To

27/10/201012:00 SA(Xem: 32908)
To

Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
Thiện Phúc

TO

Tỏ:

1) Bright—brilliant—Luminous.

2) To display—To express—To declare.

Tỏ Bày: To make known—To state—To express—To set forth.

Tỏ Ra: To show—To exhibit.

Tỏ Rõ: Clearly—Plainly.

Tỏ Tường: See Tỏ Rõ.

Tỏ ý: To express one’s intention.

Tỏ Ý Tán Đồng: To express one’s agreement.

Toa:

1) Toa xe: Waggon—Sleepng-car.

2) Toa thuốc: Prescription.

Tòa:

1) Chỗ ngồi: Vastu (skt)—Place—Seat.

2) Tòa án: Court—Judge.

Tòa Như Lai: The throne (palace chamber) of the Buddha—The palace chamber in which the Buddha was situated.

Tòa Sen: Buddha’s throne.

Tỏa:

1) Phong tỏa: To blockade.

2) Ống khóa: Lock—Chain.

3) Tỏa ra: To spread—To scatter—To diffuse.

Tỏa Ra: To emit—To exhale—To give off.

Tỏa Thược: Ống khóa và chìa khóa—Lock and key.

Tọa: Nisad or nisanna (skt).

1) Chủ tọa: To preside—To take the chair.

2) Nghỉ ngơi: To rest.

3) Ngồi: To sit—A seat.

4) Tòa: Throne.

5) Tọa lạc: To situate. 

Tọa Chủ: Còn gọi là Thủ Tọa, Thượng Tọa, hay Tọa Nguyên, là vị chủ một nhóm cử tọa đại chúng hay vị Thượng Tọa trụ trì tự viện—Master of a temple, a chairman, president, the head of the monks, an abbot.

Tọa Chủ Nô: Vị trụ trì chỉ hiểu biết giáo điển mà không có thực hành nên không được sự kính trọng của Tăng chúng—Archpriest—A master of a temple who understands Buddhism only intellectually, without practicing; thus lacks of respect from the Sangha.

Tọa Chứng: Một từ khác cho thiền quán—Another term for dhyana contemplation.

Tọa Cụ: Nisidana (skt)—Dụng cụ (bằng vải hay bằng chiếu cối) để ngồi thiền—An article for sitting on (made of cloth or mat) when practicing meditation.

Tọa Cửu Thành Lao: Ngồi lâu mà thành tựu như Ngài Bồ Đề Đạt Ma—To accomplish one’s labour by prolonged sitting, as did Bodhidharma.

Tọa Đường:

1) Phòng thiền hay Thiền đường: A sitting room.

2) Phòng họp của chư Tăng Ni: The assembly room of the monks. 

Tọa Hạ: Tọa Lạp—Varsa (skt)—Tên gọi khác của “An Cư Kiết Hạ.” Tăng đoàn vâng theo lời chỉ dạy của Phật mà tọa vũ an cư hay an cư kiết hạ về mùa mưa (để giảm thiểu sự tổn hại các loài côn trùng, đồng thời nhập thất tịnh tu)—The retreat or rest during the summer rains (based on the instruction of the Buddha).

Tọa Hạ Do: Giấy chứng nhận “An Cư Kiết Hạ” cấp cho một vị du tăng—A certificate of “retreat” given to a wandering monk. 

Tọa Hưởng: To enjoy.

Tọa Lạp: Cuối mùa an cư kiết hạ, hay cuối năm của tự viện Phật giáo—The end of the summer retreat; the monastic end of the year—See Tọa Hạ.

Tọa Lạc: To be located (situated).

Tọa Pháp: To transgress law.

Tọa Quang: See Quang Tọa.

Tọa Tham: Cuộc tham vấn trước buổi thiền tọa đầu hôm—The evening meditation at a monastery (preceding instruction by the abbot).

Tọa Thiền: Ngồi tu thiền. Thiền là chữ tắt của “Thiền Na” có nghĩa là tư duy tĩnh lự. Đây là một trong những nghệ thuật dập tắt dòng suy tưởng của tâm, để làm sáng tỏ tâm tính. Thiền được chính thức giới thiệu vào Trung Quốc bởi Tổ Bồ Đề Đạt Ma, dầu trước đó người Trung Hoa đã biết đến, và kéo dài cho tới thời kỳ của các tông phái Thiên Thai. Theo Kinh Duy Ma Cật, cư sĩ Duy Ma Cật đã nói với ông Xá Lợi Phất khi ông nầy ở trong rừng tọa thiền yên lặng dưới gốc cây như sau: “Thưa ngài Xá Lợi Phất! Bất tất ngồi sững đó mới là ngồi thiền. Vả chăng ngồi thiền là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi thiền; không khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi, mới là ngồi thiền; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu, mới là ngồi thiền; tâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là ngồi thiền; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là ngồi thiền; không đoạn phiền não mà vào Niết Bàn mới là ngồi thiền. Nếu ngồi thiền như thế là chỗ Phật ấn khả (chứng nhận) vậy—To sit in dhyana (abstract meditation, fixed abstraction, contemplation). Its introduction to China is attributed to Bodhidharma, though it came earlier, and its extension to T’ien-T’ai. According to the Vimalakirti Sutra, Vimalakirti reminded Sariputra about meditation, saying: “Sariputra, meditation is not necessarily sitting. For meditation means the non-appearance of body and mind in the three worlds (of desire, form and no form); giving no thought to inactivity when in nirvana while appearing (in the world) with respect-inspiring deportment; not straying from the Truth while attending to worldly affairs; the mind abiding neither within nor without; being imperturbable to wrong views during the practice of the thirty-seven contributory stages leading to enlightenment: and not wiping out troubles (klesa) while entering the state of nirvana. If you can thus sit in meditation, you will win the Buddha’s seal.”

** For more information, please see Thiền Định and Dhyana.

Tọa Thiền Hội: Một cuộc hội họp tu tập của các thiền sinh, với mục đích nghe thuyết giảng về thiền và thực tập thiền quán. Thường thì họ tập hợp mỗi tuần một lần—A gathering of Zen practitioners with the purpose of listening to the Zen lectures and practicing meditation. Usually they gather for one day a week.

Toác: Wide-open.

Toạc: Openly.

Toái:

1) Nghiền nát: Broken—Fragments.

2) Phiền toái—Troubled.

Toái Thân Xá Lợi: Xá lợi còn lại sau lễ trà tỳ—Relics of a cremated body.

Toại Chí: Satisfied—Content.

Toại nguyện: To be satisfied—Wish-fulfilled—To have fulfilled one’s desires.

Toại Ý: See Toại Chí.

Toan: To attempt—To intend to. 

Toan Làm: To intend to do something.

Toan Trốn: To intend (attempt) to escape

Toán:

1) Tính toán: Mathemetics—To reckon—To count—To calculate.

2) Toán nhóm: Team—Party—Crew—Group.

3) Toán số: To count numbers, to count, to number.

Toàn: Complete—All—Whole.

Toàn bộ: Whole.

Toàn Diện: Total.

Toàn Già Phu Tọa: Thế ngồi kiết già, bàn chân nầy đặt lên đùi kia và ngược lại—The legs completely crossed as in a completely seated image.

Toàn Giác: Full enlightenment—Buddhahood. 

Toàn Giác Phật: Perfect Buddha

Toàn Khoát Nham Đầu Thiền Sư: Thiền Sư Toàn Khoát Nham Đầu sanh năm 828 tại Tuyền Châu. Sư thọ cụ túc giới tại chùa Bảo Thọ tại Trường An. Sư là môn đồ và là người kế vị Pháp của ngài Đức Sơn Tuyên Giám. Ông là thầy của Đoan Nham Sư Nhan. Tên ông được nhắc đến trong thí dụ thứ 13 của Vô Môn Quan và hai thí dụ 51 và 66 của Bích Nham Lục—He was born in 828 in Quan-Chou. He received full precepts at Bao-Shou Temple in Chang-An. He was a student and Dharma successor of Te-Shan-Hsuan-Chien. Yan-T’ou appears in example 13 of the Wu-Men-Kuan and in examples 51 and 66 of the Pi-Yen-Lu. 

· Nham Đầu Toàn Khoát nổi tiếng về cái nhìn và tinh thần sắc xảo—Yan-T’ou was known for his clear and sharp mind.

· Sư dạo khắp các thiền uyển, kết bạn cùng Tuyết Phong Nghĩa Tồn, Khâm Sơn Văn Thúy. Từ núi Đại Từ sang Lâm Tế, Lâm Tế đã qui tịch, đến yết kiến Ngưỡng Sơn. Vừa vào cửa, sư đưa cao tọa cụ, thưa: “Hòa Thượng.” Ngưỡng Sơn cầm phất tử toan giở lên. Sư thưa: “Chẳng ngại tay khéo.”—Yan-T’ou, Xue-Feng, and Qin-Shan went traveling to visit Lin-Ji, but they arrived just after Lin-Ji had died. They went to Mount Yang. Yan-T’ou entered the door, picked up a sitting cushion, and said to Zen master Yang-Shan: “Master.” Before Yang-Shan could raise his whisk into the air, Yan-T’ou said: “Don’t hinder an adept!” 

· Đến tham yết Đức Sơn, sư cầm tọa cụ lên pháp đường nhìn xem. Đức Sơn hỏi: “Lão Tăng có lỗi gì?” Sư thưa: “Lưỡng trùng công án.” Sư trở xuống nhà tham thiền. Đức Sơn nói: “Cái ông thầy in tuồng người hành khất.”—Yan-T’ou went to study with Te-Shan. There, Yan-T’ou took a meditation cushion into the hall and stared at Te-Shan. Te-Shan shouted and said: “What are you doing?” Yan-T’ou shouted. Te-Shan said: “What is my error?” Yan-T’ou said: “Two types of koans.” Yan-T’ou then went out. Te-Shan said: “This fellow seems to be on a special pilgrimage.” 

· Hôm sau lên thưa hỏi, Đức Sơn hỏi: “Xà Lê phải vị Tăng mới đến hôm qua chẳng?” Sư thưa: “Phải.” Đức Sơn bảo: “Ở đâu học được cái rỗng ấy?” Sư thưa: “Toàn Khoát trọn chẳng tự dối.” Đức Sơn bảo: “Về sau chẳng được cô phụ lão Tăng.”—The next day, during a question-and-answer period, Te-Shan asked Yan-T’ou: “Did you just arrive here yesterday?” Yan-T’ou said: “Yes.” Te-Shan said: “Where have you studied to have come here with an empty head?” Yan-T’ou said: “For my entire life I won’t deceive myself.” Te-Shan said: “In that case, you won’t betray me.”

· Hôm khác đến tham vấn, sư vào cửa phương trượng đứng nghiêng mình hỏi: “Là phàm là Thánh?” Đức Sơn hét! Sư lễ bái. Có người đem việc ấy thuật lại cho Động Sơn nghe. Động Sơn nói: “Nếu chẳng phải Thượng Tọa Khoát rất khó thừa đương.” Sư nghe được lời nầy bèn nói: “Ông già Động Sơn chẳng biết tốt xấu lầm buông lời, ta đương thời một tay đưa lên một tay bắt.”—One day, when Yan-T’ou was studying with Te-Shan, Yan-T’ou stood in the doorway and said to Te-Shan: “Sacred or mundane?” Te-Shan shouted. Yan-T’ou bowed. A monk told Tong-Shan about this. Tong-Shan said: “If it wan’t Yan-T’ou, then the meaning couldn’t be grasped.” Yan-T’ou said: “Old Tong-Shan doesn’t know right from wrong. He’s made a big error. At that time I lifted up with one hand and pushed down with one hand.”

· Tuyết Phong ở Đức Sơn làm trưởng ban trai phạn (phạn đầu). Một hôm cơm trễ, Đức Sơn ôm bát đến pháp đường. Tuyết Phong phơi khăn lau, trông thấy Đức Sơn bèn nói: “Ông già nầy, chuông chùa chưa kêu, trống chưa đánh mà ôm bát đi đâu?”—Xue-Feng was working at Mount Te as a rice cook. One day the meal was late. Te-Shan appeared carrying his bowl to the hall. When Xue-Feng stepped outside to hang a rice cloth to dry, he spotted Te-Shan and said: “The bell hasn’t been rung and the drum hasn’t sounded. Where are you going with your bowl?”

· Đức Sơn trở về phương trượng. Tuyết Phong thuật việc nầy cho sư nghe. Sư bảo: “Cả thảy Đức Sơn chẳng hiểu câu rốt sau.”—Te-Shan then went back to the abbot’s room. Xue-Feng told Yan-T’ou about this incident. Yan-T’ou said: “Old Te-Shan doesn’t know the final word.”

· Đức Sơn nghe, sai thị giả gọi sư đến phương trượng, hỏi: “Ông chẳng chấp nhận lão Tăng sao?” Sư thưa nhỏ ý ấy—When Te-Shan heard about this, he had his attendant summon Yan-T’ou. Te-Shan then said to Yan-T’ou: Don’t you agree with me?” Yan-T’ou then told Te-Shan what he meant by his comments. Te-Shan then stopped questioning Yan-T’ou.

· Đến hôm sau, Đức Sơn thượng đường có vẻ khác thường. Sư đến trước nhà Tăng vỗ tay cười to, nói: “Rất mừng! Ông già Đường Đầu biết được câu rốt sau, người trong thiên hạ không bì được ông, tuy nhiên chỉ sống được ba năm (quả nhiên ba năm sau Đức Sơn tịch)—The next day, Te-Shan went into the hall and addressed the monks. What he said was quite unlike his normal talk. Afterward, Yan-T’ou went to the front of the monk’s hall, clapped his hands, laughed out loud and exclaimed: “I’m happy that the old fellow who’s the head of the hall knows the last word after all.” 

· Một hôm sư cùng Tuyết Phong, Khâm Sơn ba người họp nhau, bỗng dưng Tuyết Phong chỉ một chén nước. Khâm Sơn nói: “Nước trong, trăng hiện.” Tuyết Phong nói: “Nước trong, trăng chẳng hiện.” Sư đá chén nước rồi đi. Từ đó về sau, Khâm Sơn đến Động Sơn. Sư và Tuyết Phong nối pháp Đức Sơn—One day, Yan-T’ou was talking with Xue-Feng and Qin-Shan. Xue-Feng suddenly pointed at a basin of water. Qin-Shan said: “When the water is clear the moon comes out.” Xue-Feng said: “When the water is clear the moon does not come out.” Yan-T’ou kicked over the basin and walked away.

· Sư cùng Tuyết Phong đến từ Đức Sơn. Đức Sơn hỏi: “Đi về đâu?” Sư thưa: “Tạm từ giả Hòa Thượng hạ sơn.” Đức Sơn hỏi: “Con về sau làm gì?” Sư thưa: “Chẳng quên.” Đức Sơn hỏi: “Con nương vào đâu nói lời nầy?” Sư thưa: “Đâu chẳng nghe ‘Trí vượt hơn thầy mới kham truyền trao, trí ngang bằng thầy kém thầy nửa đức.’” Đức Sơn bảo: “Đúng thế! Đúng thế! Phải khéo hộ trì.” Hai vị lễ bái rồi lui ra—One day, Yan-T’ou and Xue-Feng were leaving the mountain. Te-Shan asked: “Where are you going?” Yan-T’ou said: “We’re going down off the mountain for awhile.” Te-Shan said: “What are you going to do later?” Yan-T’ou said: “Not forget.” Te-Shan said: “Why do you speak thus?” Yan-T’ou said: “Isn’t it said that only a person whose wisdom exceeds his teacher’s is worthy to transmit the teaching, and one only equal to his teacher has but half of his teacher’s virtue?” Te-Shan said: “Just so. Just so. Sustain and uphold the great matter.” The two monks bowed and left Te-Shan.

· Khi Đức Sơn mất, Toàn Khoát được 35 tuổi, ông đã trải qua sự cô đơn ít lâu. Sau đó các học trò tụ tập lại xung quanh ông, và ông trở thành viện trưởng một tu viện lớn—When Te-Shan died, Yan-T’ou was thirty-five years old. After he had lived in solitude for some time, students began to gather around him and he became the abbot of a large monastery.

· Một lần vị Tăng hỏi: “Không thầy lại có chỗ xuất thân chăng?” Sư đáp: “Trước tiếng lông xưa nát.” Vị Tăng nói: “Kẻ đường đường đến thì sao?” Sư nói: “Đâm lủng con mắt.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là ý Tổ Sư từ Ấn sang?” Sư đáp: “Dời ngọn núi Lô đi, ta sẽ vì ông nói.”—Once a monk asked: “Without a teacher, is there still a place for the body to manifest or not?” Yan-T’ou said: “Before the sound, an old ragged thief.” The monk said: “When he grandly arrives, then what?” Yan-T’ou said: “Pokes out the eye.” A monk asked: “What is the meaning of the Patriarch’s coming from the west?” Yan-T’ou said: “When you move Mount Lu to this place, I’ll tell you.” 

· Trong thời hổn loạn vào cuối đời nhà Đường. Một hôm các toán cướp tấn công tu viện; được báo trước, các sư khác đều chạy trốn, chỉ có thầy Nham Đầu ở lại. Khi bọn giặc đến, lúc sư còn đang chìm sâu trong đại định, chúng trách sư không có gì dâng biếu, cũng như không tìm thấy được gì trong tự viện, tên đầu đảng bèn đâm sư. Thần sắc sư không đổi, chỉ rống lên một tiếng rồi chết. Tiếng ấy vang xa đến mười dậm. Tiếng kêu ấy theo truyền thống thiền Trung Quốc được biết dưới tên gọi là “Tiếng Thét Nham Đầu,” là điều bí ẩn với nhiều môn đồ thiền về sau nầy, vì nó trái với quan niệm sống chết của một người thầy. Đăc biệt đại sư Bạch Ẩn cũng thấy như vậy. Chỉ khi ngài đã đạt được đại giác sâu, ngài mới hiểu được ý nghĩa của tiếng kêu ấy và thốt lên rằng: “Yan-T’ou đang sống thật, đầy khỏe mạnh.”—It was a chaotic period during the decline of the T’ang dynasty. One day, robber bands local bandits came to attack the temple. Other monks, forewarned, fled; only Master Yan-T’ou remained in the monastery. The bandits found him sitting in meditation, disappointed and engraged because there was no booty (của cướp được) there, the head of the bandits brandished his knife and stabbed Yan-T’ou. Yan-T’ou remained composed, then let out a resounding scream and died. The sound was heard for ten miles around. The sound is renowned in the tradition as “Yan-T’ou’s cry.” This cry has presented a knotty problem to many Zen students for so long, whose conception of the life and death of a Zen master this story did not match. This was also the case for the great Japanese master, Hakuin Zenji. Only when Hakuin had realized enlightenment did he understand, and he cried out: “Truly, Yan-T’ou is alive, strong and healthy.”

· Sư Nham Đầu thị tịch nhằm ngày mồng tám tháng tư năm 887 sau Tây Lịch—Yan-T’ou died on the eighth day of the fourth month of the year 887 A.D. 

Toàn Lực: All of one’s strength—All forces.

Toàn Mỹ: Perfect beauty.

Toàn Năng: Almighty—Omnipotent.

Toàn Phần: Complete.

Toàn Phần Giới: Giới thọ trì toàn phần từ ngũ giới cho đến cụ túc giới—Fully ordained by receiving all the commandments (from five to full commandments). 

Toàn Phúc: Complete happiness 

Toàn Tài: Perfect talent.

Toàn Thắng: Total (complete) victory. 

Toàn Thân: The whole body.

Toàn Thể: All—Complete—Entire.

Toàn Thiện: Perfect.

Toàn Thức: See Toàn trí.

Toàn Thực: Total eclipse.

Toàn Trí: Omniscent—Perfect knowledge or wisdom (by which a man become a Buddha).

Toàn Vẹn: Perfect—Flawless.

Toản: Khoan dùi—To bore—To pierce.

Toản Thủy Cầu Tô: Khoan nước tìm bánh sữa—To churn water to get curd.

Toang: See Toác.

Toàng Hoạc: See Toác.

Toát Mồ Hôi: To sweat—To perspire.

Toát Yếu:

1) Summery—Resume.

2) To choose the chief points only.

Tóc Bạc: White hair.

Tóc Hoa Râm: Grey hair.

Tóc Rụng: One’s hair falls out.

Tóc Xanh: Black hair.

Tọc Mạch: Curious.

Tom Góp: To gather (bring) together—To collect.

Tóm: To arrest—To catch—To seize—To capture—To take hold of.

Tóm Cổ: See Tóm.

Tóm Lại: In brief—In short—To sum up.

Tóm Tắt: To sum up—To summarize.

Tỏm: Rớt tỏm—To fall into the water.

Ton Hót: To flatter.

Tòn Ten: To hang (swing) loosely.

Tòng: To follow.

Tòng Chinh: To go to war.

Tòng Học: To study.

Tòng Lâm: Monastery complex.

Tòng Phục: To submit.

Tòng Sự: To work—To serve.

Tọng: To cram—To stuff. 

Tóp: To shrink—To contract.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.