18. Vô Giải Tác Sư Giới (Giới Không Hiểu Biết Mà Làm Thầy)

22/06/201012:00 SA(Xem: 52917)
18. Vô Giải Tác Sư Giới (Giới Không Hiểu Biết Mà Làm Thầy)

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG 
(chánh thức thuyết giảng giới tướng) 

B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)

B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI 
(riêng giảng các giới khinh)

B.2.2.18. VÔ GIẢI TÁC SƯ GIỚI 
(giới không hiểu biết mà làm thầy)

Kinh văn: 

1. Phiên âm: 

 Từ câu “nhược Phật tử ưng học thập nhị...” cho đến câu: “...phạm khinh cấu tội”. 

2. Dịch nghĩa: 

 Nếu là Phật tử phải học mười hai bộ kinh, thường tụng giới luật, mỗi ngày sáu thời nghiêm trì Bồ Tát giới, hiểu rõ nghĩa của lý tánh, Phật tánh của giới luật. Nếu Phật tử không hiểu một kệ, một câu, cùng nhân duyên của giới luật mà bảo rằng đã thông hiểu, đó chính là tự dối gạt mình và cũng là dối gạt người khác. Không hiểu một pháp, không biết một luật, mà lại đi làm thầy truyền giới cho người, Phật tử này phạm khinh cấu tội

Lời giảng:

Giới trước ngăn cấm việc nương cậy các người có thế lực, địa vị ra oai bức bách, đoạt của lấy người, giới trước nhấn mạnh về thân nghiệp
Giới này ngăn cấm việc nói dối là mình hiểu biết để đi làm thầy, truyền trao giới pháp cho người, giới này chú trọng về khẩu nghiệp
Lý luận của Phật pháp cần phải tuyên dương. Giới hạnh trong Phật pháp cần phải truyền thọ. 
Một vị Pháp Sư muốn tuyên dương Phật pháp, hoặc truyền trao giới phẩm, phải có đầy đủ trí huệ chơn thật, phải hiểu chính xác nghĩa lý Đại Thừa, Tiểu Thừa, quyền giáo, thật giáo của Phật pháp, phải triệt để giảng giải minh bạch việc khai, giá, trì, phạm của giới luật thì mới đủ tư cách để làm sư phạm cho người. Nếu chính mình vẫn mờ mịt, lộn xộn thì nhất định không thể làm cho người khác đối với kinh luật có chỗ hiểu biết rành rẽ. Nói thí dụ cho dễ hiểu như trường hợp các vị dung y (thầy thuốc bất tài), tầm thường không biết rõ căn bệnh của bệnh nhân, không biết bắt mạch và các phương thuốc, lại đi làm thầy trị bịnh cho người, thì làm thế nào trị cho bệnh nhân được lành mạnh? 
Lại như những người đôi mắt đều mù mà lãnh trách nhiệm dẫn đường cho những người mù khác thì không làm sao tránh khỏi thảm họa sa hầm sụp hố. 
Vì thế, làm một vị Bồ Tát giáo hóa chúng sanh, trước tiên tự mình phải thông đạt nội dung của kinh luật, rồi sau mới đem chỗ hiểu biết ấy dạy bảo dẫn dắt chúng sanh, giúp cho chúng sanh thực hành đúng theo pháp, theo Luật, để được sự lợi ích chân thực
Nếu tự mình không có huệ giải, không thông đạt tánh tướng của các pháp, không rành rẽ văn nghĩa kinh luật, lại đi lừa dối làm sư phạm cho chúng sanh, cứ gắng gượng truyền trao giới pháp cho người, khiến người đời không thể thấm nhuần giới phẩm. Như thế, đã không có chánh nhân tâm địa, thì sẽ mất hẳn cực quả thành Phật. Thử hỏi việc làm ấy có tội hay không? 
Làm người, đặc biệt là một vị Bồ Tát, điều tối trọng là phải thành thật, không được giả dối. Đối với vấn đề huệ giải, một học giả nơi thế gian còn phải thực hành, biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Kiến thức trên thế gian này rất nhiều, nên không một ai dám tự xưng không việc gì mình không biết, không việc gì mình chẳng thông. Cho nên cứ thành thật thú nhận việc gì mình biết và việc gì mình không biết. Một người thường trên thế gian còn như vậy, huống chi là một vị đại sĩ xuất thế và mang danh là cứu nhân độ thế? 
Là một vị Bồ Tát sơ phát tâm, còn ở trong giai đoạn học hỏi, khi có những vấn đề gì không hiểu rõ, cứ đem ra hỏi người khác, họ sẽ vui lòng giải đáp, chỉ giáo cho bạn. Với vấn đề kia, bạn không hiểu, bạn cứ đi hỏi, người sẽ vui lòng vì bạn phúc đáp, sẵn sàng chỉ giáo. Điều ấy không phải là một việc xấu, mà thực là một nhà đại thông thái, không có việc gì chẳng biết. 
Điều xấu nhất là không biết mà cứ cho là biết. Tỷ như có một vấn đề mình không hiểu rành, nhưng vì muốn làm thầy người, nên giấu chỗ không hiểu biết của mình, cố giả hiện ra những cử chỉ ta đây cái gì cũng biết. Thế là chẳng những dối gạt người mà cũng thật dối gạt cả chính mình. Tự dối gạt mình và dối gạt người như vậy là không thật lòng dẫn dắt người, không đem lại lợi ích cho người, thì làm sao có đủ tư cách làm sư phạm cho người? 
Vì thế, Nho gia Trung Quốc nói: “Nhân chi đại hoạn, tại hiếu vi nhân sư” (họa lớn của người chính ở chỗ thích làm thầy người). Cho nên không thông hiểu mà muốn đi làm thầy là mang tội lỗi rất lớn vậy! 
Giới này, dù đối với Đại hay Tiểu Thừa đều cấm chế, Tăng cũng như tục đều phải tuân giữ. Nói một cách nghiêm túc hơn, khi làm một vị sư phạm Đại Thừa , quyết định phải là bậc Bồ Tát xuất gia. Còn năm chúng Phật tử kia đều không đủ tư cách làm sư phạm, nên không ở trong phạm vi cấm chế của giới này. 
Tuy nhiên, trong kinh Thiện Pháp có dạy: “Bồ Tát tại gia có thể nuôi dưỡng đệ tử tại gia”. Vì vậy, điều đó cũng vẫn nằm trong phạm vi của giới cấm này. Nhưng Bồ Tát tại gia dù có thể nuôi dưỡng, làm sư phạm cho đồ chúng tại gia, nhưng nhất quyết không được truyền trao giới pháp. Vì đó là việc của Bồ Tát xuất gia
Điều này nếu không phân biệt rành rẽ, sẽ đưa đến việc Bồ Tát tại gia cũng truyền trao giới cho người là điều sai phạm rất lớn. Vì thế, Bồ Tát tại gia nếu thông đạt Phật lý, dù có thể vì người giảng nói các kinh luật, và được suy tôn làm thầy, nhưng nếu có Phật tử phát tâm cầu thọ Tam Quy, Ngũ Giới phải thỉnh một bậc đại đức xuất gia, truyền trao giới pháp mới được. 
Nhưng không phải bất cứ vị Bồ Tát xuất gia nào cũng đều có thể đảm nhận vai trò một vị sư phạm Đại Thừa. Vì theo ngài La Thập Tam Tạng Pháp Sư, thì phải đầy đủ năm đức mới đầy đủ tư cách làm sư phạm cho người. Năm đức đó là: 
1. Phải giữ gìn giới hạnh hết sức thanh tịnh, không được trái phạm một giới nào.
2. Giới lạp ít nhất phải đủ mười năm, nếu chưa đủ thì chưa xứng với tư cách làm thầy cho người. 
3. Phải có sự hiểu biết về Luật tạng thông suốt mới tránh khỏi nạn dạy bảo, dẫn dắt hàng hậu học đi vào con đường sai lầm.
4. Phải thông đạt thiền tứ cho sâu sắc. Nếu không có chút công phu thiền định nào thì không thể làm sư phạm cho người. 
5. Cần phảitrí huệ sáng suốt, nghĩa là phải nghiên cứu đến chỗ cùng tột nghĩa lý u vi, huyền diệu của Phật pháp. Đối với tánh tướng của các pháp, phải phân biệt được một cách tinh tếchính xác.
Tóm lại
Năm giới đức trên là chỉ cho sự thành tựu giới thanh tịnh, thành tựu Định và thành tựu Quán Huệ. Đây là một chánh thuyết trong Phật giáo nước ta (chỉ nước Trung Hoa) xưa nay lưu truyền lại. Những vị làm sư phạm cho người cần phải xem trọng vấn đề này. 
Theo Luật Tứ Phần nói: “Muốn làm thầy truyền trao giới Cụ Túc cho người, phải thành tựu năm pháp. Nếu năm pháp không thành thì không thể truyền trao giới Cụ Túc cho người, cũng không được làm y chỉ cho người, cũng không được nuôi dưỡng thiếu niên sa di
Năm pháp ấy: 
1. Giới. 
2. Định 
3. Huệ. 
4. Giải thoát
5. Giải thoát tri kiến
Năm pháp trên đây là ngũ phần pháp thân của bậc chứng quả A La Hán, không phải là người xuất gia thông thường có thể thành tựu được. Ở thời mạt pháp này, thiết tưởng muốn tìm được một bậc thành tựu năm pháp ấy có thể nói là khó vô cùng. Vì thế vấn đề truyền trao giới pháp, thông thường vì không thực hiện đúng theo pháp, nên không thể làm cho người phát tâm thọ giới được đắc giới
nguyên nhân trên nên cổ đức từng nói: “Mạt pháp thời đại, nan dĩ cầu toàn trách bị” (thời mạt pháp này khó mà cầu tìm được bậc giới đức, trách nhiệm trọn vẹn đầy đủ). 
Trong Luật Tăng Kỳ cũng nói như sau: “Thành tựu được mười pháp mới có thể độ người xuất gia thọ giới Cụ Túc. Mười pháp: 
1. Trì giới
2. Đa văn A Tỳ Đàm (thông Luận Tạng).
3. Đa văn Tỳ Ni (thông Luật Tạng
4. Học giới
5. Học định. 
6. Học huệ. 
7. Có thể xuất tội cho người và dạy người xuất tội (đệ tử khi có tội, vị thầy hiểu rõ giới luật chỉ dạy cho đệ tử sám hối để được diệt trừ tội lỗi). 
8. Có khả năng khám bịnh hoặc nhờ người khám bịnh. 
9. Lúc đệ tử có nạn có thể giúp đưa đi nơi khác lánh nạn, hoặc nhờ người đưa đi. 
10. Phải đủ mười hạ lạp
Hạn lệ ít nhất cũng phải đủ mười hạ lạpthông hiểu hai bộ luật tỳ kheo, tỳ kheo ni, thì mới được độ người xuất gia, thọ giới Cụ Túc. Về việc y chỉ làm thầy cho người cũng như thế. Do đó, làm sư phạm cho người không phải là việc dễ dàng. 
Trường hợp đệ tử mắc nạn, bổn phận làm thầy phải giúp cho đệ tử thoát nạn. Nếu không có thể giúp đệ tử thoát ly khổ nạn, để đệ tử phải đắm chìm triền miên trong khổ nạn thì thử hỏi bậc làm thầy làm thế nào yên tâm cho được? 
Còn như đệ tử phạm lỗi, bạn phải y theo giới luật xuất tội cho đệ tử, đúng như pháp, như Luật, bảo đệ tử sám hối cho được thanh tịnh. Nên biết: việc này không phải dễ dàng vì cần phải thấu triệt ý nghĩa Luật Tạng mới thực hành được. 
Trong luật Tát Bà Đa và Nhiếp Luận cũng nói: “Cần phải đầy đủ mười hạ mới được đứng vào địa vị làm thầy. Lại phải thành tựu năm pháp sau đây: 
1. Biết có phạm. 
2. Biết không phạm. 
3. Biết tội khinh. 
4. Biết tội trọng. 
5. Đối với kinh biệt giải thoát (giới kinh) phải thấu hiểu rõ nghĩa lý.
Đối với các học xứ (giới) chế, kiết, tùy, khai (Đức Phật tuy kiết giới nhưng tùy phương tiện mà khai mở), nếu gặp nạn duyên cần phải khéo hiểu lý thông, tắc (khai, giá), phải thường tụng giới bổn, có thể giải quyết sự nghi ngờ cho người, có đầy đủ giới đức, kiến giải, đa văn, có thể làm lợi mình, lợi người, oai nghi hạnh pháp không chỗ trái phạm. 
Đầy đủ những đức như thế mới được gọi là vị Thân Giáo Sư. Và vị thầy ấy có thể đích thân đem pháp xuất ly dạy bảo, dẫn dắt cho đệ tử, nên mệnh danh là Thân Giáo Sư”. 
Nếu không thực hành được như vậy, thì dù cho bạn đã thọ giới Cụ Túc, nhưng vì đối với các học xứ không hiểu rõ khinh, trọng, khai, giá, trì, phạm, và dù đã đủ mười hạ, bạn cũng không được làm sư phạm cho người. 
Đến như có đủ tới sáu mươi hạ, bạn cũng vẫn phải y chỉ với bậc minh sư và phải suốt đời theo bậc minh sư học tập giới luật. Dù rằng bậc minh sư ấy tuổi tác nhỏ hơn bạn nhiều, thì trừ việc không phải đảnh lễ bực minh sư ấy, ngoài ra, tất cả những việc khác đều phải theo bổn phận của người đệ tử, thay thế cho bậc minh sư mà làm mọi việc, không được cho mình lớn tuổi hơn mà bỏ qua không làm. 
Giới này không phải Đức Phật ngăn cấm tăng chúng tuyệt đối không được làm sư phạm cho người, mà là chủ ý quở trách những người không có trí huệ, không xứng đáng với tư cách làm thầy người. 
Phật giáo ngày nay chẳng những hết sức lộn xộn, không phân biệt lớn nhỏ, lại thêm ai cũng muốn lên địa vị làm thầy, ai cũng không có tâm hổ thẹn khi làm thầy người mà không đủ giới đức. Thậm chí còn tự cho mình là bậc thầy siêu thắng hơn người trăm nghìn vạn ức bội lần. Vì thế, họ xúm nhau tranh giành truyền trao giới pháp
Nói ra thì nghe cũng kỳ, nghĩa là đối với việc làm thầy, dường như họ ham thích vô cùng, và cho rằng nếu không từng trải qua giai đoạn làm thầy truyền trao giới pháp, thì họ không có địa vị gì trong Phật giáo. Vì tranh nhau truyền giới, nên ai cũng nói năng có vẻ đường hoàng lắm. 
Có người nói: “Tôi đây vì muốn dựng cao cây tràng giới pháp”. Có vị lại nói: “Tôi đây muốn truyền pháp đăng của Phật”. Tựa hồ dường như không có quý vị truyền trao giới phẩm, thì pháp đăng của Như Lai sớm bị tắt mất rồi, và cây tràng giới pháp sợ rằng cũng sớm ngã đổ rồi. Công đức vĩ đại ấy biết dường nào?! 
Thật ra, việc làm ấy có ý kiến lập môn đình cho lớn rộng, dựng cây tràng ngã mạn cao chọc trời, cho nên nói rằng người này, người kia... là đệ tử thọ giới của tôi, hoặc người nọ, người kia... không phải theo tôi thọ giới. Từ đó, những môn phái khác biệt đua nhau phát sanh và cùng nhau cạnh tranh nhân ngã
Nên trong bộ Phạm Võng Kinh Hợp Chú quyển 5 của Liên Tông Cửu Tổ Trí Húc đại sư nói: “Thật đau thương cho thời mạt pháp, điên đảo nhiều bề! Có người nương nơi danh từ hóa độ chúng sanh, làm sư phạm cho người một cách sai lầm. Không hiểu biết gì hết mà dối xưng là hiểu biết, kiến lập môn đình cho cao rộng, tướng ngã mạn càng lẫy lừng. Hoặc có người đối với việc học tập giới luật thì biếng nhác, thối lùi, không chịu làm thầy. Hoặc có người tự cho mình là thông Tông Giáo (Tông là thiền, Giáo là giáo lý), xem rẻ Luật học, dựng tràng ngã mạn rất cao. Thấy người trì luật, học giới, sanh tâm chê bai hủy báng, ham thâu đồ chúng cho đông. 
Đến khi truyền giới, chỉ truyền trao tên giới, tâm địa thì mê muội, mặt dạn mày dầy không còn ai hơn những người này! Lại có người lầm cho rằng Đại Thừadung thông, không câu chấp tiểu tiết, nên không cần học luật Tiểu Thừa. Họ đâu biết rằng: Tiểu Thừa không bao gồm Đại Thừa, nhưng Đại Thừa lại bao gồm cả Tiểu Thừa. Ví như các giòng sông không thể chứa đựng biển cả, nhưng biển cả lại dung nạp tất cả trăm sông. Do đó, nếu không học cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa thì làm thế nào được gọi là Bồ Tát tỳ kheo?”
Những lời của Tổ trích dẫn bên trên có thể nói là những lời khái thán cực độ! Chẳng những ngày nay như vậy mà thời quá khứ cũng có những vị ưa thích làm sư phạm cho người như thế. Vì vậy, chúng ta không lạ gì khi tình trạng Phật giáo ngày một đi xuống, và trong tương lai càng không còn gì để nói được. Thật không gì làm cho người đau lòng, buốt óc hơn nữa! 
Lại còn những hiện tượng vô cùng quái lạ là các vị giới sư đích thân đi khuyến rủ đồ chúng đến để truyền trao giới pháp, chứ không phải do tâm chí thành, khẩn thiết cầu giới pháp của đồ chúng
Thậm chí đôi khi định mở giới đàn, nhưng không thấy một giới tử nào đến ghi tên thọ giới. Vị truyền giới bèn mau mau xách dù đến các tự viện, am cốc, đối với các Phật tử bất luận nam, nữ, có ý nguyện xuất gia hay không, đều vận dụng mọi thủ đoạn. Một mặt khuyến hóa, một mặt lừa gạt, thậm chí cưỡng ép cạo tóc, để đến giờ lên giới đàn bẩm thọ giới pháp, hầu đạt được thể diện cho mình. Vị chủ sự giới đàn tự đắc rêu rao là khai giới đàn kỳ này rất long trọng, hàng giới tử được bao nhiêu... lên trai đường thọ trai được mấy quả đường... Nhưng với việc giáo giới và oai nghi như thế nào, nghĩa lý Phật pháp phải giảng giải ra sao, giới pháp của giới tử bẩm thọ phải tuyên giải cách nào v.v... những việc ấy hoàn toàn không quan tâm, cũng không nghĩ đến bổn phận làm sư phạm cho người. Chỉ cần biết kỳ mở giới đàn này, ban thường trụ thâu được bao nhiêu, phần cúng dường riêng mình được bao nhiêu. Có như vậy, tâm lý mới được thỏa mãn
Điều này quả thiệt không sai. Đang lúc cử hành giới đàn, khung cảnh thật là náo nhiệt. Nhưng sau đó, các giới tử đã thọ giới liền phân chia tứ tán, mạnh ai nấy đi Đông, đi Tây. Người nào cũng nói đã thọ đại giới rồi, nhưng nói đến điều gì trong giới luật thì hoàn toàn không hiểu biết. Những người hơi hiểu biết đôi chút, chỉ bình luận rằng vị Pháp Sư truyền giới kỳ này như thế này, thế kia... vậy thôi! 
Riêng các cô cậu xuất gia thọ giới kia, vì không phải do tự nội tâm xuất phát, nên trải qua nếp sống xuất gia một thời gian ngắn thì cảm thấy xuất gia không phải là việc như vậy, rồi lăng xăng ai nấy đều ra đi mất hết. Chính khi các vị chưa xuất gia thọ giới, còn qua lại lui tới chốn đạo tràng Phật giáo, nhưng sau khi xuất gia thọ giới rồi thì mất tung mất tích luôn. Vì các cô cậu tự thấy việc xuất gia thọ giới không có ý nghĩa gì tốt cả. 
Trong giới Phật giáo hiện nay, hiện tượng này được thấy thật rõ ràng. Thật tình tôi (Pháp Sư) không hiểu việc thích làm sư phạm cho người rốt ráocông đức hay tội lỗi? Là hộ trì Phật pháp hay hủy diệt Phật pháp? Nam Mô A Di Đà Phật! Điều ấy không dám nói nhiều, chỉ có Tam Bảo chứng minh cho! 
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, vì nhiệm vụ thượng hoằng hạ hóa (trên hoằng truyền chánh pháp, dưới hóa độ chúng sanh), trước tiên phải học mười hai phần kinh” (bổn chữ Hán là mười hai bộ kinh (1)) 
Nhưng ở đây vì sợ quý đại sĩ tại gia kém giáo lý, nghe nói tới mười hai bộ kinh thì lầm tưởng rằng chỉ có mười hai bộ như: 
1. Kinh Di Đà
2. Kinh Pháp Hoa v.v...
Hiểu như vậy là hoàn toàn sai, nên Hòa Thượng dịch là “mười hai phần kinh” tức là mười hai phần giáo; nghĩa là Tam Tạng thánh giáo của Phật gồm tạng Kinh, tạng Luật, tạng Luận, không biết bao nhiêu bộ, nhưng không ra ngoài mười hai phần giáo, nghĩa là tất cả kinh chi làm mười hai loại. 
Căn cứ theo Đại Trí Độ Luận, quyển thứ ba mươi ba của tổ Long Thọ thuyết minh như sau: 
“Tam thừa đều học tập và cả Đại Thừa, Tiểu Thừa đều phải thọ trì. Vì thế, Luật dạy tỳ kheo phải thông hiểu Tam Tạng thánh điển, giới lạp phải đủ mười hạ, mới làm thầy người”. 
Do đó, có thể thấy việc làm sư phạm cho người không phải là sự đơn giản. Nếu ai thật sự muốn truyền pháp độ sanh, phải học tập 12 bộ kinh để làm cơ bản hóa độ chúng sanh. Nếu không được như vậy thì không nên nói lan man: “Tôi muốn làm thầy người". 
Nếu không thể thông Kinh tạngLuận tạng thì ít nhất cũng phải hiểu biết Luật tạng. “Phải thường tụng giới mỗi ngày sáu thời, nghiêm trì Bồ Tát giới, hiểu rõ ý nghĩa của lý tánh, Phật tánh của giới”. Có trí huệ thông đạt kinh luật, cố nhiên đó là cơ bổn của việc truyền pháp lợi sanh. Nhưng giới hạnh làm cho thân tâm thanh tịnh lại càng là cơ bổn của đại sĩ nhập thế độ sanh
Vì thế, kinh dạy mỗi ngày phải sáu thời nghiêm trì Bồ Tát giới. Sáu thời là ban ngày ba thời, ban đêm ba thời đều phải trì tụng giới tạng
Đối với giới luật không thể có một phút giây sanh tâm biếng nhác. Thông thường, người tụng trì giới luật, lúc chưa được thông lợi, rất dễ sanh tâm biếng nhác, thậm chí còn quên mất tâm Bồ Đề. Nếu muốn cho đọc tụng thuần thục, thông lợi, phát sanh kiến giải, phải ngày đêm sáu thời tinh tấn cần chuyên. 
Nếu thường trì tụng giới luật suốt thời gian lâu dài thì với việc khai, giá, trì phạm mỗi mỗi đều có thể thông hiểu rõ ràng, như Khuy Cơ đại sư là bậc thông suốt Tam Tạng. Đại sư đã khắc định mỗi ngày phải tụng một biến giới kinh. 
Nếu thông hiểu những pháp khai, giá, trì, phạ của giới luật, đương nhiên sẽ được phần trợ giúp rất nhiều cho giới hạnh thanh tịnh của chính mình. Nhưng nếu không hiểu rõ chỗ chỉ quy của giới hạnh, thì cũng không thể rốt ráo đến quả vô thượng Bồ Đề. Chỗ chỉ quy là điểm duy nhất của sự trì giới, đưa đến những thắng lợi gì? Tức giải thoát thành Phật vậy. 
Cho nên, tiến thêm một bậc nữa, kinh dạy cần phải hiểu rõ ý nghĩa lý tánh, Phật tánh của giới. Về ý này, kinh Niết Bàn đề cập theo lối liên hoàn như sau: 
Phật tánh: Đệ Nhất Nghĩa Không
Đệ Nhất Nghĩa Không gọi là Trung Đạo
Trung Đạo gọi là Phật tánh
Phật tánh gọi là Đại Niết Bàn


Thông thường mà nói, Phật tánh chính là Giác tánh, là bổn giác tự tánh sẵn có đầy đủ của tất cả chúng sanh. Có chỗ gọi là bổn nguyên tự tánh thanh tịnh, tức là thể tánh làm sở y cho vô tác giới thể (2), đồng thời là nương nơi vô tác giới thể này, để làm chủng tử thành Phật. Cho nên gọi là tánh của Phật tánh, đồng nghĩa với bổn nguyên tự tánh, chủng tử của chư Phật. 
Nếu có thể hiểu thấu đáo nghĩa vị của đạo lý ấy thì thông đạt được chỗ uẩn áo (sâu xa, mầu nhiệm) của Phật tánh. Tự mình đối với các pháp ấy không một chút nghi hoặc, như vậy mới có thể làm sư phạm cho hàng nhân thiên
Nhưng Bồ Tát lấy việc truyền pháp độ sanh làm trách nhiệm của mình. Nếu không thể học rộng thánh giáo của Tam Tạng, hiểu rõ mười hai bộ kinh, thông đạt giới luật của Bồ Tát, thậm chí “không hiểu một kệ, một câu, cũng như nhân duyên của giới luật”. 
Những hàng Bồ Tát sơ tâm, dĩ nhiên trí huệ rất nông cạn, không được sâu sắc, cố nhiên, không thể hiểu biết tất cả Phật pháp. Vì thế cứ thành thật, biết nói là biết, không biết cứ nói không biết. Nếu có điều gì nghi ngờ không hiểu, hãy tạm thời giữ đó, rồi tìm thầy cầu học cho hiểu. Đó không phải là một việc đáng xấu hổ và mất thể diện. 
Kinh văn nói: “Một kệ, một câu” là ý nói chỗ hiểu biết rất ít về Phật pháp. “Nhân duyên giới luật” là chỉ rõ lý do Đức Phật chế giới, những nguyên nhân trì giới, phạm giới cũng thuộc về nhân duyên giới luật. Vấn đề thọ giới như thế nào cũng có nhân, có duyên, và nhân duyên cũng tùy theo mỗi giới mà có. Thông hiểu được các pháp ấy mới có thể làm thầy cho người. 
Kinh này nói rõ: “Đức Lô Xá Na truyền giới cho ngàn đức Phật Thích Ca. Ngàn Đức Phật Thích Ca truyền giới cho ngàn trăm đức Phật Thích Ca. Đầu tiên, ngài ngồi dưới cội cây Bồ ĐềDiệu Quang đường nói những pháp gì... Rồi tuần tự đến cung của thiên vương nói pháp gì... Cho đến việc từ nơi miệng Đức Phật phóng quang, vì các quốc vương, hoàng tử v.v... truyền trao giới pháp” đều là những nhân duyên giới luật trong đây thuyết minh
Nếu không hiểu một kệ, một câu nào trong mười hai bộ kinh, không hiểu được nhân duyên phát khởi trong tâm địa giới của Bồ Tát. Như vậy, đối với phần tự lợi cũng không đạt được, làm sao có thể làm sư phạm cho người? Hổ thẹn còn không kịp huống chi nói dối là hiểu biết?
Một kệ, một câu vừa mới nghe qua cảm thấy tựa hồ quá ít, nhưng thật sự nó bao hàm tất cả pháp. Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói: “Biển pháp môn rộng lớn vô lượng vô biên, chỉ dùng một lời có thể diễn nói được ý nghĩa cùng tận không còn sót”. 
Lại như bài kệ
Chư hành vô thường
Thị sanh diệt pháp. 
Sanh diệt dĩ diệt, 
Tịch diệt vi lạc
Trong kinh thường nói những lời trong bài kệ mới xem qua rất đơn giản, không có gì khó hiểu. Nhưng nếu thâm nhập, hiểu rõ ý nghĩa chân thật của một câu trong bài kệ ấy thì có thể thông đạt được tất cả các pháp. 
Xưa kia có một vị Hòa Thượng hiệu là Giải Thoát, công phu tu trì của Ngài đã được tương ứng đến trình độ khá cao, cảm được thần lực của chư Phật và chư Phật đã hiện trong hư không nói bài kệ như sau: 
Chư Phật tịch diệt thậm thâm pháp, 
Khoáng kiếp tu hành kim nãi đắc, 
Nhược năng khai hiệu thử pháp nhãn
Nhất thiết chư Phật giai hoan hỷ
Dịch: 
Pháp thậm thâm tịch diệt của chư Phật. 
Tu hành nhiều kiếp nay mới chứng đắc
Nếu ai hiểu rõ được pháp nhãn này, 
Tất cả chư Phật đều hoan hỷ
Hòa Thượng vừa nghe bài kệ xong, liền ngước mặt lên không trung hỏi rằng: - Pháp tịch diệt thậm thâm vốn không thể tuyên thuyết, nếu có thể tuyên thuyết thì có thể đem pháp ấy dạy cho người được không? 
Chư Phật nghe Hòa Thượng hỏi như vậy, liền ẩn thân dùng âm thanh đáp lại rằng: 
Phương tiện trí vi đăng, 
Chiếu kiến tâm cảnh giới, 
Dục cứu chân thật pháp 
Nhứt thiết vô sở kiến. 
Dịch: 
Trí phương tiện là đèn, 
Soi thấy cảnh giới tâm. 
Muốn biết pháp chân thật. 
Tất cả đều không thấy. 
Nếu giải ngộ được bài kệ trên thì có thể liễu đạt ba tạng, mười hai bộ kinh (Giải là hiểu rõ ý nghĩa văn tự, Ngộ là thuộc về tỏ ngộ chơn lý). 
Do đó, có thể thấy một bài kệ, dù là một giọt nước pháp trong bể cả chánh pháp của Như Lai, nhưng có thể bao hàm nghĩa lý của vô lượng pháp môn. Vấn đề là ở chỗ chúng tachân thật giải ngộ được hay không. Nếu chân thật giải ngộ thì dù nếm một giọt, cũng biết được toàn vị của bể cả chánh pháp
Như tôn giả Xá Lợi Phất nghe bài kệ pháp thân duyên khởi do thầy tỳ kheo Mã Thắng tuyên thuyết
Chư pháp nhân duyên sanh
Chư pháp nhân duyên diệt, 
Ngã Phật đại sa môn
Thường tác như thị thuyết. 
Dịch: 
Các pháp đều do nhân duyên sanh
Các pháp đều do nhân duyên diệt. 
Đức Phật của ta đại sa môn
Thường nói những lời như thế ấy. 
Nghe xong, tôn giả tức khắc tỏ ngộ chơn lý và chứng Sơ Quả. Đây là sự thật, tất cả chư Phật đều biết rõ. 
Lại như tôn giả Châu Lợi Bàn Đà Già, là một người dốt nát phi thường, người anh lớn của tôn giả đã xuất gia học đạo trước. Về sau, tôn giả mới xuất gia
Anh Ngài dạy Ngài bài kệ bốn câu, nhưng trải qua bốn tháng, Ngài vẫn không đọc thuộc. Anh Ngài thấy thế, biết không cách gì dạy được, bèn cho người đưa Ngài trở về nhà. Vì chí nguyện xuất gia quá tha thiết, Ngài nhất định không chịu về nhà, mà đứng ngoài cửa tịnh xá của Thế Tôn rơi lệ buồn khóc. 
Phật dùng Phật nhãn quan sát nhân duyên của tôn giả trong vô lượng kiếp trước, biết rõ tôn giả không phải là người mà hàng Thanh Văn có thể độ được. Vì thế, Phật đích thân ra ngoài cửa am an ủi và vận dụng thần lực chuyển biến nghiệp chướng ám độn si mê của tôn giả. Kế đó, Phật nói bài kệ như sau: 
Nhất tịch giả hoan hỷ
Kiến phi đắc an lạc
Thế vô sân tối lạc, 
Bất hại ư chúng sanh
Thế giandục lạc
Xuất ly ư ái dục
Nhược điều phục ngã mạn
Thị vi đệ nhứt lạc. 
Dịch: 
Vào cảnh tịch diệt rất vui mừng
Thấy được lỗi lầm mới an vui. 
Trên đời không sân là vui nhất. 
Đừng làm tổn hại các chúng sanh.
Những gì trong đời đừng ham muốn
Thoát ly ái dục là vui nhất. 
Nếu điều phục được tâm ngã mạn
Là vui thứ nhứt trên thế gian
Nói kệ trên rồi, Phật bảo tôn giả Đà Già đọc tụng lại. Chỉ trải qua thời gian thật ngắn, chẳng những ngài đọc tụng thông lợi, lại được chứng quả A La Hán. Sau khi tôn giả đã thành bậc Vô Học, một hôm chúng Tăng sai tôn giả đi giáo giới bên ni chúng. Tôn giảni chúng lược thuyết pháp yếu, ni chúng nghe pháp đều chứng đắc thánh quả
Lại như Lục Tổ đại sư ở Trung Hoa, năm hai mươi bốn tuổi, một ngày nọ, ngài gánh củi đến chợ bán. Lúc ấy có một gia đình trong nhà có người qua đời, bèn kêu ngài đem củi vào mua. 
Khi ấy, ngài nghe có người tụng kinh Kim Cang đến câu: “Ưng vô sở trụ như sanh kỳ tâm”, ngài bỗng nhiên khế nhập, ngay tức khắc thể ngộ Tâm tông. Sau ngài trở thành tổ sư, một trong ba mươi ba vị tổ của Thiền Tông
Do đó, chúng ta thấy một bài kệ, một câu trong ấy nghĩa lý không thể nghĩ bàn, đâu phải hàng sơ học mà có thể thấu rõ được. Vì thế, một câu trong một bài kệ tuy rất đơn giản, nhưng tuyệt đối không được xem thường. Chẳng những một câu, một kệ trong kinh điển Đại Thừa không được xem thường mà ngay đến một câu, một kệ trong kinh điển Tiểu Thừa cũng thế
Như kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Trong một câu có thể lưu xuất ba mươi bảy phẩm trợ đạo và các pháp môn”. 
Lại như tổ Ca Diếp hỏi tổ A Nan rằng: - Thế nào là một bài kệ? 
Tổ A Nan đáp: 
Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý, 
Thị chư Phật giáo
Dịch: 
Đừng làm các điều ác, 
Vâng làm các điều lành, 
Giữ tâm cho thanh tịnh
Chư Phật dạy như thế. 
Đấy gọi là một bài kệ, và bài kệ này đã nêu rõ toàn bộ những gì cần dứt và những gì cần nên làm của Phật giáo đồ. Nếu có thể nhận được chân nghĩa của bài kệ này, tức đã thông đạt toàn bộ Phật pháp
Trong kinh Anh Lạc càng nói rõ ràng hơn nữa: “Dùng nghĩa của một câu diễn nói ra vô lượng pháp tạng của chư Phật từ kiếp này đến kiếp khác, cho đến trăm kiếp cũng không thể nào rốt ráo cùng tận. Cho nên phải biết rằng pháp bí yếu của Như Lai không thể nghĩ bàn, không phải hạng người tiểu căn mà có thể xét lường cho cùng tột”. 
Trong Luật Sao, Đức Phật dạy rằng: “Nếu có người nào chỉ khéo hiểu được một chữ ấy, tức là vị Luật Sư. Một chữ gì? Là chữ Luật vậy”. 
Như thế thì biết một chữ Luật này chính là tông chỉ của Tỳ Ni. Nếu thể ngộ được tông chỉ, thì không pháp gì chẳng thông đạt. Cho nên Luật là chỗ căn nguyên lưu xuất muôn pháp. Thế nên đối với chữ Luật chớ nên xem thường
Nghĩa lý của kinh không thông, ý nghĩa của giới luật không rõ, lý tánh không thông suốt. Trong Phật pháp, vấn đề tự lợi hãy còn không làm được, lẽ ra phải sanh tâm hổ thẹn còn không kịp, huống chi đã không biết mà còn nói dối rằng thông hiểu. Đó chính là dối gạt mình và cũng là dối gạt người. 
Chính mình không hiểu biết chi, lại dùng nhiều cách khéo léo để che đậy chỗ không hiểu của mình. Bên ngoài giả dối làm ra người không việc gì không biết để lừa gạt người, khiến họ không biết được chỗ dốt nát của mình. Tự khoác lấy danh dự tốt đẹp là người tinh thông Tam Tạng, làm mê muội tâm nguyên, mất hẳn lợi ích chân thật của mình. Đây không phải là tự dối gạt mình là gì? 
Dùng chỗ vô tri của mình dẫn dắt người đến chỗ lầm lạc, khiến cho người cũng không được sự lợi ích thực sự trong Phật pháp. Đây không phải là dối gạt người là gì? 
Trong thì dối tự tâm, ngoài thì dối mọi người. Như thế cả mình và người đều không lợi ích. Hạnh lưỡng lợi đều bị mất thì thử hỏi làm sao tâm bạn thường được an nhẫn? Vì thế bị tội ác rất nặng. 
Tại sao vậy? 
sự thật, đối với mười hai bộ kinh, bạn mỗi mỗi đều không thông hiểu, bổn Việt văn dịch là: “Không thông hiểu một pháp”. Với các pháp khai, giá, trì, phạm trong giới luật, bạn cũng hoàn toàn không biết (bổn Việt văn dịch là: “Không biết một luật”). Đã không hiểu, không biết như thế, lẽ ra phải theo thầy học tập, sao trở lại dám làm thầy truyền giới cho người? 
Cho nên kinh văn kết luận: “Lại đi làm thầy truyền giới cho người, Phật tử này phạm khinh cấu tội”. 
Tội này xét bên ngoài thì thuộc về tội vọng ngữ, vì không hiểu biếtgiả dối làm ra vẻ hiểu biết, đi làm thầy truyền giới cho người, nên phạm tội khinh cấu. 
Luận sâu một bước nữa, vấn đề chẳng những cả hai thầy và trò đều tự dối mình, dối người mà còn làm cho chánh pháp của Như Lai bị đoạn tuyệt, không được lưu thông. Đây là tội diệt pháp rất nặng. Giới này đơn thuần là giá tội, không thuộc về tánh tội. Chính mình thọ giới rồi mà không chịu học là một tội. Hư vọng giả dối muốn làm thầy người lại là thêm một tội nữa. 
Theo kinh luật là một vị sư chân chánh, truyền trao giới pháp cho người không phải là việc dễ dàng. Như kinh Bảo Vân, phải đầy đủ mười pháp như sau mới gọi là Luật Sư
1. Khéo hiểu chỗ duyên khởi của Tỳ Ni.
2. Khéo thông hiểu chỗ thậm thâm của Tỳ Ni.
3. Khéo thông hiểu sự vi tế của Tỳ Ni.
4. Khéo thông hiểu Tỳ Ni đối với việc này thì được, nhưng việc kia không được.
5. Khéo thông hiểu giới trọng tánh tội của Tỳ Ni.
6. Khéo thông hiểu giới trọng giá tội của Tỳ Ni.
7. Khéo thông hiểu nhân duyên sanh khởi chế giới của Tỳ Ni
8. Khéo thông hiểu Tỳ Ni của Thanh Văn.
9. Khéo thông hiểu Tỳ Ni của Bích Chi Phật.
10. Khéo thông hiểu Tỳ Ni của Bồ Tát.
Có thể khéo thông hiểu Tỳ Ni như vậy thì làm Pháp Sư truyền trao giới pháp cho người mới cảm thấy nội tâm không hổ thẹn. Nhưng cứ xem các Pháp Sư đi truyền giới pháp các nơi thì thấy rằng thời nay được bao nhiêu vị khéo thông hiểu Tỳ Ni được đúng pháp? 
Chẳng những chúng ta không tìm được một vị Luật Sư như trong kinh Bảo Vân dạy, mà ngay cả vị Luật Sư chỉ theo bổn truyền giới sẵn có mà tuyên đọc khoa văn, cũng khó có được. Như thế thì bảo sao Phật pháp khỏi bị suy đồi?! 
Gần đây, Hoằng Nhất Luật Sư thốt ra những lời rất đau lòng về việc truyền trao giới pháp như sau: “Chúng ta sanh nhằm thời mạt pháp này, giới tỳ kheosa di đều không thể đắc giới. Nguyên nhân ấy rất nhiều, rất nhiều. Hôm nay chỉ xin nêu lên một nguyên nhân là không một người nào có thể truyền trao giới sa ditỳ kheo. Vì khi thọ giới, giới sa di phải có hai vị tỳ kheo truyền trao. Giới tỳ kheo ít nhất phải do năm vị tỳ kheo truyền trao. Giả sử như không tìm được tỳ kheo thì chẳng những giới tỳ kheo mà cả giới sa di cũng không thành và không đắc giới
Tôi muốn nói một câu hết sức đau lòng cho quý vị rõ là: Từ triều Nam Tống đến nay, cả sáu bảy trăm năm rồi, có thể nói là Tăng chúng đã đoạn tuyệt. Những người thông thường có thể thấy rằng tăng chúng tại Trung Hoa này rất đông, nhiều đến mấy trăm vạn người. Nhưng sự thật mà nói thì trong mấy trăm vạn người ấy, muốn tìm một vị tỳ kheo chân chánh thật là việc không dễ dàng. Như thế làm sao có thể truyền giới sa di và tỳ kheo? Đã không có người có khả năng truyền giới thì người thọ giới làm sao được đắc giới?” 
Ngài Hoằng Nhất đại sư nói câu thương tâm trên, thật là ngài mong muốn chánh pháp của Như Lai mãi được lưu truyền không bị đoạn tuyệt, những vị nào muốn làm Pháp Sư truyền trao giới pháp, cần phải đề cao cảnh giác; đối với những lời nói trên cần phảiý niệm đồng cảm, không nên tùy tiện truyền trao giới pháp
Lúc trước, khi tôi còn ở Trung Hoa Lục Địa, có quen các bậc cao tăng, đại đức, đã từng kêu gọi việc truyền trao giới phápĐài Loan không được hỗn lạm. Vì ở Đài Loan hoàn cảnh đơn thuần, cần nên thận trọng, khi mở giới đàn phải đúng pháp, đúng luật. Nhưng sự thậtĐài Loan, các nơi mở đàn truyền giới đã biểu diễn rất nhiều tiết mục, trái với giới luật còn hơn ở lục địa. 
Do bởi những người phát tâm mở giới đàn truyền giới thường vốn không có tâm hộ trì chánh pháp của Như Lai, mà mục đích duy nhất là muốn kiếm tiền lời. Các nhân sĩ không biết được chân nghĩa của kinh luật, khi thấy mỗi năm đều có mở giới đàn truyền giới náo nhiệt thì cho là hiện tượng Phật giáo được hưng thạnh và cực lực tán dương. Nhưng nếu nhìn sâu vào trong, chúng tôi thấy rằng sự truyền giới hiện nay chẳng những không ích gì cho việc diên tục huệ mạng của Phật pháp, lại còn có tác dụng không tốt đối với ảnh hưởng của Phật giáo
Thử nhìn xem các giới tử trong một giới đàn, sau khi thọ giới, ra khỏi giới đàn, mấy người xem trọng việc giữ gìn giới luật? Chẳng qua chỉ là mở ra mấy đại công ty kinh sám, phần nhiều đào tạo ra những nhân viên buôn bán để tùng sự nghiệp vụ kinh sámduy trì môn đình cho công ty kinh sám
Có mấy ai nghĩ đến sanh tử sự đại của bản thân mình, và mấy ai từng nghĩ đến việc duy trì Phật pháp như thế nào?! Như thế không phải là một sự may mắn trong pháp môn, mà chính là một điều bất hạnh lớn lao của pháp môn vậy! 
Vì thế, những vị muốn làm Pháp Sư chân chánh để truyền trao giới pháp cho người, điều trọng yếu là phải thông hiểu nghĩa lý của kinh điểnnhân duyên giới luật. Lại nữa, chính bản thân mình giới hạnh phải trang nghiêm. Đó cũng là một vấn đề trọng yếu ở trong các điều trọng yếu vậy. 

Chú thích: 
(1) Mười hai bộ kinh: Trong Đại Trí Độ Luận, quyển ba mươi ba của tổ Long Thọ giải thích như sau: 
1. Tu Đa La: Trung Hoa dịch là Khế Kinh, tức là loại văn trường hàng trong các kinh, giảng nói ý nghĩa của các pháp. Khế Kinhkinh điển hợp chân lý của các pháp và khế hiệp căn cơ của chúng sanh
2. Kỳ Dạ: Trung Hoa dịch là Ưng Tụng, cũng dịch là Trùng Tụng. Đúng ra phải gọi là Ứng Tụng. Nghĩa là ứng theo văn trường hàng ở trước mà tuyên thuyết lại nghĩa lý và viết theo thể văn tụng, tức là lối văn có số chữ và số câu đặt theo quy định (tương tự văn vần). 
3. Dà Đà: Trung Hoa dịch là Phúng Tụng, còn gọi là Cô Khởi Tụng, tức là thuộc về văn kệ tụng, không theo lối văn trường hàng, chỉ gồm những câu kệ tụng mà thôi, giống như kinh Pháp Cú.
4. Ni Đà Na: Trung Hoa dịch là Nhân Duyên. Tức là nói những nhân duyên được thấy Phật, được nghe pháp và những nhân duyên Phật thuyết pháp giáo hóa, như trường hợp các phẩm Tựa trong các kinh. 
5. Y Đế Mục Đa: Trung Hoa dịch là Bổn Sự, nghĩa là kinh văn trong đó Đức Phật nói những nhân của các đệ tử trong thời quá khứ, như phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự trong kinh Pháp Hoa
6. La Đà Dà: dịch là Bổn Sanh, chỉ những kinh văn Đức Phật nói về những nhân duyên trong thời quá khứ của ngài. 
7. A Phù Đạt Ma: dịch theo lối mới là A Tỳ Đạt Ma, Trung Hoa dịch là Vị Tằng Hữu, tức là những kinh tuyên thuyết việc Phật thị hiện các thứ thần thông và những sự việc không thể nghĩ bàn. 
7. A Ba Đà Na: Trung Hoa dịch là Thí Dụ, nghĩa là vì những chúng sanh căn tánh ám độn, không thể hiểu rõ được những ý nghĩa thậm thâm vi diệu nên Đức Phật khéo léo vận dụng những thí dụ để giúp chúng sanh hiểu rõ những ý nghĩa đó. Như thế, trong các kinh chỗ nào nói thí dụ đều thuộc về phần giáo trong loại này.
9. Ưu Ba Đà Xá: Trung Hoa dịch là Luận Nghị, là những kinh viết theo lối vấn đáp để luận nghĩa.
10. Ưu Đà Na: Trung Hoa dịch là Vô Vấn Tự Thuyết. Gồm những kinh không đợi người thỉnh cầu mà do Đức Phật tự động giảng nói, như trường hợp kinh A Di Đà
11. Tỳ Phật Lược: Trung Hoa dịch là Phương Quảng, ý chỉ kinh điển Đại Thừa phương đẳng, nghĩa lý rộng lớn dường như hư không
12. Hòa Đà La: Trung Hoa dịch là Thọ Ký. Nghĩa là trường hợp Đức Phật thọ ký các vị Bồ Tát trong tương lai sẽ được thành Phật
Trong mười hai bộ kinh trên: 
Tu Đa La, Kỳ Dạ, Dà Đà thuộc về các thể tài trong kinh văn (hình thức trình bày theo thể văn trong kinh). Còn chín loại kia gồm những sự sai biệt từ trong kinh văn chép ra. Căn cứ theo đó mà lập nên tên của 12 bộ kinh. Như thế, chúng ta thấy rõ 12 bộ kinh tức là 12 thể loại, không phải mang ý nghĩa số lượng là 12 bộ theo nghĩa thông thường. 
(2) Vô Tác Giới Thể: còn gọi là Vô Giáo, dịch theo lối mới là Vô Biểu. Giới thể gồm hai loại: 
1. Tác giới: lúc ở tại giới đàn làm lễ thọ giới, ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý đúng theo Pháp và Luật mà tạo nên. Nghiệp ấy có thể nghe thấy. trường hợp này khi những động tác của thân, khẩu diệt rồi thì nó cũng diệt theo. 
2 Vô tác giới: Nương theo duyên tác giới trong lúc này mà tạo nghiệp và loại nghiệp này không thể nhận thấy ở trong thân. Loại duyên nghiệp này khi mới phát sanh, dù do tác động của ba nghiệp (tức tác giới), nhưng một khi đã phát sanh rồi, thì không cần sự tạo tác của thân, khẩu, ý nữa và chúng luôn luôn tương tục nên gọi là Vô Tác. Trường hợp này trong một đời thường tương tục mà phát sanh công năng ngăn ngừa lỗi lầm, dứt trừ tội ác. Giới thể này dùng đối cảnh để ngăn chặn mọi việc sai quấy. Căn cứ vào thể năng phòng mà lập nên Vô Tác giới, căn cứ vào cảnh sở phòng mà phân biệt thành ra có tướng của 250 giới v.v...
- Thể năng phòng: chỉ giới thểcông dụng ngăn chặn tất cả mọi tội ác
- Cảnh sở phòng: chỉ cho các giới tướng như Đại Giới, tỳ kheo, bốn pháp Ba La Di: Dâm, đạo, sát, vọng v.v... vì phát sanh Vô Tác Giới cho nên phải thực hành tác giới.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57520)
29/06/2010(Xem: 52027)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.