G

01/10/201012:00 SA(Xem: 25212)
G

Tổ Đình Minh Đăng Quang 
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
SANSKRIT / PALI - VIETNAMESE
Thiện Phúc

G

Gadgadasvara (skt): Diệu Âm Bồ Tát.

Gagana (skt): Hư không—Sky—Space.

Gaganamala (p): Hư Không Vô Cấu.

Gaganamati (p): Hư Không Huệ.

Gahakaraka (skt): The builder of the house of self, the self which holds together unreal components in an unreal unity and gives the illusion of being a compound thing. The analogy is from a house which, being taken to pieces, cease to be. 

Gandda-Vyuha (skt) Ganda-Vyuha (p): Kinh Hoa Nghiêm do chính Phật Sakyamuni trình bày trong các buổi thuyết giảng Shravasti, câu chuyện kể về chàng trẻ tuổi Sudhana được Bồ Tát Văn Thù đưa vào con đường Đại giác. Sudhana yêu cầu những lời khuyên về thực hành đại giác từ 53 người, trong đó có Maitreya, Phật tương lai. Cuối cùng Sudhana gặp Bồ tát Phổ Hiền. Qua những thuyết giảng nầy, chàng đã đạt tới đại giác và hiểu được hiện thực. Chương cuối của kinh bàn về lời thề của Ngài Phổ Hiền, cơ sở tu hành của một vị Bồ Tát và là cơ sở chính yếu cho trường phái Hoa Nghiêm—An independent part of Budhavatamsaka-sutra taught by the Buddha Sakyamuni in Shravasti. This scripture is an account of the pilgrimage of young Sudhana, who is guided on his way to enlightenment by the Bodhisattva Manjusri and who requested the advice about his religious practice from fifty three persons, including the immenent Buddha Maitreya. Finally he meets Samantabhadra, through whose teaching he attains enlightenment and experiences reality. The last chapter concerns the vows of samantabhadra, which constitute the basis of the life of a Bodhisattva and which comprise a fundamental text of the Hua-Yen school. 

Gandha (Candana) (skt): Hương chiên đàn—Fragrant smell—A fragrant substance—Scent—Perfume—The mere smell of anything.

Gandhahastin Bodisattva (skt): Càng đà ha đề Bồ Tát.

Gandhara (skt):

 Tên của một loại cây có mùi thơm, thân màu vàng: Name of a fragrant tree, and of a yellow colour.

 Còn gọi là Càn Đà, Hương Biến, Hương Hành, Hương Khiết, Hương Tịnh, và Kiện Đà La, vùng đất nằm về phía tây bắc miền Punjab của Ấn và Đông Bắc của Kashmir, nay gồm các miền A phú hãn và một phần của Hồi quốc. Đây là một trong những trung tâm lớn của văn hóa Phật giáo vào thế kỷ thứ hai sau CN. Tuy nhiên, ngày nay nơi nầy chỉ còn thấy những cái nền của vô số tu viện đã bị hủy hoại trong các cuộc xâm lăng vào thế kỷ thứ V. Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển thì Càn Đà La là tên một vương quốc cổ nằm về phía tây bắc Punjab (cũng còn gọi là nước Trì Địa vì xưa tại nước nầy có nhiều vi Thánh hiền tu hành đắc đạo), từng là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng. Trong tiền kiếp khi còn là vị Bồ Tát, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng móc mắt mình bố thí cho người khác. Đây có lẽ là chuyện của một vị thống đốc tại đây bị móc mắt—The region in the extreme north-west of Punjab of India and northeast of Kashmir, today including southern Afghanistan and parts of Pakistan, one of the greatest centers of Buddhist art and culture during the 2nd century A.D. However, most of monasteries had been destroyed in invasions from outsiders in the 5th century and only foundations are preserved. According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Gandhara, an ancient kingdom in the north west of Punjab, famous as a centre of Buddhism . Sakyamuni in his former life, is said to have lived there and torn out his eyes to benefit others, probably a distortion of the story of Dharmavivardhana, who as governor of Gandhara was blinded by order of a concubine of his father, Asoka. 

Gandharva (skt): Càn thát bà còn gọi là Càn Đạp Bà, Càn Đạp Hòa, Kiện Đà La, Kiện Đạt Bà, Kiện Đạt Phược, và Ngạn Đạt Phược, dịch là Hương AÂm, Hương Thần, Tầm Hương Hành hay Xú Hương, một vị thần biết những bí mật trên trờichân lý thần thánh và để lộ những điều đó cho con người. Càn thát bà là những á thần hay những nhạc công vũ công trong các bữa tiệc trời. Càn thát bà thường săn đuổi đàn bà và có khát vọng làm tình với họ. Càn thát bà cũng được coi như là những sinh vật xấu ác đáng sợ. Gọi là Hương AÂm vì Càn Thát Bà không ăn thịt uống rượu, chỉ tìm mùi thơm để hấp thụ, và cũng tỏa ra mùi thơm. Là vị Thần lo về âm nhạc cho vua trời Đế Thích, cũng giống như Khẩn Na La lo về pháp nhạc—Fragrance-devouring celestial musicians—The celestial gandharva is a deity who knows and reveals the secrets of the celestial and divine truth. Demigods who are also heavenly singers and musicians who took part in the orchestra at the banquets of the gods. They follow after women and are desirous of intercourse with them; they are also feared as evil beings. Gandharva or Gandharva Kayikas, spirits on Gandha-mandala (the fragrant or inscent mountains), so called because the Gandharvas do not drink wine or eat meat, but feed on inscense or fragrance and give off fragrant odours. As musicians of Indra, or in the retinue of Dhrtarastra, they are said to be the same as, or similar to, the Kinnaras. They are Dhrtarastra, associated with soma, the moon, and with medicine. They cause ecstasy, are erotic, and the patrons of marriageable girls; the Apsaras are their wives, and both are patrons of dicers. 

Gandottama-Buddha (skt): Hương Thượng Phật.

Ganga (skt): Hằng Hà.

Gantha (skt): Hệ phược.

Ganuda (skt): Công Đức Thi Bồ Tát.

Garbha (skt): Thai Tạng—Containing—Filled with—Womb, as Tathagata-Garbha, the womb of Buddha-hood.

Garbhakosadhatu (skt): See Thai Tạng Giới in Vietnamese-English Section. 

Garuda (skt): Ca lâu ca—Thần điểu, loại ăn thịt rồng—Hình chim đầu người, hai cánh xòe ra cách nhau đến 3.360.000 dậm, kẻ thù của các loại rồng (chim ăn thịt rồng), xe cỡi của Thần Tỳ Thấp Nô—Figures of birds with human heads, heavenly birds with great golden wing spans of approximately 3,360,000 miles, the traditional enemies of Nagas—King of birds—Dragon-devouring bird, the vehicle of Vishnu.

Gata (skt): Khứ—Đã ra đi—Gone or departed.

Gataghrina (skt): Không có lòng thương—Unsympathetic.

Gatha (skt): Kệ đà—Phúng tụng—A set of verses—A stanza or song produced by a mind in a condition of spiritual insight—For more information, please see Sutra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Gati (p): Luân hồi—A course of existence, gate, entrance, way of going—The conditions of sentient existence .

Gatimantanam (p): Good behavior—Phẩm hạnh cao thượng.

Gaunamati : Cồ na mạt đề—Đức Huệ La Hán.

Gautama (skt): Cồ Đàm—See Siddhartha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Gautami (skt): Kiều Đàm Ni—See Ma Ha Ba Xà Ba Đề in Vietnamese-English Section.

Gavampati (skt): Kiều phạm ba đề.

Gaya (skt):

 Già da—Voi.

 Thành phố thiêng liêng thuộc tiểu bang Bihar, đông bắc Ấn Độ. Đây là nơi mà Đức Phật hay viếng thăm khi Ngài còn tại thế. Ngày nay Ca Da bao gồm thành phố mới Sahebganj về phía bắc và thị trấn Gaya cũ nằm về phía nam. Bồ Đề Đạo Tràng (Phật Đà Ca Da) nơi Đức Phật thành đạo cách thành phố Gaya khoảng 6 dậm về phía nam—The holy city in the Bihar state of the northeast India. The Buddha often came to visit and stay at this place during his lifetime. Gaya comprises the modern town of Sahebganj on the northern side and the ancient town of Gaya on the southern side. Buddha-Gaya where the Buddha attained enlightenment is about 6 miles south of Gaya—See Tứ Động Tâm.

Gaya-Kacyapa (skt): Già da Ca Diếp.

Gayasiras (skt): Tượng đầu sơn.

Gayasisa (p): Tượng đầu sơn.

Geya (skt): Kỳ dạ—Trùng tụng—Summarizing verse—Being sung or praised in song.

Ghanavyuha sutra (skt): Hậu Nghiêm Kinh.

Ghanta (skt): Hand-bell used in ceremonies.

Ghosha (skt): Diệu Âm La Hán.

Ghoshanugakshanti (skt): See AÂm Hưởng Nhẫn.

Ghrana (skt): Mũi—Nose—Smell—Perception of odour.

Gigimmikkyo (skt): Giải thâm mật kinh.

Gimhana (p): Mùa nóng.

Gitamitra (skt): Chỉ đa mật.

Goa (skt): Địa danh Phật giáo ở vùng tây Ấn Độ. Theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, tình hình Phật giáo đã phồn thịnh tại Goa và các vùng xung quanh, xa hơn về phía nam, trong thế kỷ thứ sáu, đã được chứng minh qua việc tìm thấy những bản khắc chữ tại Hire-Gutti, phía bắc quận Kanara, ghi lại một sự cúng dường của vua xứ Goa là Asankita thuộc dòng Bhoja, cho một tu viện Phật giáo. Tương tự, việc tìm ra một tượng Phật có niên đại sau hơn trong làng Mushir của quận Goa cho thấy rằng đạo Phật đã tiếp tục phồn thịnh trong một thời gian dài tại đây. Các tu sĩ tại Goa vào thời vua Kayakesin của dòng Kadamba có được nhắc đến trong bộ Dvyasrayakavya của thế kỷ thứ 12—Name of a Buddhist place in west India. According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Buddhism flourished in and around Goa, farther south, in the sixth century A.D. is proved by the discovery of the Hire-Gutti plates (north of Kanara district) which record an endowment to a Buddhist vihara by the Bhoja King, Asankita of Goa. Similarly, the discovery of Buddhist statues of later date in the village of Mushir in the Goa district shows that Buddhism continued to flourish at the time of the Kadamba king, Jayakesin, are mentioned to in the Dvyasraya-kavya of the twelfth century.

Gocara (skt): Cảnh giới hay sở hành—Gocara nghĩa đen là “phạm vi cho súc vật” hay “đồng cỏ cho súc vật,” là một phạm vi cho hành động và đối tượng của giác quan. Trong Kinh Lăng Già, Gocara có nghĩa là một thái độ tâm linh chung mà người ta có đối với thế giới bên ngoài, hay đúng hơn là một khung cảnh tâm linh mà sự hiện hữu của con người được bao bọc trong đó—Gocara means experience, mental attitude. Gocara literally means “a range for cattle,” or “a pasturage,” is a field for action and an object of sense. In the Lankavatara Sutra, it means a general attitude one assumes toward the external world, or a better spiritual atmosphere in which one’s being is enveloped. 

Godana (skt): Tây Ngưu Hóa Châu.

Gopika (skt): Minh nữ.

Gautama (skt) Gotama (p): Cồ Đàm—Clan name of the Buddha.

Gotamide (skt): Kiều Đàm Ni (tên khác của bà Maha Ba xà ba Đề)—See Ma Ha Ba Xà Ba Đề in Vietnamese-English Section.

Grahaka (skt): See Năng Thủ.

Grahya (skt): See Sở Thủ.

Grantha (skt): Hệ phược.

Grdhrakuta (skt): Gijjhakuta (p)—Còn gọi là Kết Lật Đà La Cự Tra, Kiệt Lê Phụ La Cưu Để, hay Y Sa Quật, nghĩa là Thứu Đầu, Thứu Phong, Linh Thứu. Kỳ Xà Quật hay Linh Thứu Sơn, tên của một đỉnh núi linh thiêng gần thành Vương Xá. Cũng gọi là núi “Linh Thứu” hay núi “Hình Chim Kên Kên” vì ngọn núi có hình dáng giống như chim kên kên, và cũng bởi chim kên kên thường hay tụ tập sống trên đỉnh núi. Đây là một trong năm ngọn núi nổi tiếng trong thành Vương Xá trong thời Đức Phật còn tại thế, ngày nay là thành phố Rajgir, trong tiểu bang Bihar, thuộc đông bắc Ấn Độ. Xưa kia, nhiều đạo sĩ thường ẩn tu trong các hang động ở ngọn núi này, và Đức Phật cũng hay ghé vào đây để tọa thiền mỗi khi Ngài đến Vương Xá hoằng pháp. Người ta nói Đức Phật đã thuyết nhiều kinh Đại Thừa quan trọng trên đỉnh núi nầy, trong đó có Kinh Pháp Hoa—The Grdhrakuta Peak, name of a sacred mountain near Rajagrha. Also called “Vulture’s Peak.” It was so called because it resembled a vulture-like peak and also because the vultures used to dwell on its peak (said to be shaped like a vulture’s head). It is is one of the five famous hills surrounding the inner area of Rajagaha during the Buddha’s time, present-day town of Rajgir in Bihar state of the northeast India. Its caverns were always inhabited by the ascetics of ancient days and the Buddha also came to stay at this place to sit meditation several times during his sojourn in Rajagaha. It is said that the Buddha preached there many important discourses of the Great Vehicle including the Lotus Sutra. 

** For more information, please see Linh Thứu Sơn in Vietnamese-English Section.  

Grhaparti (skt): Cư sĩ—Householder—Laygentleman.

Grudhakuta (skt): Núi Kỳ Xà Quật.

Guhya (skt): Bí mật.

Guna (skt): Đức hạnh—Virtues or attributes.

Gunas (skt): Trần—Five Gunas—Ngũ trần—Five Dusts.

Guru (skt): Nhà sư.

Gunavarman (skt): Cầu na bạt ma—Sa môn Công Đức Khải.

Gupta (skt): Cúc đa.

Guru (Sasta) (skt): Sư.

Guhya (p): Bí mật của Phật.

Mahaguhya (p): Đại bí mật của Phật. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.