Phẩm 35 Phạm Chí

16/01/20193:47 SA(Xem: 3745)
Phẩm 35 Phạm Chí

KINH PHÁP CÚ BẮC TRUYỀN 
ĐTK/ĐCTT, N°. 0210 
Soạn tập: Tôn giả Pháp Cứu 
Hán dịch: Đời Ngô, Thiên Trúc Sa-môn Duy-kỳ-nan 
Việt dịch: Thích Đồng Ngộ - Thích Nguyên Hùng
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2019

QUYỂN HẠ
(gồm 18 phẩm, từ phẩm 22 đến phẩm 39 | 402 bài kệ)
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
 

Phẩm 35:

PHẠM CHÍ[1]

 

 

[572b] Phẩm PHẠM CHÍ có 40 bài kệ, bàn về: nói và làm thanh tịnh, học lý không tạp dơ, đáng gọi bậc đạo sĩ.

 

 

628.

Ai cắt dòng [2], vượt thoát

Vô dục như Phạm thiên

Các hành [3] hết phan duyên

Là xứng danh Phạm chí.

 

629.

Xả phiền, hành bất hại

Thanh tịnh, hướng an nhiên

Ái dục hết đảo điên

Xứng danh bậc Phạm chí.[4]

 

630.

Không bờ này, bến nọ

Cả hai bờ rỗng rang

Tham ái hết buộc ràng

Xứng danh bậc Phạm chí.

 

631.

Tư duy không nhiễm bẩn

Hành xử không lỗi lầm

Không cầu muốn gì thêm

Xứng danh bậc Phạm chí.

 

632.

Ban ngày mặt trời rạng

Ban đêm trăng chiếu soi

Giáp binh, quân trận sáng

Thiền định rạng người tu

Phật xuất hiện thế gian

Là sáng soi tất cả!

 

633.

Cạo đầu, há sa-môn

Tụng chú, há phạm chí

Ai trừ mọi điều ác

Xứng danh bậc đạo nhân.

 

634.

Đoạn ácphạm chí

Chánh hạnh là sa-môn

Ngã, cấu uế sạch không

Bậc xuất gia lý tưởng.

 

635.

Ai sống giữa ái ân

Tâm không hề vướng bận

Đã xả, đã chánh chân

Là bậc hết đau khổ.

 

636.

Thân, miệng, và tâm ý

Thanh tịnh không lỗi lầm

Khéo nhiếp phục ba nghiệp

phạm chí chân nhân.

 

637.

Ai nội tâm hiểu rõ

Pháp mà Phật tuyên dương

Tâm quán, tự về nương

Như lấy nước gội sạch.

 

638.

Không phải cứ búi tóc

trở thành phạm chí

Ai chí thành hành pháp

Thanh bạch mới hiền nhân.

 

639.

Búi tóc, không trí tuệ

Mặc áo cỏ ích chi?

Trong không lìa nhiễm trước

Xả bên ngoài được gì?

 

640.

Dù mặc áo xấu rách

Nhưng y pháp thực hành

Núi rừng tu thiền định

Phạm chí đích danh.

641.

Phật không dạy bảo ai

Tự khen hay ca ngợi

Ai đúng pháp, không dối

Phạm chí thật danh.

 

642.

Dứt tuyệt mọi tham muốn

Tâm quyết không luỵ tình

Cắt bỏ lưới dục tình

Là xứng danh phạm chí.

 

643.

Cắt đứt dòng sanh tử

Khéo nhẫn nhục vượt qua

Tự giác, thoát đường ma

Là xứng danh phạm chí.

 

644.

Bị mắng chửi, đánh đập

Nhẫn chịu không giận hờn

Không pháp nhẫn nào hơn

Là xứng danh phạm chí.

 

645.

Bị tổn hại, coi khinh

Chỉ một lòng giữ giới

Đoan chánh giữ thân mình

Là xứng danh phạm chí.

 

646.

Tâm trút bỏ pháp ác

Giống như rắn thay da

Dục chẳng làm sa đà

Là xứng danh phạm chí.

647.

Biết cuộc đời khổ đau

Đặt mình nơi vắng lặng

Buông bỏ được gánh nặng

Là xứng danh phạm chí.

 

648.

Người trí tuệ sâu xa

Biết rõ nẻo chánh, tà

Đạt lý mầu cao cả

Là xứng danh phạm chí.

 

649.

Không phiền luỵ người đời

Không vướng bận người tu

Ít mong cầu, biết đủ

Phạm chí này chân tu.

 

650.

Bỏ gậy gộc, vũ khí

Tâm ý không hại ai

Chẳng tổn hại muôn loài

Là xứng danh phạm chí.

 

651.

Tránh xa chốn tranh giành

Bị xúc xiểm không ganh

Lấy thiện hóa giải ác

Là xứng danh phạm chí.

 

652.

Bỏ dâm, nộ, si, ác

Kiêu mạn cũng lìa xa

Như rắn đã thay da

Đó chính là phạm chí.

653.

Miệng không nói lời ác

Tâm chẳng luỵ việc đời

Bát chánh đạo rạng ngời

Mới xứng danh phạm chí.

 

654.

Bao việc ác ở đời

Dù dài, ngắn, nhỏ, to

Tâm không giữ, không bỏ

Phạm chí đích danh.

 

655.

Đời này sống trong sạch

Đời sau không xấu xa

Không huân tập, không xả

Đó chính là Phạm chí.

 

656.

Thân chẳng cần nương tựa

Miệng chẳng đọc tụng bừa

Đặt mình trong tịch tĩnh

Phạm chí xứng danh.

 

657.

Lỗi lầm hay phước phận

Đã siêu việt cả hai

Hết ưu phiền vấy bẩn

Phạm chí xứng danh.

 

658.

Tâm hoan hỷ, vô nhiễm

Như trăng sáng tròn đầy

Không huỷ báng, trách ai

chính danh Phạm chí.

659.

Thấy kẻ ngu chìm nổi

Đọa lạc khổ khôn lường

Muốn tìm phương vượt thoát

Không ham bàn gì khác

Ngoài việc cầu niết-bàn

Gọi là bậc Phạm chí.

 

660.

Nghiệp ân ái đã đoạn

Vô dục, đời xuất gia

Ái, hữu đã thoát ra

Là xứng danh Phạm chí.

 

661.

Đã thoát chốn loài người

Không vướng vào cõi trời

Không nương vào ba cõi [5]

Phạm chí sáng ngời !

662.

Bỏ những điều ghét, ưa

Diệt hết không còn thừa

Nhiếp phục mọi thế giới

Gọi là bậc Phạm chí.

 

663.

Chỗ thọ sanh đã hết

Chết không còn đường đi

An ổn chốn vô y

Gọi là bậc Phạm chí.

 

664.

Đã vượt thoát năm đường

Biết không còn đọa lạc

Sạch nghiệp, không dư tàn

Là xứng danh Phạm chí.

 

665.

Ai quá, hiện, vị lai

Chẳng vướng thời nào cả

Không thủ cũng không xả

Phạm chí xứng danh.

 

666.

Người đại hùng, dõng mãnh

Tự giải thoát, vượt qua

Tâm tĩnh giác, chẳng động

Phạm chí xứng danh.

 

667.

Biết gốc của mạng căn

Do đâu tái sanh lại

Muốn dứt kiếp trôi lăn

Thấu đạo mầu vắng lặng

Sáng soi mà tĩnh mặc

Phạm chí xứng danh.




[1] Tương đương Pāli, phẩm 26, Brāhmaṇavagga.

[2] Cắt đứt dòng ái dục.

[3] [3] Hành: các pháp hữu vi.

[4] Tham chiếu Kinh Xuất diệu, quyển 29. ĐTK/ĐCTT, tập 4, kinh số 212.

[5] Tham chiếu Pāli: sabbayogavisaṃyuttaṃ: giải thoát mọi buộc ràng.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :