27/10/201012:00 SA(Xem: 32656)
Tâ

Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
Thiện Phúc



Tấc Dạ: Heart—Feelings.

Tấc Đất: An inch of land. 

Tâm: Hrdaya or Citta (skt)—Mind.

(I) Nghĩa của Tâm—The meanings of Citta:

(A) Tâm là gốc của muôn pháp. Trong Tâm Địa Quán Kinh, Đức Phật dạy: “Trong Phật pháp, lấy tâm làm chủ. Tất cả các pháp đều do tâm sanh.” Tâm tạo ra chư Phật, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục. Tâm là động lực chính làm cho ta sung sướng hay đau khổ, vui hay buồn, trầm luân hay giải thoát—The mind is the root of all dharmas. In Contemplation of the Mind Sutra, the Buddha taught: “All my tenets are based on the mind that is the source of all dharmas." The mind has brought about the Buddhas, the Heaven, or the Hell. It is the main driving force that makes us happy or sorrowful, cheerful or sad, liberated or doomed. 

(B) Có một số từ ngữ Sanskrit và Ba Li chỉ tâm như Mana, Citta, Vijnana, Vinnana. Tâm là một tên khác của A Lại Da Thức (vì nó tích tập hạt giống của chư pháp hoặc huân tập các hạt giống từ chủng tử chủng pháp mà nó huân tập). Không giống như xác thân vật chất, cái tâm là phi vật chất. Chúng ta nhận thức được những tư tưởng và cảm nghĩ của chúng ta cùng nhiều điều khác bằng trực giác, và chúng ta kết luận sự hiện hữu của chúng bằng phép loại suy: There are several Sanskrit and Pali terms for mind such as Mana, Citta, Vijnana, and Vinnana. “Mind” is another name for Alaya-vijnana. Unlike the material body, immaterial mind is invisible. We are aware of our thoughts and feelings and so forth by direct sensation, and we infer their existence in others by analogy.

(C) Định nghĩa về “Tâm” đổi khác tùy theo dân tộc và văn hóa. Nếu hỏi một người Việt Nam bình thường rằng tâm ở chỗ nào, người ấy sẽ chỉ vào trái tim hay lồng ngực; tuy nhiên, để trả lời cho cùng câu hỏi nầy, người Tây phương sẽ chỉ vào cái đầu của họ. Theo Phật giáo, tâm hay yếu tố tinh thần được định nghĩa là sự sáng suốthiểu biết. Nó không có hình tướng, không ai nhìn thấy nó; tuy nhiên, tâm tạo tác mọi hành động khiến chúng ta đau khổ và lăn trôi trong luân hồi sanh tử. Tất cả mọi hoạt động vật chất, lời nói hay tinh thần đều tùy thuộc tâm ta. Phận sự của tâm là nhận biết được đối tượng. Nó phân biệt giữa hình thức, phẩm chất, vân vân. Cách duy nhất để đạt được Phật tánh là huấn luyện và chuyển hóa tâm cho đến khi chúng ta hoàn toàn thoát khỏi những nhiễm trược. Trong Anh ngữ, “mind” có nghĩa là trái tim, tinh thần, hay linh hồn. Mind với chữ “m” thường có nghĩa là chỗ ở của lý trí, “Mind” với chữ “M” viết hoa có nghĩa là chân lý tuyệt đối. Theo kinh nghiệm nhà thiền, thì tâm là toàn bộ tỉnh thức, nói cách khác lắng nghe khi nghe là tỉnh thức—Heart—Soul—Mind—The definition of Mind varies with different people in different cultures. If you ask an ordinary Vietnamese where his mind is and chances are he will point to his heart or chest; however, when you ask the same question of a Westerner and he will indicate his head. According to the Buddha, mind (or heart as the seat of thought or intelligence or mental factors) is defined as clarity and knowing. It is formless which no one can see it; however, it is our mind which has created the actions which cause us to experience suffering and to be born in cyclic existence or samsara. All our physical, verbal and mental actions depend on our mind. The function of the mind is to perceive, to apprehend and to know its objects. It discerns and discriminates between forms, qualities, aspects and so forth. The only way to reach Buddhahood is by training in the control and transformation of our mind until we are completely free from all obscurations and defilements. In English “mind” means “heart,” “spirit,” “psyche,” or “soul.” Mind with a small “m” means the seat of the intellect. Mind with a capital “M” stands for absolute reality. From the standpoint of Zen experience, “mind” means total awareness. In other words, just listening when hearing.

(D) Theo Hòa Thượng Dhammananda trong Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo, tâm có thể được định nghĩa đơn giản là sự nhận thức về một đối tượng bởi không có một tác nhân hay linh hồn chỉ huy mọi hoạt động. Tâm bao gồm trạng thái tính thoáng qua luôn luôn trỗi lên rồi mất đi nhanh như tia chớp. “Vì sinh ra để thành nguồn của nó và chết đi để trở thành lối vào của nó, nó bền vững tràn trề như con sông nhận nước từ các suối nguồn bồi thêm vào dòng chảy của nó.” Mỗi thức nhất thời của dòng đời không ngừng thay đổi, khi chết đi thì truyền lại cho thức kế thừa toàn bộ năng lượng của nó, tất cả những cảm tưởng đã ghi không bao giờ phai nhạt. Cho nên mỗi thức mới gồm có tiềm lực của thức cũ và những điều mới. Tất cả nhữõng cảm nghĩ không phai nhạt được ghi vào cái tâm không ngừng thay đổi, và tất cả được truyền thừa từ đời nầy sang đời kia bất chấp sự phân hủy vật chất tạm thời nơi thân. Vì thế cho nên sự nhớ lại những lần sanh hay những biến cố trong quá khứ trở thành một khả năng có thể xãy ra. Tâm là con dao hai lưỡi, có thể xử dụng cho cả thiện lẫn ác. Một tư tưởng nổi lên từ một cái tâm vô hình có thể cứu hay phá hoại cả thế giới. Một tư tưởng như vậy có thể làm tăng trưởng hay giảm đi dân cư của một nước. Tâm tạo Thiên đàngđịa ngục cho chính mình—According to Most Venerable Dhammananda in The Gems of Buddhist Wisdom, mind may be defined as simply the awareness of an object since there is no agent or a soul that directs all activities. It consists of fleeting mental states which constantly arise and perish with lightning rapidity. “With birth for its source and death for its mouth, it persistently flows on like a river receiving from the tributary streams of sense constant accretions to its flood.” Each momentary consciousness of this everchanging lifestream, on passing away, transmits its whole energy, all the indelibly recorded impressions, to its successor. Every fresh consciousness therefore consists of the potentialities of its predecessors and something more. As all impressions are indelibly recorded in this everchanging palimpsest-like mind, and as all potentialities are transmitted from life to life, irrespective of temporary physical disintegrations, reminiscence of pst births or past incidents become a possibility. Mind is like a double-edged weapon that can equally be used either for good or evil. One single thought that arises in this invisible mind can even save or destroy the world. One such thought can either populate or depopulate a whole country. It is mind that creats one’s paradise and one’s hell.

(E) Citta còn được định nghĩa như là toàn bộ hệ thống thức, bổn nguyên thanh tịnh, hay tâm. Citta thường được dịch là “ý tưởng.” Trong Kinh Lăng Già cũng như trong các kinh điển Đại Thừa khác, citta được dịch đúng hơn là “tâm.” Khi nó được định nghĩa là “sự chất chứa” hay “nhà kho” trong đó các chủng tử nghiệp được cất chứa, thì citta không chỉ riêng nghĩa ý tưởng mà nó còn có ý nghĩatính cách hữu thể học nữa: Citta is defined as the whole system of vijnanas, originally pure, or mind. Citta is generally translated as “thought.” In the Lankavatara Sutra as well as in other Mahayana sutras, citta may better be rendered “mind.” When it is defined as “accumulation” or as “store-house” where karma seeds are deposited, it is not mere thought, it has an ontological signification also. 

(F) Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Tâm dẫn đầu các hành vi, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả.”—In The Dhammapada Sutta, the Buddha taught: “Mind fore-runs deeds; mind is chief, and mind-made are they.” 

(G) Trong Phật giáo không có sự phân biệt giữa tâm và thức. Cả hai đều được dùng như đồng nghĩa: In Buddhism, there is no distinction between mind and consciousness. Both are used as synonymous terms. 

(H) Theo Đại Sư Ấn Quang: “Tâm bao hàm hết khắp cả thập pháp giới, đó là Phật pháp giới, Bồ Tát pháp giới, Duyên Giác pháp giới, Thanh Văn pháp giới, Thiên pháp giới, Nhân pháp giới, A Tu La pháp giới, Súc Sanh pháp giới, Ngạ Quỷ pháp giới, và Địa Ngục pháp giới. Một tâm mà hay sanh tất cả. Phật cũng do tâm sanh, mà địa ngục cũng do tâm tạo.”—According to Great Master Ying-Kuang: “The mind encompasses al the ten directions of dharma realms, including Buddha dharma realm, Bodhisatva dharma realm, Pratyeka-Buddha dharma realm, Sravaka dharma realm, Heaven dharma realm, Human dharma realm, Asura dharma realm, Animal dharma realm, Hungry Ghost dharma realm, and Hell dharma realm. One mind can give rise to everything. Buddhas arise from within the cultivator’s mind, Hells also arise from the cultivator’s mind.” 

(II) Phân loại Tâm—Categories of Citta:

(A) Nhị Tâm: Two kinds of mind—See Nhị Tâm.

(B) Tam Tâm: Three minds or hearts—See Tam Tâm.

(C) Tứ Tâm: Four kinds of mind—See Tứ Tâm, and Tứ Vô Lượng Tâm.

(D) Ngũ Tâm: Five kinds of mind—See Ngũ Tâm, Năm Tâm Hoang Vu, and Ngũ Tâm Phiền Trược.

(E) Lục Tâm: Six kinds of mind—There are various definitions, of which the following are six instances:

1) Nhục Đoàn Tâm: Quả tim bằng thịt của chúng sanh—The physical heart of sentient or non-sentient living beings.

2) Tập Khởi Tâm: Thức thứ tám hay Alaya thức, nguồn sinh khởi hoạt động của các pháp—The Alaya-vijnana—Totality of mind and the source of all mental activities.

3) Tư Lượng Tâm: Ý thức (thức thứ bảy)—Manas—The thinking and calculating mind.

4) Duyên Lự Tâm: Lự tri tâm—Liễu biệt tâm—The discriminating mind.

5) Kiên Thực Tâm: Tâm chân như hay tâm chân thực chẳng sinh chẳng diệt—The bhutatathata mind or the permanent mind.

6) Tích Tụ Tinh Yếu Tâm: Tâm tích tụ hết thảy mọi yếu nghĩa trong kinh—The mind essence of the sutras.

** For more information, please see Lục Tâm

(F) Thất Tâm: Seven kinds of mind—See Thất Tâm Giới.

(G) Bát Tâm: Eight minds—See Bát Tâm, and Tám Tâm Siêu Thế.

(H) Thập Tâm: Ten minds—See Thập Tâm Thương Xót, and Thập Tâm Niệm.

(III) Kiểm soát Tâm—Control your mind:

(A) Tâm trí con người ảnh hưởng sâu đậm trên cơ thể—Man’s mind influences his body profoundly. 

1) Nếu để tâm ta hoạt động tội lỗinuôi dưỡng tư tưởng bất thiện, tâm có thể gây ra những thảm họa. Tâm có thể giết chúng sanh, nhưng tâm có thể chữa khỏi thân bệnh—If allowed to function viciously and entertain unwholesome thoughts, mind can cause disaster, it can even kill a being, but it can cure a sick body.

2) Khi tâm trí được tập trung về những tư tưởng lành mạnh với cố gắng và hiểu biết chính đáng, hiệu quả mà nó có thể sinh ra rất rộng lớn. Tâm trí với tư tưởng trong sánglành mạnh thực sự đưa đến một cuộc sống khỏe mạnh thoải mái—When the mind is concentrated on right thoughts with right effort and understanding the effect it can produce is immense. A mind with pure and wholesome thoughts really does lead to healthy relaxed living.

3) Chính vì thế mà Đức Phật dạy: “Không có kẻ thù nào làm hại chúng ta bằng tư tưởng tham dục, đố kỵ, ganh ghét, vân vân. Một người không biết điều chỉnh tâm mình cho thích hợp với hoàn cảnh thì chẳng khác gì thây ma trong quan tài. Hãy nhìn vào nội tâmcố gắng tìm thấy lạc thú trong lòng và bạn sẽ thấy một suối nguồn vô tận lạc thú trong nội tâm sẵn sàng cho bạn vui hưởng—Thus, the Buddha taught: “No enemy can harm one so much as one’s own thoughts of craving, thoughts of hate, thoughts of jealousy, and so on. A man who does not know how to adjust his mind according to circumstances would be like a corpse in a coffin. Turn your mind to yourself, and try to find pleasure within yourself, and you will always find therein an infinite source of pleasure ready for your enjoyment.

4) Chỉ khi tâm trí được kềm chế và giữ đúng trên con đường chính đáng của sự tiến bộ nhịp nhàng thứ tự thì nó sẽ trở nên hữu ích cho sở hữu chủ và cho xã hội. Tâm phóng túng bừa bãi sẽ là mối nguy cơ. Tất cả sự tàn phá gieo rắc trên thế giới nầy đều do sự tạo thành loài ngườitâm trí không được huấn luyện, kềm chế, cân nhắc và thăng bằng—It is only when the mind is controlled and is kept to the right road of orderly progress that it becomes useful for its possessor and for society. A disorderly mind is a liability both to its owner and to others. All the havoc in the world is created by men who have not learned the way of mind control, balance and poise. 

5) Bình tĩnh không phải là yếu đuối. Một thái độ bình tĩnh luôn thấy trong con ngườivăn hóa. Chẳng khó khăn gì cho một người giữ được bình tĩnh trước những điều thuận lợi, nhưng giữ được bình tĩnh khi gặp việc bất ổn thì thực là khó khăn vô cùng. Bằng sự bình tĩnhtự chủ, con người xây được sức mạnh nghị lực—Calmness is not weakness. A calm attitude at all times shows a man of culture. It is not too difficult for a man to be calm when things are favourable, but to be calm when things are going wrong is difficult indeed. Calmness and control build up a person’s strength and character.

(B) Tâm bị ảnh hưởng bởi sự bất an, khiêu khích, nóng giận, cảm xúc, và lo lắng—The mind is influenced by bad mood, provoke, emotion, and worry:

1) Không nên đi đến một quyết định vội vàng nào đối với bất cứ vấn đề gì khi bạn đang ở trong một tâm trạng bất an hay bị khiêu khích, ngay cả lúc bạn thoải mái ảnh hưởng bởi cảm xúc, vì quyết định trong lúc cảm xúc bạn có thể phải hối tiếc về sau nầy—You should not come to any hasty decision regarding any matter when you are in a bad mood or when provoked by someone, not even when you are in good mood influenced by emotion, because such decision or conclusion reached during such a period would be a matter you could one day regret.

2) Nóng giận là kẻ thù tệ hại nhất của chính bạn. Tâm là người bạn tốt nhất, mà cũng là kẻ thù tệ hại nhất. Bạn phải cố gắng tiêu diệt những đam mê của tham, sân, si tiềm ẩn trong tâm bằng cách tu tập giới định huệ—Angry is the most dangerous enemy. Mind is your best friend and worst woe. You must try to kill the passions of lust, hatred and ignorance that are latent in your mind by means of morality, concentration and wisdom.

3) Bí quyết của đời sống hạnh phúcthành công là phải làm những gì cần làm ngay từ bây giờ, và đừng lo lắng về quá khứ cũng như tương lai. Chúng ta không thể trở lại tái tạo được quá khứ và cũng không thể tiên liệu mọi thứ có thể xãy ra cho tương lai. Chỉ có khoảng thời gianchúng ta có thể phần nào kiểm soát được, đó là hiện tại—The secret of happy, successful living lies in doing what needs to be done now, and not worrying about the past and the future. We cannot go back into the past and reshape it, nor can we anticipate everything that may happen in the future. There is one moment of time over which we have some conscious control and that is the present. 

(C) Trau dồi lòng từ ái và sự lấy ơn trả ơn nơi tâm—Cultivate your mind with loving-kindness and returning good for evil:

1) Hãy trau dồi tâm bằng lòng từ ái—Let’s cultivate our minds with loving-kindness: Nếu có thể an ủi người khác bằng những lời lẽ dịu dàng để làm cho họ an lònghạnh phúc thì tại sao chúng ta không làm? Nếu chúng ta có thể giúp đở người khác bằng của cải thì dù việc bác ái nầy nhỏ nhoi đến thế nào đi nữa nó cũng không thể nghĩ bàn được—If we can console others with kinds words that can make them feel peaceful and happy, why don’t we do that? If we can help others with worldly possessions, however, scanty that charity may be, it is inconceivable.

2) Trau dồi tâm bằng cách lấy ân trả oán—Cultivate the mind by returning good for evil: Trong Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo, Hòa Thượng Dhammananda đã khẳng định: “Nếu bạn không muốn có kẻ thù, trước tiên bạn phải giết kẻ thù lớn nhất chính nơi bạn, đó là sự nóng giận của bạn. Hơn nữa, nếu bạn hàm hồ hành động có nghĩa là bạn đã làm đúng những ước vọng của kẻ thù bạn, vô tình bạn đã sa vào bẫy của họ. Bạn không nên nghĩ rằng bạn chỉ học hỏi được từ những người tán dương, giúp đỡ và thân cận gần gũi bạn. Có nhiều điều bạn có thể học hỏi được từ kẻ thù; bạn không nên nghĩ rằng họ hoàn toàn sai vì họ là kẻ thù của bạn. Kẻ thù của bạn đôi khi có nhiều đức tính tốt mà bạn không ngờ được. Bạn không thể nào loại bỏ kẻ thù bằng cách lấy oán báo oán. Nếu làm như vậy bạn sẽ tạo thêm kẻ thù mà thôi. Phương pháp tốt nhất và đúng nhất để chống lại kẻ thù là mang lòng thương yêu đến họ. Bạn có thể nghĩ rằng điều đó không thể làm được hay vô lý. Nhưng phương pháp đó đã được người trí đánh giá rất cao. Khi bạn bắt đầu biết một người nào đó rất giận dữ với bạn, trước nhất bạn hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân chính của sự thù hằn đó; nếu là lỗi của bạn thì bạn nên thừa nhận và không ngần ngại xin lỗi người đó. Nếu là do sự hiểu lầm giữa hai người thì bạn nên giải bày tâm sựcố gắng làm sáng tỏ cho người đó. Nếu vì ganh ghét hay cảm nghĩ xúc động nào đó, hãy đem lòng từ ái đến cho người ấy để bạn có thể ảnh hưởng người đó bằng năng lượng tinh thần—In The Gems of Buddhism Wisdom, Most Venerable Dhammanada confirmed: “If you want to get rid of your enemies you should first kill your anger which is the greatest enemy within you. Furthermore, if you act inconsiderately, you are fulfilling the wishes of your enemies by unknowingly entering into their trap. You should not think that you can only learn something from those who praise and help you and associate with you very close. There are many things you can learn from your enemies also; you should not think they are entirely wrong just because they happen to be your enemies. You cannot imagine that sometimes your enemies also possess certain good qualities. You will not be able to get rid of your enemies by returning evil for evil. If you do that then you will only be inviting more enemies. The best and most correct method of overcoming your enemies is by radiating your kindness towards them. You may think that this is impossible or something nonsensical. But this method is very highly appreciated by all wise people. When you come to know that there is someone who is very angry with you, you should first try to find out the main cause of that enmity; if it is due to your mistake you should admit it and should not hesitate to apologize to him. If it is due to certain misunderstandings between both of you, you must have a heart to heart talk with him and try to enlighten him. If it is due to jealousy or some other emotional feeling you must try to radiate your loving-kindness towards him so that you will be able to influence him through your mental energy. 

(D) Trau dồi độ lượng và khiêm tốn nơi tâm—Cultivate your mind with tolerance, humility, and patience:

1) Hãy trau dồi độ lượng, vì độ lượng giúp bạn tránh những phán xét vội vàng, thông cảm với những khó khăn của người khác, tránh phê bình ngụy biện để nhận thức rằng cả đến người tài ba nhất cũng không thể không sai lầm; nhược điểm mà bạn tìm thấy nơi người cũng có thể là nhược điểm của chính bạn—Cultivate tolerance, for tolerance helps you to avoid hasty judgments, to sympathize with other people’s troubles, to avoid captious criticism, to realize that even the finest human being is not infallible; the weakness you find in other people can be found in yourself too.

2) Khiêm nhường không phải là nhu nhược, mà khiêm nhường là cái thước đo của người trí để hiểu biết sự khác biệt giữa cái hiện tại và cái sẽ đến. Chính Đức Phật đã bắt đầu sứ mệnh hoằng pháp của Ngài bằng đức khiêm cung là loại bỏ tất cả niềm kiêu hãnh của một vị hoàng tử. Ngài đã đạt Thánh quả nhưng chẳng bao giờ Ngài mất cái hồn nhiên, và chẳng bao giờ Ngài biểu lộ tánh kẻ cả hơn người. Những lời bình luận và ngụ ngôn của Ngài chẳng bao giờ hoa mỹ hay phô trương. Ngài vẫn luôn có thì giờ để tiếp xúc với những người hèn kém nhất—Humility is not weakness, humility is the wise man’s measuring-rod for learning the difference between what is and what is yet to be. The Buddha himself started his ministry by discarding all his princely pride in an act of humility. He attained sainthood during his life, but never lost his naturalness, never assumed superior airs. His dissertations and parables were never pompous. He had time for the most humble men. 

3) Kiên nhẫn với tất cả mọi chuyện. Nóng giận đưa đến rừng rậm không lối thoát. Trong khi nóng giận chẳng những chúng ta làm bực bội và làm người khác khó chịu vô cùng, mà chúng ta còn làm tổn thương chính mình, làm yếu đi thể chấtrối loạn tâm. Một lời nói cộc cằn giống như một mũi tên từ cây cung bắn ra không bao giờ có thể lấy lại được dù cho bạn có xin lỗi cả ngàn lần—Be patient with all. Anger leads one through a pathless jungle. While it irritates and annoys others, it also hurts oneself, weakens the physical body and disturbs the mind. A harsh word, like an arrow discharged from a bow, can never be taken back even if you would offer a thousand apologies for it. 

(IV) Tâm là đối tượng của Thiền Quán—Minds or mental states as objects of meditation practices—Theo Tỳ Kheo Piyananda trong Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo, bạn không thể chạy trốn khỏi tâm. Với thiền bạn có thể huấn luyện cho tâm bình tĩnh và thoát khỏi những xáo trộn bên trong hay bên ngoài. Áp dụng tập trung tỉnh thức với những hỗn loạn bên trong và mâu thuẫn tinh thần, quan sát hay chú tâm đến tất cả những trạng thái thay đổi của tâm. Khi tâm được phát triển đúng cách, nó sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc nhất. Nếu tâm bị xao lãng nó sẽ mang lại cho bạn trở ngại và khó khăn không thể kể xiết. Tâm kỹ luật rất mạnh mẽ và hữu hiệu. Người trí huấn luyện tâm họ như người ta huấn luyện ngựa vậy. Vì thế bạn nên quan sát tâm mình—According to Bikkhu Piyananda in The Gems of Buddhism Wisdom, you cannot run away from your mind. By meditation, you can train the mind to keep calm and be free from disturbances either from within or outside. Apply concentrated awareness to the internal confusions and mental conflicts, and observe or pay attention to all the changing states of your mind. When the mind is properly developed, it brings happiness and bliss. If the mind is neglected, it runs you into endless troubles and difficulties. The disciplined mind is strong and effective, while the wavering mind is weak and ineffective. The wise train their minds as thoroughly as a horse-trainer train their horses. Therefore, you should watch you mind:

(A) Khi bạn ngồi một mình bạn nên quan sát những thay đổi nơi tâm. Chỉ nên quan sát mà không chống cự lại hay trốn chạy hay kiểm soát những thay đổi ấy: When you sit alone, you should observe the changing conditions of the mind. The task is only a matter of observing the changing states, not fighting with the mind, or avoid it, or try to control it.

1) Khi tâm đang ở trạng thái tham dục, nên tỉnh thức biết mình đang có tâm tham dục: When the mind is in a state of lust, be aware that we are having a mind of lust.

2) Khi tâm đang ở trạng thái sân hận hay không sân hận, nên tỉnh thức biết mình đang có tâm sân hận hay tâm không sân hận: When the mind is in a state of hatred or when it is free from hatred, be aware that we are having a mind of hatred or free from hatred.

3) Khi tâm tập trung hay tâm mông lung, bạn nên tỉnh thức biết mình đang có tâm tập trung hay tâm mông lung: When you have the concentrated mind or the scattered mind, you should be aware that we are having a concentrated or a scattered mind.

4) Bạn nên luôn nhớ nhiệm vụ của mình là quan sát những hoàn cảnh thay đổi mà không đồng hóa với chúng: You should always remember that your job is to observe all these changing conditions without identifying yourself with them.

5) Nhiệm vụ của bạn là không chú tâm vào hoàn cảnh bên ngoài mà chú tâm vào chính bạn. Quả là khó khăn, nhưng có thể làm được: Your job is to turn your attention away from the outside world and focus in yourself. This is very difficult, but it can be done. 

(B) Quan sát tâm bạn trong đời sống hằng ngày—Watching your mind in daily life—Quan sát tâm trong tất cả mọi hoàn cảnh—To observe your mind in all kinds of situations:

1) Quan sát sự làm việc của tâm nhưng không đồng nhất hay bào chữa cho tư tưởng của bạn: To observe the working of your mind without identifying with or finding justification for your thoughts.

2) Không xây bức màn thành kiến: Without erecting the screen of prejudice.

3) Không mong chờ tưởng thưởng hay thỏa mãn: Without expecting reward or satisfaction.

4) Quan sát thấy những cảm giác ham muốn, sân hận, ganh ghét, và nhiều trạng thái bất thiện khác phát sanh và làm đảo lộn sự quân bình của tâm, từ đó tiếp tục hành thiền để loại bỏ chúng: To observe the senses of desire, hatred, jealousy and other unwholesome states that arise and upset the balance of the mind. Continue meditation practices to check and eliminate these harmful elements. 

(V) Những lời Phật dạy về Tâm trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings of the Mind in the Dharmapada Sutra:

1) Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm nói năng hoặc hành động, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe—Of all dharmas, mind is the forerunner, mind is chief. We are what we think, we have become what we thought (what we are today came from our thoughts of yesterday). If we speak or act with a deluded mind or evil thoughts, suffering or pain follows us, as the wheel follows the hoof of the draught-ox (Dharmapada 1).

2) Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm thanh tịnh tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng với hình—Of all dharmas, mind is the forerunner, mind is chief. We are what we think, we have become what we thought. If we speak or act with a pure mind or thought, happiness and joy follows us, as our own shadow that never leaves (Dharmapada 2).

3) Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột thế nào, kẻ tâm không tu tất bị tham dục lọt vào cũng thế—As rain penetrates and leaks into an ill-thatched hut, so does passion enter an untrained mind (uncultivated mind)—Dharmapada 13. 

4) Nhà khéo lợp kín ắt không bị mưa dột, kẻ tâm khéo tu tất không bị tham dục lọt vào—As rain does not penetrate a well-thatched hut, so does passion not enter a cultivated mind (Dharmapada 14).

5) Tâm kẻ phàm phu thường xao động biến hóa rất khó chế phục gìn giữ, nhưng kẻ trí lại chế phục tâm mình làm cho chánh trực một cách dễ dàng, như thợ khéo uốn nắn mũi tên—The wavering and restless, or unsteady mind, difficult to guard, difficult to hold back; a wise man steadies his trembling mind and thought, as a fletcher makes straight his arrow (Dharmapada 33).

6) Như con cá bị quăng lên bờ sợ sệt và vùng vẫy thế nào, thì cũng như thế, các người hãy đem tâm lo sợ, phấn đấu để mau thoát khỏi cảnh giới ác ma—As a fish drawn from its watery abode and thrown upon the dry land, our thought quivers all over in its effort to escape the realm of Mara (Dharmapada 34).

7) Tâm phàm phu cứ xoay vần theo ngũ dục, xao động không dễ nắm bắt; chỉ những người nào đã điều phục được tâm mình mới được yên vui—It is good to control the mind, which is difficult to hold in and flighty, rushing wherever it wishes; a controlled mind brings happiness (Dharmapada 35).

8) Tâm phàm phu cứ xoay vần theo ngũ dục, biến hóa u-ẩn khó thấy, nhưng người trí lại thường phòng hộ tâm mình, và được yên vui nhờ tâm phòng hộ ấy—The mind is hard to perceive, extremely subtle, flits whenever it wishes. Let the wise person guard it; a guarded mind is conducive to hapiness (Dharmapada 36).

9) Tâm phàm phu cứ lén lút đi một mình, đi rất xa, vô hình vô dạng như ẩn náu hang sâu, nếu người nào điều phục được tâm, thì giải thoát khỏi vòng ma trói buộc—Traveling far, wandering alone, bodiless, lying in a cave, is the mind. Those who subdue it are freed from the bonds of Mara (Dharmapada 37).

10) Người tâm không an định, không hiểu biết chánh pháp, không tín tâm kiên cố, thì không thể thành tựu được trí tuệ cao—He whose mind is not steady, he who does not know the True Law, he whose confidence wavers, the wisdom of such a person will never be perfect (Dharmapada 38).

11) Người tâm đã thanh tịnh, không còn các điều hoặc loạn, vượt trên những nghiệp thiện ác thông thường, là người giác ngộ, chẳng sợ hãi—He whose mind is free from lust of desires, he who is not affected by hatred, he who has renounced both good and evil, for such a vigilant one there is no fear (Dharmapada 39).

12) Cái hại của kẻ thù gây ra cho kẻ thù hay oan gia đối với oan gia, không bằng cái hại của tâm niệm hướng về hành vi tà ác gây ra cho mình—Whatever harm an enemy may do to an enemy, or a hater to a hater, an ill-directed mind can do one far greater harm (Dharmapada 42).

10) Chẳng phải cha mẹ hay bà con nào khác làm, nhưng chính tâm niệm hướng về hành vi chánh thiện làm cho mình cao thượng hơn—What neither mother, nor father, nor any other relative can do, a well-directed mind can do one far greater good (Dharmapada 43).

13) Những vị A-la-hán đã bỏ hết lòng sân hận, tâm như cõi đất bằng, lại chí thành kiên cố như nhân đà yết la, như ao báu không bùn, nên chẳng còn bị luân hồi xoay chuyển—Like the earth, Arhats who are balanced and well-disciplined, resent not. He is like a pool without mud; no new births are in store for him (Dharmapada 95). 

14) Những vị A-la-hán ý nghiệp thường vắng lặng, ngữ nghiệp hành nghiệp thường vắng lặng, lại có chánh trí giải thoát, nên được an ổn luôn—Those Arhats whose mind is calm, whose speech and deed are calm. They have also obtained right knowing, they have thus become quiet men (Dharmapada 96). 

15) Trong những thời quá khứ, ta cũng từng thả tâm theo dục lạc, tham ái và nhàn du, nhưng nay đã điều phục được tâm ta như con voi đã bị điều phục dưới tay người quản tượng tài giỏi—In the past times, this mind went wandering wherever it liked, as it wished and as it pleased. But now I shall completely hold it under control as a rider with his hook a rutting elephant (Dharmapada 326). 

16) Hãy vui vẻ siêng năng, gìn giữ tự tâm để tự cứu mình ra khỏi nguy nan, như voi gắng sức để vượt khỏi chốn sa lầy—Take delight in heedfulness, check your mind and be on your guard. Pull yourself out of the evil path, just like the elelphant draws itself out of the mud (Dharmapada 327).

Tâm Ái Lập: Mind of perfect receptivity.

Tâm An Lạc: Calm and joyful mind.

Tâm An Bịnh Giải: Once the mind is tranquil, disease will be chased out.

Tâm Ấn:

1) Tâm Ấn: Tâm được Phật ấn chứng về chân lý. Từ ngữ chỉ ấn chứng bằng trực giác, chứ không qua ngôn ngữ hay văn tự (tâm ấn là cách truyền đạo đặc biệt của Thiền Tông. Phái nầy chẳng nương theo văn tự trong kinh điển, chăng dùng lời nói. Hễ sư phụ thấy trình độ của đệ tử có thể thọ lãnh giáo pháp, bèn dùng tâm mà ấn tâm, tức là đem cái tâm Phật nơi mình mà in thẳng vào tâm của đệ tử)—Mental impression—Intuitive certainty—The mind is the Buddha mind in all, which can seal or assure the truth. The term indicates the intuitive method of the Ch’an (Zen) school, which was independent of the spoken or written word.

2) Phật Tâm Ấn: Dấu in vào tâm hay dấu hiệu truyền tâm từ tâm của một vị thiền sư qua tâm của một đệ tử—Mind-seal of the Buddha, a sign of the true transmission from a Zen master to his disciple.

Tâm Ba: Mind waves (mental activities).

Tâm Băng: Trong tâm có điều gì khó khăn ứ đọng không giải quyết được đóng băng—The mind (heart) congealed as ice (unable to solve a difficulty).

Tâm Bất An: Cittasukha (skt)—Uneasiness of mind.

Tâm Bất Điên Đảo: The heart is without inversion.

Tâm Bất Sanh Bất Diệt: Immortal mind—See Tâm Tính.

Tâm Bất Tại: Unmindful—Inattentive. 

Tâm Bất Thiện:

(I) Tâm bất thiện tạo ra những tư tưởng bất thiện (hận, thù, tổn hạità kiến, vân vân), cũng như những hành động gây ra khổ đau loạn động. Tâm bất thiện sẽ hủy diệt sự an lạcthanh tịnh bên trong—Unwholesome mind—Negative mind—Negative or unwholesome mind creates negative or unwholesome thoughts (anger, hatred, harmful thoughts, wrong views, etc), speech (lying, harsh speech, double-tongued, etc), as well as deeds which are the causes of our sufferings, confusion and misery. Unwholesome or negative mind will destroy our inner peace and tranquility.

(II) Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), tâm bất thiện bắt nguồn từ các căn hoặc “Tham,”ø hoặc “Sân.”—According to the Abhidharma, unwholesome consciousnesses rooted in either “Greed,” or in “Delusion.”

(A) Tâm Bất Thiện bắt nguồn từ căn “Tham”—Unwholesome consciousnesses rooted in greed (accompanied by greed):

1) Tâm không bị xúi dục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, và liên hợp với tà kiến (tà kiến hoặc làm tăng trưởng sự chấp trước, hoặc tự nó là sự chấp trước), tỷ như một cậu bé bỗng dưng (không có sự xúi dục) ăn cắp trái táo từ quày trái cây một cách vui vẻ (đồng phát sanh với thọ hỷ), cho rằng việc ăn cắp nầy không có gì là xấu cả (liên hợp với tà kiến): Consciousness that accompanied by joy, associated with wrong view (the view that may be either reinforce the attachment from which the consciousness springs by providing it with a rational justification, or the view itself may be an object of attachment in its own right), unprompted (the absence of prompting), i.e. with joy, holding the view that there is no evil in stealing, a boy spontaneously steals an apple from a fruit stall.

2) Tâm bị xúi dục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, và liên hợp với tà kiến, tỷ như một cậu bé do sự xúi dục của bạn, vui vẻ ăn cắp một trái táo, cho rằng việc ấy không có gì là xấu cả: Consciousness that accompanied by joy, associated from wrong view, prompted (the presence of prompting), i.e. with joy, holding the view that there is no evil in stealing, a boy steals an apple through the prompting of a friend.

3) Tâm không bị xúi dục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, và không liên hợp với tà kiến, tỷ như cậu bé vì vui mà ăn cắp một trái táo từ quày trái cây, dù biết rằng làm như vậy là xấu (không liên hợp với tà kiến) và không do ai xúi dục: Consciousness that accompanied by joy, dissociated from wrong view, unprompted, i.e. with joy, a boy steals an apple (without any prompting) from a fruit stall, knowing that stealing is an evil deed (does not hold any wrong view).

4) Tâm bị xúi dục, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, và không liên hệ với tà kiến, tỳ như có bạn xúi dục, một cậu bé vui vẻ ăn cắp một trái táo, dù biết rằng ăn cắp là xấu (không liên hợp với tà kiến): Consciousness that acompanied by joy, dissociated from wrong view, prompted, i.e. with joy and prompting from a friend, a boy steals an apple from a fruit stall, knowing that stealing is an evil deed (does not hold any wrong view).

5) Tâm không bị xúi dục, đồng phát sanh cùng thọ xả, và liên hợp với tà kiến, tỷ như một cậu bé bỗng dưng ăn cắp một trái táo một cách thản nhiên, không vui không buồn (thọ xả), không ai xúi dục, cho rằng việc ăn cắp nầy không có gì là xấu cả (liên hợp với tà kiến): Consciousness that accompanied by equanimity, associated with wrong view, unprompted, i.e. with neutral feeling (not joy nor sorrow), a boy steals an apple, without any prompting, holding the view that there is no evil in stealing (does hold wrong view).

6) Tâm bị xúi dục, đồng phát sanh cùng thọ xả, và liên hợp với tà kiến, tỷ như một cậu bé do sự xúi dục mà thản nhiên ăn cắp một trái táo, thấy rằng việc ăn cắp nầy không có gì là xấu cả (liên hợp với tà kiến): Consciousness that accompanied by equanimity, associated with wrong view, prompted, i.e. with neutral feeling, prompting from a friend, a boy steals an apple from a fruit stall, holding the view that there is no evil in stealing.

7) Tâm không bị xúi dục, đồng phát sanh cùng thọ xả, và không liên hợp với tà kiến, tỷ như một cậu bé bỗng dưng ăn cắp một trái táo, không ai xúi dục, dù biết rằng ăn cắp là xấu (không liên hợp với tà kiến): Consciousness that accompanied by equanimity, dissociated from wrong view, unprompted, i.e. with neutral feeling, without any prompting, a boy steals an apple even though he knows that stealing is an evil deed (dissassociated with wrong view).

8) Tâm bị xúi dục, đồng phát sanh cùng thọ xả, không liên hợp với tà kiến, tỷ như một cậu bé, do sự xúi dục của bạn, bỗng dưng ăn cắp một trái táo, dù biết rằng ăn cắp là xấu (không liên hợp với tà kiến): Consciousness that accompanied by equanimity, dissociated from wrong view, prompted, i.e. with neutral feeling and prompting from a friend, a boy steals an apple, even though he knows that stealing is an evil deed (dissassociated from wrong view). 

(B) Tâm bắt nguồn từ căn “Sân”—Consciousnesses rooted in “hatred” (accompanied by hatred):

1) Tâm không bị xúi dục, đồng phát sanh cùng thọ Ưu, và có liên hợp với tà kiến, tỷ như do bởi một cơn sân hận nhứt thời (không mưu tính trước) mà một người có thể sát hại một người khác: Consciousness that accompanied by displeasure, associated with aversion, unprompted, i.e. with hatred a man murders another in a spontaneous fit of rage.

2) Tâm bị xúi dục, đồng phát sanh cùng thọ Ưu, và có liên hợp với tà kiến, tỷ như do bởi sân hận mà một người mưu tính và sát hại người khác: Consciousness that accompanied by displeasure, associated with aversion, prompted, i.e. with hatred one man murders another after premeditation.

(C) Tâm bắt nguồn từ “Si”—Consciousnesses rooted in “Delusion” (accompanied by delusion):

1) Tâm đồng phát sanh cùng thọ xả, và liên hợp với hoài nghi, tỷ như do bởi si mê mà một người hoài nghi về sự giác ngộ của Đức Phật cũng như công năng giải thoát của giáo pháp của Ngài: Consciousness that accompanied by equanimity, associated with doubt, i.e. due to delusion, a man doubts the enlightenment of the Buddha or the efficacy of the Dharm as a way to deliverance.

2) Tâm đồng phát sanh cùng thọ xả, và liên hợp với phóng dật, tỷ nhưsi mê mà một người có tâm phóng dật không thể nào chú tâm được vào một đề mục: Consciousness that accompanied by equanimity, associated with restlessness, i.e. due to delusion, a person is so distracted in mind that he canot focus his mind on any object. 

Tâm Bất Tịnh: Impure mind—Tâm tạp loạn, xấu ác, tính toán của chúng sanh—The chaotic, evil, calculating, vicious mind of sentient beings.

Tâm Bất Tư Nghì: Mind of Inexpressible.

Tâm Bất Tương Ưng: Hành hoạt của tâm không tương ưng với Phật pháp—The functioning of the mind not corresponding with the laws.

Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp: Cittaviprayuktasamskarah (skt)—Non-mental.

Tâm Bi: Tâm bi là tâm thiện với những tư tưởng tư tưởng thiện lành, mong cho người khác thoát khỏi khổ đau phiền não. Tâm bi chẳng những mang lại hạnh phúcan tịnh cho người khác mà còn mang lại cho mình nữa. Tâm bi giúp ta loại bỏ những tư tưởng bất thiện như giận hờn, ganh ghét và đố kỵ—Compassionate mind—Mind of pity—A compassionate mind is a mind with wholesome thoughts which always wishes others to be released from their sufferings and afflictions. A compassionate mind does not only bring forth happiness and tranquility for others, but also to ourselves. The compassionate mind also helps us dispel our negative thoughts such as anger, envy and jealousy, etc. 

Tâm Biến Nhất Thiết Xứ: Cittam-hi-sarvam (skt)—Tất cả đều là tâm, tâm tỏa tràn khắp mọi nơi, trong mọi thân thể. Phàm phu nhận thức cái đa phức, nhưng không có cái gì có thể được nêu định trong Duy Tâm—All is mind, mind pervades in all places, in all the bodies. The ignorance perceive multiplicity, but there is nothing predicable in Mind-Only. 

Tâm Bình:

1) Tâm an bình: A peaceful mind.

2) Công bình: Justice.

Tâm Bình Đẳng: Mind of equanimity or equality.

Tâm Bịnh: mental (spiritual) sickness.

Tâm Bố Thí: Heart of almsgiving.

Tâm Bồ Đề: Tâm Bồ đề hay tâm vị tha là tâm luôn mong đạt được giác ngộ cho mình, đồng thời cũng đạt được giác ngộ cho người. Tâm Bồ đề là cửa ngỏ giác ngộ và đạt thành quả vị Phật. Đây là trí huệ bẩm sinh, hay giác tâm bổn hữu, hay là sự khao khát giác ngộ—Bodhi Mind—The altruistic mind of enlightenment—A mind which wishes to achieve attainment of enlightenment for self , spontaneously achieve enlightenment for all other sentient beings. Bodhi mind is the gateway to Enlightenment and attainment of Buddha. An intrinsic wisdom or the inherently enlightened heart-mind, or the aspiration toward perfect enlightenment.

Tâm Can: Heart and liver.

Tâm Cảnh: Tâm Kính—Tấm kiếng tâm, cần phải được giữ gìn cho sạch sẽ để thấu suốt được chân lý vạn pháp—The heart-mirror, or mirror of the mind, which must be kept clean if it is to reflect the Truth.

Tâm Căn: Manas—Mắt của tâm hay Mạt Na thức, một trong 25 đế trong vũ trụ—The eye of the mind—Mental vision—The mind organ, one of the twenty-five tattva or postulates of a universe.

Tâm Cấu: Phiền não—The impurities of the mind—Passions and delusions.

Tâm Cầu Chân Sư: Mind of seeking a true master.

Tâm Cầu Sư Cung Kính Cúng Dường: The mind of exclusively seeking respect and offerings.

Tâm Chân: Tâm chúng sanh tánh thường rỗng lặng như chân như—Our mind is by nature that of the bhutatathata.

Tâm Chân Như: Mind as the absolute—The Bhutatathata as the totality of things.

Tâm Chân Như Môn: The mind as bhutatathata (chân như).

Tâm Châu: Tâm tính chúng sanh vốn là Phật tính thanh tịnh, nên được ví với ngọc minh châu—The mind stuff of all the living, being of the pure Buddha-nature, is likened to a translucent gem.

Tâm Chí: Will.

Tâm Chỉ: Ceto-samatha (p & skt)—Niệm yên lặng hay tâm yên lặng—Tranquility of thoughts—Mental quiescence.

Tâm Chú: Tâm Tự Chú—Một trong ba loại chú (Đại chú, Tiểu chú và Nhất tự chú)—One of the three classes of spells.

Tâm Chúng Sanh (mê mờ) Diệt, Phật Pháp Sanh: When deluded thoughts expelled in sentient beings’ mind, the Buddha-dharma arises.

Tâm Chúng Sanh (mê mờ) Sanh, Phật Pháp Diệt: Khi những tư tưởng mê mờ khởi lên trong tâm chúng sanh thì Phật pháp liền bị đẩy ra ngoài—When deluded thoughts arise in sentient beings’ mind, the Buddha-dharma expelled.

Tâm Chuyên Nhất Cầu Giác Ngộ: The mind is exclusively devoted to enlightenment.

Tâm Chứng: To realize—The inner witness, or assurance—Tâm và Phật ấn chứng lẫn nhau—Mind and Buddha witnessing together.

Tâm Có Tâm Không: Mind of existence and non-existence.

Tâm Cơ: Lực vận chuyển của tâm—The mind the motor—The motive power of the mind.

Tâm Cực: Cực điểm hay nghĩa lý tinh túy mà tâm có thể đạt đến được—The pole or extreme of the mind, the mental reach—The Buddha.

Tâm Dong Ruổi Lang Thang: A wandering mind—Mental wandering.

Tâm Dục Giới: Kamavacara-citta (p).

(I) Nghĩa của Tâm Dục Giới—The meanings of Sense-Sphere Consciousness—Sense-sphere consciousness—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), tâm dục giới là cái gì thường lui tới hay thường xuyên hiện hữu trong Dục Giới, hoặc cái gì thuộc về giác quan và đối tượng của giác quan, những tâm nầy cũng có thể phát sanh trong các cảnh giới khác. Tâm Dục Giới bao gồm bốn cảnh khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la), cảnh người và sáu cõi trời dục giới—According to the Abhidharma, the sense-sphere consciousness includes all those cittas that have their proper domain in the sensuous plane of existence, though they may arise in other planes as well. The sense-sphere consciousness is the sensuous plane of existence, which comprises of the four woeful realms (hells, hungry ghosts, animals, asuras), the human realm, and the six sensuous heavens.

(II) Phân loại Tâm Dục Giới—Categories of Sense-Sphere Consciousness:

(A) Tâm Dục Giới bắt nguồn từ Căn Tham—Sense-Sphere Consciousness accompanied by greed—See Tâm Bất Thiện (II) (A).

(B) Tâm Dục Giới bắt nguồn từ Căn Sân: Sense-Sphere Consciousness rooted in hatred (associated with aversion)—See Tâm Bất Thiện (II) (B).

(C) Tâm Dục Giới bắt nguồn từ Căn Si: Sense-Sphere Consciousness rooted in delusion—See Tâm Bất Thiện (II) (C). 

Tâm Duyên: Khởi tâm bấu víu vào ngoại cảnh—Mental cognition of the environment—To lay hold of external things by means of the mind.

Tâm Dược: Môn thuốc trị tâm—Medicine for the mind or heart.

Tâm Dứt Vọng Là Tâm Bồ Đề: When peverted mind is expelled, it’s precisely Bodhi mind.

Tâm Đại Thắng: Mind of Mastery.

Tâm Đảm:

1) Tâm và mật: Heart and bile.

2) Nghị lực: Energy—Will.

3) Can đảm: Courageous—Brave.

Tâm Đắm Trước: Citta-vipallasa (p)—Tâm đồi trụy—Perversion of mind.

Tâm Đăng: Đèn tâm hay sự sáng suốt bên trong hay sự thông minh—The lamp of the mind—Inner ligh or intelligence—For more information, please see Tâm Hồn and Tâm Linh.

Tâm Đầu Ý Hợp: To have the same feelings and ideas.

Tâm Địa: Tâm là gốc của vạn pháp, có thể sản sanh ra hết thảy vạn pháp—The Mind from which all things spring—The mental ground or condition—See Tâm Ý.

Tâm Điềm Tỉnh: To be still and peaceful.

Tâm Điềm Tỉnh An Vui, Không Tham Lợi Dưỡng, Cũng Không Ham Được Cung Kính Tôn Trọng: To be still and peaceful, without seeking gain, support or respect.

Tâm Điểm: Center.

Tâm Điên Đảo: The mind is upside-down.

Tâm Điên Đảo Theo Trần Cảnh Bên Ngoài: Mind is moving erratically (không bình thường) following the external evironments.

Tâm Điền: Ruộng tâm nơi khởi lên mọi thứ thiện ác—The field of the mind or heart, in which spring up good and evil.

Tâm Đình: The pavilion of the mind (the body). 

Tâm Định: Mind of concentration.

Tâm Giác Ngộ Của Chư Phật Và Chư Bồ Tát: The mind of enlightenment or enlightened beings such as Bodhisattvas and Buddhas.

Tâm Giải Thoát: A mind or heart delivered from all desires. 

Tâm Giao: Intimate relations

Tâm Hải: Cittodadhi (skt)—Biển tâm—Mind-ocean—Tâm như biển cả hay đại dương, hiện tượng ngoại cảnh là gió và tám thức là sóng. Sóng của biển tâm không ngừng bị những cơn gió đối tượng khuấy động—Mind as a sea or ocean (external phenomena being the wind, and the eight consciousnesses or forms of cognition being the waves). The waves of the mind-ocean are uninterruptedly stirred by the wind of objectivity. 

Tâm Hành: Citta-sankhara (p)—Citta-samskara (skt).

1) Tâm hành là sự cấu tạo của tâm: Citta-samskara means mental formation.

2) Sự sáng tạo của tâm: Creation of the mind.

3) Dụng của tâm: Mental functions.

4) Tâm hành là tâm thay đổi từng giây từng phút: Mind and action—The activities of the mind (heart).

5) Hành hoạt nhằm kiểm soát tâm: Working on the mind for its control.

Tâm Hành Bất Ly: Tâm và hành không thể tách rời nhau. Tâm tưởng và hành động phải đồng thuận với nhau, đặc biệt là trong quan hệ với việc tu niệm theo Phật A Di Đà—Mind and act not separated or thought and deed in accord, especially in relation to Amitabha.

Tâm Hành Đạo: Phật dạy những vị mới tiến tu rằng: “Một tu sĩ, nhứt là vị mới tiến tu, đừng hành đạo như kiểu trâu kéo cối xay, tuy thân hành đạo mà tâm chẳng hành. Nếu tâm đã hành thì cần nói chi đến thân?”—“A monk, especially a novice, who practices the way should not like a buffalo pulling a rotating grain mill; he should practice with all his mind. If the way of the mind is cultivated, where id the need to cultivate the body?” 

Tâm Hiện Tiền: Mind of the open way (Beyon normal conditions).

Tâm Hoa: Tâm vốn ngây thơ trong trắng như một cánh hoa—Heart-flower—The heart in its original innocence resembling a flower.

Tâm Hoài Luyến Mộ: Tâm mong mỏi làm Phật—Heart-yearning for the Buddha.

Tâm Hoan Hỷ: The mind of joy.

Tâm Hoang Mang: Citta-vaikalya (skt)—Bewilderment of mind.

Tâm Hồn: Ngoại đạo tin có cái gọi là “linh hồn.” Phật tử tin mọi chúng sanh lăn trôi trong sáu đường chỉ vì tâm thức của họ—Externalists believe that there exists a so called Soul. Buddhists believe that all living beings bring with them their consciousness in the six paths. 

Tâm Huệ: Tâm và trí huệ—Mind of wisdom—Mind of glowing wisdom—Mind or heart wisdom.

Tâm Huệ Quang: Mind of wisdom-radiance.

Tâm Huyết:

1) Heart and blood.

2) Fervour—Zeal.

Tâm Hương: Hương thơm của tâm hay là sự nhiệt tình tận tụy với đạo pháp—The incense of the mind or heart—Sincere devotion.

Tâm Hưởng: Thân—The pavilion of the mind, such as the body.

Tâm Hỷ: Mind of Joy.

Tâm Hỷ Xả: “Forgive and forget” mind.

Tâm Khảm: The bottom of one’s heart.

Tâm Khí: Mind as receptacle of all phenomena.

Tâm Không:

1) Tâm rộng lớn như hư không chứa đựng chư pháp: Mind-space, or mind spaciousness—Mind holding all things like space.

2) Tâm trống rỗng: Kenosis (skt)—The empty mind.

Tâm Không Hình Tướng: Cittanirabhasa (p)—The mind that has no form.

Tâm Không Nhiễm Trược: The mind is not polluted.

Tâm Kiên: Steady and firm will.

Tâm Kiêu Mạn: Citta-samunnati (skt)—Haughtiness of mind.

Tâm Kinh: Hrdaya or Maha-Prajnaparamita-Hridaya Sutra (skt)—Heart-Sutra—Bát Nhã Tâm Kinh—The Prajanparamita Hridaya Sutra—One of the smallest and with the Diamond Sutra, contained in the Vast Prajnaparamita.

Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa: The Heart of the Prajna-Paramita-Sutra—See Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Tâm Kính: The mind mirror—The heart mirror—Gương Tâm cần được giữ sạch để phản chiếu chân lý—The mirror of the mind, which must be kept clean if it is to reflect the Truth.

Tâm Liên: The lotus of the mind or heart—The original purity of the mind—Hiển giáo ví tâm tánh nguyên thủy thanh sạch, trong khi Mật giáo ví tâm như một cánh sen búp tám cánh—The exoteric school interprets it by original purity (holds that the nature of the mind is originally pure). While the esoteric school by the physical heart, which resembles a closed lotus with eight petals.

Tâm Linh: Tâm Đăng—The mind spirit, or genius—Intelligence—See Tâm Hồn.

Tâm Lộ: Đường của tâm hay đường đi đến Phật quả—The mind-road (the road to Buddhahood).

Tâm Lực: Mind power—Tâm lực là sức mạnh bởi tâm niệm của chúng ta. Bởi tâm niệm có nhiều mối nặng nhẹ khác nhau nên khi lâm chung thần thức của chúng ta theo mối nào nặng nhứt mà đi—Mind power or will power is the strength of the mind. Because our mind thoughts have many strengths and weaknesses which keep pulling us; therefore, when we die our consciousness will go with the stronger force. 

Tâm Lực Nghiệp Lực: Mind power and Karmic power—Theo ngài Tế Tỉnh Đại Sư, Tổ thứ 12 trong Liên Tông Thập Tam Tổ của Trung Quốc, có hai thứ lực là tâm lựcnghiệp lực. Dù nghiệp lực có lớn, nhưng tâm lực lại càng lớn hơn. Bởi vì nghiệp kia nguyên lai không có tự tánh, nghĩa là nghiệp không có sẳn, mà chỉ hoàn toàn nương vào nơi tâm. Vì thế khi tâm chú trọng thì làm cho nghiệp mạnh thêm. Tâm có thể tạo nghiệp thì cũng chính tâmthể diệt nghiệp—According to Great Master Chi-Sun, the Twelfth Patriarch of the Thirteen Patriarchs of Chinese Pureland Buddhism, there are two kinds of karma, mind power and karmic power. Even though karmic power is great, the mind power is even greater. Because karma does not have an inherent nature. It means that karma is not a pre-existing phenomenon, but it relies entirely on the mind to arise. Therefore, if the mind gives it importance, then the karma will become stronger. The mind can give rise to karma, it can also destroy it—See Tâm Lực, Nghiệp Lực, and Tín Hạnh Nguyện.

Tâm Lượng: Tâm phàm phu khởi vọng tưởng đo lường ngoại cảnh—Mind-measure—The ordinary man’s calculating mind—Capacity of mind.

Tâm Lượng Chân Chính Như Lai: Tâm lượng chân chính của Như Lai xa lìa mọi năng duyên, sở duyên mà trụ nơi vô tâm—The bhutatathata mind which rests in no place.

Tâm Lý: Psycho.

Tâm Lý Học: Psychology.

Tâm Lý Quần Chúng: Mob psychology

Tâm Ma: See Tâm Tặc.

Tâm Ma Tặc: Tên ma tặc cướp mất tâm mình chẳng hạn như dục vọng—The mara-robbers of the mind, such as the passions.

Tâm Mã: Tâm loạn động như con ngựa, cần thắng bằng cương roi—The mind like a horse, that needs breaking in or stimulating with a whip.

Tâm Mãn Ý Túc: Content—Satisfied.

Tâm Mê Mờ: Nếu tâm chúng ta mê mờ thì không cần biết bên ngoài chúng ta thành công như thế nào, những khó khăn và đau khổ sẽ vẫn tiếp tục—A deluded mind—If our mind remains deluded no matter how much outer success or development we may achieve, our problems and unhappiness will continue.

Tâm Mê Mờ Tán Loạn: Delusive and scattering mind.

Tâm Mệnh: Mind life (the life, ogevity, or eternity of the dharmakaya or spiritual body of mind).

Tâm Minh: Tâm tự nhiên trong sáng như mặt nguyệt—Mind as the moon—The natural mind or heart pure and bright as the full moon.

Tâm Minh Luân: The mind’s or heart’s moon—Sự xoay vần của Tâm Minh Luân tiêu biểu cho mức độ giác ngộ từ bậc sơ cơ đến Thánh—The mind’s or heart’s moon revolutions (the moon’s varying stages, typifying the grades of enlightenment from beginner to saint.

Tâm Minh Quang: Illuminated mind.

Tâm Mục: Tâm và mắt, những nguyên nhân chính gây nên những xúc cảm—Mind and eye, the chief causes of the emotions.

Tâm Não:

1) Heart and brain.

2) Mind.

Tâm Ngoại Vô Biệt Pháp. Tâm, Phật, Chúng Sanh Thị Tam Vô Sai Biệt (Ngoại Trừ Tâm Ra, Không Còn Thứ Gì Khác. Tâm, Phật, Chúng Sanh Không Sai Khác): Outside the mind, there is no other thing. Mind, Buddha, and all the living, these three are not different (the Mind, the Buddha and sentient beings are not three different things).

Tâm Ngôn: Vacalo-manasa (p)—Vacika-citta (skt)—Tâm ngôn hay còn được hiểu là tiếng nói thầm lặng—Talkative or chattering mind. Also understood as silent voices (tunhibhuto-vaca).

Tâm Nguyên: Suối nguồn của tâm hay nguồn tâm. Tâm là suối nguồn (căn bản) của vạn pháp—The fountain of the mind—The thought-welling fountain.

Tâm Nguyện: The will of the mind—Resolve—Vow.

Tâm Nhãn: Mắt của tâm—The eye of the mind or mental vision.

Tâm Nhất Cảnh Tính: Tâm gắn chặt vào một điều kiện nhứt định—One of the seven dhyana (Định), the mind fixed in one condition. 

Tâm Như: Citto-tathata (skt)—Tâm như hay cái biết không khái niệm—The thusness of mind, or a nonconceptual awareness (nirvikalpaka-buddhi).

Tâm Niệm: Concept—Idea—Thought.

Những lời Phật dạy về “Tâm Niệm” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Thought” in the Dharmapada Sutra:

1) Cái hại của kẻ thù gây ra cho kẻ thù hay oan gia đối với oan gia, không bằng cái hại của tâm niệm hướng về hành vi tà ác gây ra cho mình—Whatever harm an enemy may do to an enemy, or a hater to a hater, an ill-directed mind can do one far greater harm (Dharmapada 42).

2) Chẳng phải cha mẹ hay bà con nào khác làm, nhưng chính tâm niệm hướng về hành vi chánh thiện làm cho mình cao thượng hơn—What neither mother, nor father, nor any other relative can do, a well-directed mind can do one far greater good (Dharmapada 43).

Tâm Niệm Bất Không Quá: Luôn tưởng nghĩ đến Phật chứ không để cho thời gian luống qua vô ích—Pondering on Buddha and not passing the time in vain.

Tâm Niệm Còn Vướng Mắc, Là Còn Nghiệp Luân Hồi; Tình Tưởng Vừa Sanh Ra, Muôn Kiếp Bị Ràng Buộc: A mind which is still grasping is (precisely the karma of birth and death) a mind of births and deaths; as soon as feelings and thoughts arise, we are chained for hundreds of thousands of eons. 

Tâm Niệm Quyết Liệt: The overpowering strength of mind and thought.

Tâm Pháp: Cittam (skt)—Mental dharmas—Ideas—Mind—Chư pháp được chia làm hai loại—All things are divided into two classes:

1) Sắc Pháp: Sắc pháp là những gì có chất ngại—Physical dharma which has substance and resistance.

2) Tâm Pháp: Những gì không có chất ngạiduyên khởi nên các pháp gọi là Tâm Pháp—Mental dharma which is devoid of substance or resistance, or the root of all phenomena.

** For more information, please see Duyên Khởi Chư Pháp and Căn Bản Vi Tâm Pháp.

Tâm Pháp Thân: Tâm là pháp thân hay Như Lai tại triền—The mind is dharmakaya or tathagata in bonds.

Tâm Phân Biệt: A conceptual mind—A conceptual thought perceives its objects indirectly and unclearly through a generic image.

Tâm Phân Biệt Tướng: Cittavikalpalakshana (skt)—Tâm phân biệt những tướng trạng khác nhau và chính tâm tâm ấy lại chấp thủ những tướng trạng ấy—The mind is discriminating various forms and the mind itself gets attached to a variety signs of existence.

Tâm Phật:

1) Tâm của Phật hay Tâm tức Phật: The mind of the Buddha—The Buddha within the heart, or from mind is Buddhahood.

2) Phật hiện ra trong tâm: The Buddha revealed in or to the mind—The mind is Buddha.

3) Theo Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ nói: “Nếu niệm trước không khởi, đó là tâm. Niệm sau không dứt đó là Phật. Vì thế ngài khuyên không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác ngộ chậm mà thôi.”—According to the Dharma Jewel Platform Sutra, the Sixth Patriarch said: “If the preceding thought does not arise, it is mind. If the following thought does not end, it is Buddha. Thus, he advised one should not be afraid of rising thoughts, but only of the delay in being aware of them.”

Tâm, Phật, Cập Chúng Sanh Thị Tam Vô Sai Biệt: Ngoài tâm ra không có gì nữa; tâm, Phật và chúng sanh không sai khác. Đây là một giáo thuyết quan trọng trong Kinh Hoa Nghiêm. Tông Thiên Thai gọi đây là Tam Pháp Diệu—Outside the mind there is no other thing; mind, Buddha, and all the living, these three are not different. There is no differentiating among these three because all is mind. All are of the same order. This is an important doctrine of the Hua-Yen sutra. The T’ien-T’ai called “The Mystery of the Three Things.”

Tâm Phúc:

1) Heart and stomach.

2) Confident.

Tâm Phược: Vọng tưởng như dây buộc tâm, lấy huyễn làm thực—The mind in bondage, which takes the seeming for the real.

Tâm Quán: Meditation—Nhất Tâm Tam Quán—Phép quán tâm niệm của tông Thiên Thai—Contemplation of the mind and its thoughts of the T’ien-T’ai Sect—See Tâm Thừa

Tâm Quang: Ánh hào quang từ tâm từ bi của Đức Phật, đặc biệt là của Phật A Di Đà—The light from the (Buddha’s) mind, especially the merciful heart of Amitabha.

Tâm Quỷ: A perverse mind, whose karma will be that of a wandering ghost.

Tâm Rối Loạn: Citta-vikara (skt)—Disturbed mind.

Tâm Sắc Giới: Rupavacaram (p)

(I) Fine-material-sphere consciousness. Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), tâm sắc giới tương ứng với Thiền Sắc Giới, cảnh giới mà những người chứng đắc các tầng thiền sắc giới sẽ tái sanh vào—According to Abhidharma, the fine-material-sphere consciousness corresponds to the fine-material plane of existence (rupabhumi), or the plane of consciousness pertaining to the state of meditative absorption called the rupajjhanas.

(II) Phân loại Tâm Sắc Giới—Categories of Fine-Material-Sphere Wholesome Consciousness:

(A) Năm Tâm Thiện Sắc Giới: Five kinds of Fine-Material-Sphere Consciousness—See Mười Lăm Tâm Thiện Thuộc Sắc Giới (A).

(B) Năm Tâm Quả Thuộc Sắc Giới: Five kinds of Fine-Material Sphere Resultant Consciousness—See Mười Lăm Tâm Thiện Thuộc Sắc Giới (B).

(C) Năm Tâm Hành Thuộc Sắc Giới: Five kinds of Fine-Material Sphere Functional Consciousness—See Mười Lăm Tâm Thiện Thuộc Sắc Giới (C).

Tâm Siêu Thế: Lokuttara-citta (p).

(I) Supermundane consciousness—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận, tâm siêu thế có thể giúp ta vượt ra khỏi thế gian danh sắc để đạt thẳng đến cảnh giới Niết Bàn—According to the Abhidharma, supermundane consciousness transcend the world of conditioned things is the unconditioned element, Nirvana, and the types of consciousness that directly accomplish the realization of Nirvana.

(II) Phân loại Tâm Siêu Thế—Categories of Supramundane Consciousness:

(A) Bốn Tâm Thiện Siêu Thế: Four kinds of Supramundane Wholesome Consciousness—See Tám Tâm Siêu Thế (A).

(B) Bốn Tâm Quả Siêu Thế: Four kinds of Supramundane Resultant Consciousness—See Tám Tâm Siêu Thế (B).

Tâm Sinh Diệt Môn: Theo Khởi Tín Luận thì tâm có hai cổng—According to the Awakening of Faith, there are two gates of mind:

1) Chân Như Môn: The gate of Bhuthatathata.

2) Sinh Diệt Môn: The gate of creation and destruction, or beginning and end.

Tâm Sở: Cetasikas (p)—Mental factors—Mental actions—Tâm pháp sở hữu của tâm vương hay những điều kiện tinh thần, những đóng góp của tâm, đặc biệt là những phẩm chất luân lý, tình cảm, thương yêu, hận thù, vân vân—Mental conditions or emotions—The attributes of the mind, especially the moral qualities, emotions, love, hate, etc.

Tâm Sở Hữu Pháp: Citasamprayuktasamskarah (skt)—Mental qualities.

Tâm Sở Pháp: See Tâm Sở.

Tâm Sở Phổ Thông: Theo Tỳ Kheo Bồ Đề trong Vi Diệu Pháp, có bảy tâm sở phổ thông—According to The Abhidharma composed by Bhikkhu Bodhi, there are seven universal consciousness.

1) Tâm Sở Xúc: Phasso (p)—Contact—See Xúc.

2) Tâm Sở Thọ: Vedana (p)—Feeling—See Thọ.

3) Tâm Sở Tưởng: Sanna (p)—Perception—See Tưởng.

4) Tâm Sở Tác Ý (Hành): Cetana (p)—Volition—See Hành.

5) Tâm Sở Nhất Điểm: Ekaggata (p)—One-pointedness—See Nhất Điểm.

6) Tâm Sở Mạng Căn: Jivitindriyam (p)—Mental life faculty—See Mạng Căn.

7) Tâm Sở Chú Ý: Manasikaro (p)—Attention—See Chú Ý. 

Tâm Sở Tác Ý: Tâm tập trung vào một đối tượng trong các đối tượng. Với tâm sở tác ý, chúng ta có thể tập trung tư tưởng vào một vật trong một nhóm vật, hay một người trong một nhóm người, từ đó chúng ta có thể thực tập nhứt tâm—Mental factor attention—A mind which focuses on one particular object from among various objects. With the mental factor attention, we are able to focus on one thing among a goup of things or one person among a group of people, so we can practice one-minded concentration.

Tâm Sở Tầm: Tâm quán sát bề ngoài sự vật, chứ không quán sát kỹ—The mental factor Investigation—A mind which examines objects superficially, without making a precise examination.

Tâm Sở: Tâm quán sát sự vật cẩn thậnrõ ràng, chẳng hạn như đọc kỷ một quyển sách, lý luận kỷ càng, quán sát kỹ càng, vân vânnhiệm vụ phân tích của tâm—The mental factor Analysis—A mind which investigates its objects carefully and precisely. Reading a book precisely, reasoning things precisely, contemplating or meditating precisely, etc are the functions of the mental factor analysis.

Tâm Số:

1) Trí: Knowledge.

2) Vài phẩm chất của tâm: Several qualities of mind, or mental content or conditions.

3) Mật tông coi Phật Tỳ Lô Giá Natâm vương như tâm và ý chí; và tâm số là những phẩm chất hay điều kiện tinh thần, được nhân cách hóa như đoàn tùy tùng của Ngài—Several qualities of mind. The esoterics make Vairocana the Mind or Will, and the moral qualities, or mental attributes, are personified as his retinue—See Tâm sở.

Tâm Sư: Tâm là thầy, chứ không phải như ngoại đạo chế ngự tâm—The mind as master, not like the heretics mastering or subduing the mind.

Tâm Tác: Ý nghiệp của tâm hay ý nghiệp của ba tác nhân thân, khẩu, ý—The karmic activity of the mind—The karmaic activities of the three agents of body, mouth and mind.

Tâm Tánh: Như Lai tạng tâm—Tự tánh thanh tịnh tâm—Mentality—Immutable mind-corpus—Mind-nature—The self-existing fundamental pure mind.

Tâm Tặc: Tên đạo tặc cướp mất tâm mình như dục vọng—The mara-robbers of the mind, such as the passion.

Tâm Tâm: Citta-caitta—Tâm và tâm sở—Every mind—Mind and mental conditions (Tâm và tâm sở).

Tâm Tâm Số: Tâm và tâm sở—The mind and its conditions or emotions.

Tâm Thanh Tịnh: Citta-visuddhi (p & skt)—Purification of mind—Purity of mind—Serenity of mind—See Thập Trụ (7).

Tâm Thanh Tịnh-Phật Độ Thanh Tịnh: Pure Minds-Pure Lands—Theo Kinh Duy Ma Cật, Đức Phật nhắc Bồ Tát Bảo Tích về Tịnh Tâm Tịnh Độ như sau: “Bảo Tích! Bồ Tát tùy chỗ trực tâm mà hay phát hạnh; tùy chỗ phát hạnh mà được thâm tâm; tùy chỗ thâm tâm mà ý được điều phục; tùy chỗ ý được điều phục mà làm được như lời nói; tùy chỗ làm được như lời nói mà hay hồi hướng; tùy chỗ hồi hướng mà có phương tiện; tùy chỗ có phương tiệnthành tựu chúng sanh, tùy chỗ thành tựu chúng sanhcõi Phật được thanh tịnh; tùy chỗ cõi Phật thanh tịnh mà nói Pháp thanh tịnh; tùy chỗ nói Pháp thanh tịnhtrí huệ được thanh tịnh; tùy chỗ trí huệ thanh tịnhtâm thanh tịnh; tùy chỗ tâm thanh tịnh mà tất cả công đức đều thanh tịnh. Cho nên, nầy Bảo Bảo Tích! Bồ Tát muốn được cõi Phật thanh tịnh, nên làm cho tâm thanh tịnh; tùy chỗ Tâm thanh tịnhcõi Phật được thanh tịnh.”—According to the Vimalakirti Sutra, the Buddha reminded Ratna-rasi Bodhisattva: “Ratna-rasi! Because of his straightforward mind, a Bodhisattva can act straightforwardly; because of his straightforward deeds he realizes the profound mind; because of his profound mind his thoughts are kept under control; because of his controlled thoughts his acts accord with the Dharma (he has heard); because of his deeds in accord with the Dharma he can dedicate his merits to the benefit of others; because of this dedication he can make use of expedient methods (upaya); because of his expedient methods he can bring living beings to perfection; because he can bring them to perfection his Buddha land is pure; because of his pure Buddha land his preaching of the Dharma is pure; because of his pure preaching his wisdom is pure; because of his pure wisdom his mind is pure, and because of his pure mind all his merits are pure. Therefore, Ratna-rasi, if a Bodhisattva wants to win the pure land he should purify his mind, and because of his pure mind the Buddha land is pure.”

Tâm Thành: The citadel of the mind (guardian over action—the body)—See also Tâm Hưởng.

Tâm Thân Bất Tương Ứng: The functioning of the body not corresponding to the will of the mind.

Tâm Thần: Tâm—Mind—The spirit of the mind—Mental intelligence.

Tâm Thập Thiện: Mind of ten good qualities.

Tâm Thú: Hướng đi của tâm—The bent or direction of the mind, or moral nature.

Tâm Thuộc Về Dục Giới: See Twelve kinds of Unwholesome Minds.

Tâm Thủy: Tâm trong sạch như mặt nước hiện lên các hình ảnh hoặc muôn vàn hiện tượng—The mind as a reflecting water-surface—The mind as water, clear and turbid.

Tâm Thừa: Tâm Quán—Phật giáo lấy tâm quán làm chủ yếu—Insight—The mind vehicle. In Buddhism, meditation is the principal practice.

Tâm Thức: Tâm và thức. Theo Tiểu Thừa Câu Xá Luận thì tâm và thức giống nhau, nhưng trong Đại Thừa thì lại khác nhau—Mind and consciousness—Internal perception—The mind and cognition—Mind and its contents. According to the Kosa Sastra, the two are considered as identical in the Abhidharma-Kosa, but different in Mahayana.

Tâm Thường Vi Vô Ký: Cittam-avyakritam-nityam (skt)—Tâm thường vô ký pháp, nghĩa là tâm mãi mãi tịch lặng hay trung tính, hay không bị phân chia—The mind remains eternally quiescent, or neutral, or undivided.

Tâm Tích: Dấu chân của tâm qua hành động—Footprints or indications of mind (the mind revealed by deeds).

Tâm Tích Tụ Nghiệp: Nghiệp được chất chứa bởi tâm—Karma is accumulated by mind.

Tâm Tính: The Tathagata-garbha—Mind-nature—Theo Khởi Tín Luận, đây là tâm bất biến hay Như Lai Tạng Tâm hay Tính Thanh Tịnh Tâm—According to the Awakening of Faith, this is the self-existing fundamental pure mind (Immutable mind corpus, or mind-nature).

Tâm Tính Tam Thiên: Một niệm tâm tính có đủ tam thiên đại thiên thế giới hay cả vũ trụ trong một niệm—The universe in a thought—The mind as a microcosm.

Tâm Tình: Heart.

Tâm Tình Rối Loạn Không Ngăn Được (phàm phu): For ordinary people, mind and feelings are confused and caanot be stilled.

Tâm Tỉnh Thức, Thân Hành Thiện Nghiệp; Tâm Cuồng Vọng, Thân Hành Tà Đạo: If your mind is awakened, you perform good deeds; if your mind is perverted, you follow evil ways.

Tâm Tịnh Là Cõi Tịnh Độ Ngay Trong Những Giây Phút Nầy: When our mind is pure, we are in the Pure Land in this very moment. 

Tâm Tông: Thiền Tông—The intuitive sect—The Ch’an (Zen) school.

Tâm Trạng: State of mind.

Tâm Trần: Phiền não—Mind dust or dirt.

Tâm Trí: Tâm và trí (tâm là thế, trí là dụng)—Knowledge and mind or the wisdom of the mind (mind being the organ, knowing the function).

Tâm Trí Rối Loạn: Tangled thoughts.

Tâm Trí Rối Loạn Phân Vân: Disturbed (rendered), perflexed and undecided mind.

Tâm Truyền Tâm: Mind-To-Mind Transmission.

1) Tâm Truyền Tâm là một lối biệt truyền ngoài giáo điển theo truyền thống—Mind-To-Mind-Transmission means a special transmission outside the teaching of textual tradition. 

2) Từ ngữ “Tâm Truyền Tâm” là thuật ngữ của nhà Thiền ám chỉ việc một thiền sư trao truyền y pháp cho đệ tử làm người kế vị Pháp của dòng Thiền. Khái niệm “Truyền từ Tâm Tinh Thần sang Tâm Tinh Thần” trở thành khái niệm trung tâm của Thiền Tông, nghĩa là sự hiểu biết được giữ gìn và truyền thụ bên trong chứ không phải là sự hiểu biết qua sách vở, mà là sự hiểu biết trực giác và trực tiếp về hiện thực thật. Hiện thực nầy có được nhờ ở sự thể nghiệm của cá nhân—The phrase “Transmitting Mind Through Mind” is a Ch’an expression for the authentic transmission of Buddha-Dharma from master to students and dharma successors within the lineages of transmission of the Ch’an tradition. The notion of “Transmission from heart-mind to heart-mind” became a central notion of Zen. That is to say what preserved in the lineage of the tradition and “transmitted” is not book knowledge in the form of “teachings” from sutras, but rather an immediate insight into the true nature of reality, one’s own immediate experience. 

Tâm Tụ: Cittakalapa (skt)—Hệ thống tâm thức—Mentation system—Toàn bộ hệ thống tâm thức được phát sinh và ảnh hưởng lẫn nhau như một bó tre—The whole mental system is evolved mutually conditioning like a bundle of bamboo-sticks.

Tâm Tùy Hỷ: Joyful mind.

Tâm Tư: Idea—Thought.

Tâm Tứ Thời Cầu Chủng Trí Phật: The mind of seeking the Buddha’s wisdom at all times. 

Tâm Từ: Mind of kindness.

Tâm Từ Ái: Tâm từsức mạnh đem lại hạnh phúc thế tục cho chúng ta trong kiếp nầy. Không có tâm từ, con người trên thế giới nầy sẽ đương đầu với vô vàn vấn đề như hận, thù, ganh ghét, đố kỵ, kiêu ngạo, vân vân. Phật tử nên phát triển tâm từ, nên ấp ủ yêu thương chúng sanh hơn chính mình. Thương yêu nên được ban phát một cách vô điều kiện, bất vụ lợi và bình đẳng giữa thân sơ, bạn thù—Loving-kindness—Love—Love has the power of bestowing temporal happiness upon us in this lifetime. Without love, people in this world will encounter a lot of problems (anger, hatred, jealousy, envy, arrogance, etc). A Buddhist should develop love for all sentient beings and to cherish others more than oneself. Love should be given equally to everyone including relatives or strangers, friends or foes, given without any conditions, without self-interests or attachment .

1) Tâm từ ái đem lại công đức mãnh liệt: Loving kindness or love will help us gain strong meritoious power.

2) Tâm từ ái sẽ tạo được lòng kính trọng nơi tha nhân: When we offer loving kindness to other people, we will gain their love and respect at the same time.

3) Tâm từ ái giúp ta vượt qua chấp thủchướng ngại: Loving kindness helps us overcome all kinds of graspings of wealth, and other hindrances.

4) Tâm từ ái giúp ta cảm thấy dễ chịu: Loving kindness help us experience more physical confort.

Tâm Tự Cao Tự Đại: Mind of big ego—Một số Phật tử lúc mới tu thì khiêm cung từ tốn, nhưng sau khi tu được một thời gian, làm được một vài phước đức, thì sanh tâm tự kiêu tự đắc, khinh thường mọi người, làm những điều càn dở, kết cuộc phải sa vào ác đạo—Some Buddhists are very humble and gentle; however, after some time of cultivation and achieving some worldly merits, then develop a big ego and look down on everyone, give rise to thoughtless action, and eventually fall into the evil paths.

Tâm Tự Hào: feeling deep inside.

Tâm Tự Tại: The mind which has got rid of all hindances.

Tâm Tự Tại Giả: Bậc có tâm tự tại giải thoát. Bậc A La Hán đã giải thoát được hết thảy chướng ngại, thiền định tự tại giải thoát—He whose mind is free, or sovereign, an arhat who has got rid of all hindrances to abstraction.

Tâm Tự Tính: Cittasvabhava (skt)—Tự tính của tâm—The self-nature of mind, mind as it is, mind in itself.

Tâm Tướng:

1) Hành Tướng Tâm: Hành tướng của tâm—Manifestation of mind in action—Actions corresponding with mind.

2) Nhục Đoàn Tâm: Trái tim bằng thịt của chúng sanh—Heart-shape (physical heart).

Tâm Tướng Ứng Hành: Mọi pháp tâm sở đối với tâm vương tương ứng cùng khởi—Actions corresponding with mind—Mind productive of all actions.

Tâm Tưởng: Tư tưởng hay tâm và tưởng—Thought—Mind and thought—Thoughts of the mind—To imagine.

Tâm Tưởng Thô ThiểnPhù Phiếm: Mind and thoughts are coarse and frivolous.

Tâm Vi Cảnh Sở Hệ: Cittam-vishayasambandham (skt)—Tâm bị trói buộc bởi trần cảnh bên ngoài—The mind is bound up by an external world.

Tâm Viên: Tâm người loạn động như con vượn—The mind as intractable as a monkey (as a restless monkey).

Tâm Viên Ý Mã: Tâm (nhảy nhót loạn động) như con vượn, ý (chạy lung tung) như con ngựa—The mind is like a monkey, the thought is like a horse.

Tâm Vô Ký: Neutral (indifferent) mind—Tâm vô kýtâm không thiện không ác. Tâm vô ký có thể dễ dàng được chuyển hóa thành hoặc tích cực hoặc tiêu cực—A neutral mind is neither wholesome nor unwholesome. Neutral mind can be easily transformed into positive or negative one.

Tâm Vô Nhân: Ahetukacittani (p)—Rootless consciousness.

Tâm Vô Phân Biệt: Với tâm vô phân biệt chúng ta không suy nghĩ, tưởng tượng hay nhận biết đối tượng, mà nhận biết đối tượng bằng trực giác một cách trực tiếp. Nhận biết bằng năm thức là vô phân biệt—Non-conceptual mind—With a Non-conceptual mind, we don’t have to think or to imagine to perceive an object—Non-conceptual thought is a process which perceives or apprehends its objects directly or intuitively. Perceiving by the five sense consciousnesses is non-conceptual, while mental consciousness can be either conceptual or non-conceptual. 

Tâm Vô Sắc Giới: Arupa-vacara-citta (p).

(I) The immaterial-sphere consciousness—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), tâm thuộc vô sắc giới là cái gì thuộc về Thiền Vô Sắc Giới, hoặc cái gì thường lui tới hay hiện hữu trong cảnh vô sắc giới. Khi một người hành thiền chứng đắc những trạng thái vượt trên cõi Sắc Giới, người ấy sẽ tách rời danh sắc ra khỏi sắc, cũng như ta có thể giữ một khối sắc ở giữa không trung: According to the Abhidharma, the immaterial sphere is the plane of consciousness corresponds to the immaterial plane of existence (arupabhumi), or the plane of consciousness pertaining to the immaterial meditative absorptions (arupajjhanas—Thiền Vô Sắc Giới). Any consciousness which mostly moves about in this realm is understood to belong to the immaterial sphere. When one meditates to attain formless meditative states beyond the rupajjhanas, one must discard all objects connected with material form and focus upon some non-material object, such as the infinity of space. 

(III) Phân Loại Tâm Vô Sắc Giới—Categories of Immaterial-Sphere Consciousness:

(A) Bốn Tâm Thiện Vô Sắc Giới: Four kinds of Immaterial-Sphere Wholesome Consciousness—See Mười Hai Tâm Thiện Thuộc Vô Sắc Giới (A).

(B) Bốn Tâm Quả Vô Sắc Giới: Four kinds of Immaterial-Sphere Resultant Consciousness—See Mười Hai Tâm Thiện Thuộc Vô Sắc Giới (B).

(C) Bốn Tâm Hành Thuộc Vô Sắc Giới: Four kinds of Immaterial-Sphere Functional Consciousness—See Mười Hai Tâm Thiện Thuộc Vô Sắc Giới (C). 

Tâm Vô Sinh: Mind of No Rebirth.

Tâm Vô Sở Trụ:

1) Tâm như vượn chuyền cây, hãy để cho nó đi nơi nào nó muốn; tuy nhiên, Kinh Kim Cang đề nghị: “Hãy tu tập tâm và sự tỉnh thức sao cho nó không trụ lại nơi nào cả.”—The mind is like a monkey, let it moves wherever it will; however, the Diamond Sutra suggests: “Cultivate the mind and the awareness so that your mind abides nowhere.”

2) Tâm không trụ vào đâu. Hãy để cho quá khứ đi vào quá khứ—The mind without resting place—A mind which does not abide anywhere—A mind which let “bygone be bygone.”

3) Tâm vô sở trụ là tâm chẳng chấp vào không gian hay thời gian. Cái tâm quá khứ tự nó sẽ dứt, tức gọi là vô quá khứ sự, với hiện tạivị lai lại cũng như vậy (tâm hiện tại rồi sẽ tự dứt, tức gọi là vô hiện tại sự; tâm vị lai rồi cũng sẽ tự dứt, tức gọi là vô vị lai sự), nhận biết chư pháp không thật nên không chấp trước. Tâm đó gọi là tâm vô sở trụ hay tâm giải thoát, tâm Phật, tâm Bồ Đề; tâm không vướng mắc vào ý tưởng sanh diệt (vô sinh tâm), đầu đuôi—The mind without resting place, detached from time and space, the past being past may be considered as a non-past or non-existent, so with present and future, thus realizing their unreality. The result is detachment, or the liberated mind, which is the Buddha-mind, the bodhi-mind, the mind free from ideas or creation and extinction, of beginning and end, recognizing that all forms and natures are of the Void, or Absolute.

Tâm Vô Thượng Bồ Đề: Mind of supreme enlightenment—Supreme enlightened mind.

Tâm Vô Tướng: Cittanirabhasa (skt)—Tâm không có hình tướng—The mind that has no form.

Tâm Vương: Tác dụng của tâm—The mind, the will the directive or controlling mind—The functioning mind as a whole.

Tâm Vương Tâm Sở: Tâm vươngtác dụng của tâm (hiểu biết chư pháp), còn tâm sở là phẩm chất hay điều kiện của những tác dụng ấy (tham, sân, si, etc)—The functioning mind and its qualities or conditions.

Tâm Vương Như Lai: Phật Tỳ Lô Giá Na được xem như Tâm Vương Như Lai, và những phẩm chất của tâm ấy được nhân cách hóa như đoàn tùy tùng của Ngài—Vairocana as the ultimate mind, the attributes being personified as his retinue

Tâm Xả: Tâm xả là tâm không luyến ái, bao gồm xả bỏ vật chất như những của cải, thân, sắc, âm thanh, vị và tiếp xúc, vân vân; và xả bỏ tinh thần như tâm thiên vị, tà kiến hay ngã chấp, vân vân—Equanimity—Mind of detachment—Mind of renunciation—Detachment or renunciation includes physical (wealth, body, form, sound, smell, taste, touch, etc) and mental (biased minds, wrong views, self-grasping, ego-grasping, etc).

Tâm Xót Thương (từ bi): Benevolent mind.

Tâm Xúc Cảm: Citta-critti (skt)—Emotional mind.

Tâm Ý: Tác nhân thứ ba trong ba tác nhân thân, khẩu và ý—The third of the three agents body, mouth and mind—See Tâm Địa.

Tâm Ý Thức: Cittam-manas ca vijnana (skt)—Tâm, Ý và Thức—Mind, thought, and perception (discernment)—Trong Kinh Lăng Già, “Tâm ý Thức” có nghĩa là toàn bộ máy móc của tâm thức. Khi “Citta” được kèm theo với “Mana” và “Vijnana,” thì nó tương ứng với cái tâm thức thực nghiệm, tức là “Citta” trong khía cạnh tương đối của nó cùng với sự phân biệt sai lầm—In the Lankavatara Sutra, these three terms “Citta” “Mana” and “Vijnana” are found in combination meaning the whole machinery of mentation. When “Citta” is going along with “Mana” and “Vijnana,” it corresponds to the empirical consciousness, .e., Citta in its relative aspect and therefore together with false discrimination. 

Tâm Yên Cảnh Lặng, Vọng Khởi Ma Sanh: When the mind is still, all realms are calm; when delusions arise, demons are born.

Tâm Yếu: Cốt tủy tinh yếu hay những gì nòng cốt của pháp môn—The very core., or essence.

Tấm Lòng: Heart.

Tấm Thân: Body.

Tầm:

1) Đơn vị đo lường chiều dài, tương đương với 8 bộ của Trung Hoa: Fathom, a unit used to measure the length, equivalent to 8 Chinese feet.

2) Khảo sát: To investigate.

3) Tiếp tục: To continue.

4) Tìm kiếm: To seek. 

5) Theo Phật giáo—According to Buddhism:

a) Trăn trở—Cân nhắc—Ngẫm nghĩ: Vitakkeiti (p)—Vitark (skt)—To ponder—To reflect.

b) Sự ngẫm nghĩ: Vitakka (p)—Vitarka (skt)—Initial Application—Pondering—Reflection—Trong kinh điển Phật Giáo, danh từ “tầm” được dùng lỏng lẻo với nghĩa “suy nghĩ,” nhưng trong A Tỳ Đạt Ma Luận thì danh từ “tầm” được dùng như một thuật ngữ có nghĩa đặc biệt. Đó là cái gì hướng những trạng thái cùng phát sanh đồng thời về một đối tượng. Như người cận thần được vua yêu chuộng hướng dẫn một dân làng đi vào cung điện, cùng thế ấy, “tầm” hướng dẫn tâm đến đề mục—In the Buddhist sutras, the words “vitakka” is often used in the loose sense of “thought,” but in the Abhidharma it is used in a precise technical sense to mean the mental factor that mounts or directs the mind onto the object. Just as a king’s favourite might conduct a villager to the palace, even so “vitakka” directs the mind onto the object.

c) Tầm hướng dẫn tâm đi vào đề mục: “Vitakka” or initial application directs the mind onto the object.

d) Tầm không thiện, mà cũng không bất thiện: “Vitakka” is neither wholesome nor unwholesome.

e) Khi liên hợp với thiện thì “tầm” là thiện: When “vitakka” associates with wholesome deeds, vitakka becomes wholesome.

f) Khi liên hợp với bất thiện, thì “tầm” trở nên bất thiện: When “vitakka” associates with unwholesome deeds, it becomes unwholesome.

g) Trong thực tập thiền “tầm” tạm thời khắc phục trạng thái hôn trầmthụy miên: In the practice for attaining jhana, vitakka has the special task of inhibiting the hindrance of sloth and torpor. 

Tầm Cầu: To search (look) for.

Tầm Kiến Thức: Range of knowledge.

Tầm Mắt: Range of vision.

Tầm Nã: To seek (track down) for arrest.

Tầm Thanh: To contemplate (seek) the sound.

Tầm Thanh Cứu Khổ: To contemplate the sound to save suffering beings.

Tầm Thước: To be of middle height.

Tầm Thường: Simple—Normal.

Tầm Thường Niệm Phật: Niệm Phật bình thường (hằng ngày), đối lại với niệm Phật trong những trường hợp đặc biệt (cầu an cầu siêu)—Normal or ordinary worship of Buddha, in contrast with special occasions.

Tầm Tứ: Vitarka and Vicara (skt)—Hai loại tâm sở hay hai điều kiện của thiền định về sự phát hiện và nguyên tắc phân tích—Two conditions in dhyana discovery and analysis of principles.

1) Tầm: Vitarka (skt)—Tỳ Đát Ca—Tâm sở hay pháp có khuynh hướng tăng trưởng—A dharma which tends to increase.

2) Tứ: Vicara (skt)—Tỳ Giá La—Tâm sở hay pháp có khuynh hướng giảm thiểu, hữu hạn và rõ ràng trong dòng tâm thức—One which tends to diminish, definiteness and clearness in the stream of consciousness.

** For more information, please see Trung Gián Định.

Tầm Vóc: Stature—Height of a person.

Tầm Xa: Long range.

Tẩm: Ngủ hay nghỉ ngơi—To sleep or to rest.

Tẩm Đường: Nhà ngủ—Dormitory.

Tẩm Thất: Nơi nghỉ ngơi—A retiring room—Resting place.

Tân:

1) Bến phà: Ferry—Ford—A place of crossing a stream. 

2) Củi: Firewood.

3) Giải trí: To entertain.

4) Khách: Guest.

5) Lương bổng: Wages.

6) Mới, phản nghĩa lại với cũ: New, opposite of old. 

7) Nhiên liệu: Fuel.

8) Quả cau: The areca or betel-nut.

Tân Ba La Quật: Vaibhara (skt)—Hang Tân Ba La, một loại chùa xây bằng đá đẻo, gần thành Vương Xá, bây giờ là Baibhargiri. Nơi mà Đức Phật rất thích về tỉnh tọa—The Vaibhara cavern. A “rock-cut” temple on a mountain near Radjagrha, now called Baibhargiri. Sakyamuni Buddha used to resort there for meditation.

Tân Bát La: Pippala (skt)—See Tân Phát Lợi Lực Xoa in Vietnamese-English Section.

Tân Cựu: New and old.

Tân Cựu Lưỡng Dịch: Sách dịch từ kinh Phật ra có hai loại, một là cựu dịch từ trước ngài Huyền Trang; từ ngài Huyền Trang trở về sau gọi là “tân dịch.”—Old and new methods of or terms in translation, the old before, the new with Hsuan-Tsang.

Tân Cựu Lưỡng Y: Theo Kinh Niết Bàn thì có hai phương cách chữa lành bệnh của chúng sanh, cựu yphương cách xưa, dùng để ví với Tiểu Thừa giáo; tân y là phương thuốc mới dùng để ví với Đại Thừa giáo—According to Nirvana sutra, there are old and new methods of healing, e.g. Hinayana and Mahayana.

Tân Đầu:

1) Ấn Độ: Tín Độ—The Indus—Sindh.

2) Tên một địa ngục: Name of a purgatory.

Tân Đầu Ba La Hương: Sindhupara or Sindhuvara (skt)—Hương thơm từ một loại cây mọc hai bên bờ sông Ấn Hà—Incense or perfume, from a fragrant plant said to grow on the banks of the Indus.

Tân Đầu Lô Phả La Đọa: Pindola-Bharadvja (skt)—Tân Đầu—Tân Đầu Lư—Đệ nhứt tôn giả trong 16 vị La Hán, mãi mãi an trụ trên núi, hiện tướng tóc bạc mày dài—Name of the first of the sixteen arhats, who became the old man of the mountains, white hair and beard, bushy eye-brows, one of the genii.

Tân Đê: Tên viết tắt của ngài Cấp Cô Độc—An abbreviation for Anathapindika—See Cấp Cô Độc in Vietnamese-English Section, and Anathapindada in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Tân Gia Ba: Singapore.

Tân Già La: Pingala (skt)—Tên một Hiền giả người Ấn Độ, Tàu dịch là Thanh Mục, người đã giải thích bộ Trung Luận Quán của Ngài Long Thọ Bồ Tát—An Indian sage who interpreted the Madhyamika-Sastra (of Nagarjuna Bodhisattva).

** For more information, please see Trung

 Luận in Vietnmaese-English Section.

Tân Giai Nhân: Bride—Newly-married woman.

Tân Giới: Hạng Sa Di mới thọ giới—One who has newly been admitted; a novice; a Sramanera.

Tân Hôn: Wedding party.

Tân Hưng Long: Tên của ngôi chùa Tịnh Độ tọa lạc trong quận 10, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được xây từ năm 1936—Name of a Pure Land Buddhist Pagoda, located in the Tenth district, Saigon City, South Vietnam. The pagoda was built in 1936.

Tân Khách: Guest.

Tân Kỷ Lục: New record.

Tân Lang:

1) Cây cau: Puga (skt)—Betel-nut tree.

2) Chú rể: Bridegroom—Newly-married man.

Tân Lập: Recently established—Newly made.

Tân Lương: Tôn giáo được ví với cái cầu hay cái bè đưa người qua bến sông sanh tử—A bridge or ferry across a stream, i.e. religion.

Tân Nhạc: Modern music.

Tân Niên: New year.

Tân Nương: See Tân Giai Nhân.

Tân Phát Lợi Lực Xoa: Pippala-vrksa (skt)—Còn gọi là Bồ Đề Cổ hay Bồ Đề Thụ, tức là cây Bồ Đề mà dưới gốc nầy Đức Phật đã giác ngộ—The bodhi-druma, or the bodhi-tree under which Sakyamuni obtained insight.

Tân Phát Ý: Ý nguyện mới phát tâm cầu Bồ Đề giác ngộ, hay mới phát tâm cầu giữ giới (điều nầy không hạn hẹp với người xuất gia, mà cho cả những người tại gia)—One who has newly resolved on becoming a Buddhist, or on any new line of conduct.

Tân Tạo: See Tân Lập.

Tân Tận Hỏa Diệt: Hết củi lửa tắt, một từ để chỉ niết bàn, khi hết dục vọng phiền não là niết bàn—Fuel consumed fire extinguished, a term for nirvana, especially the Buddha’s death or nirvana.

Tân Thời: Modern—Up-to-date.

Tân Tiến: Advanced—Progressive.

Tân Tống:

1) Tiển đưa đến bè hay phà (xưa nói về người sống, nay mang ý nghĩa là tiển người chết đến bờ giải thoát): To escort to the ferry, either the living to deliverance or more generally the dead.

2) Tiển khách: To bid goodbye to a guest.

Tân Tra La: Pindara, or Pindala (skt)—Tân Đà La—Một trong những địa ngụcthân thể không bị khổ não đau đớn (theo Kinh Phổ Siêu, Phật đã bảo ngài Xá Lợi Phất là vua A Đồ Thế đã vào địa ngục có tên Tân Sá La, vừa vào lại ra ngay, nên thân thể chưa bị khổ não đau đớn)—One of the painless purgatories. 

Tân Tuế: Năm mới của người xuất gia, bắt đầu từ ngày đầu tiên sau ngày mãn an cư kiết hạ, tức ngày 16 tháng bảy âm lịch—The new year of the monks, beginning on the day after summer retreat, the 16th of the seventh month, lunar calendar.

Tân Văn: Newspapers.

Tân Xuân: Beginning of spring.

Tấn:

1) Tinh tấn: Effort—Zeal.

2) Trục xuất: To expel.

Tấn Trị: Hình phạt trục xuất khỏi giáo đoàn—The punishment of expulsion, which is of three orders.

1) Tấn Xuất: Bị trục xuất khỏi tự viện, nhưng có thể trở về nếu biết phát lồ sám hối: Expulsion from a particular monastery or nunnery, to which there may be a return on repentance.

2) Mặc Tấn: Cấm không được giao tiếp với tự viện—Prohibition of any relation with the monastery.

3) Diệt Tấn: Xóa tên trong giáo đoàn—Entire expulsion and deletion from the order.

Tần:

1) Luôn luôn: Repeated.

2) Triều đại nhà Tần bên Trung Quốc, khoảng 255-205 trước Tây Lịch: The Ch’in state and dynasty (China), 255-205 B.C. 

Tần Bà: Vimba or Bimba (skt)—Cây Tần Bà có trái màu đỏ—A tree with red fruit; fruit of the Bimba-tree. 

Tần Bà La:

1) Quả Tần Bà La: Vimba or Bimba (skt)—See Tần Bà.

2) Tỳ Ba Ha: Vimbara (skt)—Từ chỉ số lượng tương đương với 10 triệu—a measurement unit, equivalent to 10 millions.

3) Vua của hương thơm: A king of fragrance, or incense.

Tần Bà Sa La: See Bimbisara in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Tần Già: Kalavinka (skt)—See Ca Lăng Tần Già.

Tần Già Bình: Chiếc bình có hình dáng giống như chim Ca Lăng Tần Già, mà trong Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật đã dùng nó để ví với vô không khứ lai, và vô thức sinh diệt—The kalavinka pitcher, an illustration in the Surangama Sutra of emptiness or non-existence. 

Tần Già Đà: Vigata or Vigama (skt)—Tỳ Kíp Ma—Thuốc Tần Già Đà hay Tỳ Kíp Ma, có nghĩa là trừ khử vì nó có thể trừ khử mọi bệnh tật—Gone away—Disappearance—A medicine which causes diseases to disappear.

Tần Lai Quả: Sakrdagamin (skt)—Tư Đà Hàm hay Nhất Lai Quả, quả vị thứ nhì trong tứ Thánh Quả—Once more to be reborn, the second in the four fruits.

** For more information, please see Tứ Thánh Quả.

Tần Na Dạ Ca: Vinayaka (skt)—Tên của một loài quỷ thần—Name of a demon or spirit.

Tần Quảng Vương: Vị vua thứ nhất trong thập ngục vương—Ch’in-Kuang, the first of the ten kings of Hades.

Tận: Hết—All used up—End—Finish—Complete—Nothing left—Entirely—Utmost.

Tận Mệnh: To sacrafice one’s life.

Tận Thập Phương: Hết thảy mười phương pháp giới hay khắp nơi trong vũ trụ—The entire ten directions—The universe—Everywhere.

Tận Thất Nhựt: Kết thúc tuần trai thất thứ nhất cho người quá vãng—At the end of seven days—Seven days being completed.

** For more information, please see Hộ Niệm,

 and Trai Thất in Vietnamese-English Section. 

Tận Tình: With all one’s heart.

Tận Tịnh Hư Dung: Học thuyết của Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, nói rõ tất cả đều không hay thực tướng của chư pháp đều là không—The identity of the absolute and the empirical, a doctrine of the Prajnaparamita.

Tận Trung: Loyal.

Tận Tụy: Hard-working—Diligent.

Tận Vị Lai Tế: Vĩnh cửu (quá khứ, hiện tạivị lai đều không bị giới hạn)—To the end of all time, eternal.

Tâng Bốc: To flatter.

Tấp: To drift on the shore.

Tập:

1) Dư khí của phiền não gọi là “Tập Khí” hay là “Tập”: The accumulation of illusion, the remainder or remaining influence of illusion.

2) Kết tập: Samudaya (skt)—Accumulated—Assembled—Heaped—To collect—To collect together—To aggregate.

3) Thực tập: To practise.

Tập Chúng: Họp chúng lại—To assemble all, or everybody.

Tập Chủng Tánh: Active or functioning nature.

Tập Diệt: Thực tập điều tốt và loại bỏ điều xấu—To practice the good and destroy the evil.

Tập Đế: samudaya (skt)—Chân đế thứ hai trong Tứ Diệu Đế, sự thật về nguyên nhân gây ra đau khổdo nơi dục vọngnghiệp quả của nó—The second of the four dogmas, the truth of the cause of suffering, that the cause of suffering lies in passions and their resultant karma. 

Tập Hợp: To gather—To assemble—To collect.

Tập Hội: Hội họp—To assemble—An asembly.

Tập Hội Sở: Nơi hội họp—A place of assembly.

Tập Khí: Vasana (p & skt).

1) Thói quen cũ: Old habit—Habit energy—Former habit.

2) Sự tích lũy ý nghĩ, tình cảm, việc làm và những dục vọng trong quá khứ: The accumulation of the past thoughts, affections, deeds, and passions. 

3) Những ấn tượng của bất cứ hành động và kinh nghiệm quá khứ được ghi lại trong tâm chúng ta một cách vô ý thức: The impression of any past action or experience remaining unconsciously in the mind.

4) Những tri giác quá khứ mà trong hiện tại chúng ta hồi tưởng lại: The present consciousness of past perceptions.

5) Kiến thức quá khứ được lưu trữ trong ký ức: Past knowledge derived from memory.

6) Những chất chồng của nghiệp, thiện và bất thiện từ những thói quen hay thực tập trong tiền kiếp. Sự khởi dậy của tư tưởng, dục vọng, hay ảo tưởng sau khi chúng đã được chế ngự—Good or evil karma from habits or practice in a former existence—The force of habit—The uprising or recurrence of thoughts, passions or delusions after the passion or delusion has itself been overcome, the remainder or remaining influence of illusion. 

Tập Khởi: Tiếng Phạn là Chất Đa, dịch là tâm, tên của A Lại Da Thức. Tất cả các pháp hiện hành huân tập hạt giống ở thức nầy gọi là Tập, từ thức nầy nảy sinh ra tất cả các pháp hiện hành gọi là Khởi—A term for citta, the mind, and for alayavijnana, as giving rise to the mass of things.

Tập Luyện: To exercise—To train—To practice.

Tập Nhân Tập Quả: Sự tương tục của nhân và quả (niệm trước là nhân, niệm sau là quả)—The continuity of cause and effect, as the cause so the effect.

Tập Nhiễm: To contract (develop or acquire) a habit.

Tập Phước: Tên của một ngôi chùa cổ tọa lạc trong quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được xây vào cuối thế kỷ thứ 18, được vua Gia Long ban tặng bản “Sắc Tứ Tập Phước Tự.” Trong Chánh điện, hai bên bàn thờ Phật, có tượng của 18 vị La Hán, được tạc bằng gỗ mít. Kiến trúc của chùa hiện nay là mô hình được xây lại vào năm 1967—Name of an ancient pagoda, located in Bình Thạnh district, Saigon City, South Vietnam. The pagoda was built in the late eighteenth century. It was offered a “Royal Recognized Tập Phước Pagoda” board by King Gia Long. In the Main Hall stands an old set of eighteen Arhats statues made of jacktree wood and worshipped on each side of the Buddha Shrine. The present structure of the pagoda results from the reconstruction in 1967. There is a great bell of 1.3 meters height, 0.65 meter in diameter, on which the Buddha’s teaching was carved. 

Tập Quán: Acarika (skt)—Habit—Custom.

Tập Rèn: To drill—To practise.

Tập Sự: On probation—Probationary.

Tập Tục: Habit and custom. 

Tập Tục Truyền Thống: Traditional custom.

Tập Trung: Concentration.

Tập Trung Tư Tưởng: Mental concentration.

Tập Trung Vào Một Đối Tượng: Single-pointedness.

Tất:

1) Hoàn tất: Complete—End—Final.

2) Tất yếu: Certainly—Necessary.

3) Must. 

Tất Bát La: Pippala (skt).

1) Tên cây Bồ Đề: One of the name of the Ficus religiosa.

2) Tên Ngài Ma Ha Ca Diếp: Name of Maha-Kasyapa—See Ma Ha Ca Diếp.

Tất Cả Chúng Sanh Đều Có Phật Tánh: All sentient (living) beings or creatures have Buddha-nature.

Tất Cả Chư Pháp Hữu Vi Như Mộng Như Huyễn: All conditioned dharmas are like dreams and illusions.

Tất Cả Phiền Não Đều Không, Chúng Chỉ Khởi Lên Khi Sự Chấp Ngã Của Ta Khởi Lên: All afflictions are empty; they only arise when the our attachment to the self arises.

Tất Cả Vạn Vật: All of nature.

Tất Cánh: Atyanta (skt).

1) Căn bản: Fundamental.

2) Cuối cùng: Finally—At last—Final—Ultimate.

3) Dưới đáy: At bottom.

Tất Cánh Giác: Còn gọi là vô thượng Bồ Đề hay vô thượng giác, chỉ có Đức Phật mới chứng được, không ai có thể đạt được—The ultimate enlightenment, or bodhi, that of a Buddha. 

Tất Cánh Không: Chư pháp (hữu vivô vi) cuối cùng đều là không—Fundamentally unreal, or void.

Tất Cánh Trí: Trí huệ tối thượng—Ultimate or final wisdom, or knowledge of the ultimate.

Tất Cánh Vô: Rốt cuộc là không có—Never, fundamentally not, or none.

Tất Cánh Y: Chỉ Đức Phậtnơi nương tựa cuối cùng của chúng sanh—A final trust, ultimate reliance, i.e. Buddha.

Tất Đạt Đa: Siddhartha (skt)—Người đã hoàn thành mục tiêu đại nguyện của mình. Tục danh của Đức Phật trước khi Ngài xuất gia—He who has accomplished his aim. The secular name of the historical Buddha before His renunciation of the world—See Siddhartha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Tất Định:

1) Chắc chắn: Certainly—Assuredly.

2) A Bệ Bạt Trí: Avaivartika (skt)—Bất Thối Chuyển—Chẳng thối chuyển đạo lớn, nhất định sẽ nhập vị Niết Bàn—Never receding, or turning back, always progressing, and certainly reaching Nirvana. 

Tất Hữu: Total existence—Totally have.

Tất Lạc Xoa: Vilaksa or Vrksa (skt)—Còn dịch là Tất Lợi Xoa hay Tất Thích Xoa, tên của một loài cây a-du-ca, người ta nói Đức Phật đản sanh ngay tại gốc cây nầy—A tree; here it is described as the tree, i.e. the Jonesia asoka, a tree under which the Buddha is said to have been born. 

Tất Lặc Chi Để Ca: Pratyeka-buddha (skt)—See Pratyeka-buddha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Tất Lăng Già Bà Ta: Pilindavatsa (skt)—Còn dịch là Tất Lan Đà Phiệt Sà, tên một vị Tỳ Kheo vốn 500 đời là Bà La Môn, thái độ kiêu mạn, luôn miệng chưỡi Thần sông Hằng. Về sau quy-y đầu Phật, Phật bắt phải phát lồ sám hối cho sự hung hăng kiêu mạn thời trước—One who for 500 generations had been a brahman, cursed the god of the Ganges, became a disciple, but still has to do penance for his ill-temper.

Tất Lật Ca: Prkka or Sprkka (skt)—Còn gọi là Tất Lực Ca, một loại cây thơm, có tên khoa học là Trigonella corniculata—A fragrant plant, said to be Trigonella corniculata. 

Tất Lật Thác Diệc Na: Prthagjana (skt).

1) Phàm Phu: Độc Sanh—Dị Sanh—Ordinary people—Common people.

2) Sanh ra làm phàm phu: To be born an ordinary man.

Tất Lợi Đa: Preta (skt)—Ngạ quỷ—Hungry ghosts—See Ngạ Quỷ in Vietnamese-English Section and Preta in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Tất Lực Ca: Prkka or Sprkka (skt)—See Tất Lật Ca.

Tất Nhiên: Naturally—Certainly—Of course.

Tất Tâm: With all one’s heart—Heartily. 

Tất Thắng: Certain victory.

Tất Trí: Chắc chắn đến—Certainly arrive at—Certainly will.

Tất Tưởi: To be in a hurry.

Tất Xá Già: Pisaca (skt)—Còn gọi là Tỳ Xa Giá, hay Tỳ Xá Xà, tên một loại quỷ ăn thịt tươi—Demons that eats flesh, maglinant sprites or demons.

Tất Yếu: Essential—Necessary.

Tật: See Tật Bệnh.

Tật Bịnh:

1) Bệnh hoạn: Ill—Sick—Sickness—An attack of illness.

2) Giận hờn: Angry.

3) Vội vàng: Haste. 

Tật Đố: Irsya (skt)—Ganh ghét với tài sản của người khác—Jealousy, or envy of other’s possessions.

Tật Họa:

1) Vẽ tháo: Hasty writing.

2) Viết tháo: To write speedily, or at once.

3) Viết vội: A hurried note.

Tật Khổ: Unhappy—Unfortunate.

Tật Nguyền: Disabled.

Tấu: To report (to the king).

Tẩu:

1) Cái đầm: A marsh—A reserve.

2) Đi: To walk—To go.

Tẩu Đạt Lê Xá Thố: Sudarsana (skt)—Vòng thứ tư quanh núi Tu Di—The fourth circle around Mount Meru.

Tẩu Hải: Đi bằng đường biển—To travel by sea.

Tẩu Tẩu Bà: See Stupa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Tậu: To purchase.

Tây:

1) Hướng Tây: Pascima (skt)—West.

2) Tây Bộ của Ấn Độ: Kashmir or western region of India.

3) Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà: The western heavens of Amitabha—See Tây Phương Cực Lạc.

Tây An: Tên của một ngôi chùa tọa lạc trong thị xã Châu Đốc, nằm về phía tây trung tâm thị xã chừng 3 dậm. Chùa được giới thiệu trong Đại Nam Nhất Thống Chí như sau: “Chùa tọa lạc trong thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, và được quan Tổng Đốc Tuy Tĩnh Tử Doãn Uẩn xây vào năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa vào vách núi. Cảnh chùa tỉnh mịch, nhiều cây cổ thụ âm u. Trong chánh điện chùa có nhiều tượng Phật và tượng Bồ Tát, bằng gỗ quý và được chạm trỗ công phu. Kể từ đời Phật Thầy Đoàn Minh Huyên đến nay đã trải qua 7 đời truyền thừa. Đây là một ngôi chùa có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc, và cũng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của miền Nam Việt Nam—Name of a temple, located in Châu Đốc town, about 3 miles west of the center of Châu Đốc town. It is introduced in ‘Đại Nam Nhất Thống Chí’ as follows: “The temple situated in Vĩnh Tế hamlet, Tây Xuyên district, and constructed in the seventh year of the King Thiệu Trị (1854) by the late Commander, Head of the province, general Tuy Tĩnh Tử Doãn Uẩn. The temple stands on the mountain, its facade faces the province citadel, and its back leans on the side of the mountain. The temple is very quiet and desert with secular trees and plants full of darkness. In the main hall stand lots of statues of Buddhas and Bodhisattvas, made of precious wood and carved very elaborately. From the first Patriarch, Ch’an Master Đoàn Minh Huyên, the temple has been headed by seven Patriarchs up to now. The temple is historically and architecturally valuable and one of the most famous temples in Southern Vietnam.

Tây An Cổ Tự: Tsi-An Ancient Temple—See Tây An.

Tây Ban: See Tây Tự.

Tây Chủ: The Lord of the West, Amitabha Buddha—See A Di Đà in Vietnamese-English Section and Amita in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Tây Hà: Hsi-He—Tây Hà là tên hiệu của Đạo Xước, một vị Tăng nổi tiếng đời Đường—Name of T’ao-Ch’o, a famous monk during the T’ang dynasty.

Tây Hành:

1) Đi về phía Tây: Going west.

2) Những ai thực hành theo giáo pháp của Đức Phật A Di Đà, sẽ được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc: Practices of the Amitabha cult, leading to salvation in the Western Paradise. 

Tây Mạn Đà La: Tây Mạn Đà La chỉ Kim Cang Giới, trong khi Đông Mạn Đà La chỉ Thai Tạng Giới—The “western” mandala is of Vajradhatu, as the “eastern” is of the Garbhadhatu.

Tây Minh: Tây Minh là tên hiệu của hai vị cao Tăng đời Đường, một là Đạo Tuyên, người đã sáng lập ra tông Nam Sơn, và người thứ hai là Viên Triệt. Cả hai đều xuất thân từ Tây Minh Tự được vua Đường Cao Tông (650-684) xây tại kinh đô Trường An—Hsi-Ming, name of T’ao-Hsuan during the T’ang dynasty, who founded the Southern Hill school, and also Yuan-Ts’ê, both of whom were from the monastery of Western Enlightenment, established by King T’ang Kao-Tsung (650-684) at Ch’ang-An, the capital. 

Tây Ngưu Hóa Châu: Godaniya or Apara-godaniya (skt)—Tây Lục địa, nơi mà trâu bò được dùng làm tiền tệ. Lục địa tọa lạc về phía Tây của núi Tu Di—The western continent of the world, or “western-cattle-giving,” where cattle are the medium of exchange. This continent is situated in the west of Mount Sumeru.

Tây Phương: Phía Tây, đặc biệt nói về Tây Phương Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà—The west, especially Amitabha’s Western Pure Land—See Tây Phương Cực Lạc.

Tây Phương Cực Lạc: Tây phương Cực lạc vượt ngoài tam giới luân hồi. Đây là một trong những đất chính của Phật được trường phái Đại Thừa thừa nhận. Đức Phật A Di Đà lập ra Tây Phương Cực Lạc nhờ chính ngay công đức tu tập của Ngài. Trường phái Tịnh độ tin rằng việc trì niệm hồng danh của Ngài cho phép tín đồ vãng sanh về Tịnh Độ sống đời an lạc cho đến khi nhập Niết bàn (Đức Phật Thích Ca nói: “Ở về phương Tây có một cõi nước thanh tịnh gọi là An Lạc hay Cực Lạc/Sukhavati hay thế giới Tây Phương Cực Lạc. Vị Giáo Chủ của cõi nước nầy hiệu là A Di Đà/Amitabha Buddha. A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng ThọVô Lượng Quang. Đức Phật A Di Đà trong vô lượng kiếp về trước, đã phát 48 lời đại nguyện, trong đó những lời nguyện thứ 18, 19, và 20 chuyên vì nhiếp thọtiếp dẫn nhứt thiết chúng sanh. Do các lời nguyện cao quý nầy, Đức Phật A Di Đà sáng tạo cõi Tịnh, chúng sanh chỉ cần phát tâm chánh niệm, quán Phật niệm Phật, tới lúc lâm mạng chung thời, Đức PhậtThánh chúng sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc. Khi đến cõi Tịnh, chúng sanh ở trong cung điện lầu cát, hoa viên tốt đẹp nhiệm mầu, tiếng chim, tiếng gió thảy đều hòa nhã. Chư Phật chư Bồ Tát theo thời theo chỗ mà tuyên dạy diệu pháp. Các chúng sanh được thanh tịnh diệu lạc, thân tâm đều không thọ khổ, chuyên chí nghe đạo hằng không thối chuyển. Các hiện tượngcõi Tịnh tốt đẹp như thế, mọi phương diện cố nhiên đều do tịnh thức của chư Phật và chư Bồ Tát sở hiện, về phương diện khác cũng nhờ tâm thức thanh tịnh của chúng sanh vãng sanh cõi ấy tham gia đồng thể biến hiện mà có. Không thể dùng chút ít căn lành, phước đức nhơn duyên mà đặng sanh vào nước kia. Như vậy cõi Tịnh không phải ai cũng vãng sanh được, cũng không thể bỗng nhiên niệm vài tiếng “namo” không chí thành mà có thể vãng sanh được. Thân Như Lai không thể thân cận với những ai có căn lành cạn cợt—(See Tứ Thập Bát Nguyện 18, 19, 20)—Sukhavati means the Western Land of Amitabha Buddha, the highest joy, name of the Pure Land of Amitabha Buddha in the west—The Western Paradise which is outside the triple realm and beyond samsara and retrogression. The Western Paradise is one of the most important of the Buddha-fields to appear in the Mahayana. Amitabha Buddha created the Pure Land by his karmic merit. The Pure Land sect believes that through faithful devotion to Amitabha and through recitation of his name, one an be reborn there and lead a blissful life until entering Nirvana. 

Tây Phương Tam Thánh: The three Pure Land sages—See Tam Thánh (B).

Tây Phương Tịnh Độ: Sukhavati (skt)—Tây Phương Cực Lạc Thế Giới hay Tây Phương Cực Lạc Tịnh Độ, nơi đó Đức Phật A Di ĐàTiếp Dẫn Đạo Sư—The Western Paradise to which Amitabha is the guide and welcomer—See Tây Phương Cực Lạc.

Tây Quang: Ánh sáng (hào quang) của Tây Phương Cực Lạc—The light of the western paradise.

Tây Sơn Trụ Bộ: Avarasaila or Aparasaila (skt)—Tây Sơn Bộ—A La Thuyết Bộ—Tông thứ nhì của Đại Chúng Bộ, một trong hai mươi tông phái Tiểu Thừa. Một tự viện mang tên của tông phái nầy ở Tây Sơn, người ta nói nó đã được xây dựng từ năm 600 trước Tây Lịch, và bị bỏ phế vào khoảng năm 600 sau Tây Lịch. Trong thế kỷ thứ hai sau khi Đức Phật nhập diệt, Đại Chúng Bộ được tách ra thành Nhất Thuyết Bộ (Ekavyaharika) và Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokotarravada), Kê Dẫn Bộ (Kukkutika or Gokulika), Đa Văn Bộ (Bahusrtiya), Thuyết Giả Bộ (Prajnaptivada), và một thời gian ngắn sau thì xuất hiện phái Tây Sơn Trụ Bộ (Aparasaila), Đông Sơn Trụ Bộ (Uttarasaila) và Chế Đa Sơn Bộ (Caityaka). Tất cả những trường phái trên đây đều mở đường cho sự phát triển của Phật giáo Đại Thừa. Các phái Tây Sơn và Đông Sơn Trụ Bộ đều lấy tên của các ngọn đồi ở cạnh trung tâm hoạt động của họ. Họ còn được gọi là Andhaka trong Biên Niên Sử Tích Lan vì được nhiều người trong vùng núi Andhra theo. Trong số các bộ phái tách ra từ Đại Chúng Bộ thì Chế Đa Sơn Bộ, Tây Sơn Trụ BộĐông Sơn Trụ Bộnổi bật nhất và có ảnh hưởng lớn tại miền Nam Ấn Độ—The second subdivision of Mahasanghika school, one of the twenty Hinayana sects. A monastery of this name was in Dhana-kataka, said to have been built 600 B.C., deserted 600 A.D. During the second century after the Buddha’s death, the Mahasanghika sect was split up into Ekavyaharika, Lokottaravada, Kukkutika, Bahusrutiya and Prajnaptivada, and shortly afterwards appeared the Saila and the Caityaka schools. All of these sub-cults helped pave the way for the growth of Mahayanism. The Sailas derived their name from the hills located round the principal centers of their activities. They were also called the Andhakas in the Ceylonese Chronicles on account of their great popularity in the Andhra country. The Pali commentary, however, mentions that both the Cetiyavadin (Caityavadin) and the Andhala schools were merely names, remote, provincial, standing for certain doctrines. Among the sections into which the Mahasanghikas were divided, the Caityakas and the Saila schools were the most prominent and had great influence in the South of India.

Tây Tạng: Tibet.

Tây Tạng Lạt Ma Giáo: Tibetan Lamaism.

Tây Tạng Phật Giáo: Tibetan Buddhism.

Tây Thiên: Thiên Trúc—Ấn Độ—Western Heavens—India.

Tây Thiên Tự: Tên của một ngôi chùa cổ ở Huế, Trung Việt. Năm 1902, sư Tâm Tịnh, đệ tử của Hòa Thượng Diệu Giác, đến ấp Thuận Hòa, làng Dương Xuân Thượng, phía sau Đàn Nam Giao dựng một thảo am, gọi là Thiếu Lâm trượng thất. Nơi đây sư tham cứutu trì theo Thiền tông kết hợp với Tịnh Độ. Đó là tiền thân của chùa Tây Thiên. Năm 1904, đổi Am Thiếu Lâm thành Thiếu Lâm Tự. Năm 1911, sư đổi tên chùa thành Tây Thiên. Hiện nay chùa Tây Thiên là một trong những chùa có nhiều sinh hoạt tu tập trong tín đồ. Theo định kỳ có nhiều vị Tăng cao hạ tu tập tại đây—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. In 1902, Venerable Tâm Tịnh, a disciple of Diệu Giác, came to Thuận Hóa hamlet, Dương Xuân Thượng village, behind Nam Giao ritual place to build a thatched temple, called Shao-Lin house. Right here he cultivated a combination of Zen and Buddha-Recitation. This was preformation of Tây Thiên (Hsi-T’ien) temple. In 1904, he changed its name to Shaolin temple. In 1911, he changed the name of the temple to Tây Thiên. At present, Tây Thiên temple is one of the temples which has a lot of religious activities for congregation. Periodically, many senior monks stay there.

Tây Thiên Giáo Chủ: Phật A Di Đà, vị giáo chủ của Tây Phương Cực Lạc—Amitabha Buddha, the Lord of the cult, or sovereign teacher, of the Western paradise.

Tây Tịnh: Nhà xí thường tọa lạc về hướng Tây của tự viện—The western cleanser, the privy, situated on the west of a monastery.

Tây Tự: Tây Ban—Nhóm Tăng chuyên về giảng giải giáo pháp, bên phía Tây của phương trượng; trong khi nhóm bên Đông thì chuyên về hành trì. Đây là một lối bắt chước theo văn võ quan của triều đình—The western group, i.e. teaching monks stood on the west of the abbot, while those engaged in practical affairs stood on the east. This was an imitation of the Court practice in regard to civil and military officials.

Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện: Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện, 2 quyển do Sư Nghĩa Tịnh soạn vào đời Đường; tổng số gồm 56 nhà sư nổi tiếng, trong đó có bốn người nước ngoài—Biographies of famous pilgrims, composed by I-Ching, fifty six in number, among them 4 were not Chinese.

Tây Vực Ký: Tây Vực Truyện—Đại Đường Tây Vực Ký—Ký sự ghi lại về các nước ở Tây Vực, do Huyền Trang đời Đường biên soạn thành 12 quyển vào khoảng những năm 646-648 sau Tây Lịch—The Great T’ang Chronicles of the Western World, or Records of Western countries, by the T’ang dynasty pilgrim Hsuan-Tsang, in 12 books A.D. 646-648.

Tây Vực Truyện: See Tây Vực Ký.

Tẩy: To cleanse—To wash—To rub out.

Tẩy Chay: To boycott.

Tẩy Tịnh: Phép rửa tay sau khi đi đại tiểu tiện xong—Cleansing, especially after stool.

Tẩy Trừ: Pativinodeti (p)—Pariksina (skt)—To dismiss—To dispel—To get rid of—To eradicate—To remove.

Tẩy Trừ Tập Khí: Pariksina-vasana (skt)—To dispel the old habits or the pervasions of passions.

Tẩy Uế: To clean—To disinfect.

Tăng Già: A monastery.

Tăng Thượng Mạn: Vaunting asertion of possessing the Truth.

Tăng Trưởng Kiến Thức: Expansion of knowledge.

Tắt Rụi: To become extinct

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.