J

01/10/201012:00 SA(Xem: 25434)
J

Tổ Đình Minh Đăng Quang 
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
SANSKRIT / PALI - VIETNAMESE
Thiện Phúc

J

Jaliniprabha-Buddha (skt): Võng Minh Phật.

Jambud (skt): Diêm Phù—Thọ.

Jambudvipa (skt): Nam Thiệm Bộ Châu.

 Tên của thế giới nầy—Name of this world.

 Tên của miền nam của tứ đại châu, người ta nói nó hình tam giác, được gọi theo tên của một cái là Thiệm Bộ khổng lồ trên núi Tu Di, hay gọi theo tên loại vàng “thiệm bộ đàn” tìm thấy dưới gốc cây. Nó được chia ra làm bốn vùng—Name of the southern of the four great continents, said to be of triangular shape, and to be called after the shape of the leaf of an immense Jambud-tree on Mount Meru; or after the fine gold found below the tree. It is divided into four parts:

 Nam Tượng Chủ: Từ Tuyết Sơn trở xuống phía nam—South of Himalayas by the lord of elephants, because of of their innumerable number of elephants.

 Bắc Mã Chủ: Từ Tuyết Sơn trở lên phía bắc (vì có nhiều ngựa)—North of Himalayas by the lord of horses.

 Tây Bảo Chủ: Phía tây của Tuyết Sơn (vì có nhiều châu báu): West of Himalayas by the lord of jewels.

 Đông Nhân Chủ: Phía đông của Tuyết Sơn (vì có nhiều người ở): East of Himalayas by the lord of men. 

** For more information, please see Nam Thiệm Bộ Châu.

Jambunada (skt): Thiệm Bộ Nại Hà Kim—Vàng từ sông Diêm Phù—Gold from the Jambu River.

Jana-kaya (skt): Cộng đồng—Community—Assemblage—Multitude—Collection.

Janapada (skt): Địa—Xứ—Cộng đồng—Nation—Inhabited place—Community.

Janmahetu (skt): See Sinh Nhân.

Jantu (skt): Chúng sanh—Human beings.

Jara (p): Già.

Jara-marana (skt & p): Lão tử—Già và chết—Mắc xích thứ mười hai trong 12 mắc xích nhân duyên—Jara (Old age)—Manara (Death)—Old age and death—Twelth of the twelve links in the chain of dependent origination.

Jarayuja (skt): See Chatur-Yoni.

Jasosnisa (p): Phật đảnh Thệ Đa (màu vàng nghệ).

Jata (skt): Sanh.

Jataka (skt): Bổn Sanh Kinh, 550 câu chuyện nói về tiền thân Đức Phật, một trong mười hai bộ kinh lớn trong Phật giáo—A birth story—A collection of 550 stories of the former lives of the Buddha Gotama, one of the twelve divisions of the Buddhist teaching.

Jati (p): Sanh—Mắc xích thứ mười một trong 12 mắc xích nhân duyên—Birth—Production—Form of existence—The eleventh in the chain of the Nidanas.

Jati-marana (skt): Sanh tử—Birth and death—Life and death—Living and dying.

Javana (p): Impulsion—Impulsive karma-producing moments—Tiến trình thúc đẩy hay sự năng động (đó cũng chính là lúc mà nghiệp được thành lập).

Jayata (skt): Tổ Xà da đa.

Jetavana (skt): Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên—Name of a grove near Sravasti.

Jetrjeta (skt): Thái tử Kỳ Đà.

Jetrjeta-Vihara (skt): Kỳ đà Tịnh xá.

Jetavana-vihara (skt): Kỳ đà Tịnh Xá.

Jhana (p): Meditative absorption—A state of serene contemplation atained by meditation.

Jhaqita (skt): Lễ hỏa táng hay trà tỳ—Cremation.

Jihva (skt): Thiệt—Lưỡi—Tongue.

Jina (skt): Thắng giả hay kẻ chiến thắng, một danh hiệu của Đức Phật—A conqueror—A victor—An epithet of the Buddha.

Jinadhatu (skt): Phật Xá Lợi hay xá lợi của Phật (chất cứng còn lại sau lễ trà tỳ của Đức Phật)—Buddha’s relics (hard substance left after the cremation of the body)

Jinaputra (skt): Thắng giả tử hay Phật tử (con của Phật), có nghĩa là các vị Bồ Tát—Sons of the Victorious One, meaning Bodhisattvas.

Jiriki: Sức mạnh cá nhân nhằm đạt tới đại giác, khác với Tariki nghĩa là tin vào tha lực (niệm Tên Phật A Di Đà để được bảo đảm sanh vào Tịnh độ)—To strive with one’s own power to cultivate and attain enlightenment. Jiriki is apposed to Tariki. Tariki means to rely on other’s power to attain enlightenment (place one’s trust merely in the Buddha such as reciting or calling upon the name of Amitabha Buddha to ensure bringing about rebirth in his paradise).  

Jiva (skt & p): Life of the body—Đời sống—Life—The life-principle—Thọ mạng hay sự sống của cơ thể con người.

Jivajita (skt): Cọng mạng.

Jivati (p): Hãy còn tại thế.

Jivatma (p): Tiểu ngã—Microcosmic soul.

Jivatman (skt): Vital principle of the body—Thân mạng (thân mạng của con người).

Jivita (skt): Cuộc sống—Life.

Jivita-mada (skt): The great intoxication of life.

Jivitindriya (skt): Faculties of life—Mạng căn (cơ thể với với đầy đủ các quan năng của con người).

Jnana (skt&p): Trí tuệ nhận thức những hiện tượng và những qui luật của chúng. Jnana là sự sáng suốt nắm vững tất cả những thuyết giảng được chứa đựng trong các kinh điển. Jnana là một từ rất linh động vì đôi khi nó có nghĩa là cái trí thế gian tầm thường, cái trí của tương đối không thâm nhập được vào chân lý của hiện hữu, nhưng đôi khi nó cũng có nghĩa là cái trí siêu việt, trong trường hợp nầy nó đồng nghĩa với Bát Nhã (Prajna)—Knowing—Becoming acquainted with—Knowledge—Higher knowledge (derived from meditation on the one Universal Spirit—Wisdom—Higher intellect or spiritual wisdom; knowledge of the ultimate truth (reality). Jnana is a very flexible term, as it means sometimes ordinary worldly knowledge, knowledge of relativity, which does not penetrate into the truth of existence, but also sometimes transcendental knowledge, in which case being synonymous with Prajna or Arya-jnana. 

Jnanam-anasrava (skt): See Vô Lậu Huệ.

Jnanam-lokottaram (skt): Xuất thế gian trí—Super-worldly knowledge.

Jnanam-lokottaratam (skt): Xuất thế gian thượng thượng trí—Supreme supra-worldly knowledge—See Xuất Thế Gian Thượng Thượng Trí.

Jneyavarana (skt): See Sở Tri Chướng.

Junagadh (skt): Theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, Junagadh là thủ phủ của Saurashtra, miền tây Ấn Độ, nhờ sự hiện diện của các chỉ dụ của vua A Dục mà từ lâu đã được các tín đồ Phật giáo biết đến nhiều và trở thành một trung tâm thu hút đối với họ. Gần đồi Girnar, ngày nay người ta tìm thầy trên một tảng đá lớn toàn bộ văn bản của “Mười Bốn Chỉ Dụ trên đá.” Các văn bản nầy được khắc bằng chữ Brahm, còn được lưu giữ khá tốt. Các hang động quan trọng nhất đào thấy được ở Saurashtra đều nằm bên trong và xung quanh Junagadh. Các hang nầy có lẽ đã có nhiều trong thế kỷ thứ 7, vì trong khi đến viếng Junagadh, Huyền Trang đã ghi nhận ít nhất là năm mươi tu viện loại nầy, với ít nhất là ba ngàn tu sĩ Thượng Tọa Bộ (Sthavira sect). Các di tích của hai ngọn tháp xây bằng gạch mới được tìm thấy gần đây tại Intwa trên một ngọn đồi cách bản chỉ dụ của vua A Dục độ ba dặm. Ngoài ra, còn có một con dấu bằng đất nung của một cộng đồng Tỳ Kheo từng sống trong tu viện của hoàng đế Rudrasena I, thuộc dòng dõi Ksatrapa đã cai trị xứ nầy từ năm 199 đến 222—According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Junagadh, the capital of the province Saurashtra, west of India, which owing to the presence of the Asoka edict had already become famous among Buddhists, became a centre of attraction for them. In the vicinity of Girnar Hills, we find now on a huge rock the full text of what are known as the Fourteen Rock Edicts. The text inscribed in Brahmi characters on this rock is remarkably well preserved. Naturally, the most important of the caves excavated in Saurashtra are in and around Junagadh. They must have been numerous, for while visiting Junagadh, Hsuan-Tsang had noticed at least fifty convents with at least three thousand monks of the Sthavira sect. The remains of two brick-built stupas have recently been exposed at Intwa on a hill about three miles away from Asoka’s edict. Besides, excavators found a baked clay seal belonging to a bhiksusangha which resided in the vihara of Maharaja Rudrasena. The king was most probably Rudrasena I of the Ksatrapa family who ruled India from 199 to 222 A.D. 

Junnar (skt): Địa danh Phật giáo ở vùng tây Ấn Độ. Theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, có đến 130 hang động tạo thành năm nhóm riêng biệt trong phạm vi một bán kính bốn dặm tính từ Junnar. Do đó, có thể nói thành phố nầy là khu tu viện lớn nhất ở miền tây Ấn Độ. Số lượng đông đảo và kích thước nhỏ bé của các hang cho thấy các hang nầy thuộc về một thời kỳ xa xưa—Name of a Buddhist place in west India. According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, there are as many as 130 caves carved in five separate groups within a radius of four miles from Junnar. Hence, the town can be said to be the largest monastic establishment in western India. The frequency and smallness of the cells indicate that they belong to an early period. 

Jyahroda (skt): Như Lư đạt.

Jyotisa (skt): Quan hệ tới Thiên Văn Học và lịch—Relating to astronomy or the calendar.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :