PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
SANSKRIT / PALI - VIETNAMESE
Thiện Phúc
D
Dabbha (p): Kusa-grass—Cỏ cô sa.
Dadhi (p): Sữa đặc.
Dahana (p): Fire—Lửa.
Dahara (p): Young (a)—Trẻ.
Dahati (p): To accept—Chấp nhận.
Dakini (skt): Trong niềm tin dân gian Ấn độ, Dakini là một con quỷ cái tiến hóa thành thánh. Trong Kim Cang thừa, Dakini là sức mạnh linh cảm của ý thức. Trong Thiền, Dakini có sứ mệnh hợp nhất sức mạnh được hành giả giải thoát vào tiến trình hữu hình hóa—In Indian folk belief, a female demon to found in the company of gods. In Vajrayana Buddhism, Dakini is the inspiring power of consciousness. In Zen, Dakini has the task of integrating powers liberated by the cultivator in the process of visualization.
Dakkha (p): Clever (a)—Khôn ngoan.
Dakkhina (p): South (n): Phương Nam—Southern (a): Về phương Nam.
Daksina (skt): Cúng dường—Donation.
Dalai-Lama: Giáo chủ phái Hoàng Y bên Tây Tạng, cũng là vị lãnh đạo đất nước. Một vị thầy có trí năng lớn bằng đại dương, vị lãnh đạo tinh thần hay quốc trưởng Tây Tạng, hiện thân của Quán Thế Âm cũng như Ban Thiền Lạt Ma. Theo Phật giáo Tây Tạng thì từ Lạt Ma là một vị thầy tôn giáo, được đệ tử sùng kính vì ông là hiện thân của Phật Pháp. Ngày nay từ Lạt Ma được dùng một cách lịch sự để chỉ bất cứ vị sư Tây Tạng nào, không kể mức độ phát triển tâm linh của vị nầy. Có ba vị Lạt Ma cao cấp là Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Lạt Ma, và Bogdo Lạt Ma hay vị Tăng Thống Phật giáo Mông Cổ. Từ năm 1391 đến nay Tây Tạng có 14 vị Lạt Ma—The head of the Yellow-robe sect of the Tibetan Buddhism, as chief of the nation. A teacher whose wisdom is as great as the ocean, Spiritual head of State of Tibet, incarnation of Avalokitesvara, and the Panchen Lama. According to Tibetan Buddhism, Lama is used as a religious master, or guru, venerated by his students since he is an embodiment of Buddhist teachings. Today, Lama is often used as a polite form of address for any Tibetan monk, regardless of the level of his spiritual development. The three senior Lamas are the Dalai-Lama, the Panchen-Lama, and the Bogdo-Lama of Urga, the head of Buddhism in Mongolia. Since 1391 till today, Tibet has 14 Lamas:
- Dalai Lama Gendun Drub (1391-1475).
- Dalai Lama Gendun Gyatso (1475-1542).
- Dalai Lama Sonam Gyatso (1543-1588).
- Dalai Lama Yonten Gyatso (1589-1617).
- Dalai Lama Losang Gyatso (1617-1682).
- Dalai Lama Jamyang Gyatso (1683-1706).
- Dalai Lama Kelsang Gyatso (1708-1757).
- Dalai Lama Jampel Gyatso (1758-1804).
- Dalai Lama Lungtog Gyatso (1806-1815).
- Dalai Lama Tsultrim Gyatso (1816-1837).
- Dalai Lama Kedrub Gyatso (1838-1856).
- Dalai Lama Trinle Gyatso (1856-1875).
- Dalai Lama Tubten Gyatso (1876-1933).
- Dalai Lama Tenzin Gyatso (born 1935—now in exile).
** For more information, please see Ban Thiền Lạt Ma in Vietnamese-English Section.
Dalha (p): Strong—Mạnh mẽ.
Dalidda (p): Poor (a): Nghèo nàn—A poor person: Người nghèo.
Daliddiya (p): Poverty—Nghèo nàn.
Damaka (p): Trainer—Tamer—Huấn luyện viên.
Dameti (p): To tame—To train—Huấn luyện.
Dampati (p): Husband and wife—Vợ chồng.
Damya (skt): Điều ngự—Tamable.
Dana (skt & p): Đàn na—Bố thí—Cúng dường—Đây là một trong lục Ba La Mật—Hành vi tự phát tặng cho tha nhân một vật, năng lượng hay trí năng của mình. Bố thí là một trong sáu hạnh Ba La Mật của người tu Phật, là tác động quan trọng nhất làm tăng công đức tu hành—Alms—Charity—Giving—This is one of the six paramitas or virtues of perfection—Charitable giving, the presentation of gift or alms to monks and nuns (the virtue of alms-giving to the poor and needy or making gifts to a bhikkhu or community of bhikkhus). Voluntary giving of material, energy, or wisdom to others, regarded as one of the most important Buddhist virtues. Dana is one of the six perfections (paramitas) and one of the most important of the meritorious works.
Dana-Paramita (skt): Bố thí Ba La Mật.
Danapati (skt): Đàn việt—Thí chủ—Donor—Alms-lord—Liberality lord—Munificent man.
Danava (p): A titan—Người có sức mạnh phi thường.
Danda (p): Dùi cui—The cudgel—The Buddha is known as one who has dropped the cudgel (nihita danda), one who has dropped the weapon (nihita sattha).
Dandha (p): Stupid—Ngu đần.
Dantakastha (skt): Cây xỉa răng—The tooth stick.
Dantalokagiri (skt): See Đạn Đa Lạc Ca.
Dappa (p): Arrogance—Sự cao ngạo.
Dappita (p): Arrogant (a)—Cao ngạo.
Dara (p): Sorrow—Buồn phiền.
Daraka (p): Youngster—Boy—Bé trai.
Dari (p): Cave—Hang đá.
Darika (p): A girl—Bé gái.
Darpana (skt): Kính—Mirror.
Darsana (skt) Darshana (p): Trí tuệ dựa vào lý trí giúp trừ bỏ những đam mê, những ý tưởng sai lạc, hoài nghi, hay những ràng buộc vào nghi thức hay qui tắc—Insight based on reason, which is capable of eliminating the passions (klesha), false views (drishti), doubt (vichiktsa), and clinging to rites and rules.
Daruna (p): Harsh—Cruel (a)—Thô lỗ.
Dasa (p):
a) Ten: Mười.
b) Slave: Nô lệ.
Dasabala (skt & p): Thập lực (mười khả năng nơi một vị Phật)—Thập lực Ca Diếp—Ten powers or ten abilities possessed by a Buddha—Ten Powers Kasyapa:
- Nhận biết bằng trực giác về cái có thể và cái không có thể trong mọi hoàn cảnh: Knowledge concerning what is possible and impossible in any situation.
- Nhận thức sự chín muồi của những hành động: Vipaka—Concerning the ripening of deeds.
- Nhận thức về những năng lực cao nhất và thấp nhất nơi tha nhân: Concerning the superior and inferior abilities of other beings.
- Nhận thức về những thiên hướng của họ: Concerning their tendencies.
- Nhận thức về những thành tố của thế giới: Concerning the manifold constituents of the world.
- Những thức về nhiều con đường dẫn tới những trạng huống tái sanh khác nhau: Concerning the paths leading to the various realms of existence.
- Nhận thức về sự tạo ra thanh trược: Concerning the engendering of purity and impurity.
- Nhận thức về suy tưởng, về đại định, về tam giải thoát và thiền định: Concerning the contemplations, meditative states (samadhi), the three liberations, and the absorption (dhyana).
- Nhận thức về sự chết và tái sanh: Concerning deaths and rebirths.
- Nhận thức về sự suy mòn của nhiễm trược: Concerning the exhaustion of all defilements (asrava).
Dasabhumi (skt) Dashabhumi (p): See Thập địa.
Dasabhumika (skt) Dashabhumika (p): Luận về Thập Địa, “Con đường của một vị Bồ tát” của Vasubandhu trong bản dịch của Bodhiruchi là cơ sở của học thuyết của trường phái Địa Luận—A commentary on the Dasambhumika, explaining the course of a Bodhisattva (bhumi) by Vasubanshu, was the doctrinal basis of the Ti-Lun school of early Chinese Buddhism.
Dasabhumi-sastra (skt): Thập Địa luận.
Dasabal-Kasyaba (skt): Thập lực Ca Diếp.
Dasa-dis (skt): Thập phương—The ten directions
Dasanishthapada (skt): See Thập Vô Tận Nguyện.
Dasaparamita (skt): See Thập Ba La Mật.
Dasa-raja-dharma (skt): The Ten Duties of the King—Mười nhiệm vụ của một quân vương.
Dasa-samyojana (skt): Ten fetters which bind sentient beings to the cycle of births and deaths. They are personality belief, sceptical doubt, clinging to mere rules and rituals, sensuous craving, ill-will, craving for fine material existence, craving for immaterial existence, conceit, restlessness, and ignorance—Mười kiết sử trói buộc chúng sanh vào vòng luân hồi sanh tử. Mười kiết sử này là ngã kiến, nghi hoặc, giới cấm thủ, tham dục, sân hận, tham sắc, tham vô sắc, kiêu mạn, trạo cử và vô minh—For more information, please see Ngũ Hạ Phần Kết and Ngũ Thượng Phần Kết.
Dasa-sila (skt): Thập giới—The ten precepts taken by all Samaneras and Bhikkhus.
**For more information, please see Thập Giới in Vietnamese-English Section.
Dasa-tathagata-balani (skt): Như Lai Cụ Túc Thập Lực—The ten Tathagata Powers—The ten powers with which a tathagata is equipped.
Dasi (p): A femal slave—Nô lệ nữ (nữ nô).
Dassana (p): Intuition—Trực giác.
Dassu (p): A robber—Kẻ cướp.
Dattu (p): A stupid person—Người độn căn.
Datu (p): A generous person—Người hảo tâm.
Daushthulya (skt): Quá ác—Khuynh hướng xấu hay sự sai lầm—Evil tendency, or error.
Davadaha (p): Forest fire—Lửa cháy rừng.
Daya (p): Compassion—Bi mẫn.
Dayada (p): Inheritance—Sự thừa hưởng.
Dayajji (p): Inheritance—Sự thừa hưởng.
Dayaka (skt & p): Thí chủ—Supporter—The lay supporter of a Bhikkhu—One who undertakes to supply the Bhikkhu with his legitimate needs, such as food, new robes and medicine, and in modern times will often pay his travelling expenses.
Dayika (p): A female donor—Nữ thí chủ.
Dayita (p):
Being sympathized: Cảm thông.
Woman (n): Đàn bà.
Deddubha (p): A water snake—Rắn nước.
Deha (skt): Thân—Body—See Thân.
Dehabhogapratishthana (skt): Tổ hợp Thân, Vật chất, và Sở trụ. Từ nầy rất thường xuất hiện trong Kinh Lăng Già, ám chỉ vật chất của đời sống. Deha là thân thể vật lý, bhoga là tài sản thuộc về thân thể thọ hưởng, và pratishthana là hoàn cảnh vật chất trong đó thân thể sinh hoạt. Tuy nhiên, tất cả những thứ nầy đều là biểu hiện của A Lại Da—The combination of the body, material, and abiding. This term occurs quite frequently in the Lankavatara Sutra and refers to the material side of life. Deha means the physical body, bhoga means property belonging to the body and enjoyed by it, and pratishthana means the material environment in which the body is found moving. They are, however, manifestations of the Alaya.
Deha-nikkhepana (p): Death (laying down the body)—Chết.
Dehanissita (p): Connected with or belonging to the body (a)—Thuộc về thân thể.
Dehi (p): That which has a body—A creature—Chúng sanh có thân thể.
Desa (p): Region—Country—Vùng hay xứ.
Desaka (p): One who expounds (preacher)—Người thuyết giảng.
Desana (skt): Discourse—Bài thuyết giảng—Ngôn thuyết pháp tướng hay giáo lý bằng ngôn từ trái với sự tự chứng. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy: “Những ai hiểu rõ sự khác biệt giữa thể chứng và giáo lý, giữa cái biết tự nội và sự giáo huấn, đều được tách xa sự điều động của suy diễn hay tưởng tượng suông.”—Word-teaching contrasted with self-realization. In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “Those who well understand the distinction between realization and teaching, between inner knowledge and instruction, are kept away from the control of mere speculation.”
Desanapatha (skt): See Ngữ Ngôn Văn Tự.
Desanarutapathabhivesatam (skt): Mạc Chấp Trước Văn Tự—Not clinging to letter—See Ngữ Ngôn Văn Tự.
Desana-vilasa (p): Beauty of instruction—Cái hay cái đẹp của lời thuyết giảng.
Deseti (p): To point out—To preach—Thuyết giảng.
Dessa (p): Disagreeable (a)—Không đồng ý.
Deva (skt) Devata (p): Thiên—Đề bà—Thiên thể hay thần thánh, những chúng sanh nằm trong ba điều kiện tốt của sự tái sanh do những nghiệp lành đời trước; họ sống lâu dài trong một khung cảnh hạnh phúc trên cõi trời, tuy vẫn còn chịu chu kỳ tái sanh như các chúng sanh khác. Tuy nhiên, đây chính là những trở ngại chính cho bước đường tu tập của họ vì họ bị mải mê trong những hạnh phúc đó, nên không còn nhận chân ra sự thật khổ đau nữa–-Gods—Heavenly—Divine—Deity—Celestial being—Evil demons (rarely applied to)—Celestial beings or gods, one of the three good modes of existence as a reward for their previous good deeds. Devas allotted a very long, happy life in the Deva although they are still subject to the cycle of rebirth. However, this happiness may constitute a substantial hindrance on their path to liberation for they cannot recognize the truth of suffering.
Devabhavana (p): An abode of a deity—Thiên trụ (nơi ở của chư Thiên).
Devadatta (skt): Đề bà đạt đa, anh em chú bác với Phật. Theo giáo điển thì ông ta là một nhà sư tốt cho đến tám năm trước ngày Phật nhập diệt, ông đã hai lần âm mưu giết Phật và gây chia rẽ trong giáo đoàn—A cousin of Gautama Buddha and his most persistent enemy. According to the Buddhist Canon, he was a good monk until eight years before the death of the Buddha, he tried himself to become the head of the Buddhist order and twice tried to kill the Buddha, as well as attempting to cause schisms in the Sangha.
** For more information, please see Đề Bà Đạt Đa in Vietnamese-English Section.
Devadatta wanted to assassinate the Buddha. Thus, he and Ajatasatru caused an ugly Imperial Court Drama: Đề Bà Đạt Đa muốn sát hại Phật nên đã cùng A Xà Thế Gây Ra Một Thảm Kịch Cung Đình—According to Buddhist legends, Devadatta was the Buddha’s cousin, one of the seven Princes ordained by the Buddha. Though he had his head shaven and took the robe, his evil nature did not change. The purpose of his being ordained was to gain fame and reputation, and try to show a different outlook so as to trick the masses. This evil natured Bhiksu was to become an inner threat among the Sangha. One day, Devadatta requested the Buddha to teach him supernatural powers. But the Buddhaadmonished him, saying: “In our treading on the Path, the precepts come first. From observing the precepts come concentration. With concentration we develop understanding or wisdom. By this time, supernatural powers will come naturally without seeking.” Later, Devadatta asked Ananda to teach him in private. Being a sibling, Ananda could not very well refuse. Thus, Devadatta managed to master some supernatural powers. However, he often made use of these powers to conspire with evil men, and even bought off eight hoodlums in an attempt to assassinate the Buddha. One day, having heard that the Buddha was on a meditation retreat in a cave in Vulture Peak, Devadatta directed the eight hoodlums to go there to assassinate the Buddha. The eight hoodlums, filled with the desire to kill, arrived at the cave. But when they saw the Buddha emitting rays of light bright as the sun, so bright that they could not even open their eyes, their killing intent instantly vanished. All of them dropped their swords and knelt before the Buddha, crying for repentance and requesting to take refuge in the Buddha as his disciples. After the evil plot failed, Devadatta’s evil intention became even more intense. One day, when the Buddha and Ananda were passing through the foot of Vulture Peak, Devadatta ran as fast as he could to the higher level. Using the supernatural power that he had learned, Devadatta pushed a big boulder down the hill. When the big boulder rolled down to the foot of the hill, Ananda tried to run away quickly, but the Buddha, standing there like a mountain, did not move at all. Strangely, when the big boulder and accompanying debris rolled to the side of the Buddha, they suddenly stopped. The Buddha was not hurt at all. Devadatta again failed to accomplish his scheme and was further annoyed. He utilized his supernatural powers to mingle with politics in order to expand his evil influence. He coaxed King Bimbisara’s son, Prince Ajatasatru, who was still very young and innocent, to gain his trust. Devadatta fancied taking ttheBuddha's place, while the Prince attempted to seize the throne. So the two of them conspired to bring about a traitorous rebellion. Prince Ajatasatru staged a political coup by confining the King in prison. The King remembered the Buddha’s teachings and was not at all shaken in his faith in the Buddha. Ajatasatru made himself the King and conferred on Devadatta the title of Imperial Preceptor of the Kingdom of Magadha. Their ambitions combined to present an ugly Imperial Court Drama—Theo truyền thuyết Phật giáo, Đề Bà Đạt Đa là em họ của Đức Phật, một trong bảy vị hoàng tử đã được Đức Phật cho xuất gia theo Phật từ đầu. Tuy đã cạo tóc nhuộm áo, nhưng bản tánh xấu ác vẫn không thay đổi. Mục đích xuất gia của y là cầu danh cầu lợi, hòng phỉnh gạt người đời. Kẻ ác Tăng này trở thành một mối nội họa cho Tăng đoàn. Một hôm Đề Bà Đạt Đa thỉnh cầu Đức Phật truyền dạy cho phép thần thông. Phật đã rầy: “Học Phật, lấy giới cấm làm đầu, do giới mà được định, vì định mà phát huệ. Lúc đó thần thông không cầu mà vẫn được.” Đề Bà Đạt Đa sau đó xin học riêng với A nan. A Nan vì tình cảm anh em nên không thể từ chối, vì vậy Đề Bà Đạt Đa cũng học được một ít thần thông. Nhưng y thường lợi dụng thần thông, cấu kết với kẻ xấu và dùng tiền mua chuộc tám tên côn đồ, hòng mưu sát Phật. Có một hôm Đề Bà Đạt Đa biết được Phật đang tọa thiền trong hốc đá tại núi Kỳ Xà Quật, y bèn sai tám tên côn đồ tay sai vào hang hành thích Phật. Tám tên côn đồ đằng đằng sát khí đi vào hang đá, nhưng thấy Đức Phật sáng rực còn hơn mặt trăng, mắt còn không mở ra được, cơ hội ám sát tiêu tan, không ai bảo ai đều bỏ dao xuống, quý trước mặt Phật khóc lóc sám hối và xin quy-y làm đệ tử Phật. Độc kế không thành, ác tâm của Đề Bà Đạt Đa càng dữ tợn hơn. Một hôm, Đức Phật và A Nan đi qua núi Linh Thứu, Đề Bà Đạt Đa phóng lẹ lên núi, vận dụng thần thông học được đẩy một tảng đá lớn lăn xuống. Tảng đá lớn lăn xuống, A Nan vội vàng chạy tránh, nhưng Đức Phật vẫn điềm nhiên bất động. Lạ thay, tảng đá và đá vụn lăn đến bên cạnh Phật thì bỗng nhiên dừng lại, không làm hại được Phật. Đề Bà Đạt Đa không đạt được mục đích, trong lòng không yên, hắn bèn thay đổi phương cách, lợi dụng thần thông lẫn với chính trị nhằm mở rộng thế lực hắc ám của mình. Hắn nắm được Thái tử A Xà Thế, con vua Tần Bà Sa La, trẻ người non dạ, để được sự tín nhiệm của Thái tử. Đề Bà Đạt Đa thì có ý định hại Phật, còn Thái tử A Xà Thế thì mưu soán đoạt ngôi báu của vua cha, hai kẻ lòng lang dạ sói cấu kết với nhau, dẫn đến một cuộc nổi loạn đại nghịch bất đạo. Thái tử A Xà Thế phát động chính biến, bắt giam vua cha. A Xà Thế tự lập mình lên làm vua và phong cho Đề Bà Đạt Đa làm quốc sư nước Ma Kiệt Đà, dã tâm của hai người làm diễn ra một thảm kịch cung đình.
Deva-dhamma (p): Divine virtue (fear to sin)—Thiên đức.
Devadundubhi (p): Thunder—Sấm.
Deva-duta (skt): Trong đạo Phật, người ta gọi tuổi già, bịnh tật và cái chết là những sứ giả thần thánh. Những thử thách nầy nhằm mục đích làm cho con người hiểu được tính chất đau đớn và tạm bợ của mọi tồn tại, từ đó mà cố gắng tu hành—Divine messenger. In Buddhism, old age, sickness and death are called “divine messengers.” Their role is to make people aware of the suffering and impermanence of existence, and therefore, urge them to step onto the path to liberation.
Deva-giti (skt): Thiên đạo.
Devakanna (p): A heavenly maiden—Thiên nữ.
Deva-karica (p): A journey in heaven—Thiên trình (một cuộc hành trình trong cõi của chư Thiên).
Devakhan (skt): Thiên đường.
Deva-kumara (p): A divine prince—Thiên tử.
Deva-loka (p): Heaven—Thiên giới.
Deva-Naga (skt): Thiên Long.
Deva-nagara (p): The city of the devas—Thiên long thành.
Deva-nikaya (p): A community of devas—Cộng đồng chư Thiên.
Devannatara An inferior deity—Một vị Tiên ở cấp thấp.
Devanubhava (p): Divine power—Thần thông.
Devaparisa (p): An assembly of devas—Hội đồng của chư Thiên.
Devapura (p): A celestial city—Thiên thành.
Devaputta (p): Son of a god—Thiên tử.
Devaputra-Isvara (p): Tự Tại Thiên tử.
Devaputra-mara (skt): Thiên tử ma—Celestial demons—Demons who are sons of gods.
Devaputta (p): Trời Ma vương.
Devara (p): Brother-in-law (husband’s or wife’s brother) —Anh em rễ.
Devaraja (skt): The King of devas—Thiên Chủ—Thiên Vương—See Thiên vương.
Devarukkha (p): A celestial tree—Thiên thụ.
Devarupa (p): An image of a deity—Ảnh tượng của chư Thiên.
Devasarman (skt): La hán—Đề bà thiết ma.
Devasika (p): Happening daily (a)—Xãy ra hằng ngày.
Devasoppana (skt): Phật vị lai thiên vương—Thiên đạo.
Devata (p): Thiên chúng.
Devatideva (p): The god of gods—Thiên thần.
Devatta (p): Divinity—Thiên tánh.
Devattabhava (p): Divine body—Thiên thân.
Devavimana (p): Heavenly mansion—Thiên cung.
Devayana (skt): The path to heaven—See Thiên Thừa.
Devi (skt): Queen—(goddess)—Thiên nữ.
Deviddhi (p): Divine power—Sức thần thông.
Devisi (p): A divine seer—Người có Thiên nhãn thông.
Devupapatti (p): Rebirth among gods—Tái sanh vào cõi trời.
Dhaja (p): A symbol—Dấu hiệu.
Dhajini (p): An army—Quân đội.
Dhamma (p) Dharma (skt): Pháp---Truth—Teaching—Doctrine—Righteousness—Piety—Morality—Nature—Law—Justice—Doctrine of truth—Chư pháp hữu lậu và vô lậu—All things and states conditioned or unconditioned—The timeless law of enlightenment---The teaching of Buddha as the fullest expression of that law—Any teaching set forth as formulated system.
Dhamma-abhisamaya (p): Understanding of the Truth—Thông hiểu chân lý.
Dhamma-anudhamma (p): Lawfulness (conformity with the Norm)—Phù hợp với giáo pháp.
Dhamma-anusari (p): Acting in conformity with the Norm—Hành động đúng theo giáo pháp.
Dhamma-anuvatti (p): Acting in conformity with the Law—Hành động phù hợp với giáo lý.
Dhammassami (p): Pháp Vương.
Dhamma-bhandagarika (p): Bảo Thủ Giáo Pháp (Đức A Nan).
Dhammacakka (p): The wheel of the Norm—Bánh xe chân lý.
Dhammacakkapavatana (p): Preaching the wheel of the Norm or the universal righteousness—Chuyển bánh xe chân lý hay giảng chánh pháp.
Dhamma-cakkhu (p): The eye of wisdom— Eye of Truth—Con mắt của chân lý.
Dhammacari (p):
(n) One who walks in the righteousness—Người sống trong chân lý.
(a) Righteous: Đúng đắn.
Dhammacariya (p):
- (n) Observance of righteousness—Thực thi đúng theo đạo lý.
- (a) Virtuous: Đạo đức.
Dhammacetiya (p): A shrine in which sacred texts are enshrined—Tàng Kinh Các.
Dhammadayada (p): Spiritual heir—Pháp tử.
Dhammadhara (p): One who knows the Norm by heart—Người thuộc nằm lòng giáo pháp.
Dhamma-dhatus (p): Chư pháp giới.
Dhammac(h)akka (p): See Dharma-cakra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Dhammachakkappavattana-soutta (p): Chuyển Pháp Luân Kinh—The Wheel of the Dhamma—The setting in motion of the Wheel of the Law—Sermons on the foundation of the Kingdom of Righteousness—The first discourse of the Buddha after his enlightenment.
Dhammachakra-Mudra: See Mudra
Dhammajivi (p): Living righteously—Sống một cách có đạo đức.
Dhammakama (p): Lover of the truth—Người yêu chuộng chân lý.
Dhammakamma (p): An act in accordance with Vinaya rules—Hành động hợp với giới luật.
Dhammakatha (p): Religious talk or discussion—Pháp đàm.
Dhammakaya (p): The normal body—See Pháp Thân.
Dhammakkhana (p): Preaching of the doctrine—Giảng dạy giáo pháp.
Dhammaladdha (p): Righteously (adv)—Một cách đúng đắn (có đạo đức).
Dhammannu (p): One who knows the doctrine—Người hiểu biết giáo pháp.
Dhammapada (p) Dharmapada (skt):A line or stanza of the Norm—Kinh Pháp Cú—See Khuddaka-Nikaya.
Dhammapala (p) Dharmapala (p):
- Long thần hộ pháp: Guardian of the teaching—A group of deities , who protect the region.
- Pháp Hộ, nhà triết học Du Già (Yogachara) vào thế kỷ thứ 6 sau Tây Lịch. Ông sinh ra tại miền nam Ấn Độ. Vì ông có nhắc đến các luận thư của Phật AÂm (Buddhaghosa) trong sách của mình, nên có thể kết luận rằng ông sống sau ngài Phật AÂm. Ông được xem là người đã viết tất cả các bài luận giảng về những cuốn sách như Tiểu Bộ Kinh, trước đây được nhà luận giải đại tài Phật AÂm viết còn dang dở, đó là luận giải về Kinh Tự Thuyết (Udana), kinh Như Thị Thuyết (Itivuttaka), Thiên Cung sự (Vimanavatthu). Ngạ quỷ sự (Petavatthu), Trưởng Lão Tằng Kệ (Thera-gatha), Trưởng Lão Ni Kệ (Theri-gatha), Sở Hạnh Tạng (Cariya-pitaka). Tất cả các luận giải nầy được gọi chung là Paramatthadipani. Ông còn viết một luận thư có tên là Paramatthamanjusa bàn về cuốn Thanh Tịnh Đạo của ngài Phật AÂm (see Visuddhimagga). Được biết ông còn viết một cuốn luận giải hậu giáo điển khác tên là Netti. Cuốn nầy được viết theo yêu cầu của một trưởng lão tên là Dhammarakkhita. Tư liệu ghi lại rằng vào thời đó Pháp Hộ đang sống tại Nagapattana, trong một tu viện do vua Dharmasoka xây dựng—A philosopher of the Yogachara school in the 6th century A.D. He was born in South India. Since he mentions Buddhaghosa’s commentaries in his work, it may be concluded that he came at a later period than Buddhaghosa. He is credited with the writing of all the commentaries on such books as the Khuddaka-nikaya, which had been left undone by the great commentator, Buddhaghosa, i.e. on the Udana, the Ittivuttaka, the Vimanavatthu, the Peta-vatthu, the Thera-gatha, the Theri-gatha, and the Cariya-pitaka. All these are jointly called Paramatthadipani. He has also written a commentary called Paratthamanjusa on Buddhaghosa’s Visuddhimagga. It is said that he wrote another commentary on a post-canonical work, namely, the Netti. This was written at the request of a Thera called Dhammarakkhita. It is recorded that at that time Dhammapala lived at Nagapattana in a vihara built by King Dharmasoka.
Dhammasakaccha (p): Discussion about the Law—Luận bàn giáo lý.
Dhammasangiti (p): Recital of sacred scriptures—Trùng tụng (đọc lại hay kể lại) thánh điển.
Dhammasarana (p): Putting one’s faith on the Law—Đặt niềm tin vào giáo lý.
Dhammata (p): General rule—Nature—Luật tự nhiên.
Dhammatakka (p): Right reasoning—Lý luận đúng đắn.
Dhammatthiti(p): The real nature of the Norm—Thực tánh của giáo pháp.
Dhammavadi (p): Speaking according to the Law—Nói đúng theo giáo pháp.
Dhammavara (p): The excellent doctrine—Giáo pháp tối hảo.
Dhamma-vicaya:
Search of Truth (investigation of doctrine): Tìm cầu chân lý.
One who understand the Law: Người thông hiểu giáo lý.
Dhammavihara (p): Living according to the Law—Sống theo giáo pháp.
Dhamma-vijaya (p): Chế ngự bởi lòng hiếu thảo—Conquest by piety.
Dhamma-vinaya (p): Đại Tạng Kinh—The Doctrine and the Discipline.
Dhammavinichaya (p): Righteous decision—Quyết định đúng đắn (có đạo lý).
Dhammika (p): Righteous (a)—Có đạo đức.
Dhammikatha (p): Religious talk—Pháp đàm.
Dhana (p): Wealth—Riches—Của cải.
Dhanada (skt): Đa văn.
Dhanika (p): A creditor—Người chủ nợ.
Dhank (skt): Dhank là một địa danh thuộc miền tây Ấn Độ, nằm cách Junagadh 30 dặm về phía tây bắc và cách Porbandar 7 dặm về phía nam. Tại đây có bốn hang còn được giữ nguyên vẹn, số còn lại đã bị hư hại do sự rã mục của loại đá mềm. Tuy nhiên, các cây trụ bát giác không có bệ vuông thì vẫn tồn tại. Ở đây còn tìm thấy một số tác phẩm điêu khắc thần thoại thô sơ thuộc thời kỳ sau—Dhank is the name of a place in west India, about thirty miles north-west of Junagadh and seven miles south-east of Porbandar. Here, four plain caves are preserved, the rest having been destroyed through decay in the soft rock. However, the octagonal pillars with their square bases and capitals still stand. There are also be found some rude mythological sculptures of a later date.
Dhara (p):
Torrent—Stream—Dòng nước.
The earth: Trái đất.
Dharana (skt): Intense concentration upon one interior object to the complete exclusion of all else.
Dharani
(p): The earth—Quả đất.
(skt): Đà La Ni—Tổng trì—Chân ngôn là những kinh ngằn chứa đựng những công thức ma thuật gồm những âm tiết có nội dung tượng trưng (mantra)—A verse of mystical syllables—Abbreviation of a sutra to its essential elements (short sutra that conains magical formulas comprised of syllables of symbolic content or mantra)—An invocation, usually longer than a Mantram which has magical powers in its recitation
Dharanimdhara (skt): Trì Địa Bồ Tát.
Dharanisvararaja (p): Tổng trì tự tại.
Dharati (p):
To live: Sống.
To last: Tồn tại.
To continue: Tiếp tục.
Dharma (skt): Đạt ma—Theo Phật giáo, Pháp được định nghĩa như sau—Buddhism uses the notion of Dharma in various meaning:
1) Luật vũ trụ, trật tự lớn mà chúng ta phải theo, chủ yếu là nghiệp lực và tái sinh—The cosmic law which underlying our world; above all, the law of karmically determined rebirth.
2) Học thuyết của Phật, người đầu tiên hiểu được và nêu những luật nầy lên. Kỳ thật, những giáo pháp chân thật đã có trước thời Phật lịch sử, bản thân Phật chỉ là một biểu hiện—The teaching of the Buddha, who recognized and regulated this law. In fact, dharma (universal truth) existed before the birth of the historical Buddha, who is no more than a manifestation of it.
3) Toàn bộ các qui tắc đạo đức và các chuẩn mực ứng xử—Norms of behavior and ethical rules (sila and vinaya-pitaka).
4) Những biểu hiện của hiện thực, sự vật và hiện tượng—Manifestations of reality, of the general state of affairs, things, and pheomena.
5) Tư tưởng và nội dung tâm thần, ý tưởng và phản ánh của các hiện tượng vào tinh thần con người—Mental content, object of thought, idea, reflection of a thing in the human mind.
6) Các nhân tố tồn tại—Factors of existence.
7) Bồ Đề Đạt Ma: Bodhidharma (skt)—See Bồ Đề Đạt Ma in Vietnamese-English Section.
Dharma-aranya (skt): Pháp-Lan.
Dharma-Ayatna (skt): Pháp nhập.
Dharmabala (skt): Pháp lực.
Dharmabhadra (skt): Pháp Hiền.
Dharma-Buddha (skt): Đạt ma Phật—Pháp Phật—See Pháp Tánh in Vietnamese-English Section.
Dhamma-cakka-pavattana (p): Kinh Chuyển Pháp Luân—The first discourse of the Buddha after his Enlightenment which delivered to his first converts in the Deer Park at Benares.
Dharma-cakra (skt) Dhamma-c(h)akka (p): Pháp luân, bánh xe Pháp trong Phật giáo, học thuyết do Phật thuyết giáo gồm Tứ diệu đế, Bát chánh đạo và trung đạo. Pháp luân được biểu hiện với một bánh xe có tám tia, tượng trưng cho Bát chánh đạo. Theo truyền thống thì bánh xe pháp được quay ba lần—Wheel of Truth—Wheel of the teaching in Buddhism, a symbol of the teaching expounded by the Buddha, including the Four Noble Truths, The Eightfold Noble Path and The Middel Way. The Dharma-Chakra is always depicted with eight spokes representing the eightfold path. According to tradition, the wheel of dharma was set in motion three times:
- Tại vườn Lộc Uyển khi Phật vừa đạt được đại giác: In Sarnath where the Buddha pronounced his first discourse after attaining complete enlightenment.
- Khi Đại thừa xuất hiện: Through the origination of the Mahayana.
- Khi Kim Cang thừa xuất hiện: Through the arising of the Vajrayana.
Dharmachakra (cakra)-Mudra (skt) Dharmachakka-Mudra (p): See Mudra 3 in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Dharmacakra-pravartana-Sutra (skt) Dhammacakka-ppavattana-Sutta (p): Setting in Motion the Wheel of Dharma—Kinh Chuyển Luân Thánh Vương.
Dharma (skt): See Pháp.
Dharmadara (skt): Trì Pháp.
Dharmaddana (skt): Pháp ấn—The Dharma-seal that which fasten the dharma together.
Dharmadhara (skt): Khẩn Na La Vương.
Dharmadhatu (skt):
Pháp giới, một bản tánh thật bao trùm và thâm nhập tất cả mọi hiện tượng. Về mặt không gian lãnh địa, Dharma là toàn thể vô nhân và bất biến, vô thủy vô chung—Dharma-plane—Realm of dharma, a notion of the true nature that permeates and encompasses phenomena. As a space or realm, the the realm of dharmas is the uncaused and immutable totality without beginning nor end.
Pháp Giới có thể được dịch một cách xác hợp là “phạm vi của ý niệm” vì từ nầy diễn tả cái quan niệm rõ ràng nhất về vũ trụ, không những gồm cái thế giới của giác quan có thể nhìn thấy được này mà gồm tất cả những thế giới lý niệm có thể quan niệm và có thể có được: Dharmadhatu may be rendered properly as “realm of ideas,” as the term expresses the most comprehensive view of the universe, including not only this visible sense-world but all possibly conceivable ideal worlds.
Dharmaduta (skt): Những người đầu tiên truyền bá chơn lý—A missioner—One who proclaims the Dhamma, the teaching of the Buddha.
Dharmadvaya (skt): See Nhị Biên.
Dharmagupta (skt): Đàm vô Đức—Pháp Tạng Bộ, tên của một trường phái Phật giáo, một trong hai mươi trường phái Tiểu Thừa—Dharma-Storage School, name of a Buddhist school, one of the twenty Hinayana schools.
Dharmagupta-Vinaya (skt): Tứ phần luật của Đàm Vô Đức.
Dharmaguptikas (skt): See Pháp Tạng Bộ.
Dharmahara (skt):
Pháp Thực—Đồ ăn chân lý—Food of truth.
Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nhắc Mahamati: “Này Mahamati, các Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát của Ta nuôi sống mình bằng chân lý chứ không bằng thịt; huống chi là Như Lai!”—In the Lankavatara Sutra, the Buddha reminded Mahamati: “Oh! Mahamati, my Sravakas, Pratyekabuddhas, and Bodhisattvas feed themselves on truth, not on meat; how much more the Tathagatas!”
For more information, please see Pháp Thực in Vietnaemse-English Section.
Dharmakara (skt): Pháp Tạng Bồ Tát—Đàm ma ca lưu, vị Bồ tát sau thành Phật Di Đà—A Bodhisattva in a certain previous life of Amitabha Buddha.
Dharmakaya (skt): Pháp thân—Chân thân hay thân của chân lý, một trong ba thân của Phật—Dharma-body—The Absolute Body of the Buddha—The unconditioned reality considered as the true nature of a Buddha—The Body of the Law—The Buddha as personification of truth, one of the three bodies of a Buddha.
** For more information, please see Trikaya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Dharmakirti:
- Pháp Xứng sanh ra tại làng Tirumalai trong xứ Cola, là người kế thừa của Trần Na. Thoạt tiên ông học lý luận học với Isvarasena, một đệ tử của ngài Trần Na. Về sau, ông đến đại tu viện Nalanda và trở thành đệ tử của ngài Pháp Hộ (see Dhammapala in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section) khi ấy là viện trưởng và cũng là một luận sư xuất chúng của Duy Thức tông. Tiếng tăm của ông bị chìm vào bóng tối, nhưng Rahul Sankrityayan đã phát hiện tại Tây Tạng bản dịch từ nguyên bản tiếng Phạn của cuốn Lượng Thích Luận (Pramana-vartika), tác phẩm lớn của Pháp Xứng, sau biến cố đó người ta mới biết ông đã từng là một trong những nhà luận lý và triết gia Phật giáo nổi tiếng và xuất chúng, ông cũng là nhà lãnh đạo trường phái Yogachara, đến từ Nam Ấn vào thế kỷ thứ VII sau Tây Lịch. Tiến sĩ Stcherbatsky xem ông như là triết gia Kant của Ấn Độ quả cũng không sai. Thậm chí các đối thủ Bà La Môn của ông cũng phải nhìn nhận năng lực suy luận siêu phàm của ông. Ngoài tác phẩm chính của ông là Pramana-vartika (Giải Thích các Tiêu Chuẩn hay Lượng Thích Luận), ông còn viết những tác phẩm khác như Quyết Định Theo các Tiêu Chuẩn hay Lượng Quyết Định Luận (Pramana-viahishchaya), bàn về những vấn đề căn bản của nhận thức, Nyaya-bindu, Sambandha-pariksa, Hetu-bindu, Vadanyaya và Samanantara-siddhi. Tất cả những tác phẩm nầy phần nhiều nói về lý thuyết tri thức của Phật giáo, và cho thấy bộ óc uyên bác rộng lớn với một tư duy tinh tế. Các tác phẩm của ngài Pháp Xứng đánh dấu tột đỉnh về nhận thức luận mà Phật giáo sau nầy đã đạt tới—Dharmakirti, who was born in a village named Tirumalai in the Cola country, was a successor of Dinnaga. First, he studied logic from Isvarasena who was among Dinnaga’s pupils. Later, he went to Nalanda and became a disciple of Dhammapala who was at that time the Sangha-sthavira of the Mahavihara and a prominent teacher of the Vijnanavada school. His fame as a subtle philosophical thinker and dialectician was still recently in obscurity until Rahul Sankrityayan discovered in Tibet the original Sanskrit version of the Pramana-vartika of Dharmakirti. After that incident, people realized that he was one of the most important and unsurpassed Buddhist logicians and philosophers and one of the principal spokesmen of the Yogachara, came from South India in the 7th century. Doctor Stcherbatsky rightly regards him as the Kant of India. Even his Brahminical adversaries have acknowledged the superiority of his reasoning powers. Beside his principal works Pramana-vartika (Explanation of the Touchstones), other important works written by Dharmakirti are the Pramana-viahishchaya (Resolve concerning the Touchstones) treat the basic questions concerning the nature of knowledge, the Nyaya-bindu, the Sambandha-pariksa, the Hetu-bindu, the Vadanyaya, and the Samanantara-siddhi. All these works deal generally with the Buddhist theory of knowledge and display great erudiction and subtle thinking. Dharmakirti’s writings mark the highest summit reached in epistemological speculation by later Buddhism.
- Devarakshita Jayabahu Dharmakirti, thủ lãnh Tăng sĩ Tích Lan vào khoảng 1400 sau CN. Hai tác phẩm chính của ông là Nikaya-sangrahaya và saddharma-lankaraya, đây là những tuyệt tác trong thi ca Tích Lan—Devarakshita Jayabahu Dharmakirti, who was head of the Buddhist spiritual community in Ceylon around 1400 AD. He composed the two most important works on the development of Buddhism: Nikaya-sangrahaya and saddharmalamkaraya, considered the most important examples of Sinhalese literary prose.
Dharmakshanti (skt): See Pháp Nhẫn.
Dharmalaksana (skt): See Pháp Tướng Tông.
Dharmamegha (skt): Pháp Vân Địa, địa cuối cùng trong thập địa Bồ Tát—Dharma-cloud, the last of the ten Bodhisattva stages—See Thập Địa (B) (10).
Dharmamitra (skt): Sa môn Pháp Tú—Đàm ma mật đa.
Dharmanairatmyajnana (skt): See Pháp Vô Ngã Trí.
Dharmanendin (skt): Pháp hỷ—Đàm ma nan đề.
Dharma-niyama (skt): Contemplation on the dharma—Niệm Pháp (sự suy niệm về Chánh Pháp).
Dharmaniyamata (skt): See Pháp Vị.
Dharmanusarin (skt) Dhammanusarin (p): Môn đồ của Luật. Một trong hai phạm trù bắt buộc đối với người “xin nhập dòng” (teaching or faith). Môn đồ của Luật bước vào con đường siêu nhiên nhờ hiểu biết học thuyết về mặt trí tuệ, khác với môn đồ niềm tin bước vào bằng sự tham gia tự phát—Follower of the teaching; one of the two kinds of aspirants to “stream entry.” The follower of the teaching, unlike the follower of the faith, does not enter the supermundane path because of his trust but rather on the basis of his intellectual understanding of the Buddhist teaching.
Dharmapada Sutra (skt) Dhammapada Sutta (p): Kinh Pháp Cú—A collection of 423 verses comprising a noble system of moral philosohy—The Path or Way of the Buddha’s Dhamma or Teaching.
Dharmapala (skt):
- Hộ pháp—Guardian of the teaching.
- Đàm ma ba la, a famous Buddhist propagandist, born in Ceylon in 1865 and died in 1935.
Dharmapancakam (skt): See Ngũ Pháp.
Dharma-paryaya (skt): Pháp môn—Học thuyết hay hệ thống giáo lý—Doctrine, or system of teaching, or succession of Dharma—Gate of Dharma—Dharma-gate—Dharma-door.
** See Pháp Môn in Vietnamese-English Section.
Dharmaprabhasa (skt): Pháp Minh Phật.
Dharmapriya (skt): Pháp Thiện—Đàm ma ty.
Dharmapuja (skt): Moral offerings—See Pháp Cúng Dường.
Dharmaradja (skt): Pháp vương.
Dharmaraksha (skt): Pháp hộ—Đàm ma la sát.
Dharma-ratna (skt): Pháp bảo.
Dharmasala (skt): A rest house for pilgrims, often provided by a rich man for those coming to a special place of pilgrimage.
Dharmasamata (skt): See Pháp Bình Đẳng, and Tứ Bình Đẳng in Vietnamese-English Section.
Dharmasamgraha (skt): Tên của một tác phẩm tổng hợp danh từ Phật học do Ngài Long Thọ biên soạn—Name of a collection of Buddhist Technical Terms composed by Master Nagarjuna.
Dharma satya (skt): Pháp Thiệt—Đàm Đế.
Dharmascasarirah (skt): Pháp thân vô hữu thân, nghĩa là pháp thân mà không có thân—The Dharma-body is without the body.
Dharmasthitita (skt): Continuity of existence—See Pháp Trụ.
Dharma-svabhava-mudra (skt): Thực tướng ấn—The seal of reality itself—The seal of real form.
Dharmata (skt): Chân như—Phật tánh—Pháp tánh—Thể Tánh hay bản chất của Pháp, thực chất căn bản của mọi sự vật, hay bản thể tối hậu của các sự vật hiện hữu—Tathata—Buddha-nature—Dharma nature—Nature of the dharma, the essence that is the basis of everything, or the ultimate essence of things existing—See Pháp Tánh in Vietnamese-English Section.
Dharmatabuddha (skt): See Pháp Tánh Phật in Vietnamese-English Section.
Dharmatanishyanda-buddha (skt): See Pháp Tánh Sở Lưu Phật in Vietnamese-English Section.
Dharmatmyalakshana (skt): See Pháp Vô Ngã Tướng.
Dharmaviraja (skt): Pháp thanh tịnh—Truth immaculate.
Dharmavivardhana (skt): Pháp Tăng (pháp danh của thái tử Câu na la).
Dharmayasas (skt): Pháp xưng—Đàm ma da xá.
Dharmavaja (skt): Pháp tràng—Tên một Đức Như Lai ở Hạ phương.
Dharmavaram (skt): Tối thắng pháp hay chân lý tối cao—The highest truth.
Dharmavasavartin (skt): Vị đã điều ngự tất cả các sự vật hay vị đã hoàn toàn thành thạo tất cả chân lý—One who has control over all things, or one who is greatly acquainted with all truths.
Dhata (p): Kept in mind (a)—Nhớ thuộc lòng.
Dhati (p): Foster-mother—Mẹ nuôi.
Dhatu (Skt&p):
A) Vùng—Thế giới—Region—Realm.
B) Nhị giới: Two dhatus.
Hữu lậu: Conditioned.
Vô lậu: Unconditioned.
C) Một trong bốn yếu tố—One of the four elements (đất: earth, nước: water, lửa: fire, gió: wind).
D) Một trong sáu yếu tố—One of the six elements (đất: earth, nước: water, lửa: fire, gió: wind, hư không: akasha—Space, thức: vijnana—Consciousness or intelligence).
E) Một trong ba thế giới: One of the three realms of the worlds.
Dục giới: Kamadhatu—the realm of desire.
Sắc giới: Rupadhatu—The world of desireless form or pure form.
Vô sắc giới: Arupadhatu—The world of formlessness or bodilessness.
F) Một trong mười tám yếu tố qui định tất cả các quá trình tâm thần—Dhatu-loka (skt)—One of the eighteen elements that determine all mental process:
- Nhãn (cơ quan thị giác): Organ of sight.
- Nhĩ (cơ quan thính giác): Organ of hearing.
- Tỹ (cơ quan khứu giác): Organ of smell.
- Thiệt (cơ quan vị giác): Organ of taste.
- Thân (cơ quan xúc giác): Oragn of touch.
- Đối tượng thị giác: Object of sight.
- Đối tượng thính giác: Object of hearing.
- Đối tượng khứu giác: Object of smelling.
- Đối tượng vị giác: Object of tasting.
- Đối tượng xúc giác: Object of touch.
- Ý thức thị giác: Seeing consciousness.
- Ý thức thính giác: Hearing consciousness.
- Ý thức khứu giác: Smelling consciousness.
- Ý thức vị giác: Tasting consciousness.
- Ý thức xúc giác: Consciousness of touch.
- Cơ quan tâm thần: Manodhatu—Mind elelment.
- Đối tượng nhận biết bằng tâm thần: Dharmadhatu—Object of mind.
- Ý thức về tâm thần: Manovijnanadhatu—Mind consciousness element.
Dhatu-garbha (p): A stupa—Tháp thờ xá lợi Phật—A dome-like solid structure in which the relics of the Buddha are enshrined.
Dhatu-loka (skt): The eighteen elementary spheres
** See Dhatu (E) in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Dhatu-Vavatthana (p): Sự phân tích các yếu tố thân thể; một trong bốn mươi bài thực tập thiền định nhằm phân giải thân thể mình chỉ là một sản phẩm của tứ đại (đất, nước, lửa, gió). Nhờ những thực tập nầy mà hành giả trừ bỏ được ảo giác về tà tín bản ngã thường trực—Analysis of the elements of the body; one of the forty meditation exercises which dissects the body into its individual parts and recognizes that they are made of nothing but the four elements (earth, water, fire and wind). Through this practice, the cultivator’s conception of a unitary permanent self disappears.
Dhavati (p): To run away—Chạy thoát.
Dhi (p): Wisdom—Sự khôn ngoan.
Dhiitimantanam (p): Resolute—Kiên trì.
Dhimantu (p): Wise—Khôn ngoan.
Dhira (p): The wise—Người trí.
Dhiti (p): Courage—Sự can đảm.
Dhitu (p): Son-in-law—Con rễ.
Dhiyati (p): To be born—Sanh ra.
Dhona (p): Wise (a)—Khôn ngoan.
Dhovati (p): To wash—To cleanse—Làm sạch.
Dhritaka (skt): Tổ Đề đa Ca.
Dhrtarastra (skt): Đệ Lê Đa Hạt La Sát Tra La.
- Một trong bốn vị Thiên Vương, bạch hộ pháp ở cõi đông: One of the four maharajas, the white guardian of the east—See Maharaja in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
- Một trong những vị vua Càn Thát Bà: One of the lokapalas, a king of gandharvas and pisacas—See Gandharva in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Dhudanga (p): Đầu đà.
Dhuli (p): Dust—Bụi.
Dhuma (p): Smoke—Khói.
Dhumayati (p): To smoke—Phun khói.
Dhupa (p): Incense—Nhang.
Dhupayati (p): To emit smoke—Phun khói.
Dhusara (p): Dust-colored (a)—Yellowish—Có màu vàng như bụi.
Dhuta (skt & p): Removed—Dứt bỏ.
Dhuta-anga (skt & p): Khổ hạnh (Ascetic practices)—Những cách thực hành khổ hạnh được Phật cho phép, mà người ta có thể bắt buộc mình phải theo trong một thời gian nhất định nhằm củng cố ý chí và trừ bỏ các dục vọng và các đam mê—Hard practice—Austerity—Ascetic practices accepted by the Buddha that one may take on oneself in order to develop contentedness and will power and in order to shake off the passions. The twelve such ascetic practices are:
- Mặc quần áo rách rưới: Wearing patched robes.
- Mặc áo dài có ba mảnh: Wearing a robe made of three pieces.
- Ăn xin để ăn: Eating only begged food.
- Mỗi ngày chỉ ăn một lần: Eating only one meal a day.
- Từ chối mọi thức ăn khác: Refraining from all other food.
- Chỉ ăn những thứ đựng trong bát xin bố thí: Taking only what is given and placed in the begged bowl.
- Sống nơi hẻo lánh và cô độc: Living in a secluded, solitary place.
- Sống nơi nghĩa địa: Living in a cemetary or charnel ground.
- Sống dưới gốc cây: Living under a tree.
- Sống ngoài trời: Living in the open.
- Sống nơi mình chọn: Living in whatever place presents itself.
- Ngồi mà không nằm: Sitting only, never lying down.
Dhutadhara (p): One who practices ascetics (dhuta-angas)—Người tu khổ hạnh.
Dhuti (skt): Đô đề.
Dhutta (p): One who leads a corrupted life—Người sống đời buông thả.
Dhyana (skt) Jhana (p): Thiền na—Trạng thái tâm đạt được do thiền tập cao độ—A state of mind achieved through higher meditation—Tịnh lự—Giai đoạn lắng dịu đầu tiên. Từ ngữ Phạn dùng để chỉ một trạng thái tịnh lự đạt được bởi buông bỏ. Thiền dùng để làm lắng dịu và loại bỏ luyến ái, hận thù, ganh ghét và si mê trong tâm chúng ta hầu đạt được trí tuệ siêu việt có thể dẫn tới đại giác. Thực tập thiền có thể dẫn đến định. Có bốn giai đoạn tĩnh tâm trong Thiền—Meditation---Thought—Reflection—Quiet meditation---Profound and abstract religious meditation—The first meditative absorption—A general term for meditation or a state of quietude or equanimity gained through relaxation—To meditate to calm down and to eliminate attachments, the aversions, anger, jealousy and the ignorance that are in our heart so that we can achieve a transcendental wisdom which leads to enlightenment—Meditation—State of absorption resulting from practice of meditation—The practice of Dhyana leads to samadhi. There are four basic stages in Dhyana:
1) Xóa bỏ dục vọng và những yếu tố nhơ bẩn bằng cách tư duy và suy xét. Trong giai đoạn nầy tâm thần tràn ngập bởi niềm vui và an lạc: The relinquishing of desires and unwholesome factors achieved by conceptualization and contemplation. In this stage, the mind is full of joy and peace.
2) Giai đoạn suy tư lắng dịu, để nội tâm thanh thản và tiến lần đến nhất tâm bất loạn (trụ tâm vào một đối tượng duy nhứt trong thiền định): In this phase the mind is resting of conceptualization, the attaining of inner calm, and approaching the one-pointedness of mind (concentration on an object of meditation).
3) Giai đoạn buồn vui đều xóa trắng và thay vào bằng một trạng thái không có cảm xúc; con người cảm thấy tỉnh thức, có ý thức và cảm thấy an lạc: In this stage, both joy and sorrow disappear and replaced by equanimity; one is alert, aware, and feels well-being.
4) Giai đoạn của sự thản nhiên và tỉnh thức: In this stage, only equanimity and wakefulness are present.
Dhyana-Bodhisattvas: The five Bodhisattvas (Avalokitesvara or Padmapani, Samantabhadra, Ratnapani and Visvapani).
Dhyana-Paramita (skt): Thiền Ba La Mật.
Dhyana-Prajna (skt): Thiền Bát Nhã.
Dhyana-Samadhi (skt): Thiền Tam muội.
Dhyani-Bodhisattva: Bồ Tát Thiền Định. Bồ Tát Quán Thế AÂm là vị Bồ Tát thiền định của hiện kiếp—Avalokitesvara Bodhisattva is the Dhyanai-Bodhisattva of the present age (and the Buddha Gautama is his earthly reflex).
Dhyani-Buddha (skt): A spiritual (not material) Buddha or Bodhisattva.
(A) Chư Phật Thiền Định—Những mặt khác nhau của ý thức được thức tỉnh—Meditation Buddhas—One who symbolize the various aspects of enlightened consciousness.
(B) Năm vị Phật Siêu việt: Five Transcendent Buddhas:
c) A Di Đà Phật: Amitabha Buddha.
d) Bất Không Phật: Amoghashiddhi.
e) A Súc Bệ Phật: Akshobhya.
f) Nam Phật: Ratnasambhava.
g) Đại Nhựt Như Lai: Vairocana.
Dhyani-mudra (skt): See Mudra 1.
Dibba (p): Divine—Celestial (a)—Thuộc về cõi trời.
Dibba-Cakkhu (p): The divine eye—Thiên nhãn thông.
Dibba-cakkhuka (p): Endowed with the superhuman eye—Được phú cho thiên nhãn thông.
Dibba-sampatti (p): Heavenly bliss—Thiên phước.
Dibbasota (p): Thiên nhĩ thông.
Dibba-vihara (p): The supreme condition of heart—Trạng thái tâm tối thượng.
Didhiti (p): Light—Radiance—Ánh sáng.
Digambara (p): A naked ascetic—Khổ hạnh lõa thể.
Digha Nikaya (p) Dirghagama (skt): Trường A Hàm (Trường Bộ Kinh)—The Collection of Long Discourses (Dialogues). The first section of the Sutta Pitaka—See Agama.
Dignaga (skt): Tên của một nhà lý luận, người thuộc vùng Bắc Ấn, một giảng sư chính của trường phái Yogachara thuộc nhánh Vasubandhu, vào khoảng 480-540 sau Tây lịch. Ngài đã hướng trường phái nầy nhìn về lý thuyết dựa vào lý luận. Một trong những tác phẩm quan trọng nhứt cuả Ngài mang tựa đề “Tích Lũy những Tiêu Chuẩn về Nhận Thức Đúng Đắn,” là cuốn sách hướng dẫn cho trào lưu mới của trường phái Yogachara—Name of a logician, a native of Southern India, a principal teacher of the Yogachara, belonged to the school of Vasubandhu, around 480-540 AD, who developed a logical-epistemological approach. One one the most important of his work is Pramanasamuchchaya (Summary of the Means to True Knowledge) which became a fundamental for the new approach.
Diguna (p): Double—Gấp đôi.
Dikkhati (p): To become a monk—Trở thành Tăng sĩ.
Dina (p):
Sun: Mặt trời.
Day: Ngày.
Miserable (a): Khổ sở.
Dinaccaya (p): Evening—Exhaustion of the day—Hoàng hôn.
Dinapati (p): The sun—Mặt trời.
Dinnaka (p): An adopted son—Con nuôi.
Dipa (p): A lamp—Cái đèn.
Dipada (p): A man—Người đàn ông.
Dipada-uttama (p): The Enlightened One—Bậc Giác Ngô.
Dipamkara (skt) Dipankara (p): One who lights a lamp, name of a former Buddha—Người làm sáng đèn, tên của một vị cổ Phật—See Dipankara Buddha.
Dipana (p): Explanation—Sự giải thích.
Dipankara Buddha (skt): Đề Hoàn Kiệt—Đại Hòa Kiệt La—Nhiên Đăng Phật—Người thắp ngọn đèn hay khơi lên ánh sáng. Một vị Phật truyền thuyết sống vào một thời xa xưa. Dipamkara được xem như là vị Phật đầu tiên trong 24 vị Phật trước thời Phật Thích Ca. Nhiên Đăng Phật là vị Phật thường hay xuất hiện mỗi khi có một vị Phật thuyết pháp, như trong Kinh Pháp Hoa, ngài là một vị nghe pháp quan trọng. Dipamkara được coi như là vị tiền bối quan trọng nhất của Phật Thích Ca. Ngài tượng trưng cho tất cả các vị Phật quá khứ. Chính Ngài là người đã từng giáo huấn Phật Thích Ca lúc Phật còn là một người tu khổ hạnh trong những tiền kiếp, và chính Ngài đã chuẩn bị cho sự thành tựu của Đức Phật Cồ Đàm. Phật Dipamkara đã thừa nhận rằng sau nhiều kiếp xa xôi trong tương lai, Sumedha sẽ thành Phật tên gọi Cồ Đàm—Burning Lamp Buddha—Kindler of lights—Light-causer—(The Luminous). Legendary (mythical) Budha who is said to have lived an endlessly long time ago. Dipamkara is considered the first of the twenty-four Buddhas preceding the historical Buddha Sakyamuni (the twenty-fourth predecessor of Sakyamuni) who always appears when a Buddha preaches the gospel found in the Lotus Sutra, in which sutra he is an important hearer. The only one of the predecessors in office of Gautama the Buddha of whom there are any details in the Scriptures. He symbolized all the Buddhas in the past. He was one who taught Gautama Siddhartha in previous births when Siddhartha was still in the form of the ascetic sumedha, and prepared him for future achievement. Dipamkara recognized that after an endless number of ages had elapsed, Sumedha would become a Buddha named Gautama.
Dipankara-Srijnana: See A Để Sa.
Dipapradipa (skt): Đăng Hỏa hay ánh lửa của đèn—Lamplight.
Dipeti (p): To make clear—Làm sáng tỏ.
Dipita (p): Explained—Được giải thích.
Dippana (p): Shining (a)—Chiếu sáng.
Dipika A torch—Ngọn đuốc.
Dippati (p): To shine—Chiếu sáng.
Dirghagama (skt): See Agama in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Dirghayur-deva (skt): Trường thọ thiên—Gods of long life—Một trong bát nan—One of the eight inopportune situations.
** For more information, please see Bát Nan in Vietnamese-English Section.
Disa (p):
Enemy—Kẻ thù.
Direction: Phương hướng.
Disampati (p): King—Vua.
Ditta (p): Blazing (a)—Cháy bừng lên.
Ditthasava (p): Attachment to wrong view—Kiến Lậu hay sự tham luyến tà kiến.
Ditthi (p): Tà kiến—Wrong views—Niềm tin sai lạc cho rằng trong ngũ uẩn hay những thứ tạo nên cá thể có một linh hồn trường cửu—The false belief that the skandhas, or constituents of personality, contain an immortal soul.
Ditti (p): Brightness—Sự sáng chói.
Diva (p): Heaven—Trời.
Divasa (p):
Day: Ngày.
Daytime: Ban ngày.
Diyaddha (p): One and a half—Một rưỡi.
Djambunadaprabha (skt): Diêm phù na đề Kim Quang Phật.
Djna (skt): Trí huệ.
Djamura (skt): Trí ấn—Huệ ấn.
Djnanolka (skt): Huệ cự—Đuốc huệ—Đuốc trí.
Djyotichprabha-Brahma (skt): Quang Minh Đại Phạm.
Dohaka (p): One who milks—Người vắt sữa bò.
Domanassa (p): Melancholy—Displeasure—Buồn rầu.
Dorje: Viên ngọc không thể bị hủy diệt. Dorje tượng trưng cho trí Bát nhã, là con đường dẫn tới đại giác, chỉ có thiền định mới đạt đến được mà thôi—An indestructible diamond. Dorje represents Prajna and the path to enlightenment, only achieved through meditation.
Dosa (p): Sân hận—Anger—Ill-will or Hatred—One of the three fires which burn in the mind until allow to die for want of fueling, the others being Lust and Illusion.
Dosaggi (p): The fire of anger—Cuộc giận hờn.
Dosa-kkhana (p): Blaming—Trút lỗi cho ai.
Dosa-sapagata (p): Free from defect—Không bị lỗi lầm.
Dosa-saropana (p): Finding fault with—Bươi móc lỗi ai.
Dosina (p): Bright—Moonlit—Ánh sáng trăng.
Doushpradarsha-Buddha (skt): Nan Trở Phật.
Dovarika (p): Gatekeeper—Ngườc gác cổng.
Dravya (p): Chất—Substance.
Drishta (skt): Được nhìn thấy—Seen—See Drisya.
Drishtanta (skt): Dụ—Illustration or example—See Tông Nhân Dụ.
Drishti (skt): Vọng kiến hay kiến giải sai lầm—A wrong view.
Drishtivikalpa (skt): See Kiến Phân Biệt.
Drisya (skt): Sở kiến hay những gì hiển lộ ra cho người ta thấy—What is presented to one’s view.
Dronastupa (skt): Tháp Dronastupa—Người ta nói trong tháp nầy có chứa một phần xá lợi của Đức Phật mà một người Ba La Môn đã lén lút dấu lại sau lễ trà tỳ—A stupa said to contain a jar of relics of Sakyamuni’s body, surreptitiously collected after his cremation by a Brahman.
Dronodana (skt): See Hộc Phạn Vương.
Droti (skt): Kiến.
Drsti (skt) Drishti (p): Cái nhìn—Quan điểm—Ý kiến. Trong Phật giáo, Drsti có nghĩa là bảy tà kiến—Vision—View—Revelation—Worldview—Theory. In Buddhism, Drsti means seven false views:
- Tin vào sự tồn tại cùa cái Ngã: Anatman—Belief in an ego or self.
- Từ bỏ luật nhân quả: Repudiation of the law of karma.
- Tin vào tánh vĩnh hằng: Belief in eternalism.
- Tin vào sự hủy diệt: Belief in nihilism.
- Tôn trọng những giới luật xấu: Observing false or bad silas.
- Quan niệm có thể được nghiệp tốt từ những hành động xấu: Regarding karma resulting from bad deeds as good.
- Hoài nghi các chân lý của Phật: Doubting the truth of Buddhism.
Druma (skt): Khẩn Na La Vương—Trì Pháp.
Dubbaca (p): Disobedient (a)—Không tuân thủ (không vâng lời).
Dubbanna (p): Discolored (a)—Phai màu hay đổi màu.
Dubbhaka (p): Treacherous (a)—Phản phúc.
Dubbhana (p): Treachery—Sự phản phúc.
Dubbhara (p): Difficult to bring up or nourish—Khó nuôi (khó dạy).
Dubbhasita (p): Insulting word (bad speech)—Lời lăng mạ.
Dubbhati (p): To be treacherous or unfaithful—Phản phúc hay không trung thành.
Dubbhi (p): Plotting against (a)—AÂm mưu hại ai.
Dubbijana (p): Difficult to understand (a)—Khó hiểu.
Dubbhikkha (p): A famine (scarcity of food)—Nạn đói.
Dubbutthika (p): Rainless (a)—Không có mưa.
Dubhaka (p): A treacherous person—Người phản phúc.
Duccaja (p): Difficult to give up—Khó bỏ.
Duccarita (p): Bad conduct—Hạnh kiểm xấu.
Duddama (p): Difficult to manage or tame—Khó huấn luyện (khó kềm giữ được).
Duddasa (p):
Difficult to understand (a)—Khó mà hiểu được.
Duddasã: Misfortune (n)—Nỗi bất hạnh.
Duddara-tara(p): More difficult to see (a)—Càng khó hiểu hơn.
Duddha (p): Milk—Sữa.
Duddina (p): An unlucky day—Một ngày không may.
Duggahita (p): A wrong view—Tà kiến.
Duggama (p): Difficult to go—Khó đi được.
Dugganda (p): Having a bad smell—Có mùi hôi thúi.
Duggata (p): Miserable—Khổ sở.
Duggati (p): Realm of miserable existence—Cảnh giới khổ đau.
Duhana (p): Pollution—Sự ô nhiễm.
Duhitu (p): Daughter—Con gái.
Duhka (skt): Suffering—Uneasy—Uncomfortable—Unpleasant—Difficult—Uneasiness—Pain—Sorrow—Trouble—Difficulty.
** For more information, please see Dukkha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Duhkha (skt) Dukkha (p): Khổ—Trạng thái bất toại của thế giới Ta bà. Chân lý đầu tiên trong bốn chân lý cao thượng. Một trong ba đặc trưng của sự tồn tại (vô thường, khổ, và vô ngã). Mắc xích cuối cùng trong Thập nhị nhân duyên—Suffering—Ill—Pain—Sorrow—Conflict—Discontent—Emptiness—Unsubstantiality—Unsatisfactoriness—The state of the world of Samsara—The first of the four Noble Truths—One of the three signs of any beings (Dukkha: Khổ, Anicca: Vô thường, Anatta: Vô ngã)—The last link in the chain of Depedent Origination (Birth, Suffering, Old age, and Death).
Duhkha-Nirodha (skt) Dukkha-Nirodha (p): Diệt Đế—Duhkha có nghĩa là đau khổ, nirodha là sự chấm dứt. Sự chấm dứt hay vượt qua đau khổ—Duhkha means sorrow, nirodha means annihilation. This term means the conquest or end or annihilation of sorrow.
Duhkha-Védana (skt): Khổ thọ.
Dujivha (p): A serpent—Con rắn.
Dujjaha (p): Difficult to give up or remove—Khó bỏ.
Dujjana (p): Difficult to know—Khó mà biết được.
Dujjivita (p): Wrong livelihood—Tà mạng.
Duka (p): A pair—Một cặp.
Dukkara (p): Difficult to do—Khó làm.
Dukkara-bhava (p): Difficulty—Sự khó khăn.
Dukkata (p): Wrong action—Hành động sai trái.
Dukkha (p): Suffering—Khổ.
Dukkha-antagu (p): One who has conquered suffering—Người đã chế ngự được khổ.
Dukkha-apagama (p): Removal of pain—Diệt khổ.
Dukkha-arya-satya (skt) Dukkha-ariya-sacca (p): Khổ Đế—Chơn lý cao thượng về sự khổ.
Dukkha-kkhandha (p): Aggregate of suffering—Uẩn khổ.
Dukkha-kkhaya (p): Extinction of misery—Sự chấm dứt khổ đau.
Dukha-nidana (p): Source of suffering—Nguyên nhân của sự khổ.
Dukkha-nirodha (p): Destruction of suffering—Sự diệt khổ.
Dukkha-nirodha-ariya-sacca (p): Chơn lý về sự diệt khổ.
Dukkha-nirodha-gamini (p): Sự tu tập đưa đến diệt khổ.
Dukkha-nirodhaga-mini-patipada (skt): Chơn lý về con đường đưa đến sự diệt khổ.
Dukkha-pana (p): Hurting (a)—Tổn hại.
Dukkha-pareta (p): Afflicted by misery—Bị khổ não.
Dukkha-peti (p): To cause pain—Làm cho thống khổ.
Dukkha-sacca (p): The truth of misery—Chân lý về khổ.
Dukkha-Samjna (skt): Khổ tưởng.
Dukkha-samudaya (skt): Tập Đế—Chơn lý cao thượng về nguyên nhân của sự khổ.
Dukkha-seyya (p): An uncomfortable sleep—Giấc ngủ không thoải mái.
Dukkhi (p): Grieved—Buồn khổ.
Dukkhiyati (p): To feel pain—Cảm thấy đau đớn.
Dukkhotinna (p): Fallen into misery—Bị rơi vào nỗi thống khổ.
Dukkhudraya (p): Causing pain—Làm cho đau đớn.
Dukkhupasama (p): Alleviation of suffering—Làm vơi nỗi khổ.
Dukula (p): A kind of very fine cloth—Một loại vải rất mịn.
Dullabha (p): Difficult to obtain (a)—Khó đạt được.
Dulladdha (p): Obtained with difficulty—Đạt được bằng sự khó khăn.
Dulladdhi (p): Wrong view—Tà kiến.
Duma (p): Tree top—Ngọn cây.
Dummana (p): Unhappy (a)—Không hạnh phúc.
Dummati (p): An evil-minded person—Người có tâm địa xấu xa.
Dummedha (p): Foolish (a)—Ngu ngốc.
Dumuppala (p): Tree producing yellow flowers—Loại cây trổ bông màu vàng.
Dundubhi (p): A drum—Cái trống.
Dunniggaha (p): Difficult to subdue or control—Khó kềm chế.
Dunnimita (p): Bad omen—Điềm chẳng lành.
Duppamunca (p): Difficult to be freed (a)—Khó được giải thoát.
Duppanna (p): A fool—Người ngu.
Dupparihariya (p): Difficult to use or manage (a)—Khó quản lý (khó dùng).
Duppatinissaggiya (p): Difficult to give up or abstain from (a)—Khó bỏ được.
Duppativijjha (p): Difficult to understand—Khó hiểu.
Dura (p): Distance—Khoảng cách.
Durajana (p): Difficult to understand (a)—Khó hiểu.
Durakkha (p): Difficult to protect (a)—Khó bảo vệ.
Duramgama (skt): Viễn Hành Địa—The far-going stage—See Thập Địa (B) (7).
Durangama (p): Going afar—Đi xa.
Duranubodha (p): Difficult to understand (a)—Khó hiểu.
Durasada (p): Difficult to be approached (a)—Khó đạt đến được.
Duratikkama (p): Difficult to pass over (a)—Khó vượt qua.
Durita (p): Bad action—Hành động xấu xa.
Durutta (p): Bad speech—Lời nói xấu ác.
Dusaka (p): One who defiles or defames—Người làm nhơ nhớp.
Dusana (p): Defilement—Sự nhiễm trược.
Duseti (p): To pollute—Làm cho ô nhiễm.
Duskrta (skt): Wrongly or wickedly done—A wicked deed—Wickedness—See Đột Cát La in Vietnamese-English Section.
Dussa (p): Cloth—Vải.
Dussaha (p): Difficult to bear on—Khó lòng tiếp tục chịu đựng.
Dussati (p): To offend against—Phạm lỗi.
Dussila (p): Bad character (void of morality)—Tánh nết xấu xa.
Dutiya (p): Second—Thứ nhì.
Dutiyika (p): The wife—Người vợ.
Duttara (p): Difficult to cross over (a)—Khó vượt qua được.
Duttha (p): Spoilt—Corrupt—Wicked—Hư đốn—Quỷ quyệt.
Duttha-citta (p): Evil-minded (a)—Có tâm quỷ quyệt.
Dutthu (p): Badly—Một cách tệ hại.
Dutthulla (p): Inferior (a)—Hạ đẳng.
Duve (p): Two—Hai.
Duvidha (p): Twofold (a)—Hai phần.
Dvachatvarimashat sutra (skt): See Kinh Tứ Thập Nhị Chương.
Dvadaca-Nikaya-Sastra (skt): Thập nhị môn luận.
Dvadasanga-pratitya-samutpada (skt): See Thập Nhị Nhơn Duyên in Vietnamese-English Section.
Dvadasayatanani (skt): See Thập Nhị Nhập in Vietnamese-English Section.
Dvanda (p): A couple—Một cặp.
Dvara (skt & p): Môn—Cửa—Gate—Door—Entrance—Passage.
Dvara-bhutani (skt): Phương tiện môn—The gate of actual occurences—The gate of expedient means.
Dvarabaha (p): Gate-keeper—Người gác cổng.
Dvarapala (p): Gate-man—Người giữ cổng.
Dvatrimsadvara-Laksana (skt) Dvatrimshadvara-Lakshana (p): Tam Thập Nhị Hảo Tướng—Ba mươi hai dấu hiệu phân biệt của sự toàn thiện của một Đức Phật, hay tướng của sự cao vời được thấy trong thân thể của Phật, khác với những con người thông thường, ngay cả về mặt thể chất. Ngoài những dấu hiệu nầy còn tám mươi dấu hiệu phụ nữa—Thirty-two marks of perfection of a Buddha, or thirty-two marks of excellence as revealed in the body of the Buddha, who is distinguished from ordinary men also in his external appearance. The thirty-two marks are:
- Hai chân đặt trên cùng một mặt phẳng: Level feet.
- Lòng bàn chân có hình bánh xe nghìn tía: Sign of thousand spoked wheel on the soles of feet.
- Ngón tay dài và thon: Long slender fingers.
- Gót rộng: Broad heels.
- Ngón chân và ngón tay hơi cong: Curved toes and fingers.
- Bàn tay và bàn chân mềm mại: Soft and smooth hands and feet.
- Mu bàn chân hơi phồng lên: Arched feet.
- Ngực nở to: Broad chest.
- Cánh tay dài tận đầu gối: Arms reaching to the knees.
- Dương vật có bọc qui đầu: Virile member without narrowing in the foreskin.
- Thân thể vạm vỡ: Powerful body.
- Thân thể nhiều lông: Hairy body.
- Lông dài và xoắn: Thick and curly body hair.
- Thân thể mang màu vàng chói: Golden-hued body.
- Thân thể phát xạ trong vòng mười bước chân: A body that gives off rays ten feet in all directions.
- Da mềm dịu: Soft skin.
- Bàn tay, vai và đầu tròn trịa: Round hands, shoulders and head.
- Vai cân đối: Well-formed shoulders.
- Thân trên như thân sư tử: Upper body like a lion’s.
- Thân thể thẳng: Erect body.
- Vai khỏe và có bắp thịt: Muscular shoulders.
- Có bốn mươi răng: Forty teeth.
- Răng đều: Even teeth.
- Răng trắng: White teeth.
- Hàm sư tử: Gums like a lion’s.
- Nước bọt thơm và làm tăng mùi vị các thức ăn: Saliva that improves the taste of all foods.
- Lưỡi rộng: Broad tongue.
- Giọng nói như giọng Phạm thiên: Voice like Brahma’s.
- Mắt xanh và sáng: Clear blue eyes.
- Lông mày bò tót: Eyelashes like a bull’s.
- Túm lông mọc giữa hai lông mày: A lock of hair between the eyebrows.
- U tròn trên đỉnh đầu: A cone-shaped elevation on the crown of the head.
Dvaya (skt):
A pair: Một cặp.
Nhị tính hay tính nhị nguyên (chủ thể và đối tượng, người và ta, vân vân)—Duality—Dualism.
Dvayanairatmya (skt): See Nhị Vô Ngã.
Dvejjha (p): Doubtful (a)—Nghi hoặc.
Dvesha (skt) Dosa (p):
Sân hận, một trong tam độc; hai độc kia là tham và si: Anger, one of the three evil passions known as poisons (visha); the other two are desire to have (raga) and stupidity (moha).
Ác cảm: Aversion.
Dviyana (skt): The two vehicles of Sravakahood and Pratyekabuddhahood—See Nhị Thừa.