Phẩm 11 Tâm Ý

16/01/20193:33 SA(Xem: 2756)
Phẩm 11 Tâm Ý

KINH PHÁP CÚ BẮC TRUYỀN 
ĐTK/ĐCTT, N°. 0210 
Soạn tập: Tôn giả Pháp Cứu 
Hán dịch: Đời Ngô, Thiên Trúc Sa-môn Duy-kỳ-nan 
Việt dịch: Thích Đồng Ngộ - Thích Nguyên Hùng
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2019

QUYỂN THƯỢNG
(Gồm 21 phẩm, từ phẩm 1 đến phẩm 21 | 357 bài kệ)

Việt dịch: Thích Đồng Ngộ

 

Phẩm 11:

TÂM Ý[1]

  

[563a] Phẩm TÂM Ý gồm 12 bài kệ: nói ý và tinh thần, dù không hình không tướng, nhưng tạo tác vô hạn.

 

188.

Ý khiến đọa súc sinh

Buông lung khó chiết phục

Người trí giữ tâm mình

Sẽ sáng suốt bậc nhất.

 

189.

Ý buông lung khó giữ

Thường lao theo dục trần

Dẫn nó vào đường lành

Điều phục, thường an lạc.

 

190.

Ý nhỏ nhiệm khó thấy

Thường lao theo dục trần

Người trí thường hộ thân

Khéo giữ, liền an lạc.

 

191.

Một mình vượt đường xa

Khuất mờ không thấy bóng

Phải giữ ý, gần đạo

Mới thoát khỏi lưới ma.

 

192.

Tâm chưa từng dừng nghỉ

Chánh đạo chẳng theo về

Việc đời cũng ngu mê

Không một chút chánh trí.

 

193.

Niệm chưa từng dừng nghỉ

Rong ruổi khắp muôn phương

Phước khiến nghiệp cùng đường

Tỉnh giác là bậc trí.

 

194.

Tâm pháp mà Phật giảng

Khó nhận diện vô cùng

Luôn tỉnh giác điều phục

Chớ để tâm buông lung.

 

195.

Thấy pháp an lạc nhất

Sở nguyện ắt viên thành

Người trí giữ ý mình

Đoạn nhân duyên sinh khổ.

 

196.

Đời người chẳng dài lâu

Đều trả về cát bụi

Thân hoại, thức đi mau

Ham gì thân tạm bợ.

197.

Tâm, như voi lung chạy

Sống thác, không mối manh

Niệm đa phần bất chánh

Tự chuốc khổ vào thân.

 

198.

Ý tác tạo thân ta

Nào phải do mẹ cha

Nỗ lực hướng chánh pháp

Phước thiện đừng rời xa.

 

199.

Giữ sáu căn như rùa

Phòng hộ ý vững chãi

Người trí khiến ma thua

Nên tâm luôn thư thái.


[1] Phẩm tâm ý 心意, tương đương Pāli, phẩm 3, Citta vagga.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.