PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
Thiện Phúc
TỪ
Từ:
1) Chữ: A phrase—Words—Language.
2) Chữi: To blame—To ridicule—To scold.
3) Đồ Sứ: Porcelain—Chinaware.
4) Người mẹ: Từ mẫu—Mother.
5) Từ ái: Kindness—Loving-kindness to help others joyfully.
6) Từ bi: Tình thương yêu vì đồng cảm nỗi khổ, nên muốn đem lại niềm vui cho người khác, như tình mẹ thương con—Affection as that of a mother—Mercy—Compassion—Tenderness.
7) Từ bỏ: Parityajati (p)—Parityaj (skt)—To abandon—To give up—To leave—To quit—To reject.
8) Từ chỗ: From.
9) Từ khi: Since.
10) Từ Đường: The spring ancestral sacrifice—Ancestral temple or hall.
11) Lòng “Từ” là một trong những cửa ngõ quan trọng đi đến đại giác, vì nhờ đó mà thiện căn lướt thắng mọi hoàn cảnh trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta—Loving-kindness (benevolence) is one of the most important entrances to the great enlightenment; for with it, good roots prevail in all situations in our daily life.
12) Theo Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Quán Chúng Sanh, khi Ngài Văn Thù Sư Lợi đến thăm bệnh cư sĩ Duy Ma Cật, ngài có hỏi: “Bồ Tát quán sát phải thực hành lòng từ như thế nào?”—According to the Vimalakirti Sutra, Chapter Seventh, Contemplating at Living Being, when Manjusri called on to enquire Vimalakirti’s illness, Manjusri asked Vimalakirti: “When a Bodhisattva meditates, how should he practise kindness (maitri)?
· Ông Duy Ma Cật đáp—Vimalakirti replied: Bồ Tát quán sát như thế rồi phải tự nghĩ rằng—When a Bodhisattva has made this meditation, he should think that:
(a) Phải vì chúng sanh nói pháp như trên, đó là lòng từ chân thật: Ought to teach living beings to meditate in the same manner; this is true kindness.
(b) Phải thực hành lòng từ tịch diệt, bởi vì không sanh: Should practise causeless (nirvanic) kindness which prevents creativeness;
(c) Phải thực hành lòng từ không nóng bức, bởi không có phiền não: Should practice unheated kindness which puts an end to klesa (troubles and causes of trouble);
(d) Phải thực hành lòng từ bình đẳng, bởi ba đời như nhau: Should practice impartial kindness which coves all the three periods of time (which means that it is eternal involving past, future and present);
(e) Phải thực hành lòng từ không đua tranh, bởi không có khởi: Should practice passionless kindness which wipes out disputation;
(f) Phải thực hành lòng từ không hai, bởi trong ngoài (căn trần) không hiệp: Should practice non-dual kindness which is beyond sense organs within and sense data without;
(g) Phải thực hành lòng từ không hoại, bởi hoàn toàn không còn: Should practice indestructible kindness which eradicates all corruptibility;
(h) Phải thực hành lòng từ kiên cố, bởi lòng không hủy hoại: Should practice stable kindness which is a characteristic of the undying self-mind;
(i) Phải thực hành lòng từ thanh tịnh, bởi tánh các pháp trong sạch: Should practice pure and clean kindness which is spotless like Dharmata;
(j) Phải thực hành lòng từ vô biên, bởi như hư không: Should practice boundless kindness which is all-pervasive like space;
(k) Phải thực hành lòng từ của A la hán, vì phá các giặc kiết sử: Should practice the kindness of the arhat stage which destroys all bondage;
(l) Phải thực hành lòng từ Bồ Tát, ví an vui chúng sanh: Should practice the Bodhisattva kindness which gives comfort to living beings;
(m) Phải thực hành lòng từ của Như Lai, vì đặng tướng như như: Should practice the Tathagata kindness which leads to the state of thatness;
(n) Phải thực hành lòng từ của Phật, vì giác ngộ chúng sanh: Should practice the Buddha kindness which enlightens all living beings;
(o) Phải thực hành lòng từ tự nhiên, vì không nhơn đâu mà đặng: Should practice spontaneous kindness which is causeless;
(p) Phải thực hành lòng từ Bồ Đề, vì chỉ có một vị: Should practice Bodhi kindness which is one flavour (i.e. uniform and unmixed wisdom);
(q) Phải thực hành lòng từ vô đẳng, vì đoạn các ái kiến: Should practice unsurpassed kindness which cuts off all desires;
(r) Phải thực hành lòng từ đại bi dẫn dạy cho pháp Đại Thừa: Should practice merciful kindness which leads to the Mahayana (path);
(s) Phải thực hành lòng từ không nhàm mỏi, quán không, vô ngã: Should practice untiring kindness because of deep insight into the void and non-existent ego;
(t) Phải thực hành lòng từ pháp thí không có luyến tiếc: Should practice Dharma-bestowing (dana) kindness which is free from regret and repentance;
(u) Phải thực hành lòng từ trì giới để hóa độ người phá giới: Should practice precepts (sila) upholding kindness to convert those who have broken the commandments;
(v) Phải thực hành lòng từ nhẫn nhục để ủng hộ người và mình: Should practice patient (ksanti) kindness which protects both the self and others;
(w) Phải thực hành lòng từ tinh tấn để gánh vác chúng sanh: Should practice Zealous (virya) kindness to liberate all living beings;
(w1) Phải thực hành lòng từ thiền định không thọ mùi thiền: Should practice serene (dhyana) kindness which is unaffected by the five senses;
(w2) Phải thực hành lòng từ trí tuệ, đều biết đúng nhịp: Should practice wise (prajna) kindness which is always timely;
(w3) Phải thực hành lòng từ phương tiện, thị hiện tất cả: Should practice expedient (upaya) kindness to appear at all times for converting living beings;
(w4) Phải thực hành lòng từ không ẩn dấu, lòng ngay trong sạch: Should practice unhidden kindness because of the purity and cleanness of the straightforward mind;
(w5) Phải thực hành lòng từ thâm tâm, không có hạnh xen tạp: Should practice profound minded kindness which is free from discrimination;
(w6) Phải thực hành lòng từ không phỉnh dối, không có lừa gạt: Should practice undeceptive kindness which is faultless;
(w7) Phải thực hành lòng từ an vui, làm cho tất cả được sự an vui của Phật. Lòng từ của Bồ Tát là như thế đó: Should practice joyful kindness which bestows the Buddha joy (in nirvana). “Such are the specialities of Bodhisattva kindness.”
Từ Ác Nhân Tới Bồ Đề Chỉ Cách Nhau Một Bức Màng Mỏng: From being a devil to a Bodhiattva only separated by a thin layer.
Từ Ân:
1) Từ bi và ân huệ: Compassion and grace, merciful favour.
2) Tên một tự viện ở Lạc Dương dưới thời nhà Đường, nơi trụ trì của ngài Khuy Cơ, sơ tổ của Pháp Tướng Tông. Ngài là đệ tử và cũng là người đã hợp tác với Huyền Trang Tam tạng Pháp Sư trong công tác dịch thuật. Ngài thị tịch năm 682 sau Tây Lịch: Name of a temple in Lo-Yang, under the T’ang dynasty, which gave its name to K’uei-Chi, founder of the Dharmalaksana school (Consciousness-Only Sect). He was a disciple of and collaborator with Hsuan-Tsang, and died around 682 A.D.
3) Tên của một ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc trong quận 11, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được xây năm 1957. Vào năm 1967, Hòa Thượng Hoàng Tu, thuộc phái Thiền Tào Động, trùng tu chùa với kiến trúc ba tầng trên một diện tích 1.500 mét vuông. Trong Chánh điện có thờ tôn tượng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, tượng bằng đồng, cao 1 thước rưỡi—Name of a famous pagoda located in the Eleventh district, Saigon City, South Vietnam. It was built in 1957. In 1967 Most Venerable Hoàng Tu, belonging to the Tào Động Sect, had the pagoda restored with three floors in an area of 1,500 square meters. In the Main Hall, there is an ancient statue of Avalokitesvara Bodhisattva, made of bronze, 1.5 meters high.
Từ Ân Sắc Tứ Tự: Tên của một ngôi chùa cổ tọa lạc trong quận Tân Bình, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được Tổ Phật Ý xây trước năm 1752 tại thôn Tân Lộc, xã Minh Hương, quận Tân Bình. Đến năm 1752, tổ biến nơi đây thành Từ Ân Tự. Trong lúc chiến tranh với quân Tây Sơn, Chúa Nguyễn Ánh đã lưu trú tại đây, trong khi Hoàng Hậu thì ở chùa Tường Khải, Diên Hoàng Tử Đởm, tức vua Minh Mạng sau nầy, đã được hạ sanh tại đây năm 1791. Năm 1802, chùa được xây dựng lại. Năm 1822 vua Minh Mạng ban tặng bản sắc “Sắc Tứ Từ Ân Tự.” Vào cuối thế kỷ thứ 19, chùa được dời về cất lại tại Phú Lâm, bên cạnh rạch Ông Buông, tức vị trí hiện nay—Name of an ancient temple, located in Tân Bình district, Saigon City, South Vietnam. The temple was built by Patriarch Phật Ý in Tân Lộc hamlet, Minh Hương village, Tân Bình district. In 1752, the Patriarch turned it into Từ Ân Temple. During the wartime against Tây Sơn, Lord Nguyễn Vương stayed at this temple, and the Queen stayed at Khải Tường temple where Prince Đởm, the so called King Minh Mạng, was born in 1791. In 1802, it was rebuilt. In 1822, King Minh Mạng offered it a board entitled “Royal Recognized Từ Ân Pagoda.” In late nineteenth century, it was rebuilt in Phú Lâm, located by Ông Buông canal, the present location.
Từ Ân Tam Tạng: Biệt hiệu của Ngài Huyền Trang Tam Tạng Pháp Sư—Another name of Tripitaka Master Hsuan-Tsang.
Từ Ân Tam Tạng Pháp Sư Truyện: Truyện ký về Ngài Huyền Trang Tam Tạng Pháp Sư—The Records of the Tripitaka Master Hsuan-Tsang—See Hsuan-Tsang in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Huyền Trang in Vietnamese-English Section.
Từ Ân Tự: Tên ngôi chùa ở Lạc Dương (một trong 16 ngôi chùa do hoàng hậu Vân Đức xây dựng khi vua Đường Cao Tông còn là Thái tử. Chùa nằm về phía đông nam huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây, và phía bắc Khúc Giang. Chùa được xây trên nền chùa Vô Lượng đời nhà Tùy, phía nam trông ra Hoàng Cừ, tùng trúc xum xuê, phía tây là ngọn tháp Phù Đồ cao 7 tầng (300 thước), về sau nầy gọi là tháp Đại Nhạn. Chùa được Ngài Huyền Trang xây để dịch kinh. Chính nơi đây Ngài Huyền Trang đã dịch trên 40 bộ kinh gồm hơn 400 quyển. Đệ tử của Ngài Huyền Trang là Khuy Cơ cũng trụ trì tại chùa nầy và lập nên Từ Ân Tông. Chùa hiện nay vẫn còn, nằm về phía nam của thành phố Tây An chừng 2 dậm)—Name of a temple in Lo-Yang—See Từ Ân (2).
Từ Ấy: Ever since then—From that time.
Từ Bi: Karuna (skt).
1) Compassion—Mercy—The mercy of the Buddha is universal for all—Compassionate—Merciful—Benevolent—See Karuna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section—Từ bi là một trong những cửa ngõ quan trọng đi đến đại giác, vì nhờ đó mà thiện căn lướt thắng và cũng từ đó mà chúng ta không làm tổn hại chúng sanh. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “An trụ trong căn nhà Từ Bi ấy chính là một nơi kiên cố nhất, nơi bảo vệ cho thân tâm ta được an toàn trước mọi kẻ thù phiền não và sân hận. Nơi đó ta sẽ có sự an lạc.” Thế nên, Phật tử chơn thuần nên luôn xem từ bi lớn làm nhà, nhu hòa nhẫn nhục làm y áo, và các pháp không làm tòa—Loving-kindness (benevolence) and compassion are some of the most important entrances to the great enlightenment; for with it good roots prevail in all situations in life, also with it we do not kill or harm living beings. In the Dharmapada Sutra, the Buddha taught: “To dwell in the house of Compassion is the safest, for it protects our minds and bodies from the enemies of hatred and afflictions. It allows us to have peace and contentment.” Thus, sincere Buddhists should always consider great pity and compassion their room, gentleness and patience the robes, and the emptiness of all phenomena the seat.
2) See Từ (5) and (9) in Vietnamse-English Section and Kinh Từ Bi in Appendix E.
Từ Bi Hoàn Toàn Khác Với Ái Kiến: Compassionate is totally different from love.
Từ Bi Hỷ Xả: See Tứ Vô Lượng Tâm.
Từ Bi Không Làm Tổn Hại: Avihimsa-samkappa (p)—Compassion or non-harm.
Từ Bi Pháp Duyên: See Pháp Duyên (2).
Từ Bi Quán: Một trong năm pháp quán tâm, lấy từ bi diệt trừ sân hận—One of the five-fold procedures for quieting the mind, the compassion-contemplation, in which pity destroys resentment—See Ngũ Đình Tâm Quán (2).
Từ Bi Tâm: Heart of compassion or compassionate mind (mercy—benevolence)—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, sao gọi là Từ Bi Tâm? Từ bi là lòng xót thương cứu độ mà lìa tướng và không phân biệt chấp trước. Nghĩa là thương xót cứu độ mà không có hậu ý lợi dụng. Chẳng hạn như vì thấy người giàu đẹp, sang cả, vân vân, nên giả bộ ‘Từ Bi’ để dụng ý và mưu tính các việc riêng tư có lợi cho mình. Đây chỉ được gọi là ‘Ái Kiến,’ nghĩa là thấy giàu đẹp mà sanh khởi lòng thương theo lối trói buộc của chúng sanh, chớ không phải là Từ Bi—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, what is the ‘compassionate mind?’ To be compassionate is to pity and to be empathetic, wishing to help and rescue others without having discriminations or attachment to various characteristics. This means ‘altruism’ or to have mercy and compassion, wishing to help others but not to have any intention of taking advantages. For instance, seeing someone rich, beautiful, etc, one pretends to be compassionate by helping, but having ulterior motives of self-gain. This is called “Desirous Views,” or developing love and lust when seeing wealth and beauty according to binding ways of sentient beings; thus, to act in this way cannot be called being ‘compassionate.’
**For more information, please see Mười Hoàn Cảnh Khởi Tâm Đại Bi.
Từ Bi Thất: Theo Kinh Pháp Hoa, thì Từ Bi Thất là tên khác của nơi trú ngụ của Đức Phật—According to the Lotus Sutra, this is the abode of compassion, the dwelling of Buddha.
Từ Bi Trí Tuệ: Compassionate and wisdom.
Từ Bi Vạn Hạnh: Bồ Tát trụ ở tâm đại bi mà tu vạn hạnh, khác nào dùng nước từ bi mà tưới cây vạn hạnh, làm cây xanh tốt (dùng pháp từ bi thì mọi việc đều hanh thông)—Bodhisattva’s tender compassion in all things, or with compassion all things succeed.
Từ Bi Y: Đức danh của pháp y, hay áo cà sa của chư Tăng—Compassionate garment, the monk’s robe.
Từ Biện: Bàn luận sự việc một cách từ bi—To discuss compassionately.
Từ Biệt: To say good-bye—To take leave.
Từ Bỏ: Parityajati (skt)—To give up—To renounce—To abandon—To forsake—To desert—To drop—To quit—To reject—To disregard—To leave.
Từ Bỏ Ác Nghiệp: Abandon negative karma.
Từ Bỏ Cực Đoan: To give up extremes
Từ Bỏ Hình Tướng Bề Ngoài: Renounce all the amenities of the world (external appearances).
Từ Bỏ Tất Cả Là Được Tất Cả (Tịnh Độ): To abandon everything in worldly life means to receive everything in the Pure Land.
Từ Bỏ Thế Tục: Nekkhamma-samkappa (p)—Sau khi nhận ra rằng bản chất của cuộc sống con người là đau khổ, Thái tử Sĩ Đạt Đa ngừng bặt mọi hưởng thụ dục lạc. Ngài nghĩ cách xuất thế gian tìm đường cứu độ. Sau đó ngài trở thành một kẻ không tiền, sống đời lang thang khổ hạnh, những mong đạt được đại giác. Ngài đã tự hành hạ thân xác và tu hạnh ép xác. Tuy nhiên, sau sáu năm khổ hạnh trong vô vọng, thân xác Ngài chỉ còn lại bộ xương. Ngài bèn đổi cách và bỏ cách tu vô dụng. Ngài từ bỏ nhị biên, đi theo con đường trung đạo và thành Phật vào năm 35 tuổi—Renunciation—After realizing all nature of life and human suffering in life, Crown Prince Siddhartha stopped enjoying worldly pleasures. He thought of leaving the world in search of truth and peace. He then became a penniless wandering ascetic to struggle for enlightenment. He did many penances and underwent much suffering. He practiced many forms of severe austerity. However, he got no hope after six years of torturing his body so much that it was reduced to almost a skeleton. He changed his method as his penances proved useless. He gave up extremes and adopted the Middle Path and became a Buddha at the age of 35.
Từ Chối: To decline—To deny—To refuse.
Từ Chức: To resign—To give up one’s appointment .
Từ Chương:
1) Văn chương: Literature.
2) Học thuộc lòng chứ không có óc sáng tạo: To learn by memory without any inventive or creative ideas.
Từ Đàm: Tên của một ngôi chùa cổ ở Trung Việt. Từ thuở khai sơn chùa có tên là Ấn Tôn, chỉ là một am tranh do Hòa Thượng Minh Hoằng Tử Dung xây vào khoảng năm 1690. Năm 1703, chúa Nguyễn Phước Tần chính thức công nhận tên chùa Ấn Tôn. Năm 1814, Hòa Thượng Đạo Trung Viên Minh, trụ trì chùa đã khởi công trùng tu. Ngài Đạo Trung Viên Minh đồng thời còn là trụ trì chùa Thiên Mụ. Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa là Từ Đàm. Năm 1961, chùa được trùng tu đại qui mô, mở rộng chu vi nhà chùa; chánh điện, nhà Tổ, phòng trụ trì, và Tăng xá đều được trùng tu—Name of an old temple in Central Vietnam. At first, the temple with the name of Ấn Tôn, was only a thatched small temple, built by Most Venerable Minh Hoằng Tử Dung in about 1690. In 1703, Lord Nguyễn Phước Tần officially recognized the temple with the name Ấn Tôn. In 1841, king Thiệu Trị changed the name of the temple to Từ Đàm. In 1961, the temple was reconstructed in a large scale. Its grounds were enlarged, the main hall, the worship house dedicated to the founder of the temple, the headmonk’s residence, and houses for staff were also rebuilt.
Từ Điển: Dictionary—Phrase-book.
Từ Đó: From (since) that time.
Từ Đời Nầy Sang Kiếp Khác: From lifetime to lifetime—From generation to generation.
Từ Đường: Ancestral temple or hall.
Từ Đường Ngân: Lễ cúng người quá vãng—An endowment for masses to be said for the departed.
Từ Giã: To bid farewell to someone—To say good-bye.
Từ Giã Cõi Đời: To bid farewell to this world.
Từ Hàng: Tiếng sủa của từ bi, ý nói có người bề ngoài trông dữ dằn, ăn nói rổn rảng, nhưng trong lòng luôn có từ tâm (khẩu xà tâm Phật)—The bark of mercy.
Từ Hiếu: Tên của một ngôi chùa cổ tại Huế, Trung Việt. Sự xây dựng chùa gắn liền với hành trạng của Hòa Thượng Tánh Thiên Nhất Định vào khoảng giữa thế kỷ thứ 19. Năm 1848, các vị thái giám và cung giám trong đại nội đã phát tâm tái thiết chùa, mở rộng qui mô chánh điện gồm ba gian hai chái, tôn trí tượng Phật Tam Thế, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tượng Long Thiên Hộ pháp và tượng Quan Thánh. Phía sau xây Thống Hội đường thờ các hương linh các thái giám và cung giám quá cố, trong đó có án thờ Tả quân Lê Văn Duyệt. Năm 1865, các vị cung giám lại tiếp tục trùng tu. Năm 1894, Hòa Thượng Cương Kỷ lại tiếp tục trùng tu với sự giúp đở của vua Thành Thái, các thái giám và quan lại. Năm 1931, xây hồ bán nguyệt ở phía trong cổng tam quan. Năm 1962 chỉnh trang toàn cảnh. Năm 1971 tu bổ cổng tam quan và Tăng xá. Chùa Từ Hiếu là một tổ đình nổi tiếng. Ngày xưa là một trong những nơi tàng bản, ấn hành kinh luật của sơn môn Huế. Nơi đây cảnh sắc hữu tình, với đồi thông bốn mùa xanh rì , dòng khe trong vắt, lại xa phố phường nên càng thanh tịnh. Chung quanh chùa lại còn những vết tích xưa. Phía trước chùa là nền cũ thảo am Tường Vân, làm khu lăng mộ của nhà thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, khi sống đã gắn bó với An Dưỡng Am, khi mất lại lấy nơi nầy làm vĩnh trạch. Phía sau chùa là khu nghĩa địa của các thái giám, có bia văn của học sĩ Cao Xuân Dục. Phía tây chùa là lăng mộ bà Chiêu Nghi phu nhân, một ái phi của chúa Võ Vương Nguyễn Phước Hoạt với ngôi bia danh tiếng của quan hàn lâm đương thời—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. The building of this temple was closely linked with Most Venerable Tánh Thiên Nhất Định’s activities in the middle of the nineteenth century. In 1848, the eunuchs of the throne committed themselves to rebuilt the temple, enlarging the structure with a three-part main hall with two side-rooms which is dedicated to statues of the Buddhas of the Past, Present and Future, statue of Avalokitesvara Bodhisattva, statues of the guardian spirits Long Thiên and that of Quan Thánh. In the back was Thống Hối Đường worship with altars of dead eunuchs, among which there was the altar of General Lê Văn Duyệt. In 1865, eunuchs carried out more reconstructions. In 1894, Most Venerable Cương Kỷ rebuilt the temple with the aid of king Thành Thái. In 1931, a half-moon form lake was built behind the three-entrance gate. In 1962, the overall sight of the temple was ameliorated. In 1971 the three-entrance gate and staff houses were rebuilt. Từ Hiếu is a famous patriarchal temple. Formerly here was an archive and a publishing house for canon and documents of Buddhist laws of the clergy in Huế. Its sights are romantic with the evergreen pines and the small glass-clear brook in front. The atmosphere around is pleasantly quiet thanks to the long distance between the temple and the noisy city. Also relics of the old days can be found about the place. Before the temple is the old site of the thatched temple Tường Vân, now burial place of Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, the poet who attached himself to An Dưỡng worship house when he was living, and chose this site for his tomb after his death. In the back of the temple is the cemetery for the eunuchs with the stele inscribed by the scholar Cao Xuân Dục. To the west is the tomb of lady Chiêu Nghi, a secondary wife of Lord Võ Vương Nguyễn Phước Hoạt, with the famous stele written by a member of the Royal Academy.
Từ Huấn: Maternal instructions.
Từ Khi: Since.
Từ Khước: To deny—To decline—To withhold—To refuse.
Từ Kính: Loving reverence.
Từ Lâm: Tên của một ngôi cổ tự ở Huế, Trung Việt. Chùa tọa lạc trên đồi Quảng Tế, phía tây nam phủ Phú Xuân, nay là phía tây bắc Đàn Nam Giao. Chùa do Hòa Thượng Từ Lâm khai sơn vào cuối thế kỷ thứ 17. Dưới thời Tổ Liễu Quán, chùa vẫn còn là một thảo am. Duới thời chúa Nguyễn Phước Hoạt, đệ tử tổ Liễu Quán là đại sư Tế Ngữ đã mở rộng quy mô chùa Từ Lâm. Nhưng từ năm 1775 đến đầu những năm 1800, chùa Từ Lâm trở nên điêu tàn vì chiến tranh. Đầu thời vua Thiệu Trị, Hòa Thượng Đạo Thành đã trùng tu chùa. Dưới thời vua Khải Định, chùa Từ Lâm được chuyển nhượng cho một người con của Tùng Thiện Vương và con cháu tiếp tục quản lý ngôi chùa cho đến năm 1970 thì chùa trở nên hoang phế. Cuối thập niên 80, thầy Phước Huệ đảm nhận việc trùng tu ngôi cổ tự nầy—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. The temple is located on hill Quảng Tế, southwest of Phú Xuân Capital, now northwest of the Altar to Heaven of the Nguyễn Kings. When Patriarch Liễu Quán stayed there, Từ Lâm was still a thatched temple. During the reign of Lord Nguyễn Phước Hoạt, a disciple of Patriarch Liễu Quán, great master Tế Ngữ, enlarged the structure of Từ Lâm temple. However, from 1775 until the beginning of 1800s, Từ Lâm was devastated by war. In the early years of king Thiệu Trị, Most Venerable Đạo Thành rebuilt the entire temple. During the reign og king Khải Định, Từ Lâm was transferred to a son of Tùng Thiện Vương, and his children and grandchildren continued to take care of the temple until 1970, the temple became ruined. In the 1980s, Venerable Phước Huệ was asked to rebuilt the temple.
Từ Lâm Đại Sư: Great master Từ Lâm—Hòa Thượng Từ Lâm là một du Tăng Trung Hoa đã đến Thuận Hóa trong đợt Tổ Nguyên Thiều sang Quảng Đông mời các danh Tăng về Thuận Hóa sung vào ban thập sư truyền giới tại giới đàn chùa Thiên Mụ. Ngài thị tịch vào đầu thế kỷ thứ 18, tháp mộ của ngài được xây ngay trong sân chùa Từ Lâm—Most Venerable Từ Lâm was a Chinese wandering monk who came to Thuận Hóa on the occasion when Patriarch Nguyên Thiều returned to Kuang-Chou to seek celebrated Chinese monks for the ten-monk committee for a regulation-affirming ceremony at Thiên Mụ temple. He passed away in the early eighteenth century. His stupa was erected in the garden of Từ Lâm temple.
Từ Lê Bạt Ma: See Harivarman in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Từ Lê Lặc: Haritaki (skt)—Một loại cây có sớ màu vàng, mọc nhiều ở miền đông Ấn Độ, dùng làm thuốc hay làm mực—The yellow Myrobalan tree and fruit, grown in East India, used for medicine, or ink.
Từ Lợi: Hari (skt)—Còn gọi là Từ Lê, có nghĩa là con sư tử—A lion—Tawny.
Từ Lợi Chi Xá: Harikesa (skt).
1) Bờm sư tử: Lion’s mane.
2) Có tóc màu vàng: Yellow-haired.
3) Tên của một loài Dạ Xoa: Name of a yaksa.
Từ Lợi Để: Hariti or Ariti (skt)—Còn gọi là A Lợi Đế, A Lợi Để, hay Từ Lợi Đế.
1) Hấp dẫn: Charming.
2) Màu xanh đậm: Dark green.
3) Tàn bạo: Cruel.
4) Tên của một loài La Sát Nữ, mẹ của loài quỷ, thề sát hại tất cả trẻ nít trong thành Vương Xá, nhưng về sau được Phật chuyển hóa, quy-y Phật và trở thành người hộ trì cho Ni chúng. Ngày nay các ni viện đều có thờ hình bà bồng đứa trẻ: Mother of demons, a raksasi who was under a vow to devour the children of Rajagrha, but was converted by the Buddha, and became the guardian of nunneries, where her image, carrying a child or in children’s ailments.
Từ Lợi Để Mẫu: Hariti or Ariti (skt)—See Từ Lợi Để.
Từ Lộ: Phật rãi mưa từ bi tưới tẩm con người—The Buddha makes rain down compassion on men.
Từ Lực: The compassionate power.
Từ Lực Vương: Maitribala-raja (skt)—Còn gọi là Di Khư Bạt La, hay Di La Bạt La, tên một vị vương có lòng từ bao la, tiền thân của Phật Thích Ca khi Ngài còn tu hành thập thiện, mọi người đều trì giới và tu hành tam nghiệp thanh tịnh nên quỷ thần không có thịt thú để ăn. Bấy giờ có 5 quỷ dạ xoa không chịu được đói khát, bèn đến gặp ngài. Ngài bèn lấy máu của chính mình mà bố thí cho chúng, và phát nguyện sau nầy thành Phật sẽ bố thí pháp thực cho chúng—King of merciful virtue, or power, a former incarnation of the Buddha when, as all his people had embraced the vegetarian life, and yaksas had no animal food and were suffering, the king fed five of them with his own blood, and he vowed that when he became enlightened he would save all of them with his doctrine.
Từ Mẫn: Kindness.
Từ Mẫu: Kind mother.
Từ Minh: Một vị sư nổi tiếng đời nhà Tống—Tzu-Ming, a noted monk of the Sung dynasty—See Từ Minh Sở Viện Thiền Sư.
Từ Minh Sở Viện Thiền Sư: Zen master Tzu-Ming-Chu-Yuan—Thiền Sư Từ Minh Sở Viện ở Thạch Sương sanh năm 986, là đệ tử của Thiền Sư Phần Dương Thiện Châu—Zen master Tzu-Ming-Sở Viện ở Thạch Sương sanh năm 986, là đệ tử của Fan-Yang-Shan-Chou.
· Sư đến Phần Dương đã hai năm mà chưa được nhập thất (thấy tánh để được thầy gọi vào trong trượng thất dạy riêng). Mỗi khi sư vào thưa hỏi, chỉ bị Phần Dương mắng chửi thậm tệ, hoặc nghe chê bai những vị khác, nếu có dạy bảo chỉ toàn là lời thế tục thô bỉ. Một hôm sư trách: “Từ ngày đến pháp tịch này đã qua mất hai năm mà chẳng được dạy bảo, chỉ làm tăng trưởng niệm thế tục trần lao, năm tháng qua nhanh việc mình chẳng sáng, mất cái lợi của kẻ xuất gia.” Sư nói chưa dứt, Phần Dương nhìn thẳng vào sư mắng: “Đây là ác tri thức dám chê trách ta.” Phần Dương nổi nóng cầm gậy đuổi đánh. Sư toan la cầu cứu, Phần Dương liền bụm miệng sư. Sư chợt đại ngộ, nói: “Mới biết đạo của Lâm Tế vượt ngoài thường tình.” Sư ở lại đây hầu hạ bảy năm—Tzu-Ming came to Fen-Yang for more than two years. One day he asked Zen master Fen-Yang: “I’ve been here for two years and you haven’t given me any instruction! You’ve just increased the world’s vulgarity, dust, and toil, while the years and months fly away. Even what I knew before is no longer clear, and I’ve lost whatever good came from leaving home.” But before Shi-Shuang could finish speaking, Fen-Yang glared at him fiercely and cursed him, saying: “What you know is vile! How dare you sell me short!” So saying, Fen-Yang picked up his staff to drive Shi-Shang away. Shi-Shuang tried to plead with him, but Fen-Yang covered Shi-Shuang's mouth with his hand. At that moment, Shi-Shuang realized great enlightenment. He then exclaimed: “It’s knowing the extraordinary emotion of Lin-Chih’s way!”
· Một hôm sư thượng đường: “Thuốc nhiều bệnh lắm, lưới dày cá đặc.” Liền bước xuống tòa—One day, Shi-Shuang addressed the monks, saying: “The more medicine that is used, the worse the disease becomes. The finer the fishing net mesh, the more fish that escape.” Shi-Shuang then left the hall.
· Sư đến kinh nhận danh dự từ vua Tống Nhơn Tông, trên đường trở về sư trúng phong, sư bảo thị giả: Ta vừa bị trúng phong.” Miệng sư méo qua một bên. Thị giả nói: “Lúc bình thường quở Phật mắng Tổ, hôm nay lại thế ấy?” Sư bảo: “Đừng lo, ta sẽ vì ngươi sửa ngay lại.” Nói xong sư lấy tay sửa lại, miệng ngay như cũ, sư nói: “Từ nay về sau chẳng nhọc đến ngươi.” Sư nói: “Từ đây về sau chẳng giởn với ngươi nữa.” Đến năm sau (1041) ngày năm tháng giêng, sư thị tịch—Shi-Shuang received honors from Emperor Ren-Zong, and during the return trip to his temple he said to his attendant: “I feel a paralizing wind.” Shi-Shuang’s mouth became crooked. His attendant stopped and said: “What should we do? You’ve spent your whole life cursing the Buddhas and reviling the ancestors. So now what can you do?” Shi-Shuang said: “Don’t worry. I’ll straighten it for you.” He then used his hand to straighten his mouth. Then Shi-Shuang said: “From now on I won’t play any more jokes on you.” The next year, on the fifth day of the first month, the master passed away.
Từ Môn: Phật giáo còn được gọi là “từ môn,” vì chư Phật và chư Bồ Tát từ trong tâm của mình phát ra công đức cũng như các phương tiện thiện xảo để cứu độ chúng sanh—The gate of mercy, Buddhism.
Từ Nan: To refuse.
Từ Nay: From now forward—From this time onwards—Henceforth—Hence.
Từ Nghiêm:
1) Mẹ Cha: Mother and father—The maternal-cum paternal spirit.
2) Từ bi mà nghiêm khắt: Compassion and strictness.
3) Tên của một ngôi chùa nổi tiếng nằm trong quận 10, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Từ trước chùa chỉ là một ngôi am nhỏ lợp tranh do Thượng Tọa Đạt Từ trụ trì. Đến năm 1955, Ni chúng phát triển mạnh nên Thượng Tọa đã nhường hẳn ngôi chùa nầy cho Ni và ngài trở về chùa Ấn Quang tu hành. Vào hai ngày 6 và 7 tháng 10 năm 1956, Giáo Hội Tăng Già Việt Nam đã tổ chức đại hội thành lập Ni Bộ Nam Việt, trụ sở đặt tại chùa Từ Nghiêm. Chùa còn là một trong những Phật Học Viện của Ni Bộ bên cạnh các chùa Diệu Đức và chùa Hồng Ân ở Huế, và chùa Dược Sư ở Sài Gòn. Chùa được trùng tu năm 1959 và hoàn tất năm 1962. Từ năm 1964, chùa là trụ sở của Ni Bộ Bắc Tông—Name of a famous pagoda located in the tenth district, Saigon City, South Vietnam. At first, it was a small thatched pagoda headed by Venerable Đạt Từ. In 1955, the number of nuns developed strongly so the Venerable offered the pagoda to them and returned to Ấn Quang pagoda to practise Dharma. On the sixth and seventh of October in 1956, the South Vietnam Buddhist Sangha Association held a Congress to establish the South Vietnam Nun Association and chose Từ Nghiêm Pagoda as its office. In addition to Diệu Đức, and Hồng Ân Pagodas from Huế, and Dược Sư Pagoda from Saigon City. Từ Nghiêm Pagoda is one of Buddhist Studies for nuns. It was rebuilt in 1959 and completed in 1962. Since 1964, Từ Nghiêm Pagoda has been a place for the office of Mahayana Nuns’ Department.
Từ Ngữ: Expression.
Từ Nhãn: Ánh mắt từ bi của Đức Phật—The compassionate eye of Buddha.
Từ Nhẫn: Hai trong tam quỹ, từ bi và nhẫn nhục—Two of the three souces of cultivation, compassion and patience, compassionate tolerance—See Tam Quỹ in Vietnamese-English Section.
Từ Nhượng: To refuse to make concessions.
Từ Phàm Phu Lên Phật, Chỉ Cách Nhau Một Sợi Chỉ: From ordinary people to Buddha, separated only by a thread.
Từ Phật Mạ Tổ: Mắng Phật chữi Tổ—To scold a Buddha and abuse or blame an elder.
Từ Phong Hải Quýnh: See Hải Quýnh.
Từ Phụ: Kind father.
Từ Quang: Ánh hào quang đại từ đại bi của chư Phật và chư Bồ Tát—Merciful light, that of the Buddhas, and Bodhisattvas.
Từ Tạ: To take leave and to thank.
Từ Tâm: Một trong Tứ Vô Lượng Tâm, cái tâm muốn mang lại cho tha nhân niềm an lạc—One of the four immeasurables, a kind heart, or a compassionate heart—See Tứ Vô Lượng Tâm.
Từ Thạch: Đá nam châm—A lodestone—Magnet.
Từ Thâm Tâm Khẩn Thiết: From the depth of our earnest mind.
Từ Thân: Kind parents.
Từ Thị: Đức Từ Thị, theo tên gọi cũ là Đức Di Lặc—The compassionate one, Maitreya—See Maitreya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Từ Thiện: Benevolent—Charitable.
Từ Thủy: Lòng từ ví như nước cam lồ rưới nhuận nhân sinh—Mercy as water fertilizing the life.
Từ Tôn: Còn gọi là Từ Thị Bồ Tát hay Đức Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật—The compassionate honoured one, Maitreya.
Từ Trần: To pass away—To die.
Từ Tử: Đệ tử của Đức Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật (trong khi đệ tử của Đức Phật Thích Ca gọi là Thích tử)—Sons of compassion, i.e. the disciples of Maitreya.
Từ Tức Đa: Hasta (skt)—Cánh tay hay bàn tay—An arm—A hand.
Từ Vân:
1) Lòng từ bi quảng đại của Đức Phật được ví như đám mây lành che chở cho thế giới chúng sanh: The over-spreading, fructifying cloud of compassion, the Buddha-heart.
2) Từ Vân còn là tên của một vị sư nổi tiếng đời nhà Tống (ngài Linh Ứng ở chùa Thiên Trúc Linh Sơn, thuộc tỉnh Hàng Châu. Ngài tên là Tuân Thức, tự là Trí Bạch, sư quê Ninh Hải Thiên Thai. Sư từng đốt một ngón tay trước tượng Đức Phổ Hiền ở chùa Quốc Thanh phát nguyện truyền bá giáo lý Thiên Thai. Ngài được vua Tống Chân Tông ban cho tước hiệu Từ Vân. Ngài thị tịch năm 69 tuổi): Tzu-Yun is also the name of a noted monk during the Sung dynasty.
Từ Vô Lượng Tâm: Boundless kindness—See Tứ Vô Lượng Tâm.
Từ Vô Ngại Trí: Pratimsamvid (skt)—Một trong tứ vô ngại, trí không bị ngăn ngại bởi ngôn từ—Unhindered knowledge of all languages or terms, one of the four unobstructed eloquences—See Tứ Vô Ngại (3).
Từ Vô Thỉ: From beginningless time—From time immemorial.
Từ Vô Thỉ Chúng Sanh Đã Gây Tạo Nhiều Ác Nghiệp, Đều Do Tam Độc Tham, Sân, Si, Nay Xin Chí Thành Sám Hối: From beginningless time, sentient beings have being doing all kinds of evil deeds, caused by greed, anger and ignorance, now vow to sincerely repent them all.
Từ Xa: From afar.
Từ Ý: Tâm từ ý mẫn—The mind or spirit of compassion and kindness.
Tưû:
(A) Con: Kumara (skt)—Son—Seed.
(B) Chết: Maranga (skt)—to die—Death—
There are two kinds of death:
1) Tận mệnh Tử: Natural death.
2) Ngoại duyên Tử: Violent death—Death caused by external causes.
Tử Biệt: Separated by death.
Tử Biệt Khổ: Chia lìa xa cách vì người thân yêu chết là khổ—Suffering of separation from whom we love dies—The misery or pain of death (one of the four sufferings).
Tử Chí: Decided to die.
Tử Dung Minh Hoằng: Thiền Sư Tử Dung Minh Hoằng—Zen Master Tử Dung Minh Hoằng—Thiền sư Trung Hoa, quê ở Quảng Đông. Ngài là Pháp tử đời thứ 34 dòng Thiền Lâm Tế. Năm 1665, ngài theo Thiền sư Nguyên Thiều sang Việt Nam và trụ tại Thuận Hóa. Sau đó ít lâu, vào khoảng năm 1690, ngài đã dựng nên một ngôi thảo am tên Ấn Tôn giữa vùng đồi núi cây cối um tùm, cảnh sắc tiêu sơ trên ngọn đồi Long Sơn để tu tập. Năm 1703, chúa Nguyễn Phước Châu đã ban cho chùa biển ngạch sắc tứ Ân Tông Tự, về sau chùa nầy được vua Thiệu Trị đổi tên thành chùa Từ Đàm. Ngài truyền pháp cho Tổ Liễu Quán. Ngài thị tịch ở đâu và hồi nào không ai biết—A Chinese monk from Kuang-Tung. He was the Dharma heir of the thirty-fourth generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1665, he followed Most Venerable Nguyên Thiều to arrive in Vietnam and stayed in Thuận Hóa. Sometime later, maybe in 1690, he built a thatched house in a desolate area in deep forest on Hill Long Sơn. In 1703, Lord Nguyễn Phước Châu officially recognized the temple with the Ấn Tông. Later, king Thiệu Trị gave an edict for the temple name to change to Từ Đàm. He transmitted his Dharma to Zen Master Liễu Quán. His whereabout and when he passed away were unknown.
Tử Đạo: Phận làm con—Filial duty.
Tử Đoạn: Cắt đứt nhân sanh ra phiền não trong luân hồi sanh tử—To cut off the seed which produces the miseries of transmigration.
Tử Hải: Biển sanh tử luân hồi—The sea of mortality.
Tử Hình: Death penalty.
Tử Hợp Quốc: Kukyar (skt)—Một xứ nằm về phía Tây của Khotan—A country west of Khotan.
Tử Khổ: Nỗi khổ sở hay đau đớn lúc chết, một trong bốn nỗi khổ—The misery or pain of death, one of the four sufferings.
Tử Linh: Vong linh của người chết—The spirit of one who is dead—A ghost.
Tử Lực: The sharp sword of death.
Tử Ma: Demons of death.
Tử Mãn Quả: Một loại trái có rất nhiều hột (trái lựu)—The fruit full of seeds (pomegranate).
Tử Môn: Cửa tử dẫn chúng sanh từ kiếp nầy qua kiếp khác—The gate or border of death, which leads sentient beings from one incarnation to another.
Tử Nạn: Killed in an accident.
Tử Ngữ: Dead language.
Tử Phong: Trận cuồng phong cuối cùng tàn phá thế giới—Destroying wind in the final destruction of the world.
Tử Phược: Nhân trói buộc hay phiền não trong tâm khiến cho con người chẳng được tự tại—The seed bond, or delusion of the mind, which keeps men in bondage.
Tử Quả:
1) Nhân và Quả: Seed and fruit.
2) Nhân sanh Quả: Seed produced fruit.
3) Quả lập thành do nhân phiền não đời trước: The fruit produced by illusion in former incarnation.
Tử Quan: See Tử Môn.
Tử Sanh: Chết sống—Death and life—Mortality—Transmigration.
Tử Sơn: The hill of death.
Tử Tặc: Tử thần—The robber-death.
Tử Tế: Amiable—Nice—Kind—Good.
Tử Thần: Death—The spirit of death.
Những lời Phật dạy về “Tử Thần” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “The spirit of death” in the Dharmapada Sutra:
1) Chẳng phải bay lên không trung, chẳng phải lặn xuống đáy bể, chẳng phải chui vào hang sâu núi thẳm, dù tìm khắp thế gian nầy, chẳng rõ nơi nào trốn khỏi tử thần—Not in the sky, nor in mid-ocean, nor in a mountain cave, nowhere on earth where one can escape from death (Dharmapada 128).
2) Người đắm yêu con cái và súc vật thì tâm thường mê hoặc, nên bị tử thần bắt đi như xóm làng đang say ngủ bị cơn nước lũ lôi cuốn mà không hay—Death descends and carries away that man of drowsy mind greedy for children and cattle, just like flood sweeps away a sleeping village (Dharmapada 287).
3) Một khi tử thần đã đến, chẳng có thân thuộc nào có thể thế thay, dù cha con thân thích chẳng làm sao cứu hộ—Nothing can be saved, nor sons, nor a father, nor even relatives; there is no help from kinsmen can save a man from death (Dharmapada 288).
Tử Thi:
1) Xác chết: Corpse.
2) Ác Tăng: A wicked monk.
Tử Thiền Hòa Tử:
1) Thiền Tăng: A Zen monk.
2) Một từ để mắng trong nhà Thiền: A term of abuse in regard to a monk—Die! Monk—Dead monk!
Tử Thù: Mortal enemy (foe).
Tử Tôn: Children and grandchildren.
Tử Tuyền: Một danh Tăng uyên bác đời Tống, hiệu là Trường Thủy, là tên của quận hạt cố hương; ông có rất nhiều đệ tử. Lúc đầu thì ông chuyên tu Thủ Lăng Nghiêm, sau đó ông chấp nhận tu theo Ngài Hiền Thủ của trường phái Hoa Nghiêm—A famous learned monk Tzu-Hsuan, of the Sung dynasty whose style was Ch’ang-Shui, the name of his district; he had a large following. At first he specialized on the Suramgama; later he adopted the teaching of Hsien-Shou of the Hua-Yen school.
Tử Tướng: Tướng của chúng sanh lúc chết. Xem xét tử tướng của con người có thể biết được nơi vãng sanh tốt hay xấu—The appearance of death. Signs at death indicating the person’s good or evil karma.
Tử Viện: Small courts and buildings attached to a central monastery.
Tử Vong: Dead and gone (lost).
Tử Vương: Diệm Ma Vương—Yama—Lord of death and hell.
Tưï:
1) Tự mình: Sva (skt)—Svayam (skt)—The self—One’s own—Personal—One’s self.
2) “Tự” được dùng với nghĩa đối lại với “tha”: “Self” is used as the opposite of “another” or “other.”
3) Chữ: Aksara (skt)—A letter—Character—Vowel.
4) Lời tựa hay lời mở đầu của một bài kinh: Seriatim (skt)—Preface—Introduction—The opening phrase of a sutra (Thus I have heard)—An opening phrase leading up to a subject.
5) Tiếp Nối: To succeed to—To continue.
6) Tương tự: Apearance of—Seeming as—Like—As.
Tự Ái: Tự thương chỉ có mình, do đó mà gây ra khổ đau phiền não. Chư Phật đoạn diệt “tự ái” nên chứng đắc niết bàn—Self-love—Cause of all pursuit or seeking, which in turn causes all sufferings. All Buddhas put away self-love and all pursuit, or seeking, such elimination being nirvana.
Tự An: To be satisfied (content) with one’s lot.
Tự An Ủi: To advise oneself.
Tự Biện: To stand up for oneself.
Tự Biết: Svabuddhi (skt)—Self-awareness.
Tự Cải: To mend one’s way.
Tự Cảm: Self-induction.
Tự Cao Tự Đại: Proud—Haughty.
Tự Cao Tự Mãn: Vain and conceited.
Tự Cấp: To provide for oneself.
Tự Chế: To restrain oneself.
Đức Phật dạy về Tự Chế trong Kinh Pháp Cú—The Buddha taught about “Restraining oneself” in the Dharmapada Sutra:
1) Người nào nghiêm giữ thân tâm, chế ngự khắc phục ráo riết, thường tu phạm hạnh, không dùng đao gậy gia hại sanh linh, thì chính người ấy là một Thánh Bà la môn, là Sa môn, là Tỳ khưu vậy—He who strictly adorned, lived in peace, subdued all passions, controlled all senses, ceased to injure other beings, is indeed a holy Brahmin, an ascetic, a bhikshu (Dharmapada 142).
2) Biết lấy điều hổ thẹn để tự cấm ngăn mình, thế gian ít người làm được. Người đã làm được, họ khéo tránh hổ nhục như ngựa hay khéo tránh roi da—Rarely found in this world anyone who restrained by modesty, avoids reproach, as a well-trained horse avoids the whip (Dharmapada 143).
3) Các ngươi hãy nỗ lực sám hối như ngựa đã hay còn thêm roi, hãy ghi nhớ lấy chánh tín, tịnh giới, tinh tiến, tam-ma-địa (thiền định) trí phân biệt Chánh pháp, và minh hành túc để tiêu diệt vô lượng thống khổ—Like a well-trained horse, touch by the whip, even so be strenuous and zealous. By faith, by virtue, by effort, by concentration, by investigation of the Truth, by being endowed with knowledge and conduct, and being mindful, get rid of this great suffering (Dharmapada 144).
4) Người tưới nước lo dẫn nước, thợ làm tên lo uốn tên, thợ mộc lo nẩy mực cưa cây, người làm lành thì tự lo chế ngự—Irregators guide the water to their fields; fletchers bend the arrow; carpenters bend the wood, the virtuous people control themselves (Dharmapada 145).
5) Việc đáng làm không làm, việc không đáng lại làm, những người phóng túng ngạo mạn, lậu tập mãi tăng thêm—What should have been done is left undone; what should not have been done is done. This is the way the arrogant and wicked people increase their grief (Dharmapada 292).
6) Thường quan sát tự thân, không làm việc không đáng, việc đáng gắng chuyên làm, thì khổ đau lậu tập dần tiêu tan—Those who always earnestly practice controlling of the body, follow not what should not be done, and constantly do what should be done. This is the way the mindful and wise people end all their sufferings and impurities (Dharmapada 293).
7) Voi xuất trận nhẫn chịu cung tên như thế nào, ta đây thường nhẫn chịu mọi điều phỉ báng như thế ấy. Thật vậy, đời rất lắm người phá giới (thường ghét kẻ tu hành)—As an elephant in the battlefield endures the arrows shot from a bow, I shall withstand abuse in the same manner. Truly, most common people are undisciplined (who are jealous of the disciplined) (Dharmapada 320).
8) Luyện được voi để đem dự hội, luyện được voi để cho vua cỡi là giỏi, nhưng nếu luyện được lòng ẩn nhẫn trước sự chê bai, mới là người có tài điêu luyện hơn cả mọi người—To lead a tamed elephant in battle is good. To tame an elephant for the king to ride it better. He who tames himself to endure harsh words patiently is the best among men (Dharmapada 321).
9) Con la thuần tánh là con vật lành tốt, con tuấn mã tín độ là con vật lành tốt, nhưng kẻ đã tự điêu luyện được mình lại càng lành tốt hơn—Tamed mules are excellent; Sindhu horses of good breeding are excellent too. But far better is he who has trained himself (Dharmapada 322).
10) Chẳng phải nhờ xe hay ngựa mà đến được cảnh giới Niết bàn, chỉ có người đã điêu luyện lấy mình mới đến được Niết bàn—Never by those vehicles, nor by horses would one go to Nirvana. Only self-tamers who can reach Nirvana (Dharmapada 323).
11) Chế phục được mắt, lành thay; chế phục được tai, lành thay; chế phục được mũi, lành thay; chế phục được lưỡi, lành thay—It is good to have control of the eye; it is good to have control of the ear; it is good to have control of the nose; it is good to have control of the tongue (Dharmapada 360).
12) Chế phục được thân, lành thay; chế phục được lời nói, lành thay; chế phục được tâm ý, lành thay; chế phục được hết thảy, lành thay. Tỳ kheo nào chế phục được hết thảy thì giải thoát hết thảy khổ—It is good to have control of the body; it is good to have control of speech; it is good to have control of everything. A monk who is able to control everything, is free from all suffering (Dharmapada 362).
13) Gìn giữ tay chân và ngôn ngữ, gìn giữ cái đầu cao, tâm mến thích thiền định, riêng ở một mình, thanh tịnh và tự biết đầy đủ, ấy là bậc Tỳ kheo—He who controls his hands and legs; he who controls his speech; and in the highest, he who delights in meditation; he who is alone, serene and contented with himself. He is truly called a Bhikhshu (Dharmapada 362).
14) Các ngươi hãy tự kỉnh sách, các ngươi hãy tự phản tỉnh! Tự hộ vệ và chánh niệm theo Chánh pháp mới là Tỳ kheo an trụ trong an lạc—Censure or control yourself. Examine yourself. Be self-guarded and mindful. You will live happily (Dharmapada 379).
15) Chính các nươi là kẻ bảo hộ cho các ngươi, chính các ngươi là nơi nương náu cho các ngươi. Các ngươi hãy gắng điều phục lấy mình như thương khách lo điều phục con ngựa mình—You are your own protector. You are your own refuge. Try to control yourself as a merchant controls a noble steed (Dharmapada 380).
Tự Chế Tự Thắng: To restrain oneself and to gain victory over oneself.
Những lời Phật dạy về “Tự chế Tự thắng” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Restraining oneself and gaining victory over oneself” in the Dharmapada Sutra:
1) Thắng ngàn quân địch chưa thể gọi là thắng, tự thắng được mình mới là chiến công oanh liệt nhứt—One who conquers himself is greater than one who is able to conquer a thousand men in the battlefield (Dharmapada 103).
2) Tự thắng mình còn vẻ vang hơn thắng kẻ khác. Muốn thắng mình phải luôn luôn chế ngự lòng tham dục—Self-conquest is, indeed, better than the conquest of all other people. To conquer onself, one must be always self-controlled and disciplined one’s action (Dharmapada 104).
3) Dù là thiên thần, Càn thát bà, dù là Ma vương, hay Phạm thiên, không một ai chẳng thất bại trước người đã tự thắng—Neither the god, nor demigod, nor Mara, nor Brahma can win back the victory of a man who is self-subdued and ever lives in restraint (Dharmapada 105).
Tự Chủ:
1) Độc lập: Independent.
2) Tự chủ: Svavasa or vasita (skt)—Self-control—Self-mastery.
3) Viện Chủ: An abbot—Head of a monastery—See Tam Cương (B) (1).
Tự Chứng: Svasakshatkara (skt)—Inner witness—Inner assurance—Self-realization—The witness within—Tự thân giác ngộ hay đạt được chân lý như Đức Phật đã từng làm—Self-attained assurance of the truth, such as that of the Buddha (to realize enlightenment by oneself).
Tự Chứng Đàn: Tự Chứng Hội—Hội chúng của chư Phật hay chư Bồ Tát hiện thân trong Kim Cang Giới Mạn Đà La—The assembly of all the Buddha and Bodhisattva embodiments in the Vajradhatu mandala.
Tự Chứng Hội: See Tự Chứng Đàn.
Tự Chứng Thánh Trí: Pratyatmaryajnana (skt)—Tự chứng về chân lý của Phật—Personal apprehension of Buddha-truth—See Tự Giác Thánh Trí.
Tự Chứng Thân: Một danh hiệu của Đức Đại Nhật Như Lai, pháp thân tự chứng của Ngài, từ đó mà phát ra đầy đủ chân lý trí bất nhị—A title of Vairocana, his dharmakaya of self-assurance, or realization, from which issues his retinue of proclaimers of the truth.
Tự Chứng Và Giáo Pháp: Chánh Pháp của Phật gồm hai thứ, sự tự chứng và triết học hay nhận thức tự nội và giáo thuyết. Những ai thấy suốt sự khác nhau giữa những thứ nầy và hiểu rõ thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự suy diễn suông—The Correct Law of the Buddha is said to be twofold nature: realization (adhigama) and doctrinal teaching (agama) or self-realization and philosophy (inner perception and doctrinal teaching). Those who see into their differences and understand well will not be influenced by mere speculation.
Tự Do: Free.
Tự Dối Mình: To deceive oneself.
Tự Duyên: Mẫu Âm—12 hay 14 mẫu âm Phạn ngữ, đối lại với 34 hay 36 phụ âm Phạn ngữ, những nguyên âm nầy là căn bản hay tự giới—The 12 or 14 Sanskrit vowels, as contrasted with the 35 or 36 consonants, which are radical or limited or fixed letters.
Tự Dưng: Unexpectedly—Suddenly.
Tự Đại: Haughty.
Tự Đắc: To be proud of having done something.
Tự Điều Tự Tịnh Tự Độ: Pháp tu hành của hai thừa Thanh Văn và Duyên Giác—The Sravaka and Pratyeka-buddha method of salvation by personal discipline or work:
1) Tự Điều: Tự tiến tu bằng cách trì giới (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh)—Self-progress by keeping the commandments (right speech, right action, right livelihood).
2) Tự Tịnh: Tự thanh tịnh bằng cách thiền tâm tịnh lự (chánh niệm)—Self-purification by emptying the mind (right mindfulness).
3) Tự Độ: Tự độ bằng cách thành tựu trí tuệ (chánh kiến, chánh tư duy, chánh phương tiện thiện xảo)—Self-release by attainment of gnosis or wisdom (right view, right thought, right skillful means).
Tự Động: Self-acting.
Tự Giác: Vicaraparapraneya (skt).
1) Quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác: To examine with one’s own intelligence, not depending upon another.
2) Sự giác ngộ của Đức Phật: Buddha’s own or natural enlightenment—Apperception.
Tự Giác Ngộ: Svabodhi (skt)—Enlightenment derived from one’s self.
Lời Phật dạy về “Tự Giác Ngộ” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Self-enlightenment” in the Dharmapada Sutra: “Các ngươi hãy tự nỗ lực lên! Như Lai chỉ dạy cho con đường giác ngộ, chứ không giác ngộ cho ai được. Sự trói buộc của ma vương sẽ tùy sức thiền định của các ngươi mà được cỡi mở—You should make an effort by yourself! The Tathagatas are only teachers. The Tathagatas cannot set free anyone. The meditative ones, who enter the way, are delivered from the bonds of Mara.” (Dharmapada 276).
Tự Giác Ngộ Tâm: Giác ngộ bằng chính nội tâm của mình chứ không do ngoại lực bên ngoài—A mind independent of externals—Pure thought (capable of enlightenment from within).
Tự Giác Thánh Trí: Vajramati or Pratyatmaryajnana (skt)—Kim Cang trí—Pháp Giới Thể Tánh Trí. Từ nầy gồm hai từ hợp lại—This term is a combination of other two terms: pratyatma or self-realization, and aryajnana or jnana of the sage.
1) Thánh Trí siêu việt của Phật Tỳ Lô Giá Na: The uncaused omniscience of Vairocana.
2) Trí tuệ sắc bén và bất hoại như kim cương của Phật: The indestructible and enriching diamond wisdom of the Buddha.
Tự Giác Tính: Svabuddhabuddhata (skt)—Thể tính của Phật tính—The essence of Buddhahood.
Tự Giải: To free oneself.
Tự Giải Thoát Chính Mình: Self-emancipation (liberation).
Tự Hạ: To abase (disparage) oneself.
Tự Hào: To be proud.
Tự Hậu: From now on—In the future—For the future.
Tự Học: Self-educated (learned—taught).
Tự Hành Hóa Tha: Tự dụng công tu hành để sau đó hóa độ người khác—To discipline and to perform onself in order to convert or transform others.
** For more information, please see Tự Lợi Lợi Tha.
Tự Hiện Lượng: Tự hiện lượng là do sự khởi dậy cái tâm phân biệt cho rằng vạn hữu là thật, thí dụ như cái bình cái áo là cái bình cái áo, chứ không phải do tứ đại hợp thành—A syllogism assuming that all things are real, i.e. a vase or garment is real, and not made up of certain elements.
** For more information, please see Nhân
Minh Nhập Chánh Lý Luận.
Tự Khi: To delude oneself.
Tự Khinh: To look down on ourselves.
Tự Kiểm Soát: Samyama (skt)—Kiểm soát giác quan—Self-control—Control of the senses.
Tự Kiêu: Proud.
Tự Kỷ: Self—For self—By self.
Tự Làm Lấy: Self-made—Made by oneself.
Tự Lập: Independent.
Tự Lập Tông: Tông chi trong ba chi của nhân minh, có chín lỗi. Tông chi nào phạm phải một trong chín lỗi trên thì gọi là “Tự Lập Tông”—A fallacious proposition; containing any one of the nine fallacies connected with the thesis, or pratijna, of the syllogism.
Tự Lo Liệu Lấy: To make one’s own effort (witout help of others)—To manage in the best way possible.
Tự Loại Nhân Quả: Cause and effect of the same order.
Tự Lợi: Atmahitam (skt)—Self-benefiting—Personal advantage or profit—Self-profit (benefit)—Beneficial to oneself—Preoccupation with egoistic needs—To have excessive regard for one’s own interests.
Tự Lợi Lợi Tha:
1) Tự cải thiện (tu hành) lấy mình với mục đích làm lợi ích cho người khác—To improve oneself for the purpose of improving or benefiting others.
2) Tự lợi lợi tha và từ bi không ngằn mé là giáo thuyết chính của trường phái Đại Thừa—Self-benefiting for the benefit of others, unlimited altruism and pity being the theory of Mahayana.
3) “Tự lợi lợi tha” là tính chất thiết yếu trong tu tập của một vị Bồ Tát, làm lợi mình, làm lợi người, hay tự mình tu tập trong khuôn khổ nhà Phật để cứu độ người khác. Tiểu Thừa coi việc tự lợi, tự độ là chính yếu; trong khi Bồ Tát Đại Thừa thì hành Bồ Tát Đạo vị tha là thiết yếu, tự tiến tu, rồi giúp người tiến tu—“Self profit profit others,” the essential nature and work of a Bodhisattva, to benefit himself and benefit others, or himself press forward in the Buddhist life in order to carry others forward. Hinayana is considered to be self-advancement, self-salvation by works or discipline; Bodhisattva Buddhism as saving oneself in order to save others, or making progress and helping others to progress, Bodhisattvism being essentially altruistic.
Tự Lợi, Lợi Tha, Giác Hạnh Viên Mãn: For perfecting of the self, for perfecting others (Self-perfect perfect others) and the attaining of Buddhahood—To benefit oneself, to benefit others, and attaining of Buddhahood.
Tự Luân: Từ chữ “Luân” mà chuyển và sanh ra các chữ khác, trong Mật tông, đặt biệt là chữ “Luân” theo chữ Phạn bao hàm năm dấu đất, nước, lửa, gió, và hư không—The wheel, rotation, or interchange of words for esoteric purposes, especially the five Sanskrit signs adopted for the five elements, earth, water, fire, air, and space.
Tự Luận: Preface—Foreword.
Tự Lực: Giác ngộ bằng chính khả năng tu tập của mình, chứ không lệ thuộc vào lòng từ bi của chư Phật và chư Bồ Tát—Self-power (self-reliance)—By one’s own force—One’s own power or strength, merit, intelligence, discrimination—The attempt to attain enlightenment through one’s own efforts rather than by relying upon the compassion of the Buddhas and Bodhisattvas.
Tự Lực Tông: Tông phái của những người tu hành giải thoát bằng sức lực của chính mình—Those who seek salvation by works, or by their own strength—For more information, please see Tha Lực and Tha Lực Tông.
Tự Lượng: To know one’s own capability.
Tự Mãn: Self-satisfied (pride or complacent).
Tự Mâu Thuẫn: Self-contradictory.
Tự Mẫu: Mẫu tự Phạn ngữ gồm 42, 47, hay 50 chữ—The Sanskrit alphabet of 42, 47, or 50 letters.
Tự Mẫu Biểu: Quyển sách ghi lại cách thức và quy phạm của mẫu tự Phạn—A book deals with alphabet.
Tự Năng Phá: Pháp của Nhân Minh muốn bác bỏ lập nghĩa của người khác mà lập ra lượng của tông chi; lượng đó nếu phạm vào một trong ba mươi ba lỗi liên hệ đến tông, nhân, dụ, thì gọi là “Tự Năng Phá”—A fallacious counter-proposition; containing one of the thirty-three fallacies connected with the thesis (pratijna—tông), reason (hetu—nhân), or example (udaharana—dụ).
Tự Ngã: The ego.
Tự Nghiệp Tự Đắc: See Tự Tác Tự Thọ.
Tự Ngôn: See Tự Luận.
Tự Nguyện: Voluntary (doing on one’s own will).
Tự Ngữ Tương Vi: Svartha-viruddha (skt)—Một trong chín lỗi của Minh Nhân Tông Pháp (ví dụ như nói “Mẹ” ta là “Thạch Nữ,” tức là đàn bà không sinh nở giống như đá. Thế nhưng về hữu pháp thì lại nói là “mẹ ta” tức là người đã có con. Vậy mà đối với năng biệt thì lại nói là “Thạch Nữ,” như vậy có sự mâu thuẩn giữa hữu pháp và năng biệt)—A manifest contradiction, one of the nine fallacies of a proposition, i.e. “my mother is barren.”
Tự Nhiên: Svayambhu (skt)—Natural.
Tự Nhiên Hư Vô Thân:
1) Pháp Thân Phật: A Buddha’s spiritual or absolute body, his dharmakaya.
2) Những người được vãng sanh Cực Lạc, “Tự Nhiên Hư Thân” của họ được tức thời và độc lập sanh ra tại đó—Those who are born in Paradise, who are spontaneously and independently produced there.
Tự Nhiên Ngoại Đạo: Một trong mười phái ngoại đạo, khước từ lý nhân quả của nhà Phật và cho rằng vạn pháp xãy ra một cách tự nhiên—One of the ten heretic sects which denies Buddhist cause and effect and holding that things happen spontaneously.
Tự Nhiên Ngộ Đạo: Ngộ đạo bằng nội trí chứ không bằng giáo pháp bên ngoài; thành Phật bằng chính tự lực của mình như Phật Thích Ca người được gọi là Tự Nhiên Thích Ca—Enlightenment by the inner light, independent of external teaching; to become a Buddha by one’s own power, i.e. Sakyamuni Buddha who is called Svayambhuvah.
Tự Nhiên Thành Phật Đạo: Svayambhuvah (skt)—Thành Phật bằng tự lực—To become Buddha by one’s own power—Independent of Buddhahood—See Tự Nhiên Ngộ Đạo.
Tự Nhiên Trí: Trí bẩm sanh chứ không do thầy dạy của một vị Phật—The intuitive, untaught or inborn wisdom of a Buddha, untaught to him and outside the causal nexus.
Tự Nhiên Từ: Lòng từ bi tự nhiên có trong một vị Bồ Tát, không do thầy dạy hay không liên hệ đến bất cứ lý do gì—Intuitive mercy possessed by a Bodhisattva, untaught and without causal nexus.
Tự Nội Chứng: Inner witness—See Tự Chứng.
Tự Pháp: Pháp của đệ tử nối nghiệp thầy, từ mà thiền tông hay dùng—To succeed to the dharma, or methods, of the master, a term used by the meditative school.
Tự Quán Chiếu Lý: Thought and study for enlightenment in regard to truth.
Tự Quán Sát: To reflect with one’s own intelligence—Người ta phải tự quán sát bằng trí của mình chứ không tùy thuộc vào ai—One must reflect with one’s own intelligence, not depending upon another.
Tự Quyên Quyên Tha:
1) Tự hại mình và hại người: To harm oneself and harm others.
2) Tự hại mình cũng là hại người: To harm oneself is to harm others.
Tự Quyết: Self-determination—To determine (decide) by oneself.
Tự Sanh:
1) Tự sanh hay tự nhiên hiện hữu: Self-produced, or naturally existing.
2) Chúng ma tự sanh hay hóa sanh, đối lại với Dạ Xoa được sanh ra bởi cha mẹ: Demons born by transformation in contrast to the Yaksa who are born from parents.
Tự Sát: Quyên sinh—Đối với một vị Tỳ Kheo, quyên sinh là phạm giới—To commit suicide—For a monk to commit suicide is said to be against the ordained rules.
Tự Sinh: Self-produced, or naturally existing.
Tự Sự: Kể tự sự—To relate something from the beginning to the end.
Tự Tác Tự Thọ:
1) Làm ra cái gì thì thọ dụng cái nấy—As one does one receives
2) Mỗi người đều phải nhận lãnh hậu quả của nghiệp do mình tạo ra—Every man receives the reward of his deed, creating his own karma.
Tự Tại: Isvara (skt).
1) Tịnh mặc: Tranquil.
2) Như ý mình muốn: As one pleases—Satisifed—Content.
3) Tiến thối tự do không trở ngại: Freedom of action or resistance.
4) Tâm không bị ràng buộc bởi phiền não: The mind being free from delusion.
Tự Tại Danh Thiên Vương: Heaven king of Name of Freedom—See King of the Teaching in English-Vietnamese Section.
Tự Tại Đẳng Nhân Tông: Tông phái thờ Thủ La Thiên, tám tay, ba mắt, cỡi bò. Đây là một trong mười sáu tông phái ngoại đạo—Siva is represented with eight arms, three eyes, sitting on a bull, one of the sixteen heretic sects.
Tự Tại Thiên: Isvaradeva (skt).
1) Cõi trời Tự Tại—King of the deva—God of freedom—God of Free Movement.
2) Danh hiệu của Ma Hê Thủ La (Siva): A title of Siva, king of deva.
3) Đại Tự Tại Thiên: Mahesvara (skt)—Một danh hiệu của Bồ Tát Quán Âm—A title applied to Kuan-Yin.
** For more information, please see Thiên in Vietnamese-English Section.
Tự Tại Thiên Ngoại Đạo: Sivaites (skt)—Phái Ma Hê Thủ La ngoại đạo tin rằng có một vị Trời Tự Tại (Ma hê Thủ La Thiên) có thể tạo hoại mọi sự mọi vật từ ngay trên thân hình của ông ta, lấy đầu làm hư không, lấy mắt làm mặt trời mặt trăng, lất thịt làm đất, lấy nước tiểu làm sông biển, lấy mặt làm núi non, lấy hơi thở làm gió, lấy sức nóng làm lửa—One who ascribed creation and destruction to Siva, and that all things from his body, space his head, sun and moon his eyes, earth his body, rivers and seas his urine, mountains his faces, wind his breath, fire his heat, and all living things the vermin on his body
Tự Tại Trầm Tỉnh: The rest with equanimity.
Tự Tại Vương: Tiếng tôn xưng Đức Đại Nhật Như Lai—A title of Vairocana.
Tự Tánh: Prakriti or Svabhava (skt)—Tự tính—Own nature—Self-nature—Tự tánh hay bản tánh, trái lại với tánh linh thượng đẳng. Tự tánh luôn thanh tịnh trong bản thể của nó—Original nature, contrasted to supreme spirit or purusha. Original nature is always pure in its original essence.
Tự Tánh Di Đà: Self-nature Amitabha—Mind-Only Pure Land—Mind is pure, the land, the environment is pure as well.
Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ: Self-nature Amitabha, mind-only Pure Land.
Tự Tánh Giới: Tự tánh thiện—Bản Tánh Giới—Thập thiện giới là không đợi đến giới luật của Phật, tự tánh biết thọ trì mười giới luật căn bản nầy—The ten natural moral laws to man, apart from the Buddha’s commandments—See Thập Thiện and Thập Thiện Nghiệp.
Tự Tánh Không: Bhavasvabhava-sunyata (skt)—cái không của tự tánh, một trong bảy loại không—Emptiness of self-nature, one of the seven Sunyatas—See Thất Chủng Không (2).
Tự Tánh Ngũ Phần Pháp Thân Hương:
Theo Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ Huệ Năng đã dạy về Tự Tánh Ngũ Phần Pháp Thân Hương—According to The Jewel Platform Sutra, the Sixth Patriarch taught about the five-fold Dharma-body refuge of the self-nature.
1) Một là giới hương, tức là trong tâm mình không có quấy, không có ác, không tật đố, không tham sân, không cướp hại, gọi là giới hương—The first is the morality-refuge, which is simply your own mind when free from error, evil, jealousy, greed, hatred and hostility.
2) Hai là định hương, tức là thấy các cảnh tướng thiện ác mà tự tâm chẳng loạn gọi là định hương—The second is the concentration-refuge, which is just your own mind which does not become confused when seeing the marks of all good and evil conditions.
3) Ba là huệ hương, tức là tâm mình không ngại, thường dùng trí huệ quán chiếu tự tánh, chẳng tạo các ác, tuy tu các hạnh lành mà tâm không chấp trước, kính bậc trên thương kẻ dưới, cứu giúp người cô bần, gọi là huệ hương—The third is the wisdom-refuge, which is simply your own mind when it is unobstructed and when it constantly uses wisdom to contemplate and illuminate the self-nature, when it does no evil, does good without becoming attached, and is respectful of superior, considerate of inferiors, and sympathetic towards orphans and widows.
4) Bốn là giải thoát hương, tức là tự tâm mình không có chỗ phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại gọi là giải thoát hương—The fourth is the liberation-refuge, which is simply your own mind independent of conditions, not thinking of good or evil, and free and unobstructed.
5) Năm là giải thoát tri kiến hương, tức là tự tâm đã không có chỗ phan duyên thiện ác, không thể trầm, không trệ tịch, tức phải học rộng nghe nhiều, biết bản tâm mình, đạt được lý của chư Phật, hòa quang tiếp vật, không ngã không nhơn, thẳng đến Bồ Đề, chơn tánh không đổi, gọi là giải thoát tri kiến hương. Nầy thiện tri thức! Hương nầy mỗi người tự huân ở trong, chớ hướng ra ngoài tìm cầu—The fifth is the refuge of knowledge and views, which is simply your own mind when it is independent of good and evil conditions and when it does not dwell in emptiness or cling to stillness. You should then study this in detail, listen a great deal, recognize your original mind, and penetrate the true principle of all the Buddhas. You should welcome and be in harmony with living creatures; the unchanging true nature. Good Knowing Advisors, the incense of these refuges perfumes each of you within. Do not seek outside.
Tự Tánh Tam Bảo: Tự Tâm Tam Bảo—The Triratna, each with its own characteristic (Buddha being wisdom).
1) Phật Huệ: The Buddha being wisdom.
2) Chánh Pháp: The Law correctness.
3) Tịnh Tăng: The Order Purity.
Tự Tánh Thanh Tịnh: Tự tánh thường thanh tịnh trong bản thể của nó—Self-existent pure mind—Natural purity—The nature of the original nature is always pure in its original essence.
Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm: Cái tâm vốn thanh tịnh (lại buông cho ảnh hưởng của các phiền não phụ thuộc, mạt na và cái ngã)—The citta, pure in its original essence, gives itself up to the influence of the secondary evil passions, Manas, etc., and the ego—See Tâm Tính.
Tự Tánh Thiện: See Tự Tánh Giới.
Tự Tánh Trống Không: Svabhava-sunyata (skt)—The emptiness of self-nature—See Thất Chủng Không (2).
Tự Tâm: Svacitta (skt)—Self-mind—One’s own mind—One’s own heart.
Tự Tâm Trung Sở Hành Pháp Môn: Kỷ tâm trung sở hành pháp môn—The method of the self-realization of truth, the intuitive method of meditation.
Tự Tận: Tự vận—Theo giáo lý nhà Phật, một người không thể nào trốn tránh khổ đau bằng tự kết liễu đời mình, cũng không thoát khỏi luân hồi sanh tử. Theo lời Phật dạy, được thân người là khó, cho nên tự kết liễu đời mình là tự phí đi cơ hội giác ngộ—Suicide—Immolation—Killing oneself—According to Buddhist doctrine, a man cannot avoid suffering by taking his life, nor does he escape from the wheel of life by so doing. According to the Buddha’s teaching, to obtain one’s life is difficult; therefore, taking one’s life is a waste of opportunity of enlightenment.
Tự Tập: Self-taught.
Tự Tâm: Svacetas (skt)—Mind-only—One’s own mind.
Tự Tâm Tịch Tịnh: Complete stillness of the mind.
Tự Thân Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ: Mình chính là Phật Di Đà, tâm mình chính là Tịnh Độ. Nhứt thiết duy tâm tạo, ngoài tâm ra không có vạn hữu, không có Phật và cũng không có Tịnh Độ. Chính vì thế mà Di Đà là Di Đà tự tâm, Tịnh Độ là Tịnh Độ tự tâm—Myself is Amitabha, my mind is the Pure Land. All things are but the one mind, so that outside existing beings, there is no Buddha and no Pure Land. Thus Amitabha is the Amitabha within and the Pure Land is the Pure Land of the mind.
Tự Thân Tự Phật: Thân mình chính là Phật—One’s own body is Buddha.
Tự Thệ Giới: See Tự Thệ Thọ Giới.
Tự Thệ Thọ Giới: Tự mình thệ nguyện thọ giới trước bàn thờ Phật khi không thể thọ Giới Đàn (Bồ Tát giới của Đại Thừa khi không có giới sư, cho phép tự thệ nguyện trước Đức Phật mà thọ giới, song phải được diệu tướng, thường là nằm mộng thấy)—To make the vows and undertake the commandments oneself before the image of a Buddha (self ordination when unable to obtain ordination from the Ordained); however, the person must see auspicious marks, usually in dreams.
Tự Thiêu: Self-immolation.
Tự Thọ Dụng Độ: See Báo Độ (1).
Tự Thọ Dụng Tam Muội: The state of natural balance.
Tự Thọ Dụng Thân: Báo thân, một trong bốn loại thân (trong Tự Thọ Dụng Thân, một vị Phật tự có Pháp Lạc)—Sambhogakaya for his own enjoyment, one of the four kinds of kaya.
Tự Thọ Pháp Lạc: The dharma-delights a Buddha enjoy in the above state.
Tự Thú: To confess.
Tự Thuật: To relate—To narrate—To tell.
Tự Thủy: From the beginning.
Tự Thương Cảm: Self-pity.
Tự Tiện: At one’s convenience—Without asking for permission.
Tự Tin: To have self-confidence—To be sure of oneself.
Tự Tính: See Tự Tánh.
Tự Tôn: To respect oneself.
Tự Trách: To blame (reproach) oneself.
Tự Trầm: To drown oneself.
Tự Trí: Svabuddhi (skt)—Own intelligence—Nhờ vào trí tuệ của chính mình, vị Bồ Tát gây nên một sự chuyển biến trong trú xứ thâm sâu nhất của ngài, nơi mà tập khí xưa cũ của ngài được tích tập—By means of his own intelligence the Bodhisattva causes a revolution in his inmost abode where his former memory is stored.
Tự Trị: Self-government—Autonomy.
Tự Trọng: To respect oneself—Self-respect.
Tự Trợ: To help oneself.
Tự Tu: To mend one’s way.
Tự Tu Tập Để Loại Trừ Những Ganh Ghét, Sân Hận và Vị Kỷ: Train oneself to eliminate hatred, anger and selfishness.
Tự Túc: Self-sufficient.
Tự Tuyệt: To destroy oneself.
Tự Tư Duy: To think for self.
Tự Tứ: Pravarana (skt).
1) Phóng túng tùy ý: To follow one’s own bent.
2) Chấm dứt kỳ kiết hạ an cư: The end of restraint, following the period of retreat.
Tự Tứ Nhật: Ngày cuối cùng trong kỳ kiết hạ an cư—The last day of the annual retreat.
Tự Tử: To take one’s own life—To commit suicide—To kill oneself.
Tự Tướng: Svalaksana (skt).
1) Tự tướng hay tính đặc thù hay những tướng trạng đặc thù phân biệt loại hiện hữu với các loại khác, ví dụ, vật chất có những đặc tính riêng của nó khác với tâm, và tâm có những đặc tính riêng của nó khác với vật chất, vân vân: Individuality, or individual marks which distinguish one class of beings from another; for instance, matter has its own characteristics as distinguished from mind, and mind from matter, etc.
2) “Tự Tướng” đối lại với “Cộng Tướng”—Individuality—Particular—Personal as contrast with general or common.
** For more information, please see Nhị
Tướng.
Tự Tướng Tự Nghĩa:
1) Chữ và nghĩa: Word-form and word-meaning.
2) Mật Tông có lối giải thích khác, không theo một phương pháp nào: Differentiated by the esoteric sect for its own ends, being considered the “alpha” and root of all sounds and words.
3) Chữ “tự” trong Mật Tông còn có nghĩa là “chủng tử” có sức mạnh trên vật mà nó liên hệ tới: “Word” among the esoteric Buddhists is the “bija” or “seed-word” possessing power through the object with which it is associated.
Tự Vận: See Tự Tử.
Tự Viện: Monastery ground and buildings—A monastery.
Tự Vương: Lời giới thiệu mà Ngài Trí Nhất Đại Sư đã viết trong kinh Pháp Hoa. Phần giới thiệu chia làm ba phần—The introduction by Chih-I to the Lotus Sutra. Introductions are divided into three parts:
1) Tựa: Nói về lý do mà Phật thuyết kinh—The first relating to the reason for the sutra.
2) Chính: Phần thứ hai nói về phương cách—The second to its methods.
3) Lưu Thông: Phần thứ ba nói về lịch sử theo sau đó của bộ kinh—The third to its subsequent history.
Tự Xét: To judge oneself.
Tự Xét Căn Tánh Và Sở Thích Của Mình: To judge oneself and to consider one’s own capacities and preferences.
Tự Xưng: To give oneself a title.
Tự Ý: To do something of one’s own accord (account).
Từa Tựa: Pretty much the same—Pretty near.
Tựa: Preface—Foreword.
Tựa Hồ: As if—As though.
Tức:
(A) Nghĩa—Meanings:
1) Chọc tức—To vex—To irritate.
2) Đau tức—To be oppressed.
3) Đồng hòa không chia cách: United together.
4) Bất Nhị: Identical or not two.
5) Bất Ly: Not separate, inseparable
6) Hơi thở: Breath—To breathe.
7) Lợi tức: Interest.
8) Nghỉ ngơi: To rest—To stop—To settle—To cease.
9) Tức thị: Phiền não tức thị Bồ Đề, sanh tử tức thị Niết Bàn—It resembles implication, i.e. the afflictions or passions imply, or are, bodhi; births and deaths imply, or are, nirvana.
(B) Loại—Categories: Tông Thiên Thai có ba định nghĩa—T’ien-T’ai has three definitions.
1) Cái “tức” của hai vật tương hợp, như phiền não hợp với Bồ Đề, một thứ là tướng, một thứ là tánh, hai cái không tách rời nhau được; nói cách khác, ngoài phiền não không có Bồ Đề: The union, or unity, of two things, i.e. the passions and enlightenment, the former being taken as the form (tướng), the latter spirit (tánh), which two are inseparable; in other words, apart from the subjugation of the passions there is no enlightenment.
2) Cái “tức” của hai mặt đối nhau, trước và sau không thể tách rời (từ mặt mê mà nói thì là phiền não, thuận ở pháp tính là bồ đề niết bàn): Back and front are inseparable.
3) Cái “tức” đương thể toàn thị, như sóng và nước (chỉ là sự khác nhau của sự nhìn thấy giữa thực trí và vọng tình): Substance and quality, i.e. water and wave.
Tức Anh Ách: Very vexed.
Tức Bực: Irritated—Angry—Vexed.
Tức Cười: Funny.
Tức Đắc: Đắc quả tức thì, như là vãng sanh Tịnh Độ—Immediately to obtain, i.e. rebirth in the Pure Land, or new birth here and now.
Tức Giận: See Tức Bực.
Tức Hóa: Chấm dứt công việc chuyển hóa chúng sanh và nhập niết bàn, như Đức Phật ngày xưa—To cease the transforming and enter nirvana as did the Buddha.
Tức Hữu Tức Không: Tất cả các pháp hữu vi tự tánh vốn là không (chứ không phải bị hoại diệt mới thành “không”)—All things, or phenomena, are identical with the void, or the noumenon (not waiting until they are destroyed to become void).
Tức Khổ: Chấm dứt khổ đau—To cease or to put an end to suffering.
Tức Không Tức Giả Tức Trung: Ba phép quán “Tức Không Tức Giả Tức Trung” của tông Thiên Thai—According to the T’ien-T’ai sect, all things are void, or noumenal, are phenomenal, are medial.
** For more information, please see Tam Quán.
Tức Kỵ Già Di: Sakrdagamin (skt)—Còn gọi là Tức Kỵ Đà Già Mê hay Tư Đà Hàm—Quả vị thứ nhì trong tứ Thánh quả, bậc chỉ một lần tái sanh trước khi nhập niết bàn—The second of the four degrees of saintliness. He who is to reborn only once before entering nirvana.
Tức Ly:
1) Sự và lý không hai là “tức”—Phenomenon and noumenon are identical and agreeable.
2) Sự và lý sai biệt là “ly”—Phenomenon and noumenon are different and disagreeable.
Tức Mình: Annoyed.
Tức Ngực: To feel tightness across the chest—To have some weight on one’s chest.
Tức Nước Vỡ Bờ: Everything has its day.
Tức Ói Máu: Very angry.
Tức Phi: Giống và khác nhau—Identity and difference.
Tức Phụ: Daughter-in-law.
Tức Sự Nhi Chân: Sự và lý vốn không hai (ở sự tướng nông cạn đã có đầy đủ cái chân lý sâu sắc và huyền diệu), như nước và sóng—Approximates to the same meaning that phenomena are identical with reality, i.e. water and wave.
Tức Sự Tức Lý: Sự giống nhau giữa sự và lý, như thân không lìa tâm—The identity of phenomena with their underlying principle, i.e. spirit and body are a unity.
Tức Tai: Phép tiêu trừ các tai ương của thiên biến địa dị, binh hỏa, đói khát, bệnh tật, hay những bất hạnh của cá nhân—To cause calamities to cease, for which the esoteric sect uses magical formulae, especially for illness, or personal misfortune.
Tức Tai Pháp: Một trong bốn phép tu của tông Chân Ngôn để ngăn chặn tai ương—One of the four methods or kinds of altar-worship of the Shingon sect, to cause to cease calamities—See Tứ Chủng Đàn Pháp.
Tức Tâm:
1) Duy tâm hay vạn hữu duy tâm, không thể lìa tâm—Of the mind, mental, i.e. all things are mental, and are not apart from mind.
2) Dừng tâm lại, không cho nó tiếp tục làm tâm viên ý mã nữa: To set the heart at rest, not allowing it to wander about.
3) Từ dùng để chỉ đệ tử: A disciple.
Tức Tâm Niệm Phật: Niệm hoặc nhớ tưởng đến hồng danh Phật A Di Đà trong tâm. Ngay lúc đó tâm mình là Tịnh Độ—To remember or to call upon Amitabha within the heart. At that moment, one’s mind identifies with the Buddha’s (Pure Land).
Tức Tâm Thành Phật: See Tức Tâm Thị Phật.
Tức Tâm Thị Phật: Tức Tâm Thành Phật—Tức Tâm Tức Phật—Pháp tối thượng thừa của Đại Thừa Giáo, tâm này là Phật này. Hình thức tiêu cực là “Phi Tâm Phi Phật” hay ngoài tâm không có Phật—Mind here and now is Buddha—The identity of mind and Buddha, the highest doctrine of Mahayana. The negative form is “No mind no Buddha,” or apart from mind there is no Buddha; and all the living are of the one mind.
Tức Tâm Tức Phật: The identity of mind and Buddha—Mind is Buddha—The highest doctrine of Mahayana—See Tức Tâm Thị Phật.
Tức Thân: Giáo thuyết của Chân Ngôn tông cho rằng “thân tức Phật,” nói cách khác, không chỉ tức tâm tức Phật, mà còn là tức thân tức Phật nữa—The doctrine of the Shingon sect that the body is also Buddha; in other words Buddha is not only “mind,” but also “body.”
Tức Thân Thành Phật: Tức Thân Bồ Đề—Theo Chân Ngôn tông, tức thân tức Phật hay tức thân thành Phật (thuộc nơi cái sự), trong khi tông Thiên Thai lại cho rằng “tức tâm tức Phật” là tùy thuộc nơi cái lý—According to the Shingon sect, the body is to consciously become Buddha by Yoga practices; while the T’ien-T’ai believed that all things are mental, and are not apart from mind.
Tức Thì: See Tức Thời.
Tức Thời: Immediately—At once—Right away.
Tức Trung: Tức Trung bao gồm cả “không” và “giả”—The “via media” is that which lies between or embraces both the void (noumenal) and the phenomenal.
Tức Từ: Tiếng Phạn là Sa Di, người mới nhập vào Phật Môn, phải dẹp yên mọi tình cảm thế tục để đem lòng từ tế độ nhân sanh—At rest and kind, an old translation of Sramana, one who has entered into the life of rest and showed loving-kindness to all.
Tức Tướng Tức Tâm: Giáo thuyết của Tịnh Độ Tông, cả hai thứ tướng và tâm không thể tách rời, tách rời tự thân thì không bao giờ có Tịnh Độ (Tịnh Độ hình tướng cũng là Tịnh Độ trong tâm)—A doctrine of the Pure Land, both form and mind are identical, i.e. the Pure Land as a place is identical with the Pure Land in the mind or heart.
Tức Vị: To ascend (come to) the throne.
Tưng: To bounce.
Tưng Bốc: To flatter.
Tưng Tiu: To cherish.
Từng Phần: Partly.
Từng Trải: Experienced.
Tước:
1) Nhai: To chew.
2) Tước đoạt: To deprive of—To strip—To take away—To seize.
Tước Đoạt: See Tước (2).
Tước Lạp: Nhai sáp, ý nói vô vị—Chewing wax, tasteless.
Tươi: Fresh.
Tươi Cười: Smiling.
Tươi Tỉnh: To brighten someone’s face.
Tươi Tốt: Fine—Fresh.
Tưới: To sprinkle—To spray—To water.
Tương Ái: To love one another.
Tương Đãi: Giáo thuyết nói về tự và tha đối đãi với nhau, nhờ đó mà tồn tại, như hình nhờ có ba cạnh mà thành hình tam giác, sắc cảnh đối đãi với nhãn căn mà thành sắc cảnh, nhãn căn đối với sắc cảnh mà thành nhãn căn, ngắn đối với dài mà thành ngắn, dài đối với ngắn mà thành dài—The doctrine of mutual dependence or relativity of all things for their existence, i.e., the triangle depends on its three lines, the eye on things having color and form, long or short—To be in agreement.
Tương Đẳng: Equipollent.
Tương Đối: Relative—Opposite—Opposed—In comparison.
Tương Đối (Nguyên Lý): The Principle of Reciprocal Identification.
(A) Nghĩa của chữ “Tương Đối”—The meaning of the word “Reciprocal Identification.”
1) Chữ “Tương Đối” theo nghĩa đen là hỗ tương đối đãi, nghĩa là ‘quan điểm hỗ tương lẫn nhau, ‘hỗ tương đồng nhất,’ cũng y như nói ‘trao đổi các quan điểm,’ chứ không tách riêng từng cái để thực hiện một cuộc giải hòa về những quan điểm tương phản hay để gây hiệu quả nên một chủ trương hỗn hợp giữa các hệ thống suy lý đối lập. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Phật giáo Tiểu Thừa thông thường thỏa mãn với phân tích và ít khi thiên về dung hợp. Trái lại, Đại Thừa thường thiên về hỗ tương đối đãi giữa hai ý niệm tương phản. Nếu phe nầy nhận quan điểm của riêng mình và phe kia giữ chặt của riêng họ, kết quả đương nhiên sẽ chia rẻ nhau. Đây là điều xãy ra trong trường phái Tiểu Thừa. Đại Thừa Phật giáo dạy rằng phải hòa đồng lập trường của riêng mình với lập trường của kẻ khác, phải hỗ tương dung hợp những lập trường đối lập, để thấy những lập trường nầy hợp nhất toàn vẹn—The word for “Reciprocal Identification” is more literally “mutual” and “regarding,” that is “mutually viewing from each other’s point,” “mutual identification,” which is as much as to say and “exchange of views.” It is indispensable to bring about a reconciliation of conflicting opinions or effect a syncretism among opposing speculative systems. According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, Hinayana Buddhism is generally satisfied with analysis and rarely inclined to synthesis. The Mahayana, on the other hand, is generally much inclined to the reciprocal identification of two conflicting ideas. If one party adheres to his own idea while the other party insists on his own, a separation will be the natural result. This is what happens in the Hinayana. The Mahayana teaches that one should put one’s own idea aside for a moment and identify one’s own position with that of the other party, thus mutually synthesizing the opposed positions. The both parties will find themselves perfectly united.
2) Chữ “tương đối” ở đây theo nghĩa đen là hỗ tương đối đãi, nghĩa là “quan điểm hỗ tương lẫn nhau,” “hỗ tương đồng nhất” cũng y như nói “trao đổi các quan điểm.” Không tách riêng từng cái để thực hiện cuộc hòa giải về những quan điểm tương phản hay để gây hiệu quả nên một chủ trương hỗn hợp giữa những hệ thống suy lý đối lập. Thực tế, ngành tư tưởng nầy đã có công lớn tái lập ý niệm bao dung nguyên thủy đã được khai thị trong giáo pháp của Đức Phật nhưng hầu như mất hẳn trong nhiều bộ phái Tiểu Thừa, chúng là kết quả của những dị biệt về tư tưởng: The word for “reciprocal identification” is more literally “mutual” and “regarding,” that is, “mutually viewing from each other’s point,” “mutual identification,” which is as much as to say an “exchange of views.” It is indispensable to bring about a reconciliation of conflicting opinions or to effect a syncretism among opposing speculative systems. This trend of thought, in fact, served greatly to restore the original idea of tolerance which was revealed in the Buddha’s teaching but was almost entirely lost in the various Schools of Hinayana which resulted from differences of opinion.
3) Theo Triết Học Trung Quán, tương đối là những hiện tượng không có thực tại độc lập hay thực thể của chính chúng. Tương đối tánh hoặc sự tùy thuộc là những đặc tánh chủ yếu của hiện tượng, và, một vật là tương đối thì không phải là ‘thật,’ hiểu theo ý nghĩa cao nhất của chữ nầy. Tuyệt đối là thực tại của những hiện tượng. Tuyệt đối và thế giới không phải là hai nhóm thực tại khác nhau đặt ở vị trí đối kháng nhau. Khi hiện tượng được coi là tương đối, chịu sự chi phối của những nhân duyên và những điều kiện cấu thành thế giới nầy thì chúng là hiện tượng; và khi hiện tượng được coi là phi hạn định bởi tất cả nhân duyên thì hiện tượng là tuyệt đối—According to the Madhyamaka philosophy, phenomena have no independent, substantial reality of their own. Relativity or dependence is the main characteristic of phenomena, and that which is relative is not really the highest sense of the word. The Absolute is the reality of the appearances. The Absolute and the world are not two different sets of reality posited against each other. Phenomena viewed as relative, as governed by causes and conditions constitute the world, and viewed as free of all conditions are the Absolute.
(B) Ba cách minh chứng cho những lý do của sự hòa đồng của những quan điểm đối lập—Three reasons which justify the identification of opposing views:
1) Đồng nhất trong hình thức hai yếu tố khác biệt kết hợp nhau để thành một nhất thể: Identity in form as two different elements combining to form unity—Đồng nhất tánh phải có vì hai thành tố riêng biệt được hợp thành một, như đồng đỏ và kẽm được pha trộn với nhau để tạo thành một hợp kim là đồng. Lý đồng nhất trong hình thức nầy là lối giải thích chung cho tất cả các trường phái của Phật Giáo—Identity is assumed because two distinct factors are united into one as copper and zinc are mixed together from one alloy, bronze. This identity in form is the explanation common to all Buddhist schools.
2) Đồng nhất trong bản thể có nhiều góc cạnh đối lập: Identity in substance although there may be opposing angles—Đồng nhất tánh phải có vì sấp và ngữa có thể coi như khác nhau, nhưng trong thực tế chúng chỉ là một. Có những quan điểm đối lập như là mặt trước và mặt sau của cùng một ngôi nhà. Cũng vậy, nếu đời sống được nhìn từ quan điểm mê hoặc, thì nó là đời sống; nhưng nếu nó được nhìn từ quan điểm giác ngộ thì nó là niết bàn. Cả hai thực ra chỉ là một. Một vài trường phái Đại Thừa chủ trương lối giải thích về đồng nhất trong bản thể nầy—Identity is assumed because one’s front and one’s back may appear differently but in reality they are one. There are opposing views as are the front and back of the same house. In the same way, if life is looked at from an illusioned view, it is life, but, if it is looked at from an enlightened view, it is nirvana.The two views are simply refer to one thing. Some Mahayana schools hold this explanation of identity in substance.
3) Đồng nhất trong hình thức và bản thể như nước và sóng hay “Hiện Tượng Luận”: Identity in form and substance as water and wave or phenomenology—Đồng nhất tánh phải có, vì rằng toàn diện thực thể là cái một toàn vẹn, như nước và sóng, toàn thể của nước được biểu hiện như là sóng: Identity is assumed because the whole entity is entirely one, as water and wave, the whole of water being manifested as wave.
(C) Sự ứng dụng của Nguyên Lý Tương Đối—The applications of the Reciprocal Theory:
1) Hỗ tương đối đãi bằng cách tự hủy diệt, khi được thể hiện, có giá trị thực tiển lớn san bằng những quan điểm tương phản hay tạo nên thiện cảm giữa những phe phái đối nghịch. Bằng vào một, hay nhiều hơn, trong số các phương pháp nầy, dị biệt tính có thể đưa đến liên hiệp, và cuộc đời mộng ảo được dung hợp với đời sống giác ngộ. Những ý tưởng như nói: nhìn bản thể trong hiện tượng, coi động như tĩnh và tĩnh như động, đồng nhất và vô hành, tịnh và bất tịnh, toàn và bất toàn, một và nhiều, riêng và chung, thường và vô thường, tất cả đều có thể đạt được bằng lý thuyết nầy: Reciprocal identification by mutual self-negation, when realized, has a great practical value in smoothing out conflicting opinions or in creating sympathy among opposing parties. Through one or more of these methods diversity can be brought to union, and illusory existence is synthesized with the enlightened life. Such ideas as seeing noumenon in phenomenon, regarding motion as calm or calm as motion, identifying action and inaction, purity and impurity, perfection and imperfection, one and many, the particular and the general, permanence and impermanence, are all attainable by this theory. It is one of the most important ideas of Mahayana and is indispensable for a clear understanding of the Buddhist doctrine as taught in the Mahayana.
2) Sự ứng dụng quan trọng nhất của học thuyết nầy là nhắm tới chỗ đồng nhất của đời sống, sinh tử và Niết Bàn. Bản thân đời sống là Niết Bàn cũng như nước với sóng là một. Đời sống là cái nầy thì Niết Bàn là cái không đời sống kia. Nếu đạt tới Niết Bàn ngay trong sự sống, đời sống trở thành là một với Niết Bàn, nhưng chỉ đạt trong tâm vì thân vẫn hiện hữu. Nhưng Niết Bàn toàn vẹn hay trọn vẹn được đạt đến khi chết. Sự diệt tận của thân xác là điều kiện tất yếu của Niết Bàn toàn vẹn, cũng như sự dừng lặng của sóng chung cuộc nơi tĩnh lặng toàn vẹn của nước: The most important application of this doctrine concerns the identification of life and Nirvana. Life itself is Nirvana, just as water and wave are identical. Life is one thing and Nirvana is another lifeless thing. If one attains Nirvana while yet living, life becomes identified with Nirvana but only in the sense of a state of mind because the body still exists. But perfect or complete Nirvana is attained at death. The extinction of the body is the perfect Nirvana, just as the cessation of the wave results in the perfect quiescence of the water.
Tương Đồng: A striking parallel—Equal.
Tương Đồng Gần Gũi: Close correspondence
Tương Đương: Equivalent.
Tương Giao: To have relations.
Tương Hổ: Hổ tương—Mutual—Reciprocal.
Tương Hợp: Compatible.
Tương Kế Tựu Kế: Chiến đấu bằng cách dùng vũ khí hay mưu mô của chính kẻ thù—To fight the enemy with his own weapon (use the enemy’s tactics).
Tương Kiến: To meet.
Tương Kính: Mutual respect.
Tương Lai: Future.
Tương Ngộ: To meet.
Tương Nhập: Sự hòa trộn của sự vật, mà không tương phản nhau, giống như nhiều ánh đèn hòa lẫn vào nhau (đối với chư pháp tuy có sai biệt khác nhau về hình thức, nhưng nghĩa luôn viên dung vô ngại)—Mutual entry; the blending of things, i.e. the common light from many lamps (dharmas, though different in forms, they’re completely similar in meanings).
Tương Phản: In contrast—Opposed—Opposite—To contrast.
Tương Phù: To coincide—To correspond.
Tương Phùng: To meet.
Tương Quan: Connection—Relation.
Tương Quan Mật Thiết: To be closely interrelated.
Tương Tàn: To kill one another.
Tương Tế: To help one another.
Tương Thân: Mutual affection.
Tương Tợ: Analogy—Similar.
Tương Tri: To know one another.
Tương Trợ: To help one another.
Tương Truyền: To pass from one generation to another generation.
Tương Tục: Samtati (skt)—sự nối tiếp không ngừng nghỉ—Continuity—Nhân quả lần lượt nối tiếp nhau không dứt—Continuity, especially of cause and effect.
Tương Tục Giả: Một trong tam giả của Thành Thực Luận. Hết thảy các pháp hữu vi đều do nhân quả tương tục, đó chỉ là giả hữu, chứ không có thực thể—Illusory ideas continuously succeed one another producing other illusory ideas, one of the three hypotheses of the Satya-siddhi-sastra.
** For more information, please see Tam Giả.
Tương Tục Phân Biệt: Sambandhavikalpa (skt)—Phân biệt về sự tùy thuộc—Discrimination as to dependence.
Tương Tục Tâm: Ý nghĩ không gián đoạn—A continuous mind, or unceasing thought.
Tương Tục Thức: Theo Khởi Tín Luận, tương tục thức là thức không bao giờ mất nghiệp quá khứ, hoặc không bao giờ không làm thành thục các nghiệp ấy—According to the Awakening of Faith, the continuity-consciousness is a consciousness which never loses any past karma or fails to mature it.
** For more information, please see Ngũ Thức
(B).
Tương Tục Thường: Nodal (skt)—Liên tục không gián đoạn, đối lại với bất đoạn thường (liên tục có gián đoạn)—Successive continuity, in contrast with uninterrupted continuity.
Tương Tục Tướng: Theo Khởi Tín Luận, tương tục tướng là tướng thứ hai trong lục thô tướng, vì phân biệt hai cảnh thuận nghịch, nhân đó mà khơi lên những niệm khổ lạc liên tục không dứt—According to the Awakening of Faith, continuity of memory, or sensation, in regard to agreeables or disagreeables, remaining through other succeeding sensation.
** For more information, please see Lục Thô Tướng.
Tương Tư: To love one another.
Tương Tự: Alike—Like—Similar—Identical—Attainment-like (this is only a temporary situation).
Tương Tự Giác:
1) Địa vị Bồ Tát trong tam thập vị là Thập Trụ, Thập Hành và Thập Hồi Hướng, đã phát ra trí tuệ giống như chân trí để chế phục phiền não—The approximate enlightenment which in the ten grounds, or stages or periods in Bodhisattva-wisdom, ten necessary activities of a Bodhisattva, ten kinds of dedications expounded by the Buddha of past, present and future approximates to perfect enlightenment by the subjection of all illusion—See Thập Hạnh, Thập Trụ in Vietnamese-English Section, and Ten Kinds of Dedications Expounded By The Buddha of Past, Present, and Future in English-Vietnamese Section.
2) Loại thứ hai trong Tứ Giác đã nói trong Khởi Tín Luận: The second of the four intelligences or apprehensions mentioned in the Awakening of Faith—See Tứ Giác.
Tương Tự Tức Phật: Tương Tự Tức—Tương Tự Phật—Một trong sáu giai đoạn phát triển lên Phật của Bồ Tát theo Thiên Thai Viên Giáo, đối lại với Lục Vị trong Biệt Giáo—Identity of the Individual and Buddha—Similarity in form with the Buddha, one of the six forms or stages of Bodhisattva developments as defined in T’ien-T’ai Perfect or Final Teaching, in contrast with the ordinary six developments as found in the Differentiated or Separated School.
** For more information, please see Lục Tức Phật and Lục Vị.
Tương Tức: Sự tương tức của vạn hữu, như sóng tức là nước, nước tức là sóng, hay sắc tức là không không tức là sắc (hai gương chiếu vào nhau và hòa nhập vào nhau thì không phải là tương tức)—Phenomenal identity, i.e. the wave is water and water is the wave; or matter is just the immaterial, the immaterial is just matter.
Tương Ứng: Khế hợp với nhau—Correspond—Tally—Agreement—To correspond to each other—Coincide (in accord) with.
1) Dục Ngất Đa: Khế Hợp (như sự tương ứng giữa tâm và tâm sở)—Union of the tally.
2) Du Già hay Du Kỳ: Khế Lý (thu nhiếp chư pháp)—One agreeing or unting with the other.
Tương Ứng A Cấp Ma: Samyuktagama (skt)—Tạp A Hàm—Miscelaneous Agamas—See Agama in sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Tương Ứng Nhân: Một trong lục nhân. Tâm vương là nhân mà khởi lên tâm sở, coi tâm sở là nhân mà khởi lên tâm vương (ví bỉ thử tương ứng nên gọi là tương ứng nhân)—Corresponding or mutual causation, i.e. mind, or mental conditions causing mentation. One of the six causes.
**For more information, please see Lục Nhân.
Tương Ứng Pháp: Tên gọi khác của Tâm và Tâm Sở. Một khối tâm và tâm sở đồng thời khởi dậy hay sự tương ứng giữa tâm và những dữ kiện tinh thần tùy thuộc vào ngũ quan, lý luận, tiến trình, thời gian và đối tượng—The correspondence of mind with mental data dependent on five correspondences.
1) Sở Y Bình Đẳng: Tâm vương y theo nhãn căn thì tâm sở cũng y theo nhãn căn, cũng hiểu rõ thanh sắc—The correspondence among the senses.
2) Sở Duyên Bình Đẳng: Tâm vương duyên với thanh cảnh thì tâm sở cũng duyên với thanh cảnh, mà lý luận—The correspondence among reasoning.
3) Hành Tướng Bình Đẳng: Tâm vương hiễu rõ thanh sắc thì tâm sở cũng hiễu rõ thanh sắc (tiến trình của tâm vương và tâm sở)—The correspondence among the process.
4) Thời Bình Đẳng: Tâm vương khởi dậy lúc nào thì tâm sở cũng khởi dậy lúc ấy—The correspondence among the time.
5) Sự Bình Đẳng: Thể của tâm vương là một thì thể của tâm sở cũng là một—The correspondence among the object.
Tương Ứng Phược: Một trong nhị phược, tâm bị các phiền não hay hệ phược của ảo vọng làm mờ phản ứng của tâm trước những dữ kiện cao cấp—The bond of illusion which hinders the response of mind to the higher data, one of the two kinds of bond.
Tương Ứng Tông: Du Già, tên khác của tông Chân Ngôn. Tông nầy dùng ý chỉ tam mật tương ứng của thân khẩu ý (giữa Thầy trò, Phật và đệ tử)—Yoga, the sect of mutual response between the man and his object of worship, resulting in correspondence in body, mouth, and mind, i.e. deed, word, and thought; it is a term for the Shingon school.
Tương Vi Nhân: Sắc sinh nhân, nhưng gặp trở ngại nên không sinh được, một trong năm nhân—Mutually opposing causes, one of the five causes.
** For more information, please see Ngũ
Nhân, and Thập Nhân Thập Quả in
Vietnamese-English Section.
Tướng: Lakkhanam (p)—Lakshana (skt).
1) Biểu hiện bên ngoài của sự vật: External appearance, the appearance of things.
2) Biểu tượng: Symbol.
3) Dấu hiệu hay tướng hay tướng trạng của sự vật: Distinctive mark or sign.
4) Đặc tính: Characteristic.
** For more information, please see Tam Thập
Nhị Hảo Tướng Của Phật, and Tứ Tướng.
Tướng Chúng Sanh: Mark of sentient beings (to see all things as real).
Tướng Danh Ngũ Pháp: Five categories of forms and names—See Ngũ Pháp (A).
Tướng Đại: Tướng là đức tướng, chỉ thể chân như có đủ đức tính vô lượng vô biên, một trong “Tam Đại” được nói đến trong Khởi Tín Luận—The greatness of potentialities, or attributes of the Tathagata, one of the three great characteristics mentioned in the Awakening of Faith.
** For more information, please see Tam Đại.
Tướng Hảo: Laksana-vyanjana (skt).
1) Tướng: Marks.
a) Dấu hiệu kiết tường lớn: Larger signs.
b) 32 tướng tốt của Phật: The thirty two good marks.
2) Hảo: Good signs
a) Dấu hiệu nhỏ ám chỉ kiết tường: Small signs or marks that please.
b) 80 hảo tướng của Như Lai—Eighty good signs on the physical body of Buddha.
3) Trên Báo Thân Phật có 84.000 hảo tướng: The marks on a Buddha’s sambhogakaya number 84,000.
** For more information, please see Tam Thập Nhị Hảo Tướng Của Phật.
Tướng Không: Yếu tố không của tướng. Giáo thuyết cho rằng vạn hữu giai không, đối lại với Tiểu Thừa cho rằng chỉ có cái “ngã” mới là không—Forms of things are unreal—Forms are temporary names—The unreality of form—The doctrine that phenomena have no reality in themselves, in contrast with that of Hinayana which only held that the ego had no reality.
Tướng Luân: Luân Tướng—Chỉ cửu luân hay chín vòng tròn đặt trên đỉnh tháp—The sign or form of wheels, i.e. the nine-wheels or circles at the top of a pagoda.
Tướng Lưỡi Rộng Dài: Long and broad tongue.
Tướng Mạo: Sign—Mark—Appearance—Physiognomy and countenance.
Tướng Mạo Đoan Trang Xinh Đẹp: Well-formed features.
Tướng Ngã: Mark of self—See self as real.
Tướng Nhơn: Mark of others—See beings as real.
Tướng Phần: Một trong tứ phần tâm pháp. Tâm thể biến làm cảnh tướng sở duyên (tất cả chỉ là khách quan thu nhiếp trong tâm lý học)—A form, an idea, a mental eject, one of the four parts of function of cognition.
** For more information, please see Tứ Phần, and Tứ Phần Pháp Tướng (A) in Vietnamese-English Section.
Tướng Phuợc: Bị cảnh tướng của lục trần trói buộc làm cho tâm không được tự tại—To be bound by externals (by six gunas or objects of sensation).
Tướng Sanh Diệt: Mark of birht and death.
Tướng Số: Physionomist—Fortune-teller—Psychic—Diviner.
Tướng Tánh: Form and nature—Phenomenon and noumenon.
Tướng Thế Gian: Mundane marks.
Tướng Thọ Giả: Mark of life-span—To see life-after-life as real.
Tướng Tông: See Pháp Tướng Tông.
Tướng Trạng Báo Trước Khi Sắp Lâm Chung: Trong Kinh Đại Bảo Tích, ngài Bạt Đà La Bà Lê thưa với Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, một chúng sanh khi còn đang mang thân tiền hữu, lúc sắp lâm chung có những tướng trạng nào báo trước sẽ sanh về nơi ác đạo?” Đức Thế Tôn dạy như sau—In the Great Heap Sutra, Venerable Batda Labale asked the Buddha: “Dear Lokanatha! A sentient being who still has the antecedent existence body, is about to pass away, what characteristics will be present?” The Buddha taught the followings:
(A) Sanh về nơi Thiện Đạo—To be reborn to the wholesome realms:
1) Sanh lại cõi người—To be reborn in the human realm: Một người được sanh lại cõi người, khi sắp lâm chung, sẽ có những tướng trạng sau đây—A person is to be reborn in the human realm, when nearing death, will exhibit the following signs and characteristics:
a) Thân không bệnh nặng: Body is not burdened with major illnesses.
b) Khởi niệm lành, sanh lòng hòa diệu, tâm vui vẻ vô tư, ưa việc phước đức: Give rise to good and wholesome thoughts, have peace and happiness, enjoy practicing meritorious and virtuous deeds.
c) Ít sự nói phô, nghĩ đến cha mẹ, vợ con: There is little boasting, thinking of mother, father, spouse, and children.
d) Đối với các việc lành hay dữ, tâm phân biệt rõ ràng không lầm lẫn: With regard to good and evil, their minds are capable of discriminating clearly.
e) Sanh lòng tịnh tín, thỉnh Tam Bảo đến đối diện quy-y: Give rise to pure faith, requesting the Triple Jewels to be present to take refuge.
f) Con trai, con gái đều đem lòng thương mến và gần gũi xem như việc thường: Sons and daughters are near and adore them just as before without showing indifference.
g) Tai muốn nghe tên họ của anh chị em và bạn bè: Ears are fond of hearing the names of brothers, sisters, and friends.
h) Tâm chánh trực không dua nịnh: Remaining dignified and having integrity instead of being petty and a sycophant.
i) Rõ biết bạn bè giúp đỡ mình, khi thấy bà con đến săn sóc thời sanh lòng vui mừng: Clearly recognize helping friends, when seeing family members take care of them, they are happy and contented.
j) Dặn dò, phó thác lại các công việc cho thân quyến rồi từ biệt mà đi: Advise and give responsibilities to loved ones before making the last goodbye.
2) Sanh lên cõi trời—To be reborn in Heaven: Một người khi sắp lâm chung, được sanh lên cõi trời, sẽ có những tướng trạng sau đây—A person is to be reborn in Heaven, when nearing death, will have the following signs and characteristics:
a) Sanh lòng thương xót tha nhân: Having compassion for others.
b) Phát khởi tâm lành: Give rise to a wholesome mind.
c) Lòng thường vui vẻ: Often happy and contented.
d) Chánh niệm hiện ra: Proper thoughts are apparent.
e) Đối với tiền của, vợ con, không còn tham luyến: No longer having greed and attachment for money, possessions, spouse, children, etc.
f) Đôi mắt có vẻ trong sáng: The eyes are clear and shiny.
g) Ngước mắt nhìn lên không trung mỉm cười, hoặc tai nghe tiếng thiên nhạc, mắt trông thấy cảnh trời: Eyes staring into space, smiling, ears hearing heavenly music or eyes seeing heavenly landscape.
h) Thân không hôi hám: Body does not emit odor.
i) Sống mũi ngay thẳng, không xiên xẹo: Nose-bridge remains straight without any crookedness.
j) Lòng không giận dữ: Mind does not exhibit hate and resentment.
(B) Sanh về nơi Ác Đạo—To be condemned to the evil paths:
1) Đọa vào loài súc sanh—Condemned to the Animal Realm: Người bị đọa vào loài súc sanh, trước khi lâm chung sẽ có những tướng trạng sau đây—A person is about to be condemned to the animal realm, when nearing death, the following signs and characteristics will be present:
a) Thân mang bệnh nặng, tâm mê mờ tán loạn như ở trong mây mù: Body is burdened with great sicknesses, mind drifts in and out of consciousness similar to being in dark clouds.
b) Sợ nghe các danh hiệu Phật, không chịu nghe ai khuyên bảo điều lành: Afraid of hearing the names of Buddhas, refusing to listen to anyone with good and wholesome advice.
c) Ưa thích mùi cá thịt: Derives joy from the smell of fish and meat.
d) Quyến luyến vợ con, đắm đuối không bỏ: Attached to spouse and children, unable to let go.
e) Các ngón tay chân đều co quắp lại: All fingers and toes are bent together.
f) Cả mình toát mồ hôi: The entire body is filled with perspiration.
g) Khóe miệng chảy ra nước: Saliva running out of mouth.
h) Tiếng nói khò khè không rõ rất khó nghe: Voice is rugged and unclear, very difficult to hear.
i) Miệng thường ngậm đồ ăn: Mouth often holding food.
2) Đọa vào ngạ quỷ—Condemned to the Hungry Ghost Realm: Người sắp bị đọa vào loài ngạ quỷ sẽ có những tướng trạng sau đây—A person who is about to be condemned to the Hungry Ghost Realm will have the following signs and charateristics:
a) Thân mình nóng như lửa: Body is hot like fire.
b) Lưỡi luôn luôn liếm môi: Tongue is constantly licking lips.
c) Thường cảm thấy đói khát, ưa nói đến các việc ăn uống: Often feels thirsty and hungry, prefers to talk about drinking and eating.
d) Miệng hả ra chớ không ngậm lại: Mouth is always open and not closed.
e) Tham tiếc tiền của, dây dưa khó chết, làm khổ gia quyến: Greed and regret over loss of money and possessions, death is prolonged causing sufferings to family and friends.
f) Mắt thường mở lớn lên chớ không chịu nhắm lại: Eyes are often wide-open, refusing to close them.
g) Đôi mắt khô khan như mắt chim gỗ: Eyes are dry similar to a wooden bird.
h) Không có tiểu tiện, nhưng đại tiện thì nhiều: Do not urinate frequently but defecation is often.
i) Đầu gối bên mặt lạnh trước: Right knee is the first part of the body to get cold.
j) Tay bên mặt thường nắm lại, tiêu biểu cho lòng tham lam bỏn xẻn: The right hand is held together tightly, illustrating greed and frugality.
k) Lúc tắt hơi, hai mắt vẫn mở: When breathing ceases, the eyes remain open.
3) Đọa vào Địa Ngục—Condemned to the Hell Realm: Người nào sắp sửa bị đọa vào địa ngục sẽ có những tướng trạng sau đây—A person who is about to be condemned to the Hell realm will have the following signs and charateristics:
a) Nhìn ngó thân quyến bằng con mắt giận ghét: Looking at family and friends with hatred and anger.
b) Hai tay đưa lên quờ quạng trong chốn hư không: The two hands are often flinging in space.
c) Đi đại tiểu tiện ngay trên chỗ nằm mà không tự hay biết: Urinate and defecate in bed without any awareness.
d) Thân thường có mùi hôi hám: Body often wreaks foul odors.
e) Nằm úp mặt xuống hoặc che dấu mặt mày: Lying face down or covering and hiding the face.
f) Hai mắt đỏ ngầu: Two eyes are red.
g) Nằm co quắp và nghiêng về bên trái: Lying in fetal position leaning to the left.
h) Các lóng xương đau nhức: Bones and joints ache.
i) Thiện tri thức dù có chỉ bảo họ cũng không tùy thuận: Even when the good knowledgeable advisor teaches them, they refuse to follow.
j) Đôi mắt nhắm nghiền chớ không mở: Eyes close tightly and refusing to open.
k) Mắt bên trái hay động đậy: The eye on the left often twitching.
l) Sống mũi xiêng xẹo: The nose-bridge is crooked.
m) Gót chân và đầu gối luôn luôn run rẫy: Constant tremors of the heels and knees.
n) Thấy ác tuớng hiện ra, vẻ mặt sợ sệt, không nói được, thảng thốt kêu la lớn là có ma quỷ hiện: Seeing various evil images, facial expressions full with terror, unable to speak, suddenly screaming saying that there are demons and spirits appearing in the room.
o) Tâm hồn rối loạn: Mind and spirit are totally disturbed.
p) Cả mình lạnh giá, tay nắm lại, thân thể cứng đơ: The entire body is frozen, hands held tightly, body becomes immovable.
Tướng Trí: Trí nương vào sự tướng thế gian—Knowledge derived from phenomena.
** For more information, please see Nhị Chủng Trí and Nhị Trí.
Tướng Tưởng Câu Tuyệt Tông: Một trong mười tông do ngài Hiền Thủ của tông Hoa Nghiêm lập ra (tướng là cảnh sở duyên, tưởng là tâm năng duyên), nói rõ tông chỉ yếu pháp là dứt hết tâm cảnh, đốn ngộ lý tính—One of the ten schools, as classified by Hsien-Shou of Hua-Yen, which sought to eliminate phenomena and thought about them, in favour of intuition.
Tướng Trí: Knowledge dervied from phenomena.
Tướng Vi Diệu Của Phật: Subtle aspect of the Buddha.
Tướng Vô Tánh: Một trong tam vô tánh. Vạn hữu không thực, như lông rùa sừng thỏ (lấy biến kế sở chấp mà bàn luận lý không thì cái tướng do tâm tính toán cho là có thực ngã thực pháp, gọi là biến kế sở chấp tính)—Unreal in phenomena, i.e. turtle-hair or rabbit’s horn; the unreality of phenomena, one of the three kinds of unreality.
Tường:
1) Am tường: To know thoroughly.
2) Bức tường: Wall.
3) Kiết tường: Felicitous.
Tường Long: Tên của một ngôi tháp cổ, tọa lạc trên núi Ngọc Sơn, phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn, cách thành phố Hải Phòng chừng 13 dậm. Dưới thời nhà Lý, lần đầu tiên Tường Long được xây như một ngôi tháp nổi tiếng. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, tháp được xây vào năm 1058 và có chín tầng. Vào tháng hai năm 1058, vua ngự ra Ba Lộ để thăm viếng tháp. Vào năm 1059, vua đặt tên tháp là Tường Long (có nghĩa là đã được vua nhìn tận mắt). Vào năm 1258, Tường Long được trùng tu, sau đó bị tàn phá dưới thời nhà Minh đô hộ. Sau khi đất nước độc lập, vua Lê Thái Tổ ra lệnh xây lại tháp Tường Long, nhưng sau đó lại bị tàn phá. Năm 1804, chánh quyền địa phương dưới thời nhà Nguyễn lấy gạch từ những bức tường đổ nát của tháp Tường Long để xây thành Trấn Hải Dương. Mãi đến năm 1990 Tường Long mới được xây cất lại như một ngôi chùa, nhưng kiến trúc vẫn giữ giống như tháp Tường Long trước kia—Name of a famous ancient stupa, located on Mount Ngọc Sơn in Vạn Sơn quarter, Đồ Sơn town, about 13 miles from Hải Phòng City. During the Ly dynasty, Tường Long was first built as a famous stupa. According to “Đại Nam Nhất Thống Chí,” the stupa was built in 1058 and had nine storeys. In february 1058, the King arrived at Ba Lộ to pay a visit to the stupa. In 1059, the King named it Tường Long (means it had been seen by the King). It was rebuilt in 1258, then destroyed in the fifteenth century during the Ming’s invasion. After the independence, King Lê Thái Tổ ordered to rebuild it. Then the stupa was in ruin again. In 1804, the local government under the Nguyễn dynasty took all the bricks out of the ruined walls of Tường Long stupa to build Trấn Hải Dương citadel. It was rebuilt again in 1990 as a temple with the same design as Tường Long stupa.
Tường Nguyệt: Tháng kiết tường—Felicitous month, an anniversary.
Tường Quang Chiếu Khoan: Zen Master Tường Quang Chiếu Khoan (1741-1830)—Thiền sư Tường Quang, người Việt Nam, quê ở Hà Nội. Lúc thiếu thời, ngài xuất gia với Hòa Thượng Kim Liên ở chùa Vân Trai. Ngày ngày ngài dụng công tu hành khổ hạnh. Ngài lấy Lục độ làm tiêu chuẩn tu hành cho chư Tăng Ni. Ngài khuyến tấn Tăng Ni giảng kinh nói pháp và bố thí độ đời. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng pháp tại miền Bắc Việt Nam. Ngài thị tịch năm 1830, thọ 70 tuổi—A Vietnamese Zen master from Hanoi. At young age, he left home and became a disciple of Most Venerable Kim Liên at Vân Trai Temple in Hanoi. Everyday, he focused on ascetic practicing. He considered the six paramitas as cultivation standards for monks and nuns. He always encouraged monks and nuns to practice dharma preaching and almsgiving to save sentient beings. He spent most of his life to expand the Buddha Dharma in North Vietnam. He passed away in 1830, at the age of 70.
Tường Tận: Clearly and thoroughly.
Tường Thảo: Loại cỏ kiết tường, thứ cỏ mà Đức Phật dùng làm tọa cụ để ngồi thiền khi Ngài thành đạo—The felicitous herb, or grass, that on which the Buddha sat when he attained enlightenment.
Tường Thoại: Kiết tường—Auspicious.
Tường Thuật: To (Relate—Narrate—Tell) clearly.
Tường Trình: To report clearly.
Tường Vân: Tên của một ngôi chùa cổ ở Huế, Trung Việt. Nguyên thủy, Tường Vân là tên của một ngôi thảo am ở vùng núi trước chùa Từ Hiếu do Hòa Thượng Tánh Khoát hiệu Huệ Cảnh tạo dựng làm nơi hư dưỡng vào năm 1850. Nơi đây nhà thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm thường lui tới cùng sư đàm đạo. Cũng trong thời gian nầy, trên vị trí chùa Tường Vân ngày nay, đã có chùa Từ Quang do Hòa Thượng Nhất Chơn trụ trì. Đến năm 1881, đại sư đã dời thảo am Tường Vân về hợp nhất với chùa Từ Quang, lấy tên là chùa Tường Vân, xây tường, lợp ngói, với sự tín cúng của đông đảo đàn na tín thí. Năm 1891, chùa được trùng tu lần nữa. Lần trùng tu mới đây nhất là vào năm 1972, dù được kiến thiết bằng vật liệu mới nhưng chùa vẫn giữ được nét cổ kính. Qui mô chùa gồm năm dãy nhà kết cấu theo hình chữ khẩu—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. Originally, Tường Vân was the name of a thatched worship house in the neighboring hilly region in front of Từ Hiếu temple. It was built in 1850 by Zen master Tánh Khoát Huệ Cảnh for his old-age retirement. The famous poet Tùng Thiện Vương Miên Thẩm often came here to have talks with the host monk. During the same period of time, there had been Từ Quang temple on the site where now Tường Vân temple situated, headed by Most Venerable Nhất Chơn. In 1881, the senior monk moved his thatched temple in the mountain to Từ Quang temple and unified them into a combined temple with the name Tường Vân. The new temple was solid with walls and tiled roofs thanks to the contributions from a large number of lay Buddhists. In 1891, the temple was rebuilt again. The latest reconstruction took place in 1972. Though modern construction materials were used, the ancient look of the temple still remains. The structure consists of five houses located in the shape of the Chinese character “Khẩu.”
Tưởng:
1) Suy tưởng: Vitakka (p)—To meditate—To reflect—To think—To imagine—See Tư Tưởng.
2) Tưởng rằng: To expect.
3) Tưởng uẩn: Sanna (p)—Samjna (skt)—Perception, a function of mind—See Ngũ Uẩn.
Tưởng Ái: Tư tưởng dẫn đến tham ái—Thought of and desire for, thought leading to desire.
Tưởng Diệt: Samjnanirodha (skt)—Cessation of thought.
Tưởng Đến: To think of someone.
Tưởng Địa Ngục: Sanjiva (skt)—Tên khác của Đẳng Hoạt Địa Ngục, nơi tội nhân bị khổ sở bức bách sinh ra có ý tưởng đã chết, nhưng nhờ gió lạnh thổi lên nên sống lại—The resurrecting hell—See Địa Ngục (A) (a) (1).
Tưởng Điên Đảo: Một trong tam điên đảo, phàm phu đối với lục trần mà suy tưởng điên đảo rồi sinh ra các loại phiền não—One of the three subversions, inverted thoughts or perceptions, i.e. the illusion of regarding the seeming as real.
Tưởng Lầm: To delude oneself.
Tưởng Lệ: To reward and to encourage.
Tưởng Nhớ: To remember.
Tưởng Niệm: To think and reflect.
Tưởng Phi Tưởng: With thought and without thought.
Tưởng Thây Ma Mới Chết: Meditation on the fresh corpse.
Tưởng Thưởng: To recompense—To reward.
Tưởng Tượng: Imagination—To imagine—To think.
Tưởng Uẩn: Sanjna (skt)—Một trong năm uẩn—The aggregate of perception, one of the five skandhas.
** For more information, please see Ngũ Uẩn.
Tưởng Vọng: To hope.
Tượng:
1) Hình tượng: Image—Portrait.
2) Tương tự: Similar—Like—Resemblance—Semblance.
3) Tượng hình: To form.
4) Voi: Gaja or Naga (skt)—Tiếng Phạn là Ca Gia, còn gọi là Nga Nhạ—Elephant.
Tượng Ảnh: Image—Statue.
Tượng Chủ: Nam Phương Tượng Chủ—The southern division of India, the Lord of the elephant—See Tứ Chủ.
Tượng Đầu Sơn: Gayasiras (skt)—Tên của hai ngọn núi ở hai nơi thuộc vùng bắc Ấn Độ, một nơi gần Bồ Đề Đạo tràng, nơi kia gần sông Ni Liên Thiền—Elephant head mountain, name of two mountains in northern India, one near Gaya, the other said to be near the river Nairajnana.
Tượng Đọa Khanh: Hastigarta (skt)—Cái hố tạo nên khi con voi té xuống đất, ý nói khi Đức Phật Thích Ca ném con voi chết mà Đề Bà Đạt Đa đã bỏ giữa đường để cản lối Phật, chỗ đó tạo ra một lỗ lớn gọi là “Tượng Đọa Khanh.”—Elephant’s hole, i.e. the hollow formed by the elephant’s fall, when Sakyamuni flung aside a dead elephant put in his path by Devadatta.
Tượng Giá: Xe voi chở kinh đi dần về phương đông để ví với việc Phật giáo lan dần về đông phương—The elephant chariot, or riding forward, i.e. the eastward progress of Buddhism
Tượng Giáo: The teaching by images or symbols.
Tượng Gỗ: Wooden statue.
Tượng Hình Văn Tự: Pictography.
Tượng Giáo: See Tượng Hóa (1).
Tượng Hóa:
1) Tôn giáo của hình tượng: The religion of the image or symbol, the teaching by images or symbols, i.e. Buddhism.
2) See Tượng Pháp.
Tượng Kiên Sơn: Pilusaragiri (skt)—Ngọn núi phía nam Kapisa, trên đỉnh ngọn núi nầy vua A Dục đã cho dựng Tháp Pilusara—A mountain southwest of Kapisa, on the top of which King Asoka erected a stupa, the Pilusara-stupa.
Tượng Kinh: Hình tượng và kinh điển—Images and sutras.
Tượng Mạt: Hai thời kỳ cuối cùng của Phật giáo—The two final stages of Buddhism—See Tượng Pháp, and Mạt Pháp.
Tượng Nha: Ngà voi—Elephant’s tusk—Ivory.
Tượng Nha Hoa: Hoa nở trên ngà voi (khi voi nghe sấm thì trên ngà nở hoa. Kinh Niết Bàn đã nói, ví như hư không sấm thì mây nổi lên, trên tất cả ngà voi đều trổ hoa. Nếu không có sấm động thì hoa không nở. Phật tính của chúng sanh lại cũng như thế)—Ivory flower.
Tượng Pháp: saddharma-pratirupaka (skt)—The period of semblance Dharma—Thời Tượng Pháp kéo dài 1000 năm sau thời Chánh Pháp. Trong thời kỳ nầy, chư Tăng Ni và Phật tử vẫn tiếp tục tu tập đúng theo chánh pháp mà Đức Phật đã dạy, và vẫn có thể vào định giới mặc dù rất ít người giác ngộ. Tuy nhiên, trong thời gian nầy, pháp nghi giới luật của Phật để lại bị các ma Tăng và ngoại đạo giảng giải sai lầm một cách cố ý. Tuy có giáo lý, có người hành trì, song rất ít có người chứng đạo. Một trăm người tu thì có chừng bảy tám người giác ngộ. Theo Kinh Ma Ha Ma Gia, vào khoảng tám trăm năm sau ngày Đức Phật nhập diệt, hàng xuất gia phần nhiều tham trước danh lợi, giải đãi, buông lung tâm tánh. Đến khoảng chín trăm năm sau ngày Phật nhập diệt, trong giới Tăng Ni, phần nhiều là hạng nô tỳ bỏ tục xuất gia. Một ngàn năm sau khi Phật nhập diệt, các Tỳ Kheo nghe nói ‘Bất Tịnh Quán’ hay phép quán thân thể mình và chúng sanh đều không sạch, pháp “Sổ Tức Quán’ hay pháp quán bằng cách đếm hơi thở, buồn chán không thích tu tập. Vì thế, trong trăm ngàn người tu chỉ có một ít người được vào trong chánh định. Từ đó về sau lần lần hàng xuất gia hủy phá giới luật, hoặc uống rượu, hoặc sát sanh, hoặc đem bán đồ vật của ngôi Tam Bảo, hoặc làm hạnh bất tịnh. Nếu họ có con trai thì cho làm Tăng, con gái thì cho làm Ni, để tiếp tục mượn danh của Tam Bảo mà ăn xài phung phí và thủ lợi cho riêng mình. Đây là những dấu hiệu báo trước về thời kỳ Mạt Pháp. Tuy vậy, vẫn còn một ít người biết giữ giới hạnh, gắng lo duy trì và hoằng dương chánh giáo—Dharma Semblance Age—The Semblance of Law period, or the formal period of Buddhism which lasted 1000 years after the real period. In this period, Monks, Nuns and Lay Buddhists still continue to practice properly the Dharma as the Buddha taught and are still able to penetrate the spiritual realm of samadhi even though fewer will attain enlightenment. However, in this age, the Buddha’s Dharma and precepts left behind are destroyed by Evil-monks and Non-Buddhists who disguise themselves as Buddhist monks and nuns to destroy the teaching by falsely explaining and teaching the Buddha Dharma. Thus, the Dharma still exists and there are still cultivators, but very few attain enlightenment. Only seven or eight out of one hundred cultivators will attain enlightenment. According to the Mahamaya Sutra, about eight hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana, the majority of ordained Buddhists will be greedy for fame and fortune, will be lazy and not control their minds and consciences, lacking of self-mastery. About nine hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana, in the order of Bhikshus and Bhikshunis, the majority will be servants who abandon the secular life to become ordained Buddhists. One thousand years after the Buddha’s Maha-Nirvana, when Bhikshus hear of the practice of ‘Envisioning Impurity,’ and the dharma of ‘Breathing Meditation,’ they will get depressed and disenchanted having little desire to cultivate. Therefore, in one hundred thousand cultivators, only few will penetrate the proper Meditation State. From that time, gradually those of religious ranks will destroy the precepts, whether by drinking alcohol, killing, selling possessions and belongings of the Triple Jewels, or practicing impure conducts. If they have a son, they will let him become a Bhikshu, and if they have a daughter they will let her become a Bhikshuni, so they can continue to steal from and destroy Buddhism as well as using the good name of the Triple Jewels to reap self-benefits. These are signs of warning that the Buddha Dharma is nearing extinction. However, there are still some people who know how to uphold the proper precepts and conducts by diligently trying to maintain and propagate the proper doctrine.
Tượng Phật: Buddha’s image—The statue of Buddha.
Tượng Phật Địa Mẫu: The statue of the Earth Mother.
Tượng Phật nhập Niết Bàn: The statue of Buddha at his Parinirvana.
Tượng Quân: Hastikaya (skt)—Đoàn quân voi trong quân đội Ấn Độ—The elephant corps of an Indian army.
Tượng Quý: Thời kỳ cuối cùng của thời Tượng Pháp—The end of the formal period—See Tượng Pháp.
Tượng Thủy: Bắt đầu thời kỳ Tượng Pháp—The beginning of the formal period—See Tượng Pháp.
Tượng Tôn Quốc: Chỉ nước Ấn Độ, vì các vị quốc vương của xứ nầy đều tôn quý loài voi—The elephant honouring country, India.
Tượng Trưng: To symbolize.
Tượng Tỵ:
1) Vòi voi: Elephant’s trunk.
2) Mặc áo cà sa sai cách (mặc áo cà sa không như kiểu quấn của vòi voi, muốn quấn về đâu thì quấn, mà phải đúng cách, góc phải quấn lên vai trái và buông thỏng ra phía sau)—A wrong way of wearing a monk’s robe.
Tượng Vận: Thời kỳ tượng hình hay thời vận của Tượng Pháp—The period of formality, or symbolism—See Tượng Pháp.
Tượng Vương: Gajapati (skt)—Lord of Elephants.
1) Danh hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: A term for Sakyamuni Buddha.
2) Vị vương trong huyền thoại trị vì vùng phía Nam Diêm Phù Đề: The fabulous ruler of the southern division of the Jambudvipa continent.
Tửu: Sura, or Maireya, or Madya (skt)—Tiếng Phạn là Tố La, nghĩa là rượu; giới thứ năm trong nhà Phật cấm tín đồ Tăng tục không được uống rượu—Wine—Alcoholic liquor; forbidden to monks, nuns and lay-people by the fifth commandment.
Tửu Lượng: Capacity to drink wine or alcoholic liquor.