Đe

27/10/201012:00 SA(Xem: 31298)
Đe

Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
Thiện Phúc

ĐE

Đe Da: To frighten—To menace—To threaten—To intimidate—Phật giáo không đe dọa con người bằng những sợ hãi giả tưởng và mặc cảm tội lỗi—Buddhism does not frighten people with imaginary fears and guilt-feelings.

Đè Đầu Cởi Cổ Người Cô Thế: To oppress (crush down) the weak.

Đè Nặng: To press down.

Đem Theo: To carry about—To bring with.

Đen Bạc: Ungrateful.

Đen Tối: Dark—Tư tưởng đen tối: Dark thoughts.

Đẹp Duyên: To marry.

Đẹp Đẽ: Beautiful—Fine.

Đẹp Lòng: Satisfied—Content.

Đẹp Mắt: Pleasant to the eye.

Đẹp Mặt: To do honor to

Đẹp Tuyệt: Very beautiful.

Đeo Việc Thế Tục: Weighed down by mundane preoccations.

Đê:

1) Thấp—Low.

2) Hạ thấp: To lower—To let down.

Đê Hèn: Mean—Abject—Base—Vile.

Đê La Trạch Ca: Tiladhaka or Tiladaka or Tilasakya (skt)—Đê La Thích Ca—Theo Eitel trong Trung-Anh Phật Học Từ Điển, thì đây là một tự viện khoảng ba do tuần về phía Tây của Nalanda, có lẽ bây giờ là làng Thelari gần Bồ Đề Đạo Tràng—According to Eitel in the Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, this is a monastery three yodjana west of Nalanda, perhaps the modern village of Thelari near Gaya.  

Đế:

1) Chân ngôn: Sacca (p)—Satya (skt)—A truth—A dogma—An axiom—See Nhị Đế, and Tứ Diệu Đế.

2) Đế vương: Ruler—Sovereign.

3) Ngạt mũi: Stuffed nose.

4) Phán xét: To judge—To examine into—To investigate.

Đế Cung: Indradhanus (skt)—Còn gọi là Đế Thích Cung hay Đế Thiên Cung.

1) Cầu vồng: The rainbow.

2) Cây cung của Thiên Đế: Indra’s bow.

Đế Cư: Nơi cư ngụ của Trời Đế Thích—The abode of Indra. 

Đế Lợi Da Cù Du Nê Già: Tiryagyoni-gati (skt)—Súc sanh đạo—The animal path of reincarnation.

Đế Nham: Indrasilaguha (skt)—Còn gọi là Đế Nham Quật, hang của Đế ThíchNa Lan Đà, thuộc xứ Ma Kiệt Đà, nơi mà vua Trời Đế Thích được Đức Phật Thích Ca giải thích thỏa đáng những nghi vấn của mình—Indra’s cave at Nalanda in Magadha, where Indra is supposed to have sought relief for his doubts from the Buddha.

Đế Sa: Tisya (skt).

1) Tên của một vị cổ Phật: An ancient Buddha.

2) Tên của cha ngài Xá Lợi Phất: Name of father of Sariputra.

Đế Tâm: Danh hiệu mà vua Đường Thái Tông ban cho Pháp Sư Đỗ Thuận, sơ tổ tông Hoa Nghiêm—Title given to Tu-Shun, founder of the Hua-Yen school, by T’ang-T’ai-Tsung.

Đế Thanh: Indranila (skt)—An emerald.

Đế Thất La Xoa: Tisya-raksita (skt)—Một thứ thiếp của vua A Dục, kẻ thù và cũng là người bị Kunala phụ tình—A concubine of Asoka, the rejected lover and enemy of Kunala. She is said to be Asoka’s second wife. 

Đế Thích: Indra (skt)—Còn gọi là Thích Ca Đề Hoàn Nhân Đà La, gọi tắt là Thích Đề Hoàn Nhân, cách dịch mới là Thích Ca Đề Bà Nhân Đạt La hay Năng Thiên Đế—Vua Trời Đế Thích, vị chủ của cõi Trời Đao Lợi hay là ba mươi ba tầng trời (Ngài ở thành Hỷ Kiến trên đỉnh núi Tu Di, thống lĩnh ba mươi ba cõi trời, thuộc thượng tầng cõi trung giới, cao hơn trời Tứ thiên, nhưng thấp hơn trời Dạ Ma. Tên tiếng Phạn của Ngài là Thích Ca Đề Hoàn Nhơn Đà La, gọi tắt là Thích Đề Hoàn Nhơn. Khi Đức Thích Ca đản sanh, ngài có ngự xuống đón mừng. Ngài khuyến khích Đức Thích Ca xuất gia. Khi Đức Thích Ca sắp nhập diệt, Ngài cùng với bốn vị Thiên vương ngự đến và nguyện với Phật rằng ngài sẽ thường xuyên hỗ trợ Tam Bảo. Trong nhiều tiền kiếp của Đức Phật, ngài vẫn thường thị hiện để thử hạnh Bồ Tát của Phật)—Sovereign Sakra; mighty lord of devas; Lord of the Trayastrimsas, i.e. the thirty-three heavens. He is also styled Sakradevanam Indra.

Đế Thích Bình: Chiếc bình của vua Trời Đế Thích, chứa tất cả những gì Ngài cần. Cũng gọi là bình công đức hay bình thiện tài—The vase of Indra, from which came all things he needed; also called vase of virtue, or of worth, or of good fortune.

Đế Thích Cung: Indradhanus (skt)—See Đế Cung.

Đế Thích Thiên: See Thiên Đế Thích.

Đế Thiên Cung: Indradhanus (skt)—See Đế Cung

Đế Thích Võng: Indra-jala (skt)—See Bảo Võng.

Đế Tướng: Indra-dhvaja (skt)—Vị Phật trì vì phía tây nam vũ trụ của chúng ta, người ta nói vị Phật nầy cùng thời với Phật Thích Ca. Ngài là con trai thứ bảy của Phật Đại Thông Trí Thắng—A Buddha, said to have been a contemporary of Sakyamuni, living south-west of our universe, an incarnation of the seventh son of Mahabhijnajnana-bhibhu.

Đế Võng: Indra-jala (skt)—See Bảo Võng.

Đề:

1) Chất dầu hay bơ: Oil or butter.

2) Đề cao: To praise—To extol.

3) Đề cập: To mention (touch upon) a subject.

4) Đề cương: Thesis.

5) Đề đạt (ý kiến): To present (recommend) opinion or suggestion.

6) Đề mục: Subject—text—A heading—A theme, etc.

7) Đề huề: Harmony—Concord.

8) Đề nghị: Proposal—To state—To mention.

9) Đề phòng: To take precautions.

10) Đề ra (câu hỏi): To raise a question.

11) Đề tài: Subject (of a sutra).

12) Đề xuất: To bring forward (views).

13) Đề xướng: To take initiative.

Đề Bà: Deva (skt)—Đề Hòa—Chư Thiên nơi cõi trời Phạm Thiên, hay chư Thiên nói chung, là những chúng sanh vẫn còn luân hồi sanh tử—General designation of the gods of Brahmanism, and of all the inhabitants of Devalokas who are still subject to metempsychosis.

1) Thiên: Celestial.

2) Đại Thiên: Mahadeva.

3) Phạm Thiên Nhân: Inhabitants of the Brahmalokas.

4) Thiên Thần: Celestial spirits

Đề Bà Đạt Đa: Devadatta (skt)—Đề Bà Đạt Đa, con trai của Hộc Phạn Vương, anh em họ với Phật Thích Ca. Thoạt đầu, ông là đệ tử của Phật, nhưng về sau ông trở thành kẻ luôn thù hiềm ganh ghét với Phật. Ông thường phạm nhiều tội phỉ báng giáo pháp Phật. Hai lần Đề Bà Đạt Đa mưu ám hại Đức Phật. Lần thứ nhất, ông đứng trên đồi lăn đá xuống làm Đức Phật bị thương, nhưng nhờ y sĩ Kỳ Bà chữa trị Đức Phật không hề hấn gì. Lần thứ hai Đề Bà xúi dục những người quản tượng thành Vương Xá thả voi say Nalagiri chạy ra đường để giết Phật, nhưng khi voi đến gần Phật voi quỳ xuống dưới chân Ngài. Theo truyền thống Đại thừa, Đề Bà được coi như là vị Bồ tát nghịch, người đã dùng phương tiện thiện xảo giúp Phật đạt được đại giác. Vào cuối đời, Đề Bà Đạt Đa nhận biết lỗi lầm của mình. Ngày nọ, ông đang trên đường đến gặp Đức Phật để sám hối, nhưng chưa kịp tới gặp Phật thì ông đã bị lửa địa ngục đốt cháy. Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phật đã khẳng định rằng chính Đề Bà đã mang lại những lợi ích không tưởng tượng được cho Phật giáo, và Ngài đã thọ ký rằng sau nầy Đề Bà sẽ thành Phật. Đề Bà là một đại Bồ Táthành vicử chỉ của ông chỉ có Phật mới hiểu được. Ông được Phật thọthành Phật hiệu là Thiên Vương Như Lai—Devadatta, son of Dronodana raja, and cousin of Sakyamuni Buddha. At first, he was a follower of the Buddha, but later he became his most persistent enemy. He often committed many offenses against the Buddha and His Teachings. Devadatta tried twice to kill the Buddha. The first time, from the hill, he flung a stone at the Buddha; the Buddha was injured but soon recovered after treatment by Jivaka physician. The second time, he incited the elephant keepers in Rajagaha of the ancient kingdom of Magadha to release a drunken elephant Nalagiri and let him loose on the street to kill the Buddha. But when the elephant came close to the Buddha, he bowed down at his feet. According to Mahayana Tradition, Devadatta is considered to be a bodhisattva in disguised who thought his constant needling of the Buddha help the Buddha perfect his enlightenment (who only committed these offenses as a skillful method for the Buddha to make more good laws and precepts for the Order). Near the end of his life, Devadatta realized his mistakes. One day, he was coming to the Buddha to ask for his forgiveness, but before he reached the Buddha, he was consumed by hell-fire. In the Dharma Flower Sutra, the Buddha says he has brought unimaginable advantages to Buddhism (with regard to Buddha’s precepts) and even gave him the prophecy to attain Buddhahood. He is a Maha-Bodhisattva whose conduct and actions can only be understood by the Buddha. Nevertheless, he is predicted to become a Buddha as Devaraja. 

Đề Bà Bồ Tát: Devabodhisattva (skt)—Đề Bà Bồ Tát, Độc Nhãn Đề Bà (chỉ có một mắt vì ngài đã bố thí cho Thiên Thần con mắt kia), sanh trưởng tại vùng Pataliputra, đệ tử của ngài Long Thọ. Ngài là vị tổ thứ 14 tại Ấn Độ. Đề Bà Bồ Tát đã cùng với Ngài Long Thọ lập ra Tam Luận Tông—The one-eyed deva (Aryadeva or Kanadeva), a monk of Pataliputra, a disciple of Nagarjuna, fourteenth patriarch; along with Nagarjuna he is counted as founder of the Madhyamika School.

Đề Bà Địa Đề Bà: Devatideva (skt).

1) Thiên Thượng Thiên: The god of gods.

2) Tên của Đức Phật trước khi Ngài xuất gia: Name of the Buddha before he left home.

Đề Bà Ma La Bá Bại: Deva-mara-papiyan (skt)—Ma Vương—Mara—The evil one, king of demons.

Đề Bà Ngũ Pháp: Đề Bà Ngũ Tà Pháp—Năm tà pháp của Đề Bà Đạt Đa nêu ra khi Đức Phật còn tại thế (Đề Bà Đạt Đa đã dùng năm tà pháp nầy để phá sự hòa hợp trong Tăng đoàn. Đó là tội nặng nhất trong ngũ nghịch tội, năm tà pháp ấy tuy có vẻ giống với tứ y pháp, nhưng kỳ thật là trái ý Phật—The five obnoxious rules of Devadatta:

(A)

1) Chẳng nên thụ dụng sữa: Not to take milk in any forms.

2) Kiêng ăn thịt: Not to eat meat.

3) Kiêng ăn muối: Not to take salt.

4) Nên mặc áo chẳng may cắt (trong khi Phật cho mặc vải vụn may thành cà sa): To wear unshaped garments.

5) Không nên ở chùa cận kề bên thôn xóm: To live apart from hamlets.

(B)

1) Suốt đời mặc phấn tảo y: To wear only cast-off rags at all times.

2) Trọn đời khất thực: Khất thực bất cứ lúc nào chẳng kể ngày đêm, trong khi Phật chỉ cho đi khất thực vào buổi sáng—To beg for food at all times, while the Buddha only allows begging for food in the morning (before noon time).

3) Ăn bất cứ lúc nào, trong khi Phật chỉ cho phép ăn ngày một ngọ: To have meals any time during the day, while the Buddha only allows one set of meal a day at noon time.

4) Trọn đời thường ở chỗ trống vắng, trong khi Đức Phật cho phép các đệ tử của Ngài có thể ở nơi trống vắng hay ở trong tịnh xá: To dwell in the open at all times, while the Buddha allows his disciples to dwell both in the open air and in the monastery.

5) Trọn đời chẳng ăn thịt cá, sữa, bơ: Not to take flesh, milk, or butter. 

Đề Bà Tê Na: Devasena (skt).

1) Thiên Chúng: Celestial host.

2) Tên của một vị A La Hán: Name of an Arhat.

Đề Bà Thiết Ma: Devaksema or Devasarman (skt)—Tên theo chữ Hán là Hiền Tịch. Ngài là vị A La Hán đã soạn bộ A Tỳ Đạt Ma Thức Thân Túc Luận, trong đó ông phủ nhận cái “ngã.” Sách được ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ khoảng năm 649 sau Tây Lịch—An Arhat who wrote the Abhidharma Vijnana Kaya Pada, in which he denied the ego. It was translated into Chinese by Hsuan-Tsang around 649 A.D.

Đề Bà Tông: Còn gọi là Long Thọ Tông (do hai vị đại sĩ Long ThọĐề Bà sáng lập). Còn gọi là Tam Luận Tông—The school of Nagarjuna, so called after Aryadeva. Also called Madhyamika.

Đề Đa Ca: Dhrtaka (skt)—See Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ (5).

Đề Đa La Tra: Dhrtarastra (skt)—Trì Quốc Thiên Vương, Hoàng Hộ Pháp ở bên phía đông của núi Tu Di, một trong Tứ Thiên Vương—One of the four maharajas, the yellow guardian eastward of Sumeru.

** For more information, please see Tứ Thiên Vương (1).

Đề Ha: Deha (skt)—Thân—The body.

** For more information,please see Bát trung

 Châu (2).

Đề Hòa: Deva (skt)—See Đề Bà.

Đề Hoàn: Deva (skt)—See Đề Bà.

Đề Hồ: Một trong năm thức ăn chế ra từ sữa, là món bổ dưỡng nhất, được tông Thiên Thai ví với giáo pháp của Phật trong kinh Niết Bàn và Pháp Hoa—One of the five main products from milk, a rich liquor skimmed from boiled butter; clarified butter; ghee; used for the perfect Buddha-truth, as found according to T’ien-T’ai, in Nirvana and Lotus sutras.

Đề La: Tên gọi tắt của Phiến Đề La, tên gọi của một người không đầy đủ nam căn nữ căn (Xưa có 5 vị Tỳ Kheo muốn được lợi lộc, nên ăn bận trá hình là bậc Thánh giả. Có một người đàn bà tin tưởng bèn cúng dường. Vì thế người đàn bà được phước lớn, còn 5 vị Tỳ Kheo kia khi chết bị đọa xuống địa ngục. Sau đó tái sanh làm người bán nam bán nữ)—An abbreviation of Sandhila, one with abnormal sexual organs.

Đề Mục: See Đề (5).

Đề Na Bà: Dinabha or Dinesvara (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Dinabha là Thần Mặt Trời, được ngoại đạo thờ tại Persia—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Dinabha, the sun-god, worshipped by “heretics in Pesia.” 

Đề Phòng: To prevent—To take precautions.

Đề Ra: To enunciate. 

Đề Tặng: To dedicate.

Đề Tê: Khơi dậy hay khuấy động tâm thức của đệ tử—To arouse or stimulate a student.

Đề Thọ: Cây Bồ Đề Cổ—The bodhidruma tree.

Đề Vân Bát Nhã: Devaprajna (skt)—Thiên Trí Tỳ Kheo hay Đề Vân Bát Nhã Sa Môn, người đã dịch sáu tác phẩm Phật Giáo sang Hoa ngữ khoảng những năm 689-691 sau Tây Lịch vào đời nhà Đường—A sramana of Kustana (Khotan) who translated six works around 689-691 A.D. during the T’ang dynasty. 

Đề Vị Ba Lợi: Đế Lê Phú Ta và Qua Ly Vị, tên hai người lái buôn đã dâng lên Đức Phật lúa mạch và mật sau khi Ngài giác ngộ (hai ông đã được Đức Phật ban cho móng tay và tóc để đưa về dựng tháp thờ)—Trapusa and Bhallika, the two merchants who offered Sakyamuni barley and honey after his enlightenment.

Đề Xá: Để Sa.

1) Ngôi sao thứ 23 trong 28 sao của chòm sao Quỷ Tú, có liên hệ với chòm Siva: The twenty-third of the twenty-eight constellations in Cancer; it has connection with Siva.

2) Thuyết pháp cứu độ cho mọi người—Interpreted as preaching and ferrying people over the stream of transmigration.

3) Tên của Đức Phật Để Sa, vị đã từng dạy Đức Phật Thích CaDi Lặc trong tiền kiếp: Name of Tisya Buddha who taught Sakyamuni and Maitreya in a former incarnation.

Đề Xá Na: Desaniya (skt)—Phát lồ sám hối (tự nêu tội hay tự thú tộibản thân mắc phải trước chúng)—Confession.

Đề Xá Ni: Pratidesaniya (skt)—See Ba La Đề Xá Ni.

Đề Xuất: To propose—To suggest.

Đề Xướng: Các vị tông tượng của thiền gia nêu ra cương yếu của tông môn cho môn đồ tu tập, tuy có giảng ngữ lục, cũng chỉ nêu ra cương yếu của tông môn, chứ không thuyết giảng (các tông phái khác thì thuyết giảng, còn Thiền môn thì bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật)—To initiate—To mention, to deliver oral instruction, or the gist of a subject as done in the Intuitional School. .

Để:

1) Đáy: Bottom—Basis.

2) Húc: Trâu bò húc khi giận dữ—To butt against, as an angry bull. 

Để Dành: To save—To economize.

Để Hạ:

1) Bên dưới: Below. 

2) Dưới đáy: At the bottom.

3) Giai cấp thấp nhất: The lowest classe of men.

Để Lật Xa: Tiryagyoni (skt)—Chủng loại súc sanh, đặc biệt nói về lục súc—The animal species, animals, especially the six domestic animals.

Để Lý:

1) Ba: Three—Tri.

2) Luật căn bản: The fundamental principle or law. 

Để Lý Tam Muội Da: Ba thứ tam muội da gồm kim cương, liên hoa, Phật bộ Tam muội da—Trisamaya.

Để Một Bên: To put aside—To put on one side.

Để Ngạn Đa: Tinanta or Tryanta (skt)—Described as the singular dual, and plural endings in verbs.

Để Sa: See Đề Xá.

Để Sa Phật: Phất Sa Phật—Tên một vị cổ Phật—Name of an ancient Buddha.

Để Tâm: To hold in the mind.

Để Tâm Ghi Nhớ: To take heed and bear something in mind.

Để Ý: To pay attention—To take notice of.

Để Yên: To leave someone or something

alone.

Đệ:

1) Đệ tử: Disciple.

2) Em trai: Younger brother.

3) Thứ đệ: Number—Degree—Sign of the ordinals.

Đệ Bát Thức: Tên khác của A Lại Da Thức, thức thứ 8 trong tám thức (đây là thức căn bản của mọi thức khác)—The eighth vijnana, another name for Alaya-vijnana. This is the mind-essence, the root and essence of all things—See A Lại da Thức.

Đệ Da Na: Dhyana (skt)—See Thiền Định in Vietnamese-English Section, and Dhyana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Đệ Lục Ấm: A sixth skandha—Ngoài ngũ ấm ra, không có ấm thứ sáu, ý nói sự vật không có như lông rùa sừng thỏ vậy—A sixth skandha: as there are only five skandhas it means the non-existent, i.e. the tutle’s hairs and rabbit horns. 

Đệ Ngũ Đại: Mọi sắc pháp chỉ có tứ đại (đất, nước, lửa, gió), chứ không có đại thứ năm, ý nói sự vật không hiện hữu như lông rùa sừng thỏ vậy—The fifth element, or the non-existent, i.e. the turtoise’s hairs and rabbit horns (no such things really exist).

Đệ Nhị Năng Biến: Đệ nhị năng biến hay tên gọi khác của Mạt Na Thức, hay tâm thức biến động vì những cảnh giới bên ngoài—The second power of change, the klistamano-vijnana, disturbed-mind, consciousness, or self-consciousness which gives form to the universe—See Mạt Na Thức.

Đệ Nhị Nguyệt: Người có tật nháy mắt nên thấy vầng trăng thứ hai, đây là điều không có thật mà chỉ là ảo tưởng của thị giác—A double or second moon, which is an optical illusion, unreal.

Đệ Nhị Thiền: Còn gọi là đệ nhị tĩnh lự hay cõi thiền thứ hai trong tứ thiền thiên của cõi Sắc giới (cuộc đại thủy tai thời kiếp mạt, nước chỉ dâng được đến cõi trời nầy mà thôi)—The second dhyana, a degree of contemplation where reasoning gives way to intuition. The second three rupa heavens.

Đệ Nhứt: The first—Supreme—Prime—Chief.

Đệ Nhứt Cú: Mẫu tự đầu tiên “a” hay là chữ đầu tiên của trí tuệ—The first and supreme letter, a, or the alpha of all wisdom.

Đệ Nhứt Nghĩa: Nghĩa căn bản tối thượng của sự lý hay chân lý tối thượng, hay sự giác ngộ—The supreme or fundamental meaning, the supreme reality, i.e. enlightenment. 

Đệ Nhứt Nghĩa Đế: Một trong hai đế, chân lý thâm diệu, tên gọi đối lại với tục đế. Đệ nhứt nghĩa đế còn gọi là chân đế, Thắng nghĩa đế, Niết bàn, chân như, thực tướng, trung đạo, pháp giới, chân không, vân vân (theo Đại Thừa Nghĩa Chương, đệ nhứt nghĩa đế còn gọi là chân đế, đối lại với tục đế hay vọng đế)—One of the two truths, the highest truth, the supreme truth or reality, the ultimate meaning, the paramount truth in contrast with the seeming; also called Veritable truth, sage-truth, surpassing truth, nirvana, bhutatathata, madhya, sunyata, etc.

Đệ Nhứt Nghĩa Không: Cái không tuyệt đối hay Niết Bàn của Đại Thừa, dù từ nầy cũng dùng cho Niết Bàn Tiểu Thừa, như cái không của Tiểu thừa chỉ thiên về cái “đãn không” mà thôi—The highest Void or reality, the Mahayana nirvana, though it is also applied to Hinayana nirvana—See Bất Tư Nghì Không.

Đệ Nhứt Nghĩa Lạc: Hỷ lạc tối thượng hay Niết Bàn—The highest bliss—Nirvana.

Đệ Nhứt Nghĩa Quán: Phép quán tối thượng của tông Thiên Thai hay Trung Quán—The highest meditation of T’ien-T’ai, the meditation on the Mean.

** For more information, please see Tam

 Quán.

Đệ Nhứt Nghĩa Tất Đàn: Một trong tứ tất đàn, chân lý cao nhất của Phật làm thức tỉnh khả năng cao tột của chúng sanh để đạt được giải thoát—One of the four types of siddhanta, the highest Siddhanta or Truth, the highest universal gift of Buddha, his teaching which awakens the highest capacity in all beings to attain salvation.

** For more information, please see Tứ Tất

 Đàn in Vietnamese-English Section.

Đệ Nhứt Nghĩa Trí: Trí tuệ tối thượng—The highest knowledge, or wisdom.

Đệ Nhứt Thừa: Tên khác của Đại Thừa (theo Kinh Hoa nghiêm, đệ Nhứt Thừa hay Đại Thừa, hay Thắng Thừa vượt trên Nhị Thừa của hàng Thanh Văn, Duyên Giác, vì đây là Tối Thượng Thừa làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh)—The supreme vehicle—Another name for Mahayana.

Đệ Nhứt Thức: tên khác của A Lại Da Thức (thức thứ nhứt trong tám thức tính về tầm quan trọng hay từ gốc lên ngọn)—The first vijnana, another name for Alaya-vijnana—See A Lại Da Thức.

Đệ Nhứt Tịch Diệt: Chân lý tối thượng, niết bàn—The supreme reality, nirvana.

Đệ Tam Địa Bồ Tát: The Third Ground Bodhisattva. 

Đệ Tam Năng Biến: Khả năng biến hiện theo cảnh bên ngoài của lục thức, còn gọi là lục thức—The third power of change, i.e. the six senses or vijnana.

** For more information, please see Lục Thức

Đệ Tam Thiền: Cõi thiền thứ ba trong tứ thiền thiên của cõi Sắc giới (trong đó có 3 cõi trời là Thiểu Tịnh, Vô Lượng, và Biến Tịnh)—The third dhyana, a degree of contemplation in which ecstasy gives way to serenity; also a state, or heaven, corresponding to this degree of contemplation, including the third three of the rupa heavens (minor purity, infinite purity, and universal purity heavens).

** For more information, please see Tứ Thiền

 Thiên in Vietnamese-English Section. 

Đệ Thập Bát Nguyện: Nguyện thứ 48 trong 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, nguyện cứu độ hết thảy chúng sanh—The eighteenth of Amitabha’s forty-eight vows, the one vowing salvation to all believers.

** For more information, please see Tứ Thập Bát Nguyện

Đệ Thất Tiên: Vị Tiên thứ bảy trong bảy vị Tiên, tên khác của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (vị Phật thứ bảy trong bảy vị cổ Phật)—The seventh “immortal,” the last of the seven Buddhas, sakyamuni.

Đệ Thất Tình: Cái căn thứ bảy, tức là cái không có (vì chỉ có sáu căn mà thôi). Cách nói nầy cũng giống như nói 13 nhập hay 19 giới (trong khi trên thực tế chỉ có 12 nhập và 18 giới mà thôi)—A seventh sense, non-existent, like a thirteenth base of perception, or a nineteenth dhatu. 

Đệ Tứ Thiên: Một tên khác của cõi trời Đâu Suất, cõi trời thứ tư trong sáu cõi trời dục giới—Another name for Tusita, which was regarded as the fourth of the six heavens in the world of desire.

** For more information, please see Tusita in

 Sanskrit/Pali-Vietnamese Section and Đâu

 Suất in Vietnamese-English Section.

Đệ Tứ Thiền: Cõi thiền thứ tư trong tứ thiền thiên của cõi Sắc giới, còn gọi là đệ tứ tĩnh lự hay chốn lắng suy thứ tư. Đây là cảnh giới cao nhất—The fourth dhyana, a degree of contemplation when the mind becomes indifferent to pleasure and pain; also the last eight rupa heavens.

** For more information, please see Tứ Thiền Thiên in Vietnamese-English Section. 

Đệ Tử: Disciples.

Đệ Tử Cuối Cùng Của Phật: Tu Bạt Đà La, vị đệ tử cuối cùng của Đức Phật tại thành Câu Thi Na (lúc ấy Tu Bạt La đã trên 100 tuổi)—Subhadra, the Buddha’s last disciple in Kusinagara (Subhadra was over 100 years old when he became the Buddha’s disciple).

Đêm Trăng Rằm: In the moonlit night.

Đếm Xỉa: To pay attention to—To take notice.

Đến Gần: To approach—To come close (near) to.

Đến Gần Chỗ Như Lai Thành Chánh Giác: To approach the entries into enlightenment of all Buddhas.

Đến Nay: Till now—Up to now—Up until now.

Đền Bù: To pay someone compensation in cash—To compensate for—To make up for.

Đền Ơn: To render thanks—To repay.

Đền Tội: To pay for one’s sin.

Đền Trả Túc Nghiệp: To repay one’s previous karmic debts.

Đều Đặn: Đều đều—Regular.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.