45. Bất Giáo Hóa Chúng Sanh Giới (Giới Không Giáo Hóa Chúng Sanh

22/06/201012:00 SA(Xem: 25393)
45. Bất Giáo Hóa Chúng Sanh Giới (Giới Không Giáo Hóa Chúng Sanh

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG 
(chánh thức thuyết giảng giới tướng) 

B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)

B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI 
(riêng giảng các giới khinh)

B.2.2.45. BẤT GIÁO HÓA CHÚNG SANH GIỚI 
(giới không giáo hóa chúng sanh)

Kinh văn 

1. Phiên âm: 

Từ câu “nhược Phật tử thường khởi Đại Bi tâm...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”. 

2. Dịch nghĩa: 

Nếu là Phật tử nên có lòng đại bi, khi vào trong tất cả nhà cửa, thành ấp: 
- Nếu gặp loài súc sanh, phải xướng lên rằng: Các ngươi đều nên thọ Tam QuyThập Giới
- Nếu gặp trâu bò, chó, ngựa, dê, heo v.v... nên tâm nghĩ, miệng nói: Các ngươi là súc sanh nên phát Bồ Đề tâm
- Khi Phật tử đến núi rừng, đồng nội, tất cả các nơi, đều nên làm cho cả thảy chúng sanh phát Bồ Đề tâm
Nếu Phật tử không phát tâm giáo hóa chúng sanh thời phạm khinh cấu tội

Lời giảng

Nếu nói về hạnh “thượng cầu Phật đạo” thì phải luôn có tâm tôn trọng Tam Bảo, còn nói về hạnh “hạ hóa chúng sanh” thì quyết không được không tích cực hóa độ chúng sanh
Bồ Đề sở dĩ mệnh danh là Bồ Tát do chính phát đại Bồ Đề tâm. Vì Đại Bồ Đề tâmđộng lực độ sanhthành Phật. Nếu không phát Bồ Đề tâm thì không thể phổ độ tất cả chúng sanh và không thể viên thành vô thượng Phật quả
Bồ Tát nếu không hóa độ chúng sanh tức là trái ngược với Bồ Đề tâm đã phát. Chẳng những chính mình phát tâm Bồ Tát hóa độ chúng sanh, lại còn phải giáo hóa tất cả chúng sanh đều phát tâm Bồ Đề. Nên kinh Pháp Hoa nói: 
Nhược dĩ Tiểu Thừa hóa, 
Ngã tắc đọa xan tham
Thử sự vi bất khả. 
Dịch: 
Nếu đem Tiểu Thừa độ, 
Ta có lỗi xan lẫn pháp, 
Việc này không thể được. 
Đức Phật ra đời hóa độ chúng sanh đều không dùng pháp Tiểu Thừa để giáo hóa dẫn dắt. Vì thế, người Phật tử phải thực hành theo tinh thần cao siêu của Đức Phật. Tức là phải dùng pháp Đại Thừa hóa độ chúng sanh, tuyệt đối không được đem pháp Tiểu Thừagiáo hóa. Có thực hành được hạnh “thượng cầu, hạ hóa” mới được gọi là Bồ Tát. Nếu đi ngược lại với tinh thần trên, thì Danh và Thật trái nhau. Danh và Thật đã trái, thì còn tư cách gì gọi là đại sĩ? 
Việc “thuyết pháp giáo hóa chúng sanh” thực hết sức quan trọng. Vì chúng sanh dù có sẵn Phật tánh, nhưng nếu không đem ngôn âm thánh giáohóa độ, thì chúng sanh không thể thành Phật. Vì thế, Bồ Tát cần phải thuyết pháp giáo hóa chúng sanh
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, phải thường sanh khởi tâm Đại Bi”. Vì nếu không khởi tâm Đại Bi, thì không nương vào đâu để hóa độ chúng sanh. Làm một vị Bồ Tát, nhất quyết phải lấy tâm hóa độ chúng sanh làm bản hoài. Vì chúng sanh bị bao nhiêu thống khổ buộc ràng, nên mới cần phải nhờ Bồ Tát hóa độ. Vì ý niệm bạt trừ thống khổ cho chúng sanh rất thiết tha, nên Bồ Tát phải sanh khởi tâm Đại Bi và phải khởi tâm liên tục, không được gián đoạn, dù chỉ trong giây lát, nên trong kinh văn Phật dạy là “thường”. Bồ Tát cần phải ban vui cho tất cả chúng sanh
Tại sao ở đây chỉ nói thường khởi Đại Bi mà không nói là Đại Từ? 
Nên biết ban vui không bằng cứu khổ, vì cứu khổ là việc rất khẩn thiết. Hơn nữa, khi khổ quả đã bị bạt trừ rồi, thì tâm tự nhiên được an vui, nên không nói “thường khởi đại từ”. 
Bồ Tát vì muốn bạt khổ cho chúng sanhdu hành giáo hóa trong nhân gian. Khi vào trong tất cả nhà cửa, thành ấp, thấy tất cả chúng sanh phải xướng lên rằng: “Các người đều nên thọ Tam Quy và Thập Giới”. Kinh văn trên đây nói “chúng sanh” là bao hàm tất cả chúng sanh trong lục đạo. Vì Bồ Tát chưa chứng được thiên nhãn thông, nên đối với chúng sanh trong hai ác đạo: ngạ quỷđịa ngục cũng như chư thiên, a tu la, mắt thường không dễ gì thấy được, mà chỉ thấy được chúng sanhnhân đạo và hàng súc sanh mà thôi. 
Hiện tại ở đây, trước tiên muốn độ cho chúng sanh nhân đạo phát Bồ Đề tâm và vì những người có giai cấp tôn, ty, quý tiện khác nhau, cho nên dùng chữ “tất cả” để chỉ. 
“Nên xướng lên rằng” là lời kêu gọi sự thức tỉnh. Vì trong bát phước điền của chúng sanh xưa nay đã sẵn có giới Phật tánh, nhưng vì quý vị từ vô thỉ đến ngày nay đi ngược lại giác tánh mà hiệp với trần lao, bị lục trần che đậy cho nên không được bẩm thọ đại giới này mà bước lên quả vị tối cao vô thượng Bồ Đề. Nay tôi vì quý vị lược thức tỉnh tất cả một phen. Quý vị phải tự giác ngộ lấy giới Phật tánh này, xưa nay đã sẵn có nơi mình. Chỉ cần quý vị thuận theo giác tánh, tức đã đắc giới, không phải là việc khó khăn... Miệng xướng khuyên bảo thọ Tam Quy, Thập Giới, dù không quyết định mọi người đều được bẩm thọ. Vì Tam Quy, Thập Giới mọi người đều tự sẵn có, không phải do tìm cầu bên ngoài mà được, và chỉ có quy giới này là pháp chân thật, ngoài ra có thể nói toàn là hư vọng mà thôi. 
Kinh Anh Lạc dạy: “Vị Pháp Sư trước tiên phải vì người phát tâm thọ giới giảng nói khiến cho họ sanh tâm ưa thích, rồi sau đó mới truyền trao quy giới”. 
Thế nên, điều tối yếu là vị giới sư phải vì người phát tâm thọ giới, giảng rõ ý nghĩa của Tam Quy: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Tam Bảophước điền chân thật quý báu của thế gian, nên chúng sanh nào có tâm thành kính quy y thì được Tam Bảo cứu hộ và được tăng trưởng phước đức
Nên trong kinh Chiết Phục La Hán nói: “Vị thiên tử cõi trời Đao Lợi lúc sắp mạng chung, dùng thiên nhãn quán sát thấy mình sau khi xả báo thân bị đọa làm heo. Thiên tử đau khổ vô cùng, bèn suy nghĩ: ‘Trên cõi trời, dưới thế gian, không ai có thể cứu khổ chúng sanh ngoại trừ Đức Phật’. Nghĩ như vậy, liền đến quỳ dưới chân Phật cầu cứu hộ. Đức Phật dạy rằng: “Con hãy thành tâm quy mạng Tam Bảo Phật, Pháp,Tăng. Thiên tử vâng lời Phật, trong bảy ngày đêm tinh cần quy y Tam Bảo, nhờ phước đức ấy được thoát khỏi thai heo, sanh làm con nhà trưởng giả...” 


Theo trên chúng ta thấy Tam Bảo là chỗ quy y của tất cả chúng sanh, là chiếc bảo thuyền cứu vớt tất cả chúng sanh trong bể khổ. Tam Bảođại từ phụ của chúng sanh, có thể cứu độ tất cả chúng sanh, không bị đọa lạc vào cảnh đau khổ, ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi, đến bờ giác Vô Thượng Bồ Đề. Thế nên bất cứ chúng sanh nào cũng đều cần phải quy y Tam Bảo, để cầu thoát ly sanh tử
“Mười giới” ở đây nói không phải là mười giới Sa Di thông thường mà là mười giới vô tận Ba La Đề Mộc Xoa của Bồ Tát giới. Bồ Tát vì tất cả chúng sanh xướng lên rằng: “Quý vị ai cũng sẵn đủ giới Phật tánh, nhưng vì từ vô thỉ đến giờ mù mờ quên mất, mà luống phải chịu khổ sanh tử luân hồi. Nay tôi muốn quý vị bẩm thọ mười giới này, vì mười giới này là cơ bản của Bồ Tát, cũng là chánh nhân thành Phật. Hôm nay, quý vị muốn thú hướng đến quả vô thượng, trước tiên phải phát Bồ Đề tâm, thọ mười giới này...” 
Trong kinh nói: “Nghe danh tự của Tam Bảo sẽ không bị đọa vào ác đạo”. Như thế thì quy y Tam Bảo công đức càng thù thắng hơn. 
Không thọ giới pháp quy y thì không biết tự tánh Tam Bảo. Không thọ mười giới thì không biết tự tánh giải thoát. Vì thế vấn đề quy ythọ giới đối với chúng sanh trọng yếu vô cùng! 
Bồ Tát du hành giáo hóa trong nhân gian, ngoài việc xướng và khuyên chúng sanh trong nhân đạo thọ Tam Quythập giới, ngay đến lúc gặp trâu, bò, chó, ngựa, heo, dê v.v... cũng phải tâm nghĩ, miệng nói như vầy: “Hiện tại các người dù là súc sanh nhưng cũng có sẵn đủ tánh linh tri giác, chính là tâm bản giác của giới tánh. Vì mê muội nên bản giác chơn tâm này trở thành vọng tâm phân biệt. Nay chỉ cần bỏ vọng thì tức khắc trở về chân”. 
Vì thế, Bồ Tát cần phải đặc biệt giáo hóa tất cả chúng sanh phát tâm Bồ Đề. Bồ Đề tâm chính là giác tâm. Giác tâm một khi đã phát thì vô minh, vọng niệm tức khắc tiêu tan. Do đó mà các ngươi có thể vĩnh viễn xa lìa khổ báo súc sanh. Làm như vậy thật có lợi ích rất lớn cho chúng sanh
Có người hỏi rằng: 
- Súc sanh vốn không hiểu tiếng nói của người, cũng không thể phát Bồ Đề tâm, tại sao ở đây lại dạy nói như vậy thìlợi ích gì? 
Đáp: - Sự thật thì đúng như vậy. Đó là chứng tỏ bi tâm của Bồ Tát bình đẳng và vì muốn làm viễn nhân cho nhiều kiếp ở tương lai của tất cả chúng sanh nên đặc biệt nói như vậy. Hơn nữa, có những loại như loài rồng v.v... trong thời kỳ thuộc kiếp sơ khai, được gần gũi với nhân thiên nên có thể hiểu tiếng người (Kiếp sơtiểu kiếp tối sơ khai, khi thế giới mới thành lập). Thế giới có bốn thời kỳ: Thành, Trụ, Hoại, Không. Mỗi thời kỳ dài 20 tiểu kiếp, sau khi 20 tiểu kiếp hoại đã mãn, thế giới mới thành lập, gọi là Kiếp Sơ
Lại nữa, súc sanh nghe kinh pháp được lợi ích có thể nói là rất nhiều. Như vào thời quá khứ, có một vị tỳ kheo ở trong khu rừng lớn ngày đêm thường tụng kinh, âm thanh thật hòa nhã thật hiếm có. 
Một hôm, có một con chim đậu trên cây đại thụ nghe tiếng tụng kinh, sanh tâm kính ngưỡng tột độ. Lúc nó đang chuyên chú kiền thành nghe thầy tụng kinh, không để ý đến mọi việc xung quanh, thì một người thợ săn chực sẵn dưới gốc cây, giương cung bắn chết chim. 
Sau khi chết, chim liền được sanh lên cung trời Đao Lợi
Thiên nhân quán sát thấy tiền thân của mình là một con chim, do nhờ thiện căn nghe kinh pháp mà được sanh lên cõi trời. Thiên nhân bèn mang hoa hương thiên giới đến chỗ thầy tỳ kheo tụng kinh cung kính cúng dường, lễ bái. Thầy tỳ kheo cảm động trước sự thành tâm của thiên nhân nên lược giảng pháp yếu, thiên nhân liền chứng quả Tu Đà Hoàn
Lại nữa, khi Phật còn tại thế, một hôm Ngài ngự trong đầm, gần khu rừng nước Ba La Nại, vì các thiên nhân thuyết pháp
Lúc ấy, trên hư không có đàn nhạn năm trăm con đang bay ngang, nghe âm thanh thuyết pháp của Phật du dương, thanh tao, thân tâm vô cùng kính mộ. Đàn nhạn liền đáp xuống chỗ Phật đang thuyết pháp
Ngay lúc ấy, có một thợ săn trông thấy liền bủa lưới và đàn nhạn vô ý sa vào lưới bị bắt giết. Sau khi xả thân, chúng đều được sanh cõi trời Đao Lợi. Năm trăm thiên nhân liền đem hoa hương thiên giới cúng dường Đức Phật. Phật vì các thiên nhân thuyết pháp, tất cả đều chứng Tu Đà Hoàn
Bồ Tát khi du hành trong nhân gian giáo hóa cũng có lúc đi đến núi rừng, đồng nội, tất cả những chỗ đi qua đều nên làm cho tất cả chúng sanh phát Bồ Đề tâm. Đoạn kinh văn cuối cùng này nói Bồ Tát đến nơi nào, thấy chúng sanh, bất cứ người hay súc vật, thậm chí quỷ thần vô hình, đều để tâm giáo hóa và khuyên bảo họ phát Đại Bồ Đề tâm, khiến cho tất cả tương lai đều thành Phật đạo. 
Phương tiện giáo hóa chúng sanh như vậy, chẳng những thể hiện bi tâm của Bồ Tát thật thâm thiết, lại còn thấy rõ sự hóa độ chúng sanh của Bồ Tát rất rộng lớn. Bản hoài của đại sĩ lấy việc lợi sanh làm chủ yếu nên cần phải thực hành như vậy. Vị Bồ Tát nếu không phát tâm giáo hóa chúng sanh thì phạm khinh cấu tội
Giới này thuộc về giá tội, thất chúng Phật tử đồng tuân giữ và đồng học tập. Còn Đại ThừaTiểu Thừa có sự phân định khác nhau: 
- Vì hành giả Thanh Văn lấy việc tự độ làm mục đích, không xem sự lợi tế là bản hoài nên không đi giáo hóa chúng sanh thì không trái phạm giới luật. 
- Riêng hành giả Đại Thừa nếu không phát tâm giáo hóa chúng sanh thì trái phạm. Nhưng trong những trường hợp bản thân lúc đang bệnh hoạn, hoặc tự mình không hiểu biết, không có khả năng, hoặc nhận thấy chúng sanh khó hóa độ... Vì những lý do đó nên không hóa độ chúng sanh cũng không vi phạm
Nếu đem Tam Tụ Tịnh Giới phối hợp với giới này thì có sự tương ứng như sau: 
- Khuyến hóa chúng sanh thọ Tam Quy thập giớiNhiếp Luật Nghi Giới
- Khởi tâm đại biNhiếp Thiện Pháp Giới
- Giáo hóa chúng sanhNhiếp Chúng Sanh Giới
Với một giới này, cả Tam Tụ Tịnh Giới đều thâu nhiếp trong đó, cho nên làm một vị Bồ Tát phải thường khởi tâm Đại Bi giáo hóa, phổ độ tất cả chúng sanh khiến tất cả đều phát Bồ Đề tâm

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57519)
29/06/2010(Xem: 52027)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.