Phẩm 36 Niết Bàn

16/01/20193:48 SA(Xem: 3092)
Phẩm 36 Niết Bàn

KINH PHÁP CÚ BẮC TRUYỀN 
ĐTK/ĐCTT, N°. 0210 
Soạn tập: Tôn giả Pháp Cứu 
Hán dịch: Đời Ngô, Thiên Trúc Sa-môn Duy-kỳ-nan 
Việt dịch: Thích Đồng Ngộ - Thích Nguyên Hùng
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2019

QUYỂN HẠ
(gồm 18 phẩm, từ phẩm 22 đến phẩm 39 | 402 bài kệ)
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
 

Phẩm 36:

NIẾT BÀN[1]

 

 

[573a] Phẩm NIẾT BÀN có 36 bài kệ [2]: nêu đường về đạo lớn, yên lặng và tịch diệt, thoát nỗi sợ tử sinh.

 

 

668.

Nhẫn là pháp tối thượng

Phật nói niết-bàn cao

Xuất gia không phạm giới

Tâm lặng hại ai nào ? [3]

 

669.

Không bệnh, lợi lạc nhất

Biết đủ cực giàu sang

Thành tínhọ hàng

Niết-bàn an lạc nhất. [4]

 

670.

Đói khát, bệnh nặng nhất

Các hành, gây khổ nhất

Hiểu sự thật như vậy

Niết-bàn hạnh phúc nhất. [5]

 

671.

Đường lành ít người tới

Nẻo dữ lắm kẻ qua

Một khi đã nghiệm ra

Niết-bàn an ổn nhất.

 

672.

Do nhân sanh nẻo thiện

Do nhân đọa đường ác

Do nhân đến niết-bàn

Các duyên đều như vậy.

 

673.

Hươu, nai sống giữa đồng

Chim liệng giữa tầng không

Pháp nào theo pháp đó

Chân nhân về chốn Không.

 

674.

Vạn pháp vốn là Không

Không tự tánh, sở hữu

Làm sao để nắm bắt

Và có thể suy lường? [6]

675

Tâm lành khó nhận ra

Thói xấu xa dễ lường

Bậc liễu ngộ về dục

Thấy cả hai tỏ tường.

Không nơi đâu yên vui

Vì khổ sở vun đầy

Ái dục khi chưa cạn

Khổ đau còn đoanh vây.

 

676.

Biết nhiễm, lấy tịnh ngăn

Xa nhiễm, khổ liền diệt.

Thấy nghe, thật thấy nghe

Nhớ biết, thật nhớ biết. [7]

 

677.

Thấy nghe không dính mắc,

Tâm tư hết buộc ràng

Mọi chấp trước phá tan

Tận trừ tất cả khổ.

Đã diệt trừ ngã tưởng

Thân khổ hết chỗ nương

Thức phân biệt đã đoạn

Mọi thống khổ hết vương. [8]

678.

Tựa nương là chốn động,

Rỗng rang chốn yên lành

Chốn động chớ nên gần

Vì không sanh hỷ lạc.

Hỷ lạc thôi thân cận ,[9]

Tịnh yên sẽ quay về

Tịch tịnh an trú rồi

Hết đến đi sanh diệt.

 

679.

Vòng luân hồi chấm dứt

Sanh tử đã ngừng quay

Sống chết hết bủa vây

Không còn đó đây nữa.

Tử sanh, luân hồi dứt

Cả hai đã diệt xong [10]

Không còn chút mảy lông

Là trừ xong các khổ.

 

680.

Tỳ-kheo còn sinh mạng [11]

Tạo tác, nghiệp vẫn mang [12]

Chứng vô sanh, vô hữu [13]

Dục, tác hết buộc ràng. [14]

 

681.

Chỉ những ai vô niệm

Mới có thể đạt thành

Vô sanh, không còn hữu

Vô tác, chẳng còn hành.

 

682.

Còn sanh, hữu, tác hành

Là chưa đạt pháp yếu

Nếu đã hiểu vô sanh

Không còn hữu, tác hành.

683.

Có hữu mới có sanh

Từ sanh, hữu lại khởi

Tạo nghiệp chết rồi sanh

Mở bày ra các pháp.

684.

Do ăn mà tồn tại

Do ăn sinh vui buồn

Thức ăn này đoạn tuyệt

Hết dấu vết sống còn.

 

685.

Các pháp khổ đã tận

Hành diệt tự nhiên dừng

Tỳ-kheo đã biết mình

Không trở lại các cõi.

 

686.

Không vào cõi hư không

Không còn nơi để trú

Không vào tưởng, phi tưởng

Không đời này, đời sau.

 

687.

Ta không còn trở lại

Không còn tưởng trăng sao

Không bám víu chỗ nào

Không còn đi và đến.

 

688.

Không ẩn cũng không hiện

Đó là bến niết-bàn

Đó là tướng vô tướng

Khổ, vui hết buộc ràng.

 

689.

Cái thấy hết sợ hãi

Không nói, nói không nghi

Bẻ gãy mũi tên hữu

Kẻ ngu hết gá nương

Đạt hạnh phúc chơn thường

Tịch diệttối thượng !

 

690.

Tâm nhẫn như mặt đất

Hạnh nhẫn tợ tường thành

Lắng trong như nước sạch

Hết sống chết trôi lăn. [15]

 

691.

Lợi lạc chưa đủ cậy

Còn khổ bám theo mình

Phải mong tự thắng mình

Thắng rồi khổ diệt tận.

 

692.

Đừng mượn khi nợ hết

Chán thai đừng hành dâm

Hạt cháy không nảy mầm

Dục hết như lửa tắt.

 

693.

Bào thai là biển uế

Sao còn ưa hành dâm?

Dẫu có cõi thiện hơn

Cũng đâu bằng tịch diệt!

 

694.

Biết tất cả đã đoạn

Thế gian hết buộc ràng

Đã buông hết, vượt sang

Con đường này đẹp nhất.

 

695.

Phật đã dạy chân lý

Kẻ trí dũng phụng trì

Sống phạm hạnh, vô nhiễm

Tự biết đến vô vi.

 

696.

Học đạo, trước ly dục

Giữ giới pháp Phật đà

Diệt hết mọi xấu xa

Như chim bay trời rộng.

 

697.

Nếu đã hiểu Pháp cú

Hãy chí tâm thực hành

Vượt qua bờ tử sanh

Hết buồn lo thống khổ.

 

698.

Pháp phật không sâu cạn

Lẽ nào có nhu cương

Cốt đừng còn vọng tưởng

Giải kết cho sạch trong.

 

699.

Bậc trí chán thân này

Thấy mong manh, chẳng thật

Vui ít mà khổ nhiều

Chín lỗ [16], không chút sạch.

 

700.

Có trí nguy thành an

Xả thân, thoát gian nan

Thân mục, tan thành bọt

Người trí, thân chẳng màng.

 

701.

Quán thân một khối khổ

Sanh, già, chết, ốm đau

Sống thanh tịnh, ly cấu

Mới được an vui lâu.

 

702.

Nương tuệ, xé lưới tà

Không thọ [17], lậu sạch tan

Sáng sạch, vượt thế gian

Trời người đều cung kính.



[1] Không có Pāli tương đương.

[2] Thực ra chỉ có 35 bài kệ.

[3] Pāli, kệ 184.

[4] Pāli, kệ 204.

[5] Pāli, kệ 203.

[6] Tham chiếu : 《法句經》譯文及解讀--36泥洹品: 始 無 如 不, 始 不 如 無:此 兩 句 甚 為 難 解。姚 秦 譯 本 此 章 雲:我 有 本 以 無,本 有 我 今 無,非 無 亦 非 有,如 今 不 可 穫。依 此,則 大 意 為,當 初 之 無 如 萬 物 不 是 當 下 表 象 之 有,當 初 什 麼 也 不 是 之 萬 物 如 同 無 壹 般;不,乃 是 無 自 性,是 空;無,是 無 所 有。此 乃 以 無 解 空,屬早期翻譯之結果 (http://quanxue.cn/ct_fojia/FaJu/FaJu79.html)。Tham chiếu bản dịch Tạng ngữ: 勘 藏 译 本,意 谓:“前 有 今 无,前 无 当 有,前 当 皆无,今亦不起。”乃 言 生 死 是 三 世 有 法;涅 槃 出离生死,与之相反也。Trước có mà nay không/ Trước không mà nay có/ Trước đã hoàn toàn không/ Thì nay cũng chẳng khởi.

[7] Tham khảo:《法句經》譯文及解讀: 見 有 見:見 解 之 外 亦 有 見 解。意 謂 對 某 壹 見 解 仍 然 可 以 提 出 見 解。下 文 句 式 同 此 (http://quanxue.cn/ct_fojia/FaJu/FaJu79.html). Tham chiếu Kinh Xuất diệu : 見 而 實 而 見,聞 而 實 而 聞,知 而 實 而 知,是 謂 名 苦 際 (ĐTK/ĐCTT, tập 4, kinh số 212).

[8] Tham khảo, 北傳法句經新譯: 睹 無 著 亦 無 識,一 切 舍 為 得 際,除 身 想 滅 痛 行,識 已 盡 為 苦 竟。白 話 新 譯:無 論 是 眼 見、耳 聽、意 念 乃 至 心 識,皆 應 遠 離 其 染 著,遠離 染 著 者 不 再 執 著,不 再 執 著 者 自 然 清 徹 寂 靜,所 以 捨 離 一 切 的 執 著,自 然 能 得 清 淨 智 慧,滅 除 身 心 的 妄 念,自 然 能 滅 除 由 行 為 所 造 作 的 煩 惱 痛 苦,若 能 滅 除 心 識 的 妄 起 流 竄,必 能 滅 除 一 切 的 煩 惱 痛 苦 (http://www.mbh.idv.tw/index.php?mod=articles&ID=21&page=5&pid=2202)

[9] Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.

[10] Tham khảo《法句經》譯文及解讀. 為 兩 滅:兩,兩 兩 相 對 之 意 也。來 與 往,生 與 死,彼 與 此,皆「兩」也。然 關 鍵 在 於 生 死 輪 回,故「兩滅」在此即指斷生死輪回

[11] Tham khảo: 《法句經》譯 文 及 解 讀.  有 世 生:擁 有 同 世 人 壹 樣 的 生 命。

[12] Tham khảo: 《法句經》譯 文 及 解 讀. 有 有:前 面「有」字 為 動 詞,後 面「有」字為名詞,指存有著的生命

[13] Tham khảo: 《法句經》譯 文 及 解 讀. 有 無:存 有 的 生 命 沒 有 了。無,消失了、沒有了。

[14] Tham khảo: 《法句經》譯 文 及 解 讀. 無 作 無 所 行:沒 有 任何要做的事,沒有任何做事的慾望。

[15] Pāli, kệ 95.

[16] Chín lỗ (tức cửu khổng 九孔): chín cơ quan bài tiết, gồm hai mắt, hai tai, hai mũi, miệng và hai đường đại tiểu tiện.

[17] Sáu căn không tiếp thọ sáu trần.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.