21. Sân Đả Báo Thù Giới (Giới Tức Giận Đánh Lại Để Báo Thù)

22/06/201012:00 SA(Xem: 48820)
21. Sân Đả Báo Thù Giới (Giới Tức Giận Đánh Lại Để Báo Thù)

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG 
(chánh thức thuyết giảng giới tướng) 

B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)

B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI 
(riêng giảng các giới khinh)

B.2.2.21. SÂN ĐẢ BÁO THÙ GIỚI 
(giới tức giận đánh lại để báo thù)

 Kinh văn 

1. Phiên âm: 

 Từ câu “nhược Phật tử bất đắc dĩ sân báo sân...” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”. 

2. Dịch nghĩa: 

Nếu là Phật tử thì không được đem giận trả giận, lấy đánh trả đánh. Nếu cha mẹ hay anh em hoặc lục thân bị người giết, cũng chẳng được báo thù. Giết sanh mạng để báo thù sanh mạng, đó là việc không thuận với hiếu đạo. Cả đến việc nuôi chứa tôi tớ hãy còn không được đánh đập, mắng nhiếc họ, để mỗi ngày ba nghiệp tạo vô lượng tội, nhất là khẩu nghiệp, huống chi cố làm tội thất nghịch. Nếu vị Bồ Tát xuất gia mà không có lòng từ bi, cố ý báo thù, nhẫn đến cố báo thù cho thân thuộc trong hàng lục thân, Phật tử này phạm khinh cấu tội

Lời giảng: 

Giới trước giảng về tội lỗi thấy chúng sanh bị khổ mà không cứu. Giới này chỉ rõ lỗi đối với kẻ oán thù khởi niệm trả thù.
Cả hai việc này đứng về cương vị của một vị Bồ Tát đều không được hành động. Là một vị Bồ Tát chân chính, xuất phát từ tâm niệm từ bi, khi thấy khổ đương nhiên phải cứu. Đối với trường hợp những kẻ oan gia đối đầu cũng không được khởi tâm niệm trả thù
Một kẻ sở dĩ đem oán thù trả oán thù, chỉ vì bên trong không hàm chứa lòng từ bi, bên ngoài không có hành vi lân mẫn. Vì thế, nếu không sân hận, mắng nhiếc, thì cũng đánh đập, xua đuổi người. Làm như thế chẳng những không thể giải quyết được gì mà trái lại làm cho vấn đề càng trở nên phức tạp
Do nơi sân hận, mắng nhiếc, ẩu đả, xô đẩy nhau, nên sau đó nhà ai nấy ở. Lúc gặp nhau bên ngoài biểu lộ đôi mắt đỏ ngầu, bên trong ôm ấp tức giận không nguôi. Do đó, sự oán giận giữa hai bên không bao giờ chấm dứt. Thậm chí kết thành oan trái nhiều đời, nhiều kiếp. Với hành động và tâm niệm này, không thể nào là tâm từ bi cứu nhân độ thế của một vị đại sĩ
Lại nữa, một vị Bồ Tát phải dùng tâm từ bi đối đãi với chúng sanh. Dù chúng sanhvô lý gây chuyện với bạn, bạn cũng phải dùng tâm lượng quảng đại mà nhẫn thọ, không được trả thù để thỏa lòng sân hận của mình. 
Nên biết rằng sở dĩ chúng sanhhành vi phi lý với bạn như vậy là do phiền não xung động sai sử, chứ không phải họ có ý muốn như vậy. Vì thế, bạn cần chi phải sân hận, mắng nhiếc, đánh đập, cãi vả lại, để trở nên hạng đồng với tri kiến tầm thường của chúng sanh? 
Nếu như Bồ Tát mà còn sân hận, đánh đập, báo thù giống với người tầm thường thì hoàn toàn trái phạm Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát cần tuân giữ. Ví như có người đả kích bạn, bạn đả kích trở lại, thì sự oán hờn, sân hận không chấm dứt ấy là trái phạm Nhiếp Luật Nghi Giới
Trường hợp nên nhẫn nhụckhông nhẫn nhục thì thiện hạnh không tăng trưởng, như vậy trái phạm Nhiếp Thiện Pháp Giới. Không dùng tâm bình đẳng quán sát, đối đãi với chúng sanh; do đó, chúng sanh sẽ dần dần xa lìa bạn, đó là trái với Nhiếp Chúng Sanh Giới
Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát đều trái phạm thì có thể nói rằng Bồ Tát thừa bị mất hẳn. Trái lại, nếu bạn không trả thù, sân đả với người thì chẳng những không trái phạm Nhiếp Luật Nghi Giới, lại còn tránh khỏi sự thống khổ oán tắng gặp nhau
Nếu bạn có thể nhẫn nhục đừng sân hận thì chẳng những không trái phạm Nhiếp Thiện Pháp Giới, mà lại còn vĩnh viễn diệt trừ oan khiên trong nhiều kiếp. 
Nếu bạn có thể dùng từ tâm, nhẫn nhục tâm, bình đẳng tâm, mà quán sát tất cả chúng sanhcha mẹ, anh em của mình thì chẳng những không trái với Nhiếp Chúng Sanh Giới mà lại còn khiến cho chúng sanh sanh ý muốn luôn luôn gần gũi bên bạn. 
Nho gia Trung Quốc xưa nay chủ trương: “Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức” (dùng sự ngay thẳng đối với kẻ oán thù, đem ân đức đối với người hiền đức). 
Có người hỏi rằng: Như thế thì lý thuyết trong Phật pháp cùng lý thuyết các Nho gia sao lại có sự sai khác lớn lao như vậy? 
Đáp: Nguyên nhân ấy vì Nho gia thực hành lễ pháp nhập thế nên cho phép báo oán, báo cừu. Như sách Lễ Ký nói: “Với kẻ thù của quốc vương, phụ mẫu thì không đội trời chung với người ấy. Với kẻ thù của anh em thì không đi chung đường với người ấy. Với kẻ thù của bạn bè thì không ở chung một nước”. 
Hoặc nói: “Giết người sẽ bị tội tử hình, pháp luật ấy đời đời noi theo, đoạn mạng quyết phải đền mạng”. 
Còn Phật pháp là pháp xuất thế, vận dụng tâm từ bi phổ độ, cố gắng thực hiện cho đến mức oán thân đều bình đẳng, không còn có sự phân biệt thân và sơ. Vì thế chủ trương “dĩ trực báo oán” thế gian là có thể làm, nhưng trái lại, Phật pháp hoàn toàn triệt để ngăn cấm. 
Từ đó, có thể thấy rõ sự bất đồng từ trong cơ bản giữa Phật phápthế pháp; và chỗ siêu thắng của Phật pháp hơn thế pháp cũng chính ở điểm này. 
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, đáng lý nhẫn hạnh bên trong phải sung mãn, từ bi bên ngoài phải láng lai, không nơi nào không biểu lộ tâm niệm ái hộ với tất cả chúng sanh. Cho nên không được “đem giận trả giận, lấy đánh trả đánh”. 
Giận là một thứ phiền não rất nặng. Trên thế gian này, biết bao việc rối ren đều do sân tâm, thiếu nhẫn nhục mà phát sanh. Đa số người vì sân tâm, thiếu nhẫn nhụcphá hoại không biết bao nhiêu công đức thiện pháp. Một người danh thơm lừng lẫy chỉ vì sân tâm không nhẫn mà bao nhiêu tiếng tăm đều bị hủy diệt
Vì thế muốn bảo vệ thiện pháp tự lợi, phải đề phòng sự thiêu đốt của lửa sân. Muốn giữ gìn công đức lợi tha, lại càng phải đề phòng sự trộm cướp của giặc sân.
Do vậy, làm người trên thế gian ai ai cũng đều không nên vọng sanh tâm sân hận. Với kẻ thế tục thông thường, không biết cách ngăn chận tâm sân, chưa biết công phu tu trì nên lắm lúc không tránh khỏi sanh tâm sân hận. Trường hợp này có thể dung thứ. Nhưng đối với hành giả đã có công phu tu trì trong Phật pháp, đã không còn mong cầu điều gì trong thế tục, mà lại thường khởi tâm sân hận thì không thể nào thành tựu công đức
Hơn nữa, những hành giả thông thường trong Phật pháp khi sanh tâm sân hận thì chỉ bị lửa sân thiêu đốt tâm can, nhưng không đến nỗi gây ảnh hưởng đến người khác. Trường hợp này còn có thể thông qua được. Nhưng một vị Bồ Tát lấy việc độ sanh làm trách nhiệm của mình, trong quá trình tu Bồ Tát hạnh cần phải dùng tâm từ bi làm cơ bản. Nhưng trái lại sanh tâm sân hận đối với chúng sanh thì chẳng những trái với bổn nguyện của Bồ Tát, lại còn tạo thêm tội lỗi là làm cho chúng sanh phải xa rời. 
chúng sanh thấy bạn thường sanh tâm sân hận như vậy nên dù có ý muốn thân cận với bạn, cũng không dám đến gần. Như vậy làm sao bạn cảm hóa được chúng sanh, nếu không muốn nói là trở thành đối lập với chúng sanh
Cho nên ở bất cứ trường hợp nào, Bồ Tát đều phải có lòng từ mẫn, bi nhẫn với tất cả chúng sanh, không được ôm ấp tâm niệm bất nhân, đem sự nóng giận đánh đập trả thù chúng sanh, đưa đến việc không tròn trách nhiệm hóa độ chúng sanh của mình. 
Sở dĩ Đức Phật dạy Bồ Tát không được “đem giận mà trả giận, đem đánh trả đánh”, điểm cốt yếu là không được trả thù. Thực hành được như thế đã là việc khó lắm rồi. Ngài hoàn toàn không nhất định bắt bạn phải dùng đức báo oán. 
Có người hỏi đức Khổng Tử rằng: “Dùng đức báo oán cần phải như thế nào?” Đức Khổng Tử đáp một cách khéo léo rằng: “Như thế nào gọi là trả đức?” 
Tôi (Pháp Sư) xin nói với các bạn rằng: “Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức”. Nói như thế để thấy rõ lối lập giáo của hai bên Phật và Nho đều rất gần với nhân tính, hoàn toàn không mang tính chất “kiểu uổng quá chính” (uốn cái cong mà thành ra quá thẳng). Ý nói sửa đổi điều sai lầm, nhưng lại làm thái quá khiến cho mọi người khó tuân hành
Kinh Đại Bát Nhã, quyển hai mươi mốt thuyết minh: “Ngay trong lúc cùng với chúng sanh đấu tranh, sân hận, mạ nhục, Bồ Tát phải lập tức cải hối rằng: - Ta cần phải nhẫn thọ sự dày xéo, chà đạp, mắng nhiếc của chúng sanh cũng như chiếc cầu và như những người câm điếc. Tại sao ta lại dùng lời ác để nói trả lại người? Ta không nên phá hoại quả Bồ Đề thậm thâm này!” 
Cũng trong kinh Đại Bát Nhã, quyển năm trăm hai mươi thuyết minh: “Bồ Tát nếu bị người chém chặt thân, tay và thân hình, cũng không nên khởi tâm sân hận, thốt lời thô ác. 
Tại sao vậy? Vì mục đích duy nhất của Bồ Tát vốn cầu quả vô thượng Bồ Đề, để cứu bạt sự thống khổ sanh tử cho tất cả hữu tình, giúp chúng sanh được an lạc, thì làm sao cho phép Bồ Tát quay lại làm việc ác đối với chúng sanh?” 
Mấy lời khai thị của Đức Phật ở trong kinh vừa dẫn trên, có thể nói thậtlâm ly, thấm thía suốt tận tủy não. Vì vậy, mọi hành giả Bồ Tát đều phải xem trọng! 
Nên biết chúng sanh đến não loạn bạn bằng bất cứ cách nào, nếu bạn không sanh tâm sân hận, thì chẳng những họ không thể nhiễu loạn bạn được, mà chính chúng sanh ấy lại bị sự não loạn làm hại trở lại. Ví như bộ mặt xấu xí vô cùng, nếu soi vào gương sáng thì vẻ xấu xí ở nơi bộ mặt chứ không hề ở nơi chiếc gương sáng kia. 
Nếu bạn bị chúng sanh nhiễu loạn mà bạn lại sân hận, quở trách một cách quyết liệt, thì kết quả, lẽ ra tội ác kẻ ấy phải mang, nhưng lại thành ra tội ác của chính bạn. Thật là một điều hoàn toàn phi lý! Nên trong Chứng Đạo Ca của Vĩnh Gia đại sư có lời khai thị rất hay rằng: 
Quán ác ngôn thị công đức
Thử tắc thành ngộ thiện tri thức
Bất nhân sân báng khởi oán thân
Hà biểu vô sanh từ nhẫn lực? 
Dịch: 
Quán những lời thô ác, hủy báng mình đều là công đức. Vì thế người hủy báng, mạ nhục mình đều là những thiện tri thức. Không nên vì sự chê bai, hủy báng mà sanh niệm oán, thân. Nếu phân biệt kẻ oán với người thân thì làm sao biểu lộ vô sanh từ nhẫn lực đối với chúng sanh được? 
thế sự giận đánh trả thùtuyệt đối không được. Chẳng những chính mình bị kẻ khác sân hận, đánh đập, nhưng không được trả thù, mà cha mẹ, anh em, hay lục thân của mình bị người giết hại cũng không được báo thù. Hoặc trường hợp vị quốc chủ vì nhiệm vụ giữ gìn đất nước, bảo hộ nhân dân được an toàn mà bị sát hại, bạn là người hành Bồ Tát đạo, cũng không được báo thù
Cha mẹ là người chúng ta phải tận hiếu, quốc vương là đối tượng chúng ta phải tận trung. Nếu ai sát hại những người ấy, nói theo thế tục thì kẻ ấy có mối thù không đội trời chung với chúng ta, nên phải báo thù mới hợp lý. Tục ngữ có câu: “Có cừu mà không trả chẳng phải là người quân tử”. Nhưng Phật pháp thì ngược lại, Đức Phật tuyệt đối ngăn cấm việc báo thù
Ý nghĩa ấy như thế nào? 
thế tục chỉ biết hiện đời. Trong đời này, oán là oán, thân là thân. Phạm vi rất rõ ràng, không thể không phân biệt oán và thân. Cho nên đối với kẻ thù của cha mẹ thì không thể đội trời chung, của anh em không thể chung sống trong một nước, của bạn bè thì không được qua lại với người thù. Ngược lại, Phật giáo thì dung thông cả ba đời
“Oán thân đồng nhất thể” do ở tự tánh rốt ráo bình đẳng, không tịch. Vốn đã không phân biệt oán thân thì làm sao có thể chấp nhận việc bạn vì quyến thuộc này mà giết quyến thuộc kia? Hơn nữa, nói theo thường tình thì kẻ thân thuộc của bạn bị sát hại đã chết rồi, không thể nào sống lại được. Nay bạn giết hại trở lại thân quyến của kẻ thù để rửa thù thì thử hỏi bạn đạt được kết quả tốt đẹp gì? Hay chỉ làm gia tăng mối hận thù giữa đôi bên, và ngay chính bản thân bạn cũng không được lợi ích mảy may nào. Thế nên Đức Phật dạy không được đem giận trả giận, đem đánh trả đánh. 
Nơi đây để chứng minh việc đừng dùng oán thù trả lại oán thù, chúng tôi xin dẫn một chuyện do chính kim khẩu của Phật thuật lại như sau: 
Vào thời quá khứ, có hai vị quốc vương là vua Phạm Thí ở nước Đà Xa và vua Trường Sanh nước Câu Tát La. Vua Phạm Thí thì binh hùng tướng mạnh, tài bảo vô lượng. Còn vua Trường Sanh thì không bằng lấy một phần của vua Phạm Thí. 
Tổ phụ của hai vua có mối oán thù thâm trọng, không thể nào cởi mở, vì thế, vua Phạm Thí cử vạn hùng binh chinh phạt để chiếm đoạt nước Câu Tát La
Vua Trường Sanh bị mất nước, mất ngôi, nên cùng Hoàng Hậu sang nước Ba La Nại tỵ nạn. Cả hai giả dạng làm người Bà La Môn Loa Kế (búi tóc xoáy như trôn ốc), xin ở trọ trong nhà một người thợ làm đồ gốm để nuôi dưỡng đứa con tên Trường Sanh vương tử. 
Thời gian ngắn sau, vua Phạm Thí biết tin và bắt được quốc vương cùng hoàng hậu, còn Trường Sanh vương tử rất may, trốn thoát được. Sau khi bắt được vua Trường Sanh và hoàng hậu, vua Phạm Thí trói hai người lại, cho gióng chiêng, đánh trống, tuyên bố xử tử. Toàn dân nước Già Xa đua nhau đi xem. Trong biển người ấy có Trường Sanh vương tử giả dạng người hàn vi rách rưới, theo sau cha mẹ mình. 
Vương tử thấy cảnh này, lòng đau như cắt, nhưng không dám khóc than, bày tỏ với ai, chỉ ôm lòng thù hận, ngậm hờn nuốt lệ. Lúc ấy, vua Trường Sanh ngó ngoái lại, thấy con mình, liền cao giọng nói rằng: 
Oán thù bất luận trọng hay khinh, 
Quyết định không nên trả thù lại.
Nếu đem oán thù trả oán thù, 
Oán thù không sao chấm dứt được. 
Điều duy nhất là đừng oán thù, 
Thì oán thù kia tự nhiên tiêu diệt
Vua nói mấy lời kệ trên đến hai, ba lần. Mọi người cho rằng vua vì mất ngôi, mất nước, lại sắp bị tử hình nên loạn tâmđiên cuồng la nói như vậy. 
Sau đó, vua Phạm Thí hạ lệnh đem Trường Sanh quốc vương cùng hoàng hậu ra pháp trường xử trảm, lại phanh thây ra làm bảy phần, đem treo trên đầu cây nêu nhọn. 
Trường Sanh vương tử thấy cảnh tượng này vô cùng đau đớn, nuốt lệ ngậm hờn, tự nghĩ rằng: “Đây thật là cảnh đại địa ngục trần gian mà tội nhân chính là cha mẹ của ta”. Sau đó, vương tử phải yên lặng ôm hận trở về. Thời gian sau, Ngài giả dạng làm một người Ma Nạp (thiếu niên tịnh hạnh nhân) tại thành Ba La Nại, chuyên cần học kỹ thuật và tất cả các sách vở thế gian như xem tinh tú, coi tướng số, âm nhạc, hội họa v.v... không môn nào chẳng tinh thông
Lúc ấy, vua Phạm Thí có một vị điều tượng sư rất tài giỏi, Trường Sanh vương tử đến nơi ấy xin học phương pháp điều tượng. Ban ngày vương tử lo học tập và hầu thầy, đem đến, gẩy đàn cầm ca hát, âm thanh rất thanh tao, êm ái. Tiếng đàn ca vang đến trong cung. Vua Phạm Thí nghe được liền hỏi quan tả hữu rằng: - Tiếng đàn ca của ai ấy vậy? 
Các quan tâu rằng: - Đấy là tiếng đàn ca của gã Ma Nạp ở nhà của điều tượng sư. 
Quốc vương cho mời gã Ma Nạp đến. Trường Sanh Ma Nạp vâng lệnh vua gẩy đàn, ca hát. Âm thanh vi diệu, thanh tao, vua nghe vô cùng hoan hỷ, liền lưu Ma Nạp ở lại trong cung. Đặc biệt là ở cung Hoàng Hậu. Ở đấy chỉ có ba người: vua Phạm Thí, Hoàng Hậu cùng với Trường Ma Nạp, ngoài ra không còn một ai dám vào nơi ấy. 
Thời gian sau, Hoàng Hậu mất viên ngọc Ma Ni bảo châu, vua gọi Ma Nạp đến hỏi: - Hoàng hậu của Trẫm mất Ma Ni bảo châu, khanh có lấy không? 
Ma Nạp tự nghĩ: - Cung điện này không ai ra vào, chỉ có hoàng thượng, hoàng hậu và ta. Nếu nói không lấy e bị vua tra khảo không dễ gì chịu nổi. 
Liền tâu rằng: - Chính hạ thần lấy. 
Vua hỏi: - Khanh có cùng ai làm việc đó không? 
Ma Nạp tâu: - Hạ thần cùng với Thái Tử
Vua hỏi: - Cùng với ai nữa? 
Ma Nạp đáp: - Cùng với vị đại thần trí huệ bực nhứt. 
Vua hỏi: - Cùng ai nữa? 
Ma Nạp đáp: - Cùng với đệ nhất đại trưởng giả trong nước của chúa thượng. 
Vua hỏi: - Cùng với ai nữa? 
Ma Nạp đáp: - Cùng với đệ nhất mỹ nữ.
Vua hạ lệnh bắt cả năm người giam vào ngục tức khắc. Trong ngục, Thái Tử hỏi Ma Nạp rằng: “Anh thật biết ta không lấy Ma Ni bảo châu, nhưng sao lại dối khai rằng ta lấy ngọc?” 

Ma Nạp đáp: - Đông Cung thật không lấy, tôi cũng thật không lấy. Đông Cung là thái tử đệ nhất, là người thương mến, quý trọng nhất của đại vương. Tôi chắc đại vương không vì mất viên ngọc mà nhẫn tâm giết hại Đông Cung, nên tôi khai thế thôi. 
Vị đại thần hỏi rằng: “Anh thật biết ta không lấy ngọc Ma Ni, tại sao khai gian là ta lấy?” 
Ma Nạp đáp: - Thượng quan thật không lấy, tôi cũng không lấy. Nhưng ngài là đại thần có trí huệ bậc nhất của hoàng thượng, ngài có thể tìm được ngọc dễ dàng nên tôi khai như vậy thôi. 
Đại phú trưởng giả hỏi: - Anh thật biết tôi không lấy ngọc, tại sao lại nói tôi lấy? 
Ma Nạp đáp rằng: - Ngài thực không lấy, tôi cũng không lấy. Nhưng ngài là vị đại phú trưởng giả ở trong nước, tài bảo vô lượng. Nếu hoàng thượng cần dùng ma ni bảo châu, ngài có thể tìm dâng một cách dễ dàng, nên tôi khai vậy thôi! 
Đệ nhất mỹ nữ hỏi: - Anh biết tôi thực không lấy ngọc, nhưng sao lại khai dối là tôi lấy? 
Ma Nạp đáp rằng: - Cô thực không lấy, tôi thực không lấy. Vì cô là đệ nhất mỹ nhân trong nước, biết bao nhiêu người để ý đến cô, nhưng chưa người nào hỏi cưới được cô. Tôi chắc các vương tôn công tử vì yêu thương cô nên sẽ tìm được ngọc dễ dàng, vì vậy mà tôi khai như vậy. 
Bấy giờ, có bọn giặc ở nước Ba La Nại, nghe được tin ấy lập tức đến chốn lao ngục hỏi Ma Nạp rằng: - Nghe nói hoàng hậu bị mất bảo châu, có thực hay không? 
Ma Nạp đáp: Quả thực có! 
Bọn giặc hỏi: Theo anh thì có ai vào trong cung không? 
Ma Nạp đáp: - Không có ai vào hết, trong ấy chỉ có ba người: vua, hoàng hậu và tôi. 
Bọn giặc hỏi tiếp: - Có ai thường qua lại trong ấy không? 
Ma Nạp đáp: - Có con di hầu thường qua lại trong ấy. 
Bọn giặc nói: - Ma Nạp! Anh hãy yên tâm, viên ngọc đó chúng tôi có thể tìm được. 
Bọn giặc liền vào cung tâu với vua, yêu cầu vua truyền lệnh cho tất cả thể nữ trong cung đem tất cả trang sức phẩm như chuỗi anh lạc, vòng vàng... trang điểm vào các di hầu trong chánh cung (cung của vua), đoạn dẫn chúng vào trong tư cung của hoàng hậu. Con di hầu ở tư cung thấy các di hầu trong chánh cung đều đeo tất cả đồ trang sức, cô ta liền lấy ma ni bảo châu đã đánh cắp đeo vào người để trang điểm. Bọn giặc bao vây tứ phía, bắt di hầu và lấy viên ngọc đem dâng cho vua. 
Vua được ngọc liền hạ lệnh triệu Ma Nạp vào yết kiến và hỏi rằng: “Vì sao khanh không lấy ngọc mà tự nhận là có lấy? Lại do cớ gì mà khai cho Thái Tử và những người khác?” 
Ma Nạp tâu cho vua nghe các lý do trên. Nghe xong, vua khen ngợi rằng: “Thật hiếm có! Ma Nạpđại trí huệ, trên thế gian này khó có hai người”. Liền trọng dụng Ma Nạp phong cho làm vị quan cao quý nhất trong quần thần. 
Về sau, một hôm vua cùng Ma Nạp đi săn bắn và du ngoạn trong rừng. Khi vào rừng, ngự lâm quân của vua vì ham săn đuổi thú rừng nên tản mát khắp nơi. Lúc ấy, nhằm tiết trời nóng bức, Ma Nạp liền đẩy xe vua đến chỗ vắng nghỉ ngơi. Vua xuống xe, vào trong bóng mát, gối đầu lên gối Ma Nạp mà ngủ. 
Lúc ấy, Ma Nạp tự nghĩ: “Vị quốc vương này là kẻ cừu thù của tổ phụ ta, phá hết giang sơn, đất nước ta, cướp đoạt quân binh cùng tài bảo, kho tàng của tổ phụ ta. Lại còn giết cha mẹ ta một cách tàn nhẫn, đoạn tuyệt vương chủng nước Câu Tát La. Oán thù như vậy, giờ phút này cần phải giết để trả thù”. 
Nghĩ suy như vậy, Ma Nạp rút kiếm ra, định cắt đầu vua Phạm Thí, nhưng bỗng nhớ lại lời di chúc của phụ hoàng rằng: 
Oán thù bất luận trọng hay khinh,
Quyết định không nên trả thù lại. 
Nếu đem oán thù trả oán thù. 
Oán thù không sao chấm dứt được. 
Điều duy nhất là đừng oán thù, 
Thì oán thù kia tự nhiên tiêu diệt
Nhớ như vậy, Ma Nạp liền trao kiếm vào vỏ, khi ấy, vua Phạm Thí thức dậy, khẽ bảo Ma Nạp rằng: “Khanh! Trẫm vừa nằm mộng thấy Trường Sanh vương tử sắp cắt đầu trẫm” 
Ma Nạp đáp: “Chỗ thanh vắng này chỉ có mình chúa thượng và hạ thần, Trường Sanh vương tử nào lọt vào đây? Bệ hạ cứ yên tâm ngơi nghỉ, vì chỗ này thanh vắng có nhiều thần linh, vả lại bệ hạ mệt mỏi nên sanh mộng mị thế thôi!” 
Vua Phạm Thí nghe lời Ma Nạp tiếp tục nằm ngủ. Ma Nạp lại rút kiếm sắp cắt đầu vua, nhưng lại nhớ đến di chúc của phụ hoàng, bèn lại tra kiếm vào vỏ. Như thế, đến hai ba lần, vua Phạm Thí cũng nằm mộng hai ba lần, nên kinh hãi, tỉnh dậy, hỏi lý do với Trường Ma Nạp.
Bấy giờ Ma Nạp tự nghĩ: “Nếu giết vua trả thù thì trái với di chúc của phụ hoàng, mà nếu không giết thì trong tâm ôm ấp mãi mối oán hận. Chi bằng cứ sự thật nói ra, nếu vua Phạm Thí để sống cũng tốt, mà giết đi thì cũng tốt. Sống như vậy thì sống làm chi cho khổ tâm”. Suy nghĩ như vậy, Ma Nạp tâu hết sự thật cho vua nghe, cuối cùng kết luận: “Vì giữ lời di chúc của phụ hoàng nên tôi không dám giết ngài thế thôi!” 
Vua Phạm Thí nghe xong, trong tâm cảm động không sao tả xiết, hai dòng lệ tuôn trào, ôm mặt khóc nói không ra lời. Hồi lâu vua mới từ từ bảo: “Trường Sanh đại vương là một thánh quân, một nhân vật phi phàm. Trẫm dù mang lớp người, nhưng thật bạo ác hơn loài thú dữ...” 
Nói xong vua lên xe cùng Trường Sanh vương tử trở về hoàng cung. Sau đó vua liền trả lại hết chho Trường Sanh Vương Tử giang sơn nước Câu Tát La, bốn bộ binh chủng, nhân dân cùng tất cả tài bảo kho tàng. Lại sắm một cỗ xe cực kỳ trang nghiêm, bảo công chúa phục sức theo lễ triều của hoàng hậu, rồi đưa cả vương tử và công chúa về nước Câu Tát La. 
Thuật chuyện trên xong, Đức Phật bảo quý tỳ kheo rằng: “Này quý tỳ kheo! Các ông nên biết Trường Ma Nạp rút kiếm ra nhưng không trả thù mà lại cùng nhau hòa hợp trở lại như cha với con. Các ông là người xuất gia hành đạo, đồng học một thầy như nước với sữa, ở trong Phật pháp các ông phải cùng nhau hòa thuận, chuyên lo tu học để được nhiều lợi ích và làm cho chánh pháp của Như Lai được cửu trụ trên thế gian
Thôi đi! Thôi đi! Này quý tỳ kheo, các ông đừng tranh chấp, gây gổ với nhau nữa, đừng mắng nhiếc nhau, hủy báng, tìm tòi chỗ hay dở của nhau nữa. Các ông cần phải hòa hợp đừng tranh chấp nhau. Các ông đồng học một thầy, như nước với sữa hòa hợp. Cần phải cùng nhau ở trong Phật pháp an vui, chuyên lo tu học để được nhiều lợi ích và làm cho Phật pháp được cửu trụ trên thế gian”. Đức Thế Tôn nói như vậy hai ba lần. 
(Câu chuyện này ở trong Luật Tứ Phần, quyển bốn mươi ba. Nhân khi đức Phật ngự tại nước Câu Diệm Di, khi ấy chư tỳ kheo tại đó xung đột nhau về việc phạm giới. Giữa hai bên tỳ kheo, một bên phanh phui tội lỗi và bên bị phanh phui tội lỗi đang gây gổ, mắng nhiếc, phỉ báng, tìm kiếm lỗi lầm, nói xấu lẫn nhau. Các tỳ kheo khác nghe được việc trên, kính bạch lên Phật. Ngài bèn nhóm chư tỳ kheo lại để khuyên giải, thuật lại mẫu chuyện trên. Cuối cùng Phật đã dạy khuyên, nhắn nhủ những lời trên). 
Do đó, chủ trương của Phật giáotuyệt đối không được đem oán thù trả lại oán thù. Nếu như mắc nợ mạng mà dùng mạng để trả lại thì vô cùng ngược với chỉ thú từ bi của Phật giáo
Ở đây có người hỏi rằng: 
Quân vương, phụ mẫu là đại luân thường của con người trên thế gian. Phạm Võng Bồ Tát giới là Kim Cương Quang Minh Bửu Giới, hàng quốc vương, thái tử, đại thần v.v... đều bẩm thọ. Trường hợp những thù oán nhỏ mọn bảo đừng nên trả thì có thể chấp nhận, nhưng cừu thù của quốc vương, phụ mẫu cũng không báo oán thì thử hỏi tâm chúng ta làm sao an nhẫn được? Nếu như thực hành theo như thế thì để Phật giáo lưu hành trên thế gian này không khác gì tuyên bố bãi bỏ nhân đạo? Và thực hành đúng theo giới luật của Phật chẳng khác gì diệt trừ hiếu trung? Như thế, nhân gian này sẽ trở thành một thế giới cầm thú. Trật tự xã hội sẽ bị phá vỡ thì thử hỏi giới luật của Phật pháp lợi ích ở chỗ nào? Nếu đã như vậy thì cần gì phải phụng hành? 
Ý nghĩ ấy thật sai lầm, tuyệt đối sai lầm! Bạn nên biết rằng chư Bồ Tát hóa độ chúng sanh trên thế gian, mục đích duy nhất là muốn cho mỗi chúng sanh đều thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi
Lại nữa, Bồ Tát xem mỗi một chúng sanh trong lục đạo đều là cha mẹ của chính mình thì làm sao chấp nhập sự kiện giết hại một sanh mạng để đền một sanh mạng khiến cho tất cả chúng sanh đời đời, kiếp kiếp giết hại lẫn nhau không dứt. Do đó, vĩnh viễn sanh chúng phải bị trầm luân trong biển khổ sanh tử
Hơn nữa, đối tượng mà bạn muốn giết kia, nếu nhìn vào thực tế ở kiếp hiện tại thì là kẻ thù, nhưng nếu xét qua thời quá khứ thì kẻ ấy biết đâu là cha mẹ đời trước của bạn. Nếu hiện tại giết sanh mạng để báo thù sanh mạng, chẳng khác nào giết hại cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp của bạn để báo thù cho cha mẹ trong hiện đời này. Như thế thì đâu còn hợp với lý hiếu đạo. 
Cho nên kinh văn dạy tiếp: “Đó là việc không thuận với hiếu đạo”. Trước đã giảng qua: “Hiếu thuận là pháp chí đạo”. 
Hiếu gọi là Giới, cũng gọi là cấm ngăn mọi vi phạm; nghĩa là lấy giới làm hiếu mới có thể gọi là pháp chí đạo. Đã thế thì làm sao có thể cho phép bạn đi sát hại sanh mạng? Do đó, hiếu đạo trong Phật pháp và hiếu đạo thông thường của thế tục, chỉ thú của hai bên thực sự khác xa nhau
Theo quan niệm lễ giáo thế tục, cừu thù của quốc vương, cha mẹ mà không trả là bất hiếu. Nhưng nói theo Phật pháp thì báo thù cho quốc vương, phụ mẫu không phải là hiếu đạo. 
Tại sao vậy? 
lễ giáo của thế gian chỉ chú trọng kiếp hiện tại, không nói đến nhân quả, nghiệp báo của đời tương lai. Còn Phật pháp nhận thực rằng nếu bạn báo thù chỉ gây tai hại, vì làm cho quốc vương, phụ mẫu vĩnh viễn bị trầm luân, không được thoát ly khỏi vòng sanh tử trong tam giới. Như vậy không thể gọi là hiếu đạo được. 
Như trên nói, chẳng những không được đem giận, đánh trả thù giận đánh, lại cũng không được nuôi chứa tôi tớ rồi đánh đập, mắng nhiếc chúng. 
Có người cho rằng Đức Phật cho phép chứa nuôi tôi tớ để giúp việc và sai khiến. Điều đó hoàn toàn không đúng. Tại sao vậy? 
Phải biết rằng hàng Phật tử xuất gia, dù là Thanh Văn hay Bồ Tát, tất cả việc sinh sống và nhu dụng của chính mình, đều phải nhờ sự cung cấp của tín thí, thì thử hỏi những phí tổn để chứa nuôi tôi tớ đâu phải của chính mình xuất ra. Thế mà hiện nay có rất nhiều chúng tăng xuất gia vừa đề cập đến việc gì liền đem việc giàu sang ra khoe khoang! Thực là người không ra gì! Bồ Tát xuất gia không được nuôi chứa tôi tớ. 
Riêng hàng Bồ Tát tại gia, Đức Phật không hoàn toàn ngăn cấm, nhưng không được đánh đập, nhục mạ một cách phi lý người mình nuôi dưỡng, để đến nỗi “mỗi ngày tam nghiệp tạo vô lượng tội, nhất là khẩu nghiệp”. Huống gì lại cố đi làm tội thất nghịch! Điều này dĩ nhiên nằm trong phạm vi nghiêm cấm một cách triệt để
Trong kinh văn nói: 
- Đánh đập thuộc về nghiệp
- Nói mạ nhục thuộc về khẩu nghiệp
- Nổi sân nộ thuộc về ý nghiệp
Thuở xưa, chủ nhân đối với tôi tớ hết sức bạo ngược. Họ xem tôi tớ không phải là con người. Khi nào muốn đánh cứ đánh, muốn mắng cứ mắng, muốn sân cứ sân. Không có một chút tình thương. Cho nên cuộc sống của tôi tớ ngày xưa là cuộc sống không bằng thân trâu ngựa.
Đức Phật biết rõ tội ác này dù không ngăn cấm Bồ Tát tại gia chứa nuôi tôi tớ, nhưng tuyệt đối ngăn cấm sự đánh đạp, mạ nhục, sân nộ, để tránh khỏi mỗi ngày tam nghiệp tạo vô lượng tội ác
Theo trong kinh Phật dạy thì trước đã nói cả ba nghiệp, tại sao lại nói khẩu nghiệp tạo vô lượng tội? 
Có nơi giải thích rằng: người đời đối với tôi trai, tớ gái trước tiên nội tâm sanh sân hận, đưa đến sự đánh đập. Nhưng trước khi đánh đập thì lại mạ nhục. Trong lúc mạ nhục, mỗi lời, mỗi câu đều thuộc về ác khẩu.Thế nên tội lỗi không thể kể xiết. 
Cho nên Đức Phật nhấn mạnh: “Nhất là khẩu nghiệp” (ý nói tội lỗi do khẩu nghiệp tạo vô lượng, vô biên). 
duyên cớ báo thù cho cha mẹ mà giết hại người khác, đó không phải là giết hại người không quan hệ với mình mà chính là giết hại cha mẹ mình vậy. Vì người bị giết hại kia, trong đời quá khứ cũng từng là cha mẹ mình. Nay bạn vì báo thù cho cha mẹ hiện đời mà giết người ấy thì có phải đã tạo thành tội thất nghịch, không thuận với hiếu đạo hay không? 
Vì thế, làm một vị Bồ Tát phải luôn nhắm vào tâm từ bi, ý nghiệp không được có tư tưởng đem giận trả giận. Khẩu nghiệp không được mắng nhiếc trả mắng nhiếc. Thân nghiệp không được đánh đập trả đánh đập. 
Tại sao ở đây không nói rằng: không được đem giết trả giết? 
Vì khi nhục thân của bạn đã bị người giết rồi thì đâu còn cái gì trong đời này để có thể đi báo thù nên không nói: “Không được đem giết trả giết”. Nhưng không phải là nói kiếp lai sanh không có sự trả thù, giết hại thân mạng vì đó là sự oan oan tương báo. Nhưng đó là việc thuộc kiếp lai sinh, không phải chuyện hiện tại
Cừu thù không được trả, chủ yếu là nói về giới Bồ Tát xuất gia. Còn Bồ Tát tại gia trong trường hợp dụng pháp quốc gia cũng có thể “dĩ trực báo oán”. Nếu Bồ Tát xuất gia không có lòng từ bi, cho rằng mình nên giận, đánh, trả thù cho đến vì hàng lục thân mà cố làm việc giận đánh, trả thù, Phật tử này phạm khinh cấu tội
Tại sao phải nghiêm cấm hàng Bồ Tát xuất gia thật nghiêm khắc như thế? 
Vì đi xuất gia là đã buông bỏ tất cả, cần phải thực hành sự oán thân bình đẳng, nhân ngã đều vọng. Không nên ôm ấp kiến chấp ngã nhân như người thế tục và đi tìm kiếm kẻ oán thù mà giết hại lẫn nhau. 
Cho nên Bồ Tát xuất gia phải từng giờ, từng khắc hành pháp quán tưởng “oán thân bình đẳng”. Nên bất luận cừu thù, oán hận lớn hay nhỏ, cũng không luận quan hệ thân hay sơ, tất cả đều không được báo thù. Nếu thực hiện được sự không báo thù thì tự nhiên cởi mở được dây oan kết, vĩnh viễn không còn chuyện cừu thù đối đầu với nhau nữa! 
Trái lại, nếu cứ oán thù giết hại lẫn nhau thì vĩnh viễn không bao giờ cấm dứt oán thù. 
Giới “giận đánh trả lại làm chướng ngại nhẫn nhục độ” trong Du Già Giới Bổn thuyết minh và giới “giận đánh trả thù” trong kinh này có chỗ tương đồng. 
Nếu Bồ Tát an trụ tịnh giới luật nghi của Bồ Tát, khi có hữu tình đến dùng lời thô ác, mạ nhục thay vì cần nhẫn nhục lại không nhẫn nhục, đi làm việc báo thù. Bảo rằng: “Mày mạ nhục tao như thế ấy, tao cũng sân hận với mày như vậy”, đây cũng tuyệt đối là việc không đúng. 
Hoặc có người dùng tay chân đấm đá Bồ Tát, đáng lý phải nhẫn thọ mà không nhẫn thọ, lại báo thù, nói rằng: “Mày đánh tao một cú, tao cũng đạp mầy một đạp” cũng là việc không thể được. 
Lại nữa, nếu có người cố tình đến chọc ghẹo, Bồ Tát cần nhẫn thọ mà không nhẫn thọ, lại trả đũa nói rằng: “Mày chọc ghẹo tao thế ấy, tao cũng chọc ghẹo mày thế này” thì cũng không đúng. Nên phán xét những hành động như vậy là có chỗ trái phạm giới Bồ Tát, và thuộc ề tội nhiễm ô trái phạm. 
Trong kinh Hải Ý, Đức Phật dạy Hải Ý rằng: “Nếu có người dùng ác tâm đến sân hận, mạ nhục ông, ông phải lập tức nghĩ rằng: ‘Kẻ này thực là quá biếng nhác, xa lìa pháp bạch tịnh. Ta hôm nay phát tâm tinh tấn, tu tập vun trồng các thiện căn để cầu quả vô thượng Bồ Đề, đừng sanh tâm nhàm chán cho là đã đầy đủ”. 
Lại phát nguyện: “Nguyện cho người này thành Phật trước mình, ngồi đạo tràng chuyển pháp luân, độ chúng sanh. Ta sẽ thành vô thượng chánh giác rốt sau”. 
Lại cần phải y theo pháp này mà quan sát như thế nào là sân? Thế nào là không phải sân? 
Tìm hiểu, tư duy hai thứ ấy đều không có thực. Lại nữa sân cùng chẳng phải sân, hoặc mình, hoặc người, pháp sân cùng người sân, đều không thực có. Cái không thực này cũng phải xa lìa. đừng cố chấp. Ấy gọi là Nhẫn. 
Một hành giả Bồ Tát nếu có thể tư duy, quán sát như vậy thì còn có cừu thù, oán hận nào có thể hiện hữu được? Đó là pháp quán oán thân bình đẳng. Oán hận, cừu thù đã không thực có thì còn chi mà phải trả thù? 
Giới này Đại Thừa, Tiểu Thừa đồng cấm: thất chúng Phật tử đều phải tuân hành, nên mỗi Phật tử đều phải chú ý.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57519)
29/06/2010(Xem: 52027)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.