Phẩm 13 Ngu Tối

16/01/20193:35 SA(Xem: 3115)
Phẩm 13 Ngu Tối

KINH PHÁP CÚ BẮC TRUYỀN 
ĐTK/ĐCTT, N°. 0210 
Soạn tập: Tôn giả Pháp Cứu 
Hán dịch: Đời Ngô, Thiên Trúc Sa-môn Duy-kỳ-nan 
Việt dịch: Thích Đồng Ngộ - Thích Nguyên Hùng
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2019
 QUYỂN THƯỢNG

(Gồm 21 phẩm, từ phẩm 1 đến phẩm 21 | 357 bài kệ)
Việt dịch: Thích Đồng Ngộ



Phẩm 13:

NGU TỐI[1]

 

[563b] Phẩm NGU TỐI gồm 21 bài kệ. Nội dung phẩm này: khai mở người mông muội, nên bày tướng trạng ra, muốn khiến họ sáng tỏ.

 

217.

Mất ngủ thấy đêm dài

Mệt mỏi thấy đường xa

Ngu, sống chết dài ra

Nào biết đâu chánh pháp.

 

218.

Ngu si thường tăm tối

Trôi mãi như sông dài

Một mình đi một lối

Biết làm bạn cùng ai.

 

219.

Lân la với kẻ ngu

Ưu sầu thêm dai dẳng

Ở chung càng cay đắng

Tợ oan gia nhiều đời.

220.

Nào con, nào tài sản

Kẻ ngu mãi lo xa

Chính ta còn không có

Thứ kia ở đâu ra?

 

221.

Ta ở đây mùa nóng

Mùa lạnh cũng chẳng đi

Kẻ ngu luôn nghĩ vậy

Nào biết lẽ thịnh suy.

 

222.

Kẻ ngu biết mình ngu

Dần dà cũng phát trí

Ngu si cho mình trí

Thì chẳng ai ngu bằng.

 

223.

Ngu si gần người trí

Như gáo múc nước kia

Dù gần mãi chẳng lìa

Vẫn không biết pháp vị.

 

224.

Kẻ trí gần người trí

Như lưỡi nếm mùi vị

Dù chỉ trong phút giây

Liền hiểu thông đạo ý.

 

225.

Việc làm của kẻ ngu

Khiến thân thêm tai hại

Việc ác càng hăng hái

Càng chuốc lắm tai ương.

226.

Người làm việc bất thiện

Làm xong tâm hối tiếc

Mắt đẫm lệ thở than

Ôi! Quả báo cay nghiệt!

 

227.

Người làm việc phước đức

Làm xong tâm mừng vui

Nhận phước quả không dứt

Lòng hớn hở tươi cười.

 

228.

Quả ác chưa chín tới

Kẻ ngu tưởng mật đường

Một khi nó thuần thục

Tự chuốc lắm tai ương.

 

229.

Kẻ ngu luôn mơ tưởng

Không thấy ra khổ đau

Đến lúc đọa ngục sâu

Mới hay toàn ác nghiệp.

 

230.

Ngu xuẩn gây nghiệp chướng

Mà chẳng tự thoát ra

Tai ương luôn thiêu nướng

Tội khổ càng cháy bừng.

 

231.

Kẻ ngu thích ăn ngon

Tháng ngày càng khóai khẩu

Chưa bằng phần mười sáu

Người tư duy pháp mầu.

232.

Kẻ ngu luôn khát vọng

Trọn đời vẫn huyễn hư

Chuốc nỗi đau dao gậy

Quả báo chẳng dối hư.

 

233.

Hãy nhìn kẻ ngu si

Keo kiệt lại tham cầu

Nẻo ác họ thường đi

Sống không chút đạo trí.

 

234.

Kẻ xa đạo, gần dục

Chết ngộp trong hư danh

Sản nghiệp dứt không đành

Tham nhiều nhà cúng thí.

 

235.

Đừng nhiễm hai tham muốn:

Làm sa-môn tại gia

Trái thánh giáo, tham nhà

Ngày sau thiếu trí tuệ.

 

236.

Hạnh này đồng kẻ ngu

Khiến tăng dục, kiêu mạn

Cầu lợi tâm đã khác

Cầu đạo há như nhau?

 

237.

Bởi vậy, những người trí

Đệ tử Phật xuất gia

Thói đời thường buông xả

Trọn không đọa tử sinh.



[1] Phẩm Ngu tối (tức ngu ám 愚闇), tương đương Pāli, phẩm 5. Bāla vagga.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :