Tổng Tiêu Khinh Giới

22/06/201012:00 SA(Xem: 26491)
Tổng Tiêu Khinh Giới

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG 
(chánh thức thuyết giảng giới tướng) 

B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)

 B.2. ĐÀM KHINH GIỚI TƯỚNG
(tuyên thuyết các tướng trạng của giới khinh)

B.2.1. TỔNG TIÊU KHINH GIỚI 
(Nêu tổng quát các giới khinh)

Kinh văn: 

1. Phiên âm: 

Câu “Phật cáo chư Bồ Tát ngôn: - Dĩ thuyết thập Ba La Đề Mộc Xoa, cánh tứ thập bát khinh kim đương thuyết”. 

2. Dịch nghĩa: 

Đức Phật bảo các vị Bồ Tát rằng: “Trước đã giảng mười giới trọng rồi, nay ta sẽ nói về bốn mươi tám giới khinh”. 

Lời giảng: 

Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới này do Đức Phật chế lập và được chia thành hai phần lớn: mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh. 
Giảng đến đây, Đức Phật lại bảo các vị Bồ Tát rằng: “Từ trước đến nay, ta đã vì quý vị giảng nói mười pháp Ba La Đề Mộc Xoa rồi. Giờ đây, ta sẽ tiếp tục vì quý vị giảng nói bốn mươi tám giới khinh”. 
Có người hỏi: 
Sự quan trọng của mười giới trọng là ngăn cấm một cách triệt để nghiêm mật, đó là điều dĩ nhiên, không có gì phải nói. Còn nói bốn mươi tám giới khinh thì không quan trọng gì lắm, nhưng vì sao Đức Phật lại phải chế lập? 
Nên biết bốn mươi tám giới khinh sắp giảng, vừa mới xem qua thì dường như không quan hệ gì lắm. Nhưng Đức Phật vì muốn đề phòng sự chê bai bàn luận của thế gian, có thể xảy ra, nên phải chế lập. Vì có những việc, về phía người thế tục làm thì không ai chỉ trích, phê bình gì. Nhưng nếu một vị Bồ Tát làm thì mọi người sẽ chê bai, phê bình rằng: Bồ Tát sao lại làm như thế? Như thế là trái với tinh thần của Bồ Tát v.v... Vì muốn ngăn chặn sự chê bai, bình luận ấy nên Đức Phật phải chế lập bốn mươi tám giới khinh này. 
Hơn nữa, có những việc mới xem qua rất là nhỏ nhặt, nhưng nếu thường làm, sẽ từ việc nhỏ mà thành việc to, từ giới khinh mà thành giới trọng. Dần dần đi đến chỗ vi phạm vi phạm mười giới trọng. Vì thế, để ngăn chặn trước những nhân vi tế dần dà thành đại sự, vì muốn tạo những phương tiện phòng xa để hỗ trợ sự tuân giữ giới trọng được nghiêm cẩn, nên Đức Phật phải chế lập những điều giới khinh này. 
Có người cho rằng: Bồ Tát không câu chấp tiểu tiết và cái gì cũng đều có thể dễ dãi chấp thuận, cho phép hành động. Quan niệm ấy hoàn toàn sai lầm. Vì nói đúng theo đạo lý, Bồ Tát nhập thế độ sanh, thân tâm cũng như mọi hành vi đều phải theo đúng quy củ, hầu nêu gương mẫu cho chúng sanh. Tuyệt đối không được tùy tiện tự ý hành động. Cả đến niệm tưởng rất vi tế trong nội tâm cũng phải diệt trừ cho sạch hết. Vì thế nên Đức Phật đặc biệtBồ Tát chế lập bốn mươi tám giới khinh này. 
Bồ Tát nếu giữ gìn giới khinh này được hoàn toàn thanh tịnh, chẳng những làm rạng rỡ cho đạo pháp xuất thế của Bồ Tát, mà còn giúp sự tăng trưởng của Tam Tụ Tịnh Giới của Bồ Tát, cho nên đối với bốn mươi tám giới này, Bồ Tát tuyệt đối không được xem thường
Sở dĩ gọi là khinh giới, trọng giới, giải thích theo danh từ: 
- Khinh là nhẹ. 
- Trọng là nặng. 
Trong kinh Thiện Giới và Địa Trì đều gọi là giới khinh là Đột Kiết La. 


Đột Kiết La là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Ác Tác Ý, việc làm không hợp với đạo lý gọi là Ác Tác. Theo luật Tứ Phần thì Đột Kiết La chỉ về hai nghiệp thân và khẩu. Việc làm của thân nghiệp không hợp với đạo lý thì gọi là Ác Tác. Việc làm của khẩu nghiệp không hợp đạo lý thì gọi là Ác Thuyết. 
Trong kinh Thiện Sanh lại gọi Đột Kiết La là tội Thất Ý, tức là tội ác do trái với bổn tâm, quên mất chánh niệm mà làm ra thành tội. 
Tội khinh cấu có thể phân làm 3 loại: 
1. Tùng sanh khinh cấu: tội này từ nơi giới trọng mà phát sanh nên gọi là “tùng sanh”, nghĩa là khi thực hành mười giới trọng chưa thành tựu viên mãn, lại phát sanh tội phương tiện trước khi làm, nên gọi là “tùng sanh” hay khinh cấu. 
2. Độc đầu khinh cấu: tội này không phải từ các giới trọng phát sanh, chỉ do đơn độc một mìnhsanh khởi, nên gọi là “độc đầu khinh cấu”. 
3. Căn bổn khinh cấu: tức bốn mươi tám giới khinh trong kinh này nói và chia làm ba loại khác nhau: 
- Tùng sanh khinh cấu: tức là trước khi phạn căn bổn khinh cấu, đã sanh khởi tất cả các phương tiện nên gọi là “tùng sanh khinh cấu”.
- Cố ý phạm: do phiền não nội tâm phát động mà phạm tội, gọi là “nhiễm ô phạm”, thuộc về căn bổn khinh cấu. Phạm tội trong trường hợp này phải sám hối theo tội Đột Kiết La.
- Lầm phạm: Nếu do tâm giải đãi, biếng lười hay vô kýsanh khởi thì gọi là “lầm phạm”, không phải “nhiễm ô”. Cần phải sám hối theo cách thức: Đột-kiết-la trách tâm (Sám hối tội Đột Kiết La nghĩa là hình thức đối trước một vị Bồ Tát đã xuất gia để xin sám hối những tội lỗi của mình đã gây tạo. Còn sám hối tội Đột Kiết La trách tâm là tự mình sám hối bằng cách tự trách tâm của mình, khỏi phải đối trước người khác xin sám hối). 
Giới khinh: 
- Kinh Phạm Võng có bốn mươi tám giới. 
- Kinh Du Già, kinh Trì Địa chỉ có bốn mươi ba giới. Kinh Bồ Tát Thiện Giới dù có phần tăng giảm nhưng đại thể vẫn đồng với Du Già
- Riêng kinh Ưu Bà Tắc chỉ có hai mươi tám giới v.v... 
Các bộ Bồ Tát Giới Bổn, số lượng các giới khinh nhiều, ít không nhất định. 48 giới khinh trong kinh Phạm Võng này, có giới thì các bổn đều đủ; có giới thì các bổn khác lại không có. Có những giới văn tự bất đồng, nhưng thể loại thì giống nhau. Có giới ở bổn này mang tính chất khai triển, nhưng trong bổn khác lại hợp nhất. Có giới trong bổn này nói sơ lược, nhưng trong bổn khác lại rất chi tiết v.v... Sự bất đồng này do ứng cơ mà có sự khác biệt như vậy, không nên căn cứ theo một bên mà bình luận
Thật sự mà nói, giới khinh nhiều đến vô lượng vô biên, không thể tính kể được. Các kinh đề cập đến nhiều hay ít, chẳng qua là chỉ khái lược một khía cạnh nào đó mà thôi.
Kinh Anh Lạc Bổn Nghiệp nói: “Đúng sự thật mà nói thì tám muôn bốn ngàn oai nghi đều gọi là giới khinh, chứ không nêu riêng từng điều hoặc từng giới tướng”. 
Điều cần phải biết là bốn mươi tám giới khinh trong kinh này, kinh Pháp Tạng Giới Bổn Sớ, quyển bốn, thuyết minh như sau: “Có giới cố nhiên thuộc về giới khinh, có giới nội dung bao gồm cả hai tính chất khinh lẫn trọng. Tính ra có hơn sáu điều”. Việc này phần sau sẽ giảng giải rõ ràng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 55797)
29/06/2010(Xem: 50699)
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh / - Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng / - Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh - Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.