KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh
Chương
III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(chánh thức thuyết giảng giới tướng)
B. BIỆT
THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)
B.2.2. BIỆT
THUYẾT KHINH GIỚI
(riêng giảng các giới khinh)
B.2.2.12. PHẢN MẠI GIỚI (giới mua bán)
Kinh
văn:
1. Phiên
âm:
Từ câu “nhược
Phật tử cố phản mại lương nhân...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”.
2. Dịch
nghĩa:
Nếu là Phật tử
thì không được cố ý bán người lành, tôi trai, tớ gái, lục súc, buôn bán quan
tài, ván cây, đồ đựng thây chết. Tự mình còn không được phép buôn bán các thứ
ấy, huống chi lại bảo người. Nếu cố tự buôn bán hay bảo người buôn bán các thứ
ấy, Phật tử này phạm khinh cấu tội.
Lời
giảng:
Vì cầu lợi
dưỡng mà đảm nhiệm chức vụ làm thông sứ giữa hai nước là việc mà người Phật tử
không nên làm. Vì mong cầu tài lợi ở thế tục, mà hành nghiệp mua bán cũng là
việc người Phật tử không nên làm.
Mua bán là hình
thức đem vốn cầu lời, theo thế thường thì không có gì là không được. Vấn đề là
ở chỗ cần xem bạn mua bán vật gì? Nếu sự mua bán gây tổn hại cho những loài hữu
tình khác, thì chẳng những Bồ Tát xuất gia không nên làm, mà Bồ Tát tại gia
cũng không nên làm.
Như việc mua bán
nhân khẩu, súc sanh v.v... vì gây tổn hại cho người, trái với tâm hạnh từ bi
nên tuyệt đối không được làm. Nếu việc mua bán không tổn hại cho hữu tình, đối
với hàng Bồ Tát xuất gia dĩ nhiên không được làm, nhưng hàng Bồ Tát tại gia có
thể làm. Chẳng hạn như mua bán hàng lụa và các nhu yếu phẩm thường dùng hằng
ngày v.v... Vì việc làm này không tổn hại cho người khác, chỉ vì cần phải mưu
cầu cho việc sinh sống, nên Bồ Tát tại gia không ở trong vòng hạn chế của giới
này.
Kinh Ưu Bà Tắc
có dạy rất rõ như sau: “Phật tử tại gia tu học Phật pháp, nếu sinh sống với
nghề mua bán, khi được số lợi nhuận nên phân làm bốn phần: một phần hiếu dưỡng
cha mẹ cùng nuôi sống gia đình, một phần cúng dường Tam Bảo và làm việc từ
thiện trong xã hội, một phần làm vốn liếng để mua bán. Một phần để dành đề
phòng khi hữu sự có việc cần dùng”.
Sở dĩ Bồ Tát
xuất gia không được sinh sống bằng nghề mua bán vì đấy là lối sống tà mạng, rất
dễ bị sự phê bình, chê bai của nhân sĩ trong xã hội. Vì người xuất gia đã xa
lìa gia đình và vất bỏ tài lợi ở thế gian mà còn mua bán thì cần chi phải xuất
gia?
Sự phê bình chê
bai này chúng ta thường ngh đến, cho nên Đức Phật đặc biệt chế định giới điều
này. Trong kinh Di Giáo, Đức Phật dạy: “Người nghiêm trì tịnh giới không được
mua bán, đổi chác, không được tạo nhà cửa, làm ruộng, làm vườn, không được nuôi
tôi trai tớ gái và súc sanh. Tất cả việc trồng tỉa và các thứ của báu đều phải
tránh xa như tránh hố lửa”.
Hầm lửa là nơi
rất nguy hiểm, làm táng thân mất mạng, nên mọi người đều biết và tránh xa. Còn
buôn bán, đổi chác cùng nuôi tôi trai, tớ gái v.v... Sự nguy hiểm cũng như hầm
lửa không khác. Nhưng người đời ít ai biết được để tránh xa. Vì thế Đức Phật
muốn Phật tử chúng ta, đối với việc mua bán, đổi chác v.v... phải lánh xa cũng
như tránh hầm lửa, không được thân cận và làm những việc ấy.
Nên biết rằng:
buôn bán, đổi chác... đều vì mong cầu tài lợi thế tục mà kinh doanh tìm cầu,
không khác gì đã ở trong hầm lửa mà lại thêm củi, khiến cho mình bị lửa nghiệp
thiêu đốt, không cách nào thoát ly ra được. Như thế, không phải tự mình tìm lấy
sự phiền phức cho chính mình và tăng gia sự thống khổ cho chính mình hay
sao?
Vì mua bán là
việc làm tội ác, nên trong Tát Bà Đa Luận đề cập đến vấn đề này một cách thật
nghiêm trọng: “Trên thế gian này, thà làm người đồ tể giết heo dê, không nên làm
người mua bán để sinh sống”.
Tại sao vậy? Vì
người đồ tể kia chẳng qua chỉ sát hại sinh mạng loài vật, hoàn toàn không có
hành vi gì đem lại sự bất lợi cho những chúng sanh khác. Nhưng thường một người
buôn bán để sinh sống thì đến nơi nào cũng dối gạt, gây sự thiệt hại cho người.
Tức là vì việc mua bán cần thâu tiền lời nhiều, nên phải dối gạt mọi người, bất
luận hiền ngu, già trẻ, lớn nhỏ... Khi chúng ta đi mua sắm vật dụng, người bán
hàng thường nói rằng: “Tôi chỉ bán vốn cho bạn, không lấy tiền lời”.
Nhưng ta thử
nghĩ, nếu quả thực bán theo giá vốn thì người mua bán cần gì phải chịu cay
đắng, cực nhọc ngày đêm? Hơn nữa, mọi người trong gia đình họ nương vào đâu để
sinh sống. Như vậy, chúng ta thấy rằng những lời của kẻ mua bán thường giả dối,
lừa gạt người, chúng ta không nên tin.
Ngày xưa, các
thương nhân Trung Hoa có câu châm ngôn: “Đồng tẩu vô khi” (ý nói: sự mua bán
đối với tất cả mọi người, già cũng như trẻ đều nên thành thật, không được giả
dối). Thật ra không phải hoàn toàn không có sự thành thật, nhưng đó chỉ là một
thiểu số rất ít.
Tát Bà Đa Luận
nói: “Người mua bán để sinh sống thường ôm ấp tâm niệm bất lương. Chẳng hạn khi
mua bán gạo, trong tâm chắc chắn mong việc mất mùa, đói kém để số gạo tồn trữ
có thể bán được với giá rất cao, hầu thu được số lời rất lớn”.
Hoặc nếu mua bán
những mặt hàng nhu yếu phẩm thì hằng ngày trong tâm lại mong ước các mặt hàng
ấy những nơi khác đừng mang đến thêm, hoặc mong các nơi phát sanh loạn lạc,
giặc giã, để giao thông bị bế tắc. Nhờ vậy, các nhu yếu phẩm mà họ đang tích
trữ sẽ bán ra được với giá rất cao và họ sẽ thâu được những khoản tiền lời rất
lớn. Hoặc phát hiện món hàng nào trên thị trường khan hiếm, họ sẽ cố tồn trữ
thật nhiều để bán ra với giá thật cao. Hoặc tiền tệ các nơi bành trướng để họ có
thể tự động nâng cao vật giá v.v... khiến cho người tiêu thụ bị tổn thất. Tình
trạng này luôn xuất hiện ở mọi nơi và mọi thời điểm, vì những người mua bán đa
số đều dùng những thủ đoạn như vậy.
Việc mua bán này
nảy sinh những tâm lý không tốt như thế, nên không phải là những hành động của
người Phật tử tu học Phật pháp nên có.
Nếu mua bán
chánh đáng, hợp pháp thì hàng Phật tử tại gia, dù không tuyệt đối cấm ngăn,
nhưng cần phải mua bán trong tinh thần đạo đức, không được mong cầu số lời cho
nhiều, thiếu hợp lý, không được dối gạt người tiêu dùng, không được mua bán
những hàng giả mà nói là hàng thật. Lúc nào cũng phải thật thà, hợp đạo đức,
thì mới không trái phạm với giới điều này.
Cho nên trong
Nhiếp Luật Nghi nói: “Nếu Phật tử mua bán mà không nói thật giá, hoặc giả dối
lạm dụng cân, đấu để dối gạt người, thì phạm tội vọng ngữ, hoặc mua bán mà lấy
tài vật của người thì phạm tội trộm cắp”.
Như vậy, người
Phật tử tại gia tu học Phật pháp làm ngề buôn bán lẽ nào lại không thành thật
hay sao?
Đức Phật từ bi
thấy rõ tội lỗi của việc buôn bán rất sâu nặng nên cả Đại Thừa và Tiểu Thừa,
Ngài đều chế định giới không được buôn bán này. Chúng ta chớ nên xem thường.
Đức Phật dạy đại
chúng rằng: “Nếu làm một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, nếu cố ý buôn bán người
lương thiện, tớ trai, tớ gái, hay lục súc, buôn bán quan tài, ván cây và đồ
đựng thây chết, những việc ấy tuyệt đối không được làm”.
Lương nhân là
những người hiền lành, người tốt. Nếu nói về nữ giới thì là con gái của những
gia đình tử tế, lương thiện. Nếu bạn dụ dỗ bất cứ người nào của gia đình người
khác, lừa gạt những trai gái trẻ tuổi dắt đi, khiến cho quyến thuộc của người
phải đau khổ vì ly biệt.
Trong lúc gia
đình người đang đoàn tụ, chỉ vì bạn lừa gạt, dụ dỗ con họ để dắt đem đi bán,
khiến những trẻ thơ ấy mất hẳn sự đùm bọc, thương yêu của cha mẹ, còn cha mẹ
chúng lại bị mất con, xa con. Cả cha mẹ lẫn con cái đều chịu sự vô cùng thống
khổ. Như thế, việc mua bán người lương thiện này có phải là tội ác hay
không?
Lại nữa, nếu
trường hợp bạn bán những trẻ ấy cho người thiếu nhân từ, thì chúng phải làm tôi
mọi, bị sai khiến cực khổ, làm việc suốt ngày đêm, đôi khi bị đánh đập, chửi
mắng khổ sở v.v... Như vậy việc mua bán này có đúng hay không? Trên thế gian
này, ai là người không có cha mẹ? Ai là người không có con cái? Ai lại muốn gia
đình phân tán? Đừng cho rằng trên đời này không có chuyện mua bán con
người.
Như ở
Việt Nam
thời gian gần đây (lúc
Pháp Sư giảng kinh), tại Chợ Lớn
liên tiếp xảy ra việc
bắt trẻ em đi bán gây cảnh “phong thinh hạc lệ” náo động suốt một
thời gian
(“Phong thinh hạc lệ” là
tiếng gió thổi, tiếng hạc kêu. Khi mình có điều nghi
trong lòng thì nghe gì cũng sợ.
Ví như khi đánh thua trận, nghe gió thổi, hạc
kêu mà ngỡ rằng quân giặc đuổi theo). Nhà nào có con nít đều bận tâm lo sợ.
Điều này không phải là
truyền thuyết trong
nhân gian mà có sự chứng thực của
chánh quyền
lúc ấy, vì có bắt được nhiều
phụ nữ có dính dấp đến việc
dụ dỗ và
bắt cóc trẻ thơ.
Sự kiện dụ dỗ bắt cóc trẻ em đem bán là một
hành vi tội ác rất
lớn, nên lúc bấy giờ, có một
phụ nữ bị phát hiện về tội này và đã bị dân chúng
đánh chết, và không một ai
biểu lộ sự
thương tiếc.
Trái lại quần chúng còn
thóa
mạ.
Chúng ta thử
tưởng tâm của người làm
cha mẹ trong trời đất, ai lại không thương con? Việc
bắt trẻ thơ đem bán là một hành động tàn nhẫn
vô cùng.
Đức Phật biết rõ đây là
một
tội ác rất nặng, mọi lúc,
mọi nơi đều có thể xảy ra, cho nên Ngài
quy định
không được
mua bán lương nhân một cách
tuyệt đối và
nghiêm khắc, để
tránh khỏi
sự
phạm tội khinh cấu.
Trên
thế gian
hiện thực này, không có một
sự kiện nào, dù lạ lùng mà không có thể xảy ra. Như
việc
mua bán người
lương thiện là một việc có thực, đã thuật bên trên.
Ngoài
ra, còn có những việc đáng buồn hơn nữa. Chẳng hạn việc buôn bán
phụ nữ để làm
những việc không
chính đáng. Điều này từ xưa đã có, nhưng hiện nay lại càng
nhiều hơn.
Thời gian gần đây trên
báo chí có đăng tải một tổ chức quốc tế tại
Đông Nam Á đưa các
thiếu nữ đi mãi dâm, nguồn tin trên đã gây
chấn động nhiều
nước.
Tập đoàn buôn
bán quốc tế này chiêu mộ các
thiếu nữ ở khu vực Đông Nam Á, bảo rằng sẽ đưa các
cô này đến các nơi và
giới thiệu các cô vào làm trong các ngành hay các cơ sở
kinh doanh. Lại hứa hẹn các cô sẽ được đối xử tử tế, nhưng khi đến nơi, các
thiếu nữ này bị
bức hiếp ép buộc làm vũ nữ hay
chiêu đãi viên ở các tụ điểm
vui
chơi trụy lạc, thậm chí còn
ép buộc các cô phải
hành nghề mại dâm v.v... Những
việc làm ấy thật
dã man và
tội ác ấy
dĩ nhiên là rất lớn.
Buôn bán tôi
trai, tớ gái cũng là buôn bán
con người, biến những thanh niên
trở thành kẻ
nô
lệ, các
phụ nữ trở thành đầy tớ cho người
sai khiến. Cuộc sống của họ không
bằng thân trâu ngựa,
vĩnh viễn ngậm hờn nuốt tủi trong cảnh
tối tăm, không biết
bao giờ có thể vươn lên được
đời sống của một
con người đúng nghĩa.
Điều này thường
xảy ra trong
xã hội xưa, lúc chế độ
mua bán nô lệ còn
thịnh hành. Ngày nay, mặc
dù việc
mua bán nô lệ không còn nữa, nhưng sự buôn bán người để làm công nô,
nông nô không phải là
tuyệt đối không có.
Bồ Tát phải lấy
tâm từ tế làm
bản hoài, lấy tâm
lợi tha làm làm chánh vụ. Điều
duy nhất là làm
sao cho người lìa khổ được vui, không nên tăng gia thêm sự
đau khổ cho
mọi
người. Nếu vì mong cầu sự
lợi ích cho mình mà buôn bán tôi trai, tớ gái để sinh
sống, là một việc
tuyệt đối không được.
“Buôn bán lục
súc”
bao gồm sáu thứ
gia súc: heo, ngựa, bò, dê, gà, chó, nhưng ở đây “lục súc”
chỉ tổng quát tất cả
súc sanh, tức bất cứ loài
động vật nào, hoặc là bay trong
hư không, hay đi trên
đất liền hoặc bơi lội
dưới nước.
Là một vị
Bồ
Tát, không được buôn bán sinh mạng
súc sanh bằng những
hình thức mua rẻ, bán
đắt. Vì khi bạn mua sinh mạng sống của
súc vật, đem bán lại cho kẻ khác, chính
là tạo
điều kiện cho người giết hại chúng, khiến chúng phải lâm vào thảm cảnh
bị cắt cổ, nhổ lông, lột da v.v... trong nước sôi hay trên lửa nóng.
Vì thế,
Bồ Tát
xuất gia lẫn
tại gia không được buôn bán sinh mạng
lục súc để khỏi
phạm tội
khinh cấu.
Riêng những
Phật
tử tại gia nuôi trâu bò... để cày bừa, không phải để
mua bán thì không
phạm
giới này. Nhưng phải nuôi chúng tử tế
cho đến khi già chết, không được chỉ nuôi
chúng lúc còn
mạnh khỏe để bắt làm việc, đến lúc chúng già yếu, đau bệnh thì
đem bán. Nếu bán tức phải
phạm tội.
Hai chữ “thị
dịch” trong kinh văn chỉ việc
mua bán, đổi chác nơi chợ búa, trên thị trường.
Bồ Tát tại gia không phải
hoàn toàn không được buôn bán. Còn buôn bán quan tài,
ván cây, đồ đựng thây chết thuộc về
phạm vi Đức Phật cấm chế không
cho
phép.
Quan tài khác
với ván cây như thế nào?
Quan tài do dùng
ván cây để đóng thành. Ván cây là thứ ván chưa làm thành quan tài, cho nên cũng
có thể nói: quan tài chính là ván cây, ván cây tức là quan tài.
“Đồ đựng thây
chết” tức là hòm, rương,
quan quách, xe chở các
tử thi, hay hộp, bình, lu, hũ
v.v... bằng sành đựng xương
tử thi. Tại sao Phật không cho
mua bán các thứ
này?
Vì đó là
việc
làm của những người
chiên đà la, không phải là việc nên làm của hàng
Phật tử.
Vả lại trong
Phật giáo, đối với người chết chỉ dùng ba cách
mai táng là:
hỏa
táng,
thủy táng, và thi
lâm táng, không cho dùng đồ để đựng thây chết, huống
chi là cho buôn bán làm việc
phi pháp.
Việc buôn bán là
đem vốn cầu lời, tại sao cho là phi pháp?
Chú ý là buôn
bán quan tài, ván cây cũng vì mong cầu sự sống được đầy đủ,
dồi dào nên trong
thâm tâm dù không
lưu ý vẫn sanh
ác niệm mong cho có nhiều người chết. Vì số
người chết càng nhiều thì việc buôn bán càng đắt, và cuộc sống của bạn càng
thêm
sung túc.
Như những lúc
bệnh dịch hoành hoành thì việc buôn bán quan tài ở các trại hòm được
thịnh
vượng.
Trường hợp nếu
biện pháp vệ sinh và
phương tiện thuốc men đầy đủ chu
đáo,
trải qua thời gian rất lâu không có người chết thì trại hòm sẽ ế ẩm, lạnh
tanh. Vì thế, người buôn bán quan tài muốn có nhiều người chết để trại hòm của
họ được buôn bán chạy. Thử hỏi
tâm lý đó có phải là
tâm niệm của một vị
Bồ Tát
hay không? Nếu làm việc buôn bán như thế, nói một cách
nghiêm trọng một chút,
thì đồng với tội
trộm cắp và
sát sanh. Vì thế,
Đức Phật cấm chế Tăng cũng như
Tục, không được sinh sống bằng nghề buôn bán quan tài.
Một
hành giả Bồ
Tát chân chánh, điều
duy nhất là đem tài, pháp,
bố thí cho tất cả
chúng sanh,
sao lại ôm ấp
tâm niệm tham cầu trong tâm và bên ngoài làm việc phi pháp? Như
thế là mưu sống một cách hèn hạ và là một việc
hết sức tổn hại,
tạp nhiễm,
không còn việc nào tệ hại hơn. Vì thế nên phải
nghiêm cấm việc
mua bán quan
tài.
Chẳng những tự
mình không nên làm, cũng không được bảo người khác làm, cho nên kinh văn dạy
tiếp: “Còn không được tự mình buôn bán các thứ ấy, huống là bảo người làm”. Câu
này
rõ ràng dạy
chúng ta không được chính mình hay bảo người khác làm. Vì bổn
phận của
Bồ Tát đối với hai hạnh
tự lợi,
lợi tha, luôn phải lấy hạnh
lợi tha
làm
điều kiện tiên quyết, cho nên kinh văn nêu “tự mình” để
đối chiếu với
“người”.
Bảo người khác
làm là thế nào? Là bảo người khác hoặc thay mình làm việc buôn bán quan tài,
tức là thuê người ấy làm việc buôn bán, hoặc xúi người làm việc buôn bán tức là
đứng ra làm chủ trại hòm.
Dù tự mình hay
bảo người khác làm đều mang tội, cho nên
cuối cùng kinh văn
kết thúc: “Nếu cố
tự buôn bán hay bảo người buôn bán các thứ ấy,
Phật tử này phạm khinh cấu
tội”.
Ở đây, có một
điều
chúng ta cần phải biết: tội nặng nhất là buôn bán
lương nhân, kế đó là bán
tớ trai, tớ gái,
tội nhẹ hơn là buôn bán
lục súc cùng tất cả
động vật. Đó là
căn cứ vào sinh mạng của
chúng sanh mà nói.
Còn
căn cứ vào
tâm niệm muốn
cầu tài lợi cho nhiều, nên đem người và vật bán cho kẻ ác, khiến
chúng sanh bị
thống khổ cùng cực, tội này nặng
vô cùng.
Sở dĩ ở đây nói tội
buôn bán
lục súc là nhẹ vì
căn cứ vào động cơ thúc đẩy sự
mua bán mà nói. Cho
nên tuy đều là sự
mua bán, nhưng
phạm tội có khinh, có
trọng không đồng, không
nên một mực mà luận.
Như trên đã nói,
vì mong
cầu tài lợi mà
mua bán là việc không được làm. Nhưng nếu mua
các loại
tôm, cá, chim v.v... để
phóng sanh thì chẳng những không
phạm giới này mà lại
còn có
công đức rất lớn. Hoặc mua quan tài, ván cây v.v... tích trữ để
bố thí
cho người bần khổ trong khi chết, không có
phương tiện chôn cất, cũng không
phạm tội, lại có
công đức rất lớn.
Theo các kinh
luật
Tiểu Thừa, vì muốn
kiến lập ngôi
Tam Bảo để
chuyên tâm tu trì, có thể khai
giới
cho phép xuất gia được nuôi người lành, tôi trai, tớ gái, hoặc bò, trâu
v.v... để
sử dụng, nhưng
hoàn toàn không được
mua bán. Nhưng điều này cũng chỉ
khai mở cho
ngũ chúng xuất gia,
ngoài ra mọi
trường hợp khác đều không được
phép. Còn nếu như
vì lợi ích cho
chúng sanh gặp
trường hợp đó, cứ mua, cứ
bán
tự nhiên, không thành
vấn đề.