43. Cố Khởi Phạm Tâm Giới (Cố Khởi Tâm Phạm Giới)

22/06/201012:00 SA(Xem: 25106)
43. Cố Khởi Phạm Tâm Giới (Cố Khởi Tâm Phạm Giới)

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG 
(chánh thức thuyết giảng giới tướng) 

B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)

B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI 
(riêng giảng các giới khinh)

2.2.43. CỐ KHỞI PHẠM TÂM GIỚI
(cố khởi tâm phạm giới

Kinh văn 

1. Phiên âm: 

Từ câu “nhược Phật tử tín tâm xuất gia thọ Phật chánh giới...” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”. 

2. Dịch nghĩa: 

Nếu Phật tử do đức tinxuất gia, thọ chánh giới của Phật, lại cố móng tâm hủy phạm giới pháp, thời không được lãnh thọ đồ cúng dường của tất cả đàn việt, cũng không được đi trên đất của quốc dân, không được uống nước của quốc dân. Năm nghìn đại quỷ luôn đứng án ngữ trước mặt người đó mà gọi: “Gã bợm giặc!” Nếu đi vào trong phòng nhà, thành ấp, các quỷ thường theo chà quét dấu chân của người ấy. Tất cả người đời đều mắng người ấy là kẻ giặc trong Phật pháp. Hết thảy chúng sanh đều không muốn nhìn ngó người ấy. Người phạm giới khác nào loài súc sanh, cây cỏ. Nếu cố phá hủy giới pháp của Phật, Phật tử này phạm khinh cấu tội

Lời giảng

Không nên vì bọn người ác v.v... mà thuyết giới, nhưng bạn cứ vì họ thuyết giới, điều ấy dĩ nhiên là không đúng. Cũng thế, không được khởi tâm phạm giới, mà bạn cứ phạm, và xem dường như vô sự, điều ấy đương nhiên lại càng không được. 
Làm một vị Bồ Tát đúng lý thì sinh mạng này có thể hy sinh đối với tịnh giới của Như Lai mà mình đã bẩm thọ và quyết không trái phạm. Có đầy đủ tinh thần như vậy mới xứng đáng là một Phật tử an trụ Bồ Tát Tịnh Giới Luật Nghi
Phạm giới đôi khi không phải là trường hợp cố tâm, mà là vì vô ý lỡ phạm. Dù không thể nói là vô tội, nhưng tội phạm cũng không nặng. Nhưng ngược lại, nếu cố y phạm tịnh giới thì tội ấy đương nhiên rất nặng. Giới này không có chế định đặc biệt riêng, chỉ khi nào bạn khởi tâm động niệm muốn hủy phạm các tịnh giới khác, chính là hủy phạm giới này. 
Vì muốn bảo hộ, giữ gìn thanh tịnh tất cả những giới khác, nên đối với giới này càng phải đặc biệt xem trọng. Dụng ý của Phật khi chế giới này chính là ở điểm này vậy. 
Có chỗ gọi giới này là giới “không hổ thẹn khi nhận bố thí”. Vì hành giả xuất gia học Phật, thọ nhận sự cúng dường của thí chủ, cần phải ban phước cho thí chủ. Nếu bản thân của mình đã gánh một gánh tội phạm giới nặng nề, thì chính bản thân bạn không giải quyết được, còn khả năng nào để ban phước cho thí chủ? 
Vì thế nếu mình có tội phạm giới, trước tiên phải chí thành khẩn thiết sám hối, nếu không lo sám hối, là người không biết hổ thẹn, lạm thọ của tín thí không mắc tội hay sao? 
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, nhất là Bồ Tát xuất gia, lúc ban đầu, bạn phát khởi đức tinxuất gia, đó là một thứ tâm niệm vì đạo rất tốt. Nhờ tâm thành kính này mà bạn được xa lìa các thứ kiến giải thiên tà, bẩm thọ chánh giới của ngàn Đức Phật, xứng đáng thọ sự cúng dường của hàng nhân – thiên. 
Nhưng về sau, lâu ngày chầy tháng, bạn sanh tâm giải đãi, đối với việc giữ gìn tịnh giới không cẩn thận bằng lúc ban sơ, để cuối cùng lại cố khởi tâm bất tín, khởi niệm thiên tà, hủy phạm thánh giới của chư Phật. Thế là bạn đã mất hẳn tư cách của người làm phước điền cho nhân thiên, thì làm sao còn có thể tiếp thọ sự cúng dường của quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ v.v... như trước nữa? 
Nên trong kinh dạy: “Không được lãnh thọ đồ cúng dường của tất cả đàn việt”. Trong đây có hai danh từ Chánh GiớiThánh Giới cần phải giải thích
- Chánh Giới là nói về giới luậtcông năng xa lìa thiên tà. 
- Thánh Giới là nói về giới thể chư Phật đồng chứng. 
Thật ra chữ Chánh cũng gần nghĩa như chữ Thánh, như Bát Thánh Đạo cũng gọi là Bát Chánh Đạo
Như trên đã nói: hủy phạm giới của Phật, chẳng những không được tiếp thọ các thức cúng dường của đàn việt, mà cũng không được đi trên đất của quốc vương, không được uống một giọt nước của quốc vương. Nước và đất đều là của quốc vương, chỉ những vị đầy đủ đức hạnh mới có thể uống và đi. 
Một vị quốc vương hiền thiện, thâm tín Phật pháp, sẵn sàng đem đất nước bố thí, cúng dường những bậc đầy đủ đức hạnh. Nhưng nếu bạn phạm giới của mình đã bẩm thọ thì trên thân bạn đã mất hẳn giới đức. Lúc ấy lãnh thổ của quốc vương dù rộng lớn, nhưng không có một chỗ cho bạn dung thân. Nước các sông dù nhiều như bể cả, cũng không có một giọt cho bạn uống. Và dù uống chỉ một giọt nước, cơ thể bạn cũng khó tiêu. 
Thế nên Đức Phật trong kinh Phật Tạng dạy: “Ta cho các tỳ kheo nghiêm trì cấm giới được thọ cúng dường. Trái lại, những tỳ kheo phá giới thì dù một giọt nước của thí chủ, ta cũng không cho thọ”. 
Trong Câu Xá Thích Luận cũng nói: “Người phạm căn bản trọng tội, đối với thực phẩm và trụ xứ của đại chúng, Phật không cho ăn một miếng nhỏ, không cho một gót chân đặt lên chỗ đất cư ngụ của đại chúng”, cũng chính là ý này. Hàng Phật tử xuất gia đọc những lời Phật dạy trên, có thể nào không suy nghiệm thật kỹ sao! 
Phật tử tỳ kheo, bất luận Thanh Văn hay Bồ Tát, nếu chân thành nghiêm trì tịnh giới thì có năm ngàn thiện thần thường theo ủng hộ bên mình, khiến cho hành giả không bị tổn hại về bất cứ tai nạn gì. 
Căn cứ vào đâu mà nói như vậy? 
Trong Đại Trí Độ Luận nói: “Bồ Tát đầy đủ năm trăm giới, mỗi giới trời Đế Thích phái mười vị thiện thần theo ủng hộ”. 
Nếu có tâm thâm tín hộ trì năm trăm giới, thì đương nhiên sẽ được năm ngàn thiện thần hộ vệ. Cũng giống như ở thế gian, những người có địa vị tôn quý, đức hạnh cao siêu, thường có ngựa xe, kẻ hầu người hạ, luôn theo bên mình để ủng hộ
Trái lại nếu người có tâm khinh thường tịnh giới của Như Lai, không giữ gìn nghiêm cẩn, lại có ý hủy phạm, thì sẽ có năm ngàn đại quỷ luôn đứng án ngữ trước mặt làm cho người phạm giới bị nhiều tai nạn, không được an ổn. Giống như ở thế gian, những người có địa vị quyền quý, nếu không thận trọng, một lần trót lỡ vi phạm phép nước, thì bị tống giam vào lao ngục, bị gông, cùm, xiềng xích trói cột thân thể, bị lính thường theo giữ gìn, canh gác. 
Thiện ác phân minh không sai một mảy. Đại quỷ đứng án ngữ trước mặt người phạm giới để không cho kẻ ấy qua lại trên lãnh thổ quốc gia. Các quỷ chẳng những đứng án ngữ trước mặt người phạm giới để ngăn cản đường sá, lại còn không chút vị nể, mắng nhiếc người đó là gã bợm giặc. Giặc là kẻ trộm cướp tài vật của người, nên bị mọi người trông thấy đều không ưa thích, ai cũng có quyền mắng nhiếc, đánh đập, hay có thể trói lại, giải đến chánh quyền. Ở thế gian, trộm cướp dù là kẻ đại tội ác như vậy, nhưng đôi khi đối với Phật pháp họ cũng có tâm kính sợ, khi được nghe giảng lý nhân quả, thiện ác và biết hành vi trộm cướp sẽ đem lại quả báo không lành. Còn người phá giới này, đối với Phật pháp, với luật nhân quả không có tâm kính sợ, cứ nương hình tướng người xuất gia, tiếp thọ sự cúng dường của thí chủ. Họ không biết rằng thọ dụng của tín thí như vậy, không khác gì trộm tài vật của tín chủ, cho nên bị quỷ mắng là kẻ đại tặc, ai bảo không đúng? 
Chẳng những thế, người phá giới kia, nếu đi vào trong phòng, nhà, thành, ấp, các quỷ thường đi theo chà quét dấu chân của người ấy. Điều đó chứng tỏ quỷ thần đối với người phạm giới có tâm chán ghét đến cực điểm. Vì những nơi các bậc hiền thánh tụng kinh, hành đạo, đất đều hóa thành kim cương, còn những nơi người ác giới này du hành, đều thành nơi ô uế, nên bị quỷ thần chà quét dấu chân để khôi phục sự thanh tịnh của chỗ đất ấy. 


Lại nữa, chỗ đức Phật đi đều lưu lại tướng Thiên Bức Luân (một trong ba mươi hai tướng tốt), thiên nhân đối với tướng ấy đều cung kính cúng dường mà tăng phước huệ. Nay đây gót chân của tỳ kheo phá giới này đi đến chỗ nào sẽ làm ô nhiễm đất già lam thanh tịnh nên các vị quỷ thần hộ trì già lam, muốn giữ gìn những nơi này được thanh khiết, nên phải chà dấu chân của người phạm giới. Dấu chân mà hãy còn không cho tồn tại, huống hồ toàn thân của kẻ phá giới ư? 
Người phá giới bị quỷ thần bất mãn, có thể họ không hay biết, nhưng đáng sợ nhất là những lời nói của mọi ngườithế gian, điều này không thể không lưu tâm. Cho nên kinh văn dạy tiếp theo: “Tất cả người đời đều mắng người ấy là kẻ giặc trong Phật pháp”. 
Người đời mắc nhiếc kẻ phá giới như thế, chứng tỏ tất cả người trên thế gian đều có tâm chán ghét những hành vi phá giới này đến cực điểm, và những kẻ phá giới khi nghe những lời mắng nhiếc đó trong tâm có thể nào không lay động hay sao?! 
Tại sao nói người phá giới là kẻ giặc trong Phật pháp? 
Vì người ấy trộm mặc áo của Phật, trộm ăn cơm của Phật. Ở trong Phật pháp chẳng những vô ích, lại còn khiến cho thế nhân phê bình, chê bai Phật pháp, làm tổn hại Phật pháp. Chúng ta nên biết: người đời sở dĩ tôn trọng người xuất gia vì những giới hạnh thanh tịnh hiếm có, không phải những người thông thường trên thế gian có thể làm được. Nếu bạn đã phạm giới rồi thì có khác gì người thế tục, nên làm sao khỏi bị người đời mắng nhiếc là kẻ giặc? 
Đức Phật trong kinh Phật Tạng dạy: “Các tỳ kheo phá giới ở trong giáo pháp của ta, mặc áo hay ăn cơm, đều thuộc về của ăn trộm mà được”. 
Theo lời Phật dạy trên thì kẻ phá giới bị người đời mắng nhiếc là kẻ giặc đâu có gì lạ? Đức Phật lại dạy rằng: “Sau khi ta diệt độ, các tỳ kheo nghiêm trì tịnh giới, làm cho Phật pháp cửu trụ trong thế gian. Trái lại, các tỳ kheo phá giới làm cho Phật pháp mau hoại diệt”. 
Ăn trộm đại bảo của Phật pháp, làm cho Phật pháp bị tiêu diệt, không còn tồn tại trên thế gian, thì kẻ đó không phải là giặc trong Phật pháp hay sao? 
Hơn nữa, những người đó chẳng những bị người đời mắng nhiếc là kẻ giặc trong Phật pháp mà còn bị tất cả chúng sanh, những người có con mắt hiểu biết, cũng đều không muốn nhìn ngó người ấy. Nhìn thấy còn không muốn, huống chi lại đi chung, hoặc cùng ở chung với người ấy. 
Nguyên nhân chỉ vì người trì giới oai nghi nghiêm chỉnh, mọi người khi trông thấy đều muốn chiêm ngưỡng tôn dung. Trái lại, người phá giới oai nghi không phấn chấn, suy tướng hiện tiền nên tất cả chúng sanh đều không muốn nhìn ngó. 
Người phạm giới đối với việc trì - phạm không nhận thức được thì so với chúng sanh vô tri thức nào có khác gì, nên kinh văn dạy: “Nào khác gì loài súc sanh”. 
Người phạm giới trên thân đã không còn giới thể, sánh với cây cối vô tri cũng đâu có khác gì, nên kinh văn dạy: “Nào khác gì cây cối!”
Người phạm giới quỷ thầnnhân loại đều chán ghét, trong nhân đạo không thể dung chứa. Người ấy không phải là một con người nữa và chắc chắn sẽ bị đọa lạc trong tam đồ
Trong kinn BảoTích dạy: “Những người tự biết mình đã phạm giới mà còn thọ dụng của tín thíphiền não ô nhiễm không thanh tịnh. Người xuất gia có đủ phiền não này chẳng khác nào người gánh một gánh nặng đi vào địa ngục”. 
Như thế, chúng ta có thể thấy rõ, đối với giới pháp của chư Phật, người Phật tử không nên tùy tiện hủy phạm. Nếu cố hủy phạm chánh giới của Phật, không có tâm hổ thẹn thọ dụng của tín thí, Phật tử này phạm khinh cấu tội
Người xuất giagiới hạnhruộng phước của nhân thiên. Nếu giới pháp không thể giữ gìn thì phước điền đâu còn nữa. Cho nên người Phật tử nếu phạm giới phải hết sức sanh tâm hổ thẹn, chí thành sám hối để gột rửa những cấu uế của mình đã phạm giới pháp. Nhờ sự chí thành sám hối này mà tâm được thanh tịnh. Nếu không sanh tâm hổ thẹn, chí thành sám hối thì tội nhơ phạm giới ngày càng chứa nhóm thêm nhiều, lại tiếp thọ sự cúng dường của thí chủ như mang gánh nặng tội lỗi, thật là một điều đáng thương xót! 
Giới này thuộc về Giá Tội, chỉ ngăn cấm chứ không khai miễn. Dù là Đại Thừa hay Tiểu Thừa cũng đều cấm phạm, nhưng; 
- Trong luật Thanh Văn chưa thấy đặc biệt kết tội “hủy giới thọ tín thí”, vì thông thường hành giả Thanh Văn nếu chỉ nghĩ tưởng những điều phạm giới trong tâm niệm thì không tínhphạm giới, chỉ khi thể hiện ra nơi thân - khẩu - ý mới kể là thật sự phạm giới.
- Còn Luật Bồ Tát sở dĩ Phật đặc biệt chế định giới này vì nếu hành giả làm như vậy sẽ tổn hại đại hạnh lợi sanh. Đại sĩ giữ gìn nội tâm nghiêm mật hơn Thanh Văn. Bồ Tát chẳng những thể hiện nơi thân khẩu nghiệpphạm giới, mà chỉ cần khởi dấy một niệm hủy giới ở nội tâm, cũng đã là phạm giới vậy. Dấy khởi tâm niệm phạm giới hãy còn không nên, huống gì là thân khẩu nghiệp hủy phạm tịnh giới? Như vậy thấy rõ rằng Bồ Tát giới nghiêm cẩn biết bao! 
Vì vậy, trong Bồ Tát Giới Sơ Tân nói: “Nếu Phật tử không cố tâm hủy phạm giới cấm thì chỉ tùy sự việc mà kiết bổn tội, không ghép vào tội này. Nếu khởi tâm phạm giới, nhưng chưa phạm sự tướng, những tội nhẹ thì chỉ trách tâm, những tội nặng cần phải sám hối”. 
Theo lời dạy trên thì sự khởi tâm động niệm của chúng ta từng giờ, từng phút không cần phải lo cảnh tỉnh hay sao? 
Linh Chi luật chủ dạy: “Than ôi! Người xuất gia đời nay dự vào hàng giảng sư mà học kinh luật không thông. Việc thực hành vẫn theo trần tục, mị thế xu thời, chiếm cứ địa vị làm thầy, tứ sự cúng dường phong phú, thâu nhiếp đồ chúng cho đông, ruổi dong theo ngũ dục, nuôi sống tà mạng, cầu tài lợi cho thật nhiều. Mấy ai nghĩ đến việc hoằng truyền chánh pháp của Như Lai, làm sao cho ngôi Tam Bảo được hưng thạnh?! Chỉ lo trang sức bản thân một đời này, giới luật không thông, làm sao có thể làm mô phạm cho chúng hậu học? Lại theo ý mình ức đoán, vọng lập ra những điều chương; cho nên mới có ra những chuyện phạt gạo, chuộc hương, đốt y, đánh gậy v.v... (Việc phạm luật do không hiểu Luật mới làm sai như vậy, vì thế tội không thể trừ diệt bằng những hình thức này) làm cho tôn chỉ của Tăng Già bị hỗn trược, cửa Phật hóa thành trần ai. Đạo pháp ở nơi người hoằng truyền mà làm như vậy thì đạo pháp sẽ nương vào đâu? Than ôi! Buồn không nói được!” 
Lại nói: “Đời nay những người tu thiền, giảng kinh, tự cho mình là Đại Thừa, không câu chấp sự tướng, nên về việc phục sức thì đua nhau mặc lụa tơ, sa tố, màu xanh tím, trắng đỏ cho tươi đẹp, buông lung theo lòng tham, hoàn toàn trái với lời Phật dạy!
Tại sao không nghe trong Luật kể những khổ hạnh của chư Tổ như: 
- Ngài Hành Nhạc chỉ mặc áo vải bông xấu xí để ngăn che sương, tuyết, gió, mưa. 
- Ngài Thiên Thai hơn bốn mươi năm chỉ mặc một nạp y
- Ngài Vĩnh Gia không bao giờ ăn những ngọn rau đầu lưỡi cuốc, không mặc áo tơ tằm. 
- Ngài Kinh Khê suốt đời chỉ mặc áo vải to, trong thất chỉ có một cái đơn... 
Quý ngài rất thông hiểuĐại Thừa, mới chuyên tâm trọng sùng trọng khổ hạnh dường ấy! Vậy xin hàng Phật tử cố noi theo gương của chư cổ đức, đừng nhiễm theo thói tà, phải y theo lời Phật dạy tu thân mới là chân Phật tử vậy!” 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57518)
29/06/2010(Xem: 52027)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.