Phẩm 22 Đức Phật

16/01/20193:40 SA(Xem: 2583)
Phẩm 22 Đức Phật

KINH PHÁP CÚ BẮC TRUYỀN 
ĐTK/ĐCTT, N°. 0210 
Soạn tập: Tôn giả Pháp Cứu 
Hán dịch: Đời Ngô, Thiên Trúc Sa-môn Duy-kỳ-nan 
Việt dịch: Thích Đồng Ngộ - Thích Nguyên Hùng
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2019
 

QUYỂN HẠ
(gồm 18 phẩm, từ phẩm 22 đến phẩm 39 | 402 bài kệ)
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng

Phẩm 22

ĐỨC PHẬT[1]

 

 

[567a] Phẩm ĐỨC PHẬT gồm 21 bài kệ, nói về: Minh và Hạnh của Phật, làm quy tắc sáng soi, lợi lạc cả trời người.

 

358.

Tự thắng, không dư tàn

Phật hơn cả thế gian

Trí sáng suốt không lường

Dẫn kẻ mù vào đạo.

 

359.

Lưới ái đã rách toang

Hết buộc ràng, neo đậu

Trí Phật quá sâu mầu

Chẳng ai tìm được dấu[2].

 

360.

Dũng mãnh quyết một lòng

Ngày đêm chẳng luống không

Xuất gia đoạn ái dục

Học chánh niệm sáng trong.

361.

Thấy chân lý, vô nhiễm

Vượt cả năm đường hiểm [3]

Phật soi sáng muôn phương

Trừ khổ đau sầu tưởng.

362.

Được làm người, đã khó

Sống trường thọ, khó hơn

Phật ra đời, hiếm có

Được nghe pháp, khó hơn.

 

363.

Ta chẳng thầy dạy bảo

Không bằng hữu, cô thân

Chuyên thiền định, thành Phật

Thánh đạo tự nhiên thông.

 

364.

Thuyền sư [4]khéo qua sông

Lấy tinh tấn làm cầu.

Người bị họ hàng buộc [5]

Ai thoát là kiện hùng.

 

365.

Phật, đoạn mọi nẻo ác

Phạm chí, chăm hành thiền

Pháp học, trừ đói khát

Tăng, đoạn ái dục duyên.

366.

Phật nói niết-bàn cao

Các hạnh, nhẫn đứng đầu

Sa-môn trừ điều ác

Không nhiễu hại ai đâu.

 

367.

Không nhiễu hại đến ai

Đúng giới luật nghiêm trì

Bỏ tham thân, ăn ít

Sống ẩn cư núi rừng

Ngộ chân lý, tuệ sáng

Là lời Phật kính vâng !

 

368.

Chớ tạo các điều ác

Siêng làm các hạnh lành

Giữ tâm ý tịnh thanh

Là lời chư Phật dạy.

 

369.

Phật là bậc tôn quý

Lậu tận, sạch lỗi lầm

Pháp vương dòng họ Thích

Muôn loài đều ngưỡng tôn.

 

370.

Vui thay, nhờ phước báo

Sở nguyện được viên thành

Chứng tịch tịnh thật nhanh

Niết-bàn tự mình đến.

 

371 và 372.

Tìm nhiều chỗ gá nương

Như thần cây, sông, núi

Lập miếu thờ, họa tượng

Cúng tế để cầu may

 

Ai gá nương như vậy

Không tối thượng nhiệm mầu

Bởi thần kia đâu đến

Giúp ta hết khổ đau! [6]

 

373.

Ai phát nguyện nương về

Phật, Pháp, Tăng thanh tịnh

Nương theo tứ Thánh đế [7]

Chánh tuệ rạng tâm mình.

 

374.

Nẻo sanh tử khổ đau

Lấy tứ đế làm cầu

Độ đời, bát chánh đạo

Mọi đau khổ qua mau.

 

375.

Nương tựa nơi Tam bảo

tối thượng an lành

Mọi đau khổ qua nhanh

Vì nơi đây thuần tịnh.

 

376.

Trí thức hay trung lưu

Vô tham, chí hướng đạo

Người ấy nhiệm mầu thay      

Vì đã quy y Phật!

 

377.

Người trí rất khó tầm

Cũng khó được kết thân

Chủng tộc nào họ đến

Lớn nhỏ được bình an.

 

378.

Vui thay Phật ra đời

Vui thay Pháp được thuyết

Vui thay Tăng hòa hợp

Hòa hợp thường an vui.



[1] Thuật Phật phẩm. Tương đương Pāli, phẩm 14, Buddhavagga.  

[2] Tham chiếu Pāli: apadaṃ kena padena nessatha? HT. Minh Châu dịch: Ai dùng chân theo dõi/ Bậc không để dấu tích?

[3] Năm đường (tức ngũ đạo 五道, ngũ thú 五趣): năm con đườngchúng sanh phải đi qua, tùy theo nghiệp của mình, gồm địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người và trời.

[4] Thuyền sư 船師: một danh hiệu khác của Phật. Phật giáo hoá chúng sinh, khiến cho tất cả đều vượt qua biển sinh tử, đến bờ niết-bàn, giống người thuyền trưởng đưa người qua sông, vượt biển, nên tôn xưng PhậtĐại thuyền sư. Tham chiếu Trường A-hàm, kinh Du hành : Phật là hải thuyền sư/ Pháp là cầu sang sông/ Là chiếc xe Đại thừa/ Đưa hết thảy trời, người./ Cũng tự mình cởi trói,/ Sang sông, lên bậc Thánh/ Khiến tất cả đệ tử,/ Cởi trói, đến Niết-bàn.

[5]

[6] Hai bài kệ này giống bài kệ 743.

[7] Nguyên bản ghi 道德四諦. Từ 道德, trong thời kỳ đầu dịch kinh, từ này dùng thay thế cho chữ Thánh. Ví dụ: 道德弟子 (Ariyasāvaka), tức Thánh đệ tử. Xem, kinh Tứ đế, kinh Ấm trì nhập, do An Thế Cao dịch, đã dùng chữ này.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.