KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương III:
CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2. ĐÀM KHINH GIỚI TƯỚNG
(tuyên thuyết các tướng trạng
của giới khinh)
B.2.1. TỔNG TIÊU KHINH GIỚI
(Nêu tổng quát các giới khinh)
Kinh văn:
1. Phiên âm:
Câu “Phật cáo
chư Bồ Tát ngôn: - Dĩ thuyết thập Ba La Đề Mộc Xoa, cánh tứ thập bát khinh kim
đương thuyết”.
2. Dịch nghĩa:
Đức Phật bảo các
vị Bồ Tát rằng: “Trước đã giảng mười giới trọng rồi, nay ta sẽ nói về bốn mươi
tám giới khinh”.
Lời giảng:
Kinh Phạm
Võng Bồ Tát Giới này do Đức Phật chế lập và được chia thành hai phần lớn: mười
giới trọng và bốn mươi tám giới khinh.
Giảng đến đây,
Đức Phật lại bảo các vị Bồ Tát rằng: “Từ trước đến nay, ta đã vì quý vị giảng
nói mười pháp Ba La Đề Mộc Xoa rồi. Giờ đây, ta sẽ tiếp tục vì quý vị giảng nói
bốn mươi tám giới khinh”.
Có người hỏi:
Sự quan trọng
của mười giới trọng là ngăn cấm một cách triệt để nghiêm mật, đó là điều dĩ
nhiên, không có gì phải nói. Còn nói bốn mươi tám giới khinh thì không quan
trọng gì lắm, nhưng vì sao Đức Phật lại phải chế lập?
Nên biết bốn
mươi tám giới khinh sắp giảng, vừa mới xem qua thì dường như không quan hệ gì
lắm. Nhưng Đức Phật vì muốn đề phòng sự chê bai bàn luận của thế gian, có thể xảy
ra, nên phải chế lập. Vì có những việc, về phía người thế tục làm thì không ai
chỉ trích, phê bình gì. Nhưng nếu một vị Bồ Tát làm thì mọi người sẽ chê bai,
phê bình rằng: Bồ Tát sao lại làm như thế? Như thế là trái với tinh thần của Bồ
Tát v.v... Vì muốn ngăn chặn sự chê bai, bình luận ấy nên Đức Phật phải chế lập
bốn mươi tám giới khinh này.
Hơn nữa, có
những việc mới xem qua rất là nhỏ nhặt, nhưng nếu thường làm, sẽ từ việc nhỏ mà
thành việc to, từ giới khinh mà thành giới trọng. Dần dần đi đến chỗ vi phạm vi
phạm mười giới trọng. Vì thế, để ngăn chặn trước những nhân vi tế dần dà thành
đại sự, vì muốn tạo những phương tiện phòng xa để hỗ trợ sự tuân giữ giới trọng
được nghiêm cẩn, nên Đức Phật phải chế lập những điều giới khinh này.
Có người cho
rằng: Bồ Tát không câu chấp tiểu tiết và cái gì cũng đều có thể dễ dãi chấp thuận,
cho phép hành động. Quan niệm ấy hoàn toàn sai lầm. Vì nói đúng theo đạo lý, Bồ
Tát nhập thế độ sanh, thân tâm cũng như mọi hành vi đều phải theo đúng quy củ,
hầu nêu gương mẫu cho chúng sanh. Tuyệt đối không được tùy tiện tự ý hành động.
Cả đến niệm tưởng rất vi tế trong nội tâm cũng phải diệt trừ cho sạch hết. Vì
thế nên Đức Phật đặc biệt vì Bồ Tát chế lập bốn mươi tám giới khinh này.
Bồ Tát nếu giữ
gìn giới khinh này được hoàn toàn thanh tịnh, chẳng những làm rạng rỡ cho đạo
pháp xuất thế của Bồ Tát, mà còn giúp sự tăng trưởng của Tam Tụ Tịnh Giới của
Bồ Tát, cho nên đối với bốn mươi tám giới này, Bồ Tát tuyệt đối không được xem
thường.
Sở dĩ gọi là
khinh giới, trọng giới, giải thích theo danh từ:
- Khinh là
nhẹ.
- Trọng là
nặng.
Trong kinh Thiện
Giới và Địa Trì đều gọi là giới khinh là