”—The Master said, “I both see and do not see.”

 Thần Hội hỏi: “Thế nào là cũng thấy cũng chẳng thấy?”—Shen-Hui asked, “How can you both see and not see?”

 Tổ bảo: “Chỗ thấy của tôi thường thấy những lỗi lầm nơi tâm mình, không thấy phải quấy tốt xấu của người khác, ấy do cũng thấy mà cũng chẳng thấy. Ông nói đau cũng chẳng đau là thế nào? Nếu ông chẳng đau thì đồng như cây đá, nếu ông đau thì đồng với phàm phu, tức khởi sân hận, ông hướng về trước thấy là hai bên, đau chẳng đau là sanh diệt, ông tự tánh lại chẳng thấy mà dám đùa với người.”—The Master said, “What I see is the transgression and error of my own mind. I do not see the right, wrong, good or bad of other people. This is my seeing and not seeing. How can you say it both hurts and does not hurt? If it does not hurt you are like a piece of stone but if it does hurt you are just like a common person and will give rise to hatred. Your ‘seeing and not seeing’ are two extreme and your ‘hurting and not hurting’ are production and extinction. You have not even seen your own nature and yet you dare to ridicule others.” 

Thần Hội liền lễ bái sám hối. Tổ lại nói: “Tâm ông nếu mê chẳng thấy thì hỏi thiện tri thức để tìm đường, còn tâm ông nếu ngộ tức tự thấy tánh, y pháp tu hành, ông tự mê không thấy tâm mình, trở lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy. Ta thấy thì tự biết há thay cái mê cho ông, nếu ông tự thấy cũng chẳng thay được cái mê cho ta, sao chẳng tự biết tự thấy mà hỏi ta thấy cùng chẳng thấy.” Thần Hội lại lễ hơn một trăm lạy, xin sám hối tội lỗi rồi siêng năng hầu hạ bên cạnh không rời—Shen-Hui bowed, apologized and thanked the Master. The Master continued, “If your mind is confused and you do not see, then ask a Good Knowing Advisor to help you find the way. If your mind is enlightened, then see your own nature and cultivate according to the Dharma. You yourself are confused and do not see your own mind and, yet, you come to ask me whether or not I see. If I see, I know it for myself but is that of any help to you in your confusion? In the same way your seeing is of no use to me. Why don’t you know and see it for yourself, instead of asking me whether or not I see?" Shen-Hui bowed again over one hundred times, seeking forgiveness for his error. He served the Master with diligence, never leaving his side. 

 Một hôm Tổ bảo chúng: “Tôi có một vật không đầu, không đuôi, không danh, không tự, không lưng, không mặt, các người lại biết chăng?”—One day the Master addressed the assembly as follows: “I have a thing. It has no head or tail, no name or label, no back or front. Do you all know what it is?” 

Thần Hội bước ra nói rằng: “Ấy là bổn nguyên của chư Phật, là Phật tánh của Thần Hội.”—Shen-Hui stepped forward and said, “It is the root source of all Buddhas, Shen-Hui’s Buddha nature!” 

 Tổ bảo: “Tôi đã nói với ông không danh không tự, ông liền gọi là bổn nguyên, là Phật tánh, ông nhằm đi lấy cỏ tranh che đầu, cũng chỉ thành cái hạng tông đồ của tri giải.”—The Master said, “I just told you that it has no name or label, and you immediately call it the root-source of all Buddhas. Go and build a thatched hut over your head! You’re nothing but a follower who pursues knowledge and interpretation.” 

 Sau khi Tổ diệt độ, ngài Thần Hội vào Kinh Lạc, hoằng truyền pháp đốn giáo Tào Khê, viết bộ Hiển Tông Ký, thạnh hành ở đời gọi là Thiền Sư Hà Trạch—After the Master’s extinction, Shen-Hui went to Ching Lo where he propagated the Ts’ao-His Sudden Teaching. He wrote the Hsien-Tsung Chi which circulated widely throughout the land. He is known as Dhyana Master Ho-Che.

 Tổ thấy các tông nạn vấn nhau, đều khởi tâm ác, phần nhiều nhóm ở dưới tòa của Tổ, Ngài thương xót mới bảo rằng: “Người học đạo, tất cả niệm thiện, niệm ác nên phải dẹp sạch, không tên có thể gọi, ấy gọi là tự tánh, tánh không hay ấy gọi là thật tánh, trên thật tánh dựng lập tất cả giáo môn, ngay lời nói liền phải tự thấy.”

 Các người nghe nói, thảy đều làm lễ, xin thờ Ngài làm Thầy—The Master saw many disciples of other schools, all with evil intentions, gathered beneath his seat to ask him difficult questions. Pitying them, he said, “Students of the way, all thoughts of good or evil should be completely cast away. What cannot be named by any name is called the self-nature. This non-dual nature is the real nature and it is within the real nature that all teaching doors are established. At these words you should see it for yourselves.”

 Hearing this, they all made obeisance 

 and asked him to be their master. 

 

Phẩm Thứ Chín—Tuyên Chiếu—The Ninth Chapter—Proclamation

 

 Niên hiệu Thần Long năm đầu (705 sau Tây Lịch) vào ngày rằm tháng giêng, vua Trung Tông và Tắc Thiên ban chiếu rằng: “Trẩm thỉnh hai sư An và Chiếu vào trong cung cúng dường, mỗi khi rảnh việc thì nghiên cứu về nhất thừa, hai sư đều nhường rằng, ‘phương Nam có Huệ Năng thiền sư được mật trao y pháp của Đại sư Hoằng Nhẫn, được truyền Phật tâm ấn, nên thỉnh người đến thưa hỏi. Nay sai Nội thị Tiết Giản mang chiếu nghinh thỉnh, mong thầy từ niệm, chóng đến Kinh Đô. Tổ dâng biểu từ bệnh, nguyện trọn đời ở nơi rừng núi. Tiết Giản thưa: “Ở Kinh Thành, các thiền đức đều nói rằng, ‘muốn được hội đạo ắt phải tọa thiền tập định, nếu chẳng nhơn nơi thiền địnhđược giải thoát là chưa từng có vậy, chưa biết thầy nói pháp như thế nào?’”—On the fifteenth day of the first month, during the first year of the Shen-Lung reign (705 A.D.), Empress Tse-T’ien and Emperor Chung-Tsung issued the following proclamation: “We have invited Master Hui-Neng and Shen-Hsiu to the palace to receive offerings so that we may investigate the One Vehicle in the leisure time remaining after our myriad duties. The two Masters have declined, saying that in the South there is Dhyana Master Hui-Neng, wo was secretly transmitted the robe and Dharma of the Great Master Hung-Jen who now transmits the Buddhas’ mind-seal. We now send Chamberlain Hsieh Chien with this invitation, hoping that the Master will remember us with compassion and come to the capital.” The Master sent back a petition pleading illness saying that he wished to spend his remaining years at the foot of the mountain. Hsieh Chien said, “The Virtuous Dhyana Masters at the capital all say that to master the Way one must sit in Dhyana meditation and practice concentration, for without Dhyana concentration, liberation is impossible. I do not know how the Master explains this dharma.” 

·Tổ bảo: “Đạo do tâm mà ngộ, há tại ngồi sao? Kinh nói, ‘Nếu nói Như Lai hoặc ngồi, nằm, ấy là người hành tà đạo.’ Vì cớ sao? Không từ đâu lại cũng không có chỗ đi, không sanh không diệt, ấy là Như Lai thanh tịnh thiền, các pháp rỗng lặng, ấy là Như Lai thanh tịnh tọa, cứu cánh không chứng, há lại có ngồi ư?”—The Master said, “The Way is awakened to from the mind. How could it be found in sitting? The Diamond Sutra states that to say the Tathagata either sits or lies down is to walk a deviant path. Why? The clear pure Dhyana of the Tathagata comes from nowhere and goes nowhere and is neither produced nor extinguished. The Tathagata’s clear pure ‘sitting’ is the state of all dharmas being empty and still. Ultimately there is no certification; even less is there any ‘sitting.’

Tiết Giản thưa: “Đệ tử trở về kinh, chúa thượng ắt hỏi, cúi mong thầy từ bi chỉ bày tâm yếu, để tâu lại hai cung và những người học đạo ở kinh thành, ví như một ngọn đèn mồi trăm ngàn ngọn đèn, chỗ tối đều được sáng, sáng mãi không cùng.”— Hsieh Chien said, “When your disciple returns to the capital, their majesties will surely question him. Will the High Master please be compassionate and instruct me on the essentials of the mind so that I can transmit them to the two palaces and to students of the Way at the capital? It will be like one lamp setting a hundred thousand lapms burning, making all the darkness endlessly light.”

Tổ bảo: “Đạo không sáng tối, sáng tối ấy là nghĩa thay nhau, sáng mãi không cùng cũng là có ngày hết, vì đối đãi mà lập nên. Kinh Tịnh Danh nói, ‘Pháp không có so sánh vì không có đối đãi.’”—The Master said, “The Way is without light or darkness. Light and darkness belong to the principle of alternation. ‘Endless light’ has an end, too, because such terms are relative. Therefore the Vimalakirti Sutra says, ‘The Dharma is incomparable because it is not relative.’”

Tiết Giản thưa: “Sáng dụ cho trí tuệ, tối dụ cho phiền não, người tu đạo giả như chẳng dùng trí tuệ chiếu phá phiền não thì cái sanh tử từ vô thủy nương vào đâu mà ra khỏi.”—Hsien Chien said, “Light represents wisdom and darkness represents affliction. If cultivators of the Way do not use wisdom to expose and destroy affliction, how can they escape from the birth and death that have no beginning?"

Tổ bảo: “Phiền não tức là Bồ Đề, không hai, không khác, nếu dùng trí tuệ chiếu phá phiền não; đây là kiến giải của hàng nhị thừa, căn cơ xe nai xe dê, còn những bậc thượng trí đại căn, thì không như thế.”—The Master said, “Affliction is Bodhi; they are not two and not different. One who uses wisdom to expose and destroy affliction has the views and understanding of the two vehicles and the potential of the sheep and deer carts. Those of superior wisdom and great roots are completely different.”

 Tiết Giản thưa: “Thế nào là kiến giải Đại thừa?”—Hsieh Chien said, “What are the views and understanding of the Great vehicle?” 

·Tổ đáp: “Minh cùng với vô minh, phàm phu thấy hai, người trí rõ suốt tánh nó không hai, tánh không hai tức là thật tánh; thật tánhphàm phu mà chẳng giảm, ở Hiền Thánh mà chẳng tăng, trụ trong phiền não mà không loạn, ở trong thiền định mà chẳng lặng lẽ, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng đến chẳng đi, chẳng ở khoảng giữa và trong ngoài, không sanh không diệt, tánh tướng như như, thường trụ chẳng đổi gọi là đạo.”—The Master said, “The common person sees light and darkness as two, but the wise person comprehends that their nature is non-dual. The non-dual nature is the real nature. The real nature does not decrease in common people nor increase in worthy sages. In afflictions, it is not confused and in Dhyana concentration, it is not still. It is neither cut off nor permanent. It does not come or go. It is not inside, outside, or in the middle. It is not produced or destroyed. The nature and mark is ‘thus, thus.’ It permanently dwells and does not change. It is called the ‘Way.’” 

Tiết Giản thưa: “Thầy nói chẳng sanh chẳng diệt đâu khác với ngoại đạo?”— Hsieh Chien said, “How does your explanation of the self-nature as neither produced nor destroyed differ from that of other religions?”

Tổ bảo: “Ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt là đem cái diệt để dừng cái sanh, lấy cái sanh để bày cái diệt, diệt vẫn chẳng diệt, sanh nói không sanh. Ta nói chẳng sanh chẳng diệt là vốn tự không sanh. Ta nói chẳng sanh chẳng diệt là vốn tự không sanh, nay cũng chẳng diệt, cho nên không đồng với ngoại đạo. Nếu ông muốn biết tâm yếu, chỉ tất cả thiện ác trọn chớ suy nghĩ, tự nhiên được vào tâm thể thanh tịnh, lặng lẽ thường tịch, diệu dụng hằng sa.”—The Master answered, “As non-production and non-extinction are explained by other religions, extinction ends production and production reveals extinction. Their extinction is not extinction and what they call production is not production. My explanation of non-production and non-extinction is this: originally there was no production and now there is no extinction. For this reason my explanation differs from that of other religions. If you wish to know the essentials of the mind, simply do not think of good or evil. You will then enter naturally the clear, pure substance of the mind, which is deep and permanently still, and whose wonderful abilities are as numerous as the sand grains in the Ganges River.”

Tiết Giản nhờ chỉ dạy, hoát nhiên đại ngộ, lễ từ trở về cung dâng biểu tâu lên những lời của Tổ. Ngày mồng ba tháng chín năm ấy có chiếu tưởng dụ sư rằng: “Thầy từ vì già bệnh, vì trẩm mà tu hành, làm phước điền cho đất nước, Thầy cũng như Ngài Tịnh Danh giả bệnh nơi thành Tỳ Da để xiển dương Đại Thừa, truyền tâm chư Phật, nói pháp bất nhị. Tiết Giản truyền lại lời Thầy chỉ dạy tri kiến Như Lai, trẩm chưa được nhiều công đức lành, gieo được hạt giống lành đời trước, mới gặp Thầy ra đời, đốn ngộ pháp thượng thừa, cảm ân đức Thầy, đầu đội không thôi, cùng dâng chiếc Ma Nạp Ca Sa và bát thủy tinh, sắc cho Thứ Sử Thiều Châu sửa sang lại chùa và ban hiệu chùa cũ Thầy ở là chùa Quốc AÂn— Hsieh Chien received this instruction and was suddenly greatly enlightened. He bowed, took leave and returned to the palace to report the Master’s speech. That year on the third of the ninth month a proclamation was issued in praise of the Master. It read: “The Master has declined our invitation because of old age and illness. He cultivates the Way for us and is a field of blessings for the country. The Master is like Vimalakirti, who pleaded illness in Vashali. He spreads the great fruit widely, transmitting the Buddha-mind and discoursing on the non-dual Dharma. Hsieh Chien has conveyed the Master’s instruction, the knowledge and vision of the Tathagata. It must be due to accumulated good acts, abundant blessings and good roots planted in former lives that we now have met with the Master when he appears in the world and have suddenly been enlightened to the Supreme Vehicle. We are extremely grateful for his kindness, which we receive with bowed heads and now offer in return a Mo Na robe and crystal bowl as gifts. We order the Magistrate of Shao Chou to rebuild the temple buildings and convert the Master’s former dwelling place into a temple to be called ‘Kuo-Ên’ or the Country’s Kindness.” 

 

Phẩm Thứ Mười—Phó Chúc—The Tenth Chapter —Final Instructions 

 Một hôm Tổ gọi đệ tửPháp Hải, Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Pháp Trân, Pháp Như, vân vân, bảo rằng: “Các ông không đồng với những người khác, sau khi tôi diệt độ, mỗi người làm thầy một phương, nay tôi dạy các ông nói pháp không mất bổn tông, trước phải dùng ba khoa pháp môn, động dụng thành ba mươi sáu đối, ra vào tức lìa hai bên, nói tất cả pháp chớ lìa tự tánh; chợt có người hỏi pháp, ông xuất lời nói trọn trong đối đãi, đều lấy pháp đối đi lại làm nhơn cho nhau, cứu cánh hai pháp thảy đều trừ, lại không có chỗ đi. Ba khoa pháp môn là ấm, giới, nhập vậy. Ấm là ngũ ấm, sắc, thọ tưởng, hành, thức; nhập là thập nhị nhập, ngoài có sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xú, pháp, trong có sáu cửa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; giới là thập bát giới, sáu trần, sáu cửa, và sáu thức. Tự tánh hay gồm muôn pháp gọi là tàng hàm thức, nếu khởi suy nghĩ tức là chuyển thức sanh sáu thức ra sáu cửa, thấy sáu trần, như thế thành mười tám giới, đều từ nơi tự tánh khởi dụng. Tự tánh nếu tà thì khởi mười tám tà, tự tánh nếu chánh thì khởi mười tám chánh, gồm ác dụng tức là dụng chúng sanh, thiện dụng tức là dụng Phật, dụng do những gì? Do tự tánh mà có. Đối pháp: Ngoại cảnh vô tình có năm đối, trời đối cùng đất, mặt trời đối cùng mặt trăng, sáng đối cùng tối, âm đối cùng dương, nước đối cùng lửa, đây là năm đối. Pháp tướng ngữ ngôn có mười hai đối, ngữ đối cùng pháp, có đối cùng không, có sắc đối cùng không sắc, có tướng đối cùng không tướng, hữu lậu đối cùng vô lậu, sắc đối cùng không, động đối cùng tịnh, trong đối cùng đục, phàm đối cùng Thánh, Tăng đối cùng tục, già đối cùng trẻ, lớn đối cùng nhỏ, đây là mười hai đối vậy. Tự tánh khởi dụng có mười chín đối: dài đối cùng ngắn, tà đối cùng chánh, si đối cùng huệ, ngu đối cùng trí, loạn đối cùng định, từ đối cùng độc, giới đối cùng lỗi, thẳng đối cùng cong, thật đối cùng hư dối, hiểm đối cùng bình, phiền não đối cùng Bồ Đề, thường đối cùng vô thường, bi đối cùng tổn hại, hỷ đối cùng sân, xả đối cùng bỏn xẻn, tiến đối cùng thối, sanh đối cùng diệt, pháp thân đối cùng sắc thân, hóa thân đối cùng báo thân, đây là mười chín pháp đối vậy. Tổ bảo: “Ba mươi sáu pháp đối nầy nếu hiểu mà dùng tức là đạo, quán xuyến tất cả kinh pháp, ra vào tức lìa hai bên, tự tánh động dụng, cùng người nói năng, ngoài đối với tướng mà lìa tướng, trong đối với không mà lìa không, nếu toàn chấp tướng tức là tăng trưởng vô minh, người chấp không là có chê bai kinh. Nói thẳng chằng dùng văn tự, đã nói chẳng dùng văn tự thì người cũng chẳng nên nói năng, chỉ lời nói năng nầy liền là tướng văn tự.” Tổ lại bảo: “Nói thẳng chẳng lập tự tức hai chữ chẳng lập nầy cũng là văn tự, thấy người nói liền chê bai người ta nói là chấp văn tự. Các ông nên biết tự mình mê thì còn khả dĩ, lại chê bai kinh Phật, không nên chê bai kinh vì đó là tội chướng vô số. Nếu chấp tướng bên ngoài mà tác pháp cầu chơn, hoặc rộng lập đạo tràng, nói lỗi lầm có không, những người như thế nhiều kiếp không thể thấy tánh; chỉ nghe y pháp tu hành, lại chớ có trăm vật chẳng nghĩ, mà đối với đạo tánh sanh chướng ngại; nếu nghe nói chẳng tu khiến người biến sanh tà niệm, chỉ y pháp tu hành, bố thí pháp mà không trụ tướng. Các ông nếu ngộ, y đây mà nói, y đây mà dùng, y đây mà hành, y đây mà tạo tác, tức không mất bổn tông. Nếu có người hỏi nghĩa ông, hỏi có thì đem không đáp, hỏi không thì đem có đáp, hỏi phàm thì đem Thánh đáp, hỏi Thánh lấy phàm đáp, hai bên làm nhơn cho nhau sanh ra nghĩa trung đạo, như một hỏi một đáp, bao nhiêu câu hỏi khác đều y đây mà khởi tác dụng, tức không mất chân lý. Giả sử có người hỏi sao gọi là tối thì đáp rằng, ‘sáng là nhơn, tối là duyên, sáng mất tức là tối, dùng sáng để hiển tối, dùng tối để hiển sáng, qua lại làm nhơn cho nhau thành nghĩa trung đạo, ngoài ra hỏi những câu khác thảy đều như đây mà đáp. Các ông về sau truyền pháp y đây mà chỉ dạy cho nhau, chớ làm mất tông chỉ.”—One day the Master summoned his disciples Fa-Hai, Chih-Ch’eng, Fa-Ta, Shen-Hui, Chih-Ch’ang, Chih-T’ung, Chih-Ch’e, Chih-Tao, Fa-Chen and Fa-Ju, and said to them, “You are not like other people. After my passage into extinction, you should each be a master in a different direction. I will now teach you how to explain the Dharma without deviating from the tradition of our school. First, bring up the three classes of Dharma-doors and then, use the thirty-six pairs of opposites, so that, whether coming or going, you remain in the Bodhimandala. While explaining all the dharmas, do not become separate from your self-nature. Should someone suddenly ask you about a dharma, answer him with its opposite. If you always answer with the opposite, both will be eliminated and nothing will be left since each depends on the other for existence. The three classes of Dharma-doors are the heaps, the realms and the entrances. The five heaps are: form, feeling, perception, impulses and consciousness. The twelve entrances are the six sense objects outside: forms, sounds, smells, tastes, tangible objects and objects of the mind; and the six sense organs within: eye, ear, nose, tongue, body, and mind. The eighteen realms are the six sense objects, the six sense organs and the six consciousnesses. The self-nature is able to contain all dharmas; it is the ‘store-enveloping consciousness.’ If one gives rise to a thought, it turns into consciousness, and the six consciousnesses are produced, which go out the six organs and perceive the six sense objects. Thus, the eighteen realms arise as a function of the self-nature. If the self-nature is wrong, it gives rise to the eighteen wrongs; if the self-nature is right, it gives rise to eighteen rights. Evil functioning is that of a living being, while good functioning is that of a Buddha. What is the functioning based on? It is based on opposing dharmas within the self-nature. External insentient things have five pairs of opposites: heaven and earth, sun and moon, light and darkness, positive and negative (yin and yang) and water and fire. In speaking of the marks of dharmas one should delineate twelve opposites: speech and dharmas, existence and non-existence, form and formless, the marked and the unmarked, the presence of outflows and the lack of outflows, form and emptiness, motion and stillness, clarity and turbidity, the common and the holy, membership in the Sangha and membership in the laity, old age and youth, and largeness and smallness. From the self-nature nineteen pairs of opposites arise: length and shortness, deviance and orthodoxy, foolishness and wisdom, stupidity and intelligence, confusion and concentration, kindness and cruelty, morality and immorality, Straightness and crookedness, reality and unreality, danger and safety, affliction and Bodhi, permanence and impermanence, compassion and harm, joy and anger, generosity and stinginess, advance and retreat, production and extinction, the Dharma-body and the form-body, the Transformation-body and the reward-body. The Master said, “If you can understand and use these thirty-six pairs of opposites you can conect yourself with the dharmas of all the Sutras and avoid extremes, whether coming or going. When you act from your self-nature in speaking with others, you are separate from external marks while in the midst of them and separate from inward emptiness while in the midst of emptiness. If you are attached to marks, you will add to your wrong views and if you grasp at emptiness, you will increase your ignorance. Those who grasp at emptiness slander the Sutras by maintaining that written words have no use. Since they maintain they have no need of written words, they should not speak either because written words are merely the marks of spoken language. They also maintain that the direct way cannot be established by written words, and yet these two words ‘not established’, are themselves written. When they hear others speaking, they slander them by saying that they are attached to written words. You should know that to be confused as they are may be permissible but to slander the Buddha’s Sutras is not. Do not slander the Sutras for if you do, your offense will create countless obstacles for you. One who attaches himself to external marks and practice dharmas in search of truth, or who builds many Bodhimandalas and speaks of the error and evil of existence and non-existence will not see his nature for many aeons. Listen to the Dharma and cultivate accordingly. Do not think of hundreds of things, for that will obstruct the nature of the Way. Listening without cultivating will cause others to form deviant views. Simply cultivate according to the Dharma, and do not dwell in marks when bestowing it. If you understand, then speak accordingly, function accordingly, practice accordingly, and act accordingly, and you will not stray from the basis of our school. If someone ask you about a meaning, and the question is about existence, answer with non-existence; if you are asked about non-existence, answer with existence; asked about common life, answer with the holy life; asked about the holy life, answer with the common life. Since in each case the two principles are interdependent, the meaning of the Middle Way will arise between them. If you answer every question with an opposite, you will not stray from the basic principle. Suppose someone asks, ‘What is darkness?’ You should answer ‘Brightness is the cause and darkness the condition. When there is no brightness, there is darkness. Brightness reveals darkness and darkness reveals brightness.’ Since opposites are interdependent, the principle of the Middle Way is established. Answer every question that way, and in the future, when you transmit the Dharma, transmit it in the way I am instructing you. Then you will not stray from the tradition of our school.” 

 Vào niên hiệu Thái Cực năm Nhâm Tý, Diên Hòa tháng bảy (712 sau Tây Lịch), Tổ sai đệ tử đến Tân Châu, chùa Quốc AÂn dựng tháp và khiến thợ khởi công gấp, năm kế cuối mùa hạ lạc thành, ngày mồng một tháng bảy Tổ họp đồ chúng bảo rằng: “Tôi đến tháng tám muốn lìa thế gian, các ông có nghi phải hỏi nhau sớm, tôi vì các ông phá nghi khiến các ông dứt mê, nếu tôi đi rồi, sau không có người dạy các ông.” Ngài Pháp Hải, vân vân, nghe Tổ nói thảy đều rơi lệ chỉ có Thần Hội thần tình bất động, cũng không có khóc—In the seventh month of the year Jen-Tsu, the first year of T’ai-Chi and Yen-Ho reigns (around 712 A.D.), the Master sent his disciples to Hsin-Chou to build a pagoda at Kuo-Ên Temple. He ordered them to hurry the work and it was completed by the end of the summer of the following year. On the first day of the seventh month, he gathered his disciples together and said, “In the eighth month I wish to leave this world. Those of you with doubts should ask about them soon so that I may resolve them for you and put an end to your confusion, because when I am gone there will be no one to teach you.” Hearing this, Fa-Hai and others wept. Only Shen-Hui was unmoved and did not cry. 

·Tổ bảo: “Thần Hội tiểu sư lại được thiện bất thiện cùng là đồng, khen chê chẳng động, vui buồn chẳng sanh, ngoài ra đều không được, ở trong núi mấy năm, cứu cánh tu đạo gì? Nếu các ông buồn khóc là vì lo cho ai? Nếu lo ta chẳng biết chỗ đi thì ta tự biết chỗ đi, nếu ta chẳng biết chỗ đi thì trọn không báo trước cho các ông, các ông buồn khóc bởi vì chẳng biết chỗ đi của ta, nếu biết chỗ đi của ta tức không nên buồn khóc. Pháp tánh vốn không sanh diệt đi lại, các ông ngồi đây ta sẽ vì các ông nói một bài kệ gọi là ‘Chơn Giả Động Tịnh” kệ. Các ông tụng bài nầy cùng với ta ý đồng, y đây mà tu hành thì không mất tông chỉ. Chúng Tăng đều làm lễ, Tổ nói kệ rằng:

“Tất cả không có chơn,

 Chẳng do thấy nơi chơn 

Nếu thấy được cái chơn,

Thấy đó trọn không chơn.

Nếu hay tự có chơn,

Lìa giả tức tâm chơn.

Tự tâm không lìa giả,

Không chơn chỗ nào chơn.

Hữu tình tức biết động,

Vô tình tức không động.

Nếu tu hạnh bất động,

Đồng vô tình bất động.

Nếu tìm chơn bất động,

Trên động có bất động.

Bất độngbất động,

Vô tình không Phật tánh.

Hãy khéo phân biệt tướng,

Đệ nhất nghĩa bất động,

Chỉ khởi cái thấy nầy,

Là dụng của chơn như.

Bảo những người học đạo,

Gắng sức phải dụng tâm,

Chớ đối pháp Đại thừa,

Lại chấp trí sanh tử.

Nếu bàn luận tương ưng,

Liền cùng bàn nghĩa Phật,

Nếu thật không tương ưng,

Chấp tay khiến hoan hỷ.

Tông nầy vốn không tranh,

Tranh tức mất ý đạo,

Chấp nghịch tranh pháp môn,

Tự tánh vào sanh tử.”

The Master said, "Little Master Shen-Hui has attained the equality of good and evil. He is not moved by blame or praise and does not feel sadness or joy. None of the rest of you have attained that. All these years on the mountain, how have you been cultivating? Now you cry. Who are you worrying about? Are you worrying that I don’t know where I’m going? I know where I’m going. If I did not know, I wouldn’t have been able to tell you about it in advance. No doubt you are crying because you don’t know where I am going but if you knew you wouldn’t need to cry. Originally, the Dharma nature is not produced or extinguished; it does not come or go. All of you sit down, and I will recite a verse called 'The True-False Motion-Stillness Verse.” If you take it up and recite it, you will be of the same mind as I am. If you rely on it to cultivate, you will not stray from the true principle of our school.” The assembly bowed and begged the Master to recite the verse.

 There is nothing true in anything,

 So don’t view anything as true.

 If you view anything as true,

 Your view will be completely false.

 You can know what is true by yourself.

 Being apart from the false is the truth of

 the mind.

 When your own mind is not apart from

 the false

And lacks the truth, then where is the

truth?

 Sentient beings understand motion.

 Insentient beings do not move.

 If you cultivate the work of non-

 movement,

 Like insentient beings, you will not move.

 If you seek the true non-movement,

 In movement, there is non-movement.

 Non-movement is non-movement, but

 Things without sentience lack the

 Buddha-seed.

 Fully able to discriminate among marks,

 But unmoving in the primary meaning:

 The very act of viewing in this way,

 Itself is the function of true suchness.

 

 I tell you, students of the Way,

 Apply your minds with effort and take

 care,

 At the gate of the Great Vehicle

 Do not grasp the wisdom of birth and

 death.

 If there is response of these words,

 Then let us discuss the Buddha’s meaning

 together.

 If there is no response,

 Join your hands together and make others

 glad.

 The basis of this school is non-contention.

 Contention is not the meaning of the Way.

 For in grasping at the Dharma doors of

 contradition and contention,

 The self-nature enters birth and death.

Khi ấy đồ chúng nghe Tổ nói kệ rồi thảy đều làm lễ biết rõ ý Tổ, mỗi người nhiếp tâm, y theo pháp tu hành, lại không dám tranh cãi, biết Tổ không còn ở đời bao lâu, Thượng Tọa Pháp Hải lại đảnh lễ hỏi rằng: “Sau khi Hòa Thượng nhập diệt, y pháp sẽ trao cho người nào?”—When the followers heard this verse, they understood its meaning and bowed down befoe the Master. They made up their minds to practice in accord with the Dharma and not to argue, knowing that the Great Master would not remain long in the world. The Senior Seated Fa-Hai bowed again and asked, “After the High Master enters extinction, who will inherit the robe and Dharma?” 

 Tổ bảo: “Tôi ở chùa Đại Phạm nói pháp cho đến ngày nay, sao chép để lưu hành, gọi là Pháp Bảo Đàn Kinh, các ông gìn giữ, truyền trao cho nhau, độ khắp quần sanh, chỉ y nơi lời nói nầy, ấy gọi là chánh pháp, nay vì các ông nói pháp chớ chẳng trao y, bởi vì các ông tín căn đã thuần thục, quyết định không còn nghi ngờ, kham nhận được đại sự, nhưng cứ theo ý bài kệ “Phó Thọ” của Sơ Tổ Đạt Ma, y không nên truyền. Kệ rằng:

 “Ta đến ở cõi nầy,

Truyền pháp cứu mê tình.

Một hoa nở năm cánh,

Kết quả tự nhiên thành.”

The Master said, “Since the time I lectured on the Dharma in Ta-Fan Temple, transcriptions of my lectures have been circulated. They are to be called ‘The Dharma Jewel Platform Sutra.’ Protect and transmit them in order to take humankind across. If you speak according to them, you will be speaking the Orthodox Dharma. I will explain the Dharma to you, but I will not transmit the robe because your roots of faith are pure and ripe. You certainly have no doubts and are worthy of the great Work. According to the meaning of the transmission verse of the First Patriarch Bodhidharma, the robe should not be transmitted. His verse said,

 “Originally I came to this land,

 Transmitting Dharma, saving living beings.

 One flower opens; five petals and

 The fruit comes to bear of itself.” 

Tổ lại bảo: “Các thiện tri thức! Các ông mỗi người nên tịnh tâm lắng nghe tôi nói pháp, nếu muốn thành tựu chủng trí phải đạt được nhất tướng tam muộinhất hạnh tam muội. Nếu ở tất cả chỗ mà không trụ tướng, ở trong tướng kia, không sanh yêu ghét, cũng không thủ xả, chẳng nghĩ các việc lợi ích thành hoại, vân vân, an nhàn điềm tịnh, hư dung đạm bạc, đây gọi là nhất tướng tam muội. Nếu ở tất cả chỗ đi đứng nằm ngồi thuần một trực tâm, không động đạo tràng, chơn thành Tịnh độ, đây gọi là nhất hạnh tam muội. Nếu người đủ hai tam muội nầy như đất đã có chứa hạt giống, nuôi dưỡng lớn lên, thành thục được hạt kia, nhất tướng nhất hạnh cũng lại như thế. Nay tôi nói pháp ví như khi mưa ướt khắp cả quả đất, Phật tánh của các ông ví như hạt giống gặp được sự thấm ướt nầy thảy đều phát sanh, nương lời chỉ dạy của tôi, quyết định được Bồ Đề, y theo hạnh của tôi, quyết định chứng được diệu quả, hãy nghe tôi nói kệ:

 “Đất tâm chứa hạt giống,

Mưa rưới thảy nẩy mầm,

Đốn ngộ hoa tình rồi,

Quả Bồ Đề tự thành.”

The Master added, “All of you Good Knowing Advisors should purify your minds and listen to my explanation of the Dharma. If you wish to realize all knowledge, you must understand the Samadhi of one Mark and the Samadhi of One Conduct. If you do not dwell in marks anywhere and do not give rise to hate and love, do not grasp or reject and do not calculate advantage or disadvantage, production and destruction while in the midst of marks, but instead, remain tranquil, calm and yielding, then you will have achieved the Samadhi of One Mark. In all places, whether walking, standing, sitting or lying down, to maintain a straight and uniform mind, to attain the unmoving Bodhimandala and the true realization of the Pure Land. That is called the Samadhi of One Conduct. One who perfects the two samadhis is like earth in which seeds are planted; buried in the ground, they are nourished and grow, ripening and bearing fruit. The One Mark and One Conduct are just like that. Now, I speak the Dharma, which is like the falling of the timely rain, moistening the great earth. Your Buddha-nature is like the seeds, which receiving moisture, will sprout and grow. Those who receive my teaching will surely obtain Bodhi and those who practice my conduct certainly certify to the wonderful fruit. Listen to my verse"

 The mind-ground contains every seeds;

 Under the universal rain they all sprout

 Flower and feeling-Sudden 

 Enlightenment 

 The Bodhi-fruit accomplishes itself.”

Tổ nói kệ rồi bảo: “Pháp kia không hai, tâm kia cũng vậy, đạo kia thanh tịnh, cũng không các tướng, các ông dè dặt chớ quán tịnh và để tâm kia không, tâm nầy vốn tịnh, không nên thủ xả, mỗi người tự nỗ lực tùy duyên đi vui vẻ.” Khi ấy cả thảy chúng đều làm lễ thối lui—After speaking the verse the Master said, “Dharma is not dual nor is the mind, and the Way is pure and without marks. All of you take care not to contemplate stillness or empty the mind. The mind is basically pure and does not grasp or reject anything. Each of you work hard and go well in harmony with circumstances.”

 At that time, his followers made

 obeisance and withdrew.

Đến ngày mồng tám tháng bảy, Tổ chợt bảo đệ tử rằng: “Tôi muốn trở về Tân Châu, các ông hãy chóng sửa sang thuyền chèo.” Đại chúng đều buồn bả, cố cầm Tổ ở lại. Tổ bảo: “Chư Phật xuất hiện còn phải thị tịch Niết Bàn, có lại tất có đi, lý vẫn thường nhiên, hình hài của tôi đây trở về ắt có chỗ.”—On the eighth day of the seventh month, the Master suddenly said to his disciples, “I wish to return to Hsin-Chou. Quickly ready a boat and oars.” The great assembly entreated him earnestly to stay, but the Master said, “All Buddhas appear in the world and then are seen to enter Nirvana. This body of mine must return somewhere.”

Chúng thưa: “Thầy từ đây đi, bao giờ mới trở về?”—The assembly said, “Master, you are leaving, but sooner or later, you will return.” 

Tổ bảo: “Lá rụng về cội, trở lại không hẹn ngày.”—The Master said, “Falling leaves return to the root. There was no day on which I came.” 

Lại hỏi rằng: “Chánh pháp nhãn tạng truyền trao cho người nào?”—They further asked, “Who has received the transmission of the Right Dharma-eye Treasury?” 

Tổ bảo: “Người có đạo thì được, người không tâm thì thông.”—The Master said, “The one who has the Way obtains it; the one without a mind penetrates it.” 

Lại hỏi: “Về sau có nạn hay chăng?”—They further asked, “In the future, there won’t be any difficulties, will there?” 

Tổ bảo: “Tôi diệt độ khoảng năm, sáu năm, sẽ có một người đến cắt đầu của tôi, nghe tôi huyền ký rằng:

“Trên đầu nuôi thân, nơi miệng để ăn,

 Gặp nạn họ Mãn, Dương Liễu làm 

quan.”—The Master said, “Five or six years after my extinction (death), a man will come to take my head. Listen to me verse:

Offerings to the parents with bowed head.

There must be food in the mouth.

When the difficulty of ‘Man’ is met,

The officials will be Yang and Liu.” 

Lại nói rằng: “Tôi đi khoảng 70 năm, có hai vị Bồ Tát, từ phương Đông lại, một người xuất gia, một người tại gia, đồng thời hưng hóa, dựng lập tông tôi, kiến thiết những ngôi già lam, xương long cho chánh pháp tiếp nối.”—The Master also said, “Seventy years after my departure, two Bodhisattvas, one who has left home and one who is a layman, will simultaneously come from the east to propagate and transform. They will establish my school, build and restore monasteries and glorify the Dharma for its heirs. 

Chúng hỏi: “Chưa biết từ trước Phật Tổ ứng hiện đến nay, sự truyền thọ được bao nhiêu đời, mong ngài thương xót chỉ dạy.”—The assembly made obeisance again and asked, “Will you please let us know for how many generations the teaching has been transmitted since the first Buddha and Patriarchs appeared in the world?” 

Tổ bảo: “Cổ Phật hiện ra đời đã vô số lượng, không thể kể hết, nay kể từ Đức Phật làm đầu. Thuở quá khứ kiếp Trang Nghiêm có Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù; Hiền kiếp này có Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp, và Phật Thích Ca Mâu Ni, đó là bảy đức Phật. Nay do Đức Phật Thích Ca đầu tiên truyền cho tôn giả Ma Ha Ca Diếp, Tổ thứ hai là Ngài A Nan, tổ thứ ba là ngài Thương Na Hòa Tu, tổ thứ tư là ngài Ưu Ba Cúc Đa, tổ thứ năm là ngài Đề Đa Ca, tổ thứ sáu là ngài Di Giá Ca, tổ thứ bảy là Bà Tu Mật Đa, tổ thứ tám là Phật Đà Nan Đề, tổ thứ chín là Phục Đà Mật Đa, tổ thứ mười là Hiếp Tôn Giả, tổ thứ mười một là Phú Na Dạ Xa, tổ thứ mười hai là Mã Minh, tổ thứ mười ba là Ca Tỳ Ma La, tổ thứ mười bốn là Long Thọ, tổ thứ mười lăm là Ca Na Đề Bà, tổ thứ mười sáu là La Hầu La Đa, tổ thứ mười bảy là Tăng Già Nan Đề, tổ thứ mười tám là Già Da Xá Đa, tổ thứ mười chín là Cưu Ma La Đa, tổ thứ hai mươi là Xà Dạ Đa, tổ thứ hai mươi mốt là Bà Tu Bàn Đầu, tổ thứ hai mươi hai là Ma Noa La, tổ thứ hai mươi ba là Hạc Lặc Na, tổ thứ hai mươi bốn là Sư Tử, tổ thứ hai mươi lăm là Bà Xá Tư Đa, tổ thứ hai mươi sáu là Bất Như Mật Đa, tổ thứ hai mươi bảy là Bát Nhã Đa La, tổ thứ hai mươi tám là Bồ Đề Đạt Ma, ngài cũng là Sơ Tổ ở Trung Hoa, tổ thứ hai mươi chín là Huệ Khả, tổ thứ ba mươi là Tăng Xán, tổ thứ ba mươi mốt là Đạo Tín, tổ thứ ba mươi hai là Hoằng Nhẫn, Huệ Năng là Tổ thứ ba mươi ba. Từ trước chư Tổ mỗi vị đều có bẩm thừa, các ông về sau phải theo thứ tự truyền trao, chớ khiến sai lầm.”—The Master said, “The Buddhas of antiquity who have appeared in the world are numberless and uncountable. But now I will begin with the last seven Buddhas. In the Past ‘Adorned Aeon’ there were Vipashyin Buddha, Shikhin Buddha and Vishvabhu Buddha. In the present ‘Worthy Aeon’, there have been Krakucchanda Buddha, Kanakamuni Buddha, Kashyapa Buddha, and Shakyamuni Buddha. From Shakyamuni Buddha, the transmission went to Arya Mahakashyapa, Arya Ananda, Arya Sanakavasa, Arya Upagupta, Arya Dhrtaka, Arya Miccaka, Arya Vasumitra, Arya Buddhanandi, Arya Buddhamitra, Arya Parshva, Arya Punyayashas, Mahasattva Ashvaghosa, Arya Kapimala, Mahasattva Nagarjuna, Arya Kanadeva, Arya Rahulata, Arya Sanghanandi, Arya Gayashata, Arya Kumarata, Arya Jayata, Arya Vasubandhu, Arya Manorhita, Arya Arya Haklena, Arya Aryasima, Arya Basiasita, Arya Punyamitra, Arya Prajnatara, Arya Bodhidharma. Great Master Hui-K’o, Great Master Seng-Ts’an, Great Master Tao-Hsin, Great Master Hung-Jen, and I, Hui-Neng, am the Thirty-Third Patriarch. Thus, the transmission has been handed down from patriarch to patriarch. In the future, transmit it accordingly from generation to generation. Do not allow it to become extinct.”

 The asembly heard and faithfully

 accepted what the Master had said, 

 bowed and withdrew.

Năm thứ hai niên hiệu Tiên Thiên (713 sau Tây Lịch), năm Quý Sửu ngày mồng ba tháng tám (tháng mười hai năm ấy đổi là khai nguyên), Tổ ở tại chùa Quốc AÂn sau buổi ngọ trai, bảo các đồ chúng rằng: “Các ông mỗi người cứ ngồi y chỗ cũ, tôi cùng các ông từ biệt.”—On the third day of the eighth month of the year Kuei-Chou, the second year of the Hsien-T’ien reign (around 713 A.D.), after a meal in Kuo-Ên Temple, the Master said, “Each of you take your seat, for I am going to say goodbye.” 

 Ngài Pháp Hải bạch rằng: “Hòa Thượng để lại giáo pháp gì khiến cho những người mê đời sau được thấy Phật tánh?”—Fa-Hai said, “What teaching dharma will the High Master leave behind so that confused people can be led to see the Buddha-nature?” 

Tổ bảo: “Các ông lắng nghe, những người mê đời sau nếu biết chúng sanh tức là Phật tánh, nếu biết chúng sanh muôn kiếp tìm Phật cũng khó gặp. Nay tôi dạy các ông biết tự tâm chúng sanh, thấy tự tâm Phật tánh. Muốn cầu thấy Phật, chỉ biết chúng sanh, chỉ vì chúng sanh mê Phật, chẳng phải Phật mê chúng sanh. Tự tánh nếu ngộ, chúng sanh là Phật; tự tánh nếu mê, Phật là chúng sanh; tự tánh bình đẳng, chúng sanh là Phật; tự tánh tà hiểm, Phật là chúng sanh. Tâm các ông nếu hiểm khúc tức Phật ở trong chúng sanh, một niệm bình trực tức là chúng sanh thành Phật. Tâm tôi tự có Phật, tự Phật đó là chơn Phật, nếu tự không có tâm Phật thì chỗ nào cầu được chơn Phật? Các ông tự tâm là Phật lại chớ hồ nghi, ngoài không một vật mà hay dựng lập đều là bổn tâm sanh ra muôn pháp, nên kinh nói tâm sanh các thứ pháp sanh, tâm diệt các thứ pháp diệt, nay tôi để bài kệ cùng các ông từ biệt gọi là Tự Tánh Chân Phật Kệ, người đời sau biết được ý kệ nầy tự thấy bổn tâm, tự thành Phật đạo. Kệ rằng:

 “Chơn như tự tánh là chơn Phật,

 Tà kiến tam độcma vương,

 Khi tà mê ma ở trong nhà,

 Khởi chánh kiến Phật ở trong nhà.

 Trong tánh tà kiến tam độc sanh,

 Tức là ma vương đến trong nhà,

 Chánh kiến tự trừ tâm tam độc,

 Ma biến thành Phật thật không giả.

 Pháp thân báo thânhóa thân,

 Ba thân xưa nay là một thân,

 Nếu nhằm trong tánh hay tự thấy,

 Tức là nhơn Bồ Đề thành Phật.

 Vốn từ hóa thân sanh tánh tịnh,

 Tánh tịnh thường ở trong hóa thân.

 Tánh khiến hóa thân hành chánh đạo,

 Về sau viên mãn thật không cùng.

 Tánh dâm vốn là nhơn tánh tịnh,

 Trừ dâm tức là thân tánh tịnh,

 Trong tánh mỗi tự lìa ngũ dục,

 Thấy tánh sát na tức là chơn.

 Đời nầy nếu gặp pháp đốn giáo,

 Chợt ngộ tự tánh thấy được Phật.

 Nếu muốn tu hành mong làm Phật,

 Không biết nơi nào nghĩ tìm chơn.

 Nếu hay trong tâm tự thấy chơn,

 Có chơn tức là nhơn thành Phật,

 Chẳng thấy tự tánh ngoài tìm Phật,

 Khởi tâm thảy là người đại si.

 Pháp môn đốn giáo nay lưu truyền,

 Cứu độ người đời phải tự tu,

 Bảo ông người học đạo đời sau,

 Không khởi thấy nầy rất xa xôi.”

The Master said, “All of you please, listen carefully. If those of future generations recognize living beings, they will have perceived the Buddha-nature. If they do not recognize living beings, they may seek the Buddha throughout many aeons but he will be difficult to meet. I will now teach you how to recognize the living beings within your mind and how to see the Buddha-nature there. If you wish to see the Buddha, simply recognize living beings for it is living beings who are confused about the Buddha and not the Buddha who is confused about living beings. When enlightened to the self-nature, the living being is a Buddha. If confused about the self-nature, the Buddha is a living being. When the self-nature is impartial, the living being is the Buddha. When the self-nature is biased, the Buddha is a living being. If your thoughts are devious and malicious, the Buddha dwells within the living being but by means of one impartial thought, the living being becomes a Buddha. Our minds have their own Buddha and that Buddha is the true Buddha. If the mind does not have its own Buddha, where can the true Buddha be sought? Your own minds are the Buddha; have no further doubts. Nothing can be established outside the mind, for the original mind produces the ten thousand dharmas. Therefore, the Sutras say, ‘The mind produced, all dharmas are produced; the mind extinguished, all dharmas are extinguished. Now, to say goodbye, I will leave you a verse called the ‘Self-Nature’s True Buddha Verse.’ People of the future who understand its meaning will see their original mind and realize the Buddha Way. The verse runs:

 The true-suchness self-nature

 is the true Buddha.

 Deviant views, the three poisons,

 are the demon king.

 At times of deviant confusion

 the demon king is in the house;

 But when you have proper views

 the Buddha is in the hall.

 Deviant views, the three poisons

 produced within the nature,

 Are just the demon king

 come to dwell in the house.

 Proper views casting out

 three poisons of the mind

 Transform the demon into Buddha

 True, not False.

 Dharma-body, Reward-body,

 and Transformation-body:

 Fundamentally the thre bodies

 are one body.

 Seeing that for yourself

 within your own nature

 Is the Bodhi-cause

 for realizing Buddhahood.

 The pure nature is originally 

 Produced from the Transformation-body.

 The pure nature is ever-present

 Within the Transformation-body.

 One’s nature leads the

 Transformation-body down the right road.

 And in the future the full perfection

 is truly without end.

 The root cause of purity

 is the lust nature,

 For once rid of lust,

 the substance of the nature is pure. 

 Each of you, within your natures;

 abandon the five desires.

 In an instant, see your nature, it is true.

 If in this life you encounter

 The door of Sudden Teaching

 You will be suddenly enlightened to

 your self-nature and see the Honored

 of the world.

 If you wish to cultivate and aspire to Buddhahood,

 You won’t know where the truth

 is to be sought

 Unless you can see the truth

 within your own mind,

 This truth which is the cause

 of realizing Buddhahood.

 Not to see your self-nature

 but to seek the Buddha outside:

 If you think that way, you are deluded indeed.

 I now leave behind

 the Dharma-door of the Sudden Teaching

 To liberate worldly people

 who must cultivate themselves.

 I announce to you

 and to future students of the Way:

 If you do not hold these views

 you will only waste your time.

 

·Tổ nói kệ rồi bảo rằng: “Các ông ở lại an vui, sau khi tôi diệt độ, chớ làm theo thế gian khóc lóc như mưa, nhận lễ vật điếu tang, thân mặc hiếu phục, chẳng phải là đệ tử của tôi, cũng không phải là chánh pháp. Chỉ biết tự bổn tâm, thấy tự bổn tánh, không động không tịnh, không sanh không diệt, không đi không lại, không phải không quấy, không trụ không vãng, e các ông trong tâm mê, không hiểu ý tôi, nay lại dặn dò các ông khiến các ông thấy tánh. Sau khi tôi diệt độ, y theo đây tu hành, như ngày tôi còn sống, nếu trái lời tôi dạy, giả sử tôi còn ở đời, cũng không có lợi ích gì. Tổ lại nói kệ rằng:

 “Ngơ ngơ không tu thiện,

 Ngáo ngáo không làm ác,

 Lặng lẽ dứt thấy nghe,

 Thênh thang tâm không dính.”

Having spoken the verse the Master continued, “All of you should take care. After my extinction, do not act with worldly emotion. If you weep in sorrow, receive condolences or wear mourning clothes, you are not my disciples, for that is contrary to the proper Dharma. Simply recognize your own original mind and see your own original nature, which is neither moving nor still, neither produced nor extinguished, neither coming nor going, neither right nor wrong, neither dwelling nor departing. Because I am afraid that your confused minds will misunderstand my intention, I will instruct you again so that you may see your nature. After my extinction, continue to cultivate accordingly, as if I were still present. Should you disregard my teaching, then even if I were to remain in the world, you would obtain no benefit."

 He further spoke this verse:

 Firm, firm: Do not cultivate the good.

 High, high: Do not do evil.

 Still, still: Cut off sight and sound.

 Vast, vast: The mind unattached.

 Tổ nói kệ rồi ngồi ngay thẳng đến canh ba, chợt bảo đệ tử rằng: “Tôi đi nhé!” Rồi im lặng mà hóa. Khi ấy mùi lạ đầy cả thất, có một móng trắng vòng giáp đất, trong rừng cây cối đều biến thành màu trắng, cầm thú kêu vang bi thương—After speaking this verse, the Master sat upright until the third watch, when suddenly he said to his disciples, “I am going!” In an instant he changed and a rare fragrance filled the room. A white rainbow linked with the earth and the trees in the wood turned white. The birds and beasts cried out in sorrow.

Đến tháng mười một, quan liêu cùng môn nhơn Tăng tục ba quận Quảng, Thiều, Tân, đua nhau tới đón thân của Tổ, không giải quyết được việc tranh giành mới thắp hương khấn đảo rằng: “Khói hương chỉ về chỗ nào là Tổ về chỗ ấy.” Khi ấy khói hương bay thẳng về Tào Khê. Ngày mười ba tháng mười một, dời thần khám và những y bát được truyền trở về. Năm kế tháng bảy mới mở khám, đệ tử Phương Biện dùng đất trầm tô lên trên, đệ tử nhớ lại lời huyền ký sẽ bị lấy đầu của Tổ, mới lấy sắt là bao quanh cổ để giữ cổ của Tổ, rồi đưa vào trong tháp, chợt trong tháp có hào quang trắng hiện ra thẳng lên trên trời, ba ngày mới tan. Thiều Châu tâu lên vua và phụng sắc lập bia ghi đạo hạnh của Tổ. Tổ sống bảy mươi sáu tuổi, hai mươi bốn tuổi được truyền y, năm ba mươi chín tuổi mới thế phát, nói pháp lợi sanh ba mươi bảy năm, đệ tử nối pháp bốn mươi ba người, người ngộ đạo siêu phàm không biết bao nhiêu mà tính. Tín y của Tổ Đạt Ma truyền, áo Ma Nạp cùng với bát báu của vua Trung Tông ban cho và tượng của Phương Biện đắp cùng với những đạo cụ của Tổ để tại đạo tràng Bảo Lâm, lưu truyền Kinh Pháp Bảo Đàn để bày tông chỉ của Tổ, hưng long Tam Bảolợi ích quần sanh— In the eleventh month, a dispute arose among the officials, disciples, Sangha and laity of the three countries of Kuang Chou, Shao-Chou and Hsin-Chou as to who should receive the true body. As they could not agree, they lit incense and prayed saying, “The Master will be returned to the place indicated by the incense smoke.” The smoke went directly to Ts’ao-His and so, on the thirteenth day of the eleventh month, the reliquary and the transmitted robe and bowl were returned there. In the following year, on the twenty-fifth day of the seventh month, the body was removed from the reliquary and Disciple Fang Pien anointed it with incense paste. Remembering the prophecy that his head would be taken, the disciples wrapped sheets of iron and laquered cloth around his neck for protection and then placed his body in the pagoda. Just then a white light appeared within the pagoda, shot up into the sky and did not fade for three days. The Magistrate of Shao-Chou reported this to the Emperor and received an imperial order to erect a stone tablet commemorating the Master’s conduct in the Way. The Master’s springs and autumns were seventy-six. The robe was transmitted to him when he was twenty-four and when he was thirty-nine his hair was cut. For thirty-seven years, he spoke the Dharma to benefit living beings. Forty-three men inherited his Dharma and an unaccountable number awoke to the Way and overstepped the common lot. The robe of belief transmitted from Bodhidharma, the Mo-Na robe and precious bowl conferred by Emperor Chung-Tsung, as well as the lifelike image sculpted by Fang Pien and other articles of the Way, were entrusted to the attendant in charge of the stupa and were permanently retained at the Pao-Lin Bodhimandala for the Bodhimanda’s protection. The Platform Sutra has been transmitted to set forth the principles of our school, to glorify the Triple Jewel and to benefit all living beings.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :