Mu - My

27/10/201012:00 SA(Xem: 36406)
Mu - My

Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
Thiện Phúc

MU - MY

: Blind—Sightless—Eyeless.

Mù Chữ: Illiterate.

Mù Lòa: See Mù.

Mù Quáng: To be blinded.

Mù Tịt: To ignore completely---As blind as a bat.

Mụ:

1) Midwife.

2) Old woman.

Mua: To buy—To purchase.

Mua Bán: To buy and sell.

Mua Danh: To buy a false reputation. (honour).

Mua Sầu Chuốc Não: To give oneself a lot of pains.

Mua Thù Chuốc Oán: To incur hatred.

Múa: To dance.

Múa Rìu Qua Mắt Thợ: To brag excessively.

Mùa Đông: Winter.

Mùa Gặt: Harvest—Reaping season.

Mùa Hạ: Summer.

Mùa Thu: Autumn—Fall.

Mùa Xuân: Spring.

Múc: To dip (lade or draw) water.

Mục:

1) Đề mục: Column—Item—Unmber.

2) Mụt nát: Rotten—Decayed.

3) Caksuh (skt)—The eye—The organ of vision.

4) Chánh: Chief or head.

5) Chăn: Chăn trâu hay bò—To herd.

6) Mục Sư: Pastor. 

7) Thân yêu: Amicable—Friendly.

Mục Chi Lân Đà: Mucilinda or Mahamucilinda (skt)—Mục Lân—Mâu Chân Lân Đà—Mẫu Chân Lân Na—Văn Chân Lân Đà—Ma Ha Mục Chi Lân Đà—Tên của long vương hay vua của loài rồng (nhờ nghe phápgiải thoát khỏi kiếp rồng) trụ trong hang của ao Mục Chi Lân Đà, bên cạnh tòa kim cươngBồ Đề Đạo Tràng nơi Phật ngồi tĩnh tọa bảy ngày đêm ngay sau khi Ngài thành đạo, chính vị long vương này đã bảo vệ Đức Phật trong khoảng thời gian đó—A naga or dragon king who dwelt in a lake near a hill and cave of this name, near Gaya, where Sakyamuni sat absorbed for seven days after his enlightenment, protected by this nage king. 

Mục Chi Lân Đà Long Trì: A lake where a nage or dragon king dwelt—See Mục Chi Lân Đà

Mục Cơ Thù Lạng (Lượng): Khả năng phân biệt nhanh nhẹn, chỉ người nhạy bén—The power of the eye to discern triffling differences—Quick discernment. 

Mục Đa: Mukta (skt).

1) Giải Thoát: Release—Free.

2) Châu Bảo: A pearl. 

Mục Đế La: Mukti (skt)—Mục Đắc La—Giải Thoát—Release—Emancipation—The knowledge of experience of liberation—See Giải Thoát.

Mục Đề: See Mộc đề.

Mục Đích: Goal—Objective.

Mục Đích Cao Cả: Lofty objective.

Mục Đích Giải Thoát: A goal of liberation.

Mục Đồng: Herd-man.

Mục Hạ: Before the eyes.

Mục Hạ Vô Nhân: To see no man under one’s eyes—Very proud.

Mục Khư: Mukha (skt).

1) Miệng: Mouth.

2) Cửa Ngõ: Opening—Door.

Mục Kích: To witness.

Mục Kiền Liên: See Ma-ha Mục Kiền Liên in Vietnamese-English Section.

Mục Kiền Liên Tư Đế Tu: Maggaliputta Tissa.

· Theo Mahavamsa, Mục Kiền Liên Tư Đế Tu sinh ra trong một gia đình Bà La Môn, chưa đến 16 tuổi ngài đã tinh thông hết ba kinh Vệ Đà. Tuy nhiên, sau đó ngài được trưởng lão Siggava hóa độ. Ngài đã đi theo Phật giáo và nhanh chóng đạt đến quả vị A La Hán với đầy đủ mọi phép thần thông. Chính do ảnh hưởng của ngài mà vua A Dục đã cho con trai của mình là Ma Thẩn Đà và con gái là Tăng Già Mật Đa xuất gia tu theo đạo Phật. Sau đó, hai vị nầy đã vượt biển đến Tích Lan để hóa độ cho cả hòn đảo nầy tin theo Phật—Moggaliputta-Tissa was born in a Brahmin family and learned the three Vedas before he was sixteen. He was, however, won over to the new faith by Thera Siggava and very soon attained to Arhatship with all its attendant supernatural powers. It was under his influence that the Emperor made over to the Buddhist Order his son Mahinda and daughter Sanghamitta. Later, these two crossed to Ceylon and converted the whole island to the Buddhist faith.

· Với việc vua A Dục đi theo đạo Phật, nhiều tu viện nhanh chóng phát triển về mặt vật chất và các tu sĩmột đời sống đầy đủ dễ chịu hơn. Nhiều nhóm dị giáo đã bị mất nguồn thu nhập nên ngã theo Phật giáo. Tuy nhiên, dù theo đạo Phật, nhưng họ vẫn giữ tín ngưỡng, cách hành trì, cũng như thuyết giảng giáo lý của họ thay vì giáo lý đạo Phật. Điều nầy khiến cho trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu đau buồn vô cùng, nên ông lui về ở ẩn một nơi hẻo lánh trong núi A Phù suốt bảy năm. Số người dị giáotu sĩ giả hiệu ngày một đông hơn những tín đồ chân chánh. Kết quả là trong suốt bảy năm chẳng có một tự viện nào tổ chức lễ Bố Tát hay tự tứ. Cộng đồng tu sĩ sùng đạo từ chối không chịu làm lễ nầy với những người dị giáo. Vua A Dục rất lo lắng về sự xao lãng nầy của Tăng chúng nên phải ra lệnh thực hiện lễ Bố Tát. Tuy nhiên, vị đại thần được nhà vua giao phó nhiệm vụ nầy đã gây ra một vụ thảm sát đau lòng. Ông ta hiểu sai mệnh lệnh nhà vua nên đã chặt đầu những tu sĩ không chiu thực hiện lệnh vua. Hay tin nầy, vua rất đau lòng. Ngài đã cho thỉnh trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu về Hoa Thị để thỉnh ý. Sau nhiều lần từ chối không được, trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu phải nhận lời đi đến gặp vua để cố vấn cho nhà vua về vấn đề nầy. Vua hỏi xem mình có mang tội sát hại các tu sĩ do hành động của viên quan đại thần của mình. Trưởng lão trả lời rằng nếu không chủ ý xấu thì không có tội. Như thế mọi thắc mắc trong lòng nhà vua được giải tỏa. Đoạn trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu còn giảng giải cho nhà vua về chánh pháp của Đức Phật trong một tuần lễ. Chính nhờ vậy mà nhà vua thấy được những sai lầm của ngoại đạo cũng như những vị Tăng giả hiệu, nên ngài cho triệu tập Hội Nghị Kết Tập Kinh Điển lần thứ ba: With the conversion of King Asoka, the material prosperity of the monasteries grew by leaps and bounds and the monks lived in ease and comfort. The heretics who had lost their income were attracted by these prospects to enter the Buddhist Order. They continued, however, to adhere to their old faiths and practices and preached their doctrines instead of the doctrines of the Buddha. This caused extreme distress to Thera Moggaliputta-Tissa who retired to a secluded retreat on Mount Ahoganga and stayed there for seven years. The number of heretics and false monks became far larger than that of the true believers. The result was that for seven years no Uposatha or retreat (Pavarana) ceremony was held in any of the monasteries. The community of the faithful monks refused to observed these festivals with the heretics. King Asoka was filled with distress at this failure of the Sangha and sent commands for the observance of the Uposatha. However, a grievous blunder was committed by the Minister who was entrusted with this task. His misunderstood the command and beheaded several monks for their refusal to carry out the King’s order. When this sad news reported to Asoka, he was seized with grief and apologized for this misdeed. He then invited Maggaliputta Tissa to go to Pataliputta to advise the king on this issue. After several unsuccessful attempts, the elder Tissa was prevailed upon to consent to go to Pataliputta. The king asked Tissa whether he was guilty of the murder of the monks through his Minister. The Thera answered that there was no guilt without evil intent. This satisfied the scruples of the King. Then the Elder expounded the holy teachings of the Buddha for a week that helped the king see the misguided beliefs brought to Buddhism by heretics and false monks. Therefore, the king convened the Third Council—See Kết Tập Kinh Điển (III).

Mục Kiến: To see with one’s own eyes.

Mục Liên: See Ma Ha Mục Kiền Liên in Vietnamese-English Section.

Mục Luật Tăng: A wooden pettifogging monk (a rigid formalist).

Mục Lục: Table of content.

Mục Nát: Decayed—Rotten.

Mục Ngưu: Mục đồng hay kẻ chăn trâu—Cowherd.

Mục Súc: Domestic animals.

Mục Sư: Clergyman—Pastor.

Mục Tiêu: Objective—Goal.

Mục Trung Vô Nhân: Contemptuous.

Mục Túc: Ví trí với mắt và hành với chân—Eye and foot—Knowledge and practice—Eyes in the feet.

Mục Túc Tiên: Aksapada (skt)—Vị sáng lập ra phái Nhân Minh Luận—Founder of the Nyaya, or logical school of philosophers. 

Mùi: Smell—Odour.

Mùi Đời: pleasures of life.

Mùi Hôi: Bad smell.

Mùi Khai: Smell of amonia.

Mùi Khét: Smell of burning.

Mùi Thơm: Pleasant smell.

Mùi Thúi: Nasty smell—Bad odour.

Mùi Vị: Taste.

Mũi:

1) Point—Cape.

2) Nose.

Mụn:

1) Acne—Pimple.

2) Piece—Bit.

3) Carbuncle (mụn nhọt).

Mùng:

1) Chinese denotion of the first ten days of the month.

2) Mosquito-net.

Muối:

1) Salt.

2) To pickle—To salt.

Muồi: Ripe—To grow ripe.

Muỗi: Mosquito.

Muội: Ngu muội—Stupid—Fishy—Dark.

Muôn Dân: All the people.

Muôn Phần: Extremely.

Muôn Thuở: Forever—Eternally.

Muôn Vàn: Countless—Inumerable—numberless.

Muốn: To want—To desire—To wish.

Muốn Ăn Ngon: To want to enjoy good food.

Muộn:

1) Muộn màng: Late—Tardy.

2) Phiền muộn: Melancholy (sầu muộn)—Depressed—Oppressed—Sad.

Muộn Màng: Late.

Muộn Sầu: See Sầu Muộn.

Muỗng: Spoon.

Mút:

1) Extremity.

2) To suck.

Mụt: See Mụn (3).

Mưa: To rain.

Mực Thước: Rule.

Mừng: To rejoice—To congratulate.

Mừng Khấp Khởi: To be full of joy.

Mừng Muốn Khóc: To weep tears of joy.

Mừng Quính: To be excited with joy—To rejoice greatly. 

Mừng Run: To flutter with joy.

Mừng Thầm: To rejoice inwardly.

Mừng Tuổi: To wish a Happy New Year.

Mười Ác Nghiệp: See Thập Ác nghiệp.

Mười Ân Phật: Ten kinds of Buddha’s grace—See Thập Phật Ân.  

Mười Ấn Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, chư đại Bồ Tát có mười ấn. Bồ Tát dùng mười ấn nầy mau thành vô thượng chánh đẳng chánh giác, đầy đủ trí ấn nhứt thiết pháp vô thượng của Như Lai—According to The Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of definitive mark of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can quickly achieve supreme perfect enlightenment and become endowed with the mark of Buddhas’ unexcelled knowledge of all truths.

1) Ấn thứ nhứt—The forst definitive mark:

a. Biết khổ khổ: Knowing the suffering of pain.

b. Biết hoại khổ: Knowing the suffering of disintegration. 

c. Biết hành khổ: Knowing the suffering of transitoriness.

d. Nhứt tâm chuyên cầu Phật pháp chẳng sanh tâm giải đãi: Single-mindedly seek the way of enlightenment, without becoming lazy.

e. Thực hành Bồ Tát hạnh không mỏi lười, chẳng kinh sợ: Carry out practices of enlightening beings, unwearied, without fear of apprehension of anxiety.

f. Chẳng bỏ đại nguyện cầu nhứt thiết trí: Not giving up this great undertaking.

g. Kiên cố, bất thối, rốt ráo vô thượng Bồ Đề: Seeking omniscience steadfastly, not retreating, ultimately attaining unexcelled, complete perfected enlightenment.

2) Ấn thứ hai—The second definitive mark: Bồ Tát thấy có chúng sanh ngu si cuồng loạn, hoặc dùng lời ác thô tệ để hủy nhục, hoặc dùng dao gậy ngói đá để làm tổn hại, trọn không vì việc nầy mà bỏ tâm Bồ Tát, chỉ nhẫn nhục nhu hòa chuyên tu Phật pháp, trụ đạo tối thắng, nhập ngôi ly sanh—Seeing that there are sentient beings who are foolish and deluded to the point of madness, reviling, attacking, and injuring one another by words and weapons, do not abandon the attitude of an enlightening being because of these scenes; they just forbear with tolerance and gentility, concentrate on cultivating the way of enlightenment, abide in the supreme Path, and enter the state of detachment. The third definitive mark.

3) Ấn thứ ba—The third definitive mark: . Chư Đại Bồ Tát nghe Phật pháp thậm thâm tương ưng với nhứt thiết trí, có thể dùng tự trí thâm tín, nhẫn khả hiểu rõ, xu nhập—When Great Enlightening Beings hear explanation of the most profound teaching of Buddhas relating omniscience, they are able by their own knowledge to deeply believe and accept it, to understand and enter into it.

4) Ấn thứ tư—The fourth definitve mark: Chư Đại Bồ Tát cũng nghĩ rằng—Great Enlightening Beings also think:

a. Phát thâm tâm cầu nhứt thiết trí: Having made the profound determination to seek omniscience.

b. Sẽ thành Phật được vô thượng Bồ Đề: Shall become a Buddha and attain supreme complete perfect enlightenment.

c. Tất cả chúng sanh lưu chuyển trong thế giới hữu vi, chịu vô lượng khổ; chính vì thế mà chư Bồ Tát cố gắng làm cho họ phát tâm Bồ Đề thâm tín hoan hỷ, siêng tu tinh tấn, kiên cố, bất thối: All sentient beings are flowing in the world of mundane conditions, suffering immeasurable pains; therefore, they try to set their minds on enlightenment, to believe and delight in it, and to cultivate it diligently and steadfastly without regressing.

5) Ấn thứ năm—The fifth definitive mark:

a. Biết Như Lai trí vô biên nên chẳng dùng chừng ngằn đo lường: Knowing the knowledge of Buddhas is boundless and do not try to access it in limited terms.

b. Nghe được vô biên trí Phật từ vô lượng Phật, không thể đánh giá được: Having heard of the boundlessness of Buddhas’ knowledge from innumerable Buddhas, are able to make limited assessments.

c. Tất cả văn tự thế gian nói ra đều có chừng ngằn, đều chẳng biết được Như Lai trí huệ: Everything written or said in all words has limitations and cannot comprehend the knowledge of Buddhas.

6) Chư Đại Bồ tát nơi vô thượng Bồ Đề được—In regard to unexcelled, complete perfect enlightenment, Great Enlightening Beings have.

a. Sự mong muốn tối thắng:Supreme desire.

b. Sự mong muốn thậm thâm: Profound desire.

c. Sự mong muốn rộng lớn: Vast desire.

d. Sự mong muốn vĩ đại: Great desire. 

e. Nhiều sự mong muốn: Complex desire.

f. Sự mong muốn không gì hơn: Insuperable desire.

g. Sự mong muốn vô thượng: Unsurpassed desire. Steadfast desire.

h. Sự mong muốn kiên cố:Desire that cannot be destroyed by any demons or false teachers or their cohorts.

i. Sự mong muốn mà chúng ma ngoại đạoquyến thuộc không phá hoại được:

j. Sự mong muốn cầu nhứt thiết trí không thối chuyển: Unyielding desire to seek omniscience.

k. Bồ Tát an trụ trong những sự mong muốn nầy nơi vô thượng Bồ Đề rốt ráo bất thối: Dwelling in such desire, ultimately never turn back from supreme enlightenment.

7) Ấn thứ bảy—The seventh mark: Bồ Tát thực hành Bồ Tát hạnh chẳng kể thân mạng không gì trở ngại được—Great Enlightening Beings carry out enlightening actions without concern for their own bodies or lives. No one can discourage or frustrate them.

a. Vì phát tâm xu hướng nhứt thiết trí: Because they proceed with determination toward all-knowledge.

b. Vì nhứt thiết trí tánh thường hiện tiền: Because the essence of omniscience is always apparent to them.

c. Vì được tất cả Phật trí quang minh: Because they have the light of knowledge of all Buddhas.

d. Trọn chẳng bỏ rời Phật Bồ Đề, trọn chẳng rời bỏ thiện tri thức: Never give up on the enlightenment of Buddhas and never abandon the wise.

8) Ấn thứ tám—The eighth mark: Chư Đại Bồ Tát nếu thấy thiện nam tử thiện nữ nhân xu hướng Đại thừa thời—When Great Enlightening Beings see good men and women aiming for great Vehicle of universal enlightenment.

a. Tăng trưởng tâm cầu Phật pháp: Foster the growth of their determination to seek Buddhahood.

b. Khiến họ an trụ tất cả thiện căn: To stabilize all foundations of goodness.

c. Khiến họ nhiếp thủ tâm nhứt thiết trí: Internalize the determination for omniscience.

d. Khiến họ bất thối vô thượng Bồ Đề: Never to turn back the quest for supreme enlightenement.

9) Ấn thứ chín—The ninth definitive mark: 

a. Great enlightening beings cause all sentient beings to achieve an impartial mind and induce them to cultivate the path of universal knowledge: Bồ Tát làm cho tất cả chúng sanh được tâm bình đẳng, khuyên họ siêng tu đạo nhứt thiết trí.

b. Dùng tâm đại bi mà vì họ thuyết pháp, khiến họ trọn chẳng thối chuyển nơi vô thượng chánh đẳng chánh giác: They explain the truth to sentient beings compassionately and cause them never turn back on the Path of Enlightenment.

10) Ấn thứ mười—The tenth definitive mark:

a. Đại Bồ tát dùng tam thế chư Phật đồng một thiện căn: Great Enlightening Beings have the same foundations of goodness as all Buddhas.

b. Chẳng dứt chủng tánh của chư Phật, rốt ráo được đến nhứt thiết chủng trí: They perpetuate the seed of Buddhahood and ultimately reach omniscient knowledge.

Mười Ba La Mật Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười Ba La Mật của chư đại Bồ Tát. Mười Ba La Mật Của Chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ tát an trụ trong mười Ba La Mật nầy thì được đầy đủ đại trí Ba La Mật vô thượng của chư Phật—According o the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten transcendent ways possesed by Great Enlightening Beings. Enlightening Beings abide by these principles will attain the supreme transcendent knowledge of the Buddhas.

1) Thí Ba La Mật, vì xả bỏ tất cả sở hữu: Transcendent giving, relinquishing all they have.

2) Giới Ba La Mật, vì thanh tịnh Phật giới: Transcendent discipline, keeping the precepts of Buddhas pure.

3) Giới Ba La Mật, vì thanh tịnh Phật giới: Transcendent tolerance, abiding in the tolerance and forbearance characteristic of the enlightened.

4) Tinh tấn Ba La Mật, vì tất cả chỗ làm chẳng thối chuyển: Transcendent vigor, not regressing whatever they do.

5) Thiền Ba La Mật, vì chỉ tập trung vào một cảnh: Transcendent meditation, focusing their minds on one point.

6) Bát Nhã Ba La Mật, vì như thật quán sát tất cả chư pháp: Transcendent wisdom, observing all things as they truly are.

7) Trí Ba La Mật, vì nhập Phật lực: Transcendent knowledge, entering into the powers of Buddhas.

8) Nguyện Ba La Mật, vì đầy đủ những đại nguyện Phổ Hiền: Transcendent vowing, fulfilling the great vows of Universal Good.

9) Thần thông Ba La Mật, vì thị hiện tất cả công dụng tự tại: Transcendent spiritual powers, demonstrating all autonomous actions.

10) Pháp Ba La Mật, vì vào khắp tất cả Phật pháp: Transcendent teaching, penetrating all Buddhas’ teachings.

Mười Ba Tổ Tịnh Độ Trung Hoa: Thirteen Chinese Pure Land patriarchs:

1) Lỗ Sơn Huệ Viễn: Hui-Yuan (334-416 AD).

2) Quang Minh Thiện Đạo: Shan Tao (613-681 AD).

3) Bát Châu Thừa Viễn: Tzu-Min (680-748 AD).

4) Ngũ Hộ Pháp Chiếu: Fa Chao.

5) Đại Nham Thiếu Khang: Tsiao-Kang.

6) Vĩnh Minh Diên Thọ: Yung-Ming Yenshou.

7) Chiêu Khánh Tĩnh Thường: Tseng-Shang.

8) Vân Thê Châu Hoằng Liên Trì: Chu Hung Liench’ih (1535-1616 AD).

9) Trí Húc Ngẫu Ích: Ou-I (1599-1655 AD).

10) Phổ Nhãn Hành Sách Triệu Lưu: Tsao Liu.

11) Tiên Lâm Thúc Hiền Tĩnh Am: Tseng-an.

12) Từ Phúc Tế Tĩnh Triệt Ngộ: Tz’ie-Wu.

13) Linh Nhan Ấn Quang: Yin Kuang (1861-1940 AD). 

Mười Ba Yếu Tố Của Sự Giác Ngộ: Theo Kinh Hoa Nghiêm, có mười ba yếu tố dẫn đến sự giác ngộ tối thượng—According to the Avatamsaka Sutra, there are thirteen elements of supreme enlightenment.

1) Tâm đại biyếu tố dẫn đầu: A great compassionate heart which is the chief factor of the desire.

2) Trí siêu việtyếu tố chỉ đạo: Knowledge born of transcendental wisdom which is the ruling element.

3) Phương tiệnyếu tố hộ trì: Skilful means which works as a protecting agent.

4) Thâm tâm là chỗ nương tựa: The deepest heart which gives it a support.

5) Bồ Đề tâm là kho tàng đồng đẳng với oai lực của Như Lai: The Bodhicitta of the same measure with the Tathagata-power.

6) Bồ Đề Tâm có khả năng phân biệt lực và trí của hết thảy chúng sanh: The Bodhicitta endowed with the power to discern the power and intelligence of all beings.

7) Bồ Đề tâm hướng tới trí vô ngại: The Bodhicitta directed towards the knowledge of non-obstruction.

8) Bồ Đề tâm tùy thuận với trí tự nhiên: The Bodhicitta in conformity with spontaneous knowledge.

9) Bồ Đề tâm có thể giáo hóa Phật đạo cho hết thảy chúng sanh tùy thuận với trí siêu việt: The Bodhicitta which is capable of instructing all beings in the truths of Buddhism according to knowledge born of transcendental wisdom.

10) Bồ Đề tâm trải rộng khắp biên tế của pháp giới rộng lớn như hư không: The Bodhicitta which is extending to the limits of the Dharmadhatu which is as wide as space itself.

11) Trí huệ nơi quả vị Phật, trí đó thấy hết mọi sự trong không gianthời gian; cái trí vượt ngoài cảnh giới tương đốisai biệt vì nó thâm nhập khắp mọi biên tế của vũ trụtrực nhận cái chân thường trong chớp mắt: The knowledge which belongs to Buddhahood, and which see into everything that is in space and time, the knowledge which goes beyond the realm of relativity and individuation because it penetrates into every corner of the universe and surveys eternity at one glance.

12) Năng lực ý chí đốn ngã mọi chướng ngại nằm cản trở đường đi khi nó muốn đạt tới mục đích tối hậu, nó giải thoát tất cả thế gian ra khỏi sự trói buộc của sống và chết: The will-power that knocks down every possible obstruction lying athwart its way when it wishes to reach its ultimate end, which is the deliverance of the whole world from the bondage of birth-and-death.

13) Đại từđại bi song song với trí và lực không ngớt thi thiết phương tiện đem lại an lành cho hết thảy chúng sanh: An all-embracing love or compassion which, in combination with knowledge and will-power, never ceases from devising all means to promote the spiritual welfare of every sentient being. 

Mười Bất Hoại Tín Của Chư Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười bất hoại tín của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được bất hoại tín đại trí huệ vô thượng của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of indestructible faith of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme indestructible faith of great knowledge of Buddhas.

1) Bất hoại tín đối với chư Phật: Have indestructible faith in all Buddhas.

2) Bất hoại tín đối với tất cả Phật pháp: In all Buddhas’ teachings. 

3) Bất hoại tín đối với tất cả Thánh Tăng: In all wise and holy mendicants. 

4) Bất hoại tín đối với tất cả Bồ Tát: In all enlightening beings.

5) Bất hoại tín đối với tất cả thiện tri thức: In all genuine teachers.

6) Bất hoại tín đối với tất cả chúng sanh: In all sentient beings.

7) Bất hoại tín đối với đại nguyện của tất cả Bồ Tát: In all great vows of enlightening beings.

8) Bất hoại tín đối với tất cả Bồ Tát hạnh: In all practices of enlightening beings.

9) Bất hoại tín đối với sự cung kính cúng dường tất cả chư Phật: In honoring and serving all Buddhas.

10) Bất hoại tín đối với phương tiện thiện xảo giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh của Bồ Tát: In the skillful mystic techniques of enlightening beings.

Mười Bất Khả Tư Nghì Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa nghiêm, Phẩm 38, có mười Bất Khả tư nghì của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong mười pháp Bất Tư Nghì nầy thời được pháp bất tư nghì vô thượng của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of inconceivability of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these will attain the supreme inconceivable qualities of all Buddhas.

1) Tất cả thiện căn bất tư nghì: All their roots of goodness are inconceivable.

2) Tất cả thệ nguyện bất tư nghì: All their vows are inconceivable.

3) Biết tất cả pháp như huyễn bất tư nghì: Their knowledge that all things are like illusions is inconceivable.

4) Tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ Tát, thiện chẳng mất, không chỗ phân biệt bất tư nghì: Their arousal of aspiration for enlightenment and cultivation of enlightening practice without losing roots of goodness and without arbitrary notions id inconceivable.

5) Dầu thâm nhập tất cả pháp cũng chẳng lấy diệt độ, vì tất cả nguyện chưa thành mãn, bất tư nghì: Their not grasping extinctionand liberation in spite of having profoundly penetrated all things, because all their vows are not fulfilled, is inconceivable.

6) Tu Bồ Tát Đạo, thị hiện giáng thân, nhập thai, đản sanh, xuất gia, khổ hạnh, đến đạo tràng, hàng phục chúng ma, thành tối chánh giác, chuyển chánh pháp luân, nhập đại Niết Bàn, thần biến tự tại, không thôi nghỉ, chẳng bỏ bi nguyện cứu hộ chúng sanh, bất tư nghì: They cultivate the Path of Enlightening Beings and manifest the appearances of incarnation, birth, leaving home, austere practices, going to the site of enlightenment, conquering demons, achieving supreme enlightenment, teaching and passing away, their spiritual transformation free, unceasing, not abandoning their vow of compassion, saving and protecting sentient beings, all of this is inconceivable.

7) Dầu hay thị hiện thập lực thần biến tự tại của Như Lai mà chẳng bỏ tâm khắp pháp giới giáo hóa chúng sanh, bất tư nghì: Though they are able to manifest the ten powers of Buddhas and their freedom of mystical projection, yet they do not give the mind equal to the cosmos, and teach sentient beings, this is inconceivable.

8) Biết tất cả các pháp vô tướng là tướng, tướng là vô tướng, vô phân biệtphân biệt, phân biệtvô phân biệt, phi hữu là hữu, hữu là phi hữu, vô tác là tác, tác là vô tác, phi thuyết là thuyết, thuyết là phi thuyết, bất tư nghì: They know that in all things signlessness is their sign, their signs are signless, nondiscrimination is discrimination, discrimination is nondiscrimination, nonexistence is existence, existence is nonexistence, inaction is action, action is inaction, nonexplanation is explanation, explanation is nonexplanation, , this is inconceivable.

9) Biết tâm cùng Bồ Đề không khác, biết Bồ Đề cùng tâm không khác, Biết tâm và Bồ Đề cùng chúng sanh không sai khác. Cũng chẳng sanh tâm điên đảo, tưởng điên đảo, kiến điên đảo bất tư nghì: They know their mind is equal to enlightenment, they know enlightenment is equal to mind, they know mind and enlightenment are equal to sentient beings, yet they do not give rise to confusion of mind, confusion of thoughts, or confusions of views, this is inconceivable.

10) Ở trong mỗi niệm nhập diệt tận định, sạch hết tất cả hữu lậu, mà chẳng chứng thực tế, cũng chẳng hết thiện căn hữu lậu. Dầu biết tất cả pháp vô lậu, mà biết lậu tận cũng biết lậu diệt. Dầu biết Phật pháp tức thế gian pháp, thế gian pháp tức Phật pháp, mà chẳng ở trong Phật pháp phân biệt thế gian pháp, chẳng ở trong thế gian pháp phân biệt Phật pháp. Tất cả pháp đều nhập pháp giớivô sở nhập. Biết tất cả pháp đều không hai vì không biến đổi: From the moment to moment they enter absorption in extinction and exhaust all contamination, yet they do not experience ultimate reality and do not end roots of goodness with contamination; though they know all things are free from contamination, yet they know the end and extinction of contaminations; though they know the principles of Buddhas are identical to the things of the world, and the things of the world are identical to the principles of Buddhas, yet they do not form notions of worldly things within the principles of Buddhas, and do not form notions of principles of Buddhas in the things of the world. All things enter the realm of reality because there is nothing entered; they know all things are nondual because there is no change.

Mười Bất Không Mà Chư Đại Bồ Tát Đạt Được Khi Chứng Quang Minh Tạng Trí: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 27—Thập Định, có mười thứ bất khôngchư đại Bồ Tát đạt được khi chứng Quang Minh Tạng Trí—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 27, there are ten kinds of fruitfulness Great Enlightening Beings attain when they realize the treasury of light of knowledge:

1) Kiến bất không, vì làm cho chúng sanh phát triển thiện căn: Fruitful seeing, because of causing sentient beings to develop roots of goodness.

2) Văn bất không, vì làm cho chúng sanh được thành thục: Fruitful hearing, causing sentient beings to gain maturity.

3) Đồng trụ bất không, vì làm cho tâm chúng sanh được điều phục: Fruitful association, causing sentient beings’ minds to be pacified.

4) Phát khởi bất không, vì làm cho chúng sanh thực hành đúng như lời nói, thông đạt tất cả pháp nghĩa: Fruitful aspiration, causing sentient beings to do as they say and master the meanings of all the teachings.

5) Hạnh bất không, vì làm cho vô biên thế giới đều thanh tịnh: Fruitful action, causing boundless worlds to be purified.

6) Thân cận bất không, vì ở chỗ vô lượng chư Phật dứt nghi cho vô lượng chúng sanh: Fruitful companionship, cutting off countless beings’ doubts in the presence of the Buddhas of countless worlds.

7) Nguyện bất không, vì theo sở niệm của chúng sanh khiến làm việc cúng dường thù thắng thành tựu các nguyện: Fruitful vows, causing whatever sentient beings are thougth of to make excellent offerings and accomplish undertakings.

8) Thiện xảo pháp bất không, vì làm cho tất cả có thể trụ nơi trí thanh tịnh giải thoát vô ngại: Fruitful skillful methods, causing all to be able to abide in pure knowledge of unobstructed liberation.

9) Mưa pháp vũ bất không, vì nơi vô lượng căn tánh của chúng sanh, phương tiện khai thị hạnh nhứt thiết trí khiến trụ Phật đạo: Fruitful showering of the rain of Teaching, expediently revealing the practice of universal knowledge to countless beings of various faculties and causing them to abide in the path of Buddhahood.

10) Xuất hiện bất không, vì hiện vô biên tướng, làm cho tất cả chúng sanh đều được soi sáng: Fruitful appearance, manifesting boundless forms, causing all sentient beings to be bathed in illumination.

Mười Bất Phóng Dật: Mười điều bất phóng dật (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 18)—Ten kinds of nonindulgence (The Flower Adornment Sutra—Chapter 18). When enlightening beings persist in nonindulgence, they attain ten kinds of purity (See Ten kinds of purity A).

1) Giữ gìn giới cấm:To keep the behavioral precepts.

2) Xa lìa ngu si, tâm Bồ Đề thanh tịnh: To abandon folly and purify the will for enlightenment.

3) Lòng thích ngay thẳng, chối bỏ dua nịnh: Straightforwardness and reject flattery and deception.

4) Siêng tu căn lành không thối chuyển: To earnestly cultivate virtues without regressing.

5) Luôn khéo tư duy tâm mình đã phát nguyện: To continually reflect on one’s aspiration.

6) Chẳng thích gần gủi phàm phu, dù tại gia hay xuất gia: Not to enjoy association with ordinary people, whether they be householders or monks.

7) Tu những nghiệp lành mà chẳng mong cầu quả báo thế gian: To do good deeds without hoping for worldly rewards.

8) Lìa hẳn nhị thừa mà tu theo Bồ Tát hạnh: To forever leave lesser vehicles and practice the Path of Enlightening Beings.

9) Thích tu tập điều lành, chẳng để đoạn tuyệt: To gladly practice what is good, not letting goodness be cut off.

10) Luôn khéo quán sát sức tương tục của mình: To always examine one’s own perseverance.

Mười Bất Thiện Nghiệp Đạo: Akusala-kammapathi (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có mười Bất Thiện Nghiệp Đạo—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are ten unwholesome courses of action.

1) Sát Sanh: Taking life.

2) Trộm Cắp: Taking what is not given.

3) Tà Dâm: Sexual misconduct.

4) Vọng Ngôn: Lying speech.

5) Lưỡng Thiệt: Slandering.

6) Ác Khẩu: Rude speech.

7) Ỷ Ngữ: Idle chatter.

8) Tham: Greed.

9) Sân: Hatred or Malevolence.

10) Si Mê hay Tà Kiến: Ignorance or Wrong views.

Mười Biến Nhập Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười pháp biến nhập của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được pháp biến nhập đại trí vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of universal entry of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme door of liberation of Buddhas.

1) Vào khắp chúng sanh: Universal entry among sentient beings.

2) Vào khắp quốc độ: Universal entry into lands.

3) Vào khắp các loại hình tướng của thế gian: Universal entry into various features of worlds.

4) Vào khắp hỏa tai: Universal entry into fires.

5) Vào khắp thủy tai: Universal entry into floods.

6) Vào khắp Phật: Universal entry into Buddhahood.

7) Vào khắp trang nghiêm: Universal entry into arrays of adornments.

8) Vào khắp thân vô biên công đức của Như Lai: Universal entry into the embodiments of boundless virtues of Buddhas.

9) Vào khắp tất cả sự thuyết pháp: Universal entry into all kinds of explanations of truth.

10) Vào khắp những sự cúng dường tất cả Như Lai: Universal entry into all kinds of offerings to Buddhas.

Mười Biến Xứ: Kasinayata-nani (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có mười Biến Xứ. According to the Sangiti-Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are ten objects for the attainment of absorption.

1) Địa Biến Xứ: Earth-Kasina.

2) Thủy Biến Xứ: Water-Kasina.

3) Hỏa Biến Xứ: Fire-Kasina.

4) Phong Biến Xứ: Wind-Kasina.

5) Thanh Sắc Biến Xứ: Blue Kasina.

6) Hoàng sắc Biến Xứ: Yellow Kasina.

7) Xích Sắc Biến Xứ: Red Kasina.

8) Bạch Sắc Biến Xứ: White Kasina.

9) Hư Không Biến Xứ: Space Kasina.

10) Thức Biến Xứ (trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng): Consciousness Kasina (above, below, on all sides, individed, unbounded).

Mười Biện Tài Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười thứ biện tài của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trong trong pháp nầy có thể đạt được biện tài xảo diệu vô thượng của chư Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of intellectual power of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain supremely skillful intellectual powers of Buddhas.

1) Biện tài vô phân biệt nơi tất cả các pháp: The intellectual power of not arbitrarily discriminating among things.

2) Biện tài vô sở tác nơi tất cả các pháp: The intellectual power of not fabricating anything.

3) Biện tài vô sở trước nơi tất cả các pháp: The intellecual power of not being attached to anything.

4) Biện tài thấu rõ tánh không nơi tất cả các pháp: The intellectual power of realizing emptiness.

5) Biện tài không u tối nghi hoặc nơi tất cả các pháp: The intellectual power of freedom from the darkness of doubt.

6) Biện tài Phật gia bị nơi tất cả các pháp: The intellectual power of receiving support from Buddha in all things.

7) Biện tài tự giác ngộ nơi tất cả các pháp: The intellectual power of spontaneous awareness of all truth.

8) Biện tài văn cú sai biệt thiện xảo nơi tất cả các pháp: The intellectual power of skill in differentiation of expressions of all truths.

9) Biện tài chơn thật nơi tất cả các pháp: The intellectual power of truthfully explaining all things.

10) Biện tài tùy theo của tất cả chúng sanh làm cho họ hoan hỷ: The intellectual power of gladdening all sentient beings according to their mentalities.

Mười Bình Đẳng Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười thứ bình đẳng của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ pháp nầy thời được pháp vô thượng bình đẳng của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of impartiality possessed by Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these principles will attain the supreme impartiality of Buddhas.

1) Nơi tất cả chúng sanh bình đẳng: Impartiality toward all sentient beings.

2) Nơi tất cả pháp bình đẳng: Impartiality toward all things.

3) Tất cả cõi bình đẳng: Impartiality toward all lands.

4) Tất cả thâm tâm bình đẳng: Impartiality toward all determinations.

5) Tất cả thiện căn bình đẳng: Impartiality toward all roots of goodness.

6) Tất cả Bồ Tát bình đẳng: Impartiality toward all enlightening beings.

7) Tất cả nguyện bình đẳng: Impartiality toward all vows.

8) . Tất cả Ba La Mật bình đẳng: Impartiality toward all transcendence

9) Tất cả hạnh bình đẳng: Impartiality toward all practices.

10) Tất cả Phật bình đẳng: Impartiality toward all Buddhas.

Mười Bồ Tát Địa: Ten stages of a Mahayana Bodhisattva—See Thập Địa Bồ Tát Đại Thừa.

Mười Bốn Điều Không Thể Thuyết Minh Được: Fourteen inexpressible things—See Im Lặng Cao Quí.  

Mười Bốn Loại Cúng Dường: Theo Trung Bộ, Kinh Phân Biệt Cúng Dường, có mười bốn loại cúng dường phân loại theo hạng người—According to The Middle Length Discourses of the Buddha, Dakkhinavibhanga Sutra, there are fourteen kinds of personal offering.

1) Cúng dường cho các Đức Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Chánh Giác: One gives offering to the Tathagata, accomplished and fully enlightened.

2) Cúng dường cho các vị Độc Giác Phật: One gives offering to a pratyeka-buddha. 

3) Cúng dường cho các bậc đệ tử A La Hán của Phật: One gives offering to an arahant disciple of the Tathagata.

4) Cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả A La Hán: One gives offering to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of Arahanship.

5) Cúng dường cho các vị chứng quả Bất Lai: One gives offering to to a Non-Returner.

6) Cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả Bất Lai: One gives offering to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of Non-Returner.

7) Cúng dường cho các vị chứng quả Nhất Lai: One gives offering to a Once-Returner.

8) Cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả Nhất Lai: One gives offering to one who has entered upon the way to realization of the fruit of Once-Returner. 

9) Cúng dường cho các vị chứng quả Dự Lưu: One gives offering to a Stream-Enterer.

10) Cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả Dự Lưu: One gives offering to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of stream-entry.

11) Cúng dường cho các vị ngoại học đã ly tham trong các dục vọng: One gives offering to one outside who is free from lust for sensual pleasures.

12) Cúng dường cho những phàm phu gìn giữ giới luật: One gives offering to a virtuous ordinary person.

13) Cúng dường cho nhũng vị phàm phu theo ác giới: One gives offering to an immoral ordinary person.

14) Cúng dường cho các loại bàng sanh: One gives offering to an animal. 

Mười Bốn Loại Sắc: Thập Tứ Sắc—Fourteen kinds of rupa—See Sắc (D).

Muời Bốn Phép Vô Úy: Fourteen Fearlessnesses—See Thập Tứ Vô Úy.

Mười Bốn Tâm Sở Bất Thiện: Theo Vi Diệu Pháp, có mười bốn tâm sở bất thiện—According to The Abhidharma, there are fourteen unwholesome factors.

1) Si: Moho (p)—Delusion—Ignorance—Si hay moha đồng nghĩa với vô minh. Bản chất của nó là làm cho tinh thần chúng ta mù quáng hay chẳng biết gì. Nhiện vụ của nó là làm cho chúng ta không thấu suốt được bản chất thật của sự vật. Nó hiện đến khi chúng ta không có chánh kiến. Nó chính là gốc rễ của tất cả những nghiệp bất thiện—Delusion or moha is a synonym for avijja, ignorance. Its characteristic is mental blindness or unknowing. Its function is non-penetration, or concealment of the real nature of the object. It is manifested as the absence of right understanding or as mental darkness. Its proximate cause is unwise attention. It should be seen as the root of all that is unwholesome.

2) Vô Tàm: Ahirikam (p)—Shamelessness—Tự mình không biết xấu hổ khi thân làm việc xằng bậy, khi khẩu nói chuyện xằng bậy—Shamelessness is the absence of disgust at bodily and verbal misconduct.

3) Vô Quý: Anottappam (p)—Vô quý là không biết hổ thẹn với người khi thân khẩu làm và nói chuyện xằng bậy. Vô quý xãy ra khi chúng ta thiếu tự trọng chính mình và thiếu kính trọng người—Fearlessness of wrong doing, or moral recklessness is the absence of dread on account of bodily and verbal misconduct. This happens due to lack of respect for self and others.

4) Phóng Dật: Uddhaccam (p)—Restlessness—Unrestrained—Loose—Distracted—Agitation. Đặc tánh của phóng dật là không tỉnh lặng hay không thúc liễm thân tâm, như mặt nước bị gió lay động. Nhiệm vụ của phóng dật là làm cho tâm buông lung, như gió thổi phướn động. Nguyên nhân gần đưa tới bất phóng dật là vì tâm thiếu sự chăm chú khôn ngoan—It has the characteristic of disquietude, like water whipped up by the wind. Its function is to make the mind unsteady, as wind makes the banner ripple. It is manifested as turmoil. Its proximate cause is unwise attention to mental disquiet.

5) Tham: Lobho (p)—Tham là căn bất thiện đầu tiên che đậy lòng tham tự kỷ, sự ao ước, luyến áichấp trước. Tánh của nó là bàm víu vào một sự vật nào đó hay tham lam đắm nhiễm những gì nó ưa thích. Nghiệp dụng của nó là sự bám chặt, như thịt bám chặt vào chảo. Nó hiện lên áp chế khi chúng ta không chịu buông bỏ. Nguyên nhân gần đưa đến tham là vì chúng ta chỉ thấy sự hưởng thụ trong sự việc—Greed, the first unwholesome root, covers all degrees of selfish desire, longing, attachment, and clinging. Its characteristic is grasping an object. Its function is sticking, as meat sticks to a hot pan. It is manifested as not giving up. Its proximate cause is seeing enjoyment in things that lead to bondage.

6) Tà Kiến: Ditthi (p)—Wrong view—Tà kiến là thấy sự vật một cách sai lầm. Tánh và nghiệp dụng của nó là giải thích sai lầm mà cho là trúng. Nguyên nhân gần của nó là không chịu tin theo tứ diệu đế—False view means seeing wrongly. Its characteristic is unwise or unjustified interpretation or belief. Its function is to preassume. It is manifested as a wrong interpretation or belief. Its proximate cause is unwillingness to see the noble ones.

7) Ngã Mạn: Mano (p)—Conceit—Pride. Tánh của tâm sở nầy là cao ngạo, ỷ tài ỷ thế của mình mà khinh dễ hay ngạo mạn người. Nó được coi như là tánh điên rồ—Conceit has the characteristic of haughtiness. Its function is self-exaltation. It is manifested as vainglory. Its proximate cause is greed disassociated from views. It should be regarded as madness.

8) Sân: Doso (p)—Hatred—Ill-will—Tánh của tâm sở nầy là ghét hay không ưa những cảnh trái nghịch. Nghiệp dụng của nó là tự bành trướng và đốt cháy thân tâm của chính nó—Doso, the second unwholesome root, comprises all kinds and degrees of aversion, ill-will, anger, irritation, annoyance, and animosity. Its characteristic is ferosity. Its function is to spread, or burn up its own support, i.e. the mind and body in which it arises. It is manifested as persecuting, and its proximate cause is a ground for annoyance. 

9) Tật Đố hay Ganh Tỵ: Issa (p)—Envy—Tánh của tật đố hay ganh tỵganh ghét đố kỵ những gì mà người ta hơn mình hay sự thành công của người khác. Nguyên nhân đưa đến tật đố là không muốn thấy sự thành công của người khác—Envy has the characteristic of being jalous of other’s success. Its function is to be dissatisfied with other’s success. It is manifested as aversion towards that. Its proximate cause is other’s success. 

10) Xan Tham: Macchariyam (p)—Avarice—Tánh của xan tham hay bỏn xẻn là muốn che dấu sự thành công hay thịnh vượng của mình vì không muốn chia xẻ với người khác—The characteristic of avarice or stinginess is concealing one’s own success when it has been or can be obtained. Its function is not to bear sharing these with others. It is manifested as shrinking away from sharing and as meanness or sour feeling . Its proximate cause is one’s own sucess.

11) Lo Âu: Kukkuccam (p)—Lo âu khi làm điều sai phạm —Worry or remorse after having done wrong. Its characteristic is subsequent regret. Its function is to sorrow over what has or what has not been done. It is manifested as remorse.

12) Hôn Trầm: Thinam (p)—Tánh của hôn trầm là làm cho tâm trí mờ mịt không sáng suốt—Sloth is sluggishness or dullness of mind. Its characteristic is lack of driving power. Its function is to dispel energy. It is manifested as the sinking of the mind. Its proximate cause is unwise attention to boredom, drowsiness, etc. Sloth is identified as sickness of consciousness or cittagelanna. 

13) Thụy Miên: Middham (p)—Tánh của thụy miênbuồn ngủ hay gục gật làm cho tâm trí mờ mịt không thể quán tưởng được—Torpor is the morbid state of the mental factors. Its characteristic is unwieldiness. Its function is to smother. It is manifested as drooping, or as nodding and sleepiness. Sloth and torpor always occur in conjunction, and are opposed to energy. Torpor is identified as sickness of the mental factors or kayagelanna.

14) Hoài Nghi: Vicikiccha (p)—Doubt—Hoài nghi có nghĩa là hoài nghi về mặt tinh thần. Theo quan điểm Phật giáo thì hoài nghi là thiếu khả năng tin tưởng nơi Phật, Pháp, Tăng—Doubt signifies spiritual doubt, from a Buddhist perspective the inability to place confidence in the Buddha, the Dharma, the Sangha, and the training. 

Mười Bổn Phận Của Một Phật Tử: Ten duties of a Buddhist—Theo Kinh Thi Ca La Việt, một Phật tử phải chu toàn mười bổn phận quan yếu đối với gia đình và xã hội—According to the Sigalaka Sutra, a Buddhist must perform the following ten duties toward his family and society.

1) Cha mẹ đối với con cái—Duties of parents toward children:

a) Cha mẹ phải khuyên con cái giữ đạo hạnh Phật, tạo bầu không khí thân mật giữa các con các cháu, gần gũi bạn bè tốt, nhắc nhở cần mẫn học hành, hướng dẫn tìm vợ chồng cho vừa đôi đúng lứa và bàn thảo chung công việc gia đình—Parents should advise children to maintain Buddhist behavior, create an intimate atmosphere among children and grandchildren, and frequent loyal friends, encourage them in their study and guide them in the choice of a suitable husband or wife.

b) Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách—In the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “Oh son of Sigalaka, there are five ways in which the parents should treat their children.”

· Ngăn chận con làm điều ác: They will restrain him from evil.

· Khuyến khích con làm điều thiện: They will support him in doing good.

· Dạy con nghề nghiệp: They will teach him some skill.

· Cưới vợ xứng đáng cho con: They will find him a suitable wife.

· Đúng thời trao của thừa tự cho con: In due time, they will hand over his inheritance to him.

2) Con đối với cha mẹ—Duties of children toward parents:

a) Con cái phải hết lòng hiếu kính với cha mẹ, phải giữ danh dự gia đình, gánh vác công việc nhọc nhằn, săn sóc cha mẹ khi ốm đau hơn là khóc thương, cúng giỗ linh đình, đặt vòng hoa trên mộ người đã khuất; không nên theo vợ con mà bỏ rơi cha mẹ, con mà bất hiếu với cha mẹ thì không còn một việc xấu xa nào mà không làm được—Children should be respectful toward their parents, preserve the honors of the family, assume full charge of heavy, strenuous works, and nurse their parents when they become sick rather than letting them to die and afterward crying frantically, laying a big wreath at their tomb or celebrating sumptuous death anniversaries. They should not listen to their wives’ opinion to abandon their own parents, because it is too bad to be undutiful toward them.

b) Theo Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, có năm trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Đông”—According to the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “There are five ways in which a son should minister to his mother and father as the Eastern direction.”

· Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ: He should think having been supported by them, I will support them.

· Tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ: I will perform their duties for them.

· Tôi sẽ gìn giữ gia đìnhtruyền thống: I will keep up the family tradition.

· Tôi bảo vệ tài sản thừa tự: I will be worthy of my heritage.

· Tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời: After my parents’ deaths, I will distribute gifts on the their behalf.

3) Chồng đối với vợ—Duties of the husband toward his wife:

a) Chồng đối với vợ phải tương kính, phải là người cột trụ có tinh thần trách nhiệm cao độ, gánh vác những việc nặng nề khó khăn, không to tiếng nặng lời, cư xử nghiêm túc, ăn uống đơn giản, không keo bẩn, không ngoại tình, và tin vợ những công việc nhà—Being the pillar of the family, the husband must be closely related to his wife and both must develop mutual affection. He should have a great sense of responsibility, take charge of difficult work, and know how to deal correctly with others. He should lead a sober life and should not be stingy, nor commit fornication.

b) Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây.”—In the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: Oh son of Sigalaka, there are five ways in which a husband should minister to his wife as the Western direction.”:

· Kính trọng vợ: By honouring her. 

· Không bất kính đối với vợ: By not disparaging her.

· Trung thành với vợ: By not being unfaithful to her.

· Giao quyền hành cho vợ: By giving authority to her.

· Sắm đồ nữ trang cho vợ: By providing her with adornments.

4) Vợ đối với chồng—Duties of the wife toward her husband:

a) Vợ đối với chồng phải kính nể, dịu dàng, chân thật, không đôi co, nhà cửa gọn gàng, chi tiêu cần kiệm, giữ gìn tiết hạnh, bảo vệ gia phong, giáo dục con cái, là hiền mẫu của con cái, vui vẻ với bà con quyến thuộc, và bạn bè—The wife must respect her husband, be sweet, sincere, economical, and faithful. She must protect her family customs and habits, and be good mannered toward her children and amiable toward relatives and friends.

b) Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách.”—In the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “Oh son of Sigalaka, there are five ways in which a wife, thus ministered to by her husband as the Western direction.” 

· Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình: By properly organising her work.

· Khéo tiếp đón bà con: By being kind to the relatives.

· Trung thành với chồng: By not being unfaithful.

· Khéo gìn giữ tài sản của chồng: By protecting husband’s property.

· Khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc: By being skilful and diligent in all she has to do.

c) Này gia chủ tử, người vợ được người chồng đối xử như phương Tây theo năm cách và người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách. Như vậy phương Tây được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Western direction is covered, making it at peace and free from fear.

5) Đối với anh chị em, bà con, thân thích, và láng giềng—Duties of the head of the family toward relatives, kinfolk and neighbors: Thương yêuhòa thuận với anh chị em, biết làm điều lợi ích chung cho gia đình, xã hội, tránh sự ganh tỵ, óc đố kỵ, gây chia rẽ làm không khí gia đình thiếu đầm ấm an vui. Giúp đỡ thân thích nghèo, kẻ đau yếu, người nạn tai tật nguyền, không cố chấp giận hờn dù có ý kiến bất đồng, tránh dữ làm lành, cần giao thiệp hòa nhã với láng giềng, nhờ cậy nhau lúc tắt lửa tối đèn—He must get along with brothers and sisters and relatives, be useful to his family, and society, and shun jealousy. He must not sow division among family and members and must help his poor, sick, disabled kinfolk. He should not be unforgiving or angry against others. He must be courteous toward neighbors who would help him in case of an emergency.

6) Thầy đối với trò—Duties of the teacher toward his students:

a) Thầy phải hết lòng dạy dỗ, chăm sóc trò sao cho tăng tiến cả phần trí dục cũng như đức dục; phải để ý giảng dạy những điều mà trò chưa lãnh hội đầy đủ; phải luôn luôn cởi mở, rộng rãi, lắng nghe những khó khăn mà trò gặp phải—The teacher is devoted to his students by explaining carefully what they do not understand yet, being overt and paying sharp attention wo what they say.

b) Theo Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách—In The Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “Oh son of Sigalaka, there are five ways in which their teachers care for their students.” 

· Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyện: They will give thorough instruction.

· Dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì: Make sure they have grasped what they should have duly grasped.

· Dạy cho thuần thục các nghề nghiệp: Given them a thorough grounding in all skills.

· Khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc: Recommend them to their friends and colleagues.

· Bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt: Provide them with security in all directions.

c) Này gia chủ tử, như vậy là bậc sư trưởng được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách và sư trưởng có lòng thương tưởng đến đệ tử theo năm cách. Như vậy phương Nam được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Southern direction is covered, making it at peace and free from fear.

7) Trò đối với thầy—Duties of the students to their teacher:

a) Trò phải kính mến thầy như cha mẹ, vâng lời thầy dạy, siêng năng học tập, giúp đỡ thăm nom thầy khi ốm đau hoặc hoạn nạn—Student should respect their teacher as they do toward their parents. They must obey, help him in case of illness and be diligent in their study.

b) Này gia chủ tử, có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương Nam—There are five ways in which pupils should minister to their teachers as the Southern direction:

· Đứng dậy để chào: By rising to greet them.

· Hầu hạ thầy: By serving them.

· Hăng hái học tập: By being attentive. 

· Tự phục vụ thầy: By waiting on them.

· Chú tâm học hỏi nghề nghiệp: By mastering the skills they teach.

8) Chủ đối với công nhân—Duties of employer toward employee:

a) Chủ phải chăm sóc sức khỏe người làm, công bình mà phân công việc, trả lương thích đáng. Nếu người làm phạm lỗi, phải xét do cố ý hay vô tình mà thưởng phạt; khi họ tích cực làm việc đưa đến lợi lộc thêm phải thưởng đúng mức, không keo kiệt—The employer must take care of his employees’ health. He must be impartial when distributing services to them and pay them their due salary. If the employee makes a mistake, he must carefully examine if it is done voluntarily or involuntarily before inflicting any punishment. In case of a reward, it should be relevant to the gains he has gotten. 

b) Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, có năm cách một vị Thánh chủ nhân đối xử với hạng nô bộc như phương Dưới.”—In the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “Oh son of Sigalaka, there are five ways in which a master should minister to his servants and work people as the Nadir direction.”

· Giao công việc đúng theo sức của họ: By arranging their work according to their strength.

· Lo cho họ ăn uống và tiền lương: By supplying them with food and wages.

· Điều trị cho họ khi bệnh hoạn: By looking after them when they are ill.

· Chia xẻ các mỹ vị đặc biệt cho họ: By sharing special delicacies with them.

· Thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép: By letting them off work at the right time.

9) Công nhân đối với chủ—Duties of employees toward their employer:

a) Người làm phải cố gắng phục vụ sao cho công việc được tốt hơn; phải chuyên cần, lương thiện, không làm hư hao, phí tổn và không nên chỉ trích hay nói lén, nói xấu chủ nhân với người ngoài—Employees should do their best to improve their output. They must be diligent and honest. They should not waste raw material, criticize or bite back their employer with others.

b) Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Này gia chủ tử, các hàng nô bộc được Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách kia, có lòng thương đối với vị chủ nhân theo năm cách như sau.”—In the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “Oh son of Sigalaka, there are five ways in which servants and workpeople, thus ministered to by their master as the Nadir.”

· Dậy trước khi chủ thức dậy: They will get up before him.

· Đi ngủ sau khi chủ đi ngủ: They will go to bed after him.

· Tự bằng lòng với các vật đã cho: Take only what they are given.

· Khéo làm các công việc: Do their work properly.

· Đem lại danh tiếng tốt đẹp cho chủ: Be bearer of his praise and good repute.

c) Này gia chủ tử, các hàng nô bộc được các vị Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách, họ cũng có lòng thương đối với Thánh chủ nhân theo năm cách. Như vậy phương Dưới được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Nadir is covered, making it at peace and free from fear.

10) Đối với Tăng Ni và các thành viên của tôn giáo khác—Duties of Buddhist adepts toward monks, nuns, and members of other religions:

(A) Đối với chư Tăng Ni—Duties of Buddhist adepts toward monks and nuns:

a) Đối với Tăng Ni phải cung kính vâng lời, thành thật và chăm chỉ nghe lời giảng dạy của các thầy; cần học hành để mỗi ngày thêm tinh tiến—They should be deferential, obedient and sincere toward their master and listen carefully to the explanations of the latter. They should read and try to understand the Buddha’s teachings in order to make spiritual progress.

b) Trong Kinh Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy: “Phương Trên cần được hiểu là Sa Môn, Bà La Môn. Này gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với các vị Sa Môn, Bà La Môn như phương Trên.”—In the Sigalaka Sutra, the Buddha taught: “The Zenith denotes ascetics and Brahmins. Oh son of Sigalaka, there are five ways in which a man should minister to ascetics and Brahmins as the Zenith.”

· Có lòng từ trong hành động về thân: By kindness in bodily deed.

· Có lòng từ trong hành động về khẩu: By kindness in speech.

· Có lòng từ trong hành động về ý: By kindness in thought.

· Mở rộng cửa để đón các vị ấy: By keeping open house for them.

· Cúng dường các vị ấy các vật dụng cần thiết: By supplying their bodily needs.

(B) Chư Tăng Ni đối với Phật tử tại gia—Duties of monks and nuns toward lay people:

a) Này gia chủ tử, các vị Sa Môn, Bà La Môn được vị thiện nam tử đối xử như phương Trên theo năm cách như vậy, cũng có lòng thương vị thiện nam tử theo năm cách sau đây—The ascetics and Brahmins, thus ministered to by him as the Zenith, will reciprocate in six ways:

· Ngăn không cho họ làm điều ác: They will restrain him from evil.

· Khuyến khích họ làm điều thiện: They will encourage him to do good.

· Thương xót họ với tâm từ bi: They will be benevolently compassionate towards him.

· Dạy họ những điều chưa nghe: They will teach him what he has not heard.

· Làm cho thanh tịnh điều đã được nghe: They will help him purify what he has heard. 

· Chỉ bày con đường đưa đến cõi Trời: They will point out to him the way to Heaven. 

b) Này gia chủ tử, các vị Sa Môn, Bà La Môn được thiện nam tử đối xử như phương Trên với năm cách, cũng có lòng thương thiện nam tử theo năm cách. Như vậy phương Trên được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi: In this way the Zenith is covered, making it at peace and free from fear.

(C) Đối với các tôn giáo khác—Duties toward other religions: Đối với tôn giáo thì không bài xích tôn giáo của người khác, làm như vậy thêm mâu thuẫn và cũng là đào huyệt chôn chính tôn giáo mà mình đang theo—They should not disparage other religions since it could create more conflicts.

Mười Bụng Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười bụng của chư Đại Bồ Tát. Chư Đại Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được bụng rộng lớn vô thượng của Như Lai, đều có thể dung thọ tất cả chúng sanh—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of guts of Great Enlightening Beings.  Enlightening Beings who abide by these can acquire the supreme vast guts of Buddhas, able to contain all sentient beings.

1) Bụng lìa tà vạy, vì tâm thanh tịnh: Guts free from deception, their hearts being pure.

2) Bụng lìa huyễn ngụy, vì tánh chất chơn thật: Guts free from falsehood, being honest by nature.

3) Bụng chẳng hư giả, vì không hiểm dối: Nonprevericating guts, having no crookedness.

4) Bụng không thi đoạt, vì không tham đối với tất cả vật: Nonswindling guts, having no greed for anything.

5) Bụng dứt phiền não, vì đầy đủ trí huệ: Guts cutting off afflictions, being full of wisdom.

6) Bụng thanh tịnh tâm, vì rời các điều ác: Pure-minded guts, being free from all evils.

7) Bụng quán sát ăn uống, vì nhớ đến pháp chơn thật: Guts examining food and drink, remembering reality.

8) Bụng quán sát vô tác, vì giác ngộ duyên khởi: Guts observing noncreation, being aware of interdependent origination.

9) Bụng ngộ tất cả đạo xuất ly, vì khéo thành thục thâm tâm: Guts aware of all ways of emancipation, fully developing the will.

10) Bụng xa rời tất cả cấu nhơ biên kiến, vì làm cho tất cả chúng sanh nhập vào bụng Phật: Guts rid of the defilement of all extreme views, enabling all sentient beings to enter into the guts of Buddha.

Mười Cách Chuyển Pháp Luân Của Các Đức Như Lai: Theo Kinh Hoa Nghiêm, các Đức Như Lai có mười cách chuyển Pháp Luân—Ten aspects of the turning of the turning of the great wheel of teaching by truly awakened Buddhas (The Flower Adornment Sutra)

1) Thanh tịnh đầy đủ bốn trí vô úy: They are imbued with the knowledge of the four pure fearlessness.

2) Xuất sanh bốn biện tài tùy thuận âm thanh: They produce utterances consonant with the four intellectual powers.

3) Khéo có thể khai triển tướng của bốn chân đế: They are able to expound the characteristics of the four truths.

4) Tùy thuận chư Phật vô ngại giải thoát They accord with the unobstructed liberation of all Buddhas.

5) Có thể làm cho chúng sanh phát tâm tin thanh tịnh: They are able to provoke pure faith in the minds of all sentient beings.

6) Những lời nói ra đều không luống công, đều có thể nhổ trừ tên độc đau khổ cho tất cả chúng sanh: Whatever they say is not in vain, being able to extract the poison arrows of suffering from sentient beings.

7) Đại bi nguyện lực gia trì: They are supported by the power of great compassionate commitment.

8) Khi phát âm sẽ vang vọng khắp cùng tất cả thế giới mười phương: Their utterances pervade all worlds.

9) Trong vô số kiếp chẳng ngớt thuyết pháp: Teach endlessly for incalculable eons.

10) Lời thuyết nào cũng đều có thể giúp phát khởi những pháp căn, lực, giác, đạo, thiền định, giải thoáttam muội: The teachings they utter are all able to produce spiritual faculties and powers, ways of awakening, meditations, liberations, concentrations and such phenomena.

Mười Cách Nhập Kiếp Của Chư Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm. Có mười cách mà chư Bồ tát nhập kiếp được Phật nói đến. Điều nầy có nghĩa là chư Bồ Tát nhập vào khắp tất cả các kiếp—According to The Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of entry into ages by Enlightening Beings mentioned by the Buddha. This means they enter all ages.

1) Nhập kiếp quá khứ: They enter into past ages.

2) Nhập kiếp vị lai: They enter into future ages.

3) Nhập kiếp hiện tại: They enter into present ages.

4) Nhập kiếp đếm được: They enter into countable ages.

5) Nhập kiếp không đếm được: They enter into uncountable ages.

6) Nhập kiếp đếm được cùng là kiếp không đếm được:They enter into countable ages as uncountable ages.

7) Nhập kiếp không đếm được cùng là kiếp đếm được: They enter into uncountable ages as countable ages.

8) Nhập tất cả kiếp cùng là phi kiếp: They enter all ages as not ages.

9) Nhập phi kiếp cùng là nhập tất cả kiếp: They enter nonages as all ages.

10) Nhập tất cả kiếp cùng một niệm: They enter all ages as one instant.

Mười Cách Nhập Thế Giới Của Chư Bồ Tát: Theo lời Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm, chư Đại Bồ Tát có mười cách nhập thế giới hay nhập mười phương thế giới—According to the Buddha in the Flower Adornment Sutra, Great Enlightening Beings have ten kinds of entry into worlds or ten directions.

1) Nhập thế giới nhiễm: They enter defiled worlds.

2) Nhập thế giới tịnh: They enter pure worlds.

3) Nhập thế giới nhỏ: They enters small worlds.

4) Nhập thế giới lớn: They enter large worlds.

5) Nhập thế giới vi trần: They enter worlds within atoms.

6) Nhập thế giới vi tế: They enter subtle worlds.

7) Nhập thế giới đảo lộn (úp): They enter inverted worlds.

8) Nhập thế giới ngữa: They enter upright worlds.

9) Nhập thế giới có Phật: They enter the worlds where there are Buddhas.

10) Nhập thế giới không Phật: They enter the worlds where there are no Buddhas.

Mười Cách Sanh Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười cách sanh của chư Đại Bồ Tát. Mười cách tái sanh của đại Bồ Tát, vì điều phục chúng sanhthị hiện như vậy—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of birth of Great Enlightening Beings which they manifest in order to pacify sentient beings.

1) Xa lìa ngu si, mà sanh với chánh niệm chánh tri: Birth with right awareness and right knowledge, free from folly and delusion.

2) Phóng lưới đại quang minh chiếu khắp đại thiên thế giới mà sanh: Birth radiating great networks of light beams illuminating the whole universe.

3) Trụ tối hậu hữu, chẳng còn thọ thân sau mà sanh: Birth in the final existence, never to be reincarnated.

4) Bất sanh bất khởi mà sanh: Unborn, unoriginated birth.

5) Biết tam giới như huyễn mà sanh: Birth knowing the triple world to be like an illusion.

6) Khắp hiện thân nơi thập phương thế giới mà sanh: Birth appearing corporeally everywhere in all worlds in the ten directions.

7) Chứng thân nhứt thiết chủng trí mà sanh: Birth in a body realizing omniscience.

8) Phóng tất cả Phật quang minh khắp giác ngộ tất cả thân chúng sanh mà sanh: Birth in a body emanating the lights of all Buddhas and awakening all sentient beings.

9) Nhập đại trí quán sát tam muội thân mà sanh: Birth in a body entering contemplative concentration with great knowledge.

10) Điều sanh thứ mười của chư Đại Bồ Tát: The tenth birth of Great Enlightening Beings:

a. Bồ Tát lúc sanh, chấn động tất cả các cõi Phật: When Great Enlightening Beings are born, they shake all Buddha-lands.

b. Giải thoát tất cả chúng sanh: Liberate all sentient beings.

c. Diệt trừ tất cả ác đạo: Annihilate all states of misery.

d. Che chói tất cả chúng ma: Eclipse all demons.

e. Chư Bồ Tát đến nhóm họp: Innumerable enlightening beings come and gather around them.

Mười Cảnh Giới Chưa Giác Ngộ: Ten realms of unenlightened:

1) Bồ Tát: Chỉ đạt được phần giác chứ chưa toàn giác—Bodhisattva who only attains partial enlightenment, not ultimate enlightenment of Buddhahood.

2) A La Hán chỉ được phần giác, chứ không phải là toàn giác của Phật: Arhat who only attains partial enlightenment, not ultimate enlightenment of Buddhahood.

3) Thanh Văn: Chỉ đạt được phần giác chứ không toàn giác như chư Phật—Hearer who only attained partial enlightenment, not the ultimate enlightenment of Buddhahood.

4) Duyên giác chỉ được phần giác, chứ không phải toàn giác của Phật: Pratyeka-buddha who only attains partial enlightenment, not the ultimate enlightenment of the Buddha.

5) Thiên: Heaven.

6) Nhân: Human.

7) A-tu-la: Asura.

8) Súc sanh: Animal.

9) Ngạ quỷ: Hungry ghost.

10) Địa ngục: Hell.

Mười Cảnh Giới Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười cảnh giới của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được cảnh giới đại trí huệ vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten spheres of Great Enlightening Beings.  Enlightening Beings who abide by these will attain the supreme sphere of great knowledge of Buddhas.

1) Thị hiện môn vô biên pháp giới, làm cho chúng sanh được nhập: Showing infinite ways of access to the realm of reality so that sentient beings can enter.

2) Thị hiện tất cả thế giới vô lượng diệu trang nghiêm làm cho chúng sanh được nhập: Showing the infinite wonderful arrays of all worlds, so that sentient beings can enter.

3) Hóa hiện qua đến tất cả chúng sanh giới, đều phương tiện khai ngộ: Traveling by projection to the realms of all sentient beings to enlighten them all by appropriate means.

4) Nơi thân Như Lai xuất hiện thân Bồ Tát, nơi thân Bồ Tát xuất hiện thân Như Lai: Producing embodiments of Enlightening Beings from the body of Buddhas, producing embodiment of Buddha from the body of an enlightening being.

5) Nơi hư không hiện thế giới, nơi thế giới hiện hư không: Manifesting the world in the realm of space, manifesting the realm of space in the world.

6) Nơi sanh tử hiện Niết bàn giới, nơi Niết bàn giới hiện sanh tử giới: Manifesting the realm of nirvana in the realm of birth and death, manifesting the realm of birth and death in the realm of nirvana.

7) Ở trong ngôn ngữ của một chúng sanh xuất sanh ngôn ngữ của tất cả Phật pháp: Producing verbalizations of all Buddha teachings in the language of one sentient being.

8) Đem vô biên thân hiện làm một thân, một thân hiện làm tất cả thân sai biệt: Showing all bodies as one body, one body as all different bodies.

9) Đem một thân đầy khắp tất cả pháp giới: Filling all universe with one body.

10) Ở trong một niệm làm cho tất cả chúng sanh phát tâm Bồ Đề, đều hiện vô lượng thân thành chánh đẳng chánh giác: In one instant causing all sentient beings to rouse the will for enlightenment, each manifesting infinite bodies attaining enlightenment.

Mười Cảnh Giới Vô Ngại Dụng Của Chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38): Ten kinds of unimpeded function relating to realms (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38).

1) Tại cảnh giới pháp giới mà chẳng bỏ cảnh giới chúng sanh: Abide in the realm of reality without abandoning the realm of sentient beings.

2) Tại cảnh giới Phật mà chẳng bỏ cảnh giới ma quỷ: Abide in the realm of Buddhas without abandoning the realm of demons.

3) Tại cảnh giới Niết bàn mà chẳng bỏ cảnh giới sanh tử: Abide in the realm of nirvana without abandoning the realm of birth and death.

4) Nhập cảnh giới nhứt thiết trí mà chẳng dứt Cảnh giới Bồ Tát chủng tánh: Enter the realm of omniscience without putting an end to the realm of the nature of Enlightening Beings.

5) Trụ nơi cảnh giới tịch tịnh mà chẳng bỏ cảnh giới tán loạn: Abide in the realm of tranquility and calm without abandoning the realm of distraction.

6) Trụ nơi cảnh giới hư không, nơi—Abide in the spacelike realm where:

(A)

a. Không đi không đến: There is no coming or going.

b. Không hý luận: No conceptualization.

c. Không tướng trạng: No form.

d. Không thể tánh: No essence.

e. Không ngôn thuyết: No verbalzation.

(B) Dầu vậy chư Bồ Tát vẫn không lìa bỏ cảnh giới hý luận của tất cả chúng sanh: Yet Enlightening Beings still do not abandon the realm of all sentient beings, conceptual representations.

7) Trụ nơi cảnh giới những trí lực, giải thoát mà chẳng bỏ cảnh giới của tất cả những phương sở: Dwell in the realm of occult powers and liberation, yet without abandoning the realm of specific locations.

8) Nhập cảnh giớichúng sanh tế, mà chẳng bỏ giáo hóa tất cả chúng sanh: Enter the realm of ultimate nonexistence of sentient beings, yet they do not give teaching all sentient beings.

9) Trụ nơi cảnh giới tịch tịnh thiền định, giải thoát, thần thông, minh trí, mà ở tất cả thế giới thọ sanh: Dwell in the realm of meditation, liberation, spiritual powers, and higher knowledges, quiet and peaceful, yet they manifest birth in all worlds.

10) Trụ nơi cảnh giới Như Lai tất cả hạnh trang nghiêm thành chánh giác, mà hiện oai nghi tịch tịnh của tất cả Thanh văn, Bích Chi Phật: Dwell in the realm of realization of true enlightenment adorned by all the deeds of Buddhas, yet they manifest the composed, tranquil comportment of the personally liberated and individually illuminated.

Mười Cảnh Giới Vô Tỷ Của Chư Bồ Tát: Mười thứ cảnh giới vô tỉ bất tư nghì của chư Phật (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 33)—Ten kinds of peerless inconceivable realms of all Buddhas (The Flower Adornment Sutra—Chapter 33).

1) Tất cả chư Phật một lần ngồi kiết già cùng khắp mười phương vô lượng thế giới: All Buddhas, once sitting, pervade infinite worlds in the ten directions.

2) Tất cả chư Phật nói một cú nghĩa đều hay khai thị tất cả Phật pháp: All Buddhas, uttering one logical statement, can express all Buddha teachings.

3) Tất cả chư Phật phóng một quang minh đều chiếu khắp tất cả thế giới: All Buddhas, emanating one light, can illuminate all worlds.

4) Tất cả chư Phật ở nơi một thân đều hay thị hiện tất cả thân: All Buddhas, in one body, can manifest all bodies.

5) Tất cả chư Phật ở trong một xứ đều hay thị hiện tất cả thế giới: All Buddhas can show all worlds in one place.

6) Tất cả chư Phật ở trong một trí đều hay quyết rõ tất cả các pháp không bị ngăn ngại: All Buddhas can ascertain all things within one knowledge without any impediment.

7) Tất cả chư Phật ở trong một niệm đều hay qua khắp mười phương thế giới: All Buddhas can travel to all worlds in the ten directions in a single moment of thought.

8) Tất cả chư Phật ở trong một niệm đều hiện Như Lai vô lượng oai lực: All Buddhas can manifest the infinite spiritual powers of the enlightened in a single instant.

9) Tất cả chư Phật ở trong một niệm duyên khắp tam thế Phậtchúng sanh, tâm không tạp loạn: All Buddhas can focus on all Buddhas and sentient beings of past, present and future in a single instant without confusion of mind.

10) Tất cả chư Phật ở trong một niệm cùng với tam thế tất cả Phật đồng một thể không hai: All Buddhas are in one instant essentially the same as all Buddhas of past, future and present.

Mười Cảnh Thiền Định: See Ten stages or objects in meditation.

Mười Cảnh Vực: Theo tông Thiên Thai, toàn thể vũ trụ được coi như là sự tập thành của “tam thiên,” nhưng lý thuyết nầy khác hẳn những hệ thống đa nguyên khác. Nó không phải là một lối liệt kê tất cả các pháp, cũng không phải là thế giới hệ của ba đại thiên thế giới vũ trụ. Ba nghìn không phải chỉ cho một tính chất bao la của danh số hay bản thể, mà để nói lên sự tương dung của tất cả các pháp và nhất thể cứu cánh của toàn thể vũ trụ. Với căn bản “ba nghìn” nầy, tông Thiên Thai đề ra một thế giới hệ gồm mười cảnh vực, tức là thế giới của hữu tình được chia thành mười cõi hay Lục Phàm Tứ Thánh—According to the T’ien-T’ai Sect, the whole universe is said to have the constituency of “three thousand,” but the theory is quite different from other pluralistic systems. It is not an inumeration of all dharmas; nor is it the world system of the three chiliocosms. The expression of “three thousand” does not indicate a numerical or substantial immensity, but is intended to show the inter-permeation of all dharmas and the ultimate unity of the whole universe. As the basis of “three thousand” the school sets forth a world-system of ten realms. That is to say, the world of living beings is divided into ten realms or the six stages of rebirth for ordinary people and the four saints—See Lục Phàm Tứ Thánh

Mười Căn Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, chư đại Bồ Tát có mười căn. Chư Bồ Tát an trụ trong những pháp nầy thời được căn đại trí viên mãn vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of faculties of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme faculties of fulfillment of great knowledge of Buddhas.

1) Hoan hỷ căn, vì thấy tất cả chư Phật với lòng tin chẳng hư hoại: Joyful faculties, seeing all Buddhas, with faith indestructible.

2) Hi vọng căn, vì những Phật pháp đã nghe đều tỏ ngộ tất cả: Hopeful faculties, understanding whatever Buddha teachings they hear.

3) Bất thối căn, vì tất cả tác sự đều rốt ráo:Nonregressing faculties, consummating all their tasks.

4) An trụ căn, vì chẳng dứt tất cả Bồ Tát hạnh: Steadfast faculties, not stopping the practices of Enlightening Beings.

5) Vi tế căn, vì nhập lý vi diệu Bát Nhã Ba La Mật: Subtle faculties, entering the subtle principle of transcendent wisdom.

6) Bất hưu tức căn, vì rốt ráo sự việc tất cả chúng sanh: Unceasing faculties, consummating the tasks of all sentient beings.

7) Như Kim Cang căn, vì chứng biết tất cả những pháp tánh: Adamantine faculties, realizing the nature of all things.

8) Kim Cang quang diệm căn, vì chiếu khắp tất cả cảnh giới Phật: Indestructible glowing faculties, illuminating all spheres of Buddhahood.

9) Vô sai biệt căn, vì tất cả Như Lai đồng một thân: Undifferentiated faculties, being the same one body as all Buddhas.

10) Vô ngại tế căn, vì thâm nhập mười trí lực của Như Lai: Unobstructed faculties, deeply penetrating the ten powers of the enlightened.

Mười Chân Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa nghiêm, Phẩm 38, chư đại Bồ Tát có mười chưn. Chư Bồ Tát an trụ trong những pháp nầy thời được những chưn vô thượng tối thắng của Đức Như Lai, khi cất chưn một bước là có thể đến khắp tất cả thế giới—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of feet of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme feet of Buddhas, which can reach all worlds in one step.

1) Chưn trì giới, vì đại nguyện thù thắng đều thành tựu viên mãn: The feet of discipline, fulfilling all higher aspirations.

2) Chưn tinh tấn, vì tích tập tất cả pháp Bồ Đề phần không thối chuyển: The feet of energy, assembling all of enlightenment without regreesing.

3) Chưn thần thông, vì tùy theo dục lạc của chúng sanh làm cho hoan hỷ: The feet of spiritual knowledge, gladdening all sentient beings according to their desires. 

4) Chưn thần lực, vì chẳng rời một cõi Phật mà qua đến tất cả cõi Phật: The feet of psychic powers, going to all Buddha-lands without leaving one Buddha-land. 

5) Chưn thâm tâm, vì nguyện cầu tất cả pháp thù thắng: The feet of determination, seeking all higher laws.

6) Chưn kiên thệ, vì tất cả việc làm đều rốt ráo: The feet of resolute commitment, fulfilling all their tasks.

7) Chưn tùy thuận, vì chẳng trái lời dạy của các bậc tôn túc: The feet of accord, not opposing the teachings of all the honorable.

8) Chưn lạc pháp, vì nghe và thọ trì tất cả pháp của chư Phật nói không mỏi lười: The feet of delight in truth, Tirelessly hearing and holding all teachings spoken by Buddhas.

9) Chưn pháp vũ, vì đại chúng thuyết pháp không khiếp nhược: The feet of rain of teaching, lecturing to the masses without timidity.

10) Chưn tu hành, vì tất cả các điều ác đều xa lìa: The feet of cultivation, getting rid of all evils.

Muời Chỗ An Trụ Của Chư Đại Bồ Tát:

 (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38): Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười chỗ an trụ của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được an trụ nhứt thiết trí vô thượng—According to The Flower Adornement Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of abiding of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can reach the Buddhas’ supreme abiding in omniscience.

1) An trụ tâm Bồ Đề, chưa từng quên mất: Abiding in the will for enlightenment, never forgetting it.

2) An trụ Ba La Mật, vì chẳng nhàm trợ đạo: Abiding in the transcendent ways, not tiring for fostering enlightenment.

3) An trụ thuyết pháp, vì tăng trưởng trí huệ: Abiding in the teaching of truth, increasing wisdom.

4) An trụ nơi bình thản vô tư, vì chứng đại thiền định: Abiding in dispassion, realizing great meditational concentration.

5) An trụ tùy thuận—Abiding in conformity to:

· Nhứt thiết trí: Universal knowledge.

· Đầu đà: Austerity.

· Tri túc: Contentment.

· Điều tiết trong ăn, mặc, và ở: Moderation in food, clothing, and dwelling.

· Diệt bỏ những điều ác: Getting rid of evil.

· Few desires mean few concerns: Thiểu dục thiểu sự.

6) An trụ thâm tín, vì gánh vác chánh pháp: Abiding in deep faith, bearing the true Teaching.

7) An trụ thân cận các Đức Như Lai, vì học Phật oai nghi: Abiding in the company of the enlightened, to learn the conduct of Buddhas.

8) An trụ xuất sanh thần thông, vì viên mãn đại trí: Abiding in generation of spiritual powers, to fulfill great knowledge.

9) An trụ đắc nhẫn, vì viên mãn thọ ký: Abiding in attainment of acceptance, fulfilling the forcast of enlightenment.

10) An trụ đạo tràng, vì đầy đủ thập lực, vô úy và tất cả Phật pháp: Abiding in the site of enlightenment, fulfilling powers, fearlessness, and all aspects of Buddhahood.

Mười Chỗ Nằm Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38, có mười chỗ nằm của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong mười chỗ nằm nầy thời được chỗ nằm đại pháp vô thượng của Như Lai, đều có thể khai ngộ tất cả chúng sanh—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of reclining of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can atain the supreme reclining of the great teaching of Buddhas and be able to awaken all sentient beings.

1) Chỗ nằm tịch tịnh, vì thân tâm yên lặng: The reclining of silent tranquility, because of practicing in accord with principle.

2) Chỗ nằm thiền định, vì tu hành đúng lý: The reclining of meditation, because of practicing in accord with the truth.

3) Chỗ nằm tam muội, vì thân tâm nhu nhuyễn: The reclining of concentration, because of body and mind being supple.

4) Chỗ nằm thiện nghiệp, vì về sau chẳng ăn năn: The reclining of good works, because of not having regrets afterward.

5) Chỗ nằm Phạm thiên, vì chẳng não hại mình và người: The reclining of Brahma, because of not disturbing self or others. 

6) Chỗ nằm chánh tín, vì chẳng bị khuynh động: The reclining of true faith, because of being unshakable.

7) Chỗ nằm chánh đạo, vì thiện hữu khai giác: The reclining of the right path, because of awakening by good companions.

8) Chỗ nằm diệu nguyện, vì thiện xảo hồi hướng: The reclining of sublime aspirations, because of skillful dedication.

9) Chỗ nằm tất cả việc đều xong, vì việc làm đều hoàn mãn: The reclining of completion of all tasks, because of having accomplished all that is to be done.

10) Chỗ nằm bỏ qua những công dụng vì tất cả đều quen thuộc: The reclining of relinquishment of all effort, because of thorough training.

Mười Chỗ Ngồi Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38, có mười chỗ ngồi của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ nơi mười chỗ ngồi nầy thời được chỗ ngồi chánh giác vô thượng của Đức Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of sitting of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the Budhas’ supreme sitting of true awareness.

1) Chỗ ngồi chuyên luân vương, vì phát khởi mười thiện đạo: The sitting of universal mornarchs, promoting all vrituous behavior.

2) Chỗ ngồi Tứ Thiên vương, vì ở tất cả thế gian tự tại an lập Phật pháp: The sitting of guardian deities, independently establishing the Buddha teaching in all worlds.

3) Chỗ ngồi Đế Thích, vì làm thắng chủ cho tất cả chúng sanh: The sitting of Indra, king of gods, being superior lords of all sentient beings.

4) Chỗ ngồi Phạm vương, vì ở người và mình tâm đều được tự tại: The sitting of Brahma, being in control of their own and others’ minds.

5) Chỗ ngồi sư tử, vì hay thuyết pháp: The sitting of lions, being able to expound the truth.

6) Chỗ ngồi chánh pháp, vì dùng sức tổng trì biện tài mà khai thị: The sitting of right teaching, holding forth by means of mental command and intellectual powers.

7) Chỗ ngồi kiên cố, vì thệ nguyện rốt ráo: Steadfast sitting, Vowing to reach the ultimate end.

8) Chỗ ngồi đại từ, vì làm cho các chúng sanh hung dữ đều hạnh phúc: The sitting of great benevolence, bringing happness to all evil sentient beings.

9) Chỗ ngồi đại bi, vì nhẫn chịu tất cả đau khổ chẳng mỏi nhàm: The sitting of great compassion, tirelessly enduring all pains.

10) Chỗ ngồi kim cang, vì hàng phục ma quânngoại đạo: Adamantine sitting, Conquering demons and false teachers.

Mười Chỗ Sở Hành Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười chỗ sở hành của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được chỗ sở hành đại trí huệ vô thượng của Đức Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of sphere of action of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can reach the supreme sphere of action of great wisdom of Buddhas.

1) Dùng chánh niệm làm chỗ sở hành, vì đầy đủ niệm xứ: They take right mindfulness as their sphere of action, as they fulfill the points of mindfulness.

2) Dùng những xu hướng làm chỗ sở hành, vì xu hướng pháp chánh giác: They take all realms of beings as their sphere of action, as they become truly aware of this implications of the Teaching.

3) Dùng trí huệ làm chỗ sở hành, vì được Phật hoan hỷ: They take wisdom as their sphere of action, gaining the joy of Buddhas.

4) Dùng Ba La Mật làm chỗ sở hành, vì đầy đủ nhứt thiết chủng trí: They take the transcendent ways as their sphere of action, as they fulfill omniscience.

5) Dùng tứ nhiếp pháp làm chỗ sở hành, vì nhờ đó mà giáo hóa chúng sanh: They take the four integrative practices as their sphere of action, as they educate sentient beings.

6) Dùng sanh tử làm chỗ sở hành, vì chứa nhóm thiện căn: They take birth and death as their sphere of action, as they accumulate roots of goodness.

7) Dùng sự nói chuyện đùa tạp với chúng sanh làm chỗ sở hành, vì tùy nghi giáo hóa và khiến cho chúng sanh được giải thoát: They take bantering with all sentient beings as their sphere of action, as they teach them according to their needs and cause them to become free.

8) Dùng thần thông làm chỗ sở hành, vì biết cảnh giới các căn của tất cả chúng sanh: They take spiritual powers as their sphere of action, as they know the realms of the senses of all sentient beings.

9) Dùng phương tiện thiện xảo làm chỗ sở hành, vì tương ưng với Bát Nhã Ba La Mật: They take skill in means as their sphere of action, uniting them with transcendent wisdom.

10) Dùng đạo tràng làm chỗ sở hành, vì thành nhứt thiết trí mà chẳng dứt hạnh Bồ Tát: They take the site of enlightenment as their sphere of action, as they attain universal knowledge, without stopping the practices of Enlightening Beings.

Mười Chỗ Sở Trụ Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười chỗ sở trụ của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được chỗ sở trụ vô ngại vô thượng của Như Lai—According to The Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of abode of Great Enlightening Beings.  Enlightening Beings who abide by these can reach the supreme abode of Buddhas where there is no obstruction.

1) Dùng đại từ làm chỗ sở trụ, vì tâm bình đẳng với tất cả chúng sanh: The abode of great goodwill, being impartial toward all sentient beings.

2) Dùng đại bi làm chỗ sở trụ, vì chẳng khinh người chưa học: The abode of great compassion, not slighting the uncultivated.

3) Dùng chỗ đại hỷ làm chỗ sở trụ, vì rời tất cả ưu não: The abode of great joy, aloof from all vexations.

4) Dùng đại xả làm chỗ sở trụ, vì nơi hữu vi vô vi đều bình đẳng: The abode of great equanimity, regarding the created and uncreated equally.

5) Dùng tất cả Ba La Mật làm chỗ sở trụ, vì lấy Bồ Đề tâm làm đầu: The abode of transcendent ways, being led by the aspiration for enlightenment.

6) Dùng nhứt thiết không làm chỗ sở trụ, vì thiện xảo quán sát: The abode of universal emptiness, by virtue of skillful analysis.

7) Dùng vô tướng làm chỗ sở trụ, vì chẳng ra hỏi chánh vị: The abode of signlessness, not leaving the absolute state.

8) Dùng vô nguyện làm chỗ sở trụ, vì quán sát thọ sanh: The abode of wishlessness, examining the experience of taking on life.

9) Dùng niệm huệ làm chỗ sở trụ, vì nhẫn pháp thành tựu viên mãn: The abode of recollection and awareness, by virtue of full development of recognition of truth.

10) Dùng tất cả pháp bình đẳng làm chỗ sở trụ, vì được thọ ký: The abode of equality of all things, by virtue of having gained the prediction of Budhahood.

Mười Công Đức Của Tu Tập Thân Hành Niệm: Ten merits od the cultivation of the mindfulness of the body—Theo Kinh Tu Tập Thân Hành Niệm trong Trung Bộ, tu tập thân hành niệm là khi đi biết rằng mình đang đi; khi đứng biết rằng mình đang đứng; khi nằm biết rằng mình đang nằm; khi ngồi biết rằng mình đang ngồi. Thân thể được xử dụng thế nào thì mình biết thân thể như thế ấy. Sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và các tư duy về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy mà nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất và định tĩnh. Như vậy là tu tập thân hành niệm. Có mười công đức của tu tập Thân Hành Niệm—According to the Kayagatasati-Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha, cultivation of mindfulness of the body means when walking, a person understands that he is walking; when standing, he understands that he is standing; when sitting, he understands that he is sitting; when lying, he understands that he is lying. He understands accordingly however his body is disposed. As he abides thus diligent, ardent, and resolute, his memories and intentions based on the household life are abandoned. That is how a person develops mindfulness of the body. There are ten merits of the cultivation of the mindfulness of the body:

1) Lạc bất lạc được nhiếp phục, và bất lạc không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên; khiếp đảm sợ hãi được nhiếp phục, và khiếp đảm sợ hãi không nhiếp phục được vị ấy, và vị ấy luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm sợ hãi được khởi lên: One becomes a conqueror of discontent and delight, and discontent does not conquer oneself; one abides overcoming discontent whenever it arises.

2) Vị ấy kham nhẫn được lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, mặt trời, các loài rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận: One becomes a conqueror of fear and dread, and fear and dread do not conquer oneself; one abides overcoming fear and dread whenever they arise.

3) Vị ấy có khả năng chịu đựng được những cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, thô bạo, chói đau, bất khả ý, bất khả ái, đưa đến chết điếng: One bears cold and heat, hunger and thirst, and contact with gadflies, mosquitoes, wind, the sun, and creeping things; one endures ill-spoken, unwelcome words and arisen bodily feelings that are painful, racking, sharp, piercing, disagreeable, distressing, and menacing to life. 

4) Tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, vị ấy chứng được Tứ Thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại lạc trú: One obtains at will, without trouble or difficulty, the four jhanas that constitute the higher mind and provide a pleasant abiding here and now.

5) Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình biến đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay chạm và rờ mặt trăngmặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể thân có thần thông bay cho đến Phạm Thiên; với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiênloài người, ở xa hay ở gần: One wields the various kinds of supernormal power: having been one, he becomes many; having been many, he becomes one; he appears and vanishes; he goes unhindered through a wall, through an enclosure, through a mountain as though through space; he dives in and out of the earth as though it were water; he walks on water without sinking as though it were earth; seated cross-legged, he travels in space like a bird; with his hand he touches and strokes the moon and sun so powerful and mighty; he wields bodily mastery even as far as the Brahma-world.

6) Với tâm của vị ấy, vị ấy biết tâm của các chúng sanh, các loại người; tâm có tham, biết tâm có tham; tâm không tham, biết tâm không tham; tâm có sân, biết tâm có sân; tâm không sân, biết tâm không sân; tâm có si, biết tâm có si; tâm không si, biết tâm không si; tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú; tâm tán loạn, biết tâm tán loạn; tâm đại hành, biết tâm đại hành; tâm không đại hành, biết tâm không đại hành; tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng, biết tâm vô thượng; tâm thiền định, biết tâm thiền định; tâm không thiền định, biết tâm không thiền định; tâm giải thoát, biết tâm giải thoát; tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát: One understands the minds of other beings, of other persons, having encompassed them with one’s own mind. He understands the mind of other beings, of other persons, having encompassed them with his own mind. He understands a mind affected by lust as affected by lust and a mind unaffected by lust; he understands a mind affected by hate as affected by hate and a mind unaffected by hate as unaffected by hate; he understands a mind affected by delusion as affected by delusion and a mind unaffected by delusion as unaffected by delusion; he understands a contracted mind as contracted and a distracted mind as distracted mind; he understands an exalted mind as exalted and an unexalted mind as unexalted; he understands a surpased mind as surpassed and an unsurpassed as unsurpassed; he understands a concentrated mind as concentrated and an unconcentrated mind as unconcentrated; he understands a liberated mind as liberated and an unliberated mind as unliberated.

7) Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời, vân vân, vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ với các nét đại cương và các chi tiết: One recollects one’s manifold past lives, that is, one birth, two births…, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many aeons of world-contraction, many aeons of world-expansion, many aeons of world-contraction and expansion: “There I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my nutriment, such my experience of pleasure and pain, such my life-term; and passing away from there, I reapppeared elsewhere; and there too I was so named, of such an appearance, such was my nutriment, such my experience of pleasure and pain, such my life-term; and passing away from there, I reappeared here. Thus with their aspects and particulars one recollects one’s manifold past lives. 

8) Với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, vị ấy thấy sự sống và sự chết của chúng sanh: With the divine eye, which is purified and surpasses the human. 

9) Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, nguời đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ: One sees beings passing away and reappearing, inferior and superior, fair and ugly, fortunate and unfortunate, and one understands how beings pass on according to their actions.

10) Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri với thượng trí, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc: By realizing for oneself with direct knowledge, one here and now enters upon and abides in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints.

Mười Công Đức Lớn Thanh Tịnh Hoàn Toàn Rời Lỗi Của Chư Phật: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 33, có mười công đức lớn hoàn toàn rời lỗi thanh tịnh của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 33, there are ten kinds of great virtue that are impeccably pure of all Buddhas.

1) Chư Phật đủ oai đức lớn rời lỗi thanh tịnh: All Budhas are endowed with great spiritual powers, impeccably pure.

2) Chư Phật đều sanh nơi nhà tam thế Như Lai, chủng tộc điều thiện rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas are born in the families of the enlightened ones of past, present and future, of people harmonious and good, impeccably pure.

3) Chư Phật vĩnh viễn tế tâm vô sở trụ, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas’ minds are free from obsession forever, impeccably pure.

4) Chư Phật nơi pháp tam thế đều vô sở trước, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas are free from attachment to anything in the past, present and future, impeccably pure.

5) Chư Phật biết những loại tánh, đều là một tánh, không từ đâu đến, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas know all kinds of natures are one nature, coming from nowhere, impeccably pure.

6) Chư Phật từ quá khứ đến hiện tại vị lai phước đức vô tận đồng với pháp giới, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas’ virutes, past, present and future, are inexhaustible, equal to the cosmos, impeccably pure.

7) Chư Phật vô biên thân tướng khắp mười phương cõi, tùy thời điều phục tất cả chúng sanh, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas’ boundless physical forms pervade all lands of the ten directions, teaching all sentient beings at the appropriate time, with impeccable purity.

8) Chư Phật được bốn đức vô úy lìa những khủng bố, ở trong chúng hội đại sư tử hống, phân biệt rành rẽ tất cả các pháp, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas acquire the fourfold fearlessness, are free from all fears, and roar the grat lion’s roar among the masses, clearly discerning all things, impeccably pure.

9) Chư Phật trong vô lượng kiếp nhập niết bàn, chúng sanh nghe danh hiệu được phước vô lượng như Phật hiện tại công đức không khác, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas enter final nirvana in untold ages, and when sentient beings hear their names they gain immeasurable benefit, same as if the Buddhas were presently existing, impeccably pure.

10) Chư Phật ở xa trong vô lượng thế giới, nếu có chúng sanh nhứt tâm chánh niệm thời đều được thấy, rời lỗi thanh tịnh: All Buddhas though in untold distant worlds, can be seen by sentient beings who correctly meditate on them single-mindedly, impeccably pure.

Mười Cung Điện Của Chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38): Ten kinds of palace of great enlightening beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38)—Chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được pháp quán đảnh nơi tất cả thế gian thần lực tự tại—Enlightening Beings who abide by these can attain coronation by truth and freedom of spiritual powers in all worlds.

1) Bồ Đề tâm là cung điện của Bồ Tát vì hằng không quên mất: The determination is a palace of Enlightening Beings because they never forget it.

2) Thập thiện nghiệp đạo phước đức trí huệ là cung điện của Bồ Tát vì giáo hóa chúng sanh cõi dục: The blessing and wisdom of virtuous conduct are a palace for Enlightening Beings because they civilize sentient beings in the realm of desire.

3) Tứ phạm trụ thiền định là cung điện của Bồ Tátgiáo hóa chúng sanh cõi sắc: The meditative concentrations of pure benevolence, compassion, joy, and equanimity are a palace of Enlightening Beings because they teach the sentient beings in the realm of form.

4) Sanh Tịnh Cư Thiên là cung điện của Bồ Tát, vì tất cả phiền não chẳng nhiễm: Birth in the heaven of pure abodes is a palace of Enlightening Beings because no afflictions can affect them.

5) Sanh vô sắc giới là cung điện của Bồ Tát vì khiến tất cả chúng sanh lìa chỗ nạn: Birth in the formless realm is a palace of Enlightening Beings because they enable sentient beings to escape difficult situations.

6) Sanh vào thế giới tạp nhiễm là cung điện của Bồ Tát, vì khiến tất cả chúng sanh dứt phiền não: Birth in the world of defilement is a palace of Enlightening Beings because they enable all sentient beings to cut off afflictions.

7) Thị hiệnnội cung thê tử quyến thuộc là cung điện của Bồ Tát, vì thành tựu chúng sanh đồng hạnh thuở xưa: Appearing to abide in a mansion with spouse, children, and retinue, is a palace of Enlightening Beings, because they develop their past associates.

8) Thị hiện ở ngôi luân vương, tứ thiên vương, đế thích, phạm vương là cung điện của Bồ Tát, vì điều phục chúng sanh tâm tự tại: Appearing to dwell in the rank of ruler, celestial world guardian, Indra, or Brahma is a palace of Enlightening Beings, in order to tame beings with the mentality of controllers.

9) Tất cả Bồ Tát hạnh du hí thần thông đều được tự tại là cung điện của Bồ Tát, vì giỏi du hí các thiền, giải thoát, tam muội trí huệ: Persisting in all practices of Enlightening Beings, freely exercising spiritual powers and attaining mastery of them all, is a palace of enlightening beings because they autonomously and skillfully exercise the knowledge of meditations, liberations, and concentrations.

10) Tất cả chư Phật thọnhứt thiết trí, quán đảnh tự tại vô thượng là cung điện của Bồ Tát, vì trụ thập lực trang nghiêm, làm việc tự tại của Pháp Vương: The guarantee that all Buddhas receive of coronation as a mornach of all knowledge, supremely independent, is a palace of Enlightening Beings because they abide among the adornments of the ten powers and perform the autonomous deeds of all mornachs of truth.

Mười Cửa Giải Thoát Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười cửa giải thoát của chư Đại Bồ tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được môn giải thoát vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of doors of liberation of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme door of liberation of Buddhas.

1) Môn giải thoát một thân cùng khắp tất cả thế giới: Pervading all worlds with one body.

2) Môn giải thoát thị hiện vô lượng những loại sắc tướng nơi tất cả thế giới: Showing infinite various forms in all worlds.

3) Môn giải thoát đem tất cả thế giới vào một cõi Phật: Putting all worlds in one Buddha-field.

4) Môn giải thoát khắp gia trì tất cả chúng sanh giới: Universally supporting all realms of sentient beings.

5) Môn giải thoát dùng thân trang nghiêm của tất cả Phật đầy khắp tất cả thế giới: Filling all worlds with the adornment bodies of all Buddhas.

6) Môn giải thoát trong thân mình thấy tất cả thế giới: Seeing all worlds in one’s own body.

7) Môn giải thoát trong một niệm qua tất cả thế giới: Seeing all worlds through one thought.

8) Môn giải thoát thị hiện tất cả Như Lai xuất thế: Showing the emergence of all Buddhas in one world.

9) Môn giải thoát một thân đầy khắp cả pháp giới: Filling all worlds with one body.

10) Môn giải thoát trong một niệm thị hiện tất cả Phật du hí thần thông: Showing the free play of spiritual powers of all Buddhas in a single instant.

Mười Danh Hiệu Đại Trượng Phu Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, sau khi thành tựu tu tập mười đạo xuất sanh Phật pháp, chư Bồ Tát sẽ đạt được mười danh hiệu đại trượng phu—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, after accomplishing cultivating ten ways of generating the qualities of Buddhahood, Enlightening Beings will attain these ten appellations of greatness (See ten ways of generating the qualities of Buddhahood).

1) Hiệu là Bồ Đề Tát Đỏa, vì do Bồ Đề trí sanh ra: They are called Beings of Enlightenment because they are born of knowledge of enlightenment.

2) Hiệu là Ma Ha Tát Dỏa vì an trụ trong Đại Thừa: They are called Great Beings because they dwell in the Great Vehicle.

3) Hiệu là Đệ Nhứt Tát Đỏa, vì chứng pháp đệ nhứt: They are called Foremost Beings because they realize the foremost truth.

4) Hiệu là Thắng Tát Đỏagiác ngộ pháp thù thắng: They are called Superior Beings because they are aware of high laws.

5) Hiệu là Tối Thắng Tát Đỏa, vì trí huệ tối thắng: They are caled Supreme Beings because their knowledge is supreme.

6) Hiệu là vô thượng Tát Đỏa, vì khai thị pháp vô thượng: They are called Exalted Beings because they reveal the unexcelled teaching.

7) Hiệu là Lực Tát Đỏa, vì biết rộng thập lực: They are called Beings of Power because they have extensive knowledge of the ten powers.

8) Hiệu là Vô Đẳng Tát Đỏa, vì thế gian không sánh được: They are called Incomparable Beings because they have no peer in the world.

9) Hiệu là Bất Tư Nghì Tát Đỏa, vì nơi một niệm mà Thành Phật: They are called Inconceivable Beings because they become Buddhas in an instant.

10) Chư Bồ Tát được danh hiệu nầy thời được thành tựu Bồ Tát Đạo: Enlightening beings win these appellations accomplish the Paths of Enlightening Beings.

Mười Danh Hiệu Phật: See Ten epithets of a Buddha, and Thập Hiệu.

Mười Đà La Ni: See Thập Chủng Đà La Ni.

Mười Đại Sự Rốt Ráo Của Chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38). Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được sự rốt ráo đại trí huệ vô thượng Bồ Đề—Ten ultimate great tasks of Great Enlightening Beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38). Enlightening Beings who abide by these can accomplish the ultimate great task of the knowledge of unexcelled complete perfect enlightenment.

1) Rốt ráo cung kính cúng dường tất cả Như Lai: Honor and provide for all Buddhas.

2) Rốt ráo tùy nghĩ nhớ đến chúng sanh nào có thể cứu hộ: Be able to save all sentient beings they think of.

3) Rốt ráo chuyên cầu tất cả Phật pháp: To single-mindedly seek all facets of Buddhahood.

4) Rốt ráo chứa nhóm tất cả thiện căn: Accumulate all roots of goodness.

5) Contemplate all Buddha teachings: Rốt ráo tư duy tất cả Phật pháp.

6) Rốt ráo đầy đủ tất cả thệ nguyện: Fulfill all vows.

7) Rốt ráo thành tựu tất cả hạnh Bồ Tát: Accomplish all enlightening practices.

8) Rốt ráo phụng sự tất cả thiện tri thức: Serve all genuine teachers.

9) Rốt ráo qua đến thế giới của chư Phật: Visit the Buddhas in all worlds.

10) Rốt ráo nghe và thọ trì chánh pháp của chư Phật: Hear and remember the true teachings of all Buddhas.

Mười Đạo Của Chư Bồ Tát: Mười đạo của chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38). Chư Bồ Tát an trụ trong mười đạo nầy thời được đạo phương tiện thiện xảo vô thượng của tất cả Như Lai—Ten kinds of path of Great Enlightening Beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38). Enlightening Beings who abide by these ten paths can attain the path of unexcelled skill in means of all Buddhas.

1) Nhứt đạo là Bồ Tát đạo, vì chẳng bỏ Bồ Đề tâm độc nhứt: One path is a Path of Enlightening Beings because they do not give up the sole determination for enlightenment.

1) Nhị đạoBồ Tát đạo, vì xuất sanh trí huệphương tiện: Two paths are a Path of Enlightening Beings because they develop wisdom and skill in means.

2) Tam đạoBồ Tát đạo vì chư Bồ Tát thực hành những pháp sau đây—Three paths are a Path of Enlightening Beings because they practice the following dharmas:

a. Không: Emptiness.

b. Vô tướng: Signlessness.

c. Vô nguyện: Wishlessness.

d. Chẳng nhiễm trước tam giới: Are not attached to the three worlds.

4) Tứ hạnhBồ Tát đạo—Four practices are a Path of Enlightening Beings:

a. Sám trừ tội chướng không thôi nghỉ: Ceaselessly removing the barriers of wrongdoing by repentance.

b. Tùy hỷ phước đức không thôi nghỉ Ceaselessly rejoicing in virtue.

c. Cung kính tôn trọng khuyến thỉnh Như Lai không thôi nghỉ: Ceaselessly honoring the enlightened and request them to teach.

d. Thiện xảo hồi hướng không thôi nghỉ: Skillfully practicing dedication ceaselessly.

5) Ngũ cănBồ Tát đạo—The five faculties are a Path of Enlightening Beings:

a. An trụ tịnh tín: They rest on pure faith, steadfast and imperturbable.

b. Khởi đại tinh tấn, việc làm rốt ráo: They generate great energy, finishing their tasks.

c. Một bề chánh niệm, không phan duyên khác lạ: They are single-minded in right collection, without wandering attention.

d. Khéo biết tam muội, nhập xuất phương tiện: They know the techniques for entering and emerging from concentration.

e. Hay khéo phân biệt cảnh giới trí huệ: They are able to distinguish spheres of knowledge.

6) Lục thôngBồ Tát Đạo—The six psychic powers are a Path of Enlightening Beings:

a. Thiên nhãn thấy rõ những hình sắc của tất cả thế giới, biết các chúng sanh chết đây sanh kia: With celestial eye they see all forms in all worlds and know where sentient beings die and are born.

b. Thiên nhĩ nghe rõ chư Phật thuyết pháp, thọ trì ghi nhớ, rộng vi chúng sanh tùy căn cơ để khai diễn: With the celestial ear they hear all Buddhas teaching, absorb and remember their teachings, and expound them widely to sentient beings according to their faculties.

c. Tha tâm thông hay biết tâm người tự tại vô ngại: With telepathic knowledge they are able to know the minds of others freely, without interference.

d. Túc mạng thông, nhớ biết rõ tất cả kiếp số quá khứ, thêm lớn căn lành: With recollection of past life they are able to remember all ages of the past and increase roots of goodness.

e. Thần túc thông, tùy theo những chúng sanh đáng được hóa độ, vì họ mà biến hiện nhiều thứ cho họ thích mến chánh pháp: With the power of psychic travel they are able to appear variously to beings capable of being enlightened, to induce them to delight in truth.

f. Lậu tận trí hiện chứng thực tế khởi Bồ Tát hạnh chẳng đoạn diệt: With knowledge of extinction of contamination they actually realize the ultimate truth, while carrying out the deeds of enlightening beings without ceases.

7) Thất niệmBồ Tát đạo—Seven remembrances are a Path of Enlightening Beings:

a. Niệm Phật ở một lỗ lông thấy vô lượng Phật khai ngộ tất cả tâm chúng sanh: They remember Buddhas because they see infinite Buddhas in a single pore opening the minds of all sentient beings.

b. Niệm Pháp, chẳng rời chúng hội của các Đức Như Lai: They remember the Teaching because they do not leave the assemblies of all Buddhas.

c. Ở trong chúng hội của tất cả Như Lai, thân thừa diệu pháp, tùy căn tánh dục lạc của các chúng sanhdiễn thuyết cho họ được ngộ nhập: They personally receive the sublime Teachings in the asemblies of all Buddhas and expounded to sentient beings according to their faculties, temperaments and inclinations, to enlighten them.

d. Niệm Tăng, luôn nối tiêp thấy không thôi dứt, nơi tất cả thế gian thấy Bồ Tát: They remember the harmonious Community because they continually see enlightening beings in all worlds.

e. Niệm xả, biết rất rõ tất cả Bồ tát hạnh xả tăng trưởng, tâm bố thí rộng lớn: They remember relinquishment because they know all enlightening beings’ practices of relinquishment increase magnanimous generosity.

f. Niệm giới, chẳng bỏ tâm Bồ Đề, đem tất cả thiện căn hồi hướng chúng sanh: They remember precepts because they do not give up the aspiration for enlightenment, and dedicate all roots of goodness to sentient beings.

g. Niệm thiên, thường ghi nhớ Bồ Tát Nhứt Tâm Bổ Xứ tại Đâu Suất Thiên cung: They remember heaven because they always keep in mind the enlightening beings in the heaven of happiness who are to become Buddhas in the next lifetime.

h. Niệm chúng sanh, trí huệ phương tiện giáo hóa điều phục đến khắp tất cả không gián đoạn: They remember sentient beings because they teach and tame them with wisdom and skill in means, reaching them all, without interruption.

8) Tùy thuận Bồ Đề Bát Thánh ĐạoBồ Tát đạo—Following the Holy Eightfold Path to Enlightenment is a Path of Enlightening Beings:

a. Thực hành đạo Chánh kiến, xa lìa tất cả tà kiến: They travel the path of right insight, getting rid of all false views.

b. Khởi chánh tư duy, bỏ vọng phân biệt, tâm thường tùy thuận nhứt thiết trí: They exercise right thought, abandoning arbitrary conceptions, their minds always follow universal knowledge.

c. Thường thực hành chánh ngữ, rời lỗi ngữ nghiệp, tùy thuận Thánh ngôn: They always practice right speech, getting rid of faults of speech and following the words of sages.

d. Hằng tu chánh nghiệp, giáo hóa chúng sanh, khiến cho họ được điều phục: They always cultivate right action, teaching sentient beings to make them peaceful and harmonious.

e. An trụ chánh mạng, đầu đà tri túc, oai nghi thẩm chánh, tùy thuận Bồ Đề, thực hành Thánh chủng, tất cả lỗi lầm đều rời hẳn: They abide by right livelihood, being frugal and content, careful and correct in behavior, eating, dressing, sleeping, eliminating evil, and practicing good, all in accord with enlightenment, forever getting rid of all faults.

f. Khởi chánh tinh tấn, siêng tu tất cả khổ hạnh của Bồ Tát, nhập thập lực của Phật không chướng ngại: They arouse right energy, diligently cultivating all difficult practices of enlightening beings, entering the ten powers of Buddhas without hindrances.

g. Tâm thường chánh niệm, đều có thể ghi nhớ tất cả những ngôn âm, trừ diệt tâm tán động của thế gian: Their minds always recollect correctly, able to remember all messages, eliminating all mundane distraction.

h. Tâm thường chánh định, khéo nhập môn Bồ tát bất tư nghì giải thoát, ở trong một tam muội xuất sanh tất cả môn tam muội: Their minds are always correctly concentrated, they enter the door of inconceivable liberation of enlightening beings, and in one concentration they produce all concentrations.

9) Nhập cửu thứ đệ địnhBồ Tát đạo—Entering the nine successive concentrations is a Path of Enlightening Beings:

a. Rời dục nhiễm sân hại mà dùng tất cả ngữ nghiệp thuyết pháp vô ngại: They detach from craving and ill-will, and expound the truth without inhibition in all they say.

b. Diệt trừ tư duy (giác), mà dùng tất cả trí tư duy (giác) giáo hóa chúng sanh: They extinguish thought and reflection, yet teach sentient beings with the thought and reflection of omniscience.

c. Dầu trừ quán sát, mà dùng tất cả trí quán sát giáo hóa chúng sanh: They extinguish reflection, yet teach sentient beings with the reflection of omniscience. 

d. Xả ly hỷ ái mà thấy tất cả chư Phật lòng rất hoan hỷ: They give up joy and emotion, yet they are most joyful when they see all Buddhas.

e. Rời thế gian lạc mà tùy thuận Bồ Tát đạo xuất thế lạc: They give up worldly enjoyments and follow the transcendent enjoyment of the Path of enlightening beings. 

f. Nhập sắc định mà chẳng bỏ thọ sanh nơi dục giới: They enter concentration in the realm of form, yet without abandoning life in the realm of desire.

g. Nhập vô sắc định mà chẳng bỏ thọ sanh nơi dục giớisắc giới: They are unshakable and enter formless concentration, yet without abandoning life in the realms of desire and form.

h. Dầu trụ trong diệt tưởng định, mà cũng chẳng dứt Bồ Tát hạnh: Though they abide in concentration in which all perceptions are extinguished, they do not stop the activity of enlightening beings.

i. Dầu trụ trong diệt thọ định, mà cũng chẳng dứt ồ Tát hạnh: Though they abide in concentration in which all sensations are extinguished, they do not stop the activity of enlightening beings.

10) Học thập Phật lựcBồ Tát đạo—Learning the ten powers is a Path of Enlightening Beings:

a. Trí khéo biết thị xứ phi xứ: Knowledge of what is so and what is not so.

b. Trí khéo biết nghiệp báo nhân quả, quá khứ, vị laihiện tại của tất cả chúng sanh: Knowledge of the causes and effects, deeds and consequences, past, future, and present, of all sentient beings.

c. Trí khéo biết căn cơ của tất cả chúng sanh chẳng đồng mà tùy nghi thuyết pháp: Knowledge of the differences in faculties of all sentient beings and explaining the truth to them as is appropriate.

d. Trí khéo biết tất cả chúng sanhvô lượng tánh: Knowledge of infinite different natures of sentient beings.

e. Trí khéo biết tất cả chúng sanh kiến giải sai biệt, mà làm cho họ nhập vào pháp phương tiện: Knowledge of differences in weak, middling, and superior understanding of all sentient beings, and means of introducing them to truth.

f. Trí biết khắp tất cả thế gian, tất cả cõi, tất cả tam thế, tất cả kiếp, hiện khắp hình tướng oai nghi của Như Lai, mà cũng chẳng bỏ việc làm của Bồ Tát: Knowledge of manifesting the appearance and conduct of Buddha throughout all worlds, all lands, all times, all ages, without abandoning the pactics of enlightening beings.

g. Trí khéo biết tất cả thiền, giải thoát, và các tam muội, hoặc cấu hoặc tịnh, thời cùng phi thời, chỉ là những phương tiện xuất sanh cho Bồ Tát giải thoát môn: Knowledge of all meditations, liberations, and concentrations, whether defiled or pure, timely or not, expediently producing door of liberation for enlightening beings.

h. Trí biết tất cả chúng sanh ở trong các loài chết đây sanh kia sai khác nhau: Knowledge of distinctions in all sentient beings’s death in one place and birth in another in the various states of existence.

i. Trí ở trong một niệm đều biết tam thế tất cả kiếp số: Instantaneous knowledge of all ages in past, present and future.

j. Trí khéo biết tất cả chúng sanh lạc dục, phiền não, nghi hoặc, tập khí đều diệt hết, mà chẳng rời bỏ hạnh Bồ Tát: Knowledge of extinction of all sentient beings’ deisres, compulsions, delusions, and habits, without abandoning the practices of Enlightening Beings.

Mười Đạo Ly Sanh Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười đạo ly sanh của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được pháp quyết định của Bồ Tát (see Ten qualities of Great Enlightening Beings)—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten Paths Of Emancipation Of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these will attain qualities of certainty of Enlightening Beings.

1) Xuất sanh Bát Nhã Ba La Mật, mà luôn quán sát tất cả chúng sanh: Evoking transcendent wisdom, yet always observing all sentient beings.

2) Xa rời những kiến chấpđộ thoát tất cả chúng sanh bị kiến chấp ràng buộc: Detaching from all views, yet liberating all sentient beings bound by views.

3) Chẳng tưởng niệm tất cả tướng, mà chẳng bỏ tất cả chúng sanh chấp tướng: Not minding any appearances, yet not abandoning sentient beings attached to appearances.

4) Siêu quá tam giới, mà thường ở tại tất cả thế giới: Transcending the triple world, yet always being in all worlds.

5) Rời hẳn phiền não, mà ở chung với tất cả chúng sanh: Forever leaving afflictions, yet living together with all sentient beings.

6) Đắc pháp ly dụcthường dùng đại bi thương xót tất cả chúng sanh nhiễm trước dục lạc: Attaining desirelessness, yet always most compassionately pitying all sentient beings attached to desires.

7) Thường thích tịch tịnh, mà luôn thị hiện tất cả quyến thuộc: Always enjoying tranquility and serenity, yet always appearing to be in company.

8) Rời sanh thế gian, mà chết đây sanh kia khởi hạnh Bồ Tát: Being free from birth in the world, yet dying in one place and being reborn in another, carrying on the activities of enlightening beings.

9) Chẳng nhiễm tất cả pháp thế gian, mà chẳng dứt tất cả việc làm của thế gian: Not being affected by any worldly things, yet not stopping work in the world.

10) Chư Phật Bồ Đề đã thị hiện ra trước mà chẳng bỏ tất cả hạnh nguyện của Bồ Tát: Actually realizing full enlightenment, yet not abandoning the vows and practices of Enlightening Beings.

Mười Đạo Trang Nghiêm Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười đạo trang nghiêm của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được đạo đại trang nghiêm vô thượng của Như Lai, cũng chẳng bỏ Bồ Tát Đạo—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of way of adornment of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme way of great adornment of Buddhas, without leaving the Ways of Enlightening Beings.

1) Đại Bồ Tát chẳng rời dục giới mà nhập sắc giới, vô sắc giới thiền định, giải thoát và các tam muội, cũng chẳng nhơn đây mà thọ sanh: Without leaving the realm of desire, they enter the meditations, liberations, , and trances of the realms of form and formlessness, yet they are not thereby born in those realms.

2) Trí huệ hiện tiền nhập Thanh Văn đạo, nhưng chẳng do đạo nầy mà chứng lấy quả xuất ly: Their knowledge appears to enter the path of personally liberated saints, yet they do not take emancipation by this route.

3) Trí huệ hiện tiền nhập Bích Chi Phật đạo, mà phát khởi đại bi chẳng thôi dứt: Their knowledge appears to enter the path of individual illumination, yet they do not cease to generate great compassion.

4) Dầu có quyến thuộc nhơn thiên vây quanh, trăm ngàn thể nữ ca múa hầu hạ, mà chưa từng tạm bỏ thiền định, giải thoát, và các tam muội: Though they have human and celestial retinues surrounding them, hundreds and thousands of concubines and troupes of singers and dancers, they never for a moment leave meditation, liberation, and concentration.

5) Cùng tất cả chúng sanh thọ những dục lạc, cùng nhau vui đùa, mà vẫn chưa từng tạm trong một niệm rời bỏ Bồ Tát bình đẳng tam muội: They take part in amusements and expeirence pleasure and happiness with all sentient beings, but they never for a moment leave the concentration of equanimity of Enlightening Beings.

6) Đã đến bỉ ngạn, không còn chấp trước thế gian pháp, mà cũng chẳng bỏ hạnh cứu độ chúng sanh: They have already transcended all worlds and have no attachments to anything, yet they do not abandon efforts to liberate sentient beings.

7) An trụ trong chánh đạo, chánh tríchánh kiến, mà hay thị hiện vào tất cả tà đạo, chẳng lấy làm thiệt, chẳng chấp làm tịnh, làm cho chúng sanh đó xa rời tà pháp: They live by the right path, right knowledge, and right insight, yet they can appear to enter false paths, without taking them to be true or pure, to cause the sentient beings involved in them to abandon false principles.

8) Thường khéo hộ trì tịnh giới của Như Lai, ba nghiệp thân, khẩu, ý không lầm lỗi, vì muốn giáo hóa chúng sanh phạm giới nên thị hiện làm tất cả hạnh phàm phu. Dầu đã đầy đủ phước đức thanh tịnh trụ bực Bồ Tát, mà thị hiện sanh nơi tất cả địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, cùng những chỗ hiểm nạn bần cùng, làm cho những chúng sanh đó đều được giải thoát. Kỳ thật, Bồ Tát chẳng sanh vào những loài đó: They always maintain the Buddha’s pure precepts, and their thoughts, words, and deeds are faultless, but because they want to edify immoral sentient beings, they appear to perform the acts of ordinary ignorant people; though they are already filled with pure virtues and abide in the course of Enlightening Beings, yet they appear to live in such realms as hells, animality, ghosthood, and in difficulty and poverty, in order to enable the beings therein to gain liberation; really the Enlightening Beings are not born in those states.

9) Chẳng do người dạy mà được vô ngại biện, trí huệ quang minh, có thể chiếu rõ khắp cả Phật pháp, được thần lực của tất cả Như Lai hộ trì đồng một pháp thân với tất cả chư Phật, thành tựu tất cả pháp kiên cố, bí mật, minh tịnh của bực đại nhân, an trụ những thừa giải thoát bình đẳng, cảnh giới chư Phật đều hiện ra, đầy đủ tất cả thế trí quang minh, soi thấy tất cả chúng sanh giới, có thể vì chúng sanh mà làm tri pháp sư, thị hiện cầu chánh pháp không thôi dứt, dầu thật làm vô thượng sư cho chúng sanhthị hiện tôn kính a-xà-lê. Vì đại Bồ Tát thiện xảo phương tiện trụ Bồ Tát đạo, tùy theo sở nghi đều vì chúng sanhthị hiện: Without being taught by another, they attain unhindered intellect and the light of knowledge, are able to illumine and understand all Buddha teachings, are sustained by the spiritual power of all Buddhas, are one of the same body of reality with all Buddhas, accomplish all incorruptible mystic states of clarity and purity of great people, abide in all equal vehicles of liberation, are aware of all spheres of Buddhahood, are endowed with the light of all worldly knowledge, and clearly see all realms of sentient beings; they are able to be truth-knowing teachers for sentient beings, yet they make the appearance of ceaseless search for truth; though they are actually unexcelled teachers of sentient beings, they show respect to preceptors and religious mentors, because great enlightening beings, by skillful expedients, abide in the path of enlightening beings, yet manifest whatever is necessary.

10) Đạo trang nghiêm thứ mười—The tenth way of adornment:

(A)

a. Thiện căn đầy đủ: Their roots of goodness are sufficient.

b. Công hạnh rốt ráo: Their practices are completed.

c. Tất cả Như Lai cùng chung quán đảnh: They are coronated by all Buddhas together.

d. Đến bỉ ngạn tất cả pháp tự tại: Reach the furthest extent of mastery of all the teachings.

e. Lụa pháp vô ngại dùng đội trên đầu: Their heads crowned with the turban of the state of nonobstruction.

f. Thân hình đến khắp tất cả thế giới, hiện khắp thân vô ngại của Như Lai: Their bodies reach all worlds and everywhere they show the body of Buddha that has no resistance.

g. Nơi pháp tự tại rốt ráo tối thượng: Masters of the teachings, they attain supreme fulfillment.

h. Chuyển pháp luân vô ngại thanh tịnh: Turn the unimpeded pure wheel of teaching.

i. Tất cả pháp tự tại của Bồ Tát đều đã thành tựu: They have already accomplished all manner of freedom of enlightening beings.

(A) Nhưng vì chúng sanh nên thị hiện thọ sanh nơi tất cả các quốc độ: But for the sake of sentient beings they appear to be born in all lands.

(B) Đồng một cảnh với tất cả chư Phật trong ba đời: They are in the same realm as all Buddhas.

a. Nhưng vẫn chẳng phế hạnh Bồ Tát: Yet they do not abandon the practices of Enlightening Beings.

b. Chẳng bỏ pháp Bồ Tát: Yet they do not give up the principles of Enlightening Beings.

c. Chẳng xao lãng nghiệp Bồ Tát: Yet they do not neglect the works of enlightening beings.

d. Chẳng rời đạo Bồ Tát: Yet they do not leave the path of Enlightening Beings.

e. Chẳng lơi oai nghi Bồ Tát: Yet they do not slacken the conduct of Enlightening Beings.

f. Chẳng dứt những chấp thủ của Bồ Tát: Yet they do not cut off the grasping of Enlightening Beings.

g. Chẳng thôi phương tiện thiện xảo Bồ Tát: Yet they do not cease the skillful methods of Enlightening Beings.

h. Chẳng tuyệt việc làm của Bồ Tát: Yet they do not stop doing the tasks of enlightening beings.

i. Chẳng nhàm hoạt động phát triển của Bồ Tát: Yet they do not tire of the developmental activities of Enlightening Beings.

j. Chẳng dừng sức trụ trì của Bồ tát: Yet they do not put an end to sustaining power of Enlightening Beings.

(C) Tại sao?—Why? Vì Bồ Tát muốn mau chóng chứng vô thượng Bồ Đề nên—Because Enlightening Beings want to quickly realize unexcelled, complete perfect enlightenment, so:

a. a. Quán môn nhứt thiết trí: They examine the ways of access to omniscience.

b. Tu hạnh Bồ tát không thôi nghỉ: Cultivate the practices of Enlightening Beings unceasingly.

Mười Đạo Xuất Sanh Phật Pháp Của Chư Đại Bồ Tát (Kinhy Hoa Nghiêm—Phẩm 38). —Ten ways of generating the qualities of Buddhahood of Great Enlightening Beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38). Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được mười danh hiệu đại trượng phu (see Ten appellations of greatness)—Enlightening Beings who abide by these will gain ten appellations of greatness.

1) Tùy thuận thiện hữu là đạo xuất sanh Phật pháp, vì họ đồng gieo căn lành: Following good friends is a way of generating qualities of Buddhahood, because they plant roots of goodness together.

2) Thâm tâm tin hiểu là đạo xuất sanh Phật pháp, vì biết Phật tự tại: Profound devotion is a way of generating qualities of Buddhahood, because they know the masteries of Buddhas.

3) Phát thệ nguyện lớn là đạo xuất sanh Phật pháp, vì tâm họ rộng rãi: Making great vows is a way of generating qualities of Buddhahood, because their minds become broad.

4) Nhẫn thọ thiện căn của mình là đạo xuất sanh Phật pháp, vì biết nghiệp chẳng mất: Recognizing their own roots of goodness ia a way of generating qualities of Buddhahood, because they know their action is not wrong.

5) Tất cả kiếp tu hành không nhàm đủ là đạo xuất sanh Phật pháp, vì biết đến tột thuở vị lai: Tirelessly cultivating practice in all ages is a way of generating qualities of Buddhahood, because it comprehends the future.

6) Vô số thế giới đều thị hiện là đạo xuất sanh Phật pháp, vì thành thục chúng sanh: Appearing in countless worlds is a way of generating qualities of Buddhahood, by maturing sentient beings.

7) Chẳng dứt Bồ Tát hạnh là đạo xuất sanh Phật pháp, vì tăng trưởng Đại bi: Not stopping the practices of enlightening beings is a way of generating qualities of Buddhahood, by increasing great compassion.

8) Vô lượng tâm là đạo xuất sanh Phật pháp, vì một niệm khắp tất cả hư không giới: Infinite awareness is a way of generating qualities of Buddhahood, by pervading all of space in a single moment of thought.

9) Hạnh thù thắng là đạo xuất sanh Phật pháp, vì công hạnh đã tu không hư mất: Excellent action is a way of generating qualities of Buddhahood, because what has been put into practice is not lost.

10) Như Lai chủng là đạo xuất sanh Phật pháp, vì làm cho tất cả chúng sanh thích phát tâm Bồ Đề dùng tất cả pháp lành giúp đỡ giữ gìn: The potential of enlightenment is a way of generating qualities of Buddhahood, causing all sentient beings to gladly set their minds on enlightenment and sustain this will by all virtues.

Mười Đặc Điểm Của Bồ Đề Tâm: Ten characters of Bodhicitta—Bồ Tát Di Lặc trút hết biện tài của ngài để tán dương sự quan trọng của Bồ Đề tâm trong sự nghiệp của một vị Bồ Tát. Bởi vì nếu Thiện Tài Đồng Tử không in đậm sự kiện đó trong lòng, đã không dễ gì bước vào cung điện Tỳ Lô Giá Na. Cung điện đó tàng ẩn tất cả những bí mật trong đời sống tâm linh của người Phật tử cao tuyệt. Nếu đồng tử đó chưa được chọn kỹ để bắt đầu, những bí mật ấy không có nghĩa gì hết. Chúng có thể bị hiểu lầm nghiêm trọnghậu quả cố nhiên là khốc hại. Vì lý do đó, Ngài Di Lặc chỉ cho Thiện Tài thấy đủ mọi góc cạnh đâu là ý nghĩa đích thực của Bồ Đề tâm. Bồ Đề tâm có mười đặc điểm sau đây—Evidently Maitreya exhausted his power of speech in order to extol the importance of the Bodhicitta in the career of a Bodhisattva, for without this being dully impressed on the mind of the young Buddhist pilgrim Sudhana, he could not have been led into the interior of the Tower of Vairocana. The Tower harbors all the secrets that belong to the spiritual life of the highest Buddhist. If the novice were not quite fully prepared for the initiation, the secrets would have no signification whatever. They may even be grossly misunderstood, and the result will be calamitous indeed. For this reason, Maitreya left not a stone unturned to show Sudhana what the Bodhicitta really meant. There are ten characteristics of the Bodhicitta (Essays in Zen Zen Buddhism, vol. III): 

1) Bồ Đề tâm khởi lên từ tâm đại bi—The Bodhicitta rises from a great compassionate heart:

· Nếu có đại bi tâm, chẳng thể là Phật pháp. Coi nặng đại bi tâm (Mahakaruna) là nét chính của Đại Thừa. Chúng ta có thể nói, toàn bộ tính chất của giáo thuyết đó quay quanh cái trụ chốt nầy. Nền triết lý viên dung được miêu tả rất gợi hình trong Hoa Nghiêm thực sự chính là cái bùng vỡ của công năng sinh động đó: Without the compassionate heart there will be no Buddhism. This emphasis on Mahakaruna is characteristic of the Mahayana. We can say that the whole panorama of its teachings revolves on this pivot. The philosophy of Interpenetration so pictorially depicted in the Avatamsaka Sutra is in fact no more than the outburst of this life-energy

· Nếu chúng ta vẫn còn dây dưa trên bình diện trí năng, những giáo thuyết của Phật như Tánh Không (Sunyata),Vô Ngã (Anatmya), vân vân, dễ trở thành quá trừu tượng và mất hết sinh lực tâm linh vì không kích thích nổi ai cái cảm tình cuồng nhiệt. Điểm chính cần phải nhớ là, tất cả giáo thuyết của Phật đều là kết quả của một trái tím ấm áp hằng hướng tới tất cả các loại hữu tình; chứ không là một khối óc lạnh lùng muốn phủ kín những bí mật của đời sống bằng lý luận. Tức là, Phật phápkinh nghiệm cá nhân, không phải là triết học phi nhân: As long as we tarry on the plane of intellection, such Buddhist doctrines as Emptiness (sunyata), Egolessness (anatmya), etc., may sound so abstract and devoid of spiritual force as not to excite anyone to fanatic enthusiasm. Thus main point is to remember that all the Buddhist teachings are the outcome of a warm heart cherished towards all sentient beings and not of a cold intellect which tries to unveil the secrets of existence by logic. That is to say, Buddhism is personal experience and not impersonal philosophy. 

2) Phát Bồ Đề tâm không phải là biến cố trong một ngày—The raising of the Bodhicitta is not an event of one day: Phát Bồ Đề tâm đòi hỏi một cuộc chuẩn bị trường kỳ không phải trong một đời mà phải qua nhiều đời. Đối với những người chưa hề tích tập thiện căn, tâm vẫn đang ngủ vùi. Thiện căn phải được dồn lại để sau nầy gieo giống trở thành cây Bồ Đề tâm hợp bóng. Thuyết nghiệp báothể không phải là một lối trình bày có khoa học về các sự kiện, nhưng các Phật tử Đại Thừa hay Tiểu Thừa đều tin tưởng tác động của nó nơi lãnh vực đạo đức trong đời sống của chúng ta. Nói rộng hơn, chừng nào tất cả chúng ta còn là những loài mang sử tính, chúng ta không trốn thoát cái nghiệp đi trước, dù đó có nghĩa là gì. Bất cứ ở đâu có khái niệm về thời gian, thì có sự tiếp nối của nghiệp. Nếu chấp nhận điều đó, Bồ Đề tâm không thể sinh trưởng từ mảnh đất chưa gieo trồng chắc chắn thiện căn—The raising of the Bodhicitta requires a long preparation, not of one life but of many lives. The Citta will remain dormant in those souls where there is no stock of merit ever accumulated. Moral merit must be stored up in order to germinate later into the great overshadowing tree of the Bodhicitta. The doctrine of karma may not be a very scientific statement of facts, but all Buddhists, Mahayana and Hinayana, believe in its working in the moral realm of our lives. Broadly stated, as long as we are all historical beings we cannot escape the karma that proceded us, whatever this may mean. Whenever there is the notion of time, there is a continuity of karma. When this is admitted, the Bodhicitta could not grow from the soil where no nourishing stock of good ness had ever been secured.

3) Bồ Đề tâm phát sinh từ thiện căn—Bodhicitta comes out of a stock of good merit: Nếu Bồ Đề tâm phát sinh từ thiện căn, chắc chắn nó phải là phì nhiêu đủ tất cả các điều tốt đẹp của chư Phật và chư Bồ Tát, và các loài cao đại. Đồng thời nó phải là tay cự phách diệt trừ các ác trược, bởi vì không thứ gì có thể đương đầu nổi sấm chớp kinh hoàng giáng xuống từ lưỡi tầm sét Đế Thích của Bồ Đề tâm—If the Bodhicitta comes out of a stock of merit, it cannot fail to be productive of all the good things that belong to the Buddhas and Bodhisattvas and other great beings. At the same time it must also be the great crusher of evils, for nothing can withstand the terrible blow inflicted by the thunderbolt of the Citta-Indra. 

4) Phát Bồ Đề tâm diễn ra từ chỗ uyên ảo của tự tánh, đó là một biến cố tôn giáo vĩ đại—The awakening of the Bodhicitta which takes place in the depths of one’s being, is a great religious event: Tính chất cao quý cố hữu của Bồ Đề tâm không hề bị hủy báng ngay dù nó ở giữa mọi thứ ô nhiễm, ô nhiễm của tri hay hành, hoặc phiền não. Biển lớn sinh tử nhận chìm tất cả mọi cái rơi vào đó. Nhất là các nhà triết học, họ thỏa mãn với những lối giải thích mà không kể đến bản thân của sự thực, những người đó hoàn toàn không thể dứt mình ra khỏi sự trói buộc của sống và chết, bởi vì họ chưa từng cắt đứt sợi dây vô hình của nghiệp và tri kiến đang kềm hãm họ và cõi đất nhị nguyên do óc duy trí của mình—The intrinsic nobility of the Bodhicitta can never be defamed even when it is found among defilements of every description, whether they belong to knowledge or deeds or passions. The great ocean of transmigration drowns every body that goes into it. Especially the philosophers, who are satisfied with interpretations and not with facts themselves, are utterly unable to extricate themselves from the bondage of birth and death, because they never cut asunder the invisible tie of karma and knowledge that securely keeps them down to the earth of dualities because of their intellectualism.

5) Bồ Đề tâm vượt ngoài vòng chinh phục của Ma vương—Bodhicitta is beyond the assault of Mara the Evil One: Trong Phật pháp, Ma vương tượng trưng cho nguyên lý thiên chấp. Chính nó là kẻ luôn mong cầu cơ hội tấn công lâu đài kiên cố của Trí (Prajna) và Bi (Karuna). Trước khi phát tâm Bồ Đề, linh hồn bị lôi kéo tới thiên chấp hữu và vô, và như thế là nằm ngoài ranh giới năng lực hộ trì của tất cả chư Phật và Bồ Tát, và các thiện hữu tri thức. Tuy nhiên, sự phát khởi đó đánh dấu một cuộc chuyển hướng quyết định, đoạn tuyệt dòng tư tưởng cố hữu. Bồ Tát bây giờ đã có con đường lớn thênh thang trước mắt, được canh chừng cẩn thận bởi ảnh hưởng đạo đức của tất cả các đấng hộ trì tuyệt diệu. Bồ Tát bước đi trên con đường thẳng tắp, những bước chân của ngài quả quyết, Ma vương không có cơ hội nào cản trở nổi bước đi vững chãi của ngài hướng tới giác ngộ viên mãn—In Buddhism, Mara represents the principle of dualism. It is he who is always looking for his chance to throw himself against the solid stronghold of Prajna and Karuna. Before the awakening of the Bodhicitta the soul is inclined towards the dualism of being and non-being, and is thus necessarily outside the pale of the sustaining power of all Buddhas, Bodhisattvas, and good friends. The awakening, however, makrs a decisive turning-away from the old line of thought. The Bodhisattva has now an open highway before him, which is well guarded by the moral influence of all his good protectors. He walks on straightway, his footsteps are firm, and the Evil One has no chance to tempt him away from his steady progress towards perfect enlightenment.

6) Khi Bồ Đề tâm được phát khởi, Bồ Tát được quyết định an trụ nơi nhất thiết trí—When the Bodhicitta is aroused, the Bodhisattva’s hold on all-knowledge is definite and firm: Bồ Đề tâm có nghĩa là làm trổi dậy khát vọng mong cầu giác ngộ tối thượng mà Phật đã thành tựu, để rồi sau đó Ngài làm bậc đạo sư của một phong trào tôn giáo, được gọi là đạo Phật. Giác ngộ tối thượngnhất thiết trí (Sarvajnata), thường được nhắc nhở trong các kinh điển Đại Thừa. Nhất Thiết trí vốn là yếu tính của đạo Phật. Nó không có nghĩa rằng Phật biết hết mọi thứ, nhưng Ngài đã nắm vững nguyên lý căn bản của hiện hữu và Ngài đã vào sâu trong trọng tâm của tự tánh—The Bodhicitta means the awakening of the desire for supreme enlightenment which was attained by the Buddha, enabling him to become the leader of the religious movement known as Buddhism. Supreme enlightenment is no other than all-knowledge, sarvajnata, to which reference is constantly made in all the Mahayana texts. All-knowledge is what constitutes the essence of Buddhahood. It does not mean that the Buddha knows every individual thing, but that he has grasped the fundamental principle of existence and that he has penetrated deep down into the center of his own being.

7) Phát Bồ Đề tâm đánh dấu đoạn mở đầu cho sự nghiệp của Bồ Tát—The rise of Bodhicitta marks the beginning of the career of a Bodhisattva: Trước khi phát Bồ Đề tâm, ý niệm về Bồ Tát chỉ là một lối trừu tượng. Có thể tất cả chúng ta đều là Bồ Tát, nhưng khái niệm đó không được ghi đậm trong tâm thức chúng ta, hình ảnh đó chưa đủ sống động để làm cho chúng ta cảm và sống sự thực. Tâm được phát khởi, và sự thực trở thành một biến cố riêng tư. Bồ Tát bấy giờ sống tràn lên như run lên. Bồ TátBồ Đề tâm không thể tách riêng. Bồ Đề tâm ở đâu là Bồ Tát ở đó. Tâm quả thực là chìa khóa mở tất cả cửa bí mật của Phật pháp—Before the rise of the Bodhicitta, the idea of a Bodhisattva was no more than an abstration. We are perhaps all Bodhisattvas, but the notion has not been brought home to our consciousness, the image has not been vivid enough to make us feel and live the fact. The Citta is aroused and the fact becomes a personal event. The Bodhicitta is now quivering with life. The Bodhisattva and the Bodhicitta are inseparable; where the one is there the other is. The Citta indeed is the key that opens all the secret doors of Buddhism. 

8) Bồ Đề tâm là giai đoạn thứ nhất trong hạnh nguyện của Bồ Tát—The Bodhicitta is the first stage of the Bodhisattva’s life of devotion and vow: Trong Kinh Hoa Nghiêm, chủ đích đi cầu đạo của Thiện Tài là cốt nhìn ra đâu là hạnh và nguyện của Bồ Tát. Rồi nhờ Đức Di Lặc mà Thiện Tài trực nhận từ trong mình tất cả những gì mình săn đuổi giữa các minh sư, các đạo sĩ, các Thiên thần, vân vân. Cuối cùng được ngài Phổ Hiền ấn chứng, nhưng nếu khônggiáo huấn của Đức Di Lặc về Bồ Đề tâm và được ngài dẫn vào lầu các Tỳ Lô, Thiện Tài hẳn là không mong gì thực sự bước lên sự nghiệp Bồ Tát đạo của mình. Hạnh và nguyện, xác chứng một Phật tửtư cáchĐại Thừa chứ không phải là Tiểu Thừa, không thể không phát khởi Bồ Đề tâm trước tiên—In the Avatamsaka Sutra, the chief object of Sudhana’s quest consists in finding out what is the Bodhisattva’s life of devotion and vow. It was through Maitreya that the young Buddhist pilgrim caem to realize within himself all that he had been searching for among the various teachers, philosophers, gods, etc. The final confirmation comes from Samantabhada, but without Maitreya’s instruction in the Bodicitta and is admision into the Tower of Vairocana, Sudhana could not expect to start really on his career of Bodhisattvahood. The life of devotion and vows which stamps a Buddhist as Mahayanist and not as Hinayanist is impossible without first arousing the Bodhicitta. 

9) Đặc chất của Bồ Tát sinh ra từ Bồ Đề tâm là không bao giờ biết đến mệt mỏi—The characteristic of Bodhisattvahood born of the Bodhicitta is that He never know what exhaustion means: Kinh Hoa Nghiêm mô tả Bồ Tát như là một người không hề mệt mỏi sống cuộc đời dâng hiến, để làm lợi ích hết thảy chúng sanh, về tinh thần cũng như vật chất. Đời sống của ngài trải rộng đến tận cùng thế giới, trong thời gian vô tậnkhông gian vô biên. Nếu ngài không làm xong công nghiệp của mình trong một đời hay nhiều đời, ngài sẳn sàng tái sinh trong thời gian vô số, cho đến bao giờ thời gian cùng tận. Mỗi trường hành động của ngài không chỉ giới hạn trong thế gian của chúng ta ở đây. Có vô số thế giới tràn ngập cả hư không biên tế, ngài cũng sẽ hiện thân khắp ở đó, cho đến khi nào đạt đến mức mà mọi chúng sanh với mọi căn cơ thảy đều thoát khỏi vô minh và ngã chấp—The Avatamsaka Sutra describes the Bodhisattva as one who never becomes tired of living a life of devotion in order to benefit all beings spiritually as well as materially. His life lasts till the end of the world spatially and temporarily. If he cannot finish his work in one life or in many lives, he is ready to be reborn a countless number of times when time itself comes to an end. Nor is his field of action confined to this world of ours. As there are innumerable worlds filling up an infinite expanse of space, he will manifest himself there, until he can reach every being that has any value at all to be delivered from ignorance and egotism.

10) Khái niệm Bồ Đề tâm là một trong những tiêu chỉ quan trọng phân biệt Đại Thừa và Tiểu Thừa—The notion of Bodhicitta is one of the most important makrs which label the Mahayana as distinct from the Hinayana: Tính cách khép kín của tổ chức Tăng lữ làm tiêu hao sinh lực Phật pháp. Khi thế hệ đó ngự trị, Phật pháp hạn chế ích lợi của nó trong một nhóm khổ tu đặc biệt. Nói đến Tiểu Thừa, không phải chỉ chừng đó. Công kích nặng nhất mà nói, Tiểu thừa chận đứng sự sinh trưởng của hạt giống tâm linh được vun trồng trong tâm của mọi loài hữu tình; đáng lẽ phải sinh trưởng trong sự phát khởi Bồ Đề tâm. Tâm đó khát vọng không bao giờ bị khô héo vì sương giá lạnh lùng của cái giác ngộ trí năng. Khát vọng nầy kết chặt gốc rễ, và sự giác ngộ phải thỏa mãn những yêu sách của nó. Các hoạt động không hề mệt mỏi của Bồ Tát là kết quả của lòng ngưỡng vọng đó, và chính cái đó duy trì tinh thần của Đại Thừa vô cùng sống động—The exclusiveness of the monastic organization is a death to Buddhism. As long as this system rules, Buddhism limits its usefulness to a specific group of ascetics. Nor is this the last word one can say about the Hinayana; the weightiest objection is that it stops the growth of the spiritual germ nursed in the depths of every sentient being, which consists in the arousing of the Bodhicitta. The Citta has its desire never to be nipped by the cold frost of intellectual enlightenment. This desire is too deep-seated, and the enlightenment itself must yield to its dictates. The Bodhisattva’s untiring activities are the outcome of this desire, and this is what keeps the spirit of the Mahayana very much alive. 

Mười Đặc Tính Của Bồ Tát Trong Chúng Hội Hoa Nghiêm: Ten characteristics of Bodhisattvas in the Gandavyuha Assembly—See Bồ Tát (C).

Mười Đặc Tính Của Thanh Văn Chúng Trong Chúng Hội Hoa Nghiêm: Ten Characteristics of Sravakas in the Gandavyuha Assembly:

1) Họ đã tự ngộ về tự tính của sự thật và lý tánh: They are enlightened in the self-nature of truth and reason. 

2) Họ đã soi tỏ giới hạn của thực tại: They have an insight into the limit of reality. 

3) Họ đã thâm nhập yếu tánh của chư pháp: They have entered into the essence of things.

4) Họ đã vượt ngoài biển sanh tử: They are out of the ocean of becoming.

5) Họ đã an trụ trong kho tàng phước đức của Phật: They abide where the Buddha-merit is stored.

6) Họ đã giải thoát khỏi sự trói buộc của những kiết sửphiền não: They are released from the bondage of the knots and passions.

7) Họ đã cư ngụ trong ngôi nhà vô ngại: They dwell in the house of non-attachment.

8) Tâm họ tịch tĩnh như hư không: They stay in serenity of space.

9) Họ đã hoàn toàn dứt sạch những nghi hoặc đối với Phật: They have their desires, errors, and doubts wiped off by the Buddha.

10) Họ đã hiến mình một cách chân chínhtrung thành cho biển Phật trí: They are rightly and faithfully devoted to the Buddha-ocean.

Mười Đầu Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm,Phẩm 38, có mười đầu của Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được đầu đại trí huệ vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of head of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme head of knowledge and wisdom of Buddhas.

1) Đầu Niết bàn vì không ai thấy được đảnh: The head of nirvana, as no one can see the top.

2) Đầu tôn kính, vì tất cả nhơn thiên đều kính lễ: The head of honor, respected by all humans and celestials.

3) Đầu thắng giải quảng đại, vì tối thắng trong đại thiên thế giới: The head of universal higher understanding, being supreme in the universe.

4) Đầu đệ nhứt thiện căn, vì tam giới chúng sanh đều tôn kính cúng dường: The head of formost roots of goodness, honored by the sentient beings of the three worlds. 

5) Đầu gánh đội chúng sanh, vì thành tựu tướng nhục kế trên đảnh: The head bearing sentient beings, developing an indestructible crown.

6) Đầu chẳng khinh tiện người, vì ở tất cả chỗ đều là bực tôn thắng: The head of not despising others, in all places always respectful.

7) Đầu Bát Nhã Ba La Mật, vì trưởng dưỡng tất cả pháp công đức: The head of transcendent wisdom, nurturing all virtuous qualities.

8) Đầu tương ưng phương tiện trí, vì hiện khắp tất cả thân đồng loại: The head of union of knowledge and skill in means, everywhere appearing in compatible forms. 

9) Đầu giáo hóa tất cả chúng sanh, vì thâu nạp tất cả chúng sanh làm đệ tử: The head of teaching all sentient beings, taking all sentient beings as disciples.

10) Đầu thủ hộ pháp nhãn của chư Phật, vì làm cho Tam bảo chủng chẳng đoạn tuyệt: The head of preservation of the eye of reality of Buddhas, able to perpetuate the seeds of the three treasures.

Mười Đề Mục Bất Tịnh: Theo Vi Diệu Pháp, có mười loại tử thi, bất tịnh, hay mười giai đoạn tan hoại của tử thi. Đây là những đề mục hành thiền được đề nghị cho những người ham mê sắc dục—According to The Abhidharma, there are ten kinds of foulness, impurities, or corpses in different stages of decay. This set of meditation subjects is especially recommended for removing sensual lust.

1) Tử thi sình: Uddhumataka (p)—A bloated corpse.

2) Tử thi đã đổi màu: Vinilaka (p)—A livid or discoloured corpse.

3) Tử thi đã tan rã chảy nước: Vipubhaka (p)—A festering corpse.

4) Tử thi bị đứt lìa: Vicchiddaka (p)—A dismembered or dissected corpse.

5) Tử thi bị đục khoét: Vikkhayitaka (p)—An eaten corpse.

6) Tử thi bị văng vụn ra thành từng mảnh: Vikkhittaka (p)—A scattered-in-pieces corpse.

7) Tử thi rã rời vung vảy tản mác: Hata-vikkhittaka (p)—A mutilated and scattered-in-pieces corpse.

8) Tử thi đẩm đầy máu: Lohitaka (p)—A bloody corpse.

9) Tử thi bị dòi tửa đục tan: Pulavaka (p)—A worm-infested corpse.

10) Bộ xương: Atthika (p)—A skeleton.

Mười Đề Mục Suy Niệm: Anussati (p)—The ten recollections.

1) Niệm Phật: Buddhanussati (p)—Suy niệm về Đức Phật—The recollection of the Buddha.

2) Niệm Pháp: Dhammanussati (p)—Suy niệm về giáo pháp—The recollection of the Dharma.

3) Niệm Tăng: Sanghanussati (p)—Suy niệm về Tăng—The recollection of the Sangha.

4) Niệm Giới: Silanussati (p)—Suy niệm về Giới Luật. Tỉnh thức về việc tu hành trì giữ giới luật—The recollection of Morality. The practice of mindfully recollecting the special qualities of virtuous conduct.

5) Niệm Thí: Caganussati (p)—Suy niệm về Tâm Bố Thí. Tỉnh thức về việc tu hành hạnh bố thí—The recollection of generosity which involves mindful reflection on the special qualities of generosity.

6) Niệm Thiên: Devatanussati (p)—Suy niệm về chư Thiên—Thực tập bằng cách suy niệm như vầy: “Chư Thiên được sanh ra trong những trạng thái siêu việt vì họ có những phẩm hạnh tín, giới, bố thí, và trí huệ. Ta cũng có những phẩm hạnh ấy.” Đề mục hành thiền nầy là đề mục tu thiền tỉnh thức về những phẩm hạnh đặc biệt với sự chứng kiến của chư Thiên—The recollection of the devas, practised by mindfully considering: “The deities are born in such exalted states on account of their faith, morality, learning, generosity, and wisdom. I too possess these same qualities.” This meditation subject is a term for mindfulness with the special qualities of one’s own faith, etc., as its objects and with the devas standing as witnesses. 

7) Niệm Lạc: Upasamanussati (p)—Suy niệm về trạng thái thanh bình an lạc. Quán chiếu về sự an lạc của Niết Bàn: The recollection of peace. The contemplation on the peaceful attributes of Nibbana.

8) Niệm Tử: Marananussati (p)—Suy niệm về sự chết. Quán tưởng về cái chết là chắc chắn, cái chết đến bất ngờ, và khi chết người ta phải bỏ hết mọi thứ—The recollection of death. The contemplation on the fact that one’s own death is absolutely certain, that the arrival of death is utterly uncertain, and that when death comes one must relinquish everything.

9) Niệm Thân: Kayagatasati (p)—Suy niệm hay tỉnh thức về thân. Quán tưởng về 32 phần của thân thể như tóc, lông, móng, răng, da, xương, tủy, vân vân—Mindfulness occupied with the body. The contemplation of the thirty-two repulsive parts of the body, hair of the head, hairs of the body, nails, teeth, skin, flesh, sinews, bones, marrow, etc.

10) Niệm Tức: Anapanasati (p)—Suy niệm về hơi thở. Tỉnh thức về cảm giác xúc chạm của những vùng phụ cận hai lổ mũi hay môi trên khi không khí ập đến lúc ta thở vào thở ra—Mindfulness of breathing. The attentiveness to the touch sensation of in-breath and out-breath in the vicinity of the nostrils or upper lip, whether the air is felt striking as one breathes in and out. 

Mười Đệ Tử Lớn Của Đức Phật: See Ten chief disciples of Sakyamuni.

Mười Điều Bị Ma Nhiếp Trì Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười điều bị ma nhiếp trì của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát rời bỏ được mười điều ma nhiếp trì nầy thời được mười điều chư Phật nhiếp trì—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of possession by demons of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who can leave these ten can attain the supreme supportive power of Buddhas.

1) Tâm lười biếng: Laziness.

2) Chí nguyện hèn kém: Narrowness and meanness of aspiration.

3) Nơi công hạnh chút ít lại cho là đủ: Satisfaction with a little practice.

4) Lãnh thọ một hạnh, từ chối những hạnh khác: Exclusivity.

5) Chẳng phát đại nguyện: Not making great vows.

6) Thích nơi tịch diệt, dứt trừ phiền não, nên quên mất Bồ Đề tâm: Liking to be in tranquil extinction and annihilating afflictions, forgetting the Bodhi mind. 

7) Dứt hẳn sanh tử: Permanently annihilating birth and death.

8) Bỏ hạnh Bồ Tát: Giving up the practices of enlightening beings.

9) Chẳng giáo hóa chúng sanh: Not edifying sentient beings.

10) Nghi báng chánh pháp: Doubting and repudiating the truth.

** For more information, please see ten kinds of support by Buddhas.

Mười Điều Biết Hết Tất Cả Các Pháp Không Thừa Sót Của Chư Phật: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 33, có mười điều biết hết tất cả các pháp không thừa sót của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 33, there are ten exhaustive knowledges of all Buddhas.

1) Biết hết tất cả pháp quá khứ không thừa sót: They know all things of the past exhaustively.

2) Biết hết tất cả pháp vị lai không thừa sót: They know all things of the future exhaustively.

3) Biết hết tất cả pháp hiện tại không thừa sót: They know all things of the present exhaustively.

4) Biết hết tất cả pháp ngôn ngữ không thừa sót: They know all principles of language exhaustively.

5) Biết hết tất cả tâm chúng sanh không thừa sót: They know all sentient beings’ minds exhaustively.

6) Biết hết tất cả những phần vị thượng trung hạ thiện căn của chư Bồ Tát không thừa sót: The know all the various ranks, high, middling, and low of the roots of goodness of Enlightening Beings.

7) Biết hết tất cả trí viên mãn và công đức của chư Phật không thừa sót: They know all Buddhas’ complete knowledge and virtues do not increase or decrease.

8) Biết hết tất cả pháp đều từ duyên khởi không thừa sót: They know all phenomena come from interdependent origination.

9) Biết hết tất cả đạo thế gian không thừa sót: They know all world systems exhaustively.

10) Biết hết tất cả thế giới chủng, trong tất cả pháp giới những sự sai biệt như lưới Thiên Đế không thừa sót: They know all the different phenomena in all worlds, interrelated in Indra’s net.

Mười Điều Cầu Pháp Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười điều cầu pháp của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được đại trí huệ tất cả Phật pháp chẳng do người khác dạy—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of quest for truth of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain great knowledge of all elements of Buddhahood without being instructed by another.

1) Trực tâm cầu pháp, vì không dua nịnh phỉnh phờ: Quest for truth with a straightforward mind, being free from dishonesty.

2) Tinh tấn cầu pháp, vì xa lìa lười biếng khinh mạn: Diligent quest for truth, being free from laziness.

3) Nhứt hướng cầu pháp, vì chẳng tiếc thân mạng: Wholly devoted quest for truth, not begrudging their lives.

4) Vì muốn trừ phiền não cho tất cả chúng sanhcầu pháp, vì chẳng vì danh, lợi hay sự cung kính: Quest for truth to destroy all sentient beings’ afflictions, not doing it for fame, profit, or respect.

5) Vì lợi mình, lợi người, cũng như lợi tất cả chúng sanhcầu pháp, chứ chẳng vì tư lợi: Quest for truth to benefit self and others, all sentient beings, not just helping themselves.

6) Vì nhập trí huệcầu pháp, chẳng vì văn tự: Quest for truth to enter knowledge of wisdom, not taking pleasure in literature.

7) Vì thoát sanh tửcầu pháp, vì chẳng tham thế lạc: Quest for truth to leave birth and death, not craving worldly pleasures.

8) Vì độ chúng sanhcầu pháp, vì phát Bồ Đề tâm: Quest for truth to liberate sentient beings, engendering the determination for enlightenment.

9) Vì dứt nghi cho tất cả chúng sanhcầu pháp, vì làm cho họ không do dự: Quest for truth to resolve the doubts of all sentient beings, to free them from vacillation.

10) Vì đầy đủ Phật phátcầu pháp, vì chẳng thích những thừa khác: Quest for truth to fulfill Buddhahood, not being inclined to lesser aims.

Mười Điều Cha Dạy Con Gái: Mười điều răn dạy mà một người cha khôn ngoan dạy con gái—Ten admonitions a wise father should instruct his daughter—See Nghiêm Đường Huấn Nữ Thập Giáo

Mười Điều Chẳng Lỗi Thời Của Chư Phật: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 33, có mười điều chẳng lỗi thời của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 33, there are ten kinds of proper timing of all Buddhas.

1) Tất cả chư Phật thành chánh đẳng chánh giác chẳng lỗi thời: All Buddhas attain Anuttara Samyak Sambodhi at the proper time.

2) Tất cả chư Phật thành thục kẻ có duyên chẳng lỗi thời: All Buddhas develop and mature those with afinity at the appropriate time.

3) Tất cả chư Phật thọ ký cho chư Bồ Tát chẳng lỗi thời: All Buddhas give enlightening beings instructions for the future at proper time.

4) Tất cả chư Phật theo tâm chúng sanhthị hiện thần lực chẳng lỗi thời: All Buddhas show spiritual powers in accord with sentient beings’ minds at the proper time.

5) Tất cả chư Phật theo chỗ hiểu của chúng sanhthị hiện thân Phật chẳng lỗi thời: All Buddhas show Buddha-bodies in accord with sentient beings’ understandings at the proper time.

6) Tất cả chư Phật trụ nơi đại xả chẳng lỗi thời: All Buddhas persist in great relinquishment at the proper time.

7) Tất cả chư Phật vào các tụ lạc chẳng lỗi thời: All Buddhas go into inhabited places at appropriate time.

8) Tất cả chư Phật nhiếp thọ các chúng sanh tịnh tín chẳng lỗi thời: All Buddhas receive the pure and faithful at the proper time.

9) Tất cả chư Phật điều phục những chúng sanh ác chẳng lỗi thời: All Buddhas tame evil sentient beings at the appropriate time.

10) Tất cả chư Phật hiện bất tư nghì Phật thần thông chẳng lỗi thời: All Buddhas reveal the inconceivable occult powers of the enlightened at the proper time.

Mười Điều Chứng Tri Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười điều chứng tri của những đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được tất cả phương tiện thiện xảo—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of realizational knowledge possessed by Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain skillful use of all the teachings.

1) Biết tất cả pháp một tướng: They know the unity of all things.

2) Biết tất cả pháp vô lượng tướng: They know the infinity of all things.

3) Biết tất cả pháp tại một niệm: They know the presence of all things in a single instant.

4) Biết chúng sanh tâm hành vô ngại: They know the interpenetration of mental activities of all sentient beings.

5) Biết tất cả chúng sanh các căn bình đẳng: They know the equality of faculties of all sentient beings.

6) Biết tất cả chúng sanh phiền não tập khí hiện hành: They know the impassioned habitual activities of all sentient beings.

7) Biết tất cả chúng sanh tâm sử hiện hành: They know the mental compulsions of all sentient beings.

8) Biết tất cả chúng sanh thiện và bất thiện hiện hành: They know the good and bad acts of all sentient beings.

9) Biết tất cả Bồ Tát nguyện hạnh, tự tại, trụ trì, biến hóa: They know all enlightening beings’ vows and practices, mastery, preservation of the teaching, and mystical transfigurations.

10) Biết tất cả Như Lai đầy đủ thập lực thành Chánh Đẳng Chánh Giác: They know all Buddhas’ fulfillment of the ten powers and attainment of true enlightenment.

Mười Điều Của Chư Phật Mà Chư Đại Bồ Tát Hằng Ghi Nhớ: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười điều của chư Phật mà chư Bồ Tát phải hằng ghi nhớ—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of pure things of Buddhas that should always be remembered by Enlightening Beings.

1) Tất cả Bồ tát phải thường ghi nhớ về nhơn duyên quá khứ của chư Phật: All Buddhas’ past events should always be remembered by Enlightening Beings.

2) Tất cả Bồ Tát phải thường ghi nhớ hạnh thanh tịnh thù thắng của chư Phật: All Buddhas’ pure superior actions should always be remembered.

3) Tất cả Bồ Tát phải thường ghi nhớ chư Phật đầy đủ Ba La Mật: All Buddhas’ fulfillment of the ways of transcendence should be always remembered.

4) Tất cả Bồ Tát phải thường ghi nhớ đại nguyện thành tựu của chư Phật: All Buddhas’ accomplishment of great undertakings should always be remembered.

5) Tất cả Bồ Tát phải thường ghi nhớ sự chứa nhóm công đức của chư Phật: All Buddhas’ accumulation of virtues should always be remembered.

6) Tất cả Bồ Tát phải thường ghi nhớ chư Phật đã đủ đầy phạm hạnh: All Buddhas’ embodiment of spiritual practice should always be remembered.

7) Tất cả Bồ Tát phải thường ghi nhớ chư Phật hiện thành chánh giác: All Buddhas’ actualization of true enlightenment should always be remembered.

8) Tất cả Bồ Tát phải thường ghi nhớ vô lượng sắc thân của chư Phật: The infinity of all Buddhas physical forms should always be remembered.

9) Tất cả Bồ Tát phải thường ghi nhớ thần thông vô lượng của chư Phật: The infinity of all Buddhas’ spiritual powers should be always remembered.

10) Tất cả Bồ Tát phải thường ghi nhớ thập lực của chư Phật: All Buddhas’ ten powers of confidence should be always remembered.

Mười Điều Đức Phật Khuyên Người Cha Dạy Con Gái: Theo Kinh Thi Ca La Việt, có mười điều Đức Phật khuyên bất cứ người cha nào cũng nên dạy dỗ con gái mình trước ngày xuất giá—According to the Sigalaka, there are ten things which the Buddha advises any father to educate his daughter before she gets married.

1) Không nên nói xấu chồng và cha mẹ chồng với người ngoài, cũng không đem chuyện xấu bên chồng mà thuật lại cho người ngoài: A wife should not speak ill of her husband and parents-in-law to others, nor does she report shortcomings or household quarrels elsewhere.

2) Không nên ngồi lê đôi mách, nghe ngóng những chuyện xấu của người ngoài rồi đem về nhà bàn tán: A wife should not gossip, nor listen to or discuss stories of other families.

3) Đồ trong nhà chỉ nên đưa cho những người nào mượn rồi trả lại: Things should only be lent to those who do return them.

4) Không nên đưa cho những người mượn đồ mà không trả lại: No household utensils should be lent to those who do not return tem.

5) Phải giúp đở thân bằng quyến thuộc nghèo khó, dầu họ có trả lại được hay không: A wife should help poor relatives and friends even if they do not have the ability to repay.

6) Phải luôn ngồi đúng chỗ thích nghi. Khi thấy cha mẹ chồng đến phải đứng dậy chào hỏi: A wife should always sit in an appropriate place. On seeing her parents-in-law or husband, she should stand up to greet them.

7) Trước khi ăn cơm phải xem coi có dọn đầy đủ cho cha mẹ chồng và chồng hay chưa. Người vợ cũng phải xem chừng chăm sóc người ăn kẻ ở trong nhà: Before taking her meals, a wife should first see that her parents-in-law and husband are served. She should also see that her servants are well cared for.

8) Trước khi đi ngủ phải quan sát nhà cửa, cửa đóng then gài cẩn thận. Xem coi những người giúp việc trong nhà đã làm tròn bổn phận chưa, và cha mẹ chồng đã đi ngũ chưa. Người vợ cũng phải luôn thức khuya dậy sớm; trừ khi đau ốm, không nên ngủ ngày: Before going to sleep, a wife should see that all doors are closed, furniture is safe, servants have performed their duties, and make sure that parents-in-law have retired. A wife should also rise early in the morning and, unless unwell, she should not sleep during the day.

9) Phải xem chồng và cha mẹ chồng như lửa. Mỗi khi có việc với cha mẹ chồng và chồng phải hết sức cẩn thận như khi làm việc với lửa: Parents-in-law and husband should be regarded as fire. A wife should deal carefully with them as one would deal with fire.

10) Cha mẹ chồng và chồng phải được tôn kính như những vị trời trong nhà: Parents-in-law and husband should be regarded as divinities (The Buddha himself refers to parents-in-law as divinities).

Mười Điều Được Chư Phật Nhiếp Trì: Theo Kinh Hoa Nghiêm, có mười điều được chư Phật nhiếp trì. Nếu chư Bồ Tát rời bỏ được mười điều bị ma nhiếp trì thời được mười điều được chư Phật nhiếp trì—According to the Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of support by Buddhas. If Enlightening Beings can get rid of the ten possessions by demons, they can gain ten kinds of support by Buddhas (see ten kinds of possession by demons).

1) Ban sơ có thể phát tâm Bồ Đề được Phật nhiếp trì: They are supported by Buddhas in first being able to aspire to enlightenment.

2) Trong nhiều đời gìn giữ tâm Bồ Đề không để quên mất, được chư Phật nhiếp trì: In preserving the will for enlightenment life after life without letting it be forgotten.

3) Rõ biết được ma sự và có thể xa lìa, được chư Phật nhiếp trì: In being aware of manias and being able to avoid them.

4) Nghe các môn Ba La Mật rồi tu hành đúng pháp, được chư Phật nhiếp trì: In learning the way of transcendence and practice them as taught.

5) Biết khổ sanh tử mà chẳng nhàm ghét, được chư Phật nhiếp trì: In knowing the pain of birth and death, yet not rejecting them.

6) Quán pháp thậm thâm được vô lượng quả, được chư Phật nhiếp trì: In contemplating the most profound truth and gaining immeasurable reward.

7) Vì chúng sanh nói pháp nhị thừa, mà chẳng chứng lấy quả giải thoát nhị thừa, được chư Phật nhiếp trì: In expounding the principles of the two lesser vehicles of salvation for the benefit of sentient beings without actually grasping the liberation of those vehicles.

8) Thích quán pháp vô vi mà chẳng trụ trong đó, đối với hữu vivô vi không tưởng là hai, được chư Phật nhiếp trì: In happily contemplating the uncreated without dwelling therein and not thinking of the crated and the uncreated as dual.

9) Đến chỗ vô sanh mà vẫn hiện thọ sanh, được chư Phật nhiếp trì: In reaching the realm of birthlessness, yet manifesting birth.

10) Dầu chứng được nhứt thiết trí mà khởi hạnh Bồ Tát chẳng dứt giống Bồ Đề, được chư Phật nhiếp trì: In realizing universal knowledge, yet carrying out the practices of enlightening beings and perpetuating the seed of Enlightening Beings.

Mười Điều Được Pháp Nhiếp Trì Của Chư Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có muời điều được pháp nhiếp trì của chư Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được pháp nhiếp trì vô thượng của tất cả chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of support by truth of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme support of truth of all Buddhas.

1) Biết tất cả hành phápvô thường: Knowing all conditioned states are impermanent.

2) Biết tất cả hành pháp là khổ: Knowing all conditioned states are painful.

3) Biết tất cả hành phápvô ngã: Knowing all conditioned states are identyless egoless).

4) Biết tất cả pháp là tịch diệt niết bàn: Knowing all phenomena are quiescent nirvana.

5) Biết tất cả pháp theo duyên mà phát khởi, không có duyên thời không khởi: Knowing all phenomena arise from conditions and do not come to be without conditions.

6) Biết vì do tà tư duy nên sanh khởi vô minh. Vì do có vô minh khởi nên có lão tử phát khởi. Một khi tà tư duy bị diệt, thì vô minh diệt, vô minh diệt thì lão tử cũng diệt: Knowing that ignorance comes from wrong thought, and finally old age and death come from ignorance, so if wrong thought is extinguished, ignorance is extinguished, and finally old age and death are extinguished.

7) Biết ba môn giải thoát xuất sanh Thanh văn thừa, chứng pháp vô tránh xuất sanh Độc giác: Knowing the three doors of liberation and generating the vehicle of hearers, realizing the state of noncontention and generating the vehicle of individual illuminates.

8) Biết lục pháp lục Ba La Mậttứ nhiếp pháp xuất sanh Đại thừa: Knowing the six transcendent ways and the four means of integration, generating the Great Vehicle.

9) Biết tất cả cõi, tất cả pháp, tất cả chúng sanh, tất cả cả thế là cảnh giới của Phật trí: Knowing that al lands, all phenomena, all sentient beings and all times are spheres of knowledge of Buddhas.

10) Biết dứt tất cả niệm, bỏ tất cả thủ, rời trước rời sau, tùy thuận niết bàn: Knowing how to cut off all thoughts, abandon all grasping, detach from before and after, and accord with nirvana.

Mười Điều Kiện Khởi Đầu Đưa Đến Hoài Bảo Giác Ngộ Tối Thượng: Theo Kinh Hoa Nghiêm, có mười điều kiện khởi đầu đưa đến ước vọng giác ngộ tối thượng—According to the Avatamsaka Sutra, there are ten preliminary conditions that lead to the cherishing of the desire for supreme enlightenment.

1) Đầy đủ thiện căn: Kusalamula (skt)—The stock of merit is well-filled.

2) Tu tập các thiện hạnh: Carana (skt)—Deeds of goodness are well practiced.

3) Chứa nhóm đầy đủ các tư lương: Sambhara (skt)—The necessary moral provisions are well stored up.

4) Cung kính cúng dường chư Phật: Paryupasita (skt)—The Buddhas have respectfully served.

5) Thành tựu đầy đủ các tịnh pháp: Sikla-dharma (skt)—Works of purity are well accomplished.

6) Thân cận các thiện tri thức: Kalyanamitra (skt)—There are good friends kindly disposed.

7) Tâm hoàn toàn thanh tịnh: Visuddhasaya (skt)—The heart is thoroughly cleansed.

8) Tâm quảng đại được kiên cố: Vipuladhyasaya (skt)—Broad-mindedness is firmly secured.

9) Tín căn được bền vững: Adhimukti (skt)—A deep sincere faith is established.

10) Sẳn sàng tâm đại bi: Karuna (skt)—There is the presence of a compassionate heart. 

Mười Điều Lành Mà Chư Bồ Tát Làm Lợi Ích Cho Chúng Sanh Ở Cõi Ta Bà: Ten Bodhisattvas’ excellent deeds in the Saha world—Theo Kinh Duy Ma Cật, Phẩm thứ Mười, Duy Ma Cật nói: “Bồ Tát ở cõi Ta Bà này đối với chúng sanh, lòng đại bi bền chắc thật đúng như lời các ngài đã ngợi khen. Mà Bồ Tátcõi nầy lợi ích cho chúng sanh trong một đời còn hơn trăm ngàn kiếp tu hành ở cõi nước khác. Vì sao? Vì cõi Ta Bà nầy có mười điều lành mà các Tịnh Độ khác không có.”—According to the Vimalakirti, Chapter Tenth, Vimalakirti said: “As you have said, the Bodhisattvas of this world have strong compassion and their lifelong works of salvation for all living beings surpass those done in other pure lands during hundreds and thousands of aeons. Why? Because they achieved ten excellent deeds which are not required in other pure lands.

1) Một là dùng bố thí để nhiếp độ kẻ nghèo nàn: Charity (dana) to succour the poor.

2) Hai là dùng tịnh giới để nhiếp độ người phá giới: Precept-keeping (sila) to help those who have broken the commandments.

3) Ba là dùng nhẫn nhục để nhiếp độ kẻ giận dữ: Patient endurance (ksanti) to subdue their anger.

4) Bốn là dùng tinh tấn để nhiếp độ kẻ giải đãi: Zeal and devotion (virya) to cure their remissness.

5) Năm là dùng thiền định để nhiếp độ kẻ loạn ý: Serenity (dhyana) to stop their confused thoughts.

6) Sáu là dùng trí tuệ để nhiếp độ kẻ ngu si: Wisdom (prajna) to wipe out ignorance.

7) Bảy là nói pháp trừ nạn để độ kẻ bị tám nạn: Putting an end to the eight distressful conditions for those suffering from them.

8) Tám là dùng pháp đại thừa để độ kẻ ưa pháp tiểu thừa: Teaching Mahayana to those who cling to Hinayana.

9) Chín là dùng các pháp lành để cứu tế người không đức: Cultivation of good roots for those in want of merits.

10) Mười là thường dùng tứ nhiếp để thành tựu chúng sanh.”: The four Bodhisattva winning devices for the purpose of leading all living beings to their goals (in Bodhisattva development).

Mười Điều Phấn Tấn Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười điều phấn tấn của chư Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được nơi tất cả pháp phấn tấn tự tại vô thượng của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of springing of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can achieve the supreme springing of Buddhas in the midst of all things.

1) Ngưu vương phất tấn, vì che mát tất cả thiên long bát bộ: The springing of a majestic bull, overshadowing all dragons, yakshas, kinnaras, gandharvas, and other creatures.

2) Tượng vương phấn tấn—The springing of a majestic elephant:

a. Tâm khéo điều phục và nhu nhuyễn chúng sanh: Their minds well tamed and gentle all sentient beings.

b. Gánh vác tất cả những chúng sanh: Carrying all sentient beings.

3) Long vương phấn tấn—The springing of a great water spirit:

a. Nổi mây dầy đại pháp: Producing dense clouds of the great teaching.

b. Chiếu điển quang giải thoát: Flashing the lightning of liberation.

c. Chấn sấm nghĩa như thật: Reverberating with the thunder of truth.

d. Rưới mưa cam lồ căn, lực, giác phần, thiền định, giải thoát, tam muội: Showering the sweet rain of the spiritual faculties and powers, the elements of enlightenment, meditations, liberations, and concentrations.

4) Đại Kim Sí Điểu vương phấn tấn—The springing of the great golden- winged bird:

a. Làm cạn nước tham ái: Evaporating the water of covetousness.

b. Phá vỏ ngu si: Breaking the shell of delusion.

c. Chụp bắt những ác độc long phiền não: Catching the evil poisonous dragon of affliction.

d. Khiến chúng sanh ra khỏi biển khổ sanh tử: Lifting beings out of the ocean of suffering of birth and death.

5) Đại sư tử vương phấn tấn—The springing of great majestic lion:

a. An trụ trong đại trí vô úy: Resting secure in fearless.

b. Lấy bình đẳng làm khí giới: Using impartial great knowledge as a weapon.

c. Xô dẹp chúng ma và ngoại đạo: Crushing demons and false teachers.

6) Dũng kiện phấn tấn, vì có thể ở trong chiến trận lớn sanh tử, xô diệt tất cả phiền não oán thù: Springing of spirit and strength, able to destroy the enemy and afflictions on the great battlefront of birth and death.

7) Đại trí phấn tấn—The springing of great knowledge:

a. Biết thân tâm và cảm giác: Knowing the elements of body, mind, and sense experience.

b. Biết các duyên khởi: Knowing other interdependent productions.

c. Tự tại khai thị tất cả pháp: Freely explaining all things.

8) Đà La Ni phấn tấn—The springing of mental command:

a. Dùng sức niệm huệ thọ trì chánh pháp chẳng quên: Retaining teachings by the power of recollection and awareness.

b. Tùy theo căn tánh của chúng sanh mà vì họ tuyên thuyết: Expounding the teachings according to the faculties of sentient beings.

9) Biện tài phấn tấn—The springing of intellectual powers:

a. Vô ngại và chóng phân biệt tất cả các pháp: Uninhibited and swift analyzing everything.

b. Làm cho tất cả chúng sanh được lợi ích: Causing everyone to receive benefit and be happy.

10) Như Lai phấn tấn—The springing of realization of Thusness:

a. Nhứt thiết chủng trí những pháp trợ đạo đều thành tựu viên mãn: Fulfilling all aids to the way to omniscience.

b. Dùng một niệm tương ưng huệ, những chỗ đáng được đều được tất cả: With instantaneous wisdom attaining all that can be attained.

c. Những chỗ đáng ngộ tất cả đều ngộ: Understanding all that can be understood.

d. Ngồi tòa sư tử: Sitting on a lion throne.

e. Hàng phục chúng ma: Conquering hostile demons.

f. Thành vô thượng chánh đẳng chánh giác: Realizing unexcelled, complete achieve perfect enlightenment.

Mười Điều Ràng Buộc: Ten bonds.

1) Vô tàm (có lỗi mà không biết tự hổ thẹn): Shamelessness.

2) Vô quý (có lỗi mà không biết mắc cở với người)—Unblushingness.

3) Tật đố (ghen ghét): Envy.

4) Xan (bỏn xẻn hèn hạ): Meanness.

5) Bất Hối ( không biết ăn năn những tội lỗi đã làm): Regretlessness.

6) Thùy miên (hôn mê hay thân tâm không thức tỉnh): Torpidity.

7) Trạo cử (tâm niệm xao động): Unstableness—Excitability.

8) Hôn trầm (thần thức hôn mê, không biết chi cả): Gloominess.

9) Sân hận: Anger.

10) Phú (che dấu tội ác): Covering sins.

Mười Điều Rời Bỏ Ma Nghiệp Của Chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38). Chư Bồ Tát an trụ trong mười pháp nầy thời có thể ra khỏi tất cả ma đạo—Ten ways of getting rid of demons’ actions of Great Enlightening Beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38). Enlightening Beings who abide by these can escape all demonic ways.

1) Gần thiện tri thức, cung kính cúng dường: Associating with the wise and honoring and serving them.

2) Chẳng tự cao tự đại, chẳng tự khen ngợi: Not elevating themselves or praising themselves.

3) Tin hiểu thâm pháp của Phật mà chẳng hủy báng: Believing in the profound teaching of Buddha without repudiating it.

4) Chẳng bao giờ quên mất tâm nhứt thiết trí: Never ever forgetting the determination for omniscience.

5) Siêng tu diệu hạnh, hằng chẳng phóng dật: Diligently cultivating refined practices, never being lax.

6) Thường cầu tất cả pháp dành cho Bồ Tát: Always seeking all the teachings for enlightening beings.

7) Hằng diễn thuyết chánh pháp, tâm không nhàm mỏi: Always expounding the truth tirelessly.

8) Điều rời bỏ ma nghiệp thứ tám—The eighth way of getting rid of demons’ actions:

a. Quy y tất cả chư Phật mười phương: Taking refuge with all the Buddhas in the ten directions.

b. Nghĩ đến chư Phật như những vị cứu hộ: Thinking of them as saviors and protectors.

9) Tin thọ ức niệm tất cả chư Phật thần lực gia trì: Faithfully accepting and remembering the support of the spiritual power of the Buddhas.

10) Cùng tất cả Bồ Tát đồng gieo căn lành bình đẳng không hai: Equally planting the same roots of goodness with all enlightening beings.

Mười Điều Tâm Niệm: Ten Non-Seeking Practices:

1) Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh: We should not wish (yearn) that our bodies be always free of diseases, because a disease-free body is prone to desire and lust (because with a disease-free body, one tends to be tempted with desire and lust). This will lead to precept-breaking and retrogression:.

2) Ở đời thì đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy. Nếu như chúng ta cứ sống mãi trong cảnh thanh nhàn, như ý, không bị đời dằn vặt, lại chẳng bị vướng ít nhiều sự khổ não, ưu phiền, tất tâm sẽ sanh ra các niệm khinh mạn, kiêu sa; từ đó mà kết thành vô số tội lỗi. Phật tử chơn thuần phải nhân nơi hoạn nạnthức tỉnh cơn trường mộngchiêm nghiệm được lời Phật dạy là đúng. Do đó mà phát tâm tinh chuyên tu hành cầu giải thoát: We should not wish that our lives be free of all misfortune, adversity, or accident because without them, we will be easily prone to pride and arrogance. This will lead us to be disdainful and overbearing towards everyone else. If people’s lives are perfect, everything is just as they always dreamed, without encountering heartaches, worries, afflictions, or any pains and sufferings, then this can easily give way to conceit, arogance, etc.; thus, becoming the breeding ground for countless transgressions and offenses. Sincere Buddhists should always use misfortunes as the opportunity to awaken from being mesmerized by success, fame, fortune, wealth, etc. and realize the Buddha’s teachings are true and accurate, and then use this realization to develop a cultivated mind seeking enlightenment. 

3) Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo: We should not wish that our mind cultivation be free of all obstacles because without obstacles, we would not have opportunities to excell our mind. This will lead to the transgression of thinking that we have awakened, when in fact we have not.

4) Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường: We should not wish that our cultivation be free of demonic obstacles, because our vows would not be then firm and enduring. This leads to the transgression of thinking that we have attained, when in fact we have not.

5) Việc làm thì đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng hay khinh thường kiêu ngạo: We should not wish that our plans and activities meet with easy success, for we will then be inclined to thoughts of contempt and disrespect. This leads to the transgression of pride and conceit, thinking ourselves to be filled with virtues and talent.

6) Giao tiếp thì đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đi đạo nghĩa: We should not wish for gain in our social relations. This will lead us to violate moral principles and see only mistakes of others.

7) Với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng: We should not wish that everyone, at all times, be on good terms and in harmony with us. This leads to pride and conceit and seeing only our own side of every issue.

8) Thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có mưu đồ: We should not wish to be repaid for our good deeds, lest we develop a calculating mind. This leads to greed for fame and fortune.

9) Thấy lợi thì đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động: We should not wish to share in opportunities for profit, lest the mind of illusion arise. This leads us to lose our good name and reputation for the sake of unwholesome gain.

10) Oan ức không cần biện bạch, vì còn biện bạchnhân ngã chưa xả: When subject to injustice and wrong, we should not necessarily seek the ability to refute and rebut, as doing so indicates that the mind of self-and-others has not been severed. This will certainly lead to more resentment and hatred.

Luận Bảo Vương Tam Muội của Đức Phật—Thus, the Buddha advised all of us to consider:

1) Lấy bịnh khổ làm thuốc thần—Turn suffering and disease into good medicine (consider diseases and sufferings as miraculous medicine).

2) Lấy hoạn nạn làm giải thoát—Turn misfortune and calamity into liberation (take misfortune and adversity as means of liberation).

3) Lấy khúc mắc làm thú vị—Turn obstacles or high stakes into freedom and ease (take obstacles as enjoyable ways to cultivate ourselves).

4) Lấy ma quân làm bạn đạo—Turn demons or haunting spirits into Dharma friends (take demonic obstacles as our good spiritual advisors).

5) Lấy khó khăn làm thích thú—Turn trying events into peace and joy (consider difficulties as our joy of gaining experiences or life enjoyments).

6) Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đở—Turn bad friends into helpful associates (treat ungrateful people as our helpful aids).

7) Lấy người chống đối làm nơi giao du—Turn apponents into “fields of flowers” (consider opponents as our good relationships).

8) Coi thi ân như đôi dép bỏ—Treat ingratitude as worn-out shoes to be discarded (consider merits or services to others as ragged slippers).

9) Lấy sự xả lợi làm vinh hoa—Turn frugality into power and wealth (take frugality as our honour).

10) Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh—Turn injustice and wrong into conditions for progress along the Way (consider injustice or false accusations as our virtuous gate to enlightenment).

Mười Điều Thành Như Lai Lực Của Chư Đại Bồ Tát: Ten kinds of attainment of powers of the enlightened of enlightening beings— Chư Bồ Tát có đủ mười Như Lai lực nầy thời gọi là Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38)—Enlightening Beings who acquire these ten powers are called Buddhas, truly awake.

1) Vì siêu quá tất cả những ma phiền não nghiệp nên thành Như Lai lực: Attain the powers of the enlightened because they transcend the afflictive activities of all demons.

2) Vì đầy đủ tất cả Bồ Tát hạnhtự tại du hý tất cả Bồ Tát tam muội: Fulfill all enlightening practices and master all concentrations of enlighening beings.

3) Đầy đủ tất cả Bồ Tát quảng đại thiền định: Accomplish all the far-reaching meditations of enlightening beings.

4) Viên mãn tất cả pháp trợ đạo bạch tịnh: Fulfill al the pure means of fostering enlightenment.

5) Được tất cả pháp trí huệ quang minh khéo tư duy phân biệt: Attain illumination of knowledge of all things and can think and analyze well.

6) Thân cùng khắp tất cả thế giới: Their bodies pervade all worlds.

7) Có thể dùng thần lực gia trì tất cả: Can support all by spiritual powers.

8) Ngôn âm phát ra đều đồng với tâm của tất cả chúng sanh: Their utterances are equal to the minds of all sentient beings.

9) Vì ba nghiệp thân ngữ ý đồng với tất cả tam thế chư Phật, trong một niệm biết rõ những pháp trong tam thế: They are physically, verbally, mentally equal to the Buddhas of all times, and can comprehend the things of all times in a single thought.

10) Được thiện giác trí tam muội, đủ Như Lai thập lực, những là thị xứ phi xứ trí lực đến lậu tận trí lực: Attain concentration of precisely aware knowledge and are imbued with the ten powers of the enlightened, from knowledge of what is so and what is not so up to knowledge of extinction of contaminations.

Mười Điều Thối Thất Phật Pháp Mà Chư Đại Bồ Tát Nên Tránh: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười điều thối thất Phật pháp mà chư Bồ Tát nên tránh. Chư Bồ Tát tránh được mười điều nầy thời nhập được đạo ly sanh của Bồ Tát—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten things that cause enlightening beings to regress from the Buddha teachings, which they should avoid.  Enlightening Beings who avoid these ten things will enter the Enlightening Beings’ paths of emancipation.

1) Khinh mạn thiện tri thức: Slighting the wise.

2) Sợ khổ sanh tử: Fearing the pains of birth and death.

3) Nhàm tu hạnh Bồ Tát: Getting tired of practicing the acts of enlightening beings.

4) Chẳng thích trụ thế gian: Not caring to remain in the world.

5) Say đắm tam muội: Addiction to concentration.

6) Chấp lấy thiện căn: Clinging to roots of goodness.

7) Repudiating the truth: Hủy báng chánh pháp.

8) Đoạn Bồ Tát hạnh: Putting an end to the practices of enlightening beings.

9) Thích đạo nhị thừa: Liking the ways of individual liberation.

10) Hiềm hận chư Bồ Tát: Having aversion to Enlightening Beings.

Mười Điều Thủ Lấy Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, chư đại Bồ Tát có mười điều thủ lấy, do đây mà không dứt hạnh Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ nơi mười điều thủ lấy nầy thời có thể chẳng dứt Bồ Tát hạnh, và được pháp vô sở thủ vô thượng của tất cả Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of grasping by which they perpetuate the practices of Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can perpetuate the practices of Enlightening Beings and attain the Buddhas’ supreme state of not grasping anything.

1) Thủ lấy tất cả chúng sanh giới, vì rốt ráo giáo hóa chúng sanh: They grasp all realms of sentient beings, to ultimately enlighten them.

2) Thủ lấy tất cả thế giớirốt ráo nghiêm tịnh: They grasp all worlds , to ultimately purify them.

3) Thủ lấy Như Lai vì tu hạnh Bồ Tát để cúng dường: They grasp Buddha, cultivating the practices of Enlightening Beings as offerings.

4) Thủ lấy thiện căn vì chứa nhóm tướng hảo công đức của chư Phật: They grasp roots of goodness, accumulating the virtues that mark and embellish the Buddhas.

5) Thủ lấy đại bi, vì diệt khổ cho tất cả chúng sanh: They grasp great compassion, to extinguish the pains of all sentient beings.

6) Thủ lấy đại từ, vì cho tất cả chúng sanh những trí lạc: They grasp great benevolence, to bestow on all beings the happiness of omniscience.

7) Thủ lấy Ba La Mật, vì tích tập những trang nghiêm của Bồ Tát: They grasp the transcendent ways, to accumulate the adornments of Enlightening Beings.

8) Thủ lấy thiện xảo phương tiện, vì đều thị hiện ở tất cả mọi nơi: They grasp skill in means, to demonstrate them everywhere.

9) Thủ lấy Bồ Đề, vì được trí vô ngại: They grasp enlightenment, to obtain unobstructed knowledge.

10) Thủ lấy tất cả các pháp, vì ở mọi nơi đều dùng minh trí để hiện rõ: They grasp all things, to comprehend them everywhere with clear knowledge.

Mười Điều Tịnh Tu Ngữ Nghiệp Của Chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38)—Ten ways of purifying speech of Great Enlightening Beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38).

(A) Mười pháp tịnh tu ngữ nghiệp—Ten ways of purifying speech:

1) Tịnh tu ngữ nghiệp, thích lắng nghe âm thanh của Đức Như Lai: Joyfully listening to the voice of Buddhas.

2) Tịnh tu ngữ nghiệp, nghe nói công đức của Bồ Tát: Joyfully listening to the explanations of the virtues of Enlightening Beings.

3) Tịnh tu ngữ nghiệp, chẳng nói những lời mà chúng sanh chẳng thích nghe: Not saying anything unpleasant to sentient beings.

4) Tịnh tu ngữ nghiệp, xa lìa những lỗi lầm của lời nói: Truly avoiding all faults of speech.

5) Tịnh tu ngữ nghiệp, hoan hỷ tán thán Như Lai: Joyfully praising the enlightened.

6) Tịnh tu ngữ nghiệp, ở chỗ tháp Như Lai to tiếng khen ngợi công đức như thiệt của chư Phật: Signing the praises of Buddhas aloud at the monuments of deceased Buddhas.

7) Tịnh tu ngữ nghiệp, dùng tâm thanh tịnh ban bố chánh pháp cho chúng sanh: Giving teachings to sentient beings with profound, pure mind.

8) Tịnh tu ngữ nghiệp, dùng âm nhạc ca tụng để tán thán Đức Như Lai: Praising Buddha with music and song.

9) Tịnh tu ngữ nghiệp, ở chỗ chư Phật lắng nghe chánh pháp chẳng tiếc thân mạng: Listening to the true teaching without worrying about one’s body or life.

10) Tịnh tu ngữ nghiệp, xả thân thừa sự tất cả Bồ Tát và các pháp sư để lãnh thọ diệu pháp: Giving oneself up to serve all enlightening beings and teachers of truth, and receiving the sublime teaching from them. 

(B) Chư Bồ Tát an trụ trong mười pháp tịnh tu ngữ nghiệp nầy sẽ được mười điều thủ hộ—Enlightening Beings who abide by these ten ways of purifying speech can gain ten kinds of protection:

1) Được thiên vương cùng thiên chúng thủ hộ: They are protected by all celestial beings.

2) Được long vương và long chúng thủ hộ: By all nagas.

3) Được Dạ xoa vương cùng dạ xoa chúng thủ hộ: By all yakshas.

4) Được Càn thát bà vương cùng Càn thát bà chúng thủ hộ: By all Gandharvas.

5) Được A tu la vươngA tu la chúng thủ hộ: By all titans.

6) Được Ca lâu la vương và Ca lâu la chúng thủ hộ: By all Garudas.

7) Được Khẩn na la vương và Khẩn na la chúng thủ hộ: By all kinnaras.

8) Được Ma hầu la già vương cùng Ma hầu la già chúng thủ hộ: By all Maharagas.

9) Được Phạm vươngPhạm chúng thủ hộ: By all Brahmas.

10) Được Như Như Lai Pháp vương và tất cả pháp sư thủ hộ: By all teachers of truth, beginning with the Buddhas.

(C) Được sự thủ hộ nầy rồi, chư Đại Bồ Tát có thể thành tựu mười đại sự—Having received this protection, great enlightening beings are able to accomplish ten great works.

1) Làm cho tất cả chúng sanh hoan hỷ: Gladdening all sentient beings.

2) Có thể qua lại tất cả thế giới: Going to all worlds.

3) Tất cả căn tánh đều có thể rõ biết: Knowing all faculties.

4) Tất cả thằng giải đều làm cho thanh tịnh: Purifying all devotions.

5) Tất cả phiền não đều làm cho đoạn trừ: Exterminating all afflictions.

6) Tất cả tập khí đều làm cho xả ly: Getting rid of all habit energy.

7) Tất cả dục lạc đều làm cho sáng sạch: Purifying all inclinations.

8) Tất cả thâm tâm đều làm cho tăng trưởng: Increasing all profound determinations.

9) Tất cả pháp giới đều làm cho cùng khắp: Causing all to pervade al universes.

10) Tất cả Niết bàn khắp làm cho thấy rõ: Causing all nirvanas to be clearly seen.

Mười Điều Tu Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười điều tu của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời tu được đạo quả vô thượngđạt được tất cả các pháp—According to the Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of cultivation of Great Enlightening Beings. Enlightening beings who abide by these can achieve the supreme cultivation and practice all truths.

1) Tu các môn Ba La Mật: Cultivate the ways of transcendence.

2) Tu học: Learning.

3) Tu huệ: Wisdom.

4) Tu nghĩa: Purpose.

5) Tu pháp: Righteousness.

6) Tu thoát ly:Emancipation.

7) Tu thị hiện:Manifestation.

8) Tu siêng thực hành chẳng lười: Diligence.

9) Tu thành chánh đẳng chánh giác: Accomplishment of true awakening.

10) Tu chuyển chánh pháp luân: Operation of right teaching.

Mười Điều Tu Tinh Chuyên Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, chư đại Bồ Tát có mười điều tu tinh chuyên. Chư Bồ Tát an trụ trong những pháp nầy thời được siêng tu đại trí huệ vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of diligent practices of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme practice of great knowledge and wisdom of Buddhas.

1) Siêng tu bố thí, vì đều xả thí tất cả mà không cầu báo đáp: Diligent practice of giving, relinquishing all without seeking reward.

2) Siêng tu trì giới, vì đầu đà khổ hạnh, thiểu dục tri túc: Diligent practice of self-control, practicing austerities, having few desires, and being content.

3) Siêng tu nhẫn nhục, vì rời quan niệm ta và người (tự tha), nhẫn chịu tất cả điều khổ não, trọn không sanh lòng sân hại: Diligent practice of forbearance, detaching from notions of self and other, tolerating all evils without anger or malice.

4) Siêng tu tinh tấn, vì thân ngữ ý ba nghiệp chưa từng tán loạn, tất cả việc làm đều chẳng thối chuyển mãi đến khi rốt ráo: Diligent practice of vigor, their thoughts, words and deeds never confused, not regressing in what they do, reaching the ultimate end.

5) Siêng tu thiền định, vì giải thoát , tam muội xuất hiện thần thông, rời lìa tất cả quyến thuộc, dục lạc, phiền não, và mãn nguyện: Diligent practice of meditation, liberations, and concentrations, discovering spiritual powers, leaving behind all desires, afflictions, and contention.

6) Siêng tu trí huệ, vì tu tập chứa nhóm tất cả công đức không nhàm mỏi: Diligent practice of wisdom, tirelessly cultivating and accumulating virtues.

7) Siêng tu đại từ, vì biết tất cả chúng sanh không có tự tánh: Diligent practice of great benevolence, knowing that all sentient beings have no nature of their own.

8) Siêng tu đại bi, vì biết các pháp đều không, thọ khổ cho tất cả chúng sanh không nhàm mỏi: Diligent practice of great compassion, knowing that all things are empty, accepting suffering in place of all sentient beings without wearying.

9) Siêng tu giác ngộ thập lực Như Lai, vì rõ thấu vô ngại chỉ bày cho chúng sanh: Diligent practice to awaken the ten powers of enlightenment, realizing them without obstruction, manifesting them for sentient beings.

10) Siêng tu pháp luân bất thối, vì chuyển đến tâm của tất cả chúng sanh: Diligent practice of the non receding wheel of teaching, proceeding to reach all sentient beings. 

Mười Điều Vô Nhị Thực Hành Pháp Tự Tại Của Chư Phật: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 33), có mười điều vô nhị thực hành pháp tự tại của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of mastery of nondual action of all Buddhas.

1) Tất cả chư Phật đều hay khéo nói lời thọ ký, quyết định không hai: All Buddhas can speak words of prediction of enlightenment, definitively, without duality.

2) Tất cả chư Phật đều hay tùy thuận tâm niệm của chúng sanh, làm cho ý họ được thỏa mãn, quyết định không hai: All Buddhas can satisfy sentient beings according to their wishes, definitely, without duality.

3) Chư Phật đều hay hiện giác tất cả pháp, diễn thuyết ý nghĩa, quyết định không hai:All Buddhas can manifest be awake to all truths and expound their meanings, definitively, without duality.

4) Chư Phật đều biết tam thế tất cả sát na là một sát na, quyết định không hai: All Buddhas have all the wisdom and knowledge of the Buddhas of past, future and present, definitively, without duality. Chư Phật luôn có đầy đủ tam thế Phật trí huệ, quyết định không hai:

5) Chư Phật đều biết tam thế tất cả sát na là một sát na, quyết định không hai: All Buddhas know that all instants, past, future and present, are one instant, definitely, without duality.

6) Chư Phật đều biết tam thế tất cả cõi Phật, vào một cõi Phật, quyết định không hai: All Buddhas know that all past, future and present Buddha-lands inhere in one Buddha-land, definitively, without duality.

7) Chư Phật đều biết tam thế tất cả lời Phật, là một lời Phật, quyết định không hai: All Buddhas know the words of all Buddhas of all times are the words of one Buddha, definitely, without duality. 

8) Chư Phật đều biết tam thế tất cả chư Phật, cùng tất cả chúng sanh được giáo hóa thể tánh bình đẳng, quyết định không hai: All Buddhas know that all Buddhas of all times and all the beings they teach are essentially equal, definitely, without duality.

9) Chư Phật đều biết thế phápPhật pháp, tánh không sai khác, quyết định không hai: All Buddhas know that worldly phenomena and Buddhist principles are essentially not different, definitely, without duality.

10) Chư Phật đều biết tất cả tam thế chư Phật có bao nhiêu thiện căn đều đồng một thiện căn, quyết định không hai: All Buddhas know that the roots of goodness of all Buddhas of all times are the same one root of goodness, definitely, without duality.

Mười Điều Vui Thích Của Chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38—Ly Thế Gian): Ten kinds of enjoyment (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38—Detachment from the World)—Bồ tát trụ trong pháp nầy thời được pháp lạc vô thượng của chư Như Lai—Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme enjoyment of truth of all Buddhas.

1) Thích chánh niệm vì tâm chẳng tán loạn: They enjoy right mindfulness because their minds are not distracted.

2) Thích trí huệphân biệt các pháp: They enjoy knowledge, distinguishing all things.

3) Thích qua đến tất cả chỗ Phật, vì nghe pháp không nhàm: They enjoy visiting all Buddhas, listening to the teaching tirelessly.

4) Thích chư Phật, vì đầy khắp mười phương không biên tế: They like the Buddhas because they fill the ten directions without bound.

5) Thích Bồ Tát tự tại, vì tất cả chúng sanh dùng vô lượng mônhiện thân: They like enlightening beings because they freely appear in infinite ways for the benefit of sentient beings.

6) Thích các môn tam muội vì nơi một môn tam muội nhập tất cả môn tam muội: They enjoy the doors of concentration because in one door of concentration they enter all doors of concentration.

7) Thích Đà La Nithọ trì pháp chẳng quên để dạy lại cho chúng sanh: They enjoy mental command of mnemonic formula because they hold all the doctrines without forgetting and hand them on to others.

8) Thích vô ngại biện tài, vì nơi một đoạn một câu, phân biệt diễn thuyết trải qua bất khả thuyết kiếp không cùng tận: They enjoy unhindered powers of analysis and elucidation, expounding a single saying inexhaustibly.

9) Thích thành chánh giác, vì tất cả chúng sanh mà dùng vô lượng môn thị hiện thân để thành chánh giác: They enjoy attaining true enlightenment, manifesting bodies in infinite ways, attaining true enlightenment for the sake of sentient beings.

10) Thích chuyển pháp luân, vì dẹp trừ tất cả pháp dị đạo: They enjoy turning the wheel of true teaching, destroying all misleading doctrines. 

Mười Giai Đoạn Phát Triển Tâm Của Tông Chân Ngôn: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Mật giáo hay Kim Cang Thừa Phật Giáo là một từ ngữ dùng để chỉ cho tông chỉ bí mật cao siêu, vượt hẳn cả Tiểu ThừaĐại Thừa. Theo Đại Sư Hoằng Pháp, có mười giai đoạn phát triển tâm. Những giai đoạn nào từ thấp lên cao, cho thấy sự tiến triển của tâm thức con người theo thời gian, còn những giai đoạn cùng phát triển đồng thời như trong 6 và 7, 8 và 9, cho thấy tình trạng của thế giới hướng thượng—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, the Mystic Doctrine School or the Buddhist Diamond Vehicle Vajrayana is a name given to a higher mystic doctrine, transcending all Hinayana and Mahayana doctrines. Such Diamond Vehicle is only represented by Great Master Kobo with his proposal of the ten stages of spiritual development. These stages coming one above the other, show the timely progress of the human mind, while those which stand co-ordinated at one time as in 6 and 7, 8 and 9, show the state of the progressive world.

1) Dị Sanh Kỳ Dương Tâm: Những nẻo đường của cuộc sống mù quáng do bản năng điều khiển. Đây là giai đoạn của phàm ngu—Various paths of blind life driven by the instinctive impulse. This is the stage of common people.

2) Ngu Đồng Trì Trai Tâm (nhân thừa): Cố gắng vượt lên sống đời đạo đức, như trường hợp của Khổng Giáo—The Vehicle of human beings striving to have a moral life, the satge of Confucianism.

3) Anh Đồng Vô Úy Tâm (Thiên thừa): Giai đoạn chúng sanhcõi trời, nỗ lực cho một sức mạng siêu nhiên, như Lão giáoBà La Môn giáo—The Vehicle of heavenly beings striving to have a supernatural power, the stage of Taoism and Brahmanism.

4) Duy Uẩn Vô Ngã Tâm (Thanh Văn thừa): Đây là thừa của các đệ tử trực tiếp của Phật, vươn lên đời sống tâm linh cao đẳng như trong các bộ phái Tiểu thừa, Câu XáThành Thật tông—The Vehicle of the dirct pupils of the Buddha, or sravaka, striving for higher spiritual life as in Hinayana schools, Kusala, and the Satyasiddhi schools.

5) Bạt Nghiệp Nhân Chủng Tâm (Độc Giác thừa): Thừa nầy thọ hưởng giác ngộ riêng tư, nhưng còn vị kỷ—The Vehicle of the self-enlightened ones (pratyeka-buddha) enjoying self-enlightenment yet falling into egoism.

6) Tha Duyên Đại Thừa Tâm: Cho rằng ba thừachân thật, giai đoạn của Tam LuậnPháp Tướng tông—The doctrine of the three Vehicles, holding the three Vehicles as real, the stage of San-Lun and Dharmalaksana schools.

7) Giác Tâm Bất Sanh Tâm: Như (6)—Same as in (6).

8) Nhất Đạo Vô Vi Tâm: Nhất Thừa, cho rằng chỉ có một thừa là chân thật, giai đoạn của Hoa Nghiêm và Thiên Thai—The doctrine of One Vehicle, holding the one Vehicle as real, the stage of Hua-Yen and T’ien-T’ai schools.

9) Cực Vô Tự Tánh Tâm: Như (8)—Same as in (8).

10) Bí Mật Trang Nghiêm Tâm: Tông chỉ của Chân Ngôn tông hay Kim Cang Thừa. Theo quan điểm của Chân Ngôn tông, Kim Cang thừa đứng trên các thừa khác, đó là tối thượng thừa về Mật Giáo—The Diamond Vehicle as held by the Shingon School. According to the Shingon idea, the Diamond Vehicle stands above all others; it is the supreme Vehicle of mysticism.

Mười Giới: Ten realms—See Thập Giới.

Mười Giới Bất Hối: Mười giới không đưa đến sự hối hận—Ten rules which produce no regrets.

1) Không sát sanh: Not killing.

2) Không trộm cắp: Not stealing.

3) Không tà dâm: Not committing sexual misconduct.

4) Không nói dối: Not lying.

5) Không nói lỗi của người: Not telling a fellow-Buddhist’s sins.

6) Không uống rượu: Not drinking wine.

7) Không tự cho mình hay và chê người dở: Not praising oneself and discrediting others.

8) Không hèn hạ: Not being mean to other beings.

9) Không sân hận: Not being angry.

10) Không hủy báng Tam Bảo: Not defaming the Triratna.

Mười Giới Sa Di: Bước đầu tiên trên đường tu tập—Ten commandments of Sramanera Precepts, the first step in cultivation the Way—Mười Giới Sa Di: Ten virtues—Ten basic prohibitions binding on novice monks and nuns:

1) Không sát sanh hại vật: Not Killing living beings.

2) Không lấy của nếu không được cho: Not taking what has not been giving.

3) Không tà hạnh: Not committing Misconduct in sexual matters.

4) Không nói dối: Not telling lies.

5) Không uống rượu: Not drinking liquor.

6) Không đeo trang sức và sức các loại nước hoa: Not wearing adornments and perfume.

7) Không ca hát nhảy múa: Not enjoying singing and dancing.

8) Không nằm giường cao rộng: Not sleeping in large raised beds.

9) Không ăn sái giờ: Not eating out of regulated hours.

10) Không cất giữ hay sở hữu quí kim bảo thạch: Not possessing gold, silver, and other precious metals and stones.

*** For more information, please see Thập Giới.

Mười Giới Trọng: The ten major precepts—See Mười Giới Trọng Của Chư Bồ Tát Trong Kinh Phạm Võng.

Mười Giới Trọng Của Chư Bồ Tát Trong Kinh Phạm Võng: Phật đã dạy chúng đệ tử rằng: “có Mười giới trọng cho Bồ Tát. Nếu ai thọ giới mà không giữ, người đó không phải là Bồ tát, người đó cũng không có chủng tử Phật. Ngay cả Phật mà còn Phải trì tụng những giới nầy. Tất cả chúng Bồ tát đã học giới trong quá khứ, sẽ học trong tương lai, hay đang học trong lúc nầy. Ta đã giải thích những điểm chánh của Bồ Tát giới. Mấy ông phải học và hành Bồ tát giới trong chính tâm mình.”—The Ten Major Precepts or the ten weighty prohibitions—In the Brahma-Net Sutra, the Buddha said to his disciples, “There are ten major Bodhisattva precepts. If one receives the precepts but fails to keep (observe/practice) them, he is not a bodhisattva, nor he is a seed of Buddhahood. I, too, recite these precepts. All Bodhisattvas have studied them in the past, will study in the future, and are studying them now. I have explained the main characteristics of the Bodhisattva precepts. You should study and observe them with all your heart.”

1) Giới Sát Sanh: First Major Precept on Killing—Là Phật tử, không tự mình giết, không xúi người giết, không phương tiện hay khen tặng ai giết, không thấy giết mà tùy hỷ, không dùng bùa chú giết, không nhơn, duyên, hay cách thức mà giết, không nghiệp giết. Phàm tất cả loài hữu tình có mạng sống đều không được cố ý giết. Là Phật tử, phải luôn phát đại bi tâm và lòng hiếu thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng sanh-, mà trái lại tự phóng tâm nỡ lòng sát sanh, Phật tử nầy phạm “Bồ Tát Ba La Di Tội.”—A disciple of the Buddha shall not himself kill, encourage others to kill, kill by expedient means, praise killing, rejoice at witnessing killing, or kill through incantation or deviant mantras. He must not create the causes, conditions, methods, or karma of killing, and shall not intentionally kill any living creature. As a Buddha’s disciple, he ought to nuture a mind of compassion and filial piety, always divising expedient means to rescue and protect all beings. If instead, he fails to restrain himself and kills sentient beings without mercy, he commits a Parajika offense. 

2) Giới Trộm Cướp: Second Major Precept on Stealing—Là Phật tử, không tự mình trộm cướp, không bảo người trộm cướp, không phương tiện trộm cướp, nhẫn đến không dùng bùa chú mà trộm cướp; không nhơn trộm cướp, duyên trộm cướp, cách thức trộm cướp hay nghiệp trộm cướp. Tất cả tài vật, dù là của quỷ thần, từ cây kim ngọn cỏ đều có chủ, không đặng trộm cướp. Là Phật tử, phải luôn có lòng từ bi hiếu thuận thường giúp cho mọi người được phước đức an vui. Trái lại, lại sanh tâm trộm cướp tài vật của người, Phật tử nầy phạm “Bồ Tát Ba La Di Tội.”—A disciple of the Buddha must not himself steal or encourage others to steal, steal by expedient means, steal by means of incantation or deviant mantras. He should not create the causes, conditions, methods, or karma of stealing. No valuables or possessions, even those belonging to ghosts and spirits or thieves and robbers, be they as small as a needle or a blade of grass, may be stolen. As a Buddha’s disciples, he ought to have a mind of mercy, compassion, and filial piety, always helping other people to earn merits and achieve happiness. If instead, he steals the posessions of others, he commits a Parajika offense.

3) Giới Dâm: Third Major Precept on Sexual Misconduct (not to lust)—Là Phật tử, không tự mình dâm dục, không bảo người dâm dục, với tất cả phụ nữ, các loài cái, loài mái, cho đến thiên nữ, quỷ nữ, thần nữ cùng phi đạo mà hành dâm; không nhơn dâm dục, duyên dâm dục, cách thức dâm dục, hay nghiệp dâm dục. Là Phật tử, đối với tất cả không được dâm dục, mà phải có lòng hiếu thuận cứu độ tất cả, phải đem pháp thanh tịnh mà khuyên dạy người. Dâm giới cũng là một trong ngũ giới cho Phật tử tại gia (một trong năm điều giới của hàng Phật tử tại gia là phải diệt trừ tà dâm. Một trong mười giới trọng của hàng xuất gia là phải hoàn toàn cắt đứt dâm dục). Trái lại nếu khôngtâm từ, làm cho mọi người sanh việc dâm dục, không lựa súc sanh, cho đến hành dâm với mẹ, con, chị, em trong lục thân, Phật tử nầy phạm “Bồ Tát Ba La Di Tội.”—A disciple of the Buddha must not engage in licentious acts or encourage others to do so. He (a monk) should not have sexual relations with any female; be she a human, animal, deity or spirit, nor create the causes, conditions, methods, or karma of such misconduct. Indeed, he must not engage in improper sexual misconduct with anyone. A Buddha’s disciple ought to have a mind of filial piety, rescuing all sentient beings and instructing them in the Dharma of purity and chastity. Sexual misconduct is also one of the five basic precepts for householders. If instead, he lacks compassion and encourages others to engage in sexual relations promiscuously, including with animals and even their mothers, daughters, sisters, or other close relatives, he commits a Parajika offense.

4) Giới Vọng: Fourth Major Precept on Lying and False Speech—Là Phật tử, không vọng ngữ, không bảo người vọng ngữ, không phương tiện vọng ngữ, không nhơn vọng ngữ, duyên vọng ngữ, cách thức vọng ngữ, nghiệp vọng ngữ. Nhẫn đến không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, hoặc thân vọng ngữ, tâm vọng ngữ. Là Phật tử, phải luôn luôn chánh ngữ chánh kiến, và cũng làm cho tất cả chúng sanhchánh ngữ chánh kiến, mà trái lại làm cho mọi người tà ngữ, tà kiến, tà nghiệp, Phật tử nầy phạm “Bồ Tát Ba La Di Tội.”—A disciple of the Buddha must not himself use false words and speech, or encourage others to lie or lie by expedient means. He should not involve himself in the causes, conditions, methods, or karma of lying, saying that he has seen what he has not seen or vice-versa, or lying implicitly through physical or mental means. As a Buddha’s disciple, he ought to maintain Right Speech and Right Views always, and lead all others to maintain them as well. If instead, he causes wrong speech, wrong views or evil karma in others, he commits a Parajika offense. 

5) Giới Uống Rượu và Bán Rượu: Fifth Major Precept on Drinking or Selling Alcohol Beverages—Là Phật tử, không tự mình uống hay bán rượu, không bảo người uống hay bán, không duyên uống hay bán, không cách thức uống hay bán, không nghiệp uống hay bán rượu. Tất cả rượu đều không được uống hay bán vì rượu là nhơn duyên sanh tội lỗi. Là Phật tử phải làm cho tất cả chúng sanhtrí huệ sáng suốt, mà trái lại đem sự mê say điên đảo cho tất cả chúng sanh, Phật tử nầy phạm “Bồ Tát Ba La Di Tội.”—A disciple of the Buddha must not drink or trade in alcohol beverages or encourage others to do so. He should not create the causes, conditions, methods or karma of drinking or selling any intoxicant wnatsoever, for intoxicants are the causes and conditions of all kinds of offenses. As a Buddha’s disciple, he ought to help all sentient beings achieve clear wisdom. If instead, he cayses them to have upside-down, topsy-turvy thinking, he commits a Parajika offense.

6) Giới Rao Lỗi của Tứ Chúng: Sixth Major Precept on Broadcasting the Faults of the Assembly (not to discuss the faults of other Buddhists)—Là Phật tử, không tự mình rao lỗi của Bồ Tát xuất gia, Bồ Tát tại gia, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, không bảo người rao lỗi; không nhơn rao lỗi, duyên rao lỗi, cách thức rao lỗi, nghiệp rao lỗi. Là Phật tử, khi nghe kẻ ác, kẻ ngoại đạo, cùng kẻ nhị thừa nói những điều phi pháp trái luật, phải luôn có lòng từ bi giáo hóa những kẻ ấy, khiến cho họ sanh lòng lành với Đại thừa, mà trái lại Phật tử tự mình rao nói những lỗi trong Phật pháp, Phật tử nầy phạm “Bồ Tát Ba La Di Tội.”—A disciple of the Buddha must not himself broadcast the misdeeds or infractions of Bodhisattva-clerics or Bodhisattva-laypersons, or of ordinary monks and nuns, nor encourage others to do so. He must not create the causes, conditions, methods, or karma of discussing the offenses of the Assembly. As a Buddha’s disciple, whenever he hears evil persons, externalists or followers of the Two Vehicles speak of practices contrary to the Dharma or contrary to the precepts within the Buddhist community, he should instruct them with a compassionate mind and lead them to develop wholesome faith in the Mahayana. If instead, he discusses the faults and misdeeds that occur within the assembly, he commits a Parajika offense.

7) Giới Tự Khen Mình và Chê Người: Seventh Major Precept on Prasing Oneself and Disparaging Others (not to praise onself and disparage others)—Là Phật tử, không tự khen mình chê người, không bảo ai khen mình chê người; không nhơn chê người, không duyên chê người, không cách thức chê người, không nghiệp chê người. Là Phật tử, nên sẳn sàng nhận lấy những khinh chê cho tất cả chúng sanh và nhường tất cả việc tốt cho người, chứ không bao giờ tự phô trương tài đức của mình mà dìm điều hay tốt của người, nếu không Phật tử nầy phạm “Bồ Tát Ba La Di Tội.”—A disciple of the Buddha shall not praise himself and speak ill of others, or encourage others to do so. He must not create the causes, conditions, methods, or karma of prasing himself and disparaging others. As a disciple of the Buddha, he should be willing to stand in for all sentient beings and endure humiliation and slander, accepting blame and letting sentient beings have all the glory. He should never display his own virutes and conceal the good points of others, thus causing them suffer slander, he commits a Parajika offense.

8) Giới Bỏn XẻnLợi Dụng Người Khác: Eighth Major Precept on Stinginess and Abuse of others—Là Phật tử, không tự mình bỏn xẻn hay lợi dụng người khác, không xúi người bỏn xẻn, không nhơn bỏn xẻn, duyên bỏn xẻn, cách thức bỏn xẻn, nghiệp bỏn xẻn. Là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, khi thấy người bần cùng đến cầu xin, phải bằng mọi cách giúp đở theo nhu cầu của họ, chứ không đem lòng giận ghét không cho một mảy may; hoặc có người đến cầu học giáo pháp, đã chẳng nói một kệ một câu mà còn mắng đuổi, là phạm “Bồ Tát Ba La Di Tội.”—A disciple of the Buddha must not be stingy or encourage others to be stingy. He should not create the causes, conditions, methods, or karma of stinginess. As a Bodhisattva, whenever a destitute person comes for help, he should try his best to help, not to refuse. Besides, he must try to help others understand and practice Dharma. If instead, out of angerand resentment, he denies all asistance, refusing to help even a penny, a needle, a blade of grass, even a single sentence or verse or a phrase of Dharma, but instead scolds and abuses that person, he commits a Parajika offense. 

9) Giới Giận Hờn không nguôi: Ninth Major Precept on Anger and Resentment (not to get angry)—Là Phật tử, không tự mình hờn giận, không bảo người hờn giận; không nhơn giận, duyên giận, cách thức giận, nghiệp giận. Ngược lại, phải luôn có lòng từ bi hiếu thuận, khiến giúp cho chúng sanh, cho đến loài phi chúng sanh luôn được lợi lạc. Nếu đối với tất cả các loài chúng sanh, cho đến trong loài phi chúng sanh mà đem lời ác mạ nhục, còn thêm dùng tay chân, dao gậy để đánh đập mà vẫn chưa hả dạ, cho đến nạn nhân kia lấy lời nhỏ nhẹ xin lỗi, cầu sám hối tạ tội, nhưng vẫn không hết giận, Phật tử nầy phạm “Bồ Tát Ba La Di Tội.”—A disciple of the Buddha shall not harbor anger or encourage others to be angery. He should not create the causes, conditions, methods, or karma of anger. In the contrary, As a disciple of the Buddha, he ought to be compassionate and filial, helping all sentient beings, or even transformation beings (deities and spirits) be happy at all times. If instead, he insults and abuses sentient beings, or even transformation beings such as dieties and spirits, with harsh words, hitting them with his fists or feet, or attacking them with a knife or club, or harbors grudges even when the victim confesses his mistakes and humbly seeks forgiveness in a soft, conciliatory voice, the disciple commits a Parajika offense.

10) Giới Hủy Báng Tam Bảo: Tenth Major Precept on Slandering the Triple Jewel (not to insult the Three Treasures)—Là Phật tử, không bao giờ tự mình hủy báng Tam Bảo, không xúi ai hủy báng; không nhơn hủy báng, duyên hủy báng, cách thức hủy báng, nghiệp hủy báng. Là Phật tử thuần thành, một khi nghe ngoại đạo hay kẻ ác hủy báng Tam Bảo dù chỉ một lời, thì đau đớn chẳng khác chi trăm ngàn đao kiếm đâm vào tâm, huống là tự mình hủy báng? Là Phật tử chẳng những luôn đem lòng tôn kính Tam Bảo, mà còn khiến cho người người đều đem lòng tôn kính. Ngược lại, không có đức tin và lòng hiếu thuận đối với Tam Bảo, lại còn giúp sức cho những kẻ ác, kẻ tà kiến hủy báng nữa, Phật tử nầy phạm “Bồ Tát Ba La Di Tội.”—A Buddha’s disciple shall not himself speak ill of the Triple Jewel or encourage others to do so. He must not create the causes, conditions, methods, or karma of slandering. As a devoted Buddhist, when hearing a single word of slander against the Triple Jewel from externalists or evil beings, he experiences a pain similar to that of hundreds of thousands of spears piercing his heart. How then could he possibly slander the Triple Jewel himself ? As a disciple of the Buddha, we are not only always revere the Triple Jewel ourselves, but we also help others understand and revere the Triple Jewel. On the contrary, if a disciple lacks faith and filial piety towards the Triple Jewel, and even assists evil persons or those of aberrant views to slander the Triple Jewel, he commits a Parajika offense. 

Mười Hai Bộ Kinh: Twelve Sutras which are classifications of the Buddha’s teachings—See Thập Nhị Bộ Kinh

Muời Hai Con Giáp: The twelve animals which represent the twelve months of a year, which also represent the 24 hours of a day—See Thập Nhị Thú.

Mười Hai Loại Chúng Sanh: Twelve categories of living beings—See Thập Nhị Loại Chúng Sanh

Mười Hai Lời Nguyện Của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Phật: The twelve vows of Bhaishajya-Guru-Buddha—Theo Kinh Dược Sư, Đức Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng ở phương Đông cách cõi Ta Bà hơn mười căn dà sa cõi Phật, có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Đức giáo chủ cõi ấy hiệu là Dược Sư Luu Ly Quang Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Khi còn tu hạnh Bồ Tát, Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai có phát mười hai nguyện lớn, khiến cho chúng hữu tình cầu chi được nấy. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã khẳng định với Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng: “Dầu ta có nói đến mãn một kiếp hay hơn một kiếp cũng không thể nào nói cho hết được. Tuy nhiên, ta có thể nói ngay rằng cõi Phật kia không có đàn bà, không có đường dữ và cả đến tiếng khổ cũng không.”—According to The Medicine Buddha Sutra, the Buddha said to Manjusri Bodhisattva: “East of this world, past countless Buddha-lands, more numerous than the grains of sand in ten Ganges Rivers, there exists a world called Pure Lapis Lazuli. The Buddha of that world is called the Medicine Buddha Lapis Lazuli Radiance Tathagata, Arhat, the Perfectly Enlightened, Perfect in Mind and Deed, Well Gone, Knower of the World, Unsurpassed Being, Tamer of Passions, Teacher of Gods and Men, Buddha, World Honoured One. When the World Honoured Medicine Buddha was treading the Bodhisattva path, he solemnly made Twelve Great Vows to grant sentient beings whatever they desired. Sakyamuni Buddha confirmed Manjusri Bodhisattva: “I cannot possibly describe them all, not even if I were to speak for an eon or more. However, this Buddha-land is utterly pure. You will find no temptations, no Evil Paths nor even cries of suffering there.”

1) Đại Nguyện thứ nhất—The First great Vow: Nguyện đời sau, khi chứng được đạo Chánh Đẳng Chánh Giác, thân có hào quang sáng suốt, rực rỡ chiếu khắp vô lượng, vô số, vô biên thế giới, để soi sáng giác ngộ cho mọi chúng sanh, khiến cho tất cả chúng hữu tình đều có đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, cùng tám chục món tùy hình trang nghiêm như thân của ta vậy—I vow that in a future life, when I have attained Supreme, Perfect Enlightenment, my brilliant rays will radiate to all beings or to shine upon all beings with the light from my body, illuminating infinite, countless boundless realms. This body will be adorned with the Thirty-Two Marks of Greatness and Eighty Auspicious Characteristics. Furthermore, I will enable all sentient beings to become just like me. 

2) Đại Nguyện thứ hai—The Second Great Vow: Nguyện đời sau, khi được đạo Bồ Đề, thân ta như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi, công đức cao vòi vọian trú giữa từng lưới dệt bằng tia sáng, tỏ hơn vầng nhật nguyệt. Chúng sanh trong cõi u minh đều nhờ ánh sáng ấy mà tâm trí được mở mang và tùy ý muốn đi đến chỗ nào để làm các sự nghiệp gì cũng đều được cả—I vow that in a future life, when I have attained Supreme Enlightenment, my body, inside and out, will radiate far and wide the clarity and flawless purity of lapis lazuli. This body will be adorned with superlative virtues and dwell peacefully in the midst of a web of light more magnificent than the sun or moon. The light will awaken the minds of all beings dwelling in darkness, enabling them to engage in their pursuits according to their wishes.

3) Đại Nguyện thứ ba—The Third Great Vow: Nguyện đời sau, khi được đạo Bồ Đề, dùng trí huệ phương tiện vô lượng vô biên độ cho chúng hữu tình, khiến ai nấy đều có đủ các vật dụng, chớ không ai phải chịu sự thiếu thốn—I vow that in a future life, when I have attained Supreme Enlightenment, I will, with infinite wisdom and skillful means, provide all sentient beings with an inexhaustible quantity of goods to meet their material needs. They will never want for anything.

4) Đại Nguyện thứ tư—The Fourth Vow: Nguyện đời sau khi được đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình tu theo tà đạo, thì ta khiến họ quay về an trụ trong đạo Bồ Đề, hoặc có những người tu theo hạnh Thanh Văn, Độc Giác thì ta cũng lấy phép Đại Thừadạy bảo họ: I vow that in a future life, when I have attained Supreme Enlightenment, I will set all who follow heretical ways upon the path to Enlightenment. Likewise, I will set those who follow the Sravaka and Pratyeka-Buddha ways onto the Mahayana path.

5) Đại Nguyện thứ năm—The Fifth Vow: Nguyện đời sau khi được đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nhiều vô lượng, vô biên ở trong giáo pháp của ta mà tu hành theo hạnh thanh tịnh, thì ta khiến cho tất cả đều giữ được pháp giới hoàn toàn đầy đủ cả tam tụ tịnh giới. Giả sử có người nào bị tội hủy phạm giới pháp mà khi đã nghe được danh hiệu ta thì trở lại được thanh tịnh, khỏi sa vào đường ác—I vow that in a future life, when I have attained Supreme Enlightenment, I will help all the countless sentient beings who cultivate the path of morality in accordance with my Dharma to observe the rules of conduct (Precepts) to perfection, in conformity with the Three Root Precepts. Even those guilty of disparaging or violating the Precepts will regain their purity upon hearing my name, and avoid descending upon the Evil Paths. 

6) Đại Nguyện thứ sáu-The Sixth Vow: Nguyện đời sau khi chứng được đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào thân hình hèn hạ, các căn không đủ, xấu xa, khờ khạo, tai điếc, mắt đui, nói năng ngọng nghịu, tay chân tật nguyền, lác hủi, điên cuồng, chịu tất cả những bệnh khổ ấy mà khi đã nghe danh hiệu ta liền được thân hình đoan chánh, tâm tánh khôn ngoan, các căn đầy đủ, không còn những bệnh khổ ấy nữa—I vow that in a future life, when I have attained Supreme Enlightenment, sentient beings with imperfect bodies, whose senses are deficient, who are ugly, stupid, blind, deaf, mute, crippled, hunchbacked, leprous, insane or suffering from various other illnesses, will, upon hearing my name, acquire well-formed bodies, endowed with intelligence, with all senses intact. They will be free of illness and suffering.

7) Đại Nguyện thứ bảy—The Seventh Great Vow: Nguyện đời sau, khi được chứng đạo Bồ Đề, nếu có chúng sanh nào bị những chứng bệnh hiểm nghèo không ai cứu chữa, không ai để nương nhờ, không gặp thầy, không gặp thuốc, không bà con, không nhà cửa, chịu nhiều nỗi nghèo hèn khốn khổ, mà hễ danh hiệu ta đã nghe lọt vào tai một lần thì tất cả bệnh hoạn khổ não đều tiêu trừ, thân tâm an lạc, gia quyến sum vầy, của cải sung túc, cho đến chứng được đạo quả Vô Thượng Bồ Đề—I vow that in a future life, when I have attained Supreme Enlightenment, sentient beings afflicted with various illnesses, with no one to help them, nowhere to turn, no physicians, no medicine, no family, no home, who are destitute and miserable, will, as soon as my name passes through their ears, be relieved of all their illnesses. With mind and body peaceful and contented, they will enjoy home, family and property in abundance and eventually realize Unsurpassed Supreme Enlightenment.

8) Đại Nguyện thứ tám—The Eighth Great Vow: Nguyện đời sau khi ta chứng được đạo quả Bồ Đề, nếu có những phụ nữ nào bị trăm điều hèn hạ khổ sở của thân gái làm cho buồn rầu, bực tức, sanh tâm nhàm chán, muốn bỏ thân ấy mà hễ nghe danh hiệu ta rối thì tất cả đều được chuyển thân gái thành thân trai, có đủ hình tướng trượng phu, cho đến chứng được đạo quả Vô Thượng Bồ Đề—I vow that in a future life, when I have attained Supreme Enlightenment, those women who are extremely disgusted with ‘hundred afflictions that befall women’ and wish abandon their female form, will, upon hearing my name, all be reborn as men. They will be endowed with noble features and eventually realize Unsurpassed Supreme Enlightenment.

9) Đại Nguyện thứ chín—The Ninth Great Vow: Nguyện đời sau khi ta chứng được đạo quả Bồ Đề thì khiến cho chúng sanh hữu tình ra khỏi vòng lưới ma nghiệp, được giải thoát tất cả sự ràng buộc của ngoại đạo. Nếu có những kẻ sa vào rừng ác kiến, ta nhiếp dẫn họ trở về với chánh kiếndần dần khiến họ tu tập theo các hạnh Bồ Tát được mau chứng đạo Chánh Đẳng Bồ Đề—I vow that in a future life, when I have attained Supreme Enlightenment, I will help all sentient beings escape from the demons’ net and free themselves from the bonds of heretical paths. Should they be caught in the thicket of wrong views, I will lead them to correct views, gradually inducing them to cultivate the practices of Bodhisattvas and swiftly realize Supreme, Perfect Enlightenment.

10) Đại Nguyện thứ mười—The Tenth Great Vow: Nguyện đời sau khi ta chứng được đạo quả Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào mà pháp luật nhà vua gia tội phải bị xiềng xích, đánh đập, hoặc bị giam giữ trong chốn lao tù, hoặc bị chém giết, hoặc bị nhiều tai nạn nhục nhã, thân tâm chịu những nỗi khổ, buồn rầu, bức rứt, hễ nghe đến danh hiệu ta thì nhờ sức oai thần phước đức của ta đều được giải thoát tất cả những nỗi ưu khổ ấy—I vow that in a future life, when I have attained Supreme Enlightenement, those sentient beings who are shackled, beaten, imprisoned, condemned to death or otherwise subjected to countless miseries and humiliations by royal decree, and who are suffering in body and mind from this oppression, need only hear my name to be freed from all these afflictions, thanks to the awesome power of my merits and virtues.

11) Đại Nguyện thứ mười một—The Eleventh Great Vow: Nguyện đời sau khi ta được chứng đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào bị sự đói khát hoành hành, đến nỗi vì tìm miếng ăn phải tạo các nghiệp dữ, mà hễ nghe danh hiệu ta rồi chuyên niệm thọ trì thì trước hết ta dùng các món ăn uống ngon lạ ban bố cho thân họ được no đủ và sau ta mới đem pháp vị nhiệm mầu kiến lập cho họ cái cảnh giới an lạc hoàn toàn—I vow that in a future life, when I have attained Supreme Enlightenment, if sentient beings who are tormented by hunger and thirst, to the point of creating evil karma in their attempts to survive, should succeed in hearing my name, recite it singlemindedly and hold fast to it, I will first satisfy them with most exquisite food and drink. Ultimately, it is through the flavor of the Dharma that I will establish them in the realm of peace and happiness.

12) Đại nguyện thứ mười hai—The Twelfth Great Vow: Nguyện đời sau khi ta chứng được đạo Bồ Đề, nếu có chúng hữu tình nào nghèo đến nỗi không có áo che thân bị muỗi mòng cắn đốt, nóng lạnh dãi dầu, ngày đêm khổ bức, hễ nghe đến danh hiệu ta mà chuyên niệm thọ trì thì ta khiến cho được như ý muốn: Nào các thứ y phục tốt đẹp, nào tất cả các bảo vật trang nghiêm, nào tràng hoa, phấn sáp bát ngát mùi thơm và trống nhạc cùng những điệu ca múa, tùy tâm muốn thưởng thức món nào cũng được thỏa mãn cả—I vow that in a future life, when I have attained Supreme Enlightenment, if sentient beings who are utterly destitute, lacking clothes to protect them from mosquitos and flies, heat and cold, and are suffering day and night, should hear my name, recite it singlemindedly and hold fast to it, their wishes will be fulfilled. They will immediately receive all manner of exquisite clothing, precious adornments, flower garlands and incense powder, and will enjoy music and entertainment to their heart’s content. 

Mười Hai Lời Nguyện Của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát: The Twelve Great Vows of Avalokitesvara Bodhisattva.

1) Nam Mô hiệu Viên Thông, danh Tự Tại, Quán Âm Như Lai quảng phát hoằng thệ nguyện: Ngài được xưng tặng là “hiểu biết đầy đủ,” “thong dong hoàn toàn.” Ngài đem phép tu hành mà khuyến độ khắp cùng chúng sanh—Namo, the Greatly Enlightened, well known for great spiritual freedom, the Avalokitesvara Tathagata’s vow of immense propagation.

2) Nam Mô nhứt niệm tâmquái ngại, Quán Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện: Ở trong một niệm tâm được tự tại vô ngại, Ngài thường ở bể phương Nam để cứu độ chúng sanh—Namo, single-minded in liberation, Avalokitesvara Tathagata’s vow to often dwell in Southern Ocean.

3) Nam Mô Ta Bà U Minh giới Quán Âm Như Lai tầm thanh cứu khổ nguyện: Ngài luôn ở cõi Ta Bà và cõi U Minh để cứu độ kẻ nào kêu cứu tới Ngài—Namo, the dweller of Saha World, the Underworld, Avalokitesvara Tathagata’s vow to follow the prayer sounds of sentient beings to alleviate pains and sufferings.

4) Nam Mô hàng tà ma, trừ yêu quái Quan Âm Như Lai năng trừ nguy hiểm nguyện: Ngài có khà năng trừ khử loài tà ma yêu quái, và đủ sức cứu người gặp nguy hiểm—Namo, the destroyer of evil spirits and demons, Avalaokitesvara Tathagata’s vow to eliminate dangers.

5) Nam Mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quán Âm Như Lai cam lộ sái tâm nguyện: Ngài lấy nhành dương liễu dịu dàng nhúng vào nước ngọt mát trong cái bình thanh tịnh để rưới tất cả lửa lòng cùa chúng sanh—Namo, the holy water bottle and willow branch, Avalokitesvara Tathagata’s vow to provide comfort and purification of sentient beings’ minds with sweet holy water.

6) Nam Mô Đại Từ Bi năng Hỷ Xả, Quán Âm Như Lai thường hành bình đẳng nguyện: Thương xót người đói và sẳn lòng tha thứ, Ngài không phân biệt kẻ oán người thân, tất cả Ngài đều coi như nhau—Namo, the greatly compassionate and forgiving Avalkitesvara Tathagata’s vow often to carry out conducts with complete fairness and equality.

7) Nam Mô trú dạ tuần vô tổn hại, Quán Âm Như Lai thệ diệt tam đồ nguyện: Đêm ngày đi khắp đó đây để cứu giúp chúng sanh ra khỏi các sự tổn hại, Ngài nguyện cứu vớt chúng sanh ra khỏi ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh—Namo, in all times without abandonment, Avalokitesvara Tathagata’s vow to try to eliminate the three realm.

8) Nam Mô vọng Nam nham cầu lễ bái, Quán Âm Như Lai, già tỏa giải thoát nguyện: Nếu ai quay về núi hướng Nam mà hết lòng cầu nguyện thì dầu có bị gông cùm xiềng xích cũng được thoát khỏi—Namo, Potala Mountain, essential to worship, Avalokitesvara Tathagata’s vow to break from the bondage of shackles and chains to find liberation.

9) Nam Mô tạo pháp thuyền du khổ hãi, Quán Âm Như Lai độ tận chúng sanh nguyện: Dùng phép tu hành để làm chiếc thuyền, Ngài đi củng khắp trong biển khổ để độ hết chúng sanh—Namo, the creator of the dharma-vessel traveling the ocean of sufferings, Avalokitesvara Tathagata’s vow to rescue and aid all sentient beings.

10) Nam Mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quán Âm Như Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện: Nếu ai cầu nguyệntu hành theo Ngài chỉ dẫn, khi rời bỏ xác thân nầy thì sẽ có phướn dài đi trước, tràng lọng quý giá theo sau, để rước về Tây Phương—Namo, the holder of flags and parasols, Avalokitesvara Tathagata’s vow to protect and deliver sentient beings to the Western Pure Land.

11) Nam Mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quán Âm Như Lai Di Đà thọ ký nguyện: Ở cảnh giới của Đức Vô Lượng Thọ, tức Đức A Di Đà, Ngài đã được cho biết trước là về sau Ngài sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà ở ngôi vị đó—Namo, the world of the Infinite Life Buddha, Avalokitesvara Tathagata’s vow to have Amitabha Buddha give the prophecy of Buddhahood.

12) Nam Mô đoan nghiêm thân vô tỷ trại, Quán Âm Như Lai quá tu thập nhị nguyện: Được thân hình nghiêm trang không ai so sánh được với Ngài, ấy là kết quả của sự tu theo mười hai nguyện lớn nầy—Namo, the incomparable adorning body in the three worlds, Avalokitesvara Tathagata’s vow to complete the twelve vows to rescue sentient beings. 

Mười Hai Tâm Vô Sắc Giới: Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), có mười hai tâm thiện trong cõi vô sắc—According to the Abhidharma, there are twelve kinds of Immaterial-Sphere Consciousness:

(A) Bốn Tâm Thiện Vô Sắc Giới—Four kinds of Immaterial-Sphere Consciousness:

1) Tâm Thiện trong Không Vô Biên Xứ: Wholesome consciousness pertaining to the base of infinite space.

2) Tâm Thiện trong Thức Vô Biên Xứ: Wholesome consciousness pertaining to the base of infinite consciousness.

3) Tâm Thiện trong Vô Sở Hữu Xứ: Wholesome consciousness pertaining to the base of nothingness.

4) Tâm Thiện trong Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Xứ: Wholesome consciousness pertaining to the base of neither perception nor non-perception.

(B) Bốn Tâm Thiền Quả thuộc Vô Sắc Giới—Four kinds of Immaterial-Sphere-Resultant Consciousness:

5) Tâm Thiền Quả trong Không Vô Biên Xứ: Resultant consciousness pertaining to the base of infinite space.

6) Tâm Thiền Quả trong Thức Vô Biên Xứ: Resultant consciousness pertaining to the base of infinite consciousness.

7) Tâm Thiền Quả trong Vô Sở Hữu Xứ: Resultant consciousness pertaining to the base of nothingness.

8) Tâm Thiền Quả trong Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ: Resultant consciousness pertaining to the base of neither perception nor non-perception.

(C) Bốn Tâm Hành Vô Sắc Giới—Four kinds of Immaterial-Sphere Consciousness:

9) Tâm Thiền Hành trong Không Vô Biên Xứ: Functional consciousness pertaining to the base of infinite space.

10) Tâm Hành Thiền trong Thức Vô Biên Xứ: Functional consciousness pertaining to the base of infinite consciousness.

11) Tâm Thiền Hành trong Vô Sở Hữu Xứ: Functional consciousness pertaining to the base of nothingness.

12) Tâm Thiền Hành trong Phi Tưởng Phi Phi Tường Xứ: Functional consciousness pertaining to the base of neither perception nor non-perception.

** For more information, please see Tứ Không Xứ.

Mười Hai Tháng Trong Năm Của Ấn Độ: The twelve months in India—See Thập Nhị Nguyệt.

Mười Hạnh Của Chư Đại Bồ Tát:

(A) Thập Hạnh Bồ Tát—Ten Bodhisattva practices:

1) Hoan hỷ hạnh: The practice of giving joy—Làm cho chúng sanh hoan hỷ.

2) Nhiêu ích hạnh: Beneficial practice—Thường làm lợi lạc cho chúng sanh.

3) Vô sân hận hạnh: The practice of non-opposition—Hạnh không sân hận với chúng sanh mọi loài.

4) Vô tận hạnh: The practice of indomitability—Nết hạnh lợi tha không bao giờ dứt.

5) Ly si loạn hạnh: The practice of non confusion—Hạnh tu hành xa lìa si loạn.

6) Thiện hiện hạnh: The practice of good manifestation—Hạnh thị hiện là người tốt giáo hóa chúng sanh.

7) Vô trước hạnh: The practice of nonattachment—Hạnh không bao giờ chấp trước.

8) Nan đắc hạnh: The practice of that which is difficult to attain—Thực hành những hạnh khó đạt được.

9) Thiện pháp hạnh: The practice of good teaching—Hạnh tu hành thiện pháp.

10) Chân thật hạnh: The practice of truth—Hạnh tu hành theo chân lý của Đức Phật.

(B) Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười hạnh của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được hạnh vô lai vô khứ của Đức Như Lai—According to The Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of action of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can achieve the action of Buddhas that has no coming or going.

1) Hạnh nghe chánh pháp, vì ưa thích chánh pháp: Hearing the Teaching, out of fondness for truth.

2) Hạnh thuyết pháp vì lợi ích chúng sanh: Expounding the Teaching to benefit sentient beings.

3) Hạnh rời tham, sân, si và sợ hãi, vì biết điều phục tự tâm: Getting rid of covetousness, anger, delusion, and fear, by taming their own minds.

4) Hạnh dục giới vì muốn giáo hóa chúng sanh cõi dục: Action in the realm of desire, to teach beings in that realm.

5) Hạnh chánh định sắc giớivô sắc giới, vì làm cho họ mau xoay trở lại: Concentration in the realm of form and formlessness, to foster quick return to noncontamination.

6) Hạnh xu hướng pháp nghĩa vì mau được trí huệ: Aiming for the meaning of the Teaching, to quickly attain wisdom.

7) Hạnh thọ sanh tất cả xứ, vì tự tại giáo hóa chúng sanh: Action in the realm of life, to freely edify sentient beings.

8) Hạnh tất cả cõi Phật, vì lễ bái cúng dường chư Phật: Action in all Buddha-lands, honoring all Buddhas.

9) Hạnh Niết bàn, vì chẳng dứt sanh tử nối tiếp: Nirvanic action, not cutting off the continuity of birth and death.

10) Hạnh thành tựu viên mãn tất cả Phật pháp, vì chẳng bỏ pháp hạnh của Bồ Tát: Fulfilling all qualities of Buddhahood without giving up application of the principles of Enlightening Beings.

Mười Hạng Người Khi Lâm Chung Không Niệm Phật Được: See Ten types of people who cannot recite the Buddha’s name at the time of death in English-Vietnamese Section.

Mười Hạnh Bồ Tát: Ten kinds of practice of great enlightening beings.

(A) Mười hạnh Bồ Tát mà chư Phật đã tuyên thuyết trong tam thế (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 21—Thập Hạnh)—Ten kinds of practices, which are expounded by the Buddhas of past, present and future (The Flower Adornment Sutra—Chapter 21—Ten Practices):

1) Hoan hỷ hạnh: The practice of giving joy.

2) Nhiêu ích hạnh: Beneficial practice.

3) Vô vi nghịch hạnh: Practice of nonopposition.

4) Vô khuất nhiễu hạnh: Practice of indomitability.

5) Vô si loạn hạnh: Practice of nonconfusion.

6) Thiện hiện hạnh: Practice of good manifestation.

7) Vô trước hạnh Practice of nonattachment.

8) Nan đắc hạnh: Practice of that which is difficult to attain.

9) Thiện pháp hạnh: Practice of good teachings.

10) Chơn thiệt hạnh: Practice of truth.

(B) Mười hạnh của chư Bồ Tát—Theo lời Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm thì chư Bồ Tát có mười thứ hạnh giúp họ được đại trí huệ vô thượng của chư Như Lai—According to the Buddha in The Flower Adornment Sutra, Great Enlightening Beings have ten kinds of practice which help them attain the practice of the unexcelled knowledge and wisdom of Buddhas.

1) Hạnh vì tất cả chúng sanh, vì nhờ đó mà làm cho khắp cả được thành thục: Practice dealing with all sentient beings, to develop them all to maturity.

2) Hạnh cầu tất cả các pháp, vì nhờ đó mà tu học tất cả: Practice seeking all truths, to learn them all.

3) Hạnh làm tất cả các thiện căn và khiến cho chúng tăng trưởng: Practice of all roots of goodness, to cause them all to grow.

4) Hạnh Tam muội vì nhờ đó mà được nhứt tâm bất loạn: Practice of all concentration, to be single-minded, without distraction.

5) Hạnh thực hành trí huệ vì nhờ đó mà không có chi là chẳng rõ chẳng biết: Practice of all knowledge, to know everything.

6) Hạnh tu tập tất cả, do đó mà không chi là không tu được: Practice of all cultivations, to be able to cultivate them all.

7) Hạnh nương nơi tất cả Phật sát (Phật độ—Phật quốc), vì thảy đều trang nghiêm: Practice dealing with all Buddha-lands, to adorn them all.

8) Hạnh tôn trọng và hỗ trợ tất cả thiện hữu tri thức: Practice dealing with all good companions, respecting and supporting them.

9) Hạnh tôn kínhcúng dường chư Như Lai: Practice dealing with all Buddhas, honoring and serving them.

10) Hạnh tu tập thần thông biến hóa, vì nhờ đó mà có thể biến hóa tự tại để hóa độ chúng sanh: Practice all supernatural powers, to be able to transform anywhere, anytime to help sentient beings.

Mười Hoài Bảo Của Chư Bồ Tát: Ten cherishing desires of Bodhisattvas—Trong Kinh Hoa Nghiêm, Hải Vân Tỳ Kheo tán dương mười hoài bảo của Thiện Tài Đồng Tử—In the Avatamsaka Sutra, Sagaramegha Bhiksu praises Sudhana’s ten cherishing desires—See Mười Phẩm Hạnh Của Chư Bồ Tát.

Mười Hoàn Cảnh Khởi Tâm Đại Bi: Ten circumstances in which Bodhisattvas develop their compassionate minds—Theo Kinh Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền Bồ Tát đã khai thị các vị Bồ Tát về tâm đại bi phải quán sát thấy như sau—According to the Avatamsaka Sutra, Samantabhadra Bodhisattva shed light on why Bodhisattvas developed the compassionate mind as follows:

1) Bồ Tát quán sát thấy các chúng sanh không nơi nương tựakhởi tâm đại bi: Bodhisattvas observe sentient beings and seeing that they do not have any place to lean on to develop great compassion. 

2) Bồ Tát quán thấy chúng sanh tâm tánh chẳng điều thuận mà khởi đại bi tâm: Bodhisattvas observe sentient beings and seeing that they are not kind and good-natured to develop great compassion.

3) Bồ Tát quán thấy chúng sanh nghèo cùng khốn khổ, không có căn lành mà khởi đại bi tâm: Bodhisattvas observe sentient beings and seeing that they suffer in poverty without wholesome karma to develop great compassion.

4) Bồ Tát quán thấy chúng sanh ngủ say trong đêm dài vô minhkhởi tâm đại bi: Bodhisatvas observe sentient beings and seeing that they sleep soundly in the long night of binding ignorance to develop great compassion.

5) Bồ Tát quán thấy chúng sanh làm những điều ác mà khởi tâm đại bi: Bodhisattvas observe sentient beings and seeing that they carry out wicked actions to develop great compassion.

6) Bồ Tát quán thấy chúng sanh làm những điều ác mà còn thích lao mình thêm vào trong các sự ràng buộc khác nữa, mà khởi tâm đại bi: Bodhisattvas observe sentient beings and seeing that they are already bound and tied down but are still fond of other bondage to develop great compassion.

7) Bồ Tát quán thấy chúng sanh bị chìm đắm trong biển sanh tử mà khởi đại bi tâm: Bodhisattvas observe sentient beings and seeing that they are drowning in the ocean of life and death to develop great compassion.

8) Bồ Tát quán thấy chúng sanh bị vương mang tội khổ lâu dàikhởi tâm đại bi: Bodhisattvas observe sentient beings and seeing that they are trapped enduring sufferings for an extensive period of time to develop great compassion.

9) Bồ Tát quán thấy chúng sanh không ưa thích pháp lành mà khởi tâm đại bi: Bodhisattvas observe sentient beings and seeing that they are not fond of wholesome dharma to develop great compassion. 

10) Bồ Tát quán thấy chúng sanh xa mất Phật phápkhởi tâm đại bi: Bodhisattvas observe sentient beings and seeing that they are far away and have lost the Buddha Dharma to develop great compassion. 

Mười Hộ Trì Nhân Pháp: Natha-karana-dhanna (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có mười hộ trì nhân pháp—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourse of the Buddha, there are ten things that give protection:

1) Giới Bổn Tỳ Kheo: Patimokkha (p)—Moral—Ở đây, vị Tỳ kheogiới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnhtu học trong giới pháp—Here a monk is moral, he lives restrained according to the restraint of the discipline, persisting in right behavior, seeing dnager in the slightest fault, he keeps to the rules of training.

2) Đa Văn Tỳ Kheo: Ở đây vị Tỳ kheo nghe nhiều, gìn giữ những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý văn cú cụ túc, đề cao đời sống phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy, vị đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ tụng đọc nhiều lần, chuyên lý quan sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến—Here a monk who has learned much, and bears in mind, and retained what he has learnt. In these teachings, beautiful in the beginning, the middle and the ending, which in spirit and in letter proclaim the absolutely perfected and purify holy life, he is deeply learned, he remembers them, recites them, reflects on them and penetrates them with vision.

3) Thiện Hữu Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheothiện hữu, thiện bạn lữ, thiện bạn đảng—A monk is a friend, associate and intimate of good people.

4) Thiện Ngôn Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheothiện ngôn, đầy đủ sự nhu hòa và khiêm nhường, nhẫn nại và nhận sự chỉ trích một cách cung kính—A monk is affable, endowed with gentleness and patience, quick to grasp instruction.

5) Phục Vụ Tỳ Kheo: Khi nào có những trách nhiệm cần phải làm đối với các vị đồng phạm hạnhniên lạp cao hơn, vị ấy khéo léo, không biếng nhác, suy tư một cách đầy đủ để làm, vừa đủ để tổ chức—Whatever various jobs there are to be done for his fellow monks, he is skilful, not lax, using foresight in carrying them out, and is good at doing and planning.

6) Ái Thuyết Pháp Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheo ưa Pháp, ái luyến nói Pháp, tự mình vô cùng hoan hỷ đối với Thắng Pháp, Thắng Luật—Here a monk who loves the Dhamma and delights in hearing it, he is especially fond of the advanced doctrine (abhidhamme) and dicipline (abhivinaye).

7) Tri Túc Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheo tự mình bằng lòng với các vật dụng nhận được như y phục, ẩm thực, sàng tọa, bệnh dược—Here a monk who is content with any kind of requisites: robes, alms-food, lodging, medicine in case of illness.

8) Tinh Tấn Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo sống tinh tấn siêng năng đoạn trừ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì tinh tấn, nhẫn trì không phế bỏ các thiện pháp—Her a monk who ever strives to arouse energy, to get rid of unwholesome states, to establish wholesome states, untiringly and energetically striving to keep such good states and never shaking off the burden.

9) Chánh Niệm Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo chánh niệm, đầy đủ tối thượng niệm và tỉnh giác, nhớ đến và ghi nhớ những điều nói và làm từ lâu—Here a monk who is mindful, with a great capacity for clear recalling things done and said long ago.

10) Huệ Trí Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheohuệ trí, đầy đủ sanh diệt trí, hướng đến sự quyết trạch các bậc Thánh, chơn chánh diệt trừ mọi đau khổ—Here a monk who is wise, with wise perception of arising and passing away, that Ariyan perception that leads to the complete destruction of suffering. 

Mười Khí Giới Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười thứ khí giới của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ nơi pháp nầy thời có thể diệt trừ những phiền não, kiết sử đã chứa nhóm từ lâu của tất cả chúng sanh—Enlightening Beings who abide by these can annihilate the afflictions, bondage, and compulsion accumulated by all sentient beings in the long night of ignorance.

1) Bố thíkhí giới của Bồ Tát, vì có thể diệt trừ tất cả xan lẫn: Giving is a weapon of enlightening beings, destroying all stinginess.

2) Trì giớikhí giới của Bồ Tát, vì vứt bỏ tất cả sự hủy phạm: Self-control is a weapon of enlightening beings, getting rid of all crime.

3) Bình đẳngkhí giới của Bồ Tát, vì dứt trừ tất cả phân biệt: Impartiality is a weapon of enlightening beings, removing all discrimination.

4) Trí huệkhí giới của Bồ Tát, vì tiêu diệt tất cả vô minh phiền não: Wisdom is a weapon of enlightening beings, dissolving all ignorance and afflictions.

5) Chánh mạngkhí giới của Bồ Tát, vì xa rời tất cả tà mạng: Right livelihood is a weapon of enlightening beings, leading away from all wrong livelihood.

6) Thiện xảo phương tiệnkhí giới của Bồ Tát, vì thị hiện tất cả xứ: Skill in means is a weapon of enlightening beings, manifesting in all places.

7) Tham, sân, si và tất cả phiền nãokhí giới của Bồ Tát, vì dùng môn phiền não để độ chúng sanh: All afflictions, wrath, and folly are weapons of enlightening beings because they liberate sentient beings through afflictions.

8) Sanh tửkhí giới của Bồ Tát, vì chẳng dứt hạnh Bồ Tát và luôn giáo hóa chúng sanh: Birth-and-death is a weapon of enlightening beings because they continue enlightening practices and teach sentient beings.

9) Nói pháp như thật là khí giới của Bồ Tát vì hay phá tất cả chấp trước: Teaching the truth is a weapon of enlightening beings, able to break up all clinging.

10) Nhứt thiết tríkhí giới của Bồ Tát, vì chẳng bỏ hạnh môn của Bồ Tát: All knowledge is a weapon of enlightening beings because they do not give up the avenues of practice of enlightening beings.

Mười Không Dính Mắc: Theo Kinh Hoa Nghiêm, chư đại Bồ Tát có mưới thứ không dính mắc—According to the Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of nonattachment of Great Enlightening Beings.

(A) Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 27, chư Đại Bồ Tát trụ trong nhứt thiết trí chúng sanh sai biệt thân đại tam muộithể đạt được mười thứ vô sở trước—According to the Flower Adornement Sutra, Chapter 27, Great enlightening beings abide in the concentration of the differentiated bodies of all sentient beings can attain ten kinds of non-attachment:

1) Nơi tất cả cõi vô sở trước: Non-attachment in all lands.

2) Nơi tất cả phương vô sở trước: Non-attachment in all places.

3) Nơi tất cả kiếp vô sở trước: Non-attachment in all times.

4) Nơi tất cả chúng sanh vô sở trước: Non-attachment in respect to all beings.

5) Nơi tất cả pháp vô sở trước: Non-attachment in respect to all phenomena.

6) Nơi tất cả Bồ Tát vô sở trước: Non-attachment in respect in respect to all Enlightening Beings.

7) Nơi tất cả Bồ Tát nguyện vô sở trước: Non-attachment in respect to all Enlightening Beings’ vows.

8) Nơi tất cả tam muội vô sở trước: Non-attachment in respect to all concentrations.

9) Nơi tất cả Phật vô sở trước: Non-attachment in respect to all Buddhas.

10) Nơi tất cả địa vô sở trước: Non-attachment in respect to all the stages of enlightenment.

(B) Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời có thể mau chuyển tất cả tưởng và được trí huệ thanh tịnh vô thượng—Ten kinds of nonattachment of great enlightening beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38): Muời pháp vô trước của chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38)—Enlightening Beings who abide by these can quickly overturn all concepts and attain supreme pure wisdom.

1) Vô trước nơi tất cả thế giới: Non-attachment to all worlds.

2) Vô trước nơi tất cả chúng sanh: Non-attachment to all sentient beings.

3) Non-attachment to all phenomena.

4) Vô trước nơi tất cả các pháp: Non-attachment to all actions. Vô trước nơi tất cả sở tác:

5) Non-attachment to all roots of goodness.

6) Non-attachment to all place of birth. Vô trước nơi tất cả chỗ thọ sanh:

7) Vô trước nơi tất cả nguyện: Non-attachment to all vows.

8) Vô trước nơi tất cả hạnh: Non-attachment to all practices.

9) Non-attachment to all Enlightening Beings.

10) Vô trước nơi tất cả chư Phật: Non-attachment to all Buddhas.

Mười Lăm Tâm Thiện Thuộc Sắc Giới: Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), có mười lăm tâm thiện thuộc sắc giới—According to the Abhidharma, there are fifteen kinds of fine-material-sphere wholesome consciousness:

(A) Năm Tâm Thiện Thuộc Sắc Giới. Mỗi tầng trong năm hạng Thiền Sắc Giới nầy đều là nhân tạo quả tương xứng cho hành giả trong cảnh Sắc Giới sau khi từ bỏ xác thân nầy—Five kinds of fine-material-sphere consciousness, or rupa jhanas. These jhanas have their corresponding effects in the realms of form:

1) Tâm thiện sơ thiền cùng với Tầm, sát, Phỉ, Lạc, và Nhất Điểm hay Trụ: First jhana moral or wholesome consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.

2) Tâm Thiện nhị thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm: Second jhana moral or wholesome consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.

3) Tâm Thiện tam thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc, và Nhất Điểm: Third jhana moral or wholesome consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.

4) Tâm Thiện tứ thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm: Fourth jhana moral or wholesome consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.

5) Tâm Thiện ngũ thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm: Fifth jhana moral or wholesome consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness

(B) Năm Loại Tâm Quả Thuộc Sắc Giới—Five kinds of fine-material-sphere resultant consciousness:

6) Tâm Quả sơ thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Naht Điểm: First jhana resultant consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.

7) Tâm Quả nhị thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm: Second jhana resultant consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.

8) Tâm Quả tam thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm: Third jhana resultant consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.

9) Tâm Quả tứ thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm: Fourth jhana resultant consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness. 

10) Tâm Quả ngũ thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm: Fifth jhana resultant consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.

(C) Năm Loại Tâm Hành Thuộc Sắc Giới—Five kinds of fine-material-sphere functional consciousness:

11) Tâm Hành sơ thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm: First jhana functional consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.

12) Tâm Hành nhị thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm: Second jhana functional consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.

13) Tâm Hành tam thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm: Third jhana functional consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.

14) Tâm Hành tứ thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm: Fourth jhana functional consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.

15) Tâm Hành ngũ thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Điểm: Fifth jhana functional consciousness together with initial application, sustained application, zest, happiness, and one-pointedness.

** For more information, please see Tầm, Sát, Phỉ, Lạc, và Nhất Điểm.

Mười Lầm Lạc Thiền Giả Có Thể Bị Rơi Vào: Ten wrong ways into which the Yogin may fall—Theo Bác Sơn Tham Thiền Cảnh Lục, được Vô Dị Nguyên Lai viết vào đầu thế kỷ thứ 17, phái Thiền Bác Sơn đã đưa mười phương pháp thuần thục nghi tình và 10 lầm lạc mà Thiền giả có thể bị rơi vào—In Po-Shan’s Admonition Regarding the Study of Zen, written by Wu-I-Yuan-Lai in the beginning of the seventeenth century, in which Po-Shan Zen Sect recommended ten methods of maturing doubts and ten wrong ways into which the Yogin may fall.

1) Duy Trí, ở đây nó ép buộc công án khoác những nội dung luận lý: Intellectualism, wherein the koan is forced to yield up its logical contents.

2) Mô dạng bi quan của tâm trí; nó khiến hành giả né tránh những hoàn cảnh không thích ý, trốn vào sự mặc nhiên tọa thị: A pessimistic frame of mind whereby the Yogin shuns such environments as are unfavorable to quiet contemplation.

3) Chủ trương tịnh mặc, nó khiến hành giả trấn áp các ý tưởngcảm giác hầu chứng trạng thái tịch tĩnh hay ngoan không: Quietism, by which he tries to suppess ideas and feelings in order to realize a state of tranquilization or perfect blankness.

4) Cố phân loại hay phê phán, tùy theo giải thích duy trí riêng biệt của mình, tất cả những công án do cổ nhân để lại: The attempt to classify or criticize according to his own intellectualistic interpretation all the koans left by the ancient masters.

5) Cái hiểu biết cho rằng chẳng có gì hết trong sắc thân giả hợp nầy, mà trí thức của nó rọi xuyên qua các quan năng: The understanding that there is something inside this body of the various combinations, whose intelligence shines out through the several sense-organs.

6) Và trí thức nầy nương vào sắc thân mà tạo tác những hành vi thiện hay ác: And which by means of the body functions to perform deeds good or bad.

7) Chủ trương khổ hạnh, nó luống công bắt sắc thân chịu mọi hình thức ép xác: Asceticism, in which the body is uselessly subjected to all forms of mortification.

8) Cái ý tưởng tích chứa phúc báo, nhờ đó hành giả mong đạt tới Phật quả hay giải thoát rốt ráo: The ida of merit by the accumulation of which the Yogin desires to attain Buddhahood or final deliverance.

9) Chủ trương phóng dật, không chịu ghép mình vào đạo hạnh, luân lý: Libertinism, in which there is no regulation of conduct, moral or otherwise.

10) Khoa trương và kiêu mạn: Grandiosity and self-conceit. 

Mười Loại Người Không Niệm Phật Được Lúc Lâm Chung: Ten types of people who cannot recite the Buddha’s name at near-death time—Sở dĩ hàng phàm phu nghịch ác khi lâm chung biết niệm Phật là do từ trước họ đã có căn lành, phước đức, nhân duyên, nên đời nầy mới gặp thiện hữu tri thức và khởi lòng tin tưởng phụng hành, chứ những kẻ một đời tạo ác, khi lâm chung mong gì có được được một câu niệm Phật để được vãng sanh? Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, câu hỏi số 20, có mười hạng người không thể niệm Phật lúc cận tử. Những sự kiện nầy có thể xãy đến với bất cứ ai, bất kể là xuất gia hay tại gia. Chúng xãy ra do bởi nghiệp đời trước hay đời nầy (túc nghiệp hay hiện nghiệp) và xãy ra bất thần không tránh được. Chúng ta không phải là bậc Thánh nhân chứng túc mạng thông, lại cũng chẳng phải là bậc đủ tha tâm, thiên nhãn, biết mình khi mạng chung chết tốt hay xấu, mà bình thời không niệm Phật, đến khi lâm chung nếu rủi mắc phải một trong mười ác duyên, chừng đó dù có Phật sống hay bao nhiêu thiện hữu tri thức cũng không thể nào cứu được. Lúc đó thần thức sẽ tùy theo nghiệp mà đi vào chốn tam đồ bát nạn, nhiều kiếp chịu khổ:The reason perverse and evil beings manage to recite the Buddha’s name at the time of death is that they have ‘good roots, causes, conditions, merits, and virtues’ from the past. That is why they are able to encounter good spiritual advisors, believe in them and act accordingly. How can those who commit evil deeds throughout their lives be reborn in the Pure Land with just a single recitation of the Buddha’s name? According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in the Treatise on The Ten Doubts, question number 20, there are ten types of people who cannot recite the Buddha’s name at the time of death. These are common occurrences which can befall anyone, clergy or laypeople. They are due to previous or current karma and occur suddenly and unavoidably. We are not sages who have attained the ‘knowledge of previous lives,’ and who can thus know in advance whether or not we will encouter karmic retribution at the moment of death. Neither do we have the faculty of reading other people’s Minds nor supernatural vision, to know whether we will die peacefully or not. Thus, if we do not recite the Buddha’s name in daily life, how will we react if, at the time of death, we inadvertently meet with one of these calamities? At such time, even if a living Buddha or a multitude of good spiritual advisors surround us, they will have no way to save us. Our consciousness will then follow our karma and descend upon the Three Evil Paths, subject to eight adversities and enduring many eons of suffering.

1) Những kẻ không gặp bạn lành hay thiện hữu tri thức nên chẳng ai khuyên họ niệm Phật: Those who fail to meet spiritual friends or good advisors and thus have no one to urge them to recite.

2) Những kẻ bị bức thiết bởi khổ nghiệp, nên không yên ổn rổi rảnh để niệm Phật: Those who are oppressed by karmic suffering and lack both peace of Mind and free time to practice Buddha Recitation.

3) Những kẻ bị trúng phong thình lình trở nên á khẩu hay khuyết tật ăn nói nên không thể niệm Phật được: Those stricken by sudden illness and become dumb or speech impaired, which prevents them from actually reciting the Buddha’s name aloud.

4) Những kẻ mất trí nên không thể chú tâm niệm Phật được: Those who are insane and cannot focus the Mind on invoking the Buddha’s name.

5) Những kẻ bất đắc kỳ tử bởi lửa nước nên không có đủ bình tỉnh chí thành niệm Phật: Those who meet with sudden death by fire or drowning and lose their calmness and utter sincerity. 

6) Những kẻ thình lình bị hại bởi dã thú: Those who are suddenly injured by ferocious beasts.

7) Những kẻ lúc cận tử gặp thầy tà bạn ác phá hoại lòng tin: Those who encounter wicked teacher and evil friends at the time of near death, as such friends destroy their faith.

8) Những kẻ gặp bạo bịnh, hôn mê bất tỉnh rồi qua đời: Those stricken by fatal illness and become unconscious when passing away.

9) Những kẻ thình lình trúng thương chết trận: Those who are wounded and die suddenly on the battlefield.

10) Những kẻ té từ trên cao mà vong mạng: Those who lose their lives falling from high places.

Mười Loại Thiện Hữu Tri Thức: Mười loại thiện hữu tri thức— Theo lời Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm 38 (Ly Thế Gian), chư Đại Bồ Tátmười loại thiện hữu tri thức giúp họ trên đường đi đến đại giác—According to the Buddha in The Flower Adornment Sutra (Chapter 38 Detachment From The World), Great Enlightening Beings have ten kinds of spiritual friends who help them along the path to enlightenment.

1) Thiện tri thức giúp chư Bồ Tát an trụ Bồ đề tâm: Spiritual friends who cause them to persist in the determination for enlightenment.

2) Thiện tri thức giúp chư Bồ Tát sanh trưởng thiện căn: Spiritual friends who cause them to generate roots of goodness.

3) Thiện tri thức giúp chư Bồ Tát thực hành hạnh của các môn Ba La Mật: Spiritual friends who cause them to practice the way of transcendence.

4) Thiện tri thức khiến giải thoát tất cả pháp: Spiritual friends who enable them to to analyze and explain all truths.

5) Thiện tri thức khiến thành thục được tất cả chúng sanh: Spiritual friends who enable them to develop all sentient beings.

6) Thiện tri thức khiến được quyết định biện tài: Spiritual friends who enable them to attain definitve analytic and expository powers.

7) Thiện tri thức khiến chẳng nhiễm trước tất cả thế gian: Spiritual friends who cause them not to be attracted to any world.

8) Thiện tri thức khiến trong tất cả kiếp tu hành không nhàm mỏi: Spiritual friends who cause them to practice tirelessly in all ages.

9) Thiện tri thức khiến an trụ trong Hạnh Phổ Hiền: Spiritual friends who establish them in the practice of Universal Good.

10) Thiện tri thức khiến nhập nơi trí của chư Phật đã nhập: Spiritual friends who introduce them to the reaches of knowledge of all Buddhas.

Mười Loại Viên Lâm Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa nghiêm, Phẩm 38, có mười loại viên lâm của chư đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được đại hạnh an lạc lìa ưu não vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of grove of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can achieve the Buddhas’ unexcelled peaceful, happy action, free from sorrow and afflication.

1) Sanh tử là viên lâm của Bồ Tát vì không nhàm bỏ: Birth and death is a grove for Enlightening Beings because they do not reject it.

2) Giáo hóa chúng sanh là viên lâm của Bồ Tát vì không mỏi mệt: Teaching sentient beings is a grove for Enlightening Beings because they do not tire of it.

3) Trụ tất cả kiếp là viên lâm của Bồ Tát, vì nhiếp những hạnh lớn: Living in all ages is a grove of Enlightening Beings because they embrace all great deeds.

4) Thanh tịnh thế giới là viên lâm của Bồ Tát vì là chỗ dừng ở của Bồ Tát: Purifying the world is a grove for Enlightening Beings because it is where they themselves sojourn.

5) Tất cả cung điện của ma là viên lâm của Bồ Tát, vì hàng phục được chúng ma: All abodes of demons are agrove for Enlightening Beings because they conquer them all.

6) Tư duy pháp đã được nghe là viên lâm của Bồ Tát, vì đúng như lý quán sát: Thinking about the teaching they hear is a grove for Enlightening Beings because they examine them truthfully.

7) Sáu pháp Ba-La-Mật, tứ nhiếp pháp, và ba mươi bảy phẩm trợ đạo là viên lâm của Bồ Tát vì là cảnh giới tiếp nối của Đức Phật: The six ways of transcendence, four means of integration, and thirty-seven aids to enlightenment are a grove for Enlightening Beings because they succeed to the domain of the Buddha.

8) Thập lực, tứ vô úy, mười tám pháp bất cộng, nhẫn đến tất cả Phật pháp đều là viên lâm của Bồ Tát vì chẳng niệm nhớ những pháp khác: The ten powers, four fearlessnesses, eighteen unquie qualities, and all other aspects of Buddhahood are a grove for Enlightening Beings because they do not think of anything else.

9) Thị hiện tất cả Bồ Tát oai lực tự tại thần thông là viên lâm của Bồ Tát, vì dùng đại thần lực chuyển pháp luân điều phục chúng sanh không thôi nghỉ: Manifesting the autonomous spiritual capacities of all Enlightening Beings is a grove for enlighening beings because they use great spiritual powers to turn the wheel of teaching unceasingly and civilize sentient beings.

10) Một niệm ở tất cả xứ vì tất cả chúng sanh thị hiện thành chánh giác là viên lâm của Bồ Tát, vì pháp thân cùng khắp hư không tất cả thế giới: Instantly showing all sentient beings the attainment of true enlightenment in all places is a grove of Enlightening Beings because the body of reality pervades all worlds in space.

Mười Lời Khuyên Về Công Án Thiền Của Thối Ẩn: Ten advices regarding the Zen koan from T’ui-Yin—Thực tập công án lẩn lộn với Thiền định, nhưng theo tất cả những cảnh giác nầy do một vị tôn túc đề ra về việc thực tập công án, thì rõ ràng Thiền không phải là thực tập Thiền định hay tư duy hay kham nhẫn thụ động. Nếu những người học Thiền đều hiểu đúng đắn, thì phải hiểu trọn vẹn nét đặc sắc nầy. Thiền có một chủ đích rõ: “bừng tâm tỏ ngộ;” và để đi đến tâm trạng nầy, phải nhìn thẳng công án bằng đôi mắt của tâm, không tư duy, không chấp trước, chỉ coi nó như một cây sào, nhờ đó mà nhảy khỏi dòng sông tương đối để qua bờ tuyệt đối bên kia. Cái đặc sắc của đạo Phật Thiền tông là mọi thành quả không qua trung gian của khái niệm tôn giáo như tội lỗi, đức tin, ân sủng, cứu chuộc, vân vân. Vì thế, mà Thiền sư Thối Ẩn có mười lời khuyên về công án cho hành giả tu thiền như sau—The koan exercise is confused with so-called meditation, but from all these warnings given by an old master regarding the exercise it is evident that Zen is not an exercise in meditation or in passivity. If Zen is to be properly understood by its students, this characteristic aspect of it must be fully comprehended. Zen has its definite object, which is ‘to open our minds to enlightenment’ as we say, and in order to bring about this state of consciousness a koan is held out before the mental ey, not to meditate on, nor to keep the mind in a state of receptivity, but to use the koan as a kind of pole with which to leap over the stream of relativity to the other side of the Absolute. And the unique feature of Zen Buddhism is that all this is accomplished without restoring to such religious conceptions as sin, faith, grace, salvation, etc. Therefore, Zen master T’ui-Yin had ten advices for those who practice koan as follow. 

1) Không tính toán theo trí tưởng tượng: Do not calculate according to your imagination.

2) Không phóng tâm xao lãng khi minh sư nhướng mày hay nhắm mắt: Let not your attention be drawn where the master raises his eyebrows or twinkles his eyes.

3) Không quy định công án để rút ra một ý nghĩa: Do not try to extract meaning from the waythe koan is worded.

4) Không bộc bạch bằng lời: Do not try to demonstrate on the words.

5) Không đặt ý nghĩa công án làm đối tượng cho tư tưởng: Do not think that the sense of the koan is to be grasped where it is held out as an object of thought.

6) Đừng coi Thiền như một trạng thái chỉ thụ động: Do not take Zen for a state of mere passivity.

7) Không phán đoán công án theo tiêu chuẩn “Hữu và Vô”: Do not judge the koan with dualistic standard of existence and non-existence.

8) Không coi công án như là chỉ điểm cho ngoan không (tuyệt đối trống rỗng): Do not take the koan as pointing to absolute emptiness.

9) Không lẫm nhẫm công án: Do not ratiocinate on the koan.

10) Đừng đem lòng chờ đợi chứng ngộ: Do not keep your mind in the attitude of waiting for enlightenment to turn up.

Mười Lợi Ích Cho Những Ai Tô Vẽ Hay Tạc Tượng Thờ Ngài Địa Tạng Bồ Tát: Ten kinds of benefits for those who sculpt or paint an image of Earth Store Bodhisattva, either in gold, silver, copper, or iron—Theo Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Phẩm thứ Mười Một, ngài Kiên Lao Địa Thần bạch cùng Đức Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Con xem xét chúng sanhhiện tại nay và về vị lai sau nầy, nơi chỗ sạch sẽ ở phương nam trong cuộc đất của mình ở, dùng đất đá tre gỗ mà dựng cất cái khám cái thất. Trong đó có thể họa vẽ, cho đến dùng vàng , bạc, đồng, sắt đúc nắn hình tượng Địa Tạng Bồ Tát, đốt hương cúng dường, chiêm lễ ngợi khen, thời chỗ người đó ở được mười điều lợi ích. Những gì là mười điều?”—According to the Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva, Chapter eleven, the Dharma Protection of an Earth Spirit, the Earth Spirit Firm and Stable spoke to the Buddha and said: “World Honored One! As I regard the living beings of the present and future, I see those who make shrines of clay, stone, bamboo, or wood and set them on pure ground in the southern part of their dwellings. They place within the shrines an image of Earth Store Bodhisattva, either sculpted, painted, or made of gold, silver, copper, or iron. They then burn incense, make offerings, behold, worship, and praise him. Such people will receive ten kinds of benefits. What are these ten?”

1) Một là đất cát tốt mầu—First, their lands will be fertile.

2) Hai là nhà cửa an ổn mãi mãi—Second, their families and homes will always be peaceful.

3) Ba là người đã chết được sanh lên cõi trời—Third, their deceased ancestors will be born in the heavens.

4) Bốn là những người hiện còn hưởng sự lợi ích—Fourth, those still alive will have benefit and will have their lifespan increased.

5) Năm là cầu chi cũng toại ý cả—Fifth, they will obtain what they want.

6) Sáu là không có tai họa về nước và lửa—Sixth, they will not encounter the disasters of water and fire.

7) Bảy là trừ sạch việc hư hao—Seventh, they will avoid unforeseen calamities.

8) Tám là dứt hẳn ác mộng—Eighth, their nightmares will cease.

9) Chín là khi ra lúc vào có thần theo hộ vệ—Ninth, they will be protected by spirits during their comings and goings.

10) Mười là thường gặp bậc Thánh Nhơn—Tenth, they will encounter many causes of Sagehood.

Mười Luật Nghi Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38, có mười luật nghi của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được luật nghi đại trí vô thượng—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of rules of behavior of great enlightening beingsEnlightening beings who abide by these can attain the supreme discipline of great knowledge.

1) Chẳng hủy báng Phật pháp: Should not slander any enlightening teachings.

2) Tín tâm nơi chư Phật chẳng hoại diệt: Faith in the Buddhas should be indestructible.

3) Tôn trọng cung kính tất cả Bồ Tát: Should honor and respect all enlightening beings.

4) Chẳng bỏ tâm mến thích tất cả thiện tri thức: Should never give up their friendship with wise people.

5) Chẳng móng lòng ghi nhớ những Thanh Văn Độc Giác: Should not think of those who seek individual salvation.

6) Xa lìa tất cả những thối chuyển Bồ Tát đạo: Should avoid all regression on the path of enlightening beings.

7) Chẳng khởi tất cả tâm tổn hại chúng sanh: Should not give rise to any malice toward sentient beings.

8) Tu tất cả thiện căn đều khiến rốt ráo: Should cultivate all roots of goodness to perfection.

9) Có thể hàng phục chúng ma: Should be able to conquer all demons.

10) Làm cho đầy đủ tất cả Ba-La-Mật: Should fulfill all the ways of transcendence.

Mười Lực Của Chư Đại Bồ Tát: Ten kinds of power possessed by Great Enlightening Beings.

I. Mười thứ lực trong Phẩm 27 Kinh Hoa Nghiêm—Ten kinds of power in Chapter 27, Flower Adornemtn Sutra:

(A) Để đạt được mười thứ lực nầy, chư Bồ Tát phải—To attain these ten kinds of power, Enlightening Beings must:

a. An trụ trong Pháp giới tự tại Đại Tam muội: Abide in the concentration of freedom in the elemental cosmos.

b. Có mười thứ hải: See Ten kinds of Ocean.

c. Có mười thứ thù thắng: See Ten kinds of excellence.

(B) Mười thứ lực nào?—What are these ten kinds of power? 

1) Sức dũng kiện, vì điều phục thế gian: The power of courageous strength, because they tame worldlings.

2) Sức tinh tấn, vì hằng chẳng thối chuyển: The power of energy because they never backslide.

3) Sức vô trước, vì lìa các cấu nhiễm: The power of nonattachment, because they get rid of defiling obsessions.

4) Sức tịch tịnh, vì không tranh luận nơi tất cả pháp: The power of silent calm, because they have no disputes about anything.

5) Sức nghịch thuận, vì nơi tất cả pháp tâm tự tại: The power to oppose or conform, because they are free in the midst of all things.

6) Sức pháp tánh, vì trong các nghĩa được tự tại: The power of the nature of things, because they attain mastery of all truths.

7) Sức vô ngại, vì trí huệ quảng đại: The power of nonobstruction, because their knowledge and wisdom is immensely vast.

8) Sức vô úy, vì khéo thuyết pháp: The power of fearlessness, because they can explain all truths.

9) Sức biện tài, vì khéo thọ trì các pháp: The power of intellect, because they can hold all truths.

10) Sức khai thị, vì trí huệ vô biên: The power of revelation, because their knowledge and wisdom is boundless. 

II. Thập Lực Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38—Ly Thế Gian)—Ten kinds of powers (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38):

(A) Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời có đủ năng lực vô thượng của Như Lai—Enlightening Beings who abide by these can acquire the supreme power of Buddhas.

1) Năng lực nhập tự tánh của chư pháp: The power to comprehend the inherent essence of all things.

2) Năng lực nhập tất cả các pháp như hóa: The power to comprehend that all things are like phantoms.

3) Năng lực nhập tất cả các pháp như huyễn: The power to comprehend that all things are like illusions.

4) Năng lực nhập tất cả các pháp đều là Phật pháp: The power to comprehend that all things are Buddha’s teachings.

5) Năng lực nơi tất cả các pháp không nhiễm trước: The power to have no attachments to anything at all.

6) Năng lực hiểu rõ chư pháp: The power to clearly understand all things.

7) Năng lực nơi tất cả thiện tri thức hằng chẳng bỏ rời tâm tôn trọng: The power of the respectful mind never abandoning spiritual teachers.

8) Năng lực làm cho tất cả thiện căn thuận đến trí vô thượng Bồ Đề: The power to cause all roots of goodness to reach supreme knowledge.

9) Năng lực nơi tất cả Phật pháp thâm tín chẳng hủy báng: The power of deep faith in all Buddhas’ teachings without rejection.

10) Năng lực làm cho nhứt thiết trí tâm bất thối thiện xảo: The power of skill in preventing the will for omniscience from backsliding.

(B) Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được thập lực nhứt thiết trí vô thượng của chư Phật—Enlightening beings who abide by these can attain the Buddhas’ ten powers of omniscience.

1) Thâm tâm lực vì chẳng tạp tất cả thế tình: Power of the profound mind, not getting mixed up in worldly feelings.

2) Tăng thượng thâm tâm lực, vì chẳng bỏ tất cả Phật pháp: Power of overmastering profound mind, not giving up the ways of enlightenment.

3) Phương tiện lực, vì tất cả công hạnh đều rốt ráo: Power of means, consummating whatever they do.

4) Trí lực vì biết tất cả tâm hành: Power of knowledge, comprehending the activities of all minds.

5) Nguyện lực, vì tất cả mong cầu đều làm cho viên mãn: Power of vows, fulfilling all aspirations.

6) Hạnh lực vì cùng tột thuở vị lai chẳng dứt: Power of practice, continuing forever.

7) Thừa lực vì hay xuất sanh tất cả thừa mà chẳng bỏ đại thừa: Power of vehicle of liberation, able to produce all vehicles of liberation without abandoning the great universal vehicle.

8) Thần biến lực, vì ở trong mỗi lỗ lông đều thị hiện tất cả thế giới thanh tịnh, tất cả Như Lai: Power of miraculous transformations, showing all pure worlds and all Buddhas appearing in the worlds in each pore.

9) Bồ Đề lực, vì làm cho tất cả chúng sanh phát tâm thành Phật không đoạn tuyệt: Power of enlightenment, inspiring all sentient beings to seek enlightenment and become Buddhas, without end.

10) Chuyển Pháp Luân lực, vì nói một câu pháp đều xứng những căn tánh dục lạc của tất cả chúng sanh: Power of turning the wheel of the teaching, explaining one expression of truth in accord with the faculties, temperaments, and inclinations of all sentient beings.

*** For more information, please see Thập Lực Bồ Tát.

Mười Lực Của Chư Phật: Mười thứ lực của chư Phật (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 33)—Ten kinds of might with enormous power of all Buddhas (The Flower Adornment Sutra—Chapter 33).

1) Tối thượng lực: Supreme power.

2) Vô lượng lực: Measureless power.

3) Quảng đại lực: Grandiose power.

4) Đại oai đức lực: Awesome power.

5) Nan hoạch lực: Power difficult to acquire.

6) Bất thối lực: Undiminishing power.

7) Kiên cố lực: Stable power.

8) Bất hoại lực: Indestructible power.

9) Tất cả thế gian bất tư nghì lực: Power inconceivable to any worldlings.

10) Tất cả chúng sanh vô năng động lực: Power that all living beings cannot shake.

Mười Lực Trì Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38, có mười pháp lực trì của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát trụ trong pháp nầy thời nơi tất cả các pháp được lực trì tự tại vô thượng—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of support of power of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can gain the support of the power of supreme mastery of all truth.

1) Phật lực trì: Support by the power of Buddhas.

2) Pháp lực trì: Support by the power of truth.

3) Chúng sanh lực trì: Support by the power of sentient beings.

4) Nghiệp lực trì: Support by the power acts.

5) Hạnh lực trì: Support by the power of practices.

6) Nguyện lực trì: Support by the power of vows.

7) Cảnh giới lực trì: Support by the power of the environment.

8) Thời lực trì: Support by the power of time.

9) Thiện lực trì: Support by the power of good.

10) Trí lực trì: Support by the power of knowledge.

Mười Lực Vô Ngại Dụng (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38): Ten kinds of unimpeded function relating to power (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38).

1) Chúng sanh lực vô ngại dụng, vì giáo hóa điều phục chẳng bỏ rời: Unimpeded function of power relating to sentient beings, teaching and taming them without abandoning them.

2) Sát lực vô ngại dụng, vì thị hiện bất khả thuyết trang nghiêm để trang nghiêm: Power relating to lands, manifesting untold adornment and arraying them.

3) Pháp lực vô ngại dụng, vì làm cho tất cả thân vào một thân: Power relating to phenomena, causing all bodies to enter the bodiless.

4) Kiếp lực vô ngại dụng, vì giác ngộ thùy miên: Power relating to oens, cultivating practices unceasingly.

5) Phật lực vô ngại dụng, vì giác ngộ thùy miên: Power of enlightenment, awakening those who are asleep.

6) Hành lực vô ngại dụng, vì nhiếp thủ tất cả Bồ Tát hạnh: Power of action including all practices of enlightening beings.

7) Như Lai lực vô ngại dụng, vì độ thoát tất cả chúng sanh: Power of Buddhas, liberating all sentient beings.

8) Vô sư lực vô ngại dụng, vì tự giác tất cả các pháp: Teacherless power, spontaneously awakening to all truth.

9) Nhứt thiết trí lực vô ngại dụng, vì dùng nhứt thiết trí thành chánh giác: Power of omniscience, attaining true enlightenment by omniscience.

10) Đại bi lực vô ngại, vì chẳng bỏ tất cả chúng sanh: Power of great compassion, not abandoning sentient beings.

Muời Lưỡi Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười lưỡi của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát thành tựu những pháp nầy thời được lưỡi vô thượng trùm khắp tất cả Phật độ của Đức Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of tongue of Great Enlightening Beings.  Enlightening Beings who accomplish these will acquire the supreme tongue of Buddhas, which covers all Buddha lands.

1) Lưỡi khai thị diễn thuyết vô tận hạnh chúng sanh: A tongue that reveals and explains the acts of infinite sentient beings.

2) Lưỡi khai thị diễn thuyết vô tận pháp môn: A tongue that reveals and explains infinite doors to truth.

3) Lưỡi tán thán công đức vô tận của chư Phật: A tongue that sings the praises of the infinite virtues of Buddhas.

4) Lưỡi diễn xướng từ biện vô tận: A tongue of infinite eloquence.

5) Lưỡi khai xiển Đại thừa trợ đạo: A tongue that expounds aids to the Path of the Great vehicle.

6) Lưỡi trùm khắp hư không: A tongue that covers all space.

7) Lưỡi chiếu khắp tất cả cõi Phật: A tongue that illuminates all Buddha-fields.

8) Lưỡi làm cho tất cả chúng sanh được tỏ ngộ: A tongue that awakens the understanding of all sentient beings.

9) Lưỡi làm cho chư Phật hoan hỷ: A tongue that causes all to praise the Buddhas.

10) Lưỡi hàng phục chúng ma ngoại đạo, diệt trừ tử sanh phiền não, và làm cho đến Niết bàn: A tongue that defeats all demons and false teachers, destroys all afflictions of birth and death, and fosters arrival at nirvana.

Mười Lý Do Khiến Chư Đại Bồ Tát Thị Hiện Đi Bảy Bước: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười lý do khiến chư đại Bồ Tát thị hiện đi bảy bước. Chư Đại Bồ Tát vì muốn điều phục cho chúng sanh được an lạc nên thị hiện đi bảy bước như vậy—According to the Flower Adornment Sutra, there are ten reasons Great Enlightening Beings show the act of walking seven steps. For these ten reasons they show the act of walking seven steps after birth; they manifest this to pacify sentient beings.

1) Vì hiện Bồ Tát lực mà thị hiện đi bảy bước: To manifest the power of enlightening beings.

2) Vì hiện xả thí bảy thánh tài mà thị hiện đi bảy bước: To manifest the giving of the seven kinds of wealth.

3) Vì cho Địa Thần thỏa nguyệnthị hiện đi bảy bước: To satisfy the wishes of the spirits of the earth.

4) Vì hiện tướng siêu tam giớithị hiện đi bảy bước: To manifest the appearance of transcending the three worlds.

5) Vì hiện bước tối thắng của Bồ Tát hơn hẳn bước đi của tượng vương, ngưu vương, sư tử vươngthị hiện đi bảy bước: To manifest the supreme walk of the enlightening being, beyond the walk of the elephant, the bull, or the lion.

6) Vì hiện tướng kim cang địa mà thị hiện đi bảy bước: To manifest the characteristics of adamantine ground.

7) Vì hiện muốn ban cho chúng sanh sức dũng mãnhthị hiện đi bảy bước: To manifest the desire to give sentient beings courageous strength.

8) Vì hiện tu hành thất giác bửu mà thị hiện đi bảy bước: To manifest the practice of the seven jewels of awakening.

9) Vì hiện pháp đã được chẳng do người khác dạy nên thị hiện đi bảy bước: To show that the truth they have realized does not come from the instruction of another.

10) Vì hiện là tối thắng vô tỉthế gian nên thị hiện đi bảy bước: To manifest supreme peerless in the world.

Mười Lý Do Khiến Chư Đại Bồ Tát Thị Hiện Khổ Hạnh: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười lý do khiến chư Đại Bồ Tát thị hiện khổ hạnh. Chư Bồ Tát dùng phương tiện khổ hạnh nầy để điều phục và làm cho chúng sanh an lạc—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten reasons Great Enlightening Beings practice austerities. Enlightening Beings use these expendient means of austerities to pacify all sentient beings.

1) Vì muốn thành tựu những chúng sanhtrình độ hiểu biết kém mà thị hiện khổ hạnh: To develop sentient beings with low understanding.

2) Vì muốn trừ tà kiến cho chúng sanhthị hiện khổ hạnh: To remove false views from sentient beings.

3) Vì muốn làm cho những chúng sanh chẳng tin nghiệp báo thấy được nghiệp báo, mà thị hiện khổ hạnh: To show the consequences of action to sentient beings who do not believe in consequences of action.

4) Vì muốn tùy thuận pháp phải có của thế giới tạp nhiễmthị hiện khổ hạnh: To do so in accord with the adulterated and polluted world.

5) Vì muốn cho thấy khả năng chịu đựng nhẫn nhụcthị hiện khổ hạnh: To show the ability to endure toil and diligently work on the way.

6) Vì muốn làm cho chúng sanh thích cầu phápthị hiện khổ hạnh: To cause sentient beings to want to seek the truth.

7) Vì những chúng sanh say đắm dục lạcngã lạcthị hiện khổ hạnh: For the sake of sentient beings who are attached to sensual pleasures and selfish pleasure.

8) Vì muốn hiển bày Bồ Tát khởi hạnh là tối thượng, nên nhẫn đến đời sau cùng mà chẳng bỏ siêng năng tinh tấn, nên thị hiện khổ hạnh: In order to show that enlightening beings’ effort is supreme, continuing to the very last life.

9) Vì muốn làm cho chúng sanh thích pháp tịch tịnh, tăng trưởng thiện căn, mà thị hiện khổ hạnh: To induce sentient beings to enjoy the state of calm and tranquility and increase roots of goodness.

10) Vì muốn chờ đến khi thế nhơn căn tánh được thành thục, mà thị hiện khổ hạnh: To wait until the time is ripe to develop people’s immature faculties.

Mười Lý Do Khiến Chư Đại Bồ Tát Thị Hiện Ở Thân Đồng Tử (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38): Ten reasons Enlightening Beings appear as children (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38).

1) Vì hiện để thông đạt tất cả nghệ thuật khoa học thế gianthị hiện ở thân đồng tử: To manifest the learning of all worldly arts and sciences.

2) Vì hiện thông đạt những nghề nghiệp vũ thuật binh trận thế gianthị hiện ở thân đồng tử: To manifest the learning of riding military arts and various worldly occupations.

3) Vì hiện thông đạt tất cả những văn bút, đàm luận, cờ nhạc thế gianthị hiện ở thân đồng tử: To manifest the learning of all kinds of worldly things such as literature, conversation, games, and amusements.

4) Vì hiện xa lìa những lỗi lầm của ba nghiệp thân, khẩu ý mà thị hiện ở thân đồng tử: To manifest the shedding of errors and faults of word, thought, and deed.

5) Vì hiện môn nhập định trụ niết bàn khắp cùng mười phương vô lượng thế giớithị hiện ở thân đồng tử: To manifest entering concentration, staying in the door of nirvana, and pervading infinite worlds in the ten directions.

6) Vì hiện sức mạnh siêu quá thiên long bát bộ, trời, người, phi nhơn, mà thị hiện ở thân đồng tử: To show that their power goes beyond all creatures, celestials, human, and nonhuman.

7) Vì hiện sắc tướng oai quang của Bồ Tát siêu quá long thần hộ phápthị hiện ở thân đồng tử: To show that the appearance and majesty of enlightening beings goes beyond all deities.

8) Vì muốn làm cho những chúng sanh tham đắm dục lạc mến thích pháp lạcthị hiện ở thân đồng tử: To cause sentient beings addicted to sensual pleasures to joyfully take pleasure in truth.

9) Vì tôn trọng chánh pháp, siêng tu cúng dường chư Phật mà thị hiện ở thân đồng tử: To show the reception of truth and respectfully make offerings to all Buddhas.

10) Vì hiện được Đức Phật gia bị, được pháp quang minhthị hiện ở thân đồng tử: To show empowerment of Buddhas and being bathed in the light of truth.

Mười Lý Do Khiến Chư Đại Bồ Tát Thị Hiện Ở Vương Cung (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38)—Ten reasons Enlightening Beings appear to live in a royal palce (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38).

1) Vì muốn làm cho những chúng sanh đồng tu hành với Bồ Tát đời trước được thành thục thiện cănthị hiện ở vương cung: To cause roots of goodness of their colleagues of the past to develop to maturity.

2) Vì muốn hiển thị sức thiện căn của chư Bồ Tátthị hiện ở vương cung: To show the power of roots of goodness of Enlightening Beings.

3) Vì nhơn thiên tham đắm nơi đồ vui thíchhiển hiện đồ vui thích đại oai đức của Bồ Tát nên thị hiện ở vương cung: To show the comforts of great spiritual power of enlightening beings to humans and celestials who are obsessed with comforts.

4) Vì muốn tùy thuận tâm chúng sanh đời ngũ trượcthị hiện ở vương cung: To adapt to the minds of sentient beings in the polluted world.

5) Vì muốn hiện sức oai đức của Bồ Tát có thể ở thâm cung nhập tam muộithị hiện ở vương cung: To manifest the spiritual power of Enlightening Beings, able to enter concentration in the heart of the palace.

6) Vì muốn làm cho chúng sanh đồng nguyện ở đời trước được thỏa mãn ý nguyệnthị hiện ở vương cung: To enable those who had the same aspiration in the past to fulfill their aims.

7) Vì muốn khiến cha mẹ, gia đìnhbà con được thỏa nguyệnthị hiện ở vương cung: To enable their parents, family and relatives to fulfill their wishes.

8) Vì muốn dùng kỹ nhạc phát ra tiếng diệu pháp cúng dường tất cả chư Như Laithị hiện ở vương cung: To use music to produce the sounds to the sublime teaching to offer to all Buddhas.

9) Vì muốn ở tại trong cung trụ tam muội vi diệu, từ thành Phật nhẫn đến Niết bàn đều hiển bàythị hiện ở vương cung: To dwell in the subtle concentration while in the palace and show everything from the attainment of Buddhahood to final extinction.

10) Vì tùy thuận thủ hộ Phật phápthị hiện ở vương cung: To accord with and preserve the teaching of the Buddhas.

Mười Lý Do Khiến Chư Đại Bồ Tát Thị Hiện Vi Tiếu, Tâm Tự Thệ Điều Phục Chúng Sanh (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38) cho họ được an lạc-- Ten reasons why Great Enlightening Beings smile and make a promise in their hearts to tame and pacify sentient beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38).

1) Chư đại Bồ Tát nghĩ rằng tất cả thế gian chìm tại vũng bùn ái dục, trừ chư Bồ Tát ra, không ai có thể cứu họ được: Great Enlightening Beings think that all worldlings are sunk in the mire of craving, and no one but Enlightening Beings can rescue them.

2) Tất cả thế gian bị dục vọng phiền não làm mù, chỉ có chư Bồ Tát là có trí huệ: All worldlings are blinded by passion and afflictions, and only Enlightening Beings have wisdom.

3) Chư Bồ Tát do thân giả danh sẽ được pháp thân vô thượng sung mãn tam thế của các Đức Như Lai: Based on this so-called body, Enlightening Beings will attain the supreme reality-body of Buddhas, which fills all times.

4) Bấy giờ Bồ Tát dùng mắt vô chướng ngại quán sát tất cả Phạm Thiên nhẫn đến Đại Tự Tại Thiên trong mười phương mà nghĩ rằng: Những chúng sanh nầy đều tự cho rằng mình có đại trí lực: Then the Enlightening Beings, with unobstructed eyes, look over all the Brahma heavens and all the controlling heavens, and think: These sentient beings all think they have the power of knowledge.

5) Bấy giờ Bồ Tát quán sát các chúng sanh từ lâu gieo trồng thiện căn, nay cũng đều thối mất: The Enlightening Beings observe sentient beings who have long planted roots of goodness and who now are regressing and sinking.

6) Bồ Tát quán sát thấy thế gian chủng tử gieo trồng dù ít mà được quả rất nhiều: The Enlightening Beings observe that though the seeds sown in the world be few, the fruits reaped are many.

7) Bồ Tát quán sát thấy tất cả chúng sanh được Phật giáo hóa đều chắc được lợi ích: The Enlightening Beings see that all sentient beings who receive the teaching of Buddha will surely gain benefit.

8) Bồ Tát quán sát thấy trong đời quá khứ chư Bồ Tát đồng hành nhiễm trước việc khác, nên chẳng được công đức quảng đại của Phật pháp: The Enlightening Beings see that Enlightening Beings who were their colleagues in past ages have become obsessed with other things and cannot attain the great virtues of the Buddha teaching.

9) Bồ Tát quán sát thấy rong đời quá khứ, hàng nhơn thiên cùng mình tập hội, mà nay vẫn còn ở bực phàm phu, không xả ly được, mà cũng nhàm mỏi: The Enlightening Beings see that the celestials and humans who were in the same communities with them in the past still are in mundane states, unable to detach from them, and not tiring of them either.

10) Bấy giờ Bồ Tát được quang minh của tất cả Như Lai chiếu đến càng thêm hân hoan vui vẻ: Then Enlightening Beings are bathed in the lights of all Buddhas and are even more joyful.

Mười Lý Do Khiến Chư Đại Bồ Tát Xuất Gia (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38)—Ten reasons enlightening beings appear to live in a royal palce (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38).

1) Nhàm chán tại gia: To reject living at home.

2) Khiến chúng sanh nhàm chán sự tham đắm tại gia: To cause sentient beings attached to their homes give up their attachment.

3) Tùy thuận tin mến đạo Thánh: To follow and appreciate the path of Saints.

4) Tuyên dươngtán thán công đức xuất gia: To publicize and praise the virtues of leaving home.

5) Hiển bày lìa hẳn kiến chấp nhị biên: To demonstrate enternal detachment from extreme views.

6) Khiến chúng sanh lìa xa dục lạcngã lạc: To cause sentient beings to detach from sensual and selfish pleasures.

7) Hiện tướng xuất tam giới: To show the apearance of transcending the world.

8) Hiện tự tại chẳng lệ thuộc người khác: To show indepedence, not being subject to another.

9) Vì hiển bày sẽ được thập lựcvô úy của các Đức Như Lai: To show that they are going to attain the ten powers and fearlessnesses of Buddhas.

10) Vì hậu thân Bồ Tát phải thị hiện xuất gia: It is natural that Enlightening Beings in their final life should do so.

Mười Lý Do Liên Hệ Đến Đời Sống Khiến Hành Giả Mong Cầu Giác Ngộ: Theo Kinh Hoa Nghiêm, vấn đề ước vọng giác ngộ tối thượng cần thiết cho hành giả, có mười lý do liên hệ đến đời sống khiến hành giả mong cầu giác ngộ—According to the Avatamsaka Sutra, the desire for supreme enlightenment is so necessary for practitioners, and there are ten reasons related to our daily life which lead practitioners desire for enlightenment.

1) Để chứng được Phật trí: Buddha-Jnana (skt)—For the realization of Buddha-knowledge.

2) Để đạt được mười oai lực: Dasabala (skt)—For the attainment of the ten powers.

3) Để đạt được đại vô úy: Mahavaisaradya (skt)—For the attainment of great fearlessness.

4) Để đạt được pháp bình đẳng của Phật: Samatabuddhadharma (skt)—For the attainment of the truth of sameness which constitutes Buddhahood.

5) Để hộ trì cứu bạt cả thế gian: Sarvajagatparitrana (skt)—For protecting and securing the whole world.

6) Để làm thanh tịnh tâm từ bi: Kritpakaruna (skt)—For the purification of a pitying and compassionate heart.

7) Để đạt được vô phân biệt trí: Asesajnana (skt)—Khắp mười phương thế giới không gì là không biết đến—For the attainment of a knowledge which leaves nothing unknown in the ten directions of the world.

8) Để làm thanh tịnh Phật độ khiến cho tất cả không còn vướng mắc: Asamga (skt)—For the purification of all the Buddha-lands so that a state of non-attachment will prevail.

9) Để trong khoảng một niệm mà tri nhận cùng khắp quá khứ, hiện tạivị lai: Ksanabodha (skt)—For the perception of the past, present, and future in one moment.

10) Để chuyển đại pháp luân trong tinh thần không khiếp sợ: Dharmacakrapavarta (skt)—For the revolving of the great wheel of the Dharma in the spirit of fearlessness.

Mười Lý Do Phát Tâm Bồ Đề: Ten reasons to cause sentient beings to develop Bodhi Mind—Theo Thiệt Hiền Đại Sư, Tổ thứ mười một trong Liên Tông Thập Tam Tổ, có mười lý do khiến chúng sanh phát tâm Bồ Đề—According to Great Master Sua-Sen, the eleventh Patriarch of the Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, there are ten reasons that cause sentient beings to develop Bodhi Mind.

1) Vì nghĩ đến ơn Phật—Because of remembering of the grace of the Buddha: Đức Thích Tôn, khi mới phát tâm, vì độ chúng ta, tu Bồ Tát đạo trải qua vô lượng kiếp, chịu đủ các sự khổ—Take our Sakyamuni Buddha as an example, from the time He first developed the mind to cultivate for the Ultimate Bodhi Mind or Buddhahood, to aid and escue sentient beings, he had endured endless sufferings.

a) Lúc ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương dùng đủ mọi phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si không chịu tin theo: When we create karma, owing to the Buddha’s compassion and mercy, He creates infinite skillful methods to teach and transform us, but because of our ignorance and stupidity we refuse to listen.

b) Ta đọa ác đạo, Phật lại càng thương, muốn thay ta chịu khổ, nhưng ta nghiệp nặng không thể nào cứu vớt được: When we get condemned to the Evil Paths, the Buddha expands his compassion, wanting to take our place of suffering. But because of our heavy karma, it is not possible to rescue us. 

c) Đến khi ta làm người, Phật dùng phương tiện khiến ta gieo căn lành, nhiều kiếp theo dõi, lòng không tạm bỏ: When we become humans, the Buddha uses various skillful means influencing us to plant good cultivated karma, following us through infinite reincarnations without ever abandoning us.

d) Chúng ta phước mỏng nghiệp dầy, sanh nhằm thời mạt pháp, khó lòng gia nhập giáo đoàn, khó lòng mà thấy được kim thân Đức Phật. May mà còn gặp được Thánh tượng. May mà đời trước có trồng căn lành, nên đời nầy nghe được Phật Pháp. Nếu như không nghe được chánh pháp, đâu biết mình đã thọ Phật Ân. Ân đức nầy biển thẳm không cùng, non cao khó sánh. Nếu ta không phát tâm Bồ Đề, giữ vững chánh pháp, cứu độ chúng sanh, thì dù cho thịt nát xương tan cũng không đền đáp được: Sentient beings with few virtues and heavy karma, born in the Dharma Ending Age. It is extremely difficult to become a member of the Sangha. It is impossible to witness the Buddha’s Golden Body. Fortunately, owing to our planting good roots in former lives, we still are able to see the Buddha’s statues, still be able to hear and learn proper dharma. If we have not heard the proper dharma teaching, how would we know that we often receive the Buddha’s Blessings? For this grace, no ocean can compare and no mountain peak can measure. Thus, if we do not vow to develop Bodhi Mind, or to cultivate the Bodhisattva’s Way to attain Buddhahood, firmly maintain the proper dharma, vow to help and rescue all sentient beings, then even if flesh is shredded and bones are shattered to pieces, it still would not be enough to repay that great grace. 

2) Vì nhớ ân cha mẹ—Because of remembering of the grace of the parents: Cha mẹ sanh ta khó nhọc! Chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm. Đến khi ta được nên người, chỉ mong sao cho ta nối dõi tông đường, thừa tự tổ tiên. Nào ngờ một số trong chúng ta lại xuất gia, lạm xưng Thích tử, không dâng cơm nước, chẳng đở tay chân. Cha mẹ còn ta không thể nuôi dưỡng thân già, đến khi cha mẹ qua đời, ta chưa thể dìu dắt thần thức của các người. Chừng hồi tưởng lại thì: “Nước trời đà cách biệt từ dung. Mộ biếc chỉ hắt hiu thu thảo.” Như thế đối với đời là một lỗi lớn, đối với đạo lại chẳng ích chi. Hai đường đã lỗi, khó tránh tội khiên! Nghĩ như thế rồi, làm sao chuộc lỗi? Chỉ còn cách “Trăm kiếp, ngàn đời, tu Bồ Tát hạnh. Mười phương ba cõi độ khắp chúng sanh.” Được như vậy chẳng những cha mẹ một đời, mà cha mẹ nhiều đời cũng đều nhờ độ thoát. Được như thế chẳng những cha mẹ một người, mà cha mẹ nhiều người, cũng đều được siêu thăng—Childbirth is a difficult and arduous process with nine months of the heavy weight of pregnancy, then much effort is required to raise us with a minimum of three years of breast feeding, staying up all night to cater our infantile needs, hand feeding as we get a little older. As we get older and become more mature, our parents invest all their hopes we will succeed as adults, both in life and religion. Unexpectedly, some of us leave home to take the religious path, proclaiming ourselves as Buddha’s messenger and, thus are unable to make offerings of food, drink nor can we help our parents with day to day subsistence. Even if they are living, we are unable to take care of them in their old age, and when they die we may not have the ability to guide their spirits. Upon a moment of reflection, we realize : “Our worlds are now ocean apart, as grave lies melancholy in tall grass.” If this is the case, such is a great mistake in life, such a mistake is not small in religion either. Thus, with both paths of life and religion, great mistakes have been made; there is no one to bear the consequences of our transgressions but ourselves. Thinking these thoughts, what can we do to compensate for such mistakes? Cultivate the Bodhisattva Way in hundreds and thousands of lifetimes. Vow to aid and rescue all sentient beings in the Three Worlds of the Ten Directions. If this is accomplished, not only our parents of this life, but our parents of many other lives will benefit to escape from the unwholesome paths. And not just the parents of one sentient being, but the parents of many sentient beings will benefit to escape from evil paths.

3) Vì tưởng nhớ đến ơn sư trưởng—Because of remembering of the grace of the teachers:

a) Đành rằng cha mẹ sanh dục sắc thân, nhưng nếu không có thầy thế gian, ắt ta chẳng hiểu biết nghĩa nhân. Không biết lễ nghĩa, liêm sĩ, thì nào khác chi loài cầm thú?: Even though our parents give birth to our physical beings, if not the worldly teachers, we would not understand right from wrong, virtue, ethics, etc. If we do not know right from wrong, know how to be grateful, and have shame, then how are we any different from animals?

b) Không có thầy xuất thế, ắt ta chẳng am tường Phật pháp. Chẳng am tường Phật pháp, nào khác chi hạng ngu mông? Nay ta biết chút ít Phật pháp là nhờ ai? Huống nữa, thân giới phẩm đã nhuận phần đức hạnh, áo cà sa thêm rạng vẻ phước điền. Thực ra, tất cả đều nhờ ơn sư trưởng mà được: If there were no spiritual teachers for guidance, obviously, we would not be able to understand the Buddha-Dharma. When we do not understand the Buddha-Dharma, the Doctrine of Cause and Effect, then how are we different from those who are ignorant and stupid? Now that we know a little bit of virtue, how to be grateful, having shame, and somewhat understand the Buddha-Dharma, where did such knowledge come from? Moreover, some of us are fortunate enough to become Bhiksus and Bhiksunis, showering ourselves with precepts, cultivating and understanding the virtuous practices, wearing the Buddhist robe, and gaining the respect of others. Thus none of this would happen if not for elder masters.

c) Đã hiểu như thế, nếu như ta cầu quả nhỏ, thì chỉ có thể lợi riêng mình. Nay phát đại tâm, mới mong độ các loài hàm thức. Được như vậy thì thầy thế gian mới dự hưởng phần lợi ích, mà thầy xuất thế cũng thỏa ý vui mừng: Knowing this, if we pray for the “Lesser Fruits,” then we can benefit only ourselves. Therefore, we must develop the Great Bodhi Mind of a Maha-Bodhisattva to wish to rescue and aid all sentient beings. Only then would our worldly teachers truly benefit, and our Dharma Masters truly be happy. 

4) Vì nghĩ ân thí chủ—Because of remembering to be grateful to the benefactors: Kẻ xuất gia hôm nay, từ đồ mặc, thức ăn đến thuốc men giường chiếu đều nhờ đàn na tín thí. Đàn na tín thí làm việc vất vả mà vẫn không đủ sống, Tỳ Kheo sao đành ngồi không hưởng thụ? Người may dệt cực nhọc ngày đêm, mà Tỳ Kheo y phục dư thừa, sao lại không mang ơn đàn na tín thí cho đặng? Thí chủ có lắm người quanh năm nhà tranh, không giây phút nào được an nhàn, trong khi Tỳ Kheo ở nơi nền rộng chùa cao, thong thả quanh năm. Đàn na tín thí đã đem công cực nhọc cung cấp sự an nhàn, thì chư Tỳ Kheo lòng nào vui được? Đàn na tính thí phải nhín nhút tài lợi để cung cấp cho chư Tỳ Kheo được no đủ, có hợp lý không? Thế nên Tỳ Kheo phải luôn tự nghĩ: “Phải vận lòng bi trí, tu phước huệ trang nghiêm, để cho đàn na tín thí được phước duyên, và chúng sanh nhờ lợi ích.” Nếu chẳng vậy thời nợ nần hạt cơm tất vải đền đáp có phân, phải mang thân nô dịch súc sanh để đền trả nợ nần—Nowadays, Bhiksus cultivating the Way are all dependent on the people who make charitable donations, from clothing, food, to medicine and blankets. These charitable people work hard, and yet they don’t have enough to live on. Bhiksus do nothing except enjoy the pleasure these gifts, how can Bhiksus find comfort in their doing so? People work assiduously to sew robes, not counting all the late nights. Bhiksus have abundance of robes, how dare we not appreciate them? Laypeople live in huts, never finding a moment of peace. Bhiksus live in high, big temples, relaxing all year round. How can Bhiksus be happy in receiving such gifts knowing laypeople have suffered so? Laypeople set aside their earnings and profits to provide services to Bhiksus. Does this make sense? Therefore, Bhiksus must think: “I must be determined to cultivate for enlightenment, practice to find the Budhist wisdom so charitable beings and sentient beings may benefit from it. If this is not the case, then every seed of rice and every inch of fabric shall have their appropriate debts. Reincarnated into the realm of animals, debts must be repaid.

5) Vì biết ơn chúng sanh—Because of remembering to be grateful to the sentient beings:

a) Ta cùng chúng sanh từ vô thỉ đến nay, kiếp kiếp, đời đời , đổi thay nhau làm quyến thuộc nên kia đây đều có nghĩa với nhau: From infinite eons to this day, from generation to generation, from one reincarnation to another, sentient beings and I have exchanged places with each other to take turns being relatives.

b) Vì thế trong một đời chúng taquyến thuộc, mà đời khác lại làm kẻ lạ người dưng, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn liên hệ nhau trong vòng sanh tử luân hồi. Nay dù cách đời đổi thân, hôn mê không nhớ biết, song cứ lý mà suy ra, chẳng thể không đền đáp được?—Thus, in one life, we are family and in another we are strangers, but in the end we are all connected in the cycle of rebirths. Thus, though it is now a different life, our appearances have changed, having different names, families, and ignorance has caused us to forget; but knowing this concept, we realize we are all family, so how can we not demonstrate gratitude to all sentient beings?

· Vật loại mang lông, đội sừng ngày nay, biết đâu ta là con cái của chúng trong kiếp trước?—Those animals with fur, bearing horns and antlers in this life, it is possible we may have been their children in a former life.

· Loài bướm, ong, trùng, dế hiện tại, biết đâu chúng là cha mẹ đời trước của mình?—Insects such as butterflies, bees, worms, crickets of this life, may for all we know, be our parents of a former life.

· Đến như những tiếng rên siết trong thành ngạ quỷ, hay giọng kêu la nơi cõi âm ty; tuy ta không thấy, không nghe, song họ vẫn van cầu cứu vớt: What about those who scream in agony in the realm of Hungry Ghosts; and those who cry in sufferings from the abyss of Hell. Even though our eyes cannot see and our ears cannot hear, they still pray and ask for our assistance.

c) Cho nên Bồ Tát xem ong, kiến là cha mẹ quá khứ. Nhìn cầm thú là chư Phật vị lai. Thương nẻo khổ lâu dài mà hằng lo cứu vớt. Nhớ nghĩa xưa sâu nặng, mà thường tưởng báo ân: Therefore, the Bodhisattvas look upon bees and ants as their parents of the past; look upon animals as future Buddhas; have great compassion for those in the suffering realms, often finding ways to aid and rescue them; Remember the kindness of the past, and often think about finding ways to repay such kindness.

6) Vì tưởng khổ sanh tử—Because of thinking of the pain and suffering of life and death:

a) Ta cùng chúng sanh nhiều kiếp đến nay, hằng ở trong vòng sanh tử, chưa từng được thoát ly, khi ở cõi nầy, lúc thế giới khác, khi sanh thiên cảnh, lúc sống nhơn gian. Siêu đọa trong phút giây, xuống lên ngàn muôn nẻo. Cửa quỷ sớm đi, rồi chiều trở lại. Âm ty nay thoát, bỗng mai vào. Lên non đao rừng kiếm, thân thể đứt lìa. Nuốt sắt nóng dầu sôi, ruột gan rã cháy. Khóc than trong lửa, rên siết trong băng. Muôn lần sống chết nội trong một ngày đêm mà giây phút khổ đau bằng cả thế kỷ. Lúc đã bị đọa, dù biết tội khổ, nhưng ăn năn đâu còn kịp nữa. Đến khi ra khỏi, vội liền quên mất, vẫn gây tội tạo nghiệp như thường—For innumerable lives, I and all sentient beings have existed in the cycle of rebirths, unable to find enlightenment, sometimes living in this world, sometime in another, sometimes in Heaven, sometimes as a human, etc. Condemned to lower realms in seconds, traveling up and down on a thousand paths. Left the gate of evil in the morning, only to return in the evening. Today escaping the gate of hell, only to come back tomorrow. Going up to the mountain, getting slashed to pieces, i.e., hell. Swallow burning metal balls, get fried in oil, body deteriorates and burns to ashes. Agonize in fire and scream in pain from being frozen. Every day and night hundreds and thousands of rebirths occur; every second of suffering seems like a million years. At that time, even if realizing the evil deeds committed, it'’ too late to repent and find salvation. When finally free, everything is quickly forgotten, continuing to commit evil deeds as before.

· Tâm như lữ khách ruỗi dong: Mind being similar to a hurried distant traveler, is never at peace.

· Thân dời hết nhà nầy đến nhà khác, chứ chẳng bao giờ chịu ngừng lại: Body never at rest, moving from one house to another.

· Cát bụi cõi đại Thiên, không tính nổi số thân luân chuyển: Every speck of dust of the universe cannot even begin to compare to the constant movements of the body.

· Nước đầy trong bốn biển, chẳng nhiều bằng giọt lệ biệt ly: The water in the four great oceans is not enough to account for the tears cried. 

b) Nếu khônglời Phật dạy, thì việc nầy ai thấy ai nghe?—If Buddha did not preach such matters, who would know or hear of this?

· Nếu cứ luyến mê như trước, thì e rằng vẫn luân hồi nẻo cũ: If we continue as before, we can’t avoid being as we always were, drowning in the cycle of life and death.

· Trăm ngàn kiếp tái sanh có tiếc cũng muộn màng: Hundreds and thousands of reincarnations and rebirths have occurred, it is too late to have regrets.

· Mỗi kiếp cứ qua đi, không có giờ đâu mà nuối tiếc vì luôn muộn màng. Giờ tốt vội qua mà chẳng lại: Once each life passed by, there is no time for regrets because it will be too late. The good hours pass quickly and never again returns.

· Thân người dễ mất khó tìm: Losing the opportunity to be a human being is easy, yet having the chance to be human is extremely difficult. 

· Âm cảnh mịt mù, xót nỗi biệt ly dày đặc. Tam đồ ác đạo, thương thay nỗi thống khổ có ai thay thế được: How dark and gloomy hell is, the agonies from eternal separations of loved ones. The world’s hatred and revenge. No one is here to take your place.

c) Vì vậy cho nên phải dứt nguồn sanh tử; phải tát cạn bể dục si; phải tự độ, độ tha, đồng lên giác ngạn. Muôn đời siêu hay đọa là do phút giây nầy quyết định, không thể nào bê trễ được: Therefore, put an end to the origin of life and death; empty out all ignorance and stupidity. Help yourself and others to find liberation. Finally, to realize the Ultimate Enlightenment. A thousand lives in Heaven or Hell depends on this very moment. At this moment, the wise must realize this truth without hesitation.

7) Vì tôn trọng tánh linh—Because of the respect for the True-Nature:

a) Tâm tánh của chúng ta cùng Đức Thích Ca Như Lai không hai, không khác—Our Mind-Nature and that of Sakyamuni Buddha’s are not two and not different.

· Tại sao Đức Thích Ca đã thành Chánh Giác, sáng suốt tự tại, mà chúng ta vẫn còn là phàm phu điên đảo hôn mê: Why has Sakyamuni Buddha already attained enlightenment, greatly shining and free. Yet we are still unenlightened common mortals filled with delusions and ignorance. 

· Đức Thích Tôn có đủ vô lượng thần thông, trí huệ, công đức trang nghiêm, còn chúng ta thì đầy vô lượng phiền não, nghiệp duyên, lụy trần ràng buộc: Sakyamuni Buddha is complete with infinite spiritual powers, wisdom, and adorned with endless merits and virtues, but we are complete with infinite afflictions, karmic destinies, and desires binding us tightly?

b) Chúng ta và Phật, tâm tánh tuy vẫn đồng một, nhưng vì mê ngộ nên cách nhau một trời một vực—The Mind-Nature may be the same, but the separation between enlightenment and ignorance is oceans apart:

· Chúng ta thì ví như hạt bảo châu vô giá bị vùi dưới bùn nhơ, bị người ta xem như cát đá: This is similar to a priceless jewel covered in mud; seeing it people will think it rock and sand.

· Phật đã dùng vô lượng pháp lành đối trị phiền não để tánh đức hiển bày. Ví như hạt bảo châu được rữa sạch, lau khô, treo để trên tràng cao, liền phóng quang rực rỡ: The Buddha already used infinite wholesome dharmas to tame and oppose afflictions so the true nature will shine through. This is similar to washing, cleaning, and drying a priceless jewel and then set high above, it will shine through.

c) Chỉ có cách nầy mới không uổng công Phật giáo hóa, chẳng phụ tánh linh của chính mình, và xứng đáng là bật đại trượng phu: Only this way, it will not be a waste of Buddha’s teaching, not disappoint our own true nature, and we will fit as a person with Buddhist wisdom.

8) Vì sám hối nghiệp chướng—Because of repentance for karmic obstructions: Đức Phật dạy: “Dù phạm một giới nhỏ cũng phải đọa địa ngục bằng tuổi thọ của Tứ Thiên Vương.”—The Buddha taught: “To be guilty of a small transgression, must be condemned to hell equal to the life of a heavenly being in Tushita Heaven.”

a) Lỗi nhỏ còn phải như vậy, huống là lỗi nặng. Chúng ta mỗi ngày, một cử động thường sai giới luật. Lúc ăn uống thường phạm điều răn. Tính ra trong một ngày cũng đã nhiều tội, huống chi là trọn đời cho đến vô lượng kiếp về trước. Nay cứ lấy ngũ giới ra mà xét, thì mười người đã hết chín người phạm. Phạm ít thì còn phát lồ sám hối, chứ phạm nhiều thì che dấu: If a lesser transgression is already in that way, what about greater offenses? In each day, with each movement we violate precepts. When eating and drinking more Buddha’s silas are broken. Thus if counted each day, we have already committed many transgressions, let alone a lifetime or infinite lives in the past. If we use the five precepts to examine, then nine out of ten people have already violated them; only lesser transgressions are confessed, but the greater ones will be hidden. 

b) Tại gia năm giới còn như thế, huống chi là các giới Sa Di, Tỳ KheoBồ Tát: The five precepts for laypeople are already practiced in that way, what about the Sramana, Bhiksu, and Bodhisattva Precepts?

c) Nay ta phải phát lòng thương mình, thương người. Lệ rơi theo tiếng, thân khẩu thiết tha, cùng với chúng sanh mà cầu sám hối. Nếu còn chẳng phát lồ sám hối thì muôn kiếp ngàn đời, ác báo khó trừ, làm sao thoát khổ cho được: Now we must have pity for ourselves and for others. With sincere mind and body, tears fall with sounds, together with all sentient beings pray for repentance. If this is not practiced, then in a thousand lifetimes and ten thousand reincarnations, evil retributions will be difficult to eliminate. How will liberation from suffering be found?

9) Vì cầu sanh Tịnh Độ—Because of praying to gain rebirth in the Pureland:

a) Ở cõi Ta Bà việc tu tập tiến đạo rất khó khăn. Vì khó khăn như vậy nên dù tu tập nhiều kiếp vẫn chưa thành: Remaining in this saha World to cultivate and make progress is a difficult task. It is so difficult that so many lifetimes passed, yet enlightenment is not attained.

b) Về Tây Phương Cực Lạc hành trì thì sự thành Phật dễ dàng hơn. Vì dễ nên một đời liền đắc quả. Chính vì vậy mà sự tu hành trong thời mạt pháp nầy thật không gì hơn pháp môn Tịnh Độ: Going to the Ultimate Bliss or Western Pureland to cultivate and practice, then with this right condition the matter of attaining Buddhahood is easy. It is so easy that even in a lifetime of cultivation, one can attain enlightenment. This is why in this Dharma Ending Age, no other dharma door surpasses the Pureland Dharma Door.

c) Đức Phật dạy trong Kinh A Di Đà: “Ít căn lành, khó được vãng sanh. Nhiều phước đức mới được về cõi Tịnh. Nhưng nhiều phước đức không gì bằng chấp trì danh hiệu; nhiều căn lành chẳng chi hơn phát tâm Bồ Đề. Cho nên, tạm trì danh hiệu Phật, thắng hơn bố thí trăm năm; một phát đại tâm, vượt qua tu hành nhiều kiếp. Bởi vì niệm Phật vẫn mong thành Phật, mà đại tâm không phát, thì niệm Phật làm chi? Còn phát tâm để tu hành, mà Tịnh Độ chẳng cầu về, thì dù cho có phát tâm rồi cũng dễ bề thối chuyển”: The Buddha taught in The Amitabha Sutra: “With little wholesome karma, it is difficult to gain rebirth. One must have many merits and virtues before being born in the Pure Worlds. However, having abundance of merits and virtues can never equal the Buddha’s name; having abundance of whoelsome karma can never equal developing the Bodhi Mind. Therefore, it is necessary to understand that temporarily reciting the Buddha’s name is greater than making donations for one hundred years. . With one development of the great mind or Ultimate Bodhi, leaps over cultivation of many lifetimes. Because reciting Buddha is to continue to vow to be Buddha. But if the greater Bodhi mind is not developed, what is the point of reciting Buddha? As for developing the mind to cultivate, but do not pray for the Pureland, then even if that mind is developed, it is easy to regress. 

· Vì thế gieo giống Bồ Đề mà cày lưỡi niệm Phật thì đạo quả tự nhiên tăng tiến: Therefore, planting the Bodhi seed, cultivate the tongue to practice Buddha Recitation, then the enlightenment fruit will increase naturally. 

· Nương thuyền Đại Nguyện vào biển mầu Tịnh Độ, ắt Tây Phương quyết định được sanh về: Rely on the vessel of great vows or Amitabha’s forty-eight great vows to enter the magnificent ocean of the Pureland, then gaining rebirth to the Western World is an absolute guarantee.

10) Vì hộ trì Chánh Pháp—Because of upholding the Proper Dharma:

a) Như Đức Thế Tôn từ vô lượng kiếp đến nay, vì chúng sanhtu đạo Bồ Đề—Just as Sakyamuni Buddha, from infinite eons until now, for our benefit, cultivated the Bodhi ways:

· Ngài đã làm việc khó làm, nhịn điều khó nhịn: He has accomplished tasks that are difficult to accomplish, tolerated things that are difficult to tolerate.

· Vì thế mà Ngài đã công viên quả mãn, thành đấng Như Lai: For this reason, he attained the fullness of all practices, became a Tathagata.

b) Sau khi thành Phật, nhơn duyên giáo hóa đã xong, liền vào Niết Bàn. Nay Chánh Pháp đã qua, Tượng Pháp lại hết, chỉ còn lại thời Mạt Pháp. Tuy có kinh giáo, mà không kẻ đắc thành vì những lý do sau đây—After becoming a Buddha, when His time to teach and transform came to an end, He entered Nirvana immediately. Now, the Proper Dharma Age has passed and the Dharma Semblage Age has ended, there is only left the Dharma Ending Age. Even though many sutra teachings are still available, no one attains enlightenment for many reasons.

· Thời này thì tà chánh chẳng phân, thị phi lẫn lộn, tranh đua nhân ngã, đeo đuổi lợi danh: In this period, right and wrong are no longer divided, gossips are rampant, everyone is fiercely competing with one another, lusting after fame and fortune.

· Cho nên Tam Bảo chẳng còn thiệt nghĩa, suy tàn tồi tệ không thể thốt lời. Chúng taPhật tử, mà không báo được ân Phật, trong không ích cho mình, ngoài không ích cho người, sống không ích cho dương thế, chết không ích cho đời sau. Suy nghĩ như vậy nên cảm thấy đau lòng xót dạphát tâm Bồ Đề, nguyện nguyện độ sanh, tâm tâm cầu Phật, thề hết báo thân, sanh về Cực Lạc. Những mong sau khi chứng quả, trở lại Ta Bà khiến cho Phật nhựt rạng soi, Pháp môn mở rộng, Tăng đoàn làm thanh cõi trược, người người đều tu đức phương Đông, kiếp vận nhờ đó mà tiêu trừ, và Chánh pháp do đây được bền vững: Therefore, the Triple Jewels no longer have their true meanings. Having deteriorated so greatly that it is unbearable to speak of it. We are Buddhists, yet we are unable to show gratitude to Buddha’s blessings. Intrinsically, we can’t benefit ourselves; extrinsically, we can’t benefit others. When alive we do not benefit the world; when dead we do not benefit the future. Thinking this way, it hurts from the core of our beings. Thus we must develop quickly the Bodhi Mind. Vows after vows, vowing to rescue sentient beings and thoughts afetr thoughts praying to Buddha so that once this karmic body ends, we will gain birth to the Ultimate Bliss World, hoping and wishing once we become enlightened, we will return to this saha World in order to influence and lead the Buddha's’sun to shine brightly, the Dharma Door to open widely, the Sangha to flourish in this turbid world, everyone cultivates virtues in the East, relying on this the present age will end, and the Proper Dharma will be firmly maintained as the result. 

Mười Lý Do Vạn Hữu Hòa Điệu Trong Pháp Giới Duyên Khởi: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, có mười lý do khiến vạn hữu hòa điệu trong pháp giới duyên khởi—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, there are ten reasons that all things in the real world ought to have harmony among themselves.

1) Vì vạn vật đồng thời hiện khởi: Because of the simultaneous rise of all things.

2) Vì vạn vật hỗ tương ảnh hưởng lẫn nhau: Because of the mutual permeation of the influence of all things.

3) Vì vạn vật thiết yếu hỗ tương đồng nhất (tương hủy và tương thành) để thể hiện sự hòa điệu: Because of the necessity of reciprocal identification between all beings (mutual self-negation to agree with each other) for the realization of harmony.

4) Vì chủ và bạn thiết yếu là nhất thể, hay hòa điệu, để thành tựu mục đích: Because of the necessity of unity, or harmony, between the leaders and the followers for the attainment of a purpose.

5) Vì vạn vật khởi nguyên từ ý thể, do đó một ý niệm tương đồng phải được phản ảnh trong tất cả: Because all things have their origin in ideation, therefore a similar ideal ought to be expected of all.

6) Vì vạn vật là kết quả của nhân duyên, do đó chúng hỗ tương phụ thuộc nhau: Because all things are the result of causation and therefore are mutually dependent.

7) Vì vạn vật không định tính nhưng cùng hỗ tương phụ trợ, do đó chúng tự do hiện hữu trong sự hòa điệu với tất cả: Because all things are indeterminate or indefinite in character but mutually complementary, therefore they are free to exist in harmony with all things.

8) Vì vạn vật đều có Phật tánh tiềm ẩn bên trong: Because of the fact that all beings have the nature of Buddha dormant in them.

9) Vì vạn hữu, từ tối cao đến tối thấp, đều cùng chung trong một vòng tròn trọn vẹn (mandala): Because of the fact that all beings, from the highest to the lowest, are parts of one and the same Mandala (circle).

10) Vì có sự hỗ tương phản chiếu tất cả mọi tác dụng, như trong một căn phòng dựng các mặt kính chung quanh, sự vận động của một ảnh tượng tạo ra sự vận động của hằng nghìn phản chiếu: Because of mutual reflection of all activities, as in a room surrounded by mirrors, the movement of one image causes the movement of the thousand reflections. 

Mười Ma Nghiệp: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười thứ ma nghiệp của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát nên mau xa lìa mười ma nghiệp nầy mà siêng cầu Phật nghiệp—According to The Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of demons’ actions of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings should quickly get away from to seek enlightened action.

1) Quên mất Bồ Đề tâm, tu các thiện pháp, đây là ma nghiệp: Cultivating roots of goodness while forgetting the aspiration for enlightenment.

2) Ma nghiệp thứ nhì—The second demons’ actions:

a) Ác tâm bố thí: Giving with ill-will.

b) Sân tâm trì giới: Keeping precepts with hatred.

c) Chối bỏ người có tánh ác: Rejecting people of bad character.

d) Xa kẻ lười biếng: Rejecting the slothful.

e) Khinh mạn kẻ loạn ý: Slighting the confused.

f) Khinh kẻ si mê: Despising the ignorant.

3) Ma nghiệp thứ ba—The third demons’ actions:

a) Nơi pháp thậm thâm sanh tâm xan lẫn (ganh ghét bủn xỉn): Being jealous and stingy with the profound teaching.

b) Không thuyết pháp cứu độ những người có thể cứu độ được: Not explaining the truth to those who are capable of being enlightened.

c) Khi được tài lợicung kính thì gượng thuyết pháp, dầu người không cầu nghe cũng như không có khả năng nghe: Insisting on on explaining it to people without the capacity for it as long as wealth and honor are thereby available.

4) Ma nghiệp thứ tư—The fourth demons’ actions:

a) Chẳng thích lắng nghe ác môn Ba La Mật: Not liking to hear about the ways of transcendence.

b) Dầu có nghe nói đến, cũng chẳng màng đến việc tu hành: Not practicing them even when hearing about them.

c) Dầu cũng tu hành nhưng lại giải đãi: Tending to negligence even when practicing them.

d) Vì lười biếng nên chí ý hèn kém chẳng cầu pháp đại Bồ Đề vô thượng: Becoming narrow and mean in spirit because of laziness, and not seeking supreme enlightenment.

5) Những ma nghiệp thứ năm—The fifth demons’ actions:

a) Xa thiện tri thức: Avoiding good companions.

b) Gần ác tri thức: Associating with bad companions.

c) Cầu tự giải thoát: Craving personal release.

d) Chẳng thích thọ sanh: Not wanting to accept life.

e) Chỉ chuộng Niết bàn ly dục tịch tịnh:

f) Wishing for the desirelessness and tranquility of nirvana.

6) Ma nghiệp thứ sáu—The sixth demons’ actions:

a) Khởi tâm sân hận với chư Bồ Tát: Arousing hatred and anger toward enlightening beings.

b) Nhìn chư Bồ Tát với ác nhãn: Looking at Enlightening Beings with malevolent eyes.

c) Nhìn ngó tìm cầu lỗi lầm của chư Bồ Tát: Looking for faults in enlightening beings.

d) Nói lỗi lầm của chư Bồ Tát: Talking of the faults of Enlightening Beings.

e) Ngăn dứt tài lợi cúng dường đến chư Bồ Tát: Cutting off their support.

7) Ma nghiệp thứ bảy—The seventh demons’ actions:

a) Phỉ báng và chẳng thích lắng nghe chánh pháp: Repudiating true teaching and being averse to hearing it.

b) Giả sử có được nghe cũng liền sanh lòng hủy báng: Immediately criticizing true teaching when hearing it.

c) Thấy người thuyết pháp chẳng sanh lòng tôn trọng: Having no respect for those who expound true teaching.

d) Cho mình đúng còn tất cả người khác thì sai: Claiming oneself to be right and others all wrong.

8) Ma nghiệp thứ tám—The eighth demons’ actions:

a) Thích học thế luận xảo thuật văn từ: Indulging in the study of secular literature.

b) Xiển dương nhị thừa che mờ Phật pháp thậm thâm: Expounding the vehicles of individual salvation while obscuring the profound Teaching.

c) Dùng diệu nghĩa truyền dạy cho người chẳng đáng dạy: Giving subtle doctrines to unsuitable people.

d) Xa rời Bồ Đề, trụ nơi tà đạo: Straying from enlightenment and persisting in false paths.

9) Ma nghiệp thứ chín—The ninth demons’ actions:

a) Thường thích gần gũi cúng dường với những người đã được giải thoát an ổn: Always liking to associate with those who are already liberated and at peace, and giving them offerings.

b) Chẳng chịu gần gủi giáo hóa người chưa giải thoát chưa an ổn: Not being willing to approach or edify those who have not yet attained liberation or peace.

10) Ma nghiệp thứ mười—The tenth demons’ actions:

a) Thêm lớn ngã mạn: Developing conceit.

b) Không tôn kính: Having no respect.

c) Làm nhiều sự não hại với các chúng sanh: Often troubling or hurting sentient beings. 

d) Chẳng cầu chánh pháp trí huệ chơn thiệt: Not seeking genuine knowledge of truth.

e) Tâm ý tệ ác khó khai ngộ được: Being mean and difficult to awaken.

Mười Mạn Nghiệp Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, chư đại Bồ Tát có mười mạn nghiệp. Chư Bồ Tát lìa được mười mạn nghiệp nầy thời được mười trí nghiệp—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of conceited action of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who can get rid of these ten kinds of conceited action will attain ten kinds of actions of knowledge.

1) Đối với Sư, Tăng, cha mẹ, sa môn, bà la môn trụ nơi chánh đạo, hoặc hướng về chánh đạo, là những phước điền đáng tôn trọng mà chẳng cung kính, là mạn nghiệp: Not respecting teachers, parents, mendicants, people on the right Path, people aiming for the right Path, or honorable fields of blessings, is conceited action.

2) Hoặc có Pháp Sư được pháp tối thắng, ngồi Đại thừa, biết đạo xuất yếu, đắc Đà La Ni, diễn thuyết pháp quảng đại trong khế kinh không thôi nghỉ. Lại phát khởi tâm cao mạn cũng như chẳng cung kính các bậc ấy, là mạn nghiệp: If there are teachers who have attained to supreme truth, who ride the Great Vehicle of universal enlightenment, who know the way to emancipation, who have attained mental command and expound the great principles of the scriptures, to be haughty toward them or their teachings and to be disrespectful is conceited action.

3) Trong chúng hội nghe thuyết diệu pháp mà chẳng chịu khen cho người khác tin thọ, là mạn nghiệp: When in an audience hearing the sublime Teaching expounded, to be unwilling to laud its excellence and cause others to believe and accept it, is conceited action.

4) Mạn nghiệp thứ tư—The fourth conceited action:

a. Ưa sanh lòng quá mạn: Habitually conceiving the illusion of superiority.

b. Tự cao và khinh người: Elevating onself and looking down on others. 

c. Not seeing one’s own faults.

d. Chẳng thấy lỗi mình: Not knowing one’s own shortcoming: Chẳng biết mình dở.

5) Mạn nghiệp thứ năm—The fifth conceited action.

a. Ưa sanh lòng quá mạn, tưởng mình giỏi hơn người: Habitually imagining that one is beter than those who are better than onself.

b. Chẳng tán thán người đạo đức đáng được tán thán: Not praising virtuous people who are praiseworthy.

c. Chẳng vui khi có người tán thán người đạo đức: Not being happy when others praise virtuous people.

6) Ưa sanh lòng quá mạn. Thấy có Pháp sư và người thuyết pháp, biết là pháp, là luật, là chơn thiệt, là lời Phật dạy, mà vì ghét người nên cũng ghét pháp, tự mình hủy báng, bảo người hủy báng, đây là mạn nghiệp: When seeing someone preach, in spite of knowing it is the norm, the rule, the truth, the word of Buddha, to despise the teaching because of disliking the person, to slander it and incite others to slander it, is conceited action.

7) Mạn nghiệp thứ bảy—The seventh conceited action: 

a. Tự cầu tòa cao: Seeking a high seat for oneself.

b. Tự xưng Pháp Sư: Declaring onself to a teacher.

c. Tư xưng ưng thọ nhận cúng dường: Declaring onself to be worthy of receiving offerings.

d. Chẳng ưng làm việc: Not supposed to work.

e. Chẳng ưng làm việc: Failing to rise to greet old people who have cultivated spiritual practice for a long time. Thấy bực tu hành lâu năm kỳ cựu, chẳng chịu đứng dậy tiếp rước:

f. Chẳng chịu hộ trì cúng dường chư Bồ Tát: Being unwilling to serve and make offerings to enlightening beings.

8) Thấy người có đức thời nhíu mày chẳng vui, nói lời thô lỗ, tìm tòi lỗi lầm của bực ấy, là mạn nghiệp: Frowning unhappily on seeing people with virtue, speaking to them harshly and looking for faults in them, is conceited action.

9) Mạn nghiệp thứ chín—The ninth conceited action—When seeing intelligent people who know the truth:

a. Chẳng chịu gần gũi: not being willing to approach and attend them.

b. Chẳng chịu cung kính cúng dường: Not respecting and honoring them.

c. Chẳng chịu hỏi han gì là thiện, gì là bất thiện, những gì nên làm, những gì chẳng nên làm, hoặc làm những công hạnh gì mà được lợi ích an lạc: Being unwilling to ask them what is good and what is not good, what should be done and what should not be done, what acts result in various benefits and comforts in the long night.

d. Là kẻ ngu si ngoan cố, chìm trong ngã mạn, chẳng bao giờ thấy được đạo giải thoát: Being foolish and deluded, stubborn and contentious, swallow by self-importance, never able to see the way of emancipation.

10) Mạn nghiệp thứ mười—The tenth conceited action:

a. Tâm khinh mạn che đậy: Minds shrouded by conceit.

b. Khi chư Phật xuất thế chẳng có thể thân cận, cung kính, cúng dường: When Buddhas appear in he world are unable to approach, respect, and honor them.

c. Thiện căn mới chẳng sanh, thiện căn cũ tiêu mất: No new good airses, and goodness from the past evaporates and vanishes.

d. Nói những điều chẳng nên nói: They say what they should not.

e. Cãi lại những điều chẳng nên cãi: They contend where they should not.

f. Trong kiếp vị lai tất đọa hầm sâu hiểm nạn: In the future they will surely fall into a deep pit of danger and.

g. Chẳng còn gặp Phật: Will not even encounter Buddha.

h. Trong trăm ngàn kiếp chẳng còn được nghe pháp:

i. Chỉ do từ trước đã từng phát tâm Bồ Đề nên trọn tự tỉnh ngộ: Much less hearing the Teaching for hundreds of thousands of eonsThough because of having once conceived the aspiration for enlightenment they will in the end wake up on their own. **See Ten kinds of actions of knowledge.

Mười Mắt Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, chư đại Bồ Tát có mười mắt. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được đại trí huệ nhãn vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of eye of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these attain the eye of supreme knowledge of Buddhas.

1) Nhục nhãn, vì thấy tất cả hình sắc: The flesh eye, seeing all forms.

2) Thiên nhãn, vì thấy tất cả tâm niệm của tất cả chúng sanh: The celestial eye, seeing the minds of all sentient beings.

3) Huệ nhãn, vì thấy tất cả những căn cảnh giới của tất cả chúng sanh: The wisdom-eye, seeing the ranges of the faculties of all sentient beings.

4) Pháp nhãn, vì thấy tướng như thật của tất cả pháp: The reality-eye, seeing the true characters of all things.

5) Phật nhãn, vì thấy thập lực của Như Lai: The Buddha-eye, seeing the ten powers of the enlightened.

6) Trí nhãn, vì thấy biết các pháp: The eye of knowledge, knowing and seeing all things.

7) Quang minh nhãn, vì thấy quang minh của Đức Phật: The eye of light, seeing the light of Buddha.

8) Xuất sanh tử nhãn, vì thấy Niết Bàn: The eye of leaving birth-and-death, seeing nirvana.

9) Vô ngại nhãn, vì chỗ thấy không chướng ngại: The unobstructed eye, its vision without hindrance.

10) Nhứt thiết trí nhãn, vì thấy phổ môn pháp giới: The eye of omniscience, seeing the realm of reality in its universal aspect.

Mười Mật Ngữ Thiện Xảo Của Chư Đại Bồ Tát: Mười xảo mật ngữ của chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38). Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được vi mật ngữ thiện xảo vô thượng của Như Lai—Enlightening Beings who abide by these can master the unexcelled skillful esoteric speech of the Buddhas.

1) Xảo mật ngữ ở trong tất cả Phật kinh: The skillful esoteric sayings in all the discourses of Buddhas.

2) Xảo mật ngữ nơi tất cả chỗ thọ sanh: Skillful esoteric sayings about all places of birth.

3) Xảo mật ngữ nơi tất cả Bồ Tát thần thông biến hiện thành đẳng chánh giác: Skillful esoteric sayings about all enlightening beings’ spiritual manifestations and attainment of enlightenment.

4) Skillful esoteric sayings about the consequences of actions of all sentient beings.

5) Skillful esoteric sayings about the Xảo mật ngữ nơi tất cả chúng sanh phát khởi nhiễm tịnh: defilement and purity produced by all sentient beings:.

6) Xảo mật ngữ rốt ráochướng ngại nơi tất cả các pháp: Skillful esoteric sayings about how to be ultimately unobstructed in the midst of all things.

7) Xảo mật ngữ nơi tất cả hư không giới, mỗi nơi mỗi chỗ đều có thế giới hoặc thành hoặc hoại, trong đó không có chỗ trống: Skillful esoteric sayings about how in every place in space are worlds, some becoming, some decaying, without any gaps in between.

8) Xảo mật ngữ nơi tất cả pháp giới tất cả mười phương nhẫn đến chỗ vi tế, đều có Như Lai thị hiệnsanh nhẫn đến thành Phật nhập đại niết bàn đầy khắp pháp giới, đều phân biệt thấy: Skillful esoteric sayings about how everywhere in all places in all universes, in all phenomena, even in microscopic points, there are Buddhas manifesting birth, attainment of Buddhahood, and entry into final nirvana, filling the cosmos, each distinctly seen.

9) Xảo mật ngữ ở chỗ thấy tất cả chúng sanh bình đẳng niết bàn vì không biến đổi mà chẳng bỏ đại nguyện, vì tất cả trí nguyện chưa được viên mãn làm cho viên mãn: Skillful esoteric sayings about seeing all sentient beings as equally nirvanic, being unchanged, yet not giving up great aspirations, causing them to be fulfilled by the vow for omniscience.

10) Xảo mật ngữ ở chỗ dầu biết tất cả pháp tỏ ngộ chẳng do người khác mà chẳng rời bỏ các bậc thiện tri thức, đối với Như Lai càng thêm tôn kính, cùng thiện tri thức hòa hiệp không hai. Nơi những thiện căn thời tu tập gieo trồng hồi hướng an trụ. Đồng một sở tác, đồng một thể tánh, đồng một xuất ly, đồng một thành tựu: Skillful esoteric sayings about not abandoning teachers in spite of knowing that truths are not realized through the agency of another, honoring the enlightened even more, becoming one with spiritual friends in cultivating, dedicating, and living by virtues, with the same actions, the same essence, the same emancipation, the same fulfillment.

Mười Minh Túc Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười minh túc của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được đại quang minh vô thượng nơi tất cả Phật pháp của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of sufficiency of insight of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme illumination of all teachings of the Buddhas.

1) Khéo phân biệt các pháp: Skillfully analyzing all things.

2) Chẳng chấp trước các pháp: Not grasping or clinging to anything.

3) Lìa điên đảo kiến: Divorcing all deluded views.

4) Trí huệ quang chiếu các căn: Illuminating all senses with the light of knowledge.

5) Khéo phát khởi chánh tinh tấn: Skillfully generating rightly directed energy.

6) Hay thâm nhập chơn đế trí: Being able to penetrate knowledge of absolute truth.

7) Minh túc thứ bảy—The seventh sufficiency of insight:

a. Diệt nghiệp phiền não: Extinguishing the actions of afflictions.

b. Thành tựu tận trívô sanh trí: Developing the knowledge of extinction and knowledge of birthlessness.

8) Thiên nhãn trí khéo quan sát: Observing everywhere with the knowledge of the celestial eye.

9) Túc trụ niệm biết thuở trước thanh tịnh: Knowing the purity of the past by recollection of past states.

10) Lậu tận thần thông trí dứt những lậu của chúng sanh: Annihilating the contaminations of sentient beings by the spiritual knowledge of ending contamination.

Mười Món Cúng Dường: Ten Offerings—Cúng dường đến chư Phật và chư Bồ Tát để tỏ lòng biết ơn. Điều nầy cũng giống như con cái tỏ lòng cung kính cha mẹ, hay như học trò tôn kính thầy vậy—Offerings to the Buddha and Bodhisattvas mean to express respect and gratitude to them. It is similar to children paying respect to their parents, as well as students showing gratitude toward their teachers:

1) Hương—Incense: Cúng dường hương nhang với nghĩa đạt được an bình nội tại và làm cho phong phú sự nhận biết về chư pháp—To offer incense means to achieve our inner peace and enrich our Dharma perception.

2) Hoa—Flowers: Cúng dường hoa có nghĩa là mong loại trừ những thứ không vui nơi thân và cũng mong hương hoa làm cho những người quanh ta được an vui—To offer flowers means to clean and rid our body of what is unpleasant and to give pleasure to the people around us.

3) Anh lạc--Chuỗi tràng hạt: Cúng dường chuỗi anh lạc có nghĩa là làm vừa lòng và làm tăng oai nghi tướng hảo—To offer beads means to satisfy and dignify our appearance.

4) Đèn—Lamps: Cúng dường đèn có nghĩa là muốn làm tăng tuệ giác và đưa chúng ta đến trí tuệ tuyệt đối—To offer lamps means to brighten our vision and lead us to absolute wisdom.

5) Quả—Fruits: Cúng dường quả trái có nghĩa là mong muốn toại nguyện và tiến nhanh đến quả vị Phật—To offer fruits means to fulfill our wishes and hasten our path toward Buddhahood.

6) Trà—Tea: Cúng dường trà có nghĩa là làm tươi mát hơi thởxa lìa những lo âu—To offer tea means to freshen our breath and distance us from worries.

7) Thực phẩm—Food: Cúng dường thực phẩm có nghĩa là mong trường thọ và làm dễ dàng những kinh nghiệm tu hành—To offer food means to extent the longevity of our lives and facilitate our articulation skills.

8) Âm nhạc Phật—Buddhist music: Cúng dường âm nhạc Phật mong làm vui thế đầy phiền não—Buddhist music to rejoyce the whole afflicted world.

9) Chấp tay--Folding palms: Cúng dường cái chấp tay có nghĩa là bày tỏ lòng khiêm nhường tôn kính chư Phật và chư Bồ Tát—To offer folding palms means to humble our selves in front of the Buddhas and Bodhisattvas.

10) Quần áo—Clothes: Cúng dường quần áo là mong được trang nghiêm ngoại tướng cũng như làm cho chúng ta cảm thấy an ổn hơn—To offer clothes means to make us look magnificent and remorse and to provide us with security.

Mười Môn Diễn Thuyết Vô Lượng Của Chư Phật: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 33, có mười môn diễn thuyết vô lượng của chư Phật. Chư Phật diễn thuyết vô lượng nhứt thiết chư Phật trí môn—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 33, there are ten kinds of exposition of the inumerable facets of the Teaching of the Buddhas. All Buddhas expound the ways of knowledge of all Buddhas.

1) Chư Phật diễn thuyết vô lượng giải thoát môn: All Buddhas expound innumerable facets of the realms of sentient beings.

2) Chư Phật diễn thuyết vô lượng chúng sanh hạnh môn: All Buddhas expound innumerable facets of the activities of sentient beings.

3) Chư Phật diễn thuyết vô lượng chúng sanh nghiệp quả môn: All Buddhas expound innumerable facets of effects of acts of sentient beings.

4) Chư Phật diễn thuyết vô lượng giáo hóa chúng sanh môn: All Buddhas expound innumerable facets of teaching sentient beings.

5) Chư Phật diễn thuyết vô lượng tịnh chúng sanh môn: All Buddhas expound innumerable facets of purifying sentient beings.

6) Chư Phật diễn thuyết vô lượng Bồ Tát nguyện môn: All Buddhas expound innumerable facets of vows of enlightening beings.

7) Chư Phật diễn thuyết vô lượng Bồ Tát hạnh môn: All Buddhas expound innumerable facets of practices of enlightening beings.

8) Chư Phật diễn thuyết tất cả thành kiếp-hoại kiếp môn: All Buddhas expound innumerable facets of the ages of becoming and decay of all worlds.

9) Chư Phật diễn thuyết vô lượng Bồ Tát thâm tâm tịnh Phật sát môn: All Budhas expound innumerable facets of enlightening beings devotedly purifying Buddha-lands.

10) Chư Phật diễn thuyết vô lượng tất cả thế giới tam thế chư Phật nơi những kiếp đó thứ đệ xuất hiện môn: All Buddhas expound innumerable facets of successive emergence in each age of the past, present and future Buddhas in innumerable worlds.

Mười Môn Du Hý Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười môn du hí của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được đại trí du hý vô thưỡng của Như Lai—Enlightening Beings who abide by these can attain the versality of great knowledge of Buddhas.

1) Đem thân chúng sanh làm thân quốc độ, mà cũng chẳng hoại thân chúng sanh: Make the body of sentient beings the body of lands, without destroying the body of sentient beings.

2) Đem thân quốc độ làm thân chúng sanh mà cũng chẳng hoại thân quốc độ: Make the body of lands the body sentient beings, without destroying the body of lands.

3) Nơi Phật thân thị hiện thân Thanh văn, thân Độc giác, mà chẳng giảm thân Phật: In the body of Buddha they show the body of disciples and self-illumined ones, without diminishing the body of Buddha.

4) Nơi thân Thanh văn, thân Độc giác thị hiện Phật thân, mà chẳng tăng trưởng thân Thanh văn, thân Độc giác: In the body of disciples and self-illumined ones they show the body of Buddha, without augmenting the body of disciples and self-illumined ones.

5) Nơi thân Bồ Tát hạnh thị hiện thân thành chánh giác mà chẳng đoạn thân Bồ Tát hạnh: In the body of practices of enlightening beings they show the body of attainment of enlightenment, without cutting off the body of practices of Enlightening Beings.

6) Nơi thân thành chánh giác thị hiện thân tu hành Bồ Tát hạnh, mà chẳng giảm thân thành chánh giác: In the body of attainment of enlightenment they manifest cultivation of the body of practices of Enlightening Beings, without diminishing the body of attainment of enlightenment.

7) Nơi cõi Niết bàn thị hiện thân sanh tử, mà chẳng nhiễm trước sanh tử: Show the body of birth and death in the realm of nirvana, without clinging to birth and death.

8) Nơi cõi sanh tử thị hiện Niết bàn, mà chẳng rốt ráo nhập nơi Niết bàn: Show nirvana in the realm of birth and death, yet without finally entering nirvana.

9) Nhập tam muộithị hiện tất cả nghiệp, nhưng chẳng bỏ rời tam muội chánh thọ: Enter into concentration, yet manifest all ordinary action, without relinquishing the correct reception of concentration.

10) Ở chỗ một Đức Phật nghe pháp thọ trì, thân chẳng động mà dùng sức tam muội ở trong bất khả thuyết Phật hội đều hiện thân mà chẳng phân thân cũng chẳng khởi định, mà nghe pháp thọ trì tương tục chẳng dứt, niệm niệm như vậy nơi mỗi thân tam muội đều xuất sanh bất khả thuyết thân tam muội. Tất cả kiếp còn có cùng tậnthân tam muội của Bồ tát chẳng thể cùng tận: In the prsence of one Buddha they hear and absorb the teaching, not moving physically yet by the power of concentration appearing physically in the audiences of untold Buddhas, neither dividing their bodies not rising from concentration, continuously hearing and absorbing the teachings, in this way moment to moment producing untold concentration-bodies in each concentration-body, going on this way, so that the ages of time may be exhausted but the concentration-bodies of enlightening beings are inexhaustible.

Mười Môn Kiến Phật Của Chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38). Chư Bồ Tát an trụ trong mười môn kiến Phật nầy thời thường được thấy Đức Như Lai vô thượng—Ten ways of seeing Buddhas of Great Enlightening Beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38). Enlightening Beings who abide by these always see the supreme Buddha.

1) Vô trước kiến, đối với Phật thành chánh giác an trụ thế gian: See by nonattachment the Buddha of abiding in the world attaining true enlightenment.

2) Xuất sanh kiến đối với nguyện Phật: See the Buddha of vows by production.

3) Thâm tín kiến đối với nghiệp báo Phật: See the Buddha of rewards of action by deep faith.

4) Tùy thuận kiến đối với trụ trì Phật: See the Buddha of preservation by following the Teaching.

5) Thâm nhập kiến đối với Niết bàn Phật: See the Buddha of Nirvana by deeply entering it.

6) Phổ chí kiến đối với pháp giới Phật: See the cosmic Buddha everywhere.

7) An trụ kiến đối với tâm Phật: See the Buddha of mind by peaceful stability.

8) Vô lượng vô y kiến đối với tam muội Phật: See the Buddha of concentration by infinite independence.

9) Minh liễu kiến đối với bổn tánh Phật: See the Buddha of fundamental essence by clear comprehension.

10) Phổ thọ kiến đối với tùy lạc Phật: See the Buddha of adaptation by universal awareness.

*** For more information, please see Ten

 Ways of Getting Rid of Demons.

Mười Môn Nhập Tam Muội Sai Biệt Trí: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 10—Thập Định, có mười môn nhập tam muội sai biệt trí—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 27, there are ten kinds of knowledge of differentiation of entry into concentration of Great Enlightening Beings.

1) Đông phương nhập định Tây phương khởi: Entering concentration in the east and emerging in the west.

2) Tây phương nhập định đông phương khởi: Entering concentration in the west and emerging in the east.

3) Nam phương nhập định Bắc phương khởi: Entering concentration in the south and emerging in the north.

4) Bắc phương nhập định nam phương khởi: Entering concentration in the north and emerging in the south.

5) Đông bắc phương nhập định, tây nam phương khởi: Entering concentration in the northeast and emerging in the southwest.

6) Tây nam phương nhập định đông bắc phương khởi: Entering the concentration in the southwest emerging in the northeast.

7) Tây bắc phương nhập định, đông nam phương khởi: Entering the concentration in the northwest and emerging in the southeast.

8) Đông nam phương nhập định tây bắc phương khởi: Entering the concentration in the southeast and emerging in the northwest.

9) Hạ phương nhập định thượng phương khởi: Entering the concentration in the nadir and emerging in the zenith.

10) Thượng phương nhập định hạ phương khởi: Entering the concentration in the zenith and emerging in the nadir.

Mười Một Điều Đức Phật Dạy Về Bổn Phận Của Người Vợ Trong Cuộc Sống Hôn Nhân: Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, Đức Phật có mười một lời khuyên rất có giá trị cho những người con gái trước khi đi lấy chồng—In the Anguttara Nikaya, the Buddha has eleven valuable advices for girls on their role in their married life:

1) Không nên nuôi tư tưởng tội lỗi đối với chồng: Should not harbour evil thoughts against her husband.

2) Không nên độc ác, thô bạo hay lấn át chồng: Should not be cruel, harsh or domineering.

3) Không nên phung phí mà nên tằn tiện sống trong phạm vi lợi tức kiếm được: Should not be a spendthrift but should be economical and live within her means.

4) Nên canh chừng và gìn giữ tài sảncủa cải do người chồng vất vả kiếm được: Should zealously guard and save her husband’s property and hard-earned wealth.

5) Luôn luôn đức hạnhtrong sạch trong tâm và hành động: Should always be virtuous and chaste in mind and action.

6) Phải trung thành và không nuôi tư tưởng hay hành động ngoại tình nào: Should be faithful and harbour no thoughts of any adulterous acts.

7) Phải nên cẩn trọng về lời nóilễ phép trong hành động: Should be refined in speech and polite in action.

8) Phải nên tử tế, cần cù và siêng năng: Should be kind, industrious and hard-working.

9) Phải nên quan tâmtừ bi với chồng và thái độ đối xử với chồng phải như người mẹ thương yêubảo vệ đứa con trai của mình: Should be thoughtful and compassionate towards her husband and her attitude should equate that of a mother loving and protecting her son.

10) Phải nên nhũn nhặn và lễ độ: Should be modest and respectful.

11) Phải nên trầm tĩnh, bình tĩnhhiểu biết phục vụ không những như một người vợ mà cũng như người bạn và người cố vấn cho chồng khi cần thiết: Should be cool, calm and understanding serving not only as a wife but also as a friend and adviser to her husband when the need arises. 

Mười Một Phẩm Hạnh Đem Lại Tình Trạng An Lành Cho Người Nữ Trong Thế Gian Nầy Và Trong Cảnh Giới Kế Tiếp: Theo Kinh Tạp A Hàm, Đức Phật đã đề cập về mười một phẩm hạnh đem lại tình trạng an lành cho người nữ trong thế giới nầy và trong cảnh giới kế tiếp như sau—In the Samyutta Nikaya Sutta, the Buddha mentioned about eleven virtues that would conduce towards the well-being of women both in this world and in the next as follows:

1) Đạo tâm nhiệt thành: Saddho (p)—Religious devotion.

2) Biết hổ thẹn và kinh vì tội lỗi: Hirima-ottapi (p)—A sense of shame and fear of evil deds.

3) Không buông lung phóng túng theo chiều hướng độc hiểm, thù oánsân hận: Akkodhanao-anupanahi (p)—Not disposed towards malice, animosity, and anger.

4) Không ganh tỵ: Anissuki (p)—Not jealous.

5) Không keo kiết bỏn xẻnquảng đại rộng rãi: Amacchari (p)—Not niggardly or stingy, but largehearted or generosity.

6) Đức hạnh trong sạch: Anaticari (p)—Pure in conduct.

7) Sống đạo đứcthích hợp với thuần phong mỹ tục: Silava (p)—Virtuous and moral.

8) Trau dồi học vấn và kiến thức thâm sâu: Bahussuto (p)—Learned and steeped in knowledge.

9) Hăng say và nhiệt thành: Araddhaviriyo (p)—Arden and zealous.

10) Cảnh giác và lanh lẹ: Upatthita-sati (p)—Mentally alert and nimble.

11) Sáng suốt và khôn ngoan: Pannava (p)—Wise and sagacious. 

Mười Một Sắc Pháp: Thập Nhất Sắc—The Eleven Form Dharmas:

A. Năm căn—Five Faculties:

1) Mắt: Cakshus (skt)—Eyes.

2) Tai: Shrotra (skt)—Ears.

3) Mũi: Ghrana (skt)—Nose.

4) Lưỡi: Jihva (skt)—Tongue.

5) Thân: Kaya (skt)—Body.

B. Sáu trần—Six external sense objects or dusts:

1) Sắc trần: Rupa (skt)—Forms.

2) Thanh trần: Shabda (skt)—Sounds.

3) Hương trần: Gandha (skt)—Smells.

4) Vị trần: Rasa (skt)—Tastes or flavors.

5) Xúc trần: Sprashtavya (skt)—Objects of touch. 

6) Pháp trần: Dharmayatanikani rupani (skt)—Dharmas pertaining to form.

Mười Một Tâm Dẫn Đến Giác ngộ: Theo Kinh Hoa Nghiêm, có 11 tâm dẫn đến giác ngộ—According to The Avatamsaka Sutra, there are elven minds that lead to enlightenment (desire for enlightenment is really arouse from these minds).

1) Tâm Đại Bi: Maha-karuna-citta (skt)—Mong bảo bọc hết thảy chúng sanh—A great loving heart which is desirous of protecting all beings.

2) Tâm Đại Từ: Maha-maitri-citta (skt)—Luôn luôn muốn làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh—A great compassionate heart which ever wishes for the welfare of all beings.

3) Tâm An Lạc: Sukha-citta (skt)—Mong làm cho kẻ khác hạnh phúc, vì thấy họ chịu đựng đủ mọi hình thức khổ não—The desire to make others happy, which comes from seeing them suffer all forms of pain.

4) Tâm Lợi Ích: Hita-citta (skt)—Mong làm lợi ích cho kẻ khác, cứu rỗi họ thoát khỏi những hành vi sai quấy và tội lỗi—The desire to benefit others, and to deliver them from evils and wrong deeds.

5) Tâm Ai Mẫn: Daya-citta (skt)—Mong bảo bọc hết thảy chúng sanh thoát khỏi những tâm tưởng khốn quẫn—A sympathetic heart which desires to protect all beings from tormenting thoughts.

6) Tâm Vô Ngại: Asamga-citta (skt)—Muốn dẹp bỏ tất cả chướng ngại cho kẻ khác—An unimpeded heart which wishes to see all the impediments removed for others.

7) Tâm Quảng Đại: Vaipula-citta (skt)—Tâm đầy khắp cả vũ trụ—A large heart which fills the whole universe.

8) Tâm Vô Biên: Ananta-citta (skt)—Tâm vô biên như hư không—An endless heart which is like space.

9) Tâm Vô Cấu Nhiễm: Vimala-citta (skt)—Tâm thấy hết thảy chư Phật—A spotless heart which sees all the Buddhas.

10) Tâm Thanh Tịnh: Visuddha-citta (skt)—Tâm ứng hợp với trí tuệ của quá khứ, hiện tại, và vị lai—A pure heart which is in conformity with the wisdom of the past, present, and future.

11) Tâm Trí Tuệ: Jnana-citta (skt)—Tâm nhờ đó có thể bước vào biển lớn nhất thiết trí—A wisdom-heart by which one can enter the great ocean of all-knowledge. 

Mười Mục Đích Thị Hiện Hàng Ma Của Chư Đại Bồ Tát: theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười mục đích thị hiện hàng ma của chư Đại Bồ Tát—Coording to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten purposes of conquering of demons.

1) Vì chúng sanh đời ngũ trược thích chiến đấu, nên chư Bồ Tát muốn hiển bày sức oai đứcthị hiện hàng ma: Because sentient beings in times of confusion are bellicose, enlightening beings want to show their spiritual power.

2) Chư Thiên và thế nhơn có những kẻ hoài nghi, vì muốn dứt trừ lòng nghi ngờ cho họ mà thị hiện hàng ma: To cut off the doubts of people in celestial and mundane states who have doubts.

3) Giáo hóađiều phục chúng ma: To civilize and tame the armies of demons.

4) Vì muốn cho những kẻ thích quân trận trong hàng Thiên nhơn đến xem để tâm họ được điều phục: To cause people who like the military to come and observe demon quelling, so their minds will be subdued.

5) Vì hiển bày oai lực Bồ Tát, trong đời không ai địch nổi: To show that no one in the world can oppose the powers of enlightening beings.

6) Vì muốn phát khởi sức dũng mãnh của tất cả chúng sanh: To arouse the courage and strength of all sentient beings.

7) Vì thương xót chúng sanh trong đời mạt thế: Out of pity for sentient beings of degenerate times.

8) Vì muốn hiển bày ngay đến chốn đạo tràng mà còn có ma quân quấy nhiễu, từ đó về sau mới siêu được cảnh giới ma: To show that even up to the site of enlightenment there are still hordes of demons who come to create disturbance, and only this does one finally manage to get beyond the reach of demons.

9) Vì muốn hiển bày nghiệp dụng của phiền não yếu kém so với đại biđức hạnh: To show that the force of afflictions is weak and inferior compared with the mighty power of great compassion and virtue.

10) Tùy thuận pháp hành của thế gian ác trược, mà thị hiện hàng ma: To do what must be done in a polluted, evil world.

Mười Mũi Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười mũi của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát thành tựu những pháp nầy thời được vô lượng vô biên thanh tịnh tỹ của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of nose of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who accomplish these will acquire the infinite, boundless nose of Buddhas.

1) Nghe những vật hôi, không cho đó là hôi: When they smell foul things, they do not consider them foul.

2) Khi nghe những hơi thơm, không cho đó là thơm: When they smell fragrances, they do not consider them fragrant.

3) Thơm hôi đều nghe, nhưng tâm Bồ Tát vẫn bình đẳng: They smell both fragrance and foulness, their minds are equanimous.

4) Chẳng thơm chẳng hôi, an trụ nơi xả: Neither fragrance nor foulness, abiding in relinquishment.

5) Nếu nghe y phục, giường ngủ và thân thể của chúng sanh thơm hôi, thời biết được họ khởi lòng tham, sân hay si: If they smell the gragrance and foulness of people’s clothes, bedding, or bodies, they can discern their conditions of greed, anger, and delusion.

6) Nếu nghe hơi của cây cỏ, vân vân, thời biết rõ ràng như đối trước mắt: If they smell the scents of hidden repositories, plants and trees and so on, they can discern them as if they were right before their eyes.

7) Nếu nghe mùi của chúng sanh trên trời đến địa ngục thời biết hạnh nghiệp quá khứ của họ đã gây tạo: If they smell scents from the hells below to the heaven above, they know the past deeds of the beings there.

8) Nếu nghe hơi bố thí, trì giới, đa văn, trí huệ của hàng Thanh Văn thời an trụ tâm nhứt thiết trí chẳng cho tán động: If they smell the fragrance of generosity, morality, learning, and wisdom of Buddhas’ disciples, they remain steady in the will for omniscience and do not let it be distracted.

9) Nếu nghe hơi của tất cả Bồ Tát hạnh, thời dùng trí huệ bình đẳng nhập Phật địa: If they smell the fragrance of all enlightening practices, they enter the state of Buddhahood by impartial wisdom.

10) Nghe hơi cảnh giới trí huệ của tất cả Phật, cũng chẳng phế bỏ những hạnh Bồ Tát: If they smell the fragrance of the sphere of knowledge of all Buddhas, they still do not give up the practices of Enlightening Beings.

Mười Nghĩa Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười nghĩa của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ tát an trụ trong pháp nầy thời được nhứt thiết trí vô thượng nghĩa—According to the Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of principle of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme principle of omniscience.

1) Đa văn nghĩa vì kiên cố tu hành: Principle of great learning, steadfastly putting it into practice.

2) Pháp nghĩa, vì khéo suy gẫm lựa chọn: Principle of truth, skillfully thinking about it and discerning it.

3) Không nghĩa, vì đệ nhứt nghĩa không: Principle of emptiness, the ultimate truth being emptiness.

4) Tịch tịnh nghĩa, vì xa rời những ồn náo của chúng sanh: Principle of silence and calm, being detached from the clamor and confusion of sentient beings.

5) Bất khả thuyết nghĩa, vì chẳng chấp tất cả ngữ ngôn: Principle of inexpressibility, not clinging to words.

6) Như thiệt nghĩa, vì thấu rõ tam thế bình đẳng: Principle of according with truth, realizing that past, present and future are equal.

7) Pháp giới nghĩa, vì tất cả các pháp đồng một vị: Principle of the realm of reality, all things being one in essence.

8) Chơn như nghĩa, vì tất cả Như Lai thuận nhập: Principle of true Thusness, as all who realize Thusness enter it.

9) Thiệt tế nghĩa, vì biết rõ rốt ráo chơn thiệt nghĩa của pháp tối thượng: Principle of the limit of reality, realizing ultimate truth.

10) Đại Bát Niết Bàn nghĩa, vì diệt tất cả khổ để tu những hạnh Bồ Tát: Principle of great ultimate nirvana, extinguishing all suffering yet carrying out the practices of Enlightening Beings.

Mười Nghĩa Mà Chư Như Lai Quán Sát Khi Đã Thực Hành Xong Phật Sự: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười nghĩa mà chư Như Lai quán sát khi đã thực hành xong Phật sự. Các Đức Như Laiquán sát mười nghĩa nầy nên thị hiện nhập Niết bàn— According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten considerations when Buddhas have done their Buddha-work, they manifest final extinction. These are ten points of consideration because of which the Buddhas manifest ultimate extinction in nirvana.

1) Vì chỉ bày tất cả hành pháp thật là vô thường: To show that all activities are really impermanent.

2) Vì chỉ bày tất cả pháp hữu vi chẳng phải là pháp an ổn: To show that all created things are unstable.

3) Vì chỉ bày đại niết bàn là chỗ an ổn, vô bố úy: To show that ultimate nirvana is the abode of peace, without fear.

4) Vì hàng nhơn thiên tham đắm sắc thân, nên vì họ mà thị hiện sắc thân là pháp vô thường, khiến họ phát nguyện trụ pháp thân thanh tịnh: To show those (human and celestial beings) attached to the physical body that the physical body is impermanent, so that they will aspire to dwell in the pure body of reality.

5) Vì chỉ bày sức vô thường không thể chuyển được: To show that the power of impermanence cannot be overturned.

6) Vì chỉ bày tất cả pháp hữu vi chẳng tự tại, chẳng trụ theo tâm: To show that all created things do not remain as one wishes and are not under one’s control.

7) Vì chỉ bày tất cả những hiện hữu đều như huyễn hóa, chẳng bền chắc: To show that all existents are like magical productions and are not hard and fast.

8) Vì chỉ bày tánh niết bàn rốt ráo bền chắc, chẳng thể hư hoại: To show that the nature of nirvana is ultimately stable and indestructible.

9) Vì chỉ bày tất cả pháp vô sanh vô khởi, mà có tướng tụ họp và tán hoại: To show that all things have no birth or origin, yet have the appearance of assemblage and dissolution.

10) Một khi chư Phật—Once the Buddhas:

a. Thực hành xong Phật sự: Have finished their Buddha-work.

b. Bổn nguyện đã mãn: Have fulfilled their vows.

c. Đã chuyển xong pháp luân: Have turned the wheel of teaching.

d. Người đáng được hóa độ, đều đã hóa độ xong: Have enlightened and liberated those who could be enlightened and liberated.

e. Sự thọ ký đã thành, theo pháp phải như vậy nhập nơi bất biến đại niết bàn: Have made predictions of Buddhahood of the enlightening beings who become honored ones, as a matter of course they enter unchanging, great, ultimate nirvana.

Mười Nghiệp Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười nghiệp của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được nghiệp quảng đại vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of activity of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can achieve the supremely great activity of Buddhas.

1) Tất cả thế giới nghiệp, vì đều có thể trang nghiêm thanh tịnh: Activity related to all worlds, able to purify them all.

2) Tất cả chư Phật nghiệp, vì đều có thể cúng dường: Activity related to all Buddhas, able to provide offerings to them all.

3) Tất cả Bồ Tát nghiệp vì đồng gieo thiện căn: Activity related to all enlightening beings, planting the same roots of goodness.

4) Tất cả chúng sanh nghiệp, vì đều có thể giáo hóa: Activity related to all sentient beings, Able to teach and transform them all.

5) Tất cả vị lai nghiệp, vì nhiếp thủ tột thuở vị lai: Activity relating to the future, able to take in the whole future.

6) Tất cả thần lực nghiệp, vì chẳng rời một thế giới đến khắp tất cả thế giới: Activity of all spiritual powers, able to reach all worlds without leaving one world.

7) Tất cả quang minh nghiệp, vì phóng quang minh vô biên màu, trong mỗi quang minh có tòa liên hoa đều có Bồ Tát ngồi kiết già trên đó. Dùng đây để thị hiện: Activity of all light, emanating lights of infinite colors, with an Enlightening Being sitting on a lotus seat appearing in each light beam.

8) Tất cả giống Tam Bảo chẳng đoạn nghiệp, vì sau khi Đức Phật diệt độ thời thủ hộ trụ trì những Phật pháp: Activity perpetuating the lineage of the three treasures, preserving and sustaining the Budhas’ teachings after the demise of the Buddhas.

9) Tất cả biến hóa nghiệp, vì ở tất cả thế giới thuyết pháp giáo hóa các chúng sanh: Activity of all miraculous transformations, expounding the truth and teaching the sentient beings in all worlds.

10) Tất cả gia trì nghiệp, ở trong một niệm tùy tâm sở thích của cá chúng sanh đều vì họ mà thị hiện, làm cho tất cả nguyện vọng đều thành mãn: Activity of all empowerments, instantly appearing to sentient beings according to their mental inclinations, causing all aspirations to be fulfilled.

Mười Nghiệp Lành Tạo Quả Trổ Sanh Trong Dục Giới: Ten kinds of good kamma or meritorious actions which may ripen in the sense-sphere—See Thập Thiện Nghiệp (B).

Mười Nguyện Thanh Tịnh Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 18, có mười nguyện thanh tịnh của chư Bồ Tát—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 18, there are ten pure vows of Enlightening Beings.

1) Nguyện thành thục chúng sanh không mỏi nhàm: Vow to develop living beings to maturity, without wearying.

2) Nguyện làm đủ điều lành để nghiêm tịnh thế giới: Vow to fully practice all virtues and purify all worlds.

3) Nguyện thừa sựtôn kính Như Lai: Vow to serve the enlightened, always engendering honor and respect.

4) Nguyện hộ trì chánh pháp, chẳng tiếc thân mạng: Vow to keep and protect the true teaching, not begrudging their lives.

5) Nguyện dùng trí quán sát vào các Phật độ: Vow to observe with wisdom and enter the lands of the Buddhas.

6) Nguyện cùng các Bồ Tát đồng một thể tánh: Vow to be of the same essence as all Enlightening Beings.

7) Nguyện vào cửa Như Lai và biết rõ các pháp: Vow to enter the door of realization of Thusness and comprehend all things.

8) Nguyện người thấy sanh tín tâm và được lợi lạc: Vow that those who see them will develop faith and all be benefited.

9) Nguyện thần lực trụ thế tận kiếp vị lai: Vow to stay in the world forever by spiritual power.

10) Nguyện đủ Phổ Hiền hạnh tu tập môn nhứt thiết chủng trí: Vow to fulfill the practice of Universal Good and master the knowledge of all particulars and all ways of liberation.

Mười Nguyện Vô Ngại Dụng Của Chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38): Ten kinds of unimpeded function relating to vows (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38).

1) Đem nguyện của tất cả Bồ Tát làm nguyện của mình: Make the vows of all Enlightening Beings their own vows.

2) Đem nguyện lực thành Bồ Đề của tất cả chư Phật, thị hiện tự mình thành chánh giác: Manifest themselves attaining enlightenment by the power of the vow of attaining of enlightenment of all Buddhas.

3) Tùy chúng sanh được hóa độ, tự mình thành vô thượng chánh đẳng chánh giác: Attain supreme perfect enlightenment themselves in accordance with the sentient beings they are teaching.

4) Đại nguyện chẳng dứt nơi tất cả vô biên tế kiếp: Never end their great vows, throughout all eons, without bounds.

5) Xa lìa thức thân, chẳng chấp trí thân, dùng nguyện tự tại hiện tất cả thân: Detaching from the body of discriminating consciousness and not clinging to the body of knowledge, they manifest all bodies by free will.

6) Xả bỏ thân mình để thành mãn nguyện của người: Give up their own bodies to fulfill the aspirations of others.

7) Giáo hóa khắp chúng sanh mà chẳng bỏ đại nguyện: Edify all sentient beings without giving up their great vows.

8) Ở tất cả các kiếp thực hành Bồ Tát hạnhđại nguyện chẳng dứt: Cultivate the deeds of Enlightening Beings in all ages, yet their great vows never end.

9) Nơi một lỗ lông hiện thành chánh giác, do nguyện lực nên đầy khắp tất cả Phật độ. Ở vô lượng thế giới vì mỗi chúng sanhthị hiện như vậy: Manifest the attainment of true enlightenment in a minute point (a pore), pervade all Buddha-landsby the power of vowing, and show this to each and every sentient beings in untold worlds.

10) Nói một câu pháp khắp tất cả pháp giới, nổi mây lớn chánh pháp, chói điển quang giải thoát, nổ tiếng sấm thiệt pháp, rưới mưa vị cam lồ, dùng nguyện lực lớn thấm nhuần khắp tất cả chúng sanh giới: Explain a phrase of teaching, throughout all universes, raising great clouds of true teaching, flashing the lightning of liberation, booming the thunder of truth, showering the rain of elixir of immortality, fulfilling all sentient beings by the power of great vows.

Mười Ngữ Ngôn Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười ngữ ngôn của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được vi diệu ngữ vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of speech of Great Enlightening Beings.  Enlightening Beings who abide by these can attain the supreme subtle speech of Buddhas.

1) Nhu nhuyễn ngữ, vì làm cho tất cả chúng sanh đều an ổn: Gentle speech, causing all sentient beings to be calm.

2) Cam lồ ngữ, vì làm cho tất cả chúng sanh đều thanh lương: Sweet elixir speech, causing all sentient beings to be clear and cool.

3) Bất cuống ngữ, vì bao nhiêu lời nói đều chân thật: Nondeceptive speech, everything they say being true.

4) Chơn thiệt ngữ, vì nhẫn đến trong chiêm bao cũng không vọng ngữ: Truthful speech, not lying even in dreams.

5) Quảng đại ngữ, vì khắp tất cả chư thiên đều tôn kính: Great speech, being honored by all the gods.

6) Thậm thâm ngữ, vì hiển thị pháp tánh: Profound speech, revealing the essence of things.

7) Kiên cố ngữ, vì thuyết pháp vô tận: Steadfast speech, expounding truth inexhaustibly.

8) Chánh trực ngữ, vì phát ngôn dễ hiểu: Straightforward speech, their statements being easy to understand.

9) Chủng chủng ngữ, vì tùy thời thị hiện: Various speech, being spoken according to the occasion.

10) Khai ngộ tất cả chúng sanh ngữ, vì tùy theo chỗ dục lạc của họ mà làm cho họ hiểu rõ: Speech enlightening all sentient beings, enabling them to understand according to their inclinations.

Mười Nhân Duyên Khiến Bồ Tát Phát Tâm Bồ Đề: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười nhơn duyên phát tâm Bồ Đề của Đại Bồ Tát—According to the Flower Adornment Sutra, there are ten kinds of causes of Great Enlightening Beings’s development of the will for enlightenment.

1) Vì giáo hóa điều phục tất cả chúng sanhphát tâm Bồ Đề: They become determined to reach enlightenment to educate and civilize all sentient beings.

2) Vì diệt trừ tất cả khổ cho chúng sanhphát tâm Bồ Đề: They become determined to reach enlightenment to remove the mass of suffering of all sentient beings.

3) Vì ban cho tất cả chúng sanh sự an lạcphát tâm Bồ Đề: They become determined to reach enlightenment to bring complete peace and happiness to all sentient beings.

4) Vì dứt sự ngu si của tất cả chúng sanhphát tâm Bồ Đề: They become determined to reach enlightenment to eliminate the delusion of all sentient beings.

5) Vì ban Phật trí cho tất cả chúng sanhphát tâm Bồ Đề: They become determined to reach enlightenment to bestow enlightened knowledge on all sentient beings.

6) Vì cung kính cúng dường tất cả chư Phật mà phát tâm Bồ Đề: They become determined to reach enlightenment to honor and respect all Buddhas.

7) Vì thuận theo Phật giáo cho chư Phật hoan hỷphát tâm Bồ Đề: They become determined to reach enlightenment to follow the guidance of the Buddhas and please them.

8) Vì thấy sắc tướng hảo của tất cả chư Phật mà phát tâm Bồ Đề: They become determined to reach enlightenment to see the marks and embellishments of the physical embodiments of all Buddhas.

9) Vì nhập trí huệ quảng đại của tất cả Phật mà phát tâm Bồ Đề: They become determined to reach enlightenment to comprehend the vast knowledge and wisdom of all Buddhas.

10) Vì hiển hiện lực vô úy của tất cả chư Phật mà phát tâm Bồ Đề: They become determined to reach enlightenment to manifest the powers and fearlessnesses of the Buddhas.

Mười Nhân Duyên Khiến Chúng Sanh Phát Tâm Bồ Đề: Nếu chúng ta không phát Bồ Đề tâm một cách cao rộng, và không phát nguyện một cách kiên cố, chúng ta sẽ mãi mãi lăn trôi trong vòng luân hồi sanh tử trong vô lượng kiếp. Cho dù chúng ta có chịu tu hành đi nữa, cũng chỉ là phí công vô ích. Vì vậy chúng ta nên luôn nhận rõ rằng tu theo Phật, là phải rộng phát tâm Bồ Đề ngay chứ không chần chừ. Theo Kinh A Di Đà, “Người thiểu thiện căn phước đức nhân duyên, không thể sanh về cõi nước Cực Lạc được.” Muốn được nhiều căn lành không chi hơn là phát tâm Bồ Đề; muốn được nhiều phước đức không chi hơn là trì danh hiệu Phật. Nhiếp tâm niệm Phật giây phút hơn bố thí nhiều năm, chân thật phát lòng Bồ Đề hơn tu hành nhiều kiếp. Giữ chắc hai nhân duyên nầy, quyết định được vãng sanh Cực Lạc. Trong “Phát Bồ Đề Tâm Văn,” Đại Sư Tỉnh Am đã khuyên tứ chúng nên nghĩ đến mười nhân duyên khiến chúng sanh phát tâm Bồ Đề như sau—If we do not develop the broad and lofty Bodhi Mind and do not make firm and strong vows, we will remain as we are now, in the wasteland of Birth and Death for countless eons to come. Even if we were to cultivate during that period of time, we would find it difficult to persevere and would only waste our efforts. Therefore, we should realize that in following Buddhism, we should definitely develop the Bodhi Mind without delay. According to The Amitabha Sutra, “You cannot hope to be reborn in the Pure Land with little merit and virtue and few causes and conditions or good roots. Therefore, you should have numerous merits and virtues as well as good roots to qualify for rebirth in the Pure Land. However, there is no better way to plant numerous good roots than to develop the Bodhi Mind, while the best way to achieve numerous merits and virtues is to recite the name of Amitabha Buddha. A moment of singleminded recitation surpasses years of praticing charity; truly developing the Bodhi Mind surpasses eons of cultivation. Holding firmly to these two causes and conditions assures rebirth in the Pure Land.” In the commentary of “Developing the Bodhi Mind,” Great Master Hsing-An encouraged the fourfold assembly to remember ten causes and conditions when developing the Bodhi Mind as follows:

1) Vì nghĩ đến ân Phật: Owing to our debt to the Buddha.

2) Vì công ân cha mẹ: Owing to our debt to the parents.

3) Vì nhớ ân sư trưởng: Owing to our debt to the teachers.

4) Vì tưởng ân tín thí đàn na: Owing to our debt to the benefactors.

5) Vì biết ân chúng sanh: Owing to our debt to other sentient beings.

6) Vì lo khổ sanh tử: Owing to our concerns about sufferings of Birth and Death.

7) Vì tôn trọng tánh linh: Owing to the respect for our Self-Nature.

8) Vì sám trừ nghiệp chướng: Owing to the repentance and elimination of evil karma.

9) Vì hộ trì Chánh Pháp: Owing to upholding the correct Dharma.

10) Vì cầu sanh Tịnh Độ: Owing to seeking rebirth in the Pure Land.

** For more information, please Tám Cách Phát Bồ Đề Tâm, and Mười Lý Do Phát Tâm Bồ Đề.

Mười Nhất Thiết Trí Mà Chư Phật Hằng Truï: Mười điều trụ nơi nhứt thiết trí của chư Phật (Kinh Hoa nghiêm—Phẩm 38)—Ten stations of omniscience of all Buddhas (The Flower Adornment Sutra—Chpater 38).

1) Chư Phật ở trong một niệm đều biết tâm tất cả chúng sanhtâm sở hành trong tam thế: All Buddhas instantly know the minds and mental patterns of all sentient beings of past, present and future. 

2) Chư Phật ở trong một niệm đều biết tam thế tất cả chúng sanh chứa nhóm các nghiệp và nghiệp báo: All Buddha instantly know the acts and the resulting consequences of those acts amassed by all sentient beings in the past, present and future.

3) Chư Phật trong một niệm đều biết tất cả chúng sanh tùy sở nghi mà dùng tam luân giáo hóa điều phục: All Buddhas instantly know the needs of all sentient beings and teach and civilize them by means of correct diagnosis, prescription, and occult influence.

4) Điều trụ nơi nhứt thiết trí thứ tư—The fourth station of omniscience:

a. Chư Phật ở trong một niệm biết hết pháp giới tất cả chúng sanh chỗ có tâm tướng: All Buddhas instantly know the mental characteristics of all sentient beings in the cosmos.

b. Ở tất cả xứ khắp hiện Phật xuất thế: Manifest the emergence of Buddhas in all places.

c. Khiến những chúng sanh nầy đều được phương tiện nhiếp thọ: Take those beings into their care by expedient means.

5) Chư Phật ở trong một niệm tùy khắp tâm nhạo dục giải của tất cả chúng sanh trong pháp giớithị hiện thuyết pháp cho họ được điều phục: All Buddhas instantly manifest expositions of teaching according to the mental inclinations, desires, and understanding of all sentient beings in the cosmos, causing them to become civilized.

6) Chư Phật ở trong một niệm đều biết tâm sở thích của tất cả chúng sanh trong pháp giới mà vì đó hiện thần lực: All Buddhas instantly know the inclinations of the minds of all sentient beings in the cosmos and manifest spiritual powers for them.

7) Chư Phật ở trong một niệm khắp tất cả chỗ tùy theo tất cả chúng sanh đáng được hóa độthị hiện xuất thế, vì họ mà nói thân Phật chẳng nên thủ trước: All Buddhas instantly manifest appearance in all places according to all the sentient beings who may be taught, and explain to them that the embodiment of Buddha is not graspable.

8) Chư Phật ở trong một niệm đến khắp pháp giới tất cả chỗ, tất cả chúng sanh, tất cả lục đạo: All Buddhas instantly reach all places in the cosmos, all sentient beings, and their particular paths.

9) Chư Phật ở trong một niệm tùy các chúng sanh có ai nhớ tưởng, không chỗ nào mà chư Phật không đến: All Buddhas instantly go in response to any beings who think of them, wherever they may be.

10) Chư Phật ở trong một niệm đều biết chỗ hiểu và ý muốn của tất cả chúng sanh, và vì họ mà thị hiện vô lượng sắc thân: All Buddhas know the understanding and desires of all sentient beings and manifest immeasurable physical forms for their benefit.

Mười Như Thiệt Trụ Nơi Vô Thượng Bồ Đề: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười thứ như thiệt trụ nơi vô thượng Bồ Đề. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được đại trí huệ bửu vô thượng của chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of jewel-like state in unexcelled complete perfect enlightenment. Enlightening Beings who abide by these can attain the jewel of supreme great knowledge and wisdom of Buddhas.

1) Như thiệt trụ thứ nhất—The first jewel-like state:

a. Chư Đại Bồ Tát đều có thể qua đến chỗ chư Phật nơi vô số thế giới: They go to the Buddhas in countless worlds. 

b. Chiêm ngưỡng chư Phật: Behold all Buddhas.

c. Hầu hạ chư Phật: Pay obeisance to all Buddhas.

d. Tôn vinh và cúng dường chư Phật: Serve and honor all Buddhas with offerings.

2) Như thiệt trụ thứ nhì—The second jewel-like state:

a. Ở chỗ bất tư nghì của chư Phật lắng nghe chánh pháp: Listen to true teaching from inconceivably many Buddhas.

b. Thọ trì ghi nhớ không để quên mất chánh pháp: Absorb and remember the true teaching.

c. Phân biệttư duy chánh pháp: Analyze and ponder the true teaching.

d. Tăng trưởng sự tỉnh giáctrí huệ: Increase in awareness and wisdom.

e. Thực hành chánh pháp khắp mọi nơi: Carry out the true teaching everywhere.

3) Như thiệt trụ thứ ba—The third jewel-like state: Mất nơi cõi nầy mà hiện sanh nơi cõi khác, mà với Phật pháp không mê lầm—Disappear from this land and appear to be born elsewhere, yet have no confusion about the Buddha teaching.

4) Như thiệt trụ thứ tư—The fourth jewel-like state:

a. Biết từ một pháp xuất sanh tất cả pháp bởi những nghĩa của tất cả pháp rốt ráo đều là một nghĩa: Know how to elicit all principles from one principle, for the various meanings of all principles are ultimately all one meaning.

b. Có khả năng riêng biệt diễn thuyết từng pháp một: Be able to analyze and explain each of the principles.

5) Như thiệt trụ thứ năm—The fifth jewel-like state:

a. Biết nhàm lìa phiền não: Know how to reject afflictions.

b. Biết ngăn dứt phiền não: Know how to stop afflictions.

c. Biết phòng hộ phiền não: Know how to prevent afflictions.

d. Biết đoạn trừ phiền não: Know how to exterpate afflictions.

e. Tu hạnh Bồ Tát: Cultivate the practices of Enlightening Beings.

f. Chẳng chứng pháp tuyệt đối, nhưng rốt ráo đáo bỉ ngạn: Do not experience absolute truth but ultimately arrive at the further shore of ultimate truth.

g. Với phương tiện thiện xảo chư Bồ Tát học giỏi những cái cần học: With expedient skill they learn well what is to be learned.

h. Làm cho hạnh nguyện xưa đều được thành mãn: Cause their past vows to reach fulfillment.

i. Thân chẳng mỏi nhọc: Without physical fatigue.

6) Như thiệt trụ thứ sáu—The sixth jewel-like state:

a. Dầu biết rằng những tâm phân biệt của chư Bồ Tát đều không có xứ sở, mà vẫn nói có những phương xứ để làm thêm phương tiện cứu độ chúng sanh: Know that all objects of mental discriminations of Enlightening Beings have no locations, yet they still say there are various locations to make more means to save sentient beings.

b. Dầu không phân biệt, không tạo tác, nhưng vì muốn điều phục tất cả chúng sanh, nên có tu hànhsở tác: Though they have no discrimination and do not create anything, yet because they want to tame all sentient beings, they do cultivate practices and do act.

7) Như thiệt trụ thứ bảy—The seventh jewel-like state:

a. Biết tất cả tánh đều đồng một tánh, nghĩa là—Know all things are of one and the same essence, which is:

· Vô tánh: No essence. 

· Không các thứ tánh: No variety.

· Không vô lượng tánh: No infinity.

· Không khả toán sổ tánh: No calculability.

· Không khả xứng lượng tánh: No measurability.

· Không sắc: No form.

· Không tướng: No characteristics.

· Hoặc một hoặc nhiều đều bất khả đắc: Whether one or many, all are ungraspable.

b. Quyết định những điều trên đây là—Know for certain all of the above are the norms of: 

· Đây là Phật pháp: Buddhas’ teachings.

· Đây là Bồ Tát pháp: Enlightening beings’.

· Đây là Độc giác pháp: Individual illuminates’.

· Đây là Thanh văn pháp: Hearers’.

· Đây là phàm phu pháp: Ordinary people’s.

· Đây là thiện pháp: What things are good.

· Đây là bất thiện pháp: What things are not good.

· Đây là thế gian pháp: What is mundane.

· Đây là xuất thế gian pháp: What is supramundane.

· Đây là pháp lỗi lầm: What is error.

· Đây là pháp không lỗi lầm: What is without error. 

· Đây là pháp hữu lậu: What is contaminated.

· Đây là pháp vô lậu: What is uncontaminated.

· Đây là pháp hữu vi: What is compounded. 

· Đây là pháp vô vi: What is uncompounded.

8) Như thiệt trụ thứ tám—The eighth jewel-like state:

(A) Chư Đại Bồ Tát thấy rằng—Great enlightening beings find that:

a. Cầu Phật bất khả đắc: The Buddhas cannot be grasped.

b. Cầu Bồ Tát bất khả đắc: Enlightening Beings cannot be grasped.

c. Cầu pháp bất khả đắc: Phenomena cannot be grasped.

d. Cầu chúng sanh bất khả đắc: Sentient beings cannot be grasped.

(B) Dầu vậy chư Đại Bồ Tát vẫn không—Great Enlightening Beings do not:

a. Chẳng bỏ nguyện điều phục chúng sanh: Give up the vow to tame sentient beings.

b. Khiến cho chúng sanh nơi các pháp mà đạt thành chánh giác: Enable sentient beings to attain true enlightenment.

(C) Tại sao?—Why?

a. Vì chư Đại Bồ Tát khéo quán sát: Great enlightening beings are skillful observers.

b. Biết tất cả chúng sanh tâm tánh phân biệt: Know the mentalities of all sentient beings.

c. Biết tất cả cảnh giới của chúng sanh: Know the perspective of all sentient beings.

d. Tùy phương tiện hóa đạo khiến chúng sanh đạt được Niết bàn: Guide sentient beings accordingly, so that they can attain nirvana.

(D) Hoàn mãn nguyện giáo hóa chúng sanh bằng cách mạnh mẽ tu hành Bồ Tát hạnh: They practice the deeds of Enlightening Beings zealously in order to fulfill their vow to enlighten sentient beings.

9) Như thiệt trụ thứ chín—The ninth jewel-like state:

(A) Chư Đại Bồ Tát biết thiện xảo thuyết pháp, thị hiện niết bàn. Vì độ chúng sanh nên bao nhiêu phương tiện đã có, tất cả đều là tâm tưởng kiến lập, chẳng phải điên đảo, cũng chẳng hư dối: Great Enlightening Beings know that tactful instructions, manifestation of nirvana, and all means of liberating sentient beings are construed by mind and thought, and are not aberrant or false.

(B) Bồ Tát biết rõ các pháp tam thế bình đẳng, như như bất động vô trụ: Enlightening Beings realize that all things are equal in all times, they do not move from Thusness, yet do not abide in ultimate truth.

(C) Chư Bồ Tát chẳng thấy có một chúng sanh đã được hóa độ, sẽ được hóa độ hay nay được hóa độ: Enlightening Beings do not see there are any sentient being who ever have received, will receive or do receive teaching.

(D) Chư Bồ Tát biết rõ—Enlightening Beings know:

a. Không chỗ tu hành nơi chính họ: Themselves have nothing to practice.

b. Không có chút pháp gì hoặc sanh hoặc diệt mà có thể được: There being nothing at all born or persihing that can be grasped.

c. Như vẫn nương nơi tất cả pháp khiến sở nguyện chẳng luống không: They still cause their vows not to be in vain by means of all things.

10) Như thiệt trụ thứ mười—The tenth jewel-like state:

(A) Chư Đại Bồ Tát nơi bất khả tư nghì vô lượng chư Phật, ở chỗ mỗi Đức Phật nghe vô lượng thọdanh hiệu đều khác, kiếp số chẳng đồng: Great Enlightening Beings hear from countless Buddhas predictions of future Buddhas, each with different names, living in different ages.

(B) Từ một kiếp nhẫn đến vô lượng kiếp, chư Bồ Tát thường nghe như vậy, nghe rồi tu hành chẳng kinh chẳng sợ, chẳng mê chẳng hoặc vì—They listen to this for untold eons and, having heard, cultivate practice, not startled or frightened, not lost or confused because:

a. Biết Phật trí bất khả tư nghì: Enlightening Beings know the knowledge of Buddhas is inconceivable. 

b. Như Lai thọ ký không hai lời: The predictions of the Buddhas have no ambiguity in their words.

c. Tự thân hạnh nguyện sức thù thắng: The extraordinary power of their own active commitment.

d. Tùy nghi thọ hóa khiến vô thượng Bồ Đề thành mãn tất cả nguyện đồng pháp giới: Foster perfect enlightenment in all who are capable of being taught, fulfilling all their vows, equal in extent to the cosmos.

Mười Niệm Niệm Xuất Sanh Trí Của Chư Phật: Mười thứ niệm niệm xuất sanh trí của chư Phật (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 33)—Ten kinds of instantly creative knowledge of the Buddhas (The Flower Adornment Sutra—Chpater 33).

1) Trong một niệm, tất cả chư Phật hay thị hiện vô lượng thế giới, từ cõi trời giáng xuống: All Buddhas ca, in a single instant, appear to descend from heaven in infinite worlds.

2) Trong một niệm, tất cả chư Phật đều hay thị hiện vô lượng thế giới, Bồ Tát thọ sanh: All Buddhas can, in a single instant, manifest birth as Enlightening Beings in infinite worlds.

3) Tất cả chư Phật hay thị hiện vô lượng thế giới, xuất gia học đạo: Manifest renunciation of the mundane and study of the way to liberation in infinite worlds. 

4) Tất cả chư Phật hay thị hiện vô lượng thế giới, dưới cội Bồ Đề thành Chánh Đẳng Chánh Giác: Manifest attainment of true enlightenment under enlightenment trees in infinite worlds.

5) Tất cả chư Phật hay thị hiện vô lượng thế giới chuyển diệu pháp luân: Manifest turning the wheel of the Teaching in infinite worlds.

6) Tất cả chư Phật đều hay thị hiện vô lượng thế giới, giáo hóa chúng sanh, cúng dường chư Phật: Manifest education of sentient beings and service of the enlightened in infinite worlds.

7) Tất cả chư Phật trong một niệm, đều hay thị hiện vô lượng thế giới, bất khả thuyết nhiều loại thân Phật: All Buddhas, in a single instant, manifest untold variety of Buddha-bodies in infinite worlds.

8) Tất cả chư Phật, trong một niệm, thị hiện vô lượng thế giới, nhiều thứ trang nghiêm, vô số trang nghiêm, tất cả trí tạng tự tại của Như Lai: All Buddhas can, in a single instant, manifest all kinds of adornments in infinite worlds, innumerable adornments, the freedom of the enlightened, and the treasury of omniscience.

9) Tất cả chư Phật, trong một niệm, đều thị hiện vô lượng thế giới, vô lượng vô số chúng sanh thanh tịnh: All Buddhas can, in a single instant, manifest countless of pure beings in infinite worlds.

10) Trong một niệm, tất cả chư Phật—All Buddhas can, in a single instant:

a. Đều hay thị hiện vô lượng tam thế chư Phật: Manifest the Buddhas of past, present and future in infinite worlds.

b. Nhiều loại căn tánh: With various faculties and characters.

c. Nhiều cách tinh tấn: Various energies.

d. Nhiều thứ hạnh giải: Various practical understandings.

e. Ở trong tam thế thành Chánh Đẳng Chánh Giác: Attaining true enlightenment in the past, present and future.

Mười Niệm Vãng Sanh: Khi lâm chung mà còn tự tại niệm được mười niệm thành tựu, tức là được vãng sanh—At the time of death, one will achieve rebirth in the Pure Land with only ten perfect utterances. 

Mười Pháp Ấn (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 27): Ten kinds of truth seal (The Flower Adornment Sutra—Chapter 27).

1) Đồng thiện căn bình đẳng với tam thế chư Phật: Having the same roots of goodness equal in all Buddhas of past, present and future.

2) Đồng được trí huệ pháp thân vô biên tế với chư Phật: Attaining the reality body with boundless knowledge, same as all Buddhas.

3) Đồng chư Như Lai trụ pháp bất nhị: Abiding in nonduality, same as the Buddhas do.

4) Đồng chư Như Lai quán sát tam thế vô lượng cảnh giới thảy đều bình đẳng: Seeing the infinite objects of all times as all equal, same as the Buddhas do.

5) Đồng chư Như Lai liễu đạt pháp giới vô ngại cảnh giới: Gaining comprehension of the unobstructed realm of the cosmos of reality, same as that of the Buddhas.

6) Đồng chư Như Lai thành tựu thập lực thực hành vô ngại: Achieving the ten powers, same as the Buddhas, being unhindered in function.

7) Đồng chư Như Lai tuyệt hẳn hai hạnh, trụ pháp vô tránh: Having forever cut off opinions and passions, dwelling in the state of freedom from conflict, same as the Buddhas.

8) Đồng chư Như Lai giáo hóa chúng sanh hằng chẳng thôi nghỉ: Ceaselessly teaching sentient beings, same as the Buddhas do.

9) Đồng chư Như Lai ở trong trí thiện xảo, nghĩa thiện xảo hay khéo quán sát: Having ability to observe adaptive skill in knowledge and meaning, same as the Buddhas.

10) Đồng chư Như Lai cùng với tất cả Phật bình đẳng không hai: Being equal to all Buddhas, same as all Enlightened Ones.

Mười Pháp Biến Hóa Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười pháp biến hóa của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được đầy đủ tất cả các pháp biến hóa vô thượng—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of magical displays of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can acquire all means of supreme magical displays.

1) Tất cả chúng sanh biến hóa: Magical display of all sentient beings.

2) Tất cả thân biến hóa: Magical display of all bodies.

3) Khắp các cõi biến hóa: Magical display of all lands.

4) Tất cả cúng dường biến hóa: Magical display of gifts.

5) Tất cả âm thanh biến hóa: Magical display of all voices.

6) Tất cả hạnh nguyện biến hóa: Magical display of all practical undertakings.

7) Tất cả giáo hóađiều phục chúng sanh biến hóa: Magical display of education and civilization of sentient beings.

8) Tất cả thành chánh giác biến hóa: Magical display of all attainment of true enlightenment.

9) Tất cả thuyết chân pháp biến hóa: Magical display of explanation of all truth.

10) Tất cả gia trì biến hóa: Magical display of all empowerments.

Mười Pháp Biết Tam Thế Của Chư Bồ TátMười pháp biết tam thế của chư Bồ Tát được Phật giảng trong Kinh Hoa Nghiêm (Phẩm 38—Ly Thế Gian)—Enlightening beings know all things in all times—Chư Bồ Tát biết tất cả những pháp trong tam thế—Ten ways of knowing the worlds of past, present and future of all Enlightening Beings mentioned by the Buddha in The Flower Adornment Sutra (Chapter 38—Detachment from The World):

1) Biết những an lập: They know their definitions.

2) Biết những ngôn ngữ: They know their speech.

3) Biết những luận nghị: They know their deliberations.

4) Biết những quy tắc: They know their rules.

5) Biết những xưng tán: They know their appellations.

6) Biết những chế lịnh: They know their orders.

7) Biết những giả danh: They know their provisional names.

8) Biết kia vô tận: They know their endlessness.

9) Biết kia tịch diệt: They know their quiescence.

10) : Biết tất cả là “không.”—They know their total emptiness.

Mười Pháp Chẳng Bỏ Tâm Thâm Đại Của Chư Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38—Ly Thế Gian): Ten kinds of profound great determinations that enlightening beings do not abandon (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38—Detachment from the World)—Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời chẳng bỏ tất cả Phật pháp—Enlightening Beings who abide by these will be able not to abandon all principles of Buddhahood.

1) Chẳng bỏ tâm thâm-đại thành tựu viên mãn tất cả Phật Bồ Đề: They do not abandon the profound great determination to fullfil the enlightenment that all Buddhas realize.

2) Chẳng bỏ tâm thâm-đại giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh: To edify and civilize all sentient beings.

3) Chẳng bỏ tâm thâm-đại chẳng dứt chủng tánh của Phật: To perpetuate the lineage of Buddhas.

4) Chẳng bỏ tâm thâm-đại gần gủi tất cả thiện tri thức: To associate with all good spiritual friends.

5) Chẳng bỏ tâm thâm-đại cúng dường tất cả chư Phật: To honor and service all Buddhas.

6) Chẳng bỏ tâm thâm-đại chuyên cầu tất cả pháp công đức đại thừa: To wholeheartedly seek all the virtuous qualities of the Great Vehicle of universal salvation.

7) Chẳng bỏ tâm thâm-đại ở chỗ chư Phật tu phạm hạnh, hộ trì tịnh giới: To cultivate religious practice in the company of all Buddhas and maintain pure conduct.

8) Chẳng bỏ tâm thâm-đại thân cận tất cả Bồ Tát: To associate with all enlightening beings.

9) Chẳng bỏ tâm thâm đại cầu tất cả Phật pháp phương tiện hộ trì: To seek the means of applying and preserving all Buddha teachings.

10) Chẳng bỏ tâm thâm-đại thành nguyện tất cả Bồ Tát hạnh nguyện, chứa nhóm tất cả Phật pháp: To fulfill all practices and vows of Enlightening Beings and develop all qualities of Buddhahood. 

Mười Pháp Chư Đại Bồ Tát Đạt Được Khi Trụ Vào Vô Ngại Luân Tam Muội: Mười pháp mà chư Bồ Tát đạt được khi trụ vào Vô Ngại luân Tam muội. Đại Bồ Tát trụ trong tam muội nầy thời được mười pháp đồng tam thế chư Phật—Ten things that Enlightening Beings attain when they abide in the Unimpeded wheel concentration (The Flower Adornment Sutra—Chapter 27). Great enlightening beings in this concentration attain ten things that are the same as in all Buddhas, past, present and future.

1) Được tướng hảo trang nghiêm đồng với chư Phật: They acquire the same variegated arrays of marks and refinements as all Buddhas.

2) Phóng đại quang minh thanh tịnh đồng với chư Phật: They are able to emanate networks of pure light, the same as all Buddhas.

3) Thần thông biến hóa điều phục chúng sanh đồng với chư Phật: They perform miracles and displays of spiritual power to attune and pacify sentient beings, the samw as all Buddhas.

4) Sắc thân vô biên, thanh âm thanh tịnh đồng với chư Phật: Their boundless physical bodies and universal voices are the same as those of all Buddhas.

5) Tùy chúng sanh nghiệp mà hiện tịnh cõi Phật đồng với chư Phật: They manifest pure Buddha-lands according to the action of sentient beings, the same as all Buddhas.

6) Bao nhiêu ngôn ngữ của tất cả chúng sanh đều có thể nhiếp trì chẳng quên chẳng mất đồng với chư Phật: They are able to remember the speech of all sentient beings.

7) Biện tài vô tận tùy tâm chúng sanhchuyển pháp luân cho họ sanh trí huệ đồng với chư Phật: With inexhaustible intellectual powers they teach in accord with the mentalities of sentient beings, developing wisdom in them, the same as all Buddhas.

8) Đại sư tử hống không khiếp sợ, dùng vô lượng pháp khai ngộ chúng sanh đồng với chư Phật: Their lion’s roar is fearless as they enlighten living beings by innumerable teachings, the same as all Buddhas.

9) Trong khoảng một niệm dùng đại thần thông vào khắp tam thế đồng với chư Phật: By great spiritual power they enter past, present and future in a single instant, the same as all Buddhas.

10) Khắp khai thị cho tất cả chúng sanh chư Phật trang nghiêm, chư Phật oai lực, chư Phật cảnh giới, đồng với chư Phật: They are able to show all sentient beings the adornment of all Buddhas, the powers of all Buddhas, and the states of all Buddhas, the same as all Buddhas.

Mười Pháp Của Chư Đại Bồ Tát: Ten kinds of laws of Great Enlightening Beings. 

(A) Mười pháp (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 36). Chư Đại Bồ Tát muốn mau đầy đủ hạnh Bồ Tát phải siêng tu mười pháp nầy—Ten principles (The Flower Adornment Sutra—Chpater 36). Great Enlightening Beings who want to quickly fulfill the pactices of enlightening beings shold diligently practice these ten principles.

1) Tâm chẳng xa bỏ tất cả chúng sanh: In their mind they should not abandon sentient beings.

2) Đối với chư Bồ Tát phải xem như Phật: They should think of Enlightening Beings as Buddhas.

3) Trọn chẳng hủy báng Phật pháp: They should never slander any teachings of the Buddhas.

4) Biết các quốc độ không cùng tận: They should know that there is no end to different lands.

5) Rất có lòng tin mến nơi Bồ Tát hạnh: They should be profoundly devoted to enlightening practices.

6) Chẳng bỏ tâm bình đẳng hư không pháp giới Bồ Đề: They should not give up the cosmic, spacelike, impartial mind of enlightenment.

7) Quán sát Bồ Đề nhập Như Lai: They should contemplate enlightenment and enter the power of Buddhas.

8) Siêng năng tu tập vô ngại biện tài: They should cultivate unobstructed intellectual and expository powers.

9) Giáo hóa chúng sanh không nhàm mỏi: They should teach unenlightened beings tirelessly.

10) Trụ nơi tất cả thế giớitâm không nhiễm trước: They should live in all worlds without attachment in their minds.

(B) Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười pháp của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong mười pháp nầy thời được pháp quảng đại vô thượng của Đức Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of law of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these ten laws can attain the supremely great law of Buddhas.

1) Chơn thiệt pháp, vì như thuyết tu hành: The law of truth, practicing what they teach.

2) Pháp thứ hai, ly thủ pháp—The second law of detachment from clinging:

a. Lìa năng thủ: Detaching from the clinger.

b. Lìa sở thủ: Detaching from that which is clung to.

3) Vô tránh pháp, vì không mê lầm gây gỗ: The law of noncontention, being free from all confusing conflicts.

4) Tịch diệt pháp, vì trừ diệt tất cả nhiệt não: The law of silent extinction, extinguishing all irritations.

5) Ly dục pháp, vì tất cả tham dục đều dứt trừ: The law of dispassion, all covetousness being ended.

6) Vô phân biệt pháp, vì dứt hẳn phan duyên phân biệt: The law of freedom from false notions, all arbitrary conceptualization clinging to objects permanently ceasing.

7) Vô sanh pháp, vì dường như hư không bất động: The law of birthlessness, being immovable as space.

8) Vô vi pháp, vì lìa những tướng sanh trụ diệt: The law of uncreated, being detached from appearances of origin, subsistence, and anihilation.

9) Bổn tánh pháp, vì tự tánh vô nhiễm thanh tịnh: The law of basic essence, being inherently pure.

10) Xả bỏ tất cả Niết bàn hữu dư, vì hay sanh tất cả Bồ Tát hạnh tu tập chẳng dứt: The law of abandoning all nirvana in which there is still suffering, to be able to generate all practices of Enlightening Beings and carry them uninterruptedly.

(C) Đại Bồ Tát nói mười pháp (Kinh Hoa nghiêm—Phẩm 38). Chư Đại Bồ Tát an trụ trong những pháp nầy thời được pháp xảo thuyết vô thượng của Như Lai—Ten kinds of teaching expounded by Great Enlightening Beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38). Enlightening Beings who abide by these can accomplish the supremely skillful preaching of the Buddhas.

1) Nói pháp thậm thâm: The teaching of profundity.

2) Nói pháp quảng đại: The teaching of enormity.

3) Nói các loại pháp: The teaching of variegation.

4) Nói pháp nhứt thiết trí: The teaching of omniscience.

5) Nói pháp tùy thuận Ba La Mật: The teaching of following the ways of transcendence.

6) Nói pháp xuất sanh Như Lai lực: The teaching of generating the powers of the enlightened.

7) Nói pháp tam thế tương ưng: The teaching of the interrelation of past, present and future.

8) Nói pháp làm cho Bồ Tát chẳng thối chuyển: The teaching of causing enlightening beings not to be regress.

9) Nói pháp tán thán công đức Phật: The teaching of praising the virtues of Buddhas.

10) Nói pháp tất cả Bồ Tát học tất cả những khoa học của chư Bồ Tát: The teaching of the sciences of all Enlightening Beings.

Mười Pháp Đại Hoan Hỷ Và An Ủi Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười pháp đại hoan hỷ và an ủi của chư đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được trí huệ đại hoan hỷan ủi vô thượng chánh đẳng chánh giác—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of great joy and solace of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain unexcelled great joy and solace of the knowledge and wisdom of true enlightenment.

1) Tột đời vị lai có bao nhiêu chư Phật xuất thế đều được theo gần hầu hạ làm cho chư Phật hoan hỷ; suy nghĩ như vậy tâm rất hân ủy: Determined to follow, serve, and please all Buddhas that emerge in the world throughout the futue; thinking of this, they become very happy.

2) Đem đồ cúng dường vô thượngcung kính dâng lên chư Phật: Determined to honor those Buddhas with the best offerings.

3) Ở chỗ chư Phật, lúc cúng dường chư Như Lai đó tất dạy chánh pháp cho tôi, tôi đều dùng thâm tâm cung kính nghe nhận, tu hành đúng theo lời Phật dạy, nơi bực Bồ Tát tất được đã sanh, nay sanh, sẽ sanh. Suy nghĩ như vậy tâm rất hân ủy: Determined to make offerings to those Buddhas, they will surely teach me, and I will faithfully listen with respect and practice according to the teaching, and will surely always be born in the state of Enlightening Beings, and thinking this, they become very happy.

4) Nơi bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp thực hành Bồ Tát hạnh, thường cùng tất cả chư Phật Bồ Tát ở chung: Determined to carry out the practices of Enlightening Beings for untold eons and always be with the enlightening beings and Buddhas.

5) Thuở chưa phát tâm Bồ Đề, có những nỗi lo sợ, sợ chẳng sống, sợ tiếng xấu, sợ chết, sợ đọa vào ác đạo, sợ oai đức của đại chúng, vân vân. Từ khi một phen phát tâm thời đều xa lìa chẳng còn kinh sợ. Tất cả chúng ma và các ngoại đạo không phá hoại được: The fears I had in the past before I set my heart on supreme enlightenment, fear of not being able to live, fear of bad reputation, fear of death, fear of falling into miserable conditions, fear of the authority of the crowd, and so on, have all gone since I set my mind on enlightenment, so that I no longer fear, am not afraid, cannot be intimidated, and cannot be hurt by any demons or cultists.

6) Làm cho Tất cả chúng sanh thành vô thượng Bồ Đề. Thành Bồ Đề rồi, tôi sẽ từ nơi đức Phật đó tu hạnh Bồ Tát, trọn đời dùng lòng tin lớn sắm sửa những đồ đáng cúng dường chư Phật để dâng cúng. Sau khi chư Phật nhập diệt, tôi đều dựng vô lượng tháp để cúng dường xá lợithọ trì thủ hộ pháp của Phật để lại: Determined to enable all sentient beings to attain supreme enlightenment; after they attain enlightenment, I shall cultivate the practices of Enlightening Beings in the company with those Buddhas for as long as they live, faithfully provide them with offerings appropriate to Buddhas, and after they pass away, set up innumerable monuments to each of them, honor their relics, and preserve the teachings they leave.

7) Dùng đồ vô thượng trang nghiêm để trang nghiêm mười phương thế giới, làm cho đầy đủ các thứ kỳ diệu bình đẳng thanh tịnh. Lại dùng những sức đại thần thông trụ trì chấn động quang minh chói sáng cùng khắp tất cả: I shall array all words with the finest adornments, filling them with all kinds of marvels, equally pure. I also cause all kinds of spiritual powers, sustaining forces, tremors, and shining lights to pervade them all. 

8) Tôi phải dứt nghi hoặc cho tất cả chúng sanh, làm sạch tất cả dục lạc của chúng sanh, mở tâm ý, và diệt phiền não cho tất cả chúng sanh, đóng cửa ác đạo và mở cửa thiện đạo cho tất cả chúng sanh, phá hắc ám và ban quang minh cho tất cả chúng sanh, khiến cho tất cả chúng sanh rời ma nghiệp mà đi đến chỗ an ổn: I shall put an end to all doubts and confusions of all sentient beings, purify all sentient beings’ desires, open up all sentient beings’ minds, annihilate all sentient beings’ afflictions, close the doors of the states of misery for all sentient beings, open the doors of the states of felicity for all sentient beings, break throught the drakness of all sentient beings, give lights to all sentient beings, cause all sentient beings to get free from the action of demons, and cause all sentient beings to reach the abode of peace.

9) Chư Phật như hoa ưu đàm hiếm và khó gặp, trong vô lượng kiếp chẳng được thấy một lần, tôi phải ở đời vị lai muốn thấy Như Lai thời bèn được thấy. Chư Như Lai thường chẳng bỏ tôi, mà hằng ở chỗ cho tôi được thấy, thuyết pháp cho tôi không dứt mất, đã nghe pháp rồi tâm ý tôi thanh tịnh, xa rời xiểm khúc, chất trực không hư ngụy, trong mỗi niệm thường thấy chư Phật: The Buddhas are as rare and difficult to meet as the udumbara flower, which one can hardly get to see once in countless ages. In the future, when I want to see a Buddha, I will immediately be able to do so; the Buddha will never abandon me, but will always be with me, allow me to see them, and constantly expound the teaching to me. After I have heard the teaching, my mind will be purified, free from deviousness, straightforward, and free from falsehood, and I will always see the Buddhas in each moment of thought.

10) Tôi thuở vị lai sẽ được thành Phật, do thần lực của Phật nơi tất cả thế giới vì tất cả chúng sanh đều riêng thị hiện thành chánh đẳng chánh giác, thanh tịnh vô úy, đại sư tử hống, do bổn đại nguyện cùng khắp pháp giới, đánh đại pháp cổ, mưa đại pháp vũ, làm đại pháp thí. Trong vô lượng kiếp thường diễn chánh pháp, đại bi nhiếp trì, thân ngữ ý ba nghiệp không nhàm mỏi: I shall attain Buddhahood and by the spiritual power of the enlightened will show the attainment of enlightenment individually to all sentient beings in all worlds, pure and fearless, roaring the great lion's roar, pervading the cosmos with my original universal undertaking, beating the drum of truth, showering the rain of truth, performing the giving of true teaching, perpetually expounding the truth with physical, verbal and mental action, sustained by great compassion, untiring.

Mười Pháp Đại Phát Khởi Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười pháp đại phát khởi của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời rốt ráo Bồ Tát hạnh, đầy đủ đại trí vô thượng của Như Lai—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten great undertakings of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can be imbued with the supremely great knowledge of Buddhas—.

1) Cung kính cúng dường tất cả chư Phật: Should serve and honor all Buddhas.

2) Trưởng dưỡng tất cả thiện căn của chư Bồ Tát: Should nourish all roots of goodness of enlightening beings.

3) Sau khi chư Như Lai nhập Niết Bàn, chư Bồ Tát sẽ—After the final extinction of all Buddhas, they should:

a. Trang nghiêm Phật pháp: Adorn monuments of the Buddhas.

b. Dùng tất cả các thứ cúng dường như—Offer all kinds of offerings such as:

· Các thứ hoa: Flowers.

· Tràng hoa: Garlands.

· Hương: Incenses.

· Hương thoa: Perfumes.

· Hương bột: Aromatic powders.

· Y: Clothes.

· Lọng: Parasols.

· Tràng: Pennants.

· Phan: Banners. 

c. Thọ trìthủ hộ chánh pháp của Phật: Take up and preserve the true teachings of the Buddhas.

4) Sẽ giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh khiến họ được vô thượng Bồ Đề: Should teach and tame all sentient beings so that they may realize supreme perfect enlightenment.

5) Dùng Phật độ vô lượng trang nghiêm để trang nghiêm tất cả thế giới: Should adorn all worlds with the supreme adornments of the Buddha-lands.

6) Đại phát khởi thứ sáu—The sixth great undertaking:

a. Chư Đại Bồ Tát—Enlightening beings:

· Nên phát tâm đại bi: Should develop great compassion.

· Vì chúng sanhmãi mãi thực hành hạnh Bồ Tát không mỏi mệt: Tirelessly carry out the acts of Enlightening Beings forever in all worlds for the sake of sentient beings.

b. Chư Bồ tát nên làm những điều nầy cho đến khi pháp giới chúng sanh đều được vô thượng Bồ Đề: Enlightening Beings should do all of the above until all sentient beings attain the unsurpassed enlightenment.

7) Chư Phật vô lượng vô biên, chư Bồ Tát nên: The Buddhas are infinite, enlightening beings should:

a. Nơi từng vị Như Lai trải qua bất tư nghì kiếp, cung kính cúng dường: Spend inconceivable eons with each and every Buddha, honoring and making offerings to them.

b. Nơi các Đức Như Lai cũng cung kính cúng dường như vậy: Spend inconceivale eons with all Buddhas, honoring and making offerings to them.

8) Sau khi chư Như Lai diệt độ, chư Bồ Tát nên—After the passing away of the Buddhas, Enlightening Beings should:

a. Mỗi đức Như Lai có bao nhiêu xá lợi, đều xây bảo tháp cao rộng bằng bất khả thuyết thế giới: Set up a precious monument for the relics of each one, those monuments to be as high as untold worlds.

b. Tạo tượng Phật lại cũng như vậy: Make effigies of Buddhas in the same way.

c. Trong vô lượng kiếp cúng dường không nhàm mỏi—Present all kinds of precious things for offerings for inconceivable eons without a thought of weariness:

· Tràng phan: Banners and pennants.

· Lọng: Canopies.

· Hương: Fragrances.

· Hoa: Flowers.

· Y: Robes.

d. Tại sao?—Why?

· Để thành tựu lời Phật dạy In order to fulfill the teachings of Buddhas.

· Để cúng dường chư Phật: In order to honor the Buddhas.

· Để giáo hóa chúng sanh: In order to edify sentient beings.

· Để hộ trì chánh pháp: In order to preserve the true teaching.

· Để khai thị và diễn thuyết: In order to reveal and expound the teaching.

9) Bồ Tát sẽ dùng những thiện căn nầy để: By these roots of goodness, Enlightening Beings should:

a. Thành tựu vô thượng Bồ Đề: Accomplish unexcelled enlightenment.

b. Được nhập Phật địa: Gain entry into the state of all Buddhas.

c. Cùng với tất cả Như Lai thể tánh bình đẳng: Be equal in essence to all Buddhas.

10) Chư Đại Bồ Tát lại nghĩ như vầy khi họ đã thành chánh giác: Great Enlightening Beings also think once they have attained true awakening:

(A) Nơi tất cả thế giới trong vô lượng kiếp, diễn thuyết chánh pháp: Should expound the truth in all worlds for untold eons.

(B) Thị hiện bất tư nghì thần thông tự tại: Show inconceivable autonomous spiritual powers.

(C) Làm những điều nầy không nhàm mỏi cũng như không xa rời chánh pháp: Doing all these without weariness and deviating from the truth:

a. Không nhàm mỏi: Without weariness.

· Không nhàm mỏi nơi thân: Without weariness of body. 

· Không nhàm mỏi nơi khẩu: Without weariness of speech.

· Không nhàm mỏi nơi ý: Without weariness of mind.

· Không xa rời chánh pháp: Without deviating from the truth.

Mười Pháp Được Trí Huệ Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười pháp được trí huệ của chư Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được hiện chứng trí vô thượng của tất cả chư Phật—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of attainment of wisdom of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can attain supreme realizational knowledge of all Buddhas.

1) Xả thí tự tại: Giving freely.

2) Hiểu sâu tất cả Phật pháp: Deeply understanding all Buddha teachings.

3) Nhập Như Lai trí: Entering the boundless knowledge of all Buddhas.

4) Hay đoạn nghi trong tất cả vấn đáp: Being able to cut off doubts in all dialogues.

5) Nhập nơi nghĩa của trí giả: Penetrating the doctrines of the wise.

6) Hay hiểu sâu ngôn âm thiện xảo trong tất cả Phật pháp của tất cả chư Phật: Deeply understanding the skillful use of words by the Buddhas in all their tachings.

7) Hiểu sâu chỗ chư Phật gieo ít căn lành tất có thể đầy đủ tất cả pháp bạch tịnh, được trí vô lượng của Như Lai: Deeply understanding how planting a few roots of goodness in the company of Buddhas will enable one to fulfill all pure qualities and attain the infinite knowledge of Buddhas.

8) Thành tựu Bồ Tát bất tư nghì trụ: Accomplishing the inconceivable states of Enlightening Beings.

9) Ở trong một niệm đều có thể qua đến bất khả thuyết cõi Phật: Being able to visit untold Buddha-lands in one moment of thought.

10) Giác ngộ chư Phật Bồ Đề, nhập tất cả pháp giới, văn trì tất cả pháp của Phật nói, vào sâu những ngôn âm trang nghiêm của tất cả Như Lai: Awakening to the enlightenment of all Buddhas, entering all realms of reality, hearing and holding the teachings expounded by all Buddhas.

Mười Pháp Giải Thoát Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười pháp giải thoát của chư Đại Bồ Tát. Chư Bồ Tát an trụ trong pháp giải thoát nầy thời có thể ra làm Phật sự vô thượng, giáo hóa thành thục tất cả chúng sanh—According to the Flower Adornemnt Sutra, Chapter 38, there are ten kinds of liberation of Great Enlightening Beings. Enlightening Beings who abide by these can perform the supreme deeds of Buddhas and teach and develop and sentient beings.

1) Phiền não giải thoát: Liberation from afflictions.

2) Tà kiến giải thoát: Liberation from false views.

3) Giải thoát những chấp thủ: Liberation from all grasping.

4) Uẩn, xứ, giới giải thoát: Liberation from mental and physical elements.

5) Siêu nhị thừa giải thoát: Liberation from transcending the two lesser vehicles of individual emancipation.

6) Vô sanh pháp nhẫn giải thoát: Liberation by accepting the nonorigination of things.

7) Nơi tất cả thế gian, tất cả cõi, tất cả chúng sanh, tất cả pháp, lìa chấp trước giải thoát: Liberation by freedom from attachment to all worlds, all lands, all beings, and all things.

8) Vô biên trụ giải thoát: Liberation in infinite abodes.

9) Phát khởi tất cả hạnh Bồ Tát nhập Phật vô phân biệt giải thoát: Liberation rising from the practices of Enlightening Beings into the stage of nondiscrimination of Buddhas.

10) Ở trong một niệm đều có thể rõ biết tất cả tam thế giải thoát: Liberation able to know all pasts, presents, and future in a single moment.

Mười Pháp “Giảng Nói Tam Thế” Của Chư Bồ Tát: Mười pháp mà Phật đã dạy trong Kinh Hoa Nghiêm—These are ten ways by which Enlightening Beings explain all pasts, presents and futures—Chư Bồ Tát dùng mười pháp nầy nói khắp tam thế.

1) Quá khứ thế nói quá khứ thế: They speak of the past of the past.

2) Quá khứ thế nói vị lai thế: They speak of the future of the past.

3) Quá khứ thế nói hiện tại thế: They speak of the present of the past.

4) Vị lai thế nói quá khứ thế: They speak of the past of the future.

5) Vị lai thế nói hiện tại thế: They speak of the present of the future.

6) Vị lai thế nói vô tận (vị lai thế): They speak of the endless of the future (the future of the future).

7) Hiện tại thế nói quá khứ thế: They speak of the past of the present.

8) Hiện tại thế nói vị lai thế: They speak of the future of the present.

9) Hiện tại thế nói bình đẳng: They speak of the equality of the present.

10) Hiện tại thế nói tam thế tức một niệm: They speak of past, present and future being the one instant of the present.

Mười Pháp Khắp Cùng Vô Lượng Vô Biên Pháp Giới Của Chư Phật (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 33)—Ten things that pervade the infinite cosmos of the Buddhas (The Flower Adornment Sutra—Chapter 33).

1) Tất cả chư Phật có vô biên tế thân sắc tướng thanh tịnh, vào khắp các cõi mà không nhiễm trước: All Buddhas have unbounded bodies, with pure forms, entering into all states of being without defilement or attachment.

2) Tất cả chư Phật có vô biên tế nhãn vô ngại, đều hay thấy rõ tất cả pháp: All Buddhas have unbounded, unobstructed eyes that can clearly see all things.

3) Tất cả chư Phật có vô biên tế nhĩ vô ngại, đều hay hiễu rõ tất cả âm thanh: All Buddhas have unbounded, unobstructed ears that can understand all sounds and utterances.

4) Tất cả chư Phật có vô biên tế tỷ, hay đến bỉ ngạn tự tại tất cả Phật: All Buddhas have unbounded, unobstructed noses that can reach the other shore of freedom of the Buddhas.

5) Tất cả chư Phật có quảng trường thiệt, phát ra âm thanh vi diệu cùng khắp pháp giới: All Buddhas have universal tongues that utter sublime sounds pervading the cosmos.

6) Tất cả chư Phật có vô biên tế thân, ứng theo tâm của chúng sanh, cho họ đều được thấy: All Buddhas have unbounded bodies that appear to sentient beings in accord with their minds.

7) Tất cả chư Phật có vô biên tế ý, trụ nơi vô ngại bình đẳng pháp thân: All Buddhas have unbounded minds that dwell on the unobstructed impartial body of reality.

8) Tất cả chư Phật có vô biên tế giải thoát vô ngại thị hiện sức đại thần thông vô tận: All Buddhas have unbounded, unobstructed liberationmanifesting inexhaustible great spiritual powers.

9) Tất cả chư Phật có vô biên tế thế giới thanh tịnh, theo sở thích của chúng sanh hiện những Phật độ, đầy đủ vô lượng những thứ trang nghiêm, mà ở trong đó chẳng sanh nhiễm trước: All Buddhas have unbounded pure worlds, manifesting Buddha-lands according to the pleasures of sentient beings, replete with infinite adornment, yet without giving rise to any obsesion or attachment to them.

10) Tất cả chư Phật đều có—All Buddhas have:

a. Vô biên tế Bồ Tát hạnh nguyện: Unbounded practical undertakings of enlightening beings.

b. Được trí viên mãn: Having complete knowledge.

c. Du hí tự tại: Spiritual freedom.

d. Thông đạt tất cả Phật pháp: Ability to master all elements of Buddhahood.

Mười Pháp Khiến Cho Những Thực Hành Của Chư Đại Bồ Tát Trở Nên Thanh Tịnh: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 18, có mười pháp khiến cho những thực hành của chư Bồ Tát trở nên thanh tịnh. Khi chư Bồ Tát đã được hạnh thanh tịnh thì cũng lại được mười pháp to lớn hơn (See Ten Even Greater Things)—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 18, there are ten things which cause the practices of Enlightening Beings to be pure. Once Enlightening Beings have atained purity in practice, they also ten even greater things.

1) Xả bỏ hết của cải để làm vừa ý chúng sanh: Giving up all possessions to satisfy the wishes of sentient beings.

2) Trì giới thanh tịnh, không hủy phạm: Adhering to pure morality, not transgressing.

3) Nhu hòa nhẫn nhục không cùng tận: Being inexhaustibly gentle and tolerant.

4) Siêng tu các hạnh, chẳng thối chuyển: Cultivating practices diligently without regressing.

5) Do chánh niệm lực tâm không mê loạn: Being free from confusion and mental disturbance, through the power of correct mindfulness.

6) Phân biệt rõ biết vô lượng pháp: Analyzing and comprehending the inumerable teachings.

7) Tu tất cả hạnh mà không sở trước: Cultivating all practices without attachment.

8) Tâm bất động dường như núi Tu Di: Being mentally imperturbable, like a great mountain.

9) Rộng độ chúng sanh dường như cầu đò: Extensively liberating living beings, like a bridge.

10) Biết tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một thể tánh: Knowing that all living beings are in essence the same as the Buddhas.

Mười Pháp Làm Cho Chư Đại Bồ Tát Chóng Nhập Địa: Mười pháp chóng làm cho chư Bồ Tát nhập địa (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 18 Phẩm Minh Pháp)—Ten things which cause Enlightening Beings to quickly enter the stages (The Flower Adornment Sutra—Chapter 18—Clarifying Methods).

1) Khéo viên mãn hai hạnh phước trí: Skillfully fulfilling the twin practices of virtue and knowledge.

2) Có thể trang nghiêm đạo Ba La Mật: Ability to greatly adorn the path of transcendent practices.

3) Trí huệ sáng suốt, chẳng tùy tha ngữ: Knowledge clearly comprehending, not follow others’ words.

4) Phục vụ thiện tri thức, quyết không bỏ lìa: Serving good friends, never abandoning them.

5) Thường hành tinh tấn, không giải đãi: Always practicing perseverance, without laziness.

6) Khéo an trụ Như Lai thần lực: Skillful ability to abide in the psychic powers of Buddhas.

7) Tu các căn lành chẳng sanh mỏi nhọc: Cultivating roots of goodness without growing wearied.

8) Thâm tâm lợi trí dùng pháp đại thừa để tự trang nghiêm: With a deep mind and incisive knowledge, adorning oneself with teaching of the Great Vehicle.

9) Tâm không trụ nơi pháp môn của các địa: The mind not dwelling on the teaching of each stage.

10) Đồng một thể tánh với thiện căn phương tiện của tam thế chư Phật: Being of the same essential nature as all Buddhas of all times in virtue and liberative means.

Mười Pháp Làm Cho Chư Phật Hoan Hỷ: Chư Bồ Tát có mười pháp làm cho chư Phật hoan hỷ (Kinh Hoa nghiêm—Phẩm 18)—Ten things which Enlightening Beings cause the Buddhas to rejoice (The Flower Adornment—Chapter 18).

(A)

1) Tinh tấn bất thối: Persevering without regression.

2) Chẳng tiếc thân mạng: Not begrudging their physical life.

3) Không mong cầu lợi dưỡng: Not seeking profit or support.

4) Biết tất cả các pháp đều như hư không: Knowing all things are like spaces.

5) Khéo quán sát vào khắp pháp giới: Be skillful at contemplation, entering into all realms of reality.

6) Biết các pháp ấn: Knowing the definitive marks of all things.

7) Luôn phát đại nguyện: Always invoking great vows.

8) Thành tựu nhẫn trí: Developing the light of pure tolerant knowledge.

9) Examining one’s own virtues without exaggeration or underestimation.

10) Quán sát pháp lành của mình mà lòng không tăng giảm: Y nương vào vô tác môn mà tu tịnh hạnh: Cultivating pure practices in accord with the way of nonstriving. 

(B)

1) An trụ bất phóng dật: Abiding securely in nonindulgence.

2) An trụ vô sanh nhẫn: Abiding securely in acceptance of nonorigination.

3) An trụ đại từ: Abiding securely in great kindness.

4) An trụ đại bi: Abiding securely in great compassion.

5) An trụ đầy đủ các môn Ba La Mật: Abiding securely in the fulfillment of the transcendent ways.

6) An trụ đại hạnh: Abiding securely in the enlightening practices.

7) An trụ đại nguyện: Abiding securely in great vows.

8) An trụ phương tiện thiện xảo: Abiding securely in skillful means.

9) An trụ dũng mãnh: Abiding securely in dauntless power.

10) An trụ trí huệ, quán sát chư pháp vô trụ, như hư không: Abiding securely in knowledge and wisdom, observing all things have no abode, like empty space.

Mười Pháp Minh Liễu Của Chư Đại Bồ Tát (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 38): Ten kinds of understanding of truth of great enlightening beings (The Flower Adornment Sura—Chapter 38)—Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được đại trí minh liễu pháp vô thượng của Đức Như Lai—Enlightening Beings who abide by these can attain understanding of truth of the supreme great knowledge of Buddhas.

1) Tùy thuận thế tục sanh trưởng thiện căn, là phàm phu minh liễu pháp: Generating and developing roots of goodness in accord with the conventional world is a way of understanding of truth of unenlightened ordinary people.

2) Tùy tín hành nhơn minh liễu pháp—The way of understanding truth of people acting according to faith:

a. Đạt được bất hoại tín vô ngại: Attaining undestructible faith.

b. Tỏ ngộ tự tánh của các pháp: Aware of the essence of things.

3) Tùy pháp hành nhơn minh liễu—The way of understanding of truth of people practicing in according with truth:

a. Siêng tu tập chánh pháp: Diligently practicing the truth.

b. An trụ trong chánh pháp: Always abide in the truth.

4) Dự Lưu nhơn minh liễu pháp—The way people aiming for stream-entering understand truth:

a. Xa lìa tà đạo: Leaving behind erronrous ways.

b. Hướng về Bát Chánh Đạo: Turning to the eightfold right path.

5) Tu Đà Hoàn nhơn minh liễu: The stream-enterer’s understanding of truth:

a. Diệt trừ những kiết sử: Getting rid of bonds.

b. Dứt lậu sanh tử: Putting an end to the contaminations of birth and death.

c. Thấy chơn thiệt đế: Seeing the reality.

6) Tư Đà Hàm nhơn minh liễu pháp: The Once-returner’s understanding of truth:

a. Quán sát ham muốn là họa hoạn: Seeing tasting as affliction.

b. Biết không qua lại: Knowing no coming or going.

7) A Na Hàm nhơn minh liễu pháp—The Nonreturner’s understanding of truth:

a. Chẳng luyến tam giới: Not taking pleasure in the world.

b. Cầu hết hữu lậu: Seeking to end contamination.

c. Đối với pháp thọ sanhø chẳng sanh một niệm ái trước: Not having so much as a single thought of attachment to life.

8) A La Hán nhơn minh liễu pháp—The Saint’s understanding of truth:

a. Chứng lục thần thông: Attaining the six spiritual powers.

b. Được bát giải thoát: Attaining eight liberations.

c. Đạt đến cửu định: Reaching nine concentration states.

d. Thành tựu tứ biện tài: Four special knowledges are fully developed.

9) Bích Chi Phật nhơn minh liễu pháp—The individual illuminate’s understanding of truth:

a. Tánh thích quán sát nhứt vị duyên khởi: Naturally being inclined to contemplate uniform interdependent origination.

b. Tâm thường tịch tịnh: The mind is always tranquil and content.

c. Tri túc: Having few concerns.

d. Thấu rõ nhơn duyên: Understanding causality.

e. Tỉnh thức việc do mình mà thành, chớ chẳng do người: Awakening on one’s own without depending on another.

f. Thành tựu các môn thần thông trí huệ: Accomplishing various kinds of spiritual knowledge.

10) Bồ Tát nhơn minh liễu pháp—The enlightening being’s understanding of truth:

a. Trí huệ rộng lớn: Having vast knowledge.

b. Các căn sáng lẹ: All faculties clear and sharp.

c. Thường thích độ thoát tất cả chúng sanh: Always inclined to liberate all sentient beings.

d. Siêng tu phước trí các pháp trợ đạo: Diligently cultivating virtue and knowledge to foster enlightenment.

e. Phát triển Phật thập lực, vô úy và các công đức khác của Như Lai: Fully developing Buddhas’ ten powers, fearlessnesses and other attributes.

Mười Pháp Môn Vô Tận Của Chư Đại Bồ Tát: Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 27—Thập Định, có mười pháp môn vô tận của chư Bồ Tát—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 27, there are ten kinds of inexhaustible qualities of Enlightening Beings.

1) Chư Phật xuất hiện trí vô tận: Inexhaustible knowledge of the Buddhas’ emergence in the worlds. 

2) Chúng sanh biến hóa trí vô tận: Inexhaustible knowledge of metamorphoses of beings.

3) Thế giới như ảnh trí vô tận: Inexhaustible knowledge of the world’s being like a reflection.

4) Thâm nhập pháp giới trí vô tận: Inexhaustible knowledge penetrating deeply into the realm of reality.

5) Thiện nhiếp Bồ Tát trí vô tận: Inexhaustible knowledge skillfully dealing with Enlightening Beings

6) Bồ Tát bất thối trí vô tận: Inexhaustible knowledge of the nonregression of Enlightening Beings.

7) Quán nhứt thiết pháp nghĩa trí vô tận: Inexhaustible knowledge observing the meanings of all principles.

8) Thiện trì tâm lực trí vô tận: Inexhaustible knowledge of skillful maintenance of mental power.

9) Quảng đại Bồ Đề tâm trí vô tận: Inexhaustible knowledge abiding in the vast spirit of enlightenment.

10) Trụ nhứt thiết Phật pháp nhứt thiết trí nguyện lực vô tận trí: Inexhaustible knowledge abiding by all enlightened teachings and the will power of omniscience.

Mười Pháp Nhanh Chóng Của Chư Phật (Kinh Hoa nghiêm—Phẩm 33)—Ten kinds of speech of great enlightening beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 38).

1) Nếu có người thấy Phật thời được nhanh chóng xa lìa tất cả ác đạo: Those who see any Buddha are speedily able to avoid bad disposition.

2) Nếu có người thấy Phật thời được nhanh chóng viên mãn công đức thù thắng: Those who see any Buddha are speedily able to fulfill superior virtues.

3) Nếu có người thấy Phật thời mau được thành tựu thiện căn quảng đại: Those who see any Buddha are speedily able to develop extensive bases of goodness.

4) Nếu có người thấy Phật thời mau được sanh lên trời tịnh diệu: Those who see any Buddha speedily attain rebirth in an immaculate heaven.

5) Nếu có người thấy Phật thời mau trừ dứt được tất cả mê lầm: Those who see any Buddha can speedily get rid of all doubts and confusion.

6) Pháp nhanh chóng thứ sáu—The sixth kind of speed:

a. Nếu có người đã phát Bồ Đề tâm mà được thấy Phật thời mau được thành tựu tín giải quảng đại vĩnh viễn không thối chuyển Those who have already aroused the aspiration for enlightenment who see any Buddha can soon develop immense resolve, never to turn back.

b. Có thể tùy chỗ đáng độ mà giáo hóa chúng sanh Can be able to teach people according to their needs.

c. Nếu người chưa phát tâm Bồ Đề mà được thấy Phật thời mau phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác: If they have not yet aroused the aspiration for enlightenment, they will quickly be able to arouse the determination for unexcelled, complete perfect enlightenment. 

7) Nếu người chưa nhập chánh vị mà được thấy Phật thời được mau nhập chánh vị: Those who see any Buddha before having entered the absolute state will speedily enter absolute state.

8) Nếu có người được thấy Phật thời mau được thanh tịnh tất cả các căn thế gianxuất thế gian: Those who see any Buddha will speedily able to purify all roots of goodness, mundane and supramundane.

9) Nếu có ai được thấy Phật thời mau diệt trừ được tất cả chướng ngại: Those who see any Buddha will speedily manage to destroy all obstruction.

10) Nếu có ai được thấy Phật thời mau được vô úy biện tài: Those who see any Buddha will speedily be able to acquire fearless intellectual powers.

Mười Pháp Nhập Bồ Tát: According to the Buddha in The Flower Adornment Sutra (Chapter 38—Deatchment From The World), Great Enlightening Beings have ten ways of entry into the state of Enlightening Beings.

1) Nhập bổn nguyện: Entering into fundamental vows.

2) Nhập hạnh: Entering into practices.

3) Nhập giới: Entering into precepts.

4) Nhập Ba La Mật: Entering into ways of transcendence.

5) Nhập thành tựu: Entering into attainment.

6) Nhập sai biệt nguyện: Entering into different undertakings.

7) Nhập các thứ tri giải: Entering into various understanding.

8) Nhập trang nghiêm Phật quốc: Entering into adornment of Buddha-lands.

9) Nhập thần lực tự tại: Entering into the command of spiritual powers.

10) Nhập thị hiện thọ sanh: Entering into manifestation of incarnation.

Mười Pháp Nhập Chúng Sanh Của Chư Đại Bồ Tát: Mười pháp nhập chúng sanh của chư Bồ Tát trong Kinh Hoa Nghiêm—Ten kinds of penetrations of actions of sentient beings (utilzed by a great enlightening being) in the Flower Adornment Sutra.

1) Nhập tất cả chúng sanh quá khứ hạnh: They penetrate all sentient beings’ past actions.

2) Nhập tất cả chúng sanh vị lai hạnh: They penetrate all sentient beings’ future actions.

3) Nhập tất cả chúng sanh hiện tại hạnh: They penetrate all sentient beings’ present actions.

4) Nhập tất cả chúng sanh thiện hạnh: They penetrate all sentient beings’ good actions.

5) Nhập tất cả chúng sanh bất thiện hạnh: They penetrate all sentient beings’ bad actions.

6) Nhập tất cả chúng sanh tâm hạnh: They penetrate all sentient beings’ mental actions.

7) Nhập tất cả chúng sanh căn hạnh: They penetrate all sentient beings’ actions of senses.

8) Nhập tất cả chúng sanh giải hạnh: They penetrate all sentien beings’ actions of understanding.

9) Nhập tất cả chúng sanh phiền não tập khí hạnh: They penetrate all sentient beings’ actions of afflictions and habit energies.

10) Nhập tất cả chúng sanh giáo hóa điều phục thời và phi thời hạnh: They penetrate all sentient beings’ timely and untimely actions of teaching and training.

Mười Pháp Nhập Như Lai Của Chư Bồ Tát: Theo lời Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm (Phẩm 38—Ly Thế Gian), thì có mười cách nhập Như Lai cho chư Bồ Tát—According to the Buddha in The Flower Adornment Sutra (Chapter 38—Detachment From The World), Great Enlightening Beings have ten ways of entering enlightenment.

1) Nhập vô biên thành chánh giác: They enter the boundless realization of true awareness.

2) Nhập vô biên chuyển pháp luân: They enter the boundless turning of the wheel of teaching.

3) Nhập vô biên pháp phương tiện: They enter the boundless means of liberation.

4) Nhập vô biên âm thanh sai biệt: They enter the boundless different explanations.

5) Nhập vô biên điều phục chúng sanh: They enter the boundless taming of sentient beings.

6) Nhập vô biên thần lực tự tại: They enter the boundless command of spiritual powers.

7) Nhập vô biên những thân sai biệt: They enter the boundless different embodiments.

8) Nhập vô biên tam muội: They enter the boundless concentrations.

9) Nhập vô biên lực vô úy: They enter the boundless powers and fearlessnesses.

10) Nhập vô biên thị hiện Niết Bàn: They enter the boundless revelation of nirvana.

Mười Pháp Nhập Tam Muội Của Chư Đại Bồ Tát