Thư Viện Hoa Sen

9. Sân Tâm Bất Thọ Hối Giới (Tâm Sân Hận, Không Chịu Tiếp Thọ Sám Hối)

22/06/201012:00 SA(Xem: 54410)
9. Sân Tâm Bất Thọ Hối Giới (Tâm Sân Hận, Không Chịu Tiếp Thọ Sám Hối)

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG 
(chánh thức thuyết giảng giới tướng) 

B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)

 

B.1.1.9. SÂN TÂM BẤT THỌ HỐI GIỚI 
(tâm sân hận, không chịu tiếp thọ sám hối)

Kinh văn: 

1. Phiên âm: 
Từ câu “Nhược Phật tử tự sân, giáo nhân sân...” cho đến câu “thị Bồ Tát Ba La Di tội”. 

2. Dịch nghĩa: 
Nếu Phật tử tự mình giận, bảo người giận, duyên giận, nhân giận, cách thức giận, nghiệp giận. Người Phật tử lẽ ra phải làm sao cho chúng sanh được những căn lành, tránh sự gây gổ, thường có lòng từ bi, hiếu thuận. Nếu trái lại đối với tất cả chúng sanh, cả đến loài phi chúng sanh, mà đem lời nhục mạ, lại thêm dùng tay chân, dao gậy để đánh đập mà vẫn chưa hả dạ. Thậm chí, nạn nhân kia lấy lời nhỏ nhẹ xin cầu sám hối tạ tội, nhưng vẫn không nguôi giận, Phật tử này phạm lấy Bồ Tát Ba La Di tội. 

Lời giảng: 
Đối với Bồ Tát, tội lỗi của sân nặng hơn tham. Chẳng hạn tham có được đồ chúng đông đảo nên tiếp cận với chúng sanh, thường cùng chúng sanh giao tiếp, liên quan mật thiết. Còn sân hận là thứ ác độc làm tổn hại người, không thể thường qua lại lui tới với chúng sanh. Dù có ý muốn tiếp xúc với chúng sanh, nhưng chúng sanh đã biết tính nóng giận của Bồ Tát, sẽ ly khai xa lìa thì làm sao nhiếp hóa chúng sanh? 
Cho nên, đứng về phương diện lợi sanh thì không có thứ ác pháp nào có thể siêu thắng hơn một tâm niệm sân của Bồ Tát. Tại sao vậy? 
Vì thứ sân độc này khiến chúng sanh có thể giáo hóa đều xa lánh. Ngoài ra còn có đủ trăm nghìn thứ chướng ngại như chướng ngại hạnh nhẫn nhục của Bồ Tát, phá hoại tâm đại bi của Bồ Tát
Tâm đại biđộng lực duy nhất bạt trừ thống khổ cho chúng sanh. Chúng sanh bị bất cứ thống khổ gì, Bồ Tát đều nhằm vào bi tâm của mình để bạt trừ khổ não cho chúng sanh. Nhưng khi sân tâm phát khởi, thì quên hẳn sự thống khổ của chúng sanh, nên chẳng những không giải trừ lại còn làm tăng sự thống khổ, gây tổn hại cho chúng sanh. Cho nên vị Bồ Tát chân chánh phát tâm độ sanh, phải luôn an trụ trên tâm từ bi, thương xót nỗi thống khổ của chúng sanh. Thấy chúng sanh ngu si, vô trí lại càng đáng thương hơn nữa, nên từng giờ, từng phút tìm cách giải quyết sự khó khăn khổ não cho chúng sanh, không nên sân hận làm tăng gia sự thống khổ cho chúng sanh
Bồ Táthóa độ chúng sanh trong sanh tử, thà hy sinh cảnh giới an vui tịch diệt Niết Bàn thì không nên phát đại sân nộ đối với chúng sanh. Nếu Bồ Tát khởi tâm sân hận sẽ hành động những việc không phải đối với chúng sanh. Như vậy làm sao có thể tu học hạnh Bồ Tát tự lợi, lợi tha? 
Hơn nữa, Bồ Tát lấy nhẫn nhục làm bản hoài. Dù chúng sanh có đến làm não loạn mình cũng không nên đối với chúng sanh khởi tâm sân hận
Nên biết chúng sanh não loạn, đánh mắng, khủng bố, giết hại mình hoặc trói cột mình đều do nơi ác nghiệp thuở quá khứ của mình phát sinh, nên mới sinh ra những việc bất như ý ấy. Như thế chỉ nên buồn trách mình, không nên đối với chúng sanh sân hận quở trách
Lại nữa, nói về luật nhân quả, sở dĩ người đối đãi với mình như vậy là do mình ở thời quá khứ đã từng não hại người. Do nghiệp nhân đó, mà hiện phải cảm thọ những nỗi thống khổ như vậy. Nếu nay ta không an tâm nhẫn thọ những điều này thì chỉ gieo thêm nhân khổ đến tận đời vị lai
Vì thế, đối với lỗi lầm của người khác, không chịu an tâm nhẫn thọ bỏ qua là tự mình chuốc lấy sự phiền phức cho chính mình và tự mình trói buộc lấy mình. Cho nên hành giả Bồ Tát ngay lúc phát sanh nóng giận, dù không nghĩ đến chúng sanh, cũng phải nghĩ đến mình. Khi có tư tưởng như vậy thì tâm nóng giận tự nhiên không phát sanh. 
Lại nữa, trường hợp chúng sanh gây ra những chuyện phi lý làm mình khổ, không phải là tội lỗi của của chúng sanh mà là do ma phiền não sai sử làm như vậy. Chính chúng sanh kia cũng không làm chủ được. 
Ta hôm nay đã phát tâm Bồ Đề, cầu quả vô thượng Chánh Giác, phải vì chữa trị đại bịnh phiền não cho chúng sanh. Ngay lúc bệnh sân phiền não của chúng sanh phát hiện, chính là lúc ta phải đối trị cho chúng sanh. Phải cấp thời dùng thuốc pháp tối thượng từ bi trị liệu căn bệnh sân phiền não cho chúng sanh, mới giúp cho chúng sanh được thuyên giảm, dứt trừ vĩnh viễn, mới là hợp đạo. 
Như vậy Bồ Tát không nên chấp theo sở kiến thông thường của chúng sanh mà phát đại sân nộ, lôi đình, đem giận trả giận. 
Lại nữa, chúng sanh ở trong sanh tử thì cả mình và người đều đau khổ, chúng sanh không hiểu Phật pháp nên ngu si, mê muội mới đến tăng gia khổ não cho ta. Chúng ta thực lòng không nên buồn trách họ. Ta đã phát Bồ Đề tâm, đã biết chúng sanh trong sanh tử toàn là khổ não, thì lẽ nào lại làm tăng sự khổ não giống như chúng sanh vô trí kia? Chẳng những ta không nên làm như vậy mà còn phải tùy theo sức mình, khả năng mình khiến cho chúng sanh xa lìa những thống khổ, mới là một Phật tử hành Bồ Tát đạo
Vì ta lúc tối sơ phát tâm Bồ Đề, chính là phải vì tất cả chúng sanh gánh vác lấy gánh nặng. Chẳng những đối với những nỗi đau khổ nhỏ nhặt phải nhẫn thọ cho chúng sanh, mà đại kịch khổ trong địa ngục, ta cũng phải lãnh thọ thế cho chúng sanh. Có như vậy mới không trái với bổn thệ của ta. 
Nếu không thể nhẫn thọ những nỗi khổ lớn hay nhỏ này, tự mình không thể điều phục được, thì làm sao khiến cho chúng sanh xa lìa các phiền não? Suy tư như thế, tự nhiên không bao giờ sân hận
Lại nữa, Bồ Tát đã thọ sanh trong uế độ này, thế giới ác trược dĩ nhiên phải có những điều bất như ý. Lúc những việc bất như ý hiển hiện, chỉ có tự mình phải điều phục lấy mình để thoát khỏi cảnh khổ bất như ý ấy, đâu nên phát đại sân nộ? 
Như người đi vào trong rừng rậm đầy gai góc, đương nhiên là phải bị gai góc đâm vào thân. Lúc ấy chỉ tìm cách làm thế nào mau ra khỏi rừng gai góc ấy. Nếu sân hận mắng nhiếc những gai nhọn đâm vào thân mình thì thật hoàn toàn không hợp đạo lý
Bồ Tát lại suy tư như vầy: sanh mạng nhục thể của tất cả chúng sanh đều không vĩnh cửu. Niệm niệm đều tiến đến chỗ hoại diệt. Xưa nay không một sát na nào dừng trụ. Vị Bồ Tát có đủ trí huệ, đối với sanh mạng nhục thể vô thường hoại diệt ấy, không nên nhẫn tâm khởi niệm sân hận. Lại không nên vì sân hậnnão hại chúng sanh, thậm chí còn đoạn tuyệt sanh mạng của chúng sanh! 
Hành giả Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh não hại mình đều phải suy tưởng nhiều khía cạnh như vậy, để chỉ thấy rằng chúng sanh đáng thương xót. Đối với tất cả đều phải dung thứ, nhờ đó có thể nhẫn thọ tất cả sự não hại của chúng sanh không khởi tâm sân hận nữa. 
Bồ Tát thực hành sáu pháp Ba La Mật, nhất là Nhẫn Nhục Ba La Mật, nhờ chúng sanh làm trợ duyên để thành tựu. Vì thế nếu khôngchúng sanh thì công đức sáu ba la mật không thể viên thành. Hơn nữa, Bồ Tát tu hạnh Nhẫn Nhục, cần phải có người đến não hại thì Bồ Tát mới có thể thành tựu hạnh Nhẫn Nhục. Nếu không như vậy thì hạnh Nhẫn Nhục của Bồ Tát làm sao tu thành được! 
Tây Phương Cực Lạc Tịnh Độ, không cần tu pháp nhẫn nhục, vì ở trong cõi ấy đều là chư Thượng Thiện Nhân câu hội, không có ai não hại ai. Ở uế độ Ta Bà này, ai đến não hại Bồ Tát, thì người ấy chính là người giúp thành tựu hạnh Nhẫn Nhục cho Bồ Tát, và người ấy cũng chính là thiện tri thức của Bồ Tát. Thế thì đối với người ấy, tạ ơn không xiết, sao lại trở nên sanh tâm sân hận? 
Không lưu tâm tạ ơn đã là việc không đúng rất lớn, lại còn sanh tâm tức giận với người ấy thì đâu phải là tư cách của một vị Bồ Tát? Vì thế, Bồ Tát đối với chúng sanh đến não hại mình, chỉ nên cám ơn, không nên sân não! 
Bồ Tát quan sát vạn vật, vạn sự, tất cả các pháp trong vũ trụ đều từ nhân duyên sanh. chúng sanh sân hận, đánh đập Bồ Tát cũng là do nhân duyên. Duyên bên ngoài như do tay chân, gậy gộc, gươm đao của chúng sanh. Duyên bên trong do sanh mạng nhục thể của mình. Nhân duyên trong ngoài kết hợp lại mới thành việc đánh đập, mạ nhục. Vì thế, không nên đơn phương sân hận với người, vì nếu sân hận với người thì nên sân hận với chính mình. 
Tại sao nếu sân hận với người thì nên sân hận với chính mình? 
Vì có nhục thân của mình, người mới đến đánh mắng mình. Đánh đập mắng nhiếc đã do nhân duyên mà thành, tất nhiên khôngthật tánh. Thế thì đã không có người năng đánh mắng, cũng không có mình là kẻ bị đánh mắng. 
Suy tư như thế thì Nhẫn còn không có cơ sở để thành lập, thì làm sao có pháp gì gọi là Sân? Nên kinh Pháp Cú nói: 
Tri sân đẳng dương diệm, 
Nhẫn diệc vô sở nhẫn. 
Dịch: 
Biết sân như khí nóng, 
Nhẫn cũng không có chỗ để nhẫn. 
(Dương: khí dương; diệm: nóng bừng. Dương diệm là sức nóng của vầng thái dương, ở những chỗ trống trải như sa mạc buổi trưa, trời hạ, sức nóng bốc lên) 
Kinh Tư Ích cũng dạy: “Thân mình cùng kẻ oán địch và đao trượng đều do tứ đại sanh. Với địa, thủy, hỏa, phong chưa từng thấy có sự tổn thương. Dầu cho thân này có bị lóc từng mảnh thịt, nhưng tâm ấy vẫn thường nhiên bất động. Biết rõ tâm không phải ở trong, không phải ở ngoài sanh ra. Các pháp niệm niệm, sanh diệt không ngừng. Tánh của nó thường không tự lập. Ở trong ấy không có người mạ nhục, cũng không có ai là người cung kính. Tất cả pháp đều như huyễn, như mộng, nên Bồ Tát đối với việc mạ nhục, chẳng những không sanh tâm sân hận. Trái lại, càng gia tăng sức nhẫn nhục cho chính mình. Bồ Tát đối với người cung kính mình chẳng những không sanh tâm vui mừng, ưa thích, thậm chí cũng không xem sự cung kính ấy là việc để mình hưởng thụ”. 
Bồ Tát chẳng những không nên đối với chúng sanh sanh tâm sân hận, bức não không duyên cớ, mà chính chúng sanh cố ý đến não hại Bồ Tát, Bồ Tát cũng vận dụng những phương tiện suy tưởng để nhẫn thọ. 
Trong kinh dạy ba cách tư duy để nhẫn thọ sự não hại của người khác: 
1. Trách nghiệp khiên ương tư (suy nghĩ tự trách do nghiệp lực chiêu cảm tai ương): 
Bồ Tát khi bị người bức bách não hại, phải suy tưởng như vầy: Ta bị những nỗi thống khổ tai nạn như vầy, không phải do nhân duyên gì khác, mà chính do nghiệp lực của ta đã tạo gây trong thời quá khứ theo đuổi, khiến ta phải chịu sự bức bách, não hại của người. Nếu ta không nhẫn thọ thì sẽ bị gia tăng nhân thống khổ và tự trói cột lấy mình. Như thế là tự mình không thương lấy mình. Chỉ có nhẫn thọ mới tránh khỏi khổ lớn trong tương lai. Thế nên đối với sự bức não của người khác, chúng ta cần phải nhẫn thọ. 
2. Tánh gia hình khổ tư (tư duy rằng tự tánh của sinh mạng là hành khổ
Hành khổ là cái khổ của sự sanh diệt không ngừng. Người bức bách, não hại và người bị bức bách, não hại, tự thể tánh sanh mạng của cả hai đều bị khổ nên lẽ ra không nên ai bức bách, não hại để gia tăng sự thống khổ cho nhau. 
Hiện chúng sanh vô tri mê tối, vô cớ đến não hại thân ta, khiến thân ta chịu rất nhiều sự thống khổ. Lỗi ấy là do người, nhưng ta là người đã hiểu được đạo lý thì không nên hành động theo sự hiểu biết của những người thông thường, làm gia tăng sự thống khổ cho chúng sanh. Nên dù hiện tại ta bị thống khổ đến mức độ nào, cũng đều phải nhẫn thọ, tuyệt đối khống được trở lại não hại người. 
3. Dẫn liệt huống thắng tư (tư duy đem sự kém thua so sánh với cái thắng): 
Là những hành giả trong Nhị Thừa, mục đích là mong cầu tư lợi, còn không làm khổ chúng sanh. Ta là Bồ Tát Đại Thừa, lấy lợi tha làm bổn nghiệp duy nhất, nên khi thấy chúng sanh khổ, ta phải giúp họ bạt trừ không hết, sao lại làm việc gia tăng sự thống khổ cho chúng sanh? Suy tư như thế rồi tự nhiên an nhẫn với các thống khổ
Nho gia Trung Quốc có nói: “Giữa người với người tương xử với nhau, không làm sao tránh khỏi việc oán hận mất lòng, nhưng nhất quyết không nên dùng oán trả oán, mà phải dùng trực trả oán, dùng đức báo oán”. 
Dùng đức báo oán là như thế nào? 
Như người đem đại thống khổ đến cho ta, ta lại đem đại an lạc trả lại cho người. Đó là dùng Đức để báo oán. 
Dùng trực trả oán là như thế nào? 
Như có người làm cho ta chịu nhiều đau khổ, ta đừng buồn giận họ, mà nên tự nghĩ đấy là nợ ta phải trả. Đấy là dùng Trực báo oán. 
Nếu người người đều có thái độ như thế thì trên thế gian này làm sao có thể xảy ra không khí bạo ác hung tàn, nhưng nhìn khắp cả nhân loại trên thế gian hiện nay, mấy ai được quan niệm lương hảo này? Khắp mọi nơi đều diễn ra cảnh bạo lực hung tàn. Bạo lực càng mãnh liệt chừng nào càng được mọi người xem là anh hùng đệ nhất. Vì thế, không lạ gì trên toàn thế giới, nơi nào cũng nhiễu nhương, không an ổn. Nhân loại dường như đang sống trên ngọn núi lửa, giờ giờ phút phút trong cảnh sợ sệt, hãi hùng
Vì thế, chúng ta phải nhận chân rằng: hạnh nhẫn nhục của Phật pháp thật là một sự kiện tối cần yếu, phải luôn được đề xướngthực hành một cách thiết thực
Dù là người đến xúc phạm bạn, nhưng nếu họ đã biết lỗi, không muốn cho bạn sanh phiền não, nội tâm không an vui, nên đến tạ tội với bạn. Là một vị Bồ Tát, bất luận là như thế nào, khi ấy, bạn cần phải tiếp thọ sự sám hối tạ lỗi của chúng sanh để mối quan hệ giữa hai bên được hòa thuận trở lại, không nên tạo sự căng thẳng mãi, như thế mới là hợp đạo. 
Nhưng nếu trong khi ấy, nội tâm của bạn vẫn ôm ấp mối sân hận cao độ, không tỏ thái độ tiếp thọ sự sám hối tạ lỗi của chúng sanh. Đấy không còn là lỗi của chúng sanhhoàn toàn là lỗi của Bồ Tát. Vì vậy, đề mục của giới này là “sân tâm bất thọ hối giới”. 
Chữ Giới là ngăn ngừa, cấm chỉ không cho phát sanh tội lỗi nói trên. Giới này thất chúng đệ tử đều có thể vi phạm. Nhưng quy định khinh hoặc trọng không giống nhau, là do quan niệm sai khác rất lớn giữa Đại ThừaTiểu Thừa
Đại Thừa Bồ Tát lấy việc tiếp độ chúng sanh làm nhiệm vụ duy nhất. Bất cứ mọi lúc tới lui, qua lại, tiếp xúc với chúng sanh đều phải tỏ thái độ thân thiết đầy thiện cảm, và sắc diện luôn hòa vui. Nếu Bồ Tát đối với chúng sanh thường sanh nóng giận, sắc diện lộ vẻ sân nộ, không đúng với tư cách tiếp đãi người. Do vậy, sự quan hệ giao tiếp với chúng sanh càng thêm cách biệt. Cho nên tội này rất nặng. 
Thanh Văn Tiểu Thừa lấy tư lợi làm mục đích duy nhất, nên không cần giao tiếp thường xuyên với chúng sanh. Nhưng đôi khi bị người gây chướng ngại việc tu đạo của mình nên khởi niệm sân hận đối với người. Việc ấy dù không nên, nhưng chẳng qua chỉ mắc tội nhỏ Đột Kiết La trong tụ thứ bảy mà thôi. 
Chúng sanh không ai thích nhìn thấy thái độ của người nổi trận lôi đình. Trong kinh dạy: 
Chúng sanh bất hỷ kiến
Vô nghịch, vô sân nhuế. 
Dịch: 
Tất cả chúng sanh không thích thấy thái độ giận dữ nên đừng trái nghịch, đừng nổi sân nhuế
Vì người lúc nổi giận, hiện ra tướng hung bạo, thân tưng bừng, miệng la hét, tâm phẫn nộ, làm cho ai trông thấy cũng sợ. Tự mình không thấy biết, nhưng những người xung quanh nhìn thấy rất rõ ràng. Phụ nữ khi phát sân nộ, người ta gọi là Dạ Xoa cái, đàn ông khi nổi giận đùng đùng gọi là quỷ La Sát, mặt mày rất khó xem, không ai thích nhìn thấy. 
Sân tâm một khi đã phát sanh rồi thì ba nghiệp đều gồm đủ như sắc diện lộ vẻ sân si, cử chỉ hung thần ác quỷ, chính là thân nghiệp. Miệng thốt những lời thô ác, người khác không muốn nghe lọt vào tai, đấy là khẩu nghiệp. Trong tâm phát sanh sân nộ hung hăng, ấy là ý nghiệp. Một niệm sân khi nổi dậy, cả ba nghiệp đều hiện bày. Thế thì hành giả trong Phật pháp không nên lưu tâm đặc biệt đến giới này sao? 
Đức Phật lại dạy đại chúng rằng: “Nếu Phật tử là một vị Đại Thừa Bồ Tát, bất luận là tự sân, hoặc bảo người sân, đều không thể được. Vì sân hận là thứ đại tặc cướp mất công đức. Đã làm thương tổn từ tâm của mình lại cũng tổn thương đạo niệm của mình. Đối với người đã không ích, với mình cũng bất lợi, thế thì hà tất chi mà sanh sân hận, phát cơn nóng giận đùng đùng?” 
Tự sân là tự mình ôm ấp niệm sân hận bên trong, hàm chứa độc ác trong nội tâm, phát lộ ra thân, khẩu, nghiệp bên ngoài, làm những việc bạo ác hung tàn, khiến chúng sanh trông thấy phải sợ hãi, kinh hoàng
Bảo người sân là bảo người khác phát đại sân nộ đối với kẻ khác. Trường hợp này có người cho rằng: tự mình nổi giận, muốn phát lúc nào cũng được, không có vấn đề gì khó; còn bảo người khác nóng giận thì họ đâu dễ dàng gì nghe theo mình, nên khi bảo họ nổi giận, mà họ liền nổi giận thì đâu có hợp lý? 
Lời nói ấy thật sai lầm! Nên biết mọi người đều có sẵn tánh hung ác bạo tàn, nên khi bạn bảo họ nổi nóng, chỉ cần lúc ấy bạn nói vài câu khích động thì tâm họ đang vui vẻ chuyển sang nóng giận tức thì. Nhưng nếu bạn bảo họ nhường nhịn, họ khó lòng nghe theo, đôi khi còn không hài lòng, vì cho rằng làm người trên thế gian, việc gì phải nhu nhược đến thế? 
Nhẫn nhịn, nhu hòa vốn là mỹ đức. Thực tế, đối với những việc đáng nhường nhịn, nhưng khi bảo người làm thì lại rất khó khăn, còn sân nộ là thứ tội ác mà bảo người làm lại rất dễ dàng. Do đó, đủ thấy nhân tính đa số là hung bạo, mà nhân từ thì lại rất ít. 
Bảo người khác sân hận, khái lược gồm ba động cơ: 
1. Mình đối với người có ý không tốt: Nếu mình trực tiếp có thái độ sân si đối với người làm mình phật ý thì chứng tỏ tư cách thấp kém của mình. Vì vậy, bảo người khác sân hận với họ để thay mình rửa sự oán hận
2. Bảo người này sân hận với người kia, rồi mình đóng vai kẻ có lòng tốt, đi hòa giải đôi bên để giữ thế trung gian trục lợi. 
3. Bảo người sân hận với những kẻ vốn là cừu địch của họ để cho đôi bên mưu nghịch, giết hại lẫn nhau. Còn mình làm kẻ bàng quan, nhìn xem đôi bên xung đột, mưu hại lẫn nhau, nội tâm vô cùng thích thú. Khởi tâm xúi giục người này sân hận với người kia rất là độc ác. Cả hai trường hợp này: tự mình sân hoặc bảo người sân đều trái với bi tâm của Bồ Tát và mang tội rất nặng. 
Kết thành tội sân tâm không tiếp thọ sám hối cũng có bốn điều kiện: nhân, duyên, pháp, nghiệp, phân biệt sơ lược như sau: 
1. Sân nhân (nhân giận): chủng tử sân hận từ vô thỉ, trở lại huân tập, hàm chứa trong tạng thức. Do chủng tử sẵn có ấy, hiện tại mới phát khởi tâm niệm sân, gọi là sân nhân. 
2. Sân duyên (duyên giận): tâm niệm sân hận sau khi đã phát sanh, tiếp tục không gián đoạn. Lại thêm đối tượng sân kia hiện ở trước mắt trợ giúp cho sự sân hận nổi lên, nên gọi là sân duyên. 
3. Sân pháp (cách thức giận): mưu tính kế hoạch như thế nào để làm cho đối phương phải bị nhục, như đánh đập, mạ nhục v.v... gọi là cách thức giận. 
4. Sân nghiệp (nghiệp giận): Do ba việc trên hòa hợp để thành tựu nghiệp sân hận, làm cho đối phương biết rõ mình giận họ, gọi là sân nghiệp. 


Cổ đức có dạy: “Nghiệp thành tất ưng đọa trầm luân, oán kết vạn đại, thế thế mạc giải, khả bất thận tai!” (Ác nghiệp thành rồi thì bị trầm luân đọa lạc; muôn đời kết oán kết thù, đời đời không thể cởi mở, vậy thì không nên thận trọng hay sao?) 
Nhưng Bồ Tát muốn không sân hận phải làm cách nào? 
Phải triệt để tuân theo lời Phật dạy: “Ưng sanh nhứt thiết chúng sanh thiện căn vô tranh chi sự, thường sanh từ bi tâm, hiếu thuận tâm” (nên làm cho chúng sanh tất cả được những căn lành không tranh chấp, và phải thường có lòng từ bi, lòng hiếu thuận). 
Theo Phật pháp, tâm địa của tất cả chúng sanh vốn là nhu hòa, thuần thiện, nhưng vì từ vô thỉ, bị vô minh phiền não che đậy khiến chúng sanh khởi tâm sân hận, phát sanh tranh luận, tranh chấp. Lúc đầu không cần thiết, nhưng dần dà đi đến cảnh ẩu đả tàn khốc với nhau, thậm chí gây cảnh máu rơi thịt nát. Đấy là sự thống khổ của chúng sanh
Sự thật là tất cả sự tranh luận trên thế gian đều do tâm sân phát sanh. Nếu sân tâm không hiện khởi tức là pháp vô tranh (không gây gổ, tranh chấp). Pháp vô tranh chính là căn bản làm tăng thiện pháp
Bồ Tát đã hiểu đạo lý này thì phải thường khởi tâm từ bi, phát khởi căn lành sẵn có cho chúng sanh. Khi căn lành ấy được phát khởi thì thực hành thiện sự và sẽ không bao giờ xảy ra việc gây gổ, tranh chấp. Chừng ấy mọi người sẽ sống trong không khí hòa vui, đi đến nơi nào cũng tạo được một bầu không khí tràn đầy hạnh phúcthế gian này sẽ trở thành cảnh nhân gian tịnh độ
Nếu không thực hành như vậy, ta phát nóng giận với người, người nổi sân hận với ta. Dần dần đôi bên tranh cãi, ẩu đả, thì thế gian này biến thành đấu trường của A Tu La. Bồ Tát lại phải thường sanh tâm hiếu thuận. Quán sát tất cả chúng sanhcha mẹ của mình. Trọn ngày luôn phụng dưỡng, kính thờ không đủ làm sao dám ngỗ nghịch và sanh lòng tức giận đối với mẹ cha. 
Về mặt thế gian pháp, một người con đối với cha mẹ mà sanh lòng nóng giận thì bị mọi người cho là đứa con bất hiếu. Huống chi một Phật tử thọ Bồ Tát giới mà không lo việc phụng sự hiếu dưỡng, lại nhẫn tâm trái nghịch từ ý của song thân? 
Nói ngược lại, Bồ Tát cũng xem tất cả chúng sanh như con đỏ của mình, phải thường sanh tâm từ bi dưỡng dục con trai, con gái của mình cho tử tế. Đến khi khôn lớn trở thành một người hữu ích cho nhân quần, xã hội. Đâu thể nào nhẫn tâm sân hận với các con của mình, thậm chí còn đánh đập, mạ nhục chúng? 
Nói theo thế tục, kẻ thường đánh đập, mắng chửi con cái là người không có tâm từ ái. Hà huống là một vị Bồ Tát, đối với chúng sanh như con đỏ của mình mà không có tâm từ bi, ái hộ hay sao? Làm sao có thể nhẫn tâm làm tổn hại các con của mình? 
Cho nên một hành giả Bồ Tát chân chánh, không thể buông lung sân tâm của mình, không thể vừa mới động đến đã đùng đùng nổi giận. Như thế sẽ không thể nào nhiếp hóa chúng sanh tu theo Phật pháp
sân tâm khi sanh khởi, tất nhiên mất tâm từ bi. Tâm từ bi đã mất thì huệ mạng của Phật cũng bị đoạn tuyệt. Như vậy, còn đâu là tư cách của vị Bồ Tát? 
Dù ở trường hợp nào, Bồ Tát hóa độ chúng sanh đều phải khuyến hóa chúng sanh phát sanh thiện căn, không được sân hận. Lại phải khởi tâm từ bi, tâm hiếu thuận đối với chúng sanh. Nếu không thực hành như vậy mà trái lại, đối với tất cả chúng sanh cùng những loài phi chúng sanh đem lời ác mắng mạ nhục, còn thêm đánh đập bằng tay chân hay dao gậy mà vẫn chưa hả dạ thì hoàn toàn không đúng với tư cách của Bồ Tát
Ở trong kinh văn nói loài phi chúng sanh, ý nghĩa rốt ráo là gì? 
Có chỗ giải thích phi chúng sanh là loại vô tình như cây đá v.v... Có chỗ cho là biến hóa thân. Có chỗ nói là chư Phật, thánh nhân. Nếu đối với các đối tượng ấy sanh khởi sân tâm thì những tội lỗi vương lấy có khinh, có trọng, luận giải bất đồng. 
Những trường hợp phát tâm sân nộ đối với những loài vô tình như cây, đá... vẫn có thể xảy ra. Có những người khi phát tâm đại sân nộ, chẳng những đánh mắng những kẻ chung quanh mà ngay cả với những vật vô tình như bàn ghế, cây cối v.v... cũng vẫn nổi nóng, đánh đá, chửi mắng lung tung. Vì cây đá... là loài vô tri nên dù bạn khởi đại sân hận cách nào, đối với chúng hoàn toàn không bị tổn hại. Chẳng qua hành động trên, chỉ chứng tỏ bạn là người không có công phu tu dưỡng, gây sự bất lợi cho chính bạn. Hành động này không phạm căn bổn trọng tội, chỉ phạm tội khinh cấu mà thôi. 
Trường hợp đối với hàng biến hóa nhân mà sanh tâm sân hận, dù biến hóa nhân thuộc về vô tình, nhưng bạn cứ tưởng thuộc về hữu tình nên sanh tâm sân hận, mạ nhục, nên cũng chỉ phạm tội khinh cấu. 
Nếu đối với chư Phật, thánh nhân mà sanh tâm sân hận. Vì không rõ các ngài là thánh nhân có đủ các công đức nên mới sân si, cực lực đánh đập. Sở dĩ gọi các ngài là phi chúng sanh, vì các ngài không như chúng sanh thông thường, tùy nghiệp thọ sanh trong các cõi sanh tử
Nếu đem lời ác mạ nhục là khẩu nghiệp. Dùng tay chân, dao gậy đánh đập là thân nghiệp, mà vẫn chưa thỏa dạý nghiệp. Ba nghiệp như thế hung dữ còn hơn cọp sói nên kết thành căn bổn trọng tội
Bồ Tát dùng tâm sân hận mãnh liệt tổn não hữu tình, hoặc hữu tình dùng tâm phẫn nộ mãnh liệt xúc phạm Bồ Tát. Về sau hữu tình tỉnh ngộ biết mình có lỗi. Bấy giờ nạn nhân kia mới đến trước mặt Bồ Tát, đặc biệt dùng lời nhỏ nhẹ xin lỗi cầu sám hối, tạ tội. Đúng luật, Bồ Tát lúc ấy phải tiếp thọ sự sám hối của người, nhưng trái lại nếu vẫn còn không hết giận thì Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội. 
Trường hợp trên đây, vì người biết lỗi đến trước Bồ Tát cầu xin sám hối là đủ hai nghiệp thân và ý. Họ dùng lời nhỏ nhẹ xin lỗi sám hối tạ tội là thêm phần khẩu nghiệp. Dùng ba nghiệp kiền thành như thế để sám hối với Bồ Tát. Nếu Bồ Tát vẫn không hết giận: trên thì trái với Phật dạy, giữa thì trái với bổn tâm của mình, dưới thì trái với hạnh độ sanh. Ác nghiệp gia tăng không tổn giảm, thánh đạo cách xa không thể tu hành. Cho nên nói Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội. 
Bồ Tát nổi sân mắc phải trọng tội như vậy, vì mỗi khi có hành động cử chỉ sân nộ, chúng sanh chẳng những không dám đến gần, lại còn ly khai xa rời Phật pháp. Nên biết rằng Phật pháp cốt yếu nhiếp thọ chúng sanh. Nay bạn xô chúng sanh ra ngoài Phật pháp, đó chính là tội ác của bạn. Vì vậy, nếu Bồ Tát sân si với chúng sanh, thì tội ấy không thể dung thứ
Nên kinh Hoa Nghiêm dạy: “Ninh ái nhiễm vô sân” (thà sanh tâm ái nhiễm, không nên sanh tâm sân hận) là ý nghĩa này vậy. 
Tại sao Phật lại dạy như thế? 
ái nhiễm dù không tốt, nhưng còn có thể kết duyên gần gũi với chúng sanh, để đem Phật pháp giáo hóa, dẫn dắt khiến chúng sanh tín thọ để trở thành một người tốt trong Phật pháp. Còn phát khởi nóng giận với chúng sanh, chỉ làm cho chúng sanh xa lìa và kết ác duyên thì dù Phật pháp tốt đẹp đến đâu, chúng sanh cũng không chịu tiếp thọ sự khuyến hóa của bạn, để tin theo Phật pháptu hành
Giới này đủ Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát
- Tự mình không giận, không bảo người giận, thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới
- Thường sanh tâm từ bi thuộc về Nhiếp Thiện Pháp Giới
- Thường sanh tâm hiếu thuậnNhiếp Chúng Sanh Giới
Vì thế nếu vi phạm giới này là hủy phá Tam Tụ Tịnh Giới thì không còn là tư cách của Bồ Tát
Giới này cũng có đủ hai loại Tánh và Giá tội: 
Tự trong tâm mình khởi sân hận là bị giặc sân phiền não cướp mất hết tất cả công đức pháp tài và làm thương tổn pháp thân huệ mạng của hành giả, nên thuộc về Tánh tội. Đức Phật ngăn cấm không được vi phạm giới này, nếu có chỗ vi phạm thì thuộc về Giá tội. 
Phạm giới này phải hội đủ năm duyên mới kết thành trọng tội. Phân biệt sơ lược như sau: 
1. Thị chúng sanh (là chúng sanh): 
- Nếu đối với chúng sanh thượng, trung phẩm mà nổi sân hận thì phạm căn bổn trọng tội
- Với chúng sanh hạ phẩm, sanh tâm sân hận, phạm tội khinh cấu. 
Nếu với chúng sanh hạ phẩm có đủ giới Bồ Tát mà sanh tâm sân hận cũng phạm căn bổn trọng tội, nhưng giới thể không bị mất, cần phân biệt cho rõ. 
2. Tưởng chúng sanh (tưởng là chúng sanh): Gồm các trường hợp sau: 
Căn cứ vào Đương, Nghi, Tịch mà phân biệt tội trọng và khinh, mỗi loại có hai câu, thành ra tất cả 6 trường hợp
* Với ba trường hợp này, nếu khởi tâm đại sân nộ thì phạm căn bổn trọng tội
- Thật là chúng sanh tưởngchúng sanh thật. 
- Thật là chúng sanh nghi là chúng sanh thật. 
- Thật không phải chúng sanh tưởngchúng sanh thật. 
* Với ba trường hợp này, nếu khởi tâm đại sân nộ thì phạm tội khinh cấu. 
- Thật là chúng sanh nhưng tưởng không phải chúng sanh.
- Thật không phải chúng sanh tưởng không phải chúng sanh
- Thật không phải chúng sanh nghi là không phải chúng sanh
3. Sân tâm
Trong tâm ôm ấp niệm tức giận cao độ, khi người làm ta tức giận không đến bày tỏ ý sám hối tạ tội, lòng ta luôn ôm ấp sự tức giận. Hoặc người đó sau khi biết lỗi đến trước Bồ Tát, chí thành khẩn thiết cầu sám hối tạ tội, nhưng Bồ Tát vẫn sân hận không nguôi, không chịu hòa giải, tha thứ cho người đến sám hối. Đây chính là chủ nghiệp kết thành căn bổn trọng tội
4. Sân tướng (biểu lộ tướng không thọ sám hối): 
Những người đến Bồ Tát sám hối, tạ tội. Khi ấy, căn cứ vào đâu để biết Bồ Tát có tiếp thọ sự sám hối của người hay không? Như người biết lỗi, đến trước Bồ Tát sám hối, tạ tội, Bồ Tát liền vào phòng đóng cửa lại, làm hai bên ngăn ngại nhau. Dù người ấy van xin, cầu khẩn cách nào, Bồ Tát cũng không đếm xỉa đến. Hoặc đối với người đến sám hối, không chút thương tình, nói rằng: “Thôi ông đừng đến đây nữa. Tôi không thể nào hòa giải với ông. Tôi suốt đời tức giận ông. Tôi trông thấy ông càng thêm chán ghét. Tôi không muốn nói chuyện với ông nữa. Ông hãy mau mau đi xa khỏi chỗ tôi v.v...” Như trên là biểu thị ý không tiếp thọ sự sám hối của người. 
5. Tiền nhân lãnh giải (người trước mặt lãnh hội, hiểu rõ)
Bất luận bạn dùng những lời cự tuyệt, dứt khoát hay dùng những hành động tỏ ý cự tuyệt. Nếu người xác thực biết rõ bạn không chịu tiếp nhận sự sám hối của họ. Tùy theo hai nghiệp thân khẩu của bạn biểu hiện nhiều hay ít, mà kết thành tội nặng hay nhẹ. 
Trong Du Già Giới Bổn có nói về vấn đề này: Bồ Tát an trụ nơi giới pháp mà bị hữu tình vì không biết nên có những hành động lỗi lầm xúc phạm đến Bồ Tát. Sau khi nghĩ lại, biết mình có lỗi, hữu tình ấy liền đến trước Bồ Tát chí thành cung kính, đúng như phápnhận lỗi, khẩn thiết cầu xin sám hối. Đúng lẽ ra, lúc ấy Bồ Tát phải sanh tâm đại hoan hỷ, tiếp thọ sự sám hối tạ tội của người, dùng những lời từ hòa nhã nhặn an ủi để cho người được an vui. Nhưng Bồ Tát này trong tâm lại còn ôm niệm giận ghét, nhân cơ hội này buông lời đả kích khiến người mất hết danh dự, và tăng thêm phiền não. Như thế, hoàn toàn trái với giới luật Bồ Tát và bị phạm tội nhiễm ô
Dù cho Bồ Tát không ôm tâm sân hận, bực tức đối với người đến sám hối, tạ tội; cũng không có ý muốn tổn não người, nhưng vì bản tánh hẹp hòi, không thể dung thứ sự xâm phạm mình trước kia, nên hiện tại dù người năn nỉ, sám tạ cách nào cũng không chịu tiếp thọ. Như thế trái với bổn nguyện lợi sanh của Bồ Tát nên cũng thuộc về tội nhiễm ô, vi phạm không thể dung thứ
Lại nữa, Bồ Tát an trụ giới luậthữu tâm hay vô ý xâm phạm, tổn hại đến hữu tình, hoặc dù không tổn hại, nhưng nếu người khác cho là bạn làm tổn hại thì bạn phải thành khẩn sám hối, tạ lỗi với hữu tình ấy, để tránh sự hiểu lầm mà kết thành oán thù giữ hai bên. Nhưng vì trong tâm bạn có niệm ghét giận tật đố, hoặc do tánh cống cao ngã mạn nên đã không nhận lỗi và không sám hối tạ tội với hữu tình. Hoặc do nhân duyên đặc biệt nào đó, phải gắng gượng đến người nói lời khiêm nhượng, nhưng trong tâm vẫn mang niệm khinh thường. Như vậy là không đúng với tư cách một vị Bồ Tát, nên cũng thuộc về tội nhiễm ô
Trường hợp Bồ Tát dùng phương tiện để điều phục chúng sanh, khiến chúng sanh ra khỏi cảnh giới bất thiện, được an trụ trong Phật pháp nên Bồ Tát không tiếp thọ sự sám hối của chúng sanh. Trường hợp này không bị phạm tội
Trường hợp bạn phải đến trước người sám hối, tạ tội, nhưng bạn biết trước tánh tình của người ấy ưa gây gổ, và sự việc không đến sám hối, tạ lỗi tính ra có phần tốt hơn. Vì nếu đến sẽ làm tăng thêm phần nóng giận và phát đại sân nộ cho họ, nên bạn không đến cũng không phạm tội
Hoặc bạn biết cá tánh của người ấy rất hòa nhẫn, đối với bất cứ việc gì cũng không có tâm hơn thua. Nếu bạn đến sám hối chỉ làm cho người đó thêm hổ thẹn. Bạn nhận thấy như thế nên không đến hối tạ, cũng không phạm tội
Điều quyết định: Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh không nên phát đại sân nộ. Đó là quy định không thể thay đổi. Nhưng chúng sanh căn tánh bất đồng, vì thế phương pháp giáo hóa dẫn dắt cũng không thể một mực. 
Nghĩa là lúc cần phải từ bi thì thực hành hạnh từ bi. Lúc đáng chiết phục cũng phải tỏ sân hận. Như trường hợp chúng sanh tánh tình bạo ác, hoặc với những đồ chúng ác tánh, ác kiến, vì muốn cho những người ấy tiến vào con đường chánh của Phật pháp nên không thể không biểu lộ ra cặp mắt phẫn nộ của thần Kim Cang
Cổ đức có dạy: 
Ngoại hiện oai nghi tâm thực từ, 
Khẩu hạ xích chi niệm chí mẫn; 
Chánh thị đại sĩ điều phục cang cường 
Chúng sanh chi đại dụng, 
Khởi dữ cụ tam độc giả nhi tỷ gia? 
Dịch: 
Bên ngoài hiện tướng oai nghinội tâm thì hiền từ, ngoài miệng quở la, xua đuổi mà trong lòng vô cùng thương xót. Đây chính là sự đại dụng để điều phục chúng sanh cang cường của bậc đại sĩ, đâu có thể so sánh với những người đầy đủ tam độc trong lòng. 
Cho nên xưa nay Phật pháp cũng có câu: 
Kim Cương nộ mục; 
Bồ Tát tâm trường. 
Dịch: 
Bên ngoài hiện cặp mắt phẫn nộ như thần Kim Cương, nhưng tâm dạ lại là tấm lòng nhân hậu của Bồ Tát
Nơi đây xin nêu một thí dụ, như trường hợp có những chúng sanh không biết hổ thẹn, nếu không hủy phá cấm giới của Như Lai thì cũng vi phạm quy chế của Tăng đoàn. Bồ Tát gánh vác trách nhiệm giáo hóa dẫn dắt mọi người. Nếu thấy chúng sanh có những sai phạm phải quở trách, thì phải cực lực quở trách. Cần phải trị phạt thì trị phạt; cần tẫn xuất thì phải y luật tẫn xuất. Tuyệt đối không được vị nể. Những chúng sanh như vậy không nên dung túng họ làm ác mãi. 
Nếu Bồ Tát có tâm nhiễm ô, đối với người có tội nhiều lại thương xót, luyến ái, ấy là từ bi giả dối. Trường hợp đáng quở trách mà không quở trách, đáng trị phạt mà không trị phạt, đáng tẫn xuất mà không tẫn xuất; dung túng những người phá cấm giới, phạm quy điều, để cho họ tiếp tục tạo ác, để rồi phải bị đọa lạc. Điều ấy chẳng những không phải tâm từ bi của Bồ Tát mà thuộc về tội nhiễm ô, vi phạm giới hạnh của Bồ Tát
Cho nên một vị Bồ Tát không phải giữ lấy một mặt từ bi mà được, có khi cũng cần hiện oai lực để dẫn dắt chúng sanh đi lên con đường chánh của Phật pháp. Có những trường hợp đặc biệt, Bồ Tát không cần phải quở trách, trị phạt, tẫn xuất các hành giả học Phật ấy, vẫn không bị phạm tội
Chẳng hạn như Bồ Tát biết rõ kẻ ấy nương vào một thế lực ác. Dù trách phạt họ thế nào cũng không có tác dụng. Hoặc biết chúng sanh ấy tánh tình đặc biệt ngang trái, không thể giảng giải, hoặc nói lời chi họ cũng không chịu tiếp thọ. Hoặc biết chúng sanh ấy không có chút tâm hổ thẹn. Nếu bạn hành sự đúng theo pháp, chẳng những họ không tiếp thọ, lại còn thốt ra những lời thô ác, khiến việc làm của bạn không thành tựu. Hoặc biết chúng sanh ấy tâm sân hận rất nặng, nếu quở trách, trị phạt chẳng những họ không cho là bạn muốn dạy bảo để họ trở thành người tốt, ngược lại giận ghét bạn suốt đời...
Những loại chúng sanh nói trên bạn có thể mặc kệ chúng không cần quở trách, trị phạt, tẫn xuất, mà không vi phạm giới Bồ Tát. Vì sao vậy? 
Vì dù răn dạy cách nào, nhất định phải đạt tác dụng lợi ích mới được. Bằng ngược lại, thà đừng răn dạy tốt hơn
Lại nữa việc trị phạt, quở trách còn phải hợp và thích ứng với thời cơ. Nếu tình hình thực tế lúc ấy không thích hợp, trị phạt sẽ sanh khởi chuyện tranh chấp, gây gổ càng dữ dội. Nếu không trị phạt thì vấn đề lại không đến nỗi thành việc ác thì không nên trị phạt. 
Hoặc biết rõ nếu trị phạt, quở trách, chẳng những không thể khiến người bỏ dữ theo lành, lại còn làm cho tăng đoàn sanh chuyện gây gổ, náo loạn, không thể cùng nhau an tu, thậm chí vì sự quở trách này mà tăng đoàn bị rạn nứt thì không nên quở trách
Hoặc kẻ phá giới phạm quy kia vốn là kẻ rất biết bổn phận, nhưng vì sự lầm lỡ nhất thời mà làm những việc không đúng pháp, về sau tự phản tỉnh, biết mình có lỗi sẽ tự trách phạt lấy mình và cải hối một cách nhanh chóng, thệ nguyện không bao giờ tái phạm lỗi lầm
Những trường hợp như vậy, Bồ Tát không quở trách, trị phạt vẫn không vi phạm Bồ Tát giới. Với người thường sanh tâm sân hận, tương lai quyết phải đọa lạc vào trong tam ác đạo, thọ các quả báo thống khổ. Đại Trí Độ Luận có nói: “Do duyên cớ sân hận, sau khi xả thân bị đọa vào tám cảnh đại địa ngục”. 
Kinh Hoa Nghiêm cũng dạy: “Tội sân hận thượng phẩmnhân địa ngục; trung phẩm là nhân súc sanh; hạ phẩm là nhân ngạ quỷ”. Nếu khi thọ quả báo trong tam ác đạo đã mãn, chuyển sanh trong nhân gian sẽ bị hai thứ quả báo
1. Thường bị người tìm kiếm chỗ hay dở của mình. Nói bạn việc này không đúng, việc kia không đúng. Xem như bạn là một người không có một điều gì đúng cả. 
2. Thường bị người não hại sự sinh hoạt của bạn, ở bất cứ nơi nào cũng làm cho bạn bị khổ não. Do đó, bạn không bao giờ được an ổn
Lại nữa, phàm người có tánh nóng giận, do trong lúc phát đại sân nộ, sắc mặt hết sức khó nhìn. Cho nên lúc chuyển sanh làm người tướng mạo rất xấu xa, người người thấy đều không ưa thích. Chánh báo đã như vậy thì y báo thọ dụng hoàn toàn không được vừa ý, thậm chí những hoa quả, phẩm vị của chúng dù ngọt, nhưng bạn ăn vào lại rất đắng chua. 
Theo Phật pháp dạy: “Chư Thiên cõi Dục còn có sân hận, nhưng chư thiên hai cõi Sắc và Vô Sắc đều không sân hận”. Trong Câu Xá Luận có câu tụng rằng: “Thượng nhị bất hành sân” (hai cõi trời trên, sân tâm không hiện hành).
Hiện tại lúc làm người thường vọng sanh sân hận thì trạng thái an vui thiền định của hai cõi trên tự nhiên mất hẳn, không thể hưởng thọ. Chẳng những trạng thái an vui thiền địnhthế gian không được phần mà vui giải thoát của Nhị Thừa tự nhiên cũng không có. 
Là một vị Bồ Tát, cần phải lấy tư lợi, lợi tha làm bổn nguyện duy nhất. Và bổn nguyện này, nhất định phải phát xuất từ nơi tâm từ bi mới có thể hoàn thành hạnh nguyện tư lợi, lợi tha. Vì thế, nếu thường sanh tâm nóng giận thì hạnh nhị lợi nói trên bị sân hận làm tổn hại. Cho nên dù ở bất cứ trường hợp nào, quyết không nên sân hận vậy. 

Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 59282)
29/06/2010(Xem: 53614)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: