Phẩm 9 Song Yếu

16/01/20193:32 SA(Xem: 2826)
Phẩm 9 Song Yếu

KINH PHÁP CÚ BẮC TRUYỀN 
ĐTK/ĐCTT, N°. 0210 
Soạn tập: Tôn giả Pháp Cứu 
Hán dịch: Đời Ngô, Thiên Trúc Sa-môn Duy-kỳ-nan 
Việt dịch: Thích Đồng Ngộ - Thích Nguyên Hùng
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2019

QUYỂN THƯỢNG
(Gồm 21 phẩm, từ phẩm 1 đến phẩm 21 | 357 bài kệ)

Việt dịch: Thích Đồng Ngộ

 

Phẩm 9:

SONG YẾU[1]

  

[562a] Phẩm SONG YẾU gồm 22 bài kệ, luận về: thiện và ác đối nghịch, cùng nêu bật cả hai, diệu nghĩa cũng song hành.

 

146.

Tâm là gốc các pháp

Dẫn đầu, khiến đảo điên

Ai nói năng, hành động

Với tâm niệm bất thiện

Khổ não sẽ đi liền

Như xe lăn theo vết.

 

147.

Tâm là gốc các pháp

Dẫn đầu, khiến đảo điên

Ai nói năng, hành động

Với tâm niệm thiện tịnh

Phước lạc sẽ theo sau

Tựa như bóng theo hình.

148.

Hành động với ý loạn

Ngu trói, đọa vô minh

Bê tha, chỉ biết mình

Đâu hiểu lời tốt đẹp.

 

149.

Hành động với ý định

Trí sáng lại thông minh

Chẳng bị người ganh ghét

Thông đạt lời an lành.

 

150.

Nuôi oán với kẻ oán

Oán đối mãi chất chồng

Ai diệt tâm oán giận

Hạnh này ai cũng mong.

 

151.

Đừng ưa trách người khác

Cốt luôn cảnh tỉnh mình

Hạnh này ai thông đạt

Trọn đời không khổ lo.

 

152.

Ai thấy thân này tịnh

Chẳng nhiếp thủ các căn

Không chừng mực uống ăn

Yếu hèn lại lười nhác

Bị tà ma nghiền nát

Như gió thổi rạp cây.

 

153.

Ai quán thân bất tịnh

Siêng nhiếp thủ các căn

Chừng mực trong uống ăn

An lạctinh tấn

Chẳng bị tà ma lấn

Như gió gặp núi cao.

 

154.

Ai chẳng dứt cấu nhiễm

Tâm dục còn bôn ba

Bản thân luôn buông thả

Đừng nên mặc ca-sa.

 

155.

Ai gột rửa cấu nhiễm

Giới, định thường nghiêm trì

Thân tâm đã điều phục

Xứng đáng mặc pháp y.

 

156.

Ai cho thật là giả

Nhầm lấy giả làm thật

Đó là kẻ chấp tà

Chẳng mảy may lợi ích.

 

157.

Biết thật rõ là thật

Gặp giả biết giả ngay

Ai thấy biết như vậy

Lợi ích mãi đong đầy.

 

158.

Như nhà lợp không kín

Nước mưa thấm dột vào

Kẻ buông thả đời mình

Tham dục vào mọi chỗ.

 

159.

Như nhà lợp thật kín

Nước mưa chẳng rỉ vào

Người giữ tâm ý mình

Nước tham dục khô ráo.

 

160.

Ai sống gần kẻ ngu

Như gần vật hôi hám

Quen thói xấu, đui mù

Chẳng biết mình tạo nghiệp.

 

161.

Ai sống gần bậc trí

Như xông ướp hoa hương

Siêng làm lành, phát trí

Đức hạnh ngát muôn phương.

 

162.

Nay buồn, đời sau buồn

Làm ác, buồn hai đời

Hắn đau buồn, khiếp sợ

Chịu tội, thẹn ngút trời.

 

163.

Nay vui, đời sau vui

Làm thiện, vui hai đời

Hắn vui, luôn khoan khóai

Được phước, tâm thảnh thơi.

164.

Nay than, đời sau than

Làm ác, hai đời than

Hắn than: Ta làm ác

Chuốc khổ não ngập tràn.

 

165.

Nay mừng, đời sau mừng

Làm phước, hai đời mừng

Hắn mừng: Ta làm phước

Được phước thêm vui mừng.

 

166.

Kẻ dẻo miệng, tham cầu

Buông lung, không giới đức

Dâm, nộ, si hừng hực

Chưa từng sách tấn nhau

Tụ tập như bầy trâu

Không xứng đệ tử Phật.

 

167.

Nói đúng thời, thiểu dục

Như chánh pháp thực hành

Dâm, nộ, si dứt sạch

Trí sáng, sống thanh nhàn

Khiêm cung và dịu dàng

Đáng là đệ tử Phật.


[1] Phẩm song yếu 雙要, tương đương Pāli, phẩm 1, Yamakavagga.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.