4. Vọng Ngữ Giới (Giới Vọng Ngữ)

22/06/201012:00 SA(Xem: 78279)
4. Vọng Ngữ Giới (Giới Vọng Ngữ)

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG 
(chánh thức thuyết giảng giới tướng) 

B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)

 

B.1.1.44. VỌNG NGỮ GIỚI (giới vọng ngữ)

Kinh văn: 
1. Phiên âm: 
Từ câu “Nhược Phật tử...” cho đến câu “...thị Bồ Tát Ba La Di”.
2. Dịch nghĩa: 
Nếu Phật tử tự mình nói vọng ngữ, bảo người nói vọng ngữ, phương tiện vọng ngữ, duyên vọng ngữ, cách thức vọng ngữ, nghiệp vọng ngữ, nhẫn đến không thấy nói thấy, thấy nói không thấy. Hoặc thân vọng ngữ, hoặc tâm vọng ngữ. Là Phật tử lẽ ra phải luôn luôn chánh ngữ, chánh kiến và cũng làm cho tất cả chúng sanhchánh ngữ, chánh kiến, mà trái lại làm cho mọi người tà ngữ, tà kiến, Phật tử này phạm Ba La Di tội. 
Lời giảng: 
Từ “vọng ngữ” hằng ngày Phật giáo đồ chúng ta thường nghe nói đến như thầy dạy đệ tử: “Các con không được vọng ngữ, các con không nên tùy tiện nói vọng ngữ”. Như thế, vọng ngữnhất định không được, vì chỉ có tổn mà không có ích. Cho nên trong Phật pháp nhận chân vọng ngữ là một tội áccực lực ngăn cấm. 
Nói vọng ngữ là như thế nào? 
- Lời nói không hợp với sự thật là Vọng. 
- Lời nói làm cho người lãnh hội là Ngữ. 
Đối với người phải thành thật, đó chẳng những là điều tối yếu nhập đạo mà làm người chính đáng ở đời cũng phải thành thật. Vọng ngữgiả dối, không phải đạo đức.
Vọng ngữ là tự mình biết rõ điều ấy không thật, vì muốn dối gạt, mê hoặc người nên nói không chút nể sợ. Tuy thấy là dối gạt người, nhưng nhìn sâu vào trong cốt tủy chính là tự dối gạt mình. 
Như thế giữ thái độ thành thật không phải là việc rất tốt hay sao? Tại sao lại nói lời giả dối, gạt người? 
Xét kỹ nguyên nhân ấy không ngoài vọng cầu danh lợi, tham đồ lợi dưỡng, là một việc không tốt, nên cần cực lực ngăn cấm. Nói vọng ngữ để cầu danh dự lợi dưỡng là thuộc về tội ác, mà chính sự tùy tiện nói quàng, nói xiên, nói bậy bạ không ngăn chặn khẩu nghiệp cũng là một điều quyết định không được. 
Khi Phật còn tại thế, La Hầu La sau khi xuất gia, vì tuổi nhỏ không biết cẩn thận giữ gìn khẩu nghiệp. Như khi Phật tử đến hỏi: “Hôm nay đức Thế Tôn có trong tịnh xá không?” 
La Hầu La biết có Đức Phật, nhưng cứ tùy tiện nói dối là không. Đến khi Đức Phật đi hoằng hóa nơi khác, Phật tử đến hỏi, sa di lại nói là có. La Hầu La nói dối như vậy nhiều lần, có người bạch lên Phật. 
Một hôm, Đức Phật đi khất thực mang bát về, bảo La Hầu La đem nước đến cho Ngài rửa chân. Rửa xong, Ngài hỏi La Hầu La rằng: “Nước này có thể dùng nấu trà, nấu cơm được không?” 
La Hầu La đáp rằng: “Kính bạch Thế Tôn! Không được, vì pha trà, nấu cơm phải dùng nước trong sạch mới được. Nước này đã rửa chân rồi, thành ra dơ bẩn, đâu có thể dùng được”. 
Đức Phật dạy: “Đúng thế! Ông cũng như vậy. Ông thường nói lời giả dối với người như nước đã rửa chân nhơ bẩn không thể dùng pha trà, nấu cơm. Ông thường nói dối thì không thể tu đạo vô lậu”. 
Phật dạy như vậy rồi lại bảo La Hầu La đổ nước và đem bồn úp lại chỗ cũ. La Hầu La vâng lời, Phật lại bảo La Hầu La đem nước đổ lên bồn, nước chỉ lưu lại một chút ít trên đáy bồn. 
Phật biết rõ, nhưng cố ý hỏi rằng: - Nước đổ vào bồn sao lại không có? 
La Hầu La bạch: - Kính bạch Thế Tôn! Nước không còn trong bồn vì bồn đã úp lại cất. 
Bấy giờ, Phật mới nghiêm khắc quở trách rằng: “Ông là người không có tâm hổ thẹn, do tội vọng ngữ che lấp tâm tánh như nước không chảy vào bồn, ông không thấm đạo cũng như thế”. 
La Hầu La được sự giáo huấn của Phật, biết vọng ngữ là điều quyết không được làm. Từ đấy về sau không bao giờ nói một lời vọng ngữ
Đại Trí Độ Luận nói: “Người vọng ngữ trước tiên là tự dối gạt mình, rồi sau mới dối gạt người. Cho thực là hư, cho hư là thực. Hư thực điên đảo thì không thể nào lãnh thọ thiện pháp, như cái bình úp, nước không chảy vào được. Người nói vọng ngữ tâm không biết hổ thẹn, đóng bít con đường nhân thiên và cửa ngõ đi đến Niết Bàn. Quán biết tội lỗi này rồi, thế nên đừng nói vọng ngữ”. 
Trong kinh dạy: Xưa có một tỳ kheo tên Ha Đa rất có tài tuyên thuyết chánh pháp và thường bố thí chánh pháp. Công đức vĩ đại này đáng lẽ được quả báo tốt đẹp, nhưng bất hạnh thay! Tỳ kheo này sau khi xả thân đọa vào địa ngục chịu các kịch khổ, lý do vì sao? Có trái với luật nhân quả hay không? 
Đức Phật bảo các tỳ kheo rằng: “Tỳ kheo Ha Đa đọa địa ngục không phải do tuyên thuyết chánh pháp, mà do thường nói vọng ngữ”. Tai hại của vọng ngữ thấy rõ nơi đây!
Quý vị không nên cho rằng tùy tiện nói vọng ngữ chút ít không quan hệ chi. Nên biết tội sát sanh, trộm cắp, tà dâm đã giảng, phần nhiều do vọng ngữ trợ thành. Vì thế lúc chúng ta nói vọng ngữ, chư thiên, quỷ thần đều thấy biết. Các Ngài vốn muốn ủng hộ chúng ta, nhưng vì chúng ta nói vọng ngữ mà các Ngài xa lánh, không muốn ủng hộ nữa. 
Thử tưởng tội vọng ngữ tổn thất cho chúng ta lớn biết chừng nào. Cho nên trong kinh, Đức Phật khai thị rằng: “Thà nên hy sinh thân mạng của chính mình, không nên phạm giới vọng ngữ”. 
Nói lời thành thật lắm lúc bị thiệt thòi, bị khinh nhục hoặc bị kết tội, với tự mình đó là sự hy sinh rất lớn. Tuy vậy, đối với Phật pháp vẫn cần phải nói lời chân thật. Không thể vì mình bị bất lợi mà không nói lời thành thật
Trong luận Bồ Đề Tư Lương nói: “Dù do nói lời thành thật mà phải bị chết, bị mất địa vị Chuyển Luân Vương cùng chư thiên vương, nhưng cũng phải nói lời thành thật”. Sự quý báu của lời chân thật, lời đứng đắn, hoàn toàn thấy rõ nơi đây. 
Trái ngược với lời vọng ngữ là lời thành thật, chân thành phát xuất từ nội tâm. Người làm đến mức độ chân thành chính là chân thực không khi người, không bao giờ nói lời hoang đường để gạt người. Cho nên dù đối với Phật pháp hay với Nho gia, chân thành vẫn là tối trọng yếu. Chân thành chẳng những là chánh nghĩa không thể thiếu giữa người với người tương xử với nhau, mà cũng là một nhân tố xây dựng tín tâm với nhau
Chân thành chẳng những phát xuất từ nơi chân lý mà cũng là biểu lộ từ nơi chân tình. Chân thành lại còn là sức thúc đẩy rất lớn đối với con người, có thể làm cho con người trở nên dũng cảm, không sợ điều gì, có khả năng tồi phá đến mức không có thứ cứng rắn nào chịu đựng được, giữ được. 
Nên cổ nhân Trung Hoa có nói: “Tinh thành sở chí, kiên thạch vi khai” (tinh thành đi đến đâu thì mọi thứ dù cứng rắn như vàng đá, cũng phải vỡ tan), chính là ý nói trên vậy. 
Lại nữa nhân loại chung sống với nhau, cùng xây dựng nền tảng trên hai chữ Chân Thành. Nếu khôngchân thành thì nhân loại làm sao chung sống? Tại sao người quân tử nhìn nhận Chân Thành là điều hết sức quý giá? 
chân thành là tuyền nguyên duy nhất của đạo đức (tuyền nguyên là nguồn của suối, tức cội gốc của dòng nước, dùng danh từ này ám chỉ chân thành là nguồn cội của đạo đức). 
Chánh tâm tu thân của mỗi cá nhân nương nhờ nơi sự chân thành. Sự đối xử lẫn nhau giữa mình và người được duy trì cũng nhờ sự chân thành. Cho nên cần phải thể hiện đến mức độ chân thành mới là đạo lý làm người. 
Lại nữa, chỉ có những người thật sự chân thành trong thiên hạ mới có thể đem hết năng lực phát huy bổn tánh của chính mình. Khi dùng sự chân thành tiếp đãi với người, tự nhiên người sẽ tiếp thọ sự cảm hóa của mình và lại có ý rất thích được đồng hóa với mình. 
Do đây, ta thấy sức mạnh vĩ đại của sự chân thành mà những kẻ tầm thường không thể hiểu được. Cho nên nói: “Thành ý là tiền đề của chánh tâm, là cơ sở của tu thân, là điều tất cả các tôn giáo đều nhu dụng, là điều kiện tiên quyết của người tu hành cần phải đủ”. 
Phật giáo xem tội vọng ngữ là căn bổn trọng tội nên càng xem trọng sự chân thành, cho chân thànhđạo làm người. Nếu không chân thành thì không đủ tư cách làm người. Đức Phật lại đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử, làm vị Bồ Tát lẽ ra phải dùng tâm chân thành mà cảm hóa chúng sanh. Vì chỉ có sự chân thành mới khiến chúng sanh tiếp thọ sự giáo hóa của mình. Nếu không làm như vậy, lại thường nói những lời hư giả, một ngày nào đó, khi chúng sanh biết được thì còn ai tin lời nói của mình nữa? Cho nên bất luận tự vọng ngữ, giáo vọng ngữ, phương tiện vọng ngữ, đều không thể được, nên phải triệt để ngăn cấm, chừa bỏ”. 
* Thế nào là tự vọng ngữ? 
Là chính mình đối với người, nói là mình đã chứng đắc pháp thượng nhơn, là pháp sở tu sở chứng của bậc thánh hiền. Pháp sở tu gồm 37 phẩm Bồ Đề phần và các môn tam muội; pháp sở chứng bao gồm các địa vị trong Tam Hiền, Thập Thánh
Nói đại vọng ngữ là nói như thế nào? 
Là tự nói mình đã chứng đắc Thập Địa, Bích Chi, Tứ Quả, Tứ Hướng, Tứ Thiền, Tứ Không, thành tựu pháp quán Bất Tịnh, pháp quán Sổ Tức, Lục Thông, Bát Giải Thoát; chư thiên long đến thưa hỏi, quỷ thần đến vấn đáp với mình. Hoặc nói rằng chính mình đã đoạn kiết sử, đã vĩnh viễn xa lìa tam đồ... Những việc trên đều hư giả không chân thật, chỉ có tâm mong cầu danh dự lợi dưỡng, nên gọi là “đại vọng ngữ”. 
Trong Luật dạy, khi nói rằng mình đã tu đắc các pháp kể trên mới kể là hoàn thành căn bổn trọng tội. Phàm bực tu hành đã chứng đắc thì pháp sở tu hay sở chứng chỉ tự mình biết lấy, như người uống nước nóng, lạnh tự mình hay biết. 
Cổ đức có dạy: “Hữu đạo, vô đạo, tự kỷ tri chi” (có đạo hay không có đạo, tự mình biết lấy, không cần nói với người). Không được nói vọng ngữ là mình đã chứng đắc, trong trường hợp nếu mình thật sự đã chứng đắc, cũng không nên nói với người. 
Do nguyên nhân nào mà nói vọng ngữ, không chân thật? 
Bệnh căn lớn nhất là do tham cầu danh dự, lợi dưỡng. Vì nhiều người ở đời rất ưa thích cung kính, cúng dường những bậc đã chứng đắc thiền định, thần thông, đạo quả. Nếu chúng ta bày tỏ với mọi người rằng mình đã chứng đắc những pháp ấy, thì danh dự, lợi dưỡng sẽ tấp nập đưa đến. 
Quả thật, nhìn bên ngoài thì thấy được vô số danh dự, lợi dưỡng, nhưng thật sự chúng ta đã tự tạo vô biên tội nghiệp. Tại sao vậy? 
Nên biết rằng, việc đó không nên tùy tiện nói bậy, vì lời nói không tương xứng với sự thật. Do đó, danh dự lợi dưỡng sẽ bị mất đi nhanh chóng, lại còn mang tội đại vọng ngữ, não hại người đời, gây một ấn tượng xấu xa cho Phật pháp, làm thối mất tín tâm của chúng sanh đối với Phật pháp. Thử hỏi việc này đối với Phật pháp tổn hại biết chừng nào? 
Thế nên vọng ngữ đối với bản thân mình đã không lợi ích, cũng không làm lợi ích cho Phật pháp, thì tại sao ta có thể tùy tiện nói bậy bạ? Như người ban đêm bắn tên, không chắc trúng ai, trở lại hại mình? 
* Thế nào là giáo nhân vọng ngữ?
Giáo nhân vọng ngữ (bảo người nói vọng ngữ), loại này gồm hai thứ: 
- Bảo người đối với người khác nói vọng ngữ rằng vị ấy thật là bậc tu hành đạo đức cao siêu, đã chứng đắc pháp thượng nhân... hoặc là bảo người tuyên dương mỹ đức của chính mình; hoặc bảo các đệ tử đi các nơi rao nói sư phụ tôi là một bậc tu hành đạo đức cao siêu, hoặc nhờ bằng hữu đối đáp lẫn nhau truyền nói: Vị ấy là bậc đại đức duy nhất đương thời, có các thứ thần thông diệu dụng. Nhờ đó mà được danh dự, lợi dưỡng tức là đã phạm căn bổn trọng tội
- Bảo người ấy đối với kẻ khác nói rằng; Ông nên đi rao truyền với mọi người rằng ông đã chứng được pháp thượng nhơn, có khi ông cùng với chư thiên quỷ thần đàm thoại, lắm lúc ông cùng long vương đàm đạo. Có khi quỷ thần đến chỗ ông nêu ra nhiều vấn đề thưa hỏi. Ông đều có đủ khả năng giải đáp cho các vị ấy rất ưa thích, sau đó từ biệt... 
Nhờ nói như vậy mà người kia thu được nhiều danh dự lợi dưỡng, tự mình hoàn toàn không được chút gì. Người kia đến nơi nào cũng rao nói như vậy. Vì nguyên nhân xúi biểu người, cho nên dù không kết thành căn bổn trọng tội, nhưng không tránh khỏi phạm tội khinh cấu. 
Vì thế, một Phật tử chơn chánh, chẳng những không nên tùy ý tuyên dương mỹ đức của mình, hoặc bảo người khác tuyên dương mỹ đức của họ để tự mong cầu lợi dưỡng. 
* Thế nào là phương tiện vọng ngữ? 
Là lúc muốn nói vọng ngữ, trước tiên, phải mượn những lời xảo trá, quỷ quyệt như nói rằng: “Tôi tu hành, một ngày nọ đương lúc tọa Thiền hay niệm Phật, tụng kinhthiên hoa từ hư không rải xuống” khiến người nghe sanh tâm tín thọ
Tự mình phương tiện nói vọng ngữ như vậy sẽ phạm căn bổn trọng tội, còn sai khiến người khác đi các nơi rao nói như thế, hay viết thư gởi các nơi biểu dương đức hạnh của mình, hoặc dùng tay, chân... ra dấu, hoặc làm một động tác dụng ý làm cho người nhân đó mà hiểu, cũng đều phạm căn bổn trọng tội
Lại bên ngoài giả mượn ngôn thuyết tán thán kẻ khác, nhưng sự thật bên trong tự ẩn ý khen mình là người đức hạnh... Còn có những trường hợp quái gở khác như: trước hết dùng mật thoa lên thân một cây đại thọ, do đó hấp dẫn nhiều ong mật bay đến, rồi không biết hổ thẹn, đối với người nói rằng: “Tôi có thể chiêu dẫn những đàn ong mật bay đến”, để dối gạt người... đều phạm căn bổn trọng tội
Ngoài ra, còn mượn cơ quỷ thần, thiên tiên... những pháp mê tín nói là thỉnh thần tiên, hoặc nói đại tiên này lâm đàn dạy chúng ta phải làm thế này, thế kia. Hoặc nói Tế Công Hòa Thượng lâm đàn, Ngọc Hoàng Đại Đế lâm đàn, thậm chí nói là Quán Thế Âm Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát... lâm đàn. Những loại hội môn, đạo môn, những đoàn thể mê tín, phong kiến vào các thời đại trước thường lợi dụng những việc ấy để dối gạt người. 
Vì mượn cớ quỷ thần, tiên, Phật lâm đàn nói thế này, thế khác, bảo người phải phụng hiến một số kim tiền đại lượng. Tất cả những việc đó, Phật pháp quy vào tội phương tiện vọng ngữ và xem là một tội ác rất lớn. 
Thông thường người đời không biết đây là một lối lừa gạt kẻ mê tín, cho là việc thực có mà không liễu giải được chân tướng của nó, lại còn cho đó là sự việc trong Phật pháp. Như thế, không thể không nói là một tai hại vô vọng ở trong Phật pháp (vô vọng ở đây phản nghĩa với hư vọng; nghĩa có thật, rõ ràng trong thực tế, không phải không có). Vì thế, người Phật tử chánh tín tuyệt đối không được đi cầu cơ. Nếu mê tín cầu cơ để mong cầu danh dự, lợi dưỡng đều phạm căn bổn trọng tội
Kinh Bồ Tát Thiện Giới nói: “Nếu Bồ Tát được người tán thán là đã chứng đắc Thập Trụ, A La Hán... mà yên lặng lãnh thọ, tức phạm căn bổn trọng tội. Nếu là người tăng thượng mạn, tuy không có tâm dối gạt, nhưng cũng phạm tội khinh cấu, vì người ấy chỉ sở đắc chút ít, đã tự cho mình là thật chứng!” 
Người tăng thượng mạn là thế nào? 
Nghĩa là thông thường chưa được mà nói được, chưa chứng mà nói chứng. Thật ra không phải người tăng thượng mạn không có công phu tu hành, nhưng dụng công tu hành của họ vừa hơi tương ứng chánh pháp, đã vội tự cho mình thật sự đã đắc pháp gì, hoặc chứng quả vị gì... Tuy sanh khởi tâm tăng thượng mạn như vậy, nhưng nội tâm hoàn toàn không phải cố ý muốn dối gạt người để cầu danh dự lợi dưỡng. Cho nên dù đối với người nói được pháp gì, chứng quả vị gì... chỉ phạm tội khinh cấu, không phạm căn bổn trọng tội
Kết thành tội vọng ngữ phải hội đủ bốn điều kiện: nhân, duyên, pháp, nghiệp như sau: 
- Vọng ngữ nhân (nhân vọng ngữ): do chủng tử tham lam từ vô thỉ trở lại dối gạt. Nay phát sanh tâm muốn nói dối gạt người để mong được nhiều danh dự, lợi dưỡng. Ấy là nhân vọng ngữ
- Vọng ngữ duyên (duyên vọng ngữ): người hiện đang ở trước mặt để dối gạt là cái duyên rất tốt, hỗ trợ cho việc vọng ngữ. Hoặc dùng những phương tiện khác như nói, im lặng, động, tịnh, qua, lại, đi, đứng, hiện oai nghi tề chỉnh... chứng tỏ mình là người có thánh đức. Tất cả đều là duyên vọng ngữ
- Vọng ngữ pháp (cách thức vọng ngữ): Các pháp tắc dùng vận dụng lúc nói vọng ngữ. Có chỗ giải thích pháp vọng ngữ là chỉ cho Thập Địa, Tứ Quả...
- Vọng ngữ nghiệp (nghiệp vọng ngữ): do ba việc trên hợp lại thành tội vọng ngữ, có chỗ giải thích là từ trong miệng thốt ra lời nói rõ ràng, khiến cho người đối diện lãnh hội được, thế gọi là vọng ngữ
Cho nên kết thành tội vọng ngữ không phải là đơn giản, phải có đủ điều kiện hợp thành. Chẳng những tội đại vọng ngữ như trên không nên tùy tiện nói bậy, mà các tội vọng ngữ khác cũng không nên tùy ý muốn nói thế nào thì nói. 
Vì thế, kinh dạy tiếp theo: “Nãi chí bất ngôn kiến, kiến ngôn bất kiến, thân tâm vọng ngữ” (cho đến không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, thân tâm đều vọng ngữ). Những thứ tiểu vọng ngữ này cũng không nên nói. 
* Thế nào gọi là không thấy nói thấy? 
Như chính mình chưa từng thấy người kia làm những việc không chính đáng hoặc tội ác. Như vì mình đối với những người ấy có mặc cảm không tốt, hay có chút phiền hà trong lòng, rồi tự đi nói: “Chính mắt tôi trông thấy người ấy làm những việc tội ác như vậy...” Cố ý ghép người vào tội ác như thế, gọi là “không thấy nói thấy”. 
* Thế nào gọi là thấy nói không thấy? 
Như chính mình thấy người ấy làm những việc thiện, hữu ích cho nhân quần, xã hội. Nhưng vì mình đối với người ấy không có thiện cảm, hoặc bị tâm tật đố sai khiến, muốn che đậy thiện hạnh của người mà moi móc tội ác của người, rồi tự đi nói: “Chính tôi chưa từng thấy người ấy làm những việc gì tốt...” gọi là thấy nói không thấy. 
Ngoài việc đã nói trên, còn có những thứ vọng ngữ khác như: 
- Không nghe nói nghe, nghe nói không nghe. 
- Không giác nói giác, giác nói không giác. 
- Không biết nói biết, biết nói không biết. 
- Thật có nói là không, thật không nói có. 
- Pháp nói là phi pháp, phi pháp nói là pháp... 
Tóm lại, vọng ngữ có rất nhiều, khi nào tương vi (trái với) tâm mà nói đều thuộc về vọng ngữ
Vọng ngữlời nói không thật thốt ra từ nơi miệng, còn hành động của thân tâm biểu hiện như thế nào mà thành vọng ngữ? 
- Thân vọng ngữ: như thân hành động hoặc biểu hiện một thái độ cho người biết một sự việc nào đó. Chẳng hạn như có người hỏi bạn đã chứng được quả vị ấy hay chưa? Dù bạn không nói nhưng gật đầu và người kia hiểu là bạn muốn nói là đã chứng. 
- Tâm vọng ngữ: lại như hỏi bạn tu hành đã đến mức thân tâm thanh tịnh phải không? Bạn không đáp lại, nhưng vì muốn tỏ ra mình đã được thân tâm thanh tịnh, bạn yên lặng, đồng nghĩa với sự thừa nhận và người trước mặt đã hiểu ý bạn. 
Những loại như vậy, do có tâm dối gạt biểu hiện ra những thân tướng, khiến người đối diện lãnh hội dụng ý của mình. Dù không mở miệng một lời hay một câu nào, nhưng nghiệp vọng ngữ đã kết thành. Trường hợp này gọi là thân vọng ngữ và tâm vọng ngữ
Dù là đại hay tiểu vọng ngữ, đúng lý mà nói, đều không thể tùy tiện nói bướng. Trên thực tế, đại vọng ngữ không nhiều, tiểu vọng ngữ thì thật nhiều. Nhất là trường hợp giả dối làm nhân chứng cho người ở thời này rất nhiều. 
Chẳng hạn một người vốn không trộm lấy đồ vật, nhưng bất hạnh cho anh khi đi đến nơi có người bị trộm và nhân viên trị an đang lùng bắt kẻ trộm. Khi cảnh sát hỏi một người bên cạnh: “Có phải người đang đi này trộm đồ vật hay không?” Người này chính là oan gia đối đầu của người đi đường. Vì muốn trả thù cho hả dạ, tuy biết người này không từng lấy trộm, nhưng cứ làm chứng bướng và quả quyết rằng chính người này lấy trộm. Nên người đi đường bị bắt về bót, mang phải tai nạn thật nguy hiểm và chịu đau khổ thảm não vô cùng. Trong Phật pháp, giả dối làm chứng cho người như vậy là một tội ác rất lớn, không thể dung thứ
Cho nên làm người, đặc biệt là một hành giả Bồ Tát, chẳng những tự mình phải thường sanh chánh ngữ, chánh kiến, không được lầm lộn nói phàm là thánh, hư vọng cho chánh là tà, đồng thời cũng cần phải sanh chánh ngữ, chánh kiến cho tất cả chúng sanh, mới tỏ rõ bổn hoài lợi sanh của Bồ Tát
- Chánh ngữ: lời nói chính xác, còn gọi là lời thành thật, không nói những lời hư vọng, không chân thật, nên gọi là Chánh Ngữ
- Chánh kiến: sự kiến giải chính xác, là chủ trương kiên định bất di bất dịch. Với hành giả tu học Phật pháp, mục đích duy nhất là tự mình mong cầu thoát ly sanh tử và làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Có kiến giải như vậy gọi là Chánh Kiến
Nếu hành giả tu học Phật pháp mà mong cầu lợi dưỡng, tính toán mưu cầu quyền lợi, địa vị cho chính mình, điều đó chứng tỏ tri kiến của bạn không thích đáng. Như thế, Chánh Ngữ biểu hiện bên ngoài, Chánh Kiến súc tích bên trong, nên không bao giờ dám nói phải thành trái, trắng thành đen, tà nói chánh, ác nói thiện, cho đến đem phàm nhân nói thành thánh giả. 
Tự mình thường sanh chánh kiến, chánh ngữ là phần tư lợi, giúp người sanh chánh ngữ, chánh kiếnlợi tha. Có đầy đủ tự lợi, lợi tha như thế mới đúng phong cách của một vị Bồ Tát. Không thực hành đúng theo tinh thần chân chánh của một hành giả Bồ Tát, trái lại còn khiến cho chúng sanh khởi sanh tà ngữ, tà kiến, tà nghiệp, lẽ tất nhiên, Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội. 
Tại sao vậy? 
Vì do tà kiến sách động ở bên trong, tự nhiên thốt ra những tà ngôn vọng ngữ bất tam, bất tứ, không việc gì ra việc gì, tạo ra tội ác tà nghiệp bên ngoài. Do hành vi tội ác tà ngữ, tà nghiệp này sẽ chiêu cảm quả khổ đời vị lai
Bồ Tát hóa độ chúng sanh, chủ ý muốn cho chúng sanh xa lìa tất cả khổ não, được đến cảnh Niết Bàn an vui. Nếu hiện tại đã không thể hiện được mục đích ấy, trái lại còn làm cho tất cả chúng sanh phải chịu đại thống khổ thì không phải là hành vi nên có của một vị Bồ Tát
Một cử chỉ, một việc làm, một lời nói của Bồ Tát đều phải làm gương mẫu cho chúng sanh biết và noi theo. Nếu chính bản thân Bồ Tát có những hành vi trái phép, khiến những Phật tử mới phát tâm cảm thấy hoang mang, mất chỗ nương tựa, không biết hướng về nơi đâu để tiến tu. Như thế là “khi phàm dối thánh, mê hoặc nhân tâm”, trên thì phạm tội với chư Phật, dưới thì lầm loạn chúng sanh, tội này trọng đại biết chừng nào! Vì thế, nên phạm căn bổn trọng tội
Cổ nhân Trung Quốc nói: “Nhứt ngôn ngộ tận, thiên hạ thương sanh” (một lời nói nhầm lẫn có thể làm khắp bá tánh thiên hạ bị tổn hại). Ý nghĩa này chứng tỏ sự trọng yếu của lời nóiđức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cùng các thánh triết trong thế gian đều đã răn dạy chúng ta phải hết sức thận trọng
Giới vọng ngữ cũng có đủ Tam Tụ Tịnh Giới
- Thân tâm không vọng ngữ thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới
- Thường sanh chánh ngữchánh kiến thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới
- Khiến cho chúng sanhchánh ngữchánh kiến thuộc về Nhiếp Chúng Sanh Giới
Vì thế nếu Bồ Tát nói vọng ngữ thì với Tam Tụ Tịnh Giới hoàn toàn hủy phá. Vì thế, tư cách của Bồ Tát cũng bị mất hẳn. Như vậy, Phật tử đã phát tâm tu Bồ Tát hạnh, lẽ nào không nên thận trọng lời nói? 
Vọng ngữ mà thành trọng tội cũng không phải đơn thuần, mà phải có đủ 5 duyên, phân biệt sơ lược như sau: 
1. Thị chúng sanh (là chúng sanh): phân làm 3 phẩm: 


- Thượng phẩm chúng sanh: như đối với cha mẹ, sư tăng mà nói vọng ngữ thì phạm căn bổn trọng tội. Vì sư tăng, cha mẹ đều là bực bề trên, có ân đức với mình. Bổn phận làm con, làm đệ tử, dám cả gan nói lời hư giả với các Ngài, tội ấy nặng biết bao! Nếu nói lời vọng ngữ với các bậc thánh nhân, nếu các thánh giả ấy không bị bạn dối gạt, lại còn dùng sức thần thông ngăn che, khiến người khác không nghe được lời nói dối của bạn, và không bị lừa gạt, mê hoặc thì chỉ kết tội phương tiện. Nếu các thánh giả ấy chưa chứng đắc Tha Tâm Thông, không biết lời bạn là hư dối, cho là chân thật, thì phạm căn bổn trọng tội
- Trung phẩm chúng sanh: đối với chúng sanhcõi người, cõi trời, mà nói lời vọng ngữ với họ. Nếu họ bị lừa gạt thì bạn phạm căn bổn trọng tội. Nếu chư thiênthiên giớitha tâm thông, biết rõ lời nói không chân thật của bạn mà không bị mê hoặc thì chỉ kết thành tội phương tiện
- Hạ phẩm chúng sanh: đối với a tu la, quỷ thần, súc sanh mà nói vọng ngữ. Trong kinh có chỗ nói là phạm căn bổn trọng tội, có chỗ nói chỉ kết thành hư cấu. 
Phạm trọng tội là luận về căn cơ của chúng sanh, có thể hiểu rõ được lời giảng của Pháp Sư, bẩm thọ giới Bồ Tát. Nếu cố ý nói vọng ngữ để mê hoặc quỷ thần, súc sanh để tự mình thu được nhiều danh dự, lợi dưỡng thì phạm căn bổn trọng tội, nhưng khác ở chỗ là không bị mất giới. Hoặc có bị mất giới nhưng vẫn có thể tái thọ. Cho nên phải xem trình độ lãnh thọ của chúng sanh bị bạn lừa dối cạn hay sâu mà quyết định
2. Chúng sanh tưởng (tưởng là chúng sanh): duyên thứ hai này có 3 loại. Mỗi loại lại phân ra nhiều trường hợp cụ thể
* Tưởng chúng sanh có sáu trường hợp
- Chúng sanh tưởngchúng sanh: phạm trọng tội.
- Chúng sanh nghi là chúng sanh: phạm trọng tội.
- Chúng sanh tưởng phi chúng sanh (loài vô tình): không phạm nhưng trái lại.
- Không phải chúng sanh tưởngchúng sanh: phạm tội khinh cấu.
- Phi chúng sanh nghi là chúng sanh: phạm tội khinh cấu.
- Phi chúng sanh tưởng phi chúng sanh: không phạm.
* Tưởng thánh nhân cũng có sáu trường hợp
- Là thánh nhân tưởng là thánh nhân: chẳng hạn trong một nhóm đông người, trong ấy có vị A La Hán, bạn biết đích xác như thế mà lại nói lời vọng ngữ với vị ấy. Vì đã là thánh nhân nên vị ấy không bị lừa gạt và bạn bị phạm tội khinh cấu.
- Chính là thánh nhân nghi là thánh nhân: Như có vị A La Hán lẫn lộn trong đám đông, bạn không nhận định một cách đích xác được. Trong tâm bạn nghĩ như vầy: “Người trước mặt mình có phải là A La Hán hay không phải A La Hán?” Cuối cùng dù người ấy phải hay không phải, bạn vẫn cứ nói lời vọng ngữ, và cho rằng không quan hệ gì, thì tội này so với tội trước nặng hơn, nhưng vẫn kết thành tội khinh cấu.
- Thánh nhân tưởng chẳng phải thánh nhân: Vì không nhận thức được người ấy là thánh nhân, dù có kẻ nói rằng người này là bậc A La Hán, nhưng bạn vẫn không tin là thánh nhân. Như thế, trường hợp này so với trường hợp trước, tội vọng ngữ của bạn nặng hơn. 
- Chẳng phải thánh nhân tưởng là thánh nhân: Ví như có một kẻ phàm phu mà bạn lại cho là thánh nhân và nói vọng ngữ với người ấy, bạn sẽ phạm tội khinh cấu. 
- Chhẳng phải thánh nhân tưởng chẳng phải thánh nhân mà nói vọng ngữ sẽ phạm tội trọng. 
- Chẳng phải thánh nhân nghi chẳng phải thánh nhân và nói vọng ngữ sẽ phạm tội trọng. 
*Tưởng là người cũng có sáu trường hợp
- Người tưởng là người mà nói vọng ngữ, và người đó hiểu rõ ý nghĩa lời nói của bạn, bạn sẽ phạm trọng tội. 
- Người nghi là người: đối với một người nào đó, mà bạn nghi ngờ không biết là người hay phi nhân, nói vọng ngữ với người đó bạn sẽ phạm căn bổn trọng tội. Vì người ấy đích thực là người và hiểu được lời nói của bạn. 
- Người tưởng là phi nhân: nói vọng ngữ với người ấy, tội này so với tội trước có phần nhẹ hơn. 
- Phi nhân mà tưởng là người: đối với người ấy nói vọng ngữ, dù kẻ ấy không phải là người, nhưng vì bạn đã xem kẻ ấy chính là người nên tội nầy nặng hơn trước. 
- Phi nhân nghi là người: bạn không thể biết đích xác người ấy là người hay không phải là người, hoặc sanh nghi ngờ rằng không biết họ có phải là người hay không. Tội này hơi nhẹ. 
- Phi nhân tưởng là phi nhân: đối với trường hợp này nói vọng ngữ mắc tội nhẹ.
Ở đây, có điểm cần nói thêm cho rõ: 
- Tưởng chúng sanh: chỉ về loài hữu tình
- Phi chúng sanh: chỉ cho loài vô tình. 
Hữu tình, vô tình tương phản nhau, nên trong 6 trường hợp thuộc tưởng chúng sanh, có hai trường hợp không phạm. Còn trong phần tưởng người, chữ “người” ở đây chỉ nhân loại. Phi nhânquỷ thần, súc sanh. Tuy hai hạng này sánh với người có chỗ sai biệt, nhưng đồng là loài hữu tình. Giữa người với phi nhân sự tương phản chỉ có tính cách tương đối nên khi nói vọng ngữ phải bị phạm tội khinh, chớ không phải hoàn toàn không phạm. 
4. Khi cuống tâm (tâm dối gạt)
Cuống: nói láo (khác với cuồng: điên khùng). 
Động cơ phát xuất từ sự mong cầu danh dự, lợi dưỡng là điều chủ yếu kết thành tội vọng ngữ. Thông thường hầu hết nhân loại trên thế gian này, không ai không mong cầu danh dự, lợi dưỡng. Nên có thể nói rằng mọi người suốt ngày lăn lộn trong trường danh lợi. Nho thi có câu: 
Thiên hạ hi hi, giai vị danh lai, 
Thiên hạ nhương nhương, giai vị lợi vãng. 
Dịch: 
Thiên hạ tưng bừng vì danh mà đến, 
Thiên hạ nhộn nhịp vì lợi mà đi. 
Nhưng cầu danh chưa chắc được danh, cầu lợi chưa chắc được lợi. Vì cầu mà không được mới sanh khởi ý tưởng không tốt, đưa đến việc tìm kiếm những phương pháp mê hoặc, lường gạt mọi người, để thâu được nhiều danh lợi. Đó gọi là tâm dối gạt. Mục đích chủ yếu là hoàn toàn muốn dối gạt người, chớ không phải chỉ nói nói cười cười cho vui chuyện. 
5. Tâm dối gạt này có hai loại: 
- Thông tâm: bạn dùng lời giả dối không phải mong lừa gạt một người, mà hy vọng được nhiều người nghe theo lời giả dối của bạn. Trường hợp này tùy theo người nghe lời giả dối của bạn nhiều hay ít mà kết thành căn bổn trọng tội
- Cách tâm: bạn dùng lời hư dối để mong dối gạt một người nào đó. Nhưng người này lại không nghe theo lời dối gạt của bạn, trong khi đó, một kẻ khác lại nghe theo lời bạn. Vì bạn vốn không có tâm lừa gạt kẻ nầy, nên người này dù có nghe, nhưng bạn không phạm tội. Còn đối với người kia, vì bạn cố tâm muốn lừa gạt, dù họ không nghe theo, nhưng đối với người ấy, bạn vẫn bị kết thành tội phương tiện
6. Thuyên trọng cụ: 
Nói về thân chứng mắt thấy. Ví như tự nói chứng đắc Tứ Quả, Thập Địa, Bát Định, Thần Thông; hoặc nói “tôi thấy chư thiên, long vương, quỷ thần... đến chỗ tôi”. Những quả vị, những pháp, những người đã nói trên gọi là “trọng cụ”. 
Thập Địa, Tứ Quả, Bích Chi Phật v.v... là thánh nhân Đại ThừaTiểu Thừa trong Phật pháp. Nếu tùy tiện nói dối mình đã chứng đắc quả vị ấy sẽ phạm căn bổn trọng tội. Còn như Bát Định, Tứ Thiền, và Tứ Không của phàm phu, ngoại đạo có thể tu chứng, dù không do những pháp này mà được liễu thoát sanh tử, nhưng là những pháp thù thắng trong thế gian, nếu bạn tùy tiện nói vọng ngữ là đã chứng đắc những pháp thiền định ấy, cũng đồng phạm căn bổn trọng tội
Đến như pháp quán Bất Tịnh, quán Sổ Tức, là hai món cam lồ trong Phật pháp. Nếu tu tập được thành tựu hai pháp quán này cũng có thể tiến vào thành Niết Bàn, hưởng thọ diệu vị cam lồ. Nay bạn tùy tiện nói với người rằng: “Tôi đã thành tựu pháp quán bất tịnh, tôi đã khéo tu pháp quán sổ tức”, tỏ ra rằng bạn đã chứng đắc, nhưng sự thật hoàn toàn chưa có chỗ chứng đắc nên bạn phạm căn bổn trọng tội
Như nói: “Chư thiên, long vương, quỷ thần v.v... đến chỗ tôi cúng dường”, như thế nhất định là bạn phải có đủ thánh đức mới có thể khiến cho thiên long, quỷ thần cảm động đến cúng dường, chứ không phải đơn giản. Người đời nghe như vậy, cho rằng bạn phải là một bậc tu hành cao siêu phi thường nên họ cũng phải tranh nhau đến cúng dường cho bạn. Vì thế bạn phải gánh lấy căn bổn trọng tội
Lại còn trường hợp nói với người: “Tôi đã tu hành đến mức vĩnh ly tam đồ, tôi đã đoạn trừ tất cả phiền não...” Nên biết việc này cũng không thể tùy tiện muốn nói gì thì nói, vì đều là việc nằm trong những chứng quả. Bạn chưa có được quả chứng gì, phiền não vẫn còn y nguyên, tam đồ cũng chưa thể thoát ly. Vì thế, nếu đối với người đời, bạn nói như vậy tất nhiên sẽ phạm căn bổn trọng tội
Nếu đối với người nói rằng: “Tôi đã thành tựu tổng tướng niệm xứ, biệt tướng niệm xứ. Tôi đã tu thành các pháp Noãn, Đảnh, Thế Đệ Nhất v.v... (chỉ về tứ thiền căn, thuộc về Gia Vị Hạnh trong năm hạnh, là địa vị giai cấp tu hành trong tông Pháp Tướng Đại Thừa). Những pháp trên đối với các hành giả rất khó, nhưng rốt ráo vẫn thuộc về pháp phàm phu, nên dù nói với người vẫn kết thành căn bổn trọng tội, nhưng giới thể không bị mất, hoặc giả không kết trọng tội mà chỉ kết thành tội khinh cấu. 
Nếu đối với người nói: “Toàn thể phong thổ quỷ thần đều đến chỗ tôi, họ rất thích nghe tôi nói, tôi muốn họ làm việc chi, họ đều vâng lời làm theo”. Hoặc nói: “Tôi đối với những giới cấm của Như Lai đều giữ gìn được thanh tịnh một cách phi thường. Dù là giới Đại, Tiểu, thô, tế như thế nào tôi hoàn toàn không dám có chút vi phạm”. Hoặc nói: “Tôi có thể thông đạt Tam Tạng thánh điển của Như Lai, bất cứ vấn đề nào trong Phật pháp, tôi đều đủ khả năng giải đáp một cách khéo léo. Quý vị có những nghi vấn gì trong Phật pháp, có thể tùy thời tự tiện đến hỏi tôi, tôi sẽ giải đáp cho quý vị một cách mỹ mãn”. 
Nói như thế để tỏ ra bạn là người lảu thông tam tạng kinh điển, hoặc nói: “Tôi có thể khéo tu tập thiền định, mỗi ngày tôi định thời khóa lạy Phật bao nhiêu, niệm Phật bao nhiêu, tụng kinh bao nhiêu, trì mật chú bao nhiêu, tôi mỗi ngày đều có tu mật hạnh” v.v... để tỏ ra bạn là người đúng như pháp tu trì
Những lời nói như thế, nhưng thực tế hoàn toàn không được như thế. Đó chỉ là những lời vọng ngữ, không chân thật, nên phạm tội Khinh Cấu. 
Lại nếu bạn khởi tâm dối gạt người. Bổn ý muốn nói tự mình đã chứng được Sơ Quả, nhưng lại nói chứng được Nhị Quả, muốn nói chứng được Nhị Quả, lại lầm nói chứng Sơ Quả; muốn nói chứng được đệ tam quả, lại lầm nói chứng Tứ Quả, muốn nói chứng được Tứ Quả lại lầm nói chứng được Tam Quả v.v... những loại như thế, vì chưa đạt được mục đích của mình đã rao nói, nên chỉ kết thành tội phương tiện
7. Tiền nhân lãnh giải (người trước mặt lãnh hội được những điều giảng giải
Dù là nói lời vọng ngữ thế nào, chủ yếu là người đối diện hiểu rõ, mới có thể bị người nói vọng ngữ dối gạt. Nói lời hư vọng dối gạt người, bất luận là tự mình nói, hay bảo người nói, hoặc dù là viết thư nói... Cốt yếu là người nghe lời nói lãnh hội được ý nghĩa của bạn, hiểu rõ được dụng ý của bạn và cực lực tín phụng. Đây là lúc bạn bị kết thành căn bổn trọng tội
Giả như bạn nói những lời hư vọng mà người trước mặt không hiểu rõ dụng ý của bạn, không tin phục lời bạn, không bị sự lừa gạt của bạn, thì chỉ kết thành tội khinh cấu. Hoặc giả đối với người, bạn nói lời hư giả, ngay lúc ấy, người nghe không hiểu, nhưng về sau, họ hồi tưởng lại lời của bạn và mới hiểu rõ ý tứ nguyên lai của bạn. Lúc ấy mới kết thành căn bổn trọng tội
Trường hợp bạn không đi đến người để nói tự mình chứng đắc thánh quả, đắc thiền định, đắc thần thông, nhưng người lại đến hỏi bạn có đắc thánh quả, đắc thiền định, đắc thần thônghay không? Bạn thật sự không có chứng đắc, đáng lý bạn phải thành thật nói chưa chứng đắc, nhưng vì bạn bị tâm mong cầu danh dự, lợi dưỡng sai khiến, thúc đẩy, nên đối với người hỏi, bạn gật đầu một cái, chứng tỏ bạn đã đắc quả, đắc định... và người ấy cũng thừa nhận như vậy, chứng tỏ bạn đã đắc quả, đắc định. Bạn dù không khai khẩu, nhưng đã gật đầu tự nhận, nên vẫn phạm căn bổn trọng tội
Hoặc giả sau khi người ấy hỏi rồi, bạn không gật đầu tự nhận, cũng không nói rằng tôi chưa chứng đắc, chỉ yên lặng không nói gì, khiến người kia không biết bạn có chứng đắc hay không? Trường hợp này dù không phạm tội trọng, nhưng tội khinh cấu thì không tránh khỏi vì dù bạn không nói gì, nhưng đã tỏ thái độ không thành thật
Ngoài những tội vọng ngữ trên, còn có những thứ tiểu vọng ngữ rất nhiều, thông thường thế nhân rất dễ phạm. Có người cho rằng nói vọng ngữ chút ít không quan hệ chi; nhưng không biết rằng, lúc bạn nói mỗi một lời tiểu vọng ngữ nào, bạn phải bị kết mỗi một tội khinh cấu. Và căn cứ vào mức độ, người lãnh hội hiểu rõ lời nói hư vọng của bạn nhiều hay ít mà kết thành tội khinh cấu nhiều hay ít. 
Như có 500 người lãnh hội, hiểu rõ thì kết thành 500 tội khinh cấu. Tiểu vọng ngữ mới xem, dường như không quan hệ gì, nhưng nếu do sự sai sử của tăng thượng phiền não, thường xuyên vi phạm mãi không thôi. Lại thêm rất hứng thú, ưa thích trong việc vọng ngữ; không có tâm hổ thẹn mảy may, cũng bị mất giới thể Bồ Tát. Do đó mà thành căn bổn trọng tội
Giới thể Bồ Tát đã mất rồi, bạn lại không biết tỉnh ngộ, nên đến đâu cũng nói tiểu vọng ngữ. Vì trên thân bạn không có giới thể để kềm chế, nên chỉ phạm tánh tội, còn giá tội thì không. 
Nếu lúc nói vọng ngữ, bạn thường có tâm phát giác, biết đó không phải là tư cách làm người, không phải là hành vi nên có của người Phật tử tu học Phật pháp. Do đó, trong tâm sanh rất hổ thẹn, lập tức từ đó về sau không dám nói vọng ngữ nữa; thì dù cho giới thể của bạn đã bị mất, nhưng bạn vẫn có thể thọ được tái thọ giới Bồ Tát, cũng không nhất thiết trước tiên phải sám hối cho thấy được hảo tướng mới được thọ trở lại giới pháp
Trên thực tế, tội đại vọng ngữ, không thấy hành Phật tử tại gia lẫn xuất gia phạm nhiều, vì tất cả đều biết rõ tội đại vọng ngữ “chưa đắc nói đắc, chưa chứng nói chứng” có một hậu hoạn không thể lường. Đối với tội tiểu vọng ngữ, trong sinh hoạt hằng ngày, tùy thời gian và địa phương đều khó tránh khỏi sự vi phạm. Dù rằng dường như không quan hệ trọng yếu lắm, nhưng khi đã nói quá nhiều thì sẽ biến thành tội đại vọng ngữ. Từ tội khinh trở thành trọng tội. Vì thế chúng ta cần phải hết sức thận trọng! 
Giảng đến đây chúng tôi xin hỏi: Như thế nào mới khỏi phạm tội vọng ngữ? 
Dụ như một vị Pháp Sư hoằng dương chánh pháp, vì quần chúng giảng nói việc chứng đắc Thập Địa như thế nào, quả vị Thập Địa ra sao, tu chứng tứ quả như thế nào, tuần thứ của tứ quả ra sao... Cho đến dạy bảo hành giả tu pháp quán bất tịnh thế nào, tu pháp quán sổ tức thế nào, tu tập tứ thiền định như thế nào, tu tứ không định như thế nào... Cứ thường nhật vì thính chúng giảng nói như vậy, nhưng chưa từng bao giờ nói tự mình đã chứng đắc thì không phạm tội vọng ngữ
Lại những trường hợp nói đùa, nói giỡn, nói một mình, nói lầm lộn mà vốn không có ý dối gạt ai, cũng không vi phạm. Hoặc tự mình trong lúc nội tâm bị cuồng loạn, điên đảo, không tự chủ được, hoặc do một chứng bệnh gì làm cho nội tâm mất sự minh chánh trầm trọng. Trong tình trạng này, dù nói những lời không đúng sự thật cũng không phạm tội vọng ngữ
Lại trường hợp xả bỏ báo thân, chuyển sanh qua đời khác không tự nhớ cũng không phạm tội
Tóm lại
Tội đại vọng ngữ ở trong Phật pháp rất quan trọng. Không những rao nói nơi miệng mà trong nội tâm uẩn súc đại vọng ngữ cũng thuộc về căn bổn trọng tội
Trong kinh Văn Thù Vấn nói: “Đản khởi nhất niệm vọng ngữ tưởng, phạm Ba La Di tội” (nội tâm khởi một tưởng niệm vọng ngữ thì phạm Ba La Di tội). 
Tại sao lại phải nhận thức đến độ ấy? 
Một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, trong mọi trường hợp đều phải xa lìa bốn thứ lỗi của vọng ngữ, cả trong giấc mộng cũng không nên nói lời dối gạt người, huống chi lúc bình thường lại cố ý nói vọng ngữ. Vì thế nên cần phải luôn luôn nói lời chơn thật, không nên nói lời hư vọng. Điều này đối với một vị Bồ Tát hóa độ chúng sanh rất là khẩn yếu. 
Vị Bồ Tát cần phảichúng sanh diễn nói chánh pháp, chúng sanhtín thọ mới đạt được mục đích độ sanh của mình. Nếu Bồ Tát trước đã nói vọng ngữ với chúng sanh rồi, thì về sau dù có nói lời chi, chúng sanh cũng không thể tin. Như vậy, thử hỏi làm sao hóa độ chúng sanh? 
Kinh Niết Bàn nói: “Tất cả chúng sanh dù có đủ Phật tánh, nhưng cần phải do sự trì giới thanh tịnh, về sau mới thấy được Phật tánh. Nhân thấy được Phật tánh mới đắc thành quả A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ- đề”. 
Theo lời kinh dạy trên thì biết rằng: Dù mọi người đều sẵn đủ Phật tánh, nhưng từ vô thỉ lại bị phiền não che đậy, nên chưa từng thấy được Phật tánh. Dù trên lý thể nói là Phật, nhưng thực tế vẫn là một phàm phu khổ não. Thế nên muốn thấy được Phật tánh, hoàn thành Phật quả tối cao, cần phải tu các thiện hạnh để đối trị các thứ phiền não. Lúc phiền não đã sạch hết, Phật tánh toàn thể hiển hiện, mới mong thành tựu quả vô thượng Bồ Đề
Nếu không thực hành như vậy mà đi đến đâu cũng nói: “Tôi đã thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề”. Nếu ai hỏi vô thượng Bồ Đề làm thế nào mà được thành thì nói: “Vì tôi sẵn đủ Phật tánh cho nên đắc thành vô thượng Bồ Đề”. Nên biết người thốt ra lời ấy đã phạm Ba La Di tội về đại vọng ngữ
Như vậy thì bất cứ trường hợp nào cũng không được nói vọng ngữ phải không? 
Không! Phải xem tùy lãnh vực, khía cạnh nào nên hay không nên nói. Nếu vì bản thân mình thì dù nguy hiểm hoặc phải hy sinh đến tính mạng, cũng nên hy sinh, chớ không nên nói vọng ngữ. Nếu vì lợi sanh, thật sự có lợi ích cho chúng sanh, cũng không ngần ngại, nên phương tiện quyền xảo nói vọng ngữ. Nói vọng ngữ như vậy, chẳng những mình không phạm tội lại còn sanh nhiều công đức
Điều này đức Bổn Sư Thích Ca là một tấm gương rất tốt. Khi Ngài còn tại thế, một hôm có con thỏ bị thợ săn rượt bắt. Nó chạy trốn vào trong đạo tràng của Phật. Ngài thấy rõ thỏ chạy vào, nhưng khi người thợ săn đến hỏi, Ngài nói không thấy con thỏ nào chạy vào tịnh xá. Vì muốn cứu sanh mạng thỏ, Phật dù nói không thấy nhưng không phạm giới vọng ngữ, lại sanh rất nhiều công đức
Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn có nói rất rõ: “Nếu gặp những nhân duyên hữu tình bị mạng nạn, vì muốn cứu những hữu tình ấy khỏi cảnh tán thất sanh mạng nên suy nghĩ như vầy: Việc này dù ta biết rõ nhưng ta không thể nói thật, vì làm cho chúng sanh chịu cảnh khổ nạn, nhưng nếu ta che giấu cũng khó tránh khỏi lỗi trái với tự tâm. Suy tư hai ba phen như vậy rồi vì muốn giải thoát mạng nạn cho chúng sanh, nên đành phải nói trái với tự tâm”. 
Nên biết Bồ Tát nói vọng ngữ như thế, không vì mong cầu danh dự, lợi dưỡng cho cá nhân mình, mà hoàn toàn xuất phát từ lợi tha. Nên tuy nói vọng ngữ nhưng đối với giới Bồ Tát, chẳng những không mảy may vi phạm, lại còn sanh nhiều công đức
Vọng ngữ không vì tâm nhiễm ô mà vì tâm từ bi, cố nhiên là vô tội. Nếu do nơi tâm cầu danh dự, lợi dưỡng thì tội ấy nặng vô cùng, sẽ chiêu cảm quả báo kịch trọng. Nói về chánh báo của tội vọng ngữ là đọa vào trong tam ác đạo, thọ các khổ quả. Về dư báo thì khi ra khỏi tam ác đạo, sanh ra trên thế gian này phải chịu hai hậu quả
- Một là thường bị người bài báng. Như có những người thật sự chẳng có lỗi lầm gì, nhưng đi đến đâu cũng bị người nói xấu. Đó là do dư báo của tội vọng ngữ đời quá khứ chiêu cảm nên. 
- Hai là thường bị người lừa gạt, mê hoặc mà bị tổn thất tài vật rất nhiều. 
Nói lời dối gạt có quả báo như vậy, còn nếu không nói hư dối mà nói lời chân thật thì có lợi ích gì? 
Trong kinh Đại Thừa Lý Thú Lục Ba La Mật, phẩm Tịnh Giới nói: “Ly hư cuống ngữ diệc tứ chủng báo” (xa lìa lời nói hư dối thì được bốn thứ quả báo). Phân biệt sơ lược như sau: 
1. Một người nói lời chân thật, chư thiên, long thần đều để tâm thương xót, luôn theo thủ hộ, nhờ đó mà không đến nỗi bị tổn hại một cách vô duyên cớ. Trên đời này, chúng ta đến bất cứ nơi nào cũng đều có cạm bẫy. Chỉ cần sơ ý một chút liền bị vướng bẫy, trợt té. Hiện tại tu hành các công đức, lại giữ giới vọng ngữ thanh tịnh nên được chư thiên thủ hộ, tự nhiên không sợ lạc vào trong vòng của người khác. Sở dĩ chư thiên thủ hộ bạn vì bạn thường nói lời chân thành. Do đó, chúng ta thấy lời nói chân thành rất cần yếu vậy. 
2. Người nói lời chân thật không bao giờ dùng lời hư vọng lừa gạt người, nên nói ra lời chi cũng đều được người tín thọ. Đó là một điều không phải dễ làm. Vì trải qua thời gian lâu dài hai bên giao tiếp nhau, người ta biết lời của bạn nói ra đều là sự thật, có căn cứ, không phải tùy tiện nói bướng, nói càn. Lâu ngày chầy tháng, lời nói của bạn mới được tín nhiệm không nghi. 
Là một vị Bồ Tát lợi sanh, vì người tuyên thuyết chánh pháp của Như Lai, đã xa lìa hẳn lời nói hư vọng, nên chúng sanh nghe pháp liền phát tâm thâm tín, thừa nhận những điều Phật pháp đã giảng dạy rất hợp lý, lập ý vâng theo lời dạy mà thực hành. Như thế bạn vừa khỏi phí công lại đạt được mục đích thuyết pháp độ sanh của mình. 
Giả như lời nói của một vị pháp sư hoằng dương Phật pháp không được sự tín thọ của thính chúng thì vị pháp sư ấy thành tựu được cái gì? Người thông thường khi nói chuyện còn cần làm cho người khác tín nhiệm lời nói của mình, với vị hoằng truyền chánh pháp của Như Lai, thuyết pháp lợi sanh thì điều khiến cho nhân quần tín nhiệm lời nói của mình lại càng trọng yếu hơn nữa. 
Như vậy, phải làm thế nào để có thuyết pháp được sự tín thọ của mọi người? 
Điều này chỉ có xa lìa vọng ngữ mới được như vậy. 
3. Người nói lời chân thật vì đã xa lìa lời nói dối, nên bất cứ sanh ở nào, trong miệng thường toát ra hương vị thanh khiết của liên hoa
Nói ra, tôi (pháp sư) tin chắc rằng quý vị cũng như tôi, nhưng thấy khi chúng ta mặt đối mặt nói chuyện, nếu trong miệng của người phát ra hơi hôi thối thì nhất định chúng ta không thích nói chuyện với kẻ ấy. Trái lại, miệng người thường phát ra mùi hương liên hoa, dù người ấy nói những điều không đúng với những chỗ ta thích nghe, nhưng chúng ta vẫn có ý muốn cùng với người ấy nói chuyện và những người như thế luôn được mọi người ái kính. 
Lại nữa, do nơi mình thành thật, không hư dối, tin chắc người đối với mình cũng không bao giờ nói lời giả dối, cho nên không nghi người khác nói lời giả dối. Mình đối với người có thái độ chân thành như vậy, nên tự nhiên người cũng sẽ tin lời nói của mình là chân thật. Như thế, hai bên đã tương xử với nhau, hoàn toàn đặt lòng tin nơi nhau, thì không xảy ra việc bạn nghi ngờ, tôi nghi kỵ, lưới nghi từng từng lớp lớp phát sanh. Đấy là kết quả tốt đẹp do xa lìa lời nói dối mà được. 
Việc rất khó làm của người đời là gây lòng uy tín với nhau. Một người đã có uy tín tốt đẹp thì đi đến đâu cũng được. Cho nên cần phải nói lời thành thật, xa lìa lời nói hư dối
4. Người nói lời chân thật thì bất cứ nói ra lời chi, tự nhiên được sự tín nhiệm của mọi người, nhất là một vị Bồ Tát thuyết pháp độ sanh. Khi bạn nói ra một lời pháp nào cũng đều được chúng sanh nghe theo và cảm thấy vô cùng hoan hỷ. Nếu bạn đem công đức, lời nói chân thật ấy hồi hướng về quả vô thượng Bồ Đề thì sẽ được chân thật ngữ của Như Lai, đắc quả vô thượng Bồ Đề. Xa lìa lời nói hư giả dối gạt có thể thâu hoạch được quả báo thù thắng như trên vậy.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57519)
29/06/2010(Xem: 52027)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.