Lu

27/10/201012:00 SA(Xem: 41656)
Lu

Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
Thiện Phúc

LU

Lu Mờ: To be on the decline—To eclipse.

: Dull-brained.

Lũ Lượt: In crowds.

Luân: Cakra (skt)—Tra Yết La—Bánh xe—Wheel—Disc—Rotation—To revolve (v). 

** For more information, please see Tam Luân, Ngũ Luân and Cửu Luân.

Luân Bảo: Bánh xe báu của Chuyển Luân Thánh Vương, giúp ngài du hành các nơi để hàng phục chúng sanh. Có bốn loại bằng vàng, bạc, đồng và sắt—A Cakravatin’s wheel, either gold, silver, copper or iron, manifesting his rank and power:

1) Kim Luân Vương: Cakravatin’s Gold Wheel.

2) Ngân Luân Vương: Cakravatin’s Silver Wheel.

3) Đồng Luân Vương: Cakravatin’s Copper Wheel.

4) Thiết Luân Vương: Cakravatin’s Iron Wheel. 

Luân Chuyển:

1) Xoay vòng: To rotate.

2) Luân Chuyển trong Ba Cõi Sáu Đường: Samsara (skt)—The turning of the wheel—Transmigration in the three realms and six ways.

3) Bánh Xe Luân Hồi: The wheel of transmigration.

4) Vòng sanh Tử: The round of existence.

Luân Duyên: See Luân Mãn.

Luân Đa Lợi Hoa:

1) Một loại ngọc quí thanh tịnh: A precious pearl that purifies.

2) Một loại hoa Luân Đa Lợi có mùi thơm: A specially fragrant flower.

Luân Đóa: Vành tai tròn đầy, một trong những tướng hảo của Phật—Ears round and full, a mark of a Buddha.

** For more information, please see Tam Thập Nhị Hảo Tướng Của Phật. 

Luân Hoàn: To turn around.

Luân Hồi: Samsara—To revolve—To turn around the wheel of life.

Luân HồiNiết Bàn, Niết BànLuân Hồi: Reincarnation.

· Luân là bánh xe hay cái vòng, hồi là trở lại; luân hồi là cái vòng quanh quẩn cứ xoay vần: Reincarnation means going around as the wheel turns around.

· Thế giới nầy là Ta bà hay Niết bànhoàn toàn tùy thuộc vào trạng thái tâm. Nếu tâm giác ngộ thì thế giới nầy là Niết bàn. Nếu tâm mê mờ thì lập tức thế giới nầy biến thành Ta Bà—Whether the world is Samsara or Nirvana depends entirely on our state of mind. If our mind is enlightened, then this world is Nirvana; if our mind is unenlightened, then this world is Samsara.

· Với những ai biết tu thì ta bàNiết Bàn, và Niết Bànta bà: For those who strive to cultivate, samsara is Nirvana, Nirvana is samsara.

Luân Hồi Sanh Tử: Samsara (p & skt)— The cycle of births and deaths (birth, deah, and rebirth)—Luân hồi sanh tử trong đó chúng sanh cứ lập đi lập lại sanh tử tử sanh tùy theo nghiệp lực của mình—The state of transmigration or samsara, where beings repeat cycles of birth and death according to the law of karma.

Luân Lưu: In turn—By turns.

Luân Lý: Moral.

Luân Lý Phật: The Buddha moral code

Luân Mãn: Luân Duyên—Vành xe hay vỏ xe—A felly or tire.

Luân Phiên: In turn—By turns—Alternate—To take turns (a rotation of duties).

Luân Phúc: Căm xe—Wheel-spokes.

Luân Tạng: Luân Tạng được xây giữa tầng tháp lớn với một cái trụ mở ra tám mặt, treo tất cả các bộ kinh lên đó, và làm bánh xe xoay vòng xung quanh, mỗi vòng quay là có công đức như đọc kinh (đây là phát kiến của Phó Đại Sĩ đời nhà Lương)—Revolving scriptures—A revolving stand with eight faces, representing the sacred canon—A praying wheel, the revolving of which brings as much merit to the operator as if he had read the whole scriptures. 

Luân Tề: Trục hay trung tâm bánh xe—The navel or hub of a wheel.

Luân Thường: Morals.

Luân Tọa: Chỗ ngồi của vị Chuyển Luân Thánh Vương hay Phật—The throne of a Cakravatin or a Buddha.

Luân Tướng: Vầng lọng trên đỉnh tháp, hoặc dưới chân của Chuyển Luân Thánh Vương hay Phật (vòng lộng thường có chín tầng gọi là cửu luân)—The wheel sign, on the top of a pagoda, or on the feet of a cakravartin or Buddha.

** For more information, please see Cửu Luân.

Luân Vi Sơn: Cakravala (skt)—Hai vòng núi đồng tâm tạo nên chu vi của thế giới—The double concentric circles of mountains forming the periphery of a world.

Luân Viên Cụ Túc: Mạn Đồ La như chiếc bánh xe (có đầy đủ vành, trục, nan hoa, tròn trịa đầy đủ), nói về công đức viên mãn của chư Phật không một chút khiếm khuyết (tập trung tất cả công đức chư Phật vào Mạn Đồ La để cho chúng sanh bước vào Phổ Môn)—A complete Mandala showing the Buddhas and others, symbolizing their works—A magic circle. 

Luân Vương: Cakravartin (skt).

1) Tiếng Phạn là Chước Ca La Đại Cức Để Hạt La Xà hay Giá Ca Việt La—C(h)akravartin (skt).

2) Vị Chuyển Luân Vương vận chuyển luân bảo đi khắp nơi không trở ngại để hàng phục bốn phương—A ruler of the wheels of whose chariot roll everywhere without obstruction.

3) Vị quốc vương tối thượng cai trị thế giới—An emperor, a sovereign of the world, a supreme ruler.

4) Đức Phật với giáo thuyết phổ cậppháp giới của Ngài—A Buddha whose truth and realm are universal (Buddha as universal spiritual king).

5) Dấu hiệu của Luân Vương là một cái dĩa gồm bốn thứ theo thứ tự—The symbol is the cakra or disc, which is of four kinds indicating the rank:

· Kim Luân Vương: Gold cakra.

· Ngân Luân Vương: Silver cakra.

· Đồng Luân Vương: Copper cakra.

· Thiết Luân Vương: Iron cakra.

**For more information, please see Luân Bảo.

Luận:

1) (v)—To comment—To discuss—To discourse upon—To reason over.

2) (n)—Sastra (skt)—Abhidharma—Upadesa—Discourses—Treatises on dogma—Philosophy—Discussions—Commentaries.

3) Luận Tạng: See Luận A Tỳ Đạt Ma Câu Xá in Vietnamese-English Section, and Abhdharma in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Luận A Tỳ Đạt Ma Câu Xaù: Abhidharmakosa-Bhasya-Sastra—Bộ Luận “Kho Tàng Pháp Bảo” được Ngài Thế Thân soạn vào thế kỷ thứ năm sau Tây lịch. Đây là bộ luận quan trọng nhất, giải thích đầy đủ về tông phái Nhất Thiết Hữu Bộ của Phật giáo Tiểu Thừa, được Ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ—The sastra of “Treasure Chamber of the Abhidharma” composed by Vasubandhu in the fifth century AD. This is the most important compilation of the Sarvastivada (Hinayana) teaching. It was translated into Chinese by Hsuan-Tsang.

Luận Án: Dissertation—Thesis.

Luận Bàn: To discuss—To comment.

Luận Biện Trung Biên: Madhyantavibhaga Sastra—Bộ Luận được Ngài Thế Thân soạn về Đức Phật Di Lặc—The sastra was composed by Vasubandhu on the Coming Buddha, Maitreya. 

Luận Câu Xá: Abhidharma Kosasastra. 

Luận Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo tánh Luận: Ratnagotravibhagamahayanottara sastra—Bộ Luận Do Nặc Na Ma Đề soạn về Như Lai tạng trong Phật giáo Đại Thừa—The sastra was composed by Ratnamati on the Tathagatagarbha in Mahayana Buddhism.

Luận Du Già Sư Địa: Yogacarabhumi Sastra—Bộ Luận được Ngài Di Lặc thuyết giảng và Ngài Huyền Trang dịch, nói về giáo lý căn bản của phái Du Già hay Duy Thức—The sastra was expounded by Maitreya and translated into Chinese by Hsuan-Tsang, about the doctrine of the Yogacara or Vijnanavada.

Luận Duy Thức Nhị Thập: Vimsatika Sastra—Bộ Luận được Ngài Thế Thân soạn về Giáo Lý Duy Thức—The sastra was composed by Vasubandhu on the General Teaching of Consciousness.

Luận Duy Thức Tam Thập Tụng: Trimsika Sastra—Bộ Luận được Ngài Thế Thân soạn về 30 câu kệ của giáo lý Duy Thức—The sastra was composed by Vasubandhu on the thirty stanzas of the Teaching of Consciousness.

Luận Đại Thừa Khởi Tín Luận: Mahayana-Sraddhotpada-Sastra, được Bồ tát Mã Minh soạn về lý thuyếtthực hành tinh yếu trong trường phái Đại Thừa—The sastra was composed by Asvaghosa, basic doctrines and practices in Mahayana. 

Luận Đại Thừa tập Bồ tát Học: Siksasamuccaya Sastra—Bộ luận nói về giáo lý để tu tập Bồ Tát, được Ngài Pháp Xứng soạn—The sastra was composed by Dharmakirti about the doctrine and practices for Bodhisattvas.

Luận Đại Thừa Thành Nghiệp: Karmasiddhiprakarana sastra—Bộ Luận được Ngài Thế Thân soạn về những hành vi của nhân loại—The sastra was composed by Vasubandhu on human beings’ deeds.

Luận Đại Thừa Trang Nghiêm: Mahayana-sutra-lamkara—Bộ Luận được Ngài Vô Trước soạn về những câu kệ của Ngài Di Lặc—The sastra was composed by Asanga on Maitreya’s gatha (metrical hymn).

Luận Đàm: To converse.

Luận Điểm Phật Pháp: From the view point (point of view) of the Dharma. 

Luận Gia: Sastra-writers—Interpreters—Philosophers.

Luận Giải: To comment and explain.

Luận Khởi Tín Đại Thừa: The treatise on the Awakening of Faith.

Luận Kim Cang Châm: Vajrasuci Sastra—Luận được soạn bởi Ngài Pháp Xứng, phê phán nghiêm khắc kinh Vệ Đàđịa vị tối thượng của Phạm Thiên—The sastra was composed by Dharmakirti, seriously criticized about the Veda sutra and the supreme position of Braham in Hinduism.

Luận Nghị: Upadesa (skt)—Luận về bộ kinh thứ 12 trong số 12 bộ kinh Phật—Dogmatic treatises, the twelve and the last section of the canon. 

Luận Nhiếp Đại Thừa: Mahayanasamgraha Sastra—Bộ Luận được Ngài Vô Trước soạn về Phật Giáo Đại Thừa—The sastra was composed by Asanga on the Mahayana Buddhism.

Luận Nhơn Minh Nhập Chánh Lý: Nyayapravesa Sastra—Bộ Luận được Ngài Do Thương Kiết La Chủ soạn, nói về Luận Lý học—The sastra was composed by Sankarasvamin, written on “Introduction to Logic.”

Luận Phật Địa Kinh: Buddhabhumisutra-sastra—Bộ Luận chú giải về Kinh Phật Địa, được Ngài Thân Quang Đẳng soạn và Ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ—The sastra explained the Buddhabhumi Sutra, composed by Bandhuprabha. It was translated into Chinese by Hsuan-Tsang.

Luận Sa Môn Bất Kính Vương Giả: Ordained Buddhists do not have to honor royalty—Thời vua An Đế nhà Tấn, vua xa giá từ Giang Lăng đến Giang Tây, quan Trấn Nam là Hà Vô Kỵ yêu cầu Đại Sư Huệ Viễn đích thân xuống núi nghinh tiếp đức vua. Đại sư lấy cớ đau yếu, khước từ không bái yết. Đến năm Nguyên Hưng thứ hai, quan Phụ Chánh Hoàn Huyền lại gởi cho Đại sư Huệ Viễn một văn thơ, trong đó có nhiều lý luận bắt buộc hàng Sa Môn phải lễ bái quốc vương. Đại sư soạn văn thư phúc đáp và quyển “Sa Môn Bất Kinh Vương Giả Luận” gồm 5 thiên được thành hình để hồi âm. Triều đình xem xong rất lấy làm nể trọng và phải chấp nhận quan điểm của ngài—During the time of Emperor An Đế, the emperor traveled from the Giang Lăng region to Jiang-Tsi; the Great General of the North named Hà-Vô-Kỵ requested the Great Master to descend the mountain to welcome the Emperor. The Great Master used the excuse he was ill and weak to decline this request. Then the second year of Nguyên Hưng reign period, Magistrate Hoàn Huyền once again sent the Greta Master another document. In it this magistrate gave many reasons why Buddhist Monks must bow and prostrate to the emperor. In response, the Great Master wrote a letter and the book with five volumes titled “Ordained Buddhists Do Not Have To Honor Royalty.” After the imperial court reviewed his writing, they highly repsected im and had no choice but to honor his views.

**For more information, please see Huệ Viễn

Luận Sớ: Phần giảng giảiphê bình Luận Tạng—Sastras with commentary.

Luận Sư: See Luận Gia.

Luận Tạng: Abhidharma-Pitaka (skt)—A Tỳ Đạt Ma Tạng—Ưu Bà Đề Xá Tạng (Upadesa)—Luận Tạng là một trong ba tạng kinh điển. Luận Tạng bao gồm phần giải thíchbiện luận kinh điển hay những lời Phật dạy. Luận Tạng đầu tiên được mọi người công nhận là của ngài Đại Ca Diếp, một đệ tử của Phật biên soạn, nhưng mãi về sau nầy mới hoàn thành. Bộ Luận tạng Hoa Ngữ gồm ba phần—Thesaurus of discussions or discourses, one of the three divisions of the Tripitaka. It comprises the philosophical works. The first compilation is accredited to Maha-Kasyapa, disciple of Buddha, but the work is of a later period. The Chinese version is in three sections: 

1) Đại Thừa Luận: The Mahayana Philosophy.

2) Tiểu Thừa Luận: The Hinayana Philosophy.

3) Tống Nguyên Tục Nhập Tạng Chư Luận (960-1368 sau Tây Lịch): The Sung and Yuan Addenda (960-1368 AD).

Luận Thành Duy Thức: Vijnaptimatratasddhi-sastra—Bộ Luận do Ngài Hộ Pháp Đẳng soạn về Tông phái Du Già và A Lại Da Thức—The sastra was composed by Dharmapala on the explanation about Yogacara and Alaya Consciousness.

Luận Thập trụ Tỳ Bà Sa: Dasabhumika-Vibhasa-Sastra—Bộ Luận bàn về Thập Địa Phẩm, một chương quan trọng nhất trong Kinh Hoa Nghiêm, nói về hai giai đoạn đầu của quả vị Bồ Tát, đã tạo ảnh hưởng rất lớn với sự phát triển của các trường phái Tịnh Độ Trung Hoa. Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa ngữ—The sastra was composed by Nagarjuna, discussed and explained the course of the development (ten stages) of a bodhisattva, one of the most important chapter in Avatamsaka Sutra, was the doctrinal basic of the early Chinese Pure Land schools. It was translated into Chinese by Kumarajiva. 

Luận Thuyết: Argumentation.

Luận Tông: Tông phái Tam Luận—The Madhyamaka school of the San-Lun (Sanron)—The Abhidharma or sastra school.

Luận Trí Độ: The Perfection of Wisdom Treatise.

Luận Trung Quán: Madhyamaka Sastra (skt)— The Treatise on the Middle way or the Guide-Book of the School of the Middle Way—Bộ Trung Luận do Bồ Tát Long Thọ soạn, nhấn mạnh vào giáo lý Trung Đạo, giáo lý căn bản của trường phái Trung Quán của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ. Theo Trung Quán, nghĩa chân thật của Tánh KhôngPhi Hữu hay không thực chất—The sastra was composed by Nagarjuna. It stressed on the teaching of the Middle Way, the basic teaching of the Madhyamika school of the Indian Mahayana Buddhism. According to the Madhyamaka Sastra, the true meaning of Emptiness (Sunyata) is non-existence, or the nonsubstantiveness.

Luận Vãng Sanh: Rebirth Treatise—Commentary on the Longer Amitabha Sutra—Treatise on the Pure Land.

Luật: Vinaya or Uparaksa (skt)—Tiếng Phạn là Ưu Bà La Xoa hay Tỳ Ni, dịch là “luật” hay “giới luật.” Tên khác của Ba La Đề Mộc Xoa, tức là những quy luật của cuộc sống trong tự viện. Đây cũng là một trong ba tạng kinh điển. Người ta nói Ngài Ưu Ba Ly đã kết tập đầu tiên—Disciplines—Law—Rule—Other name for Pratimoksa, sila, and upalaksa. The discipline, or monastic rules; one of the three divisions of the Canon, or Tripitaka, and said to have been compiled by Upali—See Pratimoksa, and Vinaya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Luật Biến Đổi: The law of transformation. 

Luật Hành: Sự thi hành giới luật—The discipline in practice, to act according to the rules.

Luật Lệ: Rules and regulations.

Luật Nghi: Luật phápquy tắc cho phép người Phật tử thuần thành hành động đúng trong mọi hoàn cảnh (pháp điều tiết thân tâm để ngăn ngừa cái ác gọi là luật, pháp giúp thích ứng với phép tác chân chính bên ngoài gọi là nghi)—Rules and ceremonies, an intuitive apprehension of which, both written and unwritten, enables devotees to practice and act properly under all circumstances.

Luật Nghi Giới: Phần đầu trong Tam Tụ Tịnh Giới—The first of the three collections of pure precepts—See Tam Tụ Tịnh Giới (1).

Luật Nhơn Quả: Karma law—The law of causality—Law of Cause and Effect.

Luật Nhân Quả Hiển Nhiên Không Thể Nghi Ngờ Hay Nghĩ Bàn: The truth of the law of Cause and Effect is self-evident, beyond doubt and inconceivable.

Luật Phái: Trường phái Luật tông—The discipline branch or school—See Luật Tông.

Luật Pháp: The laws or methods of the discipline; rules and laws.

Luật Sám: Phép sám hốigiới luật đã trình bày—Repentance and penance according to the rules.

Luật Sư: Vị thầy giỏi giải thích về giới luật, nghĩa là biết được sự hành trì của luật, khéo giải thích khiến người nghe dễ hiểuhành trì theo—Master and teacher of the rules of the discipline.

Luật Tạng: Bộ tạng Luật, một phần trong ba bộ kinh điển—The Vinaya-pitaka, one of the three divisions of the Canon, or Tripitaka—See Vinaya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Luật Thiên Nhiên: Natural Law.

Luật Thiền: Hai tông phái Luật tông và Thiên tông—The two schools of Discipline and Intuition.

Luật Thiện Kiến Tỳ Bà Sa: Samantapasadika-Vinaya—Bộ Luật nói về những giới luật cho các Tăng sĩ thuộc phái Thượng Tọa Bộ, được Ngài Tăng Già Bạt Đà La dịch ra Hán tự—The Vinaya-Pitaka stressed on moral codes for the monks and nuns in the Theravada. It was translated into Chinese by Samghabhadra. 

Luật Thừa: Cỗ xe giới luật, hay tông phái của giới luật. Giáo thuyết dạy về tu hành giải thoát bằng cách hành trì giới luật, hay nương theo tạng luật để tu hành giải thoát—The Vinaya-vehicle, the teaching which emphasizes the discipline.

Luật Tông: Vinayisme (skt)—The Vinaya school—Luật Tông là một nhánh Phật Giáo thoát thai từ phái Hóa Địa Bộ (Mahishasaka) và trở thành một bộ phận lớn của nhóm Sthavira, được sư Dharmagupta, người Tích Lan thành lập. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng người đầu tiên sáng lập ra Luật Tông tại Ấn Độ chính là ngài Ưu Ba Ly, một trong mười đệ tử lớn của Đức Phật. Ngài nổi tiếng với tác phẩm Luật Tứ Phần. Luật tông phát triển nhiều nhất ở miền nam Ấn Độ. Luật Tông là trường phái mà chủ thuyết dựa vào luật nghi tu hành của cuộc sống trong tự viện, một trường phái Phật giáo lớn của Trung Quốc và Nhật, nhấn mạnh đặc biệt việc tuân thủ nghiêm ngặt các qui tắc được Luật tạng đề ra. Tại Trung Quốc, Luật tông được ngài Đạo Tuyên sáng lập vào đời nhà Đường (theo tông nầy thì người ta chỉ cần tinh chuyên hành trì giới luậtđược giải thoát, vì giữ giới trì luật mà sanh định, nhờ định mà sanh huệ). Văn bản chính yếu của phái nầy là “Tứ Phần Luật” —Vinaya school, or Discipline school, or Dhammaguttika literally means “protector of the teaching;” Buddhist school belonging to the larger grouping of Sthaviras. Developed out of the Mahishasaka school. It was founded by the Sinhalese monk Dhammagupta and was prevalent primarily in Southern India. However, Buddhist scholars believe that the founder of the school was Upali, one of the ten great disciples of the Buddha. He is known as the author of the “The Discipline of Four Divisions.” Vinaya School emphasizes the monastic discipline, a major school of Buddhism in China and Japan that primarily stresses strict observance of the rules laid down in the Vinaya-pitaka. The school was founded in China by T’ao-Hsuan of the T’ang dynasty. The main text of this school is the Four Parts of “Vinaya-Pitaka.”—See Luật Tứ Phần.

Luật Tứ Phần: Dharmaguptaka-Vinaya—Bộ Luật Phật giáo, gồm 250 giới Tỳ Kheo và 348 giới Tỳ Kheo Ni. Bộ Luật được các Ngài Phật Da XáTrúc Phật Niệm dịch sang Hán tự—Buddhism vinaya contains 250rules for monks and 348 for nuns. It was translated into Chinese by Buddhayasas and Chu-Fo-Nien—See Luật Tông

Luật Tướng: Pháp tướng của giới luật—The discipline or its characteristics.

Luật Tỳ Kheo: Luật dành riêng cho Tỳ Kheo trong tịnh xá, riêng biệt cho chư Tăng và chư Ni—Monastic disciplinary text included in the Vinaya and preserved in separate version for monks and nuns—For more information, please see Pratimoksa in Pali/Sanskrit Section.

Luật Tỳ Kheo Ni: See Pratimoksa in Pali/Sanskrit Section.

Lúc: Moment—When.

Lúc Ấy: At that moment (juncture).

Lúc Đầu: At the beginning.

Lục: Sat or Sad (skt)—Sáu—Six. 

Lục Ái Thân: Tanha-kaya (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu ái thân—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six groups of craving:

1) Sắc Ái: Craving for sights.

2) Thanh Ái: Craving for sounds.

3) Hương Ái: Craving for smella.

4) Vị Ái: Craving for tastes.

5) Xúc Ái: Craving for touches.

6) Pháp Ái: Craving for mind-objects.

Lục Ba: The six paramitas—See Lục Độ Ba La Mật.

Lục Ba La Mật: The six paramitas—See Lục Độ Ba La Mật in Vietnamese-English Section.

Lục Ban Thần Túc: Còn gọi là Lục Thoại (Thụy) hay sáu điềm lành xuất hiện khi Đức Phật thuyết Kinh Pháp Hoa, vì do thần cảnh thông của Phật xuất hiện ra nên gọi là thần túc—The six supernatural signs—See Lục Thoại.

Lục Báo: Six retributions—Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Tám, Đức Phật đã nhắc nhở ngài A Nan về Lục Báo như sau: “Ông A Nan! Chúng sanhlục thức tạo nghiệp, bị chiêu lấy ác báo theo sáu căn ra.”—In the Surangama Sutra, book Eight, the Buddha reminded Ananda about the six retributions as follows: “Ananda! Living beings create karma with their six consciousnesses. The evil retributions they call down upon themselves come from the six sense-organs.”

1) Kiến Báo—Retribution of Seeing:

a) Kiến báo chiêu dẫn các nghiệp. Kiến nghiệp nầy giao kết thì lúc chết, trước hết thấy lửa đầy mười phương. Thần thức của người chết nương bay theo khói, sa vào địa ngục vô gián, phát hiện ra hai tướng—Retribution of seeing, which beckons one and leads one to evil ends. The karma of seeing intermingles, so that at the time of death one first sees a raging conflaration which fills the ten directions. The deceased one’s spiritual consciousness takes flight, but then falls. Riding on a wisp of smoke, it enters the intermittent hell. There, it is aware of two appearances:

· Một là thấy sáng thì có thể thấy khắp nơi các ác vật, sanh ra sợ hãi vô cùng—One is a perception of brightness in which can be seen all sorts of evil things, and it gives rise to boundless fear. 

· Hai là thấy tối, lặng lẽ chẳng thấy gì cả, sinh ra sợ hãi vô cùng—The second one is a perception of darkness in which there is total stillness and no sight, and it experiences boundless terror.

b) Như vậy thấy lửa đốt—When the fire that comes from seeing burns:

· Nơi thính căn, có thể làm những nước sôi trong chảo đồng: The sense of hearing. It becomes cauldrons of boiling water and molten copper.

· Đốt nơi tỷ căn, có thể làm khói đen, hơi lửa: When it burns the breath, it becomes black smoke and purple fumes.

· Đốt nơi tri vị căn, có thể làm những viên sắt nóng: When it burns the sense of taste, it becomes the scorching hot pellets and molten iron gruel.

· Đốt nơi xúc căn, có thể làm cái lò tro than nóng: When it burns the sense of touch, it becomes white-hot ember and glowing coals.

· Đốt nơi tâm căn, có thể sanh ra đống lửa, tung ra bay cả không giới: When it burns the mind, it becomes stars of fire that shower everywhere and whip up and inflame the entire realm of space.

2) Văn Báo—Retribution of Hearing:

a) Văn báo chiêu dẫn ác quả. Văn nghiệp nầy giao kết, lúc chết thấy sóng chìm ngập trời đất, thần thức nương theo sóng trôi vào ngục vô gián. Phát hiện ra hai tướng—Retribution of hearing, which beckons one and leads one to evil ends. The karma of hearing intermingles, and thus at the time of death onr first sees gigantic waves that dorwn heaven and earth. The deceased one’s spiritual consciousness falls into the water and rides the current into the unitermittent hell. There, it is aware of two sensations:

· Một là nghe rõ, nghe nhiều tiếng ồn làm rối loạn tinh thần: One is open hearing, in which it hears all sorts of noise and its essential spirit becomes confused.

· Hai là không nghe thấy gì, vắng lặng u trầm: The second is closed hearing, in which there is total stillness and no hearing, and its soul sinks into oblivion.

b) Sóng nghe như thế chảy vào cái nghe làm thành sự trách phạt, gạn hỏi. Chảy vào cái thấy làm thành sấm sét và các khí độc. Chảy vào hơi thở, làm thành mưa sương, tưới các trùng độc khắp thân thể. Chảy vào vị làm thành mủ huyết và những đồ uế tạp. Chảy vào xúc, làm thành súc sinh, ma quỷ và phân. Chảy vào ý, làm thành sét và mưa đá phá hoại tâm phách: When the waves from hearing flow into the hearing, they become scolding and interogation. When they flow into the seeing, they become thunder and roaring the evil poisonous vapors. When they flow into the breath, they become rain and fog that is permeated with poisonous organisms that entirely fill up the body. When they flow into the sense of taste, they become pus and blood and every kind of filth. When they flow into the sense of touch, they become animal and ghosts, and excrement and urine. When they flow into the mind, they become lightning and hail which ravage the heart and soul.

3) Khứu Báo—Retribution of Smelling:

a) Khứu báo chiêu dẫn ác quả, khứu nghiệp nầy giao kết, lúc chết thấy độc khí đầy dẫy xa gần. Thần thức nương theo khí vào vô gián địa ngục. Phát hiện ra hai tướng—The retribution of smelling, which beckons one and leads one to evil ends. The karma of smelling intermingles, and thus at the time of death one first sees a poisonous smoke that permeates the atmosphere near and far. The deceased one’s spiritual consciousness wells up out of the earth and enters the unintermittent hell. There, it is aware of two sensations:

· Một là thông khứu, bị các độc khí nhiễu loạn tâm thần: One is unobstructed smelling, in which it is thouroughly infused with the evil vapors and its mind becomes distressed.

· Hai là tắc khứu, khí không thông, bức tức mà té xỉu xuống đất: The second is obstructed smelling, in which its breath is cut off and there is no passage, and it lies stifled and suffocating on the ground.

b) Khi ngửi như thế xông vào hơi thở, làm thành nghẹt và thông. Xông vào cái thấy làm thành lửa và đuốc. Xông vào cái nghe làm chìm, đắm, sôi, trào. Xông vào vị, làm thành vị ương vị thối. Xông vào xúc làm thành nát, rũ, thành núi đại nhục có trăm nghìn con mắt mà vô số trùng ăn. Xông vào cái nghĩ làm thành tro nóng, chướng khí và cát bay mà đập nát thân thể: When the vapor of smelling invades the breath, it becomes cross examination and bearing witness. When it invades the seeing, it becomes fire and torches. When it invades the hearing, it becomes sinking and drowning, oceans, and bubbling cauldrons. When it invades the sense of taste, it becomes putrid or rancid foods. When it invades the sense of touch, it becomes ripping apart and beating to a pulp. It also becomes a huge mountain of flesh which has a hundred thousand eyes and which is sucked and fed upon by numberless worms. When in invades the mind, it becomes ashes, pestilent airs, and flying sand and gravel which cut the body to ribbons.

4) Vi Báo—Retribution of Tasting:

a) Vị báo chiêu dẫn ác quả. Vị nghiệp nầy giao kết, lúc chết thấy lưới sắt phát ra lửa dữ, cháy rực khắp thế giới. Thần thức mắc lưới vào ngục vô gián phát hiện ra hai tướng—The retribution of tasting, which beckons and leads one to evil ends. This karma of tasting intermingles, and thus at the time of death one first sees an iron net ablaze with a raging fire that covers over the entire world. The deceased one’s spiritual consciousness passes down through this hanging net, and suspended upside down, it enters the uninterminttent hell. There, it is aware of two sensations.

· Một là hít khí vào, kết thành băng, thân bị nứt nẻ—One is a sucking air which congeals into ice so that it freezes the flesh of his body.

· Hai là thở khí ra, bốc lên thành lửa dữ cháy tan cốt tủy—The second a spitting blast of air which spwes out a raging fire that roasts his bones and marrow to a pulp.

b) Thứ vị nếm ấy trải qua cái nếm, làm thành sự thừa lĩnh, nhẫn chịu. Trải qua cái thấy, làm thành vàng đá nóng đỏ. Trải qua cái nghe, làm thành gươm đao sắc. Trải qua hơi thở, làm thành lồng sắt lớn trùm cả quốc độ. Trải qua xúc, làm thành cung, tên, nỏ. Trải qua ý, làm thành thứ sắc nóng bay trên hư không rưới xuống: When the tasting of flavors passes through the sense of taste, it becomes what must be acknowledged and what must be endured. When it passes through the seeing, it becomes burning metal and stones. When it passes through the hearing, it becomes sharp weapons and knives. When it passes through the sense of smell, it becomes a vast iron cage that encloses the entire land. When it passes through the sense of touch, it becomes bows and arrows, crossbows, and darts. When it passes through the mind, it becomes flying pieces of molten iron that rain down from out of space.

5) Xúc Báo—Retribution of Touching:

a) Xúc báo chiêu dẫn ác quả. Xúc nghiệp nầy giao kết, lúc chết thấy núi lớn bốn phía họp lại, không có đường đi ra. Thần thức thấy thành lớn bằng sắt, các rắn lửa, chó lửa, cọp, gấu, sư tử, những lính đầu trâu, quỷ la sát đầu ngựa cầm thương đao, lùa người vào thành đến ngục vô gián. Phát hiện ra hai tướng—The retribution of touching which beckons and leads one to evil ends. The karma of touching intermingles, and thus at the time of death one first sees huge mountains closing in on one from four sides, leaving no path of escape. The deceased one’s spiritual consciousness then sees a vast iron city. Fiery snakes and fiery dogs, wolves, lions, ox-headed jail keepers, and horse-headed rakshasas brandishing spears and lances drive it into the iron city toward the unintermittent hell. There, it is aware of two sensations.

· Một là xúc hợp lại, núi giáp lại ép thân thể, xương thịt tuôn máu: One is touch that involves coming together, in which mountains come together to squeeze its body until its flesh, bones, and blood are totally dispersed.

· Hai là xúc ly, gươm đao đâm chém vào người, tim gan tan nát: The second is thouch that involves separation, in which knives and swords attack the body, ripping the heart and liver to shreds.

b) Thứ xúc ấy trải qua cái xúc, làm thành đường, quán, sảnh, án. Trải qua cái thấy làm thành thiêu đốt. Trải qua cái nghe làm thành đập, đánh, đâm, bắn. Trải qua hơi thở làm thành túi, đẫy, tra khảo, trói buộc. Trải qua cái nếm làm thành kiềm, kẹp, chém, chặt. Trải qua cái ý, làm thành sa xuống, bay lên, nấu, nướng: When this touching passes through the sensation of touch, it becomes striking, binding, stabbing, and piercing. When it passes through the seeing, it becomes burning and scorching. When it passes through the hearing, it becomes questioning, investigating, court examinations, and interrogation. When it passes through the sense of smell, it becomes enclosurs, bags, beating, and binding up. When it passes through the sense of taste, it becomes plowing, pinching, chopping, and severing. When it passes through the mind, it becomes falling, flying, frying, and broiling.

6) Tư Báo—Retribution of Thinking:

a) Tư báo chiêu dẫn ác quả. Tư nghiệp nầy giao kết, lúc chết thấy gió dữ thổi hư nát quốc độ. Thần thức bị thổi bay lên hư không, theo gió rơi vào ngục vô gián. Phát hiện ra hai tướng—The retribution of thinking, which beckons and leads one to evil ends. The karma of thinking intermingles, and thus at the time of death one first sees a foul wind which devastates the land. The deceased one’s spiritual consciousness is blown up into space, and then, spiraling downward, it rides that wind straight into the unintermittent hell. There, it is aware of two sensations.

· Một là không biết, mê muội vô cùng, chạy mãi không thôi: One is extreme confusion, which causes it to be frantic and to race about ceaselessly.

· Hai là không mê, biết cái khổ bị nấu, bị thiêu, đau đớn vô cùng: The second is not confusion, but rather an acute awareness which causes it to suffer from endless roasting and burning, the extreme pain of which is difficult to bear.

b) Cái nghĩ bậy đó kết cái nghĩ, làm thành phương hướng, xứ sở. Kết cái thấy, làm thành nghiệp cảnh và đối chứng. Kết cái nghe, làm thành hòn đá lớn chụm lại, làm băng, làm sương, đất. Kết hơi thở, làm thành xe lửa lớn. Kết cái nếm, làm thành tiếng la, hét, khóc, than. Kết cái xúc, làm thành thân lớn, thân nhỏ, và trong một ngày vạn lần chết đi sống lại, cúi xuống, ngước lên: When this deviant thought combines with thinking, it becomes locations and places. When it combines with seeing, it becomes inspection and testimonies. When it combines with hearing, it becomes huge crushing rocks, ice, and frost, dirt and fog. When it combines with smelling, it becomes a great fiery car, a fiery boat, and a fiery jail. When it combines with tasting, it becomes loud calling, wailing, and regretful crying. When it combines with touch, it becomes sensations large and small, where ten thousand births and ten thousand deaths are endured every day, and of lying with one’s face to the ground.

Lục Bát Hoằng Thệ: The forty-eight great or surpassing vows of Amitabha—See Tứ Thập Bát Nguyện.

Lục Bất Cung Kinh Pháp: Six kinds of disrespect—See Sáu Không Cung Kính Pháp.

Lục Bộ Đại Thừa Kinh: Sáu bộ kinhĐại Sư Từ Ân đã chọn cho Pháp Tướng tông—The six works chosen by master Tz’u-En as authoritative in the Dharmalaksana school.

1) Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh: The Flower Adornment Sutra.

2) Giải Thâm Mật Kinh:

3) Như Lai Xuất Hiện Công Đức Trang Nghiêm Kinh:

4) A Tỳ Đạt Ma Kinh: Abhidharma Sutra.

5) Lăng Già Kinh: Lankavatara Sutra.

6) Đại Thừa Mật Nghiêm Kinh: Kinh Hậu Nghiêm.

Lục Cảnh: Sáu cảnh đối lại với lục căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là cảnh trí, âm thanh, vị, xúc, ý tưởng cũng như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và tâm phân biệt—The six objects—The six objective fields of the six senses of sight, sound, smell, taste, touch and idea or thought; rupa, form and colour, is the field of vision; sound of hearing, scent of smelling, the five flavours of tasting, physical feeling of touch, and mental presentation of discernment.

Lục Căn:

(A) Nghĩa của Lục Căn—The meanings of the six senses—Sáu căn—The six organs (faculties)—The six roots of sensations—The six indriyas:

1) Mắt: Eye.

2) Tai: Ear.

3) Mũi: Nose.

4) Lưỡi: Tongue.

5) Thân: Body.

6) Ý: Mind.

** For more information, please see Lục Cảnh—Lục Nhập—Lục Tình—Lục Trần—Lục Xứ.

(B) Lục Căn là những đối tượng của Thiền Tập—The six senses are objects of meditation practices—Theo Tỳ Kheo Piyananda trong Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo, bạn phải luôn tỉnh thức về những cơ quan của giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và sự tiếp xúc của chúng với thế giới bên ngoài. Bạn phải tỉnh thức về những cảm nghĩ phát sinh do kết quả của những sự tiếp xúc ấy—According to Bikkhu Piyananda in The Gems Of Buddhism Wisdom, you must always be aware of the sense organs such as eye, ear, nose, tongue and body and the contact they are having with the outside world. You must be aware of the feelings that are arising as a result of this contact.

· Mắt đang tiếp xúc với sắc: Eye is now in contact with forms (rupa).

· Tai đang tiếp xúc với thanh: Ear is now in contact with sound.

· Mũi đang tiếp xúc với mùi: Nose is now in conatct with smell.

· Lưỡi đang tiếp xúc với vị: Tongue is now in contact with taste.

· Thân đang tiếp xúc với sự xúc chạm: Body is now in contact with touching.

· Ý đang tiếp xúc với những vạn pháp: Mind is now in contact with all things (dharma). 

Lục Căn Công Đức: Công năng thành tựu của lục căn—The powers of the six senses (the achievement by purification of their interchange of function).

Lục Căn Ngũ Dụng: Dùng một căn thay thế cho căn khác, hoặc là chỉ dùng một căn để thay thế cho tất cả các căn khác, đây là Phật lực—Substitution of one of the organ for another, or the use of one organ to do the work of all the others, which is a Buddha’s power.

Lục Căn Nhân: Theo A Tỳ Đàm của tông Câu Xá, có sáu căn nhân trong thuyết nhân quả—According to the Abhidharma of the Kosa School, there are six chief causes in the Theory of Causal Relation.

1) Năng Tác Nhân: Karana-hetu (skt)—Năng tác nhânyếu tố dẫn đạo trong sự phát sinh một hậu quả—The active cause as the leading factor in the production of an effect.

2) Câu Hữu Nhân: Sahabhu-hetu (skt)—Câu hữu nhân là loại nhân mà trên hai yếu tố luôn luôn cùng hành sự với nhau—The co-existent cause, more than two factors always working together. 

3) Đồng Loại Nhân: Sabhaga-hetu (skt)—Là loại nhân trợ giúp những nhân khác cùng loại với nó—The similar-species cause, a cause helping other causes of its kind.

4) Tương Ưng Nhân: Saprayukta-hetu (skt)—Là loại nhân xuất hiện bất cứ lúc nào, từ bất cứ động lực nào, đối với bất cứ sự kiện nào, trong bất cứ cơ hội nào, và trong bất cứ trường hợp nào—The concomitant cause, appearing at any time, from any motive, with regard to any fact, on any occasion and in any environment.

5) Biến Hành Nhân: Sarvatgrata-hetu (skt)—Là nhân luôn luôn liên hệ với những tà kiến, hoài nghi hay vô minh, tạo ra tất cả những sai lầm của con người—The universally prevalent cause, a cause always connected with wrong views, doubts or ignorance which produces all the errors of men.

6) Dị Thục Nhân: Vipaka-hetu (skt)—Là nhân tạo ra kết quả của nó trong một đời sống khác, như khi những thưởng phạt nhận lãnh được trong trong đời kế tiếp sau khi chết—The cause ripening in a different life, a cause which produces its effect in a different life, as when retributions are obtained in the life after death. 

Lục Căn Nhân Tứ Trợ Duyên: Bảy mươi lăm pháp trong A Tỳ Đàm của Câu Xá Tông, dù phân ly, đều liên kết nhau trong thế giới hiện thực. Hiện tượng nầy được cắt nghĩa bằng lý thuyết tương quan nhân quả hay thuyết về mười nhân, trong đó có sáu căn nhân và bốn trợ duyên—The seventy-five elements mentioned in the Abhidharma of the Kosa School, though separate from one another, are found linked together in the actual world. This phenomenon is explained by the theory of causal relation or combination, sometimes called the Doctrine of the Ten Causes, in which six Chief Causes (hetu) and four Sub-causes (pratyaya) are assumed.

(A) Lục Căn Nhân—The Six Chief Causes—See Lục Căn Nhân.

(B) Tứ Trợ Duyên: The Four Sub-causes—See Tứ Trợ Duyên

Lục Căn Ô Nhiễm: Six impure faculties—See Lục Căn Thanh Tịnh.

Lục Căn Sám Hối: Sám hối tội lỗi của lục căn—A penitential service over the sins of the six senses.

Lục Căn Thanh Tịnh: Sáu căn thanh tịnh nghĩa là tiêu trừ tội cấu từ vô thủy để phát triển sức mạnh vô hạn (như trường hợp Đức Phật). Sự phát triển tròn đầy nầy làm cho mắt có thể thấy đươc vạn vật trong Tam thiên Đại thiên thế giới, từ cảnh trời cao nhất xuống cõi địa ngục thấp nhứt, thấy tất cả chúng sanh trong đó từ quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng như nghiệp lực của từng cá nhân—Six pure faculties—The six organs and their purification in order to develop their unlimited power and interchange (in the case of Buddha). This full development enables the eye to see everything in a great chiliocosm from its highest heaven down to its lowest hells and all the beings past, present, and future with all the karma of each.

Lục Căn Thanh Tịnh Vị: Trạng thái lục căn thanh tịnhtông Thiên Thai đã định nghĩa trong Thập Tín Vị của Biệt Giáo hay Tương Tự Tức của Viên Giáo—The state of the organs thus purified is defined by T’ien-T’ai as the semblance stage in the Perfect teaching.

Lục Cấu: Theo Câu Xá Luận có sáu điều làm ô uế tịnh tâm—According to the Kosa Sastra, there are six things that defile the pure mind:

1) Não (phiền muộn): Vexation.

2) Siểm (nịnh nọt): Flattery.

3) Kiêu (khi lờn người khác): Arrogance.

4) Cuồng (Dối gạt người khác): Exaggeration.

5) Hận: Hatred.

6) Hại (làm hại người khác): Malice. 

Lục Cấu Pháp: See Lục Cấu.

Lục Chấn: See Lục Chủng Chấn Động.

Lục Chúng: The six kinds of bhiksus—See Lục Quần Tỳ Kheo.

Lục Chúng Sanh:

(A) Lục chúng sanh được ví với sáu con vật—The six creatures are compared with the six animals:

1) Chó: A dog.

2) Chim: A bird.

3) Rắn: A snake.

4) Linh Cẩu: A hyena.

5) Cá Sấu: A crocodile (sisumara).

6) Khỉ: A monkey.

(B) Lục chúng sanh hay lục căn, chúng giống như những con thú hoang bị nhốt và lúc nào cũng muốn thoát ra. Chỉ khi nào chúng được thuần hóa thì chúng mới được hạnh phúc. Cũng như thế chỉ khi nào sáu căn được thuần lương bởi chân lý Phật, thì chừng đó con người mới thật sự có hạnh phúc—The six senses or six organs of sense. They are likened to six wild creatures in confinement and always struggling to escape. Only when they are domesticated will they be happy. So is it with the six senses and the taming power of Buddha-truth.

Lục Chủng Ấn: The six seals or proofs—B La Mật.

Lục Chủng Câu Sinh Hoặc: Sáu loại mê hoặc thông thường với chúng sanh—The six deceivers common to all the living:

1) Tham: Greed.

2) Sân: Anger.

3) Vô Minh: Si—Ignorance.

4) Hôn trầm: Torpor.

5) Nghi hoặc: Doubt.

6) Bất Chánh Kiến: Tà kiến—Incorrect views.

Lục Chủng Chánh Hành: Sáu loại thực hành chánh đáng—The six kinds of proper practice.

1) Từ 1 đến 5 cũng giống như trong Ngũ Chánh Hạnh: From 1 to 5 are the same as in the five proper kinds of practice—See Ngũ Chánh Hạnh.

6) Cúng Dường: Making offerings.

Lục Chủng Chấn: See Lục Chủng Chấn Động.

Lục Chủng Chấn Động: Ba loại sáu thứ chấn động—The six earthquakes or earth-shakings of which there are three categories:

(I) Sáu thời chấn động theo Kinh Trường A Hàm—Earthquakes in the six periods of a day, according to the Long Agama Sutra:

1) Lúc Phật nhập thai: At the Buddha’s conception.

2) Lúc Phật xuất thai: At the Buddha’s birth.

3) Lúc Phật thành đạo: At the Buddha’s enlightenment.

4) Lúc Phật chuyển Pháp Luân: At the Buddha’s first preaching.

5) Lúc thiên ma khuyến thỉnh Ngài sống: When Mara besought him to live.

6) Lúc Phật nhập Niết Bàn: At the Buddha’s Nirvana.

(II) Sáu phương chấn động theo Kinh Đại Bát Nhã. Khi Thế Tôn nhập sư tử du hý tam muội, thì sáu loại chấn động nổi lên—Earthquakes in six directions, according to the Maha-Prajna Sutra. The six different kinds of shaking of the chiliocosm, or universe, when the Buddha entered into the samadhi of joyful wandering:

1) Đông vọt lên thì Tây chìm xuống: East rose and West sank.

2) Tây vọt lên thì Đông chìm xuống: West rose and east sank.

3) Nam vọt lên thì Bắc chìm xuống: South rose and North sank.

4) Bắc vọt lên thì Nam chìm xuống: North rose and South sank.

5) Bốn bên vọt lên thì chính giữa chìm xuống: Surroundings (borders) rose the centre (middle) sank.

6) Chính giữa vọt lên thì bốn bên chìm xuống: Centre (middle) rose and surroundings (borders) sank.

(III)

(A) Sáu tướng chấn động, theo Kinh Hoa Nghiêm—Six laksanas or marks of earthquake, according to the Avatamsaka Sutra:

1) Động: Shaking.

2) Khởi: Rising.

3) Dũng: Waving.

4) Chấn: Reverberating.

5) Giác: Khuấy động—Arousing.

6) Hống: Roaring.

(B) Sáu tướng chấn động, theo Kinh Bát Nhã—Six laksanas or marks of earthquake, according to the Maha-Prajna Sutra:

1) Động: Shaking.

2) Khởi: Rising.

3) Chấn: Reverberating.

4) Kích: Khua đập—Beating.

5) Hống: Roaring.

6) Nứt ra: Cracking. 

Lục Chủng Khảo: Six types of testing condition—Khảo là những ảnh hưởng diễn biến của nghiệp thiện ác, nhưng chúng có sức thầm lôi cuốn hành giả làm cho bê trễ sự tu trì. Khi mới tu ai cũng có lòng hảo tâm, nhưng lần lượt bị những duyên nghiệp bên ngoài, nên một trăm người đã rớt hết chín mươi chín. Cổ đức nói: “Tu hành nhứt niên Phật tại tiền, nhị niên Phật tại Tây Thiên, tam niên vấn Phật yếu tiền.” Nghĩa là ‘sự tu hành năm đầu Phật như ở trước mặt, năm thứ hai Phật đã về tây, sang năm thứ ba ai muốn hỏi đến Phật hay bảo niệm Phật, phải trả tiền mới chịu nói tới, hoặc niệm qua ít câu.’ Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, có sáu loại khảo—Testing conditions are the fluctuating effects of good and bad karma, which have the power to influence the practitioner and retard his cultivation. When first taking up cultivation, every practitioner has a seed of good intentions. However, as they encounter karmic conditions, one after another, both internal and external, ninety-nine cultivators out of a hundred will fail. The ancients had a saying: “In the first year of cultivation, Amitabha Buddha is right before eyes; the second year, He has already returned to the West; by the time the third year rolls around, if someone inquires about Him or requests recitation, payment is required before a few words are spoken or a few versess recited.” According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, there are six types of testing conditions:

1) Nội Khảo: Internal Testing Conditions—Có người trong lúc tu tập, bỗng khởi lên những tâm niệm tham lam, giận hờn, dục nhiễm, ganh ghét, khinh mạn, ngi ngờ, hoặc si mê dễ hôn trầm buồn ngủ. Những tâm niệm ấy đôi khi phát hiện rất mãnh liệt, gặp duyên sự nhỏ cũng dễ cau có bực mình. Nhiều lúc trong giấc mơ, lại thấy các tướng thiện ác biến chuyển. Trong đây những tình tiết chi ly không thể tả hết được. Gặp cảnh nầy hành giả phải ý thức đó là công năng tu hành nên nghiệp tướng phát hiện. Ngay lúc ấy nên giác ngộ các nghiệp tướng đều như huyễn, nêu cao chánh niệm, thì tự nhiên các tướng ấy sẽ lần lượt tiêu tan. Nếu không nhận thức rõ ràng, tất sẽ bị nó xoay chuyển làm cho thối đọa. Tiên đức bảo: “Chẳng sợ nghiệp khởi sớm, chỉ e giác ngộ chậm” chính là điểm nầy. Có người đang lúc dụng công, bỗng phát sanh tán loạn mỏi nhọc khó cưỡng nổi. Ngay khi ấy nên đứng lên lễ Phật rồi đi kinh hành, hoặc tạm xả lui ra ngoài đọc một vài trang sách, sửa năm ba cành hoa, chờ cho thanh tịnh sẽ trở vào niệm Phật lại. Nếu không ý thức, cứ cưỡng ép cầu cho mau nhứt tâm, thì càng cố gắng lại càng loạn. Đây là sự uyển chuyển trong lúc dụng công, ví như thế giặc quá mạnh tợ nước tràn, người chủ soáy phải tùy cơ, nên cố thủ chớ không nên ra đánh. Có vị tu hành khi niệm Phật, bỗng thấy cô tịch như bản đàn độc điệu dễ sanh buồn chán, thì không ngại gì phụ thêm trì chú, quán tưởng, hoặc tụng kinh—During cultivation, some people suddenly develop thoughts of greed, anger, lust, jealousy, scorn or doubt. They may also suffer delusion, leading to drowsiness and sleep. These thoughts sometimes arise with great intensity, making the practitioner feel annoyed and upset over, at times, trivial matters. Sometimes auspicious and evil events alternate in his dreams. The specific details of these events are too numerous to be described. Faced with these occurences, the practitioner should realize that these karmic marks have appeared as a consequence of his cultivation. He should immediately understand that all karmic occurences and marks are illusory and dream-like; he should foster right thought and they will disappear one after another. Otherwise, he will certainly be swayed, lose his concentration and retrogress. The ancients used to say in this respect: “Do not fear an early manifestation of evil karma, fear only a late Awakening.” Sometimes the practitioner, in the midst of intense cultvation, suddently becomes confused and weary, which is a state difficult to fight off. At that very moment, he should arise and bow to the Buddhas or circumambulate the altar. Or else, he may take a temporary break, read a few pages of a book or rearrange some flowers, waiting for his mind to calm down before returning to the altar to resume recitation. Otherwise, the more he tries to focus his mind, the more scattered it becomes. This is a case of flexibility in cultivation. It is similar to the situation of a commander-in-chief facing an invading army as powerful as a river overflowing its banks. In such a situation, the general should stay on the defensive, consolidating his position, rather than charging into battle. Some practitioners suddenly feel solitary and isolated when reciting the Buddha’s name like a single-note musical piece, and grow melancholy and bored. In such cases, they should not hesitate to add mantra or sutra recitation or visualization to their practice. 

2) Ngoại Khảo: External Testing Conditions—Đây là những chướng cảnh bên ngoài làm duyên khó khăn thối đọa cho hành giả. Những chướng cảnh nầy là sự nóng bức, ồn ào, uế tạp, hoặc chỗ quá rét lạnh, hay nhiều trùng kiến muỗi mòng. Gặp cảnh nầy cũng nên uyển chuyển, đừng chấp theo hình thức, chỉ cầu được an tâm. Chẳng hạn như ở cảnh quá nóng bức, chẳng ngại gì mặc áo tràng mỏng lễ Phật, rồi ra ngoài chỗ mát mà trì niệm, đến khi xong lại trở vào bàn Phật phát nguyện hồi hướng. Hoặc gặp chỗ nhiều muỗi, có thể ngồi trong màn thưa mà niệm Phật. Như ở miền bắc Trung Hoa vì thời tiết quá lạnh, các sư khi lên chánh điện tụng kinh, cũng phải mang giày vớ và đội mủ cẩn thận. Có hàng Phật tử vì nhà nghèo, làm lụng vất vả, đi sớm về khuya, hoặc nợ nần thiếu hụt, rách rưới đói lạnh, vợ yếu con đau, không có chỗ thờ cúng trang nghiêm. Trong những hoàn cảnh nầy sự tu tập thật ra rất khó, phải có thêm sự nhẫn nại cố gắng, mới có thể thành công được. Hoặc có người vì nhiều chướng nghiệp, lúc không tu thì thôi, khi sắp vào bàn Phật lại nhức đầu chóng mặt và sanh đủ chứng bệnh, hay có khách viếng thăm và nhiều việc bất thường xãy đến. Gặp những cảnh như thế, phải cố gắng và khéo uyển chuyển tìm phương tu hành. Sự cố gắng uyển chuyển tùy trường hợp sai biệtứng dụng chớ không thể nói hết ra được. Nên nhớ gặp hoàn cảnh bất đắc dĩ, phải chú trọng phần tâm, đừng câu nệ phần tướng, mới có thể dung thông được. Cõi Ta Bà ác trược vẫn nhiều khổ lụy, nếu không có sức cố gắng kham nhẫn, thì sự tu hành khó mong thành tựu—These are external obstacles creating difficult conditions which can make the practitioner retrogress. These obstacles include heat, noise, dirt and pollution, freezing weather, or an outbreak of mosquitoes and other insects. When faced with these conditions, the cultivator should be flexible and not become attached to forms and appearances. He should just seek tranquility and peace of mind. For instance, in sweltering heat, he should not mind donning a light robe to bow to the Buddhas, and then retiring to a shady spot outdoors to recite the Buddha’s name. At the end of the session, he can return to the altar to make his vows and transfer the merit. If the practitioner happens to be living in a mosquito-infested area, he can sit inside a net while reciting the Buddha’s name. As in northern China where the weather can be freezing, monks and nuns must dress carefully in socks, shoes and hats when going to the Buddha hall to recite sutras. As another example, some destitude laymen, living from hand to mouth, going to work early and coming home late, pursued by creditors, tattered, hungry and cold, with sickly wives and malnourished children, can hardly afford a decent place to practice. In such situations, cultivation is truly difficult. In order to succeed, the practitioner should redouble his efforts and have more patience and endurance. Other people, with heavy karmic obstructions, do not experience outward occurences as long as they do not cultivate, but as soon as they are ready to bow before the altar, they develop headaches, grow dizzy, and are afflicted with all kinds of ailments. Or else, they may receive sudden visitors or encounter unusual events. Faced with these occurences, the practitioner should redouble his efforts and find ways to cultivate flexibly. These ways depend on circumstances; they cannot all be described. One point, however, should always be kept in mind: when faced with difficult circumstances, pay attention to the mind, and do not cling to appearances and forms. The evil, turbid Saha World has always been full of suffering and tears. Without perseverance and forbearance, it is very difficult to succeed in cultivation. 

3) Nghịch Khảo: Testing Conditions caused by Adverse Circumstances—Trên đường đạo, nhiều khi hành giả bị nghịch cảnh làm cho trở ngại. Có người bị cha mẹ, anh em hay vợ chồng con cái ngăn trở hoặc phá hoại không cho tu. Có vị thân mang cố tật đau yếu mãi không lành. Có kẻ bị oan gia luôn theo đuổi tìm cách mưu hại. Có người bị vu oan giá họa, khiến cho ngồi tù chịu tra khảo hoặc lưu đày. Có vị bị sự tranh đua ganh ghét, hoặc bêu rêu nhiều tiếng xấu xa, làm cho khó an nhẫn. Điều sau nầy lại thường xãy ra nhiều nhứt. Những cảnh ngộ như thế đều do sức nghiệp. Lời xưa từng nói: “Hữu bất ngu chi dự, hữu cầu toàn chi hủy,” nghĩa là ‘có những tiếng khen, những vinh dự bất ngờ, không đáng khen mà được khen; và có những sự kiện thật ra không đáng khinh chê, lại diễn thành cảnh khinh hủy chê bai trọn vẹn.’—Practitioners on the path of cultivation are at times impeded by adverse circumstances. Some are prevented from cultivating or frustrated in their practice by parents, brothers and sisters, wives, husbands or children. Others suddenly develop a chronic disease, from which they never completely recover. Still others are continually pursued by oponents and enemies looking for ways to harm them. Others are slandered or meet misfortunes which land them in prison, subject to torture, or they are sent into exile. Others, again, victims of jealous competition or calumny, lose all peace of mind. This last occurrence is the most frequent. Such cases occur because of the power of evil karma. The ancients had a saying: “There are instances of sudden praise and unexpected honors which are underserved, and other instances, not deserving of blame, which create major opportunities for censure and contempt.” 

4) Thuận Khảo: Testing Conditions caused by “Favorable Circumstances”—Có người không gặp cảnh nghịch mà lại gặp cảnh thuận, như cầu gì được nấy, nhưng sự thành công đều thuộc duyên ràng buộc chớ không phải giải thoát. Có vị khi phát tâm muốn yên tu, bỗng cảnh danh lợi sắc thanh chợt đến, hoặc nhiều người thương mến muốn theo phụng sự gần bên. Thí dụ người xuất gia khi phát tâm tu, bỗng có kẻ đến thỉnh làm tọa chủ một ngôi chùa lớn; hoặc như người tại gia, thì có thơ mời làm tổng, bộ trưởng, hay một cuộc làm ăn mau phát tài. Đây là những cảnh thuận theo duyên đời quyến rủ người tu, rồi dẫn lần đến các sự phiền toái khác làm mất đạo niệm. Người ta chết vì lửa thì ít, mà chết vì nước lại nhiều, nên trên đường tu cảnh thuận thật ra đáng sợ hơn cảnh nghịch. Cảnh nghịch đôi khi làm cho hành giả tỉnh ngộ, dễ thoát ly niệm tham nhiễm, hoặc phẫn chí lo tu hành. Còn cảnh thuận làm cho người âm thầm thối đạo lúc nào không hay, khi bừng tỉnh mới thấy mình đã lăn xa xuống dốc. Người xưa nói: “Việc thuận tốt được ba. Mê lụy người đến già.” Lời nầy đáng gọi là một tiếng chuông cảnh tỉnh. Thế nên duyên thử thách của sự thuận khảo rất vi tế, người tu cần phải lưu ý—Some practitioner do not encounter adverse circumstances, but on the contrary, meet with favorable circumstances, such as having their wishes and prayers fulfilled. However, such successes belong to the category of ‘binding’ conditions, rather than conditions conducive to liberation. Thus, just as some practitioners set their minds to peaceful cultivation, they suddenly encounter opportunities leading to fame and fortune, ‘beautiful forms and enchanting sounds.’ Or else, family members, relatives and supporters seek to follow and serve them on their retreats. For example, a monk who has made up his mind to cultivate in earnest may suddenly be requested to become the abbot of a large temple complex. Or else, a layman may unexpectedly receive a letter inviting him to become a minister heading such and such a government department, or offering him a chance to participate in a business venture which promises a quick profit. These instances, all of which are advantageous under mundane circumstances, are seductive to the cultivator, and maygradually lead to other complications. Ultimately, he may forget his high aspirations and retrogress. As the saying goes, more lives are lost in a flood than in a fire. Thus, on the path of cultivation, favorable circumstances should be feared more than unfavorable ones. Unfavorable events sometimes awaken the practitioner, making it easier for him to escape thoughts of attachment and redouble his efforts in cultivation. Favorable events, on the other hand, may make him quietly retrogress, without being aware of it. When he suddenly awakens, he may discover that he has slipped far down the slope. The ancients have said: “Even two or three favorable circumstances may cause one to be deluded until old age.” This saying is trully a ringing bell to wake cultivators up. Therefore, challenge of favorable events is very subtle, practitioners need to pay close attention to them.

5) Minh Khảo: Testing Conditions of a Clear, Explicit Nature—Đây là sự thử thách rõ ràng trước mắt mà không tự tỉnh ngộ. Chẳng hạn như một vị tài đức không bao nhiêu, nhưng được người bưng bợ khen là nhiều đức hạnh, tài năng, có phước lớn, rồi sanh ra tự kiêu tự đắc, khinh thường mọi người, làm những điều càn dở, kết cuộc bị thảm bại. Hoặc có một vị đủ khả năng tiến cao trên đường đạo, nhưng bị kẻ khác gàn trở, như bảo ăn chay sẽ bị bệnh, niệm Phật trì chú nhiều sẽ bị đổ nghiệp, hay gặp nhiều việc không lành, rồi sanh ra e dè lo sợ, thối thất đạo tâm. Hoặc có những cảnh tự mình biết nếu tiến hành thì dễ rước lấy sự lỗi lầm thất bại, nhưng vì tham vọng hay tự ái, vẫn đeo đuổi theo. Hoặc đối với các duyên bên ngoài, tuy biết đó là giả huyễn nhưng không buông bỏ được, rồi tự chuốc lấy sự buồn khổ vào tâm. Kẻ dễ dãi nhẹ dạ thường hay bị phỉnh gạt. Khi chưa diệt được tham vọng thì dễ bị người khác dùng tiền tài, sắc đẹp hoặc danh vị lôi cuốn. Cho đến nếu còn tánh nóng nảy tất dễ bị người khích động, gánh lấy những việc phiền phức vào thân. Đây là những cạm bẫy của cả đời lẫn đạo, xin nêu ra để cùng nhau khuyên nhắc, nếu không dè dặt những điểm đó, sẽ vướng vào vòng chướng nghiệp. Đối với những duyên thử thách như thế, hành giả phải nhận định cho sáng suốt, và sanh lòng quả quyết tiến theo đường lối hợp đạo mới có thể thắng nó được—These are clear ‘testing conditions’ which occur right before the practitioner’s eyes, without his realizing their implications. For instance, a monk of relatively mediocre talents and virtues becomes the object of adulation, praised for great merit, virtue and talent. He then develops a big ego and looks down on everyone; giving rise to thoughtless action resulting in his downfall. Or else we have the case of a layman with the potential to progress far along th Way. However, he is blocked and opposed by others, who advise him, for example, that vegetarianism will make him sick, or that overly diligent mantra and Buddha Recitation will ‘unleash his evil karma,’ causing him to encounter many untoward events. He then develops a cautious, anxious attitude, retrogressing in his determination to achieve the Way. There are also circumstances in which the practitioner realizes that to advance further is to invite failure and defeat, yet, out of ambition or pride, he continues all the same. Or else, even though the cultivator knows that external circumstances are illusory and dream-like, he cannot let go of them, and thus brings great suffering upon himself. The easy-going and credulous are often duped. When they have not eliminated greed, it is easy for others to deceive them with money, sex and fame. It also applies to those who have a temper and too much pride. Easily aroused, they bring a great deal of trouble and anguish upon themselves. These are trappings and the pitfalls of the outside world, which are also encounterd within the Order. I bring them up here as a warning to fellow cultivators. If they are not careful, they will become entangled in the cycle of obstructing karma. The practitioner should develop a clear understanding of these adverse condition and resolve to progress along a path consonant with the Way. Only then will he be able to overcome these obstacles.

6) Ám Khảo: Silent, Hidden Testing Conditions—Điều nầy chỉ cho sự thử thách trong âm thầm không lộ liểu, hành giả nếu chẳng khéo lưu tâm, tất khó hay biết. Có người ban sơ tinh tấn niệm Phật, rồi bởi gia kế lần sa sút, làm điều chi thất bại việc ấy, sanh lòng lo lắng chán nãn trễ bỏ sự tu. Có vị công việc lại âm thầm tiến triển thuận tiện rồi ham mê đeo đuổi theo lợi lộcquên lãng sự tu hành. Có kẻ trước tiên siêng năng tụng niệm, nhưng vì thiếu sự kiểm điểm, phiền nãonội tâm mỗi ngày tăng thêm một ít, lần lượt sanh ra biếng trễ, có khi đôi ba tháng hay một vài năm không niệm Phật được một câu. Có người tuy sự sống vẫn điều hòa đầy đủ, nhưng vì thời cuộc bên ngoài biến chuyển, thân thể nhà cửa nay đổi mai dời, tâm mãi hoang mang hướng ngoại, bất giác quên bỏ sự trì niệm hồi nào không hay—This refers to silent challenges, inconspicuous in nature. If the practitioner is not skillful in taking notice, they are very difficult to recognize and defeat. Some people, who may have recited the Buddha’s name diligently in the beginning, grow worried and discouraged by deteriorating family finances or repeated failures in whatever they undertake, and abandon cultivation. Others see their affairs quietly progressing in a favorable way; they then become attached to profit and gain, forgetting all about the way. Others diligently engage in Budha and Sutra Recitation at the beginning, but because they fail to examine themselves, the afflictions within their minds increase with each passing day. They then grow lethargic and lazy, to the point where they do not recite a single time for months, or even years. Still others, although their lives are progressing normally, see their living conditions continuously fluctuating with changing external circumstances. With their minds always in confusion and directed toward the outside, they unwittingly neglect recitation or abandon it together. 

Lục Chủng Khổ hạnh Ngoại Đạo: See Lục Khổ hạnh.

Lục Chủng Ngoại Đạo: The six kinds of ascetics—See Lục Khổ Hạnh and Lục Khổ Hạnh Ngoại Đạo.

Lục Chủng Nhân: See Lục Nhân.

Lục Chủng Phiền Não: See Lục Đại Phiền Não.

Lục Chủng Quyết Định: Theo Đại Thừa Trang Nghiêm Luận, đây là sáu loại quyết định hay tăng thượng lực của Bồ tát tu Lục Độ—The six kinds of certainty resulting from observance of the six paramitas:

1) Tài thành quyết định: Do lực bố thí mà được đại tài hay của cải lớn—The certainty of wealth.

2) Sinh thắng quyết định: Do lực trì giới nhất định thường được sanh vào nhà quý thắng (Sát Đế Lợi, Bà La Môn, trưởng giả…)—The certainty of rebirth in honourable families.

3) Bất thối quyết định: Do lực nhẫn nhục các thiện pháp đã tu nhất định chẳng bao giờ bị lùi mất—The certainty of no retrogression to lower conditions.

4) Tu tập quyết định: Nhờ luôn tu tập thiện pháp nhất định sẽ không bao giờ gián đoạn—The certainty of progress in practice.

5) Định nghiệp quyết định: Do định lực thiền địnhthành tựu chính định nghiệp vĩnh viễn chẳng bị mất—The certainty of unfailingly good karma.

6) Vô công dụng quyết định: Do trí huệ lực, chẳng thêm công hành vẫn trụ được nơi chân lý và trí tuệ—The certainty of effortless abode in truth and wisdom. 

Lục Chủng Tâm: Sáu loại tâm—Six kinds of mind—See Tâm.

Lục Chủng Thiện Xảo Phương Tiện: Theo Bồ Tát Địa Trì Kinh, có sáu loại phương tiện thiện xảo—According to the Bodhisattva Practicing Ground Sutra, there are six able devices of Bodhisattvas:

1) Tùy Thuận Xảo Phương Tiện: Thuận theo căn cơ chúng sanh mà răn dạy, khiến họ tin tưởng ưa thích; thuyết pháp rất sâu mà dễ hiểu cho mọi người—Preaching deep truths in simple form to lead on people gladly to believe.

2) Lập Yếu Xảo Phương Tiện: Hứa cho chúng sanh tài sản ruộng nương (xe Hưu, xe Trâu) mà họ mong muốn, để dần dần khiến họ thực hành thiện pháp—Promising people every good way of realizing their desires, of wealth.

3) Dị Tướng Xảo Phương Tiện: Khi họ chẳng tòng thuận thì làm ra vẻ giận dữ quở trách khiến họ phải sợ mà sữa đổi—Showing a threatening aspect to the disobedient to induce reform.

4) Bức Bách Xảo Phương Tiện: Đối với những kẻ phạm giới thì có hình thức trừng phạt khiến họ lìa bỏ ác pháp—Rebuking and punishing people with a like object.

5) Báo Ân Xảo Phương Tiện: Cho tài vật để họ sinh tâm cúng dường bố thí—Granting wealth to induce grateful offerings and almsgiving.

6) Thanh Tịnh Xảo Phương Tiện: Từ trên cõi trời giáng sinh, rồi xuất gia học đạo, thành vô thượng Bồ Đề, khiến chúng sanh đều tín lạc và thanh tịnh—Descending from heaven, leaving home, attaining, and leading to joy and purity.

Lục Chủng Thực Phẩm: Six kinds of food—See Lục Trần.

Lục Chủng Tính: Sáu loại chủng tính—Six germ-natures or roots of Bodhisattva development:

1) Từ 1 đến 5 thì giống như trong Ngũ Chủng Tính: From 1 to 5 are the same as in the five germ-natures—See Ngũ Chủng Tính.

6) Diệu Giác Tính: Giác ngôn viên mãn vi diệu—The Buddha stage of a wonderful enlightenment.

Lục Chủng Trụ: Sáu loại trụ vị của Bồ tát—The six bodhisattva-stages in the Bodhisattvabhumi Sutra (Bồ Tát Địa Trì Kinh):

1) Chủng tính trụ: The attainment of the Buddha-seed—See Thập Trụ.

2) Giải hành trụ: The attainment of discernments and practices in the ten necessary activities of a bodhisattva (see Thập Hạnh Bồ Tát).

3) Tịnh tâm trụ: The attainment of purity by attaining reality (see Sơ Địa trong Thập địa Bồ Tát).

4) Hành đạo tích trụ: The attainment of progress in riddance of incorrect thinking from the second to the seventh stages of Bodhisattva (see Thập địa Bồ Tát).

5) Quyết định trụ: Attainment of powers of correct decision and judgment in the eight and nine stages of Bodhisattva (see Thập Địa Bồ Tát).

6) Cứu cánh trụ: Giai đoạn đạt được Bồ tát toàn thiện trong Thập địa Bồ Tát, nhưng chưa tới Phật địa—Attainment of the perfect bodhisattva-stage in the ten stages of bodhisattva, but not including the Buddha-stage.

Lục Chủng Xảo Phương Tiện: The six able devices of Bodhisattvas—See Lục Chủng Thiện Xảo Phương Tiện

Lục Cốc: The six cereals:

1) Nếp: Glutinous rice.

2) Gạo: Ordinary rice.

3) Đậu: Beans.

4) Lúa mì: Wheat.

5) Lúa mạch: Millet.

6) Ngô: Corn.

Lục Cung Kính Pháp: Six kinds of respect—See Sáu Cung Kính Pháp.

Lục Cúng Cụ: Sáu món dành trong việc cúng kiến hay sáu món mà Thiền Lâm dâng để cúng Phật—The six articles for worship:

(A) Theo Phật Giáo Đại Thừa—According to The Mahayana Buddhism:

1) Hoa: Flowers.

2) Lư hương: A censer.

3) Nến (Đèn): Lamp or candles.

4) Thang (Nước nóng): Hot water.

5) Quả (Trái cây): Fruits.

6) Trà: Tea.

(B) Theo Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill—According to The Dictionary of Chinese Budhist Terms composed by Professor Soothill:

1) Hoa: Flowers.

2) Hương (đồ bôi): Unguents.

3) Nước: Water.

4) Nhang: Incense.

5) Thức ăn: Food.

6) Đèn: Light.

Lục Diện Tôn: See Lục Túc Tôn.

Lục Diệu Hạnh: See Lục Hạnh Quán.

Lục Diệu Môn: Sáu phương cách hay cửa ngõ kỳ diệu cho người tu Phật—Six wonderful strategies or doors for Buddhist cultivators:

1) Sổ Tức Môn: Phương pháp đếm hơi thở điều hòa thân tâm. Bạn có thể đếm từ một đến mười hay ngược lại (đây là một trong những phương pháp trọng yếu giúp ta định tĩnh)—Meditation by counting one’s breaths. You van count from one to ten or vise-versa.

2) Tùy Tức Môn: Phương pháp theo dõi hay nương theo hơi thở (lắng tâm theo hơi thở, biết mình đang thở vào, biết mình đang thở ra)—Meditation by following one’s breaths.

3) Chỉ Môn hay Tập Trung Tâm Ý: Tập trung vào chỉ quán để lắng tâm tĩnh lặng (đã quán sổ tức và tùy tức, hành giả phải cố gắng tu tập chỉ quán)—Meditation by concentrating the mind.

4) Quán Tưởng Môn: Quán tưởng vào một đề mục để trí tuệ sáng suốt và dứt trừ điên đảo mộng tưởng—Meditation by contemplating on any object to obtain wisdom and to eliminate delusions.

5) Hoàn Môn: Quay về chiếu rọi vào trong cái tâm năng quán của chính mình—Meditation by returning to the mind.

6) Tịnh Môn: Tâm thanh tịnh hay không dính mắc vào đâu, nghĩa là vọng động không sanh khởi (biết rõ mình chẳng trụ, chẳng đắm, nhờ đó sự sáng suốt chân thực khai phát và cắt đứt mọi phiền não)—Meditation by pacifying the mind. 

Lục Dụ: Sáu thì dụ về mộng huyễn—Six illustrations of unreality in the Diamond Sutra:

1) Mộng: A dream.

2) Huyễn: A phantom.

3) Bào: A bubble.

4) Ảnh: A shadow.

5) Sương Mai: Dew.

6) Điển Chớp: Lightning. 

Lục Dục: Sáu dục—The six sensual attractions:

1) Sắc Dục: Colour.

2) Hình Mạo Dục: Form.

3) Uy Nghi Tư Thái Dục: Carriage.

4) Ngữ Ngôn Âm Thanh Dục: Voice or Speech.

5) Tế Hoạt Dục: Softness or Smoothness.

6) Nhân Tướng Dục: Features. 

Lục Dục Ngũ Trần: The six desires and the five gunas (dusts)—See Lục Dục, and Ngũõ Trần.

Lục Dục Thiên: Sáu cõi trời Dục Giới (vẫn còn trong cảnh sắc dục). Đây là những cõi trờichúng sanh trong đó vẫn còn chấp trước vào luyến ái thân mật từ thấp đến cao. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật đã nhắc ngài A Nan về sáu cõi trời, hình dù khỏi động, nhưng tâm tích hãy còn giao kết, gọi là Trời Dục Giới—Six Desire Heavens or Heavens of Desires (they are still in the region of sexual desire). These are Heavens in which the Heavenly beings are still attached to intimate relations from low to high. In the Surangama, the Buddha reminded Ananda about the six heavens, although they have transcended the physical in these six heavens, the traces of their minds still become involved:

1) Tứ Thiên vương Thiên: Catur-maha-rajakayika (skt)—Catumaharajika (p).

a) The Heaven of the four kings—Tứ Đại Thiên Vươngcảnh giới thấp nhất, nơi bốn vị Thiên Vương canh giữ bốn phương an trú với quần thần—The Four Heavenly Great Kings, the lowest realm, where guardian gods of the four quarters dwell with their followers.

b) Có bốn vị thiên vươngTrị Quốc, Quảng Mục, Tăng TrưởngĐa Văn. Cõi trời nầy ở giữa đường lên núi Tu Di—The Heaven of the four Kings. It is described as half-way up Mount Sumeru.

c) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Tám, Đức Phật đã nói với ngài A Nan về Tứ Thiên Vương như sau: “A Nan! Những người ở thế gian, không cầu thường trụ, chưa bỏ được ân ái thê thiếp, tâm không chạy theo tà dâm, lòng yên lặng, sáng sủa, sau khi chết, sanh gần mặt trời mặt trăng. Gọi là Trời Tứ Thiên Vương.”—In the Surangama Sutra, book Eight, the Buddha explained to Ananda about the Heaven of the four kings as follows: “Ananda! There are many people in the world who do not seek what is eternal and who cannot renounce the kindness and love they feel for their wives, but they have no interest in deviant sexual activity and so develop a purity and produce light. When their life ends, they draw near the sun and moon and are among those born in the heaven of the four kings.

2) Đao Lợi Thiên: Trayastrimsha (skt)—Tavatimsa (p).

a) Cõi trời ba mươi ba tầng, cảnh giới của ba mươi ba vị trời, nơi đó Đế Thích là Thiên Chủ—The Thirty-Three Heavens, the realm of the thirty-three gods, where Sakka is the Lord, or King of gods.

b) Tam Thập Tam Thiên hay cõi Trời Ba Mươi Ba Tầng, cảnh trời thắng diệu tuyệt vời không sao kể xiết. Cõi trời nầy ở ngay đỉnh núi Tu Di—Trayastrimsha or the Trayastrimsha Heaven. It is described as at the summit of Mount Sumeru.

c) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật nói: “Những người ít dâm dục, mà lúc tịnh cư, chưa được hoàn toàn trong sạch. Sau khi chết, vượt khỏi mặt trời, mặt trăng, ở đỉnh nhân gian. Gọi là Đao Lợi Thiên.”: In the Surangama Sutra, the Buddha said, “Those whose sexual love for their wives is slight, but who have not yet obtained the entire flavor of dwelling in purity, transcend the light of sun and moon at the end of their lives, and reside at the summit of the human realm. They are among those born in the Tryastrimsha Heaven.” 

** Bốn cõi trời còn lại tọa lạc giữa núi Tu Di và những trời Phạm Giới—The rest four Heavens are located between Mount Sumeru and the Brahmalokas.

3) Tô Dạ Ma Thiên: Dạ Ma Thiên hay Tu Diệm Ma Thiên—Suyama (skt)—Yama (p).

a) Dạ Ma Thiêncõi trời diệt khổ của hội chúng Thiên Dạ Ma—Yama is the heaven that destroys pains, the realm of the Yama gods.

b) Cõi Trời Khoái Lạc—The Suyama Heaven.

c) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật nói: “Những người thỉnh thoảng có gặp cảnh dục, tạm thời có giao, qua rồi tâm không nhớ nghĩ đến nữa. Ở trong đời, động ií tĩnh nhiều. Sau khi chết, được rỡ ràng an trụ trong hư không. Ánh sáng mặt trời mặt trăng chiếu lên chẳng tới, tự chói sáng. Gọi là trời Tu Diệm Ma.”—In the Surangama Sutra, the Buddha said: “Those who become temporarily involved when they meet with desire but who forget about it when it is finished, and who, while in the human realm, are active less and quiet more, abide at the end of their lives in light and emptiness where the illumination of sun and moon does not reach. These beings have their own light, and they are among those born in the Suyama Heaven.” 

4) Đâu Suất Thiên: Tushita (skt)—Tusita (p).

a) Trời Hỷ Túc hay vui mừng thỏa mãn—The Tushita Heaven.

b) Đâu Suất Thiêncõi trời hoan lạc dành cho chư Thiên an trú trong hạnh phúc—Tusita is the heaven of delight, for happy dwellers.

c) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: “Những người thường thường yên tĩnh. Có cảnh dục đến chưa thể dứt hẳn. Sau khi chết, sanh lên trên nữa, không tiếp hạ giới cảnh nhân thiên. Đến kiếp hoại, ba tai họa là nước, lửa, gió không tới được. Gọi là Trời Đâu Suất.”—In the Surangama Sutra, the Buddha said: “Those who are quiet all the time, but who are not yet able to resist when stimulated by contact, ascend at the end of their lives to a subtle and ethereal place; they will not be drawn into the lower realms. The destruction of the realms of humans and gods and the obliteration of kalpas by the three disasters will not reach them, for they are among those born in the Tushita Heaven.”

5) Lạc Biến Hóa Thiên: Nirmanarati (skt)—Nimmanarati (p).

a) Cõi trời hay thích biến hóa, còn gọi là Hóa Lạc Thiên: The transformation of Bliss Heaven.

b) Hóa Lạc là cõi trời của chư Thiên tìm lạc thúcông trình sáng tạo của chính mình—The realm of the devas who delight in creation of their own.

c) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: “Những người không có dâm dục tâm, đối với sự dục thấy vô vị không thiết. Lúc chết, sanh lên cảnh siêu việt biến hóa. Gọi là Trời Lạc Biến Hóa.”—In the Surangama Sutra, the Buddha said: “Those who are devoid of desire, but who will engage in it for the sake of their partner, even though the flavor of doing so is like the flavor of chewing wax, are born at the end of their lives in a place of transcending transformations. They are among those born in the Heaven of Bliss by Transformation.”

6) Tha Hóa Tự Tại Thiên: Parinimmita-vasavati (p).

a) Cõi trời có thể khiến tự tại biến hóa từ sự hỷ lạc của người khác hay từ công trình sáng tạo của người khác—The heaven of devas who delight or gain the comfort from others’ bliss (Comfort Gained From The Transformation of Others’ Bliss), or delight in others’ creation. 

b) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: “Những người không có tâm thế gian, mà làm việc ở thế gian. Siêu việt không làm sự giao. Lúc chết siêu xuất cảnh biến hóa và không biến hóa. Gọi là Tha Hóa Tự Tại Thiên.”—In the Surangama Sutra, the Buddha said: “Those who have no kind of worldly thoughts while doing what worldly people do, who are lucid and beyond such activity while involved in it, are capable at the end of their lives of entirely transcending states where transformations may be present and may be lacking. They are among those born in the Heaven of the Comfort from others’ transformations.”

Lục Dục Tứ Thiền: Lục dục thiên của dục giớiTứ thiền thiên của sắc giới. Tứ thiềnthanh tịnh thiên nơi đã lìa bỏ hẳn dâm dục—The six heavens where sexual desire continues, and the four dhyana heavens of purity above them free from such desire.

Lục Đại: Lục Giới—Sad-dhatavah (skt)—The six great or fundamental things or elements:

1) Địa Giới: Địa Đại—Đất—Earth element.

2) Thủy Giới: Thủy Đại—Nước—Water element.

3) Hỏa Giới: Hỏa Đại—Lửa—Fire element.

4) Phong Giới: Phong Đại—Gió—Wind or Air element.

5) Không Giới: Không Đại—Hư không—Space element.

6) Thức Giới: Thức Đại—Tâm Thức—Mind or Perception.

Lục Đại Hữu Tình: Chúng hữu tình quan hệ trực tiếp với lục đại—The animate are connected directly with the six great or fundamental things—See Lục Đại.

Lục Đại Pháp Tánh (Tính): Có hai mặt tướng và tánh. Những thứ mà mắt của phàm phu trông thấy được chỉ là sự tướng của nhau, còn những thứ mà Thánh trí nhìn thấy mới chính là pháp tính nhất vị bình đẳng của lục đại—The unity in variety of the six elements and their products. Ordinary eyes see only the differentiated forms or appearances, the sage or philosopher sees the unity.

Lục Đại Phiền Não: Sáu phiền não lớn—The six great klesa, passion or distressers:

1) Tham Phiền Não: Raga (skt)—Phiền não gây ra bởi tham ái hay muốn có (nhiễm trước thành tính rồi sinh ra khổ nghiệp)—Afflictions caused by desire or desire to have—See Tham Ái.

2) Sân Phiền Não: Pratigha (skt)—Phiền não gây ra bởi sân hận (do căm ghét mà thành tính, dựa vào bất anác hành mà tạo thành nghiệp)—Afflictions caused by resentment or anger.

3) Si Phiền Não: Mudhaya (skt)—Phiền não gây ra bởi si mê (mê muội mờ ám về sự lý mà thành tính, dựa vào những nghi hoặctác thành nghiệp)—Afflictions caused by stupidity or ignorance.

4) Mạn Phiền Não: Mana (skt)—Phiền não gây ra bởi kiêu ngạo (do thói cậy mình tài hơn người mà thành tính và sanh ra khổ nghiệp) —Afflictions caused by pride or self-conceit.

5) Nghi Phiền Não: Vicitiksa (skt)—Phiền não gây ra bởi nghi hoặc (do ngờ vực về chân lý mà thành tính, từ đó ngăn cản tín tâm rồi hành động tà vạy mà thành nghiệp)—Afflictions caused by doubt.

6) Ác Kiến Phiền Não: Drishti (skt)—Phiền não gây ra bởi ác kiến hay tà kiến (do ác kiến suy nghĩ đảo điên mà thành tính, ngăn cản thiện kiến rồi hành động tà vạy gây ra ác nghiệp)—Afflictions caused by False views.

** For more information, please see Tứ Đại Phiền Não.

Lục Đại Quán: Pháp quán tưởng về lục đại—Meditation on the six elements.

1) Hiển giáo quán lục đạikhông thật, là bất tịnh—The exoteric cult believes that they are unreal and unclean.

2) Mật giáo cho rằng lục đạiPhật thế nào thì ở chúng sanh cũng thế ấy, nên họ chủ trương quán lục đại một cách viên dung vô ngại—The esoteric cult believes that the Buddha and human elements are of the same substance and interchangeable.

Lục Đại Tặc: See Lục Đại.

Lục Đại Thần: Sáu vị thần kiểm soát lục đại; mỗi vị kiểm soát một đại—The spirits of the six elements; each element controlled by a specific spirit:

1) Thần Đất: Vị Thần kiểm soát địa đại—The Earth Spirit who controls the earth.

2) Thần Nước: Vị Thần kiểm soát thủy đại—The Water Spirit who controls the water.

3) Thần Lửa: Vị Tần kiểm soát hỏa đại—The Fire Spirit who controls the fire.

4) Thần Gió: Vị Thần kiểm soát phong đại—The Wind Spirit who controls the wind.

5) Thần Hư Không: Vị Thần kiểm soát hư không đại—The Space Spirit who controls the space.

6) Thần Tâm Thức: Vị Thần kiểm soát thức đại—The Mind Spirit who controls the mind. 

Lục Đại Vô Ngại: Lục Đại Thể Đại—Tự tính của lục đạithông dung vô ngại—Lục đại vô ngại tuy gồm chung cho cả Hiển và Mật giáo, nhưng luận về lục đại thì Mật giáo cho rằng tự tính của lục đại vô ngại bình đẳng, nên lục đại của Phật và lục đại của chúng sanh thông dung với nhau mà không gián cách, phàm phu luôn tìm cách gián cách nên khởi lên vọng kiến phân biệt bỉ, thử, ta, người, nầy, nọ—The six elements unimpeded, or interactive—The six elements in their greater substance, or whole. The doctrine of the esoteric cult of transubstantiation, or the free interchangeability of the six Buddha elements with the human, like with like, whereby yoga becomes possible, such as the Buddha elements entering the possessing the human elements, for both are of the same elemental nature. 

Lục Đáo Bỉ Ngạn: Sáu Ba La Mật đưa chúng sanh qua bờ giác ngộ—The six things that ferry one to the other shore—See Lục Độ Ba La Mật in Vietnamese-English Section.

Lục Đạo: Lục Thú—Sáu đường luân hồi của chúng sanh (chúng sanh tạo các nghiệp khác nhau rồi bị nghiệp lực thúc đẩy, dẫn dắt đến sáu loại đầu thai, qua lại trong sáu nẻo, sanh rồi tử, tử rồi sanh, như bánh xe xoay vần, không bao giờ dừng nghỉ, hoặc vào địa ngục, hoặc làm quỷ đói, hoặc làm súc sanh, hoặc A Tu La, hoặc làm người, hoặc làm trời, Đức Phật gọi đó là luân chuyển trong lục đạo)—Six paths—The six ways or conditions of sentient existence—Six miserable states (sentient beings revolve in the cycle of Birth and Death, along the six paths, life after life. These are paths of hell-dwellers, hungry ghosts, animals, titanic demons or asuras, human beings and celestials):

(A) Hạ Tam Đồ hay ba đường dữ: Tri-Akusala (skt)—The three lower gatis, or three evil paths:

1) Địa Ngục Đạo: Naraka-gati (skt)—Hells—Tiếng Phạn là Naraka, nghĩa là lãnh đủ mọi sự khổ não, không an vui. Đây là cảnh giới địa ngục—The state of being in Hell.

· Đây là điều kiện sống thấp nhất và khốn khổ nhất—This is the lowest and most miserable condition of existence.

· Chúng sanh (A-Lại-Da thức) bị đọa vào địa ngục vì những hành vi độc ác làm nhiều điều tội lỗi hại người hại vật (loại nầy ở chỗ tối tăm, bị tra tấn thường xuyên do tội hành nghiệp chiêu cảm). Trong cõi địa ngục thì sự khổ không có bút mực nào mà tả cho xiết—Sentient being (alaya-consciousness) is condemned to stay in Hell due to his worse karma. In the hellish path, the sufferings there are so great that no words can describe them.

· See Địa Ngục.

2) Ngạ Quỷ Đạo: Preta-gati (skt)—Tiếng Phạn là Preta. Đây là cảnh giới ngạ quỷ, nơi tái sanh của những kẻ tham lam, ích kỷ và dối gạt (trong các loài quỷ thì quỷ đói chiếm đa số. Các loài quỷ chịu quả báo không đồng, kẻ nào có chút ít phước báo thì được sanh nơi rừng núi, gò miếu; loài không có phước báo thì thác sanh vào những chỗ bất tịnh, ăn uống thất thường, bị nhiều nỗi khổ sở. Chúng sanh độc ác bị tái sanh vào ngạ quỷ, thấy suối nước như thấy máu mủ, cổ nhỏ như cây kim, bụng ỏng như cái trống chầu, có khi đồ ăn vừa vào đến miệng, đã trở thành than hồng, không thể nào nuốt được, chịu đại khổ não suốt đời cùng kiếp). Ở cõi ngạ quỷ chúng sanh thân thể xấu xa hôi hám, bụng lớn như cái trống, cồ nhỏ như cây kim, miệng phục ra lửa mỗi khi nuốc thức ăn, và chịu cảnh đói khát trong muôn ngàn kiếp—The state of hungry ghosts—Starved ghosts realm where greedy, selfish and deceitful souls are reborn. In the path of hungry ghosts, beings have ugly, smelly bodies, with bellies as big as drums and throats as small as needles, while flames shoot out of their mouths. They are subject to hunger and thirst for incalculable eons. 

3) Súc Sanh Đạo: Tiryagyoni-gati (skt)—Tiếng Phạn là Tiryagyoni, nghĩa là loài chúng sanh sanh ra để bị người đời hành hạăn thịt. Đây là cảnh giới súc sanh, nơi tái sanh của những kẻ si mê, sa đọa, tửu sắc, bài bạc, đối trá và tà dâm (trên từ rồng, thú, cầm, súc; dưới đến thủy tộc và loài côn trùng, không bao giờ đi thẳng được như con người hay chư Thiên. Loài nầy thường giết hại và ăn thịt lẫn nhau, đồng loại thì ỷ mạnh hiếp yếu. Ngoài ra, chúng còn bị con người sai sử chuyên chở và đánh đập). Cõi bàng sanh như loài trâu, bò, lừa, ngựa bị sự khổ chở kéo nặng nề. Loài dê, heo, vịt, gà, thì bị sự khổ về banh da xẻ thịt làm thức ăn cho loài người. Các loài khác thì chịu sự khổ về ngu tối, nhơ nhớp, giết hại và ăn uống lẫn nhau—Animality—The state of animals—Animals’ realm reserved for those souls who are dull-witted, depraved, or have committed fornication. The path of animals, such as buffaloes, cattle, donkeys and horses, is subject to heavy toil. Other domestic animals, such as goats, pigs, chicken and ducks, are subject to be killed to make food for human beings. Still other animals suffer from stupidity, living in filth, and killing one another for food.

(B) Thượng Tam Đồ hay ba đường lành:Tri-Kusala (skt)—The three upper gatis, or three good paths—Trong ba đường lành nầy thì hai đường người trời rất khó được sanh vào, trong khi bị đọa vào a-tu-la và hạ tam đồ thì lại dễ dàng và thông thường—Among the three upper gatis, rebirth in the celestial or human paths is difficult, while descend into Asura path and other three lower gatis is easy and common:

4) A-Tu-La Đạo: Asura-gati (skt)—Tiếng Phạn gọi là Asura, nghĩa là tánh tình xấu xa, cũng có nghĩa là phước báo không bằng chúng sanh ở hai cõi người và trời. Đây là cảnh giới của những chúng sanh xấu ác, hay giận dữ, tánh tình nóng nảy, thích bạo động hay gây gỗ, và si mê theo tà giáo (chúng sanh trong cảnh giới nầy cũng có phước báo, nhưng lại bị tham vọng, dối trá, kiêu mạn, là quả của những tiền nghiệp lấn lướt, nên tâm thường hay chứa đầy tức giận và chấp trước)—The state of angry demons—Asuras’ realm where those who are wicked, hot-tempered, violent or are initiated into paganism (the path of asuras is filled with quarrelling and acrimonious competition).

5) Nhân Đạo: Manusya-gati (skt)—Cảnh giới của con người, hay thế giới của chúng ta, nơi mà những chúng sanh nào thọ trì ngũ giới sẽ được tái sanh vào (cõi nầy chúng sanh khổ vui lẫn lộn, tuy nhiên, thường bị cảnh khổ sở thiếu thốn, đói khát, lạnh nóng, sợ sệt, vân vân. Bên cạnh đó lại phải bị những lo âu sợ sệt về sanh, lão, bệnh, tử, chia ly, thương ghét. Khổ thì có tam khổ như khổ khổ, hoại khổ, hành khổ; hoặc ngũ khổ như sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, khổ vì phạm các tội mà bị trói buộc; hoặc bát khổ như sanh, già, bệnh, chết, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm thạnh suy. Tuy cũng có những niềm vui, nhưng đây chỉ là niềm vui tạm bợ, vui để chờ buồn chờ khổ. Chúng sanh sanh vào cõi người, mà lại gặp được Phật pháp thì theo lời Phật dạy là một đại hạnh, vì đây là cơ hội ngàn năm một thuở cho cuộc tu giải thoát)—The state of human-beings—Our earth, place where those who keep the basic five precepts are reborn.

6) Thiên Đạo: Deva-gati (skt)—Tiếng Phạn gọi là “Deva,” có nghĩa là sáng suốt, thanh tịnh, tự tại hay tối thắng. Thiên đạo hay cảnh giới chư thiên là nơi tái sanh của những chúng sanh nào giữ tròn năm giới, thực hành thập thiện nghiệp, và tránh thập ác (người sanh lên cõi trời thân được sáng suốt, vui nhiều hơn khổ, sự ăn mặc, cung điện, nhà cửa đều được sung sướng tốt đẹp, không thiếu thốn về vật chất). Cõi trời tuy vui vẻ hơn nhân gian, nhưng cũng còn tướng ngũ suy và những điều bất như ý—Celestials—The state of gods—Gods’ realm is reserved to those who observe the five basic commandments and have practiced the Ten Meritorious Action and abstained to do the Ten Evil Deeds. Although the celestial path is blessed with more happiness than our world, it is still marked by the five signs of decay and the things that go against our wishes.

Lục Đạo Ca Đà Kinh: Hai bộ kinh nói về Lục đạo—The two Sutras dealing with the six ways of rebirth.

Lục Đạo Năng Hóa Bồ Tát: Bồ Tát có thể thay đổi vận mệnh của sáu đường sanh tử—Bodhisattvas who can change the lot of those in the six paths (gati)—See Lục Địa Tạng.

Lục Đạo Nhân Quả: The six states through which we pass according to the law of cause and effect—See Lục đạo in Vietnamese-English Section.

Lục Đạo Phật Bồ Tát: The Buddhas and Bodhisattvas of the six gati, such as the six Ti-Tsang—See Lục Địa Tạng.

Lục Đạo Tứ Sanh: trong lục đạo có bốn loại chúng sanh hay bốn loại tái sanh—The four modes of the six rebirths or six gati:

1) Thai sanh: Sanh bằng tử cung—Womb.

2) Noãn Sanh: Sanh bằng trứng—Egg.

3) Thấp Sanh: Sanh nơi ẩm thấp—Moisture.

4) Hóa Sanh: Tự hóa ra—Transformation.

Lục Đạo Tứ Thánh: Sáu đường sanh tử và bốn nẻo Thánh—The six ways of rebirth and the four holy ways of rebirth:

(A) Lục Đạo: The six gati—See Lục Đạo.

(B) Tứ Thánh—The four holy ways of rebirth:

1) Thanh Văn: Sravakas.

2) Duyên Giác: Pratyeka-buddhas.

3) Bồ tát: Bodhisattvas.

4) Phật: Buddhas.

Lục Đạo Xoay Vần Không Mối Hở, Vô Thường Ập Đến Vạn Duyên Buông: Born and reborn endlessly in the six realms, when impermanence surges we must let go everything. 

Lục Đế: Lục cú nghĩa pháp do Thắng Luận Sư (một trường phái ngoại đạo) đặt ra—The six logical categories of the Vaisesika philosophy (one of the heretic sects):

1) Thực: Bản thể—Dravya (skt)—Substance.

2) Đức: Thuộc tính—Guna (skt)—Quality.

3) Nghiệp: Tác dụng—Karman (skt)—Motion of activity.

4) Hữu: Samanya (skt)—Generality.

5) Dị Đồng: Visesa (skt)—Particularity.

6) Hòa Hợp: Samavaya (skt)—Inherence.

Lục Địa Tạng: Sáu vị Bồ tát hóa thân của Ngài Địa Tạng trong nhóm Địa Tạng của Thai Tạng Giới, mỗi vị kiểm soát một trong sáu đường sanh tử—Six Bodhisattvas in the Ti-Tsang group of the Garbhadhatu, each controlling one of the six ways of sentient existence:

1) Đầu Đà Địa Tạng: Bồ tát Địa Tạng trong địa ngục tay cầm tràng phan hình đầu người—Transformation body of Ti-Tsang Bodhisattva who deals with rebirth in the hells.

2) Bảo Châu Địa Tạng: Vị hóa thân của Bồ Tát Địa Tạng trong cõi ngạ quỷ, tay cầm ngọc bảo châu—Transformation body of Ti-Tsang Bodhisattva who deals with rebirth in the realm of hungry ghosts.

3) Bảo Ấn Địa Tạng: Vị hóa thân của Bồ tát Địa tạng trong cõi súc sanh, duỗi tay kết bảo ấn Như Ý—Transformation body of Ti-Tsang Bodhisattva who deals with rebirth in the realm of animals.

4) Trì Địa Tạng: Vị hóa thân của Bồ tát Địa Tạng trong cõi A Tu La, hai tay thường nâng quả đất (biểu tượng của sự nâng đỡ)—Transformation body of Ti-Tsang Bodhisattva who deals with rebirth in the realm of Asuras.

5) Trừ Cái Chướng Địa Tạng: Vị hóa thân của Bồ Tát Địa Tạng trong cõi người, trừ tám món khổ che lấp nhân loại—Transformation body of Ti-Tsang Bodhisattva who deals with rebirth in the realm of human beings.

6) Nhật Quang Địa Tạng: Vị hóa thân của Bồ Tát Địa Tạng trong cõi trời, dùng ánh sáng soi rọi khiến cõi nhân thiên trừ được phiền não—Transformation body of Ti-Tsang Bodhisattva who deals with the realm of devas. 

Lục Điểm Tái Sanh: Theo Kinh A Hàm thì Phật dạy rằng phàm một người khi đã chết thì thân thể trở nên lạnh giá vì hỏa đại đã tắt mất. Tuy nhiên, sau khi tắt thở rồi, nhưng trong thân thể cũng vẫn còn một chỗ nóng tối hậu trước khi hoàn toàn trở nên lạnh giá. Nơi nào Thần Thức thoát ra sau cùng thì nơi đó là nơi còn ấm sau cùng trong thân thể, và có sáu nơi tiêu biểu cho sáu đường tái sanh, hoặc nóng nơi đỉnh đầu, nóng ở mắt, nóng nơi ngực, nóng nơi bụng, nóng nơi đầu gối, hoặc nóng nơi hai lòng bàn chân. Thỉnh thoảng điểm nóng nầy vẫn còn nóng đến bốn năm tiếng đồng hồ sau khi chết. Có sáu điểm nóng tối hậu tiêu biểu cho sự tái sanh nơi lục đạo—The Buddha taught in the Agama sutra that once death arrives, the body will turn cold because the ‘great fire’ has already burned out. Even so, after all breathing has ceased, in the body there is one last warm spot before the entire body turns cold. The last warm spot represents the place where the conciousness of the deceased escaped the mortal body, and these warm spots may be at the crown of the head, the eye, the chest, the stomach, the knee, or the soles of both feet. Sometimes this warm spot will remain for as long as four to five hours after the person has died. There are six places in the body that represent the six paths of rebirth:

1) Đảnh Thánh—The crown (warm spot) stands for Sainthood or Corwn Enlightenment: Khi một người đã chết được vài giờ, khắp thân thể chỗ nào cũng giá lạnh như băng, nhưng vẫn còn điểm nóng trên đỉnh đầu, nghĩa là thần thức của người nầy do nơi đỉnh đầu mà xuất ra khỏi thân xác, tức là người ấy tái sanh vào cõi Thánh. Nói cách khác, khi thần thức của người chết xuất ra từ nơi đỉnh đầu, chúng ta biết chắc là thần thức của người ấy được siêu thoát về nơi Thánh cảnh—When the body of the deceased (a person who has died for three or four hours) is completely cold except for the crown. That means the spirit of the dead has left the body by the way of the crown and the person has been reborn in the realm of saint. In other words, if the spirit left the body through the crown of the head, we are absolutely certain the spirit of the person who has just died has attained liberation to the enlightened realm.

2) Mắt sanh Thiên: Khi điểm nóng sau cùng trên thân thể là hai mắt và trán thì thần thức của người ấy đã sanh về cõi trời—When the person’s eyes and forehead are the last to remain warm, the spirit of that person has been reborn in the celestial (heaven) realms.

3) Tim Người: Khi điểm nóng sau cùng nơi tim, là thần thức của người ấy đã sanh lại cõi người—When the person’s heart is the last to remain warm, the spirit of that person has been reborn back among human beings.

4) Bụng Ngạ quỷ: Khi điểm nóng sau cùng trong thân thể là bụng, thì thần thức của người ấy đã sanh làm ngạ quỷ—When the person’s belly is the last to remain warm, the spirit of that person has been reborn among hungry ghosts.

5) Đầu gối Bàng sanh: Khi điểm nóng sau cùng trong thân thể là đầu gối, thì thần thức của người ấy đã tái sanh vào loại bàng sanh (thú)—When the person’s knees are the last to remain warm, the spirit of that person has been reborn among animals.

6) Lòng bàn chân Địa ngục: Khi điểm nóng sau cùng trong thân là lòng bàn chân, thì thần thức của người ấy đã bị đọa vào địa ngục—When the person’s soles of the feet are the last to remain warm, the spirit of that person has been fallen in the hell.

Lục Độ: See Lục Độ Ba La Mật.

Lục Độ Ba La Mật: Six virtues of perfection—Ba La Mật, theo Phạn nhữ, có nghĩa là đáo bỉ ngạn. Sáu Ba La Mật đưa chúng sanh qua biển sanh tử để đi đến Niết bàn. Sáu giai đoạn hoàn thiện tinh thần của chư Bồ tát trong tiến trình thành Phật. Chẳng những Lục độ Ba La Mật là đặc trưng cho Phật Giáo Đại Thừa trong nhiều phương diện, mà chúng còn gồm những cơ bản đạo đức chung cho tất cả các tôn giáo. Lục độ bao gồm sự thực tập và sự phát triển khả dĩ cao nhất. Vì vậy, thực hành sáu Ba La Mật sẽ giúp hành giả vượt bờ mê qua đến bến giác—Six Paramitas—According to the Sanskrit language, Paramita means crossing-over. Six Paramitas mean the six things that ferry one beyond the sea of mortality to nirvana. Six stages of spiritual perfection followed by the Bodhisattva in his progress to Buddhahood. The six virtues of perfection are not only characteristic of Mahayana Buddhism in many ways, they also contain virtues commonly held up as cardinal by all religious systems. They consist of the practice and highest possible development. Thus, practicing the six paramitas will lead the practitioner to cross over from the shore of the unenlightened to the dock of enlightenment:

1) Đàn Na Ba La Mật hay Bố thí Ba la mật: Dana-paramita (skt)—Charity—Đây không chỉ có nghĩa là cho đi thứ gì mà người ta có thừa; nó còn bao gồm cả việc thí xả thân mệnh mình cho chính nghĩa. Đàn na bao gồm tài thí, pháp thívô úy thí. Bố thí Ba la Mật được dùng để diệt trừ xan tham, bỏn xẻn—Charity does not merely mean to give away what one has in abundance, but it involves even the giving-up of one’s whole being for a cause. Charity, or giving, including the bestowing of the truth and courage giving on others—The path of giving. Giving Paramita is used to destroy greed, selfishness, and stinginess.

1a) Đối nghịch lại với Bố Thíbỏn xẻn keo kiết: The opposite of Charity is Meanness.

1b) Quả báo của Bố Thí là Phước: The reward stimulated by Dana is Enrichment.

2) Thi La Ba La Mật hay Trì giới Ba la mật: Sila-paramita (skt)—Discipline—Trì giới hạnh thanh tịnh nghĩa là thực hành tất cả các giới răn của đạo Phật, hay tất cả những thiện hạnh dẫn tới chỗ toàn thiện đạo đức cho mình và cho tất cả mọi người. Trì giữ giới hạnh thanh tịnh. Trì giới Ba La Mật được dùng để diệt trừ phạm giới và hủy báng Phật Pháp—Pure observance of precepts (keeping the commandments, upholding the precepts, the path of keeping precepts, or moral conduct, etc) is the practicing of all the Buddhist precepts, or all the virtuous deeds that are conducive to the moral welfare of oneself and that of others. Maintaining Precept Paramita is used to destroy violating precepts and degrading the Buddha-Dharma.

2a) Đối nghịch lại với Trì GiớiQuỷ Quyệt Phá Giới: The opposite of Keeping the Commandments is Wickedness.

2b) Quả báo mang lại do trì giới là sự Toàn Hảo (Cụ Sắc): The reward from Keeping the Commandments is Perfection in all things.

3) Sằn Đề hay Nhẫn nhục Ba La Mật: Ksanti-paramita (skt)—Patience—Nhẫn nhục đôi khi cũng được gọi là nhẫn nại, nhưng nhẫn nhục thì đúng nghĩa hơn. Vì rằng nó không chỉ là sự kiên nhẫn chịu những bệnh hoạn của xác thịt, mà nó là cảm giác về sự vô nghĩa, vô giới hạn, và xấu ác. Nói cách khác, nhẫn nhục là nín chịu mọi sự mắng nhục của các loài hữu tình, cũng như những nóng lạnh của thời tiết. Nhẫn nhục Ba la mật được dùng để diệt trừ nóng giận và sân hận—Humility is sometomes rendered patience, but humility is more to the point. Rather than merely enduring all sorts of ills of the body, it is the feeling of unworthiness, limitlessness, and sinfulness. In other words, humility or patience, or forebearance under insult of other beings as well hot and cold weather—The path of endurance. Tolerance Paramita is used to destroy anger and hatred.

3a) Đối nghịch lại với Nhẫn Nhục là Nóng Giận và Sân Hận: The opposite of Patience is Anger and Hatred.

3b) Quả báo mang lại do Nhẫn Nhục Năng Lực: The reward from Patience is Power. 

4) Tì Lê Gia hay Tinh tấn Ba La Mật: Virya-paramita (skt)—Devotion—Tinh tấn là kiên trì thể hiện động lực chí thiện. Đời sống của các vị tu theo Phật giáo Đại Thừa là một cuộc đời hăng say tột bực, không chỉ trong đời sống hiện tại mà cả trong đời sống tương lai và những cuộc đời kế tiếp không bao giờ cùng tận. Tinh tấn còn có nghĩa là luôn khích lệ thân tâm tiến tu năm Ba La Mật còn lại. Tinh tấn Ba la mật được dùng để diệt trừ các sự giải đãi—Devotion or Striving means a constant application of oneself to the promotion of good. The Mahayanists’ life is one of utmost strenuousness not only in this life, but in the lives to come, and the lives to come may have no end. Virya also means energy or zeal (earnestness—Diligence—Vigour—The path of endeavor) and progress in practicing the other five paramitas. Vigor Paramita is used to destroy laziness and procrastination.

4a) Đối nghịch lại với Tinh Tấn là Giãi Đãi: The opposite of Zeal or Progress is Sloth.

4b) Quả báo mang lại do Tinh TấnThọ Mệnh: The reward from Zeal is Long Life.

5) Thiền Na hay Thiền Định Ba La Mật: Tịnh lự—Dhyana-paramita (skt)—Meditation—Thiền định có nghĩa là tư duy, nhựng không theo nghĩa tư duy về một phương diện đạo đức hay một cách ngôn triết học; nó là việc tu tập tĩnh tâm. Nói khác đi, thiền định là luôn tu theo pháp tư duy để đình chỉ sự tán loạn trong tâm. Thiền định Ba la mật được dùng để diệt trừ sự tán loạn và hôn trầm—Dhyana means meditation, not in the sense of meditating on a moral maxim or a philosophical saying, but the disciplining of oneself in tranquillization. In other words, Dhyana (meditation—Contemplation—Quiet thoughts—Abstraction—Serenity) means the path of concentration of mind to stop the scattered mind. Meditation Paramita is used to destroy chaos and drowsiness.

5a) Đối nghịch với Thiền ĐịnhTán Tâm hay tâm tán loạn: The opposite of Meditation or Contemplation is Distracted Mind.

5b) Quả báo mang lại do Thiền ĐịnhAn Tịnh: The reward from Meditation is Peace or calmness.

6) Bát Nhã hay Trí huệ Ba La Mật: Prajna-paramita (skt)—Wisdom—Bát Nhã là trí tuệ siêu việt, yếu tố giác ngộ. Nó là trực giác thông đạt mọi pháp để chứng đạt chân lý, hay để nhìn vào chân lý cứu cánh của vạn hữu, nhờ đó mà người ta thoát ra ngoài triền phược của hiện hữutrở thành tự chủ lấy mình. Bát Nhã hay Trí huệ Ba la mật được dùng để diệt trừ sự hôn ám ngu si—Prajna (Wisdom—Knowledge—Real Wisdom—The path of wisdon) means transcendental knowledge. This is what constitutes enlightenment; it is an intuition into the power to discern reality or truth, or into the ultimate truth of things, by gaining which one is released from the bondage of existence, and becomes master of one’s self. Wisdom Paramita is used to destroy ignorance and stupidity. 

6a) Đối nghịch lại với Trí HuệVô Minh hay ngu si: The opposite of Wisdom is Ignorance.

6b) Quả báo mang lại do Trí Huệ là sự biện biệt chân lý: The reward from Wisdom is discrimination or powers of exposition of the truth.

** For more information, please see Thập Độ Ba La Mật.

Lục Độ Quả Báo: Sáu quả báo thâu thập được do sự tu tập Lục Ba La Mật—The rewards stimulated by the six paramitas—See Lục Ba La Mật (b).

Lục Độ Vạn Hạnh: Six Paramitas and ten thousand conducts:

(A) Lục Độ: Six Paramitas—Lục độ Ba La Mật hay Lục Đáo Bỉ ngạn của chư Đại Bồ Tát—Six Ways or six Paramitas (crossing over) of Maha-Bodhisattvas—See Lục Độ Ba La Mật.

(B) Vạn Hạnh: Ten Thousand Conducts—Tất cả vạn hạnh mà một vị Bồ Tát cần phải tu tập để diệt trừ si mê và đạt thành quả vị Phật—All the practices a Bodhisattva must cultivate in order to eliminate ignorance and attain Buddhahood.

Lục Độ Vô Cực: Sáu phương tiện vô biên đưa chúng sanh ra khỏi biển luân hồi sanh tử—The six infinite means of crossing the sea of mortality—See Lục Độ Ba La Mật.

Lục Đục: Disagreement—Discord—Dissension.

Lục Đức: Sáu đặc tánh của từ Bạt Già Phạm, cũng là một trong những danh hiệu của Phật—The six charateristics of a Bhagavat, which is one of a Buddha’s titles:

1) Tự Tại: Sovereign.

2) Cực Thịnh (Huy hoàng): Glorious.

3) Đoan Nghiêm: Majestic.

4) Danh Tiếng: Famous.

5) Cát Tường (tốt lành): Propitious.

6) Tôn Quý (cao quý): Honoured.

Lục Giải Nhứt Vong: Khi mà sự trói buộc của sáu căn không còn nữa thì luân hồi sanh tử cũng tự nhiên biến mất và Niết bàn hiển lộ—When the six knots are untied the unity disappears. The six knots represent the six organs causing mortality, the cloth or cord tied in a series of knots represents nirvana. 

Lục Giới: Six elements—See Lục Đại.

Lục Giới Tụ: Thân chúng sanh do lục đại giả hợp mà thành—The human body which is composed of the six elements.

Lục Hạnh:

(A) Tu hành Lục Độ—The practice of the six paramitas—See Lục Độ Ba La Mật.

(B) Lục Khổ Hạnh Ngoại Đạo: Sáu lối tu khổ hạnh của ngoại đạo—The six austerities of the six kinds of heretics—See Lục Khổ Hạnh.

Lục Hạnh Quán: Sáu đối tượng thiền quán. Bằng thiền quán chúng ta có thể vượt qua mọi ảo tưởng dục vọng—The six subjects in meditation. By meditations on the distasteful and the delight, delusions and passions may be overcome:

(A) The three lower practices or distasteful matters:

1) Thô tục lỗ mãng: Coarseness.

2) Khổ: Suffering.

3) Chướng: Resistance.

(B) The three higher practices delight matters:

4) Tịnh: Calm.

5) Diệu: Mystic.

6) Ly: Free.

Lục Hằng Trú: Satata-vihara (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu hằng trú—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six stable states:

1) Ở đây vị Tỳ Kheo, mắt thấy sắc, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, giác tỉnh: Here a monk , on seeing an object with the eye, is neither pleased (sumano) nor displeased (dummano), but remains equable (upekhako), mindful and clearly aware.

2) Ở đây vị Tỳ Kheo, tai nghe tiếng, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác: Here a monk, on hearing a sound with the ear, is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware.

3) Ở đây vị Tỳ Kheo, mũi ngửi hương, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác: Here a monk, on smelling a smell with the nose, is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware.

4) Ở đây vị Tỳ Kheo, lưỡi nếm vị, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác: Here a monk, on tasting a flavour with the tongue, is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware.

5) Ở đây vị Tỳ Kheo, thân xúc chạm, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác: Here a monk, on touching a tangible object with the body, is neither pleased not displeased, but remains equable, mindful and clearly aware.

6) Ở đây vị Tỳ Kheo, ý nhận thức pháp, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác: Here a monk, on cognising a mental object with the mind, is neither pleased nor displeased, but remains equable, mindful and clearly aware. 

Lục Hòa: See Lục Hòa Kính.

Lục Hòa Hợp: Sáu hòa hợp—Sự hòa hợp giữa sáu căn với sáu trần—The six unions of the six sense organs with the six objects of the senses:

1) Mắt phải hòa hợp với vật thấy: The eye is in union with the object seen.

2) Tai phải hòa hợp với âm thanh nghe: The ear is in union with the sound heard.

3) Mũi phải hòa hợp với mùi ngữi: The nose is in union with the smell smelt.

4) Lưỡi phải hòa hợp với vị được nếm: The tongue is in union with the taste tasted.

5) Thân phải hòa hợp với vật tiếp xúc: The body is in union with the thing touched.

6) Ý phải hòa hợp với điều suy nghĩ: The mind is in union with the thought. 

Lục Hòa Kính Pháp: Theo Kinh Đại Bát Niết BànKinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu điểm sống chung hòa hợp trong tự viện—According to the Mahaparinibbana Sutta and Sangiti Sutta, there are six points of reverent harmony or unity in a monastery or convent—Sixfold rules of conduct for monks and nuns in a monastery:

1) Giới Hòa Đồng Tu: Precept concord.

a) Luôn cùng nhau giữ giới tu hành—Moral unity in observing the commandments (Always observing precepts together).

b) Vị Tỳ Kheo, trước mặt hay sau lưng, không phá giới, không vi phạm, mà kiên trì tuân hành, không có tỳ vết, làm cho con người được giải thoát, được người tán thán, không uế tạp và hướng đến thiền định: A monk who, in public and in private, keeps persistently, unbroken and unaltered those rules of conduct that are spotless, leading to liberation, praised by the wise, unstained and conducive to concentration. 

2) Thân Hoà Đồng Trụ: Living concord.

a) Cùng một thân luôn cùng nhau lễ bái trong an tịnh—Bodily unity in form of worship (Always living together in peace).

b) Vị Tỳ Kheo thành tựu từ ái nơi thân nghiệp, trước mặt hay sau lưng đối với các vị đồng phạm: A monk who, in public and in private, shows loving-kindness to their fellows in acts of body.

3) Kiến Hòa Đồng Giải: Idea concord.

a) Cùng nhau bàn luận và lý giải giáo pháp (cùng chung kiến giải)—Doctrinal unity in views and explanations (Always discussing and obsorbing the dharma together).

b) Vị Tỳ Kheo sống đời được chánh kiến hướng dẫn, chơn chánh đoạn diệt khổ đau, vị ấy sống thành tựu với chánh kiến như vậy với các vị đồng phạm hạnh, trước mặt và sau lưng: A monk who, in public and in private, continues in that noble view that leads to liberation, to the utter destruction of suffering.

4) Lợi Hòa Đồng Quân: Beneficial concord.

a) Cùng nhau chia đều những lợi lạc vật chất về ăn, mặc, ở và thuốc men (hay chia đều nhau về lợi, hành, học, thí)—Economic unity in community of goods, deeds, studies or charity.

b) Đối với các đồ vật cúng dường một cách hợp pháp, cho đến đồ vật nhận trong bình bát, đều đem chia đồng chứ không giữ riêng: They share with their virtuous fellows whatever they receive as a rightful gift, including the contents of their alms-bowls, which they do not keep to themselves.

5) Khẩu Hòa Vô Tranh: Speech concord.

a) Cùng nhau tán tụng kinh điển hay nói những lời hay ý đẹp, chứ không bao giờ tranh cãi—Oral unity in chanting (never arguing).

b) Vị Tỳ Kheo, trước mặt hay sau lưng, thành tựu từ ái nơi khẩu nghiệp đối với các vị đồng phạm: A monk who, in public and in private, shows loving-kindness to their fellows in acts of speech.

6) Ý Hòa Đồng Duyệt: Thinking concord.

a) Cùng nhau tín hỷ phụng hành giáo pháp nhà Phật—Mental unity in faith (Always being happy).

b) Vị Tỳ Kheo, trước mặt hay sau lưng, thành tựu từ ái nơi ý nghiệp đối với các vị đồng phạm: A monk who, in public or in private, shows loving-kindness to their fellows in acts of thought.

** Phật tử Việt Nam, xin xem thêm chi tiết trong Bộ “Phật Học Phổ Thông” khóa II, bài thứ chín, trang 137—For Vietnamese Buddhist believers, please see more detail in “Phật Học Phổ Thông” Volume II, Chapter 9, Page 137. 

Lục Huệ: Sáu loại trí huệ—The six kinds of wisdom:

1) Văn Huệ: Trí huệ mở ra do được nghe hiểu về chân lý trung đạo—The wisdom of hearing and apprehending the truth of the middle way—See Thập Trụ.

2) Tư Huệ: Trí huệ mở ra do tư duy về chân lý trung đạo—The wisdom of thought—See Thập Hạnh

3) Tu Huệ: Nhờ tu tập chân lý trung đạo mà được tu huệ—Wisdom of observance—See Thập Hồi Hướng.

4) Vô Tướng Huệ: Trí huệ mở ra do chứng được lý trung đạo, lìa nhị biên—The wisdom of neither extreme—See Thập Địa.

5) Chiếu Tịch Huệ: Còn gọi là Tịch Chiếu Huệ, hay trí huệ của Bồ tátĐẳng Giác Vị đã quán triệt thực tánh và thực tướng của Niết Bàn—The wisdom of understanding of nirvana. Buddha-wisdom which comprehends nirvana reality and its functioning.

6) Tịch Chiếu Huệ: Trí huệ ở ngôi vị Phật chiếu khắp chúng sanh (từ cái thể của trung đạo mà khởi lên cái dụng của trung đạo)—The wisdom (associated with Buddha-fruition) of making nirvana illuminate all beings—See Phât Quả.

Lục Kết: Theo Kinh Lăng Già, dây vải kết thành sáu vòng và sáu nút liên tục. Vải tượng trưng cho sự đồng nhất và những nút tượng trưng cho sự dị biệt—According to the Lankavatara Sutra, a cloth or cord tied in six consecutive double loops and knots. The cloth represents the fundamental unity, the knots the apparent diversity. 

Lục Khổ Hạnh: Lục Khổ Hạnh Ngoại Đạo—Sáu lối tu khổ hạnh của ngoại giáo—The six heretics of the six austerities which are referred to as outsiders’:

1) Tự Ngã Ngoại Đạo: Lối khổ hạnh tự giảm ăn uống hoặc nhịn đói của ngoại đạo—Self-starvation.

2) Đầu Uyên Ngoại Đạo: Sống nơi hang đá trơ trọi hay tự gieo mình vào vực thẳm mà chết—Naked cave-dwelling or throwing oneself down precipices.

3) Phó Hỏa Ngoại Đạo: Thường dùng năm thứ lửa nóng để thiêu nướng thân mình, hay tự dùng lửa để hành xác—Self-immolation, or self-torturing by fire.

4) Tự Tọa Ngoại Đạo: Ngồi lõa thể trước công chúng, chẳng kể nóng lạnh mưa gió—Sitting naked in public.

5) Tịch Mặc Ngoại Đạo: Loại ngoại đạo thề nguyền thường ở giữa nơi tha ma mộ địa, lẳng lặng chẳng nói—Dwelling in silence among graves. Ascetics who vowed to silence who dwell among tombs or in solitude.

6) Ngưu Cẩu Ngoại Đạo: Loại trì ngưu giới cẩu giới, sống như thú vật—Living as animals.

Lục Khổ Hạnh Ngoại Đạo: The six austerities of the six heretics among outsiders—See Lục Khổ Hạnh.

Lục Kiếm: Sáu thanh kiếm hay sáu mũi tên, chẳng hạn như sáu căn, được định nghĩa như sáu phẩm chất của sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp—The six swords or arrows, i.e. the six senses which are defined as the qualities of sight, sound, smell, taste, touch and mind. 

Lục La Hán:

1) Sáu vị La hán—The six arhats.

2) Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và năm vị đệ tử đầu tiên của Ngài trong vườn Lộc Uyển—Sakyamuni and his first five disciples in the Deer Park.

Lục Luân: Sáu luân vương, mỗi vị trị vì một phương—The six kinds of cakravarti, or wheel kings, each allotted to one of the six positions:

1) Thiết Luân cho Thập Tín Vị: The iron-wheel king to the ten faiths of a Bodhisattva.

2) Đồng Luân cho Thập Trụ: The copper-wheel king to the ten grounds.

3) Ngân Luân (bánh xe bạc) cho Thập Hành: The silver-wheel king to the ten necessary activities of a bodhisattva.

4) Kim Luân cho Thập Hồi Hướng: The gold-wheel king to the ten kinds of dedication.

5) Lưu Ly Luân cho Thập Địa: The crystal-wheel king to the ten stages.

6) Ma Ni Luân cho Đẳng Giác: The pearl-wheel king to the wonderful enlightenment.

Lục Luận: The six vedangas (skt)—Lục Luận Ngoại Đạo—Sáu bộ luận ngoại đạo, gồm bốn bộ Vệ Đà và sáu bộ luận—Works which are regarded as auxiliary to and even in some sense as part of the Veda, their objects being to secure the proper pronunciation and correctness of the text and the right employment of the Mantras of sacrifice as taught in the Brahmanas.

1) Thức Xoa Luận: Giải thích 64 năng pháp—Siksa Sastra.

2) Tỳ Già La Luận: Giải thích các pháp âm thanh—Vyakarana Sastra. 

3) Kha Thích Ba Luận: Giải thích tên tuổi, nhân duyên của các thiên tiên từ xưa đến nay—Kalpa Sastra.

4) Thụ Để Sa Luận: Giải thích về các pháp thiên văn, địa lý và toán số—Jyotisa Sastra.

5) Xiển Đà Luận: Giải thích tiên thiên ngũ thông—Chandas sastra.

6) Ni Lộc Đa Luận: Giải thích nhân duyên đặt tên cho mọi vật—Nirukta Sastra.

Lục Ly Hợp Thích: Sat-samasa (skt)—Sáu cách giải thích những chữ kép—The six interpretations of compound terms, considered in their component parts or together:

1) Trì Nghiệp Thích: Đồng y thích—Karmadharaya (skt)—Nghĩa dẫu hai mà thể là một nên đồng tùy thuộc lẫn nhau như trong hai chữ “Đại Thừa,” thì hai chữ “Đại” và “Thừa” cùng quan trọng và thiết yếu như nhau để làm thành chữ “Đại Thừa” với nghĩa đặc biệt của nó—The equality of dependence of both terms, such as in Mahayana, “great” and “vehicle,” both equally essential to Mahayana with its specific meaning.

2) Y Chủ Thích: Y Sĩ Thích—Tatpurusa (skt)—Chứa đựng một từ chánh, như trong chữ “nhãn thức,” thì “nhãn” là từ chánh hay là sở y, còn “thức” là pháp năng y—Containing a principal term, such as in “Eye-perception,” where the “eye” is the qualifying term.

3) Hữu Tài Thích: Đa Tài Thích—Bahuvrihi (skt)—Chỉ sự sở hữu, như người thế gian thì có của thế gian, còn người tu hành thì có sự giác ngộ—The sign of possession, such as worldly people have wealth, but cultivator is he who has enlightenment..

4) Tương Vi Thích: Dvandva (skt)—Hai thể trái nhau nhưng tập hợp mỗi thứ riêng biệt của mỗi thể mà thành một, như đặt “giáo” và “quán” thành một mà thành “giáo quán”—Placing two separate ideas into one, such as placing teaching and meditation into one.

5) Lân Cận Thích: Avyayibhava (skt)—Một danh từ kép hay từ ngữ liên hệ đến nơi chốn, như đem chữ “niệm” đặt trước chữ “xứ” để tạo thành chữ “niệm xứ”—An adverbial compound or a term resulting from neighbouring association, such as placing “remembering” in front of “place” to make it “remembering place.

6) Đái Số Thích: Dvigu (skt)—Danh từ có liên hệ đến số lượng như “ngũ uẩn”—A numerative term, such as five skandhas (pancaskandha).

Lục Nan: Sáu điều khó—Six difficult things:

1) Ngộ Phật Thế Nan: Sanh ra nhằm thời có Phật là khó—To be born in the Buddha-age.

2) Văn Chánh Pháp Nan: Nghe được chánh pháp là khó—To hear the true Buddha-law.

3) Sanh Thiện Tâm Nan: Sanh được thiện tâm là khó—To beget a good heart.

4) Sanh Trung Quốc Nan: Được sanh ra trong xứ trung tâm là khó—To be born in the central kingdom.

5) Đắc Nhân Thân Nan: Được thân người là khó—To be in human form.

6) Toàn Căn Nan: Được đầy đủ các căn là khó—To be perfect.

Lục Ngoại Xứ: Bahirani-ayatanani (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu ngoại xứ—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six external sense-spheres:

1) Sắc Xứ: Rupayatanam (p)—Sight-object.

2) Thanh Xứ: Sound-sense-sphere.

3) Hương Xứ: Smell-sense-sphere.

4) Vị Xứ: Taste-sense-sphere.

5) Xúc Xứ: Phottabbayatanam (p)—Tangible object.

6) Pháp Xứ: Dhammayatanam (p)—Mind-object.

Lục Nhân:

(A) Sáu nhân sanh ra các pháp hữu vi. Pháp hữu vi sanh ra đều do sự hòa hợp của nhân và duyên—The sixfold division of causes of all conditioned things. Every phenomenon depends upon the union of the primary cause and conditional or environmental cause. There are six kinds:

1) Năng tác nhân: Karanahetu (skt)—Lý do hiện hữu của mọi sự vật có thể có. Năng tác nhân có hai loại—The reason that makes the existence of anyhing possible. Effective causes of two kinds:

a) Dữ lực nhân: Empowering cause.

b) Bất chướng nhân: Non-resistant cause, as space does not resist.

2) Câu hữu nhân: Sahabhuhetu—Tứ đại cùng thay phiên nhau làm nhân duyên. Luật hỗ tương, tức là tình trạng hỗ tương ảnh hưởng làm điều kiện cho nhau—Co-operative causes, as the four elements in nature, not one of which can be omitted. The law of mutuality, that is, the state of being mutually conditioned.

3) Đồng loại nhân: Sabhagahetu—Luật gieo gì gặt nấy—The law that like produces like (causes of the same kind as the effect, good producing good, etc).

4) Tương ưng nhân: Samprayuktahetu—Luật tương ứng hay phối hợp—The law of association (mutual responsive or associated causes, i.e. mind and mental conditions, subject with object).

5) Biến hành nhân: Sarvatragahetu (skt)—Luật tổng quát có thể áp dụng vào một số đặc tính tâm thức làm căn bản chung cho các đặc tính khác, hay tà kiến là nhân ảnh hưởng mọi hành động—The law of generality, which is applicable to certain mental qualities making the common ground for others, or universal or omnipresent cause of illusion, as of false views affecting every act.

6) Dị thục nhân: Vipakahetu—Quả mang lại khác với nhân. Đây là luật báo ứng hay kết quả—Differential fruition, i.e. the effect different from the cause, as the hells are from evil deeds. This is the law of retribution, or fruition.

(B) Sáu ngôi nhân địa—See Lục Vị (B).

(C) Theo Kinh Lăng Già—According to the Lankavatara Sutra:

1) Thường Hữu Nhân: Bhavishayaddhetu (skt)—Sự khả hữu của một sự vật trở thành nguyên nhân cho các sự vật khác—The possibility of anything becoming cause to others.

2) Tương Tục Nhân: Sambandha-hetu (skt)—Sự tùy thuộc lẫn nhau—Mutual dependence.

3) Tướng Nhân: Lakshana-hetu (skt)—Tính tương tục không gián đoạn của các tướng trạng—Uninterrupted continuity of signs.

4) Năng Tác Nhân: Karana-hetu (skt)—Nhân tố tạo thành quyền lực tối cao như một đại vương—A causal agency that wields supreme power like a great king.

5) Hiển Liễu Nhân: Vyanjana-hetu (skt)—Điều kiện trong đó các sự vật được biểu hiện như là được ánh sáng chiếu rọi—The condition in which things are manifested as if illuminated by a light.

6) Quán Đãi Nhân: Upeksha-hetu (skt)—Luật về sự gián đoạn—The law of discontinuation.

Lục Nhẫn: Six kinds of enduance.

1) Tín Nhẫn: Faith patience—See Tín Nhẫn.

2) Pháp Nhẫn: Ability to bear external hardships—See Pháp Nhẫn.

3) Tu Nhẫn: Ability to bear endurance during practicing—See Tu Nhẫn.

4) Chánh Nhẫn: Right patience—See Chánh Nhẫn.

5) Vô Cấu Nhẫn: Undefiled endurance—See Vô Cấu Nhẫn.

6) Nhất Thiết Trí Nhẫn: Nhất thiết trí nhẫn của một một vị Phật—Omniscient endurance, that of a Buddha.

Lục Nhập: Sadayatana (skt).

(A) Sáu chỗ xâm nhập hay căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý—The six entrances or locations, both the organ and the sensation (eye, ear, nose, tongue, body, mind; sight, hearing, smell, taste, touch, and perception)—See The six senses.

(B) Một trong những mắc xích trong thập nhị nhơn duyên—One of the links in the chain of causation.

(C) Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Ba, Đức Phật đã nhắc ngài A Nan về Lục Nhập như sau: “Ông A Nan! Vì sao bản tính của Lục NhậpNhư Lai tạng?”—According to the Surangama Sutra, book Three, the Buddha reminded Ananda about the six entrances as follows: “Ananda! Why do I say the six entrances have their origin in the wonderful nature of true suchness, the treasury of the Thus Come One?”

1) Nhãn Nhập—The Eye-Entrance.

a) Ông A Nan! Tôi đã từng nói, con mắt bị mệt mỏi trông thấy các hoa đốm lăng xăng. Mắt lành thấy rõ hư không không có hoa. Hoa đốm nhảy nhóthư không là do mắt bệnh. Hoa đốm và bệnh, đều trong phạm vi của hư không và mắt lành. Vậy có thể nói, con mắt và trần cảnh của chúng sanh đều ở trong phạm vi của Bồ Đề: Ananda! Although the eye’s staring causes fatigue, the eye and the fatigue originate in Bodhi. Staring gives rise to the characteristic of fatigue.

· Nhân hai vọng trần tối và sáng, phát ra cái thấy nơi bề trong, để thu nạp các trần tượng đó, gọi là tính thấy: Because a sense of seeing is stimulated in the midst of the two false, defiling objects of light and dark, defiling appearances are taken in; this is called the nature of seeing. 

· Rời hai cái trần sáng tối kia, tính thấy đó không có thể: Apart from the two defiling objects of light and dark, this seeing is ultimately without substance.

b) Đúng thế ông A Nan, tính thấy đó không từ nơi sáng hay nơi tối đến, không ở mắt ra, cũng chẳng ở hư không sinh. Vì sao?—Thus, Ananda, you should know that seeing does not come from light or dark, nor does it come forth from the sense organ, nor is it produced from emptiness. Why?

· Nếu từ sáng tới, khi tối liền theo sáng diệt, đáng lẽ không thấy tối: If it came from light, then it would be extinguished when it is dark, and you would not see darkness.

· Nếu từ tối tới, khi sáng liền theo tối diệt, đáng lẽ không thấy sáng: If it came from darkness, then it would be extinguished when it is light, and you would not see light. 

· Nếu từ con mắt sinh ra, hẳn không có sáng tối, như thế cái thấy vốn không có tự tính: Suppose it came from the sense organ, which is obviously devoid of light and dark, a nature of seeing such as this would have no self-nature.

· Nếu do hư không mà ra, nhìn phía trước thấy các vật, quay trở lại đáng lẽ thấy con mắt. Vả lại nếu hư không tự thấy, còn có liên lạc gì với cái nhập của ông?—Suppose it came forth from emptiness. When it looks in front of you, it sees the shapes of the defiling dust; turning around, it would see your sense-organ. Moreover, if it were emptiness itself which sees, what connection would that have with your entrance?

c) Vậy nên biết rằng nhãn nhập hư vọng, vốn chẳng phải tính nhân duyên hay tính tự nhiên: Therefore, you should know that the eye enance is empty and false, since it neither depends upon causes and conditions for existence nor is spontaneous in nature.

2) Nhĩ Nhập—The ear entrance:

a) Ông A Nan! Ví dụ có người lấy hai ngón tay bịt chặt lỗ tai, nghe tiếng trong đầu ù-ì. Tai và tiếng đó đều ở trong phạm vi của Bồ Đề: Ananda! Consider, for example, a person who suddenly stops up his ears with two fingers. Because the sense-organ of hearing has become fatigued, a sound is heard in his head. However, both the ears and the fatigue originate in Bodhi.

· Nhân hai vọng trần động và yên tĩnh phát ra cái nghe nơi bề trong, để thu nạp các trần tượng ấy, gọi là tính nghe: Because a sense of hearing is stimulated in the midst of the two false, defiling objects of movement and stillness, defiling appearances are taken; this is called the nature of hearing. 

· Rời hai cái trần động tĩnh kia, tính nghe đó không thể có: Apart from the two defiling objects of movement and stillness, this hearing is ultimately without substance.

b) Đúng thế ông A Nan, tính nghe đó không từ nơi động tĩnh đến, không phải từ tai ra, chẳng ở hư không sinh. Vì sao?: Thus, Ananda, you know that hearing does not come from movement and stillness; nor does it come from the sense-organ, nor is it produced from emptiness. Why?

· Nếu từ tĩnh lại, khi động liền theo tĩnh diệt, đáng lẽ không biết động: If it came from stillness, it would be extinguished when there is movement, and you would not hear movement.

· Nếu từ động tới, khi tĩnh liền theo động diệt, đáng lẽ không biết tĩnh: If it came from movement, then it would be extinguished when there is stillness, and you would not be aware of this stillness.

· Nếu từ lỗ tai sinh ra, hẳn không có động, tĩnh, như thế cái nghe vốn không có tự tính: Suppose it came from the sense-organ, which is obviously devoid of movement and stillness: a nature of hearing such as this would have no self-nature.

· Nếu do hư không mà ra, thì hư không đã thành tính nghe, tức không phải là hư không. Vả lại, nếu hư không nghe được, còn có liên lạc gì với cái nhập của ông?: Suppose it came from emptiness; emptiness would then become hearing and would no longer be emptiness. Moreover, would it have with your entrance?

c) Vậy nên biết rằng nhĩ nhập hư vọng, vốn chẳng phải tính nhân duyên hay tính tự nhiên: Therefore, you should know that the ear-entrance is empty and false, since it neother depends upon causes and conditions for existence, nor is spontaneous in nature.

3) Tỷ Nhập—The nose entrance:

a) Ông A Nan! Ví như có người bịt chặt hai lỗ mũi. Bịt lâu mũi nhọc và cảm thấy lạnh. Nhân cảm xúc phân biệt thông, nghẹt, trống, đặc, cho đến các mùi thơm thúi. Mũi và cái nhọc ấy đều ở trong phạm vi của Bồ Đề: Ananda! Consider, for example, a person who inhales deeply through his nose. After he has inhaled for a long time it becomes fatigued, and then there is a sensation of cold in the nose. Because of that sensation, there are the distinctions of penetration and obstruction, of emptiness and actuality, and so forth, including all fragrant and stinking vapors. However, both the nose and the fatigue originate in Bodhi.

· Nhân hai vọng trần thông và tắc phát ra cái ngửi nơi bề trong, để thu nạp các trần tượng, gọi là tính ngửi: Because a sense of smelling is stimulated in the midst of the two false, defiling objects of penetration and obstruction, defiling appearances are taken in; this is called the nature of smelling.

· Rời hai cái trần thông, tắc kia, tính ngửi đó không thể có: Apart from the two defiling objects of penetration and obstruction, this smelling is ultimately without substance.

b) Tính ngửi đó không từ nơi thông, hay tắc lại, không phải từ mũi ra, cũng chẳng ở hư không sinh. Vì sao?: You should know that smelling does not come from penetration and obstruction, nor does it come forth from the sense-organ, nor is it produced from emptiness. Why?

· Nếu từ thông lại, khi tắc tính ngửi phải diệt mất, đáng lẽ không biết tắc: If it came from penetration, the smelling would be extinguished when there is obstruction, and then how could it experience obstruction?

· Nếu nhân cái tắc mà có, khi thông không thể ngửi được, sao lại biết mùi thơm thúi?: If it existed because of obstruction, then where there is penetration there would be no smelling; in that case, how would the awareness of fragrance, stench, and other such sensations come into being?

· Nếu từ lỗ mũi sinh ra, hẳn không có thông tắc, như thế cái ngửi vốn không có tự tính: Suppose it came from the sense organ, which is obviously devoid of penetration and obstruction. A nature of smelling such as this would have no self-nature.

· Nếu do hư không mà ra, đáng lẽ cái ngửi ấy quay lại ngửi được mũi ông. Cái hư không có tính ngửi thì còn có liên lạc gì với cái nhập của ông?: Suppose it came from emptiness; smelling itself would turn around and smell your own nose. Moreover, if it were emptiness itself which smelled, what connection would it have with your entrance?

c) Vậy ông nên biết rằng tỷ nhập hư vọng, vốn chẳng phải tính nhân duyên hay tính tự nhiên: Therefore, you should know that the nose-entrance is empty and false, since it neither depends upon causes and conditions for existence nor is spontaneous in nature.

4) Thiệt Nhập—The tongue entrance:

a) Ông A Nan! Ví như có người lấy lưỡi liếm mép, liếm mãi thành mỏi mệt. Người ốm thấy đắng, người khỏe thấy ngọt. Do vị ngọt và vị đắng, mới rõ có thiệt căn. Lúc bình thường chỉ thấy vị nhạt. Lưỡi và cái mỏi mệt ấy đều ở trong phạm vi của Bồ Đề: Ananda! Consider, for example, a person who licks his lips with his tongue. His excessive licking causes fatigue. If the person is sick, there will be a bitter flavor; a person who is not sick will have a subtle sweet sensation. Sweetness and biterness demonstrate the tongue’s sense of taste. When the organ is inactive, a sense of tastelessness prevails. However, both the tongue and the fatigue originate in Bodhi.

· Nhân hai cái vọng trần ngọt và nhạt phát ra cái nếm nơi bề trong, để thu nạp các trần tượng ấy, gọi là tính nếm: Because of the two defiling objects of sweetness and bitterness, as well as tastelessness, stimulate a recognition of taste which in turn draws in these defiling sensations, it becomes what is known as a sense of taste.

· Rời hai cái trần ngọt và nhạt kia, tính nếm đó không thể có: Apart from the two defiling objects of sweetnes and bitternes and apart from tastelessness, the sense of taste is originally without a substance.

b) Đúng thế, ông A Nan, tính nếm đó không từ nơi ngọt đắng lại, , không từ lưỡi ra, cũng chẳng sinh từ hư không. Vì sao?: Thus, Ananda, you should know that the perception of sweetness, bitterness, and tastelessness does not come from sweetness or bitterness, nor does it exist because of tastelessness, nor does it arise from the sense organ, nor is it produced from emptiness. Why?

· Nếu từ ngọt đắng lại, khi nhạt tính nếm phải diệt, đáng là không biết nhạt: If it came from sweetness and bitterness, it would cease to exist when tastelessness was experienced, so how cold it recognize tastelessness? 

· Nếu từ nhạt ra, khi ngọt tính nếm phải mất, sao lại biết ngọt đắng?: If it arose from tastelessness, it would vanish when the flavor of sweetness was tasted, so how could it perceive the two flavors, sweet and bitter?

· Nếu từ lưỡi sinh ra, hẳn không có ngọt, nhạt và đắng, như thế tính nếm vốn không có tự tính: Suppose it came from the tongue which is obviously devoid of defiling objectssweetness and bitternes and of tastelessness. An essence of tasting such as this would have no self-nature.

· Nếu do hư không mà ra, , thì hư không có tính nếm, chứ không phải miệng ông. Hư không mà biết nếm, thì còn có liên lạc gì với cái nhập của ông?: Suppose it came from emptiness; the sense of taste would be experienced by emptiness instead of by the mouth. Suppose, moreover, that it was emptiness itself which tasted, what connection would that have with your entrance?

c) Vậy nên biết thiệt nhập hư vọng, vốn chẳng phải tính nhân duyên hay tính tự nhiên: Therefore, you should know that the tongue entrance is empty and false, since it neither depends upon causes and conditions for existence, nor is it spontaneous in nature. 

5) Thân Nhập—The body entrance:

a) Ông A nan! Ví như có người lấy một bàn tay lạnh úp vào bàn tay nóng. Nếu lạnh nhiều thì nóng theo thành lạnh. Nếu nóng nhiều thì lạnh trở lại thành nóng. Biết nóng lạnh khi chạm tay, thì cái biết đó vẫn có từ khi chưa chạm tay. Thân và cái cảm giác đó, đều ở trong phạm vi của Bồ Đề: Ananda! Consider, for example, a person who touches his warm hand with his cold hand. If the cold is in excess of warmth, the warm hand will become cold; if the warmth is in excess of the cold, his cold hand will become warm. So the sensation of warmth and cold is felt through the contact and separation of the two hands. Fatiguing contact results in the interpenetration of warmth and cold. However, both the body and the fatigue originate in Bodhi.

· Nhân hai vọng trần ly và hợp phát ra cái cảm giác nơi bề trong, để thu nạp các trần tượng ấy, gọi là tính biết khi sờ mó: Because a physical sensation is stimulated in the midst of the two defiling objects of separation and union, defiling appearances are taken in; this is called the awareness of sensation.

· Rời hai cái trần ly hợp, thích và không thích kia, tính biết đó không thể có: Apart from the two sets of defiling objects of separation and union, and pleasantness and unpleasantness, the awareness of sensation is orginally without a substance.

b) Đúng thế, ông A Nan, tính biết đó không từ ly, hợp mà lại, chẳng phải từ thích, không thích mà có, không từ thân ra, cũng chẳng ở hư không sinh. Vì sao?: Thus, Ananda, you should know that this sensation does not come from separation and union, nor does it exist beause of pleasantness and unpleasantness, nor does it arise from the sense organ, nor is it produced from emptiness. Why?

· Nếu từ hợp mà có, khi ly tính biết phải diệt, đáng lẽ không biết khi ly hay chưa tiếp xúc: If it arose when there was union, it would disappear when there was separation, so how could it sense the separation?

· Đối với thích và không thích, cũng như vậy: The two characteristics of pleasantness and unpleasantness are the same way.

· Nếu từ thân mà ra, hẳn không có ly hợp, thích và không thích. Như thế tính biết nhờ sờ mó, vốn không có tự tính: Suppose it came from the sense organ, which is obviously devoid of the four characteristics of union, separation, pleasantness, and unpleasantness; an awareness of physical sensation such as this would have no self- nature.

· Nếu do hư không mà ra, thì hư không có tính biết, còn có liên lạc gì với cái nhập của ông?: Suppose it came from emptiness; the awareness of sensations would be experienced by emptiness itself, what connection would that have with your entrance? 

c) Vậy nên biết rằng thân nhập hư vọng, vốn chẳng phải tính nhân duyên hay tính tự nhiên: Therefore, you should know that the body-entrance is empty and false, since it neither depends upon causes and conditions for existence, nor is spontaneous in nature. 

6) Ý Nhập—The mind entrance:

a) Ông A Nan! Ví như có người mệt mỏi ngủ thiếp đi, ngủ đã thức dậy, thấy trần cảnh thì nhớ, khi không nhớ gọi là quên. Các thứ điên đảo, sinh, trụ, dị, diệt, tập quen thu nạp vào bề trong, không lẫn lộn nhau, gọi là ý tri căn. Ý và cái mỏi mệt đó, đều ở trong phạm vi của Bồ Đề: Ananda! Consider, for example, a person who becomes so fatigued that he goes to sleep. Having slept soundly, he awakens and tries to recollect what he experienced while asleep. He recalls some things and forgets others. Thus, his upsidedownness goes through production, dwelling, change, and extinction, which are taken in and returned to a center habitually, each following the next without ever being over taken. This is known as the mind organ or intellect. The mind and fatigue are both Bodhi.

· Nhân hai cái vọng trần sinh và diệt, tập khởi cái biết bên trong, để thu nạp các nội trần. Các cái thấy, nghe đi ngược vào trong mà không đến nơi, gọi là tính hay biết: The two defiling objects of production and extinction stimulate a sense of knowing which in turn grasps these inner sense data, reversing the flow of seeing and hearing. Before the flow reaches the ground it is known as the faculty of intellect.

· Rời hai cái trần thức ngủ, sinh diệt kia, tính hay biết đó không thể có: Apart from the two sets of dwelling objects of waking and sleeping and of production and extinction, the faculty of intellect is originally without substance.

b) Đúng thế ông A Nan, tính hay biết đó không từ thức ngủ tới, không từ sinh diệt mà có, không ở ý căn ra, cũng chẳng ở hư không sinh. Vì sao?: Thus, Ananda, you should know that the faculty of intellect does not come from waking, sleeping, production, or extinction, nor does it arise from the sense organ, nor is it produced from emptiness. Why? 

· Nếu từ thức mà có, khi ngủ liền diệt theo, lấy cái gì gọi là ngủ: If it came from waking, it would disappear at the time of sleeping, so how could it experience sleep? 

· Như chắc khi sinh là có, khi diệt tức là không, còn chi mà biết là diệt: If it came from production, it would cease to exist at the time of extinction, so how could it undergo extinction?

· Như nhân cái diệt mà có, khi sinh tức không có diệt nữa, lấy gì mà biết là sinh: If it came from extinction it would disappear at the time of production, so how could it know about production?

· Nếu từ ý căn mà ra, thì hai tướng thức ngủ theo nhau mà khai, mà hợp trong thân. Rời hai cái thể đó, tính biết kia giống như hoa đốm giữa hư không, không có tự tính: Suppose it came from the sense-organ; waking and sleeping cause only a physical opening and closing respectively. Apart from these two movements, the faculty of intellect is as unsubstantial as flowers in space, because it is fundamentally without a self-nature.

· Nếu do hư không mà sinh, thì hư không có tính biết, còn có liên lạc gì với cái nhập của ông?: Suppose it came from emptiness; the sense of intellect would be experienced by emptiness instead of by the mind. Then what connection would that have with your entrance? 

c) Vậy nên biết rằng ý nhập hư vọng, vốn chẳng phải tính nhân duyên hay tính tự nhiên: Therefore, you should know that the mind entrance is empty and false, since it neither depends upon causes and conditions for existence, nor is spontaneous in nature.

** For more information, please see Lục Cảnh and Lục Xứ

Lục Nhiễm Tâm: Sáu thứ nhiễm tâm trong Khởi Tín Luận—The six mental taints of the Awakening of Faith (Khởi Tâm Luận). Dù bản chất tâm là thanh tịnh không ô nhiễm, vô minh làm tâm ô nhiễm qua sáu thứ sau đây—Though mind-essence is by nature pure and without stain, the condition of ignorance or innocence permits of taint or defilement corresponding to the following six phrases:

1) Chấp tương ưng nhiễm: Chấp nhiễm cho rằng cái “dường như” là cái “thật.” Đây là giai đoạn cuối của Bích Chi Phật Địa (Thanh VănDuyên Giác) hay Tín Trụ Địa của Bồ Tát—The taint interrelated to attachment, or holding the seeming for the real—The final stage of sravakas and pratyeka-buddha—The stage of faith of bodhisattvas.

2) Bất đoạn tương ưng nhiễm: Nhiễm chấp dẫn đến những nguyên nhân của khổ lạc—Ly Cấu Địa—The taint interrelated to the persisting attraction of the cause of pain and pleasure—The stage of purity.

3) Phân biệt trí tương ưng nhiễm: The taint interrelated to the “particularizing intelligence” which discerns things within and without this world—The stage of spirituality.

4) Hiện sắc bất tương ưng nhiễm: The non-interrelated or primary taint (ignorant mind as yet hardly discerning subject from object, of accepting an external world—The stage of emancipation from the material.

5) Năng kiến tâm bất tương ưng nhiễm: The non-interrelated or primary taint of accepting a perceptive mind—The stage of emancipation from mental effort.

6) Căn bổn nghiệp bất tương ưng nhiễm: The non-interrelated or primary taint of accepting the idea of primal action or activity in the absolute—The highest bodhisattva stage, entering the Buddhahood.

Lục Như: The six “likes.”—See Lục Dụ

Lục Niệm: The six thoughts to dwell upon—See Lục Niệm Pháp.

Lục Niệm Pháp: Anussati-tthanani (p)—Sáu niệm pháp—The six thoughts to dwell upon or six objects of recollection:

(A)

1) Niệm Phật: The Buddha.

2) Niệm Pháp: The Law.

3) Niệm Tăng: The Order.

4) Niệm Giới: The Commandments or morality.

5) Niệm Thí: The Almsgiving or renunciation.

6) Niệm Thiên: The Heaven (deva) with its prospective joys.

(B) Niệm sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật”—The six recitations refer to the six syllables or words of “Na-mo A-mi-tabha Buddha.”

** For more information, please see Mười Đề Mục Suy Niệm.

Lục Niệm Xứ: Sáu niệm xứ—The six stages of the six thoughts to dwell upon—See Lục Niệm Pháp.

Lục Niên Khổ Hạnh: Sáu năm khổ hạnh của Đức Phật Thích Ca trước khi thành đạo—The six years of sakyamuni’s austerities before his enlightenment.

Lục Nội Xứ: Ajjhattikani ayatanani (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu nội xứ—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six internal sense-spheres:

1) Nhãn Xứ: Eye-sense-sphere.

2) Nhĩ Xứ: Ear-sense-sphere.

3) Tỷ Xứ: Nose-sense-sphere.

4) Thiệt Xứ: Tongue-sense-sphere.

5) Thân Xứ: Kayayatanam (p)—Body-sense-sphere.

6) Ý Xứ: Manayatanam (p)—Mind-sense-sphere.

Lục Phàm: Six realms of Samsara—See Lục phàm Tứ Thánh.

Lục Phàm Tứ Thánh: Sáu phàm bốn Thánh. Theo tông Thiên Thai, mười cõi nầy tương dung tương nhiếp lẫn nhau, mỗi cõi mang trong nó chín cõi còn lại kia. Tỷ dụ như nhân giới sẽ bao hàm cả chín cõi khác, từ Phật cho đến địa ngục, và mỗi một trong mười cảnh vực kia cũng vậy. Ngay cả cảnh giới của chư Phật cũng bao gồm bản chất của địa ngục và các cõi khác, bởi vì một Đức Phật dù ở Ngài không còn bản chất của địa ngục, nhưng vì để cứu độ cúng sanh trong cõi nầy, nên cũng có địa ngục ngay trong tâm của Ngài. Trong ý nghĩa nầy Phật giới cũng bao gồm cả chín cõi khác—Six realms of the samsara (existence) and four realms of the saints—Six stages of rebirth for ordinary people, as contrasted with the four saints. These ten realms are mutually immanent and mutually inclusive, each one having in it the remaining nine realms. For example, the realm of men will include the other nine from Buddha to Hell, and so will any of the ten realms. Even the realm of Buddhas includes the nature of hell and all the rest, because a Buddha, though not helish himself, intends to save the depraved or hellish beings, and therefore also has hell in his mind. In this sense, the realm of the Buddhas, too, includes the other nine realms:

(A) Lục phàm: Sáu nẻo luân hồi hay sáu thế giới của chúng sanh mê mờ—Tất cả chúng sanh trong sáu nẻo nầy đều phải chịu sanh tử luân chuyển không ngừng theo luật nhân quả, sanh vào nẻo nào tùy theo những hành động trong kiếp trước quyết định. Trong Phật giáo, các nẻo nầy được miêu tả bằng các tai họa hay các phần của bánh xe sanh tử. Bánh xe nầy do các hành động phát sanh từ vô minh của ta về chân tánh cuộc sinh tồn, do các nghiệp lực từ quá khứ vô thủy thúc đẩy, do sự thèm muốn khoái lạc của các thức giác của chúng ta, và sự bám víu của chúng ta vào những khoái lạc nầy tiếp tục làm nó xoay vần, đưa đến sự quay vòng bất tận của sinh tửtái sanhchúng ta bị trói buộc trong ấy—Six realms of the samsara or the realms of the unenlightened. All creatures in these realms are tied to the ceaseless round of birth-and-death, that is, to the law of causation, according to which existence on any one of these planes are determined by antecedent actions. In Buddhism these planes are depicted as the spokes or segments of the “wheel of life.” This wheel is set in motionby actions stemming from our basic ignorance of the true nature of existence and by karmic propensities from an incalculable past, and kept revolving by our craving for the pleasures of the senses and by our clinging to them, which leads to an unending cycle of births, deaths, and rebirths to which we remain bound. 

1) Realm of hells: Địa Ngục tượng trưng cho tham sân si, những loài bị hành tội ở cõi thấp nhất—Symbolizing ignorance, greed and aggression. Depraved men or “hellish beings” who are in the lowest stage.

2) Quỷ—Ghost:

a) Realm of Hungry Ghosts: Pretas (skt)—Ngạ Quỷ, những loài đã chết hay các quỷ đói—Symbolizing greed. Departed beings, otherwise called “hungry spirits.”

b) A Tu La: Asura (skt)—Những quỷ thần hiếu chiến. Dù một phần thuộc Thiên giới, nhưng chúng được đặt vào cõi thấp hơn—Fighting spirits, though partially heavenly, they are placed in the lower realm.

3) Súc Sanh: Realm of Animals--Những loài có bản chất mê muội, bao gồm tất cả các loài vật—Beasts—Symbolizing ignorance or innocent in nature, including the whole animal kingdom.

4) Realm of Titans (Asuras): A-Tu-La—Fighting demons—Symbolizing aggression.

5) Nhân: Realm of Humans (Men)—Nhơn giới có bản chất trung hòa—Human beings, neutral in nature—Symbolizing social virtue.

6) Thiên Giới: Realm of Celestials (Devas)—Mặc dù là siêu nhân, nhưng những chúng sanh nầy không thể giác ngộ viên mãn nếu không có giáo thuyết của Phật—Heavenly beings, though superhuman in nature they cannot get perfectly enlightened without the teaching of the Buddha—Symbolizing meditation abstractions.

(B) Tứ Thánh: Bốn cõi Thánh là cõi mà nơi đó chúng sanh đã giác ngộ, đã biết sự an lạc bên trong và sự tự do sáng tạo bởi vì bằng tri thức họ đã chiến thắng vô minhmê hoặc, họ đã thoát khỏi sự nô lệ vào các nghiệp lực phát sinh từ hành động mê lầm trong quá khứ và bây giờ không còn gieo những hạt giống mà chúng sẽ kết trái trong hình thức trói buộc mới của nghiệp. Song giác ngộ không làm gián đoạn luật nhân quả. Khi người giác ngộ tự cắt ngón tay mình, nó cũng chảy máu, khi người ấy ăn phải thức ăn xấu thì dạ dày vẫn đau. Người giác ngộ không thể chạy trốn được hậu quả của các hành động do chính mình tạo ra. Sự khác biệt là vì người đã giác ngộ chấp nhận, tức đã thấy rõ nghiệp của mình và không còn bị trói buộc nữa mà di động tự do bên trong nghiệp—Four Saints or the realms of the enlightened—The four realms of enlightened existence, sometimes called the “four holy states.” Unlike those in the lower six realms, the nelightened know the joy of inward peace and creative freedom because, having overcome their ignorance and delusion through knowledge, they are freed from enslavement to karmic propensities arising from past delusive actions, and no longer sow seeds which will bar fruit in the form of new karmic bondage. Enlightenment, however, does not suspend the law of cause and effect. When the enlightened man cuts his finger it bleeds, when he eats bad food his stomach aches. He too cannot escape the consequences of his actions. The difference is that because he accepts, that is, he sees into his karma he is no longer bound by it, but moves freely witihn it. 

1) Duyên giác: Một vị Phật tự giác ngộ, không giảng dạy cho kẻ khác—A Buddha for himself, not teaching others—See Pratyeka-buddha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

2) Thanh Văn: Đệ tử trực tiếp của Phật—A direct disciple of the Buddha—See Sravaka, and Sravakayana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

3) Bồ Tát: Một vị Phật tương lai—A would-be Buddha—See Bodhisattva, and Bồ Tát.

4) Phật: The realm of Buddhas—Một vị Phật không ở trong vòng mười cõi thế gian nầy, nhưng vì Ngài thị hiện giữa loài người để giảng dạy giáo lý của mình nên Ngài được kể vào đó—A Buddha is not inside the circle of ten, but as he advents among men to preach his doctrine he is now partially included in it—See Buddha, and Phật.

Lục Pháp: Sáu giới cấm của một Thức Xoa Ma Na—The six prohibition rules for a female devotee—See Lục Pháp Giới.

Lục Pháp Giới: Sáu giới pháp của Thức Xoa Ma Na—The six prohibition rules for a female devotee:

1) Bất Dâm: Chẳng dâm dục cũng chẳng chạm vào người nam—Not indelicacy of contact with a male.

2) Bất Đạo: Chẳng trộm đạo—Not purloining for cash.

3) Bất Sát: Không giết hại sinh vật—Not killing animals.

4) Bất Cuống Ngữ: Không nói lời dối trá—Not telling untruthfulness.

5) Bất Phi Thời Thực: Chẳng ăn sau ngọ—Not having food after midday meal.

6) Bất Ẩm Tửu: Không uống rượu—Not drinking wine or beer. 

Lục Phiền Não: See Lục Đại Phiền Não.

Lục Phủ: The six internal organs.

Lục Phương: Six directions:

1) Phương Đông: East.

2) Phương Tây: West.

3) Phương Nam: South.

4) Phương Bắc: North.

5) Phương Trên: Above.

6) Phương Dưới: Below.

Lục Phương Hành Trì: Cultivation in six directions—Theo Kinh Thi Ca La Việt, tín đồ đạo Bà La Môn mỗi sáng thường hay tắm rữa sạch sẽ rồi lễ lạy sáu phương, để cầu sanh về cõi sướng; Đức Phật đã nhân đó thuyết kinh Lễ Lục Phương cho họ—According to the Sagalaka Sutra, the brahman morning act of bathing and paying homage in the six directions; observing the “well-born” do this; the Buddha is said to have given the discourse in the Worship in the Six Directions Sutra:

1) Phương Đông cần được hiểu là cha mẹ: The East denotes mother and father.

a) Này gia chủ tử, có năm trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Đông—There are five ways in which a son should minister to his mother and father as the Eastern direction.

· Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ: He should think having been supported by them, I will support them.

· Tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ: I will perform their duties for them.

· Tôi sẽ gìn giữ gia đìnhtruyền thống: I will keep up the family tradition.

· Tôi bảo vệ tài sản thừa tự: I will be worthy of my heritage.

· Tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời: After my parents’ deaths, I will distribute gifts on the their behalf.

b) Này gia chủ tử, được con phụng dưỡng như vậy, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách—There are five ways in which the parents, so ministered to by their son as Eastern direction, will reciprocate:

· Ngăn chận con làm điều ác: They will restrain him from evil.

· Khuyến khích con làm điều thiện: They will support him in doing good.

· Dạy con nghề nghiệp: They will teach him some skill.

· Cưới vợ xứng đáng cho con: They will find him a suitable wife.

· Đúng thời trao của thừa tự cho con: In due time, they will hand over his inheritance to him.

c) Này gia chủ tử, được con phụng dưỡng như phương Đông theo năm cách như vậy, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách. Như vậy phương Đông được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Eastern direction is covered, making it at peace and free from fear.

2) Phương Nam cần được hiểu là sư trưởng: The South denotes teachers. 

a) Này gia chủ tử, có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương Nam—There are five ways in which pupils should minister to their teachers as the Southern direction:

· Đứng dậy để chào: By rising to greet them.

· Hầu hạ thầy: By serving them.

· Hăng hái học tập: By being attentive. 

· Tự phục vụ thầy: By waiting on them.

· Chú tâm học hỏi nghề nghiệp: By mastering the skills they teach.

b) Này gia chủ tử, được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách như vậy, các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách—There are five ways in which their teachers, thus ministered to by their pupils as the Southern direction, will reciprocate: 

· Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyện: They will give thorough instruction.

· Dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì: Make sure they have grasped what they should have duly grasped.

· Dạy cho thuần thục các nghề nghiệp: Given them a thorough grounding in all skills.

· Khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc: Recommend them to their friends and colleagues.

· Bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt: Provide them with security in all directions.

c) Này gia chủ tử, như vậy là bậc sư trưởng được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách và sư trưởng có lòng thương tưởng đến đệ tử theo năm cách. Như vậy phương Nam được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Southern direction is covered, making it at peace and free from fear.

3) Phương Tây cần được hiểu là vợ con: The West denotes wife and children.

a) Này gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây—There are five ways in which a husband should minister to his wife as the Western direction:

· Kính trọng vợ: By honouring her. 

· Không bất kính đối với vợ: By not disparaging her.

· Trung thành với vợ: By not being unfaithful to her.

· Giao quyền hành cho vợ: By giving authority to her.

· Sắm đồ nữ trang cho vợ: By providing her with adornments.

b) Này gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách—There are five ways in which a wife, thus ministered to by her husband as the Western direction, will reciprocate:

· Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình: By properly organizing her work.

· Khéo tiếp đón bà con: By being kind to the relatives.

· Trung thành với chồng: By not being unfaithful.

· Khéo gìn giữ tài sản của chồng: By protecting husband’s property.

· Khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc: By being skillful and diligent in all she has to do.

c) Này gia chủ tử, người vợ được người chồng đối xử như phương Tây theo năm cách và người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách. Như vậy phương Tây được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Western direction is covered, making it at peace and free from fear.

4) Phương Bắc cần được hiểu là bạn bè: The North denotes friends and companions.

a) Này gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với bạn bè như phương Bắc—There are five ways in which a man should minister to his friends and companions as the Northern direction:

· Bố thí: By giving alms.

· Ái ngữ: By kindly words.

· Lợi hành: By looking after their welfare.

· Đồng sự: By treating them like himself.

· Không lường gạt: By keeping his words. 

b) Này gia chủ tử, được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách như vậy, bạn bè cũng có lòng thương kính vị thiện nam tử theo năm cách—There are five ways in which friends and companions, thus administered to by a man as the Northern direction, will reciprocate: 

· Che chở nếu vị thiện nam tử phóng túng: By looking after him when he is inattentive.

· Bảo trì tài sản của vị thiện nam tử nếu vị nầy phóng túng: By looking after his property when he is inattentive. 

· Trở thành chỗ nương tựa khi vị thiện nam tử gặp nguy hiểm: By being a refuge when he is afraid.

· Không tránh xa khi vị thiện nam tử gặp khó khăn: By not deserting him when he is in trouble.

· Kính trọng gia đình của vị thiện nam tử: By showing concern for his children.

c) Như vậy các bạn bè được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách, và bạn bè cũng có lòng thương tưởng vị thiện nam tử theo năm cách. Như vậy phương Bắc được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Northern direction is covered, making it at peace and free from fear.

5) Phương Dưới cần được hiểu là tôi tớ, lao công: The Nadir denotes servants and helpers.

a) Này gia chủ tử, có năm cách một vị Thánh chủ nhân đối xử với hạng nô bộc như phương Dưới—There are five ways in which a master should minister to his servants and workpeople as the Nadir direction:

· Giao công việc đúng theo sức của họ: By arranging their work according to their strength.

· Lo cho họ ăn uống và tiền lương: By supplying them with food and wages.

· Điều trị cho họ khi bệnh hoạn: By looking after them when they are ill.

· Chia xẻ các mỹ vị đặc biệt cho họ: By sharing special delicacies with them.

· Thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép: By letting them off work at the right time.

b) Này gia chủ tử, các hàng nô bộc được Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách kia, có lòng thương đối với vị chủ nhân theo năm cách như sau—There are five ways in which servants and workpeople, thus ministered to by their master as the Nadir, will reciprocate:

· Dậy trước khi chủ thức dậy: They will get up before him.

· Đi ngủ sau khi chủ đi ngủ: They will go to bed after him.

· Tự bằng lòng với các vật đã cho: Take only what they are given.

· Khéo làm các công việc: Do their work properly.

· Đem lại danh tiếng tốt đẹp cho chủ: Be bearer of his praise and good repute.

c) Này gia chủ tử, các hàng nô bộc được các vị Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách, họ cũng có lòng thương đối với Thánh chủ nhân theo năm cách. Như vậy phương Dưới được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Nadir is covered, making it at peace and free from fear.

6) Phương Trên cần được hiểu là Sa Môn, Bà La Môn: The Zenith denotes ascetics and Brahmins. 

a) Này gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với các vị Sa Môn, Bà La Môn như phương Trên—There are five ways in which a man should minister to ascetics and Brahmins as the Zenith:

· Có lòng từ trong hành động về thân: By kindness in bodily deed.

· Có lòng từ trong hành động về khẩu: By kindness in speech.

· Có lòng từ trong hành động về ý: By kindness in thought.

· Mở rộng cửa để đón các vị ấy: By keeping an open house for them.

· Cúng dường các vị ấy các vật dụng cần thiết: By supplying their bodily needs.

b) Này gia chủ tử, các vị Sa Môn, Bà La Môn được vị thiện nam tử đối xử như phương Trên theo năm cách như vậy, cũng có lòng thương vị thiện nam tử theo năm cách sau đây—The ascetics and Brahmins , thus ministered to by him as the Zenith, will reciprocate in six ways:

· Ngăn không cho họ làm điều ác: They will restrain him from evil.

· Khuyến khích họ làm điều thiện: They will encourage him to do good.

· Thương xót họ với tâm từ bi: They will be benevolently compassionate toward him.

· Dạy họ những điều chưa nghe: They will teach him what he has not heard.

· Làm cho thanh tịnh điều đã được nghe: They will help him purify what he has heard. 

· Chỉ bày con đường đưa đến cõi Trời: They will point out to him the way to Heaven. 

c) Này gia chủ tử, các vị Sa Môn, Bà La Môn được thiện nam tử đối xử như phương Trên với năm cách, cũng có lòng thương thiện nam tử theo năm cách. Như vậy phương Trên được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Zenith is covered, making it at peace and free from fear. 

Lục Phương Hộ Giới: See Kinh Lễ Lục Phương.

Lục Phương Hộ Minh: See Kinh Lễ Lục Phương.

Lục Phương Hộ Niệm: Lục Phương Hộ Minh—Lục Phương Hộ Giới—The praisees of Amitabha proclaimed by the Buddhas of the six directions—See Kinh Lễ Lục Phương.

Lục Phương Lễ: Người tu theo đạo Bà La Môn mỗi sáng thường hay tắm rữa sạch sẽ rồi lễ lạy sáu phương, để cầu sanh về cõi sướng; Đức Phật đã nhân đó thuyết kinh Lễ Lục Phương cho họ—The brahman morning act of bathing and paying homage in the six directions; observing the “well-born” do this; the Buddha is said to have given the discourse in the Worship in the Six Directions Sutra—See Kinh Lễ Lục Phương in Appendix 1.

Lục Phương Lễ Kinh: Kinh Lễ Lục Phương—Thi Ca La Việt Lục Phương Lễ Kinh—The Worship in the Six Directions Sutra—See Kinh Lễ Sáu Phương in Appendix A 1b.

Lục Quán Âm: The six kinds of Kuan-Yin—See Avalokitesvara and Lục Địa Tạng.

Lục Quán Pháp: Theo trường phái Thiên Thai, có sáu quán pháp—According to the T’ien-T’ai Sect, there are six kinds of contemplation or six kinds of Kuan-Yin:

1) Đại bi: Most pitiful.

2) Đại từ: Most merciful.

3) Sư tử vô úy: Of lion-courage.

4) Đại quang phổ chiếu: Of universal light.

5) Thiên nhân trượng phu: Leaders among gods and men.

6) Đại phạm thâm viễn: The most omnipresent Brahma.

** Mỗi phẩm chất của Bồ Tátcông năng diệt trừ chướng ngại trong sáu đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, nhân và thiên—Each of this Bodhisattva’s six qualities (pitiful, merciful, lion-courage, universal light, leader among gods and men, brahma) breaks the hindrances respectively of the hells, pretas, animals, asuras, men, and devas.

Lục Quần Tỳ Kheo: Vào thời Đức Phật còn tại thế có sáu nhóm Tỳ Kheo xấu, kết đảng làm những chuyện trái với uy nghi. Giới luật mà Phật chế định ra phần nhiều duyên vào hành động của sáu nhóm tỳ kheo nầy mà đặt ra—The six common herd bhiksus, to whose improper or evil conduct is attributed the laying down of many of the laws by Sakyamuni. The generally accepted list indicating Nanda, Upananda, Asvaka, Punarvasu, Chanda, and Udayin.

Lục Quần Tỳ Kheo Ni: Ngoài nhóm lục quần tỳ kheo ra, còn có lục quần tỳ kheo ni, cũng có tên giống như nhóm tỳ kheo—Beside the six common herd bhiksus, there were also the six common hed bhiksunis whose names were just the same as that of the bhiksus’.

Lục Quyết Định: Six kinds of certainty—See Lục Chủng Quyết Định.

Lục Quyết Trạch Phần Tưởng: Nibbedha-bhagiya-sanna (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong trường Bộ Kinh, có sáu quyết trạch phần tưởng—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six perceptions conducive to penetration:

1) Vô Thường Tưởng: The perception of impermanence.

2) Khổ Tưởng Trên Vô Thường: The perception of suffering in impermanence.

3) Vô Ngã Tưởng trên Khổ: The perception of impersonality in suffering.

4) Đoạn Tưởng: The perception of abandoning.

5) Vô Tham Tưởng: The perception of dispassion.

6) Diệt Tưởng: The perception of cessation.

Lục Sanh Loại: Abhijatiyo (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu loại sanh—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six species.

1) Có người hắc sanh và sống trong hắc pháp: Here one born in dark conditions, lives a dark life.

2) Có người hắc sanh và sống tạo bạch pháp: One born in dark conditions lives a bright life.

3) Có người hắc sanh và sống tạo Niết Bàn: One born in dark conditions attains Nibbana, which is neither dark nor bright: Attains Nibbana, which is neither dark nor bright.

4) Bạch sanh sống tạo hắc pháp: One born in bright conditions lives a dark life.

5) Bạch sanh sống tạo bạch pháp: One born in bright conditions lives a bright life.

6) Bạch sanh sống tạo Niết Bàn (Phi Hắc Pháp phi bạch pháp): One born in bright conditions attains Nibbana which is neither dark nor bright. 

Lục Song Nhất Viên: Sáu cửa sổ một con vượn—Sáu căn được ví như sáu cửa sổ và tâm thức được ví với con vượn leo vào leo ra sáu cửa sổ nầy)—Six windows and one monkey climbing in and out these six windows. This is compared to the six organs of sense and the active mind which is thinking unceasingly.

Lục Súc: Sáu loại gia súc—The six domestic animals:

1) Ngựa: Horse.

2) Trâu bò: Ox (buffalo).

3) Dê: Goat.

4) Gia cầm: Fowl.

5) Chó: Dog.

6) Heo:Pig.

Lục Suy: Hấp lực của lục căn hay lục trần cũng là sáu tên giặc hay lục tặc làm cho chúng sanh suy giảm tiêu hao—The six ruiners or the attractions of the six senses—See Lục Trần and Lục Tặc.

Lục Sư: The six tirthikas or heterodox teachers—See Lục Sư Ngoại Đạo.

Lục Sư Ngoại Đạo: Chỉ sáu vịngoại đạoẤn Độ vào thời Đức Phật còn tại thế. Sáu vị nầy luôn tìm cách kình chống với Đức Phật—The six heretical masters—The six tirthikas or heterodox teachers in India at the time of the Buddha. These six always sought to rival Buddha:

1) Phú Lan Na Ca Diếp: Purana-Kasyapa (skt)—Người cho rằng không có tính không, phủ nhận hậu quả của hành động tốt xấu (không có đạo nghĩa vua tôi hay cha con)—Purana Kasyapa, who negated the effects of action, good or evil.

2) Mạt Già lê Câu Xa Lê: Maskari-Gosaleputra (skt)—Người phủ nhận luật nhân quả, cho rằng sướng khổ là tự nhiên chứ không do nhân duyên—Maskarin-Gosaliputra, who taught a theory of randomness, negating causality.

3) San Xà Da Tì La Hiền Tử: Sanjaya-Vairatiputra (skt)—Người cho rằng chẳng cần tu hành, cứ trải qua số kiếp hết khổ thì đến sướng—Sanjaya-Vairatiputra, who was agnostic in refusing to maintain any opinion about anything.

4) A Kỳ Đa Xí Xá Khâm Bà La: Ajita-Kesakambala (skt)—Người chủ trương mọi thứ đều đoạn diệt, cuối cùng chỉ còn lại tứ đại, nên tu hành khổ hạnh, để cho mọi thứ nóng bức thiêu đốt thân thể mà giải thoát—Ajita-Kesakambala, who taught a more extreme nihilism regarding everything except the four main elements.

5) Ca La Cưu Đà Ca Chiên Diên: Kakuda-Katyayana (skt)—Người chủ trương theo vật chất, không có người giết, cũng không có kẻ bị giết, mà chỉ có sự chuyển hóa của những yếu tố vật chất mà thôi (cho rằng pháp vừa hữu tướng vừa vô tướng. Nếu ai hỏi hữu thì đáp vô, mà ai hỏi vô thì đáp hữu)—Kakuda-Katyayana, who taught a materialism in which there was no such things as killer or killed, but only transformations of elements.

6) Ni Kiện Đà Nhã Đề Tử: Nirgrantha-Jnatiputra (skt)—Người cho rằng sướng, khổ, phúc, tội “có lẽ” đều do đời trước, ắt phải đền bồi, chứ chẳng phải do tu hành đời nay mà quyết định được—Nirgrantha-Jnatiputra, known as Mahavira, the founder of Jainism, who taught the doctrine of interdeterminism, considering all things in term of “maybe.” 

Lục Sứ Giả: Six messenges—See Lục Địa Tạng.

Lục Sự Thành Tựu: Sáu điều khiến cho một vị Bồ tát giữ tròn lục Ba La Mật—The six things which enable a bodhisattva to keep perfectly the six paramitas:

1) Cúng dường: Cúng dường để thành tựu đàn độ—Worshipful offerings.

2) Hành trì giới luật: Học và hành trì giới giới luật đề thành tựu giới độ—Study and practice the moral duties.

3) Bi mẫn: Bi mẫn để thành tựu nhẫn độ—Pity.

4) Tinh tấn hành trì thiện pháp: Siêng năng làm điều thiện để thành tựu tiến độ—Zeal in goodness.

5) Ở nơi cô liêu: Ở nơi cô liêu để thành tựu thiền độ—Isolation.

6) Pháp lạc: Vui học Phật pháp để thành tựu trí độ—Delight in the law.

Lục Tài: Lục Xúc—Tâm sở của xúc tương ứng với lục thức mà nảy sanh—The six decisions or concepts formed through the mental contact of the six senses.

Lục Tặc: sáu tên giặc cướp. Sáu căn được ví với sáu tên mối lái cho giặc cướp, cướp đoạt hết công năng pháp tài hay thiện pháp. Sáu tên giặc kia mà đến thì lục căn sung sướng vui mừng. Cách đề phòng duy nhứt là đừng a tòng với chúng—The six cauras or robbers, such as the six senses, the six sense organs are the match-makers, or medial agents of the sic robbers. The six robbers are also likened to the six pleasures of the six sense organs. The only way to prevent them is by not acting with them:

1) Mắt đừng nhìn sắc đẹp: The eye avoiding beauty.

2) Tai đừng nghe tiếng du dương: The ear avoiding melodious sound.

3) Mũi đừng ngữi mùi thơm: The nose avoiding fragrant scent.

4) Lưỡi đừng nếm vị ngon: The tongue avoiding tasty flavour.

5) Thân đừng xúc chạm êm ái: The body avoiding seductions.

6) Ý nên kềm giữ tư tưởng: The mind should always control thoughts. 

** For more information, please see Lục Căn and Lục Đại.

Lục Tâm: Chúng ta phần nhiều chỉ tu theo hình thức, mà ít chú trọng đến chỗ khai tâm, thành thử lửa tam độc vẫn cháy hừng, không hưởng được hương vị thanh lương giải thoátĐức Phật đã chỉ dạy. Muốn cho lòng Bồ Đề phát sanh một cách thiết thực. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, chúng ta nên suy tư quán sát để phát tâm theo sáu yếu điểm sau đây—Most of us merely engage in external forms of cultivation, while paying lip service to “opening the mind.” Thus, the fire of greed, anger and delusion continue to flare up, preventing us from tasting the pure and cool flavor of emancipation as taught by the Buddhas. According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, we should pose the question of “How can we awaken the Bodhi Mind” or we should ponder and meditate on the following six points to develop a true Bodhi Mind.

1) Giác Ngộ Tâm: Chúng sanh thường chấp sắc thân nầy là ta, tâm thứchiểu biết, có buồn giận thương vui là ta. Nhưng thật ra, sắc thân nầy giả dối, ngày kia khi chết đi nó sẽ tan về với đất bụi, nên thân tứ đại không phải là ta. Tâm thức cũng thế, nó chỉ là thể tổng hợp về cái biết của sáu trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Ví dụ như một người trước kia dốt, nay theo học chữ Việt, tiếng Anh, khi học thành, có cái biết về chữ Việt tiếng Anh. Lại như một kẻ chưa biết Ba Lê, sau có dịp sang Pháp du ngoạn, thu thập hình ảnh của thành phố ấy vào tâm. Khi trở về bản xứ có ai nói đến Ba Lê, nơi tâm thức hiện rõ quang cảnh của đô thị ấy. Cái biết đó trước kia không, khi lịch cảnh thu nhận vào nên tạm có, sau bỏ lãng không nghĩ đến, lần lần nó sẽ phai lạt đến tan mất hẳn rồi trở về không. Cái biết của ta khi có khi không, hình ảnh nầy tiêu hình ảnh khác hiện, tùy theo trần cảnh thay đổi luôn luôn, hư giả không thật, nên chẳng phải là ta. Cổ đức đã bảo: “Thân như bọt tụ, tâm như gió. Huyễn hiện vô căn, không tánh thật.” Nếu giác ngộ thân tâm như huyễn, không chấp trước, lần lần sẽ đi vào cảnh giới “nhơn không” chẳng còn ngã tướng. Cái ta của ta đã không, thì cái ta của người khác cũng không, nên không có “nhơn tướng.” Cái ta của mình và người đã không, tất cái ta của vô lượng chúng sanh cũng không, nên không có “chúng sanh tướng.” Cái ta đã không, nên không có bản ngã bền lâu, không thật có ai chứng đắc, cho đến cảnh chứng thường trụ vĩnh cửu của Niết Bàn cũng không, nên không có “thọ giả tướng.” Đây cần nên nhận rõ, cũng không phải không có thật thể chân ngã của tánh chân như thường trụ, nhưng vì Thánh giả không chấp trước, nên thể ấy thành không. Nhơn đã không thì pháp cũng không, vì sự cảnh luôn luôn thay đổi sanh diệ, không có tự thể. Đây lại cần nên nhận rõ chẳng phải các pháp khi hoại diệt mới thành không, mà vì nó hư huyễn, nên đương thể chính là không, cả “nhơn” cũng thế. Cho nên cổ đức đã bảo: “Cần chi đợi hoa rụng, mới biết sắc là không.” (Hà tu đãi hoa lạc, nhiên hậu thỉ tri không). Hành giả khi đã giác ngộ “Nhơn” và “Pháp” đều không, thì giữ lòng thanh tịnh trong sáng không chấp trước mà niệm Phật. Dùng lòng giác ngộ như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề Tâm—The Enlightened Mind—Sentient beings are used to grasping at this body as “me,” at this discriminating mind-consciousness which is subject to sadness and anger, love and happiness, as “me.” However, this flesh-and-blood body is illusory; tomorrow, when it dies, it will return to dust. Therefore, this body, a composite of the four elements (earth, water, fore, and air) is not “me.” The same is true with our mind-consciousness, which is merely the synthesis of our perception of the six “Dusts” (form, sound, fragance, taste, touch, and dharmas). For example, a person who formerly could not read or write, but is now studying Vietnamese or English. When his studies are completed, he will have knowledge of Vietnamese or English. Another example is a person who had not known Paris, but who later on had the opportunity to visit France and absorb the sights and sounds of that city. Upon his return, if someone were to mention Paris, the sights of that metropolis would appear clearly in his mind. That knowledge formerly did not exist; when the sights and sounds entered his subconscious, they “existed.” If these memories were not rekindled from time to time, they would gradually fade away and disappear, returning to the void. This knowledge of ours, sometimes existing, sometimes not existing, some images disappearing, other images arising, always changing following the outside world, is illusory, not real. Therefore, the mind-consciousness is not “me.” The ancients have said: “The body is like a bubble, the mind is like the wind; they are illusions, without origin or True Nature.” If we truly realize that body and mind are illusory, and do not cling to them, we will gradually enter the realm of “no-self,” escaping the mark of self. The self of our self being thus void, the self of others is also void, and therefore, there is no mark of others. Our self and the self of others being void, the selves of countless sentient beings are also void, and therefore, there is no mark of sentient beings. The self being void, there is no lasting ego; there is really no one who has “attained Enlightenment.” This is also true of Nirvana, ever-dwelling, everlasting. Therefore, there is no mark of lifespan. Here we should clearly understand: it is not that eternally dwelling “True Thusness” has no real nature or true self; it is because the sages have no attachment to that nature that it becomes void. Sentient beings being void, objects (dharmas) are also void, because objects always change, are born and die away, with no self-nature. We should clearly realize that this is not because objects, upon disintegration, become void and non-existent; but, rather, because, being illusory, their True Nature is empty and void. Sentient beings, too, are like that. Therefore, ancient have said: “Why wait until flowers fall to understand that form is empty.” The practitioner, having clearly understood that beings and dharmas are empty, can proceed to recite the Buddha’s name with a pure, clear and bright mind, free from all attachments. Only when he cultivates in such an enlightened frame of mind he be said to have “develop the Bodhi Mind.” 

2) Bình Đẳng Tâm: Trong khế kinh, Đức Phật khuyên dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều là cha mẹ đời quá khứ và chư Phật đời vị lai.” Chư Phật thấy chúng sanh là Phật, nên dùng tâm bình đẳng đại bitế độ. Chúng sanh thấy chư Phật là chúng sanh, nên khởi lòng phiền não phân biệt ghét khinh. Cũng đồng một cái nhìn, nhưng lại khác nhau bởi mê và ngộ. Là đệ tử Phật, ta nên tuân lời Đức Thế Tôn chỉ dạy, đối với chúng sanh phải có tâm bình đẳng và tôn trọng, bởi vì đó là chư Phật vị lai, đồng một Phật tánh. Khi dùng lòng bình đẳng tôn kính tu niệm, sẽ dứt được nghiệp chướng phân biệt khinh mạn, nảy sanh các đức lành. Dùng lòng bình đẳng như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm—The Mind of Equanimity—In the sutras, Sakyamuni Buddha stated: “All sentient beings possess the Buddha Nature; they are our fathers and mothers of the past and the Buddhas of the future.” The Buddhas view sentient beings as Buddhas and therefore attempt, with equanimity and great compassion, to rescue them. Sentient beings view Buddhas as sentient beings, engendering afflictions, discrimination, hatred and scorn. The faculty of vision is the same; the difference lies in whether we are enlightened or not. As disciples of the Buddhas, we should follow their teachings and develop a mind of equanimity and respect towards sentient beings; they are the Buddhas of the future and are all endowed with the same Buddha Nature. When we cultivate with a mind of equanimity and respect, we rid ourselves of the afflictions of discrimination and scorn, and engender virtues. To cultivate with such a mind is called “developing the Bodhi Mind.”

3) Tâm Từ Bi: Ta cùng chúng sanh sanh đều sẳn đủ đức hạnh, tướng hảo trí huệ của Như Lai, mà vì mê chân tánh, khởi hoặc nghiệp nên phải bị luân hồi, chịu vô biên sự thống khổ. Nay đã rõ như thế, ta phải dứt tâm ghét thương phân biệt, kởi lòng cảm hối từ bi tìm phương tiện độ mình cứu người, để cùng nhau được an vui thoát khổ. Nên nhận rõ từ bi khác với ái kiến. Ái kiến là lòng thương yêu mà chấp luyến trên hình thức, nên kết quả bị sợi dây tình ái ràng buộc. Từ bi là lòng xót thương cứu độ, mà lìa tướng, không phân biệt chấp trước; tâm nầy thể hiện dưới đủ mọi mặt, nên kết quả được an vui giải thoát, phước huệ càng tăng. Muốn cho tâm từ bi được thêm rộng, ta nên từ nỗi khổ của mình, cảm thông đến các nỗi khổ khó nhẫn thọ hơn của kẻ khác, tự nhiên sanh lòng xót thương muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề tâm chưa phát bỗng tự phát sanh. Trong Kinh Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền đã khai thị: “Đại Bồ Tát với lòng đại bi có mười cách quán sát chúng sanh không nơi nương tựa mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanhtánh chẳng điều thuận mà khởi đại bi, quán sát chúng sanh nghèo khổ không căn lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh ngủ say trong đêm dài vô minh mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh làm những điều ác mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh đã bị ràng buộc, lại thích lao mình vào chỗ ràng buộc mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh bị chìm đắm trong biển sanh tử mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh vương mang tật khổ lâu dài mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh không ưa thích pháp lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh xa mất Phật pháp mà khởi đại bi…” Đã phát tâm đại bi tất phải phát đại Bồ Đề tâm thề nguyền cứu độ. Thế thì lòng đại bi và lòng đại Bồ Đề dung thông nhau. Cho nên phát từ bi tâm tức là phát Bồ Đề tâm. Dùng lòng đại từ bi như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm—Mind of Compassion—We ourselves and all sentient beings already possess the virtues, embellishment and wisdom of the Buddhas. However, because we are deluded as to our True Nature, and commit evil deeds, we resolve in Birth and Death, to our immense suffering. Once we have understood this, we should rid ourselves of the mind of love-attachment, hate and discrimination, and develop the mind of repentance and compassion. We should seek expedient means to save ourselves and others, so that all are peaceful, happy and free of suffering. Let us be clear that compassion is different from love-attachment, that is, the mind of affection, attached to forms, which binds us with the ties of passion. Compassion is the mind of benevolence, rescuing and liberating, detached from forms, without discrimination or attachment. This mind manifests itself in every respect, with the result that we are peaceful, happy and liberated, and possess increased merit and wisdom. If we wish to expand the compassionate mind, we should, taking our own suffering as starting point, sympathize with the even more unbearable misery of others. A benevolent mind, eager to rescue and liberate, naturally develops; the compassionate thought of the Bodhi Mind arises from there. As the Bodhisattva Samantabhadra taught in the Avatamsaka Sutra: “Great Bodhisattvas develop great compassion by ten kinds of observations of sentient beings: they see sentient beings have nothing to rely on for support; they see sentient beings are unruly; they see sentient beings lack virtues; they see sentient beings are asleep in ignorance; they see sentient beings do bad things; they see sentient beings are bound by desires; they see sentient beings drowning in the sea of Birth and Death; they see sentient beings have no desire for goodness; they see sentient beings have lost the way to enlightenment.” Having developed the great compassionate mind, we should naturally develop the Great Bodhi Mind and vow to rescue and liberate. Thus the great compassionate mind and the great Bodhi Mindinterpenetrate freely. That is why to develop the compassionate mind is to develop the Bodhi Mind. Only when we cultivate with such great compassion can we be said to have “developed the Bodhi Mind.” 

4) Hoan Hỷ Tâm: Đã có xót thương tất phải thể hiện lòng ấy qua tâm hoan hỷ. Lòng tùy hỷ trừ được chướng tật đố nhỏ nhen. Lòng hỷ xả giải được chướng thù báo phục. Bởi tâm Hoan Hỷ không ngoài sự giác ngộthể hiện, nên đó chính là lòng Bồ Đề. Hoan hỷ có hai thứ—The Mind of Joy—Having a benevolent mind, we should express it through a mind of joy. The rejoicing mind can destroy the affliction of mean jealousy. The “forgive and forget” mind can put an end to hatred, resentment, and revenge. Because the mind of joy cannot manifest itself in the absence of Enlightenment, it is that very Bodhi Mind. This mind is of two kinds: a rejoicing mind and a mind of “forgive and forget.” 

a) Tùy Hỷ là khi thấy trên từ chư Phật, Thánh nhân, dưới cho đến các loại chúng sanh, có làm được công đức gì , dù là nhỏ mọn cũng vui mừng theo. Và khi thấy ai được sự phước lợi, hưng thạnh thành công, an ổn, cũng sanh niệm vui vẻ mừng dùm—A rejoicing mind means that we are glad to witness meritorious and virtuous acts, however, insignificant, performed by anyone, from the Buddhas and saints to all various sentient beings. Also, whenever we see anyone receiving gain or merit, or prosperous, successful and at peace, we are happy as well, and rejoice with them. 

b) Hỷ xả là dù có chúng sanh làm những điều tội ác, vong ân, khinh hủy, hiểm độc, tổn hại cho người hoặc cho mình, cũng an nhẫn vui vẻ mà bỏ qua. Sự vui nhẫn nầy nếu xét nghĩ sâu, thành ra không thật có nhẫn, vì tướng người, tướng ta và tướng não hại đều không. Nên Kinh Kim Cang dạy: “Như Lai nói nhẫn nhục Ba La Mật, tức chẳng phải nhẫn nhục Ba La Mật, đó gọi là nhẫn nhục Ba La Mật.”—A “forgive and forget” mind means that even if sentient beings commit nefarious deeds, show ingratitude, hold us in contempt and denigrate us, are wicked, causing harm to others or to ourselves, we calmly forbear, gladly forgiving and forgetting their transgressions. This mind of joy and forbearance, if one dwells deeply on it, does not really exist, because there is in truth no mark of self, no mark of others, no mark of annoyance or harm. As stated in The Diamond Sutra: “The Tathagata teaches likewise that the Perfection of Patience is not the Perfection of Patience; such is merely a name.” 

5) Sám Nguyện Tâm: Trong kiếp luân hồi, mọi loài hằng đổi thay làm quyến thuộc lẫn nhau. Thế mà ta vì mê mờ lầm lạc, từ kiếp vô thỉ đến nay, do tâm chấp ngã muốn lợi mình nên làm tổn hại chúng sanh, tạo ra vô lượng vô biên ác nghiệp. Thậm chí đến chư Phật, Thánh nhơn, vì tâm đại bi đã ra đời thuyết pháp cứu độ loài hữu tình, trong ấy có ta, mà đối với ngôi Tam Bảo ta lại sanh lòng vong ân hủy phá. Ngày nay giác ngộ, ta phải hổ thẹn ăn năn, đem ba nghiệp chí thành sám hối. Đức Di Lặc Bồ Tát đã lên ngôi bất thối, vì muốn mau chứng quả Phật, mỗi ngày còn lễ sám sáu thời. Vậy ta phải đem thân nghiệp kính lễ Tam Bảo, khẩu nghiệp tỏ bày tội lỗi cầu được tiêu trừ, ý nghiệp thành khẩn ăn năn thề không tái phạm. Đã sám hối, phải dứt hẳn tâm hạnh ác, không còn cho tiếp tục nữa, đi đến chỗ tâm và cảnh đều không, mới là chân sám hối. Lại phải phát nguyện, nguyện hưng long ngôi Tam Bảo, nguyện độ khắp chúng sanh để chuộc lại lỗi xưa và đền đáp bốn ân nặng (ân Tam Bảo, ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân thiện hữu tri thức, và ân chúng sanh). Có tâm sám nguyện như vậy tội chướng mới tiêu trừ, công đức ngày thêm lớn, và mới đi đến chỗ phước huệ lưỡng toàn. Dùng lòng sám nguyện như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm—The Mind of Repentance and Vows—In the endless cycle of Birth and Death, all sentient beings are at one time or another rlated to one another. However, because of delusion and attachment to self, we have, for countless eons, harmed other sentient beings and created an immense amount of evil karma. The Buddhas and the sages appear in this world out of compassion, to teach and liberate sentient beings, of whom we are a part. Even so, we engender a mind of ingratitude and destructiveness toward the Triple Jewel (Buddha, Dharma, Sangha). Now that we know this, we should feel remorse and repent the three evil karmas. Even the Maitreya Bodhisattva, who has attained non-retrogression, still practices repentance six times a day, in order to achive Buddhahood swiftly. We should use our bodies to pay respect to the Triple Jewel, our mouth to confess our transgression and seek expiation, and our minds to repent sincerely and undertake not to repeat them. Once we have repented, we should put a complete stop to our evil mind and conduct, to the point where mind and objects are empty. Only then will there be true repentance. We should also vow to foster the Triple Jewel, rescue and liberate all sentient beings, atone for our past transgressions, and repay the "fo“r great debts," w”ich are the debt to the triple Jewel, the debt to our parents and teachers, the debt to our spiritual friends, and finally the debt we owe to all sentient beings. Through this repentant mind, our past transgressions will disappear, our virtues will increase with time, leading us to the stage of perfect merit and wisdom. Only when we practice with such a repentant mind can we be said to have “developed the Bodhi Mind.” 

6) Bất Thối Tâm: Dù đã sám hối phát nguyện tu hành, nhưng nghiệp hoặc ma chướng không dễ gì dứt trừ, sự lập công bồi đức thể hiện sáu độ muôn hạnh không dễ gì thành tựu. Mà con đường Bồ Đề đi đến quả viên giác lại xa vời dẫy đầy gay go chướng nạn, phải trải qua hằng sa kiếp, đâu phải chỉ một hai đời? Ngài Xá Lợi Phất trong tiền kiếp chứng đến ngôi lục trụ, phát đại Bồ Đề tâm tu hạnh bố thí. Nhưng khi chịu khổ khoét một con mắt cho ngoại đạo, bị họ không dùng liệng xuống đất rồi nhổ nước dãi, lấy chân chà đạp lên trên, ngài còn thối thất Đại thừa tâm. Thế thì ta thấy sự giữ vững tâm nguyện là điều không phải dễ! Cho nên hành giả muốn được đạo tâm không thối chuyển, phải lập thệ nguyện kiên cố. Thề rằng: “Thân nầy dầu bị vô lượng sự nhọc nhằn khổ nhục, hoặc bị đánh giết cho đến thiêu đốt nát tan thành tro bụi, cũng không vì thế mà phạm điều ác, thối thất trên bước đường tu hành.” Dùng lòng bất thối chuyển như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm—The Mind of no Retreat—Although a practitioner may have repented his past transgressions and vowed to cultivate, his habitual delusions and obstructions are not easy to eliminate, nor is the accumulation of merits and virtues through cultivation of the six paramitas and ten thousand conducts necessarily easy to achieve. Moreover, the path of perfect Enlightenment and Buddhahood is long and arduous, full of hardship and obstructions over the course of untold eons. It is not the work of one or two life spans. For example, the Elder Sariputra, one of the main disciples of Sakyamuni Buddha, had reached the sixth abode of Bodhisattvahood in one of his previous incarnations and had developed the Bodhi Mind practicing the Paramita of Charity. However, when an externalist (non-Buddhist) asked him for one of his eyes and then, instead of using it, spat on it and crushed it with his foot, even Sariputra became angry and retreated from the Mahayana mind. We can see, therefore, that holding fast to our vows is not an easy thing! For this reason, if the practitioner wishes to keep his Bodhi Mind from retrogressing, he should be strong and frim in his vows. He should vow thus: “Although this body of mine may endure immense suffering and hardship, be beaten to death or even reduced to ashes, I shall not, in consequence, commit wicked deeds or retrogress in my cultivation.” Practicing with such a non-retrogressing mind is called “developing the Bodhi Mind.” 

** For more information, please see Tâm (II)

 (E).

Lục Tế: Theo Trí Độ Luận, có sáu thứ chướng tế che đậy mất sáu Ba La Mật hay tịnh tâm—According to the Maha-Prajna-Sastra, there are six sins that smother the six paramitas or the pure mind.

1) Xan Tham: Tham lam bỏn xẻn—Grudging.

2) Phá Giới: Commandment-breaking.

3) Sân Nhuế: Nóng nảy giận dữ—Anger.

4) Liên Niệm: Thương nhớ luyến ái gia đình—Family attachment.

5) Tán Loạn: Confused thoughts or scattered mind.

6) Ngu Si: Ignorance or stupidity.

Lục Thành Bộ: Sannagarikah (skt)—Mật Lâm Sơn Bộ—Một trong hai mươi tông phái Tiểu Thừa, có quan hệ với Độc Tử Bộ—One of the twenty Hinayana sects, connected with Vatsiputtriyah.

Lục Thành Tựu: Sáu loại thành tựu, thường mở đầu các kinh—Six perfections found in the opening phrase of each sutra:

1) Tín Thành Tự: Lấy chữ “Như Vậy” làm tín thành tựu— “Thus” implies perfect faith.

2) Văn Thành Tựu: Lấy hai chữ “Ngã Văn” hay “Tôi nghe” làm văn thành tựu—“I Have Heard” implies perfect hearing.

3) Thời Thành Tựu: Lấy hai chữ “Nhất Thời” hay “một thuở” làm thời thành tựu—“Once” implies the perfect time.

4) Chủ Thành Tựu: Lấy chữ “Phật” chỉ rõ vị chủ thuyết pháp làm chủ thành tựu—“the Buddha” implies the perfect lord or master.

5) Xứ Thành Tựu: Lấy các chữ như “Tại núi Kỳ Xà Quật” làm xứ thành tựu—“on Mount Grdhrakuta” implies the perfect place.

6) Chúng Thành Tựu: Lấy các chữ “Đại Tỳ Kheo Chúng” làm chúng thành tựu—“with the great assembly of bhiksus” implies the perfect assembly. 

Lục Thân: Sáu người thân nhứt—The six closest relatives—The six immediate relations:

1) Cha: Father.

2) Mẹ: Mother.

3) Anh em trai: Elder or younger brothers.

4) Chị em gái: Elder or younger sisters.

5) Vợ hay chồng: Wife or husband.

6) Con cái: Children.

Lục Thần Thông: The six transcendental or magical powers—See Lục Thông.

Lục Thập: Sasti (skt)—Sáu mươi—Sixty.

Lục Thập Nhị Kiến: Sáu mươi hai loại kiến giải—The sixty-two views:

(A) Theo Kinh Đại Bát Nhã—According to the Maha-Prajna Sutra:

(I) (20) Năm uẩn duyên với bốn trạng thái làm thành hai mươi kiến giải—The five skandhas under four considerations of time, considered as time past, whether each of the five has had permanence, impermanence, both, and neither:

1) Bốn kiến giải của Sắc—Four views of Form:

a) Sắc là thường: Form is permanent.

b) Sắc là vô thường: Form is impermanent.

c) Sắc là cả thường lẫn vô thường: Form is both permanent and impermanent.

d) Sắc là không (phi) thường cũng không (phi) vô thường: Form is neither permanent nor impermanent. 

2) Bốn kiến giải của Thọ—Four views of Sensation:

a) Thọ là thường: Sensation is permanent.

b) Thọ là vô thường: Sensation is impermanent.

c) Thọ là cả thường lẫn vô thường: Sensation is both permanent and impermanent.

d) Thọ là phi thường phi vô thường: Sensation is neither permanent nor impermanent.

3) Bốn kiến giải của Tưởng—Four views of perception:

a) Tưởng là thường: Perception is permanent.

b) Tưởng là vô thường: Perception is impermanent.

c) Tưởng là cả thường lẫn vô thường: Perception is both permanent and impermanent.

d) Tưởng là phi thường phi vô thường: Perception is neither permament nor impermanent.

4) Bốn kiến giải của Hành—Four views of Volition or Mental formation: 

a) Hành là thường: Mental formation is permanent.

b) Hành là vô thường: Mental formation is impermanent.

c) Hành là cả thường lẫn vô thường: Mental formation is both permanent and impermanent.

d) Hành là phi thường phi vô thường: Mental formation is neither permanent nor impermanent.

5) Bốn kiến giải của Thức—Four views of consciousness:

a) Thức là thường: Consciousness is permanent.

b) Thức là vô thường: Consciousness is impermanent.

c) Thức là cả thường lẫn vô thường: Consciousness is both permanent and impermanent.

d) Thức là phi thường phi vô thường: Consciousness is neither permanent nor impermanent.

(II) Năm uẩn duyên với tứ biên làm thành hai mươi kiến giải—Five skandhas under the four considerations to their space or extension, considered as present time, whether each is finite, infinite, both, or neither to make another 20 views:

1) Bốn kiến giải của sắc—Four views of Form:

a) Sắc là hữu biên: Form is finite.

b) Sắc là vô biên: Form is infinite.

c) Sắc là cả hữu lẫn vô biên: Form is both finite and infinite.

d) Sắc phi hữu phi vô biên: Form is neither finite nor infinite.

2) Bốn kiến giải của Thọ—Four views of Sensation:

a) Thọ hữu biên: Sensation is finite.

b) Thọ vô biên: Sensation is infinite.

c) Thọ hữu lẫn vô biên: Sensation is both finite and infinite.

d) Thọ phi hữu phi vô biên: Sensation is neither finite nor infinite.

3) Bốn kiến giải của Tưởng—Four views of Perception:

a) Tưỡng hữu biên: perception is finite.

b) Tưởng vô biên: Perception is infinite.

c) Thọ là hữu lẫn vô biên: Perception is both finite and infinite.

d) Thọ phi hữu phi vô biên: Perception is neither finite nor infinite.

4) Bốn kiến giải của Hành—Four views of Volition or Mental formation:

a) Hành hữu biên: Volition is finite.

b) Hành vô biên: Volition is infinite.

c) Hành cả hữu lẫn vô biên: Volition is both finite and infinite.

d) Hành phi hữu phi vô biên: Volition is neither finite nor infinite.

5) Bốn kiến giải của Thức—Four views of Consciousness:

a) Thức hữu biên: Consciousness is finite.

b) Thức vô biên: Consciousness is infinite.

c) Thức cả hữu lẫn vô biên: Consciousness is both finite and infinite.

d) Thức phi hữu phi vô biên: Consciousness is neither finite nor infinite.

(III)Năm uẩn duyên với bốn chuyển làm thành hai mươi kiến giải—Five skandhas under the four considerations to their destination to make another 20 views:

1) Bốn kiến giải của Sắc—Four views of Form:

a) Sắc như khứ (sắc kể như mất): Form is gone.

b) Sắc chẳng như khứ (sắc kể như chẳng mất): Form is not gone.

c) Sắc như khứ chẳng như khứ (sắc kể như mất mà cũng kể như chẳng mất): Form is both gone and not gone.

d) Sắc phi như khư phi chẳng như khứ (sắc chẳng kể như mất, chẳng kể như chẳng mất): Form is neither gone nor not gone.

2) Bốn kiến giải của Thọ—Four views of sensation:

a) Thọ như khứ: Sensation is gone.

b) Thọ chẳng như khứ: Sensation is not gone.

c) Thọ như khứ chẳng như khứ: Sensation is both gone and not gone.

d) Thọ phi như khứ phi chẳng như khứ: Sensation is neither gone nor not gone.

3) Bốn kiến giải của Tưởng—Four views of Perception:

a) Tưởng như khứ: Perception is gone.

b) Tưởng chẳng như khứ: Perception is not gone.

c) Tưởng như khứ chẳng như khứ: Perception is both gone and not gone.

d) Tưởng phi như khứ phi chẳng như khứ: Perception is neither gone nor not gone.

4) Bốn kiến giải của Hành—Four views of Volition or mental formation:

a) Hành như khứ: Volition is gone.

b) Hành chẳng như khứ: Volition is not gone.

c) Hành như khứ chẳng như khứ: Volition is both gone and not gone.

d) Hành phi như khứ phi chẳng như khứ: Volition is neither gone nor not gone.

5) Bốn kiến giải của Thức—Four views of consciousness:

a) Thức như khứ: Consciousness is gone.

b) Thức chẳng như khứ: Consciousness is not gone.

c) Thức như khứ chẳng như khứ: Consciousness is both gone and not gone.

d) Thức phi như khứ phi chẳng như khứ: Consciousness is neither gone nor not gone.

(IV)Đồng Nhất thân tâm: Unity of body and mind.

(V) Dị Biệt thân tâm: Difference of body and mind.

(B) Theo tông Thiên Thai, có 62 ngã kiến—According to the T’ien-T’ai scet, there are sixty-two views on personality.

1) Bốn kiến giải của sắc—Four views of Form or Rupa as its basis and consider each of the five skandhas under four aspects.

a) Sắc là Ngã: Rupa, the organized body, as the ego.

b) Lìa Sắc vẫn có Ngã: The ego as apart from the rupa.

c) Sắc là lớn, ngã là nhỏ; ngã trụ trong sắc: Rupas as the greater, the ego the smaller or inferior, and the ego as dwelling in the rupa.

d) Ngã là lớn, sắc là nhỏ; sắc trụ trong ngã: The ego as the greater, rupa the inferior, and the rupa in the ego.

** Cùng một tiến trình như vậy với Thọ, Tưởng, Hành Thức trong hiện tại, quá khứvị lai sẽ làm thành 60 kiến giải—The same process applies to Sensation, Perception, Volition, and Consciousness in the present, past and future to make 60 views. 

2) Đoạn Kiến: Impermanence.

3) Thường Kiến: Permanence.

Lục Thí: Sáu thí dụ hay dẫn dụ—The six metaphors—See Lục Chúng Sanh.

Lục Thiên: The six devalokas, the heavens with sense organs above Sumeru, between Brahmalokas and the earth—See Lục Dục Thiên.

Lục Thiên Tụ: Six kinds of wrong-doing.

1-5) See Ngũ Thiên Tụ.

6) Thâu Lan Gia: Sthulatyaya (skt)—Tội đáng đọa địa ngục, nhưng có thể tha được vì chỉ là những tư tưởng chưa làm ra hành động—Sins deserving hells which may be forgiven; however, thoughts not developed in action yet.

Lục Thọ: sáu thọ từ sáu căn—The six vedanas—The six receptions or senasations from the six organs—See Thọ and Lục Căn.

Lục Thọ Thân: Vedana-kaya (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu thọ thân—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six groups of feeling:

1) Nhãn xúc sở sanh thọ: Cakkhu-samphassaja-vedana (p)—Feeling based on eye-contact.

2) Nhĩ xúc sở sanh thọ: Feeling based on ear-contact.

3) Tỷ xúc sở sanh thọ: Feeling based on nose-contact.

4) Thiệt xúc sở sanh thọ: Feeling based on tongue-contact.

5) Thân xúc sở sanh thọ: feeling based on body-contact.

6) Ý xúc sở sanh thọ: Feeling based on mind-contact.

Lục Thoại: Sáu điềm kiết tường khi Phật thuyết kinh Pháp Hoa—The six auspicious indications attributed to the Buddha as a preliminary to his delivery of the Lotus Sutra:

1) His opening address on the infinite.

2) Phật tam ma địa: His samadhi.

3) Mưa hoa: The rain of flowers.

4) Mặt đất run chuyển: The earthquake.

5) The delight of the beholders.

6) Phật phóng quang: The Buddha-ray.

Lục Thời: Sáu thời, ba thời ban ngày, ba thời ban đêm—The six “hours” or periods in a day and night:

1) Sáng: Morning.

2) Trưa: Noon.

3) Chiều: Evening.

4) Chập Tối (đầu hôm): Night.

5) Nửa đêm: Midnight.

6) Bình minh (tảng sáng): Dawn.

Lục Thời Bất Đoạn: Ngày sáu thời tu hành không gián đoạn—The six daily periods of unintermitting devotions.

Lục Thời Lễ Tán (Tụng): Ngày đêm sáu thời lễ tán Đức Phật A Di Đà—The six daily periods of workship and of ceremonial.

Lục Thời Sám Hối Lục Căn: Sáu thời sám hối tội lỗi lục căn—The six daily periods of penitential services over the sins of the six senses.

Lục Thời Sám Hối Tội Lỗi: The six daily periods of penitential services over the sins.

Lục Thời Tam Muội: See Lục Thời Thiền Định.

Lục Thời Thiền Định: The six daily periods of meditation.

Lục Thô: The six coarser stages—See Lục Thô Tướng.

Lục Thô Tướng: Theo Khởi Tín Luận, có sáu loại thô tướng sanh ra bởi si mê—According to the Awakening of Faith, there are six coarser stages arising from the three finer stages which in turn are produced by original unenlightened condition of ignorance.

1) Trí Tướng: Ý thức do cảnh giới mê chấp mà chẳng biết đó là huyễn giả lại sanh tâm thích hay không thích khởi lên từ trạng thái tinh thần—Knowledge or consciousness of like and dislike arising from mental conditions.

2) Tương Tục Tướng: Dựa vào sự phân biệt của trí tướng mà có ý thức về khổ lạc (đau khổvui sướng)—Consciouness of pain and pleasure resulting from the knowledge or consciousness, causing continuous responsive memory.

3) Chấp Thủ Tướng: Đối vời cảnh khổ lạc chẳng biết đó là hư huyễn lại sanh niềm chấp thủ—Attachment or clinging arising from consciouness of pain or pleasure, or retention of memories of past joys and sorrows as if they were reality and not illusions.

4) Kế Danh Tự Tướng: Gắn tên cố định cho những thứ huyễn hão giả danh nên sanh khổ đau phiền não—Assigning names according to the seeming and unreal with fixation of ideas.

5) Khởi Nghiệp Tướng: Hậu quả của các thứ nghiệp thiện ác—The consequent activity with all the variety of deeds.

6) Nghiệp Hệ Khổ Tướng: Bị buộc vào nghiệp thiện ác mà cảm khổ quả sanh tử—The suffering resulting from being tied to deeds and their karma consequences.

Lục Thông: Abhijna or Sadabhijna (skt)—Sáu thần thông mà chư Phật hay chư A La Hán đạt được qua tứ thiền—Six miraculous or transcendental powers—Six magical penetrations—Six superknowledges—Six supernatural or universal powers acquired by a Buddha, also by an arhat through the fourth degree of dhyana:

1) Thiên Nhãn Thông: Divyacaksus (skt)— Ability to see all forms—Clairvoyance—Deva-eye—Deva-vision—Divine sight—Penetration of the Heavenly Eye—Khả năng thấy được tất cả mọi thứ trong sắc giới. Khả năng thấy cái mà mình muốn thấy—Instantaneous view of anything anywhere in the form realm. Power to see what one wills to see anywhere.

2) Thiên Nhĩ Thông: Divyasrotra (skt)— Clairaudience—Deva-Ear—Divine hearing—Penetration of the Heavenly Ear—Khả năng nghe mọi âm thanh. Khả năng nghe và hiểu mọi ngôn ngữ—Ability to hear all sounds (ability to hear any sound anywhere). Power to hear and understand all languages.

3) Tha Tâm Thông: Paracitta-jnana (skt)— Mental telepathy—Tha Tâm Trí Thông hay khả năng đọc được tư tưởng của người khác mà các bậc giác ngộ đạt được cao hay thấp tùy theo sự thành đạt của bậc ấy—Penetration into others’ minds or thoughts—Ability to know the thoughts of others or power to read thoughts, or knowledge of the minds of all living beings—Ability (power) to know the thoughts of all other minds which enlightened beings have to a greater or lesser extent depending on their spiritual achievements. 

4) Thần Túc Thông: Rddhi-saksatkriya-jnana (skt)—Penetration of spiritual fulfillment (fulfillment of the spirit)—Psychic travel—Khả năng đi bất cứ đâu và làm bất cứ thứ gì tùy ý—Ability (power) to be anywhere and to do anything at will, or power to appear at will in any place and to have absolute freedom to do anything.

5) Túc Mạng Thông: Purvanivasanusmrti-jnana (skt)—Khả năng biết được quá khứ vị lai của mình và người—Knowledge of past and future of self and others or ability to penetrate into past and future lives of self and others (knowledge of all forms of former existences of self and others).

6) Lậu Tận Thông: Asravaksaya-jnana (skt)—Ability to end contamination—Power to deliver of the mind from all passions—Penetration of the exhaustion (extinction) of outflows—Khả năng chấm dứt nhiễm trược và đưa tâm đến chỗ giải thoát khỏi mọi dục vọng—Supernatural consciousness of the waning of vicious propensities, and the deliverance of mind from passions, or insight into the ending of the stream of transmigration.

Lục Thú: Sáu nẻo luân hồi sanh tử—The six directions of reincarnation—See Lục Đạo.

Lục Thú Luân Hồi Kinh: Kinh do Bồ Tát Mã Minh biên soạn—The Sutra on the six Directions of Reincarnation, composed by Asvaghosa Bodhisattva.

Lục Thuật: Sáu loại ngoại đạo trong thời Phật còn tại thế—The six kinds of heretics in India at the time of the Buddha—See Lục Khổ Hạnh.

Lục Thuyền: Sáu chiếc thuyền hay sáu Ba La Mật đưa chúng sanh đáo bỉ ngạn vượt bờ sanh tử—The six boats or the six paramitas for ferrying to the bank beyond mortality—See Lục Độ Ba La Mật.

Lục Thức: Six conceptions (consciousnesses)—The perceptions and discernings of the six organs of sense:

1) Nhãn thức: Sight consciousness.

2) Nhĩ thức: Hearing consciousness.

3) Tỷ thức: Scent consciousness.

4) Thiệt thức: Taste consciousness.

5) Thân thức: Body consciousness.

6) Ý thức: Mana (skt)—Mind consciousness—See Ý Thức

** For more information, please see Bát Thức.

Lục Thức Thân: Vinnana-kaya (p)—Six groups of consciousness—See Lục Thức.

Lục Tiển: The six arrows. These six senses are compared to the six senses—See Lục Kiếm.

Lục Tín: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, trong phần Tín Hạnh Nguyện, thầy đã nhấn mạnh về Tín là tin ở nơi sáu điều—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, he emphasized that to have Faith is to believe in the following six elements:

1) Tự Tin—Self-Faith: Sao gọi là tự tin hay tin nơi chính mình? Tin nơi chính mình tức là tin tất cả đều do nơi Tâm của mình tạo ra. Vì thế nếu mình niệm Phật, ắt sẽ được Phật tiếp dẫn không sai—What is self-faith or faith in one’s self ? This is to have faith that everything is created within one’s mind; therefore, if a practitioner recites Buddha, then, absolutely, Buddha will receive him or her.

2) Tha Tin—Faith in others: Sao gọi là tha tin hay tin ở nơi người? Tin nơi người là tin Đức Phật Thích Ca không bao giờ nói dối, Phật A Di Đà chẳng thệ nguyện suông. Cho nên nều như y theo pháp môn Tịnh Độhành trì, tất cảm được Đức A Di Đà Thế Tôn tiếp dẫn sanh về Cực Lạc: What is faith in others? This is to have faith that Sakyamuni Buddha would never speak falsely and Amitabha Buddha did not make empty vows. Therefore, if cultivators practice according to Pureland teachings, then Amitabha Buddha will deliver them to the Ultimate World.

3) Tin Nhân—Faith in causation: Sao gọi là tin nhân? Tin nhân tức là tin rằng niệm Phật chính là nhân vãng sanh giải thoát—What is it to have faith in causation? This is to believe that reciting Buddha is the action or cause for gaining rebirth and enlightenment.

4) Tin Quả—Faith in effect: Sao gọi là tin quả? Tin quả tức là tin rằng sự vãng sanhthành Phật là kết quả của công hạnh tu niệm Phật—What is it to believe in effect? To believe in effect means to believe that in the matter of gaining rebirth and attaining Buddhahood as the end result, or the consequence of reciting Buddha.

5) Tin Sự—Faith in practice: Sao gọi là tin sự? Tin sự tức là tin rằng cảnh giới Tây Phương Cực Lạc và tất cả sự tướng ở nơi cõi ấy đều có thật. Cõi nầy có thật như sự có thật của cõi Ta Bà nầy vậy—What is it to have faith in practice? To faith faith in practice means to believe in the existence of the Western Pureland and that the forms and characteristics in the Ultimate Bliss World that the Buddha spoke of it in the sutras are all true. It exists just as this Saha World really exists. 

6) Tin Lý—Faith in theory: Sao gọi là tin lý? Tin lý tứ là tin điều “Lý tín duy tâm,” nghĩa là một chơn tâm của mình bao trùm hết cả mười phương quốc độ của chư Phật—What is it to have faith in theory? This is to believe that “all theories are within the mind;” thus, the mind encompasses all the infinite Buddha Lands in the ten directions. 

Lục Tình: Sáu tình khởi lên từ sáu căn—The six emotions arising from the six organs of sense:

1) Nhãn Tình: Tình khởi lên từ nhãn căn hay mắt—Emotions arising from the eyes.

2) Nhĩ Tình: Tình khởi lên từ nhĩ căn hay tai—Emotions arising from the ears.

3) Tỹ Tình: Tình khởi lên từ tỹ căn hay mũi—Emotions arising from the nose.

4) Thiệt Tình: Tình khởi lên tứ thiệt căn hay lưỡi—Emotions arising from the tongue.

5) Thân Tình: Tình khởi lên từ thân căn—Emotions arising from the body.

6) Ý Tình: Tình khởi lên từ ý căn—Emotions arising from the mind. 

Lục Tổ Huệ Năng: The Sixth Patriarch Hui-Neng—See Hui-Neng and Huệ Năng.

Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh: Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục Tổ Huệ Năng—The Platform Sutra of the Sixth Patriarch’s Dharma-Treasure—See Kinh Pháp Bảo Đàn in Vietnamese-English Section.

Lục Tổ Thiền Trung Hoa: Sáu tổ dòng Thiền Trung Hoa—Six Chinese Patriarchs:

1) Nhứt Tổ Bồ Đề Đạt Ma: Bodhidharma—The First Patriarch in China—The founder of the Chinese Zen—See Bồ Đề Đạt Ma.

2) Nhị Tổ Huệ Khả: The Second Patriarch Hue-Ke (468-543 AD)—See Huệ Khả.

3) Tam Tổ Tăng Xán: The Third Patriarch Seng Tsan ( ? – 606 AD).

4) Tứ Tổ Đạo Tín: The fourth Patriarch Tao Hsin (580-651)—See Đạo Tín.

5) Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn: The fifth Patriarch Hung-Jen ((601-675)—See Hoằng Nhẫn.

6) Lục Tổ Huệ Năng: Vị tổ thứ sáu, người đã nhận y bát từ ngũ tổ Hoằng Nhẫn, hoằng hóa về phương nam, nên còn gọi là dòng thiền phương nam—The Sixth Patriarch Hui-Neng, who received the transmission from Hung-Jen (fifth patriarch). Hui Neng propagated Zen in the Southern part of China; therefore, his lineage is called the southern school of Zen.

Lục Tội Nhân: Sáu loại gây tội—The six kinds of offender—Giống như trong Ngũ Nghịch thêm vào tội giết hay làm hại Thầy Tổ—They are similar to the five grave sins, plus the sin of killing or hurting teacher or master—See Ngũ Nghịch (A).

Lục Tông Đại Thừa Nhật Bản: The six Mahayana schools in Japan.

1) (from 1 to 4) Bốn tông phái đầu cũng giống bốn tông phái đầu của Trung Hoa—The first four sects are the same as the first four schools of the six schools in China—See Lục Tông Trung Hoa.

5) Thiên Thai Tông: The T’ien-T’ai Sect or

 Tendai Sect.

6) Chân Ngôn Tông: The Shingon Sect.

Lục Tông Trung Hoa: Sáu tông phái ở Trung Hoa—The six schools in China:

1) Tam Luận Tông: Giáo thuyết Tam Luận Tông dựa theo Tam Luận—The Three-Sastra Sect, based on the Madhyamika-Sastra.

2) Pháp Tướng Tông: Dharmalaksana Sect.

3) Hoa Nghiêm Tông: Giáo thuyết Hoa Nghiêm Tông dựa trên bộ Kinh Hoa Nghiêm—Avatamsaka Sect, based on the Buddha-Avatamsaka-Sutra.

4) Luật Tông: Giáo thuyết Luật Tông dựa trên bộ Luật Tạng—Vinaya or Discipline Sect, based on the Vinaya-Pitaka.

5) Thành Thật Tông: Giáo thuyết Thành Thật Tông dựa trên bộ Thành Thật Luận-Satyasiddhi Sect, based on the Satyasiddhi Sastra.

6) Câu Xá Tông: Giáo thuyết Câu Xá Tông dựa trên bộ Câu Xá Luận—Abhidharma-Kosa Sect, based on the Abhidharma-Kosa Sastra.

Lục Trai Nhựt: Sáu ngày ăn chay trong tháng (mồng 8, 14, 15, 23, 29 và 30). Trong những ngày nầy Tứ Thiên vương ghi lại tất cả phẩm hạnh, đồng thời ma quỷ cũng đang bận bịu việc quấy rối nhân thiên, nên việc giữ gìn trai giới là điều cần thiết, không nên ăn quá ngọ. Trí Độ Luận diễn tả những ngày nầy là những ngày nguy hiểm, vì vào những ngày nầy theo cổ tục thì có lệ cắt thịt ném vào lửa—The six monthly posadha or fast days (8th, 14th, 15th, 23rd, 29th, and 30th ). They are the days on which the Four Maharajas (Tứ Thiên Vương) take note of human conduct and when evil demons are busy to go around to disturb deva and men, so that great care is required and consequently nothing should be eaten after noon. The Maha-Prajna Sastra describes these days as evil or dangerous days, and says they arose from an ancient custom of cutting off the flesh and casting it into the fire. 

Lục Tránh Căn: Vivada-mulani (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu tránh căn—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six roots of contention:

1) Ở đây vị Tỳ Kheo PHẪN NỘUẤT HẬN, sống không cung kính, không tùy thuận vị Đạo Sư; không cung kính, không tùy thuận Pháp; không cung kính, không tùy thuận Tăng; không thành tựu đầy đủ các Học Pháp, nên vị ấy khởi lên tranh luận giữa chư Tăng. Tranh luận như vậy khiến chúng sanh không hạnh phúc, không an lạc; khiến chư Thiênloài người không hạnh phúc, mà đau khổ. Nếu các vị thấy được tránh căn nơi các vị hay nơi người khác, các vị phải cố gắng đoạn trừ. Nếu các vị không thấy tránh căn, hãy gìn giữ đừng cho các tránh căn ấy có cơ hội làm hại trong tương lai: Here a monk who is angry and bears ill-will, he is disrespectful and discourteous to the Teacher, the Dhamma, and the Sangha, and does not finish his Training. He stirs up contention within the Sangha, which brings woe and sorrow to many, with evil consequences, misfortune and sorrow for devas and humans. Should you discover such a root of contention among yourselves or among others, you should strive to get rid of just that root of contention. . If you find no such root of contention, then you should work to prevent its overcoming you in the future.

2) Ở đây vị Tăng CHE DẤU và GIẢ DỐI—Here a monk is full DECEITFUL and MALICIOUS (the rest remains the same as in Lục Tránh Căn 1).

3) Ở đây vị Tỳ Kheo TẬT ĐỐ và XAN THAM—Here a monk is ENVIOUS and MEAN (the rest remains the same as in Lục Tránh Căn 1).

4) Ở đây vị Tỳ Kheo LỪA ĐẢO và LƯỜNG GẠT—Here a monk is CUNNING and DECEITFUL (the rest remains the same as in Lục Tránh Căn 1).

5) Ở đây vị Tỳ Kheo ÁC DỤC và TÀ KIẾN—Here a monk is full of evil desires and WRONG VIEWS (the rest remains the same as in Lục Tránh Căn 1).

6) Ở đây vị Tỳ Kheo CHẤP TRƯỚC SỞ KIẾN, kiên trì gìn giữ rất khó rời bỏ—Here a monk is opinionated, obstinate and tenacious (the rest remains the same as in Lục Tránh căn 1).

Lục Trần (Lục Cảnh): Sáu trần sanh ra bởi sáu căn và sáu đối tượng của căn là sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp—Six gunas—Six dusts—The six sense objects—Six objects (inherent qualities produced by the objects and organs of sense, i.e. sight or visible objects, sounds, smell, taste, touch, and idea, thought, or mental objects).

Lục Trụ: Trụ thứ sáu trong thập trụ—Six abodes (dwelling) in the ten abodes—See Thập Trụ.

Lục Trước Tâm: Sáu loại tâm chấp trước—The six bonds or the mind of the six bonds:

1) Tâm tham trước: Greedy mind.

2) Tâm ái trước: Mind of sensual love—Mind attached to love.

3) Tâm sân trước: Mind full of hate.

4) Tâm nghi trước: Mind full of doubt.

5) Tâm dục trước: Mind full of lust.

6) Tâm mạn trước: Mind full of pride.

Lục Trần Thuyết Pháp: Đức Phật vin vào chỗ lục trần để thuyết Phật pháp—The Buddha made use of the six gunas or qualities produced by objects to preach his law.

Lục Tụ: Sáu loại tội lỗi của Tăng chúng—The six kinds of wrong-doing:

1) Ba La Di Tội: Parajika (skt)—See Ngũ Tụ (1).

2) Tăng Tàn: Sanghavasesa (skt)—See Ngũ Tụ (2).

3) Thâu Lan Già Tội: Sthulatyaya (skt)—Đại chướng thiện đạo, phạm vào hai tội Ba La DiTăng Tàn nhưng chưa thành nên được xếp dưới hai tội đó—Associated with the prarajika and sanghavasesa sins; however, only implying thought, but not yet developed in action.

4) Ba Dật Đề Tội: Prayascitta (skt)—See Ngũ Tụ (3).

5) Ba La Đề Xà Ni Tội: Pratidessaniya (skt)—See Ngũ Tụ (4).

6) Đột Cát La: Duskrta (skt)—See Ngũ Tụ (5).

Lục Túc Luận: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Lục Túc Luận là bộ luận viết về Phát Trí Luận của Ca Đa Diễn Ni Tử—According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy, the Six Legs is the commentary on the Source of Knowledge (Jnana-prasthana).

1) Phẩm Loại Túc Luận, được viết bởi ngài Thế Hữu: Prakarana-pada (skt)—Category-leg, written by Vasumitra.

2) Thức Thân Túc Luận, được viết bởi ngài Đề Bà Thiết Ma: Vijnana-kaya (skt)—Consciousness-body, written by Devasarman.

3) Pháp Uẩn Túc Luận, được viết bởi ngài Xá Lợi Phất: Dharma-skandha (skt)—Element-group, written by Sariputra.

4) Thi Thiết Túc Luận, được viết bởi ngài Mục Kiền Liên: Prajnapti-pada (skt)—World-system, written by Maudgalyayana.

5) Giới Thân Túc Luận, được viết bởi ngài Phú Lâu Na: Dhata-kayapada (skt)—Mental-element-body, written by Purna.

6) Tập Dị Môn Túc Luận, được viết bởi ngài Đại Câu Thi La: Sangiti-paryayapada (skt)—Rehearsal-reading, written by Mahakausthila. 

Lục Túc Tôn: Một trong ngũ Minh Vương, vị hộ pháp cho Phật A Di Đà, là tái sanh của ngài Văn Thù Sư Lợi, có sáu đầu, sáu mặt, sáu tay, sáu cẳng; cỡi bò—The six-legged Honoured One, one of the five firece guardians of Amitabha. The one who has six heads, six faces, six arms, and six legs; rides on an ox; and is an incarantion of Manjusri.

Lục Túc Tôn Kim Cang: Six-legged Honoured One—An emanation of Manjusri, who is an Emanation of Amitabha.

Lục Tuệ: The six kinds of wisdom—See Lục Huệ.

Lục Tư Thân: Sancetana-kaya (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu tư thân—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six groups of volition:

1) Săc Tư: Volition based on sights.

2) Thanh Tư: Volition based on sounds.

3) Hương Tư: Volition based on smells.

4) Vị Tư: Volition based on tastes.

5) Xúc Tư: Volition based on touches.

6) Pháp Tư: Volition based on mind-objects.

Lục Tự Danh Hiệu: Sáu chữ danh hiệu của Đức Phật A Di Đà—Six characters of Amitabha Buddha.

Lục Tự Di Đà: Sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật—Six characters of Amitabha Buddha.

Lục Tự Đà La Ni: See Lục Tự Văn Thù.

Lục Tự Hà Lâm Pháp: Phép sáu chử Quán Âm khi ở giữa sông—Six words connected with the six forms of Kuan-Yin when in the middle of a river.

Lục Tự Quán Âm: Lục Tự Chương Cú hay Lục Tự Pháp trong trường phái Chân Ngôn gắn liền với sáu hình thức của Bồ tát Quán Âm—The esoteric (Shingon) six words connected with the six forms of Kuan-Yin.

Lục Tự Tại Vương: Sáu căn cũng chính là sáu kẻ cai trị chúng sanh—The six sovereign rulers or the six senses—See Lục Căn.

Lục Tự Văn Thù: Sáu chữ Đà La Ni của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Án, Phạ, Kẹ, Đạm, Nạp, Mạc)—The six-word dharani of Manjusri.

Lục Tức: See Lục Tức Phật.

Lục Tức Phật: Sáu giai đoạn phát triển của Bồ Tát được nói rõ trong Thiên Thai Viên Giáo, đối lại với sáu giai đoạn phát triển hay Lục Vị của Biệt Giáo—The six stages of Bodhisattva developments as defined in the T’ien-T’ai Perfect or Final Teaching, in contrast with the ordinary six developments as found in the Differentiated or Separated School (see Lục Vị):

(I) Ngoại Phàm—External or Common to all:

1) Lý Tức Phật: Mỗi chúng sanh đều sẳn có Phật tánh—Theoretical—Realization that all beings are of Buddha-nature.

2) Danh Tự Tức Phật: Từ trong danh tự mà lý giải thông suốt, tất cả những ai nghe và tín thọ phụng hành đều có thể thành Phật—First step in practical advance—The apprehension of terms, that those who only hear and believe are in the Buddha-law and potentially Buddha.

(II) Nội Phàm—Internal for all:

3) Quán hạnh Tức Phật: Chẳng những lý giải mà còn thiền quán và y giáo phụng hành—Advance beyond terminology to meditation, or study and accordant action.

4) Tương Tự Tức Phật: Đem thực chứng đến gần chân lý tương tự như ở giai đoạn vô lậu thực sự (dựa vào quán lực tương tựphát chân trí và thấy tánh Phật—Semblance stage, or approximation of truth and its progressive experiential proof.

5) Phần Chơn Tức Phật: Cái chơn trí lần hồi mở ra, vén từng bức màn vô minh, tâm trí càng sáng tỏ thêm, lần lần đi đến chỗ sáng suốt hoàn toàn, được phần nào tốt phần đó—The real wisdom is gradually opened, the screen of ignorance is gradually rolled up, the mind is clearer and clearer to totally clear.

6) Cứu Cánh Tức Phật: Phá trừ tất cả vô minhphiền não để đạt tới toàn giác—Destroy all ignorance and delusions to attain Perfect enlightenment (Fruition of holiness).

Lục Tướng: Theo tông Hoa Nghiêm, vạn hữu có sáu tướng—Taccording to the Avatamsaka School, everything (dharma) has six characteristics:

1) Tổng Tướng: Whole or Universality—Do năm uẩn họp thành. Tổng tướngtoàn thể của những bộ phận đặc biệt—Consisting of five aggregates. Universality is the total of special parts.

2) Biệt Tướng: Parts or Speciality—Những bộ phận đặc biệt tạo thành một toàn bộ hay. Các căn bản của các loại người khác nhau đều có riêng “đặc dị tính” theo nghĩa đặc trưng hay năng lực độc nhất. Mọi người đều có đôi mắt, nhưng không có đôi mắt nào có cùng năng lực như nhau cả—Speciality is the special parts constituting the whole. The organs of different human beings have ‘speciality’ in the sense of unique character or power. All have eyes, but not all eyes have the same power.

3) Đồng Tướng: Unity or Similarity—Tất cả các biệt tướng đều có năng tính một sinh thể có thể tiết điệu đồng đều như nhau khi tạo thành một toàn bộ. Các căn đều như nhau, đều là căn, trong nghĩa cộng đồng liên hệ trong một căn thể—Similarity means that all specialities have the capacity of being equally harmonious in constituting the whole. All organs are similar as organs, or in the sense of co-relation in one organism.

4) Dị Tướng: Diversity—Những biệt tướng, dù thể tính của chúng có tiết điệu với nhau, vẫn giữ nguyên những sắc thái riêng biệt của mình. Mỗi căn đều có ‘sai biệt tính’ ví nó có một quan hệ đặc biệt đối với toàn thể—Diversity means that specialities, in spite of their being mutually harmonious, keep their special features. Each organ also possesses ‘diversity’ since it has a special relation to the whole.

5) Thành Tướng: Entirety or Integration—Những biệt tướng, dù chúng đặc biệt, vẫn tạo thành tổng tướng bằng cách kết hợp nhau thành một. Tất cả các căn cùng tác động chung để hoàn thành một đơn thể toàn diện—Integration means that specialities, though they are special, make up Universality by uniting themselves. All organs work together to complete the whole unitary being.

6) Hoại Tướng: Fractions or Differentiation—Những biệt tướng, dù chúng kết hợp thành tổng tướng, vẫn không đánh mất những sắc thái riêng biệt của mình. Mỗi quan năng trong vị trí riêng biệt của nó thi hành nhiệm vụ đặc thù của nó—Differentiation means that specialities, though they make up universality, do not lose their own special features. Each organ, being in its own special position, performs its own differentiating function.

Lục Tưởng Thân: Sanna-kaya (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu tưởng thân—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six groups of perception:

1) Sắc Tưởng: Rupa-sanna (p)—Perception of sights.

2) Thanh Tưởng: Perception of sounds.

3) Hương tưởng: Perception of smell.

4) Vị Tưởng: Perception of taste.

5) Xúc Tưởng: Perception of touch.

6) Pháp tưởng: Dhamma-sanna (p)—Perception of mind-objects.

Lục Vạn Tạng: Sáu vạn câu kệ mà Đề Bà Đạt Đa đã học thuộc từ kinh Phật cũng không cứu nổi tự thân sa vào A Tỳ địa ngục—The sixty thousand verses of the Buddha-law which Devadatta could recite, an ability which did not save him from falling to the Avici Hell. 

Lục Vật: Sáu vật mà Tỳ Kheo phải có—The six things which a monk must have:

(I) Tam Y—Three robes or garments:

1) Tăng Già Lê: Đại y hay áo cửu điều (chín mảnh)—Sanghati (skt)—The nine-patched robe.

2) Uất Đa La Tăng: Trung y hay áo thất điều (bảy mảnh)—Uttara-sanghati (skt)—The stole of seven pieces or seven-patched robe.

3) An Đà Hội: Hạ y hay áo ngũ điều (năm mảnh)—Antara-vasaka (skt)—The skirk of inner garment of five pieces.

(II) Tam Vật—Three things:

4) Thiết Đa La: Bát sắt—Patra (skt)—begging bowl.

5) Ni Sư Đàn: Vải lót ngồi hay ghế đẩu nhỏ—Nisidana (skt)—A stool.

6) Túi lọc nước: A water strainer.

Lục Vị:

(A) Sáu vị—The six tastes or flavours:

1) Cay: Acrid—Hot.

2) Đắng: Bitter.

3) Ngọt: Sweet.

4) Lạt: Insipid.

5) Mặn: Salt.

6) Chua: Sour.

(B) Sáu ngôi vị hay giai đoạn trong tiến trình phát triển Bồ Tát đạo trong Thiên Thai Biệt Giáo—The six ordinary developments found in the T’ien-T’ai Differentiated or Separated School:

1) Thập Tín Vị: Ten grades of Bodhisattva faith—See Thập Tín Tâm.

2) Thập trụ Vị: Ten grounds—See Thập Trụ

3) Thập Hồi Hướng Vị: See Ten Kinds of Dedications.

4) Thập Địa Vị: Ten Stages of Bodhisattva—See Thập Địa Bồ Tát.

5) Đẳng Giác vị: The fifty-first stage in the fifty-two stages towards the Buddha-bhumi.

6) Phật Địa Vị: Buddha-bhumi or Buddha stage—See Phật Địa.

Lục Vọng: Lục Vong—Chỉ sáu căn là những kẻ dẫn dắt chúng sanh đến chỗ mê lầm—The six misleaders, the six senses—See Lục Căn.

Lục Vô Thường Lục Thí: See Lục Dụ.

Lục Vô Thượng: Anuttariyani (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong trường Bộ Kinh, có sáu vô thượng—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six unsurpassed things:

1) Kiến Vô Thượng: Unsurpassed sights.

2) Văn Vô Thượng: Unsurpased things heard.

3) Lợi Đắc Vô Thượng: Unsurpassed gains.

4) Học Giới Vô Thượng: Unsurpassed trainings.

5) Hành Vô Thượng: Pari-cariyanuttariyam (p)—Unsurpassed forms of service.

6) Ức Niệm Vô Thượng: Unsurpassed objects of recollection. 

Lục Xuất Ly Giới: Nissaraniya-dhatuyo (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu xuất ly giới—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six elements making for deliverance:

1) Tu Tập Từ Tâm Giải Thoát—Having developed the emancipation of the heart through LOVING-KINDNESS: Ở đây vị Tỳ Kheo nói như sau: “Ta đã tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm cho thành cỗ xe, làm thành căn cứ an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần. Tuy vậy sân tâm vẫn ngự trị tâm ta.” Vị ấy cần phải được bảo như sau: “Chớ có như vậy, chớ nói như vậy, Đại Đức! Chớ có hiểu lầm Thế Tôn, vu khống Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy.” Những lời nói của vị nầy là vô căn cứ và không thể nào như vậy được. Ai tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, sân tâm không thể nào ngự trị và an trú nơi kẻ ấy được—Here a monk might say “I have developed the emancipation of the heart by LOVING-KINDNESS (metta), expanded it, made it a vehicle and a base, established, worked well on it, set it well in train. And yet ill-will still grips my heart. He should be told :No! Do not say that!Do not misrepresent the Blessed Lord, it is not right to slander him thus, for he would not have said such a thing! Your words are unfounded and impossible. If you develop the emanicipation of the heart through loving-kindness, ill-will has no chance to envelop your heart. This emancipation through loving kindness is a cure for ill-will. 

2) Tu Tập Bi Tâm Giải Thoát—Emancipation of heart through compassion: Ở đây vị Tỳ Kheo nói như sau: “Ta đã tu tập tâm bi giải thoát, tuy vậy hại tâm vẫn ngự trị tâm ta.”—Here a monk might say: “I have developed the emanicipation of the heart through compassion (karuna), and yet cruelty still grips my heart.” (the rest remains the same as in Lục Xuất Ly Giới 1). 

3) Tu Tập Hỷ Tâm Giải Thoát—Emancipation of the heart through sympathetic joy (mudita): Ở đây vị Tỳ Kheo nói như sau: “Ta đã tu tập hỷ tâm giải thoát, tuy vậy bất lạc tâm vẫn ngự trị tâm ta.”—Here a monk might say: “I have developed the emancipation of the heart through sympathetic joy,… and yet aversion (prati) still grips my heart.” (threst remains the same sa in Lục Xuất Ly Giới 1).

4) Tu Tập Xả Tâm Giải Thoát—Emancipation of the heart through equanimity: Ở đây vị Tỳ Kheo nói: “Ta đã tu tập xẻ tâm giải thoát, tuy vậy tham tâm vẫn ngự trị tâm ta.”—Here a monk might say: “I have developed the emancipation of the heart through equanimity (upeka,…, and yet lust (rago) grips my heart.”

5) Tu Tập Vô Tướng Tâm Giải Thoát—The signless emancipation of the heart: Ở đây vị Tỳ Kheo nói: “Ta đã tu tập vô tướng tâm giải thoát, tuy vậy tâm ta vẫn chạy theo các tướng.”—Here a monk might say: “I have developed the signless emancipation of the heart, and yet my heart still hankers after signs (nimittanusari-hoti).” (the rest remains the same as in Lục Xuất Ly Tướng 1).

6) Tu Tập Khước Từ Sự Ngạo Mạn “tôi có mặt,” mà mũi tên do dự nghi ngờ được giải thoát—The emancipation of the heed to the idea: ‘I am this,’ means the emancipation of doubts, uncertainties, and problems: Ở đây vị Tỳ Kheo nói: “Quan điểm ‘tôi có mặt,’ ‘tôi bị từ khước,’ ‘tôi là cái nầy,’ không được tôi chấp nhận, tuy vậy mũi tên nghi ngờ do dự vẫn ám ảnh an trú trong tôi.”—Here a monk might say: “The idea ‘I am is repellent to me, I pay no heed to the idea: I am this.” Yet doubts, uncertainties and problems still grip my heart.” (the rest remains the same as in Lục Xuất Ly Giới 1). 

Lục Xúc: See Lục Tài.

Lục Xúc Thân: Phassa-kaya (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có sáu xúc thân—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are six groups of contacts:

1) Nhãn Xúc: Eye-contact.

2) Nhĩ Xúc: Ear-contact.

3) Tỷ Xúc: Nose-contact.

4) Thiệt Xúc: Tongue-contact.

5) Thân Xúc: Body-contact.

6) Ý Xúc: Mano-samphasso (p)—Mind-contact.

Lục Xứ: Sadayatana (skt)—Sáu nơi sinh thức, một trong mười hai nhân duyên. Chúng chính là Lục căn hay Lục Nhập—The six places or abodes of perception or sensation, one of the nidanas. They are the six organs of sense, but this term is also used for the six entrances—See Lục Căn, Lục Cảnh, and Lục Nhập.

Lục Y: Sáu giác quan hay sáu chỗ để nhận biết—The six senses on which one relies or from which knowledge is received:

1) Mắt: Eyes.

2) Tai: Ears.

3) Mũi: Nose.

4) Lưỡi: Tongue.

5) Thân: Body.

6) Ý: Mind.

** For more information, please see

 Lục Tình.

Lui: To move back—To step back—To draw back.

Lui lại: See Lui.

Lui tới: To frequent.

Lui về: To go back—To return.

Lùi: To step back—To draw back

Lủi: To slip away.

Lủi Thủi: Lonely—Lonesome—Alone—Lone.

Lum Khum: Curved back due to old age.

Lụm Cụm: To walk in a shaky way due to old age.

Lún: To subside—To sink—To fall in.

Lung: Cái lồng—A cage.

Lung Đầu: Bộ giàn trùm ln đầu ngựa (dùng để điều khiển và chế ngự con ngựa)—Blinkers for a horse’s head.

Lung Tung: In confusion—In disorder.

Lúng Túng:

1) To embarrass—To perplex.

2) Awkward—Clumsy.

Lủng Củng: Disagreement.

Lũng Đoạn: To monopolize.

Luống Tuổi: To be past the middle age. 

Lũy: Chất chồng—To accumulate.

Lũy Chướng: The hindrances of many vaxations, responsibilities, or affairs.

Lũy Hình: The body as involved in the distresses of life.

Lũy Kiếp: Nhiều kiếp lập đi lập lại chồng chất lên nhau (cứ mỗi thời kỳ thế giới thành lập rồi hoại diệt là một kiếp)—Repeated or many kalpas.

Lũy Thất Trai: Còn gọi là Trai Nhất, là tuần trai đầu tiên cho người quá vãng (cứ bảy ngày là một thất trai, cứ thế cho hết 49 ngày mới thôi. Tại Việt Nam có nơi còn làm Tuần 100 ngày)—The sevenfold repetition of masses for the dead.

Luyến: To be fond of, hanker after—To cleave to.

Luyến Ái: Ái mộ—Tham luyến—Trong Tứ Thánh Đế, Phật Thích Ca đã dạy rằng luyến ái là căn cội của khổ đau. Từ luyến ái nẩy mầm sầu khổsợ hãi. Người nào thoát khỏi luyến ái thì sẽ không còn sầu khổ sợ hãi nữa. Càng luyến ái thì càng khổ đau—Attachment—In the Four Noble Truths, Buddha Sakyamuni taught that attachment to self is the root cause of suffering. From attachment (craving) springs grief and fear. For him who is wholly free from attachment, there is no grief and much less fear—The more attachments one has, the more one suffers.

Luyến Mộ: See Luyến.

Luyện: Huấn luyện—To drill—To exercise—To practice—To train. 

Luyện Điển: Luyện điểnlối tu luyện của tà đạo—To practice the “Balancing of body energy currents.” This is the way of heterodex practice.

Luyện Hành: Tu hành bằng giới luật của tôn giáo—Religious training or discipline.

Luyện Ma: Mài dũa—Ba điều kiện để duy trì sự tiến bộ của Bồ Tát—To drill and grind. Three Bodhisattva conditions for maintaining progress:

1) Theo học và lắng nghe những vị đã đạt được giác ngộ: The fixing of attention on those who have attained enlightenment.

2) Luôn luôn theo dõi hay quán sát mục tiêu của chính mình: Examination of one’s own purpose.

3) Nhận thức được khả năng của người để luôn giữ được tánh khiêm cung từ tốn: To be humble by the realization of the power or ability at work in others.

Luyện Nhã: Aranya (skt)—Tên gọi tắt của từ A Luyện Nhã—Hermitage—See A Luyện Nhã.

Lư :

1) Cây lau: Reeds—Rushes.

2) Lò sưởi: A stove—Fireplace.

3) Lư Hương: Incense burner—Censer.

4) Cái chòi: A hut—A shelter.

5) Con Lừa: Khara (skt)—An ass—Donkey.

Lư Diệp Đạt Ma: Chiếc thuyền bằng lá cây lau mà người ta nói Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã dùng nó để vượt sông Dương Tử—Bodhidharma and his rush-leaf boat in which he is said to have crossed the Yangtse River.

Lư Đàn: A fire-altar.

Lư Đồng: Bronze incense burner.

Lư Hương: See Lư.

Lư Nhang: See Lư.

Lư Niên: Năm con Lừa, ý nói không có kỳ hạn nào vì con lừa không có tên trong 12 con giáp (vô hội kỳ)—Donkey Year, without date or period because the ass does not appear in the list of cyclic animals.

Lư Thần: Kharostha (skt)—

1) Môi lừa: Kondey lips.

2) Tên của một hiền triết nổi tiếng về khoa chiêm tinh—Name of a sage celebrated for his astronomical knowledge.

Lư Xá Na: Locana (skt).

1) Chiếu sáng: Illuminating.

2) Báo thân, một trong tam thân Phật: One of the forms of the Trikaya, similar to the sambhogakaya.

3) Đức Tỳ Lô Giá Na: Vairocana Buddha.

Lữ Khách: Traveler.

Lự: Gạn lọc—To strain—To filter.

Lự La: Lộc Thủy Đái—Túi lọc nước—A filtering bag, or cloth.

Lự Trí Tâm: See Duyên Lự Tâm.

Lừa: To deceive—To cheat—To swindle.

Lừa Đảo: See Lừa.

Lừa Đảo Và Gạt Gẫm Hàng Bạch Y: Swindle and deceive the white-robed.

Lửa Dục: The fire of desire.

Lửa Giận: Access of anger .

Lửa Mừng: Bonfire.

Lửa Tam Độc Vẫn Hừng Hực Cháy Trong Ta: Fires of the three poisons are still faring up uncessantly in us. 

Lửa Tam Muội: Fire of samadhi—The fire that consumed the body of Buddha when he entered nirvana. 

Lửa Tham, Sân, Si Đốt Cháy Hết Rừng Công Đức: The fire of greed, anger and illusion burns up all the forest of merits and virtues.

Lửa Tình: The ardour of passion.

Lựa: To choose—To select.

Lựa Chọn: To make choices.

Lực : Bala—Power—Strength.

Lực Ba La Mật: The virya-paramita.

Lực Giả Pháp Sư: A monk who degrades himself by becoming a fighter, a boxer or a slave.

Lực Sĩ: Vira (skt)—A strong or mighty man.

Lực Sinh: Power-born—One who is born from the truth—A monk.

Lực Vô Úy: Power of fearlessness.

Lưng: Back.

Lưng Chừng: Half-way.

Lưng Còm: Hunch-backed--Humpbacked.

Lừng Khừng: Hesitating—Undecided—Wavering.

Lừng Lẫy: Famous—Celebrated—Well-known.

Lững Lờ: Wavering—Undecided.

Lững Thững: To walk slowly.

Lược:

1) Lược ra: To mark off—To define.

2) Tóm lược: To summarize in general—To outline—To sketch. 

Lược Bày: To expose briefly.

Lược Giáo: Những lời dạy tổng quát của Đức Phật cho đệ tử trong 12 năm đầu sau khi Ngài thành đạo (trong 12 năm đầu hoằng hóa, về giới luật thì Đức Phật chỉ nói một cách khái quát về “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo,” chứ Ngài không nói chi tiết về giới luật; tuy nhiên, vì có quá nhiều người làm trái pháp, nên sau đó Ngài nói về “Quảng Giáo,” tức chế ra giới luật rõ ràngchi tiết)—General or summarized teaching during his first 12 years after his enlightenment.

Lược Giới: Giáo thuyết của Đức Phật trong giai đoạn 12 năm sau ngày Phật thành đạo—The first period of general moral law, before the detailed commandments became necessary, i.e. the first twelve years of the Buddha’s ministry.

Lược Yếu: Sơ lược những điểm quan trọng—An outline of the important points.

Lưới Đế Châu: Jewelled nets.

Lưới Quang Minh: Net of lights.

Lưới Tình: Love net—Armorous net.

Lưới Trời: Heaven’s net—Divine justice.

Lười: Lazy.

Lưỡi: Tongue.

Lưỡi Rắn: Tongue of a snake.

Lườm: To look askance at someone.

Lượm: To gather—To pick up—To take up—To collect. 

Lươn Lẹo: Crooked.

Lương: Tốt—Good—Virtuous—Beneficial.

Lương Bằng: Good friend.

Lương Bí: Vị Tăng đời Đường, người đã trợ giúp ngài Bất Không Tam Tạng Pháp Sư dịch bộ Kinh Nhân Vương—Liang-Pi (Pên), the T’ang monk who assisted Amogha in the translation of the Jên-Wang Ching.

Lương Bôn: See Lương Bí.

Lương Dân: Law-abiding citizens—Good citizens.

Lương Duyên: Happy marriage.

Lương Dược: Good medicine.

Lương Giới Động Sơn Thiền Sư: Thiền sư Lương Giới Động Sơn sanh năm 807 sau Tây Lịch tại Hội Kê, nay thuộc tỉnh Triết Giang. Thuở nhỏ theo thầy tụng kinh Bát Nhã đến câu “Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân…” Sư chợt hỏi thầy: “Con có mắt, tai, mũi…Cớ sao trong kinh lại nói là không?” Thầy kinh ngạc trả lời: “Ta chẳng phải là thầy của ngươi.” Thế rồi thầy gửi Lương Giới đến tham học với thiền sư Linh Mặc ờ núi Vũ Tiết. Sư thọ cụ túc giới năm 21 tuổi—Zen master Liang-Jie-Tung-Shan was born in 807 A.D. in Hui-Ji, in modern Zhe-Jiang province. As a youth, he followed his teacher to recite the Heart Sutra and came upon the words “No eyes, no ears, no nose, no tongue, no body…” He asked his teacher: “I have eyes, ears, a nose, and so on. So why does the sutra say there is none?” The teacher was so surprised and reportedly dumbfounded at the insight revealed by Liang-Jie’s question, and replied to him: “I can’t be your teacher.” He then sent the young Liang-Jie to study under Zen master Ling-Mo at Mount Wu-Tzie. At the age of twenty-one, Liang-Jie received full ordination.

· Sư du phương, trước yến kiến Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện. Gặp ngày kỵ trai Mã Tổ, Nam Tuyền hỏi chúng: “Cúng trai Mã Tổ có đến hay chăng?” Cả chúng đều không đáp được. Sư bước ra thưa: “Đợi có bạn liền đến.” Nam Tuyền bảo: “Chú nhỏ nầy tuy là hậu sanh rất dễ dũa gọt.” Sư thưa: “Hòa thượng chớ đè nén kẻ lành để nó trở thành nghịch tặc.”—Liang-Jie first went to see Zen master Nan-Xuan-Pu-Yuan. At that time the congregation was preparing a feast for the following day in honour of Nan-Xuan’s late master, Ma-Tzu. Nan-Xuan asked the congregation: “Tomorrow we will have Ma-Tzu’s feast, but will Ma-Tzu come or not?” The monks were unable to answer. Liang-Jie then stepped forward and said: “If he has a companion, he will come.” When Nan-Xuan heard this, he approved and said: “Though this child is young, he has a gem worthy of polishing.” Liang-Jie said: “Master, don’t crush something good into something bad.”

· Kế đến sư tham vấn với thiền sư Qui Sơn. Sư thưa: “Được nghe Quốc Sư Huệ Trung nói ‘vô tình thuyết pháp’ con chưa thấu hiểu chỗ vi diệu ấy?” Qui Sơn bảo: “Có nhớ những gì Quốc Sư nói chăng?” Sư thưa: “Con nhớ.” Qui Sơn nói: “Vậy thì lập lại xem sao!” Sư nói: “Có một vị Tăng hỏi Quốc Sư, ‘Thế nào là tâm của chư Phật?’ Quốc Sư trả lời, ‘Một miếng ngói tường.’ Sư hỏi, ‘Một miếng ngói tường? Có phải miếng ngói tường là vô tình hay không?’ Qui Sơn đáp, ‘Đúng vậy.’ Vị Tăng hỏi tiếp, ‘Như vậy nó có thể thuyết pháp không?’ Quốc Sư đáp, ‘Miếng ngói ấy thuyết pháp một cách rõ ràng không vấp váp.’ Vị Tăng hỏi, ‘Tại sao con lại không nghe được?’ Quốc sư bảo, ‘Tự ngươi không nghe được, nhưng không có nghĩa là người khác không nghe được.’ Vị Tăng lại hỏi, ‘Như vậy ai nghe được?’ Quốc Sư đáp, ‘Các bậc Thánh nhân nghe được.’ Vị Tăng lại nói, ‘Vậy Thầy có nghe được không?’ Quốc Sư đáp, ‘Ta không nghe được. Nếu ta nghe được thì ta đã đồng là Thánh rồi còn gì! Làm gì ngươi có thể nghe ta thuyết pháp.’ Vị Tăng hỏi, ‘Như vậy tất cả chúng sanh không thể hiểu được những lời thuyết nầy.’ Quốc Sư nói, ‘Ta vì phàm phuthuyết pháp, chớ không vì Thánh mà thuyết.’ Vị Tăng nói, ‘Như vậy sau khi nghe được rồi thì sao?’ Quốc Sư đáp, ‘Sau khi chúng sanh đã nghe hiểu rồi thì họ đâu còn là phàm phu nữa.’—Next, Liang-Jie studied with Kui-Shan. One day he said: “I’ve heard that National teacher Hui-Zhong taught that inanimate beings expound Dharma. I don’t understand this clearly.” Kui-Shan said: “Do you remember what he said or not?” Liang-Jie said: “I remember.” Kui-Shan said: “Please repeat it!” Liang-Jie said: “A monk asked the National Teacher, ‘What is the mind of the ancient Buddhas?’ The National Teacher responded, ‘A wall tile.’ The monk said, ‘A wall tile? Isn’t a wall tile inanimate?’ The National Teacher said, ‘Yes.’ The monk asked, ‘And it can expound the Dharma?’ The National Teacher said, ‘It expounds it brilliantly, without letup.’ The monk said, ‘Why can’t I hear it?’ The National Teacher said, ‘You yourself may not hear it. But that doesn’t mean others can’t hear it.’ The monk said, ‘Who are the people who can hear it?’ The National teacher said, ‘All the holy ones can hear it.’ The monk said, ‘Can the master hear it or not?’ The National teacher said, ‘I cannot hear it. If I could hear it I would be the equal of the saints. Then you could not hear me expound the Dharma.’ The monk said, ‘All beings can’t understand that sort of speech.’ The National Teacher said, ‘I expound Dharma for the sake of beings, not for the sake of the saints.’ The monk said, ‘After beings hear it, then what?’ The National teacher said, ‘Then they are not sentient beings.”—Later Liang-Jie went to see Yun-Yan and related to the master the story about the National Teache and asked Yun-Yan: “Who can hear inanimate things expound Dharma?” Yun-Yan asked him: “What is inanimate can hear it?” Liang-Jie asked: “Can the master hear it or not?” Yun-Yan said: “If I could hear it, then you could not hear me expound Dharma.” Liang-Jie said: “Why couldn’t I hear you?” Yun-Yan held up his whisk and said: “Can you still hear me or not?” Liang-Jie said: “I can’t hear you.” Yun-Yan said: “When I expound Dharma you can’t hear me. So how could you hear it when inanimate things proclaim it?” Liang-Jie said: “What scripture teaches about inanimate things expounding Dharma?” Yun-Yan said: “Haven’t you seen that in the Amitabha Sutra it says, ‘The lakes and rivers, the birds, the forests, they all chant Buddha, they all chant Dharma’?” Upon hearing this, Liang-Jie experienced a great insight. He then wrote a verse:

“How incredible!

 How incredible!

 Inanimate things proclaiming Dharma is

 inconceivable.

 It can’t be known if the ears try to hear it,

 But when the eyes hear it, then it may be

 known.”

· Sau đó sư làm thêm bài kệ thứ nhì:

 “Không môn hữu lộ nhân giai đáo,

Đao giả phương tri chỉ thú trường.

Tâm địa nhược vô nhàn thảo mộc,

Tự nhiên thân thượng phóng hào quang.”

 Later he wrote the second verse:

 “There is a way to the gateless gate, everybody can come,

Once you arrive there, you’ll know how wonderful it is.

 If your mind is clear of idle weeds,

 Your body will automatically emit

 halo.” 

· Động Sơn hỏi Vân Nham: “Con còn dư tập chưa hết.” Vân Nham hỏi: “Ngươi từng làm gì?” Sư thưa: “Thánh Đế cũng chẳng làm.” Vân Nham hỏi: “Được hoan hỷ chưa?” Sư thưa: “Hoan hỷ thì chẳng không, như trong đống rác lượm được hòn ngọc sáng.”—T’ung Shan asked Yun-Yan: “Are there other practices I haven’ completed ?” Yun-Yan said: “What were you doing before you came here?” T’ung-Shan said: “I wasn’t practicing the Noble Truths.” Yun-Yan said: “Were you joyous in this nonpractice?” T’ung-Shan said: “It was not without joy. It’s like sweeping excrement into a pile and then picking up a precious jewel from within it.”

· Sư từ biệt Vân Nham để đi nơi khác. Vân Nham hỏi: “Đi nơi nào?” Sư thưa: “Tuy lìa Hòa Thượng mà chưa định chỗ ở?” Vân Nham hỏi: “Phải đi Hồ Nam chăng?” Sư thưa: “Không.” Vân Nham hỏi: “Phải đi về quê chăng?” Sư thưa: “Không.” Vân Nham hỏi: “Bao lâu trở lại?” Sư thưa: “Đợi Hòa Thượng có chỗ thì trở lại.” Vân Nham bảo: “Từ đây một phen đi khó được thấy nhau.” Sư thưa: “Khó được chẳng thấy nhau.” Sắp đi, sư lại thưa: “Sau khi Hòa Thượng trăm tuổi, chợt có người hỏi ‘Tả được hình dáng của thầy chăng?’ Con phải đáp làm sao?” Vân Nham lặng thinh hồi lâu, bảo: “Chỉ cái ấy.” Sư trầm ngâm giây lâu. Vân Nham bảo: “Xà lê Lương Giới thừa đương việc lớn phải xét kỹ. Sư vẫn còn hồ nghi. Sau sư nhơn qua suối nhìn thấy bóng, đại ngộ ý chỉ trước, liền làm một bài kệ:

 “Thiết kỵ tùng tha mích, điều điều dữ ngã sơ

 Ngã kim độc tự vãng, xứ xứ đắc phùng cừ.

 Cừ kim chánh thị ngã, ngã kim bất thị cừ

 Ưng tu nhậm ma hội,Phương đắc khế như như.”

 (Rất kỵ tìm nơi khác, xa xôi bỏ lảng ta

 Ta nay riêng tự đến, chỗ chỗ đều gặp va

 Va nay chính là ta, ta nay chẳng phải va

 Phải nên biết như thế, mới mong hợp như như). 

As T’ung-Shan prepared to leave Yun-Yan, Yun-Yan said: “Where are you going?” T’ung-Shan said: “Although I’m leaving the master, I don’t know where I’ll end up.” Yun-Yan said: “You’re not going to Hu-Nan?” T’ung-Shan said: “No, I’m not.” Yun-Yan said: “Are you returning home?” T’ung-Shan said: “No.” Yun-Yan said: “Sooner or later you’ll return.” T’ung-Shan said: “When the master has an abode, then I’ll return.” Yun-Yan said: “If you leave, it will be difficult to see one another again.” T’ung-Shan said: “It is difficult to not see one another.” Just when T’ung-Shan was about to depart, he said: “If in the future someone happens to ask whether I can describe the master’s truth or not, how should I answer them?” After a long pause, Yun-Yan said: “Just this is it.” T’ung-Shan sighed. Then Yun-Yan said: “Worthy Liang, now you have taken on this great affair, you must consider it carefully.” T’ung-Shan continued to experience doubt. Later as he crossed a stream he saw his reflection in the water and was awakened to Yun-Yan’s meaning. He then composed this verse:

“Avoid seeking elsewhere, for that’s far from the self.

 Now I travel alone, everywhere I meet it. 

 Now it’s exactly me, now I’m not it.

 It must thus be understood to merge with thusness.”

· Một hôm nhân ngày thiết trai cúng kỵ Vân Nham, có vị Tăng hỏi: “Hòa Thượng ở chỗ Tiên Sư được chỉ dạy gì?” Sư đáp: “Tuy ở trong ấy mà chẳng nhờ Tiên Sư chỉ dạy.” Tăng hỏi: “Đã chẳng nhờ chỉ dạy, lại thiết trai cúng dường làm gì, như vậy là đã chấp nhận giáo chỉ của Vân Nham rồi vậy?” Sư bảo: “Tuy nhiên như thế, đâu dám trái lại tiên Sư.” Tăng hỏi: “Hòa Thượng trước yết kiến Nam Tuyền tìm được manh mối, vì sao lại thiết trai cúng dường Vân Nham?” Sư đáp: Ta chỉ trọng Tiên Sư đạo đức, cũng chẳng vì Phật pháp,--T’ung-Shan hosted a feast of commemoration on the anniversary of Yun-Yan’s death. A monk asked: “When you were at Yun-Yan’s place, what teaching did he give you?” T’ung-Shan said: “Although I was there, I didn’t receive any teaching.” The monk asked: “But you are holding a commemorative feast for the late teacher. Doesn’t that show you approve his teaching?” T’ung-Shan said: “Half approve. Half not approve.” The monk said: “Why don’t you completely approve of it?” T’ung-Shan said: “If I completely approved, then I would be disloyal to my late teacher.” 

· Sư bệnh, sai sa di báo tin Vân Cư hay. Sư dặn Sa di: “Nếu Vân Cư hỏi Hòa Thượng an vui chăng?” Ngươi chỉ nói xong phải đứng xa, e y đánh ngươi. Sa di lãnh mệnh đi báo tin, nói chưa dứt lời đã bị Vân Cư đánh một gậy. Có vị Tăng hỏi: “Hòa Thượng bệnh lại có cái chẳng bệnh chăng?” Sư đáp: “Có.” Tăng thưa: “Cái chẳng bệnh lại thấy Hòa Thượng chăng?” Sư bảo: “Lão Tăng xem y có phần.” Tăng thưa: “Khi lão Tăng xem chẳng thấy có bệnh.” Sư lại hỏi Tăng: “Lìa cái thân hình rỉ chảy nầy, ngươi đến chỗ nào cùng ta thấy nhau?” Tăng không đáp được. Sư bèn làm bài kệ:

“Học giả hằng sa vô nhất ngộ

Quá tại tầm tha thiệt đầu lộ

Dục đắc vong hình dẫn tung tích

Nỗ lực ân cần không lý bộ.”

(Kẻ học hằng sa ngộ mấy người

Lỗi tại tầm y trên đầu lưỡi

Muốn được quên thân bặt dấu vết

Nỗ lực trong không bước ấy ngươi).

T’ung-Shan became ill. He instructed a novice monk to go and speak to T’ung-Shan’s Dharma heir, Zen master Yun-Zhu. T’ung-Shan told the novice: “If he asks whether I’m resting comfortably, you are to tell him that the lineage of Yun-Yan is ending. When you say this you must stand far away from himbecause I’m afraid he’s going to hit you.” The novice monk did as T’ung-Shan instructed him and went and spoke to Yun-zhu. Before he could finish speaking Yun-Zhu hit him. The novice monk said nothing further. A monk asked: “When the master is not well, is there still someone who is well or not?" ”'T’ung-Shan said: "There is.” The monk asked: “Can the one who’s not ill still see the master or not?” T’ung-Shan said: “I can still see him.” The monk asked: “What does the master see?” T’ung-Shan said: “When I observe him, I don’t see any illness.” T’ung-Shan then said to the monk: “When you leave the skin bag, you inhabit, where will you go and see me again?” The monk didn’t answer. T’ung-Shan the recited a verse:

“Students as numerous as sands in the Gangs but more are awakened.

They err by searching for the path in another person’s mouth.

If you wish to forget form and not leave any traces,

Wholehartedly strive to walk in emptiness.”

· Sư sai cạo tóc tắm gội xong, đắp y bảo chúng đánh chuông, giã từ chúng ngồi yên mà tịch. Đại chúng khóc lóc mãi không dứt. Sư chợt mở mắt bảo: “Người xuất gia tâm chẳng dính mắc nơi vật, là tu hành chân chánh. Sống nhọc thích chết, thương xótlợi ích gì?” Sư bảo chủ sự sắm trai ngu si để cúng dường. Chúng vẫn luyến mến quá, kéo dài đến ngày thứ bảy. Khi thọ trai, sư cũng tùng chúng thọ. Thọ trai xong, sư bảo chúng: “Tăng Già không việc, sắp đến giờ ra đi, chớ làm ồn náo.” Sư vào trượng thất ngồi yên mà tịch. Bấy giờ là tháng ba năm 869, đời nhà Đường. Sư thọ 63 tuổi, 42 tuổi hạ. Vua phong sắc là “Ngộ Bổn Thiền Sư.”—T’ung-Shan then had his attendants help him shave his head, bathe and get dressed. He then had the bell rung to summon the monks so that he could bid them farewell. He appeared to have passed away and the monks began wailing piteously without letup. Suddenly T’ung-Shan opened his eyes and said to them: “Homeless monks aren’t attached to things. That is their authentic practice. Why lament an arduous life and pitiful death?” T’ung-Shan then instructed the temple director to organize a “delusion banquet.” The monks adoration for T’ung-Shan was unending. Seven days later the food was prepared. T'u’g-Shan had a final meal with the congregation. He then said: "D“n't’make a big deal about it. When I pass away, don't’go carrying on about it.” T’ung-Shan then returned to his room, and sitting upright, passed away. It was the third month in 869. He was sixty-three years of age, he’d been an ordained monk for forty-two years. T’ung-Shan received the posthumous name “Enlightened Source.” 

Lương Hảo: Good—Excellent.

Lương Hoàng Sám: Lương Vũ Đế khi còn làm thứ sử Ung Châu, phu nhân của ngài là Hy Thị tánh tình hung ác, sau khi mất hóa thành một con mãng xà luôn về báo mộng cho vua biết. Nhà vua liền cho lập đàng tràng siêu độ, mời chư Tăng làm lễ sám hối. Nhờ đó mà Hy Thị được sanh về cõi trời, từ trên không trung cảm tạ nhà vua rồi bay đi—The litany of Liang-Wu-Ti for his wife, who became a large snake, or drago, after her death, and troubled the emperor’s dreams. After the litany was performed, she became a devi, thanked the emperor and departed.

Lương Hữu: See Lương bằng.

Lương Mẫu: Good mother.

Lương Nhân: See Lương dân.

Lương Nhẫn: Vị sáng lập ra giáo phái Viên Thông Niệm Phật tại Nhật—Liang-Jen, founder of the Japanese named “Universally Penetrating via Praying to the Buddha.”

Lương Nhật: A good or an auspicious day.

Lương Pháp: Good method.

Lương Phước Điền: The field of blessedness, cultivated by offerings to Buddha, the Law, and the Order.

Lương Tâm: Conscience.

Lương Tâm Nhân Loại: The conscience of humanity. 

Lương Thiện: Honest—good.

Theo Kinh Pháp Cú, câu 263, Đức Phật dạy—According to the Dharmapada Sutra, verse 263, the Buddha taught: “Chỉ nhờ trừ diệt tận gốc lòng sân hận, mới là người lương thiện—Only he who eradicates hatred, is indeed called good-natured.”

Lương Tri: Instinct.

Lương Tử: Good son.

Lương Y: Good physician

Lường Gạt Giả Dối: Fraud and deceit.

Lưỡng:

1) Hai: Một cặp—Cả hai—Two—A couple—Both.

2) Một lượng: An ounce—A tael.

Lưỡng Bộ: See Lưỡng Giới.

Lưỡng Bộ Mạn Đà La: Mạn Đà La của Kim Cương GiớiThai Tạng Giới. Tất cả pháp môn Mật giáo đều chia làm hai bộ Kim Cương và Thai Tạng (Thai Tạng Giớipháp môn thuộc chúng sanh vốn có đầy đủ lý tính, phối hợp với lý, phối hợp với nhân. Kim cương Giớipháp môn thuộc chư Phật mới thành quả tướng, phối hợp với trí, phối hợp với quả) —Mandala of the two sections, i.e. dual powers of the two groups symbolizing the Vajradhatu and Garbhadhatu.

Lưỡng Cấu Như Như: The two kinds of Bhutatathata.

1) Hữu Cấu Chân Như: Tại Triền Chân Như—The contaminated Bhutatathata.

2) Vô Cấu Chân Như: Xuất Triền Chân Như—Uncontaminated Bhutatathata (Buddha-nature).

Lưỡng Diện: Double-faced—Two-faced.

Lưỡng Dực: Hai cánh Định và Tuệ—The two wings of meditation (định) and wisdom (huệ).

Lưỡng Giới: Two sections or two classes.

Lưỡng Hà: Hai con sông—The two rivers.

1) Ni Liên Thiền: Nơi Phật thành đạo—The Nairanjana River, where the Buddha attained enlightenment.

2) Bạt Đề: Nơi Phật nhập Niết Bàn—The Hiranyavati River, where the Buddha entered Nirvana.

Lưỡng Kiên Thần: Hai vị thần trên hai vai của mỗi người—The two recording spirits of every person.

1) Đồng Danh Thần: The spirit of the same name.

2) Đồng Sinh Thần: Đồng Tọa Thần—The spirit who was born at the same time (with the person).

Lưỡng Nan: A difficult and perplexing situation—Dilemma.

Lưỡng Quyền: Hai quyền thừa Thanh VănDuyên Giác, đối lại với Thực Thừa hay Nhất Thừa Bồ Tát của Phật Giáo Đại Thừa—The two temporary vehicles, Sravaka and Pratyeka-buddha, as contrasted with the completed Bodhisattva doctrine of Mahayana.

Lưỡng Quyển Kinh: Hai quyển Kinh—The two sutras.

Lưỡng Tài: The two rewards or talents from previous incarnations:

1) Nội tài: The inner or bodily personal conditions.

2) Ngọai tài: The external (wealth or poverty). 

Lưỡng Tam Muội: Two kinds of samadhi—See Nhị Chủng Định.

Lưỡng Thiệt: Một trong mười ác nghiệp, ăn nói lật lọng, đổi trái làm phải, đổi mặt ra trái—Double-tongued, one of the ten forms of evil conduct.

**For more information, please see Thập Ác

 Nghiệp.

Lưỡng Thử: Hai con chuột, một trắng một đen, ví với ngày và đêm, thiện và ác—The two rats, white and black mice, compared with day and night, wholesome and unwholesome. 

Lưỡng Toàn: Tài đức vẹn toàn—Perfect in both talent and virtue.

Lưỡng Túc Tôn:

1) Bậc tôn quý giữa Trời và người, hay giữa những chúng sanh hai chân—The most honored among men and devas, or among two-footed beings.

2) Tôn hiệu của Đức Phật: An honoured title of the Buddha.

3) Lưỡng Túc—Two prongs:

· Giới và Định: The commandments and Meditation.

· Phước và Huệ: Blessing and Wisdom.

· Quyền và Thực: Relative and Absolute teachings.

· Tiểu ThừaĐại Thừa: Hinayana and Mahayana.

· Thiền và Hành: Meditation and Action.

Lượng:

1) See Tông Nhân Dụ.

2) Cân lượng: Tael (gold).

3) Đo lường: Pramana (skt)—Measure—Capacity—Length—Ability—To measure.

4) Rộng lượng: Generous.

5) Số lượng: Quantity.

Lượng Cả: Generous.

Lượng Đẳng Thân: Thân tướng của Như Lai ngang bằng với lượng của tất cả các pháp hữu vi và vô vi—The immanence of the Tathagata in al things, phenomenal and noumenal.

Lượng Quả: Kết quả cuối cùngPháp Tướng tông cho rằng cái tâm năng duyên, duyên theo cảnh sở duyên mà biết được—Conditioned by various external objects, diferent types of consciousness arise (alabana-pratyaya). The Dharmalaksana held that the percipient mind is conditioned by existing things, and when the two are in conjunction the ultimate consequence of any action may be known. 

Lượng Quang: Brilliant.

Lượng Thứ: To excuse—To forgive—To pardon.

Lượng Tình: To examine the situation and to forgive (excuse).

Lượng Xét: To examine and to judge.

Lướt Qua: To pass lightly over. 

Lượt: Turn—Time.

Lượt Thượt: Dragging.

Lưu:

1) Chảy (nước) hay lan rộng ra: Flow—Spread.

2) Lưu giữ: To keep—To detain. 

3) Lưu truyền: To hand down.

4) Nổi trôi: To float—To wander.

Lưu Chi: An abbreviation for Bodhiruci—See Bodhiruci in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Lưu Chú:

1) Để ý đến: To pay attention to.

2) Tuôn chảy không ngừng: Continuous flow—Ceaseless. 

Lưu Chuyển: Samsara (skt)—Lưu chuyển có nghĩa là liên tục khởi dậy không ngừng, chỉ nhân quả của các pháp hữu vi liên tục mà sinh ra (tất cả phàm phu gây tội tạo nghiệp thiện ác, cảm thọ quả lạc khổ đều trong luân hồi trong sáu nẻo)—Transmigration, flowing and returning, flowing back again.

Lưu Chuyển Chân Như: Một trong hai loại chân như, dù lưu chuyển trong sinh tử, song thực tính của chân như thì chân thực như thường—One of the two kinds of bhutatathata, or absolute, in transmigratory forms.

Lưu Chuyển Môn: Từ nầy đối lại với “tịch diệt môn” hay niết bàn (các nghiệp vô minh phiền não từ vô thủy đến nay, gây nghiệp thiện ác, khiến cảm thọ quả lạc khổ)—The way of transmigration, as contrasted with that of nirvana (Diệt môn).

Lưu Danh: To leave a good name.

Lưu Di Ni: See Lumbini in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Lâm Tì Ni in Vietnamese-English Section.

Lưu Dụng: To maintain someone (a retired) in his or her post.

Lưu Đày: To exile—To deport—To banish.

Lưu Hành: To circulate—To propagate. 

Lưu Kệ Phó Chúc Cho Đại Chúng: A Patriarch leave a gatha to the assembly.

Lưu Khách: To keep one’s guest.

Lưu Lạc: Wandering.

Lưu Lai: Trôi nổi không ngừng, từ vô thủy chúng sanh đã trôi nổi trong biển đời sanh tử không ngừng cho đến hôm nay—Flowed or floated down; that which has come down from the past.

Lưu Lai Sanh Tử: Do bởi vô minhluân hồi sanh tử không ngừng—Transmigration which has come down from the state of primal ignorance.

Lưu Luyến: To be attached to (fond of).

Lưu Ly: Lapis lazuli.

Lưu Manh: Scoundrel.

Lưu Nã: Runna-pandakas (skt)—Bất nam—Castrated males.

Lưu Nan: Ma chướng che mất thiện nghiệp—The difficulty of one’s good deeds being hindered by evil spirits.

Lưu Sa:

1) Sự lưu chuyển của cát (vì gió thổi): Flowing or shifting sands.

2) Vùng đại sa mạc ở Mông Cổ: Desert regions in Mongolia. 

Lưu Tâm: To pay attention to—To mind.

Lưu Thông: Chảy đi khắp nơi không chướng ngại—Spread abroad; permeate; flowing through, or everywhere, without effective hindrances.

Lưu Thủy:

1) Nước chảy: Flowing water.

2) Tên của Đức Phật Thích Ca trong một tiền kiếp: Name of a former incarnation of Sakyamuni.

Lưu Truyền: To hand down—To hand on to posterity.

Lưu Trữ: To preserve—To conserve.

Lưu Tương: Nước đồng sôi, hay những hòn sắt nóng chảy trong địa ngục—Liquid broth of molten copper, or grains of red-hot iron in one of the hells.

Lưu Tỳ Ni: See Lumbini in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Lâm Tì Ni in Vietnamese-English Section.

Lưu Vong: Exile.

Lưu Xá Na: Locana or Vairocana (skt)—Còn viết là Lô Giá Na, Lô Thác Na, Tỳ Lô Giá Na, đây là pháp thân của Phật Tỳ Lô Xá Na—Often regarded as the body of bliss of Vairocana. 

Lưu Ý: To alert.

Lưu Ý Đến: To draw attention to. 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :